Giải pháp thu hút vốn FDI vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

A-LỜI MỞ ĐẦU Sau 20 tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đi khởi sắc. Cơ cấu các ngành kinh tế đã có những sự chuyển dịch tích cực mang tính thị trường. Từ khi nguồn vốn FDI được thu hút đầu tư Việt Nam các ngành kinh tế đã được đầu tư thích đáng, thúc đẩy nhanh công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Thuỷ sản cũng là một trong số ngành đó. Sau những năm đổi mới. Thuỷ sản Việt Nam đã có những bước đi khẳng định mình trong nền kinh tế Việt N

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thu hút vốn FDI vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am cũng như trong nền kinh tế thế giới. Tuy còn nhiều bất cập và yếu kém về nhiều mặt nhưng Thuỷ sản Việt Nam cũng đã vươn lên đứng vị trí thứ 10 trong các nước xuất khẩu Thuỷ sản. Và đặc biệt hơn sau khi Việt Nam ra nhập WTO thì cơ hội cho ngành Thuỷ sản càng được nâng cao hơn. Khi các nhà đầu tư liên tục đăng ký vốn đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành Thuỷ sản hầu như vẫn chưa được quan tâm tương xứng với tiềm năng sẵn có, lượng vốn đầu tư vào ngành chiếm một tỷ lệ rất nhở so với lượng vốn đầu tư cho Nông nghiệp. Với tính cần thiết và cấp bách của vấn đề, Tôi đã chọn đề tài : “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Do hạn chế về kiến thức, thời gian và số liệu nên bài viết này Tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự góp ý của Thày giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn và các bạn để hoàn thiện chuyên đề thực tập của Tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ Tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. B - NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 1. Khái niệm về FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận : vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay nợ trong nội bộ công ty. Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra Định nghĩa như sau về FDI :Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là “ công ty con hay chi nhánh công ty”. ( Nguồn Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. 2. Các hình thức FDI. 2.1. Doanh nghiệp liên doanh : Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Đối với nước tiếp nhận đầu tư : Ưu điểm : giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi với liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. Đối với nhà đầu tư nước ngoài : Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hóa. 2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đối với nước tiếp nhận : Ưu điểm: Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp nhận được thị trường nước ngoài. Nhược điểm : Khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài : Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước sở tại. 2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đòng hợp tắc kinh doanh. Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân hia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tắc kinh doanh. Đối với nước tiếp nhận : Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với nước nhận đầu tư : Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. -Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT. BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và tỉ lệ lợi nhuận hợp lý. Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi hoàn cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại. Đối với nước chủ nhà : Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án có sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. Đối với đầu tư nước ngoài : Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. 2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company). Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi. Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc tiếp thị, tiêu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhập và các nghiệp vụ tài chính. Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty. Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này. Cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển 2.6. Hình thức công ty cổ phần : Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia giám sát quản lý hoạt động của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là co quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Ở một số nước khác, công ty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài được thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước và cổ phần hoá. 2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài : Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của 1 ố nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phí thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của công ty mẹ tại nước ngoài. Ngoài ra chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí quản lý của công ty mẹ ở nước ngoài vào phàn thu nhập chịu thuế ở nước sở tại Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty con. Do không thành lập 1 pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không phải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông qua việc đăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà. 2.8. Hình thức công ty hợp danh : Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hình thức đầu tư này mang đặc trưng của công ty đối nhân tiền về thân nhân trách nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rệt nên cũng được các doanh nghiệp lớn quan tâm. Việc cho ra đời hình thức công ty hợp danh ỏ các nước nhăm tao thêm cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của họ. Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám chữa bệnh, thiết kế kiến trúc.. đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là những dịch vụ mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sử dụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khoẻ tính mạng và tài sản của người tiêu dùng khi sử dụng. Việc thành lập công ty hợp danh là hình thức thức đầu tư phù hợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu trên. Trong đó những người có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn còn các nhà chuyên môn là thành viên hợp danh tổ chức điều hành, cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của họ. 2.9. Hình thức mua lại sát nhập ( M&A ): Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển. Mục đích chủ yếu : Khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hình thành một công ty khổng lồ hoạt động trong nhiều lĩnh vực hay các công ty khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của doanh nghiệp. Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới. Thông qua con đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông. M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghệ ở mỗi quốc gia. MA theo chiều ngang xảy ra khi 2 công ty hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực sản xuất kinh doanh muốn hình thành 1 công ty lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của cùng một loại mà trước đó hai công ty cùng sản xuất. MA theo chiều dọc diễn ra khi 2 công ty hoạt động ở 2 lĩnh vực khác nhau nhưng cùng chịu sự chi phối của 1 công ty mẹ, loại hình MA này thường xảy ra ở các công ty xuyên quốc gia. MA theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các ty lớn tiến hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại khi một công ty tự thâm nhập vào thị trường. So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư: Về bổ sung vốn đầu tư trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ ngày một lượng vốn FDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức MA chủ yếu chuyển sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm cho nước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc làm ngay mà còn có thể làm tang thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng thất nghiệp) cho nước chủ nhà. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể được cải thiện khi các doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truyền thống tác động trực tiếp đến thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới trong khi đó M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc đẩy cạnh tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn hạn nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức truyền thống bởi vì tài sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước ngoài 3. Vai trò của FDI. 3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Khi nguồn vốn FDI được đầu tư vào trong nước sẽ được tận dụng cho các dự án cần đầu tư, đặc biệt với các dự án không có nguồn vốn thì FDI là một giải pháp tối ưu khi dự án không có vốn đầu tư. Trong nền kinh tế pháp triển nhanh, ngày càng cần nhiều vốn đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng và vùng kinh tế, thì thu hút vốn FDI vào tăng khả năng thực hiện dự án, không để tình trạng dự án treo vì không có vốn đầu tư. 3.2. Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý. Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Như các lĩnh vực công nghệ cao thì thu hút FDI vào sẽ tận dụng được khả năng quản lý chặt chẽ và có kỷ luật của nhà đầu tư. Các công nghệ máy móc hiện đại cũng sẽ được nhập vào nước cùng với các phương thức vận hành. Các nước tiếp nhận sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc tiếp nhận các công nghệ cao của các nước đầu tư. 3.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Các công ty đa quốc gia đặt các chi nhánh, các cơ sở sản xuất tại nhiều nước, do vậy mà khi các sản phẩm hoàn chỉnh cần sự kết hợp của nhiều nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mặt hàng mình sản xuất, tham gia trực tiếp vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Kết nối các khu công nghiệp sản xuất của nhiều nước trên thế giới. 3.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được khi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.5. Nguồn thu ngân sách lớn. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. Đặc biệt là các công ty có vốn FDI là ăn có lợi nuận càng tạo thêm nguồn thu ngân sách lớn, với xu hướng hiện nay là thu hút FDI vào trong nước thì việc thu thuế từ các công ty này là rất nhiều, các nguồn vốn FDI thường được quản lý chặt chẽ nên tình trạng thất thoát là rất ít. II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI. 1. Môi trường đầu tư Việt Nam hiện tại được coi là tương đối hấp dẫn, an toàn và có lợi thế lâu dài trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, đã tham gia Hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường 500 triệu người; đã tham gia chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, có đường biên giới chung với các tỉnh phía nam Trung Quốc. Sau gần 20 năm đổi mới, Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong cả thập kỷ 90 là 7,2%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cùng kỳ của các nước trong khu vực là 3,7%. Ba năm gần đây (2001-2003) tốc độ tăng trưởng GDP là 6,9%; 7,0%, 7,2%. Nhờ vậy tổng GDP trong 10 năm đã tăng gấp hơn 2 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau 12 năm (1991-2003) tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm đi đáng kể. Ở thời điểm năm 2003 cơ cấu GDP của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ là 22,26%/39,94%/37,8%. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. với số dân 80 triệu, đứng thứ 13 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng về thị trường lao động và thị trường hàng hoá. Về chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức cao hơn trình độ phát triển kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với hoạt động chuyển giao công nghệ, điều này cũng phản ánh những ưu thế của lao động Việt Nam xét về dài hạn (hiện tại Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN về chỉ số phát triển con người, sau Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines). chi phí sử dụng lao động của kỹ sư và công nhân Việt Nam cũng được đánh giá là có lợi hơn so với các nước lân cận (lương trả chỉ bằng 60-70% của Trung Quốc, Thái Lan; 18% của Singapore; 3-5% của Nhật Bản). 2. Công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế theo hướng hội nhập Mở cửa cả bên trong và bên ngoài đã tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp: Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đã từng bước được hình thành, phát triển và được thúc đẩy theo hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh bình đẳng, huy động được nhiều nguồn lực hơn vào phát triển kinh tế xã hội. Quá trình cải cách trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng được đẩy mạnh thông qua việc cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng, điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, cải cách hệ thống thuế, đổi mới thu chi ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính... ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nư._.ớc phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng hơn; huy động được thêm nhiều nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực trong thời gian qua cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Việc Nhà nước đầu tư đáng kể cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống đường sá, cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước....đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong những năm qua đã cải thiện rõ rệt điều kiện và môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp , góp phần tiết kiệm các chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp Việc tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá cũng tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với trên 150 nước và cùng lãnh thổ, tham gia tích cực vào cơ cấu hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, ASEM, APEC và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO vào 2005. Việc ký kết các Hiệp định CEPT/AFTA, Hiệp định thương mại  Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản (2003), sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản (12/2003)... đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. 3. Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam Có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh có hiệu quả: So với Luật đầu tư nước ngoài của nhiều nước, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đánh giá là khá thông thoáng. Đặc biệt là sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các khó khăn nhằm giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể: Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế (trừ an ninh, quốc phòng), được quyền chủ động lựa chọn các hình thức đầu tư, địa điểm, đối tác đầu tư, quy mô dự án; được trực tiếp tuyển dụng lao động; được khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được quyền mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai. Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng, bỏ khống chế lãi suất trần đối với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài, giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% năm 1998 xuống 30% năm 2002 và 0% năm 2003. Nhà nước thực hiện giảm giá các dịch vụ cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông: thực hiện từng bước thống nhất một loại giá dịch vụ, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, áp dụng chính sách không hồi tố đối với những ưu đãi đã quy định trong giấy phép đầu tư, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi ở mức cao hơn các chính sách được ban hành. Đối với hoạt động đầu tư trong nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước cũng tạo nhiều điều kiện thông thoáng khuyến khích các cá nhân, tổ chức bỏ vốn đầu tư. Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện khuyến khích, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tạo mặt bằng kinh doanh, tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, đặc biệt từ sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành (năm 2000). Nhờ vậy, từ năm 2000-2003 đã có khoảng 75.000 doanh nghiệp tư nhân được thành lập (gấp 1,66 làn thời kỳ 1990-1999), với số vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD, lớn hơn 4 lần số vốn đăng ký của khu vực tư nhân thời kỳ 1990-1999 và lớn hơn rất nhiều số vốn đầu tư nước ngoài cùng thời kỳ. 4. Một số hạn chế tồn tại của đầu tư FDI vào Việt Nam Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp, cơ cấu kinh tế còn chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Hệ thống luật pháp về kinh tế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tính ổn định và minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn và khó dự báo; hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập... Quá trình cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư còn phức tạp; nạn tham nhũng còn phổ biến và chưa có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ hữu hiệu; các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, chi phí trung gian, chi  phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp còn lớn so với các nước trong khu vực. Sự phối hợp trong các hoạt động cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách thế chế với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa nhịp nhàng, động bộ. Hệ thống thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường khoa học - công nghệ... còn chưa đồng bộ và kém phát triển. Hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng chưa phát triển (hiện tại, tỷ trọng của khu vực tài chính chỉ chiếm khoảng 2% GDP, so với 6 - 10% ở các nước khác trong khu vực). Quá trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng tiến hành chậm; hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương do tỷ lệ nợ xấu còn cao, rủi ro lãi suất và tỷ giá lớn và khả năng giám sát, quản trị rủi ro yếu; hệ số tín nhiệm đối với với hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng còn thấp. theo đánh giá của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực. III : SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 1. Nhu cầu phát triển ngành Thuỷ sản Với bờ biển trải dài trên 3270 km và vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có 4000 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều vịnh, vũng; khoảng 2850 con sông, ngòi và có nhiều hồ tự nhiên lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc phát triển Thuỷ sản cả trên hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Không phải bất cứ quốc gia nào cũng có được điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Thuỷ sản như Việt Nam. Trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển, đây là tỉ lệ rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có bờ biển. Chính vì có điều kiện thuận lợi nên việc phát triển Thuỷ sản của Việt Nam dễ dàng hơn các nước khác. Bên cạnh đó Việt Nam có một lực lượng nhân công lành nghề, hơn nữa trong nuôi trồng Thuỷ sản tuy công nghệ lạc hậu, nhưng người nuôi trồng Thuỷ sản có đủ khả năng và kinh nghiệm để nuôi trồng thuỷ sản, vốn kinh nghiệm sẵn có của người Việt Nam đã giúp cho họ có được những kiến thức khá phông phú về nuôi trồng thuỷ sản. giúp cho họ dễ dàng hơn trong công tắc nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Trong những năm gần đây, công việc nuôi trồng và chế biến thủy sản đã phụ thuộc và rất nhiều công nghệ máy móc hiện đại. cũng đã khiến cho người nuôi trồng Thuỷ sản gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ, nên dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam đã thua kém hơn so với một số nước. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng có những nhu cầu cao hơn. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thế giới, ngành Thuỷ sản Việt Nam cũng bắt đầu phát triển theo để đáp ứng nhu cầu phục vụ của người tiêu dùng. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của Thuỷ sản là 4,3%. Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến Thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu prôtêin của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ Thuỷ sản trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao.Lượng cung cấp thực phẩm Thuỷ sản cho tiêu thụ của con người trên toàn cầu tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003. Mức tiêu thụ Thuỷ sản bình quân theo đầu người trên thế giới tăng từ 11,8 kg đến 16,5 kg trong giai đoạn này. Theo FAO dự báo, nhu cầu Thuỷ sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015 Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực khai thác và nuôi trồng Thuỷ sản quan trọng nhất. Một số nước trong khu vực này có mức tiêu thụ Thuỷ sản bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Thủy sản là thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của người dân ở khu vực này nên mức tiêu thụ Thuỷ sản bình quân theo đầu người cao, đạt 39,6kg/người năm 2003 Bảng 1 : Tiêu thụ bình quân theo đầu người ở các nước châu á và Ôxtrâylia Cung cấp bình quân theo đầu người (kg) Các nước Thuỷ sản khai thác Thuỷ sản nuôi Tổng thuỷ sản Tiêu thụ bình quân theo đầu người Ôxtrâylia 10,5 1,9 12,4 10,9 Bănglađét 7,9 5,9 13,8 14,0 Colômbia 30,3 1,5 31,9 1,6 Trung Quốc 12,8 22,1 34,9 36,2 ấn Ðộ 3,4 