Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
Mục lục
1
Danh mục bảng, biểu đồ
6
Danh mục các từ viết tắt
7
Lời mở đầu
8
Chương 1
Hoạt động huy động vốn của CTCP
Trên TTCK Việt nam
11
1.1
CTCP và hoạt động huy động vốn của CTCP
11
1.1.1
Công ty cổ phần
11
1.1.1.1
Khái niệm, đặc điểm của CTCP
11
1.1.1.2
Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP
11
1.1.1.3
Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức
12
1.1.2
Phương thức huy động vốn của CTCP
13
1.1.2.1
Huy động vốn CSH của CTCP
13
1.1.2.2
Huy động vốn vay của
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTCP
14
1.1.2.2.1
Vốn tín dụng ngân hàng
14
1.1.2.2.2
Vốn từ tín dụng thương mại
15
1.1.2.2.3
Phát hành trái phiếu công ty
16
1.2
Huy động vốn của CTCP trên TTCK
18
1.2.1
Thị trường chứng khoán
18
1.2.2
Phương thức phát hành chứng khoán
21
1.2.2.1
Phát hành chứng khoán riêng lẻ
21
1.2.2.2
Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng
22
1.2.3
Hình thức phát hành chứng khoán của CTCP trên TTCK
22
1.2.3.1
Phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng
22
1.2.3.2
Phát hành trái phiếu ra công chúng
24
1.2.4
Điều kiện phát hành chứng khoán
24
1.2.5
Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK
25
1.2.5.1
Nhu cầu huy động vốn
25
1.2.5.2
Chi phí phát hành chứng khoán
26
1.2.5.3
Thời gian sử dụng vốn huy động
26
1.2.5.4
Chi phí vốn huy động
26
1.2.5.5
Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới
28
1.2.5.6
Khả năng thành công kế hoạch huy động vốn trên TTCK
28
1.2.5.7
Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh
28
1.2.5.8
Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới QĐ của các nhà đầu tư khi mua CK của CTCP
29
1.2.5.9
Đòn bẩy tài chính
30
1.2.5.10
Các yếu tố khác
31
1.2.5.10.1
Rủi ro của CTCP khi phát hành CK.
31
1.2.5.10.2
Chứng khoán của CTCP xem xét theo lý thuyết Lượng cầu tài sản
31
1.2.5.10.3
Yếu tố về thị trường
34
Chương 2
Thực trạng huy động vốn của CTCP
trên TTCK Việt nam
35
2.1
Thực trạng hoạt động của CTCP ở Việt nam
35
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển CTCP
35
2.1.2
Phương thức huy động vốn của CTCP ở Việt nam
39
2.1.2.1
Nguồn vốn CSH của CTCP
39
2.1.2.2
Nguồn vốn vay của CTCP
40
2.1.2.2.1
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
40
2.1.2.2.2
Nguồn vốn tín dụng thương mại
43
2.1.2.2.3
Phát hành trái phiếu công ty
43
2.2
Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam
44
2.2.1
Thị trường chứng khoán Việt nam
44
2.2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển
44
2.2.1.2
Thực trạng hoạt động
44
2.2.2
Điều kiện niêm yết trên TTCK Việt nam
49
2.2.2.1
Điều kiện phát hành cổ phiếu
50
2.2.2.2
Điều kiện phát hành trái phiếu
51
2.2.3
Thực trạng huy động vốn của CTCP trên trên TTCK Việt nam
52
2.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam
55
2.3.1
Nhu cầu huy động vốn
55
2.3.2
Chi phí phát hành CK
56
2.3.3
Thời gian sử dụng vốn huy động
57
2.3.4
Chi phí vốn huy động
57
2.3.5
Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới
59
2.3.6
Khả năng thực hiện kế hoạch huy động vốn trên TTCK
60
2.3.7
Tính chủ động trong SX-KD khi phát hành CK so với vay NHTM
61
2.3.8
Chi phí giao dịch trên TTCK
63
2.3.9
Các yếu tố khác
63
2.3.9.1
Rủi ro của CTCP khi phát hành CK
63
2.3.9.2
áp dụng lí thuyết lượng cầu tài sản
64
2.3.9.3
Các yếu tố thị trường
67
Chương 3
Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK
69
3.1
Định hướng phát triển CTCP và TTCK Việt nam
69
3.1.1
Định hướng phát triển CTCP
69
3.1.2
Định hướng phát triển TTCK Việt nam giai đoạn 2005 – 2010
70
3.2
Các giải pháp ngoài CTCP
70
3.2.1
Xây dựng TTCK phi tập trung (OTC)
70
3.2.2
Hình thành các quĩ đầu tư chứng khoán
71
3.2.3
Đơn giản các điều kiện niêm yết
73
3.2.4
Phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu
73
3.2.5
Giảm chi phí phát hành để giảm chi phí vốn cổ phiếu thưòng mới
74
3.2.6
Giảm chi phí giao dịch để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia TTCK
74
3.2.7
Chính sách ưu đãi thuế
75
3.2.8
Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành CK
77
3.3
Các giải pháp về phía CTCP
78
3.3.1
Nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD
78
3.3.2
Cải thiện chất lượng chứng khoán
79
3.2.3
Thực hiện minh bạch tài chính – công khai thông tin
80
3.4
Các giải pháp điều kiện
81
3.4.1
Quản lý chặt chẽ các thị trường: bất động sản, kim loại quí, ngoại tệ
81
3.4.1.1
Bất động sản
81
3.4.1.2
Kim loại quí
83
3.4.1.3
Ngoại tệ
83
3.4.2
Nhà nước cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lí.
84
3.4.3
Phát triển dịch vụ tư vấn chứng khoán.
