CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN
Khu công nghiệp
TP
Thành phố
DN
Doanh nghiệp
KD
Kinh doanh
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá
BQL
Ban quản lý
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 1: Diện tích nhà ở trung bình cho một công nhân…….…..……………….21
Biểu đồ 1: Phân bố các KCN theo vùng năm 2006……………………………....16
Biểu đồ 2: Tỷ lệ công nhân ở nhà do doanh nghiệp xây dựng năm 2006………...18
Biểu đồ 3: Tỷ lệ công nhân ở nhà do dân xây dựng năm 2006…………………...19
Biểu đồ 4: Tỷ lệ công nhân ở nhà do công
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp về giải quyết vất đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty KD nhà và các tổ chức xây …….…20
Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân sử dụng các nguồn nước khác nhau năm 2006……....22
Biểu đồ 6: Tỷ lệ công nhân sử dụng điện tại các tỉnh, thành phố năm 2006……...22
Biểu đồ 7: Diện tích nhà ở cho một công nhân tại các tỉnh, thành phố……….…..24
Biểu đồ 8: Điều kiện điện, nước và xử lý nước thải của nhà ở cho công nhân…...24
Biểu đồ 9: Giá tiền thuê nhà trung bình tại một số tỉnh, thành phố…………….…27
Biểu đồ 10: Tỷ lệ phân bố nhà ở cho công nhân trong và ngoài KCN……………28
Biểu đồ 11: Tỷ lệ công nhân có tham gia các hoạt động văn hoá………………...32
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Nhà ở cho công nhân trong các KCN là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, đem lại lợi ích trước mắt cho địa phương và lợi ích lâu dài cho đất nước.
1. TÍNH CẤP THIẾT.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có sự chuyển dịch kinh tế sang các lĩnh vực công nghiệp, dich vụ dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt của các khu công nghiệp, khu đô thị ở nhiều địa phương trên cả nước. Sự dư thừa lao động trong nông nghiệp, chênh lệch thu nhập lớn giữa thành thị và nông thôn là hai trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những dòng người di cư ồ ạt đến làm việc tại các khu công nghiệp. Những đối tượng này cần được đảm bảo về đời sống vật chất, tinh thần để có thể làm việc hiệu quả, nâng cao tay nghề trình độ, dần dần đáp ứng được những yêu cầu về tác phong công nghiệp trong xu hướng hội nhập ngày nay.
Nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh làm việc trong các KCN có ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân người lao động, kết quả phát triển sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất cũng như lợi ích của địa phương trước mắt và lâu dài, mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt ở địa phương có các KCN sản xuất; các doanh nghiệp sản xuất; các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan vẫn chưa nhận thức đầy đủ, thực hiện tốt vai trò của mình và chưa có những quan tâm kịp thời, đúng mức đến vấn đề bức xúc này.
Thực tế, hàng trăm nghìn người trong số họ đang gặp phải những khó khăn về nhà ở, một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Theo các số liệu báo cáo điều tra, chỉ có 2% công nhân các KCN được ở trong các ngôi nhà do các doanh nghiệp xây dựng. Nhà do các công ty kinh doanh nhà ở và các tổ chức khác có đóng góp một phần rất nhỏ, khoảng 3-4% nhu cầu ở của người lao động. Số còn lại phải đi ở nhờ, ở thuê, trong đó phần lớn là ở trọ trong các khu nhà do tư nhân tự xây dựng lên cho thuê. Những khu nhà này được xây dựng lên rất tạm bợ, phân bố không theo trật tự, không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất về điện, nước, môi trường, điều kiện sinh hoạt văn hoá tinh thần…Bên cạnh đó, giá nhà cho thuê rất cao, chiếm 10-15% thu nhập của người lao động ngoại tỉnh.
Chính vì vậy, nhìn nhận thực trạng, những tồn tại xung quanh và giải quyết nhà ở cho các đối tượng này là một vấn đề rất lớn và cấp thiết cần được đánh giá một cách đúng mức, đầy đủ và từ đó đề ra các chính sách đồng bộ cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức để giải quyết.
2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu
Nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng của vấn đề nhà ở cho những người thu nhập thấp. Nhà ở là một bộ phận to lớn trong những tài sản của quốc gia, hơn nữa nó còn là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Nhà ở có một vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung vào nhà ở cho một bộ phận của giai cấp công nhân, công nhân khu công nghiệp. Trong đó chủ yếu tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản của nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, thực trạng vẫn đề này ở nước ta hiện nay và giải pháp khắc phục những tồn tại, phương hướng trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về nhà ở cho công nhân các KCN tập trung vào giải quyết các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Hệ thống và khái quát hoá những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học về nhà ở cho công nhân KCN.
- Phân tích thực trạng để làm sáng tỏ những vấn đề bất cập, nguyên nhân gây ra những bất cập của nhà ở cho công nhân KCN.
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các KCN và cải thiện đời sống cho công nhân KCN.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đặc biệt là phương pháp khảo cứu tài liệu để kế thừa, khai thác các thông tin tư liệu sẵn có, tổng hợp rút ra những kết luận nghiên cứu mới. Bên cạnh đó, sử dụng duy vật biện chứng làm nền tảng nghiên cứu, kết hợp chặt chẽ phương pháp phân tích, tổng hợp và xem xét cụ thể thực trạng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở nước ta. Ngoài ra, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho những người thu nhập thấp, đặc biệt công nhân khu công nghiệp. Từ đó, đề xuất giải pháp chung và riêng để giải quyết vấn đề hiện tại và trong thời gian tới.
3. ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò quan trọng của nhà ở đối với công nhân KCN; phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp gồm sự phát triển kinh tế, chính sách của nhà nước, quy hoạch, quá trình đô thị hoá và vấn đề dân số. Nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân . Đồng thời, nghiên cứu thực tế việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân của các nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện nước ta.
Đề tài đi sâu vào phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh tại các KCN, chỉ ra những bất cập đang đặt ra đối với vấn đề lo “an cư” cho công nhân và những nguyên nhân chủ yếu, có đóng góp trong việc đưa ra những giải pháp phù hợp trong giai đoạn trước mắt và lâu dài để giải quyết vấn đề này.
Đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, tăng khả năng thanh toán của công nhân, một số chính sách khác nhưng trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhóm giải pháp về giảm giá nhà ở cho công nhân thuê hoặc mua.
Đề tài có tác dụng làm tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp nghiên cứu cho các sinh viên, đặc biệt những sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
4. KẾT CẤU.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được trình bày ở 3 chương sau:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Chương II: Thực trạng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở Việt Nam.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP
1. Vai trò của nhà ở đối với công nhân các KCN.
. Vai trò của nhà ở nói chung.
Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống con người. Ph.Angghen đã nhấn mạnh: “Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…” Trang web: www.tapchicongsan.org.vn
Nhà ở có một tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân, gia đình.
Do đặc điểm địa hình của nước ta là đồng bằng dẫn đến dân cư sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng trọt. Nghề trồng trọt bắt buộc người dân phải sống định cư, chăm bón cho cây lớn lên, ra hoa kết trái rồi thu hoạch. Do lối sống trồng trọt như vậy nên họ phải làm nhà, phải ổn định cuộc sống đảm bảo cho sản xuất. Dần dần, dẫn đến sự hình thành và phát triển của cộng đồng với quy mô nhỏ và tổ chức đơn giản là làng, xã, thôn, xóm. Tất cả các hình thức cộng đồng trên đều gắn liền với sự phát triển của nhà ở. Ngoài ra, nhà ở không chỉ là nơi để con người định cư để trồng trọt, sản xuất, ngôi nhà – là cái tổ ấm để giúp con người đối phó với nóng lạnh, nắng mưa … – là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo có một cuộc sống định cư ổn định cả về mặt vật chất và tinh thần.
Nhà ở là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mức sống của dân cư mỗi dân tộc.
Thực tế, khi nhìn vào các ngôi nhà có thể nhận biết được phần nào những phong tục, tập quán, lối sống, văn hoá của người đang sống trong ngôi nhà đó và cộng đồng xung quanh. Một mô hình nhà phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn đó là nhà sàn. Những vùng nào là miền sông nước hay ngập lụt như tỉnh Đồng Tháp hay là miền núi như các tỉnh miền núi phía Bắc, nhà sàn là rất thích hợp. Một điển hình khác của ngôi nhà Việt Nam là tuân theo nguyên tắc coi trọng số lẻ. Bước vào cổng là cổng tam quan, bước lên bậc là bậc tam cấp.
