Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới (89tr)

Lời mở đầu Việt Nam đang trong bước chuyển mình phát triển đi lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì thế phải đặc biệt quan tâm tới các ngành có tốc độ và tỷ lệ tăng trưởng cao. Trong đó đáng nói đến là các ngành công nghiệp sản xuất. Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất mang lại hiệu quả kinh tế lớn, ngày càng chiếm vị trí quantrọng trong nền kinh tế, quyết định khả năng

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới (89tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tốc độ phát triển của các ngành khác. Sự phát triển với tốc độ cao của công nghiệp đã tác động rất mạnh tới môi trường, làm biến đổi môi trường tự nhiên làm mất khả năng tự phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên. Những thập kỷ trước, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hầu như chỉ chú trọng tới vấn đề phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường. Bất kỳ ở đâu muốn phát triển lâu dài, bền vững phải xem xét đồng thời cả 3 vấn đề: Kinh tế- Xã hội- Môi trường . Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề vô cùng bức bách và trọng yếu của mọi quốc gia vì nó liên quan tới vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, cùng với phát kiến về thế giới xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công ty, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường- cái nôi nuôi dưỡng chính họ và con người đã bước đầu nhận thức ra được nguy cơ này. Việt Nam tuy là nước có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú nhưng thực tế chúng ta lại bị hạn chế, yếu kém trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật chất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chúng ta chưa có đủ điều kiện về máy móc kỹ thuật, về phương tiện hiện đại, điều kiện kinh tế để cho phép thăm dò, khai thác và sử dụng các mỏ khoáng sản. Đứng trước thực trạng này, Nhà nước ta chủ trương cho phép các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có nhu cầu được phép nhập khẩu các loại phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.Trên thế giới các nguyênliệu luôn được sử dụng lại trong các ngành công nghiệp theo nguyên lý: “ Phế liệu của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy khác”. Đây là một biện pháp hợp lý để tiết kiệm nguồn nguyên liệu có hạn và tận dụng những sự lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên một vấn đề nổi cộm đáng quan tâm là tình hình nhập khẩu phế liệu hiện nay gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.Vấn đề quản lý nhập khẩu phế liệu hiện nay còn nhiều bất cập do vậy môi trường luôn chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người. Khi xảy ra ô nhiễm môi trường nó không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà nó sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Trong quá trình thực tập tại Cục Bảo vệ môi trường, em đã được nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới công tác quản lý nhập khẩu phế liệu. Em nhận thấy quá trình quản lý nhập khẩu phế liệu hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Văn Vận, Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân- giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS. Trần Hồng Hà- Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Th.S. Dương Thanh An- cán bộ Cục bảo vệ môi trường, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu tại Việt Nam. Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới. Chương I sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu ở việt nam. I. Một số khái niệm và nội dung về phế liệu I.1. Khái niệm phế liệu Phế liệu là các sản phẩm bị loại ra sau quá trình sử dụng hoặc sản xuất của một hoạt động hoặc ngành nghề nào đó, chúng được thu gom lại để sử dụng như là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất khác, chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp. Phế liệu bao gồm: - Nguyên liệu thứ phẩm - Nguyên liệu vụn - Vật liệu tận dụng. Chất thải là chất được loại ra trong sản xuất, tiêu dùng hoặc trong các hoạt động khác mà không đồng nhất về chất với phế liệu nhập khẩu và dưới dạng khối, cục, bánh hoặc vật dụng cụ thể. Tạp chất nguy hại là chất không đồng nhất về chất với phế liệu, bám dính vào phế liệu và có tính nguy hại như: hoá chất độc; chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây mòn; chất thải y tế; các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm có nguy cơ gây dịch bệnh. I.2. Phân loại phế liệu nhập khẩu. I.2.1. Phân loại theo tính chất sử dụng. Các loại phế liệu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất bao gồm: - Nguyên liệu thứ phẩm là các nguyên liệu mà khi được sản xuất ra không đủ tiêu chuẩn quy định làm nguyên liệu chính phẩm nhưng vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu của sản xuất trong nước. - Nguyên liệu vụn là các nguyên liệu bị loại ra sau quá trình sản xuất nguyên liệu chính phẩm và không đạt tiêu chuẩn nguyên liệu thứ phẩm nêu trên hoặc là các sản phẩm bị loại ra sau quá trình sử dụng như: + Nguyên liệu bị biến dạng, sứt mẻ …nhưng vẫn giữ được tính chất cơ bản của vật liệu. + Các sản phẩm, đồ vật đã qua chế biến, gia công (không đủ tiêu chuẩn chính phẩm, thứ phẩm) hoặc đã qua sử dụngnhưng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. - Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm. I.2.2. Phân theo cấu thành chất phế liệu. Chia theo cấu thành chất phế liệu là cách thức phân theo các đặc tính hóa học của các phế liệu. Có 2 loại: Phế liệu là chất hữu cơ: Nhựa, thủy tinh giấy, bìa cáctông. Phế liệu là chất vô cơ: Kim loại và các hợp kim của nó. I.2.3. Phân theo đặc tính, chủng loại phế liệu. Căn cứ theo các đặc điểm lý tính ta phân các loại phế liệu nhập khẩu thành 4 loại chính: a, Nhóm kim loại và hợp kim. - Nguyên liệu thứ phẩm - Nguyên liệu vụn - Vật liệu tận dụng, bao gồm: + Thép đường ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép lá, thép tròn, thép hình, thép ống, thỏi đúc, dây và lưới thép các loại + Gang, thép, đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, niken, hợp kim niken thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây dựng, các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác. + Lõi dây điện, cáp điện bằng đồng hoặc nhôm, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác. + Dây điện từ (dây đồng có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy) Đây đều là những kim loại sử dụng phổ biến trong chế tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp: công nghiệp sản xuất gang thép, công nghiệp sản xuất đồ điện, công nghiệp xây dựng cơ bản. b, Nhóm giấy, bìa cáctông các loại: - Nguyên liệu thứ phẩm - Nguyên liệu vụn - Vật liệu tận dụng, bao gồm: Giấy, các- tông thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng; giấy, các- tông ở dạng thứ phẩm. c, Nhóm thủy tinh: - Nguyên liệu thứ phẩm - Nguyên liệu vụn - Vật liệu tận dụng: các loại thủy thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng d, Nhóm nhựa: - Nguyên liệu thứ phẩm - Nguyên liệu vụn - Vật liệu tận dụng: các loại bao bì đựng nước khoáng, nước tinh khiết đã qua sử dụng. I.3. Đặc điểm của các loại phế liệu nhập khẩu vào nước ta. Các loại phế liệu Việt Nam nhập khẩu thường từ các nước có nguồn tài nguyên phong phú. Chúng được thu gom từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc tại các công trình xây dựng. Do vậy, phế liệu mang những đặc điểm sau: - Phế liệu là những nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu chính phẩm (xét cả về chất lượng, mẫu mã, hình dáng, kích thước, chất liệu…) bị loại ra khỏi quá trình sản xuất. Những nguyên liệu mà lẫn tạp chất, không đúng quy định trong hợp đồng cũng được thu gom lại thành phế liệu. Hoặc những sản phẩm, đồ vật đã qua gia công, chế biến, đã qua sử dụng được loại bỏ. - Thành phần chủ yếu của chúng ta nhập về là kim loại và các hợp kim của nó. Chúng được thu gom từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình nhà xưởng máy móc, thiết bị nên chúng thường ở dạng tấm mảnh, thanh hoặc vụn. Toàn bộ khối lượng chúng ta nhập về đều chưa được phân loại hoặc xử lý đóng gói mà là hỗn hợp nhiều loại với nhau - Các kim loại và hợp kim có chứa các tạp chất, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, tức thời hoặc tiềm tàng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người sản xuất, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Theo quy định tạp chất nguy hại là chất không đồng nhất về chất với phế liệu, bám dính vào phế liệu và có tính nguy hại: hóa chất độc hại; chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây ăn mòn; chất thải y tế; các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm có nguy cơ gây dịch bệnh. - Kim loại là các hợp chất vô cơ nên nó mang đầy đủ các đặc tính hóa học: hoạt tính mạnh như Al, Cu, Zn, Ni, Mg… ( dễ tham gia phản ứng hóa học với oxi, nước,và các khí nitơ, oxitcacbon…và giữa các hợp chất với nhau). Do đó các sản phẩm phụ sau phản ứng là các khí độc ảnh hưởng tới khí quyển và môi trường không khí xung quanh. - Kim loại còn lẫn các tạp chất hoặc có các hóa chất bám vào có các đặc điểm lý tính: độc, bền trong môi trường gây tích tụ sinh học, bền trong chất lắng đọng, không phân hủy sinh học . - Các loại phế liệu không thể sử dụng nguyên dạng của nó khi nhập khẩu mà phải được tái chế tái sử dụng. Nếu không được bảo quản, sử dụng hợp lý mà thải ra ngoài môi trường sẽ gây độc hại tới môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. I.4. Nhập khẩu phế liệu và quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. I.4.1. Nhập khẩu phế liệu. Nhập khẩu phế liệu là hoạt động của tổ chức, cá nhân có hành vi mua các phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam qua các hải cảng, cửa khẩu theo đúng các quy định của luật pháp và thông lệ hiện hành trong nước và quốc tế để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Phế liệu coi như một loại hàng hóa và được mua bán, kí kết hợp đồng giữa chủ thể có nhu cầu sử dụng và đối tác có hàng cần tiêu thụ để thu về ngoại tệ Việc quản lý các phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài phải có quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan: Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hoặc trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tham gia. I.4.