Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

MỞ ĐẦU Từ xa xưa, gỗ, tre, nứa và các loại thảo mộc như cói ngô, lục bình đã là những vật liệu gần gũi nhất trong cuộc sống của người Việt Nam. Từ những chất liệu bình dị rẻ tiền này, qua các bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm được nhiều người yêu thích. Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống,

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay sản phẩm, hàng hóa kinh tế thuần túy cho sinh hoạt hàng ngày, mà đó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ các nước, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang đậm nét văn hóa mỗi vùng. Tuy nhiên, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan … Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp hơn so với đối thủ trên thị trường xuất khẩu. Do đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu thực tập là:“ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport “ nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport nói riêng. CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ (GDP năm 2006 của nước này đạt 4.375 tỷ USD và 4.345 tỷ USD năm 2007 ), là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới, là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ. Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn với số dân 127,771 triệu (tính đến 01/10/2007) có mức sống cao. Nhật Bản là một trong những thị trường có sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế, họ có tính thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiểm tới 50%. Đặc điểm tiêu dùng của Nhật Bản là có tính đồng nhất, 90% thuộc về tầng lớp trung lưu. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật có những đặc điểm sau : 1.1.Về chất lượng Xét về chất lượng, Nhật Bản là một thị trường có yêu cầu rất khắt khe. Là đất nước mạnh về kinh tế kỹ thuật, mức thu nhập bình quân cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm cả dịch vụ hậu mãi như sự bảo hành, thay thế của nhà sản xuất khi sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ trong vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch… cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm cả lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng. 1.2. Về mẫu mã sản phẩm Người tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Xuất phát từ yếu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập được những sản phẩm hợp thời trang và phù hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của khách hàng. Thiên nhiên của Nhật Bản phân thành bốn mùa rõ rệt, người Nhật sống hòa đồng, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của họ chứa đựng những sắc màu của thiên nhiên. Vì vậy đồ dùng sinh hoạt thường có màu sắc khác nhau nhằm tạo cho họ cảm giác của các mùa trong năm. Ví dụ, những sản phẩm mây tre đan màu xanh da trời cho họ cảm giác của mùa xuân và hè, màu nâu và đen sẽ mang lại cho họ cảm giác của mùa thu và mùa đông. Chính vì thế màu sắc đã trở thành tiêu chí quan trọng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật Bản rất hứng thú và say sưa với quá trình tạo ra sản phẩm. Họ quan tâm đến việc sử dụng nguyên liệu, cách thức, kỹ nghệ tạo ra sản phẩm và bối cảnh truyền thống và họ luôn nghĩ rằng trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có “hồn” nên khi sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật này các nghệ nhân cần “thổi” vào sản phẩm của mình những tình cảm chân thật nhất. 1.3. Về giá Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Trước đây, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những hàng hóa cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng. Tâm lý này cho đến nay vẫn không thay đổi nhiều. Không giống như ở châu Âu, các bà nội chợ Nhật đi chợ hàng ngày theo thói quen để mua hàng tươi sống giống như các bà nội chợ Việt Nam, họ là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mã mới. 1.4.Vấn đề sinh thái Người Nhật rất khó tính, vì vậy việc tạo ra các sản phẩm làm hài lòng họ ngày từ lần đầu tiên là rất công phu. Đối với bất cứ mặt hàng mới nào thì vấn đề môi trường rất được người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Họ thậm chí đón chào rất nồng nhiệt những sản phẩm được tạo ra từ việc tận dụng nguồn nguyên liệu thừa như mẩu gỗ, mẩu cây… Hầu như các sản phẩm được thiết kế độc đáo, mới lạ với chất lượng cao xâm nhập thị trường Nhật Bản rất dễ dàng và gia tăng nhanh chóng. Nhưng cho đến nay, vấn đề về kỹ thuật vẫn là trở ngại đối với các sản phẩm Việt Nam ở thị trường này vì yêu cầu của người Nhật Bản về độ chính xác và hình dáng rất khắt khe. Hiện nay trên thị trường Nhật Bản các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và các nước ASEAN rất nhiều, vì vậy các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm cho những sản phẩm của mình mang nét độc đáo riêng, cân bằng về giá cả và chất lượng thì mới chiếm lĩnh được thị trường. 2.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 2.1.Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh xuất khẩu Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào tốp 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và đã có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/năm. Lâu nay, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, chiếm tới 29% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có ở trong nước và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản do khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường, mặt hàng và những bất cập trong cơ chế, chính sách. Hiện nay cả nước có hơn 2.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000 công ty tham gia vào hoạt động sản xuất-xuất khẩu sản phẩm này. Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5% giá trị xuất khẩu nên tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. 2.1.1.Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thực tế trong mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm đây là nhóm hàng có tỷ lệ dùng nguyên liêu trong nước là chủ yếu (nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm 3-5%), vì vậy tỷ lệ thực thu ngoại tệ sau xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao (theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ thu trên 95% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó nhóm hàng dệt may chỉ khoảng 25%). Với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 300 triệu USD/năm, hàng năm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngoại tệ cho đất nước, gia tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng phát triển nền kinh tế và dự trữ quốc gia. 2.