Tài liệu Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ: Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần giải quyết.
Chính vì thế, “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt m... Ebook Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của Khóa luận:
Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay.
Kết cấu của Khóa luận:
Khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ
1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu
Trong lý luận Thương mại Quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu trong nước không đổi, thì giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và tỉ giá hối đoái. Nếu như thu nhập của nước ngoài tăng (tăng trưởng của nước ngoài tăng tốc) thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng. Nếu tỉ giá hối đoái tăng (đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng vì giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.
Trong thời gian qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá nhanh và bền vững qua các năm.
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %)
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
2000
14482.7
2001
15029.2
3.78
2002
16706.1
11.16
2003
20149.3
20.61
2004
26485.0
31.44
2005
32447.1
22.51
2006
39826.2
22.74
2007
48560.4
15.15
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Từ bảng 1.1, có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh và bền vững.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước: Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn, trong đó xuất khẩu là nguồn trực tiếp và quan trọng nhất, hơn thế nữa không tạo ra tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong khoảng thời gian tới, nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng, nhưng mọi nguồn vốn đầu tư hay cho vay của nước ngoài đối với Việt Nam cũng phải dựa trên cơ sở các quốc gia đó thấy được khả năng xuất khẩu của nước ta – đó là nguồn vốn duy nhất để trả nợ.
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Và từ đó có thể tạo ra nguồn vốn lớn cũng như công nghệ tiên tiến từ bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: trước hết, việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Đó còn là nguồn tạo vốn để nhập khẩu vật phẩm tiều dùng phục vụ đời sống và làm phong phú thêm những nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước: Chúng ta có thể thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặc khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam
Đầu tiên, chúng ta biết Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Lý do đơn giản là vì Việt Nam có chiều dài lịch sử 4000 năm, hơn nữa Việt Nam lại là nước có khí hậu khá phù hợp để trồng các loại nguyên liệu sản xuất hàng may mặc.
Thứ hai, Việt Nam có lao động dồi dào và nhân công giá rẻ. Trong khi đó, dệt may là ngành cần nhiều lao động. Vì thế, đây là một yếu tố có tác động tích cực trong quá trình sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam chưa cao. Vì thế không phải lúc nào đây cũng là một lợi thế để chúng ta có thể cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Thứ ba, các cơ sở dệt may của Việt Nam được phân bố ở các vùng đông dân cư sinh sống (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…). Vì thế có thể sử dụng lao động tại chỗ và một lần nữa giảm được chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh về giá cho hàng dệt may Việt Nam.
Thứ tư, công nghệ sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cũng như năng suất lao động của công nhân. Rất khó có thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng nếu chúng ta không có biện pháp nhập khẩu hoặc cải tiến trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghề của công nhân.
Thứ năm, phần lớn nguyên phụ liệu của Việt Nam phải nhập từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng một phần tới quá trình sản xuất. Việc phải nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng làm cho chúng ta mất chủ động trong khâu tổ chức sản xuất vì nguyên phụ liệu bị phụ thuộc vào nước ngoài. Hơn nữa do thiếu nguyên phụ liệu nên Việt Nam phần lớn là gia công cho nước ngoài. Do đó chúng ta chỉ lấy công làm lãi. Chính vì điều đó, nhiều Công ty sản xuất hàng dệt may của Việt Nam không mặn mà lắm và không có sự cố gắng hết sức trong hoạt động điều hành sản xuất.
Thứ sáu, yếu tố vốn, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngành dệt may cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam.
Theo ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thì dệt may là một ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư vì đầu tư vào ngành này chỉ cần ít vốn mà tỉ suất lợi nhuận lại khá cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, ở đa số các Công ty Dệt may, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro. Vì thế có thể nói đây là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi có rủi ro xảy ra. Nếu rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó khó có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo.
Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy xuất khẩu và dệt may được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó hoạt động sản xuất dệt may cũng gặp nhiều thuận lợi từ các chính sách của Nhà nước.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Đầu tiên, lại là yếu tố lao động, Việt Nam tuy có lao động dồi dào và giá nhân công rẻ nhưng chất lượng không cao. Kéo theo đó là năng suất thấp nên giờ công trên một đơn vị sản phẩm có khi lại còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy trong xuất khẩu chúng ta chưa phát huy được tối đa khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm trên các thị trường.
Thứ hai, vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại ở Việt Nam cũng như trên các thị trường nước ngoài chưa được phát huy một cách triệt để. Vì thế nhiều khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không hiểu rõ về thị trường và luật pháp nước bạn nên gặp phải một số khó khăn. Trong thời gian tới, hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Euro (EU) và Hoa Kỳ rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường vào loại ít nhất thế giới. Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nếu có bất cứ một trục trặc nào. Do chúng ta không nắm rõ luật pháp của nước ngoài và không nghiên cứu kỹ thị trường nên có thể gặp nhiều rủi ro. Vì thế, Việt Nam sẽ rất dễ bị thua thiệt nếu có xảy ra tranh chấp.
Thứ tư, do nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu và phần lớn là gia công thuê cho nước ngoài, nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất ít so với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa phản ánh một cách chính xác năng lực của ngành.
Thứ năm, vấn đề thương hiệu. Hàng dệt may Việt Nam không hề có thương hiệu trên thế giới. Ở một vài thị trường tuy hàng dệt may có dán nhãn “made in Việt Nam” nhưng lại không hề được khách hàng để ý đến. Đây chính là một điểm yếu lớn khiến cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới không nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là một hệ quả của việc thiếu tự chủ trong khâu nguyên phụ liệu và gia công thuê cho nước ngoài.
Thứ sáu, yếu tố vốn, pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam:
Như trên đã nói, ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vốn tự có ít và vốn vay là chủ yếu nên rất rủi ro. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì không những hoạt động sản xuất gặp khó khăn mà nó còn làm đình trệ hoạt động xuất khẩu.
Bộ Công thương đã ra thông báo số 6494/TM – XNK ngày 24/12/2004 để hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Bộ Tài chính cũng ra quyết định số 02/3005/QĐ – BTC về việc bãi bỏ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada. Như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu theo khả năng tối đa của mình sang các thị trường này. Hơn nữa, với sự kiện trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam càng có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang những thị trường này.
1.3. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm của ngành dệt may
1.3.1.1. Phân loại sản phẩm của ngành
Ngành công nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều các ngành hàng: từ khâu đầu cung cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp dệt may như hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị... Ba loại sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, và hàng may mặc.
Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc
- Sợi có nguồn gốc thực vật:
Sợi bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại: Sợi chải kỹ, chi số cao và sợi chải thô, chi số thấp.
Tơ tằm.
Sợi tổng hợp hay sợi nhân tạo (ví dụ: sợi Polyeste, xơ visco) được sản xuất chủ yếu từ phụ phẩm của ngành hóa dầu.
Sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác như PE, PA, PV…).
Phân loại sản phẩm vải
- Có thể phân loại theo loại sợi cấu thành vải (tương tự như phân loại sợi ở trên) thành vải sợi bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp… Cũng có thể phân loại theo kiểu dệt như sau:
Vải dệt thoi
Vải dệt kim
Vải không dệt
Phân loại hàng may mặc
- Có thể phân loại theo chất liệu vải của sản phẩm, cũng có thể phân loại theo mục đích sử dụng như sau:
Hàng mặc mùa đông (các loại áo Jacket, Comple)
Quần áo thể thao
Quần âu và sơ mi các loại
Đồ lót
Ngoài ra còn có một số loại hàng dệt may khác như: Túi xách, các sản phẩm phục vụ trang trí nối thất (áo gối, chăn, ga trải giường, thảm…)
1.3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành lớn
Do các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu mặc. Mà nhu cầu mặc của con người cũng lại rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có nhiều chủng loại. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, nhu cầu “ăn no mặc ấm” đã chuyển thành “ăn ngon mặc đẹp” để người ta thể hiện trình độ thẩm mỹ, sự văn minh của bản thân mình. Vì thế, thị hiếu cũng như nhu cầu với các sản phẩm dệt may ngày càng thay đổi nhanh chóng, yếu tố mốt cũng được chú trọng và đầu tư, vòng đời của sản phẩm ngày càng thu hẹp (vòng đời của sản phẩm dệt may ngày nay thường chỉ là một năm, thậm chí còn ngắn hơn). Do đó, nếu các nhà sản xuất đầu tư thích hợp vào nghiên cứu thị trường, liên tục đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm có thể tăng lên mạnh mẽ.
