Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động du lịch ngày nay được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới. Du Lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống xó hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Qua những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá nhanh và ổn định. Hoà với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành du lịch cũng có những bước vượt bậc về cả chất và lượng. Đất nước mở cửa, du lịch là nhịp cầu nối quan trọng trong

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự phát triển kinh tế, hoà bình và hữu nghị, thực sự trở thành cửa ngừ của sự giao lưu văn hoá, kinh tế - xã hội giữa các miền trong cả nước, giữa các nước trong khu vực và giữa các dân tộc trên thế giới. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đang từng bước khởi sắc, khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch như: Tam Cốc – Bích Động, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Suối nước nóng Kênh Gà, Động Vân Trình, Vườn quốc gia Cúc Phương..., mà Ninh Bình còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Cố đô Hoa Lư, Chùa Bích Động, Chùa Địch Lộng, Nhà thờ đá Phát Diệm, Chùa Non Nước..., cùng với những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê đồng bằng Bắc bộ. Là vùng đất truyền thống lịch sử với 975 di tích lịch sử, trong đó có 80 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Để khai thác hết tiềm năng du lịch của địa phương, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ban, ngành liên quan, hiện nay Ninh Bình đang tập trung quy hoạch xây dựng và phát triển các khu du lịch như: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình, Khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn..., đặc biệt, khu du lịch hang động Tràng An được coi là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài của Ninh Bình. Có thể nói, Ninh Bình là một vùng đất của di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi để Ninh Bình khai thác tiềm năng và phát triển nhiều loại hình du lịch, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến với Ninh Bình, du khách sẽ cảm nhận được sự thoải mái trong những hành trình du lịch thật sự thú vị. Trong những năm gần đây khi tham gia vào quá trình hội nhập tỉnh Ninh Bình đã gặt hái được những thành công nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Những lý do trên là cơ sở của đề tài: “Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Với mục đích đề cập đến một số vấn đề nhất định trong việc thực hiện chiến lược hội nhập kinh nền kinh tế quốc tế của ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình. Đối tượng nghiên cứu là chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế được áp dụng trong ngành du lịch hiện nay từ đó có giải pháp nhằm đưa việc thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hơn. Phạm vi nghiên cứu tập trung là ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Trong đề tài này em sử dụng phương pháp nhất định: Các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê... là các phương pháp chính được vận dụng vào trong quá trình nghiên cứu. CHƯƠNG I. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Khái niệm. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Số lượng người tham gia vào các chuyến đi du lịch quốc tế tăng lên rất nhanh. Năm 1950 mới có 25,3 triệu lượt người đi du lịch thì năm 1996 là 592 triệu. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) dự báo đến năm 2010 thế giới sẽ có khoảng 937 triệu người đi du lịch và đến năm 2020 sẽ lên khoảng 1,6 tỷ người. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc tế của nhiều nước ngày càng lớn. Trong vòng 30 năm (1960 - 1991) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng lên khoảng 38 lần, từ 6,8 tỷ USD năm 1960 lên 102 tỷ USD năm 1980, tới 260 tỷ USD năm 1991 và 423 tỷ USD vào năm 1996, bằng hơn 8% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn thế giới. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Hoạt động du lịch tạo ra 180 triệu chỗ làm việc, thu hút khoảng 11% lực lượng lao động toàn cầu. Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao...Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Với hiệu quả như vậy, nhiều nước chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Cùng với sự phát triển của du lịch mà hệ thống thống kê du lịch của nhiều nước cũng được phát triển và ngày càng hoàn thiện thêm. Trước đây khái niệm thống kê về du lịch chỉ được bó hẹp trong phạm vi hoạt động của con người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên với mục đích đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trong nước và trên thế giới hoặc đi vui chơi giải trí. Ngày nay, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm". Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác; là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của các tổ chức đó. Hội nhập kinh tế có 6 cấp độ cơ bản: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Hội nhập kinh tế có thể là song phương – tức là giữa hai nền kinh tế; hoặc khu vực – tức là giữa một nhóm nền kinh tế; hoặc đa phương – tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức thương mại thế giới hướng tới. 2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển kinh tế. Vai trò của hội nhập kinh tế đối với phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và vùng địa phương được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế giữ vai trò quyết định để mở rộng và thúc đẩy lực lượng sản xuất. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế bằng sức mạnh của mình định hướng và có thể quyết định sự hưng thịnh, sống còn của các quốc gia mới tham gia hội nhập. Vai trò mở rộng, thúc đẩy lực lượng sản xuất được thể hiện: Một là: tạo, mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ của các nước đang phát triển. Hai là: hướng dẫn hợp lý sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, khai thác những lợi thế để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, giúp làm giảm các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. Ba là: tạo cơ hội tiếp cận thị trường vốn lớn, có cơ cấu đa dạng từ các quốc gia. Bốn là: giúp các nước đang phát triển tiếp nhận khoa học kỹ thuật và nền công nghệ cao, kinh nghiệm, quy trình sản xuất tiên tiến từ các nước phát triển. Năm là: mở ra xu hướng liên kết, hợp tác theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, tạo thế và lực trong hệ kinh tế quốc tế và sự phát triển bền vững. Vai trò định hướng nền kinh tế xã hội, quyết định sự hưng thịnh, sống còn của các quốc gia mới tham gia hội nhập: Một là: nền kinh tế của các nước đang phát triển có thể trầm trọng thêm các hiện tượng rối loạn, nguồn lực bên trong có thể bị triệt tiêu, diễn biến kinh tế xã hội trở nên phức tạp hơn. Hai là: dối mặt với sự bất bình đẵng trong cạnh tranh giữa các nước có các cấp độ phát triển khác nhau, đặc biệt là sự yếu thế của các nước đang phát triển. Ba là: kinh tế xã hội của các nước đang phát triển có thể trở nên bị động hơn. II.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển ngành du lịch. 1. Tác động tích cực Cũng như nhiều nước, du lịch đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, du lịch Việt Nam cũng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhìn vào giá trị GDP hàng năm của ngành du lịch mang lại ta sẽ thấy, phát triển du lịch đã có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tại các vùng trọng điểm, du lịch đã không ngừng thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư. Thời cơ chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trần Chiến Thắng cho rằng: hội nhập quốc tế giúp chúng ta nhiều cơ hội. Dịch vụ văn hóa, du lịch có cơ hội phát triển tốt vì đây là mảng có điều kiện giao lưu quốc tế mạnh. Cam kết mở cửa thị trường tạo cơ hội lớn cho văn hóa - du lịch bởi chúng ta có tiềm năng khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh. Việc khôi phục và phát huy các di sản văn hhóa, loại hình nghệ thuật, lễ hội cùng những ngành nghề truyền thống cũng được mở rộng. Sự phát triển của du lịch còn mở mang giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với các nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hoàn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Hội nhập quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch. Chẳng những thế, phát triển du lịch cũng đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Tác động tiêu cực Việc hội nhập kinh tế quốc tế những năm gần đây đã làm cho lượng khách du lịch tới Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Vì vậy hoạt động du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố của môi trường xã hội như giá trị văn hoá, nhân văn. Trong quá trình phát triển, chất lượng của mối trường ở một khu vực nào suy giảm đồng nghĩa việc hoạt động du lịch đi xuống. Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngành du lịch. Các cơ sở lưu trú du lịch không những là nơi lưu trú sử dụng dịch vụ của nhiều đối tượng khách khác nhau có quốc tịch, văn hoá, sở thích và nhu cầu khác nhau mà còn là nơi tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu tài nguyên, năng lượng như điện, nước, thực phẩm, hàng hoá…từ đó thải ra một lượng không nhỏ rác thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn… ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường, cuộc sống. Hội nhập du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hôi, giữ gìn thuần phong mỹ tục Việt Nam III. Sự cần thiết tăng cường phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình 1. Vị trí của du lịch Ninh Bình trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm – du lịch Hà Nội và vùng phụ cận và vùng du lịch Bắc Bộ. Vùng du lịch Bắc Bộ, với Thủ đô Hà Nội là trung tâm vùng, trải dài từ Hà Giang đến Hà Tĩnh gồm 29 tỉnh, thành phố, nơi có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Với các trung tâm du lịch quan trọng là Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng - Quảng Ninh; với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Ba Bể, Đền Hùng, Tam Đảo, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, Cổ Loa, Hương Sơn, Ba Vì, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn... trong thời gian qua, vùng du lịch Bắc Bộ luôn thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến vùng luôn đạt ~40% số lượt khách đi lại giữa các địa phương trong cả nước. Là một trong hai trọng điểm phát triển du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ, trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận bao gồm Thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận bao quanh gồm Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, và Thanh Hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung bởi những lợi thế về vị trí, về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, về những giá trị văn hóa truyền thống Việt. So với các địa phương trong trung tâm du lịch và phụ cận, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, tuy nhiên lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc với nhiều địa danh đã nổi tiếng như Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm, nước khoáng nóng Kênh Gà, đặc biệt là khu vực cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, cùng với các tài nguyên du lịch mới được phát hiện như khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, quần thể hang động Tràng An… là những điểm tài nguyên du lịch rất có giá trị mà không phải địa phương nào cũng có được. “Nếu nhìn từ trên máy bay xuống, toàn bộ khung cảnh của Ninh Bình không khác gì cảnh quan của Vịnh Hạ Long - có thể gọi là một Vịnh Hạ Long trên cạn. Địa thế, núi non, không gian rất đẹp” 2. Vai trò của du lịch Ninh Bình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Là một địa phương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, sự phát triển kinh tế-xã hội Ninh Bình trong một thời gian dài dựa trên kinh tế truyền thống là nông nghiệp. Cùng với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình cũng đã xác định vai trò của công nghiệp và dịch vụ, trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế có nhiều triển vọng trên cơ sở khai thác những lợi thế về vị trí và tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương. Trước kia, Ninh Bình vẫn luôn xác định là một tỉnh nông nghiệp nên xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ-Du lịch. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn 2000-2007 đạt 17,68%/năm. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch) tăng với tốc độ khá cao, trung bình đạt 29,05% cho giai đoạn 2000-2007. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên có thể thấy triển vọng rất lớn của du lịch, đặc biệt khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh nếu chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước. Bên cạnh vai trò về kinh tế, phát triển du lịch còn có ý nghĩa đặc biệt trọng việc tạo ra sự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vân tải, xây dựng, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, v.v. Hơn thế nữa, sự phát triển du lịch Ninh Bình còn tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập thông qua việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch - dịch vụ làm cơ sở để phát triển trù phú, thịnh vượng. “Việc phát triển du lịch sẽ giúp hạn chế việc di cư của người dân về các đô thị trọng yếu của tỉnh (Hoa Lư, Tam Điệp, Ninh Hải, Ninh Vân… là những thành phố, thị trấn quan trọng của tỉnh vào năm 2020) mà từng bước xây dựng được các thị trấn, các đô thị vành đai để tạo dựng cho người dân nông thôn một cuộc sống tương tự như tại các đô thị”. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH I. Tiềm năng kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình. 1. Điều kiện tự nhiên. 1.1. Vị trí địa lý. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí giới hạn từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc, từ 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình.Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, nằm trên tuyến đường giao thông Bắc-Nam, cả hai trục đường ô tô và đường sắt chạy xuyên suốt Bắc-Nam đều qua đây. 1.2. Địa hình Vùng đồi núi, nửa đồi núi các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi… Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi… Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi. 1.3. Khí hậu Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt… 1.4. Thuỷ văn: Trên địa bàn Tỉnh có nhiều sông và một số hồ đầm. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. 1.5. Sinh vật: Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phong phú về thành phần loài. 1.6. Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 138.420 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 67.605 ha, đất lâm nghiệp 19.972 ha, đất chuyên dùng 16.769 ha, đất khu dân cư 5.068 ha và đất chưa sử dụng 28.961 ha. 1.7. Tài nguyên khoáng sản: Gồm có đá vôi, đất sét, tài nguyên nước vá một số khoáng sản khác như cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximawng… 2. Điều kiện dân cư, kinh tế – xã hội. 2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc. Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có: đa số là dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%; đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm gần 1,7%; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao... mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Bảng 1.2: Tình trạng dân số Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007 Đơn vị: Người 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng số 890.625 895.812 901.046 905.988 911.572 915.727 922.582 1.374.342 2. Chia theo giới tính Nam 435.152 436.344 438.810 440.581 443.298 445.410 449.869 928.735 Nữ 455.473 459.468 462.236 465.407 468.274 470.317 472.713 445.607 3. Chia theo thành thị và nông thôn Thành thị 117.497 119.305 120.432 120.716 124.014 140.264 141.133 148.069 Nông thôn 773.128 776.507 780.614 785.272 787.558 775.463 781.449 780.666 Nguồn: Niên gián thống kê 2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, kinh tế Ninh Bình tương đối phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 7,9 triệu đồng. Như vậy đến năm 2007 Ninh Bình đã đạt mức GDP tính theo đầu người cao hơn bình quân các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng, trước 3 năm so với mục tiêu của Đại hội Cơ cấu kinh tế vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng công nghiệp và khối dịch vụ tăng nhiều so với những năm trước (năm 2007): Nông – lâm – thủy sản chiếm 26%, công nghiệp xây dựng chiếm 40%, thương mại – dịch vụ chiếm 34%. 