Tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) huyện Thanh Trì: ... Ebook Giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) huyện Thanh Trì
139 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ trong kinh tế thị trường. Theo xu hướng này, một số hộ nông dân phát triển kinh tế thành công, tích luỹ được vốn liếng, thuê mướn thêm lao động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, họ trở nên ngày càng có ưu thế hơn về năng lực, kết quả và hiệu quả sản xuất so với các hộ khác. Từ đó, sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng phân hoá về quy mô và trình độ sản xuất...kết quả làm xuất hiện một loại hình kinh tế hộ đặc biệt, đó là kinh tế trang trại.
Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm, là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Hình thức kinh tế trang trại bước đầu đã, đang hình thành và phát triển ở Việt Nam. Kinh tế trang trại đang từng bước chứng tỏ sức mạnh của mình trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thích ứng với cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại đã thể hiện là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Thực tiễn đã khẳng định tác dụng nhiều mặt của kinh tế trang trại trong việc góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi sinh, môi trường của các địa phương và cả nước. Trong quá trình phát triển của mình, trang trại tạo ra những khả năng to lớn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tỷ suất hàng hoá, từ đó có sự đóng góp quan trọng vào thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm cho hàng triệu người ở các vùng nông thôn.
Nghị quyết lần thứ 4 BCH TW Đảng khoá VIII và Nghị quyết số 06 (ngày 10/11/1998) của Bộ Chính trị khẳng định và khuyến khích phát triển; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại đã khẳng định vai trò và đề ra các chính sách thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển.
Mặc dù được Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam vẫn phát triển chậm cả về số lượng, quy mô trang trại và năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế...Những vấn đề tích tụ đất đai, đầu tư vốn, sử dụng lao động, trình độ quản lý của chủ trang trại, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm và chính sách quy hoạch của Nhà nước, của vùng...đang là những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội, với diện tích mặt nước chiếm đến 85% rất phù hợp để phát triển kinh tế trang trại đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện thời gian vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông sản, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, công tác tiếp cận thị trường chưa được đầu tư đúng mức, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, quản lý còn thấp, chất lượng giống chưa đạt tiêu chuẩn, sản phẩm sản xuất ra chưa phong phú... chính những nguyên nhân này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn.
Để góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho các trang trại và sự an toàn trong tiêu dùng sản phẩm cho người tiêu dùng, cho cả xã hội thì cần phải có sự nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, thực trạng chất lượng sản phẩm của trang trại, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao và đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái. Từ tính thiết thực và cấp bách đó, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kết quả kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế trang trại NTTS, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế của trang trại NTTS.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS huyện Thanh Trì. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân có ảnh hưởng làm hạn chế kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS huyện Thanh Trì trong thời gian qua.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và cao hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS ở huyện Thanh Trì trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan đến đầu tư sử dụng các yếu tố sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS.
- Đối tượng trực tiếp là nghiên cứu các trang trại NTTS và tiêu thụ trên địa bàn Huyện.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và nâng cao HQKT trong các trang trại NTTS.
- Nghiên cứu quá trình đầu tư sử dụng các yếu tố sản xuất, các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và HQKT các trang trại NTTS thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Địa bàn nghiên cứu: Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: số liệu thu thập qua 3 năm 2005 - 2007 và số liệu điều tra. Số liệu dự báo đến năm 2010 – 2015. Thời gian từ tháng 1/ 2008 đến tháng 8/ 2008.
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1.1.1 Các khái niệm
* Khái niệm sản phẩm
Theo TCVN 5814: sản phẩm là “Kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa- TCVN 6814-1994).
Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau. Một trong cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính lý hóa nhất định
Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ. Dịch vụ là “kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa- TCVN5814-1994). Hoạt động dịch vụ phát triển theo trình độ phát triển kinh tế và xã hội. Ở các nước phát triển thu nhập qua dịch vụ có thể đạt tới 60-70% tổng thu nhập xã hội.
* Khái niệm chất lượng sản phẩm
Một số quan điểm:
- Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội.
- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sử dụng.
Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chí phí có thể chấp nhận được. Nếu quá trình sản xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng sẽ không chấp nhận giá trị của nó, có nghĩa là giá bán cao hơn giá mà khách hàng chịu bỏ ra để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm.
Như vậy ta thấy cách nhìn về chất lượng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau.
Ý nghĩa chất lượng
Cách nhìn của nhà sản xuất
Cách nhìn của khách hàng
Sản xuất
Chất lượng của phù hợp
- Phù hợp với đặc tính kỹ thuật
- Chi phí
Chất lượng của thiết kế
- Đặc tính của chất lượng
- Giá bán
Marketing
Thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Sơ đồ 1.1 Các cách nhìn khác nhau về chất lượng
Xuất phát từ những quan điểm khác nhau, hiện có hàng trăm định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm.
TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng )tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.
Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa-TCVN5814-1994
Như vậy, “khả năng thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Sự hoàn thiện của sản phẩm: đây là yếu tố để giúp chúng ta phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. thường thể hiện thông qua các yêu cầu mà nó đạt được. Đây cũng chính là điều tối thiểu mà mọi doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng thông qua sản phẩm của mình. Những yêu cầu gồm:
a. Nhóm yếu tố bên ngoài:
- Tình hình thị trường: Đây là nhân tố quan trong nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển CLSP. Xu hướng phát triển và hoàn thiện CLSP phụ thuộc vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường. Nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kiph thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên, quan trọng để định hướng phát triển CLSP.
- Sự phát triển khoa học kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
- Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
- Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như :
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
- Giá cả
- Chính sách đầu tư
- Tổ chức quản lý về chất lượng
b.Nhóm nhân tố bên trong
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là :
Men : con người, lực lượng lao động trong doanh nghiêp.
Methods : phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Machines : khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Materials : vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
QUY TẮC 4 M ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?
MACHINES
Thiết bị
Công nghệ
MEN
Lãnh đạo
Công nhân
Khác hàng
QUALITY
Chất lượng
METHODS
Phương pháp
quản trị
MATERIALS
Vật liệu
Năng lượng
Sơ đồ 1.2. Quy tắc 4 M ảnh hưởng đến chất lượng
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất. Và chất lượng quản trị mới là cái gốc của vấn đề. Một hệ thống quản trị tốt sẽ giúp cải tiến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cả các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm và chi phí . Chỉ nhờ vào việc nâng cao chất lượng quản trị thì mới nâng cao được chất lượng sản phẩm mà không phải tốn kém chi phí. Thậm chí, chất lượng quản trị tốt chẳng những giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn làm giảm chi phí, đặc biệt là chi phí ẩn (SCP).
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng thuỷ sản
Chất lượng NTTS luôn phải chịu rất nhiều các yếu tố như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, điều kiện xã hội, nền kinh tế và điều kiện chính trị trong nước cũng như trong khu vực.
Chất lượng NTTS ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của đối tượng vật nuôi cũng như đặc điểm của thị trường hàng hoá nông sản. Các yếu tố đó được cụ thể như sau:
Giống và chất lượng con giống: Giống là yếu tố quan trọng hành đầu trong NTTS, giống quyết định đến 50% sản lượng nuôi trồng [16]. Con giống tốt và phù hợp sẽ có khả năng kháng bệnh cao, nhanh lớn; tăng khả năng chống chịu khi có sự thay đổi của môi trường, giảm chi phí phòng bệnh.
Thức ăn: Số lượng thức ăn, chủng loại và chất lượng thức ăn là hết sức quan trọng. Cùng một đối tượng nuôi nhưng trong thời kỳ khác nhau sẽ sử dụng những loại thức ăn khác nhau. Do đó phải biết dựa vào từng đối tượng và thời kỳ sinh trưởng của chúng để quyết định việc lựa chọn chủng loại và lượng thức ăn thích hợp để tránh lãng phí và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của chúng các đối tượng nuôi khác.
Môi trường nuôi: Đây là tập hợp rất nhiều các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ mặn, ôxy hoà tan trong nước, độ pH, độ đục của môi trường nước, ảnh hưởng của H2S và NH3… Các yếu tố này rất dễ thay đổi, có thể thay đổi do có sự thay đổi của tự nhiên, nhưng cũng có thể thay đổi do chế độ nuôi trồng và chăm sóc. Khi có sự thay đổi nhỏ sẽ dấn đến giảm khả năng kháng bệnh của vật nuôi dễ phát sinh màm bệnh. Khi có sự thay đổi lớn sẽ làm cho vật nuôi bị “sốc” dẫn đến chết hàng loạt chỉ sau một hai ngày.
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc: Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc là sự tác động của con người lên môi trường sống và bản thân vật nuôi để có được năng suất cao nhất. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, kiến thức của ngư dân từng vùng nuôi trồng. Nếu áp dụng không đúng thời kỳ và điều kiện nuôi trồng thì không những làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi mà còn lãng phí kinh tế.
Thời gian thu hoạch và thị trường tiêu thụ: Với sản phẩm thuỷ sản, trọng lượng đơn vị càng cao giá bán càng cao. Tuy nhiên người nuôi trồng phải dựa vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi cũng như nhu cầu thị trường để quyết định thu hoạch hợp lý, nếu không dịch bệng sẽ phát sinh hoặc phần trăm tăng lên của doanh thu lại thấp hơn so với phần trăm tăng lên của chi phí (tỷ suất lợi nhuận giảm dần)
Như vậy, việc nâng cao chất lượng NTTS cần xem xét đến sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và xã hội. Chất lượng NTTS đạt chất lượng cao khi có sự kết hợp hài hoà các yếu tố ảnh hưởng đó.
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
2.1.2.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế - cách tính chung
* Quan niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiện quả phân bổ. Điều có nghĩa là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong 2 yếu tố trên mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả 2 chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế [2].
Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, chúng ta có thể tóm tắt thành hệ thống các quan điểm sau:
*Quan điểm thứ nhất (Quan điểm cũ): Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng đế sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả = Kết quả thu được/ chi phí bỏ ra, hay H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được
C: Chi phí mà ta sử dụng sản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vấn sản xuất ta được hiệu suất vốn. Khi lấy giá trị sản lượng trên một đồng chi phí. Hệ số H (số tương đối) phản ánh được trình độ (mức độ) sử dụng đầu vào nhưng không phản ánh được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào
*Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [17]
Hiệu quả = Kết quả thu được – chi phí bỏ ra, hay H = Q – C
Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả thu được; C: chi phí bỏ ra
Đứng trên phương diện kinh doanh, kết quả phép trừ trên là kết quả (lợi nhuận trong sản xuất). Thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có nghĩa. Tuy nhiên nếu ta thực hiện được phép so sánh kết quả của 2 phép trừ với đại lượng chi phí bỏ ra như nhau, ta có được phần chênh lệch thì đây là hiệu quả kinh tế. Hiện nay quan điểm này chỉ được sử dụng trong vài trường hợp nhất định. Hệ số H (đại lượng tuyệt đối hay số chênh lệch) chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả nhưng không phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực (đầu vào).
* Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Nó được biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí [17].
Hiệu quả kinh tế = Gia tăng giá trị sản xuất/ Gia tăng chi phí bỏ ra
Ở đây hiệu quả kinh tế mới chỉ quan tâm đến phần tăng thêm mà không đánh giá chung cho cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi đánh giá hiệu quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong việc đánh giá lựa chọn phương án sản xuất thì quan điểm này tỏ ra thích hợp.
Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt như ý nghĩa kinh tế và phương pháp tính toán nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy trên thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp khác nhau.
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellí (1993). Các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật; Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế -xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng [2].
+ Hiệu quả phân bổ: Là hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó là giá trị biên của sản phẩm bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất [2].
+ Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá đã đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa [2].
2.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Theo cách tính hiệu quả kinh tế H = Q/C có thể nhận ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng dến hiệu quả kinh tế đó là: nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q), nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến mẫu số (C).
- Nhóm yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến mẫu số (C)
Quá trình sản xuất là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có: nguyên vật liệu, sức lao động, công nghệ và trang thiết bị. Tuy nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác, cụ thể là:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua, điều kiện tự nhiên của kỳ thu mua đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ như: mức độ hiện đại của công nghệ, giá thành lắp đặt, thời gian sử dụng.
+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bở các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo sử dụng lao động của nhà sản xuất.
+ Chi phí thuế chịu ảnh hưởng bở các yếu tố như: chính sách thuế của Chỉnh phủ, mặt hàng của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q)
Nhóm này thể hiện giá trị sản phẩm của quá trình sản xuất, phụ thuộc vào yéu tố chủ yếu là giá bán và sản lượng hàng hoá sản xuất ra.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: thị phần của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, kênh tiêu thụ chiến lược Maketing sản phẩm của nhà sản xuất chính sách phát triển sản xuất của Chính phu, mức độ ổn định của chính trị.
+ Các yéu tố ảnh hưởng đênsanr lượng sản phẩm bao gồm điều kiện tự nhiên (đặc biệt với sản phẩm nông nghiệp), quy mô của doanh nghiệp, mức độ thuận lợi trong thu mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
Như vậy có rất nhièu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố này khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển kinh tế, năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao động, mức độ phát triển khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng. Từ những phân tích trên, cho phép đưa ra những nhận xét về hiệu quả kinh tế.
Đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế, để nâng cao hiệu quả kinh tế là điều kiện không dễ dàng để làm được việc đó phải đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - các yếu tố cấu thành và tác động đến đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác mối quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra trong một giai đoạn nhất định.
Hiệu quả kinh tế luôn nằm trong 3 khả năng. Đó là lỗ vốn, hoà vốn (H = 1) và lãi (H > 1) mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố gắng tiết kiệm chi phí (áp dụng khoa học công nghệ, tăng quy mô…) áp dụng các chiến lược marketing để đẩy mạnh mục đích là đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.2 VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THUỶ SẢN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI NTTS
2.2.1 Lý luận về nuôi trồng thuỷ sản tại trang trại
2.2.1.1 Lý luận về nuôi trồng thuỷ sản
* Một số khái niêm:
* Nuôi trồng thuỷ sản: Theo định nghĩa của FAO (1992) [7], NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh...Quá trình này bắt đầu từ thả cá giống, chăm sóc, nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
* Quảng canh là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư thấp, nguồn dinh dưỡng chỉ trông vào tự nhiên. Hình thức nuôi cá kết hợp trồng lúa hoặc cây trồng khác chủ yếu thuộc hình thức này.
* Bán thâm canh là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư trung bình, nguồn dinh dưỡng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ tự nhiên là chính. Lượng thức ăn, phân bón tuy có bổ sung nhưng không nhiều.
* Thâm canh là hình thức chăn nuôi với mức độ đầu tư tương đối cao. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào thức ăn được cung cấp. Đó là những thức ăn trộn tươi sống hay đã sấy khô. Sự gia tăng sản lượng có thể nhờ đóng góp của thức ăn tự nhiên nhưng không đáng kể.
* Nuôi tổng hợp (nuôi ghép) là nuôi nhiều đối tượng trong cùng thuỷ vực với mục đích chính là lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý. Thí dụ: nuôi ghép cá trắm cỏ với cá mè trắng, mè hoa với một số loại cá khác; nuôi ghép cá trắm cỏ với cá trôi ấn, cá mè trắng, mè hoa và một số loài khác.
* Nuôi chuyên canh (nuôi đơn) là hình thức nuôi chỉ một loại cá có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao; người nuôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về thức ăn, phân bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt được.
* Nuôi kết hợp (nuôi bền vững) là hình thức nuôi mà chất thải quá trình này là chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình kia, như: nuôi theo hệ VAC, nuôi với công thức cá - vịt hoặc cá - lợn, nuôi cá trong ruộng cấy lúa.
* Nuôi luân canh là hình thức sử dụng nhiều vụ nối tiếp nhau, đối tượng nuôi vụ sau sử dụng chất thải hay vật chất còn lại của đối tượng nuôi vụ trước, như lua (vụ xuân) + cá (vụ mùa) [8].
2.2.1.2 Đặc điểm của trang trại nuôi trồng thủy sản
* Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có những đặc trưng sau đây
- Mục đích sản xuất của trang trại nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất ra thuỷ sản hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và chất lượng ngày càng cao.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất: diện tích ao hồ, phương thức sản xuất (bán thâm canh và thâm canh), lao động, giá trị thuỷ sản hàng hoá
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
* Tiêu chí trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Ngoài những tiêu chí trên, trang trại nuôi trồng thuỷ sản còn có thêm những tiêu chí sau đây:
- Giá trị sản lượng hàng hoá thuỷ sản bình quân một năm từ 50 triệu đồng trở lên.
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với tôm theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
2.2.1.3 Các loại trang trại nuôi trồng thuỷ sản
2.2.2 Lý luận về Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế trong các trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
2.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm trong trang trại NTTS
* Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm NTTS:
Các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi trường) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá. Trong các yếu tố tự nhiên và môi trường, nước có vai trò hết sức quan trọng. Nước là môi trường sống của các và nhiều loại sinh vật thuỷ khác. Nước là yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của cá. Nước có đặc điểm và tính chất riêng, những đặc điểm và tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật sống trong nước. Nước có khả năng hoà tan rất lớn các chất hữu cơ và vô cơ; nhiệt độ của nước thường ổn định và điều hoà hơn ở trên cạn (mùa đông thường ấm hơn và mùa hè thường mát hơn ở trên cạn).
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên còn các yếu tố kinh tế - xã hội như vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác, giá cả, chính sách đầu tư, tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm...
* Công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm
a. Sơ đồ lưu trình tổng quát hệ thống NTTS đảm bảo an toàn thực phẩm
Lưu đồ dưới đây trình bày dưới dạng sơ đồ quy trình hệ thống trình tự và mối tương tác giữa các bước quản lý kỹ thuật nuôi thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm theo quan điểm thực hành nuôi tốt ( GAP).
Chuẩn bị ao nuôi
Chọn giống - thả giống
Mùa vụ
Quản lý - chăm sóc
1. Quản lý thức ăn
2. Quản lý thuốc thú y và chất xử lý môi trường
3. Quản lý môi trường ao nuôi
4. Quản lý sức khoẻ cá nuôi
Thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Quản lý chất thải
Chọn thuốc thú y và chất xử lý môi trường
Chọn thức ăn-cho ăn
GAP 1
GAP 2
GAP 3.1
GAP 3.2
GAP 3.3
GAP 3.4
GAP 5
GAP 4
Sơ đồ 1.3 Quy trình tổng quát hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm
b. Áp dụng sơ đồ nhân quả để phân tích các công đoạn kỹ thuật trong sơ đồ lưu trình tổng quát hệ thống nuôi trồng thuỷ sản
Phương pháp quản trị chất lượng thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên phân tích tổng hợp quy trình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Trên cơ sở phân tích từng công đoạn sản xuất nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong từng công đoạn.
+ GAP1 - Công đoạn chuẩn bị ao nuôi
Quy phạm này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong công đoạn chuẩn bị ao nuôi (bao gồm các bước Gia cố bờ ao, cào bùn đáy ao àbón vôi àlấy nướcàxử lý nướcàgây màu).
* Mục đích
Loại bỏ mầm bệnh còn tiềm ẩn trong ao nuôi. Tạo môi trường sống thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá trong quá trình nuôi.
* Nhận diện mối nguy trong công đoạn
Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại ở đáy ao, bờ ao, vật chủ trung gian ...từ vụ nuôi trước hoặc có sẵn trong ao không được xử lý triệt để.
Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trong nước và các vật chủ trung gian lẫn trong nước lấy vào ao nuôi không được xử lý triệt để.
Các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao từ vụ nuôi trước không được loại bỏ và xử lý triệt để.
Bờ ao không được gia cố phù hợp có thể gây thẩm thấu và không ngăn chặn được địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi.
Chất lượng nước lấy vao ao nuôi không có thể ảnh hưởng mất ATVS cho cá nuôi.
Chất thải trong quá trình chuẩn bị ao ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài.
Hoá chất sử dụng để chuẩn bị ao nuôi có khả năng tồn tại trong đất, trong nước và ảnh hưở._.ng đến sự bền vững của môi trường nuôi.
+ GAP 2 - Công đoạn chọn và thả giống - mùa vụ
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong chọn, thả giống và thời điểm thả nuôi.
* Mục đích
Đảm bảo lựa chọn con giống khoẻ mạnh, sạch bệnh: thích nghi được với môi trường ao nuôi. Chọn thời điểm thích hợp nhất để thả nuôi nhằm tránh những bất lợi về thời tiết, môi trường.
* Nhận diện mối nguy trong công đoạn
Chất lượng cá giống không tốt.
Tác nhân gây bệnh không được kiểm soát triệt để.
Sức khoẻ cá không được đảm bảo trong quá trình vận chuyển.
Cá bị sốc do việc thay đổi môi trường.
+ GAP 3.1 - Công đoạn quản lý - chăm sóc
(Quản lý thức ăn và cho ăn)
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong Quá trình thức ăn và cho ăn.
* Mục đích
Đảm bảo chất lượng thức ăn, tối ưu hoá hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm thiểu việc tạo và thải ra các chất dinh dưỡng ra ngoài môi trường, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.
* Nhận diện mối nguy công đoạn
Thức ăn không đảm bảo chất lượng, có chứa các chất cấm.
Thức ăn giảm chất lượng và nhiễm nấm mốc trong quá trình bảo quản.
Tình trạng dư thừa thức ăn trong ao ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.
Tình trạng thiếu thức ăn làm ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của cá.
Thức ăn không phù hợp với giai đoạn phát triển của cá.
