Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015: ... Ebook Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong đều kiện phát triển của mỗi quốc gia, vốn đầu tư đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu. Đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết để phát triển. Khi nhu cầu vốn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ thì chúng ta cần huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, nên việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Các quốc gia trên thế giứo đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào các tỉnh thành, các địa phương trên cả nước. Tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trên địa bàn cả nước ta.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Miền Trung, là một tỉnh đông dân với địa hình tương đối phức tạp, nhưng lại giầu tiềm năng phát triển kinh tế đang thực sự là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xuất phát từ tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế của tỉnh Thanh Hoá nên em quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu thực tập. Chuyên đề này đi sâu phân tích về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của Thanh Hoá trong những năm gần đây và các giải pháp thu hút FDI cho những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua đề tài chúng ta có thế nắm bắt được cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó chuyên đề này còn cho biết thực trạng phát triển kinh tế xã hội cũng như thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa góp phầnthúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Nghiên cứu vấn để trong mối quan hệ hữu cơ, khăng khít với nhau, tác động qua lại giữa các yếu tố dưa trên quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên và xã hội. Từ đó phát hiện ra những vấn đề cần thiết và đưa ra giải pháp để thực hiện. Ngoài ra còn sử dục phương pháp thu thập và thống kê số liệu, phân tích số liệu thu thập được.
4. Đối tượng và phạn vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015”
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa dựa trên thực trạng và tình hình thu hút FDI trên cả nước.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa giai đoan 2006 – 2008
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai vào Thanh Hóa đến năm 2015
Do thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và các ban thông cảm và đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá đã giúp đỡ em trong quỏ trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này!
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hình thành tư khá lâu, hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều có sự hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội mỗi quốc gia.
Trên thế giới, có nhiều quan điểm nhằm lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chủ yếu là hai quan điểm: quan điểm của các nhà kinh tế học Tư bản và quan điểm của các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa
· Quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản: Đại diện cho trường phái kinh tế này là: Adam Smith, Thomas Malthus, David Ricardo, Vernon, Kojima, Hymer, Dunning….cho rằng hoạt động FDI được hình thành và phát triển là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng khởi nguyên của quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế.
Adam Smith, David Ricardo với học thuyết “ Lợi thế so sánh” của mình, cho rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hoá sản xuất một và một vài sản phẩm nào đó mà chi phí sản xuất thấp hơn quốc gia ká, do đó sẽ tiến hành hoath động xuất khẩu, và sẽ nhập khẩu sản phảm mà chi phí sản xuất ở quốc gia khác thấp hơn là tự sản xuất tại nước mình. Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.Và như vậy, thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia sau này. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia.
Tại các nước công nghiệp phát triển với môi trường cạnh tranh rất gay găt dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuát tại đó sẽ thấp. Do vậy, các doanh nghiệp này thường có xu hướng cuyển vốn, công nghệ ra những nước có môi trường cạnh tranh thấp hơn với chi phí sản xuất rẻ hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Tại các nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đát nước thường phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý. Nhu cầu này đã tạo diêu kiện cho việc di chuyểnn vốn, công nghệ và trình dộ quản lý từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển.
· Quan điểm của các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa: đại diện cho trường phái này là Lênin. Ông cho rằng sự phát triển của hoạt động FDI là do xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là một nhu cầu tất yếu khách quan. Tại một số nước phát triển đã tíh luỹ được một khối lượng tư bản khá lớn và một phần dã trở thành “ tư bản thừa” do không tìm được nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong quốc gia của mình. Do đó, họ muốn xuất khẩu tư bản để tranh thủ lao động, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên rẻ.. ở các nước kém phát triển, thiếu tư bản.
Có hai hình thức xuất khẩu tư bản xét theo khía cạnh đầu tư: xuất khẩu tư bản gián tiếp và xuất khẩu tư bản trực tiếp. Trong đó, xuất khẩu tư bản trực tiếp là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thong qua việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tại các nước khác( các nước thuộc địa), có sự quản lý trực tiếp của các nhà tư bản với tài sản được các nhà tư bản đầu tư để xây dựng các nhà máy.
Xuất khẩu tư bản gián tiếp là hình thức đầu tư gián tiếp dưới dạng cho vay, thu lãi t mà các nhà tư bản cho các nước khác vay, chủ yếu là các nước thuộc địa để phát triển kinh tế.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dựa vào tiêu chí mức độ phát triển đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư quốc tế, tình hình chính trị trên thế giới và căn cứ vào các tài liệu của UNCTAD, Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới có thể tạm được phân chia kỳ lịch sử thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1870 đến năm 1913
Có thể nói đây là kỷ nguyên vàng của quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất khẩu không chỉ tăng ở những nước phát triển mà còn tăng ở cả các nước đang phát triển( châu Mỹ La tinh). Di cư lao động quốc tế được tự do, có trên 36 triệu người rời châu Âu và gần 2/3 số này đã đến Hoa Kỳ.
Thời kỳ này đã đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp thông qua cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở một số nước ở phương Tây ( cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỷ 17, cách mạng công nghiệp ở Pháp- thế kỷ 19…)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ này đạt khoảng 14tỷ USD, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Hoạt động FDI chủ yếu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Nước Anh là nước đứng đầu trong số cá nước đi đầu tư, chiếm 45%. Hoa Kỳ là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất.
