Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới

PHẦN MỞ ĐẦU Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đối với kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. T

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng trưởng cao và liên tục không chỉ là điều kiện cần mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước hàng đầu trên thế giới, đó cũng là nền tảng xác lập vị thế đất nước trong quá trình cạnh tranh hội nhập toàn cầu hiện nay. Mặc dù việc tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại nhiều tác dụng đối với nền kinh tế nói riêng và với sự phát triển đất nước nói chung, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị các nước đi trước bỏ xa hơn. Điều đáng chú ý là nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ chỗ bỏ qua những cơ hội mở ra cho phát triển, ở sự thiếu sẵn sàng trong việc chuẩn bị tốt các điều kiện nguồn lực vốn có của đất nước để cạnh tranh nắm bắt các cơ hội đó. Chính vì những lý do này mà trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và sự đóng góp của các nhân tố đối với sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt, nó không những xác định vị trí và ảnh hưởng của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác hiệu quả, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát để tìm ra biện pháp kiểm soát hạn chế. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp xác định được đúng hướng đầu tư cho phát triển nền kinh tế bền vững trong tương lai. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG Như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. yt –yt-1 Gpct= ────── x 100% yt-1 Trong đó: Gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế y là GDP thực tế Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục,có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. II. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.Mô hình cổ điển Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này có những nội dung cơ bản sau: Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng. Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận tiền công. Cách phân phối này đuợc họ cho là hợp lý. Vậy: Thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phần lợi nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối. Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế. 2.Mô hình của Các-Mác Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ. Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản. Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập của họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công. Tuy nhiên, sự phân phối này mang tính bóc lột: thực chất là 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột. Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị. Mác là người đầu tiên đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tư bản bất biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động. - Về mặt giá trị: Mác đã phân chia sản phẩm xã hội thành 3 phần c+v+m , trên cơ sở đó, Mác cho rằng : Tổng sản phẩm xã hội = C + V + m Tổng thu nhập quốc dân = V + m ( Trong đó C: tư bản bất biến; V: tư bản khả biến; m: giá trị thặng dư) - Về mặt hiện vật, Mác chia làm hai khu vực: Khu vực 1: sản xuất ra tư liệu sản xuất Khu vực 2: sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Về quan hệ cung cầu và vai trò của nhà nước: trong khi phân tích chu kì kinh doanh và khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng, khủng hoảng thừa do thiếu số cầu tiêu thụ, đây là biểu hiện của mức tiền công giảm và mức tiêu dùng của cá nhân nhà tư bản cũng giảm vì khát vọng tăng tích luỹ. Muốn giải thoát khỏi khủng hoảng, nhà nước phải có những biện pháp kích cầu nền kinh tế. Như vậy, Mác đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước trong điều tiết cung cầu kinh tế. 3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế Vào cuối thế kỉ XIX, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau: - Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm: + Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động + Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động - Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglass Y = F(K, L, R, T) Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g = t + ak + bl + cr Trong đó: g : tốc độ tăng trưởng GDP k, l, r : tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên t : phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật a, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm (a + b + c = 1). 4. Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của chúng đến tổng cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế. Những chính sách làm tăng tiêu dùng: tác động vào tổng cầu như: sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư, đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế, công trái nhà nước để bổ sung ngân sách, tăng đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng và một số biện pháp hỗ trợ khác khi đầu tư tư nhân giảm sút. Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhà kinh tế học là Harrod người Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem xét mối quan hệ tăng trưởng với các nhu cầu về vốn: g = s/k = i/k Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng s: tỉ lệ tiết kiệm i: tỉ lệ đầu tư k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản- đầu ra Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn) 5. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A. Samuelson-hỗn hợp Sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy của Keynes, quá nhấn mạnh tới vai trò bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế bàn tay vô hình, tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng. Các nhà kinh tế học của trường phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau, vì thế , đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, nội dung cơ bản của nó là: Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại cho rằng, tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ. Thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên với tăng trưởng. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế , nhiều người cho rằng mô hình kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế cao, tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự ổn định chi phí và giá cả là các mục tiêu kinh tế của các chính phủ các nước. Sự tăng trưởng tạo điều kiện để nâng cao mức sống và đẩy mạnh anh ninh quốc gia. Nó kích thích kinh doanh táo bạo,khuyến khích sự đổi mới và mang lại một sự khích lệ thường xuyên đối với hiệu quả kỹ thuật và quản lý. Hơn nữa, một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng động về mặt kinh tế và xã hội; Tính năng động về kinh tế, bởi vì những thay đổi trong mô hình công nghiệp có thể diễn ra thông qua nguồn nhân lực mới của lực lượng lao động và dòng đầu tư mới; tính năng động về mặt xã hội, bởi vì sự mở rộng quy mô kinh tế sẽ tăng cường cơ hội cho các thành viên dám nghĩ dám làm và sáng tạo trong cộng đồng. Sự tăng trưởng tạo nguồn vốn cho cộng đồng. 2. Vai trò của năng suất đến sự tăng trưởng kinh tế Mục trên đã cho thấy tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và khẳng định đó là mục tiêu của các chính phủ, nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy thì điều gì quyết định tăng trưởng; vì sao có sự khác biệt to lớn về mức sống giữa các nước. Như chúng ta đã thấy, lời giải thích chỉ gói gọn trong một từ duy nhất: năng suất. Nhìn từ một góc độ khác, sự khác biệt giữa các nước lại thật khó hiểu. Để giải thích vì sao thu nhập ở một số nước lại cao hơn các nước khác đến thế, chúng ta cần phải xem xét các yếu tố quyết định năng suất của một nước. Thuật ngữ năng suất phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà một công nhân sản xuất ra trong mỗi giờ lao động. Do đó những công nhân nào sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ thì đời sống của họ sẽ sung túc hơn. Như vậy năng suất cũng đóng vai trò mức sống của một nước. Hãy nhớ lại rằng tổng sản phẩm trong một nước phản ánh đòng thời: tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dich vụ của nền kinh tế. Đất nước chỉ có thể hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn. Người Mỹ sống sung túc hơn người Nigieria vì công nhân Mỹ có năng suất cao hơn công nhân Nigieria nghĩa là mức sỗng của một nước phụ thuộc vào năng lưc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó. 3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. 3.1.Vốn nhân lực Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào lao động - kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của lực lượng lao động - là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác của sản xuất như tư bản hiện vật, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay được trong nền kinh tế thế giới. Một nước có thể nhập khẩu các thiết bị thông tin viễn thông, máy tính , máy phát điện, các loại máy móc hiện đại nhất. Nhưng những hàng tư bản này chỉ có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất nếu như người công nhân có kỹ năng và được đào tạo, có trình độ văn hóa, kỷ luật lao động cao làm cho năng suất lao động tăng, và người quản lý có tri thức và khả năng quản lý những quy trình công nghệ hiện đại một cách có hiệu quả. Nói tóm lại nguồn vốn nhân lực có vai trò rất lớn trong tăng trưởng của nền kinh tế. Hằng năm Chính phủ của các nước thường có những chính sách đặc biệt để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, và đào tạo lao động có trình độ chuyên môn cao. 3.2. Tài nguyên thiên nhiên Một trong các yếu tố sẩn xuất quan trọng nữa là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại, như đất đai, sông ngòi và khoáng sản, sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ bắt nguồn từ cung đất đai mênh mông, thích hợp cho ngành nông nghiệp, ngày nay một số nước ở vùng trung đông như Cô-oet, và Arapxeut rất giàu chỉ vì họ sống trên những giếng dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng nhưng đó không nhất thiết là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao. Ví dụ: Nhật là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới lại nghèo tài nguyên thiên nhiên. Như vậy tài nguyên thiên nhiên chỉ là một yếu tố tác động vào tăng trưởng kinh tế. 3.3. Tư bản Tư bản là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi.... 3.4. Tri thức công nghệ Cùng với ba nhân tố sản xuất đã thảo luận ở trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhân tố hết sức quan trọng là tri thức công nghệ. Trong lịch sử, tăng trưởng của các nước trên thế giới có hình mẫu khác nhau, không phải là quá trình sao chép giản đơn, tăng thêm nhà máy hoặc công nhân. Trái lại là một quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không ngừng đã đem lại một bước tiến xa về khả năng sản xuất của các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật và các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Xingapo. Ngày nay nhờ tiến bộ trong kỹ thuật trồng trọt, chỉ một phần nhỏ dân số trong nông nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn xã hội, thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thể tạo ra được sản lượng nhiều hơn và cải tiến hơn với cùng một lượng đầu vào. Như vậy nhân tố quan trọng thứ tư là tri thức công nghệ. Trên đây là bốn nguồn của tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các nhân tố đó có thể khác nhau giữa các nước và một số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác. Điều quan trọng là cần nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào điều kiện của nền kinh tế. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 I. BỐI CẢNH 1. Bối cảnh quốc tế Thế giới đã bước qua thế kỷ 20, thế kỷ có những biến động lớn lao nhất trong lịch sử, đó là: sự ra đời và sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đem lại cho con người những thay đổi sâu sắc trong nhận thức, trong cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Xã hội loài người đang bước vào một nền văn minh mới, một nền kinh tế mới và một xu hướng phát triển mới, đó là văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế.Những xu hướng này sẽ tác động đến mọi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. 2. Bối cảnh trong nước Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đã có những thay đổi căn bản so với trước. - Việt Nam đã vững vàng bước qua cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội, và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 về cơ bản có thể trở thành một nước công nghiệp. - Kết thúc thế kỷ 20, bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế với hầu hết các quốc gia trên thế giới, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để giúp chúng ta có thể thu hút được ngày càng nhiều nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nước. II. THỰC TRẠNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 1. Một số thành tựu đạt được 1.1. Tăng trưởng về quy mô và tốc độ Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm, kết thúc nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thế kỉ 21. Trong suốt 5 năm, 2001-2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục, với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. - Về quy mô: Tăng trưởng của nước ta trong giai đoạn này cũng có sự tăng lên đáng kể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: GDP của Việt Nam qua các năm theo giá thực tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 481295 535762 613443 715307 839211 Bảng 2: GDP của Việt Nam qua các năm theo giá so sánh 1994 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 292535 313247 336242 362435 393031 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 Trong giai đoạn này, GDP của năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Năm 2002 là 313.247 tỷ đồng, năm 2003 là 336.242 tỷ đồng, 2005 tăng so với năm 2001 hơn 100.000 tỷ đồng. Chứng tỏ quy mô sản xuất của chúng ta ngày càng được mở rộng. - Về tốc độ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này thể hiện trong bảng Bảng 3: Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.43% Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 7.5%, cao hơn so với mức 6.9% là tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm trước (1996-2000). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là không đồng đều giữa các năm, đến năm 2003 tốc độ tăng bình quân mới đạt 7.1%/năm. Phải nhờ sự tăng đột biến của năm 2004 mới nhích lên 7.28%/năm và đặt biệt là sự tăng vọt vào năm 2005 mới hoàn thành kế hoạch là đạt tốc độ tăng trung bình 7.5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số( khoảng 1.3 - 1.4%) nhờ đó GDP bình quân đầu người cũng tăng rõ rệt, từ 412.9USD năm 2001 lên 637.3 USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2005 Đơn vị : % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ 7.3 8.3 9.3 9.5 9.2 - Về đóng góp của các ngành: Bảng 4: Đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng GDP Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân Tốc độ tăng GDP 6.89 7,08 7.34 7.79 8.43 7.50 Nông-lâm-thuỷ sản 0.69 0.93 0.79 0.92 0.82 0.82 CN-XD 3.68 3.47 3.92 3.93 4.19 3.84 Dịch vụ 2.52 2.68 2.63 2.94 3.42 2.84 Nguồn: Tổng cục thống kê và Viện NCQLKTTW Trong tốc độ tăng trưởng bình quân 7.5%, khu vực nông-lâm-thuỷ sản do tỷ trọng giảm dần và tốc độ tăng trưởng thấp nên đóng góp vào tốc độ tăng trưởng bình quân là 0.82%, đóng góp của khu vực dịch vụ bình quân là 2.84% và khá cao vào năm 2005 là 3.42% trong tổng số 8.43%. Về công ngiệp-xây dựng, trong giai đoạn 2001-2005 vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng: bình quân 3.84%. Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trong cả ba khu vực: Bảng 5: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Đơn vị: % Năm Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 Nông-lâm-thủy sản 23.24 23.03 22.54 21.81 20.70 Công nghiệp- xây dựng 38.13 38.49 39.47 40.21 40.80 Riêng công nghiệp chế biến 19.78 20.58 20.45 20.34 20.70 Dịch vụ 38.63 38.48 37.99 37.98 38.50 + Nông nghiệp: (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản): Giá trị sản xuất toàn ngành vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm đạt 5.4%, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 4.8%, trong đó nông nghiệp tăng 4.0%; lâm nghiệp tăng 1.3%; ngư nghiệp tăng 10.7%. Đặc biệt sản xuất lương thực có thể gọi là kỳ tích của nước ta. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1.1 triệu tấn, từ 34.3 triệu tấn năm 2001 đã tăng lên đến 39.9 triệu tấn vào năm 2005. Năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 5.2 triệu tấn gạo. chiếm 30% sản lượng. Sản lượng ngành thủy sản năm 2005 đạt khoảng 3.3 triệu tấn, tăng gấp 1.4 lần so với năm 2001. Lâm nghiệp tăng trưởng chậm hơn nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước chuyển hướng từ lâm nghiệp do nhà nước quản lý là chính sang thu hút sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế. Nhờ đó, tốc độ che phủ của rừng từ 33.7% năm 2000 lên đến khoảng 38% năm 2005. + Công nghiệp và xây dựng: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân trong 5 năm là 10.3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Thời kỳ này, trừ năm 2002 GDP của công nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 9.48%, tất cả các năm khác công nghiệp đều đạt mức tăng trưởng hai con số, rong đó năm 2005 đạt mức tăng trưởng lên đến trên 11%.Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu trong 5 năm(2001-2005) đạt trên 79 tỷ USD chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15.7% cao hơn so với mức 13.9% của giai đoạn 1996-2000. Với quy mô ngày càng mở rộng và tốc độ tăng trưởng cao, công nghiệp hiện đang đóng góp tới trên 50% mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. + Dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 là 7.0%, cao hơn mức 6.8% của giai đoạn 1996-2000. Các ngành thuộc khu vực này đều có bước tăng trưởng khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của ngành thương mại bình quân trong 5 năm tăng 14.8 %. Du lịch có bước phát triển mạnh, lượng khách du kịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2.1 lượt triệu khách năm 2000 lên 3.2 triệu năm 2005. Các ngành bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, y tế, giáo dục phát triển ngày càng mạnh mẽ. - Về cơ cấu các ngành kinh tế, tuy nông nghiệp (gồm cả lâm ngư nghiệp) vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với công nghiệp và dịch vụ, nên tỷ trọng của ngành này tiếp tục giảm xuống. Tỷ trọng của công nghiệp (gồm cả xây dựng) tăng lên rõ rệt, điều đó là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong thời kỳ công nghiệp hóa. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ sau khi giảm chút ít trong ba năm đầu, sau đó đã ổn định lại và bắt đầu tăng lên vào năm 2005.Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống với của Thái Lan những năm 70 và của Malaixia những năm 60. - Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 38% GDP. Khu vực ngoài quốc doanh nói chung chiếm 39.4% GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP năm 2004. Ngoài ra, giai đoạn 2001-2005 còn đánh dấu bước chuyển biến tích cực của kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trong xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt hơn 32.2 tỷ USD (bình quân đầu người là 380USD), tăng gấp 2.2 lần so với mức 14.4 tỷ USD năm 2000.Kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2005 đạt tỷ lệ 60.9%. Quy mô xuất khẩu của Việt Nam hiện đã đứng thứ 42 trong tổng số 131 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng trên thế giới. 1.2. Tăng trưởng của các yếu tố đầu vào Vốn, lao động, khoa học công nghệ (KHCN) là 3 nhân tố chính tác động đến tăng trưởng. - Thứ nhất, về vốn: Trong giai đoạn 2001-2005, thị trường vốn cung cấp cho nền kinh tế là 93753 tỷ đồng, tương đương 7.8% tổng nhu