Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Với kế hoạch đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Thanh Xuân trở thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của Thành phố Hà Nội ở cửa ngõ phía Tây Nam . Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi quận Thanh Xuân không ngừng vươn lên theo kịp tiến trình lớn mạnh của Thủ Đô, để thực hiện được điều này không thể không kể đến những đóng góp của ngành kế hoạch. Đặc biệt , đối với

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp quận huyện thì vai trò này càng trở nên quan trọng và không thể thiếu , trong đó bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quận , huyện là một công cụ vô cùng quan trọng góp phần làm cho bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù có tàm quan trọng như vậy nhưng hiện nay công tác thực hiện kế hoạch ở cấp quận Thanh Xuân đang bộ lộ một số hạn chế , yếu kém không đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong tình hình mới. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thiết thực , tối ưu nhất để nâng cao chất lượng thực hiện bản kế hoạch thực sự đang trở thành một yêu cầu tất yếu. Với việc thực hiện đề tài “ Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010” em hy vọng sẽ đáp ứng một phần yêu cầu đó. Dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội của quận,mục đích chính của việc thực hiện đề tài này là do em hy vọng có thể đóng góp những suy nghĩ, quan điểm cũng như những tìm hiểu,nghiên cứu của mình cho việc đổi mới công tác thực hiện kế hoạch phát triển kế hoạch tại Quận. Từ đó,có thể đưa ra một số giải pháp giúp cho việc thực hiện các bản kế hoạch thực sự có thể đi vào cuộc sống. Ngoài phần mở đầu, danh mục , bảng biểu , kết luận ,tài liệu tham khảo thì kết cấu của bài bao gồm ba chương : Chương một : Lý luận chung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Chương hai : Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch Quận Thanh Xuân Chương ba : Những giải pháp thực hiện kế hoạch Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Phạm văn Vận , cùng tập thể cán bộ phòng Tài Chính – Kế Hoạch quận Thanh Xuân , thành phố Hà Nội đã tận tình giúp em hoàn thành bài viết này. Nhưng do kỹ thuật và trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm bài. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô , các cô chú , các anh chị trong đơn vị thực tập để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn nữa. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI I . Khái niệm,đặc điểm,bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1 . Khái niêm : Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều vĩ mô nền kinh tế quốc dân,nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu,định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Từ đó,ta có thể đưa ra một định nghĩa chung về kế hoạch như sau ; Kế hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu,phương hướng,chính sách, biên pháp kinh tế quốc dân được biểu hiện trong một hệ thống các bảng cân đối,trên cơ sở nhận thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc dân và trên cơ sở khai thác có hiệu quả kinh tế xã hội cao mọi tài nguyên nhân - tài – vật - lực của đất nước. 2. Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Theo giáo sư Tony Killick ( viện nghiên cứu phát triển Oxford – Mỹ ) đưa ra 6 đặc điểm sau đây trong một kế hoạch : Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu chính trị của chính phủ ,việc đặt ra kế hoạch nhằm xác định những mục tiêu chiến lược có liên quan trực tiếp đến sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế đất nước. Môt kế hoạch phát triển đề ra một chiến lược mà thông qua đó người ta dự định được những mục tiêu , mà những mục tiêu này thường được biến thành các chỉ tiêu cụ thể. Kế hoạch được thể hiện bằng một loạt các nguyên tắc và chính sách được phối hợp từ Trung