Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán... Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn là một lĩnh vực quan trọng, là xương

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn vốn chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.Nhưng hoạt động huy động vốn lại rất khó khăn và phức tạp. Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động huy động vốn và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của mình.Ngân hàng đã xem xét những khó khăn thiếu sót của mình và đánh giá nguyên nhân và từ đó đưa ra phưong hướng giải quyết tốt nhất để lượng vốn huy động ngày càng gia tăng và phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam 1.1.1. Quá trình ra đời và cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quân Đội a. Quá trình hình thành và phát triển NHQĐ Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội được thành lập tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của UBND TP Hà Nội theo giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp. Năm 1993, Đảng uỷ Quân sự Trung ương BQP có chủ trương thành lập NH TMCP Quân đội với mục đích phục vụ các doanh nghiệp quân đội và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.Ngày 14/09/1994,NHQĐ bắt đầu đi vào hoạt động với tổng tài sản khiêm tốn ban đầu là 20 tỷ đồng,trụ sở chính duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ,Ba Đình,Hà Nội gồm 25 cán bộ,nhân viên với 4phòng ban chức năng: Tín dụng,Kế toán,Kho quỹ và Văn phòng. Trải qua hơn 14 năm xây dựng và phát triển,NHQĐ đã không ngừng vươn lên, đa dạng hoá sản phẩm,dịch vụ và đổi mới phương thức gắn liền với ứng dụng công nghệ ngân hàng và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn và dịch vụ cho khách hàng nhằm góp phần tích cực vào phát triển đất nước.NHQĐ đã dần khẳng định được vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.NHQĐ không chỉ phục vụ cho mìnhcác doanh nghiệp quân đội nữa mà đã vươn ra lớn mạnh hơn nhiều.lượng khách hàng của NH gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài,các cá nhân.Lưu lượng vốn hàng năm huy đông ngày càng cao đáp uéng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế cũng như thực thi các chính sách Ngoại hối,chính sách tiền tệ theo đinh hướng ccủa Nhà nước. Mạng lưới các chi nhánh cấp 1,cấp 2 và các phòng giao dịch của NHQĐ rải rác khắp trên toàn quốc.NHQĐ có các công ty con mà nó nắm giữ trên 50% vốn cổ phần : Công ty chứng khoán Thăng Long-TSC (83.33%) ; Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội-HFM (60%) ; Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản MB-AMC (100%)…TSC tập trung thực hiện các hoạt động như:tiếp tục đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại,nâng cao năng lực tài chính,hoàn thiện cơ cấu tổ chức,các cơ chế về quản trị điều hành, các quy trình nghiệp vụ;tiếp tục triển khai thương hiệu thong qua chuẩn hoá hình ảnh,thống nhất thông điệp truyền thông,nâng cao chất lượng dịch vụ…AMC trong năm 2008 đã không ngừng tiến hành củng cố tổ chức nhân sự,thực hiện hạch toán độc lập,tính đến 31/12/2008 đã thu hồi được hơn 7 tỷ đồng nợ quá hạn.Trong năm,công ty cũng khai tác tốt các tài sản đảm bảo vay nợ,cho thuê văn phòng. Đồng thời công ty cũng thực hiện quản lý một số dự án đầu tư của NHQĐ và tiến hành sửa chữa chi nhánh,kiosk ATM toàn hệ thống theo mô hình giao dịch chuẩn do Khối khách hàng cá nhân xây dựng.Còn HFM năm 2008 tuy không phải là môt năm nổi bật như năm 2007 nhưng cũng được đánh giá là một năm khá thành công với hầu hết các mặt hoạt động.HFM liên tục tìm kiếm,tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao,xây dựng quy trình,quy chế,tìm kiếm tư vấn hỗ trợ xây dựng chiến lược và triển khia các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống công nghệ thông tin.Năm 2007 lợi