84
3.4.4
Tăng tính thanh khoản của chứng khoán
85
3.5
Các giải pháp khác
85
3.5.1
Lạm phát
85
3.5.2
Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ
85
3.5.3
Tâm lí nhà đầu tư
86
3.5.4
Thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng
86
3.5.5
Tình hình chính trị xã hội
86
Kết luận
87
Tài liệu tham khảo
88
Danh sách bảng, biểu đồ
Bảng 1: Đóng góp của CTCP so với toàn khối DN
Bảng 2: Số lượng CTCP
Bảng 3: Đóng góp của CTCP cho nền KTQD
Bảng 4: Kết quả hoạt động của CTCP
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP
Bảng 6: Qui mô nguồn vốn của CTCP
Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ của hệ thông NH dành cho các ND
Bảng 7: Vốn vay NH của CTCP giai đoạn 1999-2003
Bảng 8: Nợ tín dụng thương mại của CTCP
Bảng 9: Sự thăng trầm của chỉ số VN index
Biểu đồ 2: Chỉ số VN index thời gian qua
Bảng 10: So sánh E/P giữa các tài sản tài chính
Bảng 11: Tổn giá trị chứng khoán giao dịch
Biểu đồ 3: Khối lượng chứng khoán giao dịch.
Bảng 12: Tài sản của CTCP
Bảng 13: Danh sách các CTNY trên TTCK Việt nam đến hết 2003
Bảng 14: Một số chỉ tiêu tài chính của các CTNY
Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM năm 2001
Bảng 16: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM
Bảng 17: Cơ cấu vốn huy động của hệ thống NHTM
Bảng 18: Giá trị trái phiếu giao dịch
Bảng 19: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt nam giai đoạn 1991 - 2003
Danh sách các từ viết tắt
CTCP: Công ty cổ phần.
CTNY: Công ty niêm yết.
TTCK: Thị trường chứng khoán.
CK: Chứng khoán
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
CSH: Chủ sở hữu.
QĐTCK: Quĩ đầu tư chứng khoán.
CTCK: Công ty chứng khoán.
CTQLQ: Công ty quản lí quĩ.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
SX-KD: Sản xuất – kinh doanh.
lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đại hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính phủ khuyến khính sự phát triển của mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh, xây dựng từng bước cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội.
Trong môi trường kinh tế đó, các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau trong qui định của Pháp luật. Số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chính các doanh nghiệp là đơn vị sản xuất-kinh doanh tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới ra đời ở Việt Nam, thời gian qua loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chỉ ra rằng Công ty cổ phần là mô hình kinh tế phổ biến và hiệu quả. ở Việt Nam, việc phát triển mô hình Công ty cổ phần ngoài việc phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế còn mang ý nghĩa phát triển mô hình sở hữu tập thể. Thực tế hoạt động Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua đã góp phần xác định rõ ý nghĩa định hướng Xã hội chủ nghĩa của cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay các Công ty cổ phần ở Việt Nam chưa phát huy được vai trò thời đại của mình. Qui mô, số lượng các công ty cổ phần còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đóng góp của Công ty cổ phần cho sự phát triển kinh tế đất nước chưa xứng với tiềm năng của Công ty cổ phần. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao phát triển mô hình Công ty cổ phần ở Việt Nam.
Để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần phải liên tục vận động, sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, khai thác mở rộng thị trường ... Để làm được như vậy, ngoài vốn chủ sở hữu, Công ty cổ phần có thể dùng các nguồn tài trợ khác là: Vay ngân hàng, liên doanh, chiếm dụng vốn ...
Trong những phương thức huy động vốn đó, phương thức phổ nhất hiện nay là vay các Ngân hàng thương mại. Với sự ra đời và đi vào hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam, các Công ty cổ phần đã có thể sử dụng phương thức huy động mới là phát hành chứng khoán. Nhưng cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các CTCP.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của CTCP, và huy động vốn của CTCP trên TTCK.
Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong thời gian qua.
Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam, từ đó tạo điều kiện cho các CTCP phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện rõ vai trò trong nên kinh tế quốc dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lấy hoạt đông huy động vốn của CTCP làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến huy động vốn của CTCP trên TTCK và các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK.
Mốc thời gian là từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, thống kế, phân tích, qui nạp, diễn dịch để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài:
Hệ thống hoá lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK.
Đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam những năm qua.
Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong những năm tới.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận thì đề tài gồm 3 chương.
Chương 1 Hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK.
Chương 2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam.
Chương 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Ngân hàng Tài chính - Trường Đại học KTQD đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt cảm ơn TS Phan Thị Thu Hà về sự hướng dẫn nhiệt tình, và những gợi mở quan trọng giúp tôi thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn GS-TS Tô Xuân Dân - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội, đã cung cấp cho tôi tài liệu để hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các bạn học cùng khoá K10 đã cùng tôi trao đổi những vấn đề của luận văn.
Chương 1
Hoạt động huy động vốn của Công ty cổ phần
trên thị trường chứng khoán
1.1 Công ty cổ phần và hoạt động huy động vốn của Công ty cổ phần.
1.1.1 Công ty cổ phần.
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần.
Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau goị là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập có qui định riêng). Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân ; Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Với Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì có thêm Ban kiểm soát.
a. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền chính sau:
+ Quyết định loại và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định mức cổ tức hàng năm.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty cổ phần.
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty cổ phần.
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
+ Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
b. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ chính sau:
+ Quyết định chiến lược phát triển của công ty.
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
+ Quyết định phương án đầu tư.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
+ ...
- Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trong số các thành viên của mình. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) theo điều lệ của công ty.
d. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
1.1.1.3 Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức.
a. Cổ phần: Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Công ty cổ phần có thể có các loại cổ phần ưu đãi sau:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức.
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại.
+ Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty.
Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển thành cổ phần phổ thông.
b. Cổ phiếu: là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phầncủa công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
c. Cổ tức: Công ty cổ phần trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của Pháp luật. Mức cổ tức trả đối với từng cổ phần do Hội đồng quản trị xác định.
