Tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường sắt GĐ 2006-2010 của Tổng Công ty Đường Sắt VN: ... Ebook Giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường sắt GĐ 2006-2010 của Tổng Công ty Đường Sắt VN
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường sắt GĐ 2006-2010 của Tổng Công ty Đường Sắt VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Giao thông vận tải có vai trò quan trọng. Giao thông vận tải là động lực của phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả và sức sống cho hoạt động của toàn nền kinh tế. Có thể nói, Giao thông vận tải chính là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông vận tải thông suốt giúp cho hàng hóa có thể luân chuyển thuận lợi và nhanh chóng, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý, Giao thông vận tải sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy đời sống xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Giao thông vận tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đa dạng của đời sống kinh tế … . Thật khó có thể hình dung được một nền kinh tế mà Giao thông vận tải không được đầu tư một cách đúng mức sẽ phát triển như thế nào. Xuất phát từ vai trò của Giao thông vận tải đối với nền kinh tế và giới hạn khả năng nghiên cứu của bản thân, sinh viên thực tập xin được đi sâu tìm hiểu, trình bày đề tài :” Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam”. Đề tài thuộc lĩnh vực vận tải Đường Sắt trong phạm vi hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam – đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện khai thác, quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả tuyến Đường Sắt Quốc Gia. Trong những nhiệm vụ đó, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt đạt được những mục tiêu đề ra.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Chương 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong hai năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.
Chương 3 - Giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2008 – 2010
Các số liệu sử dụng được lấy từ số liệu thu thập được của sinh viên trong thời gian thực tập tại Ban cơ sở hạ tầng – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và qua tham khảo các tài liệu liên quan. Sau đây là nội dung chi tiết đề tài.
Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt
1.1 Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và vai trò của kết cấu hạ tầng đối với hoạt động vận tải Đường Sắt.
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt
Để làm rõ khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt cần hiểu rõ các khái niệm liên quan là: Kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải và giao thông vận tải Đường Sắt.
Kết cấu hạ tầng là gì ? Kết cấu hạ tầng là khái niệm chỉ kết cấu của một hệ thống nền tảng – có chức năng làm cơ sở để thực hiện các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ hay nói cách khác là toàn bộ các hoạt động , các lĩnh vực xã hội. Nói đến kết cấu tức là nhắc đến các thành phần của đối tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tổng thể - ở đây là các thành phần tạo nền tảng cơ sở cho các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ. Chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng cơ bản của kết cấu hạ tầng là tạo điều kiện cơ sở cho các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, tương ứng với mỗi một lĩnh vực hoạt động có một hệ thống hạ tầng cơ sở riêng phục vụ cho mình, vì vậy , tùy theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội chúng ta sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau, ví dụ như : kết cấu hạ tầng văn hóa, quân sự, giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, … Các kết cấu thành phần này góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng quốc gia.
Giao thông vận tải : Giao thông vận tải (Sau đây viết tắt là GTVT) là một ngành dịch vụ có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống kết cấu hạ tầng, là huyết mạch của quốc gia, cầu nối các hoạt động kinh tế, xã hội của nền kinh tế quốc dân. Theo từ điển Việt Nam, giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở. Vận tải là hoạt động chuyên chở người, đồ vật trên quãng đường tương đối dài. Giao thông vận tải là lĩnh vực hoạt động chuyên chở người , hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện chuyên chở. Do vậy, giao thông vận tải là lĩnh vực có tính then chốt và được ví như huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải mạnh mẽ, trôi chảy là điều kiện cần cho một cơ thể kinh tế quốc dân khỏe mạnh tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch. Hoạt động giao thông vận tải đòi hỏi phải có các loại hình phương tiện chuyên chở và hệ thống kết cấu hạ tầng cho các phương tiện hoạt động. Căn cứ vào loại hình phương tiện chuyên chở chúng ta chia Giao thông vận tải thành các lĩnh vực vận tải : Đường bộ - đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và các phương tiện vận tải cơ giới ; Đường thủy – đi trên mặt nước sông, biển, kênh, hồ với phương tiện là tàu thuyền ; Đường không – dùng cho máy bay và các phương tiện bay trên khoảng không ; Đường sắt – đường làm bằng các thanh thép hoặc sắt có mặt cắt hình chữ I ghép nối lại dùng cho xe lửa, xe điện, xe goòng chạy.
Như vậy, có thể hiểu Giao thông vận tải Đường Sắt là lĩnh vực chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng tàu hỏa trên hệ thống đường sắt với ưu thế cơ bản là vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, ngoại khổ, ngoại cỡ mà các phương tiện vận tải khác không đáp ứng được và vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn. Trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vận tải đường sắt chiếm một vị trí quan trọng. Tại các quốc gia phát triển, vận tải đường sắt đảm nhận một khối lượng vận tải người và hàng hóa lớn trong tổng khối lượng vận tải quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đô thị và vận tải đường dài khối lượng lớn. Ở nước ta, Đường Sắt có cũng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, tham gia vận tải hàng hóa quân trang hạng nặng trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc và hiện nay đang giữ vai trò không nhỏ trong lưu thông. Đặc biệt, trong thời gian tới, cùng với các dự án phát triển mới, Đường Sắt Việt Nam sẽ ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt :
Kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một phần nằm trong kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là hệ thống nền tảng gồm các công trình có tác dụng đảm bảo , duy trì và phục vụ cho hoạt động vận tải Đường Sắt. Hiện nay, theo quy định của ngành Đường Sắt Việt Nam , kết cấu hạ tầng Đường Sắt bao gồm các công trình sau: Đường sắt (bao gồm đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh), ghi, cầu các loại (cầu đi riêng đường sắt, cầu đi chung đường sắt, đường bộ), cống, nhà ga, sân, ke ga, kho hàng hóa, hành lý, đường ngang (điểm giao cắt giữa đường sắt, đường bộ cùng mặt bằng có người gác và không có người gác) , thông tin (thiết bị và đường truyền) để chỉ đạo chạy tàu, tín hiệu, biển báo chỉ dẫn chạy tàu. Là một loại hình kết cấu hạ tầng có tác dụng đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng Đường Sắt có vai trò quan trọng không kém các loại hình kết cấu hạ tầng vận tải khác và với nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó sẽ được làm rõ trong phần trình bày sau đây.
1.1.2. Vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đối với hoạt động vận tải Đường Sắt
Chúng ta đã biết vai trò của giao thông vận tải Đường Sắt nói riêng và vai trò của giao thông vận tải nói chung. Vì vậy, để làm rõ vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt , cần phải khẳng định vai trò của nó đối với hoạt động vận tải Đường Sắt.
Đối với hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng vì nó là thành phần thiết yếu cho hoạt động vận tải. Hoạt động vận tải Đường Sắt mang đặc thù về quá trình vận hành: đó là vận tải lớn trên Đường ray và chỉ có thể vận hành đầu máy toa xe trên Đường Sắt. Cùng với đội ngũ đầu máy, toa xe, đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, kết cấu hạ tầng Đường Sắt thiết lập nên mạng lưới Đường Sắt quốc gia, mọi tuyến Đường Sắt đều được xây dựng trên cơ sở hệ thống Đường Sắt hiện có. Muốn có vận tải hành khách, bắt buộc phải có đường ray, nhà ga, đầu máy toa xe … Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện thiết yếu cho hoạt động Đường Sắt.
Ngoài vai trò cơ bản và dễ thấy nhất là nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt được diễn ra như đã nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn bao gồm hệ thống thông tin tín hiệu, hàng nghìn đường ngang giao cắt với đường bộ trên toàn tuyến, các cầu Đường Sắt, các phụ kiện Đường Sắt như ghi, đèn tín hiệu, biển báo… nhằm đảm bảo duy trì mọi hoạt động vận tải trên tuyến an toàn, nhanh chóng và phục vụ hoạt động tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam . Đây cũng là những thành phần quan trọng phục vụ chạy tàu .
Trong mối liên hệ với các kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khác, kết cấu hạ tầng Đường Sắt góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Đặc biệt là đối với giao thông đường bộ - loại hình giao thông vận tải trên đất liền có nhiều giao cắt với Đường Sắt – thì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn tạo nên sự đồng bộ trong vận tải đất liền và đảm bảo mối liên hệ giữa hai loại hình vận tải này cũng như đảm bảo an toàn vận tải cho cả hai loại hình giao thông tại những nơi giao cắt. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn có vai trò tạo nên sự gắn kết giữa vận tải Đường Sắt với các loại hình vận tải khác mà đặc biệt là vận tải đường bộ. Ví dụ tiêu biểu là vai trò của hệ thồng nhà ga, bãi hàng làm nhiệm vụ trung chuyển giữa hai loại hình vận tải này. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
Tóm lại, vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt là không thể phủ nhận, có thể nói, kết cấu hạ tầng Đường Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu của vận tải Đường Sắt và nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu .Vì lý do đó, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có một vị trí quan trọng , cơ bản trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam .
1.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng Đường Sắt và những ảnh hưởng đối với công tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.
Hoạt động vận tải Đường Sắt có những đặc thù nổi bật : vận tải trên Đường Sắt , sử dụng đầu máy – toa xe vận hành , vận tải siêu trường, siêu trọng, ngoại khổ, ngoại cỡ ,vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn.
Vì vậy, kết cấu hạ tầng Đường Sắt cùng mang những đặc điểm riêng.
1.1.3.1 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng Đường Sắt:
Đặc điểm cơ bản nhất là mục tiêu , nhiệm vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt : nhằm phục vụ cho công tác vận hành chạy tàu, vận tải hành khách và hàng hóa. Vì vậy, an toàn là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Tiếp theo, dễ thấy nhất là sự phân bố của kết cấu hạ tầng Đường Sắt: trên đất liền – tất cả các thành phần của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đều được xây dựng, cấu tạo trên đất liền. Điều này do khuôn khổ hoạt động của vận tải Đường Sắt quy định , nó có nét tương đồng với hoạt động vận tải đường bộ. Tuy nhiên , khác biệt cơ bản chính là hệ thống đường vận hành làm từ các thanh sắt, thép hình chữ I ghép lại của Đường Sắt. Do vậy, mặc dù cùng phân bố trên đất liền, song so với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt mang những đặc điểm riêng và rất phức tạp cho công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì. Đó là:
Tuyến Đường Sắt xây dựng bằng vật liệu đặc thù , trải dài trên những địa hình đa dạng, phức tạp với gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần một lực lượng duy tu, bảo dưỡng lớn. Không những vậy, tuyến Đường Sắt còn cần một khối lượng vật tư, thiết bị phụ kiện lớn kèm theo với các yêu cầu tiêu chuẩn đặc thù. Đây là đặc điểm đòi hỏi cung ứng vật tư một cách nghiêm ngặt và hiệu quả, đặc biệt là các vật tư đòi hỏi nhập ngoại.
Đi kèm theo tuyến Đường Sắt là hệ thống kiến trúc gồm nhà ga, bãi hàng, trạm thông tin dọc theo toàn tuyến với số lượng và diện tích lớn nhằm mục đích phục vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa cũng như tác nghiệp vận tải. Hệ thống nhà ga, bãi hàng này phục cho công tác quản lý chạy tàu và tổ chức vận hành vận tải.
Dọc theo toàn tuyến, có rất nhiều điểm giao cắt giữa Đường Sắt với đường bộ và các địa hình khác nhau. Do đó, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn bao gồm một số lượng không nhỏ đường ngang, cống, hầm, cầu. Đó là một phần không nhỏ trong kết cấu hạ tầng Đường Sắt tạo nên đặc điểm của nó.
Muốn thực hiện hoạt động vận tải Đường Sắt có hiệu quả, cần phải có hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt đủ mạnh, đảm bảo yêu cầu cho vận tải. Muốn vậy, cần phải tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt – đó là nhiệm vụ của công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Trong công tác này, những đặc điểm trên có những ảnh hưởng nhất định.
1.1.3.2. Những ảnh hưởng đối với công tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt :
Xuất phát từ những đặc điểm trên, công tác quản lý được chú trọng hàng đầu mà quan trọng nhất là việc tổ chức bộ máy quản lý kết cấu hạ tầng một cách hợp lý và hiệu quả. Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phân công nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt cho 14 công ty quản lý Đường Sắt và 5 công ty thông tin tín hiệu đặt dưới sự điều hành trực tiếp của ban Cơ sở hạ tầng (CSHT) thuộc Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là :
Việc thay thế, sửa chữa, bảo trì tuyến Đường Sắt đòi hỏi cung ứng vật tư theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn của tuyến Đường Sắt quốc gia bao gồm ray, tà vẹt, bu lông, ghi,…
Quá trình thi công đòi hỏi đảm bảo các quy định về an toàn chạy tàu, về thời gian thông tàu, tốc độ chạy tàu và các quy định về an toàn thi công. Do mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn giao thông thông suốt nên các yêu cầu này càng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong toàn ngành.
