Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Lời cảm ơn “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hiện nay là một đề tài mang tính cấp thiết nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn về mặt kiến thức và tài liệu. Tuy vậy, đề tài đã đạt một số kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Có được kết quả đó là nhờ vào sự động viên, giúp đỡ to lớn của gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tớ

doc113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho tôi hoàn thành luận văn; GS-TS Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các chuyên gia về chứng khoán. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Sơn-Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toàn thể các cán bộ của Vụ. Cuối cùng, tôi xin được gửi những tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn là nguồn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu, tôi kính mong nhận được những nhận xét, góp ý hơn nữa từ phía thầy cô cùng bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2004 Người thực hiện Mục lục Lời mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá đòi hỏi phải có một nền tảng tài chính ổn định, phát triển. Với tư cách là ngành dẫn dắt, hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia đã và đang có những bước phát triển, cải cách và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy quá trình đi lên của đất nước. Việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 được coi như một mốc phát triển quan trọng và tất yếu của hệ thống tài chính hiện đại. Bên cạnh đó, hoà chung với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dù đã đạt một số kết quả đáng mừng sau hơn 3 năm hoạt động nhưng thực tế cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, manh mún và chưa có tính chuyên nghiệp. Nhằm phát triển thị trường thành một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tận dụng nguồn lực quan trọng bên ngoài, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán đang trở thành một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ xâu chuỗi thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, tổng kết, đánh giá các thành tựu đạt được, các hạn chế và bất cập cần tháo gỡ. Từ đó, tìm ra một số giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thị trường và nền kinh tế. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ thực thi giải pháp cũng sẽ được đề cập trong phần nghiên cứu của đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hoạt động ĐTNN thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Mặc dù thị trường chứng khoán tập trung mới đi vào vận hành trong hơn 3 năm, song thị trường chứng khoán sơ khai tự phát tại Việt Nam đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90’ khi bắt đầu công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoài tập trung chủ yếu vào hoạt động ĐTNN đang diễn ra khá mạnh mẽ trên TTGDCK TP HCM, còn đề cập tới mảng thị trường sơ cấp, nơi nhà ĐTNN mua cổ phiếu lần đầu của các DNNN cổ phần hoá. Do sự hạn chế về việc tiếp cận thông tin trên thị trường chứng khoán tự do thứ cấp đối với các công ty cổ phần, DNNN cổ phần hoá nên luận văn sẽ không nghiên cứu mảng thực trạng này. Lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ với nhiều nội dung phức tạp, liên quan tới các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội khác nhau của đất nước. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đánh giá thực trạng và tìm một số giải pháp để tạo môi trường thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất đối nhà đầu tư nước ngoài. Các vấn đề phân tích mang tính nghiệp vụ, đánh giá bằng chỉ số kinh tế sẽ không được bàn tới trong đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau thường áp dụng cho khối ngành kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phỏng vấn, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sở định lượng và định tính, phương pháp trích dẫn,… 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tập trung vào một số nội dung chính sau: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam Trên đây đã khái quát toàn bộ những vấn đề được đề cập tới trong luận văn. Nội dung cụ thể xin cùng thầy cô và bạn đọc theo dõi trong các phần tiếp sau. Danh mục các từ viết tắt Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư C K Chứng khoán CPH Cổ phần hoá CTCP Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KBNN Kho bạc Nhà nước LD Liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NN Vốn nước ngoài ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Phòng ĐK-TTBT-LKCK Phòng Đăng ký – Thanh toán bù trừ- Lưu ký chứng khoán TNDN Thu nhập doanh nghiệp TPCP Trái phiếu Chính phủ TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm Giao dịch Chứng khoán UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước XHCN Xã hội chủ nghĩa Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Định hướng của Đảng và Nhà nước Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐTNN đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quan điểm mở cửa đã được đưa ra nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chính sách, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn ĐTNN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên mọi mặt của đời sống kinh tế. Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, …, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao so với khu vực; tăng nhanh xuất khẩu và thu hút mạnh ĐTNN…” Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX “Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán…” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX . Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài cùng các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật có liên quan nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Các văn bản pháp luật này luôn được quan tâm nghiên cứu về tính hiệu quả đối với các đối tượng được điều chỉnh, từ đó kịp thời sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tế của nền kinh tế. Một lần nữa, quan điểm về hội nhập kinh tế, mở cửa thu hút ĐTNN được khẳng định qua nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001-2005: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại…” Nghị quyết của Quốc hội số 55/2001/QH10 . Định hướng trên của Đảng và Nhà nước đã mở ra cho mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong nền kinh tế con đường tiếp cận với các nguồn lực bên ngoài từ vốn, công nghệ kỹ thuật đến công nghệ quản lý. Lĩnh vực ngân hàng tài chính, thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Sự phát triển ngày càng sâu mạnh của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán là một hệ quả tất yếu. Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng và đưa vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ sau hơn 10 năm đổi mới. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này là 7,4%. Lạm phát giảm từ mức độ 3 con số trong những năm 80’ xuống còn 1 con số trong gần hết các năm thập kỷ 90’. Cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể. Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 là đánh dấu bước ngoặt cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên dòng vốn nước ngoài thực sự đổ mạnh vào Việt Nam chỉ từ đầu những năm 1990 nhưng với mức độ không ổn định. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, lượng vốn này đã giảm mạnh và hồi phục chậm chạp. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của ĐTNN đối với kinh tế Việt Nam, thể hiện ở tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTNN vào GDP tăng hàng năm như trong biểu đồ 1: Nguồn: Tổng cục Thống kê và World Bank Về cơ cầu luồng vốn vào Việt Nam, hiện có bốn nguồn chính: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại và dòng vốn vào dưới hình thức đầu tư danh mục chứng khoán (FPI). Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đây là bộ phận quan trọng nhất và có ý nghĩa lớn nhất trong tổng luồng vốn vào tại Việt nam do tính chất dài hạn, không gây ra nghĩa vụ nợ nước ngoài đối với bên nhận vốn, đi trực tiếp đến khu vực sản xuất và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy FDI cũng có một số ảnh hưởng bất lợi nhất định như chất lượng vốn đầu tư trực tiếp, cản trở dòng đầu tư trong nước, kiểm soát thị trường trong nước của người nước ngoài, gây ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên… nhưng trên thực tế các nguồn lợi do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại vẫn được đánh giá cao hơn và có ảnh hưởng lớn hơn trong công tác hoạch định chính sách thu hút ĐTNN. Tính đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5.424 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 41 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 66,9% về số dự án và 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ và cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm 13,6% tổng số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng ký. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong số 64 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore là nước có số lượng dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký lớn nhất, tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN như thành phố Hồ Chí Minh chiếm 26% tổng vốn đăng ký, Hà Nội chiếm 11,1% tổng vốn đăng ký. Bình Dương, Đồng Nai cũng được một lượng lớn vốn ĐTNN đổ vào. Về doanh thu đạt được, tính hết năm 2003, các dự án ĐTNN đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó, riêng ba năm 2001-2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, bình quân trên 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24,4%, năm 2002 là 27,5 % và năm 2003 là 31,4%. Đạt được kết quả tích cực như trên cho thấy sự đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đây là tiền đề tích cực cho các luồng vốn bên ngoài di chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có luồng vốn nước ngoài qua kênh thị trường chứng khoán. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Cùng với việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển còn nhận được luồng vốn quan trọng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Hình thức này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia do tính chất cho không hoặc cho vay ưu đãi, thời gian ân hạn và đáo hạn dài. Thêm vào đó, các khoản vốn ODA thường đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy vậy, vốn ODA cũng tạo nhiều áp lực cho các quốc gia nhận vốn do các điều kiện ràng buộc từ phía nhà tài trợ; việc giải ngân phụ thuộc vào tính hiệu quả của dự án do bên nhận vốn thực hiện; có nhiều tiêu cực vận động hành lang tìm vốn và Chính phủ nước nhận vốn phải đảm bảo lượng vốn đối ứng. Đối với Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 1993 đến nay, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Việt Nam đã tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA trị giá 19,94 tỷ USD. Nhằm đưa lượng vốn cam kết này vào thực hiện, Việt Nam đã tiến hành ký kết các Điều ước quốc tế cụ thể với các nhà tài trợ. Tình hình thực hiện ODA được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn ODA tại Việt Nam Năm Cam kết ODA (triệu USD) Thực hiện ODA (triệu USD) 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 2.200 1.242 1999 2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.470 1.600 2003 2.500 1.600 Tổng số 21.270 11.579 Nguồn: World Bank; Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước, và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 đến hết năm 2001, vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương 47,91% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết. Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ bao gồm ngành giao thông (27,5%), năng lượng điện (24%), phát triển nông nghiệp, nông thôn (12,74%), các ngành y tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường (11,78%), ngành cấp thoát nước (7,8%). Qua kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 1993 tới nay cho thấy những đóng góp không nhỏ của nguồn ngoại lực này đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đạt được thành quả này là nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ban ngành của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo sự gắn kết và uy tín đối với các nhà tài trợ cũng như trong công tác chỉ đạo, giám sát và thực hiện ODA. Có thể nói những kinh nghiệm trong việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA sẽ giúp ích trong công tác thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác của Chính phủ, trong đó có nguồn vốn vào qua TTCK. Vay thương mại Khác với hai hình thức tài trợ quốc tế trên, vay thương mại là hình thức cung ứng vốn của cá nhân, tổ chức, chính phủ nước này với đối tác của mình trên thế giới trên nguyên tắc thương mại thuần tuý có trả cả gốc và lãi theo thời hạn xác định. Các nguyên tắc trong vay thương mại được thực hiện không ưu đãi theo thông lệ quốc tế về lãi vay thương mại LIBOR hoặc SIBOR, thời hạn, phương thức hoàn trả tiền vay hay cách thức xử lý nợ vay. Nhiều năm qua, hình thức tài trợ này đã tạo ra dòng vốn lớn chảy vào các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Tuy người đi vay theo phương thức này có thể toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền vay, nhưng nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra như việc gia tăng nhanh chóng các khoản nợ lãi và gốc, tạo áp lực lạm phát,… ở Việt Nam, vay thương mại đã phát triển từ khá sớm song phát triển với tốc độ không cao. Các khoản vay thương mại thường phải chịu lãi suất thương mại và các điều kiện thuần thương mại nên phía Việt Nam khó đáp ứng đủ. Vay thương mại đã trở thành một bộ phận làm tăng tổng nợ nước ngoài hàng năm của Việt Nam từ 10,7 tỷ USD năm 1999 lên 12,6 tỷ USD năm 2001 và 15,1 tỷ USD năm 2003 Báo cáo Quốc gia tháng 1 năm 2004, Công ty The Economist Intelligence Unit Limited . Vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán (FPI) Là bộ phận cuối cùng trong tổng thể các nguồn vốn vào của một quốc gia, vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với hầu khắp các nền kinh tế. Do tính lỏng khá cao nên khi điều kiện kinh tế trong nước thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các dòng vốn vào và ra thông qua kênh này. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần bốn năm đầu phát triển đã chứng kiến sự có mặt của nguồn vốn này. Tuy số lượng khiêm tốn, nhưng với các tiền đề về kinh tế xã hội ngày càng vững mạnh, các chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ, FPI đang tăng dần và tiềm năng trở thành một cấu phần vốn vào quan trọng của quốc gia. Các phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể hơn về luồng vốn này trên các khía cạnh: các hình thức vốn đầu tư, thuận lợi nguồn vốn tạo ra cho nền kinh tế, các nguy cơ khi luồng vốn này biến động, thực trạng và giải pháp nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả. Như vậy là, cùng với định hướng và sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, kết quả các luồng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế và đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động đã tạo một tiền đề cơ bản, mở ra triển vọng phát triển nhanh kênh thu hút vốn cho nền kinh tế qua ĐTNN trên thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định đây là xu hướng tất yếu khi kinh tế Việt Nam tiến vào hội nhập khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Các hình thức tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Tại thị trường chứng khoán các quốc gia trên thế giới Thị trường chứng khoán manh nha phát triển từ thế kỷ thứ 15. Sau nhiều thăng trầm biến động, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có các thị trường phát triển sôi động với nhiều hình thức tham gia của các đối tượng đầu tư khác nhau. Đối với đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài, thông thường có các hình thức sau: Hình thức đầu tư trực tiếp Đây là hình thức đầu tư trong đó phía nước ngoài tham gia thành lập các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán, các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm… Các tổ chức kinh tế này là pháp nhân tại quốc gia đó, mua bán chứng khoán cho mình – dịch vụ tự doanh, cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán, công ty niêm yết, công ty cổ phần và nhà đầu tư. Nhìn chung, hình thức đầu tư này mang tính tổ chức cao, thường được sự đầu tư từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài. Tiềm lực về tài chính, nhân lực, công nghệ kỹ thuật, trình độ quản trị của loại hình đầu tư này rất cao, dẫn đến khả năng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán trong nước khá mạnh. Vì thế cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt tại các thị trường mới đi vào hoạt động luôn chú ý và có cơ chế giám sát chặt chẽ tới các nhà đầu tư theo hình thức này nhằm một mặt tạo điều kiện tận dụng các thế mạnh của họ, mặt khác hạn chế khả năng bị nước ngoài chi phối thị trường, kiểm soát được các biến động khó lường trước. Với hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư có thể liên doanh với đối tác trong nước hoặc thành lập các tổ chức kinh doanh độc lập 100% vốn nước ngoài. Tuỳ chính sách từng quốc gia và mức độ phát triển của thị trường, các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vốn ĐTNN có thể tham gia vào thị trường ở các cấp độ hạn chế, khuyến khích khác nhau. Thông thường, thị trường đã phát triển mạnh cho phép ĐTNN được bỏ 100% vốn vào thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán, trở thành thành viên Sở giao dịch. Ngược lại, thị trường mới phát triển với khả năng quản lý còn yếu thường hạn chế hình thức tham gia trực tiếp dưới dạng thành lập các tổ chức liên doanh và không được trở thành thành viên Sở giao dịch, không được tham gia cung cấp một số dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Đầu tư gián tiếp Khác với hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của người nước ngoài vào thị trường thường được nhắc đến dưới dạng các nhà đầu tư riêng lẻ hoặc nhà đầu tư có tổ chức của nước ngoài. Họ không có tư cách pháp nhân của nước sở tại và vì thế không được kinh doanh các dịch vụ liên quan đến chứng khoán. Hoạt động liên quan tới chứng khoán duy nhất sử dụng nguồn vốn của họ là mua cổ phần, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác của các công ty, tổ chức trong nước, có thể đã hoặc chưa được niêm yết. Khả năng chi phối thị trường của hình thức đầu tư này cũng không ít, nhưng việc quản lý lại khó khăn hơn do độ lớn rất chênh lệch của các khoản vốn đầu tư, tính lỏng cao, vốn nhạy cảm với các động thái trên thị trường. Tuy chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật, song các nhà đầu tư này có thể bằng cách này hoặc cách khác lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để mua bán cổ phiếu, trái phiếu, gây xáo trộn thị trường. Hiện tượng này đã từng diễn ra khá phổ biến tại nhiều TTCK, đặc biệt là các thị trường mới nổi. Vì thế, nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt đối với đối tượng đầu tư này: Phát hành một loại cổ phiếu dành riêng cho nhà ĐTNN Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà ĐTNN ở các công ty thuộc ngành nghề khác nhau tuỳ vào tính trọng yếu và tầm ảnh hưởng của các ngành nghề ngày tới toàn thị trường, nền kinh tế và an ninh quốc gia. Tóm lại, hình thức đầu tư gián tiếp được xem là dễ dàng tiếp cận và thực hiện hơn, các quy định và thủ tục đơn giản hơn, do đó hấp dẫn hơn với các nhà ĐTNN. Niêm yết cổ phiếu của công ty có vốn nước ngoài trên Sở giao dịch Theo hình thức này, trên thị trường chứng khoán có sự xuất hiện của các công ty có vốn ĐTNN. Đó là các công ty liên doanh giữa đối tác trong nước với bên nước ngoài hoặc là công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này có thể được thành lập và đặt trụ sở tại chính quốc gia niêm yết cổ phiếu, trở thành pháp nhân của quốc gia đó. Cũng có thể các công ty này thành lập ở nước ngoài, là pháp nhân nước ngoài, đưa cổ phiếu lên giao dịch tại thị trường trong nước. Hình thức này được các công ty lớn, các công ty đa quốc gia đặc biệt quan tâm bởi nhiều lý do khác nhau. Trước hết, đối với các công ty có vốn ĐTNN thành lập và hoạt động tại nước sở tại, được niêm yết và huy động vốn qua thị trường chứng khoán trong nước là nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường đó. Đối với các công ty nước ngoài tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán quốc tế, một lý do dễ nhận thấy nhất là thị trường chứng khoán trong nước không đủ khả năng cung cấp lượng vốn cần thiết cho sự mở rộng ngày càng lớn mạnh của các công ty. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán trong nước không thể tiêu thụ hết các cổ phiếu phát hành. Tiếp theo đó, việc niêm yết tại thị trường tiềm năng hay thị trường mục tiêu sẽ gây dựng được vị thế tại thị trường đó cũng như củng cố được hình ảnh của công ty trên thị trường thế giới. Cũng nhờ niêm yết trên thị trường nước ngoài, các giao dịch bằng đồng bản tệ tại thị trường đó sẽ không cần sự vay mượn hay mua bán ngoại tệ qua các ngân hàng thương mại địa phương. Mặt khác, khi một công ty chỉ phát hành cổ phiếu ở thị trường nội địa, số lượng cổ đông sẽ bị giới hạn, một lượng nhỏ những nhà đầu tư lớn sẽ sở hữu hầu hết các cổ phần. Bằng việc phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế, các công ty này có thể đa dạng hoá các cổ đông và tránh được biến động giá cổ phiếu khi các cổ đông lớn bán cổ phần. Nhìn chung, các công ty có vốn ĐTNN tham gia giao dịch, niêm yết có nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít trở ngại. Do việc thu hút vốn của các công ty này có tính nhạy cảm lớn nên chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường. Các công ty phải thoả mãn những luật lệ nghiêm ngặt về tính minh bạch tình hình tài chính của công ty, triển vọng phát triển và nhu cầu vốn trong tương lai, cơ cấu cổ đông và các tiêu chuẩn khác do UBCK nước đó yêu cầu. Hơn nữa, chỉ một số quốc gia có thị trường khá phát triển, có tính thanh khoản cao mới thu hút được luồng vốn ra vào thị trường theo hình thức này do bản thân công ty phải thấy được khả năng lượng cổ phiếu phát hành ra có thể tiêu thụ hết và mang lại lợi ích như mong muốn. Như vậy, chúng ta đã thấy toàn cảnh các hình thức ĐTNN trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung, các đặc điểm, điều kiện áp dụng, thế mạnh cũng như sự thiếu hấp dẫn của từng hình thức. Từ đó có thể thấy không phải thị trường nào cũng có thể duy trì và khuyến khích mọi hình thức phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài tính chất đó. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam ngay từ buổi đầu xây dựng đã quan tâm tới hoạt động ĐTNN tất yếu diễn ra trên thị trường. Trong các văn bản pháp lý hướng dẫn thị trường đã có quy định các hình thức nhà ĐTNN được phép tham gia và sự giới hạn tham gia của họ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các quy định dù được trình bày tại các văn bản có cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau, nhưng tựu chung lại có một số hình thức nhà ĐTNN có thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: Hình thức đầu tư trực tiếp Hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam được lần đầu tiên quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Sau đó, tiếp tục được nêu ra trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ với nội dung: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được tham gia góp vốn mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý Quỹ với đối tác Việt Nam…” Điều 101, Chương X, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ . Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam không cho phép nhà ĐTNN được trực tiếp thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý Quỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Điều này cho thấy mức độ hạn chế một số loại hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam so với thế giới. Hơn nữa, theo Nghị định 144, việc thành lập công ty liên doanh phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép và phía nước ngoài phải chịu một mức giới hạn về tỷ lệ góp vốn của mình. Việc đối tác nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán với hình thức liên doanh có nhiều tác dụng tốt đối với phía Việt Nam: Chúng ta tranh thủ được vốn, công nghệ kỹ thuật, học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của nước ngoài. Việc chỉ cho phép thành lập liên doanh với các quy định chặt chẽ khác của Chính phủ đảm bảo cho phía Việt Nam trong liên doanh nắm quyền quản lý, kiểm soát, tránh sự thao túng của đối tác nước ngoài khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hình thức đầu tư gián tiếp Với hình thức đầu tư gián tiếp, nhà ĐTNN có thể tham gia trên cả hai loại thị trường: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư phải tuân theo những quy định của luật pháp Việt Nam và công ty phát hành như đối với nhà đầu tư Việt Nam. Song hiện nay có một số quy định của Việt Nam hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà ĐTNN trên thị trường sơ cấp: Theo Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chính phủ quy định người ĐTNN không được mua TPCP khi phát hành trên thị trường sơ cấp. Theo tinh thần của Quyết định 145/1999/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 36/2003/QĐ-Ttg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng chính phủ đã quy định “Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam” Quyết định số 36/2003/QĐ-Ttg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ . Theo quy định này, nhà ĐTNN có thể mua cổ phần phát hành lần đầu của các DNNN thực hiện cổ phần hoá. Trên thị trường thứ cấp, việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng được quy định cụ thể về loại hình và tỷ lệ được phép nắm giữ tương ứng với từng loại chứng khoán “ tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành”, “ tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Quyết định số 146/2003/QĐ-Ttg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ . Qua đây chúng ta thấy hầu hết các loại hình đầu tư gián tiếp đều được pháp luật cho phép với các tỷ lệ nắm giữ theo quy định khác nhau. Các quy chế này nhằm khuyến khích có mức độ các nhà ĐTNN góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp được niêm yết nói riêng nhằm huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Niêm yết cổ phiếu của công ty có vốn nước ngoài trên TTGDCK Hồ Chí Minh Hình thức đầu tư này đang được Chính phủ và các cơ quan Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Để tạo điều kiện bước đầu cho các công ty có vốn ĐTNN được niêm yết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đây là bước chuyển biến quan trọng trong cơ cấu và hình thức sở hữu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN từ trước đến nay vốn chỉ tồn tại dưới hình thức công ty TNHH. Ngoài mục tiêu tạo thêm nguồn hàng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần còn nhằm: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài nước, trong nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, cỉa hitẹn môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ. Qua tìm hiểu các hình thức ĐTNN vào TTCK hiện có ở Việt Nam và trên thế giới, Việt Nam về cơ bản đã tạo được cơ sở pháp lý cho phép hầu hết các hình thức ĐTNN phát triển. Mặc dù vậy, không phải mọi hình thức đều phát triển với trình độ giống nhau. Các ưu đãi của._. Chính phủ cũng như sự hấp dẫn của bản thân thị trường và nền kinh tế đang là động lực kích thích hay kìm hãm mức độ tham gia của các hình thức khác nhau. Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Như đã trình bày ở trên, sự tham gia của các nhà ĐTNN trên thị trường Việt Nam là một tất yếu khách quan, phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước và xu thế thời đại. Song bất kỳ một vấn đề nào cũng có tính hai mặt. Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung bên cạnh những thách thức thị trường phải đối mặt khi mở rộng đón nhận luồng vốn nước ngoài. Những lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Qua kinh nghiệm các thị trường trên thế giới và căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, lợi ích của hoạt động ĐTNN trên TTCK được nhìn nhận trên cả bốn góc độ: Đối với nền kinh tế. Trước hết, với vai trò là kênh huy động vốn dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ thu hút vốn và cung ứng cho nền kinh tế từ các nhà đầu tư, trong đó có các nhà ĐTNN. Đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính và tính chất trường vốn cao nên đây sẽ là nguồn ngoại tệ mạnh vô cùng tiềm năng góp phần giải quyết nhu cầu vốn dài hạn ngày càng lớn của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp đang có xu hướng giảm xuống, hỗ trợ phát triển chính thức khó có khả năng gia tăng. Việc nhà đầu tư đưa vốn ngoại tệ vào qua kênh thị trường chứng khoán sẽ làm giảm một phần đáng kể luồng vốn ngoại tệ chìm đang vào Việt Nam với khối lượng lớn. Qua đó, NHNN sẽ có thể thực hiện tốt hơn công tác quản lý ngoại hối, lường trước và đối phó kịp thời với những biến động mạnh, bất thường về ngoại hối. Hoạt động ĐTNN trên TTCK là nguồn thuế nộp hàng năm cho ngân sách Nhà nước. Tuy hiện nay với các chính sách ưu đãi cho hoạt động này, lượng thuế thu được không nhiều nhưng nếu suy rộng ra, nguồn thuế này sẽ lớn hơn rất nhiều khi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, các công ty cổ phần trở nên có hiệu quả hơn nhờ sự tham gia của các nhà ĐTNN. Một khi nguồn thu ngân sách tăng lên, hiệu quả kinh tế của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp trong nước được cải thiện, Chính phủ có thể dành nhiều thời gian và kinh phí vào các vấn đề đáng quan tâm như mậu dịch, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện còn là một vấn đề khá mới mẻ với công chúng đầu tư trong nước. Do tính trừu tượng của hàng hoá trên thị trường nên việc tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết đúng đắn của người dân về thị trường là việc không đơn giản. Sự tham gia của các nhà ĐTNN vào thị trường với kinh nghiệm dày dạn về đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, khả năng phần tích dự báo, kỹ năng nghiệp vụ tài chính sẽ giúp gây dựng và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong nước với thị trường. Bên cạnh đó, qua những hoạt động đầu tư thực tế của các nhà ĐTNN, các nhà đầu tư trong nước sẽ tự đúc kết và tìm cho mình một phương thức đầu tư hiệu quả nhất. Cùng với sự mở rộng các hình thức ĐTNN trên TTCK Việt Nam, việc cho phép các công ty có vốn ĐTNN được niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ tạo một động lực lớn đối với thị trường. Một thực tế hiện nay là thị trường Việt Nam chưa có được các hàng hoá chất lượng cao được công chúng đầu tư chấp nhận. Các công ty có vốn ĐTNN đưa cổ phiếu lên niêm yết sẽ nâng cung thị trường cả về chất lượng và số lượng. Với trình độ quản lý, khoa học công nghệ, năng lực chuyên môn trong các ngành nghề, thị trường rộng lớn trong và ngoài nước của các công ty này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình. Đối với các tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường, việc các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh dưới hình thức liên doanh sẽ giúp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng tốt và độ an toàn cao. Các tổ chức này sẽ góp phần bôi trơn mạch nối giữa người bán và người mua, giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp trên thị trường. Đối với doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của ĐTNN thể hiện trên thị trường sơ cấp. Hiện nay Việt Nam chỉ cho phép nhà ĐTNN tham gia mua cổ phần phát hành lần đầu của các DNNN cổ phần hoá. Khi có hoạt động mua bán này, số tiền thu được từ quá trình cổ phần hoá có thể nhiều hơn do áp lực của việc đấu thầu hoàn toàn mang tính cạnh tranh giữa các bên liên quan, cả trong nước lẫn ngoài nước. Ngoài ra, cổ phần hoá DNNN với sự có mặt của các nhà ĐTNN sẽ kèm theo những lợi thế về công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý quốc tế. Việc chuyển giao công nghệ và kiến thức cho nhân viên trong nước cũng có thể xảy ra nhiều hơn khi có sự tham gia của các nhà ĐTNN. Việc hợp doanh với người nước ngoài cũng giúp doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp cận với nhiều loại sản phẩm tốt nhất trên thế giới có giá cả mang tính cạnh tranh, với các thị trường lớn trên thế giới, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố nước ngoài trên thị trường thứ cấp cũng không kém phần quan trọng đối với các CTCP. Bằng các yêu cầu cao về tính minh bạch của tình hình tài chính, triển vọng phát triển trong tương lai, năng lực quản trị công ty, yếu tố ĐTNN sẽ kích thích các doanh nghiệp muốn tận dụng được nguồn ngoại lực này phải luôn hoàn thiện mình ở tất cả các giác độ trên. Đối với công chúng đầu tư, người tiêu dùng. Ngoài lợi ích nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng đầu tư của công chúng đầu tư, điểm lợi của ĐTNN đối với nhóm đối tượng này được thể hiện khi các công ty, doanh nghiệp luôn nỗ lực gia tăng tính minh bạch trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự phân phối lợi nhuận cho cổ đông hợp lý, đảm bảo lợi ích của cổ đông nhỏ và chủ nợ. Các công ty này khi hạn chế được sự mờ ám trong các hoạt động của mình sẽ đồng nghĩa với khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, giá cả phù hợp, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Qua phân tích trên, có thể thấy vai trò của ĐTNN trên TTCK không chỉ dừng lại ở việc mang lại lợi ích cho một hay một nhóm người, mà hơn thế còn mang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế-xã hội. Một số ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mặt trái của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán chính là những nguy cơ biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực của thị trường gây ra bởi các nhà ĐTNN. Các nhà nghiên cứu thường tập trung vào hai nguy cơ chính: Thứ nhất, nguy cơ xảy ra hiện tượng đầu cơ có tổ chức lớn. Nguy cơ này xảy ra khi có thị trường có những yếu điểm, tạo điều kiện cho các kẻ đầu cơ có tiềm lực tài chính mạnh tấn công thị trường bằng cách dùng vốn của mình tạo ra thông tin không chính xác, dẫn đến các giao dịch chứng khoán không công bằng cho các nhà đầu tư. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các thị trường nhỏ, tiềm lực kinh tế không đủ mạnh hoặc đối với các thị trường chứng khoán mới nổi, hệ thống kiểm soát chưa chặt chẽ. Tình trạng nền kinh tế suy thoái hay khi một số công ty lớn có ảnh hưởng mạnh tới thị trường gặp khó khăn cũng có thể là môi trường tốt cho các kẻ đầu cơ thực hiện ý đồ của mình. Hậu quả của đầu cơ trước hết là các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của mình trong khi đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho những kẻ chủ mưu. Đối với nền kinh tế, hiện tượng đầu cơ gây sự bất ổn định khi nhà nước không thể đương đầu và đối phó của tài phiệt quốc tế, gây hiện tượng mất giá đồng nội tệ như ở một số thị trường chứng khoán châu á vào cuối thập kỷ 90’. Hơn nữa, qua giao dịch không công bằng, khả năng các công ty có cổ phiếu bị tấn công rơi vào tình trạng bị thôn tính, thay đổi cơ cấu tổ chức, phương hướng, chiến lược kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả xấu nhất có thể tính đến là sự sụp đổ thị trường chứng khoán, kéo theo các khủng hoảng của thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế. Thứ hai, nguy cơ rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường. Tính “lỏng” cao của thị trường chứng khoán cho phép các nhà đầu tư có thể dễ dàng rút vốn khỏi thị trường. Khi có dấu hiệu về suy thoái kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm hay một thông tin bất lợi đối với thị trường, một số nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán các chứng khoán họ đang nắm giữ, thu hồi tiền mặt, bảo toàn đồng vốn của mình. Khi thông tin này bị lan truyền, hiệu ứng “đôminô” sẽ xảy ra. Các nhà đầu tư khác sẽ đổ xô rút vốn ra khỏi thị trường. Nếu không có biện pháp kịp thời, sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trường, khủng hoảng tài chính. Đây cũng là bài học đắt giá cho rất nhiều thị trường chứng khoán trong quá trình phát triển từ trước tới nay. Kinh nghiệm các nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng khoán khu vực Châu á Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán, phần lớn các nước trên thế giới đều đưa ra những chính sách cho phép người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán với hình thức và quy mô phù hợp với đặc điểm riêng của từng thị trường. Việc người nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán như phân tích ở trên là điều tất yếu đối với sự phát triển của thị trường. Vì thế vấn đề đặt ra không phải có cho phép người nước ngoài đầu tư hay không mà là chính sách đối với họ ra sao, quản lý nhà ĐTNN như thế nào để phát huy được các lợi ích do hoạt động ĐTNN mang lại và hạn chế các nguy cơ tiềm tàng gây nguy hại tới thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Ban đầu chính sách đối với các nhà ĐTNN thường quy định về việc hạn chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán và hạn chế hình thức đầu tư. Sau đó, cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường, tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài cũng như các hình thức họ được tham gia trên thị trường đều được nới rộng hơn. Hình thức đầu tư trực tiếp Phần lớn các nước không cho phép công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài được hoạt động độc lập trong thời kỳ đầu thị trường mới thành lập. Các nước đều đưa ra các quy định buộc phía nước ngoài muốn đầu tư trực tiếp phải góp vốn liên doanh với đối tác trong nước theo các mức tỷ lệ nhất định. Cùng với sự phát triển của thị trường, tỷ lệ này sẽ được nâng lên, các công ty chứng khoán nước ngoài và các tổ chức kinh doanh chứng khoán khác sẽ dần có quyền tham gia sâu hơn với tư cách độc lập hơn vào thị trường. Mức tham gia cao nhất là bên nước ngoài được độc lập kinh doanh và được tạo điều kiện là thành viên Sở giao dịch. Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, thị trường chứng khoán ra đời vào năm 1878 dưới dạng Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo. Sau một thời gian dài, tới năm 1972, Nhật Bản mới cho phép công ty chứng khoán nước ngoài mở chi nhánh tại Nhật Bản. Theo quy định, các công ty chứng khoán nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Nhật Bản phải được Bộ tài chính Nhật Bản, cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán, cho phép. Các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh kinh doanh chứng khoán tại Nhật phải đảm bảo cơ cấu sở hữu tối đa tới 50% thuộc các ngân hàng đa năng của châu Âu hoặc các ngân hàng thương mại của Mỹ. Năm 1986, công ty chứng khoán nước ngoài đầu tiên đăng ký tham gia trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. 10 năm sau, số lượng công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động tại thị trường Nhật Bản lên tới 55 công ty với 72 chi nhánh. Đến nay, trong tổng số 125 công ty chứng khoán tại Nhật có 24 công ty chứng khoán nước ngoài. Tại thị trường chứng khoán Thái Lan, cho tới cuối thập kỷ 80, người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Thái lan ở mức rất hạn chế. Sang thập kỷ 90, Thái Lan đã tăng cường khuyến khích ĐTNN vào thị trường bằng các quy định nới lỏng về hoạt động của công ty chứng khoán có vốn ĐTNN. Cụ thể là phía nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn cổ phần của một công ty chứng khoán và chỉ được 35% nếu là công ty tài chính-chứng khoán. Tại thị trường chứng khoán Malaysia, cũng như các thị trường mới nổi khác, Malaysia có các quy định hạn chế sự tham gia của người nước ngoài. Các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được tham gia kinh doanh chứng khoán dưới hình thức liên doanh với các công ty trong nước. Trong giai đoạn đầu, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong các liên doanh là 30% và tăng lên 49% vào cuối thập kỷ 80’. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Malaysia chịu sự quản lý của quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép cho công ty chứng khoán liên doanh, quá nhiều yêu cấu đối với bên nước ngoài khi tham gia liên doanh kinh doanh chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán Malaysia không thực sự hấp dẫn nhà ĐTNN. Hiện chưa có công ty liên doanh nào nâng mức góp vốn liên doanh trên 30%. Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, thị trường chứng khoán phát triển khá mạnh không những từ nền tảng kinh tế phát triển mà còn thể hiện các chính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước hợp lý. Trong thời gian đầu mới hoạt động, Chính phủ Hàn Quốc chỉ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động dưới hình thức liên doanh với các công ty chứng khoán trong nước. Theo luật mở rộng từ tháng 12/1992, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE). Các công ty chứng khoán nước ngoài xin được làm thành viên tại KSE phải được Uỷ ban giám sát tài chính cấp phép hoạt động. Các công ty chứng khoán nước ngoài là thành viên tại KSE được phép mở chi nhánh hoạt động tại Hàn Quốc phải thoả mãn các điều kiện về thành viên của KSE như: tình hình tài chính lành mạnh, tính ổn định của hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt… Tại thị trường chứng khoán Singapore, đến tháng 3/1992, Sở Giao dịch Chứng khoán cho phép 7 công ty chứng khoán nước ngoài được phép là thành viên nước ngoài của Sở. Ban đầu, các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ có thể sở hữu đến 49% trong công ty thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán. Sau đó, tỷ lệ này nâng lên 70% và đến nay là 100% tổng số cổ phiếu của một công ty thành viên của Sở. Các thành viên nước ngoài được phép giao dịch hoặc thay mặt cho các công ty liên đới nước ngoài trên thị trường thứ cấp, giao dịch hoặc thay mặt cho người bản xứ trong các giao dịch không nhỏ hơn 3,1 triệu USD/ 1 giao dịch. Vốn tối thiểu cho công ty thành viên nước ngoài là 12,5 triệu USD. Hình thức đầu tư gián tiếp Khác với hình thức đầu tư trực tiếp, hình thức đầu tư gián tiếp của nhà ĐTNN trên thị trường chứng khoán các quốc gia thể hiện sự linh hoạt của các nhà quản lý thị trường trong việc tạo môi trường thông thoáng với các bước đi thận trọng và đặc trưng cho từng thị trường nhằm thu hút có hiệu quả dòng vốn bên ngoài. Các nhà quản lý thị trường trên thực tế thường đưa ra các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần doanh nghiệp tối đa của nhà ĐTNN, về ngành nghề nhà ĐTNN được phép hoặc không được phép mua bán cổ phiếu hoặc sáng tạo hơn, các loại cổ phiếu dành riêng cho giao dịch của người nước ngoài được phát hành. Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, nói chung, không có giới hạn về ĐTNN ở những công ty Nhật Bản những có ngưỡng sở hữu tối đa được thiết lập ở một số ngành công nghiệp nhất định. Những quy định này thay đổi theo các công ty riêng lẻ trong các ngành công nghiệp này, và sẽ được kiểm tra tại thời điểm dự tính thực hiện đầu tư. Ví dụ, giới hạn sở hữu cổ phiếu thường đối với các công ty hàng không là 33%, đối với công ty truyền thanh truyền hình là 20%… Những yêu cầu về báo cáo hoặc phải xin phép nhất định có thể được áp dụng cho “những khoản đầu tư trong nước trực tiếp” phụ thuộc vào pháp luật thi hành của địa phương nơi nhà đầu tư thực hiện đầu tư, ngành công nghiệp mà hoạt động kinh doanh mục tiêu của công ty sẽ tham gia. Tại thị trường chứng khoán Thái Lan, các giới hạn về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của người nước ngoài phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh - được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh nước ngoài và lĩnh vực kinh doanh. Theo Luật kinh doanh nước ngoài, các hoạt động kinh doanh được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là những hoạt động kinh doanh mà người nước ngoài không được phép đầu tư lên tới 100% vốn nếu không được chấp thuận. Nhóm 2 là những hoạt động kinh doanh mà người nước ngoài được phép đầu tư khi nhận được giấy phép của Bộ Thương mại theo Nghị quyết của Chính phủ. Nói chung, tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài có thể lên tới 60% hoặc tới 75% trong một số trường hợp nhất định đối với một số công ty thuộc nhóm này. Nhóm 3 là những hoạt động kinh doanh được xem là người Thái vẫn chưa chuẩn bị để cạnh tranh với người nước ngoài. Người nước ngoài có thể tham gia và các hoạt động kinh doanh thuộc nhóm 3 chỉ khi nhận được giấy phép của Tổng giám đốc Phòng đăng ký thương mại, Bộ Thương mại theo sự chấp thuận của Uỷ ban kinh doanh nước ngoài. Sự phê chuẩn này sẽ cho phép tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tới 100% trong một số trường hợp. Ngoài Luật kinh doanh nước ngoài, một số đạo luật cũng giới hạn quyền sở hữu của người nước ngoài trong một số ngành công nghiệp chẳng hạn như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Tuy nhiên, nhiều trong số những giới hạn này do Luật kinh doanh nước ngoài đặt ra không áp dụng đới với người Mỹ vì Thái Lan đã ký kết Hiệp ước quan hệ kinh tế và hữu nghị. Tại thị trường chứng khoán Maylaysia, Chính phủ Malaysia áp dụng Chính sách phát triển quốc gia với mục tiêu đảm bảo rằng quyền sở hữu ở hấu hết các công ty (bao gồm cả các bất động sản và tài sản cũng như vốn cổ phần trong bất kỳ công ty Malaysia nào) ít nhất là 30% do người Bumiputra – người dân bản địa Malaysia - nắm giữ, trong khi phần còn lại 70% có thể do các người nước ngoài hoặc những nhà đầu tư Malaysia khác nắm giữ. Một tỷ lệ phầm trăm sở hữu nước ngoài cao hơn ở các công ty hoặc hãng kinh doanh Malaysia có thể cho phép tuỳ từng trường hợp. Nói một cách chặt chẽ, không có luật nào cấm 100% sở hữu nước ngoài đối với vốn cổ phần của các công ty Malaysia. Tuy vậy, có một số giới hạn đối với các ngành công nhiệp như ngân hàng, tài chính. Tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, ngay từ khi thị trường đi vào hoạt động, nhà ĐTNN không được tham gia mua bán chứng khoán trên KSE. Năm 1981, nhà ĐTNN được phép đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư, quỹ tín thác. Năm 1985, Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, quy định mức trần cho đầu tư trực tiếp và nâng dần lên nhưng khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đu tư nước ngoài đối với một số ngành quan trọng như quân sự, bưu chính viễn thông, điện lực. Năm 1991, nhà ĐTNN được phép đầu tư vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc với mức độ tham gia có giới hạn và từng bước được mở rộng. Tháng 12/1991, người nước ngoài được phép sở hữu 10% số cổ phiếu của một công ty niêm yết. Năm 1992, tỷ lệ này tăng lên 55% và đến năm 1998 là 100%. Đây là chủ trương của Chính phủ nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Tuy vậy, các giới hạn nắm giữ vẫn được đặt ra đốiv với một số ngành công nghiệp quan trọng như thép, điện. Tại thị trường chứng khoán Singapore, không có giới hạn về tỷ lệ phần trăm tối đa của sở hữu nước ngoài trong các công ty Singapore. Ngay từ những ngày đầu thành lập, tổ chức, cá nhân ĐTNN có thể mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào nhưng hạn chế đối với ngành ngân hàng và báo chí ở mức 40-49% tổng số cổ phiếu. Riêng ở công ty Singapore Press Holding, một cá nhân nhà ĐTNN chỉ được sở hữu 3% tổng số cổ phiếu. Nếu muốn mua một lượng cổ phần lớn của một ngân hàng hoặc một công ty tài chính phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoại tệ Singapore. Qua tìm hiểu một số thị trường chứng khoán điển hình khu vực Châu á, có thể thấy chính sách dành riêng cho nhà ĐTNN đã được quan tâm với mức độ khác nhau ngay từ những ngày đầu TTCK đi vào hoạt động tuỳ thuộc vào tình hình huy động trên thị trường, chính sách mở cửa kinh tế từng giai đoạn nhất định, tình hình chính trị, kinh tế-xã hội cụ thể của từng nước. Chính sách về sự tham gia của nhà ĐTNN vào thị trường chứng khoán một số nước khu vực Châu á được tóm tắt như sau: Bảng 2: Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng khoán khu vực Châu á Quốc gia Trước khủng hoảng Châu á Hiện nay Nhật Bản 49% 49% Thái Lan 49% 100% Malaysia 30% (sau tăng lên 49%) 100% Hàn Quốc Tối đa 20% (đầu tư riêng lẻ 5%) 100% (có giới hạn ở ngành điện, thép 30%) Singapore 100% đối với đầu tư gián tiếp 49% đối với đầu tư trực tiếp 100% đối với cả hai hình thức đầu tư (có giới hạn ở ngành ngân hàng 40%, báo chí 49%) Đài Loan Tối đa 20% (đầu tư riêng lẻ 7,5%) Tối đa 30% (đầu tư riêng lẻ 15%) Hồng Kông 100% (trừ truyền hình và viễn thông) 100% (trừ truyền hình và viễn thông) Nguồn: Giáo trình Luật chứng khoán 2001, Tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2000 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2000. Hơn 3 năm hoạt động với nhiều thăng trầm đã cho thấy vai trò to lớn của hoạt động ĐTNN trên thị trường. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm về sự ttham gia của nhà ĐTNN vào TTCK một số quốc gia, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Khẳng định sự cần thiết của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong giai đoạn đầu hoạt động. Nhà ĐTNN tham gia vào thị trường một mặt giúp nền kinh tế huy động được nguồn vốn lớn mà trong nước chưa đáp ứng được, mặt khác phát huy được tiềm năng, học hỏi được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán của nhà ĐTNN và từng bước đưa thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập quốc tế. Xây dựng hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán liên quan đến sự tham gia của nhà ĐTNN nhằm đảm bảo được sự ổn dịnh và hấp dẫn của các nhà ĐTNN tham gia thị trường. Hơn 3 năm hoạt động không là thời gian đủ dài để cho một thị trường phát triển toàn diện. Để đảm bảo hoạt động một cách an toàn và ổn đinh, phát triển bền vững và hội nhập thị trường chứng khoán quốc tế, cần quy định tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của bên nước ngoài một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thị trường. Đối với thị trường trái phiếu, việc sở hữu trái phiếu của nhà ĐTNN không ảnh hưởng đến quản lý của các tổ chức. Do vậy, không nhất thiết phải hạn chế chặt chẽ tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà ĐTNN. Việt Nam nên từng bước nới rộng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà ĐTNN. Đối với sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán các nước đều có quy định về sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài với các mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài có vai trò quan trọng, nhất là việc học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đầu tư hiện đại. Trong thời gian đầu, các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam dưới hình thức góp vốn liên doanh với tỷ lệ nhất định. Khi thị trường hoạt động ổn dịnh và phát triển, tỷ lệ này nên tăng dần lên. Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam Quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiêp nhà nước, trong đó phải kể tới sự đóng góp to lớn của hoạt động cổ phần hoá DNNN. Chương trình cổ phần hoá DNNN đã bắt đầu thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992, mở đầu cho công cuộc cải cách hệ thống DNNN một cách sâu rộng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đã có lúc từ năm 1993 đến 1997, quá trình cổ phần hoá đã gần như dừng lại. Từ cuối thập kỷ 90’, cổ phần hóa được đẩy mạnh lên một bước đáng kể. Đánh dấu cho sự ‘hồi sinh’ của chương trình là chủ trương tại Nghị quyết Hội nghi lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Tiếp đến, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN. Gần đây, ngày 30/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị 11/CT-TTg về đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN. Trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan, chương trình CPH DNNN đã thu được nhiều kết quả. Tính tới cuối năm 2003, tổng số DNNN được cổ phần hoá lên tới gần 1400 doanh nghiệp, riêng gần 3 năm từ 2001, số doanh nghiệp được CPH là 979, chiếm 71,6% tổng số doanh nghiệp đã CPH. Số lượng doanh nghiệp CPH tăng mạnh vào năm 2003: Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 (kế hoạch) Số D N CPH 249 212 204 164 611 1000 Nguồn: Thông tin tổng hợp Các bộ, địa phương thực hiện cổ phần hoá tốt là Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thanh Hoá, Hà Tây, Thái Nguyên. Năm 2003, số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn đã được cổ phần hoá nhiều hơn trước (trước năm 2003, có 7,9% doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn Nhà nước từ 10 tỉ đồng trở lên, năm 2003 có 15%). Qua báo cáo của trên 500 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc cổ phần hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung đều có chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu đều tăng, vốn điều lệ tăng 5-100%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuận trước thuế tăng 137%, nộp NSNN tăng 45%, thu nhập của người lao động tăng 63%, cổ tức thực hiện trung bình năm 2002 đạt 15,5%. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc, kỹ thuật hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. Về cơ bản, cổ phần hoá đã đạt được những mục tiêu như Nghị quyết đã nêu, tuy vậy, còn nhiều hạn chế. Tiến độ cổ phần hoá tuy đã được đảy mạnh hơn trước nhưng chỉ đạt được trên 60% kế hoạch đặt ra. Việc thực hiện CPH không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước. Việc tiến hành CPH được thực hiện theo một đề án do cơ quan chủ quản soạn riêng, không có tính thống nhất, không kếp hợp theo ngành và lãnh thổ nên còn tình trạng chòng chéo về ngành nghề kinh doanh, cơ quản lý trên cùng một địa bán. Nhìn chung, các doanh nghiệp được CPH có quy mô còn nhỏ, nên huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Nguyên nhân chủ yếu của việc CPH chậm, chất lượng chưa cao trước hết ở nhận thức của cán bộ quản lý, người lao động trong doanh nghiệp và ngay cả các cơ quan chủ quản. Sự thiếu quyết tâm chỉ đạo và thực hiện đúng theo đề án tổng thể do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành hệ quản của nhận thức không thông suốt. Một nguyên nhân khác là thời gian xây dựng đề án, trình duyệt kéo dài, quy trình thực hiện cổ phần hoá DNNN chưa thực sự hợp lý. Một số hạn chế của quy trình này liên quan tới việc định giá doanh nghiệp, cơ chế phát hành cổ phiếu, cổ phần lần đầu, giải quyết vấn đề nợ tồn đọng… Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN, trong đó nhấn mạnh việc cổ phần hoá các DNNN quy mô lớn, các tổng công ty. Phương thức bán cổ phiếu đã gắn với đấu giá qua thị trường chứng khoán, không khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, Tổng công ty Điện tử-tin học Việt Nam (Bộ Công nghiệp), Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Thương mại và xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) đã nằm trong danh sách các tổng công ty đầu tiên thực hiện cổ phần hoá trong năm 2004 Quyết định 84/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2004 . Cùng lúc đó, Chính phủ đề nghị NHNN trong quý 2 năm 2004 gấp rút chuẩn bị đề án cổ phần hoá hai NHTM quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long trình Chính phủ. Nhìn lại hơn 10 năm bắt đầu thí điểm cổ phần hoá DNNN, kết quả đầy khích lệ bên cạnh hàng loạt các khó khăn cần giải quyết. Với chủ trương đẩy mạnh CPH sâu rộng hiện nay, tương lai về nguồn hàng dồi dào, chất lượng cao cho thị trường là điều có thể thấy rõ. Hàng hoá nhiều và chất lượng tốt chính là yếu tố quyết định thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quá trình hình thành và phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của thị trường chứng khoán trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và hoàn thiện thị trường tài chính nói riêng, việc thiết lập và phát triển TTCK đã được đặt ra ngay từ đầu thập kỷ 90’. Chính Phủ Việt Nam đã có những bước chuẩn bị khá thận trọng và công phu cho việc ra đời của TTCK. Ngày 21/12/1990, Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công ty nhằm điều chỉnh hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Luật này đã được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp thông qua ngày 12/6/1999. Đạo luật này đã mở đường quan trọng cho sự phát triển các loại hình doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần, công ty TNHH, đối tượng chủ yếu cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Quá trình cổ phần hoá DNNN đã được xúc tiến ngay từ đầu những năm 90’ nhằm cải cách DNNN, tăng mức độ xã hội hoá của đầu tư và cải thiện hiệu quả quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là giải pháp tạo hàng hoá cho TTCK sau này. Cùng với cổ phiếu, TPCP và trái phiếu doanh nghiệp cũng được chú trọng phát hành. Những quy định mới về phát hành, quản lý, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu cũng bắt đầu được xác lập rõ nét, tạo cơ sở cho giao dịch của thị trường. Ngày 28/11/1996, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/CP về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước về chứng khoán và TTCK. Trong một thời gian không dài, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn quan trọng nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK. Nhờ quá trình chuẩn bị tích cực đó, ngày 11/7/1998, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội ._.hà ĐTNN phải tới công ty chứng khoán nộp các hồ sơ xin cấp mã số kinh doanh khi bắt đầu giao dịch cũng như đích thân đến công ty đặt lệnh khi giao dịch. Điều này là hoàn toàn không thể với các nhà đầu tư không cư trú tại Việt Nam, do đó hạn chế một số lượng đáng kể các nhà ĐTNN đến với thị trường. Để giải quyết vấn đề này, cơ chế giao dịch cần có một số thay đổi căn bản: Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký mã số đầu tư nước ngoài. Thủ tục hiện nay cần có nhiều loại giấy tờ chứng minh có xác nhận nên được thay thế bằng các phương thức xác nhận điện tử thông qua các tổ chức tài chính có uy tín khu vực và toàn cầu. Việc đặt lệnh của nhà ĐTNN không cư trú ở Việt Nam nên được thông qua đại diện uỷ quyền (standing proxy) là các tổ chức lưu ký toàn cầu có tham gia thành viên lưu ký trên TTCK Việt Nam. Việc đặt lệnh của nhà ĐTNN hiện cư trú tại Việt Nam nên được tự động hoá, sử dụng công nghệ đặt lệnh gián tiếp như điện thoại, Internet, fax, telex,… Rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán Tuy thời gian thanh toán hiện nay cho các giao dịch chứng khoán tại TTGDCK TP.HCM đã được rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3 nhưng vẫn là khoảng thời gian tương đối dài cho các cơ hội đầu tư trên thị trường vốn quốc tế. Nếu mục tiêu của nhà ĐTNN là ngắn hạn, đầu tư chênh lệch giá giữa các thị trường thì họ sẽ suy tính về chi phí cơ hội khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Để rút ngắn thời gian thanh toán, tạo tính thanh khoản cao cho thị trường, TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội trong thời gian sắp tới nên xem xét rút ngắn, đơn giản hoá quy trình thực hiện giao dịch, thực hiện tự động hoá tối đa các khâu nhập lệnh, kiểm tra lệnh, kiểm tra tài khoản, thanh toán bù trừ, nâng cao công suất mạng trực tuyến giữa các TTGD, Trung tâm lưu ký, Ngân hàng thanh toán, thành viên lưu ký, thành viên giao dịch và với UBCKNN để đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn diễn ra hàng ngày và xử lý kịp thời các sự cố giao dịch. Những cải tiến trên sẽ góp phần rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn T+2 như thông lệ hiện nay trên nhiều thị trường chứng khoán quốc tế. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kiến nghị về quản lý ngoại hối trong giao dịch chứng khoán Điều nhà ĐTNN quan tâm khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ thị trường nào ngoài tính sinh lời của khoản đầu tư còn là tính lỏng của đồng vốn bỏ ra. Các quy định về ngoại hối trong giao dịch chứng khoán sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính lỏng này. Hiện nay, theo quy định về ngoại hối trong giao dịch chứng khoán của cá nhân, tổ chức nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, số ngoại tệ nhà đầu tư mang vào Việt Nam để đầu tư phải được quy đổi ra đồng Việt Nam khi giao dịch và không được quy đổi mang ra khỏi Việt Nam trong vòng một năm kể từ ngày số ngoại tệ đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bừng đồng Việt Nam Điều 6, khoản 2 Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 . Theo đó, nhà ĐTNN sẽ bị ứ đọng vốn tại Việt Nam trong vòng 1 năm nếu thấy rằng số tiền đầu tư vào chứng khoán của mình không hiệu quả, không phù hợp ngay trong thời gian đầu. Họ cũng sẽ rất khó để chuyển sang kinh doanh theo hình thức khác tại Việt Nam trong một thời gian ngắn như vậy, nhất là đối với nhiều nhà ĐTNN không cư trú tại Việt Nam, không có đủ điều kiện tìm hiểu ngành nghề đầu tư ngoài thị trường chứng khoán. Vì thế, nhiềunhà ĐTNN sẽ ngần ngại khi đưa vốn vào một thị trường mà thiếu tính lỏng như vậy. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý ngoại hối khác nên xem xét để điều chỉnh rút ngắn thời gian tối thiểu phần vốn đầu tư ban đầu có thể chuyển ra khỏi Việt Nam. Bên cạnh đó, để tránh rút vốn ồ ạt với quy mô lớn khỏi thị trường NHNN có thể quy định áp dụng phương pháp rút vốn từng phần trong một khoảng thời gian nhất định và phải báo cáo với cơ quan quản lý ngoại hối. Điều này sẽ không những giúp nhà đầu tư giải quyết vấn đề đọng vốn mà còn giúp các ngân hàng thương mại phục vụ chuẩn bị được nguồn vốn chi trả cần thiết, giúp NHNN lường trước được dòng vốn ngoại tệ chảy ra khỏi thị trường. Kiến nghị về chính sách thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay Việt Nam chưa có chính sách thuế chi tiết cụ thể cho nhà ĐTNN vào TTCK. Mọi ưu đãi thuế đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp đều thực hiện theo các ưu đãi thuế áp dụng chung cho mọi loại hình đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và ưu đãi thuế áp dụng cho nhà đầu tư nói chung trên thị trường chứng khoán. Cần có chính sách thuế ưu đãi nói chung đối với hoạt động của TTCK, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN. Theo quy định hiện hành, Nghị định 164/2003/NĐ-CP về thi hành Luật thuế TNDN, nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài phải nộp thuế TNDN với thuế suất 28%. (nhà đầu tư các nhân được miễn thuế). Tuy nhiên, việc tính toán thuế TNDN của tổ chức đầu tư chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, không phân biệt rõ đâu là lợi nhuận đầu tư, đầu là khoản vốn đầu tư để thực hiện chuyển lợi nhuận về nước. Ngoài ra, cách tính thuế thu nhập theo phương thức lãi vốn rất khó xác định khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch liên tục. Vì vậy, nên áp dụng phương thức thuế chuyển nhượng chứng khoán trên giao dịch mua bán với thuế suất hợp lý và nên uỷ quyền cho công ty chứng khoán thu hộ. Về thuế giá trị gia tăng đối với định chế đầu tư có vốn nước ngoài (công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh) thực hiện mức thuế GTGT theo Luật thuế GTGT. Có thể nói, việc tạo lập một chính sách thuế hợp lý với đầu tư chứng khoán sẽ kích thích các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển, từ đó tăng thu NSNN. Thuế với đầu tư chứng khoán cao sẽ không mang lại hiệu quả khi xét tổng thể tổng thuế thu được ủa doanh nghiệp sẽ không tăng mà có thể ngược lại. Đây là nguyên tắc cơ bản các nhà quản lý thuế cần lưu ý khi ban hành chính sách. Nói chung, chính sách thuế hợp lý cho một diện rộng khoảng từ 5-30% dân số sẽ thu được một giá tị tuyệt đối rất lớn. Kiến nghị về giới hạn đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Nới rộng giới hạn đầu tư tác động trực tiếp tới hoạt động ĐTNN trên TTCK. Khi thị trường mới đi vào hoạt động, quy mô còn nhỏ, sự biến động thị trường sẽ xảy ra. Việc giới hạn chặt sự tham gia của ĐTNN vào thị trường là cần thiết. Song khi thị trường phát triển mạnh hơn, hoà nhập vào TTCK khu vực và thế giới, nếu tiếp tục hạn chế ĐTNN vào thị trường sẽ gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh của thị trường. Vì thế, trong thời gian không xa, Chính phủ cần nới rộng giới hạn đầu tư đối với nhà ĐTNN theo hai hướng có quan hệ trước sau với nhau: Trước hết, cần nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà ĐTNN. Đối với hình thức đầu tư gián tiếp mua cổ phiếu, cổ phần của các công ty cổ phần trong nước, tỷ lệ này nên nâng lên mức 49% áp dụng đối với mọi công ty niêm yết và áp dụng hạn chế có chọn lọc với công ty không niêm