1.1.2 Phương thức huy động vốn của CTCP.
Vốn là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, làm tăng thêm giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
1.1.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần.
a. Vốn góp ban đầu: Khi Công ty cổ phần được thành lập thì chủ công ty phải có một số vốn ban đầu do thành viên sáng lập góp. Vốn ban đầu thường được dùng để xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty. Các thành viên sáng lập cùng ký biên bản góp vốn để làm cơ sở thành lập CTCP. Trên cơ sở biên bản góp vốn, các thành viên sáng lập lập hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua), điều lệ công ty (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua), danh sách cổ đông sáng lập (có nêu rõ số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản).
Theo điều 58, Luật doanh nghiệp, trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông đựoc quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo thời gian, vốn ban đầu sẽ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần. Đó chính là nguyên tắc: tư bản ban đầu chỉ là giọt nước trong dòng sông tích luỹ.
b. Vốn từ lợi nhuận không chia: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu làm ăn có lãi thì công ty có thể sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn tài chính này rất quan trọng vì nó làm giảm chi phí dùng để vay vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vè vốn vào các yéu tố bên ngoài. Tuy nhiên, việc để lại lợi nhuận không chia dùng tái đầu tư cũng làm giảm cổ tức năm đó và giảm tính hấp dẫn (thị giá) của cổ phiếu trong ngắn hạn.
c. Phát hành cổ phiếu mới: Đây là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Lượng cổ phiếu tối đa mà Công ty cổ phần được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Công ty cổ phần chỉ có thể phát hành cổ phiếu mới trong giới hạn vốn cổ phiếu đựoc cấp phép đã nêu.
Phát hành cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu đựoc phát hành.
1.1.2.2 Huy động vốn vay của công ty cổ phần.
1.1.2.2.1 Vốn tín dụng ngân hàng.
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với Công ty cổ phần mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động của mình, Công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vốn vay ngân hàng có thể là dài hạn (thường từ 3 năm trở lên), trung hạn (từ 1 đến 3 năm), hoặc ngắn hạn (dưới 1 năm) ; có thể là vay nội tệ, vay ngoại tệ... Vay ngân hàng có điều kiện tín dụng và qui trình chặt chẽ.
Điều kiện tín dụng: Công ty cổ phần muốn vay được của ngân hàng thương mại phải đáp ứng được những yêu cầu an toàn tín dụng của ngân hàng. Thông thường Công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Ngân hàng sẽ tự phân tích tình hình tài chính CTCP đi vay, thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Từ đó, ngânnhàng mới đưa ra quyết định cho vay vốn, Công ty cổ phần phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân tích chủ quan của ngân hàng.
Điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi Công ty cổ phần có nhu cầu vay vốn ngân hàng, ngân hàng thường yêu cầu Công ty cổ phần phải có các đảm bảo tiền vay là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Chính vì vậy, nhiều khi Công ty cổ phần không thể đáp ứng được yêu cầu này và sẽ không vay được tiền.
Sự kiểm soát của ngân hàng: Công ty cổ phần chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, thông qua sự kiểm soát đó, ngân hàng đảm bảo tiền của mình sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả. Trong một số trường hợp, Công ty cổ phần có thể mất đi quyền tự chủ trong kinh doanh của mình, ngân hàng có thể tham gia quá sâu vào việc ra các quyết định trong hoạt động của công ty.
1.1.2.2.2 Vốn từ tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quá trình quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần, nó tồn tại dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm, mua bán trả góp. Đối với Công ty cổ phần, nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức huy động rẻ tiền, tiện dụng và rất linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thương mại góp phần củng cố thêm quan hệ giữa các bạn hàng, ít phải chịu sự kiểm soát. Tuy nhiên, tín dụng thương mại lại tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây vỡ nợ dây chuyền.
1.1.2.2.3 Phát hành trái phiếu Công ty.
Trái phiếu công ty là giấy vay nợ trung-dài hạn. Trái phiếu công ty có nhiều loại, mỗi loại trái phiếu công ty lại có chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, tính hấp dẫn khác nhau. Trái phiếu công ty có nhiều hình thức khác nhau.
Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại phổ biến nhất trong các loại trái phiếu công ty. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong kỳ hạn của nó.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác, chẳng hạn như lãi suất của Ngân hàng trung ương, lãi suất cơ bản.
Với loại trái phiếu này, cả Công ty cổ phần và người nắm giữ trái phiếu đều không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này làm công ty mất nhiều công sức quản lý trái phiếu và khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch tài chính.
Trái phiếu có thể thu hồi: Công ty cổ phần có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Công ty phải qui định rõ về thời hạn và giá cả khi công ty chuộc lại trái phiếu, thông thường công ty qui định thời gian tối thiểu mà trái phiếu không bị thu hồi.
Với loại trái phiếu này, công ty sử dụng chúng để điều chỉnh cơ cấu vốn. Công ty có thể mua lại trái phiếu để làm giảm vốn vay, hoặc thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu bằng nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là những trái phiếu kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Trái phiếu này cho phép người sở hữu có thể mua cổ phiếu thường với số lượng, giá cả và thời gian xác định và nó cũng cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường.
Để huy động vốn trên thị trường tài chính bằng trái phiếu, Công ty cổ phần phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu, mệnh giá của trái phiếu, uy tín của công ty phát hành, các yếu tố khuyến khích kèm theo ...
Lãi suất của trái phiếu: Người đầu tư muốn được hưởng mức lãi suất cao còn công ty phát hành phải xác định mức lãi suất trong tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn. Trên thị trường vốn có trái phiếu của các công ty, trái phiếu của Chính phủ là đối tượng cạnh tranh với trái phiếu của công ty phát hành. Do trái phiếu Chính phủ có độ rủi ro thấp nên thường có lãi suất thấp hơn lãi suất của trái phiếu công ty.