Do quy mô quản lý lớn, trải dài trên diện rộng nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại các điểm giao nhau với đường bộ, tình trang đường ngang dân sinh gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
Hiện nay, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt nói riêng và các nhiệm vụ khác của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, công tác kế hoạch hóa đã và đang được thực hiện một cách triệt để và hoàn thiện theo các quy chuẩn chung cho toàn Tổng công ty. ác quy trình chung, thống nhất trong toàn tổng công ty với các quy định rất chặt chẽ và đảm bảo khoa học đã được xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ. Trong đó có vai trò quan trọng của ban cơ sỏ hạ tầng và các công ty thành viên. Đây là điều kiện cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt đạt được hiệu quả như mong muốn.
Công tác kế hoạch hóa trong quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong phần trình bày tiếp sau đây.
1.2. Kế hoạch và hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
1.2.1. Lý luận chung về kế hoạch và kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường.
Lý luận chung bao gồm khái niệm về kế hoạch và kế hoạch hóa và vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.1.1. Kế hoạch và kế hoạch hóa là gì?
Kế hoạch là một chuỗi các phương án được vạch ra từ trước một cách có hệ thống về những công việc, hành động dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành; nhằm hướng tới việc đạt được một hay một số mục tiêu nào đó đã được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các điều kiện khách quan và chủ quan sẵn có quanh chủ thể.
Kế hoạch hóa là phương thức quản lý theo mục tiêu, làm cho đối tượng quản lý phát triển một cách có kế hoạch, nằm trong dự tính và có sự điều chỉnh cũng như thay đổi trong điều kiện cần thiết. Điều này có nghĩa là việc đề ra mục tiêu và các phương án để đạt được mục tiêu đi kèm với việc tổ chức thực hiện các phương án đó ở mức thống nhất cao nhằm hướng đến mục tiêu đã định. Như vậy, dễ thấy kế hoạch hóa bao gồm các công tác: lập kế hoạch – bao gồm các mục tiêu và giải pháp và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch – bao gồm quản lý thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. Quá trình như vậy đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện và đưa đến các kết quả theo hướng các mục tiêu đề ra.
Tóm lại, kế hoạch và kế hoạch hóa giống như việc một con tàu biển có mục tiêu là đi đến cực nam với công cụ là chiếc la bàn và việc người lái tàu đi theo chiếc la bàn đó để đến đích. Quan trọng nhất đó chính là việc vạch ra kế hoạch và phương án đúng đắn, hợp lý đến mục tiêu đã định. Có thể nói, kế hoạch và kế hoạch hóa chính là cách thức hiệu quả nhất để đi đến mục tiêu đề ra. Vậy, trong hoạt động kinh tế, cụ thể là với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường , vai trò của kế hoạch là gì? Và nó sẽ phải được thực hiện như thế nào?
1.2.1.2. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế hoạch cũng như công tác kế hoạch hóa có vai trò quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược đảm bảo hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế ở nước ta, xuất phát từ sự nhầm lẫn và những hạn chế lý luận về kế hoạch nên đã từng có quan điểm cho rằng khi chuyển sang cơ chế mới thì kế hoạch đã không còn vai trò của nó nữa. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, cái thay đổi ở đây không phải là thay thế kế hoạch bằng một cái khác mà chính xác là thay đổi cách làm kế hoạch, thay đổi tư duy làm kế hoạch ở nước ta, chuyển từ làm kế hoạch theo các chỉ tiêu pháp lệnh sang một “kiểu” khác, “ kiểu” đó là gì ?
Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, trên tầm vĩ mô nó luôn thể hiện tính định hướng của nhà nước nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội với nền tảng kinh tế phát triển và công bằng xã hội đặt song song, tức là vận dụng các quy luật thị trường để điểu chỉnh hướng phát triển cho cả nền kinh tế một cách đứng đắn nhất. Còn ở góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp thì nó lại thể hiện nhiều tính thị trường hơn. Các doanh nghiệp, hoạt động trên thị trường nên việc nắm bắt các quy luật thị trường là rất quan trọng và kế hoạch kinh doanh phải nhắm tới các mục tiêu thị trường của doanh nghiệp, nó sẽ phải sát sao với tình hình của doanh nghiệp và thị trường, mục tiêu của nó là doanh nghiệp và sự thỏa mãn thị trường.
Kế hoạch nói chung và kế hoạch kinh doanh nói riêng là rất cần thiết. Lý do của sự cần thiết này là gì? Thứ nhất, chúng ta thấy rằng hoạt động của mọi doanh nghiệp và mọi chủ thể có tri thức (kể cả từng cá nhân của xã hội) đều mang tính mục tiêu – hành động có mục tiêu. Muốn đạt mục tiêu, tất nhiên phải sử dụng những thứ mình đang có hay có thể có – chính là các nguồn lực. Vấn đề là sử dụng chúng như thế nào, ra sao, khi nào, huy động bằng cách nào và gắn kết như thế nào. Kế hoạch giúp chúng ta làm việc đó và trong doanh nghiệp, nó cũng cần thiết như vậy. Thứ hai, có thể nói mỗi bản kế hoạch chính là một con đường hướng tới mục tiêu đề ra, nó bao gồm cách thức, trình tự hành động với thời gian, hoàn cảnh thực hiện nhất định trên cở sở những dự báo, dự tính phán đoán và các phương án được cho là hiệu quả với hoàn cảnh trong và ngoài doanh nghiệp. Nó đem đến cho nhà quản lý một cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả, giúp họ chủ động trong hành động và có khả năng ứng phó kịp thời với những biến cố có thể phát sinh bất ngờ (cả trong dự tính và ngoài dự tính). Rõ ràng, nếu không có những phương án được đề ra xuất phát từ quá trình tìm hiểu thị trường và khả năng của mình, doanh nhiệp khó có thể hoạt động được một cách hiệu quả trong một nền kinh tế đòi hỏi sức cạnh tranh và hiệu quả công việc cao nhất có thể như nền kinh tế thị trường hiện nay. Có thể thấy rằng, trong các doanh nghiệp nhỏ, khi mà quy mô hoạt động còn nhỏ và dễ tổ chức quản lý thì có thể vai trò của bộ phận kế hoạch không được chú ý nhiều (tuy nhiên, có thể khẳng định kế hoạch vẫn luôn tồn tại để các doanh nghiệp này tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh); nhưng tại các các doanh nghiệp lớn và quy mô thì việc tổ chức phối hợp hoạt động là rất phức tạp, đòi hỏi một bộ phận chuyên trách và có quy trình cụ thể trong tổ chức thực hiện kế hoạch hóa.Vì vậy, vai trò của kế hoạch là rất quan trọng và nó trở thành một phần không thể tách rời của doanh nghiệp - Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nghiệp như vậy.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đối với công tác kế hoạch đó là phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của thị trường và doanh nghiệp, phải hướng đến đạt được kết quả đề ra theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Bất cứ tại đâu, mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích cao nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất. Nếu không, nó sẽ trở thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục ngay thậm chí là loại bỏ. Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một số khâu của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả, kế hoạch đã, đang và sẽ khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ mới, cái khó nhất với nhà kế hoạch đó là phải làm kế hoạch như thế nào cho hiệu quả.
Với nhiệm vụ được nhà nước giao là tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả tuyến Đường Sắt Thống Nhất và các tuyến Đường Sắt thành phần, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa tại doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kế hoạch hóa của Tổng công ty được coi là một phần quan trọng trong bộ máy hoạt động của Tổng công ty . Sau đây là một vài nét về hệ thống kế hoạch tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.
1.2.2. Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
1.2.2.1 Những nét chính về Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam (ĐSVN) là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vị số vốn do Tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty.
Tổng công ty được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91. Sơ đồ tổ chức chung như sau: TỔNG CÔNG TY ĐSVN
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các đơn vị thành viên
Tập thể người lao động
-Ban kiểm soát
-Ban nghiệp vụ
Bộ máy giúp việc
Các cơ quan then chốt của Tổng công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của tổng công ty, chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật về sự phát triển của tổng công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan xem xét các vấn đề do tổng giám đốc đề nghị, trình duyệt nhà nước các kế hoạch đầu tư và các dự án lớn, phân cấp quản lý, quản lý tài chính và đưa ra các quyết định nhân sự,…
Hội đồng quản trị có 2 ban trợ giúp là :
- Ban nghiệp vụ : thực hiện chức năng tổng hợp phục vụ hoạt động của hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát : thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành công ty của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên về các nội dung tài chính tài vụ, pháp luật, điều lệ, quyết định, nghị quyết, báo cáo định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc (TGĐ) là đại diện phấp nhân , có quyền điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thủ tướng và pháp luật và việc điều hành. Tổng giám đốc Tổng công ty do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, hiện nay là ông Nguyễn Hữu Bằng. Giúp việc cho tổng giám đốc là : các phó tổng giám đốc và các Ban, văn phòng tổng công ty.
Các Ban chức năng – bộ máy giúp việc: có nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản lý cho tổng giám đốc ở các mảng khác nhau được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty, gồm có các ban : Ban kế hoạch, ban dự án chiến lược, ban quản lý đầu tư và xây đựng, ban tổ chức cán bộ lao động, ban tài chính kế toán, ban thanh tra chuyên ngành, ban kinh doanh tiếp thị,….
1.2.2.2. Hệ thống kế hoạch hiện hành tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
Trên cở sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền triệt để, hạn chế đầu mối và tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty , đồng thời, theo các tiêu chí phân loại khác nhau, hệ thống kế hoạch hiện hành của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam gồm có:
1.2.2.2.a. Xét theo phạm vi
Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty gồm các cấp kế hoạch:
Kế hoạch cấp tổng công ty gồm kế hoạch tổng hợp hàng năm của Tổng công ty, kế hoạch của các ban chuyên trách. Kế hoạch này có phạm vi hiệu lực trong toàn công ty và mang tính tổng hợp. Kế hoạch chung của Tổng công ty là kế hoạch được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch thành phần và mang tính khái quát cao. Các kế hoạch của các ban được xây dựng trên cơ sở phân công nhiệm vụ và tổng hợp các kế hoạch của các đơn vị thành viên.
Kế hoạch của các đơn vị thành viên : Sau khi thực hiện tiếp nhận kế hoạch từ trên xuống, các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch của mình trong đó đảm bảo các nhiệm vụ Tổng công ty phân bổ.
1.2.2.2.b. Xét theo nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, các kế hoạch thành phần được xây dựng trên cơ sở các hoạt động của Tổng công ty và do các ban phụ trách gồm có các kế hoạch sau:
Kế hoạch vận tải : xây dựng các mục tiêu và biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động vận tải Đường Sắt trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt sẵn có. Kế hoạch vận tải gồm các phần chủ yếu như kế hoạch vận tải hành khách, hàng hóa , kế hoạch vận hành đầu máy toa xe, kế hoạch doanh thu từ hoạt động vận tải… Hiện nay, kế hoạch vận tải do ban vận tải – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phụ trách phối hợp cùng các công ty vận tải thực hiện.
Kế hoạch quản lý, sửa chữa và bảo trì cơ sở hạ tầng: thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và do ban cơ sở hạ tầng và các công ty quản lý Đường Sắt, các công ty thông tin tín hiệu đảm nhận xây dựng, tổ chức thực hiện. Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng sẽ được nói đến chi tiết tại mục sau.
Kế hoạch hoạt động công nghiệp : Bao gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cơ bản là hoạt động chế tạo, sửa chữa đầu máy toa xe và cấu kiện Đường Sắt .
Ngoài ra, trong hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam còn có các kế hoạch khác : Kế hoạch xây lắp; Kế hoạch khối dịch vụ, du lịch, vật tư; Kế hoạch tổ chức và cơ chế quản lý; Kế hoạch khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ; Kế hoạch lao động, việc làm, đời sống và chính sách xã hội và Kế hoạch y tế ,trường học.
Trong đó, kế hoạch vận tải, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng, kế hoạch công nghiệp, xây lắp có vai trò quan trọng và cơ bản nhất.
1.2.2.2.c. Xét theo thời gian
Theo thời gian, có các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Đầu tiên, phổ biến và thường xuyên nhất đó là kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch hàng năm: được xây dựng cho các mảng hoạt động và theo từng năm. Thông thường, kế hoạch hàng năm được xây dựng và hoàn thành, nộp cấp có thẩm quyền phê duyệt là vào thời gian từ tháng 5 cho tới tháng 6 hàng năm. Kế hoạch hàng năm có tính thường xuyên và giữ vai trò trong quản lý, điều hành các hoạt động của toàn Tổng công ty.
