Mục lục
Lời nói đầu.............................................................................................................3
Nội dung.................................................................................................................5
Chương I: Cơ sở lí luận của việc thúc đẩy cà phê sang thị trường Mỹ................5
I. Xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê sang
thị trường Mỹ...........................................................................
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..............................5
1. Xuất khẩu - Con đường phát triển có hiệu quả nền kinh tế quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới...................................................................5
2. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
thị trường Mỹ ..................................................................................................6
II. Tăng cường xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ-một định hướng chiến lược quan trọng..................................................................................................................7
1. Đặc điểm thị trường Mỹ............................................................................7
2. Xuất khẩu cà phê-một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam...........9
Chương II. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ.................13
I. Sơ qua vài nét về xuất khẩu cà phê của Việt Nam..........................................13
Vài nét về ngành cà phê Việt Nam........................................................13
Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam...........................................1 4
Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ..................17
Khó khăn và thuận lợi khi xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường Mỹ……………………………………………………….17
Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu vào Mỹ…………………………...24
3. Tình hình xuất khẩu cà phê sang Mỹ của Việt Nam …………………24
4. Những kết luận rút ra từ tình hình xuất khẩu cà phê sang
thị trường Mỹ……………………………………………………………26
Chương III. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ
I. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ..…..31
1. Các giải pháp từ phía nhà nước............................................................................31
2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp.....................................................................31
II. Các giải pháp về phía doanh nghiệp …………………………………………...34
1. Tích cực tìm hiểu về thị trường Mỹ, tăng cường các hoạt động
xúc tiến thương mại………………………………………………………….…….34
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam ………………..35
3. Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê để đáp ứng các đơn hàng lớn…….36
Kết luận..................................................................................................................37
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………38
Lời nói đầu
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đối với nền kinh tế tong quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng phong phú và đang trở thành một trong những nội dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu từ lâu đã chiếm một vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng to lớn phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước, là chìa khoá mở ra các giao dịch kinh tế cho quốc gia.
Nước ta từ khi thực hiện chủ trương “mở cửa”, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới ” của Đảng và nhà nước, hoạt động xuất khẩu đã có những bước tiến lớn cả về chất và về lượng. Hàng hoá Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều nước trong đó có quốc gia Hoa Kỳ.
Thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn và giàu tiềm năng, hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam sang Mỹ trong những năm qua luôn đạt mức ổn định, số lượng xuất khẩu cà phê ngày càng tăng, đặc biệt từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/12/2001, có thể khẳng định rằng việc hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường mỹ một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường và có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường cà phê của Mỹ.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thực thi sẽ có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước kể cả các nhà đầu tư Mỹ gia tăng đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào ngành công nghiệp cà phê nói riêng để nâng cao chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, tạo điều kiện cho cà phê Việt Nam có chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường cà phê toàn thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, thuận lợi trên đây hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng đặt ra cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng không ít những khó khăn và thách thức. Bởi vì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam là những người đến sau so với các đối thủ cạnh tranh mạnh khác như Braxin, Colombia,... các đối thủ này từ lâu đã giành được một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường cà phê Mỹ.
Nhìn chung, hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, đã đem lại cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức. Để xem phân tích hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê nhằm thúc đẩy số lượng, chất lượng cũng như giá cà phê xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đưa cà phê xứng đáng là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam và là mặt hàng không thể thiếu của thị trường Mỹ. Em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ”. Đề tài được trình bày trong ba chương sau:
Chương I: Cở sở lý luận của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ.
ChươngII: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ.
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Đây là một đề tài phức tạp, lại do hạn chế về trình độ nên chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy giáo ThS: Nguyễn Thành Hiếu đã chỉ giúp em những sai sót của mình và làm cho đề án ngày càng hoàn thiện hơn.
nội dung
Chương I: Cở sở lý luận của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ
I. Xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá dịch vụ được bán cho người nước ngoài. Xuất khẩu là một hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng ra đời sớm nhất và phát triển mạnh mẽ nhất cho tới nay. Đây thường là hình thức cơ bản của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế.
1. Xuất khẩu - Con đường phát triển có hiệu quả nền kinh tế quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn ngoại tệ của một quốc gia có thể có từ: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ,... Các nguồn vốn này tuy cũng quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở các thời kỳ sau. Xuất khẩu là một trong những nguồn thu ngoại tệ bằng cách khai thác chính lợi thế và nội lực của nền kinh tế trong nước. Xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô và tốc độ tăng của hoạt động nhập khẩu.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện để khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các ngành phát triển thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ và góp phần cho sản xuất phát triển. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới .