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là hoạt động phát triển kinh tế nông thôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phát triển các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề công nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp thuần nhất. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong và ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên. Làng nghề truyền thống phát triển tạo cơ hội cho ngành dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thu sản phẩm. Do dó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động. Như vậy sự phát triển làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút thêm lao động. Cho đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt khoảng 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ và 20-40% cho nông nghiệp. 2.1.3.Tạo việc làm và nâng cao đời sống Trên phương diện xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, trong các làng nghề truyền thống, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề đã tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động thường xuyên và từ 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề thì tạo được 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm Bát Tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5000 - 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê. Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như tín dụng ngân hàng. Từ thực tiễn cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động chủ yếu tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao động nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận. Bên cạnh đó xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải hiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. Nơi nào có làng nghề phát triển thì ở đó thu nhập và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghệp là 430.000đ\tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190.000-241.000đ\tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70.000-100.000đ\ng\tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng: mức thu nhập của các hộ thấp nhất cũng đạt từ 10 – 20 triệu\năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấy thu nhập của hộ gia đình và của địa phương. 2.1.4.Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu là một hoạt động của kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực của đất nước để phát triển kinh tế. Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò thúc đầy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Vì khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực khác như: tài chính – tín dụng, bảo hiểm, vận tải, đầu tư, chuyển giao công nghệ… Ngược lại, các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sẽ có tác dụng thúc đẩy, mở rộng hoạt động xuất khẩu như: tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý để mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Việc ký kết các hiệp định thượng mại song phương, đa phương và gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. 2.2.5.Gìn giữ các giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của dân tộc Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó tạo nên nền văn hóa đó, đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo vủa người thợ thủ công. Vì vậy, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được truyền lại đến ngày nay. Kỹ thuật đúc dồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử của Hùng Vương dựng nước. Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba. Chính vì vây, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá tị văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới. 2.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2.21. Tính văn hóa Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ lâu đời, nó tồn tại và phát triển trong các làng nghề truyền thống, được làm ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ công. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều được tạo ra ở một làng nghề riêng, mang sắc thái, đặc trưng văn hóa của một khu vực địa lý và cộng đồng dân cư nhất định như gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, …. Qua sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ người tiêu dùng cảm nhận được giá trị nghệ thuật từ sự sáng tạo trong tạo dáng, đến sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ và hơn cả là sự kết tinh những nét văn hóa của dân tộc được truyền vào từng sản phẩm. 2.1.2. Tính mỹ thuật Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, chúng là sự hòa trộn giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ để có giá trị cao về nghệ thuật thì chỉ được sản xuất thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều loại sản phẩm vừa là đồ dùng sinh hoạt, vừa là vật trang trí. Chính những đặc điểm này đã đem lại sự khác biệt cho hàng thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở New York, Italia… hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã gây sự chú ý của khách hàng bởi tính tinh xảo trong đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. 2.1.3. Tính đơn chiếc Mỗi loại hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ nhưng nhờ các hoa văn, màu men, họa tiết trên đó người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng… . Bên cạnh đó tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, hàng của Trung Quốc hay của Nhật Bản cho dù có phong phú, đa dạng cũng không có được nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có giống nhưng không mang được hồn dân tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về văn hóa, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu, thúc đẩy giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp thế giới. 2.1.4. Tính đa dạng Tính đa dạng của sản phẩm được thể hiện trên 2 khía cạnh: - Văn hóa: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, từ những con rồng trạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên trống đồng, màu men, họa tiết trên các đồ gốm sứ, tất cả đều mang vóc dáng, đặc trưng dân tộc, quê hương và chứa đựng trong nó những hình ảnh văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc. Những nét riêng về phong tục của mỗi địa phương, các địa danh được thể hiện trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều làm tăng giá trị cho sản phẩm, gây cho khách hàng một sự thích thú, như một sự khám phá khi thấy sản phẩm. - Nguyên liệu: Sự phong phú của nguyên liệu sử dụng đã tạo nên các sản phẩm độc đáo. Từ mây, tre, nứa thậm chí có thể dùng cả rơm khô, sọ dừa, xơ dừa, cói, đay… tất cả các nguyên liệu đều rất sẵn có trong thiên nhiên. 