cầu vốn đầu tư.Trong đó, nguồn vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, bình quân thời kỳ 2001-2005 là 55%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA chiếm 17.9% và 10.2% trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vốn vẫn là yếu tố chủ đạo đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, cụ thể là 55-57% (Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT-Võ Hồng Phúc). Kể từ năm 2000, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng trở lại, từ mức 2695 triệu USD năm 2000, đến năm 2005 đã đạt 5814 triệu USD. Tính chung trong 5 năm 2001-2005, Việt Nam đã thu hút được hơn 19 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp FDI theo đăng ký. Nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, làm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước.Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 14.36%, trong khi giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 10.2%. Doanh thu của khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 đạt hơn 77.9 tỷ USD, tăng gần 2.9 lần so với giai đoạn 1996-2000. Nộp ngân sách của khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 là 3.55 tỷ USD, tăng gần 2.4 lần giai đoạn 1996-2000. Không chỉ nguồn vốn trực tiếp, mà cả nguồn vốn đầu tư gián tiếp các loại vào Việt Nam cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Vốn ODA của các nhà tài trợ ký kết cho Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đạt 11080 triệu USD, trong đó tổng số vốn đã giải ngân là 7840 triệu USD. Đây là nguồn vốn đã mang lại cho đất nước, người dân nhiều công trình kinh tế, phúc lợi quan trọng như: cầu Mỹ thuận, cầu sông Gianh, dự án nâng cấp quốc lộ 1A, dự án thủy lợi Cửa Đạt- Thanh Hóa… Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về nước cũng tăng lên qua các năm, từ 1757 triệu USD năm 2000, đến năm 2005 con số này đã lên đến 3800 triệu USD. Tuy nguồn vốn đầu tư tăng và đạt được tỷ lệ đầu tư toàn xã hội khá cao 38.7% vào năm 2005 nhưng hiệu quả của vốn đầu tư còn nhiều bất cập, đặc biệt vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 7.3, của khu vực ngoài quốc doanh là 3.9, trong khi, hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế là 5. - Thứ 2, về lao động: Lao động là thứ nước ta sẵn có tức là nội lực hơn nữa lại có rất nhiều đến mức dư thừa. Trong 5 năm qua, số lao động đang làm việc hàng năm tăng khoảng hơn 1 triệu người, năm 2000 là 37.6 triệu người; năm 2005 là 42.7 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6.4% năm 2000 xuống 5.3% năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong độ tuổi ở nông thôn tăng từ 74.2% lên 80.6% trong những năm tương ứng. Trong giai đoạn này lao động đóng góp 18-20% (Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT-Võ Hồng Phúc). Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực 2 và 3 nhanh hơn khu vực 1 nên cơ cấu lao động cũng chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nông ngư nghiệp và tăng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 6: Cơ cấu lao động theo ngành Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 62.76 61.14 58.35 57.9 56.8 Công nghiệp 14.42 15.05 16.96 17.4 17.9 Dịch vụ 22.82 23.81 24.69 24.7 25.3 Nguồn: Bộ KH&ĐT Ngoài ra về trình độ lao động, lực lượng lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 82.95% năm 2001 xuống còn 75.21% năm 2005. Tuy vậy vẫn chưa đạt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30% như trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Lực lượng lao động ở thành thị năm 2001 mới chiếm 18.4% đến năm 2002 đã tăng lên 23.87% và 24.2% năm 2003; năm 2004 là 24.4% và năm 2005 là 24.95%. Bảng 7: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở nông thôn Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị 6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 5.3 Tỷ lệ thời gian làm việc của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn 74.16 74.26 75.42 77.65 79.1 80.7 Trên phạm vi cả nước, chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện chất lượng của lao động chính là năng suất lao động xã hội. Bảng 8 : Tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam 2001-2005 Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Năng suất lao động 4,25 4.48 4.54 5.19 5.51 Nguồn: Niên giám thống kê Trong thời gian 2001-2005, năng suất lao động xã hội của Việt Nam tăng 4.81%/ năm, về quy mô đạt 19.62 triệu đồng 1 lao động/ năm (năm 2005). Nếu tính bằng USD chia cho số lượng lao động theo tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam năm 2005 thì mới đạt 1234 USD thấp xa so với nhiều nước trong khu vực.Trong đó Trung Quốc là 2152.3 USD, Thái Lan 4514.1 USD, Mailaixia là 11276.2 USD, Hàn Quốc 29057.6 USD, Singapore 48563.9 USD, Nhật Bản 73014.4 USD… Việt Nam đứng thứ 20 về năng suất lao động so với các nước trên thế giới, nhưng về tốc độ tăng năng suất lao đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6104.doc
Tài liệu liên quan