Nhà ở còn thể hiện mức sống của dân cư mỗi vùng, mỗi quốc gia. So sánh bề ngoài của những ngôi nhà và những tiện nghi bên trong của chúng sẽ phản ánh phần nào mức sống của người dân những khu vực khác nhau. Những ngôi nhà ở nông thôn mặc dù đã khang trang hơn trước, từ quạt nan đã thay bằng quạt điện nhưng vẫn còn rất nghèo nàn so với những toà nhà nơi đô thị. Ở đô thị, những khu chung cư hay nhà chia lô đang trở thành một kiểu cách mới, được ưa chuộng khi nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao nhưng diện tích đất thì lại có hạn.
Nhà ở còn được coi là một trong những tiêu chuẩn để thể hiện trình độ phát triển về mặt khoa học kỹ thuật. Những nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, họ áp dụng vào xây dựng nhà ở dân dụng từ việc thiết kế, xây dựng cho đến các tiện nghi lắp đặt trong nhà. Những ngôi nhà hiện nay, có thể mang phong cách hiện đại hoặc truyền thống đều phô bày sự sáng tạo và sự tiện lợi nhất.
Vì vậy, nhà ở là một lĩnh vực hết sức quan trọng và cũng rất phức tạp. Nó có liên quan đến nhiều lĩnh vực như kiến trúc – quy hoạch, vệ sinh môi trường, dân số, y tế, văn hoá, giáo dục.
1.2 . Vai trò của nhà ở đối với công nhân KCN.
Nhà ở cho công nhân trong các KCN là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, đem lại lợi ích trước mắt cho địa phương và lợi ích lâu dài cho đất nước. Vai trò của nhà ở được thể hiện cụ thể như sau:
Nhà ở có vai trò quan trọng đặc biệt đối với công nhân các KCN.
Xây dựng và phát triển các KCN luôn có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động rất lớn. Lực lượng lao động tại các địa phương có các KCN thường chỉ đáp ứng được trên 1/3 nhu cầu, còn lại là lao động từ những vùng, địa phương khác đến. Một số lượng lao động lớn từ ngoại tỉnh đến các vùng này làm việc tập trung tại các KCN trong điều kiện là tách biệt với gia đình của họ.
Nhà ở đối với người công nhân lao động ở các tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có vai trò rất quan trọng như để thúc đẩy sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng, do phần lớn những công nhân trong các KCN, họ sống xa gia đình nên ngoài những vai trò trên, nhà ở đặc biệt quan trọng hơn trong việc đảm bảo một cuộc sống cân bằng, ổn định khi sống trong gia đình quen thuộc.
Hướng phát triển các KCN ở nước ta là phát triển KCN áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sản xuất các mặt hàng cho xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế (lắp ráp điện tử, may mặc, giày da…). Kết hợp hướng phát triển các KCN đó với những đặc điểm riêng của nó dẫn đến các KCN thu hút công nhân lao động với quy mô rất lớn và ngày càng tăng nhanh. Việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho một lượng lớn lao động là một vấn đề khó khăn.
Tạo động lực để thúc đẩy sức lao động của người công nhân KCN.
Động lực về vật chất. Trước hết, nhà ở là nơi giúp công nhân tái sản xuất một phần sức lao động của mình. Phải có nhà thì công nhân mới có thể nghỉ ngơi với môi trường thoải mái trong lành hơn sau khi làm việc trong công xưởng với các thiết bị, máy móc, các chất độc hại. Vì do đặc thù nghề nghiệp nên phần lớn công nhân phải làm việc theo ca kíp, để đảm bảo hiệu suất tối đa của máy móc, thiết bị, cũng như yêu cầu đòi hỏi của các chủ hợp đồng.
Động lực về tinh thần. Ngoài việc đem lại những đảm bảo đời sống vật chất cho công nhân thì nhà ở còn giúp đem lại những lợi ích lớn về mặt tinh thần. Đó là giúp cho công nhân giảm nỗi lo về an ninh trật tự khi sống trong những khu nhà ở dành cho công nhân được quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, tại nơi ở có các điều kiện tiếp xúc với phương tiện nghe, nhìn, sách, báo và các khu giải trí vui chơi công cộng làm phong phú đời sống tinh thần của công nhân.
Vì vậy, nhà ở là một nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sức lao động của công nhân. Cần được các doanh nghiệp quan tâm.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các KCN.
Công nhân sẽ yên tâm sản xuất lao động. Khi “an cư” thì công nhân không những sẽ yên tâm sản xuất, mà có điều kiện để được đào tạo tốt góp phần nâng cao chất lượng lao động. Một khi công nhân không phải lo lắng về nơi ăn chốn ở của mình thì họ có thể dành thêm thời gian cho việc học tập thêm kinh nghiệm, tham gia vào các khoá đào tạo, nâng cao tay nghề do doanh nghiệp hay các đơn vị khác tổ chức. Vì vậy, tạo cho người lao động một chỗ ở tốt, một cuộc sống ổn định, sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ, lâu dài của doanh nghiệp.
Công nhân sẽ gắn bó với doanh nghiệp. Đó cũng chính là một trong những nguyện vọng của công nhân vì họ muốn có một công việc, một cuộc sống ổn định. Doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm thay vì tốn thời gian và kinh phí đào tạo lại khi phải luân chuyển công nhân. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đúng mức đến nhà ở cho công nhân, thì với sự cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, nhất là khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, họ sẽ mất đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi của mình, một khi các doanh nghiệp khác quan tâm tới đời sống của người lao động tốt hơn.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở cho công nhân KCN.
2.1. Sự phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Các nội dung của phát triển kinh tế đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề về nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân các KCN.
Trước hết, nói đến sự phát triển kinh tế thì phải xét đến một yếu tố cơ bản đó là tăng trưởng kinh tế. Hàng năm, tăng trưởng kinh tế được thống kê và thể hiện qua sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Thu nhập tăng lên, ảnh hưởng đến tiêu dùng do có sự gia tăng nhu cầu về nâng cao mức sống vật chất. Khi nhu cầu về tiêu dùng cho những vật phẩm thiết yếu đã được đảm bảo thì một phần thu nhập sẽ được dùng để giải quyết nhu cầu nhà ở. Do vậy, khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về nhà ở của cả mọi người dân cũng như của tầng lớp công nhân lao động các KCN đều tăng.
Thứ hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng của công nghiệp ngày càng tăng lên và chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP. Công nghiệp tăng trưởng kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các KCN dẫn đến sự gia tăng về lực lượng công nhân và tất yếu nhu cầu về nhà ở cho lực lượng lao động này cũng gia tăng. Về cơ cấu vùng kinh tế, sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu vùng theo góc độ thành thị và nông thôn. Một xu hướng ở các nước đang phát triển là luôn có một dòng dân di cư từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số do dòng dân di cư này đồng nghĩa với sự gia tăng về nơi ăn chốn ở cho họ.
2.2. Những chính sách của chính phủ.
Các chính sách của Chính phủ là một nhân tố rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của công nhân các KCN. Các chính sách khuyến khích phát triển theo ngành, lãnh thổ kéo theo sự xuất hiện thêm nhiều KCN mới và sự tăng quy mô các KCN trước. Tăng quy mô sản xuất đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu lao động. Ngược lại, những vùng, khu vực chưa được sự quan tâm nhiều của nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư thì sản xuất kém phát triển, dân số có thể di chuyển sang các vùng khác với nhu cầu lao động cao như các KCN. Bên cạnh đó, những chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở cho những người có thu nhập thấp… cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở cho đối tượng công nhân các KCN.
2.3. Quy hoạch phát triển và quá trình đô thị hoá.
Chính sách về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Các chính sách về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, thực chất là việc xác định mục đích sử dụng đất của từng vùng cụ thể. Một ví dụ điển hình về việc thay đổi mục đích sử dụng đất như việc chuyển mục đích sử dụng đất của một khu vực đang sản xuất nông nghiệp, nay lại quy hoạch thành KCN làm tăng nhu cầu về lao động ở đây và dẫn đến nhu cầu về nhà ở cho công nhân cũng tăng theo.
Quá trình đô thị hoá
Đô thị hoá là một quá trình tất yếu của mọi quốc gia trong phát triển kinh tế. Một đặc trưng của quá trình đô thị hoá, đó là dân số tập trung ngày càng đông về các khu vực có các hoạt động sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Do đó dẫn đến sự xuất hiện của những luồng dân di cư từ nông thôn ra đô thị. Đó là một nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở cho những người công nhân lao động tại các KCN.
