Giải pháp thúc đẩy Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Lời nói đầu Cổ phần hoá(CPH) một bộ phận doanh nghiệp nhà nước(DNNN) là chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm huy động vốn nhàn rổi trong xã hội để tiếp sức thêm nguồn lực cho doanh nghiệp (DN) góp phần cơ cấu lại DN trong nền kinh tế quốc dân. Với yêu cầu đó, hệ thống DN được sắp xếp lại theo nghị định 388/HĐBT và nghị định 500/TTG của thủ tướng chính phủ. Số lượng DNNN giảm từ trên 12.000 DN (1991) xuống còn trên 6.000 DN (1997). Có khoảng trên 70 công ty nhà nước nguồn vốn tại doanh trên

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70.000 tỷ đồng. Hàng năm số vốn này tiếp tục tăng trưởng và được đầu tư mở rộng sản xuất. Cổ phần hoá là một giải pháp kinh tế lớn đuợc lựa chon nhằm thực hiện chiến lược chung là phát triển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay CPH diễn ra chưa thực sự nhanh chóng và đồng bộ, bởi còn gặp nhiều khó khăn. Để giải thích tình trạng này một số nguyên nhân đã được chỉ ra như : Mục tiêu CHP chưa được rỏ ràng, cưa được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, công nhân viên chức các công ty thuộc diện CPH. Thị trường chứng khoán được hình thành chưa lâu nên còn khá mới lạ với người Việt nam. Chiếm đội ngủ cán bộ kinh doanh giỏi, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà, còn có nhiều kẻ hở trong pháp luật. Đến năm 1992 bằng quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của thủ tướng chính phủ cho thí điểm một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần. Lúc đó công tác CPH mới thực sự đi vào cuộc sống và nó trở thành một giải pháp hữu hiệu để cơ câú lại khu vực DNNN và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN cổ phần. Tuy nhiên từ khi bắt đầu khởi xướng cho đến khi thí điểm đã gần 10 năm nay nhưng chỉ mới chuyển được không nhiều DNNN thành công ty cổ phần theo nghị định 28/CP. Trog đó Bộ Giao Thông Vận Tải có một công ty đó là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận tải (GEMADEP). Sau 4 năm làm thí điểm bằng nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 và quyết định 548/TTG ngày 13/8/1996 của thủ tướng chính phủ đã chính thức hoá từ thời kì làm thử sang thời kì làm thật. Việc chuyển một DNNN sang công ty cổ phần mà ta gọi quen là cổ phần hoá. Tại đại hội đảng VIII, chủ trương kinh tế lớn này lại được khẳng định một lần nữa với yêu cầu tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện triển khai một cách tích cực và vững chắc với mục tiêu nhất quán là tạo thêm động lực mới trong quản lý, huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu khu vực DNNN. Từ thực tiển tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN và kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh. Chúng ta xác định được rằng cải cách DNNN một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động hiệu quả hơn. trong nhiều năm qua đảng và nhà nước ta đã kiên trì tiến hành công tác sắp xếp, đổi mới các DNNN và đã đạt được một số kết quả nhất định như giảm mạnh số lượng DNNN, năng cao quy mô bình dân, giảm bớt được sự tài trợ của ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu nhất quán của CPH một bộ phận DNNN là để huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động làm chủ thực sự trong DN, tạo động lực bên trong thay đổi phương thức quản lý nhằm năng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cuả DN, đồng thời làm tăng tài sản và cơ cấu DN. Nội dung 1. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN. 1.1 Sơ lược vài nét về thực chất của cổ phần hoá Thực chất của cổ phần hoá là gì? Vấn đề này hiện nay có ba ý kiến khác nhau; loại ý kiến thứ nhất thì cho rằng thực chất của CPH là tư nhân hoá. Loại ý kiến thứ hai cho rằng CPH nhằm mục đích xác định chủ sở hưu cụ thể đối với DN. Còn loại ý kiến thứ ba cho rằng thực chất của CPH là xã hội hoá DNNN. Theo tôi thì các quan điển trên đây chỉ đúng một phần. Trước hết tư nhân hoá và CPH là hai khai niệm khác nhau. Tư nhân hoá là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. để thực hiện quá trình này có thể sử dụng rất nhiều phương pháp: bán cho tư nhân , cho không CNVC hoặc toàn dân, giải thể và bán đấu giá sản phẩm, CPH… tóm lại CPH chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hoá một phần tài sản của DNNN. Vậy khái niệm tư nhân hoá rộng hơn, khó khăn hơn quá trình cổ phần hoá. Quá trình CPH phải nhằm giải quyết được 4 vấn đề : Về sở hữu: nhằm đa dạng hoá quyền sở hữu và cụ thể hoá chủ sở hữu. Về hoạt động : nhằm thương mại hoá mọi hoạt động của DN. Về quản lý: luật pháp hoá tổ chức quản lý( theo luật công ty đã ban hành và các luật khác) Về hiệu quả: nhằm nâng coa hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Ba vấn đề đầu sẻ là tiên đề cho vấn đề thứ tư. Hình thức CPH có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện: Có thể bán DNNN cho các cổ đông là tư nhân, cá thể trong trường hợp nhà nước không cần giữ DN đó trước hình thức quốc doanh. Có thể bán DNNN cho các cổ đông có từ hai đến bốn thành phần: quốc doanh và tập thể , quốc doanh và tư nhân, tập thể và tư nhân… Trong thực tế có thể bán DNNN cho các DN và các DNNN khác. trường hợp này vẩn có lợi hơn là giử DNNN như củ vì nó không thể đạt yêu cầu thứ nhất là CPH DNNN nhưng đạt ba yêu cầu tiếp theo. Trong quá trình thực hiện QĐ 202/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về CPH, nhà nước cần phải kết hợp hai biện pháp kinh tế và hành chính. Nội dung chính của biện pháp hành chính là nhà nước ra lệnh bắt buộc DN phải thực hiện CPH, nế thấy đủ điều kiện mà lảnh đạo DN không chịu làm. chúng ta không có con dường nào khác tiến lên ngoài con đương CPH phần lớn các DNNN. Nhưng đây là con đường chông gai là cục cách mạng thực sự. Cuộc cách mạng này có khi còn ác liệt hơn cách mạng có hai chiến tuyến: địch ta rỏ rệt vì về hình thức “ quân ta ” đánh “ quân mình” . Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù ta có nhiều điều kiện thuận lợi, củng không nên đơn giản hoá và nóng vội trong việc CPH các DNNN. Quá trình cổ phần hoá. Nội dung thí điểm CPH một số DNNN ở Việt nam. Như mọi người đều biết, từ 1986 Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới về mọi mặt. Đến tháng 11/1987, chín phủ đã nhận thấy cần phải CPH một số DNNN và muốn thế trước hết phải làm thí điểm. Quyết định đó là mới nhưng quá sớm với điều kiện lúc đó. Bao cấp của nhà nước cho các DNNN còn rất lớn chưa làm bộc lộ hết những yếu kém khu vực này. vì thế tuy có chủ trương nhưng nhà nước củng chưa thấy hết sự bức bách, sống còn của việc thực hiện cổ phần hoá một số DNNN. Do đó chủ trương CPH các DNNN chưa thành hiện thực. Kinh tế thị trường chưa phát triển mọi hoạt động của DNNN chưa được thương mại hoá. Chưa có sự thống nhất về quan điểm quyết tâm trong toàn đảng, toàn dân nên không thể làm được. Tóm lại một chủ trương đúng của đảng nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan nên bị lảng quên. Đến 10/5/1990, tức là hơn hai năm sau, chính phủ lại có quyết định 143/HĐBT trong đó đã nhắc lại chủ trương CPH một số DNNN. Trên thực tế đã có nơi thành lập công ty cổ phần hoặc CPH một phạm vi nào đó của DNNN. Nhưng nhìn chung không theo một bài bản nào cả nên rất khó xử lý. Một số nguyên nhân dẩn đến chủ trương CPH một phần DNNN năm1990 không thành công. Sự thống nhất của đảng và các cấp chưa cao. Sự chuẩn bị của các cấp các ngành thiếu chu đáo. Một số bộ, nghành, địa phương và DNNN còn có tư tưởng ỷ lại, chờ đợi hoặc không muốn làm. Mục tiêu CPH một số DNNN. CPH các DNNN lần này nhằm đạt ba mục tiêu theo thứ tự của ưu tiên như sau: Mục tiêu thứ nhất là, phải chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của nhà nước thành sở hữu của cổ đông nhằm nâng coa hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN. Tuy nhiên vẩn có hai trường hợp đặc biệt không chuyển quyền sổ hữu mà chỉ chuyển quyền sử dụng đó là: Đất của DN, vì cho đến tháng 8 năm 92 luật pháp việt nam vẩn chưa cho bán đất. Trường hợp các cổ đông là các DN tổ chức kinh tế quốc doanh thì chỉ chuyển uyền sử dụng của tài sản nhà nước mà thôi. Mục tiêu thứ hai là: phải huy động được một lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Các DNNN thiếu vốn nghiêm trọng nhưng lấy ở đâu ? nhà nước khoong thể và không nên tiếp tục cung cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả. Vậy để có vốn DNchỉ có thể huy động dược qua hình thức cổ phần hoá. Việc bán cổ phần cho người nước ngoài là cần thiết và có thể làm được vì: Ta đang thiếu vốn mà họ đang thừa vốn, đang cần thị trường đầu tư. Ta thiếu kỉ thuật mà họ đã phát triển. Ta thiêú kiến thức và kinh nghiệm quản lýkinh tế thị trường trong khi họ dày dặn và sẳn sàng truyền đạt cho ta. Song bán cổ phần cho người nước ngoài trong khi làm thí điểm là không nên vì: Một là, thí điểm thì có thể thanh công hoặc thất bại vì thế không thể để người nước ngoài chịu rủi ro đó. Hai là, các luật lệ để chi phối người nước ngoài trong lỉnh vực này còn chưa đủ, chúng ta đã có luật công ty và luật đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam nhưng vẩn chưa đủ. Mục tiêu thứ ba của CPH các DNNN là tạo điều kiện để ngưòi lao động thực sự làm chủ DN. Chúng ta đã loay hoay mãi mà chưa đưa lại cho người lao động một sự làm chủ thực sự. Ngoài ra người lao động đã giác ngộ ra rằng, nếu không làm chủ được về kinh tế thì mọi sự làm chủ khác đều vô nghĩa, hình thức. Đối tượng làm thí điểm CPH các DNNN có đủ ba điều kiện : Thứ nhất là, chỉ những DN có quy mô vừa ( không quá lớn củng không qua nhỏ). Thứ hai, phải là các DN không thuộc diện nhà nước cần đầu tư 100% vốn (như anh ninh quốc phòng hoặc một số ngành then chốt) và phải được chính phủ xác định là một DN cụ thể. Thứ ba, phải là các DN đang làm ăn có lãi hoăc tuy trước măt gặp khó khăn nhưng tương lai hoạt động tốt. Phân tích và đánh giá thực trạng và triển vọng của DN trước và sau khi cổ phần hoá. Vấn đề đầu tiên trong đồ án CPH là phải phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng của DN. Việc phân tích và đánh giá triển vọng của DN nên tập trung vào ba vấn đề lớn nhằm chứng minh quá khứ của DN là rỏ ràng và tương lai sáng sủa. Thực trạng về công nghệ (tiên tiến trung bình, lạc hậu) và khả năng cạnh tranh của DN (giá cả , chất lượng… ). Thực trạng và triển vọng của DN về thị trường, thị trường truyền thống và thị trường mới.thực trang và khả năng về liên doanh, liên kết với nước ngoài, trong nước. Thực trạng và triển vọng về tài chính của DN gồm : Thực trạng và triển vọng về vố của DN Thực trạng về lỗ lãi. Thực trang về vốn liên doanh liên kết, nợ nần Thực trạng về thu nhập phân phối. Một số vấn đề trong quá trình cổ phần hoá Môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần. Trong nền kinh tế thi trường hiện đại, tất cả mọi hoạt động kinh doanh đều chịu sự định chế của nhà nước bằng hệ thống luật pháp. đó là bộ luật và các văn bản dưói luật có ý nghĩa như là điều kiện để xác lập và ổn định các mối quan hệ kih tế ở tầm vĩ mô. nói chung, ở các nước có nền kinh tế thị trường hoặc đang chuyển sang nền kinh tế thị thị trường đều có một số bọ luật cơ bản như: luật công ty, luật đầu tư trong và ngoài nước, luật thương mại, luật phá sản, luật lao đông, luật bảo hiểm, luật về giao dịch chứng khoán, luật thống kê, kiểm toán , kế toán… Trong vấn đề này theo tôi nhà nước nên có sự nghiên cứu và ban hành một luật đặc biệt để làm cơ sở căn bản cho quá trình CPH các DNNN, đó là luật chuyển đổi sở hữu nhà nước. Luật chuyển đổi nhà nước ban hành sẻ khẳng định sự cam kết của nhà nước đi theo con đường phát triển nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện pháp lý cho các nàh đầu tư trong và ngoài nước củng như dân chúng thực hiện một cách yên tâm công việc CPH DNNN trên phạm vi rộng lớn. Xác định giá trị của doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng nhất và khó khăn nhất trong những vấn đề phải giải quyết trong quá trình CPH – bởi vì nếu xác định giá trị của DN cao hơn thực tế thì sẻ làm cho giá cổ phiếu tăng lên, người mua cổ phiếu sẻ giảm đi. Nhưng ngược lại nếu xác định giá trị DN thấp hơn thực tế thì giá cổ phiếu sẻ giảm người mua cổ phiếu sẻ tăng lên nhà nước sẻ mất vốn. Giá trị của DN khi CPH (đem bán) gồm ba bộ phận: Một là, giá trị tài sản của DN. Hai là, giá đất mà DN đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Ba là, giá trị các yếu tố làm tăng hiệu quả của DN như: Giám đốc, tiếng tăm của DN, đội ngủ kỉ sư giỏi và công nhân lành nghề. Cơ cấu cổ phần, chế độ cổ phần Đối với DNNN hoạt động kém hiệu quả nhà nước có thể cho cán bộ công nhân 100% giá trị cổ phần tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách mà cán bộ công nhân được hưởng tuỳ theo năm công tác. Đối với tài sản cố định thuộc nguồn vốn vay và vốn lưu động nhà nước giải quyết như DN hoạt động có hiệu quả. Việu chia cho giai cấp công nhân một số cổ phần trên tổng số tài sản cố định của nhà nước mà đã bao năm họ giữ gìn thì củng không có gì là không hợp lý. Việc chia này hoàn toàn khác với việc chia ruộng cho nông dân, họ chỉ được chia cổ phần còn tài sản vẩn để chung mới sản xuất được. Phân phối lợi nhuận, lợi tức cổ phần. Các cổ đông tuỳ theo số lượng cổ phần của mình trong công ty và kết quả kinh doanh mà được hưởng lợi nhuận, lợi tức. Nếu cổ đông cùng góp phần vào kinh doanh với công ty thì được hưởng lợi nhuận bình đẳng như nhau sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, quĩ thuế nếu cổ đông cho công ty vay thì được hưởng lợi tức tuỳ thuộc vào lải suất hiện tại của ngân hàng. Vấn đề người lao động. CPH các DN, có ưu tiên bán cổ phiếu cho các công nhân viên chức trong DN, làm cho người lao động trở thành chủ nhân thực sự của DN. Mặt khác làm cho người lao động vì lợi ích thực sự của mình vì đồng vốn bỏ ra mà hết lòng với công việc. đây là chủ trương đúng đắn hợp lòng người, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhưng 4 năm qua nhì lại toàn bộ nghành công nghiệp nhẹ mới có công ty giày Hiệp An thực hiện CPH người lao động mau được 30% cổ phiếu. Trong đó một phần không nhỏ được vay trả dần không phải trả lải. Trong quá trình giao vốn theo QĐ 32 HĐBT và đăng kí lại doanh nghiệp theo NĐ 388/HĐBT hầu hết các DN đều có vốn tự có: nguồn vốn vốn này phần lớn do công sức của tập thể lao động trong DN tao ra. nhưng được coi như vốn của nhà nước mà DN chỉ được miển thuế vốn 0,4% tháng. Những năm gần đây các DN phải đi vay vốn để trả lãi, để đầu tư phát triển sản xuất phải dành dụm, giảm bớt thu nhập để trả nợ. Sau khi trả hết nợ phần tài sản đi vay,nếu nói một cách sòng phẳng phải chia đôi, người lao đông 50% nàh nước 50%. Nhưng theo chế độ hiện hành thì 100% là của nhà nước. Nếu như vậy thì bao giờ người lao động mới có vốn để góp cổ phần. Đối với DN làm ăn có hiệu quả thì phần lợi nhuận để lại sau khi trích quỷ ken thưởng phúc lợi vẩn vượt quá quy định nhà nước cho dùng phần vượt quá đó để góp phần mua cổ phiếu. Người lao động có hăng hái mua mới thu hút được các thành phần kinh tế khác trong dân mua. Việc CPH các DN những năm tới mới tạo thanh hiện thực. Nhà nước nên xem lại phần vốn tự có và chính sách hợp lý đối với các DN đi vay vốn mà đã hoàn trả được, trong đó có sự đóng góp của tập thể lao động , cho tập thể lao động được hưởng một phần tài sản để góp vốn. Đối với ngành may phần tiết kiệm nguyên liệu (của khách hàng đưa) cho phép DN được dùng để bù đắp thêm tiền lương và góp vốn cổ phần . Một chủ trương đúng, nhưng nếu không có biện pháp cụ thể hữu hiệu thì không thể trở thành hiện thực được. Mong rằng các cơ quan chức năng nhất là