Phương pháp cho ăn không phù hợp.
+ GAP 3.2 - Công đoạn quản lý - chăm sóc
(Quản lý thuốc thú y và chất xử lý môi trường)
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong quản lý thuốc thú y và chất xử lý môi trường.
* Mục đích
Đảm bảo chất lượng thuốc thú y và chất xử lý môi trường khi tiếp nhận và bảo quản.
Đảm bảo cá thu hoạch không chứa hoá chất, kháng sinh cấm từ việc sử dụng thuốc thú y và chất xử lý môi trường.
Thuốc thú y và chất xử lý môi trường được sử dụng hiệu quả, có trách nhiệm và không gây ô nhiễm môi trường.
* Nhận diện mối nguy trong công đoạn
Thuốc thú y và chất xử lý môi trường không đảm bảo chất lượng, có chứa các chất cấm.
Thuốc thú y và chất xử lý môi trường giảm chất lượng trong quá trình bảo quản.
Thuốc thú y và chất xử lý môi trường sử dụng không đúng ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi, sức khoẻ cá nuôi và gây ô nhiễm môi trường.
Các chất độc hại trong thuốc thú y và chất xử lý môi trường có thể ảnh hưởng mất ATVS cho cá nuôi do sử dụng không đúng.
+ GAP 3.3 - Công đoạn quản lý - chăm sóc
(Quản lý môi trường ao nuôi)
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong Quản lý môi trường ao nuôi.
* Mục đích
Tạo môi trường ao nuôi thích hợp và hạn chế các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.
* Nhận diện mối nguy công đoạn
Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá (pH, t0, màu nước, độ trong, độ kiềm , DO, BOD, NH3, H2S, NO2, PO43-) của nước ao và Carbon, Nitơ của đáy ao trong quá trình nuôi không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá do không kiểm soát và xử lý đúng cách.
+ GAP 3.4 - Công đoạn quản lý chăm sóc
(Quản lý sức khoẻ cá trong quá trình nuôi)
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong Quán lý sức khoẻ, phòng và trị bệnh cá.
* Mục đich
Có những biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời, hiệu quả cho cá nuôi.
Giám sát thường xuyên và hiệu quả các biểu hiện (trực tiếp và gián tiếp) liên quan đến bệnh lý của cá để có biện pháp xử lý phù hợp trước khi dịch bệnh bùng phát.
Có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn tránh sự lây lan mầm bệnh giữa các ao nuôi và với môi trường xung quanh.
Nhằm giảm stress, tăng sức đề kháng cho cá, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh tác động đến cả loài nuôi và loài tự nhiên.
* Nhận diện mối nguy trong công đoạn
Môi trường không phù hợp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá đồng thời tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh cảm nhiễm lên cá gây ra sự bùng phát dịch bệnh.
Sự xuất hiện và gia tăng tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm...) trên cá và sự lây nhiễm theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang sẽ gây ra sự bùng phát dịch bệnh.
Sức đề kháng của cá không đảm bảo do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chất lượng con giống kém do có thể mang mầm bệnh.
+ GAP 4 - Công đoạn thu hoạch và bảo quản sản phẩm
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong công đoạn thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá.
* Mục đích
Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cá thu hoạch từ ao nuôi, trong quá trình bảo quản và vận chuyển đến nhà máy hoặc tay người tiêu dùng.
* Nhận diện mối nguy trong công đoạn
Cá không đảm bảo ATVSTP khi thu hoạch.
Cá bị nhiễm bẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển.
Tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ ao này sang ao khác, từ vùng này sang vùng khác do việc thu hoạch không đúng quy cách.
+ GAP 5 - Quản lý chất thải
GAP này nhằm đưa ra mục tiêu, mối nguy và các thủ tục phải tuân thủ, phân công trách nhiệm thực hiện trong quản lý chất thải.
* Mục đích
Đảm bảo chất thải (rắn, lỏng) từ công đoạn chuẩn bị ao nuôi đến công đoạn xử lý nước thải cuối vụ nuôi không tác động xấu đến môi trường của vùng nuôi và môi trường xung quanh.
* Nhận diện mối nguy
Tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ ao này sang ao khác, từ vùng này sang vùng khác do việc xả thải không đúng quy định.
Môi trường trong vùng nuôi và môi trường xung quanh bị ô nhiễm do xử lý chất thải và xả thải không đúng quy định.
2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong trang trại NTTS
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại nói chung và trang trại NTTS nói riêng là đánh giá hiệu quả kinh tế các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của trang trại được đánh giá một cách đứng đắn có ý nghĩa quan trọng để chung ta xem xét vai trò và tác dụng của trang trại NTTS. Muốn đánh giá một cách có hệ thống chúng ta không chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu nào đó mà cần thiết lập một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho phù hợp liên quan đến những vấn đề đặt ra xung quanh việc phát triển trang trại như thế nào là tốt nhất. Từ quan điểm đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại NTTS tôi đánh giá trên các góc độ sau:
Kết quả trang trại NTTS là những gì mà trang trại thu được sau một thời gian sản xuất kinh doanh (thường tính là 1 năm), đó là lượng sản phẩm, giá trị sản lượng hàng hóa, thu nhập mà các trang trại NTTS thu được sau khi sử dụng nguồn lực của mình như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất... hay nói cách khác là chi phí sản xuất. Kết quả cao hay thấp bên cạnh còn phụ thuộcnhiều đến nguồn lực còn là các yếu tố khác như trình độ sử dụng các nguồn lực, khả năng tổ chức sản xuất, kinh nghiệm... của chủ trang trại. Vì vậy, kết quả kinh tế các trang trại NTTS cso thể hiểu là tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận... Như vậy hiệu quả kinh tế của các trang trại NTTS là kết quả của trang trại đạt được trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi đó trên cùng một nguồn lực, ta đem so sánh giữa các laọi trang trại NTTS với nhau sẽ cho thấy kết quả khả quan đạt được về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của chúng từ đó thấy hiệu quả kinh tế đạt được của trang trại NTTS nào là cao hơn so với các loại trang trại NTTS khác. Mặt khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại NTTS phải đánh giá tổng hợp các thành phần sản xuất tropng tổng thể trang trại. Bởi vì, loại hình kinh tế trang trại bao gồm các thành phần như: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất... hay khi đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại phải đánh giá tổng hợp các nguồn lực của trang trại hiện có. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại NTTS là so sánh các phương án sử dụng nguồn lực của các trang trại trong quá trình nuôi thả cá. Cùng một điều kiện sản xuất hay cùng một loại sản phẩm đầu ra nhưng mỗi trang trại tạo ra các kết quả khác nhau. Như vậy so sánh các phương án hay so sánh các kết quả khác nhau trong cùng một điều kiện sản xuất đó chính là đánh giá hiệu quả kinh tế.
2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.1 Tình hình chung về NTTS và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản trên thế giới
Các sản phẩm thuỷ sản nói chung, luôn được coi là rẻ và ngon miệng, chất lượng cao, an toàn. Chính vì thế thị trường thuỷ sản tương đối ổn định. Chương trình Nông nghiệp và lương thực của liên hợp quốc (FAO) ước tính khả năng bền vững tiềm tàng, sản xuất sản phẩm thuỷ sản từ 90 – 120 triệu tấn/ năm. Trong đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá trên thế giới những năm gần đây là từ 95 – 120 triệu rấn/ năm [10]. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá trên thị trường ngày một tăng lên. Mức thiếu hụt này sẽ được bù đắp thông qua các hoạt động đẩy mạnh việc NTTS. Người ta đã tính toán được sản lượng NTTS cần thiết lập lại sự cân bằng đó là 37,5 triệu tấn vào năm 2010 và 62,4 triệu tấn vào năm 2025 [10].
Từ những năm 50 trở lại đây, lượng thuỷ sản được tiêu dùng theo đầu người trên thế giới không ngừng tăng lên. Đến nay mức tiêu thụ bình quân trên đầu người đạt 16 kg/ người/ năm. Năm 1999, có khoảng 97,2 triệu tấn thuỷ sản được mọi người tiêu dùng trong đó có 7 triệu tấn thuỷ sản được khai thác từ nước ngọt và khoảng 30 triệu tấn được nuôi trong các mặt nước. Trong số thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới năm 1995 có 44% được tiêu dùng trong các nước đang phát triển và 56% được tiêu dùng ở các nước đã phát triển.
Một đặc điểm nổi bật từ năm 1980 trở lại đây là việc gia tăng sản lượng thuỷ sản của các nước đang phát triển là rất mạnh. Nếu như năm 1970 sản lượng thuỷ sản ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 50% thì đến nay là 65%. Có tới 60% sản lượng hải sản của thế giới được dùng làm thực phẩm cho con người, còn 40% được dùng để chế biến các sản phẩm kỹ thuật như: dầu cá, bột cá. NTTS cung cấp 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới nhưng chiếm 35% sản lượng dùng làm thực phẩm. Phần lớn sản phẩm NTTS có nguồn gốc từ các loài thuỷ sản nước ngọt [6].
Hàng thuỷ sản tươi sống đang tăng nhanh, từ 23,5% (trong tổng số) năm 1991 lên 29,6% năm 1995 với mức tăng trung bình là 1,5%/ năm. Xu hướng thị trường thuỷ sản tươi sống tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Hàng thuỷ sản đông lạnh giảm nhanh từ 24,8% năm 1991 xuống 21,5% năm 1995. Mức giảm diễn ra nhanh ở thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Xu hướng hàng thuỷ sản đông lạnh còn tiếp tục giảm.
Đồ hộp thuỷ sản (chủ yếu là cá hộp) giảm từ 14,7% năm 1991 xuống 10,5% năm 1995. Nhưng tôm hộp, thịt cua hộp, trứng cá hộp lại tăng nhanh. Xu hướng chung là cá hộp giảm. hàng thuỷ sản nấu chín ăn liền giảm nhanh từ 10,6% năm 1991 xuống 7,2% năm 1995 và có xu hướng tiếp tục giảm. Bột cá chăn nuôi biến động lớn phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng khai thác cá cơm và cá trích của Pêru và Chilê.
Nhật bản vẫn duy trì hàng đầu về nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới. Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản tăng rất nhanh, từ 12,5 tỷ USD năm 1991 lên 17,6 tỷ USD năm 1996. Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Thị trường thuỷ sản Mỹ rất lớn cả về xuất và nhập khẩu. Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác nhau được nhập vào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước một phần và tái chế rồi lại xuất khẩu.