yết Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chủ yếu. Đối với hình thức đầu tư trực tiếp, bên cạnh bắt buộc hình thức thành lập công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh, Nhà nước nên cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài được mở công ty hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Về lâu dài, khi thị trường phát triển đủ mạnh, Nhà nước có thể khuyến khích ĐTNN vào thị trường bằng cách không giới hạn tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nhà ĐTNN mà chỉ giới hạn theo một số lĩnh vực ngành nghề. Những ngành nghề mang tính trọng yếu, có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định phát triển kinh tế quốc dân thường được hạn chế ở các nước là: ngân hàng tài chính, bưu chính viễn thông, báo chí. Một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng, an ninh nên được cấm sự tham gia của nhà ĐTNN. Kiến nghị về sự tham gia của tổ chức kiểm toán, tổ chức định mức tín nhiệm Một lần nữa quay lại với vấn đề chất lượng hàng hoá trên thị trường. Sự thiếu hấp dẫn của thị trường đối với nhà ĐTNN nằm ở chỗ họ chưa tin tưởng vào các báo cáo hoạt động các công ty này tự đưa ra hoặc thông qua kiểm toán của một công ty kiểm toán trong nước. Hàng loạt các vụ việc liên quan tới các công ty niêm yết trong thời gian vừa qua như CAN, BBC, REE,… đã khiến cho các nhà ĐTNN trở nên ngần ngại hơn. Thậm chí với nhu cầu đầu tư rất mạnh của nhà ĐTNN, nhiều đoàn nhà đầu tư từ các nước Mỹ, Nhật, Singapore, Hàn Quốc đã xuống tận công ty để tìm hiểu cơ hội đầu tư, chứng thực những thông tin từ các báo cáo của họ. Tuy nhiên không phải nhà ĐTNN nào cũng thực hiện được công việc như vậy, họ cần có thông tin chính xác được đảm bảo về các công ty niêm yết. Vì vậy, kiểm toán độc lập là điều không thể trì hoãn. UBCKNN cần có quy định thực hiện kiểm toán độc lập bắt buộc, trong đó có sự tham gia của kiểm toán nước ngoài đối với các công ty đang niêm yết và có ý định niêm yết. Trong tương lai, khi có các doanh nghiệp quy mô lớn, việc quy định ít nhất hai tổ chức kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán doanh nghiệp cũng cần được tính đến nhằm tăng cường chất lượng và độ minh bạch của các con số tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Có như vậy, tính độc lập và chất lượng kiểm toán mới được đảm bảo, một phần tạo sự tin tưởng đối với nhà đầu tư, phần quan trọng hơn sẽ buộc chính các công ty phải có các chính sách hoạt động và quản lý vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nền tảng phát triển lâu dài cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh quy định thực hiện kiểm toán độc lập bắt buộc, để giúp nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích chứng khoán trên thị trường hoặc không có điều kiện trực tiếp thực hiện đánh giá, so sánh tính sinh lời và độ rủi ro của các cổ phiếu, trái phiếu khác nhau, cần hình thành và phát triển tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Tổ chức định mức tín nhiệm là một định chế tài chính trung gian độc lập, chuyên nghiệp thực hiện việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, ngành kinh tế… nhằm cung cấp một công cụ để dự báo và lựa chọn danh mục đầu tư. Tuy tổ chức định mức tín nhiệm là loại hình tổ chức tài chính đã hoạt động nhiều năm tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, song đây là một vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam. Để đảm bảo tính độc lập và chuyên nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN cần có những hỗ trợ tích cực khuyến khích các cá nhân, tổ chức tài chính chuyên nghiệp thành lập tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Các hỗ trợ cụ thể là về nguồn vốn ban đầu, đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm đối tác… cùng các hỗ trợ về khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động của loại hình tổ chức tài chính này. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các công ty niêm yết Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần 4 năm, các công ty niêm yết đã qua 4 kỳ kế toán với nhiều nghiệp vụ kế toán mới như việc hạch toán cổ phiếu quỹ, chênh lệch giá phát hành và mệnh giá, chênh lệch giá thị trường và giá phát hành, việc doanh nghiệp muốn dùng vốn kinh doanh để bù đắp phần lỗ trong hoạt động, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông… Những vấn đề trên đều chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc hạch toán gặp nhiều khó khăn, mỗi kế toán tại một công ty lại áp dụng những cách thức theo kinh nghiệm bản thân khác nhau. Và cũng vì thế, việc kiểm tra, quản lý của cơ quan quản lý, nhà đầu tư đối với kết quả thực của doanh nghiệp, việc thực hiện kiểm toán độc lập đang gặp không ít khó khăn. Bộ Tài chính nên xem xét để sớm đưa ra các hướng dẫn thống nhất cho vấn đề này.HoànH Kết luận Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Sự hình thành và phát triển TTCK Việt Nam là một bước phát triển tất yếu trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá phát triển cao theo cơ chế thị trường. TTCK đang dần trở thành kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 2. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường là yếu tố cần thiết, góp phần to lớn vào sự phát triển và hoàn thiện thị trường. Thực tế cho thấy, hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường tuy đã khởi sắc từ cuối năm 2003 song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò của mình. Trên thị trường sơ cấp cũng như thị trường thứ cấp, dưới hình thức đầu tư gián tiếp hayđầu tư trực tiếp, số lượng và quy mô vốn đầu tư vào thị trường còn nhỏ bé. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ chính quy mô hạn chế trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường Việt Nam. Hơn nữa, là định chế tài chính còn mới mẻ tại Việt Nam, việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh thị trường còn thiếu đồng bộ và kịp thời, sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn của công chúng đầu tư còn nhiều hạn chế. Thực trạng trên cần có biện pháp tháo gỡ. 3. Việc thu hút vốn ĐTNN vào thị trường không chỉ là công việc của một cơ quan, cá nhân hay tổ chức mà cần có sự phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài của tất cả các cấp ngành và đơn vị. Đối với cấp quản lý, cần lập một hành lang pháp lý nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho nhà ĐTNN. Tại cấp doanh nghiệp, cần chủ động phát triển năng lực và hiệu quả sản xuất, sẵn sàng tạo nguồn hàng dồi dào và chất lượng cao cho thị trường. Đối với nhà đầu tư, cần tích cực tham gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà ĐTNN nhằm tạo văn hoá đầu tư quốc tế. Tổng hoà các giải pháp trên sẽ tạo đà mạnh thu hút ngày càng nhiều nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam. Phụ lục 1 Thông tin các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (tỷVND) ROE(%) EPS (VND) Giá 31/12/03 CTCP Cơ điện lạnh REE 225 13,00% 1.600 15.900 CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông SAM 180 27,20% 3.500 21.400 CTCP Giấy Hải Phòng HAP 20 15,30% 4.500 26.700 CTCP Kho vận Giao nhận ngoại thương TMS 22 33,80% 7.100 33.000 CTCP Chế biến hàng XK Long An LAF 19 19,90% 4.100 17.800 CTCP Khách sạn Sài Gòn SGH 17,6 10,50% 1.300 14.100 CTCP Đồ hộp Hạ Long CAN 35 13,30% 1.600 14.000 CTCP Nhựa Đà Nẵng DPC 15,9 3,7% 400 10.200 CTCP Bánh kẹo Biên Hoà BBC 56 5,8% 800 11.100 CTCP Nước giải khát Sài Gòn TRI 45 31,2% 5.000 20.000 CTCP SXXD và XNK Bình Thạnh GIL 25,5 33,9% 5.100 23.300 CTCP Cơ khí Bình Triệu BTC 12,6 3,0% 400 16.400 CTCP Bao bì Bỉm Sơn BPC 38 18,0% 2.600 15.300 CTCP Bê Tông 620 Châu Thới BT6 58,8 18% 2.600 18.800 CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển GMD 200 25,6% 4.700 37.500 CTCP XNK Thuỷ Sản An Giang AGF 41,8 31,1% 5.500 29.300 CTCP Hợp tác kinh tế và XNK Savimex SAV 45 20,9% 3.400 16.600 CTCP Thuỷ sản 4 TS4 15 21% 2.900 17.000 CTCP XNK Khánh Hội KHA 19 19,8% 2.500 16.200 CTCP Xây lắp Bưu điện Hà Nội HAS 12 26,4% 4.500 21.500 CTCP Viễn thông VTC VTC 18 36,7% 6.000 30.500 CTCP Cơ khí xăng dầu PMS 32 14,1% 1.600 14.600 Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM Phụ lục 2 Tình hình giao dịch cổ phiếu trên TTCK Việt Nam 2003 Đơn vị: nghìn đồng, cổ phiếu Mã CK Giá 1/1/2003 Giá 31/12/2003 Khối lượng giao dịch Giá trị giao dịch (đồng) Tổng KL đặt mua Tổng KL đặt bán Cổ tức 2003 (VND) AGF 28 29,3 1.572.610 41.915.735 3.138.520 2.540.750 2,4 BBC 15,7 11,1 2.494.540 27.101.902 4.093.390 4.000.810 (*) BPC 19,1 15,3 372.710 5.857.990 835.840 874.130 1,5 BT6 18,6 18,8 1.568.850 26.198.017 3.190.720 2.996.440 1,5 BTC 19 16,4 117.180 1.974.248 244.340 352.310 (*) CAN 18 14 466.440 6.921.137 958.380 940.690 0,6 DPC 15,4 10,2 327.480 3.678.091 621.000 902.960 0,3 GIL 43,2 23,3 780.440 18.107.118 1.714.360 1.843.720 2,4 GMD 39 37,5 2.056.140 68.705.683 3.243.530 2.580.250 1,2 HAP 36,2 26,7 517.740 14.527.667 1.230.380 1.103.470 3 HAS 21,4 21,5 251.190 5.022.440 534.380 666.750 1,5 KHA 23,1 16,2 679.160 13.282.559 837.150 1.191.620 1,5 LAF 24 17,8 710.100 13.246.627 653.940 663.150 1,6 PMS 14,5 14,6 176.870 2.476.553 313.5 381.660 1,2 REE 19,8 15,9 9.299.300 126.858.583 18.228.660 15.600.570 1,2 SAM 30,7 21,4 2.176.190 43.967.388 4.334.030 3.636.060 1,6 SAV 16,6 16,6 2.466.290 39.768.456 4.927.950 4.571.940 1,6 SGH 14,5 14,1 221.400 3.020.887 510.500 572.330 0,6 TMS 36,3 33 440.930 12.829.963 836.980 789.900 2,2 TRI 23,5 20 425.700 8.112.231 728.970 586.150 1,8 TS4 18,5 17 155.940 2.631.126 272.060 370.330 1,2 VTC 21 30,5 369.420 8328.064 756.440 851.880 1,35 Ghi chú: (*) Công ty chưa thông báo chi trả cổ tức 2003; Nguồn: Công ty chứng khoán Mêkông Phụ lục 3 Danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét thí điểm cổ phần hoá STT Tên Trụ sở Số GP Ngày cấp Hình thức ĐT Vốn ĐT (USD) Mục tiêu hoạt động Địa điểm 1 Cty TNHH AGRVINA 365/GP 6/7/1993 100% NN 3,5 Trồng hoa xuất khẩu Lâm Đồng 2 Cty Liên doanh bò sữa Đồng Nai 01/GP-KCN-ĐN 8/12/1997 LD 4,5 Chăn nuôi sữa bò Đồng Nai 3 CôNG TYLD Vifon-Acecook 750/GP 12/15/1993 LD 6 Sản xuất mì ăn liền Tp HCM 4 Cty Công nghiệp chế biến Thực phẩm Quốc tế 270/GP 11/16/1991 100%NN 23 Chế biến thực phẩm Đồng Nai 5 CTLD sản xuất bột mì Vinaflour 976/GP 9/1/1994 LD 39.1 Sản xuất bột mì Hà Nội 6 Cty Ajnomoto Việt Nam 165/GP 2/22/1991 LD 61,5 Sản xuất bột ngọt KCN Biên Hoà 7 CTLD dược phẩm Sanofi-Syntecelabo 519/GP 1/28/1993 LD 9 Sản xuất dược phẩm Tp.HCM 8 CTLD Hoàng Gia 953/GP 8/13/1994 LD 46 Du lịch khách sạn Quảng Ninh 9 Cty TNHH Shi Jar (Việt Nam) 991/GP 7/19/1994 100%NN 24,3 Sản xuất gạch men xuất khẩu Bình Dương 10 Cty BVT 826/GP 3/21/1994 100%NN 3,4 Sản xuất con giống, bật lửa ga Hải Dương 11 Cty SCANVI-Việt Nam 26/GP 9/28/1988 100%NN 3,5 Sản xuất thời trang áo lót Tp HCM 12 CTLD máy xây dựng