2.4. Yếu tố dân số.
Dân số là nhân tố có ảnh hưởng đến mọi mặt nhu cầu của xã hội về việc làm, về ăn, ở, mặc, học hành, giải trí… theo đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở, gồm có nhà ở cho công nhân KCN.
Quy mô dân số lớn: Trước hết, đặc điểm của dân số nước ta là quy mô dân số lớn và vẫn đang gia tăng mạnh. Hai đặc điểm này bên cạnh việc tạo ra thị trường lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư…Với quy mô dân số lớn thì các KCN không những giải quyết được vấn đề thiếu lao động mà còn có thể mở rộng quy mô sản xuất với lượng lao động lớn hơn.
Tăng dân số cơ học: Một đặc điểm khác về dân số nước ta là sự phân bố không đồng đều và thực trạng này tàng ẩn một tiềm năng di cư lớn. Hướng di cư trong nhiều năm trở lại đây là từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt tập trung ở các khu công nghiệp do có sức hút lớn về lao động. Vì vậy, làm tăng thêm các nhu cầu về nơi ăn chốn ở để đảm bảo sinh sống và lao động sản xuất.
Dân số ở nông thôn vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn so với tỷ lệ này của các nước trên thể giới. Trong đó tỷ lệ dân số khu vực đô thị và xung quanh các khu đô thị còn thấp, đặc biệt là các khu vực có các KCN. Vì vậy, nhu cầu về lao động ở các KCN là rất lớn thì sẽ kéo theo những luồng dân di cư đến các khu vực này. Sự tăng dân số cơ học này một phần là do khu vực mà các KCN hoạt động và sản xuất không đáp ứng đủ lượng lao động cần thiết. Một lực lượng lao động từ những vùng khác đến đồng nghĩa với sự gia tăng nhu cầu về nơi ăn chốn ở cho họ.
Những yêu cầu về nhà ở cho công nhân KCN.
Sự quan tâm về nhà ở cho công nhân không chỉ tập trung vào việc đáp ứng đủ số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng, yêu cầu là rất cần thiết. Yêu cầu về nhà ở cho công nhân dựa trên một số yếu tố sau:
3.1. Đặc điểm và nguyện vọng của người công nhân các KCN.
- Cơ cấu lao động
Để xây dựng được các loại nhà ở phù hợp với nhu cầu của công nhân lao động, ta cần phải căn cứ vào số lượng, độ tuổi, giới tính lao động tại các KCN. Hiện nay, công nhân tại KCN trên cả nước, tập trung vào 3 vùng: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Đến tháng 4/2006, cả nước đã có 135 KCN và thu hút khoảng 1.5 triệu lao động.
Theo số liệu thống kê, lao động có độ tuổi 18-35 chiếm 90%, còn lại từ 36-50 tuổi. Số công nhân các KCN đang trong độ tuổi lao động đạt 100%, tương ứng với nhu cầu nhà ở là rất cao. Một đặc điểm của lao động là nữ (chiếm 73%), đặc biệt là chưa xây dựng gia đình, nên họ rất muốn nếu có điều kiện thì sẽ tạo lập và xây dựng một tổ ấm trong tương lại.
Vì vậy, những đặc điểm về nhà ở cho công nhân KCN phải phù hợp với những đặc điểm và tỷ lệ trên để có được không gian nhà ở hiện tại và hướng cho sự phát triển trong tương lại.
- Đặc thù nghề nghiệp.
Công việc của công nhân các KCN có những đặc thù riêng, khác với lao động trong các ngành nghề khác. Vì vậy, xây dựng nhà ở cho công nhân chúng ta phải thấy rõ được những nét riêng biệt đó để đảm bảo những khu nhà ở được xây dựng lên sẽ thỏa mãn được nhu cầu nghỉ ngơi, sinh hoạt của họ.
Trong các KCN, một thực tế là đại đa số công nhân đi làm theo ca. Một ngày có 3 ca làm việc và ít nhất một công nhân phải làm việc từ 2 đến 3 ca đêm/tuần tuỳ theo những yêu cầu về sản xuất của doanh nghiệp trong từng đợt, từng quý. Với những bắt buộc về lao động như vậy, người công nhân trong các KCN vừa bị ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa ảnh hưởng an toàn tính mạng.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo việc đi làm vào ban đêm không ảnh hưởng đến các thành viên trong phòng ở tập thể và các phòng bên cạnh, tạo sự yên tĩnh cần thiết trong khu nhà ở. Ngoài không gian ở, việc đi lại từ khu nhà ở đến nơi làm việc vào buổi tối của công nhân cũng cần được tính đến.
- Cấu trúc gia đình.
Không gian nhà ở cần phải đảm bảo những yêu cầu của các gia đình có cấu trúc khác nhau. Thành viên chủ yếu của các gia đình là công nhân lao động. Họ có trình độ học vấn không chênh lệch nhiều; với số lượng thành viên trong gia đình qua các giai đoạn cũng giống nhau. Vậy, đối tượng phục vụ nhà ở có nhiều điểm chung sẽ thuận lợi cho việc thiết kế nhà ở công nhân các KCN.
Hầu hết trong các KCN tập trung, người lao động có tuổi đời còn trẻ (từ 18-25 tuổi chiếm 85.7% còn 14.3% là đã lập gia đình). Vì vậy, gia đình của công nhân các KCN được chia làm 2 loại: Gia đình nhỏ (từ 1 đến 2 người), gia đình trung bình (từ 3 đến 4 người). Về nhân khẩu trong gia đình công nhân cũng chia thành 2 loại theo từng giai đoạn: Giai đoạn đầu sống độc thân (1 đến 2 người/ gia đình), giai đoạn sau có gia đình với một hoặc 2 con (3 đến 4 người/ gia đình).
Đặc điểm về cẩu trúc gia đình như trên, cần phải thiết kế các loại nhà ở khác nhau sao cho phù hợp với cấu trúc của các gia đình trong hiện tại và tương lai.
- Thu nhập và khả năng thanh toán.
Mức lương tối thiểu cho người lao động, ví dụ trong các KCN chậm điều chỉnh. Trong 6 năm qua, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7–8 %/năm, mức sống chung của toàn xã hội đã được nâng lên đáng kể, nhưng công nhân KCN vẫn phải mưu sinh đầy gian nan vì mức lương tối thiểu vẫn bền bỉ “dậm chân tại chỗ”.
Mức thu nhập và khả năng thanh toán của công nhân có ảnh hưởng lớn đến việc tính toán thiết kế xây dựng nhà ở cho họ. Nhóm công nhân có thu nhập trung bình từ 1-1.5 triệu đồng chiếm 20-25% tổng số lao động ở các KCN, mức thu nhập này thường là công nhân có tay nghề. Nhóm công nhân có thu nhập thấp từ 400-600 nghìn đồng chiếm tới 75-80%, rơi vào nhóm lao động phổ thông thuần tuý.
Với mức thu nhập thấp như nêu trên, trước mắt, sử dụng diện tích tối thiểu cho các phòng cần thiết cho nhu cầu thiết yếu, sau đó có biện pháp để mở rộng diện tích khi nhu cầu gia đình cao hơn. Đối với các đối tượng lao động độc thân, nên thiết kế các khu nhà ở tập thể để giảm bớt tiền thuê nhà.
- Lối sống
Đại đa số lao động tại các KCN tập trung đều đến từ các vùng nông thôn trên cả nước. Do vậy, họ đều có chung đặc trưng của các làng quê Việt Nam đó là tính cộng đồng làng Việt. Họ sống coi trọng lễ nghĩa, luôn đề cao đạo dức và nhân cách của con người Việt Nam. Ngoài ra, còn có tâm lý thích sinh hoạt cùng bạn bè, đồng hương. Nhưng do đến từ các vùng nông thôn khác nhau, xuất thân từ nhiều vùng quê khác nhau nên họ có những phong tục, tập quán riêng biệt.
Qua những nhận xét trên, ta có thể tìm kiếm thiết kế những không gian ở phù hợp với công nhân ở KCN, sao cho công năng và không gian ở thể hiện được lối sống mang những sắc thái văn hoá truyền thống.
- Nguyện vọng.