EU là thị trường lớn thứ 2 thế giới, ngang với thị trường Mỹ. Nhưng từ năm 1996 – 1999, EU giảm 30% sản lượng thuỷ sản và sẽ tiếp tục giảm 5% vào các năm 1999 – 2002. Tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới không ngừng tăng lên từ những năm 50 đến nay. Theo dự báo nhu cầu thuỷ sản toàn thế giới đến năm 2010 sẽ tăng 14 triệu tấn so với năm 1997. Trong đó nhu cầu thuỷ sản thực phẩm Châu Á tăng 9,7 triệu tấn, châu Phi tăng 0,9 triệu tấn, châu Âu tăng 1,2 triệu tấn. Do vậy ít nhất nhu cầu thực phẩm thuỷ sản thế giới đòi hỏi phải được đáp ứng là 107 triệu tấn. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu thực phẩm thuỷ sản có thể còn tăng hơn thế nhiều.[26]
NTTS đã được phát triển hầu hết các vùng trên thế giới, đặc biệt là đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể ở các nước đang phát triển. Các nước này đã cung cấp 3/ 4 tổng sản lượng NTTS của thế giới. Mặc dù một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Nauy và mỹ nằm trong 10 nước đứng đầu thế giới về NTTS. Nhưng nhìn chung NTTS vẫn phát triển chủ yếu ở các nước LIFDCS. Năm 1996, các nước này chiếm 82% (27 triệu tấn) tổng sản lượng NTTS của thế giới.
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu người của một số nước trên thế giới vào năm 2010
Tên nước
Năm 1999
Ước tính
năm 2010
So sánh với mức BQ chung của TG năm 2010 (lần)
- Brunây
27,4
30,7
1,72
- Campuchia
20,1
23,5
1,32
- Inđônêxia
19,2
22,0
1,24
- Lào
12,3
11,9
0,67
- Malaysia
58,6
65,1
3,66
- Myanmar
15,3
22,0
1,24
- Philipin
30,2
37,4
2,1
- Singapore
29,6
27,7
1,56
- Thái Lan
29,3
36,0
2,02
- Việt Nam
19,4
25,0
1,4
- BQ khu vực
23,4
28,3
1,60
Châu Á là nơi có nghề NTTS phát triển mạnh nhất. Theo FAO-Roma, 2000-Vol 86/2 thì 7 nước giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng NTTS đều thuộc khu vực Châu Á, thứ thự từ cao đến thấp như sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Inđônêxia, Bănglađét, Thái Lan, Việt Nam [6]. Theo FAO (1999) thì năm 1997, tiêng các nước Châu Á đạt 25,6 triệu tấn sản phẩm, chiếm 80% tổng sản lượng NTTS của thế giới (trong đó Trung Quốc là nước chủ lực, sản xuất 19,3 triệu tấn). Năm 1996, tiêng nước này đã chiếm 61,8% sản lượng NTTS thế giới. Tuy nhiên, do phần lớn sản lượng NTTS là cá nước ngọt thông thường và rong biển nên đóng góp về giá trị sản phẩm NTTS cỷa Trung Quốc chỉ chiếm 45,4% so với tổng giá trị sản lượng NTTS thế giới. Bên cạnh đó, Nhật Bản mặc dù sản lượng chỉ chiếm 4% sản lượng NTTS thế giới nhưng đã chiếm 8% giá trị sản phẩm NTTS thế giới vì nước này tập trung nuôi các loài thuỷ sản có giá trị cao như cá ngừ, sò, điệp [23]
Khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực có ngành thuỷ sản nói chung, nghề NTTS nói riêng phát triển mạnh trên thế giới. Tổng sản lượng thuỷ sản ở khu vực này năm 1999 đạt trên 15 triệu tấn, chiếm 12% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới. So với năm 1990, sản lượng thuỷ sản ở khu vực này đã tăng 39% và vẫn đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Ở khu vực này có khoảng 10 triệu người tham gia nghề cá và mức tiêu thụ cá bình quân đầu người cũng khá cao, nhất là đối với các nước ven biển Đông Nam Á. Khu vực này cũng là khu vực xuất khẩu thuỷ sản rất mạnh, năm 1999 đã đạt 7,8 tỷ USD (với 2,5 triệu tấn sản phẩm). chiếm 14,7% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu trên thế giới. Bốn nước có sản lượng thuỷ sản lớn nhất khu vực là Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam và Philipin. Đây cũng là những nước trong danh sách 10 nước đứng đầu thế giới về sản phẩm NTTS năm 1998 [26]
2.3.2 Tình hình chung về NTTS và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở Việt Nam
* Thời kỳ trước năm 1954
Nửa đầu thế kỷ XX, NTTS ở Việt Nam mới chỉ phát triển và phổ biến ở miền Bắc do nguồn cá tự nhiên bị hạn chế trong khi nhu cầu ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển dân số và đô thị. Cho đến đầu những năm 30, nuôi cá nước ngọt đã được lan rộng, khắp từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh miền núi phia bắc và Tây Bắc.
* Thời kỳ hợp tác hoá
Thời kỳ này phong trào NTTS đã bắt đầu phát triển ở cả 3 thành phần kinh tế: các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các hộ gia đình. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý và trình độ kỹ thuật lúc đó còn nhiều hạn chế nên việc nuôi cá mang tính chất tự cung tự cấp trong phạm vi hợp tác xã và các hộ gia đình là chính. Chỉ có một số rất ít các đơn vị quốc doanh sản xuất mang tính chất kinh doanh, trình độ thâm canh thấp, mang tính quảng canh, thả là chính chứ chưa đầu tư nuôi cá [6]
* Thời kỳ sau đổi mới
Thời gian gần đây, NTTS được phát triển ở nhiều nơi thuộc cả 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Nghề NTTS ở nước ta đã chuyển từ một nền sản xuất tự túc tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản là từ 4 – 5%. Năm 1998, diện tích NTTS tăng 4,38%, sản lượng NTTS tăng 5,5% so với năm 1997.
Cuối năm 1998, cả nước đã có 626.330 ha mặt nước được đưa vào sử dụng để NTTS. trong đó, có 335.890 ha mặt nước ngọt. Năm 1994, Việt Nam là nước đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất cá nhuyễn thể. Nhưng đến năm 1997 vươn lên hàng thứ 7 với tổng sản lượng cá và nhuyễn thể là 480.000 tấn [4].
Tính đến năm 2001 diện tích có khả năng NTTS khoảng 1.700.000 ha. Diện tích các loại mặt nước đã được sử dụng năm 2001 là 993.264 ha, chiếm 59% so với diện tích mặt nước có khả năng NTTS, trong đó mặt nước vùng triều đã sử dụng tới 91%, tính riêng diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm 75%, các loại mặt nước còn lại có thể phát triển thêm, đặc biệt là loại hình mặt nước eo vịnh, ruộng trũng.
Giai đoạn 1996 – 2000 là thời kỳ chuyển tiếp từ một nền kinh tế nghề cá mang nặng tính tự phát, khai thác các nguồn lợi tự nhiên sang nghề cá có đầu tư. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã thu hút được 1.141.500 lao động, trong đó có 560.000 lao động NTTS [6]. Giai đoạn này đã kết thúc một cách tốt đẹp.
Hiện nay hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt trên 60 nước trên thế giới, được FAO xếp thứ 3 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vùng Đông Nam Á, đứng thứ 25 trên thế giới về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
NTTS nước ngọt đang phát triển rất mạnh và đang có chuyển biến mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc, sang sản xuất hàng hoá nhất là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa một vài năm gần đây đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn.
Đặc biệt NTTS đã phát triển tới các vùng sâu vùng xa, không những là nguồn cung cấp dinh dưỡng, đảm bảo anh ninh thực phẩm mà còn góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo.
Nhiều trang trại NTTS nước ngọt chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy NTTS làm hạt nhân đã và đang hình thành và phát triển khắp nơi góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Chúng ta bước vào giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn tích cực đầu tư và phát huy hiệu quả đầu tư. Nhiều địa phương trong cả nước đang phát triển nghề NTTS một cách rầm rộ. Đó là điều đáng mừng báo trước một thời kỳ phát triển ngành thuỷ sản nói chung và chăn nuôi cá nói riêng.
Nghề NTTS đã được Chính phủ quan tâm kịp thời, các chính sách khuyến khích phát triển nghề NTTS đã được ban hành. Ngày 15 tháng 6 năm 2000, Chính phủ đã có nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó chỉ rõ về chương trình phát triển NTTS, Chính phủ cho phép nông dân được chuyển đổi ruộng trũng, năng suất lúa thấp sang NTTS [4]. Nghị quyết đại hội Ĩ của Đảng cũng đã định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 phải đạt 3 – 3,5 triệu tấn thuỷ sản (trong đó có 1/3 là sản phẩm nuôi trồng). Phấn đấu kim ngạch xuất phải đạt 3,5 tỷ USD [1 tr 53].
2.3.3 Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành thuỷ sản liên quan đến kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản tại Việt Nam
* Văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành đối với vấn đề về phát triển NTTS
Các chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặt nước, thuế, khuyến khích phát triển NTTS, mở rộng thị trường sản phẩm thuỷ sản, bao gồm các chính sách sau:
Quyết định số 224/ 1999/ QĐ-TT ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010;
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiệu thị sản phẩm nông nghiệp;
Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản;
Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản;
Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 –2005;
Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn;
Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 23/1/2002 về việc ban hành quy chế quản lý thuốc thú y thuỷ sản;
Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/1/2002 về việc ban hành quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010;
Quy hoạch hệ thống giống thuỷ sản đến năm 2010;
Quy hoạch nuôi cá ruộng trũng đến năm 2010.
Chương trình 05/ CT-TU năm 2006 về phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội của Thành uỷ Hà Nội.
Nghị quyết số 08/NQ-HU ngày 20/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khoá XXI, tại hội nghị thường kỳ lần thứ VIII.
* Văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý Nhà nước đó ban hành đối với vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm
Để giải quyết vấn đề bảo đảm chất lượng sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản, trước tiên bằng biện pháp hành chính; Chính phủ và Bộ thuỷ sản đã ban hành các chỉ thị và quyết định sau:
Chỉ thị 07/2002/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Chỉ thị số 37/2005/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dựng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Chỉ thị số 07/2001/CT-BTS của Bộ thuỷ sản về việc cấm sử dụng Chloramphenicol và quản lý việc dùng hóa chất, thuốc thú y trong sản xuất thủy sản.
Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS của Bộ thuỷ sản ngày 17/5/2002 về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật thủy sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Quyết định 07/2005/QĐ-BTS của Bộ thuỷ sản ngày 24/2/2005 ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản.
Chỉ thị 03/2005/CT-BTS của Bộ thuỷ sản ngày 7/3/2005 về việc tăng cường kiểm soát dư lượng, hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản.
Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS của Bộ thuỷ sản ngày 18/8/2005 bổ sung danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquilones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Quyết định số 06/2006/QĐ - BTS của Bộ thuỷ sản ngày 10/4/2006 ban hành quy chế quản lý cơ sở, vùng nuôi tôm an toàn.