các cơ quan tài chính sớm đề xuất với chính phủ ban hành những chính sách mới hợp tình hợp lý tạo điều kiện cho người lao động có vốn để mua cổ phần. Giai cấp công nhân giai cấp vô sản trước đây theo đảng bao nhiêu năm làm cách mạng đứng mũi chịu sào trong những năm gay go nhất của cuộc cách mạng, nay chuyển sang kinh tế thị trường, tuy đất nước có phát triển nhưng cuộc sống của họ không mấy thay đổi. Họ đang bị phân hoá theo hướng về “cực nghèo” ngày càng lớn. Hàng ngày vẩn phải bán sức lao động để kiếm sống, một giờ không có việc là không có lương. Đối với người nông dân chính nhờ nghị quyết 10 về nông nghiệp, người nông dân được chia ruộng đất, họ làm chủ mảnh đất của họ, họ hăng say lao động nên đời sống được cải thiện. Nên việc chia cho công nhân ít cổ phần của công ty là rất hợp lý 1.2 CPH DNNN là sự lựa chọn tất yếu. CPH một yêu cầu bức thiết của các DNNN. Từ thực tiển tiến hành phảt triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN và nhửng kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh chúng ta đã xác định được rằng cải cách DNNN một cách triệt để là yêu cầu có tính chất quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy DN hoạt động có hiệu quả hơn. Trong nhiều năm qua đảng và nhà nước ta đã tập trung tiến hành công tác sắp xếp đổi mới cá DNNN và đã đạt được một số kết quả nhất định như giảm mạnh số lượng DNNN, nâng cao quy mô vốn bình quân, giảm bớt được sự tài trợ của ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN, bước đầu đã phát huy quyền chủ động kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở, giảm mạnh sự can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do đặc điểm và thực trạng DNNN vẩn còn phải tiến hành một cách thận trọng, lâu dài vì phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề phúc tạp trong các lỉnh vực kinh tế và lỉnh vực đời sống xã hội mới đạt được kết quả mong muốn. Hiện nay tất cả những khó khăn xuất phát từ nội bộ nền kinh tế, thì biến động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang tiếp tục lan rộng và theo chiều sâu của ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến nèen kinh tế nước ta. điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất nước một cách ổn định, vững chắ không những cho năm trước mà còn tương lai lâu dài. Nghị quyết hội nghị trung ương 4 (khoá VIII) đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu đổi mới mạnh mẽ các DNNN, phấn đấu đưa chúng trở thành lực lượng thực sự chủ đạo, dẩn dắt các DN thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm nòng cốt để thực hiện thành công tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập vào thế giới có hiệu quả. Tiếp theo chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTG ngày 21/8/1998 trong đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thưc hiện và quyết tâm thông qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu DNNN hợp lý, mạnh, được quản lý tốt. CPH là một trong những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN, sau đây tôi xin tập trung đi sâu vào vấn đề này. chủ trương CPH DNNN lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khoá VII (tháng 11- 1991) và tiếp tục được cụ thể hoá tại nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kì khoá VII (tháng 1- 1991). Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII). Mục tiêu nhất quán của CPH một bộ phận DNNN là để huy động vốn tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong DN. Tạo động lực bên trong , thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN, đồng thời làm tăng tài sản và đổi mới cơ cấu của DN. Quá trình CPH hình thức sở hưu của DN đã chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợp và chính từ đây dẩn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chúc quản lý củng như phương hưpứng hoạt động của công ty. DNNN sau khi CPH sẻ trở thành công ty cổ phần hoạt đông theo luật công ty. Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc quản lý kinh tế nâng cao quyền tự chủ tài chính củng như óc sáng tạo của người lao động củng như người quản lý DN. CPH chính là biện pháp có hiệu quả để sử dụng đồng vốn tôt nhất. DN CPH sẻ thu hút được ngày càng nhiều vốn nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhất là khi đã hình thành thị trường chứng khoán. qua thực tiển tiến hành CPH ở nước ta và qua kinh nghiệm của một số nước xung quanh chúng ta thấy việc CPH đáp ứng được yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách DNNN trong việc giải quyết một số vấn đề gay cấn như : Khắc phục việc buông lỏng quản lý tài sản của DN. Còn về nhận thức, tài sản nhà nước vẫn là tài sản chung nên tình trạng vô trách nhiệm, lảng phí của công vẩn chưa được khắc phục. Khi DNNN trở thành công ty cổ phần thì mặc nhiên điều này sẻ không còn tồn tại. Huy động được nguồn vốn trong xã hội, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp, một mặt vừa góp phần tháo gở được khó khăn cho ngân sách nhà nước. Mặt khác vốn và tài sản của DNNN nhờ cổ phần hoá thu hồi lại sẻ được đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng thêm tài sản cố định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo đông lực mới trong quản lý DN. ở công ty cổ phần người chủ mới của DN gắn chặt với sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế họ rất đoàn kết gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tìm kiếm và đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng sự cạnh tranh của sản phẩm họ sản xuất ra, quan tâm tới công ty, lao động với tinh thần trách nhiệm cao. Mặt khác đây là công việc rất nhạy cảm, song ta lại chưa có kinh nghiệm để khi triển khai CPH vừa mang lại tăng trưởng kinh tế vừa giữ vưngr hướng XHCN vì vậy phải tiến hành thận trọng phải dần dần qua thực tế để hoàn thiện. Về nhận thức: Một số bộ và địa phương, tổng công ty nhà nước chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa chủ trương cổ phần hoá một bộ phận DNNN, do đó thiếu tính chủ động và cưa kiên quyết trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa được đẩy mạnh. Tồn tại trong bộ phận doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá: Nói chung các DNNN đều có các khoản nợ, trong đó nhiều DNNN có nhửng khoản nợ rất lớn hoạc là do thua lỗ trong hoạt đọng kinh doanh hoặc là do đầu tư phát triển. Do vậy khi lập phương án CPH, việc dưa ra cách giải quyết phù hợp nhất để xử lý các món nợ cho các DN thường gặp phải vấn đề nan giải là phải làm trong sạch tình hình tài chính, nghĩa là phải định được hướng thanh toán công nợ. Bên cạnh đó việc xác định giá trị DNNN chuyển sang cổ phần hoá củng gây tranh cải kéo dài. để đẩy mạnh việc CPH DNNN cần thực hiện một số biện pháp sau : Khắc phục tình trạng chậm trể trong việc tiến hành cổ phần hoá, chính phủ vừa ra quyết định số 41/TTG ngày 29/6/1998, trong đó đã xác định cụ thể hơn phạm vi CPH. Công việc trước hết là phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng và giải thích cho người lao động trong các DN và toàn xã hội hiểu và nhận thức đúng vầ nội dung của nghị định để họ quan tâm và tích cực hưởng ứng. Trước hết cần làm cho cán bộ công nhân viên trong các DN các cấp, các nghành quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản trong chủ trương chính sách của đảng nhà nước về CPH một bộ phận DNNN. Kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới doanh nghiệp cán bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, đảm bảo huy động đủ các điều kiện, lực lượng cán bộ để tiến hành công tác sắp xếp CPH. Chúng ta phải kiên quyết thực hiên bằng được kế hoạch mục tiêu CPH năm 1998 trên cơ sở thận trọng vững chắc. tạo tiền đề quan trọng để thực hiện vửng chắc quá trình thực hiện CPH một số lượng lớn DNNN mà chúng ta dự kiến phải hoàn thành cho những năm tới. Tập trung chỉ đạo các bộ nghành trọng điểm như bộ công nghiệp, bộ xây dựng, các tổng công ty nhà nước có nhiều tổng công ty nhà nước thuộc diện CPH. Công tác chỉ đạo phải thống nhất từ trên xuống dưới. Các vấn đề nảy sinh trong trong quá trình CPH phải được giải quyết triệt để theo trách nhiệm quyền hạn được phân công. CPH có tính chất toàn cầu, được bắt đầu mạn mẽ từ những năm 80 đến nay. Chứng tỏ hầu hết các chính phủ đều thấy cần xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. CPH các DNNN là yêu cầu khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. đối với các DN ngoại quốc doanh thì quá trình CPH diển ra tuỳ thuộc vào quy mô của DN (DN nhỏ hay lớn). Quan niệm về DNNN và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. DNNN là DN mà số vốn của nó chủ yếu thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên củng có một số trường hợp đặc biệt DNNN mà chỉ một phần ít vốn của nhà nước. Các DN này hoạt động được sự hỗ trợ lớn của nhà nước cả về kinh tế lẫn chính trị, đặc biệt là việc bù lỗ. Nên DNNN thua lỗ vẩn tồn tại kinh doanh, đặc biệt là công ty sản xuất các mặt hàng cho quốc phòng an ninh Nó chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên thuế nộp vào ngân sách cho nhà nước lại chiếm tỷ trọng không lớn tương ứng. Thực trạng các DN làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cần phải đổi mới cpông nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. CPH là biện pháp hữu hiệu khắc phục khó khăn trên nhằm tạo ra sức bật trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước. Cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý kinh tế ở nươcs ta. Bức tranh toàn cảnh về khu vực DNNN hiện đang còn nhiều mảng tối, thể hiện tính kém hiệu quả của khu vực này. sự yếu kém của khu vực DNNN phảm ánh rỏ nét qua hai chỉ tiêu sau đây: Số DN thua lỗ có chiều hướng tăng lên: năm 1995 có 16% DNNN làm ăn thua lỗ, năm 1996 có 22% và năm 1997 con số này tăng lên 32%, nếu tính đúng , tính đủ thì số DNNN thua lỗ lên tới 50%. Tỷ lệ lãi bỏ ra trên mỗi đồng vốn giảm sút: năm 1995, tỷ lệ này là 14%; năm 1996 12%, năm 1997 chỉ còn 8%. Các nguyên nhân dẩn đến thua lỗ kém hiệu quả của các DNNN kể ra rất nhiều song theo tôi có thể nêu ra hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất DN thiếu vốn để hoạt động. để sản phẩm có chất lượng cao, yêu cầu hàng đầu là DN phải đổi mới công nghệ. Hiện nay khoảng 90% thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp đã bị lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với công nghệ thế giới, có loại còn lạc hậu từ 4-5 thế hệ. Vốn lưu động chiếm khoảng 20% tổng số vốn nhà nước tại DN, nhưng một nữa là vật tư ứ đọng, mất phẩm chất, nợ khó đòi… vốn đi vay không còn là nguồn vốm bổ sung tạm thời mà trở thành nguồn vốn có (tỷ lệ vốn tự có trên vốn vay bằng 20/80 thậm chí 10/90). Trong điều kiện đó DN trả lãi đã khó chưa nói đến trả gốc. Tổng số nợ của DNNN tương đương với số vốn hoạt động của DN. số tiền lãi vay gia tăng thì chi phí sản xuất củng gia tăng, phần tài chính tích luỹ trở nên nhỏ bé. Thứ hai, phương thức quản lý DNNN vẩn còn mang nặng dấu ấn của cách làm củ, không thích ứng với cơ chế thị trường. Các DNNN vẩn được nhà nước bảo trợ về nhiều mặt đặc biệt là trong quan hệ tín dụng với ngân hàng (mức vay và lãi ưu đải hơn đối với các doanh nghiệp khác, được miển thế chấp, được khoanh nợ và xoá nợ…) chưa phải nộp tiền thuê đất, được xuất nhập khẩu trực tiếp, nhiều DNNN thua lỗ nhưng vẩn tồn tại dựa vào cái “phao nhà nước”. Vì vậy các DNNN vẩn làm ăn theo cơ chế củ,không đổi mới cung cách quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động. Cung cách quản lý đó duy trì sự ỷ lại vào nhà nước, đồng thời tạo kẻ hở cho tham nhủng tài sản nhà nước vì lợi ích cá nhân. nhìn chung, các DNNN - từ Giám Đốc cho đến những người lao động- đều muốn giữ DN mình là DNNN vì nhiều lý do. CPH là giải pháp cơ bản để tiếp tục cải cách DNNN trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Thực ra, chúng ta chưa có kế hoạch tổng thể, một giải pháp toàn bộ cho cuộc cải cách DNNN. Vì thế củng chưa xác định ngay cái đích cuối cùng như thời gian và nội dung cụ thể của các bước tiến hành cải cách. Nhưng nếu phải xác định kế hoạch tổng thể đó lúc này thì củng rất khó, do đất nước ta đang biến đổi từng ngày do đó sự hiểu biết, quan niệm của chúng ta củng nhanh chóng thay đổi. Phải chăng chúng ta củng đang phải vừa học vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm nhằm tìm ra một giải pháp hợp lý và khả thi nhất để tiến lên. từ năm 1986 đến nay (1992), nhà nước ta đã tốn rất nhiều công sức với thái độ tích cực nên đã đạt được những kết quả quan trọng (tuy còn chậm) trong việc cải cách DNNN. Thành công quan trọng nhất trong giai đoạn 1986- 1991 là đã thương mại được và mở rộng mạnh mẽ quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh cho các DNNN đồng thời với việc hạn chế mức tối đa sự can thiệp trực tiếp không cần thiết của nhà nước và các cấp hành chính và hoạt động của DN dưới nhiều hình thức. Nhưng đến năm 1992 cuộc cải cách DNNN như có phần chửng lại, lúng túng. Sự lúng túng đó có thể do những nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân thứ nhất là cho đến nay chung ta vẩn chưa xác định được chủ sở hữu đích thực và cụ thể của DNNN là ai? Không xác định được ông chủ thì củng không xác định được một loạt vấn đề kác như: + Ai sẻ chịu trách nhiệm chính về việc quyết địng phương hướngphát triển và các giải pháp kinh doanh cụ thể. + Ai chịu trách nhiệm chính về bảo toàn và phát triển vốn (tài sản ) của nhà nước? + Ai bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động tại DN ( việc làm thu nhập, BHXH ) Chúng ta khẳng định được rằng ông chủ của DN không ai ngoài nhà nước nhưng cụ thể là ai? Vấn đề này có ba ý kiến khác nhau: Ông chủ của DNNN phải là bộ trưởng bộ tài chính. Ông chủ DNNN là bộ trưởng chủ quản (bộ chuyên ngành kinh tế kỉ thuật) Ông chủ của DNNN phải là Bộ trương bộ quản lý các DNNN(ở Việt nam chưa có bộ này). Trong ba phương án đó tôi cho rằng phương án một là hợp lý hơn cả. Bởi vì bộ trưởng Bộ tài chính được chính phủ giao trách nhiệm quản lý vốn, tài sản của DNNN. Bộ tài chính có khả năng làm được việc này do đó các hệ thống quản lý và đội ngủ cán bộ đông đảo liên quan trực tiếp tới các hoạt động của các DNNN như: hệ thống thuế, hệ thông kho bạc nhà nước, hệ thống các tài vụ… chúng tôi củng thấy rõ rằng: Nếu nhà nước uỷ quyền cho Bộ tài chính làm ông chủ của các DNNN thì bản thân bộ tài chính củng phải có những đổi mới về cả hai mặt bộ máy và đội ngũ cán bộ mới để có khả năng hoàn thành trách nhiệm được giao. Còn việc thành lập bộ máy mới trong tình trạng này e rằng không một ai chấp nhận vả lại bộ đó sẻ có bộ máy tương tự bộ tài chính hay sử dụng bộ máy này của bộ tài chính và các bộ liên quan để quản lý. Tóm lại khi chưa xác định được ông chủ đích thực của DNNN thì nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm ngay: Tập trung cho ai và mở rộng dân chủ với ai? Sự lạm dụng và lợi dụng việc mở rộng dân chủ để thao túng DN, tham nhủng, vụ lợi đã đến lúc nghiêm trọng, không ai chịu nổi ! Kết quả là DN thì mất phương hướng, còn người lao động thì mất động lực lao động. đó là nguy cơ thực sự! Nguyên nhân thứ hai, trong khi mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh (là đúng và còn phải mở rộng hơn nữa đối với khu vực sản xuất) thì chưa xác định giới hạn cho phép, nghĩa là chưa có một khuôn khổ pháp luật đầyđủ và có hiệu lực để dảm bảo cho các DN không đi quá đà hoặc e dè, lo sợ. Bằng chứng là, cho đến nay (8/1992) nước ta vẩn chưa có luật ngân sách, luật DN, luật lao động, là nhửng luật tối cần cần thiết để DNNN hoạt động đúng pháp luật. Có thể thấy rất rõ là quyền tự chủ đối với các DNNN ở nước ta hiện nay vừa chưa đủ vừa quá tải (nhất là các lỉnh vực yếu tố giáo dục…) Nguyên nhân chính là chưa có khuôn khổ pháp luật được xác định rõ ràng. Hậu qu._.