Do sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật, ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp truyền thống như: dệt may, luyện kim.. đã xuất hiện FDI vào các lĩnh vực mới như: chế tạo, sản xuất thép và hoá học.
Giai đoạn 2: Từ năm1914- 1945:
Đây là thời kỳ xảy ra 2 cuộc chiến tranh thế giới, do đó những mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia được thiết lập từ trước gần như bị xoá bỏ, hệ thống tài hông qua các ngân hàng ho Do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới nên di cư lao động và phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ này cũng bị hạn chế.
Giai đoạn 3: từ 1945-1990:
Đây là thời kỳ khôi phục hoạt động FDI sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Khoa học- công nghệ thời kỳ này đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là giao thông vận tải và truyền thông. Sự phát triển của khoa học- công nghệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động FDI do làm giảm chi phí của các doanh nghiệp.
Khác với giai đoạn 1870-1913, F7DI chủ yếu là từ các nứơc tư bản phát triển sang các nước thuộc địa hoặc các nước phát triển thì giai đoạn này luồng đầu tư đã có sự thay đổi. Đã xuất hiện đầu tư giữa các nước tư bản phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển với nhau. FDI tăng rất nhanh sau chiến tranh thế giới thứ 2, tăng mạnh trong thập niên giữa năm 1980- 1985. Vốn FDI tăng từ 68 tỷ USD từ năm 1960 đến 2,1 nghìn tỷ USD năm 1990 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 11%.
Trong thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển hàng loạt các công ty đa quốc gia( TNCs), đã có 37 nghìn TNCs vào đầu năm 1940. Đầu tư vào ngành công nghiệp giảm sút từ năm 1970, thay vào đó là đầu tư vào ngành dịch vụ tăng lên. Sự dịch chuyển này đã tạo điều kiện th Trong thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển hàng loạt các công ty đa quốc gia( TNCs), đã có 37 nghìn TNCs vào đầu năm 1940. Đầu tư vào ngành công nghiệp giảm sút từ năm 1970, thay vào đó là đầu tư vào ngành dịch vụ tăng lên. Sự dịch chuyển này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động FDI, tỷ trọng vốn
1.2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài do nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế.
Quỹ tiền tệ thế giới( IMF) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác( nước nhận đầu tư- hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động( nước đi đầu tư source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”
Uỷ ban thương mại và phát triển của liên hợp quốc(UNCTAD), trong báo cáo đầu tư thế giới 1996 đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
“ FDI là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân( nhà đầu tư FDI hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác( doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”
Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau : “ FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài ”.
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000, quan điểm về FDI của Việt Nam như sau: “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này ”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Qua các định nghĩa trên về FDI có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau : “ đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi ”.
1.2.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của FDI qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn ( bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muồn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặe lợi nhuận của họ.
1.2.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Với khái niệm và bản chất như trên, FDI mang những đặc điểm sau:
- FDI là một dự án mang tính lâu dài, đây là đặc điểm phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp bởi đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ thúc đẩy hoạt động FDI, tỷ trọng vốn vay dễ dàng thu hồi vốn đầu tư khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI.
- Đi kèm với một dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại( xuất nhập khẩu), chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI, giúp chuyển giao công nghệ cho nươc tiếp nhận đầu tư.
- FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “ nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật”
- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu giữa một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. Sự gặp gỡ này giúp cho sự thúc đẩy phát triển của cả hai bên, một bên đươc đầu tư còn bên kia nhận được nguồn thu nhập tù khoản đầu tư.
1.3. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
1.3.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư
- Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
- Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá cả phải chăng. Ở các nước được đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nguồn lực tương đối dồi dào nên là nơi cung cấp nguyên liệu rất tốt phục vụ cho các ngành trong nước đi đầu tư.
- Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ức tín dụng quố ngoài, mà các nước đi đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào mậu dịch của các nước.
- Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế ở các nước khác nhau, mà tổ chức đầu tư ở các nước khác nhau, qua đó thực hiện chuyên giá nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty.
- Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư phân tán được rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế mới. Sự phân công lao động này phù hợp với sự phát triển chung của cả thế giới, nó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
1.3.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư
Hiện nay, dòng chảy FDI vào 2 khu vực: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đối với cả 2 khu vực, FDI đều có vai trò quan trọng đặc biệt
· Đối với các nước phát triển
- Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế trong nước như: thất nghiệp, lạm phát..
- Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động
- Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế. Nhà nước thu được nhiều thuế hơn từ khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó khi có FDI thì thu nhập của người lao động cũng tăng lên nên lượng thuế thu nhập cũng tăng lên.
- Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại. Sự canh tranh giữa các bên đầu tư và với các công ty trong nước sẽ làm cho các công ty không ngừng đưa ra các chiến lước phát triển cho sự tồn tại của mình vì vậy nền kinh tế ngày càng phát triển.
- Giúp các nhà doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến tù nước đi đầu tư. Học hỏi được sự tiến bộ trong khoa học công nghệ từ nước đi đầu tư, điều hành các máy móc thiết bị hiện đại.
· Đối với các nước đang phát triển
- FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế
- Thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn thất nghiệp do một phần lớn lao động được thu hút vào khu vực có vốn đầu tư FDI.
