Lời mở đầu
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Bất cứ một chế độ xã hội nào, thuế luôn là công cụ để huy động nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu vào các mục tiêu kinh tế vàchi tieeu cho bộmáy Nhà nước đó. Từ những năm 1986, cùng với công cuộc cải cách nền kinh tế Việt Nam, hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống thuế ới được hình thành bao gồ
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế GTGT cũng được nghiên cứu, thử nghiệm và đến ngày 01/01/1999 Luật thuế có hiệu lực thi hành thay thế luật thuế doanh thu và được xem là một bước đột phá có tính chất quyết định trong công cuộc cải cách thuế bước 2 của Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang còn nhiều yếukém, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao… vì thế, việc thực hiện luật thuế mới cũng như công tác quản lý thu thuế đang còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Qua ba năm thực hiện Luật thuế GTGT, cùng với sự nỗ lực của ngành thuế, chúng ta đã thu được những thành công bước đầu đó là: khắc phục được thu trùng lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuống còn 4 mức thuế suất tạo thuận lợi cho công tác quản lý đồng thời hạn chế được một phần vấn đề trốn lậu thuế…
Tuy có những thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu tiên được đưa vào áp dụng ở Việt Nam, trong đó có những nội dung quy định khác với Luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàn toàn giống như thuế GTGT của các nước khác. Chính vì vậy, mà vấn đề quản lý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là những hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp này rất năng động trong sản xuất kinh doanh, luôn luôn đầu tư vào những lĩnh vực mới kiếm được nhiều lợi nhuận: đây cũng là nguồn thu thuế quan trọng của NSNN. Tuy nhiên, đây lại là khu vực bị thất thu thuế cao nhất.Do yêu cầu bức xúc của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại Tổng cục thuế cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội ở trường và sự giúp đỡ của thầy giáo – thạc sỹ Nguyễn Quang Ninh, các cô chú cán bộ thuế ở Tổng cục, em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng và chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay”.
Với thời gian có hạn và phù hợp trong việc nghiên cứu tài liệu, thực tế tại Tổng cục, đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho NSNN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng.
Chương II: Thực trạng về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Ths. Nguyễn Quang Ninh, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng chính sách – Tổng cục thuế đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I
Một số vấn đề về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng
I. Một số vấn đề cơ bản về thuế.
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và bản chất của thuế.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế.
Nghiên cứu về mặt lịch sử tồn tại và phát triển của Nhà nước qua các triều đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước. Hình hệ thức đóng góp ấy chính là thuế. Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện, thuế là “sản phẩm” tất yếu từ sự xuất hiện hệ thống bộ máy Nhà nước. Ngược lại, đến lượt nó, thuế là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ máy Nhà nước. Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước, Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước (Mác, Ăng-ghen tuyển tập – NXB sự thật, Hà Nội 1961, tập 2). Ăng ghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” (Ăngghen, nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước- NXB sự thật Hà Nội, 1962).
Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ đó đến nay thuế đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đã đưa ra không ít các khái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau.
- Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên phần thu của Chính Phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lênin toàn tập – Tập 15)
- Hiện nay, trong một số tài liệu, các tác giả viết: Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào NSNN.
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra các khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, các khái niệm này chưa thể hiện được bản chất, kinh tế của thuế. Để làm rõ hơn bản chất kinh tế của thuế, cần tìm hiểu về những đặc điểm của thuế
*Thứ nhất: Tính cưỡng chế và pháp lý cao:
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Trong các quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phù hợp với các hoạt độngvà thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân. Tổ chức hoặc cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ đã vi phạm luật pháp của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế đối với các khoản vay mượn của Chính phủ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng thuế là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới.
Thứ hai: Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế, cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN số tiền thuế thu được Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội. Số thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước được tính toán không dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí.
1.2. Vai trò và bản chất của thuế:
1.2.1. Vai trò của thuế.
Vai trò của thuế, trong nền kinh tế được xem xét ở các khía cạnh sau:
- Về mặt tài chính: Thuế là công cụ tập trung đảm bảo nguồn thu chủ yếu của NSNN. Tỷ trọng thu bằng thuế thường chiếm phần lớn trong các tổng thu nhập của NSNN, hầu hết các nước trên thế giới sau khi thực hiện cải cách hệ thống thuế, số thu bằng thuế, phí chiếm tới trên 90% tổng số thu NSNN. Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Mức động viên về thuế bao giờ cũng từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Vì vậy nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế, góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách, tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế.
Về mặt kinh tế: Thuế là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác thuế đóng vai trò quan trọng hàng đầu của nn để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng, xuất khẩu và nhập khẩu. Tiền và hàng, cung và cầu..., thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, các tầng lớp dân cư.
Vai trò điều tiết của thuế thể hiện thông qua hai mặt. Một mặt khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống, xã hội. Một mặt hạn chế, sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp.
Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch nn và theo chính sách quản lý tài chính – kinh tế chung của cả nước và riêng trên từng địa bàn lãnh thổ.
Về mặt xã hội: Thuế góp phần thực hiện tínhcông bằng xã hội. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện thông qua chính sách động viên bằng nhau giữa các thanhf phần kinh tế, giữa các tổ chức, cá nhân có điều kiện sản xuất, kinh doanh và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về uy tín, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
1.2.2. Bản chất của thuế.
Thuế là một khoản đóng góp nghĩa vụ bằng một phần thunhập của các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội cho nn. Khoản đóng góp đó mang tính chất bắt buộc, được pháp luật quy định để đảm bảo nguồn thu và chỉ trả cho các nhu cầu chi của nn.
Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi phải có điều kiện vật chất để đảm bảo cho nn tồn tại, hoạt động thực hiện chức năng của mình. Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải vật chất của xã hội dưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ chính trị của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp và thành phần kinh tế là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế. Như vậy thuế là một phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế được Nhà nước sd như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập của doanh nghiệp và xã hội.
Như vậy, bản chất của thuế lệ thuộc vào bản chất của Nhà nước. Do đó, cơ cấu và nội dung của cả hệ thống và từng sắc thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời để phù hợp vời tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Đồng thời, phải có tổ chức thích ứng đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được Nhà nước ban hành trong thời kỳ đó.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế thị trường gắn liền với Nhà nước pháp quyền. Vì vậy Nhà nước phải q nền kinh tế bằng pháp luật và các công cụ đòn bẩy kinh tế, tạo môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh năng động. Thực hiện đổimới toàn diện về cơ cấu, cơ chế kinh tế của đất nước đòi hỏi chính sách thuế cũng phải có những thay đổi đất nước đòi hỏi chính sách thuế cũng phải có những thay đổi mang tính cải cách góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
Có thể nói bản chất của thuế là thể hiện tính quyền lực của Nhà nước dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý và cưỡng chế cao.
2. Hệ thống thuế Việt Nam.
Nhằm bao quát được các nguồn thu và đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên, hệ thống thuế không thể quá phức tạp, nhưng cũng không phảI gồm một số sắc thuế phảI đảm nhiệm một số chức năng nhất định và tránh được sự trùng lặp trong tuừng sắc thuế.
Hệ thống chính sách thuế mới phảI đảm bảo được mối quan hệ hợp lý về cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất và trình độ quản lý trong hoàn cảnh thu nhập dân cư nước ta còn thấp, thu nhập kinh doanh phổ biến chưa cao, việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ còn yếu kém. Từ tình hình kinh tế xã hội nước ta và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm trong chính sách thuế trên thế giới tại thời đIểm đó, trong cảI cách thuế bước I (1990- 1996): Ngày 28/12/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 đã có Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nước nghiên cứu xem xét, ban hành hệ thống thuế mới ở nước ta bao gồm 9 sắc thuế:
+ Bằng hình thức luật:
- Thuế doanh thu ( 30-06-1990)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (30-06-1990)
- Thuế lợi tức (30-06-1990)
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26-12-1991)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10-03-1993)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất ( 01-07-1994)
+ Bằng hình thức pháp lệnh:
- Thuế tàI nguyên (30-03-1990)
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ( 27-12-1990)
- Thuế nhà đất ( 31-07-1992)
Riêng về thuế vốn, thực chất trước mắt là khoản thu trên vốn ngân sách nhà nước cấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp đối với khu vực quốc doanh không phảI là thuế nên Hội đồng Nhà nước giao cho Chính phủ ban hành dưới hình thức nghị định.
Trong cảI cách thuế bước II (1997-1999). Ngày 10-5-1997, quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT thay cho luật thuế doanh thu và luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999. Đây là 2 luật cơ bản, đIún hình cho thuế gián thu ( thuế GTGT) và thuế trực thu ( thuế thu nhập doanh nghiệp ). Phạm vi đIều chỉnh của 2 sắc thuế này khá rộng, tác dụng đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, có thể coi là bước đột phá quan trọng nhất của cảI cách thuế bước II.
Sau cảI cách bước II hệ thống thuế Việt nam có 10 loại thuế và phí được ban hành dưới dạng luật và pháp lệnh, bao gồm:
Luật thuế xuất khẩu và nhập khẩu
Luật thuế GTGT
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Pháp lệnh thuế nhà đất
Pháp lệnh thuế tàI nguyên
Pháp lệnh phí và lệ phí
NgoàI ra còn có thuế môn bàI và sử dụng vốn ngân sách được ban hành dưới dạng Nghị định.
Hệ thống chính sách thuế và phí chủ yếu của Việt nam đến năm 2010 bao gồm:
Thuế GTGT.
Thuế tiêu thu đặc biệt.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các công cụ bảo hộ khác.
Thuế thu nhập doanh nghiệp .
Thuế thu nhập cá nhân.
Thuế sử dụng đất.
Thuế tàI nguyên .
Thuế tàI sản.
Thuế bảo vệ môI trường.
Các nkhoản phí vầ lệ phí.
Các loại thuế: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK là các thuế gián thu có mối quan hệ với nhau trong việc đIều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Trong đIều kiện cắt giảm thuế nhập khẩu để mở cửa chủ động hội nhập thì thuế GTGT và thuế TTĐB có vai trò thay thế thuế nhập khẩu để ổn định nguồn thu cho NSNN, bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.