nhuận trước thuế của HFM là 41,9 tỷ đồng,gấp 27 lần so với kế hoạch đã đặt ra.HFM đã tạo dựng được niềm tin với các cổ đông,trở thành một công ty uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Các cổ đông lớn của NHQĐ gồm một số tổng công ty lớn như:Tổng công ty Bay dịch vụ Miền Bắc,Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn,Công ty Tân Cảng BQP,Công ty GAET BQP,Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và trên 750 cổ đông pháp nhân và thể nhân khác. Với nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ thì ngân hàng QĐ Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh và các phòng giao dịch,các công ty trực thuộc trên khắp đất nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội,Hải Phòng,TP Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng,… Đến cuối năm 2008,MB đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến hầu hết các tỉnh,thành phố trên cả nước với 100 điểm giao dịch và gần 2.500 cán bộ nhân viên.Con số này không ngừng tăng và sẽ đạt 130 điểm giao dịch cùng khoảng 2.900 cán bộ công nhân viên vào năm 2009. MB cũng chú trọng quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 700 ngân hàng đại lý tại 76 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc huy động đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ,tín dụng,dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng,làm ngân hàng đại lý,phục vụ các dự án từ các nguồn vốn,các tổ chức kinh tế ... Ngân hàng quân đội luôn khẳng định được vị thế của mình phuc vụ cho đầu tư phát triển,huy động vốn cho vay dài hạn,trung hạn,ngắn hạn cho các thành phần kinh tế;là ngân ghàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trong điểm. Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu,MB luôn được ngân hàng nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như thương hiệu mạnh Việt Nam,thương hiệu uy tín chất lượng,Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam,giải thưởng Sao vàng Đất Việt, giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group,Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. b. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân đội Việt Nam Từ ngày thành bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có trên 200 công nhân viên đến nay đã có 100 chi nhánh với hơn 2500 cán bộ nhân viên. Đến nay mô hình tổng công ty theo các khối sau: - Ngân hàng thương mại với 80 chi nhánh cấp I, sở giao dịch tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước. - Khối công ty thành viên gồm công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC); công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội (HFM); công ty địa ốc MB Land; công ty chứng khoán Thăng Long (TSC); - Khối liên doanh - Khối đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo. - Khối đầu tư Cùng với sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng quân đội Việt Nam nói riêng, các đơn vị thành viên và cán bộ công nhân viên cũng ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng. Qua đó góp phần tạo đà cho ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu của tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Sau 14 năm phát triển số đơn vị thành viên đã tăng lên rất nhiều nếu so với thời kì mới hình thành thì con số này tăng lên tới 10 lần. Còn về số lượng cán bộ công nhân viên thì tăng hơn 10 lần, từ 200 lên đến 2500 người.Qua đó có thể cho thấy sự phát triển vượt trội của hệ thống ngân hàng quân đội Việt Nam, nhất là trong điều kiện hiện nay khi có rất nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh tồn tại và phát triển . ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC HỖ TRỢ KINH DOANH - Hỗ trợ kinh doanh và thanh toán quốc tế - Hành chính và quản lý chất lượng - Quản lý và phát triển mạng lưới NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIỂM TOÁN HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG CÁC UỶ BAN CAO CẤP PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO - Quản lý rủi ro - Quản lý tín dụng - Quản lý thu nợ KHỐI KINH DOANH - Doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính - Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Khách hàng các nhân - Đầu tư QUẢN LÝ HỆ THỐNG - Kế hoạch tổng hợp - Pháp chế - Truyền thông - Kế toán và tài chính - Công nghệ thông tin - Tổ chức nhân sự - Chính trị - Văn phòng phía Nam Biểu 1: Cơ cấu bộ máy của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 1.1.2. Một số hoạt động chủ yếu của NHTM cổ phần Quân Đội 1.1.2.1 Huy động vốn Với những sau 14 nă xây dưng và phát triển,năm 2008 tuy gặp phải nhiều biến động lớn nhưng NHQĐ vẫn đạt được những tăng trưởng toàn diện ở các lĩnh vực vực được đề ra trong mục tiêu kế hoạch của năm 2008.Trong đó hoạt động huy động vốn đóng một vai trò không nhỏ thể hiện trong giai đoạn 2000-2008 như sau: BIỂU 2:TỔNG VỐN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2000-2008 Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đôi các năm Thứ nhất,lượng vốn huy đọng trong NHQĐ lien tục tăng trong các năm dù tốc độ tăng có nhiều biến động.Trong đó năm 2007là một năm có mức gia tăng đạt cao nhất,với 23136,4 tỉ đồng tăng 100,99% so với năm 2006.Một số năm cũng có mức độ gia tăng cao như:năm 2005,2006 và năm 2008 có suy giảm tốc độ gia tăng tương ứng là 42,8% (năm 2005/2004); 65,3%(năm 2006/2005) và 41,2%(năm 2008/2007). Cùng với sự tăng trưởng đó NHQĐ đã triển khai hàng lọat các chương trình nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư và các cá tập thể.Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về lượng vốn nội tệ và ngoại tệ bằng các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú như tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm,phát hành trái phiếu,cổ phiếu và đặc biệt có sự linh hoạt giữa các laọi tái phiếu và cổ phiếu để cho khách hàng lưa chọn.Ngoài ra NHQĐ còn chủ động thu hút mọi nguồn vốn,thu hút khách hàng và tạo dựng niềm tin khách hàng. Thứ hai ,năm 2007 đã đánh dấu một năm thật sự huy hoàng trong chiến lược huy động vốn của ngân hàng Quân Đội.Sự gia tăng vượt bậc đạt 2336,4 tỷ đồng tăng 100,99% so với năm 2006 (vượt hơn 40% so với kế hoach năm).Cơ cấu huy động vốn của NHQĐ đều có xu hướng tăng nhanh và mạnh.Tuy nhiên năm 2008 có xu hướng hơi chững lại do nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng lượng vốn huy động khá cao. Đặc biệt lượng tiền gửi trong dân cư tăng khá mạnh.Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh tăng 64,57%. Cùng với sự nỗ lực không ngừng của mình,bám sát chiến lược đổi mới do hội đồn quản trị đua ra,NHQĐ đã xây dựng một thế vững chắc với đối tác và khách hàn,mở ra một thời kì phát triển mạnh về dịch vụ của NHQĐ trong tương lai.Ngân hàng không ngừng nâng cao chất luợng các dịch vụ truyền thống và cung cấp thêm không ít các dịch vụ mới mẻ phù hợp với xu hướng phát triển.Hoạt động vốn của Ngân hàng tập trung vào các sản phẩm:Tiền gửi tiết kiệm tuỳ the kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn;tiét kiệm tích luỹ…Mặt khác,phát hành trái phiếu,cổ phiếu cũng là những nguồn huy động vốn tuyệt vời của ngân hàng. 1.1.2.1Hoạt động cho vay Tín dụng là một mảng hoạt đọng của ngân hàng QĐ bao gồm các công việc như: nhường quyền sử dụng(chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất,cách thức vay mượn và thu hồi...Trong gần chục năm 2000-2008 diễn biền của hoạt động tín dụng có xu hướng dốc lên được thể hiện qua biểu sau: Biểu 3:Tổng dư nợ tín dụng từ năm 2000-2009 Nguồn:báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội qua các năm Qua biểu trên cho ta thấy dư nợ tín dụng qua các năm