ả là người lương thiện thì rất khó khăn trong làm ăn, còn các cơ hội làm bậy thì khó trừng phạt, như thế thì các DNNN làm sao mà phát triển có hiệu quả được ? Nguyên nhân thứ ba là, vai trò của DNNN đối với nền kinh tế quốc dân đối với ngân sách nhà nước là rất mâu thuẫn. Một mặt KTQD với vai trò chủ đạo đang nắm giữ khoảng 80% tài sản quốc gia, 90% lao động lành nghề và các cán bộ khoa học, 95% tín dụng nhà nước, có trên 12.000 DNNN nhưng có đến 38- 40% DN làm ăn thua lỗ và chỉ sản xuất được 30% của cải hàng năm của cả nước (TNQD), ngoài ra đây củng là khu vực chứa nhiều tiêu cực nhất: Tham nhũng, lảng phí, quan liêu, bao cấp… Mặt khác một thực tiển là hiện nay nền tài chính quốc gia của chúng ta về cơ bản là dựa vào KTQD, gần 2/3 nguồn thu của NSNN là từ DNNN. Như vậy nếu chúng ta tư nhân hoá toàn bộ DNNN thì sẻ xẩy ra chuyện gì? Thứ nhất là qui định trái với quy luật phổ biến là nước nào củng phải duy trì một số lượng DNNN nhất định (lý do sẻ nói sau). Thứ hai là, nền tài chính quốc gia sẻ sụp đổ và chế độ chính trị mà ta đã khẳng định khó mà đứng vững được: có người nói tư nhân hoá các DNNN thì nhà nước không hề mất nguồn thu vì đã có các DN tư nhân thay thế đóng thuế. Về nguyên lý nguyên tắc thì điều đó đúng (nếu mọi điều liên quan là đúng và hợp lý). Nhưng thực tiển nước ta lại cho thấy: Khu vực kinh tế ngoại quốc doanh sẻ mắc sai lầm nghiêm trọng hơn. Hiện xản cuất 70% thu nhập quốc dân nhưng chỉ đóng góp khoảng 28 – 20% NSNN (trong khi quốc doanh chỉ sản xuất 30% thu nhập quốc dân nhưng đóng góp trên 60% NSNN). Từ thực tế đó, chúng tôi cho rằng nếu có nóng vội hoặc chủ quan trong việc xử lý khu vực kinh tế quốc doanh sẻ mắc sai lầm hơn như một số nước đông âu đã gặp phải. Phải chăng liệu pháp “sốc” ở Ba lan, Nga đã chứng tỏ không thành công bằng “giải pháp từ từ ” ở trung quốc Belutria, Việt Nam những tồn tại mâu thuẩn nói trên làm chúng ta day dứt, khó chịu nhưng không hề làm chúng ta bi quan dao động. Vậy chúng ta phải nhận thức như thế nào trước tình hình đó và lối thoát của chúng ta là ở đâu? Tôi cho rằng không thẻ có một giải pháp chung cho toàn DN, mà cần phân loại chúng, mỗi loại sẻ có một giải pháp riêng biệt thích hợp. Theo tôi toàn bộ các DNNN cần phải phân ra ba loại và áp dụng các giải pháp cơ bản cho ba loại sau: Loại 1: Là các DN mà trong điều kiện hiện nay cần phải giữ lại hình thức quốc doanh bao gồm các loại DN hoạt động trong 4 lỉnh vực sau đây. Các DN hoạt động phục vụ công tác an ninh quốc phòng: + sản xuất vũ khí đạn dược. + Sản xuất thuốc nổ, thuốc độc. + Sản xuất phương tiện phát sóng truyền tin. Tóm lại trong nền kinh tế thị trường , ở bất cứ nước nào sự tồn tại của DNNN như một yếu tố khách quan nhưng do vai trò của DNNN trong các nước không giống nhau (vì có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội khác nhau), nên số lượng DNNN ở mỗi nước củng khác nhau, chưa có cơ sở lý luận và thực tế để quy định phải để lại bao nhiêu % DNNN. Loại 2: là các DN không cần giữ hình thức quốc doanh đang làm ăn có lãi, không có lãi hoặc thua lỗ nhưng chưa đến nước phải sát nhập cho thuê hoặc giải thể. Trong hơn 12.000 DNNN hiện nay thì loại này chiến đa số khoảng 60-70%. Loại 3: là các DN thua lỗ kéo dài, không có khả năng thanh toán, đã dùng nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng không vực dậy được, loại này hiện nay khoảng 20 – 25%. Các giải pháp cho từng loại phải phù hợp với tình trạng, đặc điểm vai trò của mỗi loại. Có thể sử dụng những giải pháp sau đây đối với loại một: Thực hiện quy chế hội đồng quản trị. Thực hiện quy chế giao vốn, bảo toàn và phát triển vốn. Thực hiện chế độ thuế, tín dụng. Bỏ chế độ ba giữ như hiện nay, chỉ cần khống chế quỷ tích luỷ từ 35% trở lên, lập quỷ dự phòng rủi ro khoảng 5% còn phần lợi nhuận còn lại sau khi DN đã làm đầy đủ nghĩa vụ với NSNN do hội đồng quản trị quyết địnhviệc phân phối và sử dụng. Thực hiện chế độ tiền lương theo chức danh tiêu chuẩn và các định mức thống nhất. Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước tư bản và vận dụng vào Việt Nam. Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh tế bước đầu đã xuất hiện ở nước ta. Nghiên cứu logic và lịch sử con đường hình thành công ty cổ phần trên thế giới sẻ góp phần làm sáng tỏ con đường hình thành công ty cổ phần ở nước ta. Con đường hình thành các công ty cổ phần ở các nước tư bản Công ty cổ phần là những “công ty được hình thành trên cơ sở liên hiệp nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu. Lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phiếu tuỳ theo pháp luật của từng nước mà công ty cổ phần được tổ chức dưới các hình thức khác nhau”. ở nước Anh công ty cổ phần có hai loại: Công ty công cộng và công ty riêng công ty công cộng là công ty cổ phần mà có cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong công chúng. Các cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng hay mua bán trên thị trường chứng khoán, số cổ đông sáng lập ít nhất là bảy người. Công ty riêng là công ty mà số cổ đông bị hạn chế (không quá 50 người) và cổ đong sáng lập không quá hai người, số cổ phiếu không được bán cho công chúng và không được chuyển nhượng. ở pháp tương đương với công ty công cộng ở Anh là “công ty vô danh”, trong đó ban quản trị có quyền hạn rất lớn. Tương đương với công ty riêng là “công ty trác nhiệm hữi hạn”. mặc dù tên gọi mỗi nước, mỗi thời kì kác nhau song công ty cổ phần đều có điểm chung là một DN có tư cách pháp nhân trước nhà nước và có đối tác quan hệ là một kiểu tổ chức chặt chẻ huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu, mỗi chủ sở hữu chỉ hưởng quyền lợi và trách nhiệm hữu hạn trong phần đóng góp. Công ty cổ phần được ra đời trên cơ sở nền sản xuất được xã hội hoá cao, đặc biệt là xã hội hoá về vốn, quan hệ tín dụng phát triển, quan hệ thị trường hình thành đầy đủ, thi trường tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán… công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty đông ấn của Anh (năm 1600- 1858). Trải qua vài trăm năm.công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước tư bản theo xu hướng từ giản đơn đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một lỉnh vực đến nhiều lỉnh vực, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia qua các công ty siêu quốc gia. Nhửng năm 20-30 của thế kỉ XX với cuộc cách mạng công nghiệp phải xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường sắt,điện lực, khai thác mỏ cần nhiều vốn do đó công ty cổ phần phát triển rất nhanh. Ví dụ: ở nước Anh năm 1862 có 165 công ty cổ phần, năm 1890 có 21006 công ty cổ phần, đến năm 1962 có 428.000 công ty cổ phần ; ở Mỹ năm 1904 công ty cổ phần mới chiếm 23,6% công ty cả nước, năm 1947 công ty cổ phần chiếm 69% công ty cả nước, đến năm 1962 chiếm 78% tổng công ty cả nước. Như vậy ở các nước tư bản phát triển hình thức kinh tế phổ biến hiện nay là công ty cổ phần. Nghiên cứu logic và lịch sử hình thành phát triển công ty cổ phần ở các nước TBCN về cơ bản được thực hiện theo ba con đường sau: Thứ nhất con đường tryuền thống sự liên kết tư bản trong nước và hình thanh công ty cổ phần. Trong giai đoạn đầu của phương thứ sản xuất TBCN, các nhà tư bản chủ yếu xuất thân từ thợ cả, người chủ phường hội, thương nhân người cho vay nặng lãi và người Fec-mi-ê TBCN. Lúc đầu họ lập ra các xí nghiệp TBCN riêng rẻ kinh doanh độc lập, thuê mướn công nhân lao động làm thuê. Dần dần với sự phát triển của sức sản xuất và chế độ tín dụng, họ đã liên kết với nhau dựa trên quan hệ nhân thân và chữ tín, đó là các công ty chung vốn. Vì vậy nó tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nhất định với rất nhiều hình thức đa dạng: hợp tác xã, công ty dân sự công ty hợp doanh, công ty dự phần sau này nó nhường chỗ cho công ty chung vốn ở mức cao hơn đó là công ty cổ phần, công ty cổ phần là công ty đối vốn, trách nhiệm hưu hạn tổ chức chặt chẻ, có tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần đầu tiên ra đời trong lỉnh vực thương nghiệp, năm1600 công ty đông ấn của Anh được thành lập với sự tham gia của 1000 thương nhân. hoạt động của công ty theo liên kết lỏng lẻo. Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển. Sau mới chuyển đi tiến hành quyết toán cho từng người tham gia nhận lại vốn cổ phiếu và tiền lãi. đến giai đoạn công nghiệp cơ khí sự phát triển mới về kỉ thuật đặt ra nhu cầu về vốn rất lớn mà mỗi nhà tư bản không đáp ứng nỗi. điều đó đòi hỏi các nhà tư bản phải liên kết nhau lại để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hơn nữa đến gia đoạn này thị trường mở rộng cả trong nước và quốc tế đòi hỏi các nhà tư bản phải liên kết nhau lại mới có thể đứng vửng và chiến thắng trong thương thị trường đầy khắc nghiệt. sản xuất phát triển các hình thức huy động vốn như tập trung tư bản vay tín dụng vẩn không thoả mản như cầu, do đó xuất hiện hình thức huy động vốn bằng cách ohát hành cổ phiếu, thị trườngái phiếu. Hình thức này đã thu hút nhanh chóng tiền nhàn rỗi của tất cả tầng lớp dân cư trong toàn xã hội, biến nó thành tư bản sinh lời. Việc phát hành cổ phiếu làm cho công ty cổ phần ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất tư bản hiện đại và ngày càng chiếm ưu thế so với các loại hình DN khác. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần có thể liên kết dọc (theo ngành kinh tế , kỷ thuật) hoặc liên kết ngang (hổ trợ cho nhau) để hình thành các tập đoàn tư bản (đứng đầu là công ty mẹ, và sau là các công ty phụ thuộc con cháu... ) để cạnh tranh hoặc liên kết với các tập đoàn tư bản khác trên thế giới. Tóm lại hạt nhân cơ bản hình thành công ty cổ phần theo con đường truyền thống là sự liên kết các tư bản riêng rẻ, các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hình thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần được hình thành phát triển dựa trên vốn của nhiêu chủ sở hữu, ngày càng nắm nhiều ngành then chốt của quốc gia. Thứ hai là, con đường liên kết tư bản trong nước với tư bản nước ngoài. Lịch sử đã ghi nhận con đường liên kết tư bản trong nước với tư bản nước ngoài để xây dựng đường sắt liên quốc gia Anh – Pháp (năm 1960- 1980) là một trong những sự liên kết tư bản đầu tiên. sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản lớn của các quốc gia để tìm thị trường nơi tiêu thụ có lợi... dẩn đến sự đấu tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản. Kết quả là dẩn đến sự thôn tính của các tập đoàn tư bản mạnh hơn hoặc sự thoả hiệp giữa chúng để hình thành tập đoàn tư bản mới. đồng thời cuộc cách mạng khoa học hiện đại mới đòi hỏi có sự tập trung vốn lớn của nhiều quốc gia. Ví dụ máy bay Boing sản xuất ở Mỹ phải liên kết với 650 công ty đặt trên 30 nước trên thế giới, hoặc sản xuất ôtô FORU phải liên kết với 165 công ty ở 20 nước khác nhau. Ngày nay sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt đặc biệt là giữa ba trung tâm kinh tế thế giới và các nước công nghiệp mới. Sự liên kết tư bản quốc tế thể hiện dưới nhiều hình thức: xí nghiệp liên doanh gồm công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp 100% vấn nước ngoài, cho thuê đặc khu kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh tế... sự xuất hiệnngày càng nhiều các văn phòng đại diện trên thế giới đã tạo nên các tập đoàn tài chính kiểm soát nền kinh tế thế giới. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 2000 công ty độc quyền quốc tế với hơn 33 triệu lao động làm thuê. Sự liên kết tư bản quốc tế có rất nhiều hình thức khác nhau trong đó có công ty cổ phần. Vì vậy, con đường thứ hai hình thành công ty cổ phần là liên kết tư bản quốc tế. Thứ ba, quá trình CPH DNNN để hình thanh công ty cổ phần. Thế kỷ XX cùng với những thành tựu mới của khoa học kỷ thuật và xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất đã xuất hiện DNNN như một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, chống lại những căn bệnh của CNTB. Trong các nước tư bản phát triển, tỷ lệ sở hữu nhà nước khác nhau. Có nước ít như Mỹ là 2%, Anh là 8% Nhật 11%, có nước cao như Italia 39-40%, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, song tất cả các DNNN đều có đặc điểm chung là kém hiệu quả. Vì vậy đầu thập kỷ 80 đến nay, ở tất cả các nước TBCN đều diễn ra quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh trên quy mô lớn với nhiều hình thức phong phú bằng nhiều biện pháp và bước đi khác nhau, phổ biến nhất là bán đấu giá các cổ phiếu của xí nghiệp cho tất cả những ai muốn mua thông qua số giao dịch chứng khoán. ở Anh đầu những năm 1988 đã bán 40% tài sản khu vực quốc doanh trị giá hơn 20 tỷ bảng Anh, ở pháp chưa đầy năm rưỡi đã bán ra 1/3 chương trình tư nhân hoá thu 7 tỷ Frăng. Tây Đức, năm 1984 – 1987 bán hoàn toàn hay một phần cổ phiếu khống chế của nhà nước trong hơn 50 công ty với tổng giá trị hơn 5 tỷ Mác. Ví dụ: ở Anh để giữ ảnh hưởng của mình trong một hoạt động các công ty được tư nhân hoá một phần. Nhà nước vẩn giữ quyền bổ nhiệm các quan chức làm nhiệm vụ theo dõi sao cho trong các điều lệ xí nghiệp không có những thay đổi căn bản. Tóm lại chương trình tư nhân hoá ở các nước tư bản có thể phân làm ba phần sau: Trước hết đối với DN có tầm quan trọng an ninh quốc phòng gắn với chế độ chính trị, nghiên cứu khoa học... nhà nước không tư nhân hoá. Đối với các DN quan trọng nhà nước chuyển sang hình thức sở hưu tư nhân hoá hoàn toàn hoặc biến thành công ty cổ phần, song nhà nước vẩn giữ quyền khống chế, chi phối. đây là xu hướng phổ biến trong công việc cải tổ DNNN trong giai đoạn hiên nay. Cuối cùng DN không quan trọng, nhà nước bán để chuyển hình thức sở hữu, tư nhân hoá hoàn toàn hoặc biến thành công ty cổ phần. Điểm mới trong các công ty cổ phần của các nước tư bản là tỷ lệ công nhân có cổ phần ngày càng tăng. ở các nước tư bản đang thực hiên chương trình biến công nhân thành người cùng sở hữu của công ty bằng cách hành năm trích khoảng 20-25% tổng quỹ lương để đưa vài tài khoản của công nhân dùng để mua cổ phiếu của công ty. Ngoài ra trong quá trình CPH, nhà nước cho không và cho quá trình số cổ phiếu (trung bình là 40 cổ phiếu cho mỗi công nhân trong xí nghiệp và cho mua thêm cổ phiếu tiền trả sau...). Vì vậy, ở Thuỵ điểm 21% dân cư có cổ phần,Pháp có 6 triệu người có cổ phần, Anh có 8 triệu cổ đông, Mỹ có khoảng 30-40 triệu người trong đó có khoảng 10-12 triệu người lao động, ở Mỹ cuối năm 80 có khoảng 10.000 công ty trong đó công nhân nắm từ 1-100% tư bản cổ phần. đây là điểm mới đáng lưu ý trong quá trình CPH DNNN ở nước ta hiện nay. Bước đầu vận dụng công ty cổ phần ở Việt Nam. Nghiên cứu lôgic và lịch sử hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Nước ta hiện nay có thể từng bước hình thành công ty cổ phần theo ba con đường, bởi trên thực tế ta có những tiền đề, điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội pháp luật… cần thiết để hình thành công ty cổ phần. Thực tế đã chứng minh hiện nay trên cả nước đã có hơn148 công ty cổ phần trong đó công nghiệp là 38, nông nghiệp là 8 và xây dựng là 10. Trong 3 con đường thì CPH DNNN là phát triển nhiều nhất, bởi vì hiện nay DNNN chiếm 80% tổng số vốn của toàn bộ nền kinh tế, song chỉ góp 44% GDP, do vậy hiệu quả rất thấp, vì vậy cần phải cải tổ lại DNNN bằng cách bán đứt, cho thuê, giải thể sát nhập hoặc biến thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có một phần vốn. đây là xu hướng phù hợp với Việt Nam và thế giới. Tính đến tháng 6- 1995 nhà nước mới tiến hành CPH được 3 DN. đó là công ty đại lý liên