* Các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hiện hành về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản
28 TCN 176: 2002 Cơ sở nuôi cá basa, cá tra trong bè điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
28 TCN 193: 2004 Vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
28 TCN 192: 2004 Vùng nuôi cá bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
28 TCN 191: 2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
28 TCN 190: 2004 Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đản bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
28 TCN 220: 2005 Cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y.
28 TCN 92: 2005 Cở sở sản xuất giống tôm biển - Yều cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Thanh Trì nằm trên trục đường 1A, 1B, đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh trì, tuyến đường sắt Bắc Nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía nam thành phố Hà Nội. Phía Bắc huyện giáp với quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây; phía Đông giáp với sông Hồng. Chiều dài theo hướng bắc nam khoảng 8 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 6292,71 ha; dân số 164.000 người, 87.500 lao động.
Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao lưu đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ đón nhận tất cả các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía Nam và các tỉnh phía Bắc trước khi vào Hà Nội. Phía Đông là sông Hồng là một điều thuận lợi cho việc phát triển giao lưu đường thuỷ với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc hạ lưu sông Hồng.
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao trung bình 4,5 đến 5,5 m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Toàn bộ lãnh thổ huyện được chia thành 2 vùng tự nhiên: vùng bãi ven đê và vùng nội đồng. Vùng bãi đê sông Hồng diện tích 1174 ha, bao gồm diện tích chủ yếu 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Đây là đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình của các khu đất dân cư là 8-9,5m, các vùng bãi canh tác có độ cao từ 7 – 7,5m. Giữa vùng bãi và đê có nhiều hồ đầm trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nước khi sông cạn. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước 4 tháng vào mưa lũ. Đây là vùng rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau màu thực phẩm nhất là các loại rau sạch.
Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích khoảng 5118 ha đất tự nhiên. Toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường quốc lộ 1A, 1B, đường 70A và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là sông Sét và sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hoà Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm, ruộng trũng. Với địa hình như vậy một mặt tạo điều kiện cho phát triển NTTS và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn do tình trạng ngập úng. Các vùng ngập úng lớp đất có tính cơ học yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng công trình, đồng thời các lớp đất sét thấm nước không đáng kể tạo ra các lớp cách nước, không cho phép tiêu nước bằng con đường thẩm thấu.
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11đến tháng 2. Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 85%, vào tháng 2 – 3 độ ẩm lên tới 89%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1700 – 2000 mm, với tổng số ngày mưa là 143 ngày. Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 với lượng mưa bình quân tháng từ 200 – 300 mm. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1640 giờ với 220 ngày có nắng.
Chế độ thuỷ văn của Thanh Trì chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn sông Nhuệ, sông Hồng và nguồn nước từ thành phố. Vào mùa mưa, toàn bộ vùng ngoài đê sông Hồng bị ngập úng. Toàn bộ phần diện tích trong đê đều có cốt đất thấp hơn ngoài đê và mực nước sông. Thêm vào đó, phần lớn nước thải của Thành phố tiêu qua các sông trên địa bàn huyện. Vào mùa mưa gây ngập úng, lụt vào mùa khô gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Sau khi xây dựng hồ điều hoà và trạm bơm tiêu nước Yên Sở, tình trạng ngập úng vào mùa mưa đã được khắc phục một phần, song tình trạng ô nhiễm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện vẫn chưa được giải quyết.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai
Từ khi có luật đất đai năm 1993, công tác quản lý đất đai của huyện Thanh Trì đã từng bước đi vào nề nếp và đã thu được nhiều kết quả. Đặc biệt luật đất đai năm 2003 ra đời tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất tồn tại từ nhiều năm.
Qua bảng 3.1, ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì qua 3 năm không thay đổi là 6.292,71 ha. Trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2005 là 3.548,13 ha chiếm 56,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm 2006; 2007 là 3.453,20 ha; 3.359,05 ha tương ứng với 54,88% và 53,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân 3 năm diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 2,7%. Sở dĩ diện tích đất nông nghiệp giảm do một số đất nông nghiệp chuyển sang đất ở hoặc đất chuyên dùng như làm đường giao thông, các công trình thủy lợi… Bên cạnh sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp thì cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp cũng thay đổi. Diện tích đất trồng cây hàng năm qua 3 năm giảm bình quân 11,07%. Diện tích trồng cây lâu năm qua 3 năm giảm bình quân 0,62%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 388,51 ha chiếm 10,95% diện tích đất nông nghiệp thì đến năm 2006 đã đạt 641,1 ha chiếm 18,57% diện tích đất nông nghiệp và đến năm 2007 đạt 851,63 ha chiếm 25,35% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân 3 năm diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 48,06%. Đó chính là do nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi mục đích sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nông nghiệp khác qua 3 năm cũng tăng bình quân 141.16% %.
Do dân số của huyện tăng, nên nhu cầu về nhà ở tăng là điều thiết yếu. Diện tích đất ở tăng từ 802,21 ha năm 2005 lên 804,84 ha năm 2006 và 814,52 ha năm 2007 tương ứng với 12,75%; 12,79% và 12,94% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất ở chủ yếu là đất nông thôn thuộc các làng xóm cũ. Đất ở đô thị chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, nhưng trong tương lai khi các khu đô thị mới được hoàn thành thì tỷ lệ đất đô thị sẽ tăng lên đáng kể.
Diện tích đất chuyên dùng qua 3 năm; năm 2005 là 1.271,63 ha chiếm 20,21% diện tích đất tự nhiên; năm 2006: 1.383,38 ha; năm 2007: 1.481,69 ha tương ứng 21,98%; 23,55% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng tăng là do UBND huyện có quyết định xây dựng các đường liên xã, các công trình thủy lợi, xây dựng các trụ sở cơ quan…
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2005 tương ứng 31,63 ha và đến năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 28,32 ha chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên.
Nhìn chung, Thanh Trì là huyện còn đa dạng tiềm năng về đất đai, lại nằm sát nội thành nên có thể mở rộng các công trình xây dựng cho phát triển đô thị và công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất ruộng trũng, do vậy cần tiếp tục tích cực thực hiện chương trình chuyển đổi để khai thác thế mạnh của vùng trũng là NTTS kết hợp du lịch sinh thái.
._.các vấn đề cơ bản sau:
- Bố trí nguồn kinh phí xây dựng các quy hoạch phát triển nuôi thuỷ sản, bao gồm cả quy hoạch hệ thống thuỷ lợi liên ngành nông – ngư nghiệp.
- Nhà nước hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản cho cấp, thoát nước cho các vùng nuôi tập trung, trong đó các hộ nuôi có thể tiến hành các hoạt động nuôi bền vững và tuân thủ các quy định của cộng đồng.
- Có chính sách hướng dẫn thực hiện giám sát chặt chẽ để điều chỉnh và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên các khu ruộng trũng cũng như phát triển NTTS trên các loại hình mặt nước, đặc biệt làcác vấn đề về quyền sử dụng đất, vốn và thuế.
- Cần có chính sách triển khai thêm các hỗ trợ về đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân.
- Cần có quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
4.3.2.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Để hỗ trợ cho quá trình phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cả các nông dân kỹ thuật là một khâu quan trọng. Việc nâng cao năng lực quản lý và NTTS của huyện thông qua đào tạo có thể được thực hiện theo cách sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thuỷ sản cho các cán bộ quản lý hiện thời chưa được đào tạo vền ngành thuỷ sản. Công tác đào tạo cần được thực hiện hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn về kỹ thuật mới.
- Tập huấn cho nông dân: Các bộ phận quản lý thuỷ sản nên phối hợp với bộ phận khuyến nông và khuyến ngư để mở các lớp tập huấn cho nông dân hàng vụ, hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình điểm để giúp người dân tiếp cận nhanh với các tiến bộ kỹ thuật trong ngành thuỷ sản.
- Ký hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, tuỳ theo công việc, với các nhà chuyên môn được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm.
4.3.2.5 Giải pháp về thuỷ lợi
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho phát triển NTTS là hệ thống kênh mương cấp và thoát nước. Hiện nay, ở huyện Thanh Trì sản xuất NTTS vẫn đang sử dụng hệ thống kênh, mương thuỷ lợi của nông nghiệp. Trong những năm tới, diện tích NTTS sẽ còn tăng lên và các vùng sản xuất NTTS vẫn chủ yếu nằm xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp, nên NTTS với sản xuất nông nghiệp vẫn phải dùng chung hệ thống thuỷ lợi hiện có. Do vậy nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là phải đảm bảo hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng được nhu cầu cấp và tiêu nước phù hợp cho cả sản xuất nông nghiệp và NTTS. Trước mắt, để quản lý và sử dụng tốt hệ thống thuỷ lợi hiện có cho hai hình thức canh tác cần phải có các giải pháp sau:
- Sử dụng hệ thống kênh mương, hiện có cho cả hai hệ thống canh tác, nông nghiệp và NTTS.
- Tiến hành bê tông hoá các kênh mương để tăng hiệu suất lưu chuyển nước.
- Các cơ quan chức năng phải phối kết hợp với nhau để lập kế hoạch cung cấp nước, đảm bảo hài hoá giữa sản xuất nông nghiệp và NTTS.
Bên cạnh đó, cần xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi cho các vùng có khả năng phát triển NTTS tập trung, nhất là những vùng có hệ thống kênh mương kém.
4.3.2.6 Giải pháp về tín dụng
Để đẩy mạnh đầu tư thâm canh của các trang trại NTTS trước tiên phải có vốn. Hiện nay vốn của người nuôi trồng, bao gồm vốn tự có và cả vốn đi vay từ các nguồn khác nhau, mới đảm bảo 50 – 60% nhu cầu sản xuất. Do vậy cần có những giải pháp hỗ trợ vốn cho các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Thực tế, phần lớn các trang trại NTTS đã tiếp cận vay được vốn từ ngân hàng, mà yêu cầu của ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp mới được vay, nên lượng vay được rất hạn chế.
Để phát triển ngành thuỷ sản trở thành nghành mũi nhọn của nước ta, Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với việc phát triển NTTS. Hệ thống ngân hàng nông nghiệp cần có giải pháp phân biệt lãi suất cho vay đối với các loại sản xuất nông nghiệp khác nhau, chứ không nên chỉ có một loại lãi suất chung cho tất cả mọi loại sản xuất trên địa bàn nông thôn như hiện nay, đồng thời cần tăng lượng vốn cho vay và kéo dài thời gian cho vay đối với các trang trại NTTS. Cần đơn giản thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho những trang trại sản xuất có nhu cầu về vốn có thể nhanh chóng có được vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Cần đa dạng hoá kênh tín dụng từ ngân hàng đến người NTTS, có thể thông qua tín chấp của các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên để mọi trang trại NTTS đều có thể tiếp cận được vốn vay cho sản xuất nhất là những trang trại thiếu tài sản thế chấp.