2.2.2. Thu chi ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2007 là 1.140 tỷ đồng, trong đó các khoản thu từ kinh tế trung ương trên địa bàn là 53,57 tỷ đồng, thu từ kinh tế địa phương là 632,15 tỷ đồng, thu thuế từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 0,25 tỷ đồng. Trợ cấp từ Trung ương là 454,03 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách năm 2007 là 2.221,947 tỷ đồng trong đó chi cho đầu tư phát triển 623,281 tỷ đồng riêng chi cho đầu tư xây dựng cơ bản là 635,214 tỷ đồng, chi thường xuyên là 636,965 tỷ đồng, chi khác 326,487 tỷ đồng. 2.2.3. Vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn năm 2007 đạt 3.200,688 tỷ đồng, bằng 62% tổng GDP của tỉnh, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 1.895,479 tỷ đồng chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng. Tính chung cho toàn giai đoạn 2001-2007 đã đạt trên 25.000 tỷ đồng. Nhiều công trình quan trọng đầu tư bằng nguồn Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp, vốn huy động trong dân đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2001-2007 đã làm tăng năng lực cho phát triển sản xuất và tăng cường cơ sở hạ tầng. Đó là các công trình: cải tạo nâng cấp quốc lộ 10, cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, đường 477; các công trình thủy lợi Hồ Yên Thắng, cơ sở hạ tầng vùng phân lũ Nho Quan-Gia Viễn; cơ sở hạ tầng các khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Tràng An, Vân Long… 2.2.4. Kết quả sản xuất của các ngành, các lĩnh vực sản xuất liên quan. Về nông nghiệp: Tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9.000 ha đất nông nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn; nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan; nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư; cấy các giồng lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh. Năm 2007, tổng diện tích trồng lúa là 58.930 ha, Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2007 đạt 41,5 triệu đồng. Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình quân từ 20 triệu đồng trở lên. Đàn gia súc, gia cầm phát triển khá: trâu có 16.874 con, bò 60.011 con, lợn 365.822 con, dê 23.593 con và đàn gia cầm 2,9 triệu con. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu… Về đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 2007 đạt gần 5.000 tỷ đồng. Trong hai năm qua trên địa bàn tỉnh đã khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm... Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. 2.2.5. Các thành quả phát triển xã hội. Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ: Hiện có 10 bệnh viện đa khoa, 21 phòng khám đa khoa khu vực, 2 trạm điều dưỡng và 153 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh là 3.135 giường. Đến hết năm 2007, tổng số cán bộ y tế ở Ninh Bình là 2.537 người, trong đó có 765 bác sỹ đại học và trên đại học, 51 dược sỹ cao cấp; 1.721 cán bộ y tế thôn bản. Về cơ bản đã hình thành hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến huyện và xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36,5% (2000) xuống 17% (2007). Lao động và việc làm: Tính đến 31/12/2007 có 670,4 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân trong tỉnh, trong đó: Làm việc trong ngành nông lâm, thuỷ sản là 317,4 ngàn người; trong ngành công nghiệp là 70,3 ngàn người; trong ngành xây dựng là 14,6 ngàn người; trong ngành thương nghiệp dịch vụ là 35,4 ngàn người; trong ngành vận tải - bưu điện là 12,8 ngàn người; trong ngành Tài chính - tín dụng là 3,7 ngàn người… Giáo dục và đào tạo: tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 4 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khối đại đoàn kết dân tộc: được giữ vững và ổn định; hệ thống Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động du lịch, tạo đà thuận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội nhập. 3. Tài nguyên du lịch Ninh Bình. 3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Với diện tích tự nhiên 1.390,1 km2, tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình là một tỉnh có địa hình rất đa dạng: có núi, đồng bằng, vùng ven biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ…Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ thống thủy văn, lớp phủ thực vật... đã tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Một số tài nguyên tiêu biểu: 3.1.1. Vườn quốc gia Cúc Phương. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào 7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.200 ha, trong đó ắ là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m. 3.1.2. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643 ha). Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú; có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi (với số lượng lớn nhất ở Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cày vằn,… Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. 3.1.3. Quần thế khu du lịch hang động Tràng An. Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.500ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Sau khi du khách dâng hương tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền sông Sào Khê. 3.1.4. Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng - con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo. 3.1.5. Động Định Lộng. Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Trong động có một nhũ đá giống tượng Phật nên đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Động rộng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng Phật, tượng La hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt có hai tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp. 3.1.6. Động Tiên. Động Tiên còn có tên gọi khác là động Móc, ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi. Đường vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều sắc màu. Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ cây đa cổ thụ. Nhiều nhũ đá được đặt tên như: cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ, kỳ đà... 3.1.7. Động Sinh Dược. Động Sinh dược thuộc địa phận thôn Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, là động xuyên thủy dài gần 2km. Vào động bằng một trong hai cửa, ngồi thuyền mất hơn một giờ đồng hồ, du khách vào cửa động bên này sẽ ra cửa động bên kia. Những dải nhũ đá thiên hình vạn trạng, quyến rũ sức tưởng tượng của du khách. 3.1.8. Suối nước nóng Kênh Gà. Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Du khách đến bến sông ở cống Đồng Trưa trên dòng sông Hoàng Long để bắt đầu hành trình tham quan suối nước nóng Kênh Gà. Thuyền ngược dòng Hoàng Long, du khách thỏa sức ngắm nhìn cảnh trời mây, sông nước. Núi Kênh gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. 