2,0 5,5 8 Inđônêxia 19,3 4,1 23,4 23,6 Iran 5,1 1,3 6,5 5 Nhật Bản 36,1 6,7 42,8 Hàn Quốc 23,1 0,9 24,0 52,0 Mianma 27,0 5,1 32,1 26,2 Nêpan 0,7 0,6 1,3 Pakixtan 3,5 0,1 3,5 2 Philippin 24,7 5,2 29,9 36 Xrilanca 13,9 0,5 14,4 Thái Lan 43,0 11,8 54,9 32-35 Việt Nam 19,9 11,2 31,2 Nguồn : Bộ Thuỷ sản Mức tiêu thụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng, nhưng có thể là do dân số tăng hằng năm ở các nước này mà không hẳn là do nhu cầu Thuỷ sản tăng. Tiêu thụ bình quân theo đầu người ở các nước Cận Ðông và Bắc Phi có xu hướng tăng như Angiêri tăng từ 3,0 kg/người năm 1993 lên 5,1 kg/người năm 2003. Ai Cập tăng từ 5,5 kg/người năm 1982 lên 14,9 kg/người năm 2003. Các nước châu Mỹ Latinh có mức tiêu thụ Thuỷ sản bình quân theo đầu người hằng năm từ 2 đến 59 kg/năm, nhưng rất nhiều nước chỉ có mức tiêu thụ khoảng 10 kg/người/năm. Nhiều nước ở khu vực châu Âu có mức tiêu thụ Thuỷ sản rất cao. Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của EU-15 đạt khoảng 25,5 kg/người/năm (2003), với lượng Thuỷ sản chiếm khoảng 10% tổng lượng protein động vật và 6% tổng lượng prôtêin. Nhìn chung, các nước này đều có xu hướng gia tăng mức tiêu thụ Thuỷ sản trong các năm qua 2. Sự cần thiết thu hút FDI vào ngành Thuỷ sản Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thế giới hiện nay, thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản ngày càng cao. Hàng năm mức tiêu thụ sản phẩm của các nước trên thế giới ngày càng tăng nhanh. Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu Thuỷ sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 30,5 triệu tấn năm 1979/81 tới gần 140 triệu tấn năm 2015. Châu á chiếm khoảng 68% tổng nhu cầu Thuỷ sản năm 1979/81 và sẽ tăng tới 86% vào năm 2010 và năm 2015. Mức tiêu thụ Thuỷ sản bình quân theo đầu người ở Ðông Nam á sẽ đạt tới 25,8 kg vào năm 2020 và cũng sẽ tăng tới 39,5 kg ở Trung Quốc. Còn ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 10,7 kg/người/năm trong giai đoạn 1999-2001 lên 13,5 kg/người/năm vào năm 2015, trong khi các nước phát triển cũng sẽ tăng từ 16,3 kg lên 17,3 kg Bảng 2 : Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu Ðơn vị : kg/người Năm Nhóm loài 1961-1965 1981-1985 1991-1995 2001 2010* 2020* Cá 8,2 9,9 10,6 12,1 13,7 14,3 Loài khác 1,3 2,2 3,2 4,2 4,7 4,8 Tổng 9,5 12,1 13,8 16,3 18,4 19,1 Nguồn : FAO Dự báo Chính vì nhu cầu ngày càng cao như vậy. Việc thu hút vốn vào lĩnh vực Thuỷ sản Việt Nam ngày càng được chú trọng. Nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, chính vì vậy FDI là một giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Việc thu hút FDI vào Thuỷ sản mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi trồng trong nước. Việc giải quyết nguồn vốn tại chỗ đã được đáp ứng, không những thế khi có được nguồn vốn FDI người nuôi trồng Thuỷ sản đã được tiếp thu một công nghệ nuôi trồng tiên tiến hiện đại, với những cách thức quản lý hiệu quả. tạo tiền đề cho Việt Nam trong tiến trình từng bước hội nhập kinh tế thế giới. Khi đã tiếp nhận những công nghệ mới giúp cho người nuôi trồng Việt Nam bớt đi những khâu rườm rà không cần thiết, kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến tăng năng suất lao động, hiệu quả quản lý được nâng cao. Chính vì việc thu hút FDI vào ngành Thuỷ sản Việt Nam, đã giúp cho chúng ta rất nhiều về việc giảm bớt được những khâu khó khăn trong sản xuất tận dụng tối đa nguồn nhân lực, vật lực, tài lực sẵn có của địa phương. FDI được đầu tư vào ngành Thuỷ sản tạo cho ngành có một lợi thế phát triển ngang tầm với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, không thua kém họ về mẫu mã trình độ kỹ thuật, thậm trí giá của mặt hàng Thuỷ sản của Việt Nam còn rẻ hơn so với các nước khác, trên cùng một thì trường cạnh tranh. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. I : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 1. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. 1.1 Tình hình nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản trong thời gian qua. Về khai thác Thuỷ sản : Từ năm 1986 đến nay sản lượng Thuỷ sản khai thác tăng liên tục. Năm 2005 sản lượng Thuỷ sản khai thác 1996 nghìn tấn, bằng 58,1 % tổng sản lượng Thuỷ sản và gấp 3,1 lần so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 6%. Trong đó sản lượng cá 1340,7 nghìn tấn, gấp gần 2,3 lần. Riêng về khai thác xa bờ do được chú ý đầu tư nên sản lượng gần đây cũng tăng mạnh, đạt 9%/ năm và chiếm trên 1/3 sản lương hải sản khai thác. Đồng thời việc khai thác Thuỷ sản nội địa từ sông, hồ, đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác cũng được chú trọng, sản lượng hàng năm khoảng 250 - 300 nghìn tấn. Đáng lưu ý là do không được bảo vệ nhất là việc dùng chất nổ, dùng điện và lưới vét quá nhỏ đánh bắt, nên nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung đến nay hầu như đã cạn kiệt. Từ một nghề cá thủ công, qui mô nhỏ hoạt động gần bờ, đến nay khai thác Thuỷ sản đang chuyển dần thành nghề cá cơ giới, đánh bắt xa bờ, nhằm vào các loại hải sản có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu. Năm 2004 cả nước có 102,6 nghìn tàu thuyền cơ giới với tổng công suất 4,4 triệu CV, bình quân đạt 43CV/ tàu. So với năm 2000, tăng 16,3% về số lượng tàu, thuyền và tăng 45% về công suất. Thực hiên chương trình đánh bắt Thuỷ sản xa bờ, từ năm 1996 tới năm 2004 Nhà nước đã cho vay 1300 tỷ đồng để đóng mới và hoán cải 1300 tàu xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, đưa tổng số tàu đánh bắt xa bờ lên 20 nghìn chiếc, gấp 2,3 lần năm 2000. Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác hải sản như: nơi trú đậu, bốc dỡ sản phẩm, cung ứng xăng dầu, nước đá, nước sinh hoạt… cũng phát triển nhanh chóng. Hiện nay, cả nước có 118 cảng, bến cá tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001. Bảng 3 : Thống kê tình hình nuôi trồng và khai thác 2000-2003 Đơn vị 2000 2001 2002 2003 Số hộ nuôi Thuỷ sản Hộ 4.174 4.800 6.910 9.351 Diện tích mặt nước nuôi Ha 1.972 2.596 3.068 4.585 Diên tích mặt biển nuôi Ha 2.263 2.853 2.842 3.101 Số hộ hoạt động đánh bắt Hộ 2.292 1.608 1.597 1.586 Tàu thuyền đánh bắt có động cơ Chiếc 1.110 1.055 1.006 908 Ghe thuyền đánh bắt không động cơ Chiếc 419 370 288 97 Sản lượng thủy sản Tấn 42.427 51.780 53.429 60.681 1. Khai thác " 22.618 25.612 19.203 25.676 Cá " 17.394 18.956 15.684 21.805 Tôm " 1.651 1.251 1.241 1.191 Thủy sản khác " 3.573 5.405 2.278 2.680 2. Nuôi trồng Tấn 19.809 26.168 34.226 35.005 Cá " 3.403 3.079 1.866 3.910 Tôm " 697 909 3.812 6.974 Trong đó: Tôm sú " 481 2.457 3.795 6.740 Cua " 102 110 59 34 Nghêu " 15.600 20.000 28.000 23.229 Sò huyết " 7 70 485 858 Cá cảnh 1000 con 15.000 10.000 10.000 10.500 Nguồn : Bộ Thuỷ sản Tuy nhiên, do sự tăng trưởng quá lớn về cường lực khai thác, trong đó một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao bị khai thác quá mức, nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng trên gần đây ngành Thuỷ sản đã tiến hành cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách phát triển đánh bắt xa bờ; chuyển một bộ phận ngư dân sang hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng thuỷ sản; tham gia hoạt động du lịch… Về nuôi trồng thuỷ sản. Từ chỗ là nghề sản xuất phụ, chủ yếu là tự cấp tự túc đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật tiên tiến phát triển ở các vùng nước nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Vì vậy, sản lượng Thuỷ sản nuôi trồng đã tăng lên nhanh chóng, từ 127 nghìn tấn năm 1986, lên 1437 nghìn tấn vào năm 2005, gấp 11,3 lần so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15%( trong khi tốc độ tăng sản lượng Thuỷ sản khai thác chỉ là 6%). Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển một phần diện tích trồng trọt thường bị ngập úng, mất mùa, hiệu quả thấp sang nuôi trồng Thuỷ sản ở các tỉnh ven biển. Tính đến năm 2005 cả nước có 960 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, gấp gần 3,5 lần so với năm 1986. Trong đó diện tích nước mặn, nước lợ nuôi trồng Thuỷ sản là 686,2 nghìn ha, chiếm 71,5% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng Thuỷ sản lớn là Cà Mau 278, 2 nghìn ha; Bạc Liêu 118,7 nghìn ha; Kiên giang 90,9 nghìn ha… Diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng nhanh hơn diện tích nuôi cá, trong khi diện tích nuôi cá năm 2005 chỉ tăng 5% so với năm 2000, thì diện tích nuôi tôm tăng tới 82,8%. Vì vậy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm đã tăng từ 53,2% năm 2000 lên 64,8% năm 2005, ngược lại diện tích nuôi cá đã giảm từ 42,9% xuống còn 30,2%. Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng mặt nước biển và tận dụng dòng chảy sông suối, hồ đập thuỷ lợi để nuôi Thuỷ sản lồng, bè. Năm 2005 cả nước có 86,1 nghìn lồng, bè nuôi thuỷ sản, trong đó Duyên hải Nam trung bộ 45,9 nghìn lồng, bè với qui mô bình quân 15m3/ lồng, bè; đồng bằng Sông Cửu Long 9,2 nghìn lồng, bè, chủ yếu để nuôi cá tra, cá ba sa với qui mô 122 m3/ lồng, bè. Đáng lưu ý là, sự phát triển mạnh các trang trại Thuỷ sản đã góp phần vào việc phát triển các loại Thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Đến năm 2005, cả nước có 35648 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 29,8% số trang trại hiện có của cả nước, gấp 2,1 so với năm 2001. 1.2 Xu hướng phát triển của thuỷ sản. Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng. Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm. Đây là thông điệp mà Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) gửi tới các nhà quản lý thủy sản hàng đầu trong cuộc họp cấp cao ở Rôm, Italia bàn về vai trò của nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển bền vững. Tương lai của ngành thủy sản chính là lĩnh vực nuôi trồng. Trong 1/4 thế kỷ qua, nuôi thủy sản là lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,8% từ năm 1970. Trong khi đó, sản xuất gia cầm, gia súc, một ngành cũng được coi là phát triển chỉ tăng 2,8%/năm. Ngày nay, thủy sản nuôi chiếm khoảng 45% lượng tiêu thụ thủy sản của con người, với 48 triệu tấn/năm. Đến năm 2030, dân số thế giới sẽ thêm 2 tỷ người, nghĩa là ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phải sản xuất gần gấp đôi sản lượng hiện nay với khoảng 85 triệu tấn/năm mới đủ duy trì mức tiêu thụ bình quân hiện nay. Chính vì tình hình dự báo phát triển của ngành Thuỷ sản trên thế giới như vậy. Việt Nam cần có những giải pháp tối ưu để phát triển ngành Thuỷ sản là một ngành trọng điểm. Chính vì vậy ngay từ khâu nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản phải được chú trọng, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đầu