1.3.1.3. Sử dụng nhiều nhân công
Tỷ lệ lao động sốn trong sản xuất hàng dệt may tương đối cao, đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước có trình độ tự động hóa thấp. Trong các phân ngành sản xuất hàng dệt may như kéo sợi, dệt vài, may đều cần nhiều khâu sản xuất quan trọng cần phải có sự tham gia trực tiếp của con người mà máy móc không thể nào thay thế được. Ví dụ như trong thời đại ngày nay, theo kinh nghiệm cho thấy thì việc thao tác và xử lý nhiều công đoạn nhỏ, chi tết (cắt, ráp, may) hoàn toàn bằng máy một cách chính xác trên loại nguyên liệu mềm và dễ xô lệch như vải là rất khó khăn và nếu có làm được thì chi phí cũng rất cao.
Do đó, ngành dệt may là ngành thu hút rất nhiều nhân công, ở Việt Nam số lượng lao động hoạt dộng trong ngành dệt may lên đến 2 triệu người, tức là khoảng hơn 4% lực lượng lao động cả nước và chiếm khoảng 27% lao động công nghiệp trên toàn quốc
1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay
Công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh rất phù hợp với tổ chức quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, vì thế công nghiệp dệt may so với các ngành công nghiệp khác có suất đầu tư thấp hơn rất nhiều (đặc biệt thấp hơn hàng chục lần so với các ngành công nghiệp nặng như điện, cơ khí, luyện kim…). So sánh ngay trong ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, suất đầu tư của ngành dệt may (đặc biệt là ngành may) cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khác như ngành giấy, ngành da giày…
Hơn nữa, do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên thời hạn thu hồi vốn đầu tư đối với ngành dệt may cũng ngắn hơn nhiều so với những ngành khác. Thông thường, thời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là 12 – 15 năm, ngành may là 5 – 7 năm, trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác thời gian thu hồi vốn là trên 15 năm, thậm chí là hàng chục năm, chẳng hạn như công nghiệp thép. Hơn nữa, vòng đời sản phẩm trong ngành dệt may lại ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh (có thể lên đến 4 – 5 vòng/năm) nên vốn không bị ứ đọng giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi thị trường có nhiều biến động hay đồng tiền bị mất giá.
1.3.2. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong nền Kinh tế quốc dân
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời ở lĩnh vực dệt may, ngành dệt may Việt Nam đã chính thức hình thành với sự kiện ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm 1889.
Trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển, ngành dệt may Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn vì công cụ, máy móc lạc hậu, và quan trọng là chưa được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Cho đến Đại hội Đảng VI, vai trò quan trọng của ngành dệt may mới được chỉ ra và nhận thức một cách nghiêm túc, đúng đắn.
Cho đến nay, dệt may đã trở thành một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam. Văn kiện đại hội VIII của Đảng khẳng định: “…phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đầu tư hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi – dệt…” Văn kiện đại hội IX của Đảng khẳng định: “…phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng trong toàn quốc…”
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may mặc rất lớn.
Phục vụ nhu cầu tiêu dùng to lớn trong nước
Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới (hơn 80 triệu người). Vì thế nhu cầu về hàng dệt may của Việt Nam vô cùng lớn. Tuy vậy, do thu nhập thấp nên nhu cầu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là những loại hàng hóa thông thường, giá phải chăng. Nắm bắt nhu cầu đó, trong thời gian gần đây, ngành dệt may không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, số lượng và chất lượng cũng như tìm cách hạ giá thành sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tạo sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Phương hướng của hầu hết các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa là phát triển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua tăng trưởng nhanh và ổn định. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong nhiều năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tìm hiểu và thâm nhập thị trường các nước xuất khẩu không chỉ cho hàng dệt may mà còn cho những hàng hóa khác dựa vào mối quan hệ thương mại do xuất khẩu hàng dệt may mang lại. Hơn nữa còn có thể tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất trong nước.
Tạo công ăn việc làm
Do đặc thù của ngành, hoạt động sản xuất hàng dệt may thu hút nhiều lao động, lại không yêu cầu tay nghề cao và thời gian đào tạo không cần dài, như vậy dệt may là một ngành góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam trong điều kiện lao động Việt Nam rất dồi dào mà trình độ của lao động lại thấp. Đánh giá được tầm quan trọng của ngành dệt may, hiện nay nước ta đang thực hiện một “chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010” với mục tiêu phát triển tất cả các phân ngành sợi, dệt, may và sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu lao động vào năm 2010.
Tạo công ăn việc làm không chỉ giúp tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân mà còn ngành góp phần ổn định kinh tế xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội do nạn thất nghiệp gây ra như cờ bạc, rượu chè, trộm cướp…
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định là cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, ngành dệt may đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp nước ta, làm tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp so với ngành nông nghiệp. Ngoài ra, ngành dệt may còn thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi từ khu vực sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phát triển ngành dệt may một cách đồng bộ có bao gồm phát triển các vùng nguyên liệu mà cụ thể ở nước ta là các vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Đây là những loại cây công nghiệp quan trọng, việc phát triển nó không những đảm bảo nguyên liệu cho ngành dệt mà còn tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, vá vỡ tình trạng độc canh về cây lúa, chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao hơn trong điều kiện tự nhiên của địa phương. Bên cạnh đó, nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta, vì vậy phát triển nguyên liệu tơ tằm là hoàn toàn có tính khả thi. Sợi tơ tằm là loại sợi có giá trị cao trên thị trường cả trong và ngoài nước, phát triển các vùng trồng dâu nuôi tằm không chỉ giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp mà còn giúp phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống với những sản phầm dệt may độc đáo, đặc trưng của vùng và có giá trị rất cao trên thị trường. Ngoài ra phát triển các vùng trồng nguyên liệu sẽ tạo điều kiện phát triển công nhiệp chế biến nguyên liệu thô như dập, cán bông.
1.4. Giới thiệu chung về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.4.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
Trong thời gian đầu và khoảng giữa thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế châu Âu và châu Á bị tàn pháp nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, thì kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh.
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hoa Kỳ chiếm 42% GNP toàn cầu, đồng thời Hoa Kỳ cũng chiếm tới 54.6% về tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng so với toàn thế giới.
Nhờ có nền kinh tế hùng mạnh và phát triển, Hoa Kỳ đã bỏ vốn thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau đó thành lập công ty Tài chính Quốc tế IFC vào năm 1954, Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) năm 1960, Ngân hàng Á châu (ADB) vào năm 1966, Công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm 1990…
Với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức hoạt động kinh tế và thương mại ra đời như GATT, các tổ chức khác của Liên hợp quốc: UNDP, FAO, UNIDO…
Về tài chính
Sau một nửa thế kỷ, Hoa Kỳ duy trì sức mạnh và khả năng chuyển đổi tự do đồng USD, gần 50% tổng sản lượng thanh toán và đầu tư quốc tế được thực hiện qua đồng tiền này.
Hoa Kỳ cũng thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới bằng cách đẩy nhanh phát triển thị trường chứng khoán.
Về công nghiệp
Hoa Kỳ đi đầu khám phá và phát triển những ngành công nghiệp tiên phong. Vào cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đi đầu trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu mỏ. Đến đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ tập trung sản xuất xe hơi, đóng tầu, máy bay. Khoảng giữa thế kỷ XX thì lại tập trung vào phát triển công nghiệp điện và điện tử. Và đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Hoa Kỳ tập trung vào phát triển công nghệ thông tin và tin học.
Công nghiệp năng lượng cũng là thế mạnh hàng đầu của Hoa Kỳ, trong lĩnh vực này Hoa Kỳ có sức phát triển hàng đầu thế giới ở các ngành: dầu mỏ, khí đốt, thủy điện, uranium. Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới, thứ hai về thủy điện (sau Canađa), đứng đầu thế giới về năng lượng nguyên tử, về công nghiệp chế tạo…
Về nông nghiệp
Hoa Kỳ có một nền nông nghiệp rất phát triển nhờ có lợi thế diện tích rộng lớn, và nhiều vùng có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Không những thế Hoa Kỳ còn là nước áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản của Hoa Kỳ đều rất phát triển. Hoa Kỳ cũng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (sau Thái Lan và Việt Nam).
Về dịch vụ
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước chi phối nhiều loại hình dịch vụ trên thế giới như dịch vụ tài chính, thông tin, du lịch, giải trí (các sản phẩm âm nhạc của Hoa Kỳ chiếm đến 30% tổng giá trị giao dịch các sản phẩm này trên thế giới), đồ ăn nhanh, giải khát…
Chính sách đối ngoại
Hoa Kỳ xây dựng hệ thống thương mại và thị trường thế giới trên cơ sở các nguyên tắc, sáng kiến của Hoa Kỳ, các nguyên tắc ngày được thể chế hóa bằng các hiệp định của WTO. Hoa Kỳ dùng cơ chế của WTO buộc các nước khá phải thực hiện các cam kết song phương và đa phương, thực hiện mở của các thị trường mà Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh hoặc Hoa Kỳ độc quyền.
Đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Nga, Việt Nam, Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Âu cũ… Hoa Kỳ thi hành chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, vừa gây sức ép, vừa có những chính sách hỗ trợ ưu đãi để thông qua các hiệp định song phương và đa phương buộc các nước này cải tổ nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh hội nhập để đảm bảo lợi ích ổn định và lâu dài về tài chính, thương mại, đầu tư cho Hoa Kỳ.
f. Vài nét về thị trường Hoa Kỳ
Có thể nói, Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất toàn cầu, với dân số đông thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Trong năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ đạt khoảng 38.200 USD/người/năm (theo US Cencus Bureau), và với GDP là 13.194,7 nghìn tỷ USD (theo Bureau of Economic Analysis). Hoa Kỳ là một thị trường có sức tiêu dùng lớn nhất thế giới.
GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng không cao (do GDP của Hoa Kỳ quá lớn), song xét về mặt tuyệt đối, lượng GDP tăng thêm của Hoa Kỳ trong mỗi năm còn lớn hơn nhiều so với tổng GDP của nhiều nước trên thế giới.
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây
( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %)
Năm
GDP)
Tốc độ tăng trưởng
1999
9.268,4
2000
9.817,0
5,92
2001
10.128,0
3,17
2002
10.469,6
3,37
2003
10.960,8
4,69
2004
11.685,9
6,62
2005
12.433,9
6,5
2006
13.194,7
6,03
2007
13.843,8
3,78
(Nguồn: US Bureau of Economic Analysis)
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 – 2007 rất ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong hai năm 2001 và 2002 có thấp hơn so với các năm khác. Nguyên nhân chính là vì ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Nhưng điều này cũng cho thấy khả năng ổn định nền kinh tế rất tốt của Hoa Kỳ, bằng chứng là ngay sau đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ lại ổn định và còn vượt mức trước khi bị khủng bố.
Hoa Kỳ cũng là nước có GDP cao nhất trên thế giới. Hoa Kỳ luôn là nước đứng đầu trên thế giới về GDP trong nhiều năm và dường như ngày càng bỏ xa hơn các quốc gia khác.
Bảng 1.3: Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006
STT
Quốc gia
GDP (triệu USD)
1
Hoa Kỳ
13.201.819
2
Nhật Bản
4.340.133
3
Đức
2.906.681
4
Trung Quốc
2.668.071
5
Anh
2.345.015
6
Pháp
2.230.721
7
Italia
1.844.749
8
Canađa
1.251.463
9
Tây Ban Nha
1.223.988
10
Bờ ra xin
1.067.962
(Nguồn: World Development Indicators Database, World Bank, 1 July 2007)
Chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất linh hoạt và đa dạng theo phương châm “tiền nào của ấy”. Chúng ta biết rằng phong cách tiêu dùng của dân Hoa Kỳ khác với dân châu Âu, người Hoa Kỳ vốn rất thực dụng, nên họ vẫn rất ưa chuộng những hàng hóa giá rẻ. Hơn nữa, mức sống của người dân Hoa Kỳ cũng rất đa dạng, Hoa Kỳ là một đất nước giàu có nhưng không phải không có người nghèo, thậm chí rất nhiều. Đây lại là một điểm khiến cho Hoa Kỳ là một thị trường có thể tiêu dùng nhiều loại mặt hàng với chất lượng khác nhau và chủng loại cũng vô cùng phong phú. Vì thế, đó chính là cơ hội cho tất cả các đối tác buôn bán và làm ăn với Hoa Kỳ.
Có thể nói, Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn, một thị trường tiềm năng mà nhiều quốc gia vươn tới.
1.4.2. Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.4.2.1. Về thị trường
Hoa Kỳ là một đất nước có rất nhiều tầng lớp dân cư sinh sống, đó chính là một điểm khác biệt lớn so với thị trường EU hay Nhật Bản và các thị trường khác. Do có nhiều tầng lớp dân cư, nên cơ cấu, chủng loại hàng hóa ở Hoa Kỳ cũng rất phong phú. Từ các mặt hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thị trường này.
Dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói, thị trường dệt may Hoa Kỳ vô cùng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả. Có rất nhiều chủng loại hàng dệt may được tiêu thụ tại thị trường này. Hơn nữa, người Hoa Kỳ cũng không phải là những người cầu kỳ và kiểu cách như dân EU hay Nhật Bản.
Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ
Theo US Department of Commerce, trong năm 2005 nhập khẩu hàng dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ đạt 33.291 tỉ USD, tăng 5,41% so với năm 2004. Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường Hoa Kỳ với giá trị đạt 6.576 tỉ USD năm 2005, tăng 60,26% so với năm 2004. Mêhicô vẫn đứng thứ hai, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.388 tỉ USD, giảm 11,81% so với năm 2004. Honduras là nước đứng thứ ba về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 2.016 tỉ USD, tăng 0,16% so với năm 2004.
Xuất khẩu hàng dệt kim của các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Inđônêxia, Philippin và Lào cũng tăng lên trong khi xuất khẩu của Brunei và Sin._.gapore lại giảm. Cho đến nay, Việt Nam đang là nước đứng thứ 7 về xuất khẩu hàng dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hàng dệt may có chi phí thấp như Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 37,91% so với năm 2004, lên 937 triệu USD.
Cũng theo US Department of Commerce, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2005 đạt 37.514 tỉ USD, tăng 6,3% so với năm 2004. Trung Quốc cũng là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 10.231 tỉ USD, tăng 54,57% so với năm 2004, chiếm 27,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi của Hoa Kỳ. Tiếp theo là Mêhicô và Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 3.841 tỉ USD và 2.121 tỉ USD. Trong khi xuất khẩu của Mêhicô giảm 7,13%, thì xuất khẩu của Ấn Độ lại tăng tới 32,75% so với năm 2004.
Dung lượng thị trường
Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115,5 tỉ USD và tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2004 – 2008, lên 121,2 tỉ USD.
Dù mức tăng lượng hàng tiêu thụ bị chững lại do xu hướng suy giảm thu nhập nhưng giá sản phẩm dệt may cũng có xu hướng giảm do một số nhà sản xuất Hoa Kỳ đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm bớt chi phí cũng như do tỉ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất gia tăng.
Kênh phân phối
Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàng bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5 tỉ USD. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30 tuổi. Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc của Hoa Kỳ.
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes (Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%.
Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích, trong năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng.
1.4.2.2. Về tình hình sản xuất và lao động trong ngành dệt may Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, nếu như trong 10 năm (từ 12/1984 đến 12/1994), sản lượng ngành dệt tăng 32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong 10 năm 10 tháng tiếp theo đó (từ 12/1994 đến 10/2005), ngành dệt đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7% (Theo Bộ Công nghiệp Việt Nam).
Về lao động, từ 12/1994 đến 10/2005, 2 ngành này đã mất tới 907.900 việc làm (giảm 58,3%). Tính đến tháng 10/2005, dệt may Hoa Kỳ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm.
Trong những tháng nửa sau 2005, sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã có một số dấu hiệu phục hồi yếu ớt. Sản lượng dệt tháng 10/2005 tăng 2,4% kể từ 5/2005; sản lượng may mặc tháng 9/2005 tăng 4,3% kể từ 5/2005. Đây cũng là mức tăng lớn nhất (tính theo chu kỳ 4 tháng) kể từ tháng 6/1994. Một trong những nguyên nhân có thể do Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp tự vệ đối với 10 cat hàng dệt may của Trung Quốc (tháng 4/2005). Với việc đạt được thoả thuận về dệt may với Trung Quốc vào đầu tháng 11/2005, sản xuất trong nước của Hoa Kỳ còn hồi phục nhẹ trong năm 2006.
Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đã thuộc về các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASEAN... và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp.
Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt may từ các nước đang phát triển thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh có chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, Hoa Kỳ đã từ rất sớm thực hiện các chính sách kiềm chế nhập khẩu. Tuy thế các chính sách này đã không cứu được sản xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh tranh quá mạnh của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Toàn cầu hóa khiến sụt giảm sản xuất trong nước ở những ngành cần lao động giản đơn như may mặc là một xu thế tất yếu ở những nước phát triển như Hoa Kỳ. Các chính sách của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế hàng dệt may nhập khẩu đã không đem lại hiệu quả bảo vệ sản xuất trong nước của họ.
1.5. Một số quy định chủ yếu của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may
Quy chế quản lý của Hoa Kỳ với hàng nhập khẩu
Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ:
Luật thuế suất năm 1930: Nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ chống lại việc nhập hàng giả, quy định thuế suất cao với hàng nhập khẩu, hiện nay luật này vẫn còn hiệu lực nhưng sau nhiều lần điều chỉnh thuế đã hạ xuống nhiều.
Luật buôn bán năm 1974: Định hướng cho các hoạt động buôn bán, có nhiều điểu khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu.
Hiệp định buôn bán 1979: Gồm các điều khoản về sự bảo trợ của Chính phủ về các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế - là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ cấp hoặc bán phá giá.
Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh 1988: cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với cá quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Hoa Kỳ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Hoa Kỳ. Những quy định ngặt nghèo của Hoa Kỳ về hàng nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhập được thị trường Hoa Kỳ. Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:
1.5.1. Thuế nhập khẩu
Thuế hàng hóa nhập khẩu được tính trên các cơ sở:
Mã hàng hóa tính thuế
Thuế suất
Trị giá tính thuế
1.5.1.1. Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ
Mã hàng hóa tính thuế và thuế suất đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được xác định thông qua “Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ” (Harmonized Tariff Schedule of the United States of America (HTS)). HTS giải thích hệ thống mô tả và mã số hàng hóa, liệt kê tất cả các loại thuế suất của tất cả các loại hàng hóa đánh vào tất cả các nước. Để xác định chính xác thuế suất áp dụng cho mặt hàng cần tìm, cần xác định đúng mô tả hàng hóa và thuế suất áp dụng cho mặt hàng đó.
Thuế suất nhập khẩu vào Hoa Kỳ được xác định theo một trong ba phương pháp cơ bản sau:
Thuế suất trị giá (ad varolem rate): Là một tỷ lệ % xác định của trị giá hàng hóa, đây là loại thuế suất được áp dụng phổ biến nhất.
Thuế suất đặc định (specific rate): là thuế suất thể hiện bằng một số tiền nhất định trên mỗi đơn vị số lượng hoặc trọng lượng, loại thuế suất này được áp dụng cho hàng nông sản.
Thuế suất phối hợp (compound rate): là loại thuế suất áp dụng kết hợp cả hai phương pháp trên.
Mức thuế suất HTS được chia thành hai cột:
Cột 1: hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang được hưởng quan hệ thương mại bình thường (normal trade relation – NTR) nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu mức thuế suất tham chiếu áp tại cột 1 “mức thuế suất” hay còn gọi là “mức thuế suất NTR” của HTS. Cột 1 “mức thuế suất” được chia thành hai cột phụ là “phổ thông” và “đặc biệt”:
Cột phổ thông (general) quy định mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng NTR nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trung bình các dòng thuế khoảng 4%)
Cột đặc biệt (special) quy định mức thuế suất ưu đãi (thấp hơn mức thuế suất NTR hoặc bằng 0) theo một hay nhiều chương trình ưu đãi thương mại và thuế quan đặc biệt của Hoa Kỳ với các nước khác. Ví dụ: với các nước đang phát triển theo “Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập” (Generalized System of Preferences – GSP), các nước Bắc Mỹ theo “Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ” (North America Free Trade Area – NAFTA), các nước vùng vịnh Caribê “Đạo luật về phục hồi kinh tế các nước vùng vịnh Caribê” (Caribean Basin Economic Recovery Act – CBERA), Ixraen theo “Khu vực mậu dịch tự do Hoa Kỳ - Ixraen” (United States – Israel Free Trade Area)…
Cột 2: Thuế suất phi NTR dành cho các nước không được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường như Cuba, Bắc Triều Tiên, Siri… Mức thuế suất này rất cao, cao hơn nhiều so với mức thuế NTR (ví dụ: mức thuế suất NTR đối với mặt hàng quần áo nam chất liệu bông – HTS 1603320000 là 13,8% còn mức thuế suất phi NTR là 90%).
Mỗi mặt hàng đều có mã số riêng tương ứng trong HTS và được phân loại theo các nhóm và phân nhóm chi tiết đến 10 chữ số, hàng dệt may được phân loại rất chi tiết và cụ thể trong HTS từ chương 50 đến chương 63.
1.5.1.2. Giá tính thuế
Giá tính thuế là giá giao dịch (theo quy định của GATT). Giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hóa đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như chi phí đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền máy móc thiết bị nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà sản xuất… Giá giao dịch để tính thuế không tính phí vận chuyển và bảo hiểm lô hàng nên hàng hóa mua trên cơ sở CIF thì phần chi phí cho bảo hiểm và vận tải sẽ được trừ đi trong giá tính thuế của hàng hóa.
Ngoài thuế nhập khẩu ra hải quan Hoa Kỳ còn thu các loại phí sau:
Phí xử lý hàng hóa: 0,21% trị giá hàng hóa
Phí cầu cảng: 0,125% trị giá hàng hóa
1.5.2. Hạn ngạch nhập khẩu
1.5.2.1. Khái niệm, phân loại và cách thực hiện hạn ngạch nhập khẩu
Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm dệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình có bị hạn chế không cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi.
Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuế quan (tariff – rate quota).
Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn số lượng một loại hàng hóa nhất định được phép nhập khẩu hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu cho phép thì số hàng hóa vượt quá chỉ tiêu hạn ngạch sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ cho đến hết thời hạn của hạn ngạch đó (số hàng này phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ đến khi có hạn ngạch trở lại)
Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong một thời gian nào đó với một thuế suất thấp (reduced rate). Ở đây không có sự hạn chế về số lượng nhập khẩu như hạn ngạch tuyệt đối nhưng số lượng hàng hóa vượt quá chỉ tiêu trên sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
1.5.2.2. Visa hàng dệt may
Visa là một loại dấu chứng thực xác nhận trên hóa đơn hoặc trên “Giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do cơ quan trực thuộc Chính phủ của nước có sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ cấp. Theo Hiệp định về visa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ thì hàng dệt may Việt Nam cần có visa mới được cấp phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Visa sẽ do cơ quan có thẩm quyển trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp (cụ thể ở Việt Nam là Bộ Công thương và các Sở Thương mại), ngày cấp visa là ngày người có thẩm quyền ký chứng thực, người ký visa phải là người được Chính phủ Việt Nam ủy quyền.
Một visa hợp lệ phải bao gồm các nội dung sau:
Số hiệu visa gồm 9 ký tự (ký tự đầu thể hiện năm xuất khẩu, 2 ký tự tiếp theo là mã nước xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, 6 ký tự cuối là số visa theo thứ tự cấp. (Ví dụ Visa No: 3VN001234)
Ngày cấp (Ví dụ 01 May 2005)
Chủng loại hàng (ví dụ Category 438)
Số lượng hàng hóa, có kèm đơn vị tính (ví dụ Quantity: 100, unit of quantity: dozen)
Chữ ký gốc của người cấp.
Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng sẽ không được phép nhập khẩu.
Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn được phép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ vào hạn ngạch áp dụng. Số lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác.
Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nếu: số hiệu visa, chủng loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ, bị thay đổi, không hợp lệ hoặc thiếu chính xác.
Visa không được chấp thuận sẽ cần có một visa mới, phù hợp do cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp, hoặc có văn bản miễn trừ visa (visa waiver). Văn bản miễn trừ visa do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấp theo yêu cầu của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington.
Hải quan Hoa Kỳ sẽ không trả lại visa không được chấp thuận sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu. Tuy nhiên, sẽ cung cấp một bản sao có giá trị của hóa đơn thương mại đã được cấp visa.
1.5.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may
1.5.3.1. Các quy tắc chung
Hoàn toàn được sản xuất: Xuất xứ là nơi sản phẩm dệt hoặc may 100% được sản xuất hay chế tạo ở nơi đó.
Sợi bao gồm cả sợi đơn và sợi tổng hợp: Xuất xứ sợi, chỉ, sợ xe, hay dây tết… được xác định như sau:
Đối với xơ sợi chưa xử lý – là địa điểm xe sợi.
Đối với sợi tơ – là nơi sợi được sản xuất ra.
Vải: xuất xứ vải là nơi vải được dệt, đan, kết, ép… lại qua các quy trình sản xuất vải khác.
Các sản phẩm dệt may khác: xuất xứ của tất cả mọi sản phẩm dệt may khác là nơi mà các thành phần của nó được lắp ráp hoàn chỉnh (trừ các bộ phận nhỏ như khuy, chuỗi hạt, … hoặc các bộ phận lắp ráp nhỏ như cổ, cổ tay áo, túi…).
Quy tắc áp dụng trong trường hợp sản xuất ở nhiều nước
Trường hợp không thể xác định được xuất xứ của sản phẩm dệt hoặc may theo một trong các quy tắc trên và sản phẩm được tạo ra là kết quả của quy trình sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ được xác định như sau:
Là nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất xẩy ra. Quy trình này được xác định trong trường hợp cụ thể thông qua pháp quyết của Tòa án hay án lệ (các bản án đã phán quyết trước đó).
Nếu không thể xác định được quy trình lắp ráp hoặc sản xuất quan trọng nhất thì nước xuất xứ sẽ là địa điểm cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp đó xảy ra.
1.5.3.2. Tờ khai xuất xứ hàng dệt may
Tờ khai xuất xứ hàng hóa được nộp cho hải quan ngay khi hàng nhập vào. Có ba loại tờ khai xuất xứ hàng dệt may khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ:
Tờ khai xuất xứ đơn (Single country declaration) được sử dụng cho việc nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc nguyên liệu và đã được sản xuất chỉ từ một quốc gia hoặc hàng dệt may được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu được sản xuất từ một quốc gia khác hoặc Hoa Kỳ.