Kỳ hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố quan trọng không chỉ với công ty phát hành mà cả với người đầu tư. Để xác định kỳ hạn hợp lý, công ty căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư.
Mệnh giá của trái phiếu: Mệnh giá của trái phiếu phụ thuộc vào sức mua của dân chúng. Với mệnh giá hợp lý, nhiều người đầu tư có thể mua được trái phiếu và tăng tính thanh khoản của trái phiếu.
Uy tín của công ty: Không phải công ty nào cũng có thể phát hành trái phiếu, chỉ các công ty có uy tín, vững mạnh mới có thể thu hút người đầu tư . Uy tín của công ty phát hành chính là sự biểu hiện độ rủi ro của trái phiếu. Với các công ty lớn, đã hoạt động lâu năm thì độ rủi ro của trái phiếu của công ty được coi là nhỏ hơn so với các công ty qui mô nhỏ, thời gian hoạt động trên thị trường ngắn hơn.
Các yếu tố khuyến khích: Công ty có thể đưa thêm các yếu tố khuyến khích kèm theo trái phiếu để hấp dẫn người đầu tư mà không cần nâng quá cao mức lãi suất. Ví dự như: trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, thời hạn thanh toán nhiều lần trong năm, trả lãi trước, các chính sách chăm sóc khách hàng, khuyến mại tặng quà ...
1.2 huy động vốn của Công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
1.2.1 Thị trường chứng khoán.
a. Khái niệm.
Vốn là yếu tố quan trọng, là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường luôn suất hiện cung cầu về vốn. Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển ổn định và bền vững thì phải có đủ vốn đầu tư, tức là phải có kênh dẫn vốn hữu hiệu từ cung về vốn đến cầu về vốn. Hệ thống các ngân hàng thương mại là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, nhưng vốn qua kênh này chủ yếu là vốn ngắn và trung hạn theo hình thức gián tiếp. Trong khi đó, nhu cầu phát triển của các Công ty cổ phần lại chủ yếu là vốn trung, dài hạn. Người đầu tư cũng có xu hướng đầu tư trực tiếp không qua ngân hàng. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán (một bộ phận của thị trường vốn) đã ra đời để đưa vốn trực tiếp từ nguồn cung vốn đến nguồn cầu vốn.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán vốn và các chứng khoán nợ trung, dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, và một số loại giấy tờ có giá trị khác).
Xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Xét về bản chất: TTCKlà nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, là nơi mà cả chủ thể cung và cầu về vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp.
b. Đặc điểm của thị trường chứng khoán.
TTCK là thị trường của các công cụ tài trợ trực tiếp, trong đó người cung và người cầu về vốn trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính.
TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó giá cả được hình thành trên cơ sở cạnh tranh tự do, dựa trên quan hệ cung cầu và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán.
TTCK là thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp, đảm bảo cho người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán thành tiền bất cứ lúc nào.
TTCK tạo khả năng lựa chọn phong phú cho người đầu tư, đồng thời mang lại cho những người cần vố sang tiên cơ hội huy động vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động qua trung gian tài chính.
TTCK là kênh bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế, tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
c. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Do tính hấp dẫn riêng có của mình, TTCK thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia. Căn cứ vào mục đích tham gia TTCK, có thể chia chủ thể tham gia TTCK thành các nhóm sau:
* Nhà phát hành.
Nhà phát hành là những người phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường sơ cấp. Họ là người cung cấp hàng hoá cho thị trường. Công ty cổ phần khi phát hành chứng khoán là người cung cấp hàng hoá chính cho TTCK.
Nhà phát hành có thể là: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
* Nhà đầu tư: Gồm nhà đầu tư các nhân và các nhà đầu tư có tổ chức.
Nhà đầu tư các nhân: là những cá nhân có vốn nhàn rỗi, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường với mục đích kiếm lời.
Nhà đầu tư có tổ chức: Là các tổ chức chuyên mua bán chứng khoán cho khách hàng và cho chính mình. Các tổ chức này là các công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư.
* Các tổ chức kinh doanh trên Thị trường chứng khoán.
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán là những tổ chức được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: môi giới chứng khoán, bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quĩ đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh.
Công ty chứng khoán: Các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán thường phải là các công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần. Công ty chứng khoán có thể được cấp phép thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Ngân hàng thương mại: Hoạt động của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán được qui định khác nhau ở các nước khác nhau.
Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính là đối tương phù hợp nhất để tổ chức, quản lý các quĩ đầu tư tập thể.
Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: Là những công ty chỉ chuyên kinh doanh hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư để hưởng dịch vụ phí.
Công ty môi giới chứng khoán: Với những quốc gia có qui định khác biệt về hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán thì hoạt động môi giới chứng khoán sẽ do công ty này đảm nhận.
* Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán.
Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK: ở Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, xây dựng, quản lý, giám sát TTCK.
Cơ quản tổ chức hoạt động của TTCK: Sở Giao dịch chứng khoán.
Các tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Ngoài các tổ chức kể trên, còn có các tổ chức khác như: tổ chức kiểm toán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm ...
d. Hàng hoá của thị trường chứng khoán.
Hàng hoá của thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, khác với hàng hoá thông thường qua quá trình sử dụng giá trị của nó sẽ giảm dần hoặc mất đi, với tài sản tài chính, giá trị của nó được bảo toàn và có xu hướng tăng lên, đây chính là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chứng khoán là bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư và các loại chứng khoán khác.
1.2.2 Phương thức phát hành chứng khoán.
1.2.2.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Phát hành riêng lẻ là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán cho một số người nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và không tiến hành một cách rộng rãi ra công chúng.
Phương thức phát hành riêng lẻ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty và chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.