- Các dự án FDI góp phần tạo môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất
- Giúp các nước đang phát triển giảm một phần nợ nước ngoài
- Có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HOÁ THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH HÓA
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị
Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19o18 - 20o00 vĩ độ Bắc và 104o22 - 106o04 kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2, dân số trung bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước. Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:
- Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa Vùng KTTĐ Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào...nên có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hoá có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần...Trong đó, tại cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩu thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên Á trong khu vực.
- Trong tương lai Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tương lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH.
- Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội. Vùng núi phía Tây của tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinh tế xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Thanh Hoá đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 vùng rõ rệt:
* Vùng núi và trung du: gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) với diện tích tự nhiên 7999 km2 (chiếm 71,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là vùng nối liền giữa hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam. Độ cao trung bình ở vùng núi từ 600 - 700 mét, độ dốc trên 25o, vùng trung du có độ cao trung bình 150-200 mét, độ dốc từ 150 đến 200. Vùng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng.
* Vùng đồng bằng: gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và TX. Bỉm Sơn) với diện tích tự nhiên 1905 km2 (chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là vùng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên. Vùng có địa hình xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập, độ cao trung bình từ 5 - 15 mét, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ từ 0 - 1 mét. Nhìn chung vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
* Vùng ven biển: gồm 6 huyện chạy dọc bờ biển từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, với diện tích hơn 1230,6 km2 (chiếm 11,1% diện tích tự nhiên). Vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3 - 6 mét, riêng phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có dạng sống trâu do các dẫy đồi kéo dài ra biển. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm), đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển...
Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Chế độ nhiệt. Thanh Hoá có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình 23,7 oC nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi từ 0,5 - 1,5oC. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 - 7) là 30 - 31oC, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 170C. Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, từ 8 - 10oC vào các tháng mùa đông. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.7000C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn 8.0000C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1310 -1460 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 6) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 12) là 46 giờ).
Chế độ gió. Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hè của vùng Bắc Trung Bộ. Gió này thường xuất hiện vào đầu mùa hè. Gió phơn Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Chế độ mưa. Lượng mưa ở Thanh Hoá khá lớn, trung bình năm từ 1590 - 2080 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng 11 - 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng 1, lượng mưa chỉ 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 10) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, có 15 - 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677mm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt.
Do chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố địa hình, khí hậu ở Thanh Hóa được chia thành 3 vùng khác nhau.
* Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển: có nền nhiệt độ cao 8.500 - 8.6000C/năm, nhiệt độ trung bình từ 23 - 240C. Lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm không khí trung bình 85 - 86%. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, gió phơn Tây Nam và các cơn bão nhiệt đới đổ vào đất liền với tốc độ lớn nhất trong bão tới 40 mét/giây, gió mùa Đông Bắc có khi đạt tới 25 mét/giây.
Nhìn chung khí hậu vùng đồng bằng và ven biển khá phù hợp cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Do vậy đây là vùng trọng điểm lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và là nơi tập trung các đô thị, khu công nghiệp, cơ sở dịch vụ thương mại... Tuy nhiên, do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão và nước dâng nên cũng gặp nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống.
* Vùng khí hậu trung du: có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng tích ôn cả năm 7.600 - 8.5000C, phía Nam chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 7 - 80C. Lượng mưa cả năm khoảng 1.900 mm (vùng Lang Chánh, Thường Xuân đạt xấp xỉ 2.300 mm) mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng (từ tháng 4 - 10 ), mưa lớn là tháng 8 - 9. Độ ẩm không khí trung bình 86%. Gió không lớn lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn vùng đồng bằng.
Với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, có mùa đông lạnh, đủ ánh sáng, tốc độ gió vừa phải, ít chịu ảnh hưởng của gió bão... vùng khí hậu trung du khá thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày: cao su, chè, cà phê và các loại cây ăn quả: cam, chanh, dứa… và phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng luồng. Tuy nhiên vùng cũng chịu một số thiên tai như lốc xoáy, lũ cuốn, nắng hạn kéo dài vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông.
* Vùng khí hậu núi cao: có nền nhiệt độ thấp, tổng tích ôn cả năm dưới 8.0000C. Mùa đông thường rét đậm và có sương muối, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 140C, vùng núi cao từ 11 - 120C. Mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, nhiệt độ cao nhất không quá 260C. Lượng mưa trung bình từ 1.600 ở vùng núi cao phía Bắc đến 1.900 - 2.200 mm ở vùng núi cao phía Nam. Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, khu vực núi cao ẩm ướt hơn, có sương mù. Tốc độ gió không lớn, bình quân chỉ 1,0 - 1,5 mét/giây. Với địa hình cao, dốc, lượng mưa trung bình, nền nhiệt độ thấp, mùa đông lạnh, mùa hè mát ẩm mưa nhiều... khí hậu vùng núi cao khá thuận lợi cho phát triển nhiều cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đây là vùng còn lại nhiều loại cây rừng tự nhiên nguyên sinh, thứ sinh như: Sa mu, Pơ mu và các cây đặc sản: quế, hồi, cánh kiến, sa nhân…
Tóm lại, là một tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh Hoá có khí hậu khá đa dạng và phân hoá mạnh theo không gian và thời gian. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá, sương muối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất:
Về thổ nhưỡng
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:
- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh... Đất có tầng dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa...
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Đất có thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển như Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn...Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xói mòn trơ sỏi đá, trên cần được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.
- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất bị lầy thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển. Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từ trung bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5... thích hợp cho trồng cói và nuôi trồng thuỷ sản.
- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém... nên năng suất cây trồng thấp. Song đất có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như trồng rừng, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả... và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất.
- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.
b) Về hiện trạng sử dụng tài nguyên đất(số liệu kết quả kiểm kê đất tháng 01/2008 của ._.Sở Tài nguyên và Môi trường)
Đến năm 2007, tổng diện tích đất được khai thác, sử dụng là 978.338,6 ha, chiếm 87,9% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 135.134,8 ha, chiếm 12,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ngoài ra còn 3.200 ha đất mặt nước ven biển chưa sử dụng. Trong số đất đã sử dụng, đất nông nghiệp là 822,4 nghìn ha, chiếm 73,9% diện tích tự nhiên, trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 246,1 nghìn ha, chiếm 21,1% ; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 564,2 nghìn ha, chiếm 50,7% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10,95 nghìn ha, chiếm 0,98% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất phi nông nghiệp có diện tích 155,98 nghìn ha, chiếm 14,0% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa 2000-2007
TT
Mục đích sử dụng
2000
2007
Tăng/giảm (+ / -)
DT(1000ha)
%
DT(1000ha)
%
TỔNG DIỆN TÍCH TN
1114.9
100.0
1113.47
100.0
-1.43
A
Diện tích đã sử dụng
791.7
71.01
978.34
87.9
186.64
1
Đất nông nghiệp
665.3
59.67
822.36
73.9
157.06
- Đất SX nông nghiệp
224.75
20.16
246.11
22.1
21.36
- Đất lâm nghiệp
431.14
38.67
564.19
50.7
133.05
- Mặt nước nuôi trồng thủy sản
8.36
0.75
10.95
1.0
2.59
- Đất làm muối
0.46
0.04
0.41
0.0
-0.05
- Đất nông nghiệp khác
0.56
0.05
0.68
0.1
0.12
2
Đất phi nông nghiệp
126.45
11.34
155.98
14.0
29.53
B
Đất chưa sử dụng
318.9
28.60
135.13
12.1
-183.77
C
Đất mặt nước
4.3
0.39
3.20
0.3
-1.10
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa;
Nhìn chung hầu hết diện tích đất bằng ở Thanh Hóa đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Thời gian tới cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với đầu tư chiều sâu để nâng cao hệ số sử dụng đất, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn nước thuận lợi.
Từ 2001-2007, Thanh Hóa đã đưa 157,06 nghìn ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là kết quả của việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc làm tăng diện tích đất lâm nghiệp thêm 133 nghìn ha và khai hoang phục hóa tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thêm 21,4 nghìn ha. Tuy nhiên đất chưa sử dụng hiện còn khá lớn, tới 135,1 nghìn ha (chiếm 12,1% diện tích tự nhiên) và hơn 3 nghìn ha đất mặt nước ven biển. Do vậy thời gian tới cần có kế hoạch khai thác quỹ đất này vào phát triển sản xuất như trồng cây hàng năm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi trồng thủy sản
2.1.2.2. Tài nguyên rừng:
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha .
Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
2.1.2.3. Tài nguyên biên:
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò …
Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản:
Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
2.1.2.5. Tài nguyên nước:
a/ Nước mặt.
Trên địa bàn Thanh Hoá có 4 hệ thống sông lớn là Sông Mã, sông Yên, sông Hoạt, sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn, bình quân mật độ sông suối đạt 0,5 - 0,6 km/km2. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm từ 20 - 21 tỷ m3 năm, trong đó khoảng 10 tỷ m3 lượng dòng chảy sinh ra trong nội tỉnh; cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m3, năm nhỏ nhất khoảng 12 tỷ m3.
- Hệ thống sông Mã. Sông Mã bắt nguồn từ tỉnh Sầm Nưa (Lào), chảy qua Sơn La vào Thanh Hóa tại xã Tén Tần huyện Mường Lát. Tổng diện tích lưu vực của sông rộng 28.490 km2, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam rộng 17.810 km2; sông có chiều dài 512 km với 39 phụ lưu, các phụ lưu lớn là:
+ Sông Chu. Diện tích lưu vực 7.580 km2, dài 352 km
+ Sông Bưởi. Diện tích lưu vực 1790 km2, dài 130 km
+ Sông Cầu Chày. Diện tích lưu vực 551 km2, dài 87,5 km
- Hệ thống sông Yên. Sông Yên bắt nguồn từ Bình Lương (Như Xuân) đến Ninh Hải (Tĩnh Gia). Sông Yên có chiều dài 89 km với 4 phụ lưu chính là Sông Nhơm, sông Hoàng, sông Mực, sông Thị Long ; diện tích lưu vực của sông rộng 1996 km2.
- Hệ thống sông Hoạt. Sông Hoạt có lưu vực 432 km2, chiều dài 55 km . Sông Hoạt đổ ra biển theo 2 nhánh chính là sông Báo Văn và sông Càn.
- Hệ thống sông Bạng bắt nguồn từ núi Bò Lăn-Như Xuân đến Lạch Bạng dài 35 km, diện tích lưu vực của sông khoảng 255 km2.
