Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Chi Nhánh Hoàng Mai

Tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Chi Nhánh Hoàng Mai: ... Ebook Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Chi Nhánh Hoàng Mai

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Chi Nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP =========//========= BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: “Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Hoàng Mai”. ( Thực tập tại trường) Giáo viên hướng dẫn : Th.sĩ Nguyễn Thị Bích Vượng Học sinh thực hiện : Phạm Thị Thu Cậy Lớp : NH3B Ngành : Tài Chính - Ngân Hàng Khoá : 2008 - 2010 Hà Nội, tháng 05 năm 2010. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu………………………………………………………………………6 Chương I: Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với KTNo&PTNT tại các NHTM…………………………………………………………………................8 1. Ngân hàng thương mại…………………………………………………………8 1.1 Khái niệm………………………………………………………………..…....8 1.2 Các chức năng………………………………………………………………...8 1.3 Các hoạt động cơ bản………………………………………………………..12 2. Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn…………………………………15 2.1 Khái niệm……………………………………………………………………15 2.2 Đặc điểm………………………………………………………………....….15 3. Cho vay thúc đẩy KTNo&PTNT tại các NHTM……………………………..16 3.1 Khái niệm……………………………………………………………………16 3.2 Đặc điểm…………………………………………………………………….16 3.3 Quy trình cho vay…………………………………………………………...17 4. Hiệu quả cho vay thúc đẩy KTNo&PTNN tại các NHTM…………………..20 4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay thúc đẩy KTNo&PTNT tại các NHTM…………………………………………………………………………..20 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay thúc đẩy KTNo&PTNT tại các NHTM…………………………………………………………………………..22 Chương II: Thực trạng cho vay nhằm thúc đẩy KTNo&PTNT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai…………………………………………………….27 1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Hoàng Mai……………………………...27 1.1 Sơ lược quá trình phát triển ………………………………………………...27 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức…..………………………………………………….28 1.3 Chức năng nhiệm vu…..………………………………………………….....30 1.4 Khái quát tình hình hoạt động………………………………………………37 2. Thực trạng cho vay nhằm thúc đẩy KTNo&PTNT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai ………………………………………………………………………44 3. Đánh giá thực trạng cho vay nhằm thúc đẩy KTNo&PTNT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai………………………………………………………49 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay và thúc đẩy KTNo&PTNT tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Mai………………………………………………………………………………53 1. Định hướng phát triển NHNo&PTNT Hoàng Mai……………………………53 2. Một số giải pháp………………………………………………………………55 3. Một số kiến nghị………………………………………………………………57 3.1 Kiến nghị với NHNN Việt Nam……………………………………………..57 3.2 Kiến nghị với cán bộ nghành liên quan……………………………………...58 3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam..……………………………………60 3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT Hoàng Mai……………………………….…...60 Kết luận……………………………………………………………………….…63 Nhận xét đánh giá của giáo viên………………………….….………..trang cuối. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị Ngân hàng - Giáo sư Phan Thị Thu Hà 2. Một số vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị thường - Trần Thị Hằng 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNN Hoàng Mai năm 2008-2009 4. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Học viện tài chính 5. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - Đại học kinh tế quốc dân 6. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ tín dụng và NH trong bước đầu đổi mới ở Việt Nam - Cao Sĩ Khiêm – Viện KHNH – Hà Nội 1994. 8. Giáo trình Kế toán Ngân hàng - Th.sỹ Nguyễn Thị Bích Vượng 9. Tín dụng Ngân hàng - Học viện ngân hàng ( Nhà xuất bản thống kê ) 10. Các tài liệu nghiệp vụ khác của NHNo&PTNT Hoàng Mai 11. Các tạp chí Ngân hàng, thời báo kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ 12. Các báo cáo thẩm định của chi nhánh NHNo Hoàng Mai 13. Ngân hàng thương mại - Edward W.Reed, Ph.D&Edward K.Gill, Ph.D 14. Một số tài liệu tham khảo khác. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 2. NHTW : Ngân hàng Trung ương 3. NH : Ngân hàng 4. NHTM : Ngân hàng Thương mại 5. TDCT : Tín dụng chứng từ 6. NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7. VD : Ví dụ 8. NQ : Nghị quyết. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng phải mở cửa và hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thì hoạt động kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng trở nên sôi động và có những chuyển biến vô cùng mạnh mẽ và hoạt động tín dụng luôn được giữ vị trí trung tâm để nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động Tín Dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam cũng như chi chánh NHNo & PTNT Hoàng Mai là một nghiệp vụ đã được đặc biệt quan tâm chú trọng và bước đầu đã đóng góp vào hiệu quả kinh tế rất lớn của ngân hàng. Song, so với yêu cầu đổi mới trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế Việt Nam, hoạt động Tín Dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng vị thế của chi nhánh và chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Vì vậy mà giải pháp thúc đẩy tín dụng luôn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đặc biệt quan tâm trong mọi giai đoạn phát triển của mình. Với phương châm vì sự thịnh vượng, phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của NHNo & PTNT Việt Nam là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế nói trên, em chọn đề tài “Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Hoàng Mai ” để nghiên cứu là đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các NHTM. Chương II: Thực trạng cho vay nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT – Hoàng Mai. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông trong chi nhánh NHNo & PTNT – Hoàng Mai Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, cùng độc giả quan tâm giúp đỡ để đề tài nghiên cứu của em thêm hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.sỹ Nguyễn Thị Bích Vượng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CÁC NHTM. Ngân Hàng Thương Mại Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Không những thế NHTM còn là tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của NHTM cũng có nhiều phương pháp mới nhưng các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua NHTM các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các NHTM và các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các NHTM đều phụ thuộc vào các khách hàng. Mặt khác, hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, nó rất nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội. Các chức năng của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động ngân hàng đã sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã thực sự là một cầu nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. Ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả ba bên trong quan hệ: người gửi tiền, ngân hàng và người vay. - Đối với người gửi tiền: Họ sinh lời được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ hoặc họ được ngân hàng tạo ra cho họ các tiện ích như sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán. - Đối với người vay: Sẽ thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán mà khỏi phải tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. - Đối với ngân hàng thương mại: Sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lơi nhuận này chính là cơ sở phát triển của ngân hàng thương mại. Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài người đều thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng bên cạnh hoạt động của tổ chức phi ngân hàng. Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán. - Theo Mác “ công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho ngân hàng”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và việc thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi làm trung gian thanh toán ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó ( séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán…). Đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về lưu thông. - Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép ngân hàng thương mại tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng tiền mặt vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế. - Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoáng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng sẽ không thể nào thõa mãn được yêu cầu của nền kinh tế nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán cho các chủ thể của nền kinh tế. - Việc hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. + Trước hết hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… Tùy theo yêu cầu, khách hàng có quyền lựa chọn một trong các công cụ thanh toán thích hợp. Nhờ các phương thức thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng thương mại, các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền đến gặp chủ nợ, gặp người được thụ hưởng dù xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán nào đó đơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một ủy nhiệm chi… để giao cho khách hàng hoặc yêu cầu ngân hàng chi trả hộ, thu hộ các khoản tiền theo ý muốn của mình. + Thứ hai khi sử dụng các phương thức thanh toán bản thân các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều các chi phí lao động, thời gian, lại an toàn. Hệ thống ngân hàng thương mại lại tích tụ được nguồn vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng tín dụng của mình. Ngày nay, có thể nói rằng hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó tiết kiệm một khối lượng tiền mặt trong lưu thông. - Nhìn vào hệ thống của ngân hàng thương mại, người ta có thể đánh giá ngay được hoạt động của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hay không… Chu chuyển tiền tệ hiện nay có thể thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do vậy chỉ khi chức năng thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng thương mại sẽ được nâng cao hơn vơi tư cách là người thủ quỹ của xã hội. Ngân hàng thương mại làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia. - Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTW về mọi mặt. Đặc biệt ngân hàng thương mại phải luôn tuân theo các quy định của NHTW về việc thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông, do đó NHTW sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM chấp hành. Như vậy, các NHTM là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. - Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các ngân hàng thương mại phải đạt hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các ngân hàng thương mại cũng được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế… - Tín dụng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển nghành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội của đất nước Ngân hàng thương mại tạo “ bút tê” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế. NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính làm trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút vốn tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết dựa trên vàng hay tiến giấy đã gửi vào ngân hàng, tiền vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ, hay tiền bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay người vay trả nợ ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông quay trở lại ngân hàng là tiền bị hủy bỏ. Trong phạm vi là nền kinh tế hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên, hàng ngày có tiền tạo ra và tiền hủy đi. Khối lượng tiền trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo ra ( phát tiền tệ ) lớn hơn luồng tiền hủy đi ( trả nợ ngân hàng). Các hoạt động cơ bản của NHTM. Nói chung các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những