2.1.5. Tính thủ công Hàng thủ công mỹ nghệ dễ dàng được cảm nhận ngay tính thủ công với tên gọi của nó. Tính thủ công được thể hiện ở công nghệ sản xuất đều là sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp nhưng sản xuất chính vẫn cần có những bàn tay điêu nghệ của các nghệ nhân. Bởi chính các nghệ nhân mới là người tạo ra cái hồn, sự đặc trưng cho từng sản phẩm và nó phản ảnh rõ nét tinh hoa văn hóa dân tộc. Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay cho dù không sánh kịp tính ứng dụng của các sản phẩm công nghiệp nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng. 3.Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 3.1.Lao động Việt Nam vốn là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, sáng tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác, trong các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại có những nghệ nhân, thợ giỏi, có tâm huyết với nghề, có ý thức và tinh thần trách nhiệm đào tạo nghề cho các thế hệ trẻ. Đó là những tiềm năng rất lớn trong phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở hiện tại và tương lai. 3.2.Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: mây, cói tre, đất… vốn là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp để trồng và phát triển các loại nguyên liệu này. Do đó, nguyên vật liệu để cung cấp cho sản xuất vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chỉ khoảng từ 3-5%. Đây là một thuận lợi lớn để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường thế giới. 3.3.Tiềm năng sản xuất và tính bền vững Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi đạt tới trình độ cao đều có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, một số mặt hàng còn có thể mở rộng quy mô do sự phát triển của thị trường. Điều đó đã được khẳng định trong thực tế đặc biệt là từ những năm sau “đổi mới”, khi mọi cơ sở sản xuất kinh doanh được phát huy quyền tự chủ, khi mọi sản phẩm được cạnh tranh. Qua một thời kỳ phát triển, các hình thức sản xuất kiểu mới, các quan hệ liên kết kinh tế mới đã xuất hiện và tỏ ra phù hợp với quy luật vận động. Từ thực tế đó cho thấy tiềm năng tồn tại và phát triển của hàng thủ công mỹ nghệ. Bản thân mặt hàng này tồn tại với lý do sâu xa (đã được lịch sử thừa nhận) và đứng vững trong điều kiện mới khi thu nhập từ sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của chúng rất phù hợp với quy luật phát triển kinh tế tiến bộ. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như đã được phân tích ở trên. Đó là một trong những nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Như vậy, đề ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi có sự quan tâm thiết thực của Chính phủ, các ban ngành liên quan. Đặc biệt là quan tâm đầu tư đúng hướng của các công ty tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Artexport Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập. Trước năm 1975, khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nghiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Artexport vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu, hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Từ năm 1976 đến trước năm 1990 , tuy đã là thời kỳ hòa bình thống nhất đất nước nhưng Artexport chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và tổ chức sản xuất ở địa phương nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm vẫn tăng đều, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988, Artexport xuất khẩu được gần 100 triệu Rúp , đồng thời xây dựng và mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như : Đức , Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản…v..v.. Năm 1991 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng của Artexport từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa. Công ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của các lãnh đạo Artexport và sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương), Artexport đã dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu Đôla Mỹ. Thời kỳ từ năm 2000 đến nay, chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông Nam Á, sự cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song Artexport đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu của mình. Trên con đường hội nhập và phát triển, việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định. Do đó, Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của mình trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế. Ngày nay, khi nhắc tới Artexport, bạn bè trong nước và nước ngoài còn được biết thêm một lĩnh vực hoạt động mới nhưng đã rất thành công đó là kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi. Với lợi thế có sẵn, công ty đã và đang tiến hành xây dựng một số nhà tầng có tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ công tác kinh doanh cho thuê văn phòng tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty cũng rất chú trọng tới việc mở rộng thì trường xuất nhập khẩu, phát triển các mặt hàng mới, đồng thời liên doanh sản xuất với các đối tác để tạo ra một nguồn hàng ổn định, chất lượng cao dành cho xuất khẩu. Artexport đã mang đến cho thị trường quốc tế những mặt hàng thủ công tinh hoa, được sản xuất từ bàn tay khéo léo của những người thợ Việt Nam. Những nỗ lực trên của công ty đã được ghi nhận bằng những giải thưởng như giải thưởng công ty xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các nước bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và một số bằng khen của Chính phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương). Bên cạnh những đánh giá cao của bạn bè trong nước, Artexport với hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp vẫn luôn được khách hàng quốc tế tin cậy do uy tín làm việc cũng như chính những sản phẩm chất lượng cao và phong phú về mẫu mã mà Artexport cung cấp. 1.2. Nhiệm vụ của Artexport Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được mục đích và nội dung hoạt động của công ty. Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đề xuất và kiến nghị với Bộ Công Thương và Nhà Nước các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Tuân thủ pháp luật về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh. Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, tự bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất khẩu – nhập khẩu bảo đảm thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pháp hiện hành. 1.3. Quyền hạn của Artexport Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản về hợp tác liên doanh, liên kết ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của công ty. Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng luật pháp. Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh, phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và chi phí thực tế phát sinh bao gồm cả tiền trả công cho người giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ Artexport ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi và có lời. Được liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh doanh và cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài để đầu tư, khai thác nguyên vật liệu sản xuất, gia công huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi hoạt động của công ty. Được mở các cửa hàng ở trong nước và ngoài nước khi được Bộ Trưởng Công Thương cho phép để giới thiệu mẫu mã, sản phẩm hoặc bán các sản phẩm do Artexport sản xuất hoặc do liên doanh, liên kết sản xuất. Được tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hoá của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy chế hiện hành. Được lập đại diện, chi nhánh của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của Nhà nước, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Artexport trong và ngoài nước, được cử cán bộ và công nhân ra nước ngoài ngắn hạn hoặc dài hạn, được mời cán bộ, công nhân nước ngoài làm việc theo quy chế của Nhà Nước và Bộ Công Thương. 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Artexport Ban giám đốc: Đứng đầu công ty là giám đốc; là người được tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Artexport trước pháp luật và trước cơ quan quản lý của nhà nước. Phó giám đốc công ty được giám đốc công ty đề nghị và được Bộ Công Thương bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được giao. Trong số các giám đốc có một giám đốc thường trực, thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng Trong quá trình hoạt động, giám đốc và các phó giám đốc điều hành trực tiếp thủ trưởng của các đơn vị, các phòng ban chức năng, kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp cho giám đốc, cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị mình với giám đốc. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của giám đốc, cung cấp thông tin thuộc ._.chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra các quyết định chỉ đạo đúng đắn kịp thời . Đầu kỳ kinh doanh, mỗi đơn vị, mỗi phòng kinh doanh đều được giao các chỉ tiêu kế hoạch. Trong quá trình kinh doanh, đơn vị phải tự lo nguồn hàng, tự tổ chức hoạt động kinh doanh. Cuối kỳ kinh doanh, đơn vị nào hoàn thành vượt kế hoạch mà Artexport giao cho lúc đầu kỳ thì ngoài các khoản phải nộp nghĩa vụ cho cấp trên theo quy định, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong đơn vị sẽ tăng thêm. Ngược lại, đơn vị nào kinh doanh không có hiệu quả, thu nhập thấp sẽ không đảm bảo nghĩa vụ với cấp trên, thu nhập của cán bộ công nhân viên của đơn vị đó sẽ thấp đi. Đây là động cơ khuyến khích cho các đơn vị cố gắng phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao. Các phòng ban chức năng quản lí, đề ra các phương án, quản lí vốn, sắp xếp nhân sự, điều hành sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lí. Các phòng trực tiếp sản xuất kinh doanh trên cơ sở các phương án được giám đốc duyệt, đảm bảo trang trải các chi phí và kinh doanh có lợi. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong Artexport Artexport. Về mặt tổ chức, không kể các chi nhánh, văn phòng đại diện, Artexport gồm các phòng ban và được chia ra làm hai khối là Khối đơn vị quản lý và Khối đơn vị kinh doanh. Từng phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nhưng giữa các phòng cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khối đơn vị quản lý : Phòng tổ chức hành chính : - Phòng giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp . - Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý tiền thưởng trình giám đốc. Phòng tài chính kế hoạch: - Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt động. - Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. - Kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu và thể thức, thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng, nếu để sơ xuất thì phòng tổ chức kế hoạch phải chịu trách nhiện liên đới cùng đơn vị. Ban xúc tiến thương mại: Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và quản lý các show-room cũng như các mặt hàng kinh doanh . Khối đơn vị kinh doanh Trên cơ sở các mặt hàng được giao các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu và được phân bổ (nếu có) các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để xây dựng phương án kinh doanh có thể tự quyết định trong việc ký hợp đồng để không lỡ thời cơ, trên cơ sở đảm bảo an toàn về pháp lý, có được hiệu quả kinh tế. Sau đó, khối đơn vị kinh doanh vẫn phải trình giám đốc phê duyệt phương án đó để đảm bảo nguyên tắc quản lý. Trưởng đơn vị sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh được duyệt được giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng kinh tế (nội ngoại thương) theo đúng pháp lệnh của hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm đầy đủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, bao gồm cả việc thanh toán tiền hàng từ chối giao nhận hàng và khiếu nại bồi thường. Để sử dụng tổng số vốn của công ty có hiệu quả, Artexport sẽ quản lý và điều hành toàn bộ số vốn trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh. Các đơn vị sẽ được phòng tổ chức kế hoạch bảo vệ bằng tất cả các nguồn. Đơn vị chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, lãi suất tiền vay và sử sụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Trường hợp mua hàng nhập khẩu theo phương thức dự án, bán thu tiền hàng nhập về trước khi trả tiền nước ngoài hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu thu được tiền bán hàng trước khi phải trả tiền hàng mua trong nước thì được hưởng lãi suất 1% mỗi tháng trên tổng số tiền đó. Mở sổ kế toán theo dõi tài sản quản lý, chi phí phát sinh và thu nhập của từng hợp đồng kinh tế, công nợ phải thanh toán và tình hình phân phối thu nhập, thực hiện quyết toán hàng quý và báo cáo . Phòng ban chức năng bao gồm: phòng thêu, phòng cói, phòng gốm, phòng mỹ nghệ, xưởng gỗ Đông Mỹ, xí nghiệp gốm, Chi Nhánh Hải Phòng, Chi Nhánh Đà Nẵng, Chi Nhánh HCM và các phòng XNK từ 1 đến 10 và khối liên doanh thực hiện triển khai các kế hoạch về mặt hàng hoặc thị trường mà đơn vị đảm nhận. 1.5. Sản phẩm của Artexport Thủ công mỹ nghệ là ngành nghề mang tính nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm như mâm đồng, hương án, lọ hoa, hoành phi, câu đối, chiếu cói, đồ gốm sứ, khăn thêu, đồ gỗ,… đã được làm từ lâu ở Việt Nam. Đây là nghề mà các khâu của quá trình sản xuất đều được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Mỗi một sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm có giá trị, thể hiện bản sắc dân tộc. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, khó cơ giới hoá với số nhân lực trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất lên đến hàng vạn người. Số lao động này chủ yếu từ các làng nghề ở các khu vực cung cấp nguyên vật liệu. Một phần nhỏ lao động còn lại thì thực hiện các hoạt động liên quan tới kinh doanh tiêu thụ mặt hàng. Các qui trình sản xuất khó cơ giới hoá như: thêu, vẽ tranh sơn mài, dệt đay cói,… Nó đòi hỏi nhiều lao động và chủ yếu là làm bằng thủ công. Nếu cơ giới hoá được thì chỉ ở các khâu như cắt, nung lò điện, trộn đất sét, máy tiện, máy mài Sử dụng nguồn vật liệu chủ yếu từ tự nhiên và có qui trình sản xuất khá phức tạp. Bản thân các mặt hàng của Artexport đã nói lên rõ xuất xứ của nguyên vật liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng mây tre đan: tre, mây, đay, cói… là những nguyên liệu dễ tìm ở Việt Nam, với bàn tay khéo léo của người thợ các sản phẩm này ngày càng được cải tiến, phong phú về mẫu mã, hình thức với giá cả tương đối rẻ nên được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hàng cói, ngô, dừa, mây: Có đặc điểm là nguyên vật liệu để sản xuất khá dồi dào ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm mặt hàng gồm; chiếu, làn đi chợ, dép, thảm lau chân… với kiểu dáng đẹp mang đậm bản sắc Á Đông. Những mặt hàng này xuất khẩu chiếm tỉ trọng không cao so với các mặt hàng khác của Artexport khoảng 10% tổng giá trị xuất khẩu của Artexport. Hàng sơn mài mỹ nghệ: Là mặt hàng có nguyên vật liệu dễ tìm, giá rẻ và có nhiều trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam song đòi hỏi quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn và trình độ tay nghề cao, phải có tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, quá trình làm rất tỉ mỉ công phu và tốn nhiều thời gian. Hàng gốm sứ: Đây là mặt hàng có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Artexport đã có rất nhiều cơ sở sản xuất gốm đặt ở Bát Tràng Gia Lâm – Hà Nội. Những năm đầu, thị truờng tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, chỉ có số ít là các nước tư bản chủ nghĩa. Khi các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng, thị trường thu hẹp lại, công ty đã đẩy mạnh chào bán sản phẩm cho các khách hàng thuộc khối tư bản chủ nghĩa. Bước đầu chỉ có các nước Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đan Mạch, Úc, về sau càng ngày các thị truờng càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục như: Hà Lan, Italia, Thụy Sĩ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zeland, Singapor, Angieri, Nam Phi…. Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuất khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị truờng trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng truởng, Artexport đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm gốm kết hợp với các chất liệu khác. Đó là: gốm thủy tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài… Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho công ty. Hàng thêu ren: Là mặt hàng mang đậm tính thủ công, đòi hỏi người sản xuất kiên trì, nhẫn nại và có con mắt thẩm mỹ. Trong những vừa năm qua, đây cũng là mặt hàng chủ lực của Artexport và được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Hàng đá: Các sản phẩm chủ yếu đuợc xuất khẩu gồm: Tumbled, Cut only Saw, Sandblasted, Bush Hammered, Honed, Kerd, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá Bluestone, đá Basalt, đá Granite, đá Marble (Hoa Cương), đá Sandstone. Các sản phẩm đá xuất khẩu của công ty được các nhà nhập khẩu chủ yếu tại thị truờng Châu Âu, đưa vào sử dụng tại các công trình xây dựng giao thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. 1.6. Nguồn hàng của Artexport Artexport là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có uy tín và nhiều kinh nghiệm, vì vậy tạo được rất nhiều mối quan hệ làm ăn buôn bán với các cơ sở cung cấp nguồn hàng. Nguồn hàng chủ yếu ở miền Bắc và chủ yếu tập trung chủ yếu ở một số làng nghề như gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm - Hà Nội, thêu ren ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, mây tre đan ở Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, sơn mài ở Hà Tây, hàng bèo của Hưng Yên, hàng cói ở Ninh Bình… Nguồn hàng cung cấp cho Artexport ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng. 1.7.Thị trường của Artexport Hiện nay sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới trên 45 quốc gia trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty như các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nước Đông Âu, Tây Âu, ngoài ra còn một số thị trường khác. Bên cạnh đó Artexport cũng đã không ngừng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới. Europe : Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Phần Lan, Anh, Ba Lan, Nga, Na Uy, bắc Ailen, Đan Mạch, Xcotlen. Asia : Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Africa : Nam Phi, Xênêgan. America : Hoa Kỳ, Canada. Australia : Australia, New Zealand. Tỷ đồng VN 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 1 : Thị trường xuất khẩu của Artexport Artexport 2002-2007 2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport 2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây Bảng 1 : Thống kê một số chỉ tiêu Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch xuất khẩu 439,24 513,5 560,9 619,36 673,554 Doanh thu 348 470 600 674 742 Lợi nhuận 2,050 2,187 4,5 7,350 9,672 Thu nhập bq đầu người 1,85 2,2 2,5 2,65 2,7 ( Nguồn : Báo cáo hàng năm phòng Tài chính – Kế toán ) Theo các số liệu những năm gần đây cũng như xem xét tài liệu về lịch sử truyền thống của Artexport, hoạt động sản xuất kinh doanh của Artexport đang tăng trưởng, phát triển và ngày càng có nhiều thành công hơn. Đặc biệt từ khi chuyển đổi mô hình sang mô hình cổ phần, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc: - Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng khá đều đặn, kim ngạch trung bình 5 năm gần đây là 561,3108 tỷ đồng VN. Năm 2004 tăng 16,9%; năm 2005 tăng 9,23%; năm 2006 tăng 10,422%; năm 2007 tăng 8,75%. Tăng trưởng trung bình đạt 58,578 tỷ đồng. - Doanh thu hàng năm có sự giảm sút, năm 2004 tăng 35,057%; năm 2004 tăng 27,66%; năm 2005 tăng 12,33%; năm 2007 tăng 10,089% tương đương 742 tỷ đồng gấp đôi doanh thu năm 2003 chỉ sau 4 năm. - Mặc dù doanh thu hàng năm có sự giảm sút song lợi nhuận lại thể hiện sự hoạt động kinh doanh khá khả quan. Năm 2004 lợi nhuận chỉ tăng 0,137 tỷ đồng, một con số khiêm tốn thì ngay năm sau, năm 2005 ( một năm sau khi cổ phần