Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Phần mềm kế toán Doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Phần mềm kế toán Doanh nghiệp Việt Nam: ... Ebook Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Phần mềm kế toán Doanh nghiệp Việt Nam

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Phần mềm kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………….. 3 LỜI MỞI ĐẦU …………………………………………………………… 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ……….6 1.1 Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp……………………………… 6 1.1.1 Khái niệm chung về lợi nhuận …………………………………… 6 1.1.2 Bản chất lợi nhuận của doanh nghiệp ……………………………...7 1.1.3 Vai trò của lợi nhuận ……………………………………………….8 1.2. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận ………………….. ..10 1.2.1 Nguồn và các yếu tố cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp …………..10 1.2.2 Các chỉ tiêu xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ………………...12 1.2.3 Phương pháp xác định lợi nhuận …………………………………..18 1.2.4 Phân phối lợi nhuận doanh nghiệp …………………………….......22 1.3 Các nhân tố ành hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp ………….24 1.3.1 Các nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp ………………………..24 1.3.2 Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ………………………..32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM …………………………….34 2.1 Vài nét khái quát về công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam ………………………………………………………………….34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………….. 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty ………………………………………35 2.1.3.Giới thiệu về chức năng của các phòng …………………………..38 2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam ………………………………………………………….42 2.2.1 Kết quả kinh doanh các năm 2007 – 2008 – 2009 ………………...42 2.2.2 So sánh lợi nhuận năm 2007 – 2008 ………………………………45 2.2.3 So sánh lợi nhuận năm 2008 – 2009 ………………………………46 2.2.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ………………………………..47 2.3 Đánh giá thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam …………………………………………….48 2.3.1 Những kết quả đạt được …………………………………………..48 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ………………………………………….50 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ……………………..54 3.1Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới .54 3.1.1 Sản phẩm phần mềm …………………………………………….. 55 3.1.2 Sản phẩm dịch vụ ………………………………………………… 55 3.1.3 Công nghệ phát triển ……………………………………………....56 3.1.4 Mục tiêu hướng tới ………………………………………………...56 3.2 Các giải pháp tăng lợi nhuận của công ty …………………………. 56 3.2.1 Các biện pháp nhằm tăng doanh thu ………………………………56 3.2.2 Tìm kiếm các cơ hội gia công phần mềm ………………………….57 3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ………………………57 3.2.4 Quản lý các khoản phải thu ………………………………………..58 3.2.5 Các biện pháp khác ……………………………………………….60 3.3 Một số kiến nghị ……………………………………………………. 63 KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………. 67 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VASJ: Công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam SIFA: Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Tài chính - Kế toán DT: Doanh thu GVHB: Giá vốn hàng bán HĐSXKD: hoạt động sản suất kinh doanh HĐTC: hoạt động tài chính LNTT: Lợi nhuận trước thuế LNST: lợi nhuận sau thuế .Net: Ngôn ngữ lập trình Dotnet Visual Foxpro: Ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro Java: Ngôn ngữ lập trình Java ASP: Ngôn ngữ lập trình ASP Oracle: Ngôn ngữ lập trình Oracle SQL – Server: Ngôn ngữ lập trình SQL LỜI MỞ ĐẦU Trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng, d­íi sù qu¶n lý vÜ m« cña Nhµ n­íc theo ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa, sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn song song cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ ®· t¹o ra m«i tr­êng c¹nh tranh cho tÊt c¶ c¸c doanh nghiÖp. Mặt khác, sau khi chính thức trở thành một thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( viết tắt là WTO) ,nền kinh tế nước ta đã có nhiều sự thay đổi lớn. Đó chính là sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế, không phải chỉ là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhận thấy rõ được điều này, Nhà nước ta cũng đang dần hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều này cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả. V× thÕ ®Ó tån t¹i vµ ph¸t triÓn ®­îc c¸c doanh nghiÖp ph¶i tù chñ trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh vµ ph¶i kinh doanh cã hiÖu qu¶, từ đó đưa ra những quyết định kinh tế tối ưu nhất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cã thÓ nãi, hiÖu qu¶ kinh tÕ lµ th­íc ®o tr×nh ®é ph¸t triÓn cña c¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt kinh doanh nãi riªng vµ cña toµn bé nÒn kinh tÕ quèc d©n nãi chung. Nh­ vËy lîi nhuËn gi÷ vÞ trÝ quan träng trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp, bëi doanh nghiÖp cã tån t¹i vµ ph¸t triÓn ®­îc hay kh«ng ®iÒu quyÕt ®Þnh lµ doanh nghiÖp cã t¹o ra ®­îc lîi nhuËn hay kh«ng. MÆt kh¸c, lîi nhuËn ®­îc coi lµ mét trong nh÷ng ®ßn bÈy kinh tÕ cã hiÖu lùc nhÊt, kÝch thÝch m¹nh mÏ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt kinh doanh; lµ chØ tiªu c¬ b¶n ®Ó ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña mçi doanh nghiÖp. ChÝnh v× thÕ viÖc ®i s©u nghiªn cøu lîi nhuËn, c¸c nh©n tè ¶nh h­ëng tíi lîi nhuËn vµ c¸c biÖn ph¸p phÊn ®Êu nh»m t¨ng lîi nhuËn doanh nghiÖp lµ ®iÒu rÊt quan träng, cÇn thiÕt vµ h÷u Ých. Nhận thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận trong các doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam, em đã đi sâu tìm hiểu về các biện pháp để tăng lợi nhuận của công ty, em xin chọn đề tài: “ Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam “ Chuyên đề bao gồm 3 phần chính: Chương I : Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp Chương II : Thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Chương III: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Do điều kiện về trình độ và thời gian có hạn nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn để bài viết của em đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n thÇy gi¸o h­íng dÉn Vò Duy Hào , c¸c thÇy c« gi¸o trong bé m«n Tµi chÝnh Doanh nghiÖp, Ban l·nh ®¹o C«ng ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam ®· gióp ®ì em hoµn thµnh đề tài nµy. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP . Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm chung về lợi nhuận Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về lợi nhuận, tùy vào từng góc độ mà khái niệm lợi nhuận được các nhà kinh tế học có quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Các nhà kinh tế học trước Mác cho rằng lợi nhuận là “ cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất “ Thế nhưng dưới góc độ khác,Các Mác cho rằng " Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi đó là lợi nhuận ". Đến thời kỳ hiện đại, các nhà kinh tế học như P.A.Samuelson và W.D.Norhaus lại cho rằng : “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng số tiền thu về trừ đi tổng số tiền chi ra ” hay cụ thể hơn ''lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của doanh nghiệp và tổng số tiền để có được thu nhập đó”. Đây là khái niệm phổ biến nhất hiện nay và được chấp nhận. Quan điểm của các nhà kinh tế học đều rút ra một nhận xét đó là : lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.Đây chính là kết quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Bản chất lợi nhuận của doanh nghiệp : Về nguồn gốc hình thành lợi nhuận thì cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Từ các cách tiếp cận khác nhau mà các nhà kinh tế học đưa ra các quan điểm về sự hình thành lợi nhuân. Trường phái trọng thương thì cho rằng: “ Lợi nhuận được tạo ra từ lĩnh vực lưu thông “ Còn các nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng nông thì cho rằng : “Giá trị thặng dư hay sản phẩm thuần tuý là tặng vật vật chất của thiên nhiên và nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần tuý ” Một quan điểm khác là của nhà kinh tế học Adam Smith ( trường phái cổ điển),ông cho rằng : “ lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư “ và ông cũng khẳng định rằng : giá trị hàng hóa bao gồm cả tiền công, lợi nhuận và địa tô. Nhưng Adam Smith đã lẫn lôn giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư Bằng việc kế thừa những quan điểm của các nhà kinh tế học thời kỳ trước, cùng với sự nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã đưa ra một quan niệm đúng đắn: “Giá trị thặng dư được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước và như vậy mang hình thức biến tướng là lợi nhuận “. Hiện nay dựa vào lý luận của Mác, các nhà kinh tế học hiện đại đã phân tích rất sáu sắc về nguồn gốc của lợi nhuận. Để một doanh nghiệp có được lợi nhuận khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải có những phương pháp trong sản xuất để làm giảm chi phí một cách tối đa, đổng thời tăng doanh thu. Lợi nhuận cũng là mục tiêu của cách doanh nghiệp. 1.1.3 Vai trò của lợi nhuận : Trước đây, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tập trung bao cấp. Do đó, vai trò của lợi nhuận dường như không được thể hiện rõ. Các doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch mà nhà nước giao. Do vây, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp thua lỗ hay lãi đều do nhà nước chịu. Điều này không kích thích được nền kinh tế phát triển, không làm các doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì vai trò của lợi nhuận lại rất quan trọng. Trong nền kinh tế thi trường, các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sản xuất là do các doanh nghiệp để ra và tự quyết định. Nhà nước không tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp mà chỉ tác động đến doanh nghiệp bằng các chính sách kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tạo ra một hành lang pháp lý để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính vì lẽ đó, lợi nhuận chính là điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Do đó ta có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của lợi nhuận trong doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế. 1.1.3.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận chính là mục tiêu của kinh doanh, là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu và các nguồn lực khác, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh...Nếu các doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận cho mình thì cũng không thể sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu xã hội những hàng hoá và dịch vụ mong muốn. Do đó động cơ lợi nhuận là một bộ phận hợp thành quyết định tạo ra sự hoạt động thắng lợi của thị trường sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, là điều kiện để thực hiện các mục tiêu trong hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp: . Mục tiêu kinh tế: Đạt được lợi nhuận cao, mục tiêu phát triển doanh nghiệp, mục tiêu sản xuất khối lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa để đáp ứng thoả mãn nhu cầu của xã hội. . Mục tiêu xã hội: Bảo vệ và thoả mãn các nhu cầu, quyền lợi của các thành viên trong doanh nghiệp như thu nhập, cơ hội thăng tiến...bảo vệ quyền lợi của bạn hàng, của người tiêu dùng, công tác quốc phòng và bảo vệ môi trường. . Mục tiêu chính trị: Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên tiên tiến, nhận thức chính trị đúng đắn. Trong hệ thống mục tiêu trên thì lợi nhuận là điều kiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu khác. Muốn phát triển doanh nghiệp cả về lượng và chất thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải làm ăn có lãi hay phải có lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh cả mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Kinh doanh tốt sẽ có lợi nhuận cao và đây là điều kiện bảo đảm quá trình đầu tư, tái sản xuất mở rộng, tiếp tục quá trình kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngược lại, làm ăn kém hiệu quả sẽ tất yếu dẫn đến thua lỗ, phá sản. Vì vậy có thể nói rằng lợi nhuận tối đa là mục tiêu đầu tiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp cạnh tranh trong cơ chế thị trường, là đòn bẩy quan trọng về kinh tế kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thúc đẩy mọi người quan tâm đến hoạt động kinh doanh. 1.1.3.2 Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế xã hội: Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là một bộ phận thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp mà đồng thời là nguồn thu nhập quan trọng cho ngân sách Nhà nước và là cơ sở để tăng thu nhập quốc dân cho mỗi nước. Đến đây ta thấy được vai trò của lợi nhuận rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế, cả xã hội. Và xã hội chỉ có thể phát triển phồn thịnh được khi mỗi doanh nghiệp phát triển phồn thịnh. Nhờ có lợi nhuận mà các doanh nghiệp không những thực hiện được nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế theo quy định của pháp luật mà còn có điều kiện để thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo... Bên cạnh đó lợi nhuận còn là nguồn để tái sản xuất xã hội bởi lẽ khi có lợ nhuận thì các doanh nghiệp sẽ phân phối một phần vào các quỹ, và một phần dùng để tái sản xuất, làm tăng quy mô sản xuât. Như vậy, lợi nhuận có vai trò rất quan trọng và phấn đấu tăng lợi nhuận là đòi hỏi tất yếu của quá trình kinh doanh, là mục tiêu của các doanh nghiệp. 1.2. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận 1.2.1 Nguồn và các yếu tố cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp Để nghiên cứu hiệu quả các hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, người ta thường phân chia thành ba loại lợi nhuận, đó là lợi nhuận kinh tế, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận bình quân. - Lợi nhuận kinh tế: Là mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế. Lợi nhuận kinh tế thường được các nhà kinh tế quan tâm nhất để xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô của cả nền kinh tế và việc tính toán hiệu quả kinh tế khá phức tạp vì nó phải tính đến cả những chi phí mà thực tế doanh nghiệp không phải chi ra. Vì thế chi phí kinh tế thường cao hơn chi phí kế toán. - Lợi nhuận kế toán: Là chênh lệch giữa tổng doanh thu thực tế và tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để có được doanh thu đó. Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ tính các chi phí thực tế chi ra-nghĩa là những chi phí mà họ bỏ ra bằng tiền cho những hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây chúng ta thống nhất là doanh thu của doanh nghiệp là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh thông qua việc tiêu thụ được hàng hoá và dịch vụ, thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm mà khách hàng chấp nhận thanh toán. Còn chi phí của doanh nghiệp là những hao phí bằng tiền mà doanh nghiệp phải chịu để có được doanh thu trong thời kỳ đó. Lợi nhuận kế toán là đối tượng quan tâm của các nhà kế toán. - Lợi nhuận bình quân: Được hình thành do tác động của quy luật cung cầu vốn trên thị trường. Nó được biểu hiện bằng mức lãi suất của nền kinh tế. Lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được trong lĩnh vực hoạt động cụ thể. Bởi lẽ nếu doanh nghiệp không mang vốn đầu tư mà đem gửi ngân hàng thì họ cũng thu được một khoản tiền bằng tiền lãi suất. Do đó lợi nhuận bình quân là đối tượng để các nhà đầu tư lựa chọn xem xét lĩnh vực đầu tư sao cho thu được lợi nhuận siêu nghạch cao hơn lợi nhuận bình quân. Đứng trên quan điểm doanh nghiệp thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. - Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh. - Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu bất thường và chi phí bất thường. - Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động là tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.2.2 Các chỉ tiêu xác định lợi nhuận của doanh nghiệp : 1.2.2.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối: Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: LN gộp = DT thuần – GVHB = Q* (G – V) DT thuần = DTBH – các khoản giảm trừ doanh thu. Trong đó: Q: Khối lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. G: Giá bán hàng hóa dịch vụ. V: Giá vốn hàng bán đơn vị. Doanh thu bán hàng (DTBH) : Là số tiền mà doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Các khoản giảm trừ doanh thu : Bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu…) Giá vốn hàng bán (GVHB) : Bao gồm toàn bộ giá trị vốn có của hàng xuất bán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Lợi nhuận gộp phản ánh phần chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): ở đây chỉ xem xét đơn thuần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức xác định: EBIT = Q*(G – V) – F = LN gộp – Chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế chỉ xem xét cho hoạt động sản xuất kinh doanh (EBT): Công thức xác định: EBT = EBIT – I Trong đó: I là lãi vay trong kỳ. Trong trường hợp doanh nghiệp có hoạt động tài chính và hoạt động khác: LN trước thuế = LN từ HĐSXKD + LN từ HĐTC + LN từ HĐK Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp : Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế X Thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập DN Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Bởi lẽ lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác. Nên để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta cần phải kết hợp chỉ tiêu lợ nhuận với các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận… 1.2.2.2. Các chỉ tiêu tương đối: Lợi nhuận được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất được sử dụng, và cũng không thể dùng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau. Bởi vì: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là một chỉ tiêu tuyệt đối chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, có sự bù trừ lẫn nhau. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có điều kiện hoạt động, thị trường khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được khác nhau, một doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể được đánh giá là hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý tốt hơn. Như vậy, từ những lý do trên, để đánh giá một cách toàn diện về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ khác, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thì ngoài việc xem xét chỉ tiêu lợi nhuận cần kết hợp xem xét chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận. Ta xem xét một số chỉ tiêu tương đối thường được sử dụng: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (POS): Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế với doanh thu đạt được trong kỳ. POS = P/ D * 100% Trong đó: POS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ P : Lợi nhuận trước hoặc sau thuế trong kỳ. D : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu tiêu thụ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi tài sản (ROA): ROA= TNTT&L / TS hoặc ROA= TNST / TS Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lợi c ủa một đông vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân. ROE =NI/E *100% Trong đó: ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. NI : Lợi nhuận sau thuế. E : Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng, bên cạnh đó, để đánh giá công tác quản lý từng mặt hoạt động có các chỉ tiêu khác được sử dụng như là: tỷ suất lợi nhuận vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư... Mỗi ngành sản xuất khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau. Nhưng mỗi doanh nghiệp đều cố gắng để tăng tỷ suất lợi nhuận. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế ( lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. Công thức tính doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế : Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ suất này thấp hơn chỉ tiêu chung của toàn nghành, chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng nghành. Tỷ suất lợi nhuận : Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng không thể vì thế mà nó là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh, cùng quy mô sản xuất, cùng vốn... và việc chỉ dùng chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá là chưa thật sự chính xác. Giả thiết rằng đối với các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu về sẽ khác nhau, doanh nghiệp lớn hơn thường lợi nhuận thu về lớn hơn. Nhưng không phải vì thế mà đánh giá là doanh nghiệp lớn hơn hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối còn gọi là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận khác nhau, mỗi cách có nội dung kinh tế khác nhau. Ở đây, chỉ xin đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến đề tài này. - Tỷ xuất lợi nhuận theo vốn kinh doanh (TSLNTVKD ) TSLNVKD là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với tổng vốn kinh doanh trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế TSLNVKD = x 100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ vào đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Căn cứ chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ suất này thấp hơn chỉ tiêu chung của toàn nghành, chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng nghành. - Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành (TSLNTGT). Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được so với giá thành toàn bộ sản phẩm dịch vụ tiêu thụ và được xác định: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận(trước hoặc sau thuế) x 100% theo giá thành Giá thành toàn bộ sản phẩm dịch vụ tiêu thụ - Tỷ suất lợi nhuận theo lao động: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh bình quân theo từng người lao động trong doanh nghiệp và được xác định: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thu được trong kỳ x 100% bình quân theo lao động Số lao động bình quân trong kỳ Việc xác định chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp có các biện pháp sử dụng có hiệu quả số lao động hiện có và đánh giá được mức hiệu quả sử dụng lao động hiện tại. Như vậy nhiệm vụ đặt ra đối với các doanh nghiệp không chỉ tăng lợi nhuận mà còn phải tăng tỷ suất lợi nhuận. 1.2.3 Phương pháp xác định lợi nhuận 1.2.3.1 Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài kinh doanh Trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng hoá, được xác định. Kết quả bán hàng = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ * Tổng doanh thu : là toàn bộ tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tiền thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Các hàng hoá, dịch vụ đem tặng, cho, biếu hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu. Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc đã thu tiền hàng hay chưa. * Các khoản giảm trừ bao gồm : Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có). + Giảm giá hàng bán : là các khoản giảm giá hoặc hối khấu sau khi bán hàng vì nhiều lý do như: sản phẩm kém phẩm chất, sai quy cách theo hợp đồng, … + Giá trị hàng bán bị trả lại : là giá trị của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất… * Phần còn lại của doanh thu bán hàng thuần sau kh đã trừ đi giá vốn hàng bán gọi là lợi nhuận gộp còn phải bù đắp những chi phí chưa được tính vào trị giá vốn hàng bán đó là : Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phần còn lại là kết quả bán hàng hay lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Chi phí bán hàng : là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình tổ chức bán hàng như : Chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho nhân viên bán hàng… Chi phí này phát sinh thường xuyên trong các doanh nghiệp thương mại. * Chi phí quản lý doanh nghiệp : là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. 1.2.3.2 Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính Là kết quả thu được từ các hoạt động như : đầu tư chứng khoán góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn… Được xác định như sau : Kết quả HĐTC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC - Thuế(nếu có) * Thu nhập hoạt động tài chính là số tiền thu được từ : - Lãi do mua bán chứng khoán - Lợi tức cổ phần, lãi trái phiếu, tín phiếu - Thu nhập do bán bất động sản - Lãi do bán ngoại tệ - … * Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính đó là : - Lỗ do mua bán chứng khoán - Chi phí cho các hoạt động đầu tư chứng khoán - Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư. 1.2.3.3 Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường Là chênh lệch giữa thu và chi bất thường phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Được xác định như sau : Kết quả hoạt động bất thường = Thu nhập hoạt động bất thường - Chi phí hoạt động bất thường * Thu nhập hoạt động bất thường : là thu nhập từ các nghiệp vụ không thường xuyên của doanh nghiệp và nằm ngoài dự tính như : - Thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định - Thu các khoản được phạt hợp đồng - Thu lại nợ khó đòi đã xoá sổ. * Chi phí hoạt động bất thường : là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường bao gồm : - Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản - Các khoản bị phạt, phải bồi thường. - Ngân sách truy thu thuế. Cuối cùng tổng cộng 3 kết quả của các hoạt động đã nêu ở trên sẽ thu được toàn bộ lợi nhuận của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đó là : Lợi nhuận HĐKD = Lợi nhuận HĐSXKD + Lợi nhuận HĐTC + Lợi nhuận HĐ bất thường Đây là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp nếu kết quả đó là số dương thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, còn ngược lại chứng tỏ doanh nghiệp đã không bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu hay hoạt động kém hiệu quả. 1.2.4 Phân phối lợi nhuận doanh nghiệp 1.2.4.1 Nguyên tắc phân phối lợi nhuận 1.2.4.2 Nội dung phân phối lợi nhuận Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận được phân phối vào các quỹ trong doanh nghiệp, các quỹ đó bao gồm : Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. 1.2.4.2.1 Quỹ đầu tư phát triển : Quỹ đầu tư và phát triển được lập ra để nhằm mục đích : Đầu tư và phát triển kinh doanh; Đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp; Nghiên cứu khoa học đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp; Bổ sung vốn lưu động; Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu; 1 .2.4.2.2 Quỹ dự phòng tài chính Đây là một loại quỹ đóng vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp, dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, những rủi ro kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù bảo hiểm. 1.2.4.2.3 Quỹ dự phòng về trợ cấp thất việc làm : Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ doanh nghiệp. 1.2.4.2.4 Quỹ phúc lợi Quỹ phúc lợi được sử dụng dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ xung vốn xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận; chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp; đóng góp quỹ phúc lợi xã hội; trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. 1.2.4.2.5 Quỹ khen thưởng Quỹ khen thưởng dùng để thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, mức thưởng do Hội đồng quản trị, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến tham gia của Cô._.ng đoàn doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi cán bộ. công nhân viên trong doanh nghiệp. 