Thuế bảo vệ môI trường và thuế tàI sản là loại thuế mới chưa từng áp dung tại Việt nam , thuế bảo vệ môI trường là loại thuế thu vào các đối tượng gây ô nhiễm môI trường nhằm bảo vệ môI trường sinh tháI, chống chuyển dịch công nghệ “ bẩn” vào Việt namvà tạo lập qũy để cảI tạo môI trường.Dự kiến năm 2004 sẽ ban hành loại thuế này.
Thuế tàI sản là loại thuế đIều tiết một phần thu nhập của những cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng tàI sản: nhà, ô tô, tàu thuyền. Dự kiến 2006-2010 sẽ ban hành loại thuế này.
I. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng
1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng.
1.1. Khái niệm.
Thuế giá trị gia tăng thường được gọi tắt theo tiếng Anh là VAT (Value added Tax). Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu, áp dụng từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhằm động viên sự đóng góp của quảng đại quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế doanh thu có nhược điểm rất lớn là tính trùng lắp bởi vì thuế doanh thu đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất nên quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều giai đoạn thì thuế càng cao và thuế chồng lên thuế.
Mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần song thuế doanh thu vẫn còn nhược điểm nổi bật là thuế thu chòng chéo. Năm 1954 Pháp là nước đầu tiên thực hiện thuế GTGt nhưng chỉ áp dụng ở khâu sản xuất, sau đó mới mở diện áp dụng. Do những ưu điểm của mình, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước (thường vào khoảng 30%-40% tổng số thu NSNN). Nếu năm 1988 chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thì đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng loại thuế này với những tên gọi khác nhau: thuế hàng hoá dịch vụ (Canada) thuế tiêu dùng (Nhật Bản), thuế GTGT (VAT) (Việt Nam...) giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thong đến tiêu dùng, được xác định là căn cứ tính VAT. Như vậy thuế GTGT là loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu.
ở Việt Nam luật VAT được quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (từ 22/97-10/5/97) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/99, Luật VAT của nươc sta bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
* Đối tượng chịu thuế GTGT: là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam (tiê dùng cho sản xuất và cho sinh hoạt) không kể hàng hoá dịch vụ được sản xuất, cung ứng từ trong nước hay nhập khẩu. Điềunày có nghĩa là VAT tính cho các hàng hoá dịch vụ.
- Được sản xuất và tiêu dùng trong nước.
- Được nhập khẩu và tiêu dùng trong nước
- Được tiêu dùng nội bộ.
- Được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật (không thanh toán bằng tiền)
* Đối tượng nộp thuế GTGT: Tất cả các tổ chức, cá nhân, có sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu VAT là đối tượng nộp VAT. Cụ thể đối tượng nộp VAT gồm:
- Các tổ chức kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế, là dn trong nước hay dn có vốn đấu tranh nước ngoài, là dn Nhà nước hoặc dn ngoài quốc doanh, là hợp tác xã hay bất cứ một đơn vị kinh tế trực thuộc bất kỳ tổ chức nào có hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu VAT.
- Các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu VAT.
* Đối tượng không chịu VAT, bao gồm 26 nhóm, mặt hàng và dịch vụ như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra, hàng hoá phuc vụ cho đời sống con người, một số sản phẩm, dịch vụ mang tính chất công cộng, các dịch vụ nhập khẩu...
* Căn cứ tính thuế: VAT được xác định trên 2 căn cứ là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế: Theo quy định điều 7 luật VAT, giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ là giá ghi trên hoá đơn chưa tính thuế
- Đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước thì giá tính thuế là giá thanh toán (hoặc giá bán ra) chưa có thuế.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu nước nhập cộng với thuế nhập khẩu (giá CIF + thuế nhập khẩu).
- Hàng hoá dùng để biếu tặng, tiêu dùng nội bộ thì giá tính thuế là giá hàng hoá tương đương từng loại trên thị trường.
_Đối với tiền thu từ hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền thu được từng kỳ hoặc ứng trước, trả trước.
-Đối với hàng hoá trả góp, giá tính thuế là giá hàng hoá trả 1 lần, đơn vị hàng hoá gia công, giá tính thuế là số tiền thu được từ gia công hàng hoá bao gồm: Tiền thuê gia công cộng với chi phí nguyên vật liệu.
-Đối với một số chứng từ thanh toán đã bao gồm cả thuế thì giá tính thuế được xác định như sau:
Giá tính VAT =
+Thuế suất: theo quy định tại điều 8 luật VAT, có 4 mức thuế suất gồm: 0%, 5%, 10% và 20%.
-Đối với mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trên liên quan đến xuất khẩu nhằm thực hiện khuyến khích xuất khẩu.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.
-Mức thuế suất 10% là phổ thông và cơ bản.
-Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết.
* Phương pháp tính thuế: Có 2 phương pháp tính thuế GTGT
+ Phương pháp khấu trừ thuế: áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế đầu ra, đầu vào. Theo phương pháp này ta có cách tính VAT phải nộp như sau:
VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào.
Trong đó: VAT đầu ra = .
VAT đầu vào là số VAT ghi trên hoá đơn VAT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc trên chứng từ nộp VAT của hàng hoá dịch vụ nhập khẩu.
+Phương pháp trựctiếp trên GTGT: áp dụng đối với các cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh chưa có điều kiện áp dụng chế độ kế toán hoá đơn chứng từ để nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này cách tính VAT như sau:
VAT phải nộp =
Hoặc :
VAT phải nộp = () x
* Khấu trừ thuế đầu vào:
Khấu trừ thuế đầu vào:
Khấu trừ thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào có hoá đơn GTGt dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu VAT. Các hàng hoá mua vào là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua trực tiếp của người sản xuất bán ra (không có hoá đơn VAT) được khấu trừ VAT đầu vào theo tỷ lệ trên giá mua vào từ 2% đến 3%.
Ngày 13/9/2002 chính phủ đã ban hành nghị định 76/CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ79/CP ngày 29/12/2000 quy định chi tiết thi hành luật VAT:tỷ lệ khấu trừ khống 3% đối với hàng hoá thông thường, 2% đối với hàng hoá được mua theo bảng kê, sẽ giảm thống kê nhất theo tỷ lệ khấu trừ đầu vào là 1%.
Căn cứ để khấu trừ thuế đầu vào là:
-Hoá đơn VAT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào, trong đó ghi rõ số VAT
-Bảng kê mua hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua trực tiếp của người sản xuất bán ra (không có hoá đơn chứng từ)
-Chứng từ nộp VAT khâu nhập khẩu.
*Hoá đơn, chứng từ: áp dụng 2 loại hóa đơn sau:
-Đối tượngnộp thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng hoá đơn GTGT, trong đó có ghi rõ số VAT.
- Đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT sử dụng hoá đơn bán hàng (hoá đơn thông thường) ghi rõ giá bán là giá đã có VAT. Ngoài ra khi bán hàng hoá, dịch vụ không chịu VAT cũng sử dụng hoá đơnkhông ghi VAT.
*Thủ tục kê khai nộp thuế: Thực hiện chế độ cơ sở kinh doanh tự kê khai, cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế, cơ sở nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế và thời hạn quy định.
*Miễn giảm VAT: những năm đầu thực hiện VAT, nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có số vAT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức doanh thu trước đây mà bị lỗ thì được giảm VAT phải nộp tối đa bàng số lỗ. Thời gian giảm thuế tối đa là 3 năm
*Hoàn thuế: Việc hoàn VAT chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tính VAT theo phương pháp khấu trừ. Điều 16 của Luật VAT quy định: cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng lấy tổng số thuế đầu ra (cộng trên hoá đơn bán hàng) trừ đi tổng số thuế đầu vào (ghi trên hoá đơn mua hàng, tính ra từ hoá đơn thường và bảng kê thu mua), nếu kết quả là số âm (tức là số đầu vào chưa được khấu trừ hết) thì được chuyển số âm đó sang tháng sau để trừ tiếp, trường hợp có VAT đầu vào lớn hơn VAT đầu ra liên tục trong 3 tháng (kể cả VAT của TSCĐ) thì số thuế đó sẽ được Nhà nước hoàn lại
1.2. Đặc điểm của VAT
VAT là một loại thuế gián thu và theo đúng như tên gọi nó là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, lưu thông.
- Đây là loại thuế điều tiết lên thu nhập của đối tượng chịu thuế một cách gián tiếp thông qua cơ chế giá cả hàng hoá, dịch vụ mà họ sử dụng. Đây cũng là chính sách thuế tốt xét về mặt “trách nhiệm chính trị”.
Đối tượng chịu thuế là những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Họ là người gánh chịu toàn bộ số thuế mà hàng hoá họ tiêu dùng bị điều tiết, số thuế này sẽ được nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cộng vào giá bán hàng thông qua cơ chế giá thanh toán. Người cung cấp hàng hoá, dịch vụ thuộc diện điều tiết của luật thuế chỉ là những người nộp hộ.
- Đối tượng điều chỉnh của VAT là vô cùng rộng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân, có tiêu dùng hoặc cung ứng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, chỉ có một số ít đối tượng không thuộc diện chịu thuế đó là: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của nông dân tự sản xuất, tự bán ra, sản phẩm muối, các dịch vụ không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận, các dịch vụ công cộng, dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng...
Do đối tượng điều chỉnh của VAT là vô cùng lớn cho nên tác dụng của nó trong việc tập trung nguồn tài chính cho NSNN là rất lớn.
- VAT là loại thuế gián thu nên nó cũng mang tính chất luỹ thoái, do đó nó không đảm bảo được sự công bằng giữa người nộp thuế.
- Một đặc điểm quan trọng của VAT là cho chi sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng không thay đổi. Đó chính là số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả.
= Thuế suất x
VAT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào GTGT ở khâu đó, vì vậy VAT không làm tăng giá đột biến khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, lưu thông, cung ứng dịch vụ nên không gây xáo trộn lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- VAT là loại thuế mang tính trung lập cao, xét về cơ bản, VAT không can thiệp sâu vào mục tiêukhuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cng ứng dịch vụ, tiêu dùng theo ngành nghề cụ thể, không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngànhnghề, có thuế suất chênh lệch nhau nhiều, không khuyến khích việc hội nhập dn theo chiều dọc để tránh thuế. Mục tiêu của VAT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch vì thu nhập hay thuế suất như thuế thu nhập, thuế thuế suất. Vì vậy VAT thường ít mức thuế suất, số đối tượng được miễn giảm rất hạn chế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và ít gây sự rối loạn hay méo mó.