4.3.2.7 Giải pháp về tuyên truyền vận động
Nhân dân là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất cũng như cải cách, khi dân hiểu, đồng tình ủng hộ thì sẽ đảm bảo mọi quy hoạch phát triển sẽ được thực hiện thắng lợi. Vì vậy, việc tuyên truyền vân động nhân dân biết về bất cứ mộtchủ trương phát triển, bố trí cơ cấu sản xuất, đặc biệt là đối với những diện tích ruộng trũng muốn chuyển sang NTTS sẽ cần có sự tham gia tích cực cho người dân trong việc thương thuyết và trao đổi diện tích canh tác để đảm bảo các diện tích đủ lớn cho một vùng thuỷ sản tập trung, là một việc làm rất cần thiết.
4.3.2.8 Giải pháp về áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến
Để phát triển NTTS bền vững, chúng ta phải nhanh chóng ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) với các nội dung là:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm cho nguyên liệu vật nuôi
- Góp phần giảm thiểu dịch bệnh và bảo vệ môi trường nuôi.
4.3.2.8.1 Giải pháp quản trị GAP 1: công đoạn chuẩn bị ao nuôi
* Thủ tục phải tuân thủ
Gia cố bờ ao, nạo vét đáy ao
+ Chuẩn bị
- Phải chuẩn bị đủ dụng cụ, thiết bị để nạo vét bùn (máy bơm, máy cào bùn và máy hút bùn...).
- Gia cố bờ ao chứa bùn để tránh thẩm thấu, tính toán thể tích ao để có thể chứa hết lượng bùn thải.
+ Thời điểm
Sau khi kết thúc vụ nuôi thì tiến hành nạo vét bùn đáy ao ngay.
+ Thực hiện
- Tháo cạn nước trong ao hoặc dùng máy bơm để bơm cạn nước trong ao.
- Gia cố bờ ao bằng phẳng, đắp lại những nơi bị sạt lở, lấp những lỗ cua đào hang, làm kín những nơi rũ rỉ.
- Cào hết lớp bùn đen ở đáy ao gom về phía cống thoát.
- Sử dụng máy bơm hút bùn để lấy hết bùn đáy ra khỏi ao nuôi.
- Bùn đáy ao được bơm vào ao chứa bùn cho tự phân huỷ, sau 1-2 vụ nuôi thỡ chuyển bựn ra khỏi ao chứa bựn. Tuyệt đối không được bơm bùn lên bờ ao hay bơm trực tiếp ra môi trường bên ngoài.
Bón vôi
- Sau khi gia cố bờ ao và nạo vét bung đáy xong tiến hành kiểm tra pH đất để xác định loại, lượng vôi cần bón dựa vào bảng sau:
-Vôi được rải đều khắp đáy ao, bờ ao, cống và được bón một lần.
Phơi đáy
- Phơi ao ít nhất 30 ngày tính từ ngày bón vôi.
- Sau khi phơi đáy thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu Carbon tổng số, Nitơ tổng số và tỷ lệ C/N. Đáy ao tốt nhất là có Carbon tổng số ≤ 2,5% và tỷ lệ C/N ≤ 25.
- Tiếp tục lấy nước vào để rửa ao.
- Tiếp tục phơi đáy ao từ 5-7 ngày.
Lấy nước
- Việc lấy nước được thực hiện sau khi cải tạo đáy ao xong, thời điểm lấy nước vào con nước cường.
- Dùng máy bơm nước trực tiếp vào ao nuôi, nước phải được lọc qua 1 lần lưới có kích thước mắt lưới 0,5-1mm.
- Mực nước từ 1,2-1,5m.
Trước khi lấy nước phải lấy mẫu giáp xác (cá, cua...) ở nguồn nước để kiểm tra. Đồng thời trước khi thực hiện công việc lấy nước phải kiểm tra nhanh các chỉ tiêu độ mặn, pH, H2S, chất rắn lơ lửng.
PH, H2S, Chất rắn lơ lửng đáp ứng yêu cầu thì lấy nước vào trữ trong ao nuôi chờ xử lý. Hoặc có một số chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu pH, H2S, chất rắn lơ lửng không đạt yêu cầu thỡ vẫn lấy nước vào trữ trong ao nuôi chờ xử lý và sau khi xử lý phải cú kiểm tra lại.
- Song song với việc lấy nước vào trữ ở ao nuôi phải lấy mẫu gửi kiểm tra các chỉ tiêu BOD, Cadimin, chì, thuỷ ngân và tổng hoá chất bảo vệ thực vật.
Nếu kết quả lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu trên đạt yêu cầu thì tiến hành xử lý nước và không cần kiểm tra lại sau khi xử lý nước xong.
Nếu một trong các chỉ tiêu Cadimi, chỡ, thuỷ ngân và tổng hoá chất bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu thỡ phải xả bỏ và tiến hành lấy nước lại.
Riêng chỉ tiêu BOD5 không đạt yêu cầu thì vẫn tiến hành xử lý nước và sau khi xử lý phải có kiểm tra lại.
- Sau khi lấy nước, tiến hành lắp quạt nước (4 giàn quạt/ao 5000m2, 15 cánh/giàn). Vị trí đặt giàn quạt cách góc ao 15-20m và cánh quạt đầu tiên cách bờ ao khoảng 3-5m.
- Sử dụng lưới rào cua rào xung quanh ao nuôi, ao lắng. Lưới rào cần nghiêng ra phía ngoài ao gốc 450 nhằm hạn chế địch hại bũ qua lưới vào trong ao.
Xử lý nước
- Sau khi lấy nước vào ao nuôi, để ít nhất 3 ngày (có thể sử dụng quạt nước) cho trứng cá, cá và giáp xác tự nhiên nở hết rồi tiến hành diệt tạp/khử trùng.
- Diệt tạp/khử trùng bằng Chlorine nồng độ 30-35ppm. Chlorine phải được hoà tan trong nước trước khi tạt đều khắp ao vào lúc chiều mát, kết hợp sử dụng quạt nước để trộn đều đều Chlorine.
- Sau 24 giờ tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện cỏ và giap xác trong ao là đạt yêu cầu. Ngược lại tiến hành khử trùng/diệt tạp lại.
- Sau khi sử dụng Chlorine 24 giờ thỡ tiến hành chạy quạt 3 ngày (chạy quạt 2h/ngày). Sau 6-7 ngày tiến hành kiểm tra Chlorine tự do trong nước bằng test Chlorine, nếu không cũn dư Chlorine thỡ tiến hành gõy màu nước.
Gây màu nước
- Sau khi xử lý nước xong và kiểm tra đạt yêu cầu không còn Chlorine dư thì tiến hành gây màu nước.
- Cách gây màu nước: Dùng 3kg cám gạo + 1kg bột cá+ 1kg đậu nành/1000m2 kết hợp với các loại chế phẩm vi sinh nhằm cung cấp vi sinh vật có lợi cho ao nuôi và ổn định pH. Khoảng 2-3 ngày sau khi gây màu nếu màu nước không đạt yêu cầu thỡ sử dụng tiếp phõn NPK (3-5kg/5000m2/lần) 1-2 lần vào buổi sáng cho đến khi lên màu (đạt độ trong từ 30-60cm).
- Trong thời gian gây màu nước cần điều chỉnh tốt các yếu tố sau: pH nước ao: 7,8-8,2; Độ kiềm: 80-120mg/l.
Kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi thả giống
Trước khi thả giống, nước phải được kiểm tra các yếu tố thuỷ hoá, thuỷ lý. Chỉ thả giống khi môi trường trong ao đạt yêu cầu theo bảng sau:
Chú thích: (**) nhiệt độ theo dừi để quản lý thời vụ; quản lý ao nuôi (điều chỉnh thức ăn, thời gian quạt nước...)
4.3.2.8.2 Giải pháp quản trị tại GAP 1: Công đoạn chọn và giống
Thủ tục phải tuân thủ
Chọn giống
- Trước thời điểm bắt đầu vụ nuôi BĐH khu nuôi trực tiếp ra trại giống đặt vấn đề hợp đồng trách nhiệm về chất lượng cá giống.
- Kiểm tra cảm quan trực tiếp tại trại nuôi, cá giống phải đạt yêu cầu sau:
Cá có phảm ứng nhạy kích thích từ bên ngoài, có khuynh hướng bơi ngược dòng.
Cá có kích cỡ đồng đều.
Màu sắc cá đồng nhất.
- Nếu kết quả đánh giá cảm quan đạt yêu cầu thì lấy mẫu gửi kốm kiểm tra mầm bệnh. Cỏ giống phải cú kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu.
Vận chuyển
- Sử dụng bao nilon 2 lớp để vận chuyển cá giống hoặc sử dụng lồ vận chuyển trong xe lạnh có sục khí.
Thả giống
- Đo nhiệt độ trong ao nuôi và của bao cá giống. Khi nhiệt độ chênh lệch không quá 30C thì tiến hành thả giống. Nghiêng túi cho nước ao vào từ từ trong túi đồng thời cá từ từ được thả ra ngoài.
Mùa vụ
Thả giống tuân theo lịch thời vụ của Sở thủy sản.
4.3.2.8.3Giải pháp quản trị tại GAP 3.1 Công đoạn quản lý – chăm sóc
(Quản lý thức ăn và cho ăn)
Thủ tục phải tuân thủ
Chọn thức ăn
a, Thức ăn viên
- Thức ăn phải có công bố chất lượng.
- Thức ăn viên đó được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Trong trường hợp sử dụng thức ăn mới thỡ phải kiểm tra thành phần, chất cấm.
- Từng lô thức ăn viên sẽ được kiểm tra:Giấy kiểm tra chất lượng của lô thức ăn, bao bì,. hạn sử dụnh, nhãn bao bì
- Nếu tất cả nội dung trên đều đạt yêu cầu và kết quả lấy mẫu (kiểm tra chất chất khi nghi ngờ) đạt theo bản dưới đây thì tiếp nhận đưa vào kho bảo quản.
b, Thức ăn bổ sung
- Thức ăn bổ sung phải có công bố chất lượng.
- Thức ăn bổ sung đó được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Trong trường hợp sử dụng thức ăn mới thỡ phải kiểm tra thành phẩn, chất cấm.
- Thức ăn bổ sung khi nhập về được kiểm tra: bao bì, hạn sử dụng, bao bì phải đúng theo công bố chất lượng, Hạn sử dụng: phải còn hạn sử dụng
Lấy mẫu kiểm tra chất cấm khi nghi ngờ
- Nếu tất cả các yếu tố nêu trên đạt yêu cầu và kết quả lấy mẫu (kiểm tra chất cấm khi nghi ngờ) đạt theo bản dưới thì tiếp nhận đưa vào kho bảo quản.
Bảng 4.20 Giới hạn các dư lượng trong thức ăn
Đối tượng kiểm soát
Chỉ tiêu kiểm tra theo dự án GAP
Mức giới hạn
Thức ăn bổ sung
Chloramphenicol
Không cho phép
Nitrofurans
Không cho phép
Thức ăn viên
Chloramphenicol
Không cho phép
Nitrofurans
Không cho phép
Aflatoxin
≤ 4ppb
Desamethazone
Không cho phép
Cho ăn
- Cỡ thức ăn viên được cho ăn theo từng giai đoạn của cá.
- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp
- Trong qúa trình cho ăn thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ cá nuôi và sự biến động của các yếu tố môi trường, thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Một số trường hợp điển hình sau ngoài việc điều chỉnh môi trường cho phù hợp theo GAP 3.3 và quản lý sức khoẻ cá nuôi theo GAP 3.4, cũng cần phải xem xét một cách tổng hợp để điều chỉnh lượng thức ăn
Thời tiết: Sau những cơn mưa lớn: nhiệt độ cao hơn 330C. hay thấp hơn 250C có thể giảm 30-35% thức ăn.
Đáy ao bẩn
Cỏ yếu hoặc có dấu hiệu bị bệnh
- Chuẩn bị thức ăn
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng của từng ao để chuẩn bị thức ăn
Công nhân ao nào chuẩn bị thức ăn ao đó.
- Cách cho ăn: Thức ăn được rải đều xuống ao theo đường cho ăn.
- Dụng cụ cho ăn sau khi sử dụng phải được rửa sạch và để khô.
4.3.2.8.4 Giải pháp quản trị GAP 3.2 : Công đoạn quản lý và chăm sóc
(Quản lý thuốc thú y và chất xử lý môi trường)
Chọn thuốc thú y và chất xử lý môi trường
- Từng vụ nuôi lập danh mục các loại thuốc thú y và chất xử lý môi trường. Không được tiếp nhận và sử dụng các chất cấm theo quyết định 07/2005 ngày 24/02/05 của Bộ thủy sản. Không tiếp nhận và sử dụng thuốc thú y và chất xử lý môi trường (sau đây gọi tắt là sản phẩm) không trừ nguồn gốc.
- Sản phẩm được công bố chất lượng
- Sản phẩm được sử dụng phổ biến và hiệu quả.
- Từng lô sản phẩm sẽ được kiểm tra: bao bì, hạn sử dụng, nhàn bao phải công bố chất lượng
- Lấy mẫu kiểm tra chất cấm khi nghi ngờ.
- Nếu tất cả các yếu tố nêu trên đều đạt yêu cầu và kết quả lấy mẫu (kiểm tra chất cấm khi nghi ngờ) đạt theo bảng dưới đây thì tiếp nhận đưa vào kho bảo quản
4.3.2.8.5 Giải pháp quản trị GAP: Công đoạn quản lý và chăm sóc
(Quản lý môi trường ao nuôi)
Kiểm soát chất lượng nước
- Tuân thủ GAP 1: Chuẩn bị ao nuôi
- Tuân thủ GAP 3.1: Quản lý thức ăn và cho ăn
- Tuân thủ GAP 3.2: Quản lý thuốc và chất xử lý môi trường.
Chất lượng nước nuôi, nước bổ sung thêm trong quá trình nuôi được giám sát và duy trì theo bảng sau
Bảng 4.21: Giới hạn giám sát các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng nước theo mô hình GAP
Đối tượng kiểm soát
Chỉ tiêu kiểm tra theo GAP
Giới hạn đề xuất cho vùng áp dụng GAP
Tần xuất
Ghi chú
Nước ao lắng
BOD
≤ 20 mg/l
2 tuần/lần
NH3
≤ 0,2 mg/l
2 tuần/lần
Độc hơn khi pH tăng
PO43-
< 0,5 mg/l
2 tuần/lần
Nước ao nuôi trong quá trình nuôi
NO2 -N
< 0,25 mg/l
2 tuần/lần
H2S
< 0,02 mg/l
2 tuần/lần
Độc hơn khi pH giảm
Nhiệt độ
(**)
ngày 2 lần (6,14h)
pH
7,5-8,5
ngày 2 lần
DO
³ 4mg/l
ngày/lần (6h)
Mức nước
1-1,5m
7ngày/lần
Độ trong
0,3-0,6m
7ngày/lần
Độ kiềm
80-150 mg/l
7ngày/lần
Chú thích: (**) nhiệt độ theo dõi để quản lý thời vụ; quản lý ao nuôi (điều chỉnh thức ăn, thời gian quạt nước...)
Kiểm soát đáy ao
- Kiểm soát thức ăn nghiêm ngặt, không dư thừa.
- Không bón nhiều phân hữu cơ gây tích tụ nền đáy ao.
- Nếu đáy có nhiều bùn bẩn nhiều thì phải hút bùn hoặc dùng chế phẩm sinh học giúp phân huỷ chất hữu cơ ở nền đáy ao.
- Lấy mẫu kiểm tra đất đáy ao vào đầu, giữa và cuối vụ nuôi để đánh giá mức độ suy thoái của đáy ao trong quá trình nuôi.
Chất lượng đáy ao được giám sát và duy trì theo bảng sau:
Bảng 4. 22: Giới hạn giám sát các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng đáy ao
Đối tượng kiểm soát
Chỉ tiêu kiểm tra GAP
Giới hạn đề xuất cho vùng áp dụng GAP
Tần suất
Đáy ao nuôi
Các bon hữu cơ
<2,5
Đầu, giữa, cuối vụ nuôi
Tỷ lệ C/N
<25
Đầu, giữa, cuối vụ nuôi
Màu
Không quá đen
2 tháng đầu: 1 tháng/lần
Tháng3: 2tuần/lần
Tháng 4 trở đi: 1 tuần/lần
Hoặc nghi ngờ
Mùi
Không có mùi khó chịu
2 tháng đầu: 1 tháng/lần
Tháng3: 2tuần/lần
Tháng 4 trở đi: 1 tuần/lần
Hoặc nghi ngờ
Cấp nước bổ sung và thay nước
- Nước để cấp bổ sung hay để thay nước trong quá trình nuôi phải được kiểm soát như GAP1 (nhưng việc xử lý sẽ tiến hành ở ao lắng/xử lý).
- Không thay nước trong khoảng 60 ngày đầu của chu kỳ nuôi.
- Thay nước phụ thuộc vào chất lượng nước trong ao và nguồn nước: Tiến hành thay nước khi ao có độ trong thấp, tảo phát triển mạnh... Mỗi lần thay không nên vượt quá 30% lượng nước trong ao để tránh gây sốc cho cá.
- Khi độ sâu không đảm bảo hay cần ổn định môi trường cho ao nuôi thì bổ sung lượng nước vào ao nuôi. Việc bổ sung nước vào ao nuôi phải đảm bảo các yêu cầu về nước cấp, mỗi lần bổ sung khoảng 20-30% lượng nước trong ao.
4.3.8.6 Giải pháp quản trị GAP 3.4: Công đoạn quản lý và chăm sóc
(Quản lý sức khoẻ cá trong quá trình nuôi)
Thủ tục phải tuân theo
Kiểm soát tổng hợp
- Tuân thủ GAP 1 - Chuẩn bị ao
- Tuân thủ GAP 2 - Chọn giống, thả giống
- Tuân thủ GAP 3.1 - Chọn thức ăn, cho ăn
- Tuân thủ GAP 3.2 - Quản lý thuốc, chất xử lý môi trường
- Tuân thủ GAP 3.3 - Quản lý môi trường ao nuôi
- Tuân thủ GAP 4 - Thu hoạch và bảo quản
- Tuân thủ GAP 5 - Kiểm soát chất thải
Kiểm soát sự nhiễm chéo
- Chỉ có những người có trách nhiệm mới được vào khu vực nuôi cá.
- Công nhân phân công làm việc ở ao nào thì chỉ làm việc trong khu vực ao đó.
- Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với ao nuôi, khi chuẩn bị thức ăn và cho ăn.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Các ao nuôi phải có dụng cụ riêng, khi sử dụng phải trong tỡnh trạng vệ sinh sạch sẽ. Sau khi sử dụng phải được vệ sinh sạch, bảo quản đúng nơi quy định. Tuyệt đối không được di chuyển từ ao này sang ao khác.
- Những thiết bị dùng chung (như thiết bị đo kiểm môi trường...) không được nhúng trực tiếp xuống ao mà phải dùng dụng cụ riêng của từng ao múc nước lên để đo kiểm, nước sau khi đo kiểm được đổ ra kênh thoát.
- Không được làm bắn nước từ ao này sang ao khác hay nước từ kênh vào ao, không được di chuyển cỏ từ ao này sang ao khác.
- Không nuôi và không được để gia súc, gia cầm xâm nhập vào khu vực nuôi.
- Hàng ngày kiểm tra cua, còng trong khu vực nuôi, nếu phát hiện tài phải loại bỏ ngay. Cua cũng phải gom lại và đốt bỏ ở vị trí cách xa ao nuôi, ao xử lý và kênh cấp.
- Cá chết phải được vớt, đem đốt bỏ hoặc xử lý ở vị trớ cách xa ao nuôi, ao xử lý và kênh cấp.
- Hạn chế chim, cũ ăn cá xuất hiện trong khu vực nuôi .
- Hàng ngày kiểm tra rò rỉ nước của bờ ao .
- Trường hợp ao nuôi có cá bị bệnh.
Cá lớn thì có thể thu hoạch theo GAP4, đồng thời nước và ao nuôi phải được khử trùng dập dịch.
Cá nhỏ thì không thu hoạch tiến hành dập dịch ngay .
- Theo dõi các thông tin quan trắc về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp như: Không thay nước, tăng tần suất kiểm tra,...
Giám sát sức khoẻ cá
+ Giám sát hằng ngày
- Hàng ngày đi dọc bờ ao hoặc những lúc cho cá ăn kiểm tra hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá, đặc biệt vào ban đêm và những lúc thời tiết thay đổi bất thường kiểm tra cá xung quanh ao, sát bờ ao và cá trong các tầng nước, đáy ao.
- Trong quá trình kiểm tra nhá để đánh giá lượng thức ăn hằng ngày, tiến hành bắt cá trên nhá để quan sát hình dáng bên ngoài màu sắc, màng bám trên cá, thức ăn trong ruột,...
- Nhận diện các dấu hiệu bệnh lý: Cá bỏ ăn; nồi đầu; tấp bờ ;...
- Căn cứ dấu hiệu bệnh lý để xác định bệnh .
- Tiến hành ngay các biện pháp xử lý phù hợp (điều chỉnh môi trường, thức ăn hoặc kiểm tra chính xác tác nhân gây bệnh cho cá) khi phát hiện thấy sự bất thường xảy ra trên cá đang nuôi .
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh: ngăn chặn các ký chủ trung gian; chống thấm lậu; xử lý triệt để và cách ly hoàn toàn những ao cỏ bị bệnh; vệ sinh dụng cụ, công nhân,...
+ Giám sát định kỳ
- Đánh giá sự phát triển, tỷ lệ sống của cá (1 tuần/lần) dùng chài bắt cá tại ít nhất 6 điểm trong ao.