hóa) lợi nhuận tăng 2,312 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với năm trước. Từ năm 2005 tới 2007, lợi nhuận của Artexport tiếp tục tăng ổn định. Năm 2006 tăng 2,85 tỷ tương đương 63,33%; năm 2007 tăng 2,322 tỷ đồng tương đương 31,59%. - Thu nhập bình quân người/tháng của Artexport từ năm 2004 giữ trên mức 2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2005 là 2.5 triệu VNĐ/người/tháng, đến năm 2007 đạt 2.7 triệu đông/ nguời/ tháng, so sánh mức thu nhập đó với mức trung bình của Việt Nam thì đó quả là một con số đáng kể. Thêm vào đó phần cổ tức hiện được trả với lãi suất rất cao 10% - 20%/ năm luôn tạo ra được niềm tin với các cổ đông và kết quả hoạt động của Artexport. - Nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng rất cao, trung bình từ 16-20 tỷ VNĐ/năm. Đó là một thành công của Artexport trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. - Với những bước mở rộng phát triển của mình, công ty ngày nay đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 30 vạn người, có đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của nghành thương mại nước ta. 2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Artexport Là công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nên sản phẩm của Artexport đa dạng từ mặt hàng đơn giản đến những mặt hàng đòi hỏi sự tinh tế cao. Tuy nhiên một số sản phẩm chính của công ty như: cói, hàng sơn mài, hàng gốm sứ, hàng thêu ren vẫn giữ được sự ổn định trong xuất khẩu. Bảng 2 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ 2002 -2007 (Đơn vị: 1000 USD) Tên hàng 2003 2004 2005 2006 2007 KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) Cói,mây, tre 658 8 895 8,4 945,6 9,4 972 8,4 826 6,84 Sơn mài 2332 28,5 2919 27,3 2482,5 24,7 2358 20,45 2294 19 Gốm sứ 620 7,5 1356 12,7 645,8 6,42 1475 12,8 2586 21,42 Thêu 2690 33 3472 32,5 3108,6 30,9 3341 28,97 3126 25,89 Khác 1875 23 2036 19,1 2862,5 28,58 3386 29.38 3241 26,84 KNXuất khẩu 8175 100 10678 100 10045 100 11532 100 12073 100 (Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu hàng năm của Artexport) Artexport đã đa dạng hoá các mặt hàng dựa vào ưu thế của Việt Nam như nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. Hàng thủ công mỹ nghệ được khách hàng chọn lựa nhưng với những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Chính những đòi hỏi này từ phía người tiêu dùng quốc tế khiến cho công ty đã phải đưa ra những tiêu chuẩn trong việc tìm kiếm nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng số liệu trên đây chúng ta thấy: Từ năm 2003 đến 2005, các mặt hàng có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng và mất cân đối. Trong khi mặt hàng sơn mài và thêu luôn thể hiện ưu thế trong xuất khẩu thì mặt hàng cói, mây tre và gốm sứ lại chiếm tỉ trọng thấp, thường là dưới 10%. Đến năm 2006 và 2007, sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng thế hiện về sức hấp dẫn cho các thị trường và sự cân bằng trong xuất khẩu. Tỷ trọng các mặt hàng tương đối đồng đều. Năm 2007: Cói, mây, tre - 6,84%; Gốm sứ - 21,42%; Sơn mài – 19%; Thêu – 25,89%; Các mặt hàng khác 26,84%. Trước năm 2005, mặt hàng sơn mài của công ty rất được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch (năm 2003 chiếm tỉ trọng 28,5%; năm 2004 chiếm tỉ trọng 27,3%) và nó cũng là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Artexport. Từ năm 2005, hàng sơn mài có sự sụt giảm đáng kể về tỷ trọng và đến 2007, chỉ còn chiếm tỷ trọng 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng gốm sứ với mẫu mã và chủng loại đẹp nhiều hoạ tiết được rất nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng ưa chuộng. Trong một vài năm trở lại đây đặc biệt là năm 2003 mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng có 7,5 %. Do sự cạnh tranh với một số nước như Trung Quốc, Thái Lan. Nhưng đến năm 2004 tỷ trọng về gốm sứ đã tăng lên 5,2% so với năm 2003. Năm 2005 thì lại có đôi chút giảm. Song trong hai năm 2006 đạt tỷ trọng 12,8% và 2007 đạt tỷ trọng 21,42% có chiều hướng gia tăng và chiếm tỉ trọng cao trên đà phát triển thành mặt hàng chủ lực. Hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu của Artexport có chiều hướng giảm so với các năm trước, đặc biệt là năm 2002 với 6533 ngàn USD. Chỉ có hàng thêu ren là vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu và đạt mức tăng cao . Qua bảng số liệu trên thì hàng thêu ren vẫn là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm 2002 – 2007, thêu ren luôn là mặt hàng cao nhất trong tỷ trọng hàng xuất khẩu với tỷ trọng 33%, 32,5%, 30,9%, 28,97%, 25,89%. Mặt hàng cói, mây, tre cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch của Artexport. Tuy nhiên tỷ trọng của mặt hàng này thay đổi thất thường lúc tăng lúc giảm. Có thể do nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất mặt hàng này là khan hiếm. Đây là loại mặt hàng truyền thống của Artexport, vì thế mà công ty rất có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thu gom nguyên liệu, kiểm tra chất lượng mặt hàng. Với ưu thế đó, có thể nói phát triển mạnh mặt hàng này sẽ là một lợi thế đối với Artexport. Không những chỉ chú trọng đến những mặt hàng chủ lực này mà công ty còn kết hợp xuất khẩu những mặt hàng khác, đa dạng hoá chủng loại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong tương lai, tăng thị trường, tăng lợi nhuận khai thác tận dụng được lợi thế của mình. 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Artexport 2.3.1. Khu vực Tây Bắc Âu Là thị trường chính của Artexport, các quốc gia ở khu vực này hầu hết là các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao (năm 2007: Đức 39,650 USD/người; Pháp 40,782 USD/người; Bỉ 41,605 USD/người; Hà Lan 45,429 USD/nguời…).Đây là thị trường có tiềm năng lớn, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này đứng thứ nhất trong các khu vực, cụ thể là: khách hàng trong khu vực này chủ yếu là các nước EU như Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan…. Đặc biệt hai nước Anh và Pháp chiếm đa phần. Đó cũng là hai bạn hàng lớn của Việt Nam trong các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Khu vực này là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Artexport với một số mặt hàng như: gốm sứ, hàng sơn mài. Tuy nhiên nhu cầu của thị trường EU về hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao vì thế mà sức mua hàng thủ công mỹ nghệ là lớn nhưng họ cũng là những người khó tính, có những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. 2.3.2. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Khu vực Châu Á- TBD là thị trường có dân số đông nhất trên thế giới (khoảng 60% dân số thế giới) song thu nhập của người dân chưa cao, hầu hết các quốc gia ở đây là các nước đang phát triển. Mặt khác khu vực này có nền văn hoá, truyền thống rất đậm nét do vậy cần nghiên cứu kĩ về thị hiếu tiêu dùng, những nét đặc trưng riêng biệt của người Á Đông khi muốn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường này. Quan hệ làm ăn với các nước trong khu vực có điều kiện thuận lợi về địa lí, giao thông vận tải. Ở khu vực này, Artexport có các bạn hàng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, HongKong, Đài Loan, Singapore,…Nhật Bản. Trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu thường xuyên và ổn định của công ty. Ngoài ra còn có hai thị trường rộng lớn nữa là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2122 ngàn USD chiếm 43,7% kim ngạch của khu vực năm 2005, năm 2006 chiếm 19,3% và năm 2007 chiếm 1,2%. Sở dĩ tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm vì Trung Quốc đang là nước cạnh tranh rất mạnh với Việt Nam về hàng thủ công mỹ nghệ. Đối tác Hoa Kỳ sẽ là nước nhập khẩu hàng của Việt Nam lớn trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ. 2.3.3. Khu vực Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa cũ Đây là thị trường truyền thống của Artexport. Trước đây được kí kết theo nghị định thư vì thế kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này gần như đảm bảo. Kể từ năm 1992, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, hoạt động xuất nhập khẩu giữa công ty và thị trường này giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu là xuất khẩu để trả nợ vay trong những năm trước đây. Thị trường với số lượng dân gần 200 triệu người là thị trường có sức tiêu thụ khá lớn, không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh chặt chẽ như Tây Âu và các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu sang Đông Âu rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Artexport và luôn chiếm tỷ trọng dưới 6%. Thị phần thủ công mỹ nghệ bị mất đi của công ty cũng như của Việt Nam là do Trung Quốc đã thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này với mẫu mã và giá cả cạnh tranh hơn so với Việt Nam tại các thị trường như Hunggary và Nga. Các công ty Việt Nam và Artexport chưa bám sát được những thay đổi thị hiếu tiêu dùng trên thị trường, chưa có được những mẫu mã mới và những mặt hàng có chất lượng chính vì thế mà mất đi mảng thị trường lớn này. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới. Công ty cần phải quan tâm chú ý và có những thay đổi phù hợp với thị trưòng, khai thác được thị trường đúng với quy mô tiềm năng của nó. 2.3.4. Các khu vực thị trường khác Là tập hợp các thị trường nhỏ, phân tán, nhập hàng của Artexport không thường xuyên và có giá trị xuất khẩu thấp. Công ty đã mở rộng quan hệ làm ăn với một số thị trường như Ixaren, Palextin, Thổ Nhĩ Kỳ … Vì công ty hầu hết chú trọng vào thị trường chính nên giá trị xuất khẩu vào các thị trường nhỏ này chưa cao. Do đó cần phải quan tâm chú trọng vào những thị trường này để có thể tăng thêm được lượng hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khai thác được lợi thế theo qui mô. Đặc biệt, thị trường Bắc Mỹ và Đông Á là thị trường đầy triển vọng mà công ty chưa khai thác được tiềm năng. Việc khai thác thị trường này sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng được thị trường. 2.3.5. Hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu của Artexport được coi là một trong số những lĩnh vực chính bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu của Công ty. Hiện tại, công ty đang thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau : trực tiếp, ủy thác các mặt hàng thiết yêu theo định hướng chung của nhà nước và nhu cầu thị trường với doanh số nhập khẩu hàng năm lên tới gần 25 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu tập trung vào ba nhóm chính : Máy móc thiết bị : máy xúc, máy lu, máy ủi, ôtô đã qua sử dụng các loại, thiết bị điện, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, thiết bị y tế. Hàng tiêu dùng : hàng nông sản, hàng tiêu dùng nói chung Nguyên vật liệu : sắt thép, nguyên liệu thêu dệt , tấm xơ gỗ ép , hóa chất, vật liệu xây dựng, giấy, nguyên vật liệu sản xuất nhựa, nguyên vật liệu sản xuất hàng dệt may . 2.3.6.Kinh doanh bất động sản Theo khảo sát của các công ty tư vấn bất động sản tại Hà Nội thì nhu cầu sử dụng và điều tiết các văn phòng cho thuê đang tăng lên nhanh chóng trong khi diện tích các tòa nhà cho thuê tăng không đáng kể. Có thể nói, hiệu suất sử dụng của các tòa nhà văn phòng trung tâm luôn ở mức 97 -100% , phát huy gần như tối đa khả năng sử dụng. Trong điều kiện chung của thị trường, Artexport có lợi thế hơn so với nhiều công ty khác về mặt địa lý khi Công ty có tới 4 khu nhà nằm ở vị trí trung tâm thành phố : Toà nhà Artexport Building : 31 – 33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Toà nhà CFM : 23 Láng Hạ, quận Ba Đình , Hà Nội Toà nhà Artexport House : 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Nhà số 37 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm , Hà Nội 3.Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản 3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản Artexport là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, hoạt động trên cả ba lĩnh vực: sản xuất- dịch vụ- kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Bên cạnh những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu như: gạo, cà phê, may mặc thì thủ công mỹ nghệ có giá trị kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn song là nguồn đem lại thực thu ngoại tệ lớn cho công ty. Hiện nay, Artexport xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang rất nhiều thị trường như: Mỹ, Châu Âu, Nhật, …trong đó thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty là thị trường Nhật Bản Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản (2003-2007) Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng KN xuất khẩu 8,17592 100 10,6781 100 10,0451 100 11,5326 100 12,0731 100 XK vào Nhật Bản 0,91388 11,2 1,31403 12,3 1,51078 15 1,60254 13,9 1,69275 14 (Số liệu tổng hợp từ báo cáo kế toán hàng năm ) Nhìn vào bảng số liệu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport vào thị trường Nhật Bản, ta thấy Nhật Bản là một thị trường quan trọng trong xuất khẩu của Artexport, luôn chiêm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu (từ 11,2 đến 15% hàng năm). Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn là con số khiêm tốn so với tổng kim ngạch của công ty vì vậy Artexport luôn chú trọng vào các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu và duy trì xuất khẩu vào Nhật Bản. 3.2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất vào Nhật Bản 2003 – 2007 Đơn vị: 1000 USD Cơ cấu mặt hàng XK sang Nhật Bản Mây tre, cói % Sơn mài, mỹ nghệ % Gốm % Thêu, dệt may % Khác % Tổng Năm 2003 300.434 32,8 59.855 6,5 202.916 22,2 337.806 36,9 12.877 1,6 913.888 Năm 2004 421.746 32,1 60.739 4,6 1 16.099 8,8 516.690 39,3 198.761 15,2 1314.035 Năm 2005 433.734 28,7 105.494 6,9 183.876 12,1 684.407 45,3 103.269 7 1510.78 Năm 2006 496.389 31 124.821 7,9 153.314 9,56 738.922 46,1 89.094 5,44 1602.54 Năm 2007 482.554 28,5 121.437 7,2 176.971 10,4 745.151 44 166.637 9,9 1692.75 (Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu hàng năm của Artexport) Qua hai biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó ta thấy: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Artexport tăng lên qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2004, tăng 0,4 triệu USD tương đương với 43,8% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 196.745 nghìn USD, tương đương tăng 14,97% so với năm 2004. Sang năm 2006 và 2007, có sự giảm sút về tốc độ phát triển, cả hai năm này tăng đều so với năm trước. Năm 2006 tăng 91,76 nghìn USD, tương đuơng tăng 6,07% so với 2005, năm 2007 tăng 90,21 nghìn USD, tương đương 5,63% so với năm 2006. Về cơ cấu mặt hàng thì hàng mây tre đan, cói và hàng thêu, dệt may luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Hàng mây tre, cói chiếm tỷ trọng từ 28,5% đến 32,8% đứng thứ hai sau mặt hàng thêu, dệt may. Năm 2003 và 2004, mặt hàng này chiếm tỷ trọng hơn 32 %, từ năm 2005 tới 2007 có sự giảm sút đôi chút nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các măt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều này chứng tỏ hàng mây tre đan rất được người Nhật ưa thích. Với mặt hàng thêu thì đây là mặt hàng luôn giữ vị trí đứng đầu trong cơ cấu tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chiếm tỷ trọng từ 36,9% cho tới 46,1%. Sự thay đổi tỷ trọng không đáng kể, ba năm 2005, 2006 và 2007 giữ bình ổn trên 44% cho thấy mặt hàng này là một thế mạnh của Artexport rất cần duy trì và phát huy cả về số lượng xuất khẩu và chất lượng. Các mặt hàng như sơn mài, mỹ nghệ và gốm thì sự tăng giảm hàng năm không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của khách hàng và sự cải tiến mẫu mã chào hàng nên sức tiêu thụ của các mặt hàng này vẫn bấp bênh và ở dạng tiềm năng.Năm 2003, các sản phẩm gốm thể hiện là một mặt hàng được ưa chuộng với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này là 22,2% thì từ năm 2004 trở lại đây, tỷ trọng giảm đi rõ rệt xuống còn một nửa và dưới một nửa, cụ thể là : năm 2004 hàng gốm chiếm tỷ trọng 8,8%. Sang năm 2005 tỷ trọng có tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 12,1%. Năm 2006 và 2007 tỷ trọng vẫn giữ ở mức thấp là 9,56% và 10,4%. Còn với mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ và các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10%. Điều đó đòi hỏi cần phải chú trọng hơn trong công tác xúc tiến và cải tiến mẫu mã sản phẩm ở thời gian tới. Bên cạnh đó duy trì các mặt hàng truyền thống là mây tre đan và dệt may. 3.3. Hình thức xuất khẩu của Artexport Artexport xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, ngoài ra còn có một số hình thức xuất khẩu khác. Xuất khẩu trực tiếp thì mang lại giá trị và lợi nhuận cao cho công ty. Còn xuất khẩu uỷ thác và một số hình thức xuất khẩu khác thì lợi nhuận trong kinh doanh đều phải chia sẻ cho trung gian. Để có thể thực hiện được việc xuất khẩu trực tiếp, Artexport phải tự nghiên cứu thị trường trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời phải tìm các đối tác và bạn hàng, tìm hiểu các luật pháp và thông lệ quốc tế, nghiên cứu các vấn đề đầu vào và đầu ra …Với xuất khẩu trực tiếp thì công ty có thể chủ động được trong kinh doanh, tạo được uy tín đối với thị trường nước ngoài. Nhưng hình thức này đòi hỏi công ty phải có số lượng vốn lớn và chịu rủi ro cao hơn trong kinh doanh, cán bộ và công nhân viên cần phải có trình độ. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ năm 2004 – 2007 (Đơn vị: 1000 USD) Stt Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1 Tổng KN xuất khẩu 10.678 10.045 11.5326 12.0731 2 KN xuất khẩu uỷ thác 3.044 1.402 2.3556 1.9472 3 KN xuất khẩu trực tiếp 7.634 8.642 9.177 10.1259 4 Tỷ trọng (2)/(1) % 28,5 13,9 20,42 16,13 5 Tỷ trọng (3)/(1) % 71,5 86,1 79,58 83,87 (Nguồn :Tổng hợp báo cáo xuất khẩu hàng năm phòng tài chính kế hoạch) Từ kết quả trên đây ta thấy, tỷ trọng giữa xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp giữa các năm thay đổi không đồng đều, lúc tăng lúc giảm. Xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn so với xuất khẩu gián tiếp, và nó chiếm khoảng 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp là 7.634 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 71,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2005, tỷ trọng hình thức xuất khẩu này tăng lên 8.642 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 86,1%; tăng 14,5% so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 thì lại giảm đi với kim ngạch đạt 9.177 nghìn USD nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 79,58%, giảm 6,52% so với năm 2005. Song sang năm 2007, tỷ trọng lại tăng lên 4,29% so với năm 2006, đạt 10.1259 nghìn USD tương đương với tỷ trọng 83,87%. 4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport vào thị trường Nhật Bản  4.1. Điểm mạnh a ) Xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng  Artexport đã xây dựng được thương hiệu và uy tín tốt của mình trên thị trường Nhật Bản. Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Nhật đã được tiến hành khá tốt, kim ngạch xuất vào Nhật luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch (từ 11,2%-15% hàng năm). Công ty có rất nhiều đối tác kinh doanh Nhật Bản để có thể làm ăn lâu dài. Và việc giao dịch với khách hàng nhiều khi không cần giao dịch trực tiếp mà vẫn có thể đạt được sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai bên do họ đã tạo được uy tín lớn trong việc kinh doanh xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản. So với các công ty khác, Artexport có một lịch sử lâu đời và một chặng đường dài hoạt động, do đó rất có kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các mối quan hệ làm ăn trên thị trường, đặc biệt là với Nhật Bản, Artexport trở thành một bạn hàng quen thuộc, có uy tín, nên việc giao thương sẽ trở nên dễ dàng hơn. b ) Đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm  Với quá trình hơn 40 xây dựng và ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33138.doc
Tài liệu liên quan