Theo một số điều tra xã hội học, khi được hỏi nguyện vọng về nhà ở thì 100% công nhân ngoại tỉnh đều rất muốn được thuê nhà với giá rẻ gần KCN để tiết kiệm thời gian đi lại và ổn định đời sống. Về hình thức xây dựng nhà ở, phần lớn đều muốn được thuê nhà ở do Nhà nước hoặc các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh với giá phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Về kiểu nhà ở, 80% công nhân mong muốn được ở trong chung cư nhiều tầng với giá thuê hợp lý, được sống an toàn trong môi trường tập thể. Về thiết kế, yêu cầu được đưa ra là phải có khả năng chịu lực, phòng cháy chữa cháy, và có chỗ nấu ăn tập thể để không phải ăn ngoài trong điều kiện tiền lương ít ỏi.
3.2. Đặc điểm về phân bố.
Khi được hỏi về điều kiện đi lại của công nhân: số người muốn sử dụng xe đạp và đi bộ chiếm 39%; xe buýt công cộng chiếm 19%; xe nhà máy đưa đón chiếm 32%. Như vậy, nguyện vọng của phần lớn công nhân là khu nhà ở được xây dựng gần khu công nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam - Bộ Xây Dựng, tại TCVN 4616:1988, phần bố trí khu, cụm công nghiệp theo yêu cầu quy hoạch đã chỉ rõ: “… Khi bố trí khu, cụm công nghiệp trong thành phố hoặc ở trên khu đất ngoại vi thành phố, nên tổ hợp thành cụm công nghiệp – dân cư. Khu công nghiệp – dân cư là một tổ hợp không gian đặc biệt, bao gồm các xí nghiệp công nghiệp có yêu cầu bảo vệ vệ sinh từ cấp III đến cấp V, hoặc các xí nghiệp công nghiệp thủ công có khả năng tổ hợp với khu nhà ở thành một cơ cấu quy hoạch thống nhất. …”.
Các KCN ở vùng ven hoặc cách xa thành phố, tuỳ theo nhu cầu để hình thành lên cụm công nghiệp – dân cư. Khu dân cư này phải được đảm bảo đủ chức năng như một đô thị loại nhỏ và trở thành đô thị vệ tinh của thành phố.
Địa điểm xây dựng, phân bố quy mô KCN - dân cư phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như: Tạo kết cấu hạ tầng cơ sở tốt như hệ thống giao thông vận tải; hệ thống thông tin liên lạc, cung ứng điện, nước, hệ thống thoát nước; bảo vệ môi trường sinh thái…
Vai trò của nhà nước với nhà ở cho công nhân KCN.
Trong mục tiêu phát triển nhà ở của nước ta thì một phần quan trọng là phải ưu tiên, đảm bảo phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân các KCN trong điều kiện hiện nay.
Vai trò của Nhà nước đối với nhà ở cho công nhân KCN được thể hiện chủ yếu như sau:
- Quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất là một nhiệm vụ của nhà nước, nhằm thống nhất việc quản lý đất đai cho các mục đích khác nhau và các công trình xây dựng theo quy hoạch và pháp luật. Thông qua công tác quy hoạch, nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội… ngăn chặn những tiêu cực trong việc sử dụng đất đai và xây dựng hình thành các công trình, nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN.
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật nhà ở, tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển và khắc phục các hạn chế của quá trình phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Qua hệ thống pháp luật, quy định các yêu cầu phát triển, tiêu chuẩn thiết kế, yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án phát triển, xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở…
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở hợp lý. Dựa trên những chính sách chung về nhà ở, nhà nước còn ban hành những chính sách liên quan đến nhà ở cho công nhân các KCN, đó là các chính sách về phát triển KCN.
- Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, quản lý việc sử dụng nhà ở công nhân KCN. Nhà nước phải giám sát việc sử dụng nhà dành cho công nhân có thực sự được đưa vào sử dụng đúng mục đích hay không…
- Nhà nước phải đóng vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân các KCN. Để đáp ứng được nơi ăn chốn ở cho người lao động, trên thực tế số doanh nghiệp có đủ tiềm lực, năng lực để đầu tư nhà ở cho công nhân mới đến được trên đầu ngón tay. Vì vậy, sự tham gia của nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN.
Kinh nghiệm trên thế giới về giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân.
5.1. Kinh nghiệm của Hà Lan.
- Ở Hà Lan, Luật Xây dựng nhà ở năm 1901 quy định nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm của Chính phủ, thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội. Luật khẳng định quyền can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực xây dựng nhà ở, xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các cơ quan tham gia trong quá trình xây dựng nhà ở. Vì vậy, số lượng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động do các công ty nhà nước xây dựng luôn cao hơn so với các công ty còn lại. Từ năm 1947 đến năm 1992, quỹ nhà ở xã hội của Hà Lan tăng thêm 4 triệu nhà và về cơ bản đã thanh toán xong nạn thiếu nhà ở xã hội.
- Gần đây, Hà Lan đã chuyển đổi phương sách quản lý nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân. Nhà nước không bao cấp hay hoàn toàn kiểm soát thị trường như trước, mà để hoạt động trong sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Luật nhà ở sửa đổi tập trung vào những điểm như: ưu tiên hơn nữa việc thoả mãn nhà ở cho người có thu nhập thấp; Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của các nhà đầu tư trong việc tham gia vào xây dựng quỹ nhà ở xã hội.
Tóm lại, theo kinh nghiệm của Hà Lan để đáp ứng được nhu cầu về nhà ở xã hội nói chung, nhà ở cho công nhân nói riêng phải tăng cường sự đóng góp của toàn dân và của các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, Hà Lan là một trong những nước đi đầu trong giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân lao động.
Kinh nghiệm của Trung Quốc.
* Chính sách cải cách và thương mại hoá nhà ở, trong đó có nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh.
Chính phủ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho việc phát triển nhà ở, từ năm 1949. Nhà nước chịu trách nhiệm cấp nhà ở, đặc biệt là đối với cán bộ công chức được tuyển dụng trực tiếp. Dân cư và lao động ngoại tỉnh hầu hết đều dựa vào nhà nước để được bao cấp về nhà ở, khiến cho việc phân phối không công bằng và tham nhũng trở thành phổ biến. Hậu quả dẫn đến công tác quản lý kém hiệu quả, nảy sinh những tiêu cực ( không đáp ứng được nhu cầu chính đáng, chất lượng nhà ở kém, tốc độ xuống cấp nhanh...).
Trung Quốc cũng đã từng bước tiến hành thương mại hoá toàn bộ quá trình xây dựng, phân phối và sử dụng nhà ở. Chính quyền địa phương được trao quyền chủ động phát triển “ nhà rẻ tiền “để phân phối không mất tiền cho người dân và chủ động việc đánh thuế. Từ năm 1993, luật lệ trung ương yêu cầu các công ty phát triển bất động sản phải có ít nhất 20% tỷ lệ “nhà rẻ tiền” trong kế hoạch phát triển hàng năm dành cho người thu nhập thấp, dưới hình thức thuê hoặc bán.
* Chính sách quản ._.lý nhà ở khác.
Nhà nước thiết lập các quy định quản lý nhà cho thuê với giá thấp, thí điểm rút kinh nghiệm, sau đó áp dụng cho toàn quốc. Đảm bảo thực hiện công khai và tính minh bạch trong phân phối nhà ở cho các đối tượng là lao động ngoại tỉnh có thu nhập thấp với sự kiểm soát của nhà nước cùng với sự thực hiện chiến lược bao cấp tiền thuê nhà một cách linh hoạt và ít tốn kém hơn so với chiến lược xây dựng trực tiếp các nhà cho thuê với giá thấp. Tổ chức hợp tác giữa các công ty nhà đất theo hướng Nhà nước và tư nhân cùng làm.
Bên cạnh đó, Nhà nước đồng thời đi vào thực hiện thí điểm một số mô hình nhà ở hợp tác xã để bán và cho thuê với mức giá phù hợp với thu nhập của người lao động có thu nhập thấp. Các mô hình được xây dựng lên nhằm đáp ưng nhu cầu về ở lâu dài của công nhân, người lao động, được nhân rộng tại các địa phương có những nguồn lực và điều kiện tương đồng.
5.3. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu về vấn đề giải quyết nhà ở cho công nhân lao động của một số nước, trong đó giới thiệu về việc giải quyết nhà ở tầng lớp lao động với thu nhập thấp của Hà Lan và Trung Quốc, chúng tôi có một vài kết luân như sau:
Về nhận thức, do nhà ở cho công nhân các KCN cũng là một bộ phận để hình thành và phát triển nhà ở xã hội nên cần có sự quan tâm, phối hợp của các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng và sử dụng nhà ở của các doanh nghiệp.