tư thích hợp vào khâu nuôi trồng giúp đem lại hiệu quả cho người nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của Thuỷ sản Việt Nam ngày càng gắn liền với công nghệ hiện đại, các ngành nghề trong Thuỷ sản được phát triển đa dạng hoá, nuôi trồng nhiều loại hình đa dạng hơn. Để tăng nhiều mặt hàng tiêu thụ phong phú hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc đánh bắt xa bờ cũng được chú trong đầu tư bằng các phương tiện hiện đại, các loại Tầu đánh bắt xa bờ đã dược trang bị những phương tiện hiện đại đại theo dõi thuận tiện cho việc đánh bắt cũng như chính sự an toàn của người đi biển. 2. Thực trạng ngành chế biến thuỷ sản. 2.1 Tình hình chế biến thuỷ sản Những năm 80 của thế kỷ trước, chế biến chủ yếu là thủ công và bán cơ giới, thì nay công nghiệp chế biến Thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực. Vì vậy nhiều loại sản phẩm Thuỷ sản chế biến đã đủ tiêu chuẩn vào các thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Đến năm 2003 cả nước có 332 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 273 cơ sở đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam; 248 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Mỹ;153 doanh nghiệp xuất khẩu Thuỷ sản được công nhận vào danh sách xuất khẩu vào thị trường EU; 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Thuỵ Sỹ và Ca na đa; 222 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Hàn Quốc… Ngoài doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến tư nhân cũng phát triển khá mạnh, trong đó một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt tới 100 triệu USD mỗi năm. Công nghiệp chế biến Thuỷ sản hiện đã có những bước chuyển biến khích lệ. Đầu năm 1991, cả nước mới có 102 nhà máy chế biến đông lạnh, công suất 567 tấn/ngày, đến nay, con số này là 332. Trong đó, phần lớn các nhà máy đã đầu tư nâng cấp đổi mới điều kiện sản xuất, thiết bị công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Đã có 100 DN thuộc danh sách xuất khẩu đi EU, 174 Doanh nghiệp được Cục Quản lý Chất lượng Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận xuất khẩu vào Hàn Quốc. Tỷ trọng các cơ sở chế biến đã đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tiêu chuẩn ngành về ATVSTP đạt gần 46% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có (152/332). Thời gian tới, Bộ Thuỷ sản chủ trương tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hoá dây chuyền chế biến nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu 100% DN chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP vào 2005. Bên cạnh đó, tăng chủng loại và khối lượng các mặt hàng Thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền; đặc biệt quan tâm sản xuất các mặt hàng có lợi thế khi thực hiện các hiệp định quốc tế song phương và đa phương, như đồ hộp, cá ngừ… đưa tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng lên mức cao của thế giới. 2.2 Các mặt hàng chế biến Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm Thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là Thuỷ sản tươi/ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả, ước tính khoảng 52,1% tổng Thuỷ sản thương mại toàn cầu. Các sản phẩm Thuỷ sản đông lạnh chiếm vị trí thứ 2, đạt mức 26,9%, tiếp theo sau là Thuỷ sản đóng hộp (11,5%) và sản phẩm chế biến bảo quản/ướp muối (9,4%). Ðối với các nước phát triển, mức tiêu thụ các Thuỷ sản đông lạnh lớn nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm bảo quản chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại là sản phẩm tươi (6,2%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ Thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là Thuỷ sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7.4%. Cơ cấu hàng Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô (ướp đông, đông lạnh, hàng khô). Theo kế hoạch của Bộ thuỷ sản, tới năm 2010, Việt Nam sẽ phát triển các nhóm sản phẩm chính như tôm sú (Xuất Khẩu khoảng 160.000 tấn), tôm chân trắng (25.000 tấn), tôm hùm, tôm càng xanh; Cá tra-basa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển nuôi, cá rô phi... Tuy nhiên, muốn đạt được kế hoạch Xuất khẩu Thuỷ sản cần chú trọng hơn nữa tới việc phải phát triển nuôi các mặt hàng Thuỷ sản đáp ứng các yêu cầu của từng loại thị trường trên thế giới. Ngoài ra, hướng đầu tư sẽ mở rộng hơn tới khu vực nuôi các loài phù hợp với môi trường sinh thái như trồng rong biển, động vật thân mềm, cá lồng biển xa bờ và nuôi kết hợp nhiều đối tượng. Với những điều kiện thuận lợi như Việt Nam thì việc phát triển đa dạng hoá các loại hình sản phẩm Thuỷ sản càng làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, với nhiều hình thức chế biến mới việc xuất khẩu các mặt hàng Thuỷ sản Việt Nam sang các nước lớn thuận lợi dễ dàng hơn. Nhưng hiện tại Việt Nam chủ yếu tập chung vào sản xuất các loại cá Tra, cá basa đây là 2 loại sản phẩm được ưu chuộng nhất trong tất cả thị trường Việt nam xâm nhập. Chính vì vậy ngay từ khâu nuôi trồng người sản xuất phải chú ý đến cách thức nuôi trồng và chế biến các loại mặt hàng này, làm sao cho đa dạng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn, để khi xuất khẩu không bị các nước phân biệt đối xử và kỳ thị với sản phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó các sản phẩm Tôm sú, các mặt hàng hải sản các loại cá nước ngọt cũng đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho Việt Nam 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 3.1 Thị trường chủ yếu của Thuỷ sản Việt Nam Năm 2005 trị giá xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, gấp 25,8 lần năm 1986, tăng bình quân hàng năm khoảng 21%. Năm 2002 cùng với dầu thô, hàng dệt may, giày dép , Thuỷ sản là một trong bốn nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD/ năm và cũng vào năm này Việt Nam trở thành nước xuất khẩu Thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Mỹ, Ca na đa, Đan Mạch. Thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng, hiện nay hàng Thuỷ sản Việt Nam có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường trọng điểm là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 26% thị phần năm 2001; 33% năm 2003; 35% năm 2003, nhưng hai năm 2004, 2005 thị phần đã giảm sút do phía Mỹ áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Do thị trường Mỹ đang có những rào cả với Thuỷ sản Việt Nam, nên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Thuỷ sản đã tập chung sang thị trường EU, là một thị trường rộng lớn nhiều thành viên tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường EU cũng không khó tính như các thị trường khác, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng hàng hoá cũng không quá khó đối với các sản phẩm của Việt Nam. Chính vì vậy các sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam được ưu chuộng trên thị trường EU. Nhìn chung, Thuỷ sản của VN được xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có 10 thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này. Theo số liệu thống kê Hải Quan VN, giá trị xuất khẩu Thuỷ sản của VN sang Bỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất (18%) trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2005, đạt 76,48 triệu USD. Theo sau là các thị trường Ðức (16%), Italia (15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Pháp (9%), Anh (9%), BaLan (3%), Bồ Ðào Nha (2%), Ðan Mạch và Hy Lạp (chiếm khoảng 1% mỗi nước). Bảng 4 : Kim ngạch XK TS VN sang các thị trường chính EU Ðơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bỉ 19.812 18.517 18.574 31.935 51.075 76.482 Ðức 14.448 208 11.750 18.245 44.200 67.812 Italia 13.275 13.075 17.491 23.043 32.123 63.202 Tây Ban Nha 2.599 4.802 5.122 8.262 35.115 53.660 Hà Lan - - - - - 41.028 Pháp 8.399 15.372 12.282 14.599 23.803 38.444 Anh 11.353 14.796 6.288 14.976 26.347 38.265 Ba Lan 424 130 336 1.101 3.219 13.763 Bồ Ðào Nha 212 325 244 676 2.277 7.349 Ðan Mạch 627 1.255 1.880 1.880 3.161 5.893 Nguồn : Bộ Thuỷ sản 3.2 Thị trường tiềm năng Bên cạnh những thị trường chính mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác, thì các thị trường tiềm năng còn tiềm ẩn một sức tiêu thụ mạnh. Chính vì vậy các doanh nghiệp Thuỷ sản Việt Nam cần phải khai thắc mạnh vào các thị trường này. Điển hình như thị trường Ôxtrâylia đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý khai thác. Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, Ôxtrâylia là thị trường nhập khẩu rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tươi... người tiêu dùng Ôxtrâylia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hầm lượng chất dinh dưỡng cao. Năm 2007, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Ôxtrâylia tăng khá mạnh so với năm 2006, đạt hơn 30 triệu USD, tăng khoảng 30%. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng hơn khoảng 0,4 USD/kg, đạt khoảng 3,28 USD/kg. Dự kiến giá xuất khẩu trung bình cá tra, basa sang thị trường này trong thời gian tới sẽ ổn định ở mức 3,5 USD/kg. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 71 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Ôxtrâylia. Ðứng đầu là Công ty TNHH Thuận Hưng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Ðây là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó còn cá thị trường đáng quan tâm trong thời gian tới để phát triển thị trường. Đó là thị trường Ukraina đang được coi là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Thuỷ sản chất lượng cao do nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm ngày cao tăng và thuế nhập khẩu thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn thị trường Ukraina đã chuyển từ “thị trường cá trích” sang thị trường nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản. Tiềm năng thị trường này rất lớn. Năm 2005, Ukraina đã nhập gần 600.000 tấn cá và philê cá, 35.500 tấn các sản phẩm Thuỷ sản khác, chiếm 61% trong tổng tiêu thụ của nước này. Ngoài những thị trường lớn như trên thì thị trường Brazil và Hàn Quốc… là những thị trường tiềm ẩn và khá phông phú về tiêu dùng, vì vậy mà cần có những chiến lược hợp lý để tập trung và các thị trường tiềm năng như vậy. Để Việt Nam có thể phát triển ngành Thuỷ sản đứng trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước. II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 1. Quy mô vốn FDI. Từ khi mở của, Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tạo thêm nguồn vốn dồi dào. Trong khi đó các nguồn lực trong nước không thể khai thác vì thiế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28545.doc
Tài liệu liên quan