3.1.9. Động Vân Trình. Động Vân Trình rộng gần 3.500m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Động nằm trong núi Mõ, thuộc thôn Vân Trình xã Thượng Hòa huyện Nho Quan. Núi Mõ là tên gọi tượng hình của dân gian, còn tên chữ thời xưa gọi là núi Thổ Tích. Động Vân Trình còn giữ nguyên được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá. Du khách đến đây không cần phải tưởng tượng về chốn bồng lai tiên cảnh, mà chính hang đã là cảnh thần tiên hiện giữa cõi trần. 3.1.10. Hồ Đồng Chương. Một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan có tên gọi là Đồng Chương. Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh. Gần hồ có thác Ba Tua, và dòng Chín Suối. Đi thăm hồ, rồi leo đồi lên đến đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao Trời, cũng trong xanh và không lúc nào cạn nước. 3.1.11. Hồ Đồng Thái. Cách thủ đô Hà Nội 115 km về phía Đông Nam hồ Đoòng Đèn và hồ Đồng Thái trên địa bàn hai xã Đông Sơn (Thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng (huyện Yên Mô) có diện tích rộng hơn 380ha được bao bọc bởi dãy n._.úi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10 km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000m3 nước với hàng trăm loài thực vật, động vật thủy sinh không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng. 3.1.12. Núi chùa Bái Đính. Ninh Bình là địa phương có nhiều hang động nổi tiếng. Trong đó, có một động được người xưa khẳng định “Nào Địch Lộng, nào Thiên Tôn, Bàn Long, Bích Động xem còn kém đây”, đó là hang động ở núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình (đáng chú ý là khu vực huyện Yên Mô và Tam Điệp) trong đó đáng chú ý như động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà Tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang Bụt... đều là những tài nguyên du lịch có giá trị; cùng với hệ thống các hồ thủy lợi như hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng... bên cạnh việc cung cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt còn sẽ là những điểm tài nguyên du lịch sinh thái hồ có nhiều khả năng hấp dẫn du khách. 3.1.14. Hệ sinh thái vùng ven biển. Với 18 km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành 2 cồn nổi (Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành tạo thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quý hiếm như Cò thìa… Đây cũng là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch của Ninh Bình. 3.1.15. Hệ thống sông ngòi Ninh Bình. Ninh Bình là địa phương có hệ thống sông ngòi khá phát triển với mật độ khoảng 0,6-0,9 km/km2. Các sông lớn ở Ninh Bình bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng… chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đổ ra biển. Trong số các sông của Ninh Bình thì sông Hoàng Long chảy qua địa phận huyện Gia Viễn nơi có nhiều cảnh quan đẹp và làng quê đậm bản sắc tiêu biểu cho làng quê Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Hồng có giá trị du lịch cao. 3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 3.2.1. Nhóm các di tích lịch sử – văn hoá. * Cố đô Hoa Lư: Cố đô Hoa Lư, kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha. * Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. * Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Lê Đại Hành. Cách đền vua Đinh chừng 500m là đến đền thờ vua Lê Đại Hành. Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. * Đền Thái Vi (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn. * Nhà thờ đá Phát Diệm: cách Hà Nội 129 km về phía Nam, ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục từ năm 1875-1898. Nhà thờ Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. * Đền Đức Thánh Nguyễn (đền Nguyễn Minh Không): tọa lạc tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, thờ quốc sư Nguyễn Minh Không. 3.2.2. Nhóm các lễ hội. * Lễ hội Trường Yên * Lễ hội đền Thái Vi * Lễ hội đền Định Lộng * Lễ hội chùa Bái Đính * Lễ hội Báo bản Nộn Khê * Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ 3.2.3. Các làng nghề truyền thống. * Thêu ren Ninh Hải: Tương truyền, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). * Mỹ Nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ.... Đặc biệt, khi nói đến nghề mỹ nghệ cói cở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu. * Chạm khắc đá Ninh Vân: Nói đến xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, nhân dân cả nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm khắc đá. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, đĩa, bát, tranh ảnh... 3.2.4. Ẩm thực Ninh Bình. * Đặc sản dê núi: Huyện Hoa Lư có những dãy núi đá vôi nên dê thường sống trên đó rất nhiều. * Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy): Cơm cháy được làm từ cơm đã nấu chín, dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô, rồi bỏ vào chảo dầu rán cho đến khi giòn vàng. * Nem Yên Mạc (Yên Mô): Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. * Rượu Kim Sơn: Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn, có nhiều đặc sản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải.... Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là thứ rượu được chưng cất từ gạo trồng trên chính đất này. * Mắm tép Gia Viễn: Ngày nay, người ta đã chế biến nhiều loại nước mắm nổi tiếng. Nhưng có lẽ mắm tép Gia Viễn vẫn là loại mắm đặc sản và độc đáo của người dân Ninh Bình. * Rượu cần Nho Quan: Rượu cần là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vỏ sành từ 3 tháng trở lên mới được uống. 3.3. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch Ninh Bình. Qua việc kiểm kê, đặc biệt là đánh giá tài nguyên du lịch Ninh Bình trên cơ sở so sánh với các địa phương phụ cận, đặc biệt là các địa phương trong Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận - lãnh thổ mà sự phát triển du lịch của Ninh Bình luôn gắn liền, có thể thấy những đặc điểm chính của tài nguyên du lịch Ninh Bình bao gồm: Tài nguyên du lịch Ninh Bình đa dạng và phong phú: Là một địa phương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên Ninh Bình lại là địa phương có sự đa dạng về địa hình, kết hợp với các đặc điểm tự nhiên khác; đồng thời Ninh Bình lại là vùng đất “cố đô” của nước Đại Việt vì vậy đã tạo cho địa phương sự nổi trội về tính đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch được thể hiện trong cả nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhóm tài nguyên du lịch nhân văn. Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc có khả năng khai thác để phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong vùng mà còn ở tầm quốc gia và quốc tế. Tiêu biểu là cảnh quan, hệ thống hang động ở Tam Cốc, Tràng An, Vân Long; các giá trị văn hóa của các di tích Hoa Lư, Tràng An, Gia Viễn; các giá trị sinh thái ở Vân Long, Cúc Phương. Khả năng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch của Ninh Bình là tương đối thuận lợi do đặc điểm phân bố và điều kiện khai thác. Do đặc điểm về tự nhiên và nhân văn, tài nguyên du lịch của Ninh Bình khá nhạy cảm và dễ dàng bị “tổn thương” do tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nếu thiếu các biện pháp bảo tồn và phát triển trên quan điểm bền vững. 4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 4.1. Hệ thống giao thông. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền thị xã tỉnh lỵ với các huyện lỵ và tỏa đi các xã. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phường. Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bố tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy… 4.2. Hệ thống cáp điện. Mạng lưới điện trong Tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn đường dây trung cao áp là 770km. Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh Bình và 4 trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay, bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. * Hiện trạng hệ thống cấp nước: Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ). Hiện tại, nhà máy nước ở thị xã Ninh Bình đã được đầu tư nâng công suất lên 20.000 m3/ngày đêm, thị xã Tam Điệp có nhà máy nước công suất 12.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn như Thiên Tôn, Yên Thịnh, Yên Ninh, Nho Quan, Me, Phát Diệm đều có trạm mước máy công suất 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm. * Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Nước thải công nghiệp: hầu hết nước thải từ các nhà máy công nghiệp chưa được xử lý đến độ trước khi xả ra hệ thống thoát chung và sông, suối..., điển hình là nước thải từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước. Nước thải bệnh viện: hiện tại loại nước thải này được xử lý riêng đơn giản và xả vào hệ thống thoát nước chung. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải bệnh viện đều lớn hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). 4.4. Hệ thống bưu chính viễn thông. Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế. 4.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng. Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện, thị xã, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng nhân dân... Hệ thống các cơ sở dịch vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán... đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá-dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. 5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch. 5.1. Những lợi thế. Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho Tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách. Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao…, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…, các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân… góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch. Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế. 5.2. Những hạn chế và nguyên nhân. Các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch. Một số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng… chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều. II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình. 1. Khách du lịch đến với Ninh Bình Trong những năm gần đây được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn... nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng cả về khách du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa. Tăng trưởng du lịch của tỉnh tăng trên 12% trong giai đoạn 2001-2007, tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều ngành, năng suất lao động du lịch tương đối cao (thu nhập người lao động tăng từ 400 ngàn đồng năm 2000 lên gần 1 triệu đồng/người/tháng vào năm 2007) nhưng vẫn thấp so mặt bằng chung. 7 năm qua lượng khách du lịch tăng lên liên tục (khoảng 18,9%/năm). Khách quốc tế chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 38,4% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 đạt 26,77%/năm. Khách nội địa chiếm khoảng 61,6% với tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 15,55%/năm. Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến thời kỳ 2000 - 2007 Năm Tổng số khách DL Khách quốc tế Khách nội địa Số lượt khách Tăng so năm trước % Số lượt khách Tăng so năm trước % Số lượt khách Tăng so năm trước % 2000 451.000 11,2 111.000 15,1 340.000 9,9 2001 510.700 13,2 159.850 44,0 350.850 3,2 2002 647.072 26,7 254.375 59,1 392.697 11,9 2003 739.671 14,3 218.805 -14,0 520.866 32,6 2004 877.343 18,6 287.900 31,6 589.443 13,2 2005 1.021.236 16,4 329.847 14,5 691.389 17,3 2006 1.263.356 23,7 485.600 47,2 777.756 12,5 2007 1.519.180 20,2 583.930 20,2 935.250 20,2 Tăng bình quân 2001-2007(%) 18,9 26,77 15,55 Nguồn: Sở Du lịch, văn hoá và thể thao Ninh Bình. Khách du lịch nội địa đến đây nhiều một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước, đặc biệt là từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, từ Huế - Đà Nẵng tới. Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi tham quan, dự trại hè tại VQG Cúc Phương, và một lượng lớn khách du lịch tham gia vào các chương trình lễ hội tại chùa Bích Động, điện Thái Vi, đền Dâu... Khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu là đi theo đường bộ (chủ yếu là theo tuyến quốc lộ 1A) từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng đến, và từ các thành phố lớn ở phía Nam như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng… ra. Bảng 4.2: Cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2005 Đơn vị: Lượt khách Hạng mục 2000 2002 2004 2005 2006 2007 Tổng số 111.000 254.375 287.900 329.847 485.600 583.930 Chia theo thị trường: - Tây Âu 31,0% 29,0% 28,0% 25,0% 25,0% 24,0% - Châu úc 28,0% 25,0% 22,0% 20,0% 20,0% 19,0% - Đông Bắc á 13,0% 11,0% 14,0% 15,0% 14,0% 13,0% - Đông Âu 9,0% 11,0% 10,0% 10,0% 10,0% 9,0% - Đông Nam á 7,0% 10,0% 9,0% 8,0% 10,0% 11,0% - Bắc Mỹ 5,0% 4,0% 6,0% 7,0% 6,0% 7,0% - Trung Đông 2,0% 6,0% 4,0% 5,0% 4,0% 6,0% - Quốc tịch khác 5,0% 4,0% 7,0% 10,0% 11,0% 11,0% Ngày lưu trú TB (ngày) 2,00 1,20 1,10 1,20 1,20 1,30 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình Khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình phần lớn là khách từ các thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), Châu Úc (chủ yếu là khách Úc và Niu Di lân), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), khách thuộc khu vực ASEAN… Tuy nhiên, thị trường khách Tây Âu và Châu Úc đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình. Thay vào đó, khách từ các thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ đang có xu hướng tăng dần 2. Doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch 2.1. Doanh thu du lịch Bảng 5.2: Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2007 (Không kể doanh thu ngoài xã hội) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2002 2004 2005 2006 2007 Doanh thu DL (tỷ.đ) 28,0 40,4 51,0 63,2 87,99 109.01 Tăng/giảm so năm trước (%) 2,6 32,2 22,5 23,9 27,93 25,18 -DT từ khách QT 8,12 15,76 12,48 29,06 32,12 47,56 -DT từ khách NĐ 19,88 24,65 29,13 34,12 55,87 61,45 Nộp NSNN (tỷ.đ) 2,75 4,63 6,06 7,46 8,63 16,15 Nguồn: Sở Du lịch, văn hoá và thể thao Ninh Bình. Các khoản ngành du lịch đã nộp cho ngân sách nhà nước từ năm 2000 đến 2007 là 54 tỷ đồng. Chi tiêu của khách du lịch trung bình một khách quốc tế chi tiêu 95.154 VND/ngày; khách du lịch nội địa chi 52.000 VND/ngày. Trong cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú (chiếm 57%) và còn lại từ bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí v.v. Bảng 6.2. Cơ cấu doanh thu du lịch Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007 Đơn vị : Tỷ đồng Hạng mục 2000 2002 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu (tỷ.đ) 28,00 40,41 51,00 63,18 87,99 109,01 1. Doanh thu quốc tế 8,12 15,76 16,33 29,06 32,12 47,56 - Ăn uống 2,27 4,89 5,39 10,29 11,37 17,25 - Lưu trú 1,87 3,94 3,92 7,78 8,56 10,06 - Vận chuyển 1,54 1,58 1,47 2,93 3,25 5,12 - Mua sắm 1,54 3,31 3,27 3,89 4,02 7,89 -D/thu khác 0,89 2,05 2,29 4,17 4,92 6,24 Tỷ lệ/tổng doanh thu (%) 29,0 39,0 32,2 46,0 35,37 43,63 2. Doanh thu nội địa 19,88 24,65 34,67 34,12 55,87 61,45 - Ăn uống 4,37 6,41 7,97 9,55 21,57 26,42 - Lưu trú 4,57 5,18 8,32 8,87 11,85 12,68 - Vận chuyển 3,98 2,71 4,51 4,44 6,92 7,21 - Mua sắm 1,99 2,71 3,47 2,73 4,78 5,12 - D/thu khác 4,97 7,64 10,40 8,53 10,75 10,02 Tỷ lệ/tổng doanh thu (%) 71,0 61,0 67,8 54,0 64,63 56,37 Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình 2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2000-2007 tăng bình quân hàng năm là 13%. Mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của Ninh Bình là khá cao và đã tạo cho tỉnh điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Bảng 7.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2007 Đơn vị: Tỷ đồng (Tính theo giá so sánh 1994) Ngành kinh tế 2000 2003 2005 2007 GDP Tỉ lệ % GDP Tỉ lệ % GDP Tỉ lệ % GDP Tỉ lệ % Nông, lâm nghiệp 847,95 46,13 903,06 37,83 875,85 27,20 956,25 17,51 Thủy sản 35,99 1,96 90,62 3,80 110,13 3,42 196,25 3,59 Khai khoáng 34,36 1,87 44,58 1,87 79,16 2,46 92,37 1,69 Công nghiệp 225,80 12,28 442,50 18,54 896,98 27,86 1871,23 34,26 Xây dựng 82,21 4,47 137,45 5,76 226,00 7,02 361,42 6,62 Thương mại dịch vụ 611,76 33,28 768,77 32,21 1.031,58 32,04 1.946,38 35,63 Trong đó Du lịch 5,68 0,31 8,74 0,37 20,34 0,63 38,5 0,70 Tổng 1.838.07 100,0 2.386,98 100,0 3.219,70 100,0 5.462,40 Nguồn: - Niên giám Thống kê Ninh Bình năm 2005, Nhà xuất bản Thống kê. Một số ngành mũi nhọn của Ninh Bình như công nghiệp chế biến, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng… vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn. 3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 3.1. Cơ sở lưu trú du lịch Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đựợc xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và quốc kế dân sinh. Hạ tầng đô thị NInh Bình thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch. Bảng 8.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007 Hạng mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số CSLT 23 26 40 45 60 75 222 224 Tổng số phòng 280 312 561 626 815 883 1277 1407 Tổng số giường 490 530 837 964 1.468 1600 3280 3620 Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. 