2. Vai trò của VAT.
-VAT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn, nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
- VAT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu vì hàng hoá xuất khẩu chẳng những không phải chịu VAT ở khâu xuất khẩu mà còn thoái trả lại toàn bộ số VAT đã thu ở các khâu trước.
- VAT được thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, cho nên góp phần hạn chế đượcthất thuhơn so với thuế doanh thu trước kia đã áp dụng.
- VAT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước. Điều đó có nghĩa là, nếu không có hoá đơn mua hàng ghi rõ số VAT đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế. Vì vậy, VAT khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mua hàng phải đòi hỏi hoá đơn và khi bán hàng phải có hoá đơn theo đúng quy định. Với nguyên tắc thuế thu ở khâu sau được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước, VAT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn (như ghi nhiều hơn hoặc ít hơn so với số thực trả trên thực thu...) Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ được đưa vào nề nếp thành thói quen trong nền kinh tế sẽ là tiền đề cho việc tin học hoá quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt những sai sót, tiêu cực và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Qua những vai trò của VAT cho ta thấy, mục đích chủ yếu của áp dụng VAT là tạo thêm thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển chứ khôgn nhằm tăng mức động viên, càng không phải là làm cho doanh nghiệp khó khăn hơn.
Tuy nhiên, VAT cũng có những điều kiện đòi hỏi khắt khe khi áp dụng, đó là:
- Phải có một nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, khi đó giá cả hàng hoá khâu sau cao hơn giá cả hàng hoá khâu trước, lúc này VAT được áp dụng mới có ý nghĩa.
- Nhà nước phải thực sự quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật, điều này nghĩa là Nhà nước phải thực sự đảm bảo được chức năng cũng như đảm bảo tính công quyền của mình. Một khi luật đã được ban ra thì phải thực hiện một cách chặt chẽ, thể hiện sự công bằng và tính quyền lực của Nhà nước.
- Chế độ sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ cần phải được giám sát một cách chặt chẽ. Bởi VAT được thực hiện một cách công bằng chỉ khi những hoá đơn chứng từ có tính chính xác, và tính trung thực cao. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng liên quan phải có nhiệm vụ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với từng loại hoá đơn chứng từ cụ thể, tránh tình trạng khai man, khai lậu để chốn lậu thuế của Nhà nước
- Hệ thống thanh toán qua ngân hàng phải tương đối phát triển. Để việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng đối với đối tượng nộp thuế được nhanh chóng và chính xác hơn đồng thời việc thu thuế cũng như hoàn thuế được diễn ra có hiệu quả hơn thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng phát triển sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để áp dụng thành công luật VAT.
- Trình độ của cán bộ thuế phải không ngừng được nâng cao cùng với ý thức chấp hành luật thuế của người daan. Một cán bộ thuế không những phải là người giỏi về nghiệp vụ để phán đoán tình thế cũng như không sai sót trong công việc mà còn phải là người có đức, cái đức ở đây thông qua ý thức chấp hành luật pháp của cán bộ thuế thông qua mối quan hệ đối với đối tượng nộp thuế, từ đó cũng nâng cao được ý thức chấp hành luật thuế của người dân.
- Cần có sự đồng bộ trong khâu quản lý đồng thời phải có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại.._. Sự đồng bộ ở đây được thể hiện thông qua cách phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng, đảm bảo không có sự quản lý chồng chéo, đồng thời để quá trình quản lý được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả thì phải có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, công nghệ máy tính.
III. Quản lý VAT trong nền kinh tế quốc dân.
1. Mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý VAT.
1.1.Mục tiêu trong quản lý VAT.
Trong quản lý VAT ngoài 3 mục tiêu chung về quản lý thuế là:
- Tập trung và huy động nguồn vốn thu cho NSNN không ngừng phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu.
Thuế chiếm trên 90% nguồn thu NSNN, do vậy cần phải quán triệt công tác quản lý thuế để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được chức năng của mình và hạn chế thâm hụt ngân sách.
-Phát huy tốt nhất vai trò của thuế.
Vai trò của thuế tồn tại và phát huy khi mà đối tượng thực hiện nộp thuế áp dụng một cách tốt nhất sắc thuế đó trong thực tế.
-Nâng cao ý thức chấp hành luật thuế và pháp luật của Nhà nước.
Nhà nước tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua luật và pháp lệnh, luật thuế mang tính cưỡng chế cao. Vì vậy việc thực thi chính sách thuế tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sống và làm việc theo pháp luật. Quản lý VAT còn có những mục tiêu cụ thể sau:
- Thu vì VAT là nguồn thu quan trọng của NSNN, tăng về tỷ trọng trong tổng số thu thuế gián thu nói riêng và thu ngân sách nói chung để đảm bảo tình hình cắt giảm guế nhập khẩu trong quá trình tham gia hội nhập.
-Phù hợp với thông lệ quốc tế
-Khuyến khích đấu tranh phát triển sản xuất và dịch vụ đặc biệt là xuất khẩu.
-Đơn giản hoá chính sách, tăng cường tính trung lập của thuế.
1.2.Nguyên tắc cơ bản trong quản lý VAT.
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý VAT cũng bao gồm 3 nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nước. Tập trung dân chủ ngay từ khâu xây dựng luật thuế cho đến khi luật thuế được đưa vào áp dụng trong thực tiễn nền kinh tế.
- Nguyên tắc công khai: Vì đối tượng nộp thuế là rất rộng do đó nguyên tắc công khai cho phép kiểm tra lẫn nhau: cán bộ thuế kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời đối tượng nộp thuế có thể kiểm tra giám sát cán bộ thuế.
-Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng có đối tượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, do đó phải có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp nhưng trong thuế, trực tiếp hay gián tiếp đều do đối tượng nộp thuế gánh chịu, vì vậy phải làm sao thực sự tiết kiệm và hiệu quả nhất.
2. Các ảnh hưởng của VAT đối với nền kinh tế quốc dân
2.1. ảnh hưởng của VAT đến phân phối lưu thông.
Quan điểm phổ biến về VAT là: VAT mang tính luỹ thoái làm giảm tiêu dùng thực tế của những gia đình có thu nhập thấp với tỷ lệ % cao hơn những gia đình có thu nhập cao. Vấn đề này dựa vào nhiều quan điểm đặcbiệt về những loại thuế bị thay thế, về miễn thuế, về thuế suất bằng không, và bất kỳ đặc điểm bù trừ nào khác.
Đối với nhiều nước đặc biệt là những nước không thuộc khối EC, thì họ không coi trọng việc tách riêng những ảnh hưởng về phương diện phân phối lưu thông của VAT, mà chỉ xem xét những tác dụng của nó đến việc tăng số thu tốt hơn hay vì tồi hơn so với những biện pháp thay thế nó.
ở bất kỳ nước nào cũng không quá thông dụng việc xem xét ảnh hưởng của từng loại thuế riêng lẻ, quan trọng hơn cả là toàn bộ ảnh hưởng về mặt phân phối lưu thông; thật vậy không phải chỉ ảnh hưởng về phân phối lưu thông của thuế đến các gia đình mà còn cả ảnh hưởng đến việc chi tiêu của chính phủ. Do đó vấn đề ở đây là phạm vi ảnh hưởng của Ngân sách. Người Hà Lan đã thiết kế sao cho việc ban hành VAT của họ trung lập về mặt phân phối. Các thuế suất lúc đầu 4% và 12% xấp xỉ tương đương với thuế suất, thuế doanh thu trước đó. Họ cho rằng thay đổi này có thể thúc đẩy tính luỹ tiến, tạo nên 1 tỷ lệ ngày càng tăng trong chi tiêu của các gia đình khi thu nhập tăng. Những cuộc điều tra sau đó đã cho thấy rằng VAT của Hà Lan rất cân xứng, và những điều chỉnh diện chịu thuế đã làm xấu đi ảnh hưởng vềmặt phân phối, ví dụ làm cho các dịch vụ khách sạn và nhà hàng bị đánh thuế ở mức thuế suất thấp hơn và nhiên liệu dùng trong gia đình chịu thuế suất cao hơn mức thuế suất chung.
2.2. VAT có ảnh hưởng luỹ thoái đến thu nhập của người thu nhập thấp.
Để đối chiếu VAT, ở Triều Tiên với một thuế suất 10% đã bộc lộ tính luỹ thoái. Đối với những người có thu nhập thấp, tiền nộp VAT chiếm 5,6% thunhập, trong khi đó những gia đình có thu nhập cao chỉ chiếm 3,9%. Những gia đình làm nông nghiệp nộp VAT thống nhất, nhưng ở đây tính luỹ thoái của VAT lại thể hiện nhiều hơn
Tính toán ở Mỹ cho rằng VAT thuế suất 10% sẽ thu đến 17,97% thu nhập chưa chịu thuế của một gia đình trung bình của loại có thu nhập thấp nhất, nhưng lại chỉ thu 5,57% thu nhập của những gia đình có thu nhập cao nhất. Báo cáo của Bộ tài chíh Mỹ đã ước tính rằng VAT thuế suất 10% có thể dẫn đến mức tưang 8% trong giá tiêu dùng.
ở Anh VAT mang tính lũy tiến chủ yếu là vì áp dụng thuế suất bằng không đối với lương thực thực phâmr, nhà ở, quần áo trẻ em. Tuy nhiên, thuế suất bằng không đạt sự tiến bộ công bằng, nó lại dẫn đến sự hao mòn lớn về nguồn thu từ thuế một khoản lớn trong số thu bị thất thoát.
Thống kê ở Ireland cho thấy việc áp dụng thuế suất bằng không đối với lương thực thực phẩm có lợi cho bất cứ ai mua lương thực, thực phẩm, những gia đình giàu hơn sẽ được lợi nhiều hơn, 10% gia đình có thu nhập cao nhất được miễn 27,3 bảng tiền thuế đánh trên thực phẩm mỗi tuần so với 15,8% bảng trên thuế miễn cho mỗi gia đình thuộc nhóm 10% có thu nhập thấp nhát trong khi chi thực phẩm trong gia đình giàu chỉ chiếm 9,9% còn chi thực pahảm ở gia đình nghèo chiếm 48,4% tổng chi tiêu dùng.