Bên cạnh kế hoạch hàng năm, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn. Các kế hoạch dài hạn đã được xây dựng như : kế hoạch phát triển 5 năm 2001 – 2005 và 2006 – 2010; quy hoạch phát triển ngành Đường Sắt tầm nhìn 2020, chương trình hành động trong giai đoạn 2008 – 2020 …
Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam được xây dựng một cách đồng bộ và toàn diện trên các phương diện phạm vi, thời hạn, hoạt động. Có thể nói, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có một hệ thống kế hoạch hóa toàn diện , triệt để và đấy đủ mọi chức năng của công tác kế hoạch . Điều đó xuất phát từ quan điểm , nhận thức của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam về vai trò của kế hoạch và công tác kế hoạch hóa với chính bản thân Tổng công ty.
1.2.2.3. Vai trò của kế hoạch đối với hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
Trước hết, nhắc đến vai trò của kế hoạch là nói đến chức năng định hướng của nó. Đây là điều đã được khẳng định. Bên cạnh vai trò định hướng trong hành động, kế hoạch còn thể hiện vai trò thông qua phương thức tổ chức kế hoạch hóa đã được làm rõ ở trên. Với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong việc áp dụng kế hoạch hóa vào tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó cũng không phải là một ngoại lệ.
Là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt do Nhà nước giao theo quyết định 34/2003/QĐ-TTg; là đầu mối giao kế hoạch của Chính phủ , Tổng công ty tổ chức bộ máy để quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định số 216/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003, trong đó, công tác Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò chủ đạo và được quản lý thông nhất trong toàn Tổng công ty. Hàng năm, thông qua các kế hoạch của mình và cân đối với các đơn vị thành viên, Tổng công ty tổ chức ký cam kết thực hiện kế hoạch kèm theo những quy định trách nhiệm liên quan với từng đơn vị thành viên và thực hiện giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch theo hệ thống kế hoạch của mình. Các ban phụ trách của Tổng công ty có trách nhiệm tổ chức giám sát và thực hiện kế hoạch theo từng mảng nội dung do mình quản lý. Nhờ đó đảm bảo hoạt động của Tổng công ty một cách trơn tru và hiệu quả.
Kế hoạch hóa đảm bảo cân đối các hành động của các đơn vị thành viên theo mục tiêu chung của toàn Tổng công ty và tổ chức hành động nhất quán theo hướng đi đề ra.
Kế hoạch hóa góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động, làm cho các hoạt động trong phạm vi của Tổng công ty đi đến thống nhất và không có hành động nào thiếu hoặc thừa đối với mục tiêu chung.
Thông qua công tác kế hoạch hóa, Tổng công ty có thể tổ chức nắm bắt và quản lý các đơn vị thành viên mà không gây ra sự gò ép và cứng nhắc trong hành động, đúng với nguyên tắc chung trong xây dựng kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam .
Những điểm trên đã khẳng định vai trò và tác._. dụng của kế hoạch và thực hiện quản lý theo phương thức kế hoạch hóa đối với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là rất được chú trọng và thống nhất trong hành động ở mức cao.
1.3. Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt
1.3.1. Các nội dung quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có nhiệm vụ xác định mục tiêu, biện pháp và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Nó tương ứng với các nội dung của quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Cụ thể :
1.3.1.1. Các nội dung của quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Qu¶n lý, b¶o tr×, söa ch÷a kết cấu hạ tầng ®êng s¾t (cÇu, ®êng, TTTH, kiÕn tróc...) lµ qu¸ tr×nh thay thÕ, söa ch÷a c¸c lo¹i kÕt cÊu cña kÕt cÊu h¹ tÇng nh»m ®¸p øng t¨ng trëng cña vËn t¶i, ®¶m b¶o an toµn, n©ng cao tèc ®é ch¹y tµu ®Ó rót ng¾n hµnh tr×nh ch¹y tµu. C¸c nhiÖm vô chñ yÕu nh sau:
- §êng, ghi: Thay thÕ c¸c lo¹i tµ vÑt kh«ng ®¸p øng yªu cÇu vÒ kÜ thuËt b»ng c¸c lo¹i tµ vÑt bª t«ng dù øng lùc, liªn kÕt ®µn håi; §¶m b¶o an toµn trªn c¸c ®iÓm giao c¾t ®êng s¾t vµ ®êng bé; Xö lý nÒn ®êng yÕu, c¶i t¹o mét sè ®êng cong cã b¸n kÝnh nhá; Thay c¸c lo¹i ghi cã tèc ®é ch¹y tµu cao.
- CÇu, hÇm: Söa ch÷a gia cè c¸c hÇm bÞ phong ho¸; Thay thÕ c¸c cÇu dÇm yÕu, dÇm t¹m, më khÈu ®é tho¸t níc cÇu cèng;
- Nhµ ga, b·i hµng: Söa ch÷a n©ng cÊp c¸c nhµ ga ®Ó phôc vô cho hµnh kh¸ch. ¦u tiªn c¸c nhµ ga ë c¸c khu vùc thµnh phè, tØnh lþ, khu ®« thÞ; Söa ch÷a, n©ng cÊp b·i hµng. ¦u tiªn nh÷ng níi cã ch©n hµng lín æn ®Þnh nh»m t¹o ®iÒu kiÖn tèt nhÊt vÒ CSHT cho chñ hµng
- Th«ng tin tÝn hiÖu:
+Th«ng tin: Thay thÕ dÇn ®êng d©y trÇn b»ng c¸p quang; Sö dông c«ng nghÖ th«ng tin, b¸n vÐ ®iÖn to¸n cã hiÖu qu¶ trªn m¹ng th«ng tin cña ngµnh ®êng s¾t; Thay thÕ sö dông c¸c lo¹i tæng ®µi nh©n c«ng, c¬ khÝ b»ng tæng ®µi ®iÖn tö kÜ thuËt sè;
+ TÝn hiÖu: Gi¸m s¸t ®oµn tµu mÆt ®Êt.... ;Ghi ®iÖn khÝ tËp trung, tÝn hiÖu ®Ìn mµu; Thay thÕ ph¬ng ph¸p ®ãng ®êng thÎ ®êng b»ng ph¬ng ph¸p ®ãng ®êng b¸n tù ®éng tiÕn tíi tù ®éng ®ãng ®êng trªn mét sè khu ®o¹n.
1.3.1.2. Các nội dung của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng do ban Cơ sở hạ tầng thuộc cơ quan Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phụ trách với mục tiêu là giữ vững an toàn và tốc đọ chạy tàu . Các nội dung trong kế hoạch bao gồm:
Kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ : giải quyết những hư hỏng nhỏ do tác động của phương tiện vận tải Đường Sắt và thiên nhiên gây ra ảnh hưởng đến khả năng khai thác của công trình.
Kế hoạch sửa chữa khẩn cấp, khắc phục bão lũ : là các nội dung thực hiện mang tính khẩn cấp, phát sinh về tình hình an toàn chạy tàu thuộc phạm vi kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Kế hoạch các công trình sửa chữa lớn : hiện nay, các công trình sửa chữa lớn và các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc hạng mục sửa chữa lớn do Ban Cơ sở hạ tầng cùng các đơn vị quản lý Đường Sắt và thông tin tín hiệu thực hiện.
Dự toán ngân sách nhà nước nguồn sự nghiệp kinh tế cho quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt : Ban cơ sở hạ tầng phụ trách lập báo cáo định kỳ về vốn ngân sách sự nghiệp và thuyết minh dự toán vốn trình tổng công ty và chính phủ ( cục Đường Sắt – Bộ giao thông Vận tải ) phê duyệt.
1.3.2. Vai trò của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng trong hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
Như trên đã trình bày, quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; vì vậy, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có một vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong hệ thống kế hoạch nói riêng. Điều này thể hiện rõ qua quy mô hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt và qua mối quan hệ của kế hoạch này với các kế hoạch thành phần khác.
Về quy mô, có thể nói hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có quy mô rất lớn trong Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Do hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một hệ thống có quy mô rất lớn cả về khối lượng, số lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng phức tạp, vì thế, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cần một quy mô lớn, khối lượng công việc nhiều và tổ chức chặt chẽ. Hàng năm, chi phí phục vụ cho hoạt động này chiếm một phần đáng kể trong chí phí hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và đảm bảo duy trì chạy tàu tạo doanh thu. Trong khi hoạt động vận tải là đầu ra chính tạo nên doanh thu cho Tổng công ty thì hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là đầu vào chủ yếu, tạo nên phần lớn chi phí hoạt động. Do đó, có thể khẳng định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đặt lên hàng đầu công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng và kế hoạch này cũng được đặt lên hàng đầu như vậy.
Trong mối quan hệ với các kế hoạch thành phần khác, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có mối quan hệ tương hỗ trong tổng thể kế hoạch chung của toàn Tổng công ty, có quan hệ qua lại chặt chẽ, qua lại với các kế hoạch nội dung hoạt động khác. Chẳng hạn xuất phát từ mục tiêu về vận tải, ban vận tải tiến hành xây dựng kế hoạch vận tải, từ đó, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng được xây dựng có xét đến kế hoạch vận tải như số lượng chuyến tàu, tốc độ chạy tàu, an toàn chạy tàu …tức là, chuyên viên kế hoạch xác định những mục tiêu cần đạt của kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo cho vận tải Đường Sắt hoạt động đạt mục tiêu. Cũng trên cơ sở đó mà các kế hoạch khác được xây dựng. Hoặc trong mục tiêu chung của toàn Tổng công ty được đề ra trong kế hoạch của Tổng công ty, các kế hoạch thành phần được xây dựng để nhằm cùng đưa đến kết quả là mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với các kế hoạch khác, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng còn tạo nên căn cứ cho kế hoạch của các đơn vị thành viên Tổng công ty mà rõ rệt nhất là ở các công ty quản lý Đường Sắt và các công ty thông tin tín hiệu (TTTH). Các công ty này dựa trên kế hoạch về quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng để xây dựng kế hoạch của mình.
Tóm lại, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có một vai trò quan trọng và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các kế hoạch khác trong hệ thống kế hoạch hóa của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Vậy kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được xây dựng theo quy trình như thế nào? được tổ chức thực hiện ra sao? Câu trả lời nằm ở phần trình bày tiếp sau đây.
1.3.3. Quy trình lập và triển khai kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
( Thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 2000 – 2001 )
Bao gồm quy trình lập kế hoạch và triển khai kế hoạch.
1.3.3.1. Quy trình lập kế hoạch
Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam gồm có 4 nội dung chính:
Lập chỉ thị - hướng dẫn lập kế hoạch: Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ phía nhà nước, chuyên viên kế hoạch thực hiện soạn thảo kế hoạch lần đầu trình tổng giám đốc . Kế hoạch này dựa trên kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế Đường Sắt do bộ GTVT giao. Thời gian thực hiện với kế hoạch hàng năm là tháng 5.
Lập kế hoạch: đây là bước thể hiện vai trò của các công ty quản lý cơ sở hạ tầng. Căn cứ nột dung của chỉ thị và khối lượng công trình do tổng công ty giao, căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý, khai thác công trình Đường Sắt và giá cả cụ thể để lập kế hoạch trình tổng giám đốc. Thời gian thực hiện là tháng 5,6 hàng năm với kế hoạch hàng năm và 2/3 thời hạn của các kế hoạch dài hạn khác.
Tổng hợp kế hoạch của các đơn vị : Chuyên viên kế hoạch căn cứ vào kế hoạch của các công ty quản lý cơ sở hạ tầng và tổng hợp thành kế hoạch của tổng công ty. Với kế hoạch hàng năm, thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm hoặc giữa kỳ với kế hoạch 5 năm.
Thẩm tra và trình tổng giám đốc: Các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật của Ban, các chuyên viên các ban nghiệp vụ của Tổng công ty ( gồm kế hoạch đầu tư, tài chính kế toán, tổ chức lao động,…) dưới chủ trì của phó Tổng giám đốc phụ trách thẩm tra bản kế hoạch do phòng kế hoạch đã tổng hợp từ các công ty quản lý cơ sở hạ tầng. Theo ý kiến thẩm tra của hội đồng, chuyên viên kế hoạch tiến hành chỉnh sửa và lập tờ trình để trưởng Ban ký trình tổng giám đốc và bộ giao thông phê duyệt. Thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm và giữa kỳ kế hoạch dài hạn.
Sau đây là sơ đồ khái quát quy trình lập kế hoạch :
1-
C C¨n cø¨n c
2-
ChØ thÞ lËp kÕ ho¹ch
- Chuyªn viªn kÕ ho¹ch
- L·nh ®¹o TCT
3-
LËp kÕ ho¹ch
BM-CSHT-40.
BM-CSHT-41.
BM-CSHT-42.
C¸c C«ng ty QLKCHT
4-
Tæng hîp KH cña c¸c ®¬n vÞ
BM-CSHT-43.
BM-CSHT-44.