nguồn vốn có một số đặc tính ( một sự kết hợp cụ thể giữa tính rủi ro và lợi tức ) và dùng tiền để mua được những tài sản một số đặc tính khác. Như thế các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển một số loại tài sản thành một loại tài sản khác cho công chúng. Qúa trình chuyển các tài sản và cung cấp một loại dịch vụ ( thanh toán séc, ghi chép sổ sách phân tích tín dụng...). Giống bất cứ quá trình sản xuất khác trong một hãng kinh doanh. Nếu một ngân hàng tạo ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có được doanh thu cao nhờ vào tài sản của mình thì ngân hàng đó thu được lợi nhuận nếu không thì ngân hàng này chịu nhiều tổn thất. Tóm lại, các NHTM tạo ra lợi nhuận qua quá trình chuyển đổi tài sản: Họ vay ngắn hạn( huy động các khoản tiền gửi) và cho vay( thực hiện các khoản cho vay). Trong kinh doanh các NHTM không chỉ có mục tiêu lợi nhuận là duy nhất, sự rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ đe dọa sự đổ vỡ trong kinh doanh từ đó tạo ra tổn thất tài sản cho ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro các NHTM nắm giữ các tài sản, khả năng chuyển đổi ra tiền mặt với cho phí thấp cho dù các tài sản này có mức lợi tức thấp, Đặc biệt, các ngân hàng còn duy trì dự trữ quá mức hay dự trữ thứ cấp bởi vì chúng tạo ra sự bảo hiểm đề phòng thiệt hại do dòng tiền gửi rút ra khỏi ngân hàng. Các ngân hàng quản lý tài sản của họ để làm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món tiền cho vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro và tạo ra những dự trữ thanh khoản. Quản lý vốn là một công việc quan trọng, các ngân hàng lớn ngày nay ráo riết tìm kiếm những nguồn vốn bằng phát hành những công cụ nợ - VD như giấy chứng nhận tiền gửi chuyển nhượng được hoặc bằng các nỗ lực vay từ các ngân hàng và các công ty khác. Với sự tăng thêm tính chất bất định của lãi suất xuất hiện trong những năm 1980 các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc họ phải đối mặt với rủi ro lãi suất là rủi ro về thu nhập và lợi tức, tính chất rủi ro này gắn liền với những thay đổi trong lãi suất. Sự chênh lệch giữa nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và tài sản nhạy cảm với lãi suất là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi thu nhập của ngân hàng mỗi khi lãi suất thay đổi. Việc phân tích khoảng cách và khoảng thời gian tồn tại làm cho một ngân hàng biết được liệu nó có nhiều nguồn vốn loại nhạy cảm với lãi suất hơn so với tài sản nhạy cảm với lãi suất hay không các ngân hàng quản lí rủi ro lãi suất của họ không chỉ bằng cách biến đổi bảng quyết toán tài sản của họ mà còn bằng cách kinh doanh những vụ đổi chéo lãi suất các hợp đồng tài chính kì hạn, các hợp đồng quyền chọn các công cụ tài chính. Cho nên tín dụng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp liên quan đến khả năng cho trả các món nợ cho vay của các ngân hàng. Việc ứng dụng các khái niệm lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức giúp giải thích nhiều nguyên tắc quản lí ngân hàng liên quan đến hoạt động cho vay: sàng lọc, giám sát, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, các mức tín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng. Với những nguyên tắc như vậy các ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro vỡ nợ. Làm chức năng tạo cầu nối giữa người cho vay( người gửi tiết kiệm) với người đi vay trong quá trình chu chuyển vốn ngân hàng thương mại được nhìn nhận như là ngân hàng trung gian tài chính. Bằng việc đặt lãi suất cho các món cho vay cao hơn so với lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay( người gửi tiết kiệm) những trung gian tài chính luôn luôn thu được lợi nhuận. Ưu thế của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính thể hiện ở chỗ: có những chi phí thông tin và chi phí giao dịch lớn trong nền kinh tế. Để những người cho vay nhận ra được những người muốn vay và ngược lại để những người đi vay nhận ra được những người muốn cho vay là đòi hỏi chi phí lớn. Ngoài ra, chi phí cho việc nhận biết khả năng trả nợ và thỏa thuận lãi suất cũng là vấn đề lớn. Tất cả các chi phí này đều vượt quá khả năng của những người có khoản tiết kiệm nhỏ muốn cho vay hoặc đầu tư. Và như vậy NHTM với khả năng am hiểu thị trường huy động được nhiều khoản tiền tiết kiệm nhỏ để thực hiện các món vay sinh lời cao đảm bảo chi trả chi phí giao dịch lớn đồng thời vẫn có lãi, hơn nữa các NHTM còn giải quyết được các vấn đề rủi ro thông tin không cân xứng thường xuyên xảy ra giữa các bên tham gia thị trường tài chính. Nói tóm lại, hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là” vốn - tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng và loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khái niệm Nền nông nghiệp, với tính cách là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân vận hành theo cơ chế của thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay ở Việt Nam chỉ có thể phát triển phù hợp lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế khi có một hệ thống công cụ quản lý phù hợp. Kinh tế nông nghiệp được hiểu là toàn bộ những phương tiện mà nhà nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm định hướng khuyến khích và phối hợp các hoạt động kinh tế để đưa nông nghiệp đạt tới mục tiêu. Nói một cách khác, có thể hiểu kinh tế nông nghiệp là toàn bộ những phương tiện cần thiết mà nhờ đó các cơ quan và các cán bộ quản lý kinh tế các cấp sử dụng để điều tiết, hướng dẫn, khuyến khích phối hợp…các hoạt động của tập thể và cá nhân trong lĩnh vực khác nhau của nghành nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung. Đặc điểm - Tầm quan trọng của nông nghiệp đã trở nên rõ ràng khi chúng ta thấy rằng 70% số người nghèo trên thế giới sống ở nông thôn, gắn chặt với các hoạt động nông nghiệp. Từ trước đến nay vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế luôn mang tính bị động và nó chỉ được xem là có vai trò hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế. Chẳng