Công ty thường lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân sau:
+ Công ty không đủ điều kiện để phát hành ra công chúng.
+ Số lượng vốn cần huy động thấp, do đó, nếu phát hành ra công chúng thì chi phí trên mỗi đơn vị vốn huy động sẽ quá cao. Phát hành riêng lẻ giảm được chi phí huy động.
+ Công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích duy trì và tăng cường các mối quan hệ trong kinh doanh với nhà cung cấp, tiêu thụ hay các đối tác ...
+ Phát hành riêng lẻ chứng khoán cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm mục đích tăng trách nhiệm, tăng hiệu quả trong công việc, gắn kết hơn nữa người làm thuê với công ty.
Chứng khoán phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối quan hệ cung cầu trên thị trường do số lượng người mua hạn chế, vì vậy giá chứng khoán phát hành riêng lẻ thường thấp hơn giá chứng khoán phát hành rộng rãi ra công chúng.
Khi phát hành riêng lẻ cổ phiếu, mỗi nhà đầu tư sẽ mua được một khối lượng lớn cổ phiếu, do đó rất dễ xuất hiện cổ đông kiểm soát công ty trong số các nhà đầu tư. Ngược lại, phát hành riêng lẻ trái phiếu thực chất là vay vốn từ các nhà đầu tư, nên không làm xuất hiện cổ đông kiểm soát.
1.2.2.2 Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng.
Là việc phát hành chứng khoán rộng rãi ra cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ.Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức nhất định. Việc phát hành chứng khoán ra công ._.chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quản quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp phép hoặc chấp thuận. Sau khi đựơc phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nếu đáp ứng được các qui định.
Các Công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng và được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá tên tuổi công ty. Giới kinh doanh đều coi các công ty được niêm yết trên thị trường tập trung là những công ty có sự ổn định nhất định, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình SX-KD.
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông hiện tại, nhưng do cổ phiếu được bán cho rất nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư chỉ có thể nắm được một số chứng khoán nhất định, nên quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện tại, đặc biệt là các cổ đông lớn, không bị ảnh hưởng.
Với trái phiếu phát hành trên TTCK, CTCP huy động được một lượng vốn lớn mà không làm mất quyền kiểm soát, tự chủ kinh doanh.
1.2.3 Hình thức phát hành chứng khoán của Công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
1.2.3.1 Phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai cách.
Phát hành lần đầu ra công chúng, là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên đựơc bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là phát hành lần đầu sơ cấp. Nếu cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là phát hành lần đầu thứ cấp. Phát hành cổ phiếu lần đầu tiên được điều chỉnh bởi Luật Công ty cổ phần ở thị trường sơ cấp.
Chào bán sơ cấp, là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung thêm của công ty cho rộng rãi công chúng đầu tư khi đợt phát hành đầu tiên đã thành công và được tín nhiệm. Hình thức chào bán sơ cấp được điều chỉnh bởi Luật chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Giá chào bán cổ phiếu là do công ty phát hành chứng khoán và tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán thoả thuận với nhau.
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có các lợi ích sau:
+ Tạo uy tín trong xã hội, từ đó sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn ở những lần sau.
+ Tăng thêm vốn để sản xuất kinh doanh.
+ Dễ dàng hơn trong vay vốn từ ngân hàng: về lãi suất ưu đãi hơn, điều kiện thế chấp tài sản nhẹ hơn.
+ Có điều kiện thu hút và duy trì được đội ngũ nhân viên giỏi thông qua bán cổ phần cho họ, từ đó tạo sự gắn bó của họ với công ty.
+ Nâng cao chất lượng và độ chính xác của các báo cáo tài chính, cáo bạch của công ty.
Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu lần đầu cũng có những bất lợi sau:
+ Phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập nếu không có kế hoạch phát hành đúng đắn.
+ Chi phí phát hành tốn kém (khoảng từ 8-10% vốn huy động).
+ Phải tuân thủ chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiệm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty không niêm yết. Điều này có thể gây rò rỉ các thông tin kinh doanh, gây bất lợi trong cạnh tranh.
+ Đội ngũ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.
1.2.3.2 Phát hành trái phiếu ra công chúng.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu của Công ty cổ phần chỉ phát hành bằng một hình thức duy nhất là Chào bán sơ cấp trái phiếu.
1.2.4 Điều kiện phát hành chứng khoán.
Các công ty thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng đều phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cao của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và phải hoàn thành nhiều thủ tục phức tạp trước và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng. Việc đặt ra các yêu cầu như vậy là bởi các lý do sau:
+ Phát hành chứng khoán ra công chúng là phát hành cho một số lượng lớn các nhà đầu tư . Một phần trong số các nhà đầu tư không có sự hiểu biết và khả năng phân tích cao về chứng khoán. Để bảo vệ các nhà đầu tư, chứng khoán phát hành phải có chất lượng và công ty phát hành phải là công ty có triển vọng phát triển trong tương lai.
+ Do các công ty lần đầu phát hành ra công chúng nên các thông tin liên quan đến công ty không được nhiều người biết đến. Việc đưa ra các yêu cầu cao chính là sự bù đắp sự thiếu hụt thông tin đó.
Tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng trước khi đựoc phép phát hành chứng khoán ra công chúng được chia thành 2 nhóm: các tiêu chuẩn định lượng và các tiêu chuẩn định tính.
* Các tiêu chuẩn định lượng.
Công ty phải có qui mô nhất định.
Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt qui mô nhất định.
Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải đựơc bán cho một số lượng qui định công chúng đầu tư.
Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trong một khoản thời gian qui định.
* Các tiêu chuẩn định tính.
Các nhà quản lý công ty bao gồm: thành viên Ban giám đốc điều hành , Hội đồng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý.
Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy cao, phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín.
Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được tư đợt phát hành.