Về cơ chế chính sách, phát triển nhà ở cho công nhân KCN phải xem xét, cân nhắc mọi điều kiện cho từng thời kỳ nhất định, có chính sách cụ thể mang tính ưu tiên cho mỗi giai đoạn, tránh dàn trải. Trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách tài chính và chính sách liên quan đến xây dựng.
Về mô hình nhà ở, khi thiết kế quy hoạch chi tiết một khu nhà ở cho công nhân KCN cần xác định phát triển theo nhiều mô hình đa dạng và nên phát triển đồng bộ các mô hình. Dựa vào đặc điểm, hoàn cảnh của mỗi địa phương và KCN nằm trong địa phương đó để phát triển mô hình nhà ở cho công nhân KCN một cách hợp lý.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN CÁC KCN Ở NƯỚC TA
1. Tình hình phát triển các KCN.
Thời gian qua, các KCN có đóng góp vào thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, sự hình thành và phát triển các KCN ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội khi số lượng KCN đi vào hoạt động tăng nhanh, sự phân bố các KCN không đồng đều trên cả nước.
Về thu hút đầu tư:
Tính đến tháng 6 năm 2005, các KCN trên phạm vi cả nước đã thu hút được trên 4400 dự án đầu tư, gồm 2200 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 17,5 tỷ USD và 2214 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 100 ngàn tỷ đồng. Với tốc độ thu hút đầu tư như trên thì dẫn đến một điều tất yếu, đó là số lượng các KCN được hình thành và đi vào hoạt động sẽ ngày càng tăng.
Về số lượng các KCN
Tính đến giữa năm 2006 cả nước đã có 135 KCN với tổng diện tích gần 20.233 ha, trong đó diện tích đất cho thuê đạt 13.800 ha. Trong 135 KCN hiện có, phần lớn tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm và được thể hiện ở bảng sau:
Biểu đồ 1: Phân bố các KCN theo vùng năm 2006
Vùng phân bố
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Đông Nam Bộ
64
47.41
Đồng bằng sông Hồng
29
21.48
Duyên hải miền trung
22
16.29
Trung du, miền núi Bắc Bộ,
Tây Nguyên và ĐB sông Cửu Long
20
14.82
Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn
Qua bảng số liệu trên ta thấy các KCN phân bố không đồng đều theo lãnh thổ chủ yếu tập trung tại 2 vùng đó là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, Đông Nam Bộ có số lượng tập trung các KCN với số lượng gần bằng một nửa của cả nước và gấp 3 lần so với Trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Một trong những đặc điểm của KCN là đòi hỏi nhiều lao động, và nếu chỉ sử dụng nguồn lao động tại chỗ thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu lao động. Vì vậy, hầu hết các KCN đều có nhu cầu thu hút lao động từ các địa phương khác đến.
Do sự phân bố không đồng đều và đặc điểm sử dụng lao động của các KCN đã tạo ra một làn sóng di cư từ các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các vùng tập trung ít KCN ra các vùng tập trung đông KCN. Điều này đã ảnh hưởng đến đặc điểm của lực lượng lao động làm việc trong các KCN, chủ yếu là lao động ngoại tỉnh hoặc lao động từ các vùng nông thôn. Do đó, nhu cầu nhà ở của công nhân làm việc trong các KCN là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các KCN đều chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó của công nhân khiến cho vấn đề nhà ở công nhân tại các KCN đang trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay.
2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta.
2.1. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN trong những năm qua.
Các KCN ở nước ta sau 16 năm xây dựng và phát triển đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước ta. Đồng hành với sự phát triển đó cũng còn nhiều vấn đề về xã hội đang đặt ra, điển hình đó là nhà ở cho công nhân lao động. Chúng ta cần nghiên cứu thực trạng vấn đề này để rút ra những bất cập cần giải quyết.
2.1.1. Về số lượng của các loại nhà.
Số lượng nhà ở phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc trong các KCN. Nhưng hiện nay, khi tốc độ thu hút lao động của các KCN không ngừng tăng lên thì việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân vẫn không theo kịp được tốc độ phát triển đó.
Nhà ở do doanh nghiệp xây dựng
Hiện nay, nhu cầu của công nhân về nhà ở do doanh nghiệp xây dựng là rất lớn, nhưng số lượng các doanh nghiệp tiến hành xây khu lưu trú cho công nhân còn ít, “chỉ đếm được trên đầu ngón tay”. Điển hình, tình hình xây dựng nhà ở công nhân ở các tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ công nhân ở nhà do doanh nghiệp sản xuất xây dựng
tại các tỉnh, thành phố năm 2006.
Tỉnh, thành phố
Tổng số công nhân
Số công nhân ở nhà do DN xây
Tỷ lệ (%)
Tỉnh Bình Dương
277.020
41.553
15
Tỉnh Đồng Nai
105.280
6.843
6.5
TP Hồ Chí Minh
154.000
6.160
4
Tỉnh Cần Thơ
18.750
375
2
TP Đà nẵng
45.000
900
2
TP Hà Nội
210.00
0
0
Nguồn: www.nld.com.vn
Trong bốn tỉnh thành phố trên, Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ công nhân được ở trong khu lưu xá lớn nhất, 15% lao động (đáp ứng khoảng gần 41.553 số lao động ngoại tỉnh). Theo sau là tỉnh Đồng Nai với tỷ lệ chưa bằng một nửa của tỉnh Bình Dương. Tỉnh Cần Thơ, TP Đà Nẵng chỉ mới đáp ứng được 2% nhu cầu của công nhân. Nơi có tỷ lệ thấp nhất là TP Hà Nội, chưa có một khu ở tập trung nào dành riêng cho công nhân do doanh nghiệp các KCN xây dựng.
Nhà ở do doanh nghiệp các KCN xây dựng trong thời gian qua chiếm một số lượng rất nhỏ so với nhu cầu “an cư” của lao động ngoại tỉnh. Theo con số do các nhà thống kê đưa ra, tỷ lệ trung bình trên cả nước mới đạt được 2% - giải quyết phần rất nhỏ những bức xức về chỗ ở của công nhân các KCN. Thực tế là do số doanh nghiệp có đủ “tiềm lực” và năng lực để đầu tư nhà ở công nhân mới đếm được “trên đầu ngón tay”.
Tại Hà Nội, xét về thời gian thì các KCN phát triển sau các KCN Bình Dương nên vấn đề chăm lo, giải quyết chỗ ở cho người lao động cũng ít được chú trọng hơn. Mặt khác, giá đất ở Hà Nội khá đắt đỏ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, lại thiếu các cơ chế về nguồn vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này đã làm giảm tính khả thi của các dự án xây dựng nhà ở, từ đó cũng hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nhà ở cho công nhân.
Nhà ở do tư nhân xây dựng và cho thuê.
Tỷ lệ công nhân được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá, khu lưu trú do doanh nghiệp xây dựng nói chung còn thấp. Vậy một câu hỏi được đặt ra “số lao động còn lại họ sẽ ở đâu?”. Trong điều kiện những chính sách về nhà ở cho công nhân chưa được thực hiện một cách thật tốt, thì giải pháp trước mắt cho những công nhân ngoại tỉnh là tự tìm chỗ ở cho chính bản thân họ. Nhận thức được nhu cầu đó, một số hộ dân đã xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, và hình thức nhà này đang phát triển nhanh chóng với một số lượng lớn trên pham vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố sau: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, tỉnh Cần Thơ.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ công nhân ở nhà do dân xây
tại các tỉnh, thành phố năm 2006
Tỉnh, thành phố
Số công nhân
Tỷ lệ (%)
TP Hà Nội
203.700
97
TP Đà Nẵng
42.750
95
TP Cần Thơ
17.625
94
Tỉnh Đồng Nai
86.329
82
TP Hồ Chí Minh
93.016
60.4
Tỉnh Bình Dương
167.043
60.3
Nguồn: www.moc.gov.vn
Qua bảng số liệu trên, ta thấy TP Hà Nội là nơi đáp ứng lượng nhà ở do tư nhân xây dựng cho thuê nhiều nhất bởi vì trong quá trình giải quyết nhà ở cho công nhân thì hình thức nhà ở do doanh nghiệp xây dựng chưa được chú trọng phát triển nên đã tạo điều kiện cho loại nhà này hình thành và phát triển ồ ạt. Ngược lại, là tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh với tỷ lệ chỉ bằng 2/3 của nhóm 3 tỉnh, thành Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đây là những nơi có tỷ lệ công nhân sống trong các khu nhà trọ lớn nhất.