hạn, trong mô hình của Lewis, lĩnh vực nông nghiệp được xem là cung cấp lượng lao động cần thiết cho sự mở rộng công nghiệp. Người ta tin rằng chỉ những lao động nào có khả năng thì mới chuyển từ nông thôn ra thành phố. Do đó tình trạng thất nghiệp ở thành thị sẽ không gia tăng. - Tuy nhiên, trong tình trạng nạn thất nghiệp đang lan tràn ở thành thị như hiện nay, trong suốt những năm 1970 và 1980, và đặc biệt khi lý do của tình trạng thất nghiệp ở thành thị được giải thích trong mô hình di cư của Todaro, các nhà kinh tế học cuối cùng cũng nhận ra tầm quan trọng của nông nghiệp. Vì vậy, trong những năm 70 và 80 chúng ta thấy có sự chuyển đổi đáng kể trong những suy nghĩ về phát triển, trong đó nông nghiệp và sự phát triển nông thôn trở thành vấn đề chính trong sự phát triển quốc gia. Việc chú trọng tới "Sự Kết Hợp Phát Triển Nông Thôn" (Integrated Rural Development) đã hình thành. Bằng sự phát triển này, chúng ta muốn nói đến chiến lược phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp và việc làm (i.e. công nghiệp) mà tối thiểu cần đến ba yếu tố có tính tương trợ sau đây: 1. Các điều lệ khuyến khích kỹ thuật, có tổ chức và giá cả để nâng năng suất của những nông dân sản xuất nhỏ. 2. Việc áp dụng chiến lược vào công việc làm hướng đến sự phát triển thành thị để gia tăng nhu cầu trong nước về sản lượng nông nghiệp. 3. Việc thực hiện chiến lược phát triển nông thôn đa dạng, phi nông nghiệp và khuyến khích lao động. Cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các NHTM. 3.1 Khái niệm Cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Đặc điểm * Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logic kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại ( cho vay, bảo lãnh, cầm cố…). * Xét về tính chất pháp lý thì hoạt động cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn về cơ bản thì có 3 hình thức: Cho vay ứng trước ( cho vay trực tiếp ) Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền Cho vay qua chữ ký ( cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký ). * Lãi suất cho hoạt động cho vay theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay ( VD: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi…) * Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tùy vào việc đánh giá hoặc xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay. * Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc hoặc lãi và một số thỏa thuận khác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận. Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay. 3.3 Quy trình cho vay ( thông thường gồm 6 bước ). Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay. - Khi khách hàng đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn gồm có: . Giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân . Giấy đề nghị vay vốn . Phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ. . Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất( bảng tổng kết tài sản và bảng quyết toán lỗ lãi). Nếu là doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải có kiểm toán. . Hợp đồng thế chấp, đảm bảo cầm cố tài sản và các giấy tờ gốc chứng nhận sở hữu đối với tài sản thế chấp, bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh. . Các giấy tờ khác liên quan đến việc vay vốn: Hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ , giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc cota nhập khẩu. Bước 2: Phân tích tín dụng ( Nội dung của bước này tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu) - Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho vay thu được gốc và lãi đúng hạn. - Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng. Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay - Sau khi xem xét thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thỏa mãn các điều kiện và nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay đối với khách hàng. - Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố. Bước 4: Giải ngân - Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn, tùy theo mục đích sử dụng tiền vay: phương thức thanh toán có liên quan đến tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp. - Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hành lập chứng từ gồm bảng kê như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn…ủy nhiệm chi, séc chuyển tiền. Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa và chỉ phát tiền mặt hoặc phát ngân phiếu thanh toán cho đơn vị vay khi người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng. Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hoạt động cho vay - Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh: phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết sử lý kịp thời. - Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi doanh nghiệp đến tổng khế vay, diễn biến dư có trên tài khoản tiền gửi để thu nợ đúng hạn. - Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 6 tháng và một năm, cán bộ tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng theo các loại doanh nghiệp phù hợp. - Phân tích đánh giá, xếp loại các danh mục nợ quá hạn, khó đòi, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý. Bước 6: Thanh lý hợp đồng. - Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xóa nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu. 4. Hiệu quả cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các Ngân hàng Thương Mại. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các Ngân Hàng Thương Mại. a. Đảm bảo nguyên tắc cho vay Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định. Do đặc thù của Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vây có các nguyên tắc khác nhau. Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Để đánh giá chất lượng của một khoản cho vay điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không . Trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Ban hành theo Quyết định số: 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Tại Điều 6. Nguyên tắc cho vay quy định rõ: “ Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho vay nào cũng phải đảm bảo. b. Cho vay đảm bảo có điều kiện Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đó là cho vay có đảm bảo đúng điều kiện hay không ? Trong “ Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” Ban hành theo Quyết định số: 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. Tại điều 7, điều kiện vay vốn quy định rõ: “Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng co đủ các điều kiện sau: 1. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. a. Với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam. - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. b. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nô._.ng thôn tại các Ngân Hàng Thương Mại. a. Nhân tố khách quan Môi trường chính trị - pháp luật. Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại cho ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ … Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTW như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng… Sự thay đổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vồn của NHTM. Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Sự thay đổi của các yếu tố : tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi , chính sách đầu tư tiết kiệm của chính phủ… sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dung và tiết kiệm tăng và người dân guwor tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại. Môi trường dân số. Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời môi trường dân số là cơ sở để xây dựng và diều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng. Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng do đó ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược cho vay để có thể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và khách hàng về chất lượng, số lượng và thời hạn… Môi trường địa lý. Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện xã, thành phố nông thôn… tùy từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít điểm cho vay vôn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số dân và các điều kiện khác nhau. Môi trường công nghệ. Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới… nhờ có công nghệ mà hoạt động cho vay vốn được cải tiến, phát triển rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. Môi trường văn hóa xã hội. Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng , văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý… Đối với ngân hàng hoạt động cho vay là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy mà ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc cho vay vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc cho vay vốn của ngân gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng chưa thực sự tạo được long tin đối với người dân sau hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát 600-700% làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng nhân dân và hàng loạt sự kiện khác có liên quan đến ngân hàng: Dệt Nam Định, Minh Phụng EPCO làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn. Ngân hàng chưa hú trọng đến công tác Marketing, tiếp thị, quảng cáo… người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rờm rà… b. Nhân tố chủ quan Chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô cho vay vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao. Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạng tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau à còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức này sang tổ chức tiết kiệm khác. Chính sách khách hàng Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất. Các hình thức cho vay vốn của ngân hàng Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Hình thức cho vay vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hut vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tổ chức dân cư. Mức độ đa dạng của các hình thức cho vay càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy, các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức cho vay vốn mới. Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không co giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh. Chính sách phục vụ quảng cáo Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay kho có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện để thu hút khách hàng, chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàn mới. Do đó, để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để nhiều người biết đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY NHẰM THÚC ĐẨY KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT – HOÀNG MAI 1. Khái quát chung về NHNo & PTNT – Hoàng Mai. 1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam– Chi nhánh Hoàng Mai. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng mở rộng quy mô cũng như chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng cao các tiện ích ngân hàng cho các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế. tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK. Trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ- Ba Đình – Hà Nội. Website : www.agribank.com.vn. Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoàng Mai là chi nhánh trực thuộc, chi nhánh cấp II trong mạng lưới hoạt động rộng lớn của Agribank. Được thành lập ngày 10-11-1999 theo quyết định số 880/QĐ/NHNN-02 của Tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank chi nhánh Hoàng Mai có con dấu riêng, bảng cân đối tài sản, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng Agribank Viet Nam. Chi nhánh có trụ sở chính tại 409 đường Tam Trinh – Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Sau gần 10 năm thành lập, với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã được Hội đồng quản trị, Ban giám đốc ngân hàng Agribank Việt Nam nâng lên thành chi nhánh cấp I trong năm 2008. 