hợp vận chuyển (bộ giao thông vận tải), công ty cơ điện lạnh (sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), nhà máy giấy Hiệp An, (Bộ công nghiệp). Còn công ty Legamex (sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh) và xí nghiệp nhựa Bình Minh. (Bộ công nghiệp) đang còn vướng mắc chưa chuyển thành công ty cổ phần. Quá trình CPH DNNN đang gặp rất nhiều khó khăn cả từ phía cơ quan cấp trên như: Nếu đồng nhất CPH với tư nhân hoá, sẻ mất CNXH; Mặt khác vẩn chưa có văn bản pháp lý của quốc hội nên khó xử lý; đồng thời bên dưới củng vấp phải những trở ngại như: Khó xác định giá trị DN, lực cản trở từ phía cán bộ công nhân viên xí nghiệp, do chưa có thị trường đầu ra cổ phiếu. Muốn thúc đẩy quá trình CPH DNNN cần sử dụng nhiều hình thức CPH. DNNN bán cổ phần cho công chúng (của trên bán cho công nhân viên trong xí nghiệp) để giảm bớt phần vốn nhà nước trong DN trơ thành sở hữu hổn hợp có phần vốn của công nhân. DNNN vẩn giữ nguyên và gọi thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trong công chúng và nước ngoài. DNNN lập công ty cổ phần mới và giọi vốn công chúng cả trong và ngoài nước trong vấn đề CPH DNNN cần lưu ý ba điểm: Thứ nhất, nên có hình thức khuyến khích công nhân viên mua cổ phiếu trong công ty mình bằng cách cho không cổ phiếu, bán và cho trả dần. Việc tạo điều kiện cho người làm công tham gia sở hữu nhằm nhiều mục đích, trong đó có việc ngăn cản người làm công chống đối quá trình cổ phần hoá. Thứ hai, dù dưới hình thức nào thì nhà nước vẩn phải nắm giữ một số vốn đủ sức điều tiết, khống chế nền kinh tế củng như chính trị và mục tiêu khác. kinh nghiệm trên thế giới chưa có một nước nào tư nhân hoá hoàn toàn mặc dù chế độ chính trị phục vụ tư bản tư nhân. nước ta, nhà nước cần phải nắm giữ tỷ lệ khống chế định hướng nền kinh tế nhiều thành phần theo quỷ đạo XHCN. Khuyến khích thành lập các xí nghiệpliên doanh với nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần. để khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cần giảm bớt thủ tục phiền hà tropng việc xét duyệt, thẩm định dự án và triển khai dự án liên doanh. trình độ xã hội hoá thấp do đó việc biến các công ty vừa và nhỏ thành các công ty cổ phần là quá trình từ từ, thận trọng tránh sự chủ quan nóng vội như phong trào hợp tác hoá trước kia. Bởi vì thực trạng DN vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Các DN nhỏ thiếu vốn 47,9%, thiếu thị trường tiêu thụ 44,4% tương tự với các DN vừa là 69,5% và 27,1%. Trình độ kỷ thuật công nghệ rất thấp gần 50% số DN nhỏ ở nông thôn chỉ sử dụng công cụ cầm tay, 15,5% sử dụng công cụ nửa cơ khí, hơn 35,5% sử dụng công cụ về điện. Trình độ cán bộ quản lý DN nhỏ có bằng cấp chưa nhiều. ở Hải Hưng có tới 69,5%chủ DN có kiến thức quản lý bằng kinh nghiệm, 13,9% chủ DN không biết về luật công ty và luật DN tư nhân, 61,1% chủ DN không biết về luật đầu tư, 11,1% chủ DN không biết về luật thuế, 50% không biết về luật môi trường… Hầu hết các DN nhỏ ít được nhà nước hổ trợ đào tạo tay nghề và kỉ năng quản lý DN. do vậy trình độ và kỷ thuật tay nghề thấp so với mặt bằng xã hội. Thực tế nêu trên cho phép ta khẳng định, con đường hình thành công ty cổ phần bằng cách liên kết các DN vừa và nhỏ phải có thời gian, phải dựa trên sự phát triển chín muồi của các điều kiện kinh tế – xã hội, pháp luật khác…Trước mắt các DN vừa và nhỏ có thể làm vệ tinh cho các DN lớn dưới các hình thức cung cấp nguyên liệu gia công chi tiết… để dần hình thành các mối liên hệ kinh tế chặt chẻ hơn tạo điều kiện cho việc hình thành công ty cổ phần. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa với nước ngoài trong mối quan hệ bình đẳng với các nưóc trên thế giới, nên chăng từng bước chúng ta thành lập các tập đoàn kinh tế mạng xuyên quốc gia mà nòng cốt là các công ty cổ phần lớn có chi nhánh trên toàn lảnh thổ, vừa sản xuất vừa xuất khẩu để cạnh tranh với các tập đoàn bên ngoài và dần dần mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh ra nước ngoài. để làm được điều này cần có sự giúp đỡ tích cực của nhà nước về vốn kỷ thuật cán bộ, môi trường pháp lý, thông tin. Chuyển nền kinh tế sở hữu thuần tuý đơn nhất sang nền kinh tế đa thành phần sở hữu hỗn hợp thì công ty cổ phần là một trong những hình thức tương đói phù hợpvới xu thế phát triển về kinh tế của nước ta trong tương lai. CPH con đường tất yếu nhưng không êm ả. Nền kinh tế nhiều thành phần bản chất đã chứa nhiều yếu tố cạnh tranh, mà trong cuộc cạnh tranh này DNNN luôn ở vào thế bất lợi đó là bộ máy cồng kềnh cơ chế quản lý lắm tầng nấc xung quanh, tuy nhiên vẩn còn nhiều lợi thế, vốn nhà nước để lại thấp, mối quan hệ giữa con người con người còn để lại bản chất của chế độ XHCN, không có bóc lột, không có đánh đập cúp lương. Như chúng ta đã thấy trong các liên doanh với nước ngoài bình đẳng trong lao động . Các thành phần kinh tế được phát huy, tất yếu dẫn đến hình thức đa dạng hoá sở hữu; Nếu để cho nó tự phát điều tiết thì đến một lúc nào đó các DN XHCN sẻ tự “đào thải” bởi sự vươn lên của các thành phần kinh tế chiến lỉnh thị trường như là quy luật tất yếu của nền sản xuất hành hoá. Cho đến nay gần 6.000 DNNN phần lớn hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, thiếu thị trường chưa tìm được lối thoát. sự nhận biết những chuyển đổi khách quancủa các DN ngay từ năm 1992 chính phủ đã CPH thí điểm ở 10 DN và năm 1996 chính phủ đã có nghị định 28/cp về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. đây là chiến lược lớn để huy động vốn, chuyển dần quyền sở hữu cho người lao động góp phần chống tham nhủng lảng phí, tạo nên phương thức quản lý sáng tạo nhanh nhạy và hiệu quả trong cơ chế thị trường. Nó không phải là tư nhân hoá như đang tiến hành ở các nước đông âu mà là đảm bảo quyền làm chủ thực sự của người lao động dưới hình thức góp cổ phần mua cổ phiếu và được nhà nước để lại một phần trong các quỷ làm vốn cổ phần. Đến nay mới có 10 DN chuyển thành công ty cổ phần. Về hiệu quả không ai nghi ngờ, thu nhập của người lao động tăng lên rõ rệt, tài sản được bổ sung, ai củng quan tâm đến sản xuất. ở khách sạn Sài Gòn từ sau ngày công ty cổ phần ra đời đời sống của người lao động tăng gấp 3-4 lần trước đây, bình quân lương tư 1,7-3,5 triệu đồng/tháng; của Gemadep bình quân 2,4 triệu đồng/tháng, cổ phiếu giá trị thực gấp 2,3 lần so với giá trị ban đầu. Cái lợi của CPH ai củng thấy song bước tiến hành của nó còn quá chậm chạp, thậm chí có nơi còn chưa “mặn mà” với chủ trương lần này ngay cả trong ngành du lịch bởi những nguyên nhân sau: Người lao động quá quen với lối làm ăn củ, bằng lòng với mức thu nhập 300.000- 500.000/tháng mà không thấy là sự thay đổi có tính chất cách mạng trong quan hệ sản xuất. Lối suy nghĩ củ kỉ nơm nớp lo thất nghiệp, không có việc làm đã hằn sâu trong suy nghĩ của người lao động. Cộng thêm sự thiếu hiểu biết về chính sách của Đảng và nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần vẩn giã vững định hướng XHCN, giữ tính ổn định trong DN. Phần lớn cán bộ lảnh đạo ở các DN đã không hiểu hết sự chuyển đổi nhân đạo của chính sách CPH lại “ôm lấy” phương thức quản lý không còn thích hợp trong cơ chế thị trường, vì ở đó người giám đốc còn đẩy rẩy quyền hành và bổng lộc, nhưng lại sẳn sàng “phủi bụi” khi làm ăn thua lỗ, dẩn đến phá sản công ty, nên không nhiều giám đốc tiếp nhận một cách tự giác tháo gở những khó khăn chưa nhận thức nỗi ban đầu. Phải nhìn thẳng vào một sự thật một số chế độ chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ, các văn bản hướng dẩn về chế độ ưu đãi về thuế sau khi chuyển sang công ty cổ phần. Có công ty khi thực hiện thì khó có thể thuyết phục cơ quan thuế và các chế độ miển giảm các loại thuế vì chưa có thông tư hướng dẩn. Hay trong đánh giá tài sản chưa có tiêu thức chuẩn và mức độ của lợi