2.3. Tác động tích cực đến vấn đề ngoại thương.
Tất cả các loại VAT hiện nay đều dựa trên nguyên tắc đánh 2 đích, theo đó những biên giới tài chính phải được duy trì để đảm bảo rằng hàng hoá xuất khẩu sẽ hoàn toàn được hoàn lại số VAT đã nộp mà người xuất khẩu phải chịu trong thị trường nội địa và các thuế suất VAT tương ứng đánh trên hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước có thể áp dụng.
2.4. VAT ảnh hưởng quan trọng đến quá trình điều hành và quản lý nền kinh tế.
VAT đã được xem như một công cụ có khả năng để điều hành và quản lý nền kinh tế, nhưng gần đây nó không được thường xuyên nhắc đến như một công cụ điều chỉnh.
Bao giờ cũng có thể phân chia các cách quản lý điều chỉnh VAT và đặc biệt là khấu trừ VAT để tác động đặc điểmến đầu tư, xuất khẩu và các hình thức tiêu dùng khác, nhưng những cái đó đi ngược với bản chất hợp lý căn bản của VAT, VAT được thiết kế mang tính trung lập. Sử dụng nó để quản lý điều hànhnền kinh tế chứ không phải để điều chỉnh những nhu cầu trên diện rộng, sẽ kéo theo việc tạo ra tính không trung lập.
3. Nội dung cơ bản trong quản lý.
3.1. Tổ chức thực hiện luật VAT
Tổ chức thực hiện luật thuế là khâu quan trọng quyết định khi áp dụng luật thuế vào thực tiễn nền kinh tế. Một sắc thuế sẽ thực hiện thành công nếu như công tác tổ chức được thực hiện chặt chẽ. Tổ chức thực hiện luật thuế gồm những công việc sau:
-Tuyên truyền và phổ biến luật thuế:
Để đảm bảo tính dân chủ, việc tuyên truyền và phổ biến luật thuế phải được thực hiện trước, trong và sau khi luật thuế được ban hành Để thực hiện điều này thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành với các cơ quan thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí..) Trước khi ban hành một luật thuế, các cơ quan chức nang cần phải tuyên truyền và phổ biến rộng rãi cho quần chúng nhân dân được biéet để có sự tham gia đóng góp ý kiến, bởi vì họ là những người nộp thuế cho Nhà nước, họ phải có quyền được biết mức độ, phạm vi điều tiết của sắc thuế, có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ và thống nhất.
Khi luật thuế được áp dụng vào thực tiễn nền kinh tế, nó sẽ không tránh được những bất cập, do vậy công tác tuyên truyền và phổ biến sẽ giúp cho toàn thể nhân dân biết được những bổ sung, thay đổi luật thuế của cơ quan chức năng, để họ có những kế hoạch sản xuất kinh doanh kịp thời, phù hợp với mức độđiều tiết của sắc thuế đó.
Hướng dẫn thực hiện luật thuế: công tác hướng dẫn thực hiện không chỉ đối với đối tượng nộp thuế với cả cán bộ thuế.
Việc hướng dẫn thực hiện luật thuế bao gồm: hướng dẫn cách đăng ký nộp thuế, cách tính thuế, thủ tục khấu trừ thuế, kê khai nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, chế độ hoá đơn chứng từ. Đây là khâu quan trọng giúp cho cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau nhằm đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ số VAT phải nộp.
-Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luật thuế: Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luật thuế đối với cả đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế
*** Kiểm tra việc tuân thủ luật thuế, tránh những sai sót trong kê khaicũng như trong tính thuế, đồng thời phát hiện những cái thiếu, cái chưa đúng trong luật để có sự bổ xung, sửa chữa kịp thời.
3.2 Quản lý quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng
Đây là khâu quan trọng nhất đối với một sắc thuế, sắc thuế sẽ đảm nhiệm được vai trò và chức năng của mình hay không là phụ thuộc vào khâu quản lý quá trình thực hiện. Quản lý quá trình thực hiện luật thuế GTGT có những đặc trưng cơ bản là: nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật pháp quy định của đối tượng nộp thuế thông qua việc thực hiện phương pháp tự tính, tự khai thuế. Phát huy chức năng, quyền hạn của cơ quan thuế trong việc hành thu theo đúng chức năng nhà nước quy định. Xoá bỏ chế độ cán bộ thuế chuyên quản đối tượng nộp thuế, áp dụg biện pháp phạt nghiêm minh đối với các trường hợp khai man, lâu thuế.
Quản lý quá trình thực hiện luật thuế GTGT bao gồm những công việc sau:
+ Quản lý đối tượng nộp thuế ( ĐTNT ):
Quản lý việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế, quản lý về quá trình thực hiện chế độ sổ sách kế toán: ghi hoá đơn chứng từ khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
Đối tượng phải đăng ký nộp thuế bao gồm: các cơ sở đang kinh doanh, kể cả các đơn vị chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế, các cơ sở mới thành lập; các cơ sở có sự thay đổi về ngành; nghề kinh doanh hoặc có sự sáp nhập,chia tách, giải thể, phá sản.
Nội dung đăng ký bao gồm: địa điểm kinh doanh; ngành nghề kinh doanh; lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế; phương pháp tính và nộp thuế GTGT; mã số đăng ký thuế; các chỉ tiêu liên quan khác.
Thời hạn đăng ký nộp thuế; tuỳ thuộc vào từng đối tượng, đối với các cơ sở kinh doanh mới thành lập, đăng ký chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Đối với cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về ngành, nghề kinh doanh hoặc có sự sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, hợp nhất hoặc có tổ chức chia nhánh, cửa hàng phải đăng ký bổ sungvới cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi có sự thay đổi đó...
Quản lý việc tính, kê khai chứng từ nộp thuế:
Các cư sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT, dù có hay không việc phatsinh thuế GTGT đầu vào, thuếGTGT đầu ra, đều phải tự tính thuế GTGT phải nộp, lập và gửi cho cơ quan tính thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán da theo qui định chung của luật thuế GTGT.
+ Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế:
đối với cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào bảng kê hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai thuế, tờ khai thuế GTGT phải đầy đủ các thông tin về doanh số( chưa có thuế GTGT), số thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra; Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, mức thuế suất đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế; hàng hoá, dịch vụ mua vào; thuế GTGT được khấu trừ; thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ; thuếGTGT kỳ trước chuyển qua; thuế GTGT đã nộp trong tháng; thuế GTGT đã được trả trong tháng; thuế GTGT phải nộp trong tháng và cuối cùng là số tiền phải nộp(ghi bằng chữ).
Đối với cơ sở tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Căn cứ vào sổ sách kế toán và chứng từ mua, bán hàng hoá dịch vụ để kê khai; trương hợp cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau phải kê khai chi tiết hàng hoá, dịch vụ bán ra theo từng nhóm thuế suất, sau đó tổng hợp chung các loại hàng hoá, dịch vụ vào một bảng kê khai. Tờ khai thuế phải đầy đủ những thông tin sau: hàng hoá tồn kho đầu kỳ; hàng hoá, dịch vụ mua trong kỳ; hàng hoá, dịch vụ mua ngoài tính trong giá trị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra; tổng số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra; giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ; cuối cùng là thuế GTGT phải nộp.
Ngoài tở khai thuế ra còn bao gồm những chứng từ có liên quan như bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào; bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất; bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ.
+ Quản lý quá trình khấu trừ thúê và hoàn thuế:
*Khấu trừ thuế thuế GTGT:
Do bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêmcủa hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thực tế khi mua hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh đã trả tiền cho người bán hàng theo giá thanh toán (gồm giá bán và thuếGTGT). Do đó khi tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra, các cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ.
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
Chỉ thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp của hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu, tài sản cố định, dịch vụ mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuếGTGT khi bán ra.
Điều đó cũng có nghĩa là, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu, tài sản cố định, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà không phụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ.
Nếu hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu, tài sản cố định, dịch vụ mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh vừa cho những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, vừa dùng cho những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dung để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của tháng đó thì số tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế (nếu đủ điều kiện).
-Thuế đã trả cho hàng hoá, vật tư, tài sản cố định, dịch vụ mua vào để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ.
* Hoàn thuế GTGT:
Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Nói một cách đơn giản là hoàn thuế GTGT được thực hiện trong các trường hợp số thuế phải nộp trong kỳ là số âm.
Để quản lý được quá trình khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT đòihỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đồng thời phải quản lý được doanh thu bán hàng để xác định chính xác số thuế được khấu trừ, số thuế được hoàn.
+ Xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế:
Về nguyên tắc, không quy định việc miễn thuế GTGT vì thuế GTGT là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu. Tuy nhiên, chuyển đổi từ thuế doanh thu sang thuế GTGT, do bị dồn nhiều mức thuế suất xuống còn ít mức thuế suất, một số doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ có lợi, ngược lại có doanh nghiệp gặp khó khăn và bị lỗ trong sản xuất, kinh doanh. Do vậy, tại Điều 28 Luật thuế GTGT quy định một số đối tượng trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT nếu bị lỗ sẽ được xét giảm thuế cho từng năm kể từ khi luật thuế có hiệu lực thi hành. Thời gian được giảm là 3 năm. Hết 3 năm thì sẽ không được xét giảm nữa.
+ Xử lý quyết toán thuế.
Mọi cơ sở kinh doanh (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo ấn định doanh thu, hộ kinh doanh buôn chuyến) đều phải thực hiện quyết toán thuế GTGT hàng năm với cơ quan thuế.
Năm quyết toán thuế tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào NSNN trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán.
Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia tách,giải thể, phá sản.
Nội dung của quyết toán thuế GTGT bao gồm:
- Lập báo cáo tài chính và quyết toán tài chính
-Trong báo cáo tài chính cơ sở kinh doanh phải kê khai
-Toàn bộ sóo thuế GTGT phải nộp
-Số thuế GTGT đã nộp
-Số thuế GTGT còn thiếu hoặc nộp thừa.
Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế. Nếu báo cáo sưi sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
+ Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế:
Sau khi các đối tượng nộp thuế hoàn thành các thủ tục về kê khai thuế, cơ quan thuế phải lập hồ sơ đối tượng nộp thuế để trên cơ sở đó có thể theo dõi được các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các quan hệ tài chính của đối tượng nộp thuế để có những biện pháp đối phó kịp thời khi có những sai phạm cũng như những phát sinh mới.
+ Thanh tra thuế:
Thanh tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan đến ngành thuế.
-Đối tượng thanh tra thuế bao gồm đối tượng nộp thuế và các cơ quan thuế.
- Mục đích và yêu cầu của thanh tra thuế:
+ Phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm luật thuế: chốn lậu thuế, chiếm dụng thuế.
+ Nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế.
+ Phát hiện những bất hợp lý trong luật thuế cũng như trong hệ thống quản lý thu thuế.
-Yêu cầu của thanh tra thuế.
+ Tính trung thực khách quan để có kết luận đúng sau khi thanh tra.
+Thanh tra thuế phải theo quan điểm pháp trị: Nghĩa là thanh tra thuế dựa trên Luật, các quy định của Nhà nước để xem xét.
+ Tính chính xác và rõ ràng trong các kết luận.
- Nội dung của thanh tra thuế:
+Thanh tra đối với đối tượng nộp thuế
+Thanh tra đối với các cơ quan thuế.
- Hình thức và phương pháp thanh tra:
Hình thức thanh tra: có 3 hình thức thanh tra
Thanh tra theo thời gian gồm có thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.
Thanh tra theo địa điểm gồm có thanh tra tại chỗ và thanh tra từ xa.
+ Phương pháp kiểm tra và đối chiếu.
Phương pháp nhân tổ và thu nhập thông tin: Cơ quan thanh tra phải định ra các tieu thức cần thanh tra để sử dụng tiêu thức phỏng vấn để thu nhập thông tin.
+ Xử lý khiếu nại về thuế:
Theo các luật, pháp lệnh thuế hiện nay của Việt Nam thì vấn đề khiếu nại được xử lý như sau:
- Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế. Đơn vị khiếu nại được gửi đến cơ quan thu trực tiếp quản lý thu thuế hoặc quyết định xử lý trong thời hạn (quy định trong luật) là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
- Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của các cơ quan thuế.
- Cơ quan thuế phải hoàn trả tiền thuế hoặc tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế, hoặc truy thu tiền thuế, tiền phạt nếu có sự khai man trốn thuế.
- Trường hợp người khiếunại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến toà án theo quy định của Pháp luật. Trong trường hợp không khởi kiện ra toà thì quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính là quyết định cuối cùng.
4. Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Có 3 mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế, đó là:
- Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo từng sắc thuế: tương ứng với từng sắc thuế chúng ta có biện pháp quản lý thích hợp; chẳng hạn quản lý theo sắc thuế GTGT ta có phòng quản lý riêng về thuế GTGT; quản lý theo sắc thuế TNDN ta có phòng quản lý riêng về thuế TNDN.
-Tổ chức theo đối tượng nộp thuế: người ta phân theo từng đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để quản lý bao gồm: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước, các hộ cá thể; tương ứng với nó là quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp quốc doanh, quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể.
-Tổ chức theo từng khâu nghiệp vụ: bao gồm phòng quản lý đối tượng đăng ký thuế, phòng tính và ra thông báo thuế…
Trên thực tế người ta có thể kết hợp cả 3 p tổ chức bộ máy quản lý thuế trên lại với nhau tạo thành một thể thống nhất.
Hệ thống bộ máy ngành thuế hiện nay ở nước ta:
Chính phủ
Bộ tài chính
Tổng cục thuế
Cục thuế
Chi Cục thuế
chương ii thực trạng về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoàI quốc doanh
kháI quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Một số nét về tình hình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp , kể từ năm 2000, cùng với việc ban hành Luật doanh nghiệp thay thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân mỗi năm bình quân có khoảng 25.000 doanh nghiệp mới thành lập. Theo số liệu của tổng cục thống kê hiện nay cả nước co khoảng gần 100.000 doanh nghiệp ( bao gồm Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, DNTN), doanh nghiệp ngoài quốc doanh trở thành động lực quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện trên các mặt sau đây:
doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển là động lực khơI dậy mọi tiềm năng về vốn, ttri thức, lao động, đất đai,… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, đIều này có ý nghĩa to lớn trong đIều kiện hiện nay, các nguồn lực về vốn , kỹ thuật,… của Nhà nước còn rất han chế, phảI tập tung vào những ngành, lĩnh vực mũi nhọn có tác dụng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chưa thể thỏa mãn mọi nhu cầu của đời sống xã hội.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như có quy mô nhỏ nhưng với ưu đIểm năng động, nhậy bén, dễ dàng thích nghi với mọi biến động của nền kinh tế thị trường, dễ đIều chỉnh mặt hàng, ngành nghề SXKD, luôn là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm gần đây khoảng 18-19%. Trong đó, riêng sản xuất Công nghiệp luôn tăng trưởng cao nhất. Thí dụ: năm 2000 tăng 10.4%, năm 2001 tăng 15.5 %, năm 2002 tăng 20.3%. Hàng năm khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp tạo ra khoảng 30% trên tổng GDP của nền kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp người lao động giản đơn và có trình độ thấp. Theo số liệu của tổng cục Thống kê hiện nay khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu hút khoảng 4 triệu lao động thường xuyên và 1.5 triệu lao động thời vụ.
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lượng lớn hoạt động dưới hình thức là vệ tinh, khâu trung gian như: hoạt động dịch vụ hoặc gia công sản xuất hoặc đại lý tiêu thụ sản phẩm, hoăc sản xuất phục vụ cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, giúp cho các sn này làm ăn có hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, đã thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao năng lực sản xuất , hạ giá thành sản phẩm - đIều mà trước đây rất trì trệ trong đIều kiện chỉ có kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã.
Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất rộng từ thành thị tới nông thôn , chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ…. Góp phần mở rộng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa …
2-Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế :
Mọi cơ sở SXKD đều lấy mục tiêu lợi nhuận làm thước đo hiệu quả. Tuy nhiên ở nước ta phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Vì vậy vị trí và vai trò của mỗi thành phần kinh tế có khác nhau. Khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh để phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, còn các cơ sở SXKD thuộc thành phần kinh tế NQD chỉ lấy lợi nhuận là mục tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khu vực kinh tế NQD ở nước ta còn có những đặc trưng riêng so với các khu vực kinh tế khác. Những đặc trưng này ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thường là những thách thức hơn là thuận lợi. Cụ thể như sau:
- Đặc điểm về sở hữu: Đây là khác biệt cơ bản nhất giữa doanh nghiệp NQD với doanh nghiệp Nhà nước và thành phần kinh tế tư bản Nhà nước. Toàn bộ vốn, tài sản của doanh nghiệp NQD đều thuộc sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở SXKD chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động SXKD và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quy định của Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý. Do đó, họ luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Đặc điểm về trình độ văn hoá, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ: So với những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài thì phần lớn những người chủ các doanh nghiệp ngoài quóc doanh có trình độ văn hoá chưa cao, chưa được đàotạo chính quy về các nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn chủ yếu là tự phát hoặc theo kinh nghiệm. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD còn thấp, số đông các cơ sở kinh tế NQD hoạt động ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ, mục đích chính là mua đi bán lại để hưởng chênh lệch giá, một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì đa số sử dụng máy móc thiết bị cũ kỹ, trình độ công nghệ thấp, trình độ quản lý không cao do đó năng suất lao động đạt thấp, chất lượng hàng hoá sản xuất không cao…
Theo quy định của pháp luật thì những người đủ 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự là có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, không yêu cầu về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, do đó, có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng cho những người không có đủ trình độ văn hoá, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật thậm chí kể cả những người đang trong thời kỳ cải tạo, nghiện hút… đứng tên chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành doanh nghiệp.
- Đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật: như trình bày ở trên, số đông chủ doanh nghiệp trình độ văn hoá chưa cao, do đó nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số đông cơ sở kinh doanh không thực hiện tốt chế độ kế toán, không thực hiện kê khai theo quy định.
Về nguyên tắc khi tiến hành sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự nghiên cứu tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh, nghĩa vụ thuế… nhưng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì ngược lại, họ cứ thành lập cơ sở kinh doanh, tiến hành kinh doanh đến khi kiểm tra phát hiện mới thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhiều cơ sở kinh doanh khi phát hiện, bị xử lý lại đổ lỗi cho cơ quan thuế khônghướng dẫn. Có một số doanh nghiệp NQD hiểu biết về pháp luật nhưng không vì thế mà thực hiện nghiêm túc các chính sách chế độ mà luôn lợi dụng những sơ hở của chính sách, chế độ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
-Đặc điểm về số lượng đối tượng: Số lượng các doanh nghiệp NQD rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải… đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.
Bên cạnh một bộ phận người trựctiếp kinh doanh là người chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã hoạt động kinh doanh lâunăm, thunhập chính từ hoạt động kinh doanh, còn có một bộ phậnkhông nhỏ là cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức, tranh thủkd thêm, những đối tượng chính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.. tham gia kinh doanh để cải thiện thêm đời sống… Mặt khác, do đặc điểm nhỏ gọn, năng động, nhạy bén nên rất dễ thay đổi các hình thức hoạt động, dễ di chuyển đến các địa điểm khác nhau cho nên việc quản lý đối tượng thêm khó khăn, phức tạp.
(Tỷ đồng)
(Năm)
Biểu 1: Số thu về thuế đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh các năm
Qua số liệu các năm cho ta thấy nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước, mặc dù số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm vẫn tsăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng này quy mô kinh doanh đa số là nhỏ, trải rộng địa bàn khắp cả nước; các ngành chủ chốt thu lợi nhuận cao đều thuộc khu vực kinh tế quốc doanh.