ương, cos nhất quán về nội dung được xem như là phương tiện tối ưu đẻ thực hiện các mục tiêu,chỉ tiêu và được sử dụng như một khuôn mẫu để hướng dẫn các quyết định cụ thể. Kế hoạch bao hàm toàn bộ nền kinh tế. Việc lập kế hoạch quốc gia bắt đầu bằng việc xây dựng các chiến lược mục tiêu và các chỉ tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó, các ngành cụ thể hóa các chương trình và chiến lược trung thành các kế hoạch của ngnahf trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể. Các ngành cụ thể các yếu tố của vùng và mối liên hệ giữa các ngành. Để đảm bảo tính tối ưu và tính nhất quán,hệ thống kế hoạch phát triển được cụ thể hóa bằng các chương trình,các dự án xem như là các hoạt động kinh tế cụ thể trong tương lai. kế hoạch phát triển thường kéo dài 5 năm và thể hiện như kế hoạch trung hạn ,có thể kết hợp với kế hoạch viễn cảnh dài hạn và được bổ sung bằng kế hoạch hàng năm. 3. Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Bản chất của kế hoạch hóa trước hết được thể hiện là một loạt các mục tiêu kinh tế xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn. một kế hoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong nền kinh tế quốc dân. Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của kinh tế. Kế tiếp bản chất của kế hoạch hóa được đúc kết lại, đó là cách thức tác động, hướng dẫn và điêu khiển của chính phủ. II. Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 1. Xây dựng kế hoạch Trên cơ sở đánh giá một cách cụ thể,chính xác thực trạng thực hiện các nhiêm vụ và các chỉ tiêu kế của thời kỳ trước,xem xét kết quả của việc thực hiện các dự án ,chương trình xây dựng đã và đang triển khai cũng như các yếu tố nguồn lực bên trong,bên ngoài cac nhà kế hoạch tiến hành: Cụ thể hóa và tính toán con số chỉ tiêu,mục tiêu phát triển Xác định cái giá phải trả cho mục tiêu đặt ra của thời kỳ kế hoạch. Đây là việc xác định nhu cầu về các yếu tố nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu như : nhu cầu về vốn,nhu cầu lao động,tahy đổi các yếu tố về công nghệ - kỹ thuật,nguồn tài nguyên. Đo lường các yếu tố nguồn lực hiện có trong thời kỳ kế hoạch như nguồn tích lũy,nguồn thu từ ngân sách,nguồn huy động vốn từ dân cư… các nguồn lực vật chất cụ thẻ kết hợp với những giới hạn về trình độ, thể chế,cơ chế hnahf chính,tổ chức sẽ là những ràng buộc tác động đến khả năng đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đạt ra. Cân đối các yếu tố nguồn lực chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch ,thực chất đây là việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cần có phản ánh thực trạng cân đối giữa mục tiêu với các yếu tố nguồn lực. Trong đó,điều quan trọng là chỉ ra các mất cân đối và hướng giải quyết các mất cân đối nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. 2. Thực hiện kế hoạch Trong bước này,vấn đề quan trọng trước hết là phải đưa ra được các chính sách,cơ chế,chính sách khuyến khích hay rang buộc để tạo ra môi trường vĩ mô thích hợp cho các ngành,các cấp ,các đơn vị kinh tế,các doanh nhân có cơ hội phát huy nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác các nhà tổ chức cần phải đặt ra các kiến nghị,giải pháp cần thay đổi trong thể chế,cơ chế hoàn thiện các tổ chức kinh tế,bộ máy quản lý có liên quan để xóa bỏ các trở ngại trong quá trình vận hành. Toàn bộ các phương tiện về chính sách,thể chế, công cụ này cần đặc biệt hướng vào việc khai thác,huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu kế hoạch. 3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Cần phải xác định các dạng thức hoạt động triển khai công tác kế hoạch,theo dõi tổ chức quá trình đánh giá và thực hiện kế hoạch.Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phải dựa trên các mục tiêu,các chỉ tiêu đã đề ra,với các mục tiêu chỉ tiêu ấy kế hoạch đã hoàn thành,chưa hoàn thành hay vượt mức đề ra.Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế -xã hội đảm bảo các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của các thời kỳ tiếp theo. ví dụ các như các mục tiêu đinh hướng gắn kiền nhằm ổn định sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế như : Tăng trưởng kinh tế nhanh; Tăng thu nhập bình quân đầu ngươi; Giải quyết công ăn việc làm ổn đinh mức giá cả; Giảm thiểu đối nghèo và bất công trong thu nhập … 4. Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết Để xử lý những bất cập trong quy trình kế hoạch hóa cần lưu ý các vấn đè cơ bản: Phải khẳng định quá trình kế hoạch hóa là vô cùng quan trọng và các nhà lãnh đạo chính trị tất yếu có một mối quan hệ áp đặt nhất định đối với quá trình kinh tế. Điều đó đòi hỏi các nhà kế hoạch phải có tác động tích cực nhất bằng cách lồng ghép những cân nhắc kinh tế một cách kiên quyết vào trong các quyết định chính trị,lượng hóa các yếu tố mà các nhà kế hoạch có thể tính toán được đẻ chứng minh tính chất đúng đắn của các vấn đề kinh tế. Tăng cường cho các nhà lãnh đạo chính trị các kiến thức về kinh té học nói chung và lĩnh vực kinh tế của riêng họ. Điều đó sẽ giúp các nhà lãnh đạo chính trị đưa ra các quyết định có căn cứ hơn, có hiệu quả hơn và đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hóa phát triển. Trong nghững trường hợp cụ thể có thể thay đổi một cách linh hoạt để giải quyết tình trạng bế tắc. Các nhà kế hoạch có thể bắt đầu bằng việc hình thành các mục tiêu và thứ tự ưu tiên rồi soạn thảo ra các kế hoạch lựa chọn. Việc đó giúp các nhà chính trị có căn cứ trong việc đánh giá mối quan hệ qua lại giữa các mục tiêu khác nhau. III. Vai trò của kế hoạch 1. Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kế hoạch hóa không chỉ là lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ chức, thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả. Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hoạt động cho tương lai của toàn bộ hay từng bộ phận của nền kinh tế. Còn tổ chức theo dõi và thực hiện bằng hệ thống các chính sách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch xem như là những cam kết của chính phủ đối với hệ thống kinh tế. Mặt khác kế hoạch còn là công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. 2. Vai trò thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Chính là sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu,kết hợp với các nguồn lực sẵn có và việc tổ chức các hệ thống, các đơn vị, cá nhân và phối hợp hoạt động của những bên, những bộ phận trong hệ thống tổ chức có liên quan với nhau, thông qua những cơ chế, thể chế và cách thức tiến hành cụ thể nhằm tiến đến mục tiêu, hoàn thiện kế hoạch một cách tốt nhất. CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA QUẬN THANH XUÂN I.Giới thiệu về quận Thanh Xuân 1. Qúa trình hình thành quận Thanh Xuân Quận Thanh Xuân_Thành Phố Hà Nội được thành lập theo nghị định 74/CP Chính Phủ ngày 22/11/1996,chính thức hoạt động có hiệu lực từ ngày 01/1/1997. Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Nội: Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp huyện Từ Liêm và Thị xã Hà Đông (Tỉnh Hà Tây).Diện tích tự nhiên 913,2 ha. Dân số tính đến tháng 10/2004 là 192.377 người Bộ máy hành chính Nhà nước của Quận được tổ chức thành 11 đơn vị cấp phường: Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Nhân Chính, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, Kim Giang,Khương Trung,Khương Mai. Trên địa bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp Nhà nước của Thủ đô và Bộ ngành Trung ương.  Đường Nguyễn Trãi, vành đai 3, Trường Chinh là những trục giao thông chính nối Quận với Trung tâm Thành phố, các quận huyện và tỉnh bạn.       