Nhìn chung, nguồn nước mặt ở Thanh Hóa khá phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước mặt đang có nhiều khó khăn, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lưu lượng dòng chảy chiếm tới 80 - 85% tổng lượng nước cả năm, thường gây ngập úng cho các vùng hạ lưu. Ngược lại mùa khô lưu lượng dòng chảy ít nên thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Mặt khác, so với lượng nước bình quân trên đầu người của cả nước là 11.000 m3/người.năm thì mức bình quân trên đầu người của Thanh Hoá là khá thấp, chỉ có 5.600 m3/người.năm và còn tiếp tục giảm. Dự tính đến năm 2015 chỉ còn 4.700 m3/người.năm. Khi đó Thanh Hóa có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt. Do vậy ngay từ bây giờ cần có những biện pháp hữu hiệu để điều tiết và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên nước nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Đặc biệt lưu ý tình hình xâm nhập mặn ở một số huyện như Hậu Lộc, Nga Sơn. Hiện tỉnh đang triển khai các biện pháp hữu hựu ngăn và đẩy mặn ở hai huyện này.
b/ Tiềm năng thủy điện
Do hệ thống sông suối ở Thanh Hóa khá dầy, trong đó có một số sông lớn, lưu vực rộng (nhất là hệ thống sông Mã) bắt nguồn từ những vùng núi cao, nhiều thác ghềnh… nên Thanh Hóa có tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Riêng hệ thống sông Mã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với các bậc thang có thể khai thác thủy điện như: Bản Uôn, Bản Mon, Cẩm Hoàng, La Hán (trên sông Mã) và Cửa Đặt (trên sông Chu)… Hiện nay công trình hồ Cửa Đặt đang được xây dung, cùng với hệ thống Bái Thượng cũ tưới cho gần 88.000 ha đất canh tác kết hợp thủy điện (công suất 97 MW).
c/ Nước ngầm
Thanh Hoá có nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Các kết quả thăm dò cho thấy nước ngầm phân bố ở nhiều nơi, từ Thạch Thành tới thị xã Sầm Sơn ở phía Bắc, khu vực Tĩnh Gia ở phía Nam và một phần dọc ven biển. Các vùng có tiềm năng nước ngầm lớn là:
+ Vùng Bỉm Sơn: Có diện tích trên 70 km2 ở rìa Bắc đồng bằng thuộc phần đuôi của dãy núi Tam Điệp. Tầng chứa nước là hệ tầng Đồng Giao, thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi bị Castơ mạnh, rất giàu nước. Trữ lượng A + B có tới 40.340 m3/ngày, khi cần có thể thăm dò bổ sung để nâng công suất.
+ Vùng hữu ngạn sông Mã và thung lũng sông Chu: Diện tích khoảng 240 km2 thuộc các huyện Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Thọ Xuân. Chiều sâu giếng khoan khai thác từ 40 - 80 mét, khả năng khai thác của mỗi lỗ khoan từ 1.000 - 2.000 m3/ngày, thậm chí đạt 4.000 m3/ngày. Đây là vùng triển vọng nhất có thể tiến hành thăm dò và khai thác cấp nước cho các ngành kinh tế.
+ Vùng Đông Bắc (tả ngạn sông Mã): Diện tích 160 km2 thuộc các huyện Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Hà Trung. Nước có chất lượng tốt, chiều sâu giếng khoan khai thác từ 70 - 80 m. Lượng nước khai thác từ mỗi giếng khoan có thể đạt từ 1.000 - 2.000 m3/ngày.
+ Vùng cát ven biển: Kéo dài từ Nga Sơn đến huyện Tĩnh Gia, diện tích phân bố khoảng 250 km2, chiều dày tầng chứa nước trên 10 mét. Vùng Sầm Sơn đã có tài liệu thăm dò với trữ lượng cấp B là 480 m3/ngày.
+ Vùng thung lũng Mậu Lâm - Phú Nhuận (Như Thanh): Nước phân bố ỏ các đới dập nát dọc theo vết đứt gẫy, sâu từ 80 - 100 m hoặc ở các điểm lộ.
+ Vùng Tĩnh Gia: Diện tích phân bố rộng 200 km2 thuộc huyện Tĩnh Gia. Chất lượng nước tốt, thích hợp sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
d/ Nước khoáng
Nước khoáng ở Thanh Hoá chưa được điều tra nghiên cứu nhiều. Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, toàn tỉnh có 14 điểm có dấu hiệu khác thường về nhiệt độ, thành phần hoá, lý trong nước, nhưng chưa có nguồn nào được nghiên cứu chi tiết. Hiện mới phát hiện nước khoáng ở một số khu vực như: lỗ khoan 12 tại Ga Nghĩa trang thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá; lỗ khoan 31 xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và các lỗ khoan UNICEF ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương...
2.1.3. Kết cấu hạ tầng
2.1.3.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
2.1.3.2. Hệ thống điện:
Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW.
2.1.3.3. Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.
Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân.
2.1.3.4. Hệ thống cấp nước:
Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu.
2.1.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2007 là 2.421,03 ngàn người, chiếm 65,5% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.109 ngàn người, chiếm 89,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 66,9% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 16,0% và lao động khu vực dịch vụ là 17 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.