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu tới đời sống nhân dân bao gồm rất nhiều mặt, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Xuất khẩu còn tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hoá tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng và phong phú của người dân.
Xuất khẩu là cở sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đây là mối quan hệ hai chiều có tác động qua lại lẫn nhau. Xu ất khẩu thường là bước đi đầu tiên của mỗi quốc gia khi vươn ra thị trường thế giới , cùng với xuất khẩu, hàng loạt các hoạt động khác sẽ được phát triển, các mối quan hệ đối ngoại, các hình thức liên kết và hội nhập với thị trường thế giới cũng được hình thành và phát triển. Ngược lại chính những điều đó sẽ có tác động tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Dưới góc độ các đơn vị sản xuất kinh doanh, xuất khẩu là cơ hội để thâm nhập thị trường thế giới để tìm kiếm lợi nhuận cao, để phân tán rủi ro, để nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của mình. Xuất khẩu và thông qua các nghiệp vụ liên quan giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
2. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ
Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, khoa học công nghệ. Hiện nay với dân số trên 270 triệu người, với sản phẩm quốc nội lên tới 10.000 tỷ USD/ năm, trong đó 80% dành cho người tiêu dùng, Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh nhất và là một thị trường khổng lồ, có sức mua với số lượng hàng lớn và ổn định, trong khi đó dân số Việt Nam là khoảng 80 triệu người. Khi bước vào thị trường Mỹ chỉ cần các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm, được người tiêu dùng chấp nhận là họ có thể nhận được những đơn đặt hàng lớn và lâu dài. Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến các thị trường khác trên thế giới, đến các tổ chức tài chính quốc tế như: APEC, WTO, WB, IMF,...
Vì vậy xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng vào thị trường Mỹ, Cà phê Việt Nam không những tiếp cận và thâm nhập vào hoà một nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thị trường có sức mua lớn và ổn định mà qua đó còn tạo mối quan hệ tích cực hơn với các tổ chức thương mại và tài chính thế giới, từ đó mà từng bước thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các thị trường khác.
Đặc biệt là hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thực thi vào ngày 10/12/2001 đã tạo cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ. Hiệp hội cà phê Mỹ ước tính rằng trung bình hàng năm Mỹ tiêu thụ chừng 353 triệu ly cà phê. Trong khi đó cà phê là mặt hàng chủ lực và đầy tiềm năng của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê hàng năm đạt trên 100 triệu USD, năm 2001 giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ là 60.065 triệu USD con số này còn nhỏ so với chi phí Mỹ bỏ ra 2 tỷ USD để nhập khẩu hàng năm. Một thị trường cà phê rộng lớn đã mở ra trước mắt cho ngành cà phê Việt Nam .
Chính vì vậy việc tăng cường xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ là một tất yếu khách quan, nhất là khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được thực thi.
II. Tăng cường xuất khẩu cà phê sang thị trường mỹ – một định hướng chiến lược quan trọng.
Đặc điểm thị trường Mỹ.
Mỹ là một nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, chi phí rất mạnh nền kinh tế thế giới. đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ chẳng những giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn giúp chúng ta hội nhập nhanh trong tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế .
Thị trường Mỹ rất rộng, nhu cầu rất đa dạng nhưng tính cạnh tranh cũng rất quyết liệt cho nên để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ doanh nghiệp Việt Nam không những chỉ trông chờ vào quy chế tối huệ quốc mà còn thường xuyên cập nhật về quy chế nhập khẩu hàng hoá của Mỹ, đặc biệt lưu ý về hệ thống xuất nhập khẩu, quy định về xuất hàng hoá, về quyền sở hữu trí tuệ hàng hoá, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt nghiên cứu nắm vững đặc điểm thị trường Mỹ.
Nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi, Mỹ La Tinh, Châu á và người từ gốc đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, thói quen và , những đức tính riêng của họ. điều này tạo nên một môi trường văn hoá phong phú và đa dạng. Đặc điểm này mang lại cho thị trường Mỹ tính đa dạng phong phú trong tiêu dùng rất cao.
Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Hoa kỳ có một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập của người dân cao với thu nhập đó mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong nét văn hoá hiện đại của nước này. cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian người tiêu dùng Hoa kỳ có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống của hàng đại lý bán lẻ của mình. Họ có sự bảo đảm về chất lượng bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. điều này cũng làm cho họ có những ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại.
ở Hoa kỳ không có những lề ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở những nước khác. các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá tôn giáo của mình và theo thời gian hoà trộn ảnh hưởng đến nhau tạo ra sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Hoa kỳ so với người tiêu dùng ở các nước châu Âu.