Chuyªn viªn kÕ ho¹ch
5-
ThÈm tra
C¸c phßng nghiÖp vô, kü thuËt
6-
Tr×nh
TG§
L·nh ®¹o Ban
7-
C KÕt thóc¨n c
Sơ đồ 1: Các bước trong quy trình lập kế hoạch
1.3.3.2. Quy trình triển khai kế hoạch
Quy trình gồm 4 bước chính:
Giao kế hoạch cho các đơn vị: Toàn bộ quá trình này gồm có:
- Chuyên viên kế hoạch căn cứ khối lượng công trình quản lý của các Công ty, công lệnh tốc độ, tải trọng, mật độ tàu chạy hàng năm và định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước, của Ngành tiến hành triển khai kế hoạch và kinh phí tới các Công ty.
- Phòng kế hoạch gửi bản triển khai – phân bổ kế hoạch cho các Ban Kế hoạch – Đầu tư, tài chính kế toán, tổ chức cán bộ lao động và các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật của Ban quản lý cơ sở hạ tầng để thẩm tra. Sau khi các Ban và các phòng thẩm tra xong chuyển về phòng Kế hoạch để chỉnh sửa và dự thảo Quyết định trình Trưởng ban.
- Ban cơ sở hạ tầng trình tổng giám đốc: Căn cứ các văn bản phòng Kế hoạch trình, Trưởng ban xem xét trình Tổng giám đốc ký Quyết định giao kế hoạch cho các Công ty và các đơn vị có liên quan.
- Tổng giám đốc quyết định chính thức giao kế hoạch cho các ban nêu trên, các Phân ban quản lý cơ sở hạ tầng và các Công ty Quản lý kết cấu hạ tầng để thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Cuối kỳ kế hoạch - tháng 12 hàng năm.
Soạn thảo và ký kết hợp đồng thực hiện:
- Sau khi tổng giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện, phòng Kế hoạch dự thảo hợp đồng thực hiện trình Trưởng ban quản lý cơ sở hạ tầng.
- Trưởng Ban quản lý cơ sở hạ tầng ký kết hợp đồng với các đơn vị thực hiện kế hoạch.
- Thời gian thực hiện: đầu kỳ kế hoạch - tháng 1 hàng năm.
Theo dõi, báo cáo thực hiện:
- Sau khi có kế hoạch được giao và hợp đồng được ký kết chuyên viên Kế hoạch và Thống kê theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Hàng tháng tập hợp tình hình thực hiện khối lượng công trình, chi phí thực hiện để báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty, Ban, đồng thời báo cáo còn làm căn cứ để chỉnh lý, điều hoà kế hoạch hàng năm. Báo cáo được thực hiện qua các căn cứ:
+ Báo cáo của các Công ty quản lý cơ sở hạ tầng;
+ Báo cáo của các phân ban quản lý cơ sở hạ tầng;
+ Báo cáo của các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật;
+ Các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty về các công trình đột xuất: Khắc phụ hậu quả tai nạn giao thông, thiên tai, bão lũ, các công trình đe doạ an toàn chạy tàu.
- Thời gian thực hiện: Ngày 15 hàng tháng.
Chỉnh lý kế hoạch:
- Trong quá trình theo dõi thực hiện kế hoạch có vấn đề gì chưa hợp lý thì tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo trình tự các bước như trên
- Thanh lý hợp đồng trong trường hợp đủ điều kiện.
- Thời gian thực hiện: Tháng 9 hàng năm.
Sau đây là sơ đồ khái quát các bước triển khai kế hoạch :
1
C¨n cø
2
Ph©n khai kÕ ho¹ch
BM-CSHT-45
BM-CSHT-46
BM-CSHT-47
Chuyªn viªn KÕ ho¹ch
ThÈm tra
3
- C¸c phßng NV, KT cña Ban
- C¸c Ban chuyªn m«n cña TCT
4
Tr×nh Tæng gi¸m ®èc
- Trëng Ban
5
QuyÕt ®Þnh giao kÕ ho¹ch
BM-CSHT-47
BM-CSHT-48
BM-CSHT-49
- Tæng Gi¸m ®èc
6
So¹n th¶o hîp ®ång
- Chuyªn viªn KÕ ho¹ch
7
Ký kÕt hîp ®ång
- Trëng ban
- G® Cty thùc hiÖn kÕ ho¹ch.
8
Theo dâi thùc hiÖn
19/§SVN- §T 33/§SVN- CI
Chuyªn viªn KÕ ho¹ch, Thèng kª.
9
ChØnh lý kÕ ho¹ch
Chuyªn viªn KÕ ho¹ch
10
Thanh lý hîp ®ång
KÕ ho¹ch, Tµi chÝnh.
11
KÕt thóc
Sơ đồ 2: Các bước trong quy trình triển khai kế hoạch
1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu và định mức sử dụng trong kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
1.3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng.
Hệ thống chỉ tiêu là một nội dung quan trọng của mỗi bản kế hoạch và cần phải được xác định rõ về định tính hay định lượng. trong kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng, các chỉ tiêu chủ yếu là định lượng. Các chỉ tiêu này gồm có:
Chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên (SCTX) định kỳ :
Bao gồm các chỉ tiêu cấu thành kết cấu hạ tầng Đường Sắt thuộc nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên .Các chỉ tiêu được trình bày theo tuyến và theo các phân khu quản lý và tổng hợp cấp tổng công ty. Để thuận tiện trong công tác lập,báo cáo và triển khai kế hoạch, các chỉ tiêu này được trình bày đi kèm với cấu thành đơn giá theo định mức sẵn có. Các chỉ tiêu gồm có:
Các chỉ tiêu thuộc Đường Sắt :Khối lượng đường chính tuyến (km)cần sửa chữa trong kỳ kế hoạch; Khối lượng đường ga, đường nhánh(km); Số lượng Ghi (bộ), cầu ( m ), hầm (m ) cần thay; Diện tích nhà ga, kho ga cần sửa chữa cải tạo (m2); Số điểm gác chắn đường ngang cần sửa chữa ( điểm ).
Các chỉ tiêu về hệ thống thông tin tín hiệu: Đường truyền tải(kmT) ; trạm, tổng đài ( trạm); tín hiệu ra vào ga ( hệ); thiết bị không chế, điều khiển ( bộ - đài ); cấp tín hiệu (km/s) ;thiết bị nguồn ( cung).
Các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa khẩn cấp (SCKC): Được phân theo các tuyến đường và các công ty quản lý ĐS, TTTH bao gồm các chỉ tiêu: Ray P43-L25 (th);Tµ vÑt (th);Ghi (bé); §¸ (m3) …đi kèm với chi phí thực hiện (do mục đích của SCKC là để đảm bảo ATĐS nên dùng các chỉ tiêu này cho yêu cầu cần thay thế cho ĐS hiện có.)
Các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa lớn: Được trình bày dưới dạng danh mục công trình cần tập trung sửa chữa lớn trình bày theo các công trình và theo tuyến Đường Sắt . Các chỉ tiêu về thành phần gồm : Khối lượng sửa chữa lớn cầu, cống, hầm (m); Sửa chữa lớn đường chính (m) ; Các hạng mục thông tin, tín hiệu; Sửa chữa các nhà ga, kho ga hư hỏng ,sửa chữa ke ga, bãi hàng – còn gọi là kiến trúc (m2).
1.3.4.2. Một số định mức sử dụng trong công tác kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng.
Bên cạnh hệ thống chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ, trong công tác kế hoạch còn cần đến các văn bản quy định định mức vật tư, lao động cho từng mục công việc cụ thể. Với công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt, việc sử dụng hệ thống định mức có vai trò quan trọng chuyên viên kế hoạch xác định các yếu tố cấu thành. Hiện nay, hệ thống định mức sử dụng trong công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được quy định trong Tập định mức ban hành theo quyết định 945 của Ban tổ chức cán bộ - lao động . Hệ thống định mức gồm có định mức lao động tổng hợp duy tu quản lý Đường Sắt ( Quyết định 708 QĐ/TCCB – LĐ); định mức 1006 – ĐS /KH về vật tư bảo dưỡng thường xuyên Đường Sắt 1 năm/1 km đường; Định mức 11 QĐ/CSHT về vật tư sửa chữa thông tin tín hiệu. trong hệ thống định mức đều quy định rõ phương pháp, công thức tính và số liệu định mức.
Định mức lao động duy tu Đường Sắt được dùng làm căn cứ giao việc, xác định đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch lao động và kế hoạch tiền lương và là một trong những căn cứ xác định giá thành sản phẩm của công tác duy tu quản lý Đường Sắt.
Định mức vật tư dùng làm căn cứ xác định nhu cầu vật tư cần cung ứng trên từng đơn vị dịnh mức, chẳng hạn như vật tư cho bảo dưỡng 1 km Đường Sắt, 1 bộ ghi hay bảo dưỡng cột tín hiệu trong thông tin tín hiệu.
Hệ thống định mức đang được sử dụng được ban hành từ khá lâu, qua các năm, tùy điều kiện cụ thể mà các định mức sẽ thay đổi về số liệu, còn lại, phương pháp và các quy định liên quan không thay đổi nhiều.
Tóm lại, thông qua một số nội dung kể trên, có thể thấy bộ máy cũng như những quy định và cơ chế tổ chức hoạt động kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng Đường Sắt của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã được tổ chức một cách đầy đủ, đúng tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Đây là thuận lợi về cơ bản, cốt lõi, là tiền đề để công tác kế hoạch trong nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được thành công và đạt hiệu quả. Sau đây là phần trình bày về kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 và thực trạng thực hiện kế hoạch đó trong hai năm đầu 2006 – 2007, thông quá đó sẽ góp phần đưa ra những nhận định, đánh giá và là cơ sở đề ra biện pháp trong thời gian tiếp theo.
Chương 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong hai năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.
Giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam nói riêng. Tiếp theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005 đã được xây dựng và thực hiện nhằm hướng đến nhiệm vụ phát triển chung của đất nước, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho trong giai đoạn này và đóng góp và sự phát triển chung của toàn đất nước. Sau 2 năm đầu thực hiện, kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đã thu được những kết quả nhất định là điều kiện để Tổng công ty nhận định tình hình và xác định các biện pháp nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của kế hoạch này. Sau đây phần trình bày về thực trạng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 trong hai năm đầu 2006 – 2007 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam .
2.1. Kế hoạch quản lý, sửa chữa , bảo trì kết cấu hạ tầng 2006 - 2010
2.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
2.2.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – văn kiện đại hội đảng IX
Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nhiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải và quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Vì vậy, định hướng phát triển của Tổng công ty luôn luôn được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển do nhà nước xây dựng và định hướng. Cụ thể, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 của Đảng và Nhà nước. Do đó, trước tiên cần khẳng định lại các mục tiêu, nhiệm vụ chung trong bản chiến lược này. Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của giai đoạn này là:
“§Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, tËp trung x©y dùng cã chän läc mét sè c¬ së c«ng nghiÖp nÆng quan träng víi c«ng nghÖ cao, s¶n xuÊt t liÖu s¶n xuÊt cÇn thiÕt ®Ó trang bÞ vµ trang bÞ l¹i kü thuËt, c«ng nghÖ tiªn tiÕn cho c¸c ngµnh n«ng nghiÖp, c«ng nghiÖp, dÞch vô vµ ®¸p øng nhu cÇu quèc phßng, ®a ®Êt níc ra khái t×nh tr¹ng kÐm ph¸t triÓn vµ x©y dùng nÒn t¶ng ®Ó ®Õn n¨m 2020 níc ta c¬ b¶n trë thµnh mét níc c«ng nghiÖp. ChÊt lîng ®êi sèng vËt chÊt, v¨n hãa tinh thÇn cña nh©n d©n ®îc n©ng lªn mét møc ®¸ng kÓ. ThÓ chÕ kinh tÕ thÞ trêng ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa ®îc ®Þnh h×nh vÒ c¬ b¶n. Nguån lùc con ngêi, n¨ng lùc khoa häc vµ c«ng nghÖ, kÕt cÊu h¹ tÇng, tiÒm lùc kinh tÕ, quèc phßng, an ninh ®îc t¨ng cêng. VÞ thÕ trong quan hÖ quèc tÕ ®îc cñng cè vµ n©ng cao".
§Ó thùc hiÖn môc tiªu tæng qu¸t, §¶ng và nhà nước ®· ®ề ra c¸c môc tiªu cô thÓ vµ ®Þnh híng ph¸t triÓn cña c¸c ngµnh, c¸c vïng, trong ®ã cã c¸c môc tiªu, ®Þnh híng ¶nh hëng lín ®Õn sù ph¸t triÓn cña giao th«ng vËn t¶i nãi chung vµ vËn t¶i ®êng s¾t nãi riªng ®ã lµ : GDP ®Õn n¨m 2010 Ýt nhÊt lªn gÊp ®«i n¨m 2000. TÝch lòy néi bé nÒn kinh tÕ ®¹t trªn 30% GDP. Gi¸ trÞ s¶n lîng n«ng nghiÖp t¨ng b×nh qu©n 4,5%/n¨m, gi¸ trÞ s¶n lîng c«ng nghiÖp t¨ng b×nh qu©n 10-15%/n¨m ...