Nhân dân Quận Thanh Xuân đã có nhiều đóng góp sức người, sức của trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước góp phần làm nên truyền thống lịch sử Cách mạng, văn hóa và lối sống mang bản sắc riêng của người Hà Nội. 8 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc , các đoàn thể và nhân dân trong quận đoàn kết, ra sứ thi đua xây dựng quận trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giành được những kết quả quan trọng. 2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: 2.1. Điều kiện tự nhiên Quận Thanh xuân được thành lập theo Nghị định 74/CP của chính phủ và đi vào hoạt động từ 1/1/1997 với 11 đơn vị hành chính cấp phường, có diện tích tự nhiên 913,2ha. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô. Có các đường giao thông huyết mạch đi qua đó là Quốc lộ số 1, Quốc lộ số 6 và 2 tuyến đường vành đai của Thành phố là đường Vành Đai 2, Vành đai 3 nên rất thuận tiện cho việc giao lưu mở rộng thị trường phát triển kinh doanh dịch vụ. Quận thuộc khu vực dự kiến phát triển đô thị của Thành phố trung tâm do đó có lợi thế để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội; địa hình của quận tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quá trình phát triển đô thị. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, có 8 trường Đại học, Cao đẳng, 5 trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề và nhiều Nhà máy xí nghiệp với đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, công nhân kỹ thuật lành nghề là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển của quận. 2.2. Tài nguyên thiên nhiên: So với các quận nội thành của Hà nội, quận Thanh Xuân có quỹ đất tương đối lớn và thuận lợi cho việc bố trí xây dựng mới các công trình công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài 80,275ha đất canh tác  nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trên địa bàn quận nhìn chung các công trình về nhà ở của dân giá trị thấp, bố trí không phải mặt đường; các công trình kiến trúc khác chất lượng còn thấp, trị giá không lớn thuận lợi cho giải pháp mặt bằng đền bù ít tốn tiền, đây là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân. 2.3. Kết cấu hạ tầng: +Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay trên địa bàn quận có hơn 180 trạm biến thế 6-10/0,4KV - Tổng công suất 88,990KVA và 2 trạm cắt điện 6KV. Các nhà máy, xí nghiệp, khu nhà ở lớn các trạm biến thế sử dụng trạm xây, còn lại đa số là trạm biến thế treo; mật độ trạm được đánh giá là lớn, bán kính phục vụ trung bình 200m nên điều kiện phân phối thuận lợi, hệ thống đường dây cột điện cơ bản được cải tạo, nâng cấp, dây tải điện chủ yếu là cáp kín độ an toàn cao. Hệ thống chiếu sáng toàn bộ các tuyến ngõ xóm, phố có mặt cắt từ 2m trở lên đều được lắp đặt đèn cao áp chiếu sáng. +Cấp nước: Ngoài hệ thống đường ống truyền dẫn và ống phân phối trên địa bàn quận có một số trạm cấp nước cục bộ của các cơ quan đơn vị doanh nghiệp có công suất từ 800-6000m3/ngày đêm. Hiện tại đa số các phường còn khó khăn về nước sinh hoạt, một số phường hệ thống đường ống dẫn xuống cấo chậm được sửa chữa nên nguồn nước yếu và thiếu nhất là vào mùa hè, một số khu dân cư đến nay vẫn phải dùng giếng nước khoan. +Giao thông: Mô hình mạng lưới giao thông đường bộ của quận Thanh Xuân chưa hoàn chỉnh và đồng bộ do quận mới thành lập. Trên địa bàn quận có 2 đường quốc lộ chính ra vào trung tâm Thành phố là quốc lộ 6 và quốc lộ 1A; đường vành đai gồm có Vành đai2 và Vành đai 3. Một số đường khu vực được hình thành từ lâu xuấ phát trên cơ sở tuyến đường liên xã, liên huyện hoặc đến các khu nhà ở đều được xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế quy hoạch. Đến nay các tuyến đường ngõ xóm cơ bản được cải tạo nâng cấp bê tông hoá. Nút giao thông quận có nhiều nút giao thông cắt, hiện có 2 nút đồng mức là Ngã tư vọng và Ngã tư sở. Đường sắt tuyến đi phía nam chạy qua địa bàn quận Thanh Xuân từ Ngã tư vọng đến đường Định Công dài 1350m. +Thông tin liên lạc: Quận Thanh Xuân có các tổng đài: Đại La dung lượng 4024 số, Thương Đình dung lượng 4756 số, Thanh