Tóm lại, dù tồn tại và phát triển ở bất cứ tỉnh nào thì nhà ở do tư nhân xây dựng vẫn là loại nhà đáp ứng được phần lớn nhu cầu trước mắt của người lao động, đó là có chỗ ở. Việc không đáp ứng đầy đủ cho công nhân về nhà ở do doanh nghiệp xây dựng nên dẫn đến tình trạng phát triển ồ ạt của loại nhà này.
Nhà ở do công ty kinh doanh nhà và các tổ chức khác xây dựng
Biểu đồ 4: Tỷ lệ công nhân ở nhà do công ty kinh doanh và
các tổ chức xây dựng năm 2006
Tỉnh, thành phố
Số công nhân
Tỷ lệ (%)
TP Hồ Chí Minh
54.978
35.7
Tỉnh Bình Dương
66.484
24
Tỉnh Đồng Nai
11.580
11
TP Cần Thơ
750
4
TP Hà Nội
6.300
3
TP Đà Nẵng
1.350
3
Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn
TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương đi đầu đối với tỷ lệ loại nhà do các đơn vị, tổ chức khác cùng xây dựng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân. Tỷ lệ này trung bình trên cả nước được phản ánh trong tỷ lệ của Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng chỉ khoảng 3-4%.
Tóm lại, trong thời gian qua số các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhà ở cho công nhân còn ít, mà nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của việc đầu tư nhà ở cho công nhân: vốn đầu tư nhiều, tỷ suất lợi nhuận thu được thấp, thời gian hoàn vốn chậm. Ngoài ra, với các doanh nghiệp có những tiềm lực trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng do thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của phía địa phương để giá nhà cho thuê giảm xuống.
Nhà ở do công nhân tự xây dựng.
Ngoài ra, các hình thức nhà ở trên còn tồn tại hình thức nhà ở do công nhân tự xây dựng.Tuy nhiên, số lượng nhà của hình thức này còn rất ít, nó chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về nhà ở cho công nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của người công nhân thấp nên rất ít công nhân có đủ khả năng tài chính để xây dựng nhà ở. So với các tỉnh thành khác trong cả nước thì hình thức nhà này phổ biến nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương vì giá đất rẻ hơn các địa phương khác.
2.1.2. Chất lượng nhà ở cho công nhân.
Chất lượng nhà ở do dân xây dựng cho thuê.
Về hình thức: Chỉ tiêu về diện tích nhà ở trên số thành viên sinh sống trong nhà (m2 /người) giúp phản ánh được chất lượng ở của công nhân trong các khu nhà trọ cho thuê. Tỷ lệ này trung bình trên cả nước ta mới chỉ xấp xỉ 2.5m2/người, trong khi đó, theo mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 đối mọi người dân, tỷ lệ này phải đạt đến 15m2/người.
Đồ thị 1: Diện tích nhà ở cho một công nhân năm 2006
Nguồn: www.moc.gov.vn
Loại nhà này chủ yếu là nhà cấp bốn với các kết cấu không đủ tiêu chuẩn, dùng vật liệu tạm như tre, ván ép, nếu là tường xây thường sử dụng gạch 110, mái lợp ngói hoặc Fibôximăng, chiều cao nhà khoảng 3m, trời nóng rất nóng, trời mưa thì dột. Mặt bằng nhà thường tổ chức liền căn, hành lang bên hoặc giữa rất hẹp và không được thông gió tự nhiên, không cây xanh, mặt nước. Loại nhà này có ở tất cả các KCN trong toàn quốc, đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai...
Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở loại hình nhà ở này rất sơ sài và yếu kém. Sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của công nhân như điện nước còn nhiều hạn chế. Hệ thống điện không đủ sáng, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng thiếu điện. Nước sinh hoạt hàng ngày dùng nước giếng khoan, hoặc giếng ao làng, dễ gây mất vệ sinh và dịch bệnh.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân sử dụng các nguồn nước khác nhau
Đơn vị: %
Nguồn nước sử dụng
Dùng nước máy
Nước giếng
Nguồn khác
Tỉnh Bình Dương
18
65
17
Tỉnh Đồng Nai
21
70
9
TP Hồ Chí Minh
15
77
8
Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn
Biểu đồ 6: Tỷ lệ công nhân sử dụng điện tại các tỉnh, thành phố
Đơn vị: %
Tỉnh, thành phố
Có điện
Không có điện
Điện kiên cố
Điện tạm
Tỉnh Bình Dương
21
68
11
Tỉnh Đồng Nai
18
72
10
TP Hồ Chí Minh
25
65
10
Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn
Đồng thời, trong các khu trọ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, rác thải nên đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thậm chí có những dãy nhà trọ cho công nhân thuê không có cống nước thải, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, đời sống của người lao động.
Nhìn chung, tình hình thực tế xây dựng nhà ở cho công nhân cho thấy rằng hiện nay chất lượng của hình thức nhà do các hộ tư nhân xây dựng vẫn chưa đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người công nhân. Do phải sống trong các khu nhà với chất lượng thấp kém như vậy đã làm cho người lao động không thể yên tâm sản xuất, nâng cao tay nghề, không có ý định gắn bó lâu bền với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động và năng suất lao động của doanh nghiệp.
Chất lượng nhà ở do doanh nghiệp các KCN, các công ty kinh doanh và các tổ chức khác xây dựng.
Để thấy rõ được thực trạng và sự khác biệt giữa chất lượng nhà ở do tư nhân xây dựng với chất lượng nhà do các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xây dựng chúng ta vẫn phân tích theo hai tiêu chí: hình thức nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu nhà ở.
Về hình thức: Nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN hay doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, các tổ chức khác không có nhiều sự khác biệt về tỷ lệ diện tích nhà ở trên một đầu người, trung bình 8m2/người. Loại nhà này được xây do nhiều lý do về tiêu chuẩn thiết kế, về vốn đầu tư, về quy định của chính quyền địa phương…nên có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với loại nhà ở do dân tự xây dựng.
Biểu đồ 7: Diện tích nhà ở cho một công nhân tại các tỉnh, thành năm 2006.
Đơn vị: m2/người
Tỉnh, thành phố
Nhà ở của DN
Nhà ở của công ty KD nhà
TP Hồ Chí Minh
6 - 7
8 - 9
Tỉnh Bình Dương
6 - 8
8 - 10
Tỉnh Đồng Nai
8 - 9
6 - 8
Nguồn: www.horea.org.vn
Khu nhà ở cho công nhân là những khu nhà cao tầng (từ 3 đến 5 tầng trở lên), diện tích trung bình của mỗi phòng 8 m2/người. Các phòng đều đảm bảo được các điều kiện tối thiểu về ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng mát của ngôi nhà... Trong mỗi phòng được trang bị những vật dụng cần thiết như tủ cá nhân, quạt trần, quạt treo tường, giường đơn cho mỗi công nhân. Xung quanh khu nhà ở được bố trí cây xanh một phần để tạo ra môi trường trong lành cho khu nhà, phần khác tạo nên vẻ đẹp cho quang cảnh quanh khu nhà ở dành cho công nhân.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Hình thức nhà ở này có đầy đủ hệ thống cấp nước sạch, cung cấp điện. Theo những quy định về xây dựng khu nhà ở cho công nhân lao động thì loại nhà này đều phải đảm bảo có hệ thống thoát nước thải, thu gom rác thải; đồng thời hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được chú trọng.
Biểu đồ 8: Điều kiện điện, nước và xử lý nước thải của
nhà ở cho công nhân.
Đơn vị: %
Tỉnh, thành phố
Có HT xử lý nước thải
Dùng nước máy
Điện ổn định
TP Hồ Chí Minh
80
92
87
Tỉnh Bình Dương
86
90
81
Tỉnh Đồng Nai
77
85
90
Nguồn: www.monre.org.vn
Hai loại nhà ở này cho công nhân có những điều kiện về hình thức, cơ sở hạ tầng tốt hơn hẳn loại nhà do dân tự xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu nhà ở này thường nằm lân cận các KCN sản xuất nên những điều kiện về điện, nước, hệ thống nước thải, môi trường cảnh quan xung quanh… đều được đảm bảo.