lien tục tăng:nếu như năm 2006 dư nợ tín dụng đạt 6616.62 tỉ đồng thì đến năm 2007 con số này đạt 11612.6 tỉ đồng đã tăng tới 37.9% so với năm 2006.Sang đến năm 2008 dư nợ bình quân đã vượt mức kế hoạch đề đề ra vởi mức 15852.76 tỉ đồng. Chủ trương ngân hàng Quân Đội phát huy các phương thức huy động vốn truyền thong và cung cấp thêm các dịch vụ tín dụng mới,tài trợ thương mại:cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển,cho vay cổ phần hoá,cho mua ôtô trả góp, cho vay du học,cho vay chiết khấu chứng từ… Trong những năm qua chất lượng tín dụng của ngân hàng dược cải thiện đáng kể trong nam 2008 ngân hàng chue trương nâng cao chất lượng tín dụng,cơ cấu lại danh mục nợ vay,tăng cường các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo,tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho vay để tiêu dùng.Ngoài ra tích tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng,cơ cấu lại nợ,từng bước hoàn thiện các hệ thống kiểm soát rủi ro ,các công cụ quản lý,chấp hành các quy định hiệ n hành…Vì vây ngân hàng đã hạn chế được những khoản nợ quá hạn mới phát sinh và tỉ lệ trích lập dự phòng trên 65% các khoản nợ quá hạn 1.1.2.3 Một số dịch vụ khác * Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2007 Ngân hàng Quân Đội đã tăng cường ngoại giao và tạo dưng thêm được nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 700 ngân hàng đại lý tại 76 quốc gia trên thế giới.NHQĐ đã nâng cao dần vị thế của mình trên thị trường tài chính tiền tệ,gắng sức hết mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán L/C và nhu cầu vay ngoai tệ của khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ,cùng với việc triển khai hoạt động cùng với khối Treasury(DN lớn và các định chế tài chính;DN vừa và nhỏ;khách hàng cá nhân;Đầu tư) thì hoạt động kinh doanh vốn cần sử dụng ngoại tệ trong năm 20076 tăng mạnh mẽ,tổng doanh thu tăng 89.2% so với năm 2005.trong đó doanh thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt xấp xỉ 1300 triệu USD.Tăng hơn 70% so với năm 2005 Ngân hàng thực hiện các dich vụ sản phẩm liên quan đến liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam với Ngân hàng Ngoại thương nước ngoài bao gồm: Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng đồng Việt Nam (VND,đô la Mỹ (USD);EURO chuyển đổi nhanh chóng, thuận tiện giữa VND, USD và các ngoại tệ khác; thực hiện bảo lãnh các loại; *Hoạt động bảo lãnh: Điều kiện để được Ngân hàng bảo lãnh là: Có tư cách pháp nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; đề nghị bảo lãnh không trái với các quy định của pháp luật; có đảm bảo cho khoản bảo lãnh theo quy định.Hoạt động bảo lãnh vẫn cố gắng phát triển bắt nhịp cùng các hoạt động khác,hàng năm đóng góp khá nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.Tổng số dư bảo lãnh đến 31/12/2008 đạt hơn 1300 tỷ đồng kèm theo số lượng thư bảo lãnh phát hành trên 4800.Tuy số bảo lãnh tăng nhanh nhưng về chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo. * Mở tài khoản giao dịch và làm trung gian thanh toán Trong 5 năm 2004-2008 hoạt đông mở tài khản giao dịch và làm trung gian thanh toán là một trong những hình thức huy động vốn khá hiệu quả tại ngân hàng.Tiền gửi thanh toán biến động liên tục qua các năm.Vào năm 2006 chiếm 45%,năm 2007 chiếm 52% và tăng hơn trong năm 2008.Lượng giao dịch tiền ngày càng tăng nhanh chứng tỏ NHQĐ đã tạo được niềm tin trong khách hàng. Hoạt động mở tài khoản giao dịch,làm trung gian thanh toán được đánh dấu vào thời điểm tháng 6/2004 khi NHQĐ triển khai sản phẩm thẻ ATM Active Plus.Đây là sự hợp tác của NHQĐ,NH Ngoại Thương VN và 11 NH thành viên khác.