Xuân Nam dung lượng 1008 số, Thanh Xuân Bắc dung lượng 1264 số. Ngoài tổng đài Thanh Xuân Bắc sử dụng 100% công suất, còn lại mới chỉ sử dụng khoảng 70% công suất. Tuyến thông tin bưu điện phục vụ thuê bao chủ yếu đi nổi treo cùng các loại dây khác không đảm baỏ an toàn và làm mất mỹ quan đô thị. 2.4. Tiềm năng du lịch: Quận Thanh Xuân nắm tiếp giáp với các huyện ngại thành, khu vực ngoại ô đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch của Hà nội tạo thành một quần thể du lịch thu hút khách du lịch. Quận có 29 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích khá nổi tiếng; đa số các di tích đều có giá trị lich sử, đây là nền tảng có thể khơi dậy và phát huy, vừa phục vụ cho yêu cầu xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc vừa ó thể khai thác hình thành các điểm phục vụ kinh doanh du lịch. Trên địa bàn quận ngoài một số khu nhà cao tầng đã được xây dựng theo quy hoạch với kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, còn có khu làng xóm cũ đang dần được đô thị hoá dọc theo các trục đường lớn nhìn chung phía sâu trong làng vẫn giữ được nét cổ truyền nhà thấp, có sân vường rộng nằm đan xen  là nhiều công trình di tích đình chùa tạo nên cảnh quan chung của khu vực. Hiện tại trên địa bàn quận còn nhều hồ, an, đầm được quy hoạch để cải tạo kết hợp với xây dựng công viên cây xanh tạo nên những khu vực vui chơi giải trí có cảnh quan đẹp. Sông Tô Lịch và sông Lừ chảy qua địa bàn quận hiện là tuyến thoát nước chính đang được đầu tư naọ vét làm sạch dòng chảy, trồng cây xanh kết hợp với làm đường dạo 2 bên sẽ tạo nên một trục không gian đẹp cho quận. Trên địa bàn phường Kim Giang quận đang dự kiến xây dựng trường đua ngựa, là trường đua đầu tiên của Hà nội, đây sẽ là một trong những lợi thế tạo thành một quần thể vui chơi giải trí và du lịch trên địa bàn quận. 2.5. Nguồn nhân lực Dân số của quận khi mới thành lập (1997) là 133.400 người với 32.185 hộ, đến thời điểm giữa năm 2003 dân số trên 18 vạn người với gần 50 nghìn hộ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 67,7% dân số. Do đặc điểm về sự hình thành nên quận có cơ cấu dân cư khá phức tạp. Ngoài bộ phận chủ yếu dân cư là các gia đình cán bộ, công nhân, bộ đội, công an, các trường đại học... còn có bộ phận dân cư làm nghề nông. Mật độ dân số trung bình toàn quạn năm 2002 khoảng trên 19 nghìn người/km2. Trên địa bàn còn có một bộ phận đáng kể người lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, sinh sống tạm thời. Do là quận ven đô đang trong quá trình phát triển đô thị và xây dựng nên dân số có xu hướng tăng nhanh. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có chuyển biến tích cực phù hợp với quá trình đô thị hoá toàn quận đến năm 2001: lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm rõ rệt ước tính khoảng 0,93%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có chiều hướng ổn định chiếm 36,31%; lao động các ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ rất cao và có chiều hướng tăng lên chiếm 62,75%. Về lao động đang làm việc theo khu vực: khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất gần 2/3 lực lượng lao động của quận; số lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 34,63%; lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 2-3%. Hiện tại tỷ lệ lao động của quận chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp so với mức bình quân của Thành phố và giảm đáng kể qua từng năm. lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao gần 20%; Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 25% đây là một lợi thế rất lớn của quận. Mặt khác trên địa bàn quận có nhiều trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu khoa học đây là nguồn tiềm năng rất lớn về chất xám, lao động kỹ thuật để tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan của một quận mới thành lập hiện vẫn còn một số lượng tương đối lớn