Nền kinh tế Mỹ có dải phân đoạn thị trường rộng vì thế nó có thể thu hút và tiêu thụ vô số chủng loại hàng hoá khác nhau với số lượng lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. Mỹ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp trế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối của họ thì các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển. Chính sách thương mại của Mỹ nói chung là tự do và mở rộng. Hàng hoá nước ngoài vào thị trường Mỹ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh của các luật lệ và quy định của nước này. Đối với hệ thống thuế quan Mỹ áp dụng ba biểu thuế suất.
Một là hệ thống thuế quan theo quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) áp dụng cho những quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hai là hệ thống thuế quan theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập áp dụng cho các nước đang phát triển được Mỹ cho phép.
Ba là hệ thống thuế quan cho phép các quốc gia có quan hệ không thân thiện với Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Mỹ bao gồm: Luật về trách nhiệm sản phẩm (Theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường Mỹ), luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, ....Bên cạnh đó Mỹ còn áp dụng công cụ phi thuế quan rất ngặt nghèo như: vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy khi nghiên cứu đặc điểm thị trường Mỹ ta cần nghiên cứu sở thích, thói quen, luật pháp của người dân Mỹ để việc xúc tiến đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ đặc biệt là mặt hàng cà phê được thuận lợi và dễ dàng hơn.
2. Xuất khẩu cà phê một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam .
Trong 70 nước sản xuất cà phê thì cách đây 20 năm, Việt Nam còn đứng ở vị trí thấp, hàng năm xuất khẩu 5000-6000 tấn. Ngoài việc trao đổi hàng hoá với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, còn lại là lượng nhỏ được bán cho các thương gia ở 2 thị trường Singapo và Hồng Kông. Ngày nay cà phê Việt Nam đang trực tiếp xuất sang trên 40 nước với khối lượng cà phê đứng thứ hai thế giới sau Brazil ở mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khá lớn có thể xem số lượng cà phê xuất khẩu nước ta từ vụ cà phê 1992-1993 trở lại đây.
Ta có bảng 1.
Bảng 1: Sản lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ 1992 trở lại đây
Nhiệm vụ
Lượng xuất khẩu
(Tấn)
Tốc độ tăng
(%)
1992 - 1993
130.500
65.0
1993 – 1994
158.250
21.5
1994 – 1995
212.038
33.7
1995 – 1996
233.000
9.80
1996 – 1997
346.000
48.5
1997 – 1998
382.000
10.4
1998 – 1999
686.000
72.7
1999 – 2001
855.000
33.65
Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả , số 8/2001
Kim ngach xuất khẩu còn tuỳ thuộc vào giá cả, có năm ngành cà phê đã thu được 560 triệu USD, đứng thứ 6 kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ 1998 đến 2000 dù giá cà phê giảm nhưng lượng xuất khẩu tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu cà phê vẫn giữ ở mức cao: 1998 tương ứng bằng 593,8 triệu USD, 1999 tương ứng bằng 583,3 triệu USD, năm 2000 tương ứng bằng 489 triệu USD, năm 2001 giá cà phê giảm sút lớn, nhưng nhờ lượng tăng 33,65% nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 372 triệu USD. Với một lượng hàng hoá lớn như vậy, Việt Nam đã thực sự có ảnh hưởng to lớn đến giá giao dịch cà phê trên thế giới. Có thể nói giá cà phê trên thế giới tăng giảm theo mùa vụ thu hoạch của cà phê Việt Nam và Indonesia. Chính vì vậy xuất khẩu cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tuy là một quốc gia đang phát triển nhưng Việt Nam có một số lợi thế như: dân số khoảng 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có trên 80% dân số sống bằng sản lượng nông nghiệp. Có thể nói nguồn nhân lực cho trồng cà phê rất dồi dào thêm vào đó với tiềm năng nhiệt ẩm và gió khá dồi dào phân bố khá đồng đều trong nước, với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, tài nguyên nhiệt của nước ta được xếp loại giàu so với nước khác. Với độ ẩm cao trong năm cao hơn 80%, lượng mưa lớn ( trung bình từ 1800 - 2000mm/năm) kết hợp với nguồn nhiệt giàu có, đây là điều kiện thiên nhiên thuận lợi đối với việc sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Bên cạnh đó người Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ, tích luỹ ngày một nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cà phê, cùng với sự phát triển sản xuất, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã tăng rất nhanh, kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm đạt trung bình từ 400 - 500 triệu USD đưa cà phê trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do có chất lượng khá tốt và mùi vị thơm ngon, đặc biệt giá rẻ nên cà phê Việt Nam được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng, trong đó có nước Mỹ - đây cũng là mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn. Trong giai đoạn vừa qua tuy số lượng cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ ngày một tăng, nhưng giá trị xuất khẩu cà phê mới chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước Mỹ. Như vậy thị trường tiêu thụ tiềm năng là rất rộng lớn, phù hợp với khả năng sản xuất và xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tới ngành cà phê Việt Nam nên tăng cường xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ nhằm thực hiện chiến lược quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu thay thế nhập khẩu
Tóm lại:
Xuất khẩu hàng hoá là tất yếu khách quan trong hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia. Chính hoạt động xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các quốc gia có thể gia tăng kim ngạch ngoại thương, phát huy tối ưu và có hiệu quả các lợi thế của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. đồng thời xuất khẩu cũng làm cho mỗi quốc gia nâng cao uy tín và vị nthế của mình trên trường quốc tế.
Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, khoa học công nghệ. Hiện nay với dân số trên 270 triệu người, với tổng sản phẩm quốc nội lên tới hơn 10.000tỷ USD/năm, trong đó 80% dành cho người tiêu dùng. Hiệp hội cà phê Mỹ ước tính trung bình mỗi năm chi khoảng 2 tỷ USD để nhập khẩu cà phê, trong khi đó cà phê là một mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Vì Việt Nam coi Mỹ là một bạn hàng lớn là hoàn toàn đúng đắn. Chính thị trường Mỹ đang tạo ra một cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt –Mỹ có hiệu lực. Vậy nên, là nhiệm vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam phải làm sao xâm nhập thành công trên thị trường đầy tiềm năng này.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ .
I. Sơ qua vài nét về xuất khẩu cà phê của Việt Nam .
Vài nét về ngành cà phê Việt Nam .
Hơn một thế kỷ qua sản lượng cà phê đã trải qua một thời kỳ phát triển vượt bậc xen lẫn với thời kỳ giảm sút.
Cà phê được đem vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857 lúc mới nhập cà phê vào Việt Nam cà phê được trồng ở Hà Nam, KonTum. Tuy nhiên mãi tới đầu thế kỷ 20 cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn ở các đồn điền của Pháp tại Đắc lắc, Lâm Đồng nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hécta. Sau cách mạng tháng tám cà phê được trồng ở các nông trường quốc doanh và có thời kỳ diện tích cao nhất là trên 10.000 ha. Nhưng đến nay do được Đảng và nhà nước quan tâm và chú trọng đúng mức nên cả sản lượng tăng lên đáng kể. Đầu năm 80 diện tích cà phê mới được trồng là 7457 ha nhưng năng suất cà phê không lớn năm 1993-1994 sản lượng cà phê là 140.000 tấn đứng thứ 3 châu á sau Indonesia và ấn độ, năm 1996 đứng thứ 4 thế giới và đứng thứ hai châu á về cà phê. Hiện nay diện tích cà phê đã đạt trên 19.000ha.
Ngành cà phê nước ta trong những năm qua có chiều hướng phát triển đáng kể tuy rằng ngành cà phê còn gặp khó khăn về chế biến, các công nghệ để chế biến và sản xuất đã được nhập nhưng còn thiếu đồng bộ. Năm 1998 Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Colombia. Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.
Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất các cây công nghiệp khác nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thái thành môi trường được phục hồi,... Thực tế cho thấy trong vài năm gần đây việc trồng mới và phát triển cây cà phê, ngành cà phê đã góp phần:
Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và Miền Nam nói chung.
Tham gia tích cực vào công cuộc định canh định cư của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động.
Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào an ninh quốc phòng khu vực tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc .
Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê nông nghiệp cũng như trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam .
Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam .
Trong những năm vừa qua sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ 2 chỉ sau gạo về kim ngạch xuất nông sản .
Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có bảng biểu sau:
Bảng 2: Số lượng giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Đơn vị: 1000 tấn
Năm
Số lượng xuất khẩu
(1000 tấn)
Giá xuất khẩu bình quân
(USD/tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(1000USD)
1990
89,6
850
76160
1991
95,5
830
77650
1992
118,2
720
83664
1993
122,7
900
110430
1994
170
1746
299800
1995
218
2569
560000
1996
230
1643
420000
1997
389
1260
493526
1998
328
1550
594000
1999
428
1379
537730
2000
686
718
489000
2001
855
436
372780
Nguồn: theo báo cáo của VICOFA
Có thể nói rằng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm theo tổng cục thống kê năm 2001 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 35% so với năm 2000, ước đạt gần 900.000 tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục tăng 33,65% so với năm 2000 lên 855.000 tấn. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta chưa thể kiểm soát được giá cà phê thế giới mức giá này phụ thuộc tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin.
Nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường Luân đôn và Mỹ. Tuỳ từng thời gian nhưng thông thường giá quốc tế đó bù trừ 200-350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB Thành phố HCM của cà phê Việt Nam.
Mười tháng đầu năm năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Mỹ và Arabica giảm 16% từ 2461USD/tấn (quí I/1999) xuống 1978USD/tấn (tháng 10/1999). Tại Luân Đôn giá cà phê giao ngày giảm 29,5% từ 1758USD/tấn –1234USD/tấn. Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam nên thời điểm giá FOB cà phê Robusta của Việt Nam loại R2 rất mạnh 590USD/tấn từ 1565USD/tấn – 976USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo FAO tổ chức lương thực của liên hiệp quốc sản lượng cà phê thế giới vụ năm 1998-1999 so với vụ 1997-1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( một bằng 60 kg) đạt 106,63 triệu bao trong đó sản lượng của Brazin tăng kỷ lục 11,2 triệu bao đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng REAL mười tháng đầu năm 1999 đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh.
Năm 20001 là năm đầy khó khăn và thử thách đối với với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ cà phê trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2001 ước tính chỉ đạt 372 triệu USD, giảm 76,23% so với năm 2000 giá xuất khẩu cà phê Robuta loại 2 (5% đen và vỡ ) năm 20001 chỉ còn ở mức 350-400USD/tấn FOB giảm 52% so với năm 2001. theo Vicofa đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng là nguyên nhân làm giá cà phê cũng liên tục giảm với tốc độ nhanh với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đắc lắc giá cà phê nhân loại một đã giảm từ 11500đ-4000đ/kg xuống 3600đ/kg giảm hơn 50% so với tháng 1/2000. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư thừa cung lớn cộng với lượng cà phê qúa cao. Niên vụ 2000-2001 tổng sản lượng cà phê trên thế giới đã đạt trên 114 triệu bao (Việt Nam sản xuất 14 triệu bao chiếm 12,3%) trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ là 104 triệu bao, lượng dư thừa quá lớn khiến giá cà phê giảm liên tục. Có thể nói cà phê thị trường thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê, ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cà phê để trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn do đó nhà nước phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để bảo hộ sản xuất cà phê trong nước tránh gây ra đổ vỡ lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương kinh tế xã hội của nhà nước ở miền núi nước ta.
Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá cà phê thế giới 100-200USD/ tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều có bao tốt bao xấu nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học còn hạn chế chưa triệt để và đang bị buông cả hai khâu sản xuất và kinh doanh. Hiện tại các hộ nông dân đang sở hữu 80% diện tích trồng cà phê trong cả nước nhưng lại bị “tách rời” với khoa học kỹ thuật diễn ra một tình trạng “mạnh ai nấy làm” bên cạnh đó ngành công nghệ chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu hiện nay cứ đến mùa thu hoạch người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm làm ra, ngành chế biến còn long đong hơn do xưởng chế biến không đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cà phê Việt Nam thơm ngon hơn cà phê Indonesia nhưng do giá thấp hơn nên với số lượng xuất khẩu 300.000tấn thì mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 triệu USD.
Hiện nay có trên 95% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất để xuất khẩu vì vậy tìm được thị trường xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại thời điểm này cà phê Việt Nam đã có một chỗ đứng trên thị trường thế giới, sản phẩm cà phê Việt Nam đã có mặt trên 57 nước trên thị trường thế giới đặc biệt là khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm cả những khách hàng kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như: Đức, Anh,...
II. Thực trng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ
1. Khó khăn và thuận lợi khi xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ.
1.1. Khó khăn khi xuất khẩu cà phê sang mỹ.
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ chẳng những gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn giúp chúng ta hội nhập nhanh trong tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế. Thị trường Mỹ rất rộng nhu cầu đa dạng nhưng tính cạnh tranh vẫn rất quyết liệt. Tuy cà phê của Việt Nam được ưa chuộng ở Mỹ nên khối lượng cà phê Việt Nam ở Mỹ thời gian qua đã tăng nhanh nhưng việc xuất khẩu cà phê sang mỹ gặp không ít những khó khăn.
Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức.
Trước hết các doanh nghiệp Việt Nam là những người đến sau so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tuy cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ được hưởng mức thuế 0% nhưng vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với cà phê của các quốc gia khác như: Inđônêxia, Brazin, côlômbia,... các doanh nghiệp của các quốc gia này đã từ lâu dành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất dẫn đầu trong các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ năm 2001 với giá trị 60,065 triệu USD nhưng cà phê xuất khẩu lại có chất lượng không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt nâu, đen, xanh, quả khô, quả sâu,... vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vào đó quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều không ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0719.doc