thế DN. nếu đánh giá cao thì không ai mua, nếu đánh giá thấp thì nhà nước thiệt, xã hội xô vào mua, không còn cổ phiếu để bán cho người lao động. Ngành du lịch của chúng ta chỉ mới quản lý đến các DNNN trong toàn ngành và sẻ tiến hành ở một vài DN trực thuộc tổng cục như các công ty DL Đà Nẵng, Hải Phòng, OSC, ít ra củng có được kinh nghiệm của khách sạn Sài Gòn. Song bước triển khai củng không đơn giản. nếu bước vận động qua đi, hoặc phải có giải pháp để các DN vừa và nhỏ cả làm ăn có lãi và thua lỗ biết được tính bắt buộc của chủ trương này, để thu hồi vốn và nâng cao hiệu quả của các DN. con đường CPH là con đường phổ biến đối với các nước thực hiện nền kinh tế thị trường, song còn quá mới mẻ đối với chúng ta. Nhiều văn bản của nhà nước sẻ được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của cơ sở, song mỗi cơ sở trong ngành du lịch phải quán triệt cho được tư tưởngtrong thông báo của bộ chính trị “trong năm 1997 cần củng cố các DNNN có cổ phần hoá, đồng thời lựa chon thêm một số DN vừa và nhỏ thuộc các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, các DN dịch vụ, các DN thương mại không chi phối lớn đến đời sống nhân dân, các DN vận chuyển”. Với tư tưởng chỉ đạo của bộ chính trị, chúng ta sẻ từng bước tiến hành CPH các DN trong ngành, nhằm rút ra bài học cho bước sau này. 1.3 Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN một số nước. CPH ở các nước XHCN trước đây thuộc đông âu. Khác với đa số các nước phát triển và đang phát triển, nơi có mộnt nền kinh tế thị trường đang vận động với quá trình CPH, ở đó hướng vào việc thúc đẩy các hoạt động thi trường sẳn có thì đối với các nước XHCN ở đông âu quá trình CPH đã trở thành cuộc thử nghiêm quan trọng đối với các chính phủ mới thành lập. Trong việc cam kết chuyển sang nề kinh tế thị trường và sang một hệ thống chính trị dựa trên quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do các nhân. đối với các nước này việc tiến hành CPH được đặt trong một chương trình tư nhân hoá. Nước cộng hoà dân chủ Đức trước đây, do những điều kiện đặc biệt thuận lợi hơn so với các nước khác nên đã thực hiện quá trình tư nhân hoá và CPH với nhịp độ nhanh nhất. Các nước như Tiệp Khắc (cũ) Hungary, Balan củng đang thực hiện chương trình này một cách tích cực việc tư nhân hoá và CPH hàng ngàn cửa hàng, hàng ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ. Được diển ra nhanh hơn so với việc triển khai các công ty lớn. Trong các nước đều đặt ra các hệ thống pháp lý cần thiết cho việc CPH các DNNN đã vượt qua những trở ngại ban đầu cho việc chuyển kinh tế từ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng số DN cổ phần hoá vẩn còn hạn chế so với dự kiến. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối nên việc tiến hành tư nhân hoá và CPH ở các nước này gặp nhiều khó khẳn trở ngại. Liên xô (củ) khi bước vào công cuộc CPH đang phải lấy tiền lương hàng chục vạn DNNN và tổng nguồn vốn là 3500 tỷ rup (1990) trong đó vốn cố định là 2700 tỷ rup và vốn lưu động là 800 tỷ rup; tổng số tài sản khu vực là 2000 tỷ rup (khoảng 30 tỷ USD)với khoản nợ nước ngoài là 1400 tỷ (khoảng 20 tỷ USD), còn ba lan thì với hơn 700 DNNN trong đó 500 DN quy mô lớn và một khoản nợ nước ngoài không nhỏ. Quan niện phổ biến ở các nước Đông Âu trong cải cách kinh tế nhằm chuyển kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường là thực hiện liệu pháp “sốc” hay “ vụ nổ lớn” nên quy trình tư nhân hoá và CPH ở các nước này trở nên hết sức khó khăn và phức tạp do quy mô và phạm vi tiến hành quá rộng lớn mà thời gian đòi hỏi ngắn hơn nhiếu so với các nước khác. chẳng hạn nước CHLB Nga dự báo bán hơn 10000 xí nghiệp thuộc các ngành thương nghiệp và công nghiệp nhẹ hết đến năm 1992 và hơn 850 tỷ rup, giá trị tài sản của các xí nghiệp công nghiệp sẻ được bán trong 2 năm 1993-1994. Do đặc điểm nổi bật ở các nước này là khu vực tư nhân còn quá nhỏ bé và yếu ớt, thị trường vốn chưa phát triển nên chính phủ các nước đều nhằm vào các nhà đầu tư nước ngoài, coi đó là một nhân tố quan trọng để thay đổi kỉ thuật công nghệ hiện đại. Một đặc điểm có tính chất đặc thù, khác với đa số các nước khác trên thế giới và các nước Đông Âu, trước hết phải “ thương mại hoá các xí nghiệp quốc doanh như là điều kiện tiên quyết để thực hiên quá trình CPH. Việc thương mại hoá này cho phép xác định các quyền sở hữu và quyền kinh doanh đối với các tài sản của nhà nước, tạo điều kiên chuyển đổi chúng thành công ty trách nhiệm hữu hạn. vì vậy các nước Đông Âu thành lập một cơ quan nhà nước có quyền lực lớn chuyên trách việc quản lý tài sản nhà nước, chống vụ lợi của các trường hợp CPH, đảm boả cho việc mua cổ phiếu, xác định đối tượng và tỷ lệ CPH. Bên cạnh dó các nhà nước phải hình thành một mạng lưới các tổ chức tài chính trung gian để hổ trợ cho quá trình thương mại hoá và CPH. Một mâu thuẩn đặt ra cho các nước Đông Âu là sức mua hạn chế của nhân dân và bên kia là mục tiêu của tư nhân hoá và CPH lớn trong một thời gian ngắn, mâu thuẩn giữa bên “cung” quá lớn mà bên “cầu” quá nhỏ. Qua 20 năm mở cửa công cuộc cải cách DNNN ở Trung Quốc đã có những thành công đáng kể cả về mặt lý luận lẩn thực tiển. Về đại thể nó đã trải qua ba giai đoạn sau đây: Giai đoạn mở rộng chủ quyền xí nghiệp (1979-1984), gia đoạn thực hiện tách hai quyền : Quyền sở hữu và quyền kinh doanh (1985-1993), giai đoạn xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại (từ 1994 đến nay). Sau đại hôi 15 thủ tướng Chu Dương Cơ đã đẩy nhanh tiến độ cải cách DNNN theo hướng CPH nhằm xoay chuyển tình trạng làm hiệu quả , thua lỗ của DNNN. Ông đã đưa ra phương châm “nắm to buông nhỏ”, áp dụng phổ biến phương thức CPH và phi quốc hữu hoá các DNNN nhỏ, vừa. Thực hiên phương châm này nhà nước đã thực hiên phân loại xí nghiệp. Trong số 470 nghìn DNNN đã xác định được 268 DNNN quy mô đăc biệt lớn và 7223 DNNN quy mô lớn có ảnh hưởng và tác động quốc tế dân sinh để nhà nước tập trung đầu tư . những xí nghiệp còn lại dùng biện pháp “thả nỗi” hoăc “tuỳ nghi áp dụng” . quán triệt chủ trương này thực tế đã xảy ra hai xu hướng: Một là bán để bán tháo các DNNN làm thất thoát nghiên trọng tài snả nhà nước điển hình nhất là tỉnh Liên ninh, Từ xuyên- Trung Quốc. Chẳng hạ Liên Ninh có 43000 DNNN trong đó có 92% DN vừa và nhỏ tính đến cuối tháng 3 năm 1998 đã có khoảng 50% số DN này “xuất ngũ khỏi DNNN “, trong đó có 648 DN này làm đứt cho tư nhân. nhiều ngành chủ quản và địa phương không mạnh dạn tiến hành các biện pháp cải cách tiến hành quản lý theo cách củ nhằm bảo vệ quyền lợi riêng. Cả hai chiều hướng trên đều làm cho đời sống công nhân sa sút, sự ổn định xã hội bị đe doạ. Điều quan trọng hơn nữa là tình hình DNNN thua lỗ trong cả nước sẻ giảm bớt song chỉ giảm được 8% so với năm 1998. Thực tế hai tháng đầu năm 1999, DNNN vẩn lỗ vốn 14,3 tỷ NDT, tăng hơn cùng kì năm trước , làm cho “năm bản lề then chốt” của cải cách DNNN chưa được như mong muốn. Trước tình trạng trên chủ tịch Giang trạch Dân đã có nhiều cuộc tiếp xúc, toạ đàm. tại cuộc toạ đàm về cuộc cải cách và phát triển DNNN của 8 tỉnh thành và khu vực tự trị miền Đông Bắc và Hoa Bắc trong hai ngày 11,12 – 1999 đã có bài nói chuyện quan trọng. Luân điểm nỗi bật đáng lưu ý vì giá trị chỉ đạo thực tiển của nó nhằm mục tiêu “hình thành bố cục và kết quả kinh tế quốc hữu tương đối hợp lý”. Tại sao phải điều chỉnh bố cục và kết cấu khu vực kinh tế nhà nước cùng với quá trình đẩy mạnh mở cửa, quy mô nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, cạnh trnh kinh tế trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt, đặc biệt là trong điều kiện từng bước hình thành nền kinh tế thị trường , khu vực kinh tế nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế mới. Một l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0903.doc