lao động không có việc làm, còn số lượng không nhỏ học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học... đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm ổn định. Đây là trở ngại không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đặt ra những vấn đề về quản lý nguồn lao động đang có xu hướng tăng nhanh dưới tác động của quá trình đô thị hoá. II. Kế hoạch phát triển kinh tế quận Thanh Xuân đến năm 2010 1. Mục tiêu và các chỉ tiêu 1.1. Mục tiêu Đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Thanh Xuân trở thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của Thành phố Hà nội ở cửa ngõ phía Tây Nam. Cụ thể: - Xây dựng quận thành một khu đô thị mới văn minh, hiện đại, với hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ ngang tầm với các nước trong khu vực. - Xây dựng quận thành một trong các khu vực kinh tế trọng điểm của Thành phố vèe tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp mũi nhọn và các hoạt động dịch vụ; đồng thời là khu vực đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao của Thành phố và cả nước. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận theo hướng: công nghiệp - dịch vụ. - Xây dựng Thanh Xuân trở thành khu vực được đảm bảo tốt về an ninh, chính trị, trật tự xã hội và có môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô. Mục tiêu chung: - Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân trong giai đoạn 2001-2010  là 12,5%-13,5% (thời kỳ 2001-2005 là 13,5%, thời kỳ 2006-2010 là 12,5%), trong đó ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 12%-13%/ năm, dịch vụ là 17%-18%/năm. - Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đầu người trên địa bàn quận hàng năm thời kỳ 2001-2005 từ  9% đến 10%, thời kỳ 2006-1010 tăng từ 8% đến 9%. Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế,hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu,chi ngân sách cho đúng luật. Tiếp tục tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế,khai thác mọi tiềm năng,nguồn vốn,tăng cường xã hội hóa đầu tư,thúc đẩy các thành phần kinh tế tăng trưởng ,tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm. Phấn đấu hoàn thành các nội dung đề án số 30,31,32 của thành ủy và 3 kế hoạch thực hiện các đề án của Quận ủy đã được UBND quận cụ thể hóa bằng các kế hoạch số 32 về cải cách hành chính,kế hoạch số 34 về nâng cao hiệu quả kinh tế,kế hoạch số 35 về cải thiện môi trường và tập trung cao thực hiện kế hoạch số 19/KH – UB của UBND quận về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng,quản lý xây dựng,quản lý đất đai,quản lý TTXD,đô thị. Giữ vững ổn định về ANCT,TTATXH,tăng cường công tác quốc phòng gắn với đẩy nhanh quá trình đô thị hóa,làm chuyển biến rõ các mặt đời sống kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội trên địa bàn quận. Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực của chính quyền.Phấn đấu hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 2 (2000 – 2005) đã đề ra. 1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010 Tốc độ tăng GTSX bình quân 14.5% (TP là 14,5% - 15,5%). Tốc độ tăng bình quân TMDV 10,5 – 11%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống < 1,05% ở năm 2010. Giải quyết việc làm bình quân 4000- 4500 lao động/năm. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 95% ở năm 2010 Tỷ lệ trểm suy dinh dưỡng trong độ tuổi < 10% ở năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 giảm còn dưới 1% so với hộ dân và bình quân hàng năm giảm 30% số hộ hiện có. Tỷ lệ phổ cập THPT và tương đương trong độ tuổi đến 2010 là 80% Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch 100% ở năm 2010. 