Tờ khai xuất xứ kép (Multiple country declaration) được sử dụng cho những mặt hàng dệt may được sản xuất hay gia công bằng các nguyên liệu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Ngoài ra còn có tờ khai phụ (Negative declaratioin) được sử dụng cho các sản phẩm không thuộc các chỉ dẫn hàng dệt may của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các thông tin chủ yếu phải được thể hiện trong tờ khai xuất xứ hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ gồm có:
Đối với hàng hóa gồm ký hiệu nhận dạng hàng hóa, các chi tiết mô tả hàng hóa, số lượng cụ thể mỗi loại sản phẩm của lô hàng, quốc gia xuất xứ, quy trình sản xuất và gia công hàng hóa, ngày xuất khẩu (ngày phương tiện vận tải rời cảng cuối cùng của quốc gia xuất xứ).
Đối với nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gồm các chi tiết mô tả nguyên liệu, quốc gia sản xuất ra nguyên liệu đó, ngày xuất khẩu.
Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ hàng dựa trên thông tin ghi trong mỗi tờ khai, nếu thông tin không đầy đủ, hải quan sẽ yêu cầu cùng cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ của lô hàng. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong.
1.5.4. Quy định về hóa đơn thương mại
1.5.4.1. Quy định chung
Với mỗi hóa đơn được ký bởi người bán, hãng sản xuất, nguoiwf đại diện thương mại phải cung cấp những nội dung sau:
- Cảng nhập nơi hàng gửi đến.
Nếu hàng hóa được bán hoặc đồng ý bán, ghi thời gian và địa điểm hàng hóa được mua bán, tên và địa chỉ người bán người mua. Nếu là hàng gửi bán phải kê khai từ đâu đến, lúc nào và tên của người gửi cũng như người nhận.
Mô tả chi tiết về hàng hóa: tên hàng, phẩm cấp hoặc chất lượng của hàng, nhãn hiệu, mã số, cùng với nhãn hiệu và số hiệu đóng gói của hàng hóa, tổng số kiện cùng ký hiệu trên mỗi kiện hàng.
Tổng lượng hàng tính theo các đơn vị đo lường (kg, cái, tá, m2…)
Giá bán của từng loại hàng theo đồng tiền trong hợp đồng nếu hàng đã được bán hoặc đồng ý bán.
Giá được tính trên đơn vị tiền tệ của quốc gia nào (USD, VND…)
Ngoài ra, tất cả những chi phí khác trên hàng hóa phải ghi thành khoản theo tên và lượng bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, hoa hồng, hòm, container, bao bì, chi phí đóng gói…
Các khoản giảm trừ và tiền thưởng cũng phải ghi thành từng khoản riêng.
Nước xuất xứ.
Những hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp để sản xuất sản phẩm không tính trong giá ghi trên hóa đơn.
Hóa đơn và những hồ sơ liên hệ phải được trình bày bằng tiếng Anh. Mỗi hóa đơn phải liệt kê đầy đủ chi tiết từng mặt hàng được đóng trong mỗi thùng.
Khi có nhiều hóa đơn khác nhau trên cùng một chuyến hàng, mỗi hóa đơn phải được đánh số theo thứ tự ở dưới mỗi trang, bắt đầu từ chữ số 1 trở đi. Nếu hóa đơn đầu tiên chỉ có 1 trang, hóa đơn 2 có 2 trang, hóa đơn 3 có 4 trang: thì phải ghi như sau: inv1, P.1, inv2, P.2, inv3, P.4…
1.5.4.2. Quy định riêng với hàng dệt may
Hàng là sản phẩm sợi thuần túy hay là hàng dệt sợi thì trong hóa đơn cần nêu:
Sợi là loại tự nhiên hay nhân tạo, tên sợi là gì, xác định theo nhóm các loại sợi và xếp theo thứ tự tùy vào trọng lượng sợi đó cấu thành từ 5% hay nhiều hơn trong tổng trọng lượng sợi của sản phẩm.
Tỷ lệ tính theo trọng lượng của mỗi loại sợi trong toàn bộ thành phần sợi của sản phẩm
Tên nước chế biến hay sản xuất sợi đó.
Đối với hàng dệt bằng sợi nhân tạo, nội dung hóa đơn phải nêu:
Chiều rộng chính xác của vải.
Mô tả chi tiết hàng hóa, thương hiệu hàng hóa nếu có.
Hàng có được tẩy trắng hay không, được nhuộm hay dệt từ sợi nhiều màu, hàng có in ấn được hay không.
Kê khai tỷ lệ % theo trọng lượng từng loại đối với tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong sản phẩm
Xác định sợi nhân tạo hay sợi tổng hợp, sợi chỉ hay sợi vải, tính bền chắc của sợi, số vòng xoắn trong một mét sợi.
Kích thước sợi dệt hàng dọc và hàng ngang.
Cách dệt sợi như dệt trơn, dệt chéo, dệt sa tanh, dệt hoa, dệt quay, dệt vạt…
Số sợi chỉ đơn trong mỗi cm2 chiều ngành và chiều dọc.
Trọng lượng tính bằng gam mỗi m2 vải.
Số sợi trung bình theo công thức: 100 x Số sợi đơn trên mỗi m2 vải.
Đối với hàng may mặc, hải quan Hoa Kỳ lại có những yêu cầu về hóa đơn như sau:
% theo trọng lượng của tất cả nguyên liệu làm nên sản phẩm may mặc cũng như từng loại sợi của lớp vải bên ngoài (trừ vải lót, cổ tay áo, cổ áo và những thành phần phụ khác) theo thứ tự giảm dần.
Đối với những hàng may mặc làm bằng một hay nhiều loại nguyên liệu (sợi dệt, da, lông thú, nhựa…), hóa đơn phải ghi rõ trọng lượng từng nguyên liệu dệt riêng trong sản phẩm và trọng lượng từng loại nguyên liệu không phải sợi dệt trong toàn bộ sản phẩm.
1.5.5. Quy định về nhãn mác sản phẩm
1.5.5.1. Các thông tin cần thiết trên hàng
Đối với hàng dệt, may mặc
Bất kỳ các sản phẩm sợi, may mặc nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được đóng dấu, gắn cuống giá, ghi ký mã hiệu với các thông tin theo quy định trong Luật xác định sản phẩm sợi dệt như sau:
Tên chung và tỷ lệ % trọng lượng sợi cấu thành trong sản phẩm, trừ đi những phần trang trí được phép, với số lượng trên 5% theo thứ tự từ cao xuống thấp về trọng lượng, với một số % bất kỳ sợi hoặc nhiều sợi phải được coi là “sợi khác” hoặc “các sợi khác” ở cuối danh mục. Các sợi có số lượng bằng hoặc thấp hơn 5% phải được coi là “các sợi khác”.
Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký (Register number) của người nhập khẩu hay một doanh nghiệp khác phụ trách việc tiếp thị, phân phối hoặc kinh doanh sản phẩm sợi dệt. Số đăng ký này do Ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ cấp.
Tên quốc gia gia công hoặc sản xuất.
Đối với hàng len
Bất kỳ sản phẩm sợi len nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ thảm, đệm, và các sản phẩm len đã sản xuất trên 20 năm trước) đều phải gắn cuống giá, dán nhãn hiệu hoặc ghi ký mã hiệu rõ ràng với những thông tin sau theo Luật nhãn hiệu hàng len:
Tỷ lệ % tổng trọng lượng len trong sản phẩm, trừ đi phần trang trí không quá 5% tổng trọng lượng sợi của: len, len tái chế, mỗi loại sợi khác nếu trọng lượng các loại sợi này bằng hoặc trên 5%, và tổng trọng lượng của tất cả các loại sợi khác.
Tỷ lệ % tối đa trên tổng trọng lượng của sản phẩm, của bất kỳ các chất khác không phải sợi pha trộn vào làm giảm phẩm cấp.
Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu sản phẩm. Nếu người nhập khẩu có số đăng ký do Ủy ban thương mại Liên bang cấp thì số đăng ký đó có thể sử dụng thay cho tên người.
c. Đối với hàng lông thú
Bất kỳ sản phẩm may mặc nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và được làm hoàn toàn hoặc một phần từ lông thú (trừ những sản phẩm làm từ lông mới mà chi phí lông thú hoặc giá bán lông thú của người sản xuất không quá 7 USD) phải được gắn cuống giá, dán nhãn hiệu hoặc ghi ký mã hiệu rõ ràng với những thông tin sau theo Luật nhãn hiệu hàng lông thú:
Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu có số đăng ký do Ủy ban thương mại Liên bang cấp thì số đăng ký đó có thể sử dụng thay cho tên người.
Tên loại động vật có lông được sử dụng theo quy định của Hướng dẫn tên hàng lông thú (Fur products name guide).
Ghi rõ nếu sản phẩm dùng lông thú đã sử dụng hoặc đã hỏng.