Điều đặc biệt cũng là lợi thế cạnh tranh mà NHQĐ có được khi tung ra sản phẩm này là khách hàng sử dụng thẻ ATM Active Plus đuựơc bảo cá nhân 24h/ngày tai công ty Bảo Hiểm Viễn Thông. Ngân hàng thực hiện các dịch vụ chủ yếu như: Dịch vụ rút tiền tự động: giao dịch rút tiền trên các máy rút tiền tự động (ATM), giao dịch thay đổi mã số cá nhân, giao dịch vấn tin số dư tài khoản. Dịch vụ xem thông tin về tỷ giá, lãi suất, dịch vụ ngân hàng; theo dõi số dư và phát sinh trên tài khoản; trao đổi thư điện tử với ngân hàng. Các dịch vụ khác: dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt; dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên; đại lý phát hành chứng khoán; vận chuyển tiền; giữ hộ các giấy tờ có giá; các dịch vụ khác. 1.2. Thực trạng huy động vốn của NH TMCP QĐ VN Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của ngân hàng luôn ổn định và liên tục tăng trong quá trình hoạt động suốt 14 năm qua,tổng tài sản ban đầu chỉ có 32 tỷ đồng ma tới năm 2008 con số này đã lên tới 45000 tỷ đồng.Về mặt hoạt động kinh doanh lợi nhuận trước thuế ban đầu chỉ la 4,8 tỷ( năm 1995)đến năm 2008 đạt 608,9 tỷ.Ngân hàng luôn duy trì được mức ROE trên 24%.Dựa vào những số liêuụ thực tế sau để phân tích hoạt đông huy động vốn của ngân hàng. 1.2.1. Vốn và các hình thức huy động vốn của NH QĐ 2.2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHTM CP QĐ Từ năm 1994 cho đến nay,nếu như vốn huy động ban đầu chỉ la 10 tỷ đồng thì đến nay số lượng cvốn huy động đã tăng hơn rất nhiều đạt 23136 tỷ đồng vào năm 2007.Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân tương đối ổn định.Vào năm 2007 thì mức gia tăng này là cao nhất trong 14 năm qua.Năm 2008 lại có xu hướng giảm do tác động của lạm phát tăng và chịu nhiều biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Trước bối cảnh đó NHQĐ vẫn cố gắng duy trì mức tăng nguồn vốn ở mức độ đủ đáp ứng được cung thanh khoản cho ngân hàng. Bảng 1:Cơ cấu vốn của NHQĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quy đổi VND Tỷ lệ % Quy đổi VND Tỷ lệ % Quy đổi VND Tỷ lệ % 1 Vốn chủ sở hữu 560 6.6 983 6.8 1817 6.6 2 Vốn huy động 7047 83.6 11602 80.2 23136 84 3 Vốn khác 826 9.8 1880 13 2589 9.4 Tổng nguồn 8433 100 14465 100 27542 100 Nguồn:báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội qua các năm Theo bảng nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động từ các tổ chức, dân cư chiếm tỉ trọng lớn và xu hướng tăng nhanh qua các năm.Nguồn vốn khác chủ yếu từ các khoản kí quỹ,các hợp đồng thanh toán quốc tế của các công ty của bộ quốc phòng.Tỷ trọng các nguồn vốn được biểu hiện qua biểu đồ sau: Biểu 4:Cơ cấu vốn từ năm 2005-2007 Nguồn:báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội qua các năm 2.2.1.2 Thực trạng huy động vốn tai NHQĐ Qua hơn 14 năm qua sự tăng trưởng về vốn và quy mô vốn tương đối ổn định.Vốn của NHQĐ bao gồmg:Vốn chủ sở hữu,vốn huy động,vốn vay,vốn khác,...Các lại vốn này hình thành nguồn vốn NH.Trong nguồn vốn của NH TMCP QĐ,nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn nhất(từ 77-86%) quyết định dến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NH.Tỷ lệ tăng huy động vốn giúp NH giả quyết nhu cầu tín dụng ngày càng mở rộng và mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ,trở thành một trong những hệ thống NH có lợi nhuận trước thế cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần. Thông qua thực trạng huy động vốn ta có thể thấy tiềm năng của các hhoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của NH.NH đã tăng cường các hệ thống quản lý vốn một cách đồng bộ và có khoa học,có tính đến xác suất rủi ro và trích lập các khoản ngừa phòng rủi ro chẳng may nếu gặp phải...để nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả nhất. a) Cơ cấu vốn theo hình thức huy động:Có bảng số liệu sau đây: Bảng 2:Cơ cấu huy động vốn theo phương thức huy động vốn STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I Tổng nguồn 7047 100 11602 100 23136 100 1 Tiền gửi thanh toán 2905 41 4479 39 10059 43 2 Tiền gửi có kỳ hạn 271 4 597 5 1273 6 3 Tiền gửi tiết kiệm 2328 33 3110 27 7218 31 4 Tiền gửi của TCTD 1543 22 3416 30 4586 20 Nguồn :Báo cáo thường niên ngân hàng Quân Đội qua các năm Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: -Lượng tiền gửi thanh toán năm 2006 tăng 54% so với năm 2005,tới năm 2007 thì con số này tăng kỉ lục tới 124% so với năm 2006 .Tuy nhiên,lượng tiền này luôn biến động tuỳ từng thời điểm,các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền vào để rút hoặc chuyển khoản bất cứ lúc nào cần vốn nên NH chỉ được xem đây là nguồn vốn ngắn hạn và chỉ được pháep sử dụng cho vay ngắn hạn. - Lượng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng binh quân trong 3 năm qua là 41% và chiếm ưu thế trong đó là các doanh nghiệp.Đây là mảng thị trường tiềm năng và không quá nhạy cảm với lãi suất. - Lượng tiền gửi có kì hạn cũng liên tục tăng trong các năm qua,mức gia tăng bình quân la 7,5%. - Lượng tiền gưỉi của dân cư tăng đáng kể,số vốn huy động tiết kiệm năm 2005 là 2328 tỷ đồng thì năm 2006 đạt 3110 tỷ đồng tăng 782 ty đồng,vượt 33,6% so với 2005.Con số này ấn tượng hơn năm 2007 lượng vốn huy động tiết kiệm đạt 7218 tỷ đồng tăng 4105 tỷđồng,vwtj 132% so với 2006.Kết quả này cho thấy đây là lượng vốn rất có tiềm năng trong xã hội,huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ cho đầu tư phát triển nhà nước. Biểu 5:tỷ trọng huy động vốn huy động theo phương thức huy động Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội qua các năm b) Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn Ta có bảng số liệu sau đây: Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 20087 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I Tổng cộng 7047 100 11602 100 23136 100 1 Vốn không kỳ hạn 2905 42 4479 38 10059 43 -Ngoại tệ 1077 2144 4526 -Nội tệ 1082 2335 5535 2 Vốn có kỳ hạn< 12 tháng 2707 38 4071 36 9766 38 -Ngoại tệ 842 1506 3711 -Nội tệ 1865 2565 6055 3 Vốn có kỳ hạn>12 tháng 1435 20 3052 17 3311 20 -Ngoại tệ 457 1220 1059 -Nội tệ 978 1832 2252 Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội qua các năm Theo bảng số liệu trên cho ta thấy: - Nguồn vốn không kì hạn chiếm 42% vào năm 2005,38% vào năm 2006 và 43% 2007 so với tổng nguồn vốn.Nguồn vốn không kì hạn là nguồn vốn không ổn định luôn biến đổi theo tâm lí khách hàng và chu kì sảm xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Lượng vốn ngoại tệ trong nguồn vốn không kì hạn luôn chiếm tỉ lệ ít hơn đồng nội tệ nhưng không đáng kể. Bảng 4:Cơ cấu không kì hạn theo đôi tượng khách hàng(Tỷ đồng) CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn không kỳ hạn 2905 4479 10059 -Tổ chức kinh tế 2845 98.2 4393 98.1 9847 97.9 -Dân cư 60 1.8 80 1.9 212 2.1 Qua bảng só liệu trên cho ta thấy nguồn vốn không kì hạn được thu hút chủ yếu từ các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế.Đây là một xu hướng tất yếu bởi cá nhân chỉ gửi tiền với mục đích tích luỹ chứ không phải để thanh toán như các doanh nghiệp.Lượng vốn không kì hạn trong các tổ chức kinh tế có tốc độ tăng nhanh,tuy có nhiều biến động.Luơng vốn không kì hạn tù khach hàng là dân cư có xu hương tăng lên nhưng khá chậm. -Nguồn vốn có kì hạn chiếm chủ yếu trên 50%.Đây là nguồn cơ bản để ngaan hàng thực hiên các hoạt đông cho vay,các hoạt đông đầu tư phát triển và sử dụng cho hoạt động tín dụng. -Lượng vốn trung hạn và dài hạn tăng đều trong các năm qua.