Công ty phải được một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn của Công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
1.2.5.1 Nhu cầu huy động vốn.
Mỗi khi ra quyết định mở rộng huy động vốn thì trước đó Công ty cổ phần phải xác định rõ nhu cầu huy động vốn. Căn cứ vào nhu cầu huy động vốn mà Công ty cổ phần đưa ra phương thức huy động, qui mô, khối lượng, thời gian sử dụng đối với vốn huy động.
a. Qui mô vốn cần huy động.
Qui mô vốn cần huy động phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, khả năng tài chính sẵn có của công ty. Nguồn vốn vay ngân hàng thường chỉ sử dụng cho các mục đích ngắn hạn, trước mắt. Qui mô vốn vay ngân hàng thường không lớn. Với những nhu cầu về vốn lớn, thời gian sử dụng dài, CTCP thường chọn phát hành chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) trên TTCK.
b. Thời gian thực hiện huy động.
Thời gian thực hiện phát hành chứng khoán thường mất khá lâu và trải qua rất nhiều công đoạn do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán. Do đó, với những yêu cầu vốn gấp, Công ty cổ phần thường sử dụng phương thức vay ngân hàng, còn với những khoản vốn lớn nằm trong chiến lược huy động vốn thì CTCP ưu tiến huy động trên TTCK.
1.2.5.2 Chi phí phát hành chứng khoán.
Chi phí phát hành chứng khoán bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, tư vấn, quảng cáo, in ấn, phí kiểm soát, phí niêm yết... Các chi phí này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm đến 10% tổng giá trị phát hành.
Chi phí phát hành của phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng thường lớn hơn chi phí phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ. Vì vậy, trong một số trường hợp Công ty cổ phần chọn phương thức phát hành riêng lẻ. Mục tiêu cuối cùng của cả hai phương thức phát hành đều là số vốn được huy động.
Nếu so với chi phí thực hiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại, chi phí phát hành chứng khoán là khá cao so với chi phí thực hiện vay vốn ngân hàng thương mại. Đây cũng là một lý do cản trở sự tham gia vào thị trường vốn của các Công ty cổ phần.
Vì vậy, có thể sắp xếp 3 phương thức huy động vốn theo tiêu thức chi phí thực hiện từ thấp đến cao là: Vay ngân hàng thương mại, phát hành riêng lẻ và phát hành chứng khoán rộng rãi.
1.2.5.3 Thời gian sử dụng vốn huy động.
Thời gian sử dụng vốn có vai trò quan trọng không kém gì chi phí sử dụng vốn huy động. Trong kinh tế thị trường, thời gian chính là giá trị. Nếu nhu cầu huy động vốn của công ty chỉ là sử dụng trong thời gian ngắn thì công ty thường dùng phương thức vay vốn ngân hàng ; nếu thời gian sử dụng là dài hơn, phục vụ cho các dự án dài hạn thì phương thức huy động bằng phát hành chứng khoán là phù hợp nhất.
1.2.5.4 Chi phí vốn huy động.
Theo lý thuyết, chi phí vốn của cổ phiếu mới (Ke) được xác định trên nguyên tắc: Cổ tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm. Chi phí của cổ phiếu mới được tính bằng:
Ke = Dt / Po(1 - F) + g
Trong đó: Dt - cổ tức mong đợi năm thứ t ; Po - thị giá hiện tại của cổ phiếu ; F - chi phí phát hành ; g - tỷ lệ tăng trưởng mong đợi)
Chi phí của lợi nhuận không chia (Ks) là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu yêu cầu đối với dự án công ty đầu tư bằng lợi nhuận không chia. So với chi phí của lợi nhuận không chia (tái đầu tư), chi phí vốn cổ phần thường mới cao hơn do có chi phí phát hành. Chi phí lợi nhuận không chia được tính bằng công thức sau.
Ks = Dt / Po + g
Với g là tỷ lệ tăng trưởng mong đợi, và tỷ lệ này luôn lớn hơn chi phí nợ vay sau thuế, ký hiệu là Kd (1-T). Nợ vay sau thuế trong bài này có thể kể đến 2 hình thức chính là: vay ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu. Thông thường, lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại thường cao hơn lãi suất trái phiếu bởi: nếu không kể đến các chi phí văn phòng, tiền lương nhân viên, thuê trụ sở ... lãi suất tiền vay ngân hàng thương mại bao gồm lãi suất cho vay cộng với một phần lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó, lãi suất trái phiếu chỉ cao hơn lãi suất cho vay đối với ngân hàng thương mại một ít để bù dắp rủi ro. Chi phí nợ vay sau thuế được tính bằng công thức:
Kd (1-T) = e (1 - T)
Trong đó: e là lãi suất tiền vay, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Giả sử e1 là lãi suất tiền vay ngân hàng, e2 là lãi suất trái phiếu, và e1 > e2. Khi đó ta có:
e1 (1-T) > e2 (1-t)
Tức là, chi phí vốn vay ngân hàng lớn hơn chi phí vốn của trái phiếu. Tóm lại, chi phí vốn của cổ phiếu mới lớn hơn chi phí lợi nhuận không chia, chi phí lợi nhuận không chia lớn hơn chi phí vốn vay ngân hàng, chi phí vốn vay ngân hàng lại lớn hơn chi phí vốn của trái phiếu. Do đó, nếu xét riêng về chi phí vốn thì phương thức phát hành trái phiếu là tốt nhất vì có chi phí vốn nhỏ nhất.
1.2.5.5 Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự lựa chọn phương thức huy động vốn của Công ty cổ phần là vấn đề kiểm soát công ty.
Phát hành chứng khoán rộng rãi và phát hành trái phiếu thường không ảnh hưởng lớn đến các cổ đông kiểm soát công ty. Mặc dù việc phát hành thêm cổ phiếu làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông kiểm soát nhưng không làm mất quyền kiểm soát công ty. Ngược lại, phương thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ có thể làm thay đổi quyền kiểm soát công ty vì có thể xuất hiện những cổ đông lớn sau phát hành.