Bảng 02: D©n sè vµ lao ®éng tØnh Thanh Hãa 2000 - 2010
ChØ tiªu
2000
2005
2007
2010
1. Tæng d©n sè (1.000ngêi)
3494,0
3671,4
3697,2
3781,0
D©n sè thµnh thÞ (%)
9,5
9,8
10,9
16,5
2. L§ trong ®é tuæi (1.000 ng.)
1908,0
2179,0
2262,5
2418,5
- L§ ®ang lµm viÖc trong c¸c ngµnh KTQD (1.000 ngêi)
1503,1
1648,8
1741,5
1890,7
- Sö dông thêi gian lao ®éng ë n«ng th«n (%)
75,0
77,2
80,4
85
- Tû lÖ L§ ®îc ®µo t¹o so víi sè L§ trong ®é tuæi (%)
19,6
27,0
31,5
38,0
Nguån : Niªn gi¸m Thèng kª Thanh Hãa tõ 2000-2005 vµ sè liÖu cña Së L§TB&XH n¨m 2007.
Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống còn 62% năm 2005 và 46,6% năm 2010; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 15,5% năm 2005 và 27,5% năm 2010; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2000 lên 14,2% năm 2007 và 18,2% năm 2010. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 50%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của tỉnh còn thấp.
Bảng 03: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị: 1.000 người
TT
Chỉ tiêu
2000
2005
2010
I
Số LĐ đang làm việc
1.503,1
1.648,8
1890,7
1
LĐ trong ngành NLN và TS
1.222,4
1.108,2
953,7
2
LĐ trong ngành CN - XD
129,3
277,0
563,7
3
LĐ trong ngành dịch vụ
151,5
263,6
373,3
II
Cơ cấu (%)
100.0
100.0
100.0
1
LĐ trong ngành NLN và TS
81,3
67,2
50,4
2
LĐ trong ngành CN - XD
8,6
16,8
29,8
3
LĐ trong ngành dịch vụ
10,1
16,0
19,7
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2005; B/c Kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Sở KH&ĐT.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh Hóa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ
Bảng 04: Dù b¸o d©n sè vµ lao ®éng cña tØnh Thanh Hãa ®Õn 2020
§¬n vÞ: 1.000 ngêi
ChØ tiªu
2007
2010
2015
2020
1. Quy m« d©n sè
3671,4
3781,0
3926,9
4100,0
- D©n sè thµnh thÞ
341,4
623,9
981,7
1476,0
% so víi tæng DS
9,3
16,5
25,0
36,0
- D©n sè n«ng th«n
3330,0
3157,1
2945,2
2624,0
% so víi tæng DS
90,7
83,5
75,0
64,0
2. DS trong ®é tuæi L§
2.179,0
2575,7
2670,3
2788,0
% so víi tæng DS
59,4
68,1
68,0
68,0
Tóm lại nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua
2.1.5.1. Đánh giá tổng quát việc hực hiện chỉ tiêu Kinh tế – Xã hội thời kỳ 2006- 2008
* Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,6%( tăng trưởng thời kỳ 2005 – 2005 là 9,1%)
- GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt574 USD, mục tiêu đến năm 2010 đạt từ 780-800 USD
- Cơ cấu kinh tế nông – lâm- ngư nghiệp và xây dựng – dịch vụ chuyển dịch theo hướng tích cực; năm 2008 là :29,9% – 34,4% - 35,7%
- Năm 2008, sản lưọng lương thực đạt 1,647 triệu tấn, lương thực bình quâ đầu người đạt 442,1 kg. Mục tiêu dến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn trở lên, lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg
- Giá trị xuất hàng hoá và dịch vụ năm 2008 ước đạt 220 triệu USD; tăng bình quân hàng năm 26,3%
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2008 ước đạt 5,5%
- Huy động vốn đầu tư cho phát triển 3 năm ước đạt 33.900 tỷ đồng, tăng 59% so với giai đoan 2001 -2005( 21.300 tỷ đồng)
Bảng 05: Tèc ®é t¨ng trëng kinh tÕ thêi kú 2001 - 2010
§¬n vÞ: Tû ®ång, gi¸ C§ 94.
Chỉ tiêu
2000
2005
DK 2010
T¨ng BQ (%/n.)
2001-2010
2001-2005
2006-2010
Tæng GDP
7700.8
11910.0
20.563.0
10,3
9.1
11.5
1. Theo ngµnh kinh tÕ
- N«ng l©m nghiÖp vµ TS
2925.9
3633.0
4464.0
4,3
4.4
4,2
- C«ng nghiÖp vµ XD
2243.7
4535.0
9461.0
15,5
15.1
15,8
- DÞch vô
2531.2
3739.0
6638.0
10,1
8.1
12,2
2. Theo khu vùc kinh tÕ
- Quèc doanh
2087.5
3321.0
4738.0
8,5
9.7
7,4
- Ngoµi quèc doanh
5247.0
7826.0
13725.0
10,1
8.3
11,9
- §Çu t níc ngoµi
366.3
763.0
2100.0
19,1
15.8
22,4
Nguån: Niªn gi¸m Thèng kª tØnh Thanh Ho¸ vµ sè liÖu Së KH&§T
* Về xã hội
- Năm 2006, 100% số huyện, thị, thành phố hoàn thành phổ cập THCS
- Giải quyết việc làm 3 năm đạt 142.000 người, đạt56,8% mực tiêu đại hội đảng bộ lần thứ XVI
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội năm 2008 là 63%, giảm 13,2% so với năm 2005
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 là 33,5%, tăng 6,5% so với năm 2005
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 20,7%, giảm 14% so với năm 2005
- Tốc độ tăng dân số hàng năm từ 7,5‰ – 8,5‰
- Đến năm 2008 có 64% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng 34% sovới năm 2005
- Năm 2008: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25,8%.