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu. Là quá trình bao gồm các hoạt động nhập hàng lưu giữ- vân chuyển, xử lý và hủy bỏ cuối cùng các phế liệu, chất thải để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, mỹ quan và vệ sinh công cộng. Có 3 khâu chính quản lý nhập khẩu phế liệu: Thứ nhất, thông thường các phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam bằng đường biển nên các hoạt động, thủ tục xuất nhập cảnh được kiểm tra, quản lý tại các cảng. Tại đó, các cơ quan Hải quan là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra và làm thủ tục nhập khẩu. Đối với mặt hàng phế liệu càng đặc biệt được quản lý chặt chẽ bởi lẽ bên cạnh lợi ích về kinh tế nó gây ra tác động lớn tới môi trường. Khi phế liệu cập cảng, các chủ hàng phải khai báo và trình đủ các giấy tờ hợp lệ: giấy chứng nhân nơi xuất xứ hàng hóa, phiếu khai báo thành phần, chủng loại, đặc tính, kết quả phân tích thành phần chất lượng của mẫu vật, chứng chỉ về chất lượng môi trường của các phế liệu nhập( thành phần vật chất, hóa học, tỷ lệ tạp chất…), và các giấy tờ khác có liên quan (giấy phép hành nghề). Sau khi xem xét thủ tục hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ xác nhận và cho phép nhập khẩu. Thứ hai, quản lý quy trình vận chuyển, chuyên chở và lưu giữ các loại phế liệu. Công việc quản lý được giao cho các cán bộ tại các trạm kiểm tra đường bộ. Họ có thể là các cán bộ chuyên trách hoặc công an giao thông có thẩm quyền. Việc vận chuyển và bàn giao phế liệu phải kèm theo bản tường trình về phế liệu, phải có giấy phép vận chuyển do Bộ Giao thông vận tải kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp. Việc lưu giữ phế liệu như thế nào phải đảm bảo không gây tác hại tới môi trường, phương tiện vận chuyển phải được thiết kế chế tạo theo đúng quy định, phù hợp với đặc tính của phế liệu. Quãng đường chuyên chở càng dài thì càng tốn nhiều thời gian và khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Vì thế các phế liệu chuyên chở phải có tên của đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm và thường xuyên kiểm tra chặt chẽ. Thứ ba, một khâu quan trọng và gây ra nhiều tác động đến môi trường, đó là quá trình sử dụng, xử lý và loại bỏ các chất thải sau khi dùng phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất. Các ngành công nghiệp nói chung sau quá trình tái chế, sản xuất luôn tạo ra một lượng chất thải lớn vào môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất sử dụng quy trình công nghệ lạc hậu nên lượng chất thải chưa được xử lý đã thải vào môi trường gây ô nhiễm ở nhiều nơi. Quản lý mục đích sử dụng phế liệu nhập khẩu theo đúng quy định, chỉ đuợc nhập để làm nguyên liệu sản xuất. Quản lý các chất thải và biện pháp xử lý đúng yêu cầu vệ sinh môi trường của các cơ sở sản xuất. Việc quản lý chất thải có thể dựa vào chỉ số Tlm (lượng độc tố gây tử vong 50% động vật thí nghiệm sau 96 giờ nhiễm ) chia theo các mức độ sau : - Nhóm độc tố cực mạnh : Gồm các chất có Tlm < 1mg/l - Nhóm độc tố mạnh : Gồm các chất có Tlm 1-10 mg/l - Nhóm độc tố trung bình : Gồm các chất có Tlm 100mg/l - Nhóm độc tố yếu : Gồm các chất có Tlm 1000mg/l Tùy theo mức độ độc hại và nguy hiểm các đơn vị quản lý yêu cầu nhà sản xuất xử lý và đổ thải theo quy cách chung. Mỗi đơn vị xử lý phải có các giấy phép : giấy phép về vị trí, giấy phép hoạt động. Ngoài ra chất thải xử lý phải trình kết quả phân tích tác động môi trường, kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch quan trắc môi trường lên cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. I.4.3. Các nguyên tắc quản lý nhập khẩu phế liệu Các nguyên tắc quản lý nhập khẩu là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý phải làm thủ trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Các nguyên tắc quản lý nhập khẩu phế liệu phải đạt được các yêu cầu chung quản lý môi trường, phải phản ánh các yêu cầu khách quan của các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội đang chi phối quá trình quản lý môi trường và thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau: - Bảo đảm tích hệ thống - Bảo đảm tích tổng hợp - Bảo đảm tính liên tục và nhất quán - Bảo đảm tập trung dân chủ - Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ - Kết hợp hài hòa các loại lợi ích - Tiết kiệm và hiệu quả I.4.4. Sự khác nhau giữa nhập khẩu phế liệu và hàng hóa thông thường. Các loại hàng hóa nói chung được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam với hai mục đích chủ yếu: đó là dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng. Hầu hết các hàng hóa nhập khẩu sử dụng với mục đích tiêu dùng đều không gây ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng rất ít tới môi trường. Khi quản lý nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng, các chính sách quản lý thường theo các mục tiêu về kinh tế là chủ yếu. Từ mức thuế suất, chính sách ưu đãi, bảo hộ, tỷ giá hối đoái…đều cố gắng nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Quy trình quản lý các hàng thông thường cũng đơn giản hơn các phế liệu. Chủ yếu là khâu kiểm tra hải quan cần giám sát chặt chẽ. Nếu mọi thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu đều hợp lệ thì chủ hàng có thể tự do sử dụng: tiêu dùng cá nhân, kinh doanh buôn bán hoặc tích trữ. Các phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam có sự khác biệt rõ ràng với các hàng hóa khác. Theo quy định, phế liệu nhập khẩu chỉ được phép sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất chứ không được sử dụng với bất kỳ mục đích nào khác. Nhìn chung, phế liệu thường có lẫn nhiều tạp chất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc quản lý nhập khẩu phế liệu được tiến hành nghiêm ngặt, xát sao hơn nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Việc quản lý phế liệu nhập khẩu được tiến hành xuyên suốt các khâu: tại các cửa khẩu, trong qua trình lưu giữ, vận chuyển và quản lý cả quy trình sản xuất và cách xử lý chất thải. II Nhập khẩu phế liệu và ô nhiễm môi trường. II.1. Môi trường và các tiêu chuẩn môi trường. II.1.1. Khái niệm môi truờng Môi trường có rất nhiều cách tiếp cận và mỗi phương pháp lại có một định nghĩa khác nhau. Mas và Langenhim (1957) cho rằng : “ Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật” Joe Whiteney(1993) kết luận: “ Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozon, sự đa dạng của các loài” Chương trình môi trường của UNEP đinh nghĩa: “ Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật, kinh tế xã hội tác động lên từng cá thể họăc cả cộng đồng”. Ngày nay thống nhất: “ Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa hoc, sinh học cùng tồn tại trong không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hoặc con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật, của hệ sinh thái và của xã hội con người” Tùy theo mục đích nghiên cứu và tính ứng dụng khác nhau để tiếp cận các khái niệm môi trường . II.1.2. Các tiêu chuẩn môi trường (TCMT) TCMT là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ, phạm vi chất gây ô nhiễm mà Nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa gây nguy hiểm cho con người, sinh vật hoặc là giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường. TCMT được sử dụng làm căn cứ đánh giá hiện trạng môi trường, xác định chính xác chất lượng môi trường, xem môi trường có bị ô nhiễm hay không, nếu có thì mức độ ô nhiễm như thế nào. TCMT là căn cứ để thẩm định, báo cáo, đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường; dự báo tình hình môi trường; cấp thu hồi giấy chứng nhận đạt TCMT. TCMT cũng được dùng làm căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. TCMT là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyền con người sống trong môi trường trong lành, bởi lẽ nó là căn cứ không thể thiếu để xác định con người có được sống trong sự an toàn về môi trường hay không. TCMT có các đặc trưng cơ bản ở chỗ nó vừa là quy phạm mang tính kỹ thuật vừa là quy phạm mang tính pháp lý. Tuy vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường phải căn cứ vào sự tác động của biến đổi, ô nhiễm, sự cố môi trường lên sức khỏe và cảm quan của con người. Chúng ta có thể nhận thấy, hệ thống TCMT của mỗi nước là có sự khác nhau tùy thuộc và những điều kiện cụ thể của nước đó.Các loại tiêu chuẩn gồm : TCMT bao gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường(TCCLMT) là các chỉ tiêu môi trương được xây dựng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chất lượng môi trường xung quanh, tại mỗi vị trí địa lý xác định nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn thải (TCT) là những giới hạn tối ưu về nồng độ và tổng lượng thải ứng với thời gian bắt buộc và ứng với từng chất, từng nguyên tố được phép thải vào nơi tiếp nhận cụ thể của môi trường xung quanh. Sử dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trong công tác quản lý phế liệu nhập khẩu là cơ sở để thực thi Luật môi trường, là cơ sở pháp lý để công tác thanh tra môi trường tiến hành có kết quả để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của nguồn. Đó cũng là tiêu chuẩn kỹ thuật để quản lý phế liệu nhập khẩu và kiểm soát ô nhiễm do nhập khẩu phế liệu gây ra để bảo vệ môi truờng. Hệ thống TCMT Việt Nam bao gồm 306 chỉ tiêu chất lượng và quản lý nhập khẩu cần chú ý tới tiêu chuẩn về chất lượng không khí và chất lượng nước. Chất lượng không khí TCVN 5937-1995: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5938-1995: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh TCVN 5939-1995: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ TCVN 5940-1995: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ Chất lượng nước TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5945-1995: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp- Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm. TCVN 6980-2001: Tiêu chuẩn chất lượng nước- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. TCVN 6994-2001: Tiêu chuẩn chất lượng không khí- Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong khu công nghiệp. TCVN 6705- 2000: Tiêu chuẩn chất thải rắn không nguy hại- Phân loại. TCVN 6706- 2000: Chất thải rắn nguy hại- Phân loại. Hiện nay Việt Nam có hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức để ra chính sách và mục tiêu có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin và các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường mà tổ chức chịu trách nhiệm quản lý nhập khẩu có thể kiểm soát và có ảnh hưởng. Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quy trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường. Quá trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản để có được các chứng cứ và đánh giá một cách khách quan quá trình thực hiện nhập khẩu phế liệu. II.2. Các dạng ô nhiễm môi truờng do nhập khẩu phế liệu II.2.1. Ô nhiễm môi trường là gì ? Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi truờng, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Suy thoái môi truờng là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. Về mặt kinh tế mà xét, ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào tác động của các chất thải . Mà các chất thải đó tạo ra nhiều là do các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi kinh tế càng phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh càng mở rộng,cùng tăng tỉ lệ thuận với các chất thải và ô nhiễm môi trường. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mục đích của sản xuất và kinh doanh là sự tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy vấn đề môi trường không được chú trọng đúng mức cần thiết. Bởi vì khi kiểm soát được môi trường đồng nghĩa với sự tăng thêm về chi phí của các nhà sản xuất. II.2.2 Các dạng ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu gây ra Có nhiều cách phân chia ô nhiễm môi trường theo các dạng khác nhau nhưng chúng ta tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhập khẩu phế liệu tới môi trường sinh thái. Tác động lớn nhất của hoạt động nhập khẩu phế liệu tới môi trường sinh thái nằm trong giai đoạn sử dụng phế liệu và xử lý chất thải a, Ô nhiễm không khí Trong quá trình nấu nóng chảy nguyên liệu đầu vào các nhà máy của nước ta vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu và chưa có hệ thống xử lý khí thải riêng nên đã thải ra môi trường nhiều khí thải độc hại: CO, SO2, NOx, H2S… thậm chí có cả khí CN – Khí SO2 là chất khí không màu, có mùi hăng cay khi nồng độ trong khí quyển là 1ppm. SO2 là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy các nhiên có chứa lưu huỳnh, ngoài trình tinh chế dầu mỏ, luyện kim, sản xuất và tinh luyện quặng đồng, kẽm, chì, thiếc…. SO2 là chất khí ô nhiễm khá điển hình. Trong điều kiện bình thường với độ ẩm của không khí từ 40- 90% và các thành phần quang hoá khác, SO2 có thể tác dụng với để tạo thành hơi axit sunfuaric (H2SO4). Hơi axit này khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành mù axit và khi hấp thụ thêm hơi nước sẽ tạo thành những giọt axit loãng. Đó chính là nguyên nhân của mưa axit, một trong những thảm hoạ của thời đại công nghiệp. SO2 là khí tương đối nặng với phân tử lượng là 64 nên nó thường chìm xuống mặt đất, ảnh hưởng trực tiếp với vùng thở của con người và xúc vật. Hơn nữa nó lại có khả năng hoà tan cao trong nước nên dễ tác động tới cơ quan hô hấp. Môi trường không khí sẽ bị ô nhiễm về bụi và hơi khí độc phát tán từ các khu vực lưu giữ, chôn lấp, thiêu đốt, hoạt động vận chuyển chất thải. Các loại bụi tro xỉ, bột khoáng dễ theo gió phát tán vào môi trường không khí gây ô nhiễm bụi. Hoạt động thiêu đốt rác thải tạo ra một lượng đáng kể bụi và các loại hơi khí độc như: CO, NO2, SO2, HCl, HF, các loại hơi cacbuahydro và dẫn xuất của halogen, amino... Không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng tới bầu khí quyển gây ra những bất lợi về thiên tai: hạn hán, mưa axit, mưa đá và làm phá hủy tầng ozon, làm giảm tác dụng chắn các tia cực tím. b, Ô nhiễm nguồn nước. Lượng nước thải của mỗi nhà máy trong một ngày rất lớn. Thông thường các loại nước thải đều trực tiếp thải ra môi trường mà không qua bất kỳ một hệ thống sử lý nước thải hoặc có đường ống riêng. Phế liệu khi nhập vào Việt Nam đã có chưa sẵn tạp chất và các chất hóa học bám dính. Khi tái chế các chất này sẽ được và rửa loại bỏ cùng với nước thải. Trong đó có chứa nhiều kim loại nặng: Pb, Mg, Zn, Cu…có tính chất bền và gây tích tụ sinh học; các hợp chất hưu cơ chứa phenol hoặc formaldehyde; các hyđroxit kim loại… Chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng về nhiều phương diện nếu như không được quản lý giám sát chặt chẽ. Chất thải cùng với những tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) có thể từ các quá trình rửa trôi bề mặt, thấm xuyên hoặc thải bỏ trực tiếp. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi về tính chất vật lý, thành phần thuỷ hoá cũng như các đặc tính sinh học của nguồn nước. c, Ô nhiễm tiếng ồn Khu vực cảng nhập khẩu luôn chịu ảnh hưởng của tiếng ồn quá nồng độ cho phép. Thuyền chở phế liệu có dung lượng rất lớn, lại là những thuyền đã sử dụng lâu năm nên hệ thống giảm thanh kém, gây ra tiếng ồn lớn. Phế liệu nhập khẩu để tái chế được sử dụng trong các ngành công nghiệp lại là công nghiệp nặng nên không thể tránh khỏi sự hoạt động của các máy động lực, máy quay hoặc các máy đúc..Khu vực xung quanh nhà máy phát ra tiếng ồn lớn. d, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm con người sẽ phải gánh chịu những tác động xấu. Bụi có thể gây các loại bệnh như: - Bệnh dị ứng, viêm niêm mạc, nổi ban - Bệnh gây ô nhiễm độc do chì,thuỷ ngân, benzen - Bệnh sơ phổi do bụi silic, amiăng Các dẫn xuất halogen hữu cơ, kim loại nặng (Pb, As, Hg, Cd,…) khi đưa vào cơ thể có khả năng tích tụ trong máu, các tổ chức giàu mỡ (não, tuỷ, gan, thận,…) gây tổn thương, tác động đến hệ thần kinh, hệ bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá, cơ quan sinh sản, gien di truyền… Các cation kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr…đều có tác dụng độc hại đối với con người và gây tử vong khi bị nhiễm độc cấp tính. Tác hại lâu dài của một số kim loại nặng đến sức khoẻ con người như sau: Đông (Cu) gây tổn thương đường tiêu hoá, thận, xơ gan. Chì (Pb) tác dụng lên hệ thống tạo máu làm giảm hồng cầu gây bệnh thiếu máu; áp huyết cao; viêm thận; rối loạn chức năng gan và thần kinh. Kẽm (Zn) gây đau bụng, buồn nôn, mạch chậm, đau khớp. Cadimi (Cd) ảnh hưởng xấu tới tuyến nội tiết, ức chế enzim, phá huỷ tuỷ xương, làm giòn xương. Asen (As) gây ung thư; rối loạn tiêu hoá… Không khí ô nhiễm, khi con người hít thở sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh ung thư và các bệnh về thần kinh. Người dân chủ yếu vẫn sử dụng nước sinh hoạt trực tiếp từ nước ngầm mà không hề qua hệ thống xử lý nước. Khi nước bị nhiễm các hóa chất người ăn sẽ bị ngấm vào cơ thể và nguy cơ bị các bệnh về đường ruột, bị sỏi thận là rất lớn. Đó là những tác động có thể dự đoán trước được đối với sức khỏe và cuộc sống con người khi phế liệu nhập khẩu gây ảnh hưởng xấu tới môi trường III. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu III. 1. Quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý và bảo vệ môi trường Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường ngoài Quản lý môi trường là một dạng của quản lý. Đó là sự tác động liên tục, có tổ chức và mục đích của chủ thể quản lý lên cá nhân hay cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành. Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững. Trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH có bốn vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Đó là : phát triển kinh tế, xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật và môi trường sinh thái. Bốn vấn đề này có mối quan hệ biện chứng với nhau và được ví như bốn trụ cột của một ngôi nhà. Bốn trụ cột có vững thì ngôi nhà mới yên. Một trong bốn trụ cột bị lung lay thì ngôi nhà sẽ bị đe dọa. Môi trường tự nhiên có ba chức năng cơ bản: Tạo cho con người những điều kiện không gian sống với phạm vi và chất lượng đầy đủ, cung cấp cho con người các nguồn vật chất, năng lượng và tài nguyên cần thiết để thỏa mãn nhu cầu sống ngày càng cao. Tiếp nhận, chứa và phân hủy những chất thải phát sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường . Phế liệu nhập khẩu không giống như hàng hóa thông thường khác. Khi nhập khẩu phế liệu để dúng làm nguyên liệu sản xuất, chúng tạo ra một lượng chất thải lớn vào môi trường và là nguyên nhân gây ra các hiện tượng ô nhiễm. Vì thế công tác quản lý phải được đặc biệt quan tâm. Hiện nay nhập khẩu rất quan trọng đối với nhu cầu sản xuất trong nước chiếm 70% nguyên liệu cho sản xuất gang thép Mục đích quan trọng của công tác quản lý nhập khẩu phế liệu là hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới môi trường, bảo vệ môi trường trong sạch. Tác dụng to lớn của quản lý nhập khẩu phế liệu là thực hiện tốt các quy trình nhằm đạt được các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước và bảo vệ sức khỏe tốt cho mọi người Đối với môi trường không khí: hoạt động nhập khẩu phế liệu luôn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, các khí thải nhiên liệu, bụi và khối vào không khí. Nếu không có sự quản lý cùng với sự kém hiểu biết và nhận thức của các cá nhân thì môi trường không khí sẽ ngày càng bị hủy hoại. Tại các cơ sở sản xuất các nhà quản lý luôn đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng nồng độ các khí CO,CO2, H2S, NH4, SO2,, NO, NH …và hơi oxit kim loại do các tạp chất như các loại sơ._.n, dầu bám dính vào phế liệu. Mục đích của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí do đó nếu không có các quy định, chế tài của nhà nước về bảo vệ môi trường thì các hành vi xâm hại và hủy hoại môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng( Từ cách thức đơn giản là tuyên truyền, giáo dục cho đến xử phạt vi phạm và nặng nề hơn nữa là tước bỏ giấy phép kinh doanh, buộc nhà máy đóng cửa) tạo cho các chủ thể tham gia nhập khẩu xử dụng phế liệu có ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt các quy định pháp luật. Đối với môi trường nước: đặc biệt quan tâm tới nước thải vệ sinh của các sơ sở sản xuất. Nhiều địa điểm sản xuất không có hệ thống xử lý và thoát nước riêng gây nên hiện tượng ngập, úng, khi thải ra một lượng nước thải lớn hoặc khi mưa. Các cơ quan chủ quản yêu cầu các nhà máy chỉ được nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất khi đã xây dựng được đầy đủ hệ thống lọc, tiêu thoát nước. Nhờ có việc thường xuyên kiểm tra, giám sát thì các chất thải độc hại mới hạn chế thải lẫn trong nước ra môi trường. Đối với các ngành công nghiệp sản xuất hoặc chế tạo gang thép, hàn, đúc các kim loại thường lẫn các hóa chất trong chất thải. Các chất cặn chứa clorobezen, clorophenol, oxít chì sulfat chì, hyđroxit kim loại, chất thải có chứa các monome không hoạt tính như vinylorit monome, styren monome luôn vượt quá nồng độ cho phép. Ô nhiễm nước có tính lan tỏa rộng. Từ hiện tượng ô nhiễm nước thải do một nhà máy gây ra sẽ làm ô nhiễm các đường ống dẫn đổ ra các sông và thậm chí làm ô nhiễm cả vùng biển. Ô nhiễm nước có tính chất đặc biệt nguy hiểm. Nó liên quan tới nhiều vấn đề : nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt và có thể còn thẩm thấu vào các vùng đất nong nghiệp.. Khi nước có lẫn hóa chất như chì, hyđroxit kim loại…làm cho các sinh vật dưới nước : tôm, cua, cá và các thức ăn sinh vật sẽ bị chết hoặc chậm phát triển. Xét về mặt kinh tế, thiệt hại về chi phí, giá thành và lợi nhuận người nuôi trồng, đánh bắt phải gánh chịu làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm thủy sản nói riêng và đến toàn nền kinh tế nói chung. Hiện tượng tôm, cá bị chết hàng loạt xảy ra ở nhiều nơi gây tổn thất nặng nề. Bên cạnh đó thì nước thải có chứa hóa chất độc hại thấm vào các mạch nước ngầm làm ngộ độc, ung thư và các bệnh nguy hiểm khác cho dân cư. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có nhà máy xử lý nước sinh hoạt ở các thành phố lớn còn tại các vùng nông thồn thì nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ các mạch nước ngầm. Cho nên các bênh dịch tả, uốn ván, ung thư.. rất nhiều người mắc phải trong các dịp hè. Đất nông nghiệp: là tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Thu nhập của cả gia đình chỉ trông ngóng vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, năng suất các cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và độ màu mỡ của đất. Các nhà máy, khu công nghiệp thường xử dụng ở vùng nông thôn, gần cánh đồng doa đó chất thải của nhà máy dễ làm nhiễm phèn, nhiễm chua và lẫn các kim loại nặng gây mất mùa thường xuyên. Như vậy, hậu quả của chất thải ô nhiễm không phải những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp gánh chịu mà nó tạo ra hiệu ứng ngoại lai tiêu cực cho các cư dân xung quanh. Quản lý nhập khẩu phế liệu trong đó công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng phế liệu như thế nào và xử lý các chất thải công nghiệp có tầm quan trọng to lớn về cả mặt kinh tế và đời sống xã hội. Hạn chế khẳ năng gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường là góp phần xây dựng một xã hội phát triển theo hướng bền vững tức xã hội mà chú trọng, quan tâm đúng mức tới cả ba vấn đề : kinh tế - xã hội - môi trường. Nếu quản lý môi trường tốt nó sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và ngược lại. Do tình hình khan hiếm nguyên liệu và nhu cầu sử dụng tăng lên không ngừng thì việc nhập khẩu phế liệu là hết sức cần thiết. Vậy thì, quản lý chúng sao cho đảm bảo về mặt môi trường là vấn đề cấp thiết, có tính thời sự hiện nay. III.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội III.2.1 Lợi ích kinh tế Một trong nhiều điểm yếu nhất ở hiện tại và tương lai các ngành công nghiệp nói chung là thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất tại chỗ. Đặc biệt là ngành công nghiệp thép với mức tăng trưởng bình quân 25% năm thì nhu cầu sử dụng nguyên liệu rất lớn. Mặc dụ ngành địa chất, khoáng sản đã phát hiện được hơn 200 điểm quặng sắt trong đó có 91 mỏ và điểm quặng có trữ lượng đáng kể với trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn nhưng khả năng khai thác than hạn chế. Trong khi đó các phế liệu mà chúng ta nhập về giá thành rẻ, tiện cho việc sản xuất. Các phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam dều qua đường thủy nên chi phí vận chuyển không cao như sử dụng các phương tiện khác. Khối lượng phế liệu nhập khẩu về mỗi lần là rất nhiều nên đã tiết kịêm được khá nhiều cước phí. Khi tính chi phí hoặc giá thành sản phẩm ( ví dụ tính giá phối thép ) thì sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các doanh nghiệp không phải sử dụng nguyên liệu từ phế liệu nhập khẩu hoặc các công ty nước ngoài và từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. Đó là mục đích mà tất cả các cơ sở sản xuất đều mong đợi. Các phế liệu khi nhập khẩu vào Việt Nam thường có chứa lẫn một số hóa chất khi sử dụng làm nguyên liệu nếu không được xử lý các chất gây ô nhiễm và độc hại thì sẽ gây ra thiệt hại lớn về môi trường. Các cơ sở sản xuất khi cải tiến về quy trình công nghệ sẽ có ý nghĩa quyết định đến khối lượng và thành phần chất thải công nghiệp tạo ra. Đầu tư vào quy trình công nghệ đòi hỏi phải có vốn lớn nhưng khi đi vào hoạt động thì sẽ không bị thất thoát, hao tốn nguyên vật liệu, chất thải tạo ra ít sẽ giảm được chi phí xử lý. Do vậy, phế liệu sử dụng cho các nhà máy được đầu tư với quy trình thiết bị công nghệ hiện đại là rất lợi về kinh tế. Phế liệu là kim loại và hợp kim được sử dụng cho các công ty cơ khí, các nhà máy sản xuất gang thép, chế tạo thiết bị điện. Kinh tế phát triển song song với ngành công nghiệp xây dựng, nhu cầu về sắt thép và các thiết bị điện tăng nhanh. Nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất. Nếu không nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài sẽ dẫn đến một loạt hậu quả: công nghiệp sản xuất một số ngành bị ngừng hoạt động, nhà máy đóng cửa, các công trình xây dựng bị bỏ dở do không đủ vật liệu…từ đó dẫn đến sự trì trệ, lạc hậu trong phát triển ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Khi nhập khẩu phế liệu không chỉ có bản thân các doanh nghiệp được lợi về kinh tế mà ngân sách nhà nước cũng được bổ sung. Phế liệu nhập khẩu thường xuyên thì thuế suất thu được nhiều làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Nhờ vậy đã làm tăng thêm nguồn thu cho ngân quỹ quốc gia, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và tăng thêm chi tiêu cho Chính phủ III.2.2. Lợi ích xã hội. Phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam muốn là phế liệu có chất lượng tốt thì chúng ta phải có chuyên gia đi kiểm định, khảo sát tận nguồn gốc hàng hóa. Sự trao đổi, thỏa thuận giữa đại diện của bên nhập khẩu với các đối tác tốt sẽ góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ ngoại thương đối với các nước xuất khẩu. Khi hai bên đã có nền móng của mối quan hệ kinh doanh hợp tác thì mọi vấn đề về sau hoặc các vấn đề có liên quan sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Chúng ta thường nhập khẩu phế liệu từ các nước có nguồn nguyên liệu, khoáng sản dồi dào, phong phú. Họ có sự tương đồng với Việt Nam về đặc điểm giàu tài nguyên. Nếu được tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên. Bên cạnh đó thì vấn đề kinh tế và chính trị luôn có sự gắn kết với nhau chặt chẽ. Hai bên có môi quan hệ tốt đẹp về kinh tế cũng sẽ dễ thân thiện, đoàn kết với nhau hơn về chính trị. Đó là điểm quan trọng để chúng ta cần tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế. Xét trong phạm vi quốc gia, nhập khẩu phế liệu như một mắt xích quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề. Hàng hóa được nhập về qua đường biển làm cho ngành vận tải đường biển phát triển, các phương tiện chuyên chở đường bộ, đường sông cũng tấp nập hơn. Từ đó, tổng giá trị sản xuất của ngành Giao thông vận tải tăng lên. Khi có đủ nguyên liệu cho sản xuất các nhà máy cơ khí, công ty chế tạo máy, sản xuất gang thép, công ty nhựa và đúc thủy tinh có thể hoạt động hết công suất. Nhờ vậy, thúc đẩy hàng hóa phát triển manh mẽ. Ngoài ra, công nghiệp phát triển đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động.Thất nghiệp là một vấn nan giải khiến nhiều nhà hoạch định chính sách đau đầu, vắt óc tìm biện pháp giải quyết. Cung cấp việc làm cho người dân luôn là một trong những vấn đề được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích đầu tư. Tựu chung lại, xét theo tình hình thực tế nước ta hiện nay thì nhập khẩu phế liệu là một phương hướng giải quyết tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý phải được đặc biệt quan tâm bởi lẽ nó liên quan tới cả lợi ích kinh tế và lợi ích cho toàn xã hội. Cơ chế quản lý phù hợp là động lực lớn để thúc đẩy xã hội phát triển. Chương II Thực trạng công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian vừa qua I.Các quy định pháp luật đã ban hành để quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhờ những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường. Khi nền văn minh nhân loại phát triển, các đô thị mọc lên, được mở rộng một cách nhanh chóng kéo theo sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp quốc gia. Các chất thải công nghiệp từ các nhà máy, phân xưởng sản xuất sẽ gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và ngày càng trở lên vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng. Việc quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý môi trường. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý công tác này phải đạt được 2 mục tiêu: - Đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. - Ngăn cản các hoạt động đưa chất thải vào Việt Nam. Hiện nay đã có nhiều văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến công tác nhập khẩu phế liệu. I.1.Văn bản của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 1994. Luật Bảo vệ môi trường là văn bản quan trọng trong hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam. Đạo luật này được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước. Khoản 2 Điều 2: "Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt trong quá trình sản xuất hoặc các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác. Điều 6: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều 16: Tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Chính phủ quy định danh mục tiêu chuẩn môi trường, phân cấp ban hành và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn đó. Điều 19: Việc nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, các chế phẩm sinh học hoặc hoá học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật, nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.33 Chính phủ quy định danh mục đối với từng lĩnh vực, từng loại nói tại điều này; Điều 26: Việc đặt các địa điểm tập trung, bĩa chứa, nới xử lý, vận chuyển rác của chất gây ô nhiễm môi trường phải tuân theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và chính quyền địa phương. Đối với nước thải, rác thải có chất chứa độc hại, nguồn gây dịch bệnh, chất dễ cháy, dễ nổ, các chất thải không phân huỷ được phải có biện pháp xử lý trước khi thải. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định danh mục các loại nước thải, rác thải nói ở khoản này và giám sát quá trình xử lý nước thải trước khi thải. Khoản 6 Điều 29: "Nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu chất thải" Điều 37: Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Khoản 1: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Khoản 5: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh. Khoản 8: Đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường, giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường. I.2. Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ I.2.1. Nghị định số 175 - CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Điều 8: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chính thực hiện các quy định của pháp luật về: 1.Đánh giá tác động môi trường, bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường, phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. 2.Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật. 3.Cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi thi hành công vụ, chấp hành quy định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên. 4.Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường, định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về việc bảo vệ môi trường ở địa phương, về hiện trạng môi trường tại nơi hoạt động của mình. Điều 22: Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bao gồm: - Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước. - Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí. - Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn. - Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển - Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ. -Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 28: 1. Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu chất thải có chứa độc tố hay các vi trùng gây bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường. 2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. I.2.2. Nghị định số 26 - CP, ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Điều 1: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về việc bảo vệ môi trường Khoản 1: Mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (dưới đây gọi là vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Điều 11: Vi phạm về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trường hợp tái phạm. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng. 4. Hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này. Buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất chất thải, bồi thường thiệt hại và chấm dứt vi phạm. I.2.3. Chỉ thị số 199 - TTg ngày 03-4-1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương có chức năng quản lý liên quan đối với chất thải cần kiểm điểm trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo về quản lý và đề ra các chương trình, các biện pháp thiết thực đối với công tác quản lý chất thải, giữ gìn môi trường trong sạch. Cần chú ý tới công tác quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải. - Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương. - áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu huỷ chất thải phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra. I.2.4. Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời ký 2001-2005 Điều 9: Về quản lý phế liệu, phế thải Giao Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ phế liệu hiện hành quy định và công bố danh mục phế liệu, phế thải cấm nhập khẩu. điều kiện và tiêu chuẩn các loại phế liệu, phế thải sử dụng làm nguên liệu cho sản xuất trong nước được phép nhập khẩu để làm cơ sở cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. I.2.5. Quyết định số 134/2001/QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phế thải ngành Thép tới năm 2010. Điều 1: Khoản d: Về phế thải nguồn nguyên liệu Trong kế hoạch 5 năm từ 2001-2005 tập trung nghiên cứu để có kết luận chắc chắn và khoa học vệ trữ lượng thương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong nước, trọng tâm là 2 mỏ quặng sắt Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắt nhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thời tìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điện đạt hiệu quả. I.2.6. Nghị định 91/2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ tài nguyên và môi trường. Theo nghị định nà thì chức năng quản lý môi trường đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường . I.3. Văn bản liên tịch Thông tư liên bộ số 2880/KCM - TM ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường - Bộ thương mại quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu. Chương I: Những quy định chung 1. Chỉ nhập khẩu một số phế liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho các yêu cầu bức xúc của sản xuất: không nhập phế liệu để mua đi bán lại hoặc sử dụng cho các mục tiêu khác. Nghiêm cấm mọi hình thức nhập khẩu chất thải vào Việt Nam núp dưới danh nghĩa "nhập phế liệu". 2.Tạp chất là những chất không cùng tính năng của phế liệu mà có lẫn trong phế liệu. Tỉ lệ tạp chất không quá 3%. Tạp chất không được chứa các chất cấm nhập. Trong trường hợp tạp chất lẫn trong phế liệu thì các chất thuộc diện khi nhập khẩu phải xin phép về môi trường, khi nhập phải làm các thủ tục xin phép về môi trường. Mẫu đơn xin phép nhập khẩu phế liệu (Tổ chức/ pháp nhân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam xin nhập) Độc lập- Tự do- Hạnh phúc (Địa danh), ngày… tháng… năm … Đơn xin cấp phép về môi trường Về việc nhập khẩu phế liệu Kính gửi: Cục trưởng cục môi trường Bộ Khoa học công nghệ và môi trường Chúng tôi là: Địa chỉ Số điện thoại: ……………Fax:…………………………… Xin nhập phế liệu: Cho mục đích:………………………………………………… Số lượng:…………………………………………………… Dự kiến thời gian nhập:………………………………………… Vào cửa khẩu:…………………………………………… Chúng tôi xin gửi đến quý Cục Môi trường những văn bản, hồ sơ và mẫu vật sau: 1- Công văn xác nhận của Bộ/ủy ban nhân dân……………… 2- Các mẫu vật của phế liệu nhập, bao gồm: Mẫu 1 về………………………..trọng lượng Mẫu 2 về………………………..trọng lượng Mẫu 3 về………………………..trọng lượng …………………. 3- Kết quả phân tích thành phần chất lượng của mẫu vật 1, 2, 3…..) do………………………………………………………………………………. Thuộc Bộ/ Tỉnh………………………….phân tích. 4- Chứng chỉ về chất lượng và môi trường của phế liệu nhập (thành phần vật chất, hóa học, tỷ lệ tạp chất…………………………………………….) do…………………………….thuộc nước…………………..cấp Chúng tôi xin bảo đảm độ tin cậy và tính pháp lý của các văn bản, hồ sơ, mẫu vật đi kèm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam về độ tin cậy và tính pháp lý của các văn bản, hồ sơ và mẫu vật đó. Sau khi được nhập, chúng tôi xin bảo đảm đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và đưa vào sản xuất; không dùng sai mục đích và quá số lượng nhập. Nếu có gì sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chúng tôi làm đơn này đề nghị Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét cấp phép về môi trường để chúng tôi hoàn thiện thủ tục việc xin nhập số hàng kể trên. ý kiến của Giám đốc Cơ quan chủ quản (Ký tên và đóng dấu) I.4. Các văn bản của Bộ KHCNMT I.4.1. Quyết định số 10/2001/QĐ - BKHCNMT ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành tạm thời danh mục các loại phế liệu đã được xử lý thành nguyên liệu được phép nhập khẩu. I.4.2. Quyết định số 65/2001/QĐ - BKHCNMT ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu. Điều 2: Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để đảm bảo: Phế liệu nhập khẩu không chứa hoá chất độc, chất phóng xạ, chất dễ cháy, dễ nổ, hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật có nguy co gây dịch bệnh, chất thải y tế và các loại hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng khôg gây ô nhiễm môi trường. Phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để làm nguyên liệu cho sản xuất Điều 3: Cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phải chịu trách nhiệm không để phế liệu gây ra ô nhiễm môi trường, phải xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn quy định. Điều 4: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương chịu trách nhiệm : 1. Phối hợp giám sát viẹc nhập khẩu phế liệu khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan. 2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát để các phế liệu nhập khẩu được sử dụng đúng mục đích và phù hợp với các quy định của pháp luật. Danh mục các loại phế liệu đã đươc xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. 1.Các dạng đầu mẩu, đầu tấm, mảnh vụn bằng kim loại hoặc hợp kim còn lại sau khi gia cong, chưa qua sử dụng. 2. Thé p đường ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép tròn, thép hình, thép ống, dây và lưới thép các loại đã qua sử dụng. 3. Gang, thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây đựng dã qua sử dụng như: cầu, tháp, nhà, xưởng. 4. Gang, thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các phương tiện vận tải, máy móc và các đồ vật bằng gang, thép khác đã qua sử dụng. 5. Đồng, hợp kim đồng ở dạng tấm, mảnh, thành, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. 6. Nhôm, hợp kim nhôm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. 7. Kẽm, hợp kim kẽm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. 8.Niken, hợp kim niken ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. 9. Dây điện, cáp điện bằng đồng hoặc nhôm đã qua sử dụng, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác. 10. Dây điện từ đã qua sử dụng (dây đồng có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy). 11. Phế liệu giấy, phế liệu các tông. 12. Các dạng mảnh vụ, đầu mẩu, đầu tấm, sợi bằng nhựa còn lại sau quá trình sản xuất, chưa qua sử dụng. I.4.3. Quyết định số 03/2004/QĐ - BTNMT ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Điều 5: Các loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: 1. Nhóm kim loại và hợp kim 2. Nhóm giấy và các tông 3. Nhóm thuỷ tinh a. Nguyên liệu thứ phẩm b, Nguyên liệu vụn c, Vật liệu tận dụng: các loại thuỷ tinh thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng. 4. Nhóm nhựa Điều 6: Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu phế liệu trước khi nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện sau đây: 1. Không lẫn những vật liệu, sản phẩm, hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 2. Không chứa các tạp chất nguy hại 3. Không lẫn chất thải, trừ tạp chát không nguy hại còn bám dính hoặc bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Điều 7: Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu Chỉ những tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: 1. Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môi trường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu. 2. Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu Điều 8: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm: 1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2. Chỉ nhập khẩu phế liệu phù hợp với chủng loại nguyên liệu sản xuất của cơ sở mình. 3. Trong thời hạn ít nhất là 5 ngày làm việc trước khi tiến hành bốc dỡ, vận chuyển phế liệu nhập khẩu từ cửa khẩu về kho, bãi tập kết phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương có cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về: Chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu nhập khẩu, địa điểm cửa khẩu nhập phế liệu, tuyến vận chuyển phế liệu, địa điểm kho, bãi tập kết phế liệu, địa điểm đưa phế liệu vào sản xuất. 4. Tổ chức việc xử lý tạp chất sau khi loại ra khỏi phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, không được cho, bán tạp chất đó. Các quy định pháp luật đã ban hành có liên quan tới công tác quản lý nhập khẩu phế liệu đã có tương đối đầy đủ. Tuy vậy, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường chưa thực sự trở thành sự nghiệp chung của các đơn vị có liên quan cũng như của toàn dân. Các tổ chức doanh nghiệp có tham gia nhập khẩu và sử dụng phế liệu dường như còn thờ ơ với các chính sách ban hành. Thậm chí, họ lợi dụng những quy định không nghiêm ngặt để cố tình vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các văn bản hướng dẫn cho các ngành, các địa phương không ít nhưng chưa trở thành điều bắt buộc các doanh nghiệp và người dân phải thực hiện. II. Đánh giá tác động của nhập khẩu phế liệu tới môi trường II.1. Hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong những năm qua II.1.1. Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu vào Việt Nam những năm qua. Nguồn nguyên liệu là mối quan tâm lớn khi nghiên cứu xây dựng mới nhà máy, khu công nghiệp. Bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước rất hạn chế và khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất còn khiêm tốn. Chúng ta chưa có đầy đủ máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc thăm dò, khai thác và sử dụng các mỏ tài nguyên khoáng sản. Hơn nữa, giá thành của các nguyên liệu lại cao hơn nhập khẩu. Hàng thập kỷ nay chúng ta đã nhập khẩu phế liệu của nhiều nước, chủ yếu phế liệu là nhóm kim loại và hợp kim trong đó sắt, thép chiếm tỉ trọng lớn. Phế liệu nhập khẩu là nguồn nguyên liệu chủ yếu và lâu dài cho các ngành công nghiệp sản xuất. Phần nhiều đó là máy móc thiết bị, nhà xưởng lỗi thời và các phương tiện vận tải đã hết niên hạn sử dụng. Thép phế liệu nhập khẩu từ nguồn này có chất lượng cao vì lẫn ít tạp chất, khối lượng riêng của đồng lớn, chi phí chuẩn bị liệu thấp, làm giảm nhiều thời gian nấu luyện và chi phí sản xuất. Thống kê số liệu cho phép nhập khẩu phế liệu 1997- 2000 Năm 1997: đã cấp 15 giấy phép nhập khẩu phế liệu, gồm: + 26.000 tấn kim loại + 8.000 tấn nhựa các loại + 8.000 tấn giấy và bìa các tông + 300 tấn da vụn tóc Năm 1998: đã cấp12 giấy phép nhập khẩu phế liệu, gồm: + 4.000 tấn kim loại + 3.000 tấn nhựa các loại + 3.000 tấn giấy và bìa các tông Năm 1999: đã cấp 25 giấy phép nhập khẩu phế liệu, gồm: + 9843 tấn kim loại + 10.720 tấn nhựa các loại + 54.800 tấn giấy và bìa các tông + 3.000 tấn dây điện đã qua sử dụng + 4.000 tấn vải vụn Năm 2000: đã cấp 5 giấy phép nhập khẩu phế liệu, gồm: + 10.000 tấn nhựa các loại + 16.000 tấn giấy và bìa các tông Như vậy, phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn là kim loại, tiếp theo đó là phế liệu giấy. Phế liệu hiện nay được nhập khẩu từ Cộng hoà liên bang Nga, Ukraine, Nhật Bản,trong đó thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 50%, Nga 30%, các nước khác 20%. Cộng hoà liên bang Nga, Ukraine đều là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Hơn nữa, ngành công nghiệp nặng của Nga phát triển từ rất sớm, máy móc thiết bị đã có từ lâu. Các phế liệu từ ngành công nghiệp nặng nhiều, đó là nguồn hàng lớn và lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên, quãng đường chuyên trở từ nước Nga về Việt Nam là quá dài, chi phí vận chuyển lớn. Trong khi đó công nghệ Nhật Bản có bước phát triển thần kì, họ luôn luôn phát minh, sáng tạo ra nhiều máy móc thiết bị mới, nên các thiết bị cũ kĩ lạc hậu họ bỏ đi và tháo dỡ bỏ đem bán cho Việt Nam như một dạng phế liệu. Nhật Bản và Việt Nam cùng thuộc một châu lục nên hàng hóa được nhập từ Nhật Bản sẽ giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Công ty KAWASHAKI Nhật Bản là doanh nghiệp kinh doanh thép phế liệu lớn với các doanh nghiệp Việt Nam từ 1,2 triệu tấn thép phế liệu đã được chọn lọc và trên._.ứa rác, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra cần có sự phối hợp với địa phương quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu. Cơ quan chính quyền có biện pháp kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Để quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau mà đứng đầu là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi đơn vị hãy có những biện pháp thiết thực để hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình II.2. Thành lập mạng lưới kiểm tra và xử lý ô nhiễm rộng khắp Hiện nay đã có phòng thanh tra môi trường thuộc trực thuộc Cục Bảo vệ môi trường có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về môi trường. Tuy nhiên hoạt động thanh tra còn hạn chế, thông thường xuyên tổ chức thanh tra. Vì thế nhiều cơ sở gây ô nhiễm dù tìm biện pháp đối phó mỗi khi được thông báo trước là có thanh tra môi trường. Để mang tính khách quan và tính xác thực, phòng thanh tra môi trường nên phối hợp với phòng thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương tiến hành kiểm tra định kỳ theo mức độ nghiêm trọng có thể là 2-6 tháng một lần. Tại các khu vực tập trung nhiều nhà máy, cụm công nghiệp nên đặt hệ thống quan trắc môi trường để lấy kết quả, phân tích môi trường, kịp thời có biện pháp khắc phục xử lý sự cố xảy ra. Hệ thống quan trắc của chúng ta hiện nay còn nghèo nàn, thiếu thốn về trang thiết bị, khó khăn về vốn đầu tư, lạc hậu về công nghệ kỹ thuật Việc kiểm tra chất lượng phế liệu, tỉ lệ tạp chất lẫn trong phế liệu, khó xác định được chính xác. Do vậy, để đối chiếu với quy định về xem phế liệu nhập khẩu có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hay không còn gây nhiều tranh cãi. Nhà nước nên dành nguồn vốn ngân sách cho hệ thống quan trắc và các trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ môi trường. Tỉ lệ đầu tư cho môi trường hiện nay mới chiếm 0,1% GDP phấn đấu nâng mức đầu tư lên khoảng 1% bằng với các nước trong khối ASEAN Theo quy định về việc xuất, nhập khẩu chất thải của luật bảo vệ môi trường thì chất thải nói chung không được phép nhập khẩu trong khi danh giới giữa giữa phế liệu và chất thải chưa rõ ràng. Do vậy để đảm bảo phế liệu chưa biến thành chất thải và rất cần làm nguyên liệu sản xuất, chúng ta phải có sự đánh giá tác động môi trường. Đánh giá tác động đến môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường Đánh giá tác động môi trường sẽ cung cấp thông tin và tài liệu để các cấp ra quyết định cân nhắc toàn bộ các tác động tiêu cực về môi trường có thể xảy ra trước khi ra bất kỳ một quyết định nào. Dựa trên những căn cứ đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Có thể cho phép nhập khẩu nhiều loại phế liệu khi nhu cầu sử dụng lớn và phế liệu không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngược lại, Bộ sẽ có quyết định hạn chế nhập khẩu thậm chí là cấm nhập toàn bộ phế liệu bởi vì nó gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho phép của Việt Nam. Hơn nữa đánh giá tác động môi trường tạo cho công chúng nói riêng và trước hết là sở tại ở những nơi dự án diễn ra để đạt nguyện vọng, quyền lợi của mình trước những tác động xấu vào môi trường. Nhiều khi người dân phải gánh chịu ô nhiễm về khí thải, nước thải xung quanh các khu công nghiệp. Nhờ vậy, thực trạng tác động tới môi trường của nhà máy sử dụng phế liệu nhập khẩu sẽ được nhìn nhận chu đáo hơn Một thực tế mà chúng ta phải đối diện đó là phế liệu nhập khẩu sau khi tái chế, tái sản xuất tạo ra rất nhiều chất thải. Tro, xỉ, cặn và các chất thải rắn là những phế thải chủ yếu. Vấn đề đặt ra là cần phải có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả từ các nhà máy xí nghiệp để kiểm tra giám sát các hoạt động sẽ phát thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra cho môi trường xung quanh, nhất là tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người, để duy trì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững cho quốc gia. Một số giải pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải không nguy hiểm cần được áp dụng thực hiện - Sau khi xác định chất thải là không độc hại thì xác định phương pháp xử lý là đốt, chôn lấp hay xử lý hoá học. Mỗi phương pháp phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người công nhân xử lý và không gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng xung quanh - Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng quy hoạch quản lý chất thải và bãi thải hợp vệ sinh cho thành phố, thị xã, thị trấn thuộc phạm vi quản lý - Các cơ sở xử lý chất thải cũng như các cơ sở tiêu huỷ chất thải phải được thiết kế, xây dựng và vận hành sao cho tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các tiêu chuẩn môi trường cũng như có giấy phép hành nghề. Biện pháp xử lý chất thải nguy hiểm và độc hại cần được chuẩn bị kỹ lưỡng - Đơn vị xử lý phải chuẩn bị kế hoạch xử lý bao gồm cả phân tích tác động môi trường và quan trắc môi trường - Xác định phương pháp xử lý và hiệu suất tối thiểu cho từng loại chất thải - Phải có biện pháp chôn lấp hợp lý và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường các chất còn lại của quá trình xử lý. -Đơn vị xử lý có trách nhiệm xử lý hoá-lý các chất thảI lỏng, khí và rắn phải đảm bảo kiểm soát ô nhiễm môi trường nước không khí và đất - Xử lý chất thải = phương pháp chôn lấp phải đảm bảo các yêu cầu vị trí, cách thức và các yêu cầu khác nhau tuỳ theo đặc tính của chất thải - Căn cứ đặc tính chất thải, xác định thời hạn quan trắc cần thiết khu vực chôn lấp, xử lý chất thải Các khí thải : CO, NO2, SO2, H2S… là các khí thải thường có khi nấu chảy các kim loại, hợp kim hoặc các khí NH3, NH4 tạo ra khi táI chế nhựa, thuỷ tinh, nghiền giấy phế liệu. Tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng khu vực gần nhà máy mà nó có sự lan toả và làm ô nhiễm bầu không khí của cả cộng đồng Các cơ sở công nghiệp thải ra không khí các chất gây ô nhiễm môi trường yêu cầu phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí. Các thiết bị dùng nguyên liệu đốt cháy phải hoạt động với hiệu suất cao nhất. Chỉ có các loại nguyên liệu chất đốt chứa lượng sulphur không quá 2% được phép sử dụng Các dòng thải ra không khí phải đạt tiêu chuẩn dành riêng cho các loại nguồn thải khí, khói và bụi Để các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định và tiêu chuẩn chất lượng môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường nên có sự kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho các doanh nghiệp sử dụng phế liệu nhập khẩu. Nếu các doanh nghiệp không chấp hành đúng pháp luật, gây ô nhiễm môi trường sẽ tịch thu giấy chứng nhận này. Chính vì các cơ sở khi thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường họ sẽ chịu thêm khoản chi phí nên họ không có ý thức tự giác trong việc ngăn ngừa ô nhiễm. Biện pháp kiểm tra, thanh tra cũng là một trong những biện pháp cưỡng chế để họ thi hành đúng quy định II.3. Phối hợp, liên kết giữa các cơ quan có cùng thẩm quyền chức năng và nhiệm vụ Như chương I đã đề cập, quản lý nhập khẩu phế liệu thực hiện qua 3 khâu: quản lý tại cảng nhập, quản lý việc lưu giữ, vận dụng và việc quản lý sử dụng phế liệu, xử lý chất thải. Có nhiều cơ quan cùng phối hợp tham gia quản lý Trước khi ra quyết định, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp thảo luận với các Bộ (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải), Tổng Công ty Thép và Tổng Cục Hải quan. Khi dự thảo một vấn đề cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ lấy ý kiến của đại diện các cơ quan tham gia. Như vậy chính sách đưa ra sẽ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt: ngân sách tài chính, về giao thông vận chuyển, về thủ tục hải quan và nhu cầu sử dụng phế liệu trong nước. Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo soạn thảo các quyết định mới. Để đề ra được quyết định về quản lý nhập khẩu phế liệu, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường tiến hành dự thảo 4 lần - Dự thảo lần 1: Trên cơ sở các căn cứ pháp luật, các vấn đề nảy sinh trong quản lý và nhu cầu thực tế về sử dụng phế liệu trong nước - Dự thảo lần 2: Trên cơ sở tổ chức, lấy ý kiến từ các cơ quan đơn vị có liên quan, tổ chức hội thảo - Dự thảo lần 3: Trên cơ sở khảo sát về tình hình nhập khẩu tại Indonesia và Malaysia, thảo luận với Tổng Công ty Thép Việt Nam - Dự thảo lần 4: Sau khi thảo luận với đại diện của Tổng công ty Thép Việt Nam, Bộ Công nghiệp, Tổng Cục Hải quan và các buổi thảo luận với Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thống nhất quan điểm và phương pháp quản lý nhập khẩu phế liệu, từng đơn vị chức năng có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Cục Hải quan sẽ nhận được quy định về thủ tục nhập khẩu phế liệu và thực hiện đúng luật thủ tục nhập cảnh. Cục Hải quan khi có khó khăn , vướng mắc có thể yêu cầu sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh. Trong khẩu kiểm tra chất lượng, thành phần hoá học, tạp chất trong phế liệu, cán bộ Hải quan có thể đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường để người có chuyên môn xuống giám định và thanh tra. Cơ quan Hải quan khó có được kết quả chuẩn xác vì không có thiết bị kiểm tra chuyên ngành Chính sách nhập khẩu nên có những quy định mở, bởi lẽ nếu mọi điều quy định phải được thực hiện nghiêm túc, đúng văn bản thì chính sách đó trở nên cứng nhắc, kém linh hoạt. Nền kinh tế thị trường luôn biến động không ngừng cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế và khoa học kỹ thuật. Hơn nữa vấn đề phế liệu nhập khẩu liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế nên chủ trương đường lối phải tính đến cả yếu tố thị trường. Khi phế liệu nhập khẩu nằm ngoài danh mục được phép nhập khẩu, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét các vấn đề có liên quan. Sau khi kiểm tra các yêu cầu đáp ứng bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản chấp nhận về việc nhập phế liệu để đưa vào sản xuất tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quyết định đồng ý cho nhập khẩu hay không. Tại các địa phương nơi diễn ra các hoạt động sử dụng phế liệu để sản xuất, Uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân xã, huyện, tỉnh cũng có chức năng đôn đốc thực hiện và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường thì đa dạng, phức tạp chỉ riêng có Bộ, Sở, Cục thì khó có thể kiểm soát chặt chẽ được. Do vậy bất kỳ một cá nhân nào nếu phát hiện ra hoạt động gây ô nhiễm môi trường có thể trình báo với Sở Tài guyên và Môi trường ở địa phương để cơ quan chức năng sẽ có hướng giải quyết. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề trở nên cấp bách hiện nay không chỉ ở riêng mỗi quốc gia mà cần có sự liên kết toàn cầu. Chúng ta cần hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, xử lý, áp dụng công nghệ mới hoặc thu hút vốn đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường Chúng ta nên có các cuộc hội thảo với Nga, Thụy ĐIển, Malaysia… đặc biệt là các nước xuất khẩu phế liệu: Nhật Bản, Ucraina…Quan hệ mở rộng sẽ đem lại cả lợi ích kinh tế và các vấn đề môi trường. Họ có thể sẽ xuất khẩu cho chúng ta những phế liệu có chất lượng tốt, lẫn ít tạp chất hay họ cung cấp cho chúng ta những thiết bị xử lý chất thải tiên tiến Kinh nghiệm của các nước cho thấy, càng liên kết phối hợp tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị thì công tác bảo vệ môi trường càng có xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực. Và chúng ta đồng thời đạt được nhiều mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường theo xu hướng phát triển bền vững III. Nâng cao nhận thức cộng đồng III.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Mục đích của đề tài là tăng cường công tác quản lý phế liệu nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy đào tạo cán bộ quản lý giỏi là phương hướng trực tiếp để nâng cao chất lượng quản lý. Nghiệp vụ quản lý môi trường của các cán bộ chưa mang tính chuyên môn, kỹ năng quản lý, giám sát chưa thành thạo. Để công tác quản lý được tốt hơn, Bộ chủ quản nên mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về quản lý nhập khẩu nói chung và quản lý nhập khẩu phế liệu nói riêng. Một các bộ quản lý phải có kiến thức về luật pháp, quy định, chính sách hiện hành có liên quan đến phế liệu. Các vấn đề về môi trường: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường phải thường xuyên phổ biến, giáo dục cho mỗi người. Đề cao vai trò và tầm quan trọng của các cán bộ quản lý. Mỗi quyết định của họ có thể ảnh hưởng lớn tới môi trường. Quyết định đúng đắn, phù hợp sẽ đạt được hiệu quả về kinh tế đồng thời giữ gìn được môi trường trong sạch. Ngược lại, sự thiếu trách nhiệm trong công việc, coi thường luật pháp sẽ ảnh hưởng tới môi trường và do đó ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống con người. Cán bộ quản lý thuộc các cơ quan lãnh đạo: Bộ Tài nguyên và Môi trường( trong đó có Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Vụ pháp chế…), Cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Hải quan. Mỗi đơn vị được phân công chức năng nhiệm vụ khác nhau. Dựa theo đó để có phương hướng đào tạo cho phù hợp, hữu ích. ở Việt Nam số cán bộ quản lý môi trường/ 1 triệu dân còn ít.ở một số nước Asean tỷ lệ này là 70 người/ 1 triệu dân.Phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường lên 30 người/ 1 triệu dân.Số lớp đào tạo nghiệp vụ phải được mở rộng trên khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt đối với các bộ quản lý phế liệu ngoài những hiểu biết chuyên môn họ còn phải được đào tạo về phương pháp và kỹ năng khắc phục ô nhiễm môi trường. Tại sao ở nước ta lại xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng? Các cá nhân không tự có ý thức bảo vệ môi trường chung cho tất cả mọi người.Trong khi đó công tác kiểm tra giám sát của chúng ta hết sức ít ỏi. Hệ thống quản lý thiếu thốn cả về nhân lực và thiết bị kỹ thuật. Nếu chúng ta có thể bổ sung thêm đội ngũ cán bộ thanh tra và tăng cường các đợt kiểm tra thì bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất không chỉ còn mang tính đối phó mà nó sẽ thành ý thức tự giác và việc làm đương nhiên của mỗi dự án. III.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia hoạt động nhập khẩu và của toàn dân. III.2.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu. Những tác động của phế liệu tới môi trường mọi người tham gia mua bán và sử dụng phế liệu phải có nghĩa vụ quan tâm và hiểu biết. Khi làm một việc nào đó chủ thể hành động phải có sự tìm hiểu và nắm bắt sự việc. Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt trở nên quan trọng bởi lẽ môi trường đã bị suy thoái nặng nề và khả năng tự phục hồi là rất hạn chế. Trong các dự án đầu tư đã bắt buộc phải có văn bản xác nhận về đánh giá tác động môi trường, nếu thỏa mãn yêu cầu cho phép thì dự án mới được phép hoạt động. Thậm chí để hạn chế ảnh hưởng của các phế liệu nhập khẩu tới môi trường những chủ doanh nghiệp nên được mời đi tham dự các buổi hội thảo hoặc các buổi thí nghiệm về tác động của các hóa chất tới môi trường sinh thái và đời sống con người. Mặt khác nên có sự phổ biến về thiệt hại khi các chủ doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường: nộp phạt vi phạm hành chính, nộp thuế và phí…Hơn nữa, trong chủ trương đường lối cũng có dự thảo sẽ nâng mức xử phạt vi phạm hành chính và phí gây ô nhiễm môi trường, khi đó những cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả xấu cho môi trường sẽ càng chịu nhiều chi phí. Để mọi người có ý thức hơn của người lãnh đạo hãy đưa ra những hậu quả cụ thể về vật chất và tinh thần do kết quả sản xuất công nghiệp mà họ đã gây ra. Đó vừa là trách nhiệm về việc làm của mình cũng vừa thể hiện tấm lòng tương thân tương ái. Hãy sống và làm việc sao cho lợi ích của cá nhân không làm ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh và cả cộng đồng. III.2.2. Tuyên truyền cổ động hiểu biết và trách nhiệm của toàn dân. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, mang tính xã hội rộng lớn, đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ dân trí. Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân và cộng đồng ngày một nâng cao.Thực tế thấy rằng ở các quốc gia, các vùng, các địa phương khác nhau có những nhận thức khác nhau về môi trường và tầm quan trọng của nó.Cho nên, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Môi trường là ngôi nhà chung của nhân loại, là tài sản vô giá của con người. Để bảo vệ môi trường tốt hơn, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống toàn diện của con người hướng tới một xã hội bền vững, cần phải tiến hành giáo dục thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng ở khắp mọi nơi, mọi lúc về môi trường và bảo vệ môi trường. Chính sách giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, cần tập trung vào những hướng chinh sau: - Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường là môn khoa học bắt buộc đưa vào trong cơ cấu chương trình của môn học bậc phổ thông từ mẫu giáo đến hết cấp trung học. ở bậc đại học, tùy theo đặc trưng của ngành học, mà xây dựng nội dung chương trình môn học cho phù hợp, nhưng về cơ bản, có hai dạng chính là: giáo dục môi trường cho giai đoạn đại cương và giáo dục đào tạo môi trường chuyên ngành - Đối với quảng đại quần chúng cần có những chương trình chuyên sâu, rộng, liên tục thông qua các chương trình, họat động bổ ích, thiết thực, tránh hình thức. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình, hoạt động này phải được hỗ trợ đắc lực của pháp luật, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Nếu chương trình hoạt động tuyên truyền, giáo dục công chúng này có kết quả sẽ đạt được mục tiêu kép: một là, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, từ đó có thể tiết kiệm được những chi phí cho việc vô cùng tốn kém cho việc giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường; hai là, khi bảo vệ môi trường đã trở thành ý thức của nhân dân có thể tạo ra được áp lực xã hội ngày càng mạnh mẽ và sắc bén để bảo vệ môi trường, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Truyền thông môi trường là một trong những công cụ có tác động lớn có khả năng làm thay đổi thái độ hành vi của con người từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản cho đến phức tạp nhất, và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại chúng. Trong bối cảnh quốc gia nói chung và các tỉnh thành phố nói riêng tại Việt Nam hiện nay khi mà công cụ kinh tế môi trường, công cụ kỹ thuật công nghệ môi trường… đang tìm cách để thâm nhập vào đời sống xã hội một cách không dễ dàng thì truyền thông môi trường cần phải được khai thác và sử dụng tối đa hiệu quả và lợi thế của nó, ngay trước mắt cũng như thường xuyên lâu dài để mọi nguồn lực trong cộng đồng cùng tham gia . Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Do đó, truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho nhóm người trong cộng đồng xã hội. Hiểu được ý nghĩa và vai trò của truyền thông, các cán bộ có trách nhiệm nên có kế hoạch hành động càng nhanh càng tốt. Khi khuyến khích mọi người cùng tham gia nên nói rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Bảo vệ môi trường không những mang lại môi trường sống trong lành của riêng ai mà đem đến cuộc sống tốt lành hơn cho tất cả mọi người. Kết luận. Phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá là một hướng đi đúng đắn và có khả năng làm thay đổi diện mạo của đất nước một cách nhanh chóng, dần dần đưa nước ta lên ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tỷ lệ ngành công nghiệp chiếm trong GDP nằm 1990 là 22,7%, năm 2000 là 36,7% và năm 2002 là 38,5%. Có thể nói ngành công nghiệp ngày càng phát triển cả về qui mô và chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn là một trong những vấn đề nan giải của toàn ngành, trong đó đáng kể đến là các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện gang thép, sản xuất giấy, nhựa… Nhập khẩu phế liệu giải quyết được tồn đọng về khan hiếm nguyên nhưng lại nảy sinh một vấn đề khá phức tạp: ô nhiễm môi trường. Núp dưới danh nghĩa là nhập khẩu phế liệu, nhiều công ty đã nhập khẩu về chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt, vi phạm những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường. Phế liệu sử dụng để sản xuất là các kim loại mỏng, đường kính nhỏ và gỉ nên có hiệu suất thu hồi nấu luyện thấp. Trong các lô hàng nhập về tỷ lệ hàng hoá tương đối không đồng chất lớn, có lẫn nhiều tạp chất và nhiều thành phi kim loại khác. Những loại phế liệu này khi nhập khẩu vào Việt Nam đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn kém. Theo khảo sơ bộ cho thấy nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nặng tới nước mặt và nước ngầm. Có đến 90% doanh nghiệp được khảo sát không đạt tiêu chuẩn chất lượng xả thải ra môi trường. Riêng ở TP. HCM, trong số gần 29.000 cơ sở sản xuất, có đến 1.000 cơ sở thuộc diện gây nhiễm nặng, cần di chuyển gấp. Do vậy, vấn đề khắc phục và hướng giải quyết ô nhiễm môi trường do phế liệu gây ra trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. ở nước ta công cụ quản lý môi trường mới được áp dụng rất ít. Nhiều quy định pháp luật ban hành nhưng khả năng thực hiện thì không cao, nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm pháp luật. Nhìn chung các khâu quản lý nhập khẩu phế liệu ở nước ta còn gây ra nhiều hậu quả. Các doanh nghiệp thường lợi dụng hoặc kê khai hàng hoá nhập về không đúng với thực tế. Thực tế danh giới giữa phế liệu cho phép nhập khẩu và chất thải cấm nhập chưa rõ ràng, và để xác định được đâu là phế liệu và đâu là chất thải cần qua các khâu kiểm định rất phức tạp. Mà khi phế liệu để quá giới hạn thời gian cho phép nó sẽ bị biến thành chất thải. Đó là một khó khăn lớn đối với các nhà quản lý. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu để ban hành được thành văn bản hướng dẫn cụ thể để các ban ngành có chức năng áp dụng quản lý. Quyết định số 03 ngày 02 tháng 4 năm 2004 mới được ban hành nhằm tháo gỡ những vướng mắc tạm thời trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế đang được nghiên cứu triển khai để áp dụng cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Dựa trên những kiến thức đã học, những tài liệu đã nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và cán bộ trong Cục đã hướng dẫn em có nêu lên những vấn đề về thực trạng và giải pháp cho quản lý nhập khẩu với mong muốn góp phần phát triển kinh tế đất nước gắn với vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng có ý nghĩa và thiết thực hợn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa và các chú trong cục đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập! Danh mục tài liệu tham khảo. Sách tham khảo. 1. GS. Lê Thục Cán, GVC Nguyễn Duy Hồng, TS. Hoàng Xuân Cơ- Kinh tế môi trường- NXB Thống kê Hà Nội 10/2001 2. Chủ biên PGS. TS. Phạm Văn Vận Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội 3. Janis D. Bernstain- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải. Các công cụ pháp lý và kinh tế. 4. Báo cáo ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2020 – Cục môi trường 1998. 5. Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Doãn Thị Liễu- Nghiên cứu các quy định pháp luật về môi trường trong tiến trình hội nhập với các tổ chức quốc tế. NXB Lao động 2004. 6. Chủ biên PGS. TS. Lê Vân Trình. Chất thải trong quá trình sản xuất và vấn đề bảo vệ môi trường. NXB Lao động 2004. 7. Luật Bảo vệ môi trường. 8. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh- áp dụng các môi trường kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Gắn kết vấn đề môi trường vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Gắn kết vấn đề môi trường vào lập kế hoạch phát triển vùng và tỉnh ở Việt Nam. 11. Các bước kiểm soát ô nhiễm môi trường- Cục môi trường. 12. Phạm Ngọc Đăng. Quản lý môi trường đô thị và Khu công nghiệp. NXB Xây dựng Hà Nội 2000. Tạp chí tham khảo. Tạp chí Bảo vệ môi trường số tháng 12/2002, 9/2003, 11/2003, 2/2004 Tạp chí Thanh tra số 9,12/2002; 12/2003. Nhận xét của đơn vị thực tập Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Khoa Kế hoạch và phát triển. Sinh viên Lê Thị Lan Lớp Kế hoach 42A- Khoa Kế hoạch và phát triển- Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã thực tập tại Cục Bảo vệ môi trường từ ngày 11 tháng 2 năm 2002 đến ngày 20 tháng 5 năm 2004. Trong thời gian thực tập, sinh viên đã chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các nội quy của cơ quan, cần cù, chịu khó tìm tòi nghiên cứu tài liệu. Đề tài: “ Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới” là một trong những vấn đề của Cục chúng tôi đang quan tâm giải quyết. Quá trình thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin, sinh viên tỏ ra là người có sự vững vàng trong lý luận và thực tiễn, có tính sáng tạo, ham học hỏi. Tại nơi thực tập, sinh viên sống hoà đông, thân thiện với mọi người và luôn nhận được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Cục. Sinh viên đã hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình trong thời gian thực tập tại đây. Đề nghị nhà trường và các thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên Lê Thị Lan hoàn thành tốt và có thể phát triển đề tài có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao hơn nữa. Người nhận xét Mục lục. Lời mở đầu 1 Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu ở Việt Nam. 3 I.Khái niệm và đặc điểm về phế liệu 3 I.1. Khái niệm phế liệu 3 I.2. Phân loại phế liệu nhập khẩu. 3 I.2.2. Phân theo cấu thành chất phế liệu 4 I.2.3. Phân theo đặc tính, chủng loại phế liệu. 4 I.3. Đặc điểm của các loại phế liệu nhập khẩu vào nước ta. 5 I.4. Nhập khẩu phế liệu và quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. 6 I.4.1. Nhập khẩu phế liệu. 6 I.4.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu. 7 I.4.3. Các nguyên tắc quản lý nhập khẩu phế liệu. 8 I.4.4. Sự khác nhau giữa nhập khẩu phế liệu và hàng hoá thông thường. 9 II. Nhập khẩu phế liệu và ô nhiễm môi trường. 10 II.1. Môi trường và các tiêu chuẩn môi trường. 10 II.1.1. Khái niệm môi trường. 10 II.1.2. Các tiêu chuẩn môi trường. 10 II.2. Các dạng ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu. 13 II.2.1. ô nhiễm môi trường là gì. 13 II.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu gây ra. 13 III.Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu. 16 III.1. Quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý và bảo vệ môi trường 16. III.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. 19 III.2.1. Lợi ích kinh tế. 19 III.2.2. Lợi ích xã hội. 21 Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. 23 I. Các quy định pháp luật đã ban hành để quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm bảo vệ môi trường. 23 I.1. Văn bản Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 23 I.2. Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 25 I.2.1. Nghị định số 175 – CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. 25 I.2.2. Nghị định số 26- CP, ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. 26 I.2.3. Chỉ thị số 199- TTg ngày 03-4-1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. 27 I.2.4. Quyết định số 46/2001/ QĐ - TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001- 2005. 27 I.2.5. Quyết định số 134/2001/QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phế thải ngành thép tới năm 2010. 27 I.2.6. Nghị định 91/ 2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ tài nguyên và Môi trường. 28 I.3. Văn bản liên tịch. 28 I.4. Các văn bản của Bộ KHCNMT 30 I.4.1. Quyết định số 10/2001/QĐ- BKHCNM 30 I.4.2. Quyết định số 65/QĐ- BKHCNMT. 30 I.4.3. Quyết định số 03/2004/QĐ - BTNMT. 32 II. Đánh giá tác động của nhập khẩu phế liệu tới môi trường. 34 II.1. Hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong những năm qua. 34 II.1.1. Khối lượng phế liệu nhập khẩu những năm qua. 34 II.1.2. Vi pham trong quá trình nhập khẩu phế liệu. 36 II.2. Tác động của nhập khẩu phế liệu tới môi trường. 38 II.2.1. Đánh giá môi trường tại cảng nhập. 38 II.2.2. Vận chuyển phế liệu làm ô nhiễm môi trường. 39 II.2.3. Ô nhiễm tại nơi sản xuất. 40 III. Các công cụ sử dụng trong quá trình quản lý nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam. 47 III.1. Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát (công cụ pháp lý). 47 III.2. Công cụ kinh tế. 51 III.2.1. Thuế và phí. 51 Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường có hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian tới. 53 I. Kiện toàn hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề nhập khẩu phế liệu. 53 I.1. Bổ sung thêm những văn bản để hướng dẫn thực hiện và giám sát quản lý nhập khẩu chặt chẽ. 53 I.1.1. Xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 53 I.1.2. Ban hành các quyết định liên quan đến nhập khẩu phế liệu. 56 I.2. Đưa công cụ pháp lý và công cụ kinh tế vào hoạt động quản lý nhập khẩu. 57 I.2.1. Đối với công cụ pháp lý. 57 I.2.2. Đối với các công cụ kinh tế. 60 II. Sự phối hợp các cơ quan chính quyền quản lý. 63 II.1. Phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan, bộ phận chức năng. 63 II.2. Thành lập mạng lưới kiểm tra và xử lý ô nhiễm rộng khắp. 66 II.3. Phối hợp, liên kết giữa các cơ quan có cùng thẩm quyền chức năng và nhiệm vụ. 69 III. Nâng cao nhận thức cộng đồng. 71 III.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý. 71 III.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia họat động nhập khâủ và của toàn dân. 73 III.2.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu. 73 III.2.2. Tuyên truyền cổ động hiểu biết và trách nhiệm của toàn dân. 73 Kết luận 76 Danh mục tài liệu tham khảo. 78 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT408.doc
Tài liệu liên quan