Việt Nam – Uraltrac 708/GP 11/30/1997 LD 6 Sản xuất máy xây dựng Tp HCM 13 CTLD hoá nhựa Đệ nhất 965/GP 8/26/1994 LD 10 Sản xuất các loại ống nhựa Tp HCM 14 Cty Công nghiệp TNHH Tung Kuang 1191/GP 4/5/1995 LD 15,6 Sản xuất các sản phẩm nhôm Đồng Nai 15 Cty cổ phần hh dây và cáp điện Taya Việt Nam 414/GP 9/7/1992 100%NN 22,4 Sản xuất dây cáp điện Đồng Nai 16 CTLD American Home 911/GP 7/13/1994 LD 46,4 Sản xuất đồ xây dựng Bình Dương 17 Cty cổ phần HH công nghiệp gồm sứ TAICERA 764/GP 1/11/1994 100%NN 49,5 Sản xuất gạch ceramic, gạch granite KCN Gò Dỗu 18 Cty Ausnam LD Sản xuất đồ xây dựng Hà Nội 19 Cty TNHH sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà Nội 442/GP 10/19/1992 LD 7 Dệt may Hà Nội 20 CTLD phát triển tiếp vận số 1 996/GP 9/22/1994 LD 53,6 Xây dựng và kinh doanh cảng container Tp HCM 21 Cty thực phẩm nước giải khát Dona New Tower 833/GP 4/6/1994 LD 7,5 Sản xuất nước trái cây KCN Biên Hoà 1 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 4 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN (tính đến 30/10/2002) STT Mã CK Tổng số CP được nắm giữ Số lượng CP đang nắm giữ Tỷ lệ sở hữu hiện tại (%) Tỷ lệ sở hữu khi niêm yết (%) 1 REE 4.500.000 4.583.070 20,37 25 2 HAP 2.400.000 1.170.800 9,73 - 3 TMS 401.600 73.000 3,64 - 4 LAF 440.000 438.500 19,93 5 5 SGH 381.968 579.254 30,33 30 6 CAN 353.260 63.700 3,61 - 7 SAM 700.000 777.420 22,21 25,57 8 DPC 317.456 79.800 5,03 - 9 BBC 1.120.000 900.260 16,08 - 10 TRI 758.060 604.800 15,96 - 11 GIL 340.000 220.000 12,94 - 12 BTC 252.269 73.200 5,8 - 13 BPC 760.000 0 0 - 14 BT6 1.176.538 21.000 0,36 - 15 GMD 3.435.691 44.800 0,26 - 16 AGF 835.826 782.100 18,71 20 17 SAV 900.000 22.700 0,50 - 18 TS4 300.000 300.000 20 20 19 KHA 380.000 56.300 2,96 - Tổng cộng 19.752.668 10.790.704 10,9 Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN (tính đến ngày 20/7/2003) STT Mã CK Khối lợng CP lưu hành Tổng KL được phép nắm giữ KL có thể tiếp tục nắm giữ Tỷ lệ sở hữu 1 REE 22.500.000 4.500.000 0 20 2 SAM 18.000.000 3.600.000 1.746.050 10,03 3 HAP 2.003.700 401.600 318.430 4,14 4 TMS 2.191.000 440.000 0 20 5 LAF 1.782.340 381.968 0 20 6 SGH 1.766.300 353.260 289.460 3,61 7 CAN 3.499.880 7.000.000 0 20 8 DPC 1.587.280 317.456 219.156 6,19 9 BBC 5.250.000 1.120.000 169.240 16,98 10 TRI 3.776.500 758.060 132.360 16,51 11 GIL 2.524.270 510.000 149.800 14,13 12 BTC 1.261.345 252.269 164.569 6,95 13 BPC 3.600.000 760.000 759.500 0,01 14 BT6 5.882.690 1.176.538 1.149.038 0,47 15 GMD 14.984.020 3.435.691 3.007.951 2,49 16 AGF 4.029.130 835.826 47.736 18,86 17 SAV 4.350.000 900.000 881.100 0,42 18 TS4 1.500.000 300.000 0 20 19 KHA 1.900.000 380.000 309.000 3,74 20 HAS 1.200.000 240.000 239.500 0,04 21 VTC 1.786.440 359.548 338.548 1,17 Tổng cộng 105.374.895 28.022.216 9.921.438 17,18% Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN (tính đến ngày 31/3/2004) STT Mã CK Mức nắm giữ tối đa Nắm giữ của nhà ĐTNN Khối lượng KL/Mức tối đa 1 REE 6.750.000 6.479.180 95.99% 2 SAM 5.400.000 3.271.880 60.59% 3 HAP 602.400 108.640 18.03% 4 TMS 660.000 663.000 100.45% 5 LAF 572.952 572.950 100.00% 6 SGH 529.890 82.800 15.63% 7 CAN 1.050.000 797.070 75.91% 8 DPC 476.184 97.590 20.49% 9 BBC 1.680.000 980.030 58.34% 10 TRI 1.137.090 1137.090 100.00% 11 GIL 765.000 765.000 100.00% 12 BTC 378.404 116.280 30.73% 13 BPC 1.140.000 24.520 2.15% 14 BT6 1.764.807 1.306.220 74.01% 15 GMD 5.153.537 2.221.850 43.11% 16 AGF 1.253.739 1.252.710 99.92% 17 SAV 1.350.000 1.211.490 89.94% 18 TS4 450.000 305.620 67.92% 19 KHA 627.000 120.070 19.15% 20 HAS 360.000 105.780 29.38% 21 VTC 539.322 106.510 19.75% 22 PMS 960.000 9.380 .98% 23 BBT 2.052.000 400 0.02% Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố HCM Thông tin về chứng khoán niêm yết Cung cầu trong ngày Khối lượng Tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN KL đặt mua KL đặt bán Mua-Bán KLNY KL CP đang lưu hành Total room Current room % Sym-bol 120 1.470 -1.350 4.179.130 4.029.130 1.253.739 9 30,00% AGF 117.940 67.670 50.270 5.600.000 5.250.000 1.680.000 700.130 17,50% BBC 141.180 64.580 76.600 6.840.000 6.840.000 2.052.000 2.039.140 0,19% BBT 0 1.200 -1.200 3.800.000 3.600.000 1.140.000 1.117.660 0,59% BPC 1.700 1.840 -140 5.882.690 5.882.690 1.764.807 184.507 26,86% BT6 1.000 60 940 1.261.345 1.261.345 378.404 261.704 9,25% BTC 23.900 8.260 15.640 3.500.000 3.499.880 1.050.000 207.510 24,07% CAN 2.050 8.320 -6.270 3.500.000 3.428.124 1.050.000 995.354 1,56% DHA 1.000 900 100 1.587.280 1.587.280 476.184 371.194 6,61% DPC 3.500 3.000 500 2.550.000 2.550.000 765.000 0 30,00% GIL 5.650 1.730 3.920 17.178.455 16.482.422 5.153.537 2.655.407 14,54% GMD 18.020 8.470 9.550 2.008.000 2.003.700 602.400 498.690 5,16% HAP 10.910 950 9.960 1.200.000 1.200.000 360.000 258.100 8,49% HAS 12.960 16.800 -3.840 2.090.000 2.090.000 627.000 490.720 6,52% KHA 10.100 10.930 -830 1.909.840 1.782.840 572.952 2 30,00% LAF 340 4.250 -3.910 3.200.000 3.151.936 960.000 944.030 0,50% PMS 78.450 86.050 -7.600 22.500.000 22.500.000 6.750.000 74.620 29,67% REE 34.190 15.430 18.760 18.000.000 18.000.000 5.400.000 1.144.140 23,64% SAM 8.380 16.060 -7.680 4.500.000 4.350.000 1.350.000 0 30,00% SAV 6.000 2.590 3.410 1.766.300 1.766.300 529.890 447.090 4,69% SGH 17.600 20.170 -2.570 2.200.000 2.200.000 660.000 0 30,00% TMS 960 500 460 4.548.360 4.548.360 1.364.508 21 30,00% TRI 590 1.870 -1.280 1.500.000 1.500.000 450.000 142.020 20,53% TS4 460 330 130 1.797.740 1.797.740 539.322 372.142 9,30% VTC 497.000 343.430 153.570 123.09.140 121.301.747 36.929.742 12.904.190 Nguồn: Trung tâm giao dịch TP HCM Phụ lục 5 Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN gồm cả liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài khi hội đủ các điều kiện trên, nếu có mong muốn được chuyển đổi hình thức doanh nghiệp có thể tiến hành xin chuyển đổi theo quy trình sau: Lập 8 bộ hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mỗi bộ bao gồm: Đơn xin chuyển đổi do Tổng giám đốc doanh nghiệp ký; Phương án chuyển đổi; Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi; Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần; Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc của chủ đầu tư thông qua Phương án chuyển đổi. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH&ĐT gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH&ĐT chủ trì, lấy ý kiến của Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để nghị chuyển đổi. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được thông báo chấp thuận việc chuyển đổi doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục chuyển đổi, gồm có: thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cho các chủ nợ của doanh nghiệp; tổ chức bán cổ phần hoặc phát hành cổ phiếu; triệu tập Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ công ty và bầu Hội đồng quản trị Công ty cổ phần; Hộ đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Tổ chức bàn giao giữa Hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư doanh nghiệp với Hội đồng quản trị Công ty cổ phần về vốn, tài sản, lao động, công nợ…; Sau khi tiến hành chuyển đổi tại doanh nghiệp, công ty phải báo cáo kết quả về Bộ KH&ĐT để được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi và cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh. Trong thời hạn 30 ngày từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh, công ty phải đăng báo địa phương và báo Trung ương trong ba số liên tiếp để thông báo sự chuyển đổi của mình. Sau thời gian này, mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần trong đó vẫn được hưởng các đảm bảo của Nhà nước Việt Nam, thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Điều 19, Nghị định 38/2003/NĐ-CP và hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài Điều 3 khoản 2 Nghị định 38/2003/NĐ-CP . Danh mục tài liệu tham khảo Các văn bản pháp lý Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Nghị quyết 01/2004/NQ-CP ngày 12/1/2004 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và Ngân sách Nhà nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, khoá IX Luật Doanh nghiệp 1999 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 Luật khuyến khích đầu tư trong nước Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính pủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển DNNN thành CTCP Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/1003 của Chính phủ về Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 về thi hành Luật thuế TNDN Quyết định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Quyết định 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 về quản lý ngoại hối Quyết định 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 về việc thí điểm cổ phần hoá một số Tổng công ty nhà nước Thông tư 121/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12/2003 hướng dẫn Quyết định 146/2003/QĐ-TTg Thông tư 08/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 29/12/2003 về hướng dẫn một số qui định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP Thông tư 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp tái đầu tư đối với nhà ĐTNN Thông tư 73/2003/TT-BTC ngày 31/7/2003 hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu tham khảo khác Giáo trình Thị trường chứng khoán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Securities Market in Korea, 2003 Nguyễn Thị Liên Hoa, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, “Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam”, đề tài khoa học cấp cơ sở, UBCKNN, 2000 Vũ Chí Dũng, “ Nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bán cổ phần của DNNN cho nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK trong nước”, đề tài cấp cơ sở, UBCKNN, 2003 Kinh tế – xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003 Báo cáo tổng kết 3 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, UBCKNN Các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đăng ký- thanh toán bù trừ- lưu ký chứng khoán, UBCKNN, 2003 Danh sách công ty cổ phần 2001, Ban Kinh tế Trung Ương Danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét thí điểm cổ phần hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo Quốc gia tháng 1 năm 2004, Công ty The Economist Intelligence Unit Limited Phân tích văn bản pháp luật, Công ty Luật Hồng Đức Tạp chí Chứng khoán Việt Nam các số năm 2003, 2004 Tạp chí Ngân hàng, các số năm 2002, 2003 Báo Đầu tư Chứng khoán, các số năm 2003, 2004 Bản Cáo bạch Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) www.cpv.org.vn www.mpi.gov.vn www.dei.gov.vn www.mof.gov.vn www.worldbank.com www.mekongsecurities.com.vn www.vinafund.com www.vnbourse.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5608.doc
Tài liệu liên quan