- Năm 2008, mật độ máy điện thoại là 48 máy/ 100 dân
* Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008 là 46%, tăng 3% so với năm 2005
- Năm 2008: tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn là 87%, tăng 7%; ở thành thị là 93%, tăng 7% so với năm 2005
- Đến năm 2008, có 90% cơ sở sản xuất xây dựng mới áp dụng công nghệ sách hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 35%.
2.1.5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực
* Ngành nông, lâm, thuỷ sản
Sản xuất nông lâm, thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch theo đúng hướng. Thực hiện thâm canh và ứng dụng tiến bộ về giống có năng suất cao vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực. Năm 2007, sản lượng lương thực có hạt đạt 1,61 triệu tấn, tăng 9,1% so với năm 2005.
Các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu được quan tâm đúng mức. Sản lượng mía, sắn, cao su tăng dần hàng năm, từng bước đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Mối quan hệ giữa các nhà máy với nông dân ngày cáng gắn bó hơn; phương thức hoạt động thu mua chế biến đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho nông dân vùng nguyên liệu có vốn và yên tâm sản xuất.
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển trang trại tập trung. đến nay, toàn tỉnh có 862 trang trại chăn nuôi, gấp 1,7 lần năm 2005; quy mô đàn gia súc, gia cầm ở các trang trại ngày càng tăng và chất lượng được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được cấp uỷ, chính quyền, hệ thống thú y cơ sở chỉ đạo quyết liệt, nhận thức và kinh nghiệm của người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh được nâng lên, hạn chế được thiệt hại do dịch gây ra.
Sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội, tập trung cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tổ hcức và cơ cấu lạ nghề rừng theo hướng bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển nhanh rừng sản xuất. Trong 3 năm trồng mới 30,6 nghìn ha; khoanh nuôi tái sinh 68 nghìn ha; bảo vệ rừng 250 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng 43% năm 2005 lên 46% năm 2008.
Khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đạt kết quả khá, năng lực khai thác hải sản được nâng cao, các tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường cả về số lượng và thiết bị, đảm bảo hiệu quả và an tàn trong khai thác. Nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm, các mô hình nuôi trồng nước lợ, mô hình nuôi trồng thuỷ sản tăng dần hàng năm, từ 676 tỷ đồng năm 2005 lên 850 tỷ đồng năm 2008, tăng bình quân hàng năm 8,1%, tỷ trọng giá trị sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất thuỷ sản.
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn được củng cố và phát triển, toàn tỉnh có 548 HTX nông nghiệp,tăng 17 HTX. đã chuyển đổi 12 lâm trường và 6 nông trường theo mô hình quản lý mới; sau chuyển đổi, hoạt động của các tổ chức có hiệu quả hơ. Kinh tế trang trại phát triển khá nhanh; đến nay có khoảng 3.687 trang trại, tăng 328 trang trại so với năm 2005; loại hình trang trại khá đa dạng, gồm : 1.498 trang trại trồng trọt, 862 trang trại chăn nuôi, 343 trang trại lâm nghiệp…
Ngành công nghiệp – xây dựng
Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng sản xuất công nghiệp vẫn đạt kết quả khá. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư mở rộng nâng công suất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Các snả phẩm chủ lực của tỉnh như xi măng, đường, bia, thuốc lá, vật liệu xây dựng tiếp tục giữ nguyên mức táng trưởng khá hàng năm và chiếm tỷ trọng coa trong giá trị sản xuất công nghiệp. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương phát triển khá, trong 3 năm đã đào tạo trên 20 nghìn lao động với gần trên 20 ngành nghề thủ công nghiệp, sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị truyền thống và những sản phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 13,6%.
Công tác phát triển doanh nghiệp được chú trọng, trong 3 năm dăng ký thành lập mới 2.477 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh đăng ký thàn lập đén hết năm 2008 đạt 4.951 doanh nghiệp; vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2005. Cổ phần hoá và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo đúng kế hoạch; các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngành xây dựng có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm dạt 20,5 % ( Tời kỳ 2001 – 2005 là 11,4%). Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2008 ước đạt 7.490 tỷ đồng , tăng 2,3 lần so với năm 2005.
Các Ngành thương mại dịch vụ
Các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm tăng 12,5%. Cơ sở hạ tầng thương mại được các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư gắn với mở rộng các lại hình kinh doan. Hệ thống các chợ ở TP. Thanh Hoá đã cơ bản được xã hội hoá; các siêu thị và trung tâm thương mại được đầu tư và đi vào sử dụng, tạo điều kiện cho thương mại nội địa phát triển nhanh.
Xuất khẩu hành hoá và dịch vụ đạt kết quả khá , kim ngạch xuất khẩu tăng bình quan hàng năm là 26,3%. Các hoạt động du lịch có chuyển biến, các loại hình du lịch ngày càng khá đa dạng. Lượng khách tham quan và doanh thu du lịch ngày càng tăng hàn năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, vùng phủ sóng điện thoại di động được mở rộng, chất lượng dịch vụ điện thoại được nâng lên. Năm 2008 mật độ máy điện thoại ước đạt 51 máy/ 100 dân. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá cơ bản đpá ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân; bước đầu hình thành và phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt tại thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận. Vận chuyển hành khách bình quân hàn năm tăng 34%, vận chuyển hàng hoá tăng 15%.