Điều này rất thuận lợi cho các ngân hàng trong việc chủ động hơn trong việc cho vay tín dụng. c)Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Cơ cấu vốn huy động theo đôid tương khách hàng trong 3 năm 2005 2006, 2007. Bảng 5:Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn huy động 7047 100 11602 100 23136 -Dân cư 2387 34 3504 30 7172 31 -Tổ chức kinh tế 3115 44 5685 49 11105 48 -Tổ chức tín dụng 1109 16 1972 17 4164 8 -Các thành phần khác 436 6 464 4 694 3 Qua bảng số liệu trên cho thấy. -Vốn huy động từ dân cư gồm tiền gửi không kì hạn và tiên gửi tiết kiệm.Số lượng tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng ngày càng gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự tăng thu nhập của dân cư nói riêng.Nguồn vốn này chịu ảnh hưởng lớn tù các nhân tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế,lãi suất,yếu tố tâm lí và các biến động kinh tế thế giới nói chung.Hiện nay NHQD đã cung ứng các dich vụ thanh toán phong phú và mang tính thanh khoản như:Thanh toán liên ngân hàng qua vietcombank,agribank,ngân hành nhà nướcdich vụ chuyển tiên WEFTERN Union...Tuy lượng tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm hơn 20% nguồn vốn hoạt động của ngân hàng nhưng cũng là nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng.Riêng năm 2007 đã tăng tới 7172 tỷ đồng.Kết quả này cho thấy đây vẫn là 1 lĩnh vực tiềm năng. -Nguồn vốn huy động từ các tổ chúc kinh tế chiếm 44% vào năm 2005 và tăng lên 48% vào năm 2007.Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn.Nguồn tiền này là tinhd biến động cao tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và các biến động kinh tế.Nguồn vốn này là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của NH với chi phí thấp nhất nhưng đòi hỏi phiai cung cấp chất lượng dịch vụ cao nhất.Một lượng vốn đáng kể từ các doanh nghiệp quốc phòng.Đây la những khách hang truyền thông trong quân đội,một số đơn vị chiếm tỷ trọng vốn tương đối cao như cục tài chính BQP,tổng công ty xây dựng Thành An,Tổng công ty xây dựng Trương sơn...là những nguồn vốn tương đối mạnh.Ngân hàng quân đội vaanx tiếp tục nâng cao cải tiến chất lượng duich vụ cung cấp,đa dang hoá các loai hình sản phẩm,áp dụng linh hoạt các cơ chế lãi suất,dần đưa cơ cấu nguồn vốn theo đung đinh hướng. -Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng bình quân từ năm 2005 đến năm 2007 la 17%. Tỷ trọng nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. Biểu 6:Tỷ trọng vốn huy động theo đối tương hách hàng d) Cơ cấu vốn huy đông theo loại tiền Ta có bảng số liệu sau: Bảng 6:Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (1) Tỷ trọng (%) Giá trị(2) Tỷ trọng (%) Giá trị(3) Tỷ trọng (%) -Theo ngoại tê 2375 33.7 4757 41 7751 33.4 -Theo nội tệ 4672 66.3 6845 59 15385 66.6 Cộng 7047 100 11602 100 23136 100 Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà lượng vốn nội tệ và ngoại tệ biến động khác nhau tuỳ vào định hướng của ngân hàng. -Vốn huy động nội tệ:Nguồn vốn nội tệ thu hút được tù các doanh nghiệp,dân cư,các tổ chức tín dụng.Vào năm 2005 vốn nội tệ là 2316 tỷ đông chiếm 66.3%,năm 2006 vốn nôi tệ là 59% tương ứng là 6845 tỷ đồng và tỷ trọng này tăng lên 66.6% vào năm 2007 chiếm 15480 tỷ đồng.Xu hướng tỷ trọng huy động vốn đồng nội tệ ngày càng tăng với mức gia tăng lượng vốn huy động nội tệ ngày càng nhiều chứng tỏ ngân hàng đã và đang tiếp tục tạo được niềm tin và uy tín trong khách hàng trong nước,trong tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế.Nguyên nhân mà vốn nội tệ tăng cũng xuất phát từ chiến lược huy động vốn tổng thể.Thứ nhất NHQĐ đang tăng cường mở rộng các mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch trên địa bàn cả nước.Cùng với đó là sự hoàn thiện về cơ cấu quản lý,điều hành cũng như khai thác các thị trường mới thông qua công tác tiếp thị,quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.Chủ trương huy động vốn của ngân hàng được cụ thể thông qua các đợt huy động vốn.Mặt khác cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện hành thì huy động vốn hiện tại ngoại tệ đang có xu hướng