100% trạm y tế đủ điều kiện CSVC và đội ngũ cán bộ hoạt động có hiệu quả ở năm 2010. Hệ thống GTĐT cơ bản hoàn thành các tuyến đường chính giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông. 2. Nội dung kế hoạch 2.1. Lĩnh vực kinh tế. Tiếp tục đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân,tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,tạo mội điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Quản lý tốt nguồn thu ngân sách. Trong thời kỳ đầu của kế hoạch 2006-2010 quận triển khai thực hiện quyết định 142/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần Ban quản lý chợ thành doanh nghiệp kinh doanh theo luật. Tạo điều kiện để các hoạt động tài chính ngân hàng thương mại và các trung tâm giao dịch,siêu thị,trung tâm thể thao văn hóa,vui chơi giải trí,có điều kiện phát triển trên địa bàn quận. Tăng cường công tác thu ngân sách trên địa bàn quận,đảm bảo thu đúng thu đủ,thu công khai và tận dụng tất cả các nguồn thu cho ngân sách để phát triển kinh tế của quận. Bối cảnh quốc tế trên cũng đòi hỏi quận phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tránh được những khó khăn gây ra từ quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đã có; cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ kinh tế với các nước khối EU, các nước có nền kinh tế phát triển... đón dòng đầu tư từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Đông Á... tranh thủ tối đa hiệp định thương mại thế giới để tạo ra những khả năng mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư và phát triển những mối hợp tác kinh tế khác. Có cơ chế phù hợp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khai thác lợi thế của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó bản kế hoạch đề ra: KH 2009 KH 2010 1. Thu ngân sách trên địa bàn 132,500 137,200 - Trong đó thu từ KT ngoài QD 71,200 75,500 2. Chi ngân sách quận 110,000 110,100 - Trong đó chi đầu tư XDCB 32 32 3. Tổng giá trị sản xuất (Gía 1994) 9572,732 10630,700 - Công nghiệp ngoài quốc doanh 727,315 909,144 4. Gía trị tăng them 1.203,62 1.057,97 - Công nghiệp ngoài quốc doanh 121,219 181,829 5. Vốn đầu tư ngân sách do quận quản lý 110,0 110,1 6. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cơ cấu ngành 159 111 a. Vốn do quận quản lý 32 32 a1. Vốn sự nghiệp có tính chất xây XDCB 17 17 a.2. Vốn phân cấp theo quyết định 116 15 15 b. Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn 127 79 - Giao thông đô thị 35 38 - Giáo dục đào tạo 10 8 - Văn hóa thể thao 70 21 - Nhà ở 10 10 - các lĩnh vực khác 2 2 Đơn vị : Tỷ đồng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: - Duy trì tăng trưởng ổn định các cơ sở công nghiệp hiện có ở 3 khu vực tập trung là Thượng Đình, Nhân Chính, Giáp Bát theo hướng đầu tư chiều sâu, thay đổi thiết bị và công nghệ mới để nâng cấp chất lượng và hạn chế ô nhiễm. - Đẩy mạnh phát triển các ngành địch vụ: thương mại, du lịch, đào tạo nghề, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, pháp luật, dịch vụ đối ngoại... trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của quận, coi đó là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của quận. - Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 dự kiến là 12,5%-13,5%/ năm với điều kiện khả năng huy động vốn cao (mỗi năm khoảng 170-200 tỷ đồng). - Tập trung ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn: cơ khí, sản xuất thiết bọ điện, điện tử, tin học, chế biến nông sản, dệt, da giầy, may mặc, vật liệu xây dựng cao cấp. - Định hướng tổ chức không gian công nghiệp: cơ bản duy trì 3 khu công nghiệp hiện có. Hạn chế bố trí các doanh nghiệp công nghiệp mới ra ngoài 3 khu đó. * Ngành xây dựng: Dự kiến tốc dộ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 tăng 12%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 10%/năm. * Tiểu thủ công nghiệp: - Dự kiến tốc độ tăng trưởng: giai đoạn 2001-2005 tăng 24,5%; giai đoạn 2006-2010 tăng 21,5%. - Hướng quy hoạch phát triển các ngành: chế biến nông sản, lâm sản, dệt, may mặc, cơ khí xây dựng và cơ khí dân dụng. - Tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển, cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, tạo