Các tổ chức tài chính và tín dụg tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong 3 năm đã có 8 ngân hàng cổ phần mở chi nhánh tại thành phố Thanh Hoá. Huy động vốn trên địa bàn đến hết 12/ 2008 đạt 9.950 tỷ đồng, tăng 2 lần; doanh số chô vay đạt 26.500 tỷ đồng, tăng 1,77 lần so với năm 2005.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt, hàng năm thu ngân sách tăng trên 10% so với dự toán trung ương giao. Tổng thu ngân sách năm 2008 ước đạt 2.022 tỷ đồng, tăng 32,7% so với năm 2005. Chi ngân sách đươc quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định.
Về đầu tư phát triển
Huy đông vốn đạt kết quả khá, phát huy tối da nguồn lực cho đầu tư pát triển. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm 2006- 2008 ước đạt 33.900 tỷ đồng ( bình quân 12.200 tỷ đồng/ 1 năm). các nguồn vốn có tốc độ khá là vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngân sách. Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước, tăng vốn tín dụng và đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội. Năm 2008, tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước là 23,2%, giảm 10,7%; vốn tín dụng đầu tư là 18,4 %, tăng 10,1%; vốn đầu tư nước ngoài là 17,8%, tăng 12,7% so với năm 2005. Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh dầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hoá và các địa bàn trọng điểm khác.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước đã có chuyển biến đáng kể. Nguồn vốn ngân sách nhà nuớc do địa phương quản lý đựocbố trí tập trung, hiệuq ủa và đảm bảo cơ cấu phù hợp giưũa các ngành, các vùng, miền. Việc thực hiện phân cáp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư xây dựng những năm qua đã từng bước phát huy hiệu quả, tính chủ động, trách nhiệm trong huy động các nguồn vốn và quản lý chât slựợng công trình của các ngành, các cấp được nâng lên.
Hệ thống kết cấo hạ tầng được cải thiện đáng kể, trong 3 năm đã đầu tư làm mới 300km; sửa chữa và nâng cấp 2.600 km đường giao thông nông thôn; xây dựng tuyến nối các huyện phía Tây; hoàn thành và đua vào sử dụng bến số 1 và bến số 2 cảng Nghi Sơn, đường đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô. Nâng cấp, cải tạo các tuyên sđường đô thị tại TP.Thanh hhoá. TX.Sầm Sơn, Bỉm Sơn. Hệ thống các hồ, đập được đầu tư nâng cấp tăng năng lực tưới thêm 900 ha. Hoàn thành và đưa vào hoạt động bệnh viện Nhi, bệnh viện đa khoa Yên Định, một số khoa của trường Đại học Hoòng Đức; cải tạo và âng cấp 5 bệnh viện tuyến tỉnh, các trường nghề và trên 4.500 phòng học…
* Các hoạt động văn hoá - xã hội
Công tác xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế bước đầu có chuyển biến, đẫ thành lập 17 trường tư thục và một số bệnh viện phòng khám tư nhân như: bệnh viện tư nhân Tâm An ( quy mô 22 giường); Bệnh viện mắt Bình Tâm ( quy mô 11 giường); 6 bệnh viện tư nhân khác đang hoàn thiện các thủ tục để triiển khai xây dựng… Các bệnh viện tuyến tỉnh đã tổ chức tốt các dịch vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu.
Giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến, chât slượng giáo dục toàn diện được nâng lên; giáo dục mũi nhọn có bước đột phá,năm 2008 có 2 học siinh đoạt huy chương vàng toán quốc tế và có 13 học sịnh đậu thủ khoa vào các trường đại học. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nanag lên, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các bậc học là: mầm non 97,4%, tiểu học 97%, THCS 96,8%, THPT là 99,3%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được duy trì; 100% số huyện, thị xã, thành phố đạt phổ cập giáo dục THCS. Cơ sở vật chất trường học đã được nâng lên, trong 3 năm đã liên cố trên 4.500 phòng học, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72,4% ( năm 2005 là 40%); số trường đạt chuẩn quốc gia là 586 trường, tăng 200 trường so với năm 2005. Giáo dục chuyên nghiệp phát triển cả về chất lượng và số lượng, từng bước đáphát hành ứng nhu cầu học tập của con em trong tỉnh.
Các đề tài khoa học tập trung vào nghuên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất như: xây dựng mô hình chăn nuôi, ứng dụng phân bón sinh học vào sản xuất rau sạch, thâm canh tăng năng suât svùng nguyên liệu … Một số đề tài được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Công tác kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được tăng cường.
Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên. Cơ sở vật chât scác cơ sở y tế được tăng cường, đã hoàn thànhvà đưa vào sử dụng: Bệnh viện nhi; thành lập mới 2 bệnh viện ( Bệnh viện mắt và Bệnh viện nội tiết). Công tác phòng chống dịch bệnh được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, cuủng cố về tổ chức, tăng cường kinh phí, góp phần hạn chế dịch bệnh lan ra diện rộng. Thực hiện tố công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số, gia đình và trẻ em; hàng năm mức giảm sinh đạt 0,45‰, tốc độ tăng dân số dưới 1%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 26%.
Văn hoá thông tin – phát thanh truyền hình tổ chức tuyên truyền kịp th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2052.doc