Sau đây là những mục tiêu tổng quát trong kế hoạch chung của toàn Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có ý nghĩa trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt:
2.1.1.2. Môc tiªu tæng qu¸t trong kÕ ho¹ch ph¸t triÓn 2006 - 2010 cña tæng c«ng ty §êng S¾t ViÖt Nam
Trªn c¬ së môc tiªu, nhiÖm vô tæng qu¸t cña §¶ng vµ Nhµ níc, Tæng c«ng ty §êng s¾t ViÖt Nam ®Ò ra môc tiªu bao trïm cho c¶ giai ®o¹n lµ: "§æi míi, an toµn vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng ", ph¸t huy trÝ tuÖ vµ søc m¹nh toµn Ngµnh, tiÕp tôc c«ng cuéc ®æi míi, ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa Ngµnh §êng s¾t. PhÊn ®Êu duy tr× tèc ®é t¨ng trëng kinh tÕ cao vµ bÒn v÷ng, ®ång thêi t¹o chuyÓn biÕn m¹nh vÒ chÊt lîng, hiÖu qu¶ vµ søc c¹nh tranh cña s¶n phÈm; Cñng cè, n©ng cÊp c¬ së h¹ tÇng vµ n¨ng lùc vËn t¶i nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh, n©ng cao n¨ng suÊt lao ®éng, chÊt lîng phôc vô, an toµn vËn t¶i vµ an toµn lao ®éng. Ph¸t triÓn m¹nh thÞ phÇn, ®¸p øng nhu cÇu ®i l¹i cña nh©n d©n, nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ cña ®Êt níc. T¨ng cêng c«ng t¸c ®µo t¹o, khoa häc vµ c«ng nghÖ, n©ng cao mét bíc vÒ tr×nh ®é c«ng nghÖ cña §êng s¾t trong nÒn kinh tÕ quèc d©n; chñ ®éng vµ chuÈn bÞ tèt cho héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ thÕ giíi. N©ng cao chÊt lîng ®éi ngò lao ®éng, t¹o thªm nhiÒu viÖc lµm, t¨ng thu nhËp. PhÊn ®Êu ®Ó trong mét thêi gian ng¾n, §êng s¾t ViÖt Nam cã thÓ ph¸t triÓn ngang hµng ®êng s¾t c¸c níc tiªn tiÕn trong khu vùc §«ng Nam ¸.
2.1.1.3. Nh÷ng ®Þnh híng ph¸t triÓn vµ c¸c nhiÖm vô chñ yÕu cña Tæng c«ng ty §êng S¾t ViÖt Nam:
- PhÊn ®Êu ®¹t tèc ®é t¨ng trëng doanh thu t¨ng b×nh qu©n hµng n¨m ®¹t 7% trë lªn. §Èy m¹nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ, c¬ cÊu lao ®éng theo híng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, t¨ng nhanh hµm lîng khoa häc c«ng nghÖ tiªn tiÕn trong s¶n phÈm vµ dÞch vô, gi¶m møc tiªu hao vËt chÊt nãi chung vµ n¨ng lîng nãi riªng.
- TËp trung khai th¸c thÕ m¹nh cña c¸c ngµnh cßn nhiÒu tiÒm n¨ng nh x©y dùng c¬ b¶n, c«ng nghiÖp, dÞch vô. Ph¸t triÓn m¹nh c¸c ngµnh dÞch vô cã gi¸ trÞ gia t¨ng cao nh viÔn th«ng, t vÊn, dÞch vô vËn t¶i, dÞch vô du lÞch, xuÊt nhËp khÈu.
- Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp trªn c¬ së b¸m s¸t nhu cÇu thÞ trêng néi ®Þa vµ quèc tÕ, ®æi míi c«ng nghÖ; t¹o bíc tiÕn râ rÖt vÒ chÊt lîng, hiÖu qu¶ vµ søc c¹nh tranh cña s¶n phÈm c«ng nghiÖp. Ph¸t huy cao ®é néi lùc khoa häc vµ c«ng nghÖ cña Ngµnh phôc vô tiÕn tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸.
- Hoµn thµnh viÖc s¾p xÕp, ®æi míi, ph¸t triÓn vµ n©ng cao hiÖu qu¶ doanh nghiÖp nhµ níc. Hoµn thµnh cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp trong Ngµnh.
- Thùc hiÖn ®Çy ®ñ vµ hiÖu qu¶ c¸c cam kÕt vµ lé tr×nh héi nhËp quèc tÕ ®· ký kÕt, tríc hÕt lµ cam kÕt: §Èy m¹nh hîp t¸c song ph¬ng, ®a ph¬ng víi c¸c ®èi t¸c cã vÞ trÝ quan träng vµ l©u dµi; Më réng vµ n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ ®èi ngo¹i; t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho môc tiªu t¨ng trëng nhanh xuÊt khÈu.
- Coi träng viÖc huy ®éng vèn cho ®Çu t ph¸t triÓn. Khai th¸c tèi ®a vµ sö dông cã hiÖu qu¶ vèn trong, ngoµi níc vµ tæng hîp c¸c nguån lùc nµy (vèn, c«ng nghÖ vµ kinh nghiÖm qu¶n lý, më réng thÞ trêng) ®Ó ph¸t triÓn lùc lîng s¶n xuÊt vµ c¬ së h¹ tÇng kinh tÕ- x· héi. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh, t¨ng gi¸ trÞ gia t¨ng vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ. Hoµn chØnh mét bíc c¬ b¶n hÖ thèng kÕt cÊu h¹ tÇng. Thùc hiÖn c¬ chÕ khuyÕn khÝch ®Ó ®Çu t thÝch ®¸ng cho c¸c vïng träng ®iÓm. §æi míi c«ng t¸c qu¶n lý ®Çu t, kh¾c phôc t×nh tr¹ng dµn tr¶i, l·ng phÝ thÊt tho¸t trong ®Çu t, n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn.
- T¨ng cêng tiÒm lùc vµ kh¶ n¨ng tµi chÝnh; tiÕp tôc ®æi míi vµ lµnh m¹nh ho¸ tµi chÝnh; duy tr× æn ®Þnh c©n ®èi; cã chÝnh s¸ch ®¶m b¶o an ninh tµi chÝnh.
- T¨ng cêng nghiªn cøu vµ øng dông thµnh tùu khoa häc vµ c«ng nghÖ. C¶i thiÖn râ rÖt tr×nh ®é c«ng nghÖ trong Ngµnh, ph¸t huy cao néi lùc vÒ khoa häc vµ c«ng nghÖ phôc vô trùc tiÕp cho c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ Ngµnh §êng s¾t.
- T¨ng cêng ®µo t¹o vµ n©ng cao chÊt lîng nguån nh©n lùc cho sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ vµ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ, chó träng nh©n lùc cã tr×nh ®é cao, c¸n bé qu¶n lý giái vµ c«ng nh©n kü thuËt lµnh nghÒ.
- Gi¶i quyÕt cã hiÖu qu¶ vµ c¬ b¶n nh÷ng vÊn ®Ò x· héi bøc xóc; b¶o vÖ vµ c¶i thiÖn m«i trêng.
- T¹o bíc chuyÓn toµn diÖn vµ s©u s¾c trong c¶i c¸ch hµnh chÝnh; ph¸t huy d©n chñ, t¨ng cêng kû c¬ng.
2.1.1.4. Một số chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch chung của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam:
Đây là các chỉ tiêu trong kế hoạch tổng thể của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có liên quan cũng như phản ánh nhiệm vụ của mọi mặt hoạt động trong toàn Tổng công ty, trong đó có khối cơ sở hạ tầng. Để đạt được các chỉ tiêu này, các Ban chuyên trách sẽ phối hợp thực hiện và xác định phương án hành động, trong đó có việc xây dựng kế hoạch của mình, các biện pháp thực hiện cũng như triển khai tổ chức thực hiện sau này. Với Ban cơ sở hạ tầng, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cũng đã được xây dựng theo định hướng chung của Tổng công ty. Nội dung của các chỉ tiêu này như sau:
VÒ doanh thu: ph¬ng ¸n 1 lµ ph¬ng ¸n kh¶ thi, doanh thu t¨ng b×nh qu©n 7,1%/ n¨m; ph¬ng ¸n 2 lµ ph¬ng ¸n phÊn ®Êu : doanh thu t¨ng 8%/ n¨m; chi tiÕt xem biÓu sè díi ®©y:
Biểu số 1: Doanh thu phương án 1
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Khối sản xuất
Năm kế hoạch
2006
2007
2008
2009
2010
1
Vận tải
2166
2318
2480
2654
2840
2
Công nghiệp
512
548
586
628
672
3
Xây lắp
701
751
806
863
926
4
Quản lý CSHT
798
854
914
978
1046
5
Dịch vụ - du lịch
1020
1095
1177
1264
1357
Tổng số
5197
5566
5963
6387
6841
(Nguồn: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010 - Tổng công ty ĐSVN)
Biểu số 2: Doanh thu phương án 2
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Khối sản xuất
Năm kế hoạch
2006
2007
2008
2009
2010
1
Vận tải
2187
2362
2551
2755
2975
2
Công nghiệp
517
558
603
651
703
3
Xây lắp
706
762
823
889
960
4
Quản lý CSHT
805
870
939
1015
1096
5
Dịch vụ - du lịch
1026
1108
1196
1292
1395
Tổng số
5241
5660
6112
6602
7129
(Nguồn: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010 - Tổng công ty ĐSVN)
C¸c chØ tiªu kh¸c gåm cã:
- Nép ng©n s¸ch t¨ng b×nh qu©n 7%/ n¨m
- Thu nhËp b×nh qu©n t¨ng tõ 5-7%/ n¨m.
- N¨ng suÊt lao ®éng t¨ng b×nh qu©n 7%/ n¨m.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch chung của Tổng công ty và theo phân công nhiệm vụ hoạt động, Ban cơ sở hạ tầng đã xây dựng kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ trong kỳ.
2.1.2. Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng 2006 – 2010
Nội dung của kế hoạch bao gồm các khía cạnh của công tác quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Trong đó, cơ bản là các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng: sửa chữa thường xuyên định kỳ cơ sở hạ tầng, sửa chữa khẩn cấpvà sửa chữa lớn.
2.1.2.1. Mục tiêu chung của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt 2006 - 2010:
Với mục đích đặc trưng của công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt là quản lý tốt hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt hiện có, giữ vững tốc độ và đảm bảo an toàn chạy tàu, bản kế hoạch 5 năm đề ra nhóm các mục tiêu chung liên quan đến kết cấu hạ tầng Đường Sắt là:
- N©ng cÊp c¸c tuyÕn ®êng hiÖn cã vµo cÊp kü thuËt quy ®Þnh vµ x©y dùng míi mét sè ®o¹n, tuyÕn, c¸c ®êng nh¸nh nèi c¶ng, khu c«ng nghiÖp, khu kinh tÕ träng ®iÓm c¶ níc vµ kÕt nèi víi c¸c tuyÕn ®êng hiÖn t¹i; u tiªn n©ng cao n¨ng lùc vµ hiÖn ®¹i ho¸ trôc B¾c-Nam, trôc §«ng-T©y; tiÕn hµnh ®iÖn khÝ ho¸ tuyÕn Hµ Néi - H¶i Phßng; ®êng s¾t trªn cao Yªn Viªn - Ngäc Håi; lµm ®êng ®«i tuyÕn Hµ Néi - Lµo Cai; khu ®o¹n Hµ Néi - Vinh, Nha Trang - Sµi Gßn; c¶i t¹o ®êng ®Ìo Khe NÐt...
- §ång thêi víi viÖc x©y dùng ®êng s¾t ®« thÞ ë thµnh phè Hµ Néi vµ thµnh phè Hå ChÝ Minh ph¶i tiÕn hµnh x©y dùng míi vµ ®ång bé c¸c nhµ ga, c¸c c¬ së söa ch÷a, vËn dông ®Çu m¸y toa xe.
- Tõng bíc hiÖn ®¹i ho¸ hÖ thèng vÒ th«ng tin tÝn hiÖu ®Ó ®¶m b¶o an toµn ch¹y tÇu vµ tham gia thÞ trêng viÔn th«ng ®Ó khai th¸c triÖt ®Ó n¨ng lùc cña Ngµnh ®êng s¾t.
- N©ng cÊp, lµm míi tõng bíc ®ång bé hoµn chØnh hÖ thèng nhµ ga hµnh kh¸ch vµ hµng hãa cho phï hîp víi quy ho¹ch ph¸t triÓn ®Æc biÖt ë c¸c khu vùc träng ®iÓm Hµ Néi vµ Sµi Gßn.
- Quy ho¹ch s¾p xÕp l¹i ®Ó x©y dùng c¸c c¬ së s¶n xuÊt vËt liÖu, phô tïng, phô kiÖn c¬ khÝ söa ch÷a, b¶o tr× vµ lµm míi c¬ së h¹ tÇng ®êng s¾t.