thành cơ cấu kinh tế công nghiệp nhiều tầng liên kết chặt chẽ với nhau. + Dịch vụ: * Định hướng phát triển các ngành dịch vụ - Phát triển dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. - Phát triển các trung tâm thương mại - Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiệm, du lịch... * Quy hoạch hệ thống chợ - Xoá các chợ tạm, chợ cóc, ổn định và khai thác có hiệu quả các chợ Thượng Đình, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang. - Hình thành khuôn viên các chợ đầu mối theo đúng vị trí quy hoạch. + Nông nghiệp thuỷ sản: Từ 2005 trở đi, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thuỷ sản sẽ không đáng kể. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận năm 2005 là 0,016% và năm 2010 là 0,006% 2.2. Lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý đô thị: Trên cơ sở kết quả của kế hoạch 19/KH- UB,UBND quận tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ chính trong lĩnh vực đầu tư,triển khai xây dựng khu di dân,hoàn thiện xây dựng một số trường theo quy hoạch đã được thành phố phê duyệt. Cải tạo và quy hoạch lại một số trường học để đảm bảo các trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất ,phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốc gia. Tăng cường đầu tư theo hướng xã hội hóa và phối hợp đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh Nhân Chính,hồ điều hòa Khương Đình và Hạ Đình. Phối hợp với sở giao thông công chính để cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân và đảm bảo cho việc cấp hoat nước không ngập úng. Đầu tư cải tạo và hoàn thiện các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.. Tăng cường sử dụng hợp lý và có hiệu quả vốn đầu tư,chống thất thoát lãng phí và tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Hoàn thành xây dựng quy hoạch chi tiết tất cả các phường,quản lý đô thị theo quy hoạch được duyệt. Quận cũng đã chú trọng đầu tư XDCB.Trong đó đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách được tổng hợp như sau: Tổng số vốn quản lý từ năm 2006 – 2010 là 157 tỷ đồng,được chia ra các ngành giao thông đô thi 60 tỷ,giáo dục đào tạo 49 tỷ, y tế 1,9 tỷ, văn hóa thể thao 22 tỷ, các ngành khác 24,1 tỷ. Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn quận là 821 tỷ,dược chia ra các ngành giao thông đô thị 283 tỷ,giáo dục đào tạo 75 tỷ, văn hóa thể thao 326 tỷ, nhà ở 120 tỷ,các ngành khác 17 tỷ. Chỉ tiêu Giai đoạn 2001 – 2005 Giai đoạn 2006 – nay Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng) Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng) Tổng cộng 339,106 978 I- Vốn do Quận quản lý: 100 122,195 100 157 Chia ra các ngành: - Giao thông đô thị 39,54 48,32 38,22 60 - Giáo dục – đào tạo 31,32 38,266 31,2 49 - Y tế 1,37 1,67 1,2 1,9 - Văn hóa thể thao 15,18 18,551 14 22 - Các ngành khác 12,6 15,388 15,4 24,1 II- Vốn do TP đầu tư trên địa bàn quận 100 216,911 100 821 Chia ra các ngành: - Giao thông đô thị 34,86 75,613 34,5 283 - Giáo dục – đào tạo 27,76 60,204 9,14 75 - Y tế 10,51 22,807 39,7 326 - Văn hóa thể thao 24,59 53,331 14,62,2,07 120 - Các ngành khác 2,28 4,956 17 Công tác giáo dục đào tạo – văn hóa – TT-TDTT-công tác y tế - dân số và giải quyết việc làm. Duy trì phổ cập THCS đúng độ tuổi,tiếp tục hoàn tất các điều kiện để chuyển các trường mần non sang bán công,thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về y tế,nâng cao trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,đảm bảo nâng cao chất lượng sống. Công tác phòng bệnh ngày càng được chú trọng,không đẻ xảy ra các vụ dịch nguy hiểm. Đẩy mạnh có chiều sâu phòng trào toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh công cộng,nâng cao chất lượng và duy tì vệ sinh đô thị,khắc phục tình trạng đổ phế thải,không đúng nơi quy định,từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22337.doc
Tài liệu liên quan