- Giám sát định kỳ kết hợp với kiểm tra định kỳ để có đánh giá kỹ hơn về tỡnh hỡnh sức khoẻ, bệnh cỏ.
- Định kỳ (2 tuần/lần hay khi nghi ngờ) lấy mẫu phân tích các tác nhân gây bệnh trên cá để có biện pháp xử lý thớch hợp.
+ Kiểm tra tăng cường tinh hình sức khoẻ cá nuôi trong những tình huống sau:
- Cá giảm ăn, bơi lờ đờ, nổi lên mặt ao hoặc bơi xung quanh.
- Tảo tàn.
- Sau khi trời mưa to.
- Những ngày trời âm u.
- Nhiệt độ thấp.
- Chất lượng nước xấu.
- Hoặc những biểu hiện bất lợi khác như sự xuất hiện của chim ăn cá...
2.6.2.8.7Giải pháp quản trị GAP Công nhân thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Thủ tục phải tuân thủ
Kiểm tra trước khi thu hoạch
- Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành lấy mẫu ở ao đại diện để kiểm tra các chỉ tiêu ATVSTP. Kết quả lấy mẫu ở ao đại diện sẽ đại diện chung cho cả nhóm ao tương đương. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành thu hoạch.
- Nhóm ao tương đương phải thoả mãn các điều kiện sau:
Nằm cạnh nhau trong cùng một tổ.
Cùng một trại cỏ giống, cùng thời gian thả giống.
Cùng cách quản lý, chăm sóc.
Sử dụng cùng một loại thức ăn, thuốc thú y và chất xử lý môi trường.
Thu hoạch lệch nhau không quá 15 ngày.
- Trong trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì tiếp tục nuôi và lấy mẫu tái kiểm tra với số mẫu gấp đôi (1 mẫu ở ao đại diện, 1 mẫu ở ao bất kỳ trong nhóm). Chỉ khi nào kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì mới được thu hoạch.
- Trong trường hợp thu hoạch khẩn cấp thì tiến hành lấy mẫu ở từng ao ngay khi thu hoạch. Lô cá thương phẩm phải được chế biến và cô lập riêng chờ kết quả kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì giải phóng lô hàng, nhập vào lô hàng chung. Nếu kết quả không đạt yêu cầu thì vùng nuôi và nhà máy sẽ phối hợp tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Thu hoạch
a, Trường hợp thu hoạch bình thường
- Tháo hoặc bơm cạn nước trong ao cong khoảng 70-80cm.
- Sử dụng lưới để kéo cá, đảm bảo cá không bị vùi xuống bùn.
- Sử dụng thùng nhựa để chứa cá, cá chứa trong thùng không được qúa đầy và dùng tấm PP để đậy thùng tránh không để cá nhảy ra ngoài.
b, Trường hợp thu hoạch khẩn cấp do cá bị bệnh
- Giữ nguyên nước trong ao (không được tháo hoặc bơm ra ngoài) và tiến hành thu hoạch như trường hợp thu hoạch bình thường.
- Chọn đường chuyển cá theo bờ kênh thoát. Hạn chế nước rò rỉ trong quá trình chuyển.
- Công nhân tuyệt đối không được di sang khu vực khác khi chưa vệ sinh và thay bảo hộ lao động.
- Dụng cụ thu hoạch phải được vệ sinh, khử trùng và phơi khô.
- Ao và nước ao sau khi thu hoạch phải được dập dịch theo GAP 3.4
4.6.2.8.8 Giải pháp quản trị GAP 5:Quản lý chất thải.
Thủ tục phải tuân thủ
Bùn đáy ao:
Nạo vét bùn đáy ao, lưu giữ và xử lý phải tuân thủ theo GAP 1
Nước thải ao nuôi
- Nước thải trong quá trình nuôi hoặc nước thải khi thu hoạch phải được chứa vào ao chứa nước thải (kênh thải). Tuyệt đối không xả thẳng ra môi trường bên ngoài.
Nước trong ao/kênh chứa nước thải được xử lý lắng ít nhất 1 tuần.
Trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước thải, nếu đạt yêu cầu mới được thải ra ngoài môi trường. Nếu không đạt phải tiếp tục xử lý và lấy mẫu kiểm tra lại.
Ao nuôi cá có bị bệnh phải tiến hành xử lý (nếu cá còn nhỏ thì tiến hành dập dịch, nếu cỏ lớn thỡ thu hoạch khẩn cấp theo GAP 4) và nước trong ao dập dịch bằng chlorine nồng độ 30 - 35 pm, giữ nguyên nước trong ao cho đến cuối vụ nuôi, bờ ao phải được rải vôi để ngăn lây lan mầm bệnh. Phải có biện pháp ngăn chặn chim đến ăn cỏ chết nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
Thường xuyên kiểm tra sự thẩm lậu của kênh thải vào ao chứa nước thải.
Chất thải rắn (rác, cá chết...) trong quá trình nuôi
- Rác thải trong quá trình nuôi sẽ được thu dọn và để đúng nơi quy định
- Rác thải của các ao bị bệnh cần đốt bỏ
- Cá chết do bị bệnh và giáp xác cần được thu gom cẩn thận và đốt bỏ ngay lập tức và đúng nơi quy định.
Nước thải, rác thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt được chứa đúng nơi quy định (hố thu, hầm rút,...) không được để chảy vào khu vực nuôi.
- Rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom riêng và được chuyển đi nơi khác hoặc đốt bỏ.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5. 1 KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm của các trang trại NTTS huyện Thanh Trì tôi rút ra được kết luận:
- Các chủ trang trại phần lớn xuất thân từ nông dân hoặc thành phần chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật NTTS và nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại
- Đất đai của trang trại có diện tích từ 0,5 ha – 1,4 ha
- Lao động thường xuyên bình quân của trang trại là từ 2,2 – 4 lao động; trong đó lao động gia đình chiếm 64% – 78%, còn lại là lao động thuê mướn.
Vốn bình quân một trang trại từ 70 – 150 triệu đồng/ trang trại, trong đó vốn cố định chiếm từ 60% – 78% tổng vốn. Nhu cầu vốn của các trang trại là rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
- Trong các loại hình NTTS nghiên cứu, loại hình trang trại NTTS cho hiệu quả cao nhất là trang trại thuỷ sản – chăn nuôi - trồng trọt bởi sản phẩm của trang trại đa dạng, có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Loại hình trang tại thuỷ sản - trồng trọt có hiệu quả kinh tế kém nhất bởi loại hình trang trại này gặp nhiều rủi ro nhất về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh.
- Ngoài hiệu quả kinh tế trang trại còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
- Nguồn gốc giống cá, tôm và thức ăn trong vùng nuôi đều được đưa từ vùng khác và chất lượng con giống, thức ăn chưa được kiểm soát.
- Chưa có chính sách hỗ trợ của chính quyền trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản địa phương, dẫn đến các chủ trang trại hoạt động manh mún và sản phẩm bán ra có giá trị không cao.
- Qua tìm hiểu, đánh giá của chủ trang trại về hiệu quả kinh tế trang trại NTTS so với một số trang trại khác trong huyện thì trang trại NTTS đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Trong số những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm trong các trang trại như: dịch bệnh, vốn, kỹ thuật, thị trường, chất lượng sản phẩm, giống... được đa số các chủ trang trại quan tâm
-Để nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm trong trang trại cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: quy hoạch đất đai, giải pháp về vốn, thị trường, khoa học kỹ thuật công nghệ (áp dụng đúng quy trình GAP)...
5.2 KIẾN NGHỊ
- Tuyên truyền kịp thời các Nghị quyết Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại
- Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hướng dẫn cho các chủ trang trại thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy địn của pháp luật về quản lý giống, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Mở các lớp tập huấn giúp các chủ trang trại và người lao động nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại.
- Hướng dẫn giúp đỡ chủ trang trại tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp kịp thời các thông tin thị trường như giá cả đầu vào, đầu ra... để họ chủ động sản xuất và tiêu thụ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại vay vốn để mở rộng sản xuất, tránh sách nhiễu, phiền hà. Các trường hợp gặp rủi ro, bất khả kháng thì được xem xét lùi thời hạn thanh toán gốc và lãi qua ít nhất một chu kỳ sản xuất.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác.
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi
---------------
nguyÔn thÞ quúnh anh
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THUỶ SẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp
M· sè : 60.31.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.ts. ®ç v¨n viÖn
Hµ néi – 2008
môc lôc
Danh môc b¶ng
STT
Tªn b¶ng
Trang
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu người của một số nước trên thế giới vào năm 2010 28
Bảng 3.1: Tình hình phân bố đất đai của Huyện Thanh Trì ( 2005 – 2007) 39
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Trì 42
Biểu 3.3: Kết quả phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì 45
Bảng 2.1: Số lượng trang trại điều tra năm 2007 51
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cấp nuôi trồng thuỷ sản tại xã Đông Mỹ 56
Biểu 4.2: Mức tuân thủ kỹ thuật tẩy dọn ao của các trang trại NTTS điều tra năm 2007 62
Biểu 4.3: Tổng hợp diện tích - hộ nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2007 72
Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế trang trại nuôi ba ba huyện Thanh Trì 74
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế trang trại nuôi ếch lồng huyện Thanh Trì 76
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế trang trại chuyên tôm càng xanh huyện Thanh Trì 78
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế trang trại nuôi cá rô phi đơn tính Đài Loan huyện Thanh Trì 80
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế trang trại nuôi cá ghép huyện Thanh Trì (Tính bình quân trên 1 ha) 82
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế trang nuôi cá - lúa huyện Thanh Trì 84
Bảng 4.1o: Thu nhập của trang trại NTTS tổng hợp huyện Thanh Trì 85
Bảng 4.11: Chi phí của trang trại NTTS tổng hợp huyện Thanh Trì 86
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế trang trại NTTS tổng hợp huyện Thanh Trì 87
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế các trang trại NTTS của huyện Thanh Trì 89
Bảng 4.14: Kết quả và chi phí của trang trại NTTS có quy mô diện tích 1 – 2 ha và trang trại NTTS có quy mô diện tích < 1 ha 91
Bảng 4.15: Kết quả và chi phí của trang trại NTTS quy mô diện tích 2 – 3 ha và trang trại NTTS có quy mô diện tích > 3 ha 93
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế cáctrang trại NTTS tính theo quy mô diện tích 96
Bảng 4.17: Các loại hình trang trại của huyện Thanh Trì 97
Bảng 4.18: Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại NTTS 99
Bảng 4.19 Các chỉ tiêu kinh tế cho phát triển kinh tế trang trại NTTS huyện Thanh trì đến 2010 107
Bảng 4.20 Giới hạn các dư lượng trong thức ăn 121
Bảng 4.21: Giới hạn giám sát các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng nước theo mô hình GAP 124
Bảng 4. 22: Giới hạn giám sát các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng đáy ao 125
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QUYNH ANH 30.8.doc