1.2.5.6 Khả năng thành công kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Với những nước có thị trường chứng khoán phát triển, việc thực hiện hành công kế hoạch huy động vốn là rất cao. Với thói quen đầu tư của dân chúng và sự phát triển của nền kinh tế, các Công ty cổ phần có qui mô lớn, uy tín cao luôn dễ dàng hơn trong việc huy động được khối lượng lớn vốn đầu tư cho các dự án của mình. Còn các công ty nhỏ, đã có thị trường OTC đáp ứng nhu cầu về vốn.
Ngược lại, thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển mới ra đời, công chúng còn xa lạ với việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, ưu tiên hàng đầu vẫn là gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, khả năng huy động thành công vốn trên thị trường chứng khoán của các Công ty cổ phần là chưa cao.
1.2.5.7 Tính chủ động trong sản xuất – kinh doanh.
Với số vốn huy động được trên thị trường chứng khoán, Công ty cổ phần thực hiện đầu tư vào dự án của mình mà không chịu nhiều sự kiểm soát của nhà đầu tư. Báo cáo tài chính thường kỳ, bản cáo bạch và báo cáo dự án khả thi của Công ty cổ phần là những nội dung chính phải chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động SX-KD, Công ty cổ phần không phải chịu sự chi phối về quyết định, các vấn đề quan trọng theo qui định của pháp luật và điều lệ công ty mới phải thông qua Đại hội đồng cổ đông, HĐQT.
Nhưng với vốn vay của các ngân hàng thương mại, Công ty cổ phần phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Các quyết định quan trọng liên quan đến số vốn vay được của ngân hàng thông thường phải có sự tham gia của đại diện ngân hàng cho vay. Điều này dẫn đến tình trạng công ty có thể bỏ qua một cơ hội tốt nào đó, hay phải thực hiện một quyết định tồi theo ý của phía ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Đây chính là nhược điểm của vốn vay ngân hàng so với vốn huy động được trên thị trường chứng khoán.
1.2.5.8 Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư khi mua chứng khoán của CTCP.
Phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người có vốn dư để cho vay. Vì phí tổng cộng của một giao dịch thường chỉ tăng chút ít khi qui mô giao dịch tăng lên. Chi phí giao dịch được tính trên cơ sở vụ việc, và không phụ thuộc nhiều vào giá trị của giao dịch, do đó phí giao dịch chiếm tỷ lệ phần trăm so với giá trị giao dịch là rất lớn đối với các giao dịch có giá trị nhỏ.
Ngoài ra, do phí giao dịch cao đối với một lượng vốn đầu tư nhỏ nên nó cũng ngăn cản việc đa dạng hoá đầu tư chứng khoán, việc “đặt tất cả trứng vào một giỏ” sẽ là “việc chẳng đừng” mặc dù người đầu tư biết được rủi ro sẽ cao.
Một giải pháp cho vấn đề chi phí giao địch cao là góp vốn của nhiều nhà đầu tư với nhà, và thu được lợi ích nhờ phương pháp tiết kiệm do qui mô, tức là sự giảm chi phí giao địch cho mỗi đơn vị vốn khi qui mô đầu tư tăng lên.
Với phí giao dịch cao, chứng khoán của CTCP trở lên kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, do đó kế hoạch huy động vốn trên TTCK sẽ bị giảm tính khả thi.
1.2.5.9 Đòn bẩy tài chính.
Chiến lược đòn bẩy tài chính là một trong những chiến lược thường được áp dụng nhất đối với CTCP và những nhà đầu tư. Công ty cổ phần có thể sử dụng đòn bầy tài chính bằng các cách: phát hành cổ phiếu, trái phiếu , vay ngân hàng thương mại, chiếm dụng vốn ... tất cả các hình thức trên đều nhằm mục đích huy động vốn cho công ty hoạt động. Để có thể sử dụng đòn bầy tài chính, CTCP phải có tiềm năng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có những dự án khả thi cao và có được niềm tin của các nhà đầu tư.
Hệ số nợ = Nợ / tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ tăng, CTCP càng có lợi vì chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Khi đó, nếu đạt được lợi nhuận cao hơn số tiền lãi phải trả, thì phần lợi nhuận dành cho CTCP sẽ gia tăng rất nhanh. Hay nói cách khác, 1 đồng vốn CSH tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với trường hợp không vay nợ.
Đòn bầy tài chính như là “con dao hai lưỡi”, nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để bù đắp chi phí vay nợ thì mức lợi nhuận ròng trwn một đồng vốn CSH sẽ giảm. Ngược lại, khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn để bù đắp chi phí vay nợ thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng mang lại một mức tăng lớn của lợi nhuận trên 1 đồng vốn CSH.
Trong các khoản nợ, CTCP thường không phải trả lãi các khoản chiếm dụng như: phải trả nhà cung cấp, phải thanh toán công nhân viên, phải nộp ngân sách ... Do đó, đòn bẩy tài chính của CTCP trong trường hợp này luôn hiệu quả, nó không làm giảm mức sinh lời của 1 đồng vốn CSH.
1.2.5.10 Các yếu tố khác.
1.2.5.10.1 Rủi ro của CTCP khi phát hành.
Trong những giao dịch trên các thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn, sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Việc tồn tại thông tin không cân xứng trong thị trường tài chính làm phát sinh hai hiện tượng:
i) Chọn lựa đối nghịch: Là hiện tượng do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra việc giao dịch. Lựa chọn đối nghịch xảy ra khi những người đi vay chứa nhiều rủi ro là những người tích cực tìm vay nhất và do đó có nhiều khả năng được lựa chọn nhất. Vì vậy, người cho vay có thể quyết định không cho vay nữa mực dù có những những hợp có thể trả được nợ.
ii) Rủi ro đạo đức: là hiện tượng do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (xét theo quan điểm của người cho vay), ít có khả năng hoàn trả món vay. Vì vậy, người cho vay quyết định không cho vay nữa.