Ghi rõ nếu sản phẩm lông thú được tẩy, nhuộm hoặc vẽ mẫu.
Ghi rõ nếu sản phẩm lông thú có toàn bộ hoặc phần lớn móng vuốt, đuôi, da vụng hoặc lông phế liệu.
Tên nước xuất xứ của bất kỳ loại lông nhập khẩu nào có trong hàng lông thú.
1.5.5.2. Cơ chế ghi nhãn
Các thông tin bắt buộc theo luật định có thể xuất hiện trên cùng một nhãn hoặc các nhãn khác nhau, các thông tin này cũng có thể xuất hiện trên cùng một nhãn với các thông tin khác.
Mọi phần của các thông tin bắt buộc phải được ghi rõ ràng, ở những chỗ đáng chú ý, dễ đọc, dễ thấy và dễ tiếp cận đối với khách hàng. Các thông tin ghi trên nhãn hàng và bản thân nhãn hàng phải đảm bảo giữ được trên hàng hóa cho đến khi nó đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Các thông tin phải được viết bằng tiếng Anh và từ ngữ của chúng không được viết tắt (trừ viết tắt tên một số nước theo quy định của Ủy ban thương mại Liên bang).
Nước xuất xứ phải luôn được ghi trên mặt trước của nhãn hàng.
1.5.6. Các quy định khác
1.5.6.1. Quy định về chất lượng
Để nhập khẩu được hàng dệt may vào Hoa Kỳ, các nhà sản xuất Việt Nam còn phải thỏa mãn rất nhiều yêu cầu về chất lượng của từng khách hàng cụ thể. Ví dụ:
Các tiêu chuẩn về kiểm tra màu sắc nhuộm của vải dệt, công nghệ hoàn tất, làm sạch sản phẩm dệt may do Hiệp hội các chuyên gia hóa học và màu sản phẩm dệt (American Association of Textile Chemists and Colorists) của Hoa Kỳ và tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ (American Textile Manufactures Institue) quy định.
Đối với từng loại sản phẩm cụ thể cũng có những tiêu chuẩn chất lượng riệng: các tiêu chuẩn về vải công nghiệp do Hiệp hội vải công nghiệp quốc tế (Industrial Fabrics Association International), Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ quy định, các tiêu chuẩn về quần áo ngủ do Hiệp hội sản phẩm quần áo ngủ quốc tế (International Sleep Products Association) quy định, các tiêu chuẩn về vải không dệt do Hiệp hội vải không dệt (Association of Nonwoven Fabrics Industry), Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quy định…
1.5.6.2. Quy định về tính an toàn sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi
Tất cả các hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ phải đáp ứng các quy định an toàn, sức khỏe của cộng đồng Liên bang cũng như yêu cầu của từng khách hàng đặt ra. Người sản xuất, người nhập khẩu hay phân phối sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về các sản phẩm lỗi như sau:
Nếu người tiêu dùng bị thương do sử dụng sản phẩm lỗi thì sẽ có thể kiện người sản xuất, người nhập khẩu ra pháp luật và nhà cung cấp có thể phải chịu phạt một khoản tiền lớn vì những thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ cần chỉ ra rằng sản phẩm bị lỗi là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại thực tế và thiệt hại đã xảy ra trong khi sử dụng sản phẩm một cách bình thường chứ không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất. Nghiêm trọng hơn nữa, người nhập khẩu có thể bị đưa ra tòa án và Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (UPSC) vì hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm vi phạm quy định về tính an toàn.
Cơ quan Chính phủ và Cục thẩm phán Hoa Kỳ có quyền dừng hoạt động nhập khẩu vào Hoa Kỳ hoặc có thể yêu cầu người nhập khẩu ngừng bán các sản phẩm lỗi.
Chính phủ có thể yêu cầu người nhập khẩu thu hồi các hàng hóa bị lỗi và bản thân người nhập khẩu phải thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng hàng hóa và hoàn lại tiền cho người tiêu dùng.
Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ có chức năng đưa ra các quy định an toàn sản phẩm và các quy định này bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm không an toàn và đặt trách nhiệm này lên các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ về các sản phẩm đã được liệt kê.
1.5.6.3. Quy định về tính bắt lửa
Các loại sản phẩm từ vải dệt sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ nếu không phù hợp với tiêu chuẩn chống cháy của Luật về vải dễ cháy (Flamable Fabrics Act). Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại quần áo nói chung, quần áo ngủ trẻ em, thảm và chăn mền, đệm và đệm lót. Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ quản lý việc thi hành luật này.
Quần áo nói chung (General wearing apparel)
Tất cả quần áo phải được kiểm tra tính bắt lửa theo quy định và tiêu chuẩn về sợi dễ cháy trong luật Liên bang (Code of Federal Regulations 16 CRF 1610). Việc kiểm tra tiến hành như sau: lấy một mẫu vải có kích thước 8,9 x 25,4 cm (3,5 x 10 inch) hướng một góc 450 so với ngọn lửa nhỏ trong vòng 10 giây. Vải được đánh giá và phân loại theo các tiêu chí sau:
Vải loại 1:
Vải dệt không có về mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa lớn hơn hoặc bằng 4 giây.
Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa lớn hơn 7 giây hoặc bề mặt vải cháy nhanh (từ 0 đến 7 giây) nhưng mẫu vải không bị đốt cháy.
Vải loại hai (có tính bắt lửa trung bình): Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa từ 4 đến 7 giây.
Vải loại 3:
Vải dệt không có bề mặt nổi với tốc độ bắt lửa dưới 4 giây.
Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa dưới 4 giây.
Quần áo nói chung bị xếp vào loại 3 không được phép sử dụng và tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ.
Bộ đồ ngủ dành cho trẻ em (Children’s Sleepwear)
Mọi loại đồ ngủ và đồng phục của trẻ em được bán tại Hoa Kỳ phải đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Nếu quần áo thước loại bó sát (tight – fitting) theo đúng nghĩa của CPSC hoặc nếu quần áo dành cho lứa tuổi từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi thì vải sử dụng để may các loại quần áo đó phải là vải loại 1 theo cách xếp hạng và phân loại như phần trên.
Quần áo ngủ loại rộng (loose – fitting) phải qua quá trình kiểm tra độ bắt lửa nghiêm ngặt hơn. Mẫu vải được đặt thẳng đứng phía trên một ngon lửa (kích cỡ bằng 1 que diêm) sao cho khoảng cách từ mép dưới của mẫu vải (sử dụng 5 mẫu) đến ngọn lửa nhỏ hơn 17,8 cm (7 inch) và vải phải đảm bảo không bị đốt cháy.
Thảm và chăn mền (Carpets and Rugs)
Các sản phẩm thảm và chăn mền cũng phải qua kiểm nghiệm để đánh giá tính bắt lửa khi bị đốt cháy. Đặt một mẫu thảm hoặc chăn mền lên một thang hóa chất bị đốt cháy, thanh này có thể tao ra ngọn lửa cháy trong khoảng 1 phút. Mẫu đó không được phép cháy lan trong 2,54 cm (1 inch).
Thảm và chăn mền không đáp ứng được yêu cầu này bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ cho người tiêu dùng biết các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn FF1 – 70 hoặc FF2 – 70 (thảm và chăn mền loại nhỏ).
Đệm và đệm lót (Mattresses and Mattress Pads)
Đặt một mẫu đệm hoặc đêm lót vào một điều thuốc lá đang cháy âm ỉ. Mẫu này không được lan rộng quá 5,1 cm (2 inch). Các loại đệm và đệm lót không thỏa mãn quy định FF4 – 72 này sẽ bị cấm tiêu thụ trên đất Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng đòi hỏi nhà sản xuất nước ngoài phải tuân theo các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8000, WRAP) về đảm bảo điều kiện lao động, không sử dụng lao động cưỡng bức, tuân thủ luật lao động…
1.6. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Xuất khẩu có một vai trò quan trọng là tăng thu ngoại tệ cho quốc gia. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, xuất khẩu giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Dệt may lại là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Vì thế, hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có một vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ làm tăng mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam – Hoa Kỳ. Từ mối quan hệ giữa xuất khẩu mặt hàng này, chúng ta có thể mở rộng mối quan hệ và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng khác. Việc xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ hơn.
Thứ hai, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm tăng thu._.rất tốt, phát huy mọi thế mạnh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nên sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, không thua kém gì so với các nước trong khu vực (may Việt Tiến, may Thành Công, dệt Phong Phú, dệt Việt Thắng..). Kết quả là kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng lên một cách mạnh mẽ và bền. Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước xuất khẩu hàng dệt may khác những nếu chúng ta thực hiện tốt chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đế năm 2010, dần dần khắc phục những điểm yếu thì chắc chắn trong tương lai hàng dệt may Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ.