1.3 Các nhân tố ành hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt, tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp là cung và cầu trên thị trường và tất yếu quan hệ này biểu hiện thông qua giá cả. Cụ thể hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường. Nhưng các yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp của các khâu vào sự phối hợp giữa chúng trong quá trình kinh doanh. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường trong và ngoài nước, tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước, của từng nghành và của từng điạ phương. Có thể chia ra làm 2 nhóm chính, đó là các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiêp. 1.3.1 Các nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp : Như vậy chúng ta có thể xét lợi sự ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần xét đến một số nhóm nhân tố khác như : công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch kinh doanh. 1.3.1.1 Doanh thu Có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàng càng lớn cho ta hết quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Doanh thu lại chịu tác động bởi nhu cầu thị trường, giá cả, khối lượng hàng bán ra… do đó nó tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Để đảm bảo đẩy mạnh doanh thu dòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ quản lý tốt bởi doanh thu là phần quan trọng tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận đạt được trong kỳ của doanh nghiệp. Giả định các nhân tố khác không có gì thay đổi, việc tăng sản lượng tiêu thụ làm tăng doanh thu bán hàng, từ đó làm tăng lợi nhuận. Một khi sản lượng tiêu thụ sản phẩm bị giảm xuống, thì sự sụt giảm lợi nhuận là một điều tất yếu. Như vậy, để đạt được lợi nhuận như mong muốn thì việc tính toán khối lượng sản phẩm tiêu thụ là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp tìm hiểu nhu cầu thị trường, điều chỉnh một cách phù hợp kế hoạch sản xuất của mình và luôn luôn tìm cơ hội mới để mở rộng thị trường tiêu thụ. Giá cả sản phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra: Giá bán sản phẩm hàng hóa là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, nếu các nhân tố khác không có gì thay đổi. Việc thay đổi giá bán, một phần do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, một phần nằm trong chính sách giá cả của doanh nghiệp. Để đảm bảo được doanh thu. Doanh nghiệp phải có quyết định giá cả hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến tình hình tăng hay giảm của lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Giá cả hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo tuân theo những quy luật khách quan vốn có của thị trường như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, tính hiệu quả trong kinh doanh… Chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Chất lượng sản phẩm luôn là một thứ vũ khí lợi hại giúp cho doanh nghiệp có thể tạo được nét khác biệt của mình so với các doanh nghiệp khác. Uy tín và vị trí của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đó. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa dịch vụ, từ đó tăng doanh thu. Sản phẩm chất lượng cao còn giúp cho doanh nghiệp định giá một cách thuận lợi và cao hơn. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm kém, thì doanh nghiệp không thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, từ đó làm giảm doanh thu, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp trong trường hợp này là phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sản lượng tiêu thụ, giữ uy tín đối với khách hàng, để tăng lợi nhuận. Phương thức thanh toán và phương thức bán hàng: Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng quan trọng của phương thức thanh toán và phương thức bán hàng. Chính sách bán hàng linh hoạt cùng phương thức thanh toán hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ được cũng như giữ được những khách hàng quan trọng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các biện pháp có thể được áp dụng như là: thanh toán bằng tiền mặt, séc, tín dụng thương mại cho khách hàng, thực hiện chiết khấu giảm giá khi khách hàng thanh toán ngay hoặc trước thời hạn… Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng tiêu thụ sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận cho mình. Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu bán hàng. Thị trường bao hàm cả phạm vi hoạt động ( thị trường nội địa và thị trường quốc tế) và khả năng thanh toán, sức mua. Nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả năng cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp cao, sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy, việc tích cực khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 1.3.1.2 Chi phí: Có rất nhiều các loại chi phí, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà có thể phát sinh các loại chi phí. Có thể phân thành 3 loại chi phí sau đây : Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phầm; Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường; Trình độ lao động và sử dụng con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học công nghệ luôn mang lại những thay đổi đáng kinh ngạc trong đời sống cũng như trong sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học công nghệ đã tạo ra cho doanh nghiệp những thuận lợi trong việc tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thay đổi công nghệ, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí từ đó hạ giá thành sản xuất. Tuy nhiên, sự đầu tư vào khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với điều kiện cũng như tình hình thực tế của mình. Tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới không có nghĩa là chạy theo sự thay đổi mà chưa có sự chuẩn bị hoặc chưa đủ trình độ để tiếp nhận. Nếu công nghệ tiên tiến nhưng lại gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, làm tăng chi phí thì việc áp dụng đó lại là trở ngại cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận như mong muốn thì việc xem xét đầu tư vào trang thiết bị là rất cần thiết. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, cơ sở hạ tầng… Nên có thể hiểu chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Sau khi sản xuất hàng hóa thì doanh nghiệp phải tiến hành khâu tiếp theo là tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cũng phải bỏ những chi phí nhất định : Chi phí lưu thông sản phẩm bao gồm : Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm; chi phí hỗ trợ marketing và phát triển Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Chi phí chọn lọc, đóng gói; chi phí bao bì, … Chi phí hỗ trợ marketinh và phát triển bao gồm : Chi phí điểu tra nghiên cứu thị trường; chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; chi phí bảo hành sản phẩm … Tỷ trọng của chi phí này có xu hướng tăng trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ như : tiền lương, các khoản phụ cấp, khấu hao tài sản cố định ….Bên cạnh đó, Nếu biết cân đối chi phí hợp lý nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, hàng hoá không bị ứ đọng có khả năng đánh bật đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường từ đó có thể dễ dàng thực hiện được mục tiêu “tối đa hoá lợi nhuận” của mình. Nhưng ngược lại nếu sử dụng nó không hợp lý sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp không có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh và rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên thường rất lớn và khó kiểm soát. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí vay, vì nếu chi phí này phát sinh bừa bãi, vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường : Chi phí hoạt động tài chính bao gồm : Chi phí liên doanh liên kêt, chi phí thuê tài sản, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán chứng khoán. Chi phí hoạt động bất thường bao gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác. Trình độ tổ chức lao động và sử dụng con người: Con người trong doanh nghiệp là một nhân tố quyết định đến các nhân tố khác. Con người là động lực quan trọng để đưa doanh nghiệp phát triển. Muốn có được trình đổ tổ chức quản lý tốt thì con người quản lý phải có đủ trình độ, năng lực và có tư cách đạo đức tốt. Muốn áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp thì con người trong doanh nghiệp phải có đủ khả năng sử dụng và kiểm soát công nghệ đó. Bên cạnh đó, muốn có được kết quả sản xuất như kế hoạch thì doanh nghiệp luôn phải có các biện pháp tiết kiệm lao động, kết hợp một cách hợp lý, khoa học các yếu tố sản xuất để đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Nhìn nhận một cách đúng đắn vai trò của yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn có ý thức đào tạo kiến thức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người đồng thời phải quan tâm thỏa đáng tới đời sống vật chất tinh thần của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Đó chính là nguồn động viên giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và góp phần tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng là doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. 1.3.1.3 Thuế Đối với doanh nghiệp, phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Thuế không phải là chi phí của doanh nghiệp mà chỉ có tính chất như chi phí. Thuế có tác động trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền phải nộp cho từng mặt hàng và ngành nghề kinh doanh. Do tính đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học được nhà nước ưu tiên miễn thuế GTGT đầu ra nên số thuế GTGT đầu vào được tính trực tiếp vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) VAT là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ qua các giai đoạn từ lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất được quy định theo thuế suất cố định, căn cứ vào dịch vụ và mặt hàng kinh doanh Phương pháp xác định thuế GTGT : - Phương pháp khấu trừ : VAT phải nộp = VAT thu hộ - VAT trả hộ VAT thu hộ được tính theo thuế suất VAT trên doanh nghiệp chưa có thuế ( doanh thu ngoài thuế ) VAT trả hộ được tính theo thuế suất VAT trên chi phí mua hàng ngoài thuế Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên lợi nhuận trước thuế ( thu nhập trước thuế ) của doanh nghiệp, thuế suất được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh Phương pháp xác định : Mức thuế nộp trong kỳ = Thu nhập trước thuế X Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập trước thuế = Doanh thu - Chi phí Một số loại thuế khác: Tùy theo các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể nộp thuế khác. Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng đất, thì doanh nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất; nếu doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hóa thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư hàng hóa đó; doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên thì phải nộp thuế sử dụng tài nguyên… 1.3.1.4 Công tác tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ làm tăng thu nhập từ hoạt động tiêu thụ và giảm chi phí. Hơn nữa bán hàng nhanh sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển của tiền tệ, cũng góp phần tăng lợi nhuận. Vì thế, để tổ chức tốt công tác tiêu thụ, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, các biện pháp marketing, cải tiến phương pháp thanh toán... Mục tiêu của việc thực hiện công tác tiêu thụ dịch vụ trên thị trường là nhằm tăng doanh thu tiêu thụ vì nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng, giảm lợi nhuận. 1.3.1.5 Công tác lập kế hoạch kinh doanh. Công tác này bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá điều chỉnh chiến lược. Nói cách khác, đó là quá trình từ hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp kiểm tra. Đây là công việc chủ yếu thuộc về trách nhiệm của các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và lợi ích mà nó mang lại thường xét trong dài hạn. Song đây là một công việc quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đi đúng hướng chiến lược, tránh được rủi ro trong kinh doanh. Một nội dung nữa rất mực quan trọng trong công tác này là việc thiết lập ra các mô hình tổ chức doanh nghiệp bảo đảm tính tinh giảm, gon nhẹ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đạt hiệu quả cao. 1.3.2 Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp : 1.3.2.1 Quan hệ cung cầu của thị trường : Nhu cầu dịch vụ và hàng hóa của thị trường sẽ quyết định vấn đề cung cấp dịch vụ và hàng hóa của doanh nghiệp trên cơ sở xác định được quy mô dịch vụ tối ưu. Nếu nhu cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp càng lớn sẽ tạo khả năng tăng quy mô và lượng hàng hóa bán ra sẽ nhiều hơn với giá cao và tất yếu sẽ tăng lợi nhuận. Ngược lại, nhu cầu về hàng hóa thấp sẽ làm cho lợi nhuận thấp. Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ cung cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quan hệ cung cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng hàng hóa cho nên nó cũng ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại quan hệ cung cầu về dịch vụ là nhân tố quyết định quy mô của doanh nghiệp mà việc quyết định tối ưu về quy mô chính là quyết định tối ưu về lợi nhuận. 1.3.2.2 Chính sách kinh tế của Nhà Nước : Bản thân mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế xã hội nên nó không chỉ chịu chi phối bởi các quy luật kinh tế mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, thuế và các văn bản pháp quy khác... Tất cả những chính sách đó có ảnh hưởng đến mục tiêu lơị nhuận của doanh nghiệp. Một trong những nhân tố tác động trực tiếp nhất đó là chính sách thuế bao gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những điều đó tác động đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng giai đoạn mà Nhà Nước có những chính sách kinh tế phù hợp để điều chính nền kinh tế theo hướng ổn định và phát triển. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Vài nét khái quát về công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam (tên viết tắt là: VASJ) là một trong những công ty tin học hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của khách hàng, mang lại giá trị to lớn cả về kinh tế và công tác quản lý cho khách hàng. Được thành lập vào tháng 3 năm 1992 với tên gọi Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Tài chính - Kế toán (SIFA) theo: Giấy đăng kí kinh doanh số 0103004086 ngày 10/03/2002 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Đăng ký bản quyền sản phẩm SIFA ACOUNTING số 5502 ngày 25/04/2002/QTG do Cục bản quyền tác giả cấp. Tên giao dịch quốc tế: Services Company Financial Accounting Software Công ty có trụ sở tại: Số 238A Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội. Sau hơn 2 năm hoạt động, công ty đã có nhiều bước phát triển lớn mạnh vượt bậc với doanh thu hàng năm tăng trưởng cao, hệ thống khách hàng cũng không ngừng tăng, ban lãnh công ty nhận thấy khả năng phát triển của công ty và thị trường phần mềm tiềm năng sẽ là động lực để doanh nghiệp ngày một lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó mô hình quản lý và vốn đầu tư cũng cần phải được đáp ứng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của công ty, ngày 31/10/2005, Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Tài chính - Kế toán (SIFA) giấy đăng ký kinh doanh số 0103004086 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp được chuyển thành Công ty Cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam (VASJ), với số vốn điều lệ tăng từ 4 000 000 000 VNĐ lên 10 000 000 000 VNĐ. Tên tiếng Anh: Việt Nam Accouting SoftWare Enterprise Join – Stock Company Tên giao dịch: VASJ.JSC Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam với sự lớn mạnh không ngừng cả vể lượng và chất của hệ thống doanh nghiệp , nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý luôn đòi hỏi những thay đổi phù hợp và tối ưu hoá trong kinh doanh. Đặc biệt là sự thay đổi phi mã hàng ngày của nền công nghiệp công nghệ thông tin thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Công ty VASJ cũng luôn đi đầu trong việc cấp sản phẩm và giải pháp công nghệ mới, ngày 26/11/2005 VASJ đã cho ra thị trường sản phẩm mới với tên gọi SmartSoft.FA - Sảm phẩm công nghệ cao với các ứng dụng rộng hơn và đã được đăng ký bản quyền sản phẩm số 636 /2005/QTG do cục bản quyền tác giả cấp. Năm 2007 công ty rời trụ sở chính về: Phòng 506 tòa nhà N2E Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính – Hà Nội. 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh Chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến và đa dạng, được thiết kế riêng cho từng khách hàng theo tiêu chuẩn hàng đầu của Việt Nam và thế giới nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc và thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Cung cấp và tư vấn các giải pháp công nghệ thông tin Là nhà cung cấp và tư vấn các giải pháp công nghệ thông tin quản lý như: Giải pháp ERP, VPN…, VASJ là một trong số các nhà cung cấp các sản phẩm cũng như giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông chất lượng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tích hợp hệ thống Phương châm hoạt động của VASJ là: công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp, chất lượng hoàn hảo.VASJ đã kết hợp công nghệ và giải pháp hàng đầu thế giới vào thị trường Việt Nam cùng với đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức, VASJ đã đang thực hiện các giải pháp và dịch vụ tich hợp hệ thống đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phát triển phần mềm Chuyên sâu tạo sự khác biệt trong lĩnh vực phần mềm với đa dạng các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực quản lý như: SmartSoft.Fa: Phần mềm kế toán tài chính doanh nghiệp; SmartSoft.Ad: Phần mềm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp; SmartSoft.Invest: Phần mềm kế toán đơn vị chủ đầu tư; SmartSoft.SS: Phần mềm quản lý lương; SmartSoft.Cop: Phần mềm kế toán tổng hợp nhiều đơn vị; SmartSoft.Bs: Phần mềm quản lý kinh doanh và bán hàng; SmartSoft.Re: Phần mềm quản lý nhà hàng; SmartSoft.Hrm: Phần mềm quản lý nhân sự; SmartSoft.Ccm: Phần mềm quản lý thông tin hợp đồng; SmartSoft10.00: Phần mềm giải pháp online. Đây là thế mạnh chính trong định hướng phát triển của VASJ, bởi thị trường phần mềm quản lý những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ với nhu cầu trong công tác quản lý ngày càng cao của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế và quản lý hành chính nhà nước. Cung cấp dịch vụ tài chính - kế toán VASJ cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, kế toán chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ bao gồm: hoạch định, thiết kế, triển khai, đánh giá, quản trị cho hệ thống tài chính - kế toán các doanh nghiệp. Đào tạo và chuyển giao công nghệ VASJ cung cấp một hệ thống các chương trình đào tạo về thiết bị mạng,quản trị hệ thống kế toán, quản trị cơ sở dữ liệu trên hệ thống phần mềm hoặc giải pháp mà VASJ đang cung cấp….Giúp khách hàng có thể thao tác, quản lý một cách tốt nhất, an toàn nhất tất cả nguồn tài nguyên cả về phần cứng và phần mềm mà đơn vị đang sử dụng, các chương trình đào tạo có thể được tổ chức tại chỗ, tập trung theo lớp hoặc định kỳ. Gia công phần mềm (Out Sourcing): Gia công phần mềm là lĩnh vực mới mà VASJ tham gia, nhưng những bước đầu VASJ cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan ngoài mong đợi, đây cũng là thi trường nhiều tiềm năng sẽ đem lại thành công cho VASJ bởi Out Sourcing đã rất phát triển trên thị trường phần mềm thế giới. Dịch vụ sau bán hàng: (Hỗ trợ khách hàng và bảo hành) Kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công ty VASJ nhận thức rất rõ tầm quan trọng, tính chính xác và kịp thời của thông tin, vì thế dịch vụ sau bán hàng của VASJ luôn được coi trọng trong quá trình phát triển của VASJ và sản phẩm của VASJ, VASJ luôn hướng tới một sản phẩm dịch vụ “Chất lượng chuyên nghiệp - Dịch vụ hoàn hảo”. Trên thực tế trong 8 năm qua, VASJ luôn được khách hàng tin dùng và đánh giá đúng như mục tiêu chất lượng của VASJ. 2.1.3 Bộ máy tổ chức công ty: 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Bộ máy quản lý của công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam(VASJ) được xây dựng trên cơ sở mô hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ nhân sự của công ty gồm 45 thành viên, được phân cấp nhiệm vụ và chức năng quản lý như sau: Hội đồng quản trị Giám Đốc Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phòng Marketing Phòng kế toán Tổ chức hành chính Phòng dự án Phòng đào tạo Phòng dịch vụ sau bán hàng Phòng lập trình (Nguồn: Tổ chức hành chính ) 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: 2.1.3.2.1 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là bộ máy có thẩm quyền cao nhất trong công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến đường lối, mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp, điều lệ của công ty. Quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý quan trọng khác của của công ty. Duyệt phươg án tổ chức, bộ máy và nhân sự các đơn vị trực thuộc. Quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. Chỉ đạo hỗ trợ và giám sát việc điều hành của Giám đốc và chức danh do hội đồng quản trị trực tiếp quản lý. 2.1.3.2.2 Giám đốc công ty: Nhiệm vụ cuả Giám đốc: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày cuả công ty. Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh cuả công ty theo nghị quyết, quyết định cuả hội đồng quản trị, nghị quyết của hội đồng cổ đông, điều lệ của công ty và tuân thủ pháp luật. Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đông cổ đông. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền,ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định. Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty. Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi được hôi đồng quản trị uỷ quyền. Quyền hạn của Giám đốc: Có quyền quyết định cao nhất về quản lý và điều hành của công ty. Có quyền từ chối thực hiện những quy định cuả chủ tịch, phó chủ tịch hay các thành viên hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Được quyền tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng loại lao động theo quy định cuả hội đồng quản trị, khen thưởng, kỷ luật hoặc thôi việc đối với người lao động ở các chức danh được phân cấp quản lý và phù hợp với Bộ luật lao động. Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền cuả mình trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sự cố…. và chịu trách nhiệm trước các quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty. 2.1.3.2.3 Các phó giám đốc: Được giao nhiệm vụ điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và pháp luật, tham mưu và giám sát công việc cho giám đốc. Công ty có 2 (hai) phó giám đốc: Phó giám đốc 1: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám Đốc, được giao nhiệm vụ quản lý kỹ thuật chung toàn công ty bao gồm các phòng ban: Phòng lập trình, Phòng dự án, Phòng đào tao. Có quyền quyết định và giao nhiệm vụ cho các nhân sự dưới quyền quản lý, nghiệm thu và phát triển các ý tưởng mới của các thành viên thư thực hiện công việc,… Phó giám đốc 2: Chịu sự quản lý của Giám Đốc, phụ trách tài chính, quan hệ khách hàng, nhân sự, marketing gồm các phong: Dịch vụ sau bán hàng, phòng Marketing, Phòng kế toan, phòng tổ chức hành chính. 2.1..3.2.4 Phòng lập trình: Có trách nhiệm phân tích hệ thống, phân tích bài toán và lập trình chính cho các sản phẩm mà công ty đang phát triển hoặc các dự án lớn trong nước mà công ty đang thực hiện. 2.1.3.2.5 Phòng dự án: Được giao nhiệm vụ thực hiện gia công sản phẩm Out Sourcing cho các dự án nước ngoài hoặc các đối tác khác trong nước. 2.1.3.2.6 Phòng đào tạo Thực hiện nhiệm vụ khảo sát bài toán theo yêu của khách hàng, lập kế hoạch đề xuất cho bộ phận lập trình (nếu cần chỉnh sửa), lập kế hoạch triển khai đào đạo khách hàng và trực tiếp thực hiện công việc hợp đồng cho tới khi hợp đồng được nghiệm thu và thanh toán. 2.1.3.2.7 Phòng dịch vụ sau bán hàng: Chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm, hỗ trợ khách hàng khi có sự cố xẩy ra, hỗ trợ công việc lên báo cáo tài chính nếu khách hàng yêu cầu. 2.1.3.2.8 Phòng Markrting Chịu trách nhiệm bán sản phẩm và quan hệ với khách hàng, tạo niềm tin và thương hiệu ngày càng uy tín với khách hàng, với thì trường giúp nâng cao ưu thế cạnh tranh của công ty trên thị trường, mở rộng thị trường, tìm thị trường cho sản phẩm mớí. 2.1.3.2.9 Phòng Tài chính -Kế toán Phòng Tài chính-Kế toán là phòng tham mưu giúp Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động Tài chính-Kế toán và mọi hoạt động phát sinh kinh tế trong toàn công ty. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn trong toàn công ty. Bảo đảm cho công ty luôn thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán và các quy định hiện hành về công tác Tài chính- Kế toán. 2.1.3.2.10 Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Tổ chức- Hành chính là phòng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chế độ chích sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và thực hiện công tác văn phòng, đời sống cho cán bộ công ty. 2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1 Kết quả kinh doanh các năm 2007 – 2008 – 2009: Trong những năm trở lại đây tình hình kinh doanh của công ty phát triển tương đối tốt, công ty có những biến đổi lớn về doanh thu, quy mô tài sản và nguồn nhân lực. Sau đây là một số những kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007- 2009 Đvt: 1000 đồng Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 1.Tổng doanh thu 11769300 17790060 20375088 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 11769300 17790060 20375088 4.Giá vốn hàng bán 5560404 7350800 9762004 5.Lợi nhuận gộp 6208896 10439260 10613084 6.Doanh thu HĐTC 138306 179000 205400 7.Chi phí tài chính 79003 110610 167039 - trong đó: CF Lãi vay 34600 69050 110520 8.Chi phí bán hàng 63450 78733 83028 9.Chi phí QLDN 267390 286000 301800 10.LN từ HĐKD 6016362 10253527 10433656 11.Thu nhập khác 56089 68003 93877 12.Chi phí khác 110752 115023 97503 13.Lợi nhuận khác (54663) (47020) (3626) 14.∑ LNTT 5961699 10206507 10430030 15.Thuế TNDN hiên hành 1490425 2551627 2607508 16.Thuế TNDN hoãn lại 17.LNST 4471274 7654880 7822523 (Nguồn: BảngKQKD rút gọn từ năm 2007 – 2009 của công ty VASJ) Từ bảng cân đối tóm lược trên ta thấy: Doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2007 là: 11 769 300 000 VNĐ; đến năm 2008 là: 17 790 060 000 VNĐ; đến năm 2009 là: 20 375 088 000 VNĐ. Như vậy doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 51%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 15%. Ta thấy năm 2009 doanh thu có mức tăng thấp hơn năm 2008, nguyên nhân ở đây là do khủng hoảng kinh tế thế giới hầu hết các nền kinh tế thế giới đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và kinh tế Việt Nam cũng vây, nhưng công ty vẫn giữ được mức độ tăng trưởng tương đối, điều này chứng tỏ chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty và uy tín sản phẩm của công ty rất cao. Cùng với mức tăng doanh thu là lợi nhuận hàng năm cũng tăng, năm 2007 là 4 471 274 000 VNĐ; năm 2008 là 7 654 880 000 VNĐ; năm 2009 là 7 822 523 000 VNĐ, như vậy lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 là 71%, năm 2009 so với năm 2008 là 2%. Mức tăng lợi nhuận của năm 2009 so với năm 2008 tuy thấp những cũng là dấu hiệu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31650.doc
Tài liệu liên quan