2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì trong kỳ kế hoạch
Cã mét vai trß quan träng trong mét b¶n kÕ ho¹ch, hÖ thèng chØ tiªu gãp phÇn cô thÓ hãa nh÷ng nhiÖm vô cÇn hoµn thµnh trong kú. Víi nhiÖm vô qu¶n lý, söa ch÷a, b¶o tr×, c¸c nhiÖm vô nµy ®îc ph¶n ¸nh trong kÕ ho¹ch söa ch÷a thêng xuyªn ®Þnh kú, kÕ ho¹ch söa ch÷a khÈn cÊp vµ kÕ ho¹ch söa ch÷a lín.
2.1.2.2.a. Kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ
Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ là thực hiện thay mới, sửa chữa có tính chất thường kỳ các thành phần kết cấu hạ tầng bị hỏng hóc, hao mòn do qua trình sử dụng (khấu hao) nhằm đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt ở mức độ ổn định theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật vốn có. Kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu thuộc kế hoạch 5 năm và các chỉ tiêu kế hoạch phân cho các năm. Các chỉ tiêu đã phản ánh tính chất ổn định của nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên.
Danh mục các thành phần kết cấu hạ tầng cần sửa chữa, thay thế như sau:
Biểu số 3: Kế hoạch SCTX giai đoạn 2006 - 2010
Danh mục
Đơn vị
Tổng cộng
2006
2007
2008
2009
2010
Đường chính tuyến
km
12743.293
2548.714
2548.571
2548.603
2548.811
2548.594
Đường ga, đg nhánh
km
2467.267
491.554
492.504
493.453
494.403
495.353
Ghi
bộ
12291.000
1965.800
2212.000
2458.200
2704.400
2950.600
Cầu các loại
100m
2570.768
509.800
511.977
514.154
516.330
518.507
Cống
100m
3934.622
779.892
783.408
786.924
790.441
793.957
Nhà ga, kho ga
100m2
8273.501
1631.472
1643.086
1654.700
1666.314
1677.928
Ke ga, bãi hàng
1000m2
5847.018
1166.606
1164.205
1170.804
1171.402
1174.001
Gác chắn
điểm
2525.000
505.000
505.000
505.000
505.000
505.000
Hầm
100m
575.650
115.130
115.130
115.130
115.130
115.130
Đường truyền tải
kmT
21759.107
4170.339
4261.080
4351.821
4442.563
4533.304
Trạm, tổng đài
trạm
2067.656
409._. và khắc phục những nguy hiểm cho chạy tàu, phản ứng kịp thời và nhanh nhất để thông tuyến, không để thời gian chờ tàu quá lâu.
Đảm bảo mọi mặt cơ sở hạ tầng Đường Sắt an toàn, đáp ứng các mục tiêu vận tải của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; đặc biệt là mục tiêu giảm giờ trên các tuyến Đường Sắt: TuyÕn ®êng s¾t Thèng nhÊt: N¨m 2007 cßn 26 giê, n¨m 2010 cßn 24 giê ; TuyÕn Hµ Néi - Lµo Cai rót ng¾n hµnh tr×nh ch¹y tµu cßn 6 giê 30 phót; TuyÕn Hµ Néi - H¶i Phßng ch¹y tµu víi tèc ®é 120 Km/h rót ng¾n hµnh tr×nh xuèng díi 1 giê; - TuyÕn Hµ Néi - §ång §¨ng rót ng¾n cßn 4 giê…
3.1.2.3. Chỉ tiêu nhiệm vụ sửa chữa lớn
Biểu số 24: Khối lượng sửa chữa lớn 2008 - 2010
đơn
kế hoạch
thực hiện
nhiệm vụ
% còn
STT
danh mục
vị
5 năm
06 - 07
2008 - 2010
lại
1
sửa chữa lớn đường,ghi
m
98958
28053
70905
72%
2
sửa chữa lớn cầu,cống
m
1432.62
679.744
752.876
53%
3
sửa chữa lớn kiến trúc
m2
33728
29035.1
4692.9
14%
4
sửa chữa lớn TTTH
TĐ
14
7
7
50%
(Nguồn: Ban CSHT - Tổng công ty ĐSVN)
Biểu số 24 được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thực hiện trong kỳ kế hoạch 5 năm ( không tính thêm phần chuyển tiếp vì nó được chuyển cho năm sau)và số liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu thuộc nhiệm vụ sửa chữa lớn. Qua đó, có thể thấy phần việc còn lại nhiều nhất chính là sửa chữa lớn đường, ghi ( còn 72% so với kế hoạch tổng thể ), các chỉ tiêu còn lại đều đã được thực hiện tốt, đặc biệt là kiến trúc ( còn 14%). Rõ ràng trong thời gian tới, khối lượng công việc về sửa chữa lớn đường, ghi sẽ cần tăng lên.
Tổng kết lại, nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt trong giai đoạn 2008 – 2010 còn khá nhiều, trong đó, đáng chú ý là trong sửa chữa lớn đường, ghi và nhiệm vụ duy trì thực hiện tiến độ kế hoạch đề ra. Để xác định các biện pháp, cần có phương pháp và nhận định đầy đủ về kế hoạch và các yếu tó liên quan.
3.2. Các giải pháp thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2008 – 2010.
Trong công tác xây dựng và hoạch định kế hoạch, các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra luôn đi kèm với hệ thống biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Nó đảm bảo tính khả thi, thực tế của các mục tiêu đề ra và có ý nghĩa quyết định tới khả năng mục tiêu đề ra có đạt được hay không trong tương lai. Vì vậy, việc xác định nhóm các giải pháp có ý nghĩa quan trọng và là một phần không thể thiếu trong bản kế hoạch. Làm sao để xác định các biện pháp theo đúng hướng là vấn đề sẽ dược trình bày tại phần đầu chương này.
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp.
3.2.1.1. Sử dụng phương pháp phân tích duy vật biện chứng trong công tác kế hoạch
Không chỉ trong việc hoạch định kế hoạch nói riêng mà trong các vấn đề khác, việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề là một trong những con đường đúng đắn nhất cho hành động.
Nội dung của phương pháp luận xuất phát từ quan điểm phân tích sự vật, sự việc, hiện tượng trên đầy đủ các khía cạnh, gồm cả không gian, thời gian và những mối quan hệ xung quanh nó. Nói đơn giản đó là việc một người được nhờ giải một bài toán thì lẽ dĩ nhiên là cần phải biết về bài toán đó có đầu đề như thế nào, các điều kiện giả thiết và yêu cầu ra sao. Muốn giải quyết vấn đề thì đầu tiên cần phải hiểu về vấn đề đó, muốn hiểu thì phải nhìn từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là phương pháp chung được sử dụng trong phân tích, nhận định tình hình của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Áp dụng vào trong công tác xây dựng hệ thống biện pháp cho các mục tiêu quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt, chúng ta xuất phát từ việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt tại Ban cơ sở hạ tầng – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam như đã trình bày ở phần đầu; các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội xung quanh, những mối quan hệ khác có tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng và các yếu tố nguồn lực của nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng. Cụ thể :
Các yếu tố nguồn lực chính là các yếu tố thuộc kế hoạch biện pháp. Các yếu tố này gồm có nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, yếu tố thuộc cơ chế, chính sách và các mối quan hệ liên quan. Đây là các yếu tố quyết định đầu vào cho hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng.
Vốn là nguồn lực tài chính để chi trả lương cho lao động, cho vật tư thiết bị và các yếu tố khác. Đây là nguồn lực quan trọng hàng đầu. Trong công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng, nguồn vốn được cấp bởi ngân sách nhà nước bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
Nhân lực là yếu tố quan trọng không kém, là yếu tố con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng khả năng của lao động con người vào kết quả của các hoạt động. Trong khối cơ sở hạ tầng hiện nay, lao động gồm có các bậc thợ, công nhân và cán bộ quản lý. Về cơ bản, nguồn nhân lực ( cán bộ công nhân viên) đã đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, còn một bộ phận năng lực còn hạn chế tại các đơn vị thành viên.
Khoa học công nghệ: Việc ứng dụng khoa học công nghệ phản ánh khá năng về công cụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Trong công tác duy tu bảo dưỡng hiện nay đang sử dụng máy móc trong thi công Đường Sắt như máy đo matisa, cơ giới hóa trong thi công, vận tải … Tuy nhiên còn khá nhiều hạn chế do chưa có nhiều khả năng trang bị.
Các vấn đề về cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã xây dựng những quy chế, quy định cụ thể , rõ ràng trong hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các đơn vị. Đây là điều kiện tạo sự nhất quán trong hành động và phối hợp hiệu quả giữa các thành phần.
Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác có vai trò nguồn lực thức đẩy. Các yếu tố này là cơ sở để thực hiện quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng trong thời gian tới. Vì vậy, biện pháp đầu tiên đó chính là thúc đẩy các yếu tố nguồn lực. Nội dung của nhóm các giải pháp sẽ được trình bảy trong phần sau.
3.2.1.2. Đặc điểm tình hình trong giai đoạn 2008 – 2010 và những thuận lợi, khó khăn cho nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Đây là cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp trong kỳ kế hoạch. Nằm trong bộ máy hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, ngoài những vấn đề tồn tại và thực trạng thực hiện kế hoạch đã nêu trong chương 2, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn chịu ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí có thể nói là rất nhiều của các yếu tố môi trường kinh tế xã hội đói với ngành Đường Sắt nói chung và Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam nói riêng. Do đó, việc xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn thuộc vè môi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong xác định các giải pháp thực hiện.
3.2.1.2.a. Tình hình trong nước và quốc tế nói chung:
Các yếu tố về đặc điểm tình hình chung có những ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải Đường Sắt cũng như các hoạt động vận tải khác. Nằm trong những nội dung hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cũng không nằm ngoài những tác động đó.
Về tình hình trong nước, có thể nhận định các yếu tố tạo thuận lợi cho phát triển như sau:
- Sau 20 n¨m ®æi míi, hÖ thèng thÓ chÕ vÒ kinh tÕ thÞ trêng ®îc h×nh thµnh râ nÐt, nhiÒu c¬ chÕ chÝnh s¸ch míi ban hµnh ®· cã t¸c ®éng tÝch cùc ®èi víi ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi; §¶ng vµ Nhµ níc tiÕp tôc thùc hiÖn ®êng lèi ®æi míi, thÓ hiÖn cô thÓ t¹i NghÞ quyÕt trung ¬ng 9 vµ c¸c NghÞ quyÕt kh¸c, t¹o m«i trêng thuËn lîi cho ph¸t triÓn.
- Sù æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ - x· héi cña ®Êt níc lµ nÒn t¶ng v÷ng ch¾c t¹o ra méi trêng thuËn lîi cho ph¸t triÓn.
- C¸c cÊp, c¸c ngµnh còng nh nh©n d©n ®· bíc ®Çu lµm quen víi ph¬ng thøc s¶n xuÊt kinh doanh vµ qu¶n lý trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng. ViÖc thùc hiÖn c¸c cam kÕt vÒ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ, tham gia WTO ®· vµ ®ang më ra c¸c c¬ héi ph¸t triÓn míi, ®ång thêi ®ßi hái nç lùc kiªn tr× ®æi míi, kiªn tr× ph¸t triÓn theo híng bÒn v÷ng.
TÊt c¶ nh÷ng thuËn lîi nªu trªn ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho nÒn kinh tÕ cña c¶ níc ph¸t triÓn, kÐo theo nhu cÇu ®i l¹i vµ dÞch vô vËn t¶i ®êng s¾t t¨ng cao; ®©y còng lµ thuËn lîi c¬ b¶n t¸c ®éng ®Õn vËn t¶i ®êng s¾t. Bªn c¹nh nh÷ng thuËn lîi ®ã, nÒn kinh tÕ níc ta cßn nhiÒu khã kh¨n, th¸ch thøc. §ã lµ:
- ChÊt lîng ph¸t triÓn, hiÖu qu¶ vµ søc c¹nh tranh cña nÒn kinh tÕ cßn thÊp xa so víi c¸c níc trong khu vùc vµ quèc tÕ. Ngµnh §êng S¾t chÝnh lµ mét trong nh÷ng ngµnh nh vËy.
- NhiÒu yÕu tè cña kinh tÕ thÞ trêng cha ®îc thiÕt lËp ®ång bé ®ang g©y c¶n trë cho c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh vµ ®Çu t ph¸t triÓn. Nh÷ng yÕu tè nµy lµ ®Ô hiÓu vµ ph¶i chÊp nhËn trong hoµn c¶nh ®Êt níc ®ang trªn ®êng x©y dùng nÒn kinh tÕ thÞ trêng tõ mét nÒn kinh tÕ c÷, l¹c hËu µ yÕu kÐm vÒ mäi mÆt.