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới
Thuận lợi:
Đầu tiên, phải kể đến việc Việt Nam đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước này. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho cácc nhà sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nếu nắm bắt được thời cơ và chiếm lĩnh tốt thị trường thì trong năm 2007 và trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên mạnh mẽ. Một thực tế đã chứng minh là tuy bị kiểm soát bởi hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nhưng giá trị kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp và khu chế xuất sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Vì thế trong những năm tới chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi cảnh thiếu thốn nguyên phụ liệu dẫn đến việc phải gia công cho nước ngoài và nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài với giá đắt. Khi đã có sự tự chủ về nguyên phụ liệu, lợi nhuận thu được của ngành dệt may xuất khẩu sẽ lớn hơn gấp bội. Do đó trong một tương lai gần chúng ta không những có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ mà còn có thể xây dựng thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ có tác động lớn đến tương lai xa của vấn đề xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không chỉ trên thị trường Hoa Kỳ mà còn là trên tất cả các thị trường của thế giới.
Thứ ba, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007 và vừa qua đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế. Do đó Việt Nam có thể nâng cao hình ảnh cũng như các mối quan hệ của mình nói chung và trong hoạt động sản xuất hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Khó khăn:
Đầu tiên phải kể đến nguy cơ bị kiện bán phá giá của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Tại hội thảo chuyên đề do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam tỏ chứ ngày 22/1/2007 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Douglas J.Heffner cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá”. Thực tế là Việt Nam đang bị điều tra để xem xét có đúng là chúng ta đã bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ hay không. Chúng ta đã từng thua kiện trong nhiều vụ kiện bán phá giá. Điển hình là đã bị kiện bán phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu tổn thất rất nặng nề. Trong thời điểm hiện tại thì dệt may là một mặt hàng báo động sẽ bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì năng lực pháp lý của chúng ta còn yếu và do đó sẽ rất dễ thua kiện.
Thứ hai, Hoa Kỳ đã áp đặt cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Vì thế trong thời gian tới việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ không phải điều dễ dàng. Hoa Kỳ cũng vừa ra quy định bổ sung một số chứng từ liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu vào nước này ngoài các chứng từ bắt buộc trước đây. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP), những chứng từ được yêu cầu gồm: giấy chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác do chính quyền của nước xuất khẩu cấp; chứng từ vận đơn hay chứng từ thông quan xuất khẩu hoặc các thông tin thêm khác do giám đốc cảng thuộc CBP yêu cầu. Nếu các chứng từ yêu cầu thêm không được cung cấp đầy đủ, dẫn tới việc không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc ảnh hưởng tới việc xem xét cho nhập khẩu của CBP, hàng hoá sẽ không được phép vào Hoa Kỳ. Điều này cũng một phần gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy trong thời gian ngắn trước đây, một vài lô hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thông quan vì các hồ sơ, tài liệu không được sắp xếp theo trình tự thời gian và viết bằng tiếng Việt mặc dù hồ sơ rất đầy đủ.
Thứ ba, Việt Nam hiện chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Vì vậy, để tránh hiểu lầm, Nhà nước Việt Nam đã cắt tất cả các khoản hỗ trợ với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí ngay cả những hỗ trợ trong khuôn khổ WTO cho phép. Điều này cũng sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ. Nhất là Trung Quốc, Ấn Độ… Theo số liệu của Hải Quan Hoa Kỳ, nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2007 tăng 2.94% về lượng và 7,41% về trị giá. Đạt 36,9 tỷ USD tương đương với 20,9 tỷ m2 quy đổi. Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ tăng mạnh từ các nước Trung Quốc, Băngladesh, Ấn Độ, Indonesia, Honduras, Campuchia, Salvador… Trung Quốc vẫn khằng định vị trí số 1 trên thị trường dệt may thế giới; khi chiếm lĩnh tới 37% thị phần hàng dệt may nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù đã có sự kiểm soát chặt bằng các mặt hàng có hạn ngạch, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ của Trung Quốc vẫn tăng khá cao, tăng 20% về lượng và 38% về trị giá so vơi cùng kỳ năm ngoái đạt 7,7 tỷ m2 và 11.3tỷ USD. Tiếp đó là Ấn Độ và Indonesia với kim ngạch xuất khẩu: Ấn Độ đạt 2,3 tỷ USD, Indonesia đạt 1,7 tỷ USD.
Từ những điểm trên, trong thời gian sắp tới Việt Nam phải đưa ra những giải pháp hợp lý thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng chứa đựng vô vàn khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
3.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước
3.2.1.1. Về các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
Cục xúc tiến thương mại cần phối hợp với thương vụ, đại diện thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ chủ động hỗ trợ thông tin về thị trường Hoa Kỳ qua việc tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi thông tin về thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, tiếp xúc doanh nghiệp…
Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp các thông tin về thị trường, tư vấn xuất khẩu, đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu quốc gia tiến tới lập trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.
3.2.1.2. Về chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam
Nhà nước cần định hướng đầu tư vốn vào ngành dệt may trong thời gian tới như sau:
Đối với những dự án đầu tư vào ngành may xuất khẩu, ưu tiên cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất các mặt hàng cao cấp trong nước chưa sản xuất được).
Đối với các dự án đầu tư vào ngành sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, cơ khí dệt may đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước lớn được sử dụng vốn ngần sách để đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
Chính phủ cần thu hút, kêu gọi đầu tư đặc biệt vào ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, chỉ có thế mới có thể tăng lợi nhuận cho ngành dệt may Việt Nam. Vì thực tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và sang tất cả các thị trường nói chung tuy lớn nhưng lợi nhuận trong đó không nhiều vì chúng ta chủ yếu là đi gia công thuê cho nước ngoài.
Khi gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, tạm dừng xây dựng hoặc tạm ngừng hoạt động được miễn giảm thuế đất tương ứng với thời gian tạm ngừng.
3.2.1.3. Về chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu trong nước
Đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp dệt may. Chủ động được về nguồn nguyên liệu nội địa với giá thành thấp và chất lượng tốt sẽ là một lợi thế vô cùng lớn của ngành dệt may Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này. Do đó, Chính phủ nên có nhiều chính sách hỗ trợ, đặt nền móng ban đầu vững chắc cho sản xuất nguyên liệu trong nước.
Chính sách hỗ trợ phát triển cây bông:
Ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách, vốn ODA cho các công trình thủy lợi thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, kiên cố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã có.
Hỗ trợ về khoa học công nghệ: sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho các công trình nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất chất lượng cao, tiến tới hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất, chỉ đạo các viện nghiên cứu cây bông phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông để có những giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng và cung cấp cho nhu cầu sản xuất, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông cây bông để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đổi mới về trồng bông, chế biến.
Nghiên cứu thực hiện trợ giá bông cho nhân dân để khuyến khích nông dân tích cực trồng bông, đồng thời xây dựng chính sách về dự trữ nguyên liệu và bình ổn giá mua bông hạt cho nhân dân. Do bông được thu hoạch tập trung vào tháng 12 và tháng 1 năm sau nên cần tổ chức thu mua nhanh chóng để nông dân bán hết lượng bông hạt, tránh hiện tượng nông dân bị ép cấp, ép giá hoặc tồn đọng trong nông dân gây thiệt hại và ảnh hưởng đến vụ sau.
Làm các dịch vụ kỹ thuật, đầu tư vật tư, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để người nông dân an tâm sản xuất.
Xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bông xơ.
Chính sách hỗ trợ phát triển dâu tằm tơ:
Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành dâu tằm tơ trong việc sản xuất trứng giống tằm bằng vốn ngân sách.
Đối với những vùng mới phát triển dâu tằm, đời sống nhân dân còn khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà nuôi tằm, hỗ trợ vốn và kỹ thuật.
Nghiên cứu để xây dựng và triển khai một quỹ bình ổn giá kén bằng cách trích một phần giá thành của doanh nghiệp, một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Chính sách phát triển sản xuất tơ sợi tổng hợp:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình lọc dầu Dung Quất để đảm bảo nguyên liệu sản xuất tơ sợi hóa học trong nước.
Có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất tơ sợi tổng hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (đặc biệt là ở khu vực miền Trung và gần nguồn nguyên liệu trong tương lai).
3.2.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp, Hiệp hội
3.2.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hệ thống luật pháp, chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ
Để có thể nắm bắt được cách thức làm ăn kinh doanh của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải tìm hiểu, nghiên cứu luật lệ của Hoa Kỳ ở cả liên bang và các tiểu bang. Phải biết rằng Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại UCC (Uniform Commercial Code) được coi là hệ thống xương sống của hệ thống pháp luật Thương mại Hoa Kỳ. Muốn xuất khẩu thành công hàng hóa sang thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải quan tâm đến luật về trách nhiệm sản phẩm. Theo luật này, các nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng cần lưu tâm đến các đạo luật quy định cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ như đạo luật liên bang về thành phẩm, về sợi dễ cháy, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng… Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ về pháp luật Hoa Kỳ, thậm chí có thể thuê luật sư Hoa Kỳ để tư vấn mặc dù chi phí tư vấn rất đắt. Các nhà xuất khẩu cũng có thể mua bảo hiểm Thương mại của những công ty bảo hiểm nổi tiếng để tránh gặp những rủi ro khó lường khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ.
Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết rõ về các chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Từ đó đề ra được các phương án sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ một cách hợp lý và có hiệu quả. Phải biết rõ chúng ta có khả năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gì sang thị trường Hoa Kỳ, biết rõ nhu cầu của thị trường để có thể đề ra những chiến lược đúng đắn và hợp lý.
3.2.2.2. Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất
Do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu cũng như thực hiện các đơn hàng lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là hình thức tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh, một Công ty mẹ với nhiều Công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các Công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn mác của một Công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định.
Cũng có thể phát triển hình thức sản xuất vệ tinh theo hướng tăng cường chuyên môn hóa, chia nhỏ các khâu. Mỗi công ty, xí nghiệp sẽ chuyên môn hóa sản xuất một khẩu trong quá tình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao.
Phát huy vai trò của Tổng Công ty dệt may và Hiệp hội dệt may trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà quá nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư sản xuất một mặt hàng đang ăn khách khiến cung vượt cầu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành. Mặt khác, chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng cạnh tranh về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các Công ty Hoa Kỳ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hóa, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh. Tùy điều kiện, một Công ty có thể tổ chức nhiều xưởng, mỗi xưởng được chuyên môn hóa một mặt hàng khác nhau.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết giữa các Công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên vào sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng, các địa phương khác trong cả nước lại có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển nhưng lại thiếu thông tin thị trường, đối tác, đơn hàng, yếu về kỹ thuật, trình độ quản lý… Kinh nghiệm cho thấy một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố nói trên nên suất đầu tư lớn, máy móc không đồng bộ, làm ăn kém hiệu quả, như vậy việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ rất có lợi.
3.2.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may. Đây là thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu mà sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp thì xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư đồng thời sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động được nhằm nâng cao chất lượng và giá thành là vô cùng cấp bách
Huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước:
Để triển khai chiến dịch tăng tốc ngành dệt may cần khoảng 30000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 – 2010. Nếu thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam thì các sản phẩm may mặc của Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế cao. Do đó các doanh nghiệp cần thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm tích lũy vốn đầu tư.
Trước hết, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực tự có trong Công ty như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên…
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước, đây là biện pháp đã được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, cá doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt cần nghiên cứu khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư cho phát triển.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu, lập dự án liên doanh liên kết có tính khả thi cao để tận dụng nguồn vốn nước ngoài.
Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư:
Không chỉ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho ngành dệt may, vấn đề sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng là một đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Thực tế đã có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (dệt 8/3). Một trong những lý do là các doanh nghiệp đã sử dụng vốn để đầu tư cho các thiết bị không hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém không bán được. Do đó trong việc sử dụng vốn cần phải có sự phân bổ hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước cũng như địa phương.
Bên cạnh đó, quy mô đầu tư cho từng ngành cũng phải tính toán sao cho hợp lý:
Phát triển ngành may với hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hiện nay là một xu hướng hợp lý vì nhu cầu vốn đầu tư không quá lớn, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì một số doanh nhiệp dệt may quy mô lớn, trang bị hiện đại, có hiệu quả sản xuất cao do lợi thế về quy mô để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ phía thị trường Hoa Kỳ.
Định hướng đầu tư: do ngành may xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn ngành dệt nên hiện nay, một mặt vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị ngành may, mặt khác, tập trung lượng vốn lớn hơn, đầu tư có trọng điểm cho các sản phẩm mà Việt Nam đang phải nhập khẩu như sợi, dệt thoi, dệt kim, phụ liệu dệt may, tránh tình trạng đầu tư trùng các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ thiết thực cho ngành may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Để có thể xây dựng và triển khai nhanh các dự án đầu tư, cần mở rộng việc sử dụng các Công ty tư vấn chuyên ngành, coi trọng việc chuyên môn hóa bởi chủ đầu tư không thể làm hết mọi công việc liên quan đến dự án.
3.2.2.4. Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ
“Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá” – luật sư Douglas J.Heffner đã cho biết như vậy tại hội thảo chuyên đề do tập đoàn Dệt may Việt Nam và hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức vào ngày 22/1/2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có thể thấy trong một tương lai gần rất có thể ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Minh bạch hóa để tránh rủi ro:
Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải minh bạch và lưu giữ đầy đủ các chứng từ phù hợp là yếu tố cần thiết để chứng minh cho sự trong sạch của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các nhà điểu tra đến từ Hoa Kỳ. Việc không lưu giữ các chứng từ cần thiết có thể dẫn đến việc Công ty đó bị áp mức biên độ phá giá cao, thâm chí là bị áp mức biên độ cấm bán phá giá. Vì vậy việc cụ thể hóa các con số thống kê là rất cần thiết, ví dụ như để đóng gói một kiện hàng mất bao lâu, chi phí nhân công đóng gói lẫn vật tư là bao nhiêu… Thường thì các vấn đề này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa cụ thể. Khi cụ thể hóa các con số thống kê đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng thuyết phục hơn đối với các nhà điều tra về chi phí, giá thành mà mình đưa ra.
Việt Nam cũng nên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước được công nhận là có nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể sử dụng các loại thùng đóng gói hàng bằng corton thay cho các chất liệu khác để giảm giá thành để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro về biên độ bán phá giá.
Doanh nghiệp chuyển hướng trong sản xuất các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:
Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng nên cân nhắc về mức độ cũng như tỷ trọng các mặt hàng dệt may xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp nên chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và những dòng sản phẩm chuyên biệt như veston hoặc sơ mi cao cấp của may Nhà Bè, Việt Tiến… Thay vì làm những mặt hàng rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa không bị mang tiếng bán phá giá, lại đỡ phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải tìm hiểu kỹ càng về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ để nếu thật sự có bị kiện bán phá giá thì chúng ta cũng không gặp phải những lúng túng và chịu thua thiệt không đáng có.
3.2.2.5. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế
Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 có thể nói là một trong những tấm giấy thông hành quan trọng cho việc đưa sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, đã có hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 với phiên bản 2000 yêu cầu cao hơn, do đó doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về phiên bản mới này. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, hơn nữa nó còn giảm được chi phí trong quá trình sản xuất. Do đó cũng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho đông đảo người tiêu dùng. Thị trường Hoa Kỳ không giống với thị trường trong nước, ở đây yếu tố chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Kết luận
Có thể thấy, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu rất lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Trong số các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ là một thị trường chiếm vị trí vô cùng quan trọng, Hoa Kỳ là một thị trường lớn, đồng thời cũng là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai.
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Có vậy mới có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Vì vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may cần phải có những giải pháp hợp lý để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện đầy biến động như hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Sách:
Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới năm 2010, Nxb Thống kê.
Công ty in và Văn hóa phẩm (2002), Xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Hồ Sỹ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê.
Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới.
Trần Văn Chu, Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới.
Báo công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thống kê.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kê
Website:
1. - Bộ Công thương
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
- Cục Xúc tiến Thương mại.
- Tổng cục Thống kê Việt Nam.
- Tổng cục Hải quan.
- America’s Mart – Major Textile Shows & Commerce
- MAGIG – Major Apparel Shows & Commerce
- Office of Textile, U.S. Department of Commerce
- US Association of Importers of Textile % Apparel
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
STT
Chữ viết tắt
Nội dung tiếng Anh
Nội dung tiếng Việt
1
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
2
ASEAN
Association of Shouthest Asean Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3
EU
European Union
Liên minh châu Âu
4
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức lương thực thế giới
5
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
6
GNP
Gross Nation Product
Tổng sản phẩm quốc dân
7
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống ưu dãi thuế quan phổ cập
8
HTS
Harmonized Tariff Schedule of the United States of America
Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ
9
IFC
International Finance Center
Trung tâm Tài chính Quốc tế
10
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
11
MFN
Most Favoured Nation
Quy chế tối huệ quốc
12
MIGA
Multilateral Investment Guarantee Agency
Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên
13
NAFTA
North America Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ
14
NTR
Normal trade relation
Quan hệ thương mại bình thường
15
UNDP
United Nations Development Programme
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
16
US
United States
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ
17
USD
United States Dollar
Đồng Đôla Mỹ
18
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
19
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
Danh mục bảng biểu
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
4
1.2
Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây
17
1.3
Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006
18
2.1
Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007
39
2.2
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2007
40
2.3
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam trong năm 2006 và 2007
45
2.4
Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam
47
2.5
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính
61
2.6
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007
63
2.7
Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007
69
Danh mục hình vẽ
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 – 2007
43
2.2
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu
44
2.3
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
56
2.4
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
59
2.5
Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007
63
2.6
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
64
2.7
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 – 2008
67
2.8
Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ
72
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10409.doc