II. Thực trạng về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtừ năm 1999 đến nay.
1. Cơ sở pháp lý về quản lý thuế GTGT.
Trong giai đoạn này Tài chính tiền tệ thành công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu của Nhà nước, nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một mặt các dịch vụ tài chính tiền tệ phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn trong tổng thu nhập quốc dân, các thành phần kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác, Nhà nước từ sử dụng công cụ trực tiếp sang gián tiếp, từ can thiệp sâu và rộng sang nới lỏng sự can thiệp tiến tới điều chỉnh nền kinh tế bằng các định hướng, các công cụ chính sách, cơ chế, luật pháp và tạo môi trường phát triển kinh tế, nâng cao vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Đứng trước bối cảnh tình hình kinh tế đất nước và những đòi hỏi của thông lệ quốc tế, đồng thời qua 2 năm thử nghiẹm, ngày 1/1/199._.hiệp sử dụng mẫu hoá đơn thuế GTGT theo mẫu quy định; trường hợp doanh nghiệp chưa có điều kiện sử dụng hoá đơn tự in thì sử dụng hoá đơn do Bộ tài chính phát hành và phải ghi mã số thuế của đơn vị lên hoá đơn trước khi lưu hành và sử dụng. Ngành thuế nên kết hợp với các ngành Thương mại , Ngân hàng và Hải quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu qua biên giới đất liền để có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiẹn thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp; đông thời quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ; đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu qua biên giới đất liền để có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ; đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước; không thực hiện biẹn pháp chỉ cho phép doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá qua một số cửa khẩu nhất định. Không nên kiểm tra tràn lan các doanh nghiệp khi chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm và chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Tuy nhiên vấn đề kiểm tra vẫn phải được thực hiện định kỳ.
Về lâu dài, khi mà Luật thuế GTGT đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay thì ngành thuế cũng phải có những biện pháp quản lý quá trình thực hiện hoàn thuế thích hợp hơn đó là:
- Tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp Uỷ chính quyền địa phương, Bộ Tài Chính và các Bộ ngành có liên quan như : Bộ Thương Mại, Bộ Công An, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng cục Hải quan; thực hiện việc kiểm tra, thanh tra đối với các đối tượng có hành vi trốn lậu và chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, xử lý thật nghiêmđối với các đối tượng này và có thể lập hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như có tính chất nghiêm trọng.
- Đối với các đối tượng mua bán hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản; chỉ khấu trử thuế GTGT đầu vào đối vớihàng hoá có hoá đơn chừng từ có tính pháp lý cao ; trong đó gji đầy đủ các tiêu trí cần thiết như: tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của người bán hàng; số lượng cụ thể, giá cả là bao nhiêu có phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm hiện tại hay không, nếu thấy có những tình tiết và số liêu không hợp lý phải thực hiện “kiểm trước xuất sau”. Không nên xuất trước rồi mới kiểm tra sau, sẽ tạo điều kiện cho đối tượng cao chạy xa bay. Mặt khác, không thực hiện khấu trừ đối với hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản mua vào chỉ có bảng kê như hiện nay để tránh tình trạng đối tượng khai tăng số lượng và giá cả để được khấu trừ thuế và hoàn thuế; gây thiệt hại tiền bạc cho Nhà nước.
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, do cơ chế hiện nay của nước ta là khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng kim ngạh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia; vì vậy đối với các đối tượng này Nhà nước luôn luôn ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các đối tượng này hoạt động vì vậy chính sách pháp luật đối với các đối tượng này là tương đối thông thoáng có nhiều kẽ hở, do vậy đối tượng thường lợi dụng những khe hở này để luồn lách trốn thuế cũng như móc ngoặc với các đối tượng khác là người nước ngoài để rút tiền tư việc hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Lỗi ở đây chủ yếu là ở phía Ngân hàng, các đối tượng mở L/C để thực hiện việc mua bán hàng hoá nhưng thực tế chúng không thực hiệnviệc mua bán mà ngay sau khi mở chúng xin huỷ ngay L/C nhưng Ngân hàng không thu lại L/C đã bị huỷ. Lợi dụng sơ hở bày đối tượng mang L/C đến cơ quan thuế xin hoàn. Tất nhiên, lỗi cũng có một phần ở xơ quan thuế do không có sự kiểm tra tính xác thực của L/C mà đã xuất tiền cho đối tượng này.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi cơ quan thuế cần phải có sự kiểm tra trước khi xuất thông qua sự hợp tác với Ngân hàng nơi mà đối tượng mở L/C. Ngoài ra cũng cần phải kết hợp với cơ quan Hải quan nơi mà hàng hoá được xuất đi để biết được chính xác về số lượng và chủng loại hàng.
6- Cần kiện toàn lại hệ thống quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả và hiêụ lực của bộ máy ngành thuế:
Về phân công quản lý đối tượng nộp thuế: tiếp tục duy trì mô hình quản lý như hiện nay: Cục thuế tập trung quản lý những doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn,các doanh nghiệp khác sẽ phân cấp cho chi cục thuế quản lý.
Sẽ phân công lại quản lý tại chi cục theo hướng hình thành các đội quản lý cá doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nâng cao ý thức tránh nhiệm của đội ngũ cán bộ thuế quản lý ngoài quốc doanh. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng và cụ thể hoá các tiêu chuẩn của từng loại cán bộ quản lý có liên quan đến quản lý thu thuế đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như tiêu chuẩn đối với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ quản lý hộ cá thể, tiêu chuẩn cán bộ kế toán thuế, quản lý ấn chỉ, thanh tra thuế đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,…
Các tiêu chuẩn của từng loại cán bộ sẽ là cơ sở để đánh giá và phân loại cán bộ căn cứ vào kết quả công tác, vào số lượng và chất lượng công việc được giao;
Việc ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn cán bộ sẽ là cơ sở ngăn ngừa các hành vi vi phạm về đạo đức, tác phong của cán bộ thuế.
Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp thuế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế, thực hiện 10 điều kỷ luật của nghành, có chương trình đào tạo và đào tạo lại toàn bộ cán bộ công chức ngành thuế. Nội dung đào tạo lại chủ yếu là kiến thức về quản lý Nhà nước, chính sách thuế; nghiệp vụ quản lý thuế; ứng dụng tin học; ngoại ngữ, đạo đức và phong cách ứng xử của người cán bộ thuế.
7- Thực hiện nộp thuế ở kho bạc
Để tránh cho cán bộ thuế phải trực tiếp đi thu tiền của từng hộ kinh doanh dễ dẫn đến tiêu cực, mất mát, tham ô, xâm tiêu tiền thuế, từ nhiều năm nay ngành thuế đã phối hợp với kho bạc tổ chức cho hộ kinh doanh đem tiền thuế đến nộp trực tiếp vào kho bạc.Theo báo cáo của các địa phương về cơ bản các doanh nghiệp đều đã thực hiện nộp thuế trực tiếp vào kho bạc, cơ quan thuế chỉ làm nhiệm vụ đôn đốc và giám sát việc nộp thuế, cơ quan kho bạc trực tiếp thu tiền thuế. Trường hợp cơ quan kho bạc chưa tổ chức thu trực tiếp thì cơ quan thuế mới tổ chức thu.
Với những biên pháp chủ đạo trên, công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua đã co những chuyể biến tương đối tích cực, giảm dần thất thu cả về đối tượng và về doanh số.
ở khu vực doanh nghiệp cơ quan thuế đã giám sát chặt chẽ hơn việc thành lập, hoạt động và ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Từ năm1999 chuyển giao lên cục thuế quản lý đã xác định được trên 5000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động hoặc đã giải thể nhưng cơ quan cấp đăng ký kinh doanh vẫn không thu hồi giấy phép.
Năm 2003 dự toán thu ngoài quốc doanh Nhà nước giao tăng trên10% so với thực thu năm 2002. Để thực hiện được dự toán trên ngay từ tháng 12 năm 2002 Tổng cục thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung hoàn thiện các việc sau:
Rà soát tất cả các đối tượng kinh doanh đưa vào quản lý thu thuế.
Đẩy mạnh triển khai công tác kế toán, đôn đốc cơ nộp báo cáo quyết toán, tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán, tổ chức thu ngay số thuế phát sinh theo báo cáo quyết toán
Rà soát và đôn đốc các khoản thuế nợ đọng, thu róc số thuế phát sinh.
8- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế.
Muốn cho người nộp thuế tự giác chấp hành chính sách thuế thì cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyề, giáo dục, giải thích, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế để người nộp thuế hiểu biết đầy đủ, tường tận về chính sách thuế, về kê khai nộp thuế, về phương pháp tính thuế và thời gian nộp thuế, các chế tài về xử lý vi phạm,…
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng đối tượng nộp thuế lớn, số đông trình độ văn hoá thấp, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao việc tập trung đẩy mạnh tuyên truyền càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thời gian tới ngoài các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích về thuế truyền thống như: bằng phương tiện thông tin đại chúng, in tờ rơi, hội thảo trao đỏi,… phải tăng cường bằng biện pháp khác như: đưa giáo dục về thuế vào chương trình giảng dạy của các trường học, thường xuyên giáo dục pháp luật về thuế trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức mạng lưới hướng dẫn thuế của cơ quan thuế, của các đoàn thể, mặt trận, công đoàn, giáo hội, phụ nữ… tới từng đối tượng nộp thuế.
Tiến tới mọi tổ chức, cá nhân trước khi kinh doanh đều được tập huấn, hướng dẫn về thuế, được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế miễn phí từ cơ quan thuế bằng tài liệu, qua điện thoại, tiếp xúc trực tiếp,…
9- Tăng cường chỉ đạo thực hiện thống nhất và đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đặt ra.
Thực hiện thống nhất và đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ sẽ đảm bảo cho việc thực hiện chính sách thuế được nghiêm chỉnh, chống thất thu , đảm bảo công bằng bình đẳng, hạn chế tiêu cực. Trong thời gian tới ngành thuế sẽ tiếp tục triển khai tập trung vào các biện pháp nghiệp vụ chủ yếu như sau:
Rà soát quản lý đối tượng, đảm bảo quản lý 100% doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán , hoá dơn chứng từ đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh lớn.
Mở rộng công khai dân chủ trong việc xác định nghĩa vụ thuế của cá đối tượng kinh doanh.
Tăng cường xác minh đối chiếu háo đơn, chứng từ phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận.
đẩy mạnh chống thất thu thuế đối với một số ngành nghề và một số lĩnh vực còn đang thất thu nhiêù như kinh doanh khách sạn, kinh doanh ăn uống, xây dựng tư nhân,…
10- Tăng cường công tác thanh tra, kiể tra về thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.