- T×nh tr¹ng tham nhòng, quan liªu, l·ng phÝ nÆng nÒ cha ®îc kh¾c phôc ; nhiÒu mÆt vÒ lÜnh vùc x· héi cßn rÊt bøc xóc... §©y kh«ng chØ lµ vÊn ®Ò cña riªng mét quèc gia nµo mµ lu«n lµ vÊn ®Ò nãng cña mäi chÝnh phñ. Nã sÏ g©y nh÷ng ¶nh hëng kh«ng nhá tíi ho¹t ®éng ph¸t triÓn cña quèc gia nÕu kh«ng ®îc xö lý kÞp thêi.
VÒ bèi c¶nh quèc tÕ, nÐt næ bËt lµ nh÷ng thµnh tùu vÒ khoa häc kü thuËt thÕ giíi trong thêi gian tíi sÏ mang ®Õn cho c¸c níc nh÷ng c¬ héi ph¸t triÓn; xu híng chung lµ kinh tÕ thÕ giíi cã thÓ sÏ tiÕp tôc phôc håi vµ ph¸t triÓn . ThÞ trêng quèc tÕ cã thÓ sÏ s«i ®éng h¬n, c¸c luång vèn ODA, FDI dÇn phôc håi. Tuy nhiªn, t×nh h×nh chÝnh trÞ thÕ giíi vµ khu vùc vÉn tiÒm Èn nh÷ng diÔn biÕn phøc t¹p, khã lêng, nh÷ng khã kh¨n lín nh c¬n b·o l¹m ph¸t, khñng ho¶ng l¬ng thùc t¹i nhiÒu quèc gia cã thÓ vÉn kÐo dµi; cuéc khñng ho¶ng n¨ng lîng cã thÓ kÐo dµi vµ nghiªm träng h¬n; c¹nh tranh ngµy cµng gay g¾t. Gia nhËp vµo WTO, vËn hµnh mét nÒn kinh tÕ thÞ trêng, chóng ta cÇn ph¶i ®ãi mÆt víi nh÷ng t¸c ®éng nµy.
Trªn ®©y lµ nh÷ng khã kh¨n vµ thuËn lîi sÏ t¸c ®éng ®Õn kinh tÕ níc ta trªn ph¹m vÞ toµn nÒn kinh tÕ. N»m trong t¸c ®éng ®ã vµ mang nh÷ng nÐt riªng trong ho¹t ®éng, ngµnh §êng S¾t cã nhng ®Æc ®iÓm t×nh h×nh riªng. Sau ®©y lµ mét sè nhËn ®Þnh vÒ ®Æc ®iÓm t×nh h×nh cña ngµnh §êng S¾t – chÝnh lµ cña tæng c«ng ty §êng S¾t ViÖt Nam – bao gåm c¶ nh÷ng mÆt thuËn lîi vµ khã kh¨n trong thêi gian tíi.
3.2.1.2.b. Đặc điểm tình hình của ngành Đường Sắt
C¸c yÕu tè thuËn lîi gåm cã:
- Ngµnh §êng s¾t ViÖt Nam thùc hiÖn nhiÖm vô môc tiªu nhiÖm vô kÕ ho¹ch 5 n¨m 2006 - 2010 trong ®iÒu kiÖn §¶ng, Nhµ níc ta ®· ®Ò ra chiÕn lîc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi 10 n¨m (2001 - 2010); ChÝnh phñ ®· phª duyÖt Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn giao th«ng vËn t¶i ®êng s¾t ®Õn n¨m 2020. §©y lµ nh÷ng ®Þnh híng ®Ó Ngµnh x©y dùng vµ chØ ®¹o thùc hiÖn nhiÖm vô, môc tiªu cña m×nh cho c¶ giai ®o¹n ®Õn n¨m 2010.
- Vai trß vÞ trÝ cña ngµnh ®êng s¾t trong hÖ thèng giao th«ng vËn t¶i quèc gia vµ trong nÒn kinh tÕ ®Êt níc thêi kú c«ng nghiÖp hãa vµ hiÖn ®¹i hãa ®· ®îc §¶ng vµ Nhµ níc kh¼ng ®Þnh. Nhê vËy, sù quan t©m, hç trî sÏ ®Çy ®ñ h¬n.
- Nh÷ng th¾ng lîi ®· ®¹t ®îc sau gÇn 20 n¨m ®æi míi cña ®Êt níc, nh÷ng tiÒm n¨ng vÒ tµi nguyªn, lao ®éng, sù t¨ng trëng kinh tÕ cña ®Êt níc; nh÷ng thµnh qu¶ vµ kinh nghiÖm cña 15 n¨m ®æi míi cña ngµnh cïng truyÒn thèng tèt ®Ñp cña ®éi ngò c«ng nh©n ®êng s¾t t¹o ®iÒu kiÖn tèt ®Ó ngµnh ph¸t triÓn.
- Bé m¸y tæ chøc vµ s¶n xuÊt kinh doanh trong toµn Ngµnh æn ®Þnh h¬n; tÝnh chÊt ®a së h÷u trong Ngµnh §êng s¾t ngµy cµng thÓ hiÖn râ nÐt; hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña bé m¸y tæ chøc vµ tr×nh ®é c¸n bé chuyªn m«n sÏ ®îc n©ng cao mét bíc.
- T×nh h×nh vÒ tµi chÝnh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n ®îc ®¶m b¶o an toµn vµ c©n ®èi; tr×nh ®é vµ chÊt lîng nguån nh©n lùc, ®Æc biÖt lµ tr×nh ®é lao ®éng kü thuËt, hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña bé m¸y tæ chøc, c¸n bé chuyªn m«n cña Ngµnh §êng s¾t ngµy cµng ®îc n©ng cao.
Bªn c¹nh nh÷ng thuËn lîi, ngµnh cßn gÆp nh÷ng khã kh¨n :
- N¨ng lùc s¶n xuÊt, tr×nh ®é c«ng nghÖ sÏ ®îc n©ng lªn mét bíc; ph¬ng tiÖn vËn t¶i ®· vµ sÏ ®îc t¨ng cêng ®¸ng kÓ; tuy nhiªn, c¬ së vËt chÊt cña ngµnh tuy ®· ®îc c¶i thiÖn nhng vÉn cßn l¹c hËu vµ yÕu kÐm, nhu cÇu ®Çu t lín, nhng kh¶ n¨ng nguån vèn cña Nhµ níc vµ cña ngµnh cã h¹n; bÊt c©n ®èi gi÷a n¨ng lùc ph¬ng tiÖn víi n¨ng lùc h¹ tÇng cha ®îc c¶i thiÖn; nÕu kh«ng cã ®Çu t m¹nh cho ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng th× cã nguy c¬ bÊt c©n ®èi ngµy cµng lín.
- ThÞ trêng vËn t¶i ngµy cµng lín; nhu cÇu ®i l¹i vµ nhu cÇu vËn chuyÓn hµng ho¸ t¨ng nhng thÞ trêng vËn t¶i hµng ho¸ diÔn biÕn phøc t¹p, bÊt b×nh hµnh lín. Møc ®é c¹nh tranh gi÷a c¸c ph¬ng tiÖn vËn t¶i ngµy cµng gay g¾t; trong khi ®ã n¨ng lùc c¹nh tranh, kh¶ n¨ng ®¸p øng nhu cÇu vËn t¶i ®êng s¾t cßn yÕu; n¨ng suÊt lao ®éng thÊp; kh¶ n¨ng ®¹t møc t¨ng trëng cao ngµy cµng khã kh¨n. §©y lµ th¸ch thøc kh«ng nhá cho c¶ d©y chuyÒn ho¹t ®éng.
- Kh¶ n¨ng huy ®éng nguån lùc cho ®Çu t ph¸t triÓn vµ c¸c nhiÖm vô kh¸c sÏ kh¸ h¬n nhng vÉn cha cã nh÷ng ®ét biÕn lín; ®Æc biÖt lµ kh¶ n¨ng huy ®éng thu hót vèn cho c¬ së h¹ tÇng ®êng s¾t, tuy cã tiÒm n¨ng nhng rÊt khã kh¨n ( trong ®ã cã vèn ODA) do ®Çu t vµo lÜnh vùc kÐm sinh lîi nµy hoµn toµn do Nhµ níc thùc hiÖn; cha x· héi ho¸ huy ®éng vèn ®îc. Kh¶ n¨ng liªn kÕt trong vµ ngoµi níc ®Ó ph¸t triÓn cã nhng víi quy m« nhá bÐ.
- Nh÷ng ®iÒu kiÖn ®Ó ®¶m b¶o an toµn, nhÊt lµ an toµn ®êng ngang vµ hµnh lang an toµn ®êng s¾t cßn h¹n chÕ, ý thøc chÊp hµnh luËt lÖ giao th«ng cña ngêi d©n cha tèt, nguy c¬ g©y mÊt an toµn cßn lín.
- Mét bé phËn c¸n bé, ®¶ng viªn, c«ng nh©n viªn chøc n¨ng lùc h¹n chÕ, cha tËn t©m víi c«ng viÖc, ý thøc tæ chøc kû luËt kÐm . Bé m¸y qu¶n lý cßn cång kÒnh, hiÖu lùc ®iÒu hµnh cha cao vµ n¨ng suÊt lao ®éng cßn thÊp.
- Trong thời gian qua, mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế tăng cao, nhưng điểm nóng của nền kinh tế chính là chỉ số lạm phát vượt trên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này gây khó khăn cho cả nền kinh tế nói chung và công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng nói riêng. Các mặt hàng xây dựng và phục vụ sửa chữa, bảo trì Đường Sắt có tốc độ tăng giá cao thuộc “top” đầu đã gây tăng chi phí cho các công trình xây dựng.
Những thuận lợi và khó khăn nêu trên là các yếu tố mang tính chất ngoại sinh đối với công tác thực hiện quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt và có vai trò tạo môi trường và tiền đề thực hiện kế hoạch . Nằm trong những yếu tố môi trường đó, về cơ bản, muốn thực hiện được kế hoạch cần phải xem xét tới các yếu tố nguồn lực.
3.3.2. Hệ thống giải pháp thực hiện các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2008 – 2010
3.3.2.1. Các giải pháp về nguồn vốn cho quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Nguồn vốn cơ bản cho quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt là nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Dự kiến nguồn vốn sự nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2010 đã được xác định như sau:
Biểu số 25: Dự kiến vốn sự nghiệp kinh tế 2008 – 2010
Đơn vị: triệu đồng
Năm kế hoạch
tổng số
ngân sách NN
phí thuê CSHT
2008
1585000
1322000
264
2009
1744000
1454000
290
2010
1918000
1599000
319
Tổng số
5247000
4375000
873
(Nguồn: Ban CSHT - Tổng công ty ĐSVN)
Đây là nguồn từ ngân sách nhà nước và cần được thuyết minh, báo cáo bộ giao thông vận tải phê duyệt. Trong giai đoạn 2006 – 2007, nguồn vốn còn thiếu nhiều và cần được giải quyết một cách triệt để. Làm thế nào để tình hình vốn tốt hơn?
Biện pháp đầu tiên đó là đảm bảo huy động đủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được cho nhiệm vụ sửa chữa bảo trì kết cấu hạ tầng. Tiếp đó chính là phải làm tốt kế hoạch vốn cho nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn, cần có giải pháp huy động vốn thích hợp từ các nuồn khác nhau. Một số giải pháp huy động vốn như:
Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng đã quá hạn và xuông cấp bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vay nước ngoài của các tổ chức tài chính và chính phủ các nước như ODA , ADB, …
Khuyến khích huy động mọi nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước, trực tiếp và gián tiếp thông qua thị trường vốn và tiền tệ. Huy động mọi thành phần kinh tế đầu tư cho quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.Phấn đấu nguồn vốn đầu tư cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt bình quân mỗi năm là 1600 tỷ đồng.
Mở rộng thị trường trong ngành Đường Sắt, kinh doanh đa ngành nghề, chú trọng thị trường mới là thị trường bất động sản, thị trường vốn. Đẩy mạnh và mở rộng thị trường các loại dịch vụ, thị trường lao động và khoa học công nghệ, tạo điều kiện tăng nguồn thu, từ đó góp phàn cải thiện tình hình vốn.
3.2.2.2. Các giải pháp về nhân lực
Về cơ bản, để thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ cần đảm bảo các chỉ tiêu lao động cần có trong kế hoạch lao động việc làm. Tuy nhiên, nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển trong tương lai cần thực hiện các giải pháp khác nhau về quản lý và sử dụng nhân lực và nâng cao trình độ nhân lực đáp ứng trình độ cao hơn.
3.2.2.2.a. Quản lý và sử dụng nhân lực
Quan tâm chăm lo đời sống, thu nhập cho người lao động trong khối cơ sở hạ tầng Đường Sắt. Hiện nay, thu nhập của người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông còn thấp, vì vậy, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, cần được quan tâm chú ý.