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức MÔ HÌNH TỔ CHỨC Tæng gi¸m ®èc Bé phËn gióp viÖc h®qt Ban kiÓm so¸t Héi ®ång qu¶n trÞ ban trï bÞ uû ban qu¶n lý rñi ro HÖ thèng kiÓm tra kiÓm to¸n néi bé C¸c phã tæng gi¸m ®èc KÕ to¸n tr­áng HÖ thèng ban chuyªn m«n nghiÖp vô Chi nh¸nh C«ng ty trùc thuéc ®¬n vÞ sù nghiÖp V¨n phßng ®¹i diÖn Së giao dÞch Së qu¶n lý kd vèn & ngo¹i tÖ CÔNG TY TRỰC THUỘC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH SỞ QUẢN LÝ KD VỐN & NGOẠI TỆ HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ Sơ đồ bộ máy quản trị ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH Ban lãnh đạo chi nhánh NHNN&PTNT Hoàng Mai, gồm có 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc phụ trách 2 mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí thành 5 phòng ban: Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Marketting Gi¸m ®èc chi nh¸nh Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc p. kh kinh doanh p. MARKETTING p. kt kiÓm so¸t p.kÕ to¸n P. hµnh chÝnh Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNN & PTNT chi nhánh Hoàng Mai. 1.3 Chức năng nhiệm vụ Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý và những phòng ban của đơn vị: Bộ phận quản lý: Gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các cán bộ kiểm ngân . Có chức năng là quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, tiếp nhận các chính sách, quyết định, kế hoạch của các cấp quản lý trên của Ngân hàng NN & PTNT. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng: - Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ của phòng . - Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát chương trình công tác, biện pháp thực hiện hàng tháng, quý, năm và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. - Phân công nhiệm vụ cho phó trưởng phòng, khi cần có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho Phó Trưởng Phòng. - Phân công, hướng dẫn và kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ và các văn bản chế độ có lien quan của cán bộ trong phòng. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát viên đối với lĩnh vực nghiệp vụ được Giám đốc Chi nhánh phân công phụ trách. - Có ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị đề bạt, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ trong phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Phòng: - Chấp hành sự phân công tác chỉ đạo của Trưởng Phòng. - Giúp việc cho Trưởng Phòng chỉ đạo, điều hành mét số mặt công tác do Trưởng Phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng về các nhiệm vụ được giao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Chi nhánh và trưởng phòng đối với những sai phạm xảy ra trong quá trính thực hiện các nhiệm vụ được phân công ủy quyền. - Phối hợp với Trưởng Phòng tổ chức học tập, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ trong phòng. - Khi Trưởng Phòng đi vắng, phó phòng thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc chung của phòng theo ủy quyền của trưởng phòng và chịu trách nhiệm về các việc đã giải quyết. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc hoặc Trưởng Phòng phân công. Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ chính: - Chấp hành sự phân công tác chỉ đạo của Trưởng Phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và Giám đốc về công việc được phân công. - Thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, ấn chỉ quan trọng, xuất nhập giấy tờ có giá chính xác kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền và đúng chứng từ kế toán. - Mở sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản, giấy tờ có giá, ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác, khoa học, bảo quản các sổ sách đúng chế độ kho quỹ. - Chuẩn bị đầy đủ điều kiện và chứng kiến việc kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ, kiểm kê đột xuất. - Chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và Giám §ốc về công việc được phân công. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Kiểm ngân: - Chấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo điều hành của Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng. - Thực hiện các việc thu, chi, kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi được phân công theo chức năng nhiệm vụ của phòng và các nghiệp vụ phát sinh đối với khách hàng được phân công quản lý. - Thực hiện trực tiếp các giao dịch thu chi, xuất nhập tiền mặt trên máy tính trên quy định và phân cấp ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. - Tham gia ý kiến với trưởng phòng về việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác và các vấn đề lien quan đến hoạt động chung của phòng. - Chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và Giám đốc về các vấn đề liên quan. Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Có chức năng giúp cho Giám Đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ thu chi nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Ngoài ra thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền, quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng… Phòng kinh doanh: Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của Nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động… Công tác Tổ chức – Nhân sự - Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám Đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh: Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của nhà nước và của AGRIBANK đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh. - Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh: triển khai mô hình tổ chức của chi nhánh theo phê duyệt của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật). Quản lý tiền lương (xếp lương, nâng lương, chuyển ngạch lương); giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động (định biên lao động, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ). - Hướng dẫn các Phòng/ Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động. - Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh quen quy định. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm, trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ kiết kiệm/Phòng giao dịch/ Chi nhánh mới. Công tác hành chính: - Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. - Quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. - Kiểm tra, giám sát, tổng, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý (sử dụng tài sản công, trật tự, an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy…). - Đầu mối triển khai thực hiện công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức hoặc Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam giao cho Chi nhánh tổ chức. Công tác quản trị, hậu cần: - Tham mưu, đề xuất vơi Giám Đốc về những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh. - Thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ lao động, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo đúng quy định, tiết kiệm và có hiệu quả. - Trình duyệt và tổ chức thực hiện mua sắm các loại tài sản, công cụ… đảm bảo điều kiện làm việc và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo công cụ, phương tiện làm việc và an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, sạch đẹp. Quản lý và điều hành: - Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng: Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các nhiệm vụ của phòng. Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát chương trình công tác, biện pháp thực hiện nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. Phân công, hướng dẫn và giám sát các công việc của cán bộ trong phòng. Có ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ trong phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao. - Chức trách và quyền hạn của Phó Trưởng phòng: Chấp hành sự phân công, công tác, chỉ đạo của Trưởng phòng. Giúp việc cho Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công và chịu trách trước Trưởng phòng về các nhiệm vụ được giao. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám Đốc hoặc Trưởng phòng phân công. - Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ: Chấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo điều hành của Trưởng, Phó Phòng. Thực hiện các công việc được phân công theo chức năng nhiệm vụ của phòng và các nghiệp vụ phát sinh đối với khách hàng được phân công quản lý. Góp ý kiến tham gia việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác chung của Phòng. Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trữ, bảo mật…). Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, quản lý phương tiện tài sản. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con ngưòi, tài sản của Chi nhánh và của khách hàng. Thực hiện những nhiệm vụ khác được Giám Đốc Chi nhánh giao. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: - Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc chi nhánh: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng Giám Đốc/Giám Đốc (chế độ phân công, phân cấp, ủy quyền, chế độ giao ban, báo cáo…) tại phòng và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện chi nhánh nhằm tự phát hiện các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Theo dõi giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh. - Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền dể tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại chi nhánh theo quy định. - Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc tỏ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh. - Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam. - Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. Phòng Maketing (Dịch vụ khách hàng) Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VND & Ngoại Tệ. Huy động vốn, tiếp thị quản bá sản phẩm và bán những sản phẩm tiện ích nhất của Ngân hàng. Phát triển dịch vụ về thẻ đặc biệt về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa. Cũng như các chi nhánh ngân hàng khác, các phòng ban của chi nhánh thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của NHNN & NHNN Việt Nam. - Tham mưu đề xuất với Giám Đốc Chi nhánh xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách phát triển khách hàng, quy trình nghiệp vụ phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị, đề xuất xếp loại khách hàng (khi cần thiết), các chính sách áp dụng tương ứng,… - Chịu trách nhiệm thực hiện marketing, bao gồm việc thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tại Trụ sở chính Chi nhánh để xử lý hoặc đề xuất với Giám Đốc Chi nhánh cách giải quyết, nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. - Tư vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và các vấn đề khác có liên quan: phổ biến hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng. 1.4 Khái quát tình hình hoạt động a. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng, một trung gian tài chính cung ứng vốn chủ yếu hữu hiệu cho nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại là “đi vay để cho vay” là cầu nối giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Do đó các ngân hàng luôn ý thức được tầm quan trọng trong công tác huy động vốn, bởi vậy trong những năm qua các ngân hàng thương mại đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do đó trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực và hoàn thiện bộ máy thực hiện công tác huy động vốn cũng như trang thiết bị và trình độ của đội ngũ cán bộ. Nhiều hình thức huy động hấp dẫn được mở ra nhằm thu hút vốn, nhiều quỹ tiết kiệm được thành lập, các hình thức thanh toán qua ngân hàng liên tục được hoàn thiện và mở rộng. Đặc biệt ngân hàng đã áp dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động kinh doanh của mình để thực hiện thanh toán liên hàng, bù trừ, điện tử được nhanh chóng, an toàn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, giữ vững hình ảnh Ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2008 và 2009 là năm có nhiều chuyển biến đối với Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai. Cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên đã khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan và đạt được các kết quả như sau: Kết quả hoạt động huy động vốn năm 2008 và 2009: - Năm 2008: Ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, thu hút được khoảng 5883 số khách hàng tham gia gửi tiền với tổng nguồn vốn đạt 815 tỷ VND, tăng 355 tỷ so với năm 2007. Trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 416,537 tỷ VND thu hút 4946 khách hàng. Tiền gửi thanh toán có khoảng 937 khách hàng, đạt 399,004 tỷ VND. Nguồn nội tệ đạt 770 tỷ, nguồn ngoại tệ đạt 45 tỷ đồng tăng 15 tỷ so với năm 2007. Tiền gửi dân cư đạt 197,077 tỷ chiếm 24% tổng nguồn vốn, tiền gửi thanh toán 618,464. - Năm 2009: thu hút khoảng gần 6000 khách hàng với tổng nguồn vốn đạt 907,912 tỷ VND, tăng 92,912 tỷ so với năm 2008, trong dó tiền gửi thanh toán là 735,353 tỷ VND, số món là 2601. Tiền gửi tiết kiệm 172,559 tỷ VND, số món là 3344. Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động huy động vốn của NHNN& PTNT Việt Nam- Chi nhánh Hoàng Mai. TT Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 2008& 2009 Số món Tỉ trọng % Số món Tỉ trọng % Số món Tỉ trọng % 1 Tiền gửi thanh toán 937 15,9 2.601 43,8 1.664 177,6 2 Tiền gửi tiết kiệm 4.946 84,1 3.344 56,2 (1.602) (32,4) Tổng 5.883 100 5.945 100 62 1,05 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 2008& 2009 Lượng Tỉ trọng % Lượng Tỉ trọng % Lượng Tỉ trọng % 1 Tiền gửi thanh toán 399.004 48,9 336.791 37,1 (62.213) (15,6) 2 Tiền gửi tiết kiệm 416.537 51,1 571.121 62,9 154.584 37,1 Tổng 815.541 100 907.912 100 92.371 11,3 (Nguồn: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008-2009 – Phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn chi nhánh ngân hàng đạt được trong năm 2009 tăng 92,371 tỷ VND so với năm 2008 (từ 815,541 tỷ VND năm 2008 lên 907,912 tỷ VND năm 2009). Tiền gửi tiết kiệm tăng 37,1% trong khi đó số món lại giảm 32.4% so với năm 2008 . Như vậy Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai đã áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp… với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi sau, linh hoạt phù hợp, lãi suất và mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ linh hoạt kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. Vì thế số lượng tiền gửi tiết kiệm đã tăng hơn so với năm 2008. Tuy nhiên, lượng tiền gửi thanh toán lại giảm 15,6% (từ 399,004 tỷ VND năm 2008 xuống 336,791 tỷ VND năm 2009) . Nhưng số món tăng 177.6% so với năm 2008 cho ta thấy khách hàng có nhu cầu thanh toán cao. b. Hoạt động sử dụng vốn Huy động vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh nhưng sử dụng vốn có hiệu quả mới là trọng tâm của công tác kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chủ trương của chi nhánh là cho vay tất cả các thành phần kinh tế, khách hàng được bình đẳng trong vay vốn của ngân hàng. Chi nhánh đã cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, ưu tiên tập trung các dự án trọng điểm, quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả đã giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, cải tiến trang thiết bị, quy trình công nghệ, giúp tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác sử dụng vốn và đã đạt được kết quả đáng khích. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm trên 90% tổng nguồn vốn vào năm 2009. Từ năm 2008 tới nay Chi nhánh cớ sự tăng trưởng về cả dư nợ, tỷ trọng và quy mô dư nợ: Số liệu năm 2008 và 2009 về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh: - Năm 2008: đến hết năm 2008 đã có 256 khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh ngân hàng, tổng dư nợ đạt 254,709 tỷ VND. Trong đó, cho vay ngắn hạn của chi nhánh là 212,535 tỷ VND, số món là 189; lượng tiền cho vay trung và dài hạn là 42,172 tỷ VND, số món là 256. - Năm 2009: tổng dư nợ có khả quan hơn là 355,278 tỷ VND tăng lên 100,141 tỷ VND so với năm 2008. Khách hàng đến giao dịch cũng tăng hơn so với năm 2008 đạt 320 tỷ VND, trong đó cho vay ngắn hạn là 240,982 tỷ VND, số món thanh toán là 214 món. Lượng tiền cho vay trung và dài hạn tăng đột biến 114,296 tỷ VND, với số món là 106. Bảng 2: Bảng chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn của NHNN& PTNT Việt Nam- Chi nhánh Hoàng Mai. TT Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số món Tỉ trọng trọng % Số món Tỉ trọng % Số món Tỉ trọng % 1 Cho vay ngắn hạn 189 73,8 214 66,9 25 13,2 2 Cho vay trung và dài hạn 67 26,2 106 33,1 39 58,2 Tổng 256 100 320 100 64 25 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 2009/2008 Lượng Tỉ trọng % Lượng Tỉ trọng % Lượng Tỉ trọng % 1 Cho vay ngắn hạn 212.535 83,4 240.982 67,8 28.447 13,4 2 Cho vay trung và dài hạn 42.172 16,6 114.296 32,2 72.124 171,02 Tổng 254,707 100 355.278 100 100.571 39,48 (Nguồn: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008-2009 – Phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai) Nhận xét: Công tác sử dụng vốn của Chi nhánh ngân hàng đã đạt được hiệu quả: tổng dư nợ từ 254,707 tỷ VND năm 2008 lên mức 355,278 tỷ VND năm 2009, tăng 100,571 tỷ VND. Trong đó cho vay ngắn hạn tăng 28,447 tỷ VND chiếm 13,4% và số món cũng tăng 13.2% so với năm 2008. Cho vay trung và dài hạn tăng 72,124 tỷ VND chiếm 171% và số món tăng 58.2% so với năm 2008. Có được kết quả trên, do ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán của người dân, cụ thể: Chi nhánh đã quan tâm chỉ đạo công tác thẩm định món vay, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Đặc biệt thực hiện về việc cơ cấu và phân loại nợ theo nhóm, chi nhánh đã triển khai thực hiện rà soát toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm hàng tháng nhằm đánh giá thực trạng nợ theo từng thời điểm, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý nghiêm túc nhằm đảm bảo đúng chất lượng tín dụng đang lưu hành. Chi nhánh đã đầu tư tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26653.doc
Tài liệu liên quan