10.1. Thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất của công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với lý do như sau:
Thông qua thanh tra kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trường hợp tính không đủ, không đúng hoặc nộp không kịp thời. Để ngăm chặn và trừng phạt đối với các trường hợp cố ý lợi dụng những sơ hở của chính sách thuế và quản lý thuế để gian lận tiền thuế dưới mọi hình thức.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dựa trên nền cơ bản là sở hữu tư nhân, trình độ hiểu biết và trách nhiệm pháp luật còn thấp, bên cạnh tính tích cực còn phổ biến hành vi tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thực tiễn quản lý thuế ở nước ta hiện nay thể hiện tính gian lận về thuế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khá phổ biến và mức độ trầm trọng hơn các thành phần kinh tế khác. Đã và đang xuất hiện hình thức tội phạm mới, lợi dụng một số cơ và quản lý đang tìm cách chiếm đoạt tiền của Ngân sách Nhà nước , trong đó số đông là chủ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong 2 công cụ chủ yếu bảo đảm chính sách thuế được thi hành nghiêm túc.
10.2 Trong thời gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với cá doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần được cách như sau:
Phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra, chỉ tập trung thanh tra, kiểm tra vào các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm như:
+ Đối với các đối tượng nộp thuế đã tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế thì khoảng 2-3 năm mới kiêmr tra toàn diện một lần.
+ Đối với đối tượng nộp thuế thường xuyên gian lận về thuế thì mới phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phải tăng cường chức năng cho cơ quan tthanh tra thuế, tăng cường cán bộ làm công tác thanh tra.
11- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, ca nhân hỗ trợ cho cơ quan thuế và người nộp thuế tự giác thực hiện tốt trách nhiệm của mình .Vì:
Tiền thu thuế và phí phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự xã hội, xây dựng co sở hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển giáo dục, văn hoá …Đay là lợi ích cao nhất nên các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các cá nhân ở bất ký cương vị nào phải có nghĩa vụ hỗ trợ cho cơ quan thuế và người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của luật, pháp lệnh về thuế, nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.
Theo pháp luật hiện hành quy định tổ chức cá nhân biết hoặc phát hiện các trường hợp vi phạm mà không tố cáo, ngăn chặn cũng là tiếp tayvà vi phạm pháp luật. Vì vậy, trách nhiệm củacác tổ chức cá nhân là phải cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế.
Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho cơ quan thuế và người nộp thuế thực hiện tốt cá luật, các pháp lệnh về thuế còn vì mục đích đảm bảo bình đẳng công băng xã hội. Bất kỳ một ai tiến hành kinh doanh không phân biệt ngành nghề, đều có nghĩa vụ thuế như nhau. Trong cùng một nghành nghề kinh doanh bất kể quy mô nào đều có nghĩa vụ thuế giống nhau.
12- Từng bước áp dụng công nghệ tin học váo công tác quản lý thuế để tăng cường hiệu quả quản lý thuế:
12.1- Sự cần thiết áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế
-Đảng vàNhà nước ta khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nên số lượng các cơ sở SXKD thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng lớn vì vậy không thể tăng biên chế ngành thuế lên mãi và quản lý thuế theo phương pháp thủ công, hiệu quả rất thấp.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp, quy mô kinh doanh ngày càng phát triển trải dài trong cả nước, thậm chí xuyên quốc gia, thu nhập của cá nhân phát sinh ở nhiều nơi, các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhau và với các thành phần kinh tế khác cần phải xác minh đối chiếu vô cùng lớn, nếu không đưa công nghệ tin học vào quản lý thuế thì không quản lý được hoạt động kinh doanh và thu nhập của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Ngày nay công nghệ tin học đanh phát triển mạnh trên thế giới, nhiều nước trong khu vực đã áp dụng tin học vào công tác quản lý thuế. Đây là thời cơ thuân lợi để áp dụng tin học vào công tác quản lý thuế của nước ta.
Chỉ áp dụng công nghệ tin học thì mới nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thuế và mới phục vụ tốt nhất cho đối tượng nộp thuế với tư cách đối tượng nộp thuế là khách hàng của cơ quan thuế.
12.2 Trong đó thời gian tới tin học phải đáp ứng được các nội dung quản lý sau:
Phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế: kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu hoá đơn giữa đơn vị mua và bán.
Xử lý thông tin để các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, xác định nợ và tính phạt chậm nộp thuế.
Quản lý xác minh, đối chiếu được hoá đơn, chứng từ.
Cung cấp 70% dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế qua tin học.
III- những kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay
Khi nói đến các giải pháp để phát triển kinh tế Tư nhân nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng các cơ quan quản lý rất né tránh nếu vấn đề làm thế nào để quản lý được qua đó để hướng sự phát triển sao cho có mâu thuẫn giữa cơ quan hoạch định chính sách phát triển (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Viện quản lý kinh tế, Ban đổi mới doanh nghiệp ) đều cho rằng các cơ quan quản lý yếu kém không đáp ứng được yêu cầu thông thoáng để khuyến khích phát triển. Đồng thời thực tiễn Luật thuế GTGT cũng có những tồn tại bất cập. Các cơ quan quản lý cho rằng luật quá sơ hở đang bị lợi dụng. ở nước ta, do được hiện đại hoá, nếu hoạch định chính sách vượt quá trình độ hiện tại dễ gây tác dụng xấu, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội. Có quản lý được thì mới định hướng được phát triển đúng hướng. Xét về mặt tài chính và thuế có quản lý được mới đảm bảo cho tài chính doanh nghiệp lành mạnh qua đómới đảm bảo cho sự lành mạnh tài chính quốc gia; quản lý được mới thực hiện việc tính đúng, tính đủ thuế phải nộp, mới đảm bảo sự công bằng và bình dẳng giữa các cơ sở kinh doanh và các thành phần kinh tế; mới đảm bảo được quyền lợi về tài chính của các thành viên có liên quan...
Trên tinh thần đó tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau:
1- Phải sửa đổi và bổ sung thêm một số vấn đề còn bất cập trong Luật thuế GTGT.
Quốc hội nên có một số sửa đổi và bổ sung đối với Luật thuế GTGT để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Cho đến nay Luật thuế GTGT đã áp dụng được 4 năm; tức là đã hết hạn miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế hoạt động kinh doanh ở một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Luật thuế GTGT do vậy. Trong năm 2003, thuế GTGT được bổ sung theo hướng: Bổ sung hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và một số đối tượng không chịu thuế vào đối tượng chịu thuế GTGT. Thực hiện 3 mức thuế suất 0%,5%,10% và bỏ mức thuế suất 20%. Bỏ khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ phần trăm đối với hàng hoá , dịch vụ có hoá đơn thông thường và bảng kê hang fhoá là nông, lâm, thuỷ sản mua của người bán không có hoá đơn. Bổ sung điều kiện hàng hoá được xuất khẩu được hoàn thuế GTGT phải thanh toán qua ngân hàng; Bổ sung các biện pháp quản lý hoá đơn, chứng từ chống thất thoát trong khấu trừ và hoàn thuế. Xoá bỏ việc miễn, giảm thuế GTGT cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện luệt thuế GTGT theo nội dung sau:
- Về đối tượng chịu thuế: bổ sung các mặt hành chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất và nhập khẩu, một số sản phẩm, một số dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo thực hiện khấu trừ và hoàn thuế đầu vào để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời giảm và hạn chế đối tượng không chịu thuế GTGT.
-Về thuế suất : Theo chế độ hiện hành, thuế GTGT bao gồm 4 mức thuế suất là 0%, 5%,10%,20%. Trong đó mức thuế suất 0% được áp dụng cho các trường hợp xuất khẩu, có tác dụng khuyến khích xuất khẩu thông qua ciệc cạnh tranh bằng giá, tăng thu ngoại tệ cho đất nước đồng thời cũng là hình thức thuế bảo đảm các nguyên tắc thuế quốc tế. Xung quanh vấn đề xây dựng số lượng mức thuế suất đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng, nên quy định một mức thuế suất thống nhất; bên cạnh đó thì lại có ý kiến trắi ngược là nên quy định nhiều mức thuế suất mới phù hợp với từng mặt hàng từng ngành nghề kinh doanh. Để lựa chọn được một giải pháp thích hợp trước hết chúng ta nên đi sâu phân tích từng mặt thuận lợi cũng như hạn chế của từng ý kiến.
+, Trong trường hợp có nhiều mức thuế suất như hiện nay: nếu xét về hình thức và cơ sở lý luận chung thì thuế GTGT là loại thuế gián thu, do người tiêu dùng chịu; mặt khác phần lớn đân cư là những người có thu nhập thấp, thu nhập của họ là dùng để chi tiêu cho nhóm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Vì vậy, áp dụng mức thuế suất thấp(TC:5%) đối với nhóm hàng hoá dịch vụ này và mức thuế suất cao (TS:20%) với một số hàng hoá dịch vụ khác (hàng hoá, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng)góp phần giảm gánh nặng về thuế cho nhóm đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp, đồng thời điều tiết một phần thu nhập của người có thu nhập cao- đảm bảo tính công bằng trong xã hội. Tuy nhiên việc quy định nhiều mức thuế suất khác nhau cũng phát sinh một số nhược điểm sau: Thứ nhất , chính sách thuế GTGT nhiều mức thuế suất sẽ phức tạp gây khó hiểu cho các ĐTNT và các đối tượng trả thuế. Thứ hai, đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hoá với nhiều mức thuế suất khác nhau dễ dẫn đến việc lợi dụng chuyển doanh số của những hàng hoá chịu mức thuế suất cao sang doanh số của hàng hoá chịu mức thuế suất thấp. Mặt khá đó cũng là kẽ hở có thể lợi dụng sự chênh lệch về mức thuế suất gữa những hàng hoá dịch vụ có tính chất gần giống nhau để kê khai sai doanh số bán hàng. Thứ ba, việc quy định nhiều mức thuế suất sẽ làm cho chi phí quản lý hành chính và chi phí chấp hành luật cao. Đây chính là chi phí chi ra cho bộ máy quản lý thu thuế để theo dõi, quản lý thuế GTGT theo từng mức thuế suất và chi phí của bản thân những đối thượng nộp thuế trong việc kê khai tính thuế, quản lý sổ sách, hoá đơn chứng từ, tập hợp doanh số tính thuế theo từng nhóm thuế suất.