Tạo điều kiện thuận cho người lao động về mặt tinh thần như các chế độ lương, thưởng, phụ cấp .Tăng cường hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong Tổng công ty và nhân rộng phong trào trong các đơn vị thành viên, góp phần xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, tạo không khí phấn khởi trong người lao động.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công, đảm bảo thực hiện đống bảo hiểm y tế cho cán bộ nhân viên theo quy định. Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho công nhân viên cũng như công tác y tế tại các đơn vị.
Có các chính sách khuyến khích và thu hút nhân lực giỏi vào làm việc cho Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.
Những biện pháp trên góp phần làm nâng cao nguồn lực con người – nguồn lực cơ bản cho phát triển nói chung và cho sản xuất kinh doanh nói riêng. Quan tâm đến nguồn nhân lực chính là cách làm đúng đắn thể hiện tầm nhìn chuyên sâu với phát triển.
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho nguồn lao động trong Tổng công ty phát triển, một phần không nhỏ trong chính sách nhân lực đó là nâng cao trình độ nhân lực.
3.2.2.2.b. Nâng cao trình độ nhân lực
Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ - Lao động đẩy mạnh việc thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực, bồi đưỡng nhân tài cho sự nghiệp phát triển.
Tham mưu xây dựng và triển khai chiến lược nguồn nhân lực đến năm 2020 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.
Cử lao động có năng lực đi học tập nâng cao tay nghề tại các cơ sở giao dục, chú ý đến các đơn vị đào tạo của ngành để sử dụng kỹ thuật mới, cử cán bộ công nhân viên có năng lực đi học tập kinh nghiệm quản lý cơ sở hạ tầng của các nước tiên tiến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
3.2.2.3. Về cơ chế, chính sách – nâng cao chất lượng công tác kế hoạch
3.2.2.3.a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý theo nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội.
Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý của Tổng công ty phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển cũng như sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Tổ chức kiện toàn bộ máy từ Tổng công ty đến các công ty và người lao động. Hoàn thiện các quy chế về lao động, tài chính, kế hoạch đầu tư,cơ chế huy động vốn…
Phân cấp mạnh cho các đơn vị ( các các công ty quản lý Đường Sắt và thông tin tín hiệu ) để chủ động trong công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa cơ sở hạ tầng Đường Sắt.
3.2.2.3.b. Cơ chế quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt
Tăng cường quan tâm đến cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các đơn vị là các công ty quản lý Đường Sắt và thông tin tín hiệu trong hoạt động dặc biệt là về cơ sở vật chất như nhà cửa, máy móc, trang thiết bị…
Đảm bảo : Duy trì chất lượng công trình, tốc độ chạy tàu đúng quy định, không để xảy ra tai nạn chạy tàu.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Đường Sắt để các đơn vị có cơ sở thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và đánh giá thực hiện một cách thống nhất.
Thống nhất một loạt thiết bị : ray cung loại ( 50, 100m) tà vẹt cùng loại (liền khối, dự ứng lực); Phụ kiện phải đồng bộ đặc biệt là phụ kiện đàn hồi; Định kỳ vào cấp cho các tuyến Đường Sắt .
Biện pháp trực tiếp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Tổng công ty đối với công tác kế hoạch đó là tăng chất lượng trong xây dựng kế hoạch.
3.2.2.3.c. Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
Cần đặc biệt chú trọng các kế hoạch biện pháp : kế hoạch vốn, lao động, tiền lương… Các kế hoạch hoạch biện pháp có vai trò rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả của kế hoạch.
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu và biện pháp phù hợp. Tăng cường tính linh hoạt trong các kế hoạch: Xác định mục tiêu của kế hoạch mang tính mềm dẻo hơn có tính điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Cùng với đó là điều chỉnh kế hoạch linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Làm tốt công tác thống kê, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch và chất lượng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp kế hoạch
Làm tốt công tác điều chỉnh kế hoạch trong giai đoạn thực hiện.
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tổ chức họp tổng kết nhằm có nhận định và đánh giá chính xác về tình hình thực hiện kế hoạch.
Trong giai đoạn 2008 – 2010, hoạch định các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ theo các năm về sửa chữa thường xuyên như theo nhiệm vụ nêu trên và thực hiện sửa chữa lớn như sau:
Biểu số 26: Kế hoạch sửa chữa lớn năm 2008
Phần chuyển tiếp năm 2007 sang năm 2008
danh mục
đơn vị
phân ban 1
phân ban 2
phân ban 3
tổng
đường,ghi
m
3522.00
632.10
3363.90
7518.00
cầu,cống
m
30.33
30.42
74.82
135.57
kiến trúc
m2
990.90
1314.00
879.00
3183.90
TTTH
TĐ
Kế hoạch sửa chữa lớn trong năm 2008
danh mục
đơn vị
phân ban 1
phân ban 2
phân ban 3
tổng
đường,ghi
m
50.00
50.00
150.00
250.00
cầu,cống
m
24.75
45.80
70.55
kiến trúc
m2
1365.00
1365.00
TTTH
TĐ
3
(Nguồn: Ban CSHT - Tổng công ty ĐSVN)
Biểu số 27: Kế hoạch sửa chữa lớn năm 2009
Phần chuyển tiếp năm 2008 sang năm 2009
danh mục
đơn vị
tổng
đường,ghi
m
19551.00
cầu,cống
m
138.94
kiến trúc
m2
1365.00
TTTH
tổng đài
3.00
Kế hoạch sửa chữa lớn trong năm 2009
danh mục
đơn vị
tổng
đường,ghi
m
21200.00
cầu,cống
m
465.12
kiến trúc
m2
TTTH
tổng đài
(Nguồn: Ban CSHT - Tổng công ty ĐSVN)
Biểu số 27: Kế hoạch sửa chữa lớn năm 2010
Phần chuyển tiếp năm 2009 sang năm 2010
danh mục
đơn vị
tổng
đường,ghi
m
21200.00
cầu,cống
m
466.12
kiến trúc
m2
TTTH
tổng đài
Kế hoạch sửa chữa lớn trong năm 2010
danh mục
đơn vị
tổng
đường,ghi
m
45462.00
cầu,cống
m
130.46
kiến trúc
m2
8644.00
TTTH
tổng đài
4.00
(Nguồn: Ban CSHT - Tổng công ty ĐSVN)
Đây là phần cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ ở phần trên cho các năm. Trong đó, đã có sự chuyển hướng hoạt động sửa chữa lớn từ kiến trúc sang đương, ghi, cầu, cống để bù đắp lại phần thiếu hụt trong thực hiện 2 năm trước.
3.2.2.4. Các giải pháp về khoa học công nghệ, kỹ thuật
Hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng chuyên nghiệp. Tức là tiếp tục ứng dụng và từng bước nâng cấp kết cấu hạ tầng Đường Sắt một cách đòng bộ với các hoạt động khác. Muốn vậy, đòi hỏi nỗ lực và các yếu tố nguốn lực rất nhiều.
Áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào thi công, sửa chữa bảo trì cơ sở hạ tầng. Tiếp tục quản lý và sử dụng các máy móc hiện đại trong duy tu bảo dưỡng Đường Sắt ( máy đo Matisa) và các phương tiên cơ giới hóa trong thi công.
Hợp tác quốc tế trong trao đổi công nghệ, tìm ra các giải pháp nâng cao khoa học công nghệ, đặc biệt là thông qua quan hệ với Đường Sắt các nước tiên tiến trên thế giới, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ hiện đại đi kèm với phối hợp đào tạo cán bộ để sử dụng khoa học công nghệ đó.
3.2.2.5. Các yếu tố xã hội và các yếu tố khác
Đầu tiên, không thể không nhắc đến vai trò của các yếu tố chính trị xã hội. Để thực hiện các mục tiêu đề ra và có cơ sở tiền đề hiện thực hóa các mục tiêu, cần tranh thủ sự hỗ trợ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ từ các tổ chức và chính phủ bên ngoài, đặc biệt là cho các mục tiêu liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng Đường Sắt theo hướng hiện đại, tiên tiến và khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước các tỉnh, địa phương có tuyến Đường Sắt chạy qua để giải quyết và phối hợp hành động theo đúng quy định pháp luật.
Về vấn đề an toàn giao thông Đường Sắt – một vấn đè nổi cộm liên quan đến sự tương tác giữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt với các kết cấu hạ tầng giao tông vận tải và ý thức cộng đồng, những biện pháp cần làm là:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, trường học nhằm nâng cao ý thức người dân về an toàn giao thông Đường Sắt và ý thức học sinh về bảo vệ an toàn giao thông Đường Sắt, đặc biệt là tại những địa bàn xẩy ra tình trang đánh cắp vật tư thiết bị Đường Sắt và ném đát đá lên tàu.
Thực hiện đúng và quản lý hành lang an toàn Đường Sắt không để bị xâm hại, lấn chiếm theo đúng quy định của luật Đường Sắt ( gồm quy định về cây cối và bảo vệ hành lang an toàn giao thông Đường Sắt ).
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông Đường Sắt, đường ngang dân sinh trái phép, trộm cắp thiết bị Đường Sắt. Việc làm này cấn có sự phối hợp với các cơ quan hành pháp gồm có công an và chính quyền các địa phương.
3.2.2.6. Một số kiến nghị trước mắt
Trong thời gian tới, những kiến nghị trước mắt cần giải quyết để giải quyết các vấn đề cần kíp như sau:
Đề nghị Chính phủ và các Bộ Tài chính, Giao Thông vận tải cân đối nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đảm bảo nhu cầu cần thiết cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (đặc biệt để thay ray, ghi mòn tật quá tiêu chuẩn, sửa chữa, gia cố các cầu, hầm xung yếu, cải tạo hệ thống giao cắt, xây dựng hàng rào, đường gom dân sinh …) theo dự toán do Tổng công ty đường sắt Việt Nam trình.
Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư “Hướng dẫn Quyết định số: 256/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư”.
Đề nghị nhà nước xem xét điều chỉnh mức thuế VAT đối với công tác quản lý, bảo trì sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt từ 10% xuống 5% như đã cho áp dụng trong các năm từ 2001-2003.
Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành khung giá tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để Tổng công ty thực hiện năm 2008 theo nội dung của Quyết định số: 84/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị nhà nước cân đối kinh phí để Tổng công ty mua vật tư dự phòng cho công tác Phòng chống bão lũ và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối nguồn vật tư thu hồi năm 2005 vào dự toán chi ngân sách vốn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt năm 2008.
Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước vốn sự nghiệp kinh tế để quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2008 để trả nợ khối lượng 11 công trình chuẩn bị đầu tư đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt đã thực hiện trong những năm 1995-1997 chưa được bố trí vốn thanh toán trong Quyết định số: 556/QĐ-TTg ngày 18/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh thành có tuyến Đường Sắt đi qua thực hiện đúng luật Đường Sắt và bảo vệ đường ngang Đường Sắt.
Kết luận
Chuyên đề thực tập xin được kết thúc tại đây, trong khả năng nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, báo cáo thực tập xoay quanh chủ đề :” Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam”. Hy vọng rằng báo cáo đã đạt được những yêu cầu nhất định của đề tài.
Tổng kết lại toàn bộ quá trình nghiên cứu em đã thu được những kinh nghiệm thực tế hết sức sâu sắc liên quan đến chuyên ngành học kế hoạch. Đó là thực tiễn quá trình áp dụng kế hoạch vào doanh nghiệp, là những bài học kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm truyền đạt và quan trọng hơn, sinh viên thực tập rút ra được hiểu biết về kế hoạch trong doanh nghiệp hiện nay: Bất cứ tại đâu, mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích cao nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất. Nếu không, nó sẽ trở thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục ngay thậm chí là loại bỏ. Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một số khâu của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng ta nhận thấy, kế hoạch đã, đang và sẽ khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ mới, cái khó nhất với nhà kế hoạch đó là phải làm kế hoạch như thế nào mà thôi.
Trong phần kết báo cáo thực tập chuyên đề, em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các cán bộ làm kế hoạch tại phòng kế hoạch – Ban Cơ sở hạ tầng – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam lời cám ơn sâu sắc nhất. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, bên cạnh những hướng dẫn của giảng viên phụ trách: TS. Nguyễn Thị Kim Dung – Khoa Kinh tế kế hoạch và phát triển – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội; sự giúp đỡ nhiệt tình của đơn vị thực tập là điều kiện tiền đề thuận lợi để em hoàn thành đề tài một cách thành công nhất. Kính chúc tập thể khối cơ sở hạ tầng tiếp tục hoạt động hiệu quả, hoàn thành mọi chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành công trong thời kỳ mới . Đặc biệt là các cán bộ làm kế hoạch trong tương lai sẽ tiếp tục thực hiện tốt và tốt hơn nữa những nghiệp vụ quan trọng của mình, góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới nói chung của đất nước cũng như trong nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt tại Tổng công ty. Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28531.doc