2.1.3. Giá nhà ở cho công nhân các KCN.
Những phân tích ở trên cho thấy rằng, đại đa số công nhân lao động các KCN tại một địa phương đều từ các vùng lân cận hoặc các vùng nông thôn di cư đến. Hàng tháng, những người công nhân này đều phải dành một khoản tiền trong số tiền lương ít ỏi của mình để trả tiền thuê nhà. Thuộc đối tượng có thu nhập thấp, với những công nhân lao động này, giá tiền thuê nhà hàng tháng hiện nay không phải là con số nhỏ.
Cung không đáp ứng nổi cầu dẫn đến giá nhà cho thuê tăng cao.
Nhà ở cho công nhân là một loại bất động sản, cung và cầu cũng mang những đặc tính chung như cung và cầu các bất động sản khác. Số lượng cung bị hạn chế bởi rất nhiều yếu tố như tổng quỹ đất, sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật, chính sách của chính phủ …Việc xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn lớn và thời gian xây dựng dài cũng là những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế lượng cung và tốc độ tăng cung. Đối với cầu nhà ở công nhân các KCN, do chịu sự tác động trực tiếp, gián tiếp của nhiều yếu tố dẫn đến xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở cho thuê tăng mạnh ở những địa phương có các KCN mở rộng sản xuất, các KCN mới thành lập. Theo thống kê về nhu cầu thuê nhà, hiện ở miền Bắc có 50%, miền Nam có 65,8% lao động trong các khu công nghiệp có nhu cầu thuê nhà. Khi đó, các khu này chỉ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho 3-6,5% số lao động. Ngay tại 3 tỉnh thành có số lượng các KCN nhiều nhất, mặc dù cũng có chính sách quan tâm đến nhà ở cho công nhân nhưng cung và cầu vẫn còn quá chênh lệch. Các số liệu công bố gần đây của Tp.HCM cho thấy, 70% lao động ở các khu công nghiệp thành phố là ngoại tỉnh. Còn ở Bình Dương cũng mới đảm bảo nhà ở cho 15% số lao động, tỉnh Đồng Nai đảm bảo được cho 6,5% số lao động. Thị trường nhà ở cho công nhân KCN đang bị bỏ trống, cung còn quá thiếu so với cầu, khối lượng cung ứng không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả nhà ở cho công nhân thuê tăng lên. Đó là một xu hướng tất yếu hiện nay, giá nhà không ngừng tăng còn thu nhập của công nhân thì duy trì ở mức thấp, không được tăng.
Giá cả nhà cho công nhân KCN thuê rất đa dạng. Nhà cho công nhân thuê càng ở gần khu trung tâm đô thị thì giá càng cao nhất là các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, và giảm dần ở khu vành đai đô thị và khu cách xa đô thị. Giá thuê nhà trung bình trong đô thị là 150.000-200.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là những nhà cho thuê cách xa đô thị trung bình từ 80.000 – 100.000 đồng/người/tháng. Càng xa các trung tâm đô thị, giá thuê phòng trọ của công nhân càng giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở xa trung tâm thường trả lương công nhân không cao.
Các tuyến hẻm của khu vực 4, 5 phường Trà Nóc gần KCN Trà Nóc 1 và 2 (TP Cần Thơ) và khu vực Thới Đông của phường Phước Thới, quận Ô Môn đều có nhà trọ cho công nhân thuê. Bốn công nhân ở trong một căn phòng khoảng trên dưới 10m2, mỗi người hàng tháng phải trả 200.000 đồng. Chi phí thuê nhà hàng tháng chiếm khoảng 20% thu nhập của lao động.
Trích từ: www.tuoitre.com.vn
Gần KCN Hoà Khánh, Đà Nẵng, anh Phan Văn Tánh, quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, thuê phòng trọ rộng hơn 10 m2 cho ba người, tiền thuê nhà mỗi tháng 50 nghìn đồng/người, kể ra khá rẻ, song cũng rất bấp bênh.
Trích từ: www.hochiminhcity.gov.vn
Giá nhà do dân tự xây cho công nhân thuê gần các KCN ở đô thị đặc biệt như TP Hồ Chí Minh: Khu nhà trọ ở đối diện KCN Tân Tạo, được cải tạo từ một khu nhà xưởng cũ. Ba công nhân thuê một phòng ở trọ ẩm thấp, tăm tối ngay cả giữa ban ngày có giá 350 - 380 nghìn đồng/tháng; Khu nhà trọ cho công nhân thuê của chủ nhà Nguyễn Hạnh tại đường số 5, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Giá cho thuê một căn phòng là 500 nghìn đồng, chưa kể tiền điện, nước.
Giá nhà do dân xây cho thuê ở các đô thị loại I, II, III thấp hơn so với các đô thị đặc biệt nhưng so với thu nhập của công nhân thì vẫn còn rất cao. Mặc dù số tiền thuê nhà quả hơi cao nhưng chẳng biết thuê ở đâu thấp hơn số tiền trên.
Giá nhà cho công nhân thuê ở mức cao so với thu nhập.
Đối với loại nhà do các doanh nghiệp sản xuất tự xây dựng, hay do các công ty kinh doanh nhà xây dựng, giá nhà cho thuê vẫn là một nỗi lo đối với những người lao động ngoại tỉnh tại các KCN.
Biểu đồ 9: Giá tiền thuê nhà tại một số tỉnh, thành phố năm 2006
Đơn vị: đồng/người/tháng
Tỉnh, thành phố
Nhà ở của DN
Nhà ở của công ty KD nhà
Tiền thuê nhà/ thu nhập
TP Hồ Chí Minh
80.000-100.000
120.000-150.000
16%
TP Đà Nẵng
50.000-100.000
100.000-120.000
12%
Tỉnh Cần Thơ
60.000-80.000
80.000-100.000
11%
Tỉnh Bình Dương
50.000-80.000
80.000-120.000
14%
Tỉnh Đồng Nai
50.000-60.000
70.000-80.000
12%
Nguồn: www.horea.org.vn
Đối với các loại nhà như nhà do dân tự xây dựng, do doanh nghiệp kinh doanh nhà ở hoặc do chính các doanh nghiệp ở KCN đầu tư xây dựng thì giá thuê nhà vẫn cao so với nhu cầu của người lao động, chiếm 10 – 15 % thu nhập hàng tháng của công nhân trong đó chưa bao gồm những chi phí như điện, nước …
Theo những điều tra, phân tích, đánh giá trong thời gian gần đây đều đưa ra một nhân xét chung nhất là giá nhà ở cho công nhân các KCN cao, có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ cả về vật chất và tinh thần.
Trong thời gian qua, cung về nhà ở cho công nhân các KCN còn hạn chế và kém xa so với cầu đang ngày càng tăng dẫn đến giá thuê nhà tăng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu luôn được duy trì ở một mức ổn định, thu nhập của công nhân không được cải thiện vì vậy tiền thuê nhà trở thành một gánh nặng đối với mỗi công nhân trong các KCN. Ngoài nguyên nhân trên, giá nhà ở cho công nhân cao là do chi phí đầu tư cho quỹ đất cao, đặc biệt là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I thì vấn đề quỹ đất còn nhiều nhiêu khê trong giải phóng mặt bằng nên đẩy giá đất lên rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp các KCN lại không được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về các chính sách thuế, lãi suất… Đó là một số trong nhiều nguyên nhân cơ bản làm cho giá nhà ở luôn là một gánh nặng đối với công nhân các KCN.
2.1.4. Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN.
Về địa điểm phân bố
Những phân tích trên giúp thấy được sự thuận tiện, những lợi ích và thoả mãn nguyện vọng của đại đa số công nhân khi nhà ở của họ được phân bố ở những địa điểm hợp lý, đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt là về khoảng cách so với nơi làm.
Biểu đồ 10: Phân bố nhà ở cho công nhân trong và ngoài KCN năm 2006
Đơn vị: %
Tỉnh, thành phố
Trong KCN
Ngoài KCN
Tập trung
Phân tán
TP Đà Nẵng
1
9
90
TP Hà Nội
0
13
87
Tỉnh Cần Thơ
1
13
86
Tỉnh Đồng Nai
5.5
20
74.5
Tỉnh Bình Dương
11
28
61
TP Hồ Chí Minh
3
37.50
59.6
Nguồn: www.nld.com.vn
Qua bảng số liệu trên sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ nhà ở cho công nhân với tiêu chí phân tán, không tập trung thì Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 90%, theo sau là TP Hà Nội, Cần Thơ. Khi đó, TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nhà ở tập trung cao nhất là 37.5%, gấp gần 4 lần so với tỷ lệ này của TP Đà Nẵng, gấp 3 lần của Cần Thơ. Hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có tỷ lệ nhà phân bố ngoài KCN và tập trung lần lượt đứng thứ 2, thứ 3. Đối với loại nhà ở cho công nhân có địa điểm được coi là rất phù hợp đó là trong KCN thì tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch tương đối giữa các tỉnh, thành. Tỉnh Bình Dương đạt tỷ lệ cao nhất là 11%, trong khi đó TP Hà Nội vẫn chưa tồn tại loại nhà ở này.