Tóm lại, đứng trên ba quan điểm trên thì việc quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT phát sinh nhiều hạn chế, chính sách thuế còn phức tạp, gây tốn kém thời gian, công sức và chi phí của cả ĐTNT và cơ quan thuế; chưa đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh và dễ gây thất thu cho NSNN.
+,Trong trường hợp sử dụng một mức thuế suất: theo giải pháp này mọi hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT đều chịu chung một mức thuế suất. Khi đó luật thuế sẽ đơn giản, dễ hiểu hơn, dẫn đến chi phí quản lý hành chính và chi phí chấp hành luật thuế sẽ thấp hơn. Các nhà hoạch định chính sách sẽ không gặp khó khăn khi phân biệt các nhóm hàng hoá dịch vụ với những mức thuế suất khác nhau; các cán bộ qủan lý cũng như các đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng tính được số thuế phải hộp cho toàn bộ doanh số chịu thuế theo cùnh một mức thuế suất. Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ đơn giản hoá mẫu tờ khai thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra thu thuế. Mặt khác, do tất cả các hàng hoá dịch vụ đều chịu một mức thuế suất nên hiện tượng kê khai sai, gian lận doanh số theo mức thuế suất sẽ hạn chế, góp phần làm giảm thất thu cho NSNN.
Trong thực tế không phải tất cả các hàng hoá dịch vụ đều chịu thuế GTGT và chịu cùng một mức thuế suất. Để hạn chế tính luỹ thoái của thuế GTGT, đồng thời để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý thuế hiện này, những quốc gia có áp dụng thuế GTGT với một mức thuế suẩt thường chia hàng hoá dịch vụ thành hai nhóm: nhóm hàng hoá dịch vụ chịu thuế và nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế. Việc phân biệt giữa hai nhóm hàng hoá dịch vụ này cũng là một khó khăn không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách.
Việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất GTGT cũng gặp khó khăn vướng mắc trong thời gian đầu, nhất là đối với những đơn vị sản xuất tư liệu sản xuất ( vì phải áp dụng mức thuế suất phổ thông); ngược lại, mức động viên chung lại quá thấp đối với một số ngành đanh có lợi thế như điện lực, bưu chính viễn thông, xăng dầu, hàng không... Không đảm bảo tập trung nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên về lâu dài việc áp dụng phương pháp này có nhiều điểm ưu việt hơn so với việc áp dụng nhiều mức thuế suất , vừa đảm bảo quán triệt được các quan điểm động viên cơ bản của hệ thống chính sách thuế, vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng hội nhập trong điều kiện hiện nay.
Trên cơ sở phân tích những quan điểm trên, nên chăng trước mắt Nhà nước nên điều chỉnh mức thuế suất theo hướng sau: giảm số lượng tối đa còn 2 mức thuế suất. Điều chỉnh mức thuế suất để đảm bảo thu NSNN trong khi thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu. Mức thuế suất nên ở mức là8% và 10%. Trong đó sắp xếp lại để hạn chế các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm thuế suất 8%, còn lại đa số sản phẩm, dịch vụ áp dụng mức thuấ suất là 10 %. Xem xét áp dụng thuế suất là 0% đối với một số dịch vụ xuất khẩu và một số sản phẩm xuất khẩu. Đối với những hàng hoá, dịch vụ trước kia chịu thuế suất 20 % thì nên chuyển sang danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. vấn đề nữa khi thực hiện 2 mức thuế suất là, chỉ qy định mức thuế suất theo mặt hàng; không nên quy định cả theo công dụng để tránh trường hợp cùng một loại hàng hoá nhưng phải chịu 2 mức thuế suất khác nhau gaay khó khăn cho công tác quản lý thuế.
- Về áp dụng phương pháp tính thuế:chỉ nên áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT, đó là phương pháp khấu trừ để đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế. Tránh tình trạng cùng một mặt hàng, có khối lượng và giá cả như nhau; nhưng 2 đơn vị áp dụng 2 phương pháp tính thuế đó là khấu trừ và trực tiếp thì lại cho số thuế phải nộp khác nhau.
- Sửa đổi Điểm 1, điều 15 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Như đã nêu ở chương II, phần II, mục 2, câu d. Thiết nghĩ nên bỏ thời hạn “trở lên” trong quy định. Chỉ quy định 03 tháng số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Nếu doanh nghiêp không làm hồ sơ xin hoàn, sơ quan thuế sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp lập hồ sơ xin hoàn.Nếu doanh nghiệp vẫn không làm sẽ không được chấp nhận theo kê khai hàng tháng, đồng thời phải tổ chức kiểm tra ngay. Như vậy sẽ hạn chế được sự bù trừ giữa số thuế được hoàn và số thúê phải nộp. Một mặt còn rút ngắn thời gian mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để hợp thức hoá các sai phạm.
-Về trình tự hoàn thuế, Thông tư số 122/2000-TT/BTC và các văn bản hướng dẫn khác đều đặt vấn đề “hoàn trước kiểm sau”. Đã có một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế này để khai man, trốn lậu thuế. Theo tôi chỉ nên quy định thời gian tối thiểu từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải hoàn là đủ. Như vậy tuỳ trường hợp cụ thể cơ quan thuế chủ động kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho doanh nghiệp, vừa hạn chế được những khó khăn nếu công tác kiểm tra không được tiến hành kịp thời.
2- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số điểm còn sơ hở trong quy định của luật doanh nghiệp.
Trong Luật doanh nghiệp còn có những sơ hở đang bi một số cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá nhân liên quan, ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế, gây thất thoát tiền của NSNN, cụ thể ở một số vấn đề sau:
+ Cần có quy định chặt chẽ hơn nữa để kiểm soát người đIều hành hoặc người chủ doanh nghiệp , loại trừ được những người không đủ đIều kiện ( nghiện hút, mới ra tù hoặc đang trong thời kỳ quản chế, những người kém về sức khoẻ- bệnh thần kinh, những người có trình độ văn hoá thấp) không được thành lập doanh nghiệp vì những người này nếu có vi phạm trốn thuế, lậu thuế cũng không xử lý được.
+ Cần có quy định những đIều kiện về vốn và tàI sản của doanh nghiệp bắt buộc phảI có để khi xảy ra các hành I lừa đảo, chiếm đoạt tiền, hàng hoá, để còn có sơ sở để cưỡng chế đảm bảo thanh toán cho người bị hại, kể cả chiếm dụng tiền thuế, có tàI sản để cưỡng chế.
+ Quy định về địa đIểm kinh doanh hay địa đIểm đát trụ sở cũng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng như hiện nay, doanh nghiệp không có hiện diện tại địa đIểm quản lý đăng ký kinh doanh quá nhiều, hoặc khai không đúng địa đIểm kinh doanh dẫn đến cơ quan thuế không quản lý được…
+ Có những quy định chặt chẽ hơn về quản lý doanh nghiệp trong thời gian hoạt động. Ví dụ như : trong thời gian hạot động doanh nghiệp vi phạm các chính sách thuế đã bị xử phạt nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không chấp hành thì các ngành phảI có trách nhiệm cùng cơ quan thuế đôn đốc và xử lý việc kê khai thay đổi kinh doanh…
3- Để có thể hạn chế về cơ bản tình trạng thất thu thuế điều quan trọng là phảI kiểm soát được kết quả SXKD do đó cùng với việc đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán hoá đơn chứng từ cần thiết lập một quy chế quản lý tiền mặt, quản lý thanh toán cho chặt chẽ, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều phảI mở tàI khoản tại ngân hàng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng.
Thực tiễn hiện nay cho thấy các doanh nghiệp tự do mua bán thanh toán bằng tiền mặt đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc hoạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực nhằm trốn thuế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực khác.
4- Sớm ban hành luật kế toán để nâng cao tính pháp lý buộc các doanh nghiệp kinh doanh thuộc khu vực NQD phảI nghiêm chỉnh chấp hành.
5- Các cơ quan liên quan như cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thống kê cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc kiểm tra giám sát vẳ lý các hành vi trốn thuế, dây dưa nộp thuế.
6- Đề nghị Bộ và Chính phủ trang bị đồng bộ máy vi tính và đIều kiện làm việc cho cơ thuế. Quan tâm cảI tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ thuế, đảm bảo cán bộ thuế có thu nhập đủ để yên tâm công tác.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố quan tâm chỉ đạo công tác thuế ngoài quốc doanh, chỉ đạo uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành ở địa phương phối hợp và tạo đIều kiện cho cơ quan thuế triển khai các biện pháp quản lý thu chống thất thu thuế, chống lậu thuế.
Kết luận
Thuế GTGT là loại thuế mới lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Qua thực tế 4 năm áp dụng (1999-2002), thuế GTGT đã dần đi vào đời sống kinh tế-xã hội nước ta một cách tốt đẹp; hầu hết mọi người đều nhiệt tình ủng hộ sắc thuế mới này. Cùng với các sắc thuế khác trong hệ thống thuế Việt Nam, thuế GTGT đã góp phần làm ổn định nguồn thu cho NSNN, tạo ra sự công bằng hơn cho mọi đối tượng nộp thuế, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác quản lý thuế cũng còn nhiều bất cập, chưa phát huy được đúng chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường cho công tác quản lý thuế là nhiệm vụ chung của mọi ngành mọi cấp.
Đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay” trình bầy đầy đủ một số lý thuyết cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và trên cơ sở nền tảng lý thuyết đó để phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiệnnay đồng thời căn cứ vào thực trạng đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đồng thời kiến nghị một số giải pháp với Nhà nước để giúp cơ quan thuế có thể quản lý đối tượng này được tốt hơn đảm bảo sự công bằng giữa các ĐTNT, đảm bảo và ổn định nguồn thu lâu dài cho NSNN và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.
Đây là vấn đề mới mẻ và phức tạp, hơn nữa, với thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các cô chú, anh chị cán bộ phòng chính sách để bài viết của em được hoàn thiện hơn, có tính khả thi hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29522.doc