3.2. Hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2000 toàn tỉnh có 13 cơ sở phục vụ ăn uống với 2.134 ghế, thì đến năm 2007 đã có 47 cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch với sức chứa 8.126 ghế. Các sơ sở này đều phục vụ đa dạng các món ăn từ cao cấp đến bình dân. Bên cạnh hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khách sạn, phải kể đến các quán đặc sản của tư nhân. Các cơ sở này chủ yếu phân bố tại các khu du lịch lớn của Tỉnh như Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Cúc Phương, Vân Long… Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả. 3.3. Khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ Trong phạm vi cả nước nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao còn rất nghèo nàn. Đó là một nguyên nhân chính không giữ được khách lưu lại dài ngày. Khách du lịch đến Ninh Bình, ngoài việc đi thăm quan các điểm du lịch kể trên, khách du lịch hầu như không có chỗ để vui chơi. Hiện tại, trên địa ban tỉnh mới chỉ có 3 bể bơi, 2 sân tennis, 65 phòng xông hơi - massage…, tất cả các cơ sở này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các vũ trường - sàn nhảy đến nay chưa có, các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Để tạo điều kiện tăng doanh thu của ngành du lịch thì một trong những định hướng quan trọng là phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, công viên v.v... Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở dịch vụ du lịch khác như xông hơi - xoa bóp v.v... gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nhưng chất lượng còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu. 4. Lao động du lịch Bảng 9.2. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2002-2007 ChØ tiªu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lao động trực tiếp làm du lịch 338 353 409 470 621 650 916 960 Trình độ đại học, cao đẳng 23 30 45 50 70 85 183 196 Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 121 135 165 195 158 190 322 410 Trình độ đào tạo khác 116 120 160 195 215 255 220 219 Có khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung. 79 90 135 147 180 286 290 315 Số lao động gián tiếp làm du lịch 5500 5510 5500 5620 5700 5750 5900 6150 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%. 5. Về đầu tư phát triển du lịch 5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch Bảng 10.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2007 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Dự toán được duyệt Vốn đã giải ngân đến 2007 Thời gian thực hiện I. Nguồn ngân sách địa phương 4.477.338 2.150.000 1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du lịch 4.375.000 2.000.000 2004-2005 2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình 102.388 50.000 2004 3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc - Bích Động 100.000 2005-2006 II. Nguồn ngân sách trung ương 844.105.000 311.500.000 1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long 37.520.000 18.500.000 2002-2007 2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An 579.457.000 183.000.000 2003-2008 3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động 199.850.000 130.500.000 2001-2006 4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống 18.965.000 3.500.000 2002-2006 5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động-Hang Bụt 8.313.000 3.000.000 2005-2006 Tổng số 848.582.338 313.650.000 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình 5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, năm 2007 đã có 36 doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển các khu du lịch với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 6.576 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn du lịch cao cấp, đầu tư phát triển các khu du lịch và khu vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho tỉnh, đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch. Hiện tại đã có một số dự án đã đưa vào hoạt động, khai thác từng phần như khu nghỉ dưỡng Vân Long, khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long; một số dự án đang được tích cực triển khai đầu tư xây dựng như khu du lịch nước nóng Kênh Gà, khu dịch vụ trung tâm thuộc khu du lịch Tràng An, khu du lịch tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương, khu du lịch sinh thái giải trí Thanh Xuân... Đến nay, việc đầu tư phát triển giai đoạn I của các dự án trên đã hoàn thiện, và đưa vào khai thác đã phần nào đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân địa phương. 6. Xúc tiến quảng bá du lịch. Từ năm 2000, Sở Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng quy chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001 - 2007 làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải 3 toàn quốc; phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin các các ban ngành trong Tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000. Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002 Sở Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động và bước đầu đạt kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp tích cực với các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình - 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đưa vào thử nghiệm đề tài NCKH “Nghiên cứu tổ chức đóng thử tàu chở khách du lịch trên sông”. Cũng trong khuôn khổ đề tài này, lần đầu tiên du lịch Ninh Bình đã tiến hành khảo sát chuyên sâu và công bố kết quả về tuyến du lịch sinh thái chùa Bái Đính - động Sinh Dược, công bố động Sinh Dược dài 1.360m - một tài nguyên du lịch hết sức quý giá. Hiện đang triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến tham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và nâng cao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”. Thông qua cuộc thi này, ngành đã xây dựng và hoàn thiện được 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách. Công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Ninh Bình thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21477.doc
Tài liệu liên quan