Nhìn chung, nhà ở cho công nhân lao động còn phân tán, chưa tập trung chiếm tỷ lệ cao, tập trung ở các địa phương có lượng nhà do dân tự xây cho thuê lớn. Đối với những khu nhà ở cho công nhân nằm trong hàng rào các KCN thì mới chỉ góp phần thoả mãn được một phần rất nhỏ nguyện vọng được sống gần nơi làm việc của công nhân. Tỷ lệ này ở 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển các KCN là Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là cao nhất. Nguyên nhân là do 3 địa phương này có sự quan tâm của cả doanh nghiệp các KCN và chính quyền sở tại. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhà tập trung khá cao là do chính quyền địa phương đã kết hợp góp vốn hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân cùng với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Chính vì vậy, tỷ lệ nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN xây dựng cũng cao hơn các tỉnh thành khác, dẫn đến lượng nhà ở trong hàng rào KCN đạt tỷ lệ cao hơn.
Về khả năng tiếp cận và tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng
Loại nhà ở do dân tự xây dựng cho thuê, có nơi nhiều khu dân cư tham gia vào dịch vụ cho thuê nhà trọ bằng cách phân nhỏ nhà ở của mình ra tối đa, hình thành nên bức tranh các "đô thị nhà trọ" lộn xộn, kém thẩm mỹ. Đa số kiểu nhà này là chưa thích hợp, tự phát, thường nằm xen kẽ trong các làng xóm, các hẻm quanh co, ngay cả trong những khu vực có quyết định giải toả.
Gần KCN Trà Nóc, tỉnh Cần Thơ có tuyến hẻm liên tổ 1, 2, 3 khu vực 4, phường Trà Nóc là con đường đổ cát núi lầy lội, ẩm thấp, quanh co nhiều ngách, đi lại khó khăn. Thế nhưng, đây là một trong những tuyến hẻm có nhiều nhà trọ nhất khu vực này. Còn ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, tại khu nhà trọ Pouchen có khá nhiều nhà trọ nằm ngay trên những hồ ao, rác rưởi hôi thối, an ninh trật tự phức tạp; thế nhưng, vẫn có khoảng 3.000 công nhân cam chịu kiếp sống chung với... ô nhiễm để làm việc. Trích từ: www.nhandan.com.vn
Những đoạn trích tương tự trên rất phổ biến khi phản ánh sự phân bố về khả năng tiếp cận khó khăn và tính đồng bộ kém của loại nhà cho thuê này. Những điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng cơ sở như: hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị; bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh … đều sơ sài, yếu kém. Khả năng tiếp cận đến các khu công cộng, sinh hoạt văn hoá của địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, sau một ngày làm việc nhiều giờ, hầu như công nhân không thể tham gia một hoạt động văn hoá tinh thần nào.
Đối với loại nhà do doanh nghiệp các KCN xây dựng thì do địa điểm phần lớn được đặt ở trong hàng rào KCN nên có nhiều thuận lợi hơn do tận dụng được những lợi thế của KCN.
KCN Sài Gòn_Dung Quất là một trong số ít các KCN vừa có vị trí địa lý thuận lợi vừa có khu phục vụ chỗ ở cho công nhân lao động. Về mặt hạ tầng cơ sở kỹ thuật: đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống điện. Hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của công nhân: đang vận hành Nhà máy nước Dung Quất công suất 15.000m3/ngày đêm. Dự kiến nâng công suất lên 50.000 m3/ngày đêm vào năm 2007, và 100.000 m3/ngày đêm vào năm 2010. Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thực hiện được tốt các cuôc gọi trong và ngoài nước.
Ở tỉnh Bình Dương, có KCN Mỹ Phước là lớn thứ hai về quy mô, có xây dựng khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN. KCN có nhiều lợi thế riêng, đó cũng là những lợi thế đối với khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN như: có vị trí cách TP Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc, giáp ranh thị xã Thủ Dầu Một. Địa điểm xây dựng thoả mãn những nguyên tắc cơ bản: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cung cấp tới ranh giới các lô đất như 2 tuyến điện lưới quốc gia Tân Định - Mỹ Phước và Bến Cát-Mỹ Phước; cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn WHO. KCN còn chú trọng quy hoạch, bố trí các lô đất lớn, với đường nội bộ rộng 25 m.
Nhà ở cho công nhân thuê do doanh nghiệp xây dựng phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu về sự phân bố quy mô, về các hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhưng, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, đe dọa về cháy nổ và cản trở giao thông đô thị. Bên cạnh đó, sự phân bố về chức năng của hệ thống các khu xung quanh khu nhà ở trong vùng cũng chưa hợp lý. Những công trình hạ tầng xã hội như công viên, khu thể thao, nhà văn hoá, bệnh viện, trường học…vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tóm lại, nhiều địa phương trên cả nước có quy hoạch, nhưng do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tình trạng nhà ở cho công nhân hình thành một cách tự phát, xây dựng không đồng bộ. Hiện tại, chỉ đếm trên đầu ngón tay một vài KCN có khu nhà ở cho công nhân với sự phân bố quy mô, không gian phù hợp.
2.1.5. Đời sống văn hoá, tinh thần.
Lực lượng công nhân đang làm việc tại các KCN là lực lượng lao động có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong khi đó họ đang phải chịu thiệt thòi lớn về đời sống văn hoá tinh thần.
Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân ở những khu nhà trọ.
Hưởng thụ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của công nhân tại nơi ở hầu như không có gì, do thời gian và cường độ làm việc căng thẳng từ sáng sớm tới tối khuya.Với nhịp sống như vậy, có công nhân hàng tháng không xem truyền hình, nghe đài, đọc sách báo nên không nắm được thông tin; việc xem phim, biểu diễn nghệ thuật lại càng xa vời. Công tác tư tưởng không đến được với công nhân, mặt khác do thu nhập thấp, đa số công nhân không đủ điều kiện để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu thiết yếu như đài, TV, quạt điện, sách báo.
Một thực tế đáng buồn là, trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, có một bộ phận công nhân của chúng ta đang làm việc trong các KCN đang bị ''đói'' văn hoá, thiếu thông tin một cách nghiêm trọng. Trích: www.nhandan.com.vn
Một vấn đề quan trọng là cả giới chủ và chính quyền địa phương nơi công nhân ở trọ đều chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho họ tham gia và hưởng thụ các hoạt động văn hoá nâng cao chất lượng cuộc sống.
Qua đoạn trích trên, ta thấy rằng người lao động trong các khu trọ đang phải sống trong tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về tinh thần, thời gian biểu của công nhân chỉ là: đi làm, ăn, ngủ, các quan hệ xã hội chỉ bó hẹp trong các khu nhà trọ.
Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động ở những khu nhà lưu trú, ký túc xá.
Thực tế có một vài doanh nghiệp có báo, tạp chí đọc vào giờ nghỉ trưa, có bàn bóng bàn, sân cầu lông, phòng karaokê nhưng chủ yếu là phục vụ chuyên gia, đội ngũ cán bộ quản lý, không gắn bó với hoạt động thường xuyên của công nhân.
Biểu đồ 11: Tỷ lệ công nhân có tham gia các hoạt động văn hoá.
Đơn vị: %
Các hoạt động văn hoá
TP Hồ Chí Minh
Tỉnh Bình Dương
Xem truyền hình
41.6
34
Đọc báo
40.3
23.7
Nghe đài thu thanh
29.6
43.7
Đi xem phim, ca nhạc
14.5
9.3
Nguồn: www.nld.com.vn
Đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động ở các KCN còn khá nghèo nàn, đơn điệu. Thật sự là thiếu thốn.
Thực trạng đời sống tinh thần của công nhân các KCN với nhiều bức xúc như trên là do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó là do thời gian làm việc căng thẳng suốt từ sáng đến._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35995.doc