giảm và trong tương lai có khá nhiều biến động. Vốn huy động ngoại tê: Số lượng vốn ngoại tệ huy động qua các năm 2005 là 2375 tỷ đồng (33.7%); năm 2006 là 4757 tỷ đồng (41%);năm 2007 là 7656 tỷ đồng (33.4%) Những số liệu trong 3 năm qua cho chúng ta thấy được số lượng vốn ngoại tệ tăng lên rất nhiều qua mỗi năm chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn ngoại tệ đáng kể để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cũng như đáp ứng được nhu cầu vay ngoại tệ để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng.Thông qua số liệu trên ta cũng thấy được tỷ trong vốn ngoai tệ cũng có khá nhiều biến động tăng giảm.Nguyên nhân chính là do các biến động kinh tế làm cho thị trường lãi suất có nhiều biến động dẫn tới tâm lí khách hàng không ổn định luôn tuỳ theo lãi suất,tỷ giá hối đoái...Khách hàng không muốn gửi ngoại tệ bởi những biến động không lường trước của ngoại tệ.. Có thể thấy rõ sự biến đổi tỷ trong của vốn huy động ngoại tệ và nội tệ thông qua biểu đồ duới đây: Biểu 7:Tỷ trọng vốn huy động theo laọi tiền e)Một số chỉ tiêu khác của công tác huy động vốn: *Chi phí huy động vốn trong đó cơ bản là lãi suất huy động được NHQĐ xem như là một chính sách thu hút vốn hiệu quả nhất.Ngân hàng đưa ra phương hướng điều chỉnh lãi suất để nhanh chóng phù hợp nhất với thị trường và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.Lãi suất cho vay phải luôn được cân đối dụa trên cơ sở lãi suất thị trường.Chi phí huy động vốn cò được tính toán dựa trên thị phần kinh doanh của ngân hàng từng khu vực trong cả nước hay đúng hơn là ngân hàng không áp dụng lãi suất đồng bộ trên cùng phạm vi cả nước.Tuỳ từng địa bàn và lượng khách hàng cũng như đối tượng khách hàng mà đưa ra lãi suất phù hợp để đạt được mục tiêu tăng trưởng mà vẫn giữ vững được thị phần. *Chênh lệch lãi suất bình quân: được tính trên cơ sở lãi suất bình quân đầu ra trừ lãi suất bình quân đầu vào.Ngân hàng luôn cố gắng xây dựng khung lãi suất đầu ra tối đa và phù hợp với từng thời điểm cho vay.Nguyên tắc tính lãi suất cho vay được xác định tuỳ theo loại hình lãi suất là thả nổi hay cố định -Đối với lãi suất thả nổi: Lãi suất thả nổi=Lãi suất cơ bản của NHQĐ+Biên độ tối thiểu + Lãi suất cơ bản của cho vay ngắn hạn là lãi suất huy động của NHQĐ loại tiết kiệm 12 tháng dân cư loại tiền VND, USD (loại trả sau) + Lãi suất cơ bản của cho vay trung,dài hạn là lãi suất huy động của NHQĐ loại tiết kiệm 24 tháng dân cư loại tiền VND, USD(loại trả sau) -Đối với lãi suất cố định: Không khuyến khích áp dụng lãi suất cố định trừ trường hợp thới gian cho vay quá ngắn.Trường hợp lãi suất tính trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHQĐ và lãi suất theo LIBOR,SIBOR có sự chênh lệch nhau thì phải điều chỉnh biên độ để đạt lãi suất tốt nhất. 1.2.2. Chiến lược khách hàng trong huy động vốn của NHTM CP QĐ 1.2.2.1Đánh giá chiến lược khách hàng NHTM CP QĐ là một trong những ngân hàng hoạt động linh hoạt trong cơ chế thi trường,thu hút được khách hàng và tạo dựng được niềm tin cho khách hàng.Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng tăng trưởng tài sản,NHQĐ là đơn vị kinh doanh quyền sử dụng tiền,tồn tại thích ứng với những điều kiện năng động từ thị trường và tìm kiếm các cơ hội phát triển.Khách hàng là vấn đè đáng quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Quân Đội nói riêng,do đó sự trạnh gay gắt hơn trên phạm vi rộng hơn do sự góp mặt ngày cành nhiều vào thị trưòng của các ngân hàng TMCP cùng với sự phát triển hiện dậi của khoa học công nghệ và thông tin. Chính vì vậy,ngân hàng Quân Đội đã chú trọng xây dựng chiến lược khách hàng để tạo uy tín với khách hàng và gắn bó với lượng lớn khách hàng trên cơ sở đáp ứng một cách t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22475.doc
Tài liệu liên quan