Trên TTCK, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức khiến giá chứng khoán của các Công ty niêm yết giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động vốn trên TTCK. Với các CTCP chưa niêm yết, nếu trong tình trạng lựa chọn đối nghịch, CTCP sẽ không thể huy động được vốn trên TTCK vì sẽ thất bại ngay từ thị trường sơ cấp.
1.2.5.10.2 Chứng khoán của CTCP xem xét theo lý thuyết Lượng cầu tài sản.
Theo lý thuyết lượng cầu tài sản, một tài sản là một vật sở hữu có chứa giá trị. Tiền, chứng khoán, tác phẩm nghệ thuật, đất đai, nhà cửa, máy móc ... đều là tài sản. Chứng khoán công ty là một tài sản tài chính và là một hàng hoá, nó cũng phải cạnh tranh với các hàng hoá khác để có thể bán được.
Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua chứng khoán của Công ty cổ phần hay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố sau:
1. Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư.
2. Lợi tức dự tính của chứng khoán của công ty so với lợi tức dự tính của các tài sản thay thế.
3. Mức độ rủi ro đi kèm với lợi tức của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế khác.
4. Tính lỏng của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế.
Vấn đề đặt ra trong việc áp dụng Lý thuyết lượng cầu tài sản trong trường hợp này là: Tài sản thay thế tiêu biểu đối với chứng khoán của Công ty cổ phần là gì?
Để đơn giản hoá các phân tích, ta hoàn toàn có thể coi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là tài sản thay thế của chứng khoán của Công ty cổ phần và lần lượt so sánh lượng cầu giữa Tiền gửi và Chứng khoán của Công ty cổ phần.
a Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư.
Khi người đầu tư thấy của cải của anh ta tăng lên, anh ta có thêm tiềm lực kinh tế để sẵn sàng mua sắm tài sản, trong trường hợp này là tài sản tài chính. Chính vì vậy, nhu cầu của anh ta với tài sản tài chính cũng tăng lên. Lượng cầu về các tài sản tài chính (tiền gửi ngân hàng và chứng khoán của Công ty cổ phần) sẽ thay đổi khác nhau khi có những thay đổi về tiềm lực kinh tế.
Độ co dãn của lượng cầu theo của cải biểu hiện sự thay đổi lượng cầu đó, nó phản ánh khi mọi yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm khi của cải thay đổi 1%.
E = %rQD / %rQK`
( rQD là phần trăm thay đổi lượng cầu tài sản, %rQK là phần trăm thay đổi về của cải)
Một tài sản là cần thiết thì độ co dãn của cầu theo của cải sẽ nhỏ hơn 1, tức là khi của cải tăng, mức tăng lượng cầu của tài sản đó tính theo phần trăm sẽ ít hơn mức tăng của cải tính theo phần trăm.
Còn một tài sản là cao cấp thì độ co dãn của cầu theo của cải sẽ lớn hơn 1, tức là khi của cải tăng, lượng cầu tài sản này tăng nhiều hơn theo tỷ lệ phần trăm so với mức tăng của cải.
Cổ phiếu và trái phiếu là những ví dụ về tài sản cao cấp, tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm là những tài sản cần thiết. ( F.MISHKIN-NXB KHKT trang 137)
Như vậy, khi của cải của dân chúng – nhà đầu tư – tăng lên, đầu tư vào chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn.
b. Lợi tức dự tính.
Lợi tức dự tính của một tài sản cho ta biết có thể được lợi bao nhiêu khi nắm giữ tài sản đó. Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suất tiền gửi, lợi tức dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu. Lợi tức dự tính của cổ phiếu chính là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sự chênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá.
Khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, Công ty cổ phần kinh doanh đạt hiệu quả, thị giá cổ phiếu sẽ cao hơn mệnh giá cổ phiếu, mức cổ tức thực hiện cũng cao, do đó lợi tức của cổ phiếu tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Với mọi điều kiện, trái phiếu của Công ty cổ phần luôn có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi để bù đắp rủi ro.
Như vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán tăng cao hơn so với lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng, lượng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng.
c. Rủi ro.
Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tác động rất mạnh đến lượng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tư thường ưu tiên nắm giữ các tài sản ít rủi ro.
Hai tài sản tài chính ta đang so sánh: tiền gửi ngân hàng và chứng khoán của công ty cổ phần, có mức độ rủi ro khác nhau. Mức độ rủi ro của tiền gửi ngân hàng là rất nhỏ, bởi vì rất khó để một ngân hàng phá sản với chính sách bảo vệ hệ thống tài chính của Chính phủ, hơn nữa, nếu ngân hàng có phá sản thì còn có các khoản bảo hiểm tiền gửi trang trải cho nợ của ngân hàng.
Ngược lại với tiền gửi ngân hàng, chứng khoán của Công ty cổ phần có mức độ rủi ro cao hơn. Rủi ro của Công ty cổ phần xuất phát chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh và không được sự bảo vệ của Chính phủ như sự bảo vệ hệ thống tài chính. Công ty cổ phần có qui mô càng lớn, lĩnh vực hoạt động rộng, truyền thống hoạt động lâu năm thì mức độ rủi ro càng nhỏ.
Nhưng nhìn chung, mức độ rủi ro của chúng khoán của Công ty cổ phần thường cao hơn mức độ rủi ro của tiền gửi ngân hàng. Dựa vào riêng yếu tố này, công chúng đầu tư thường ưa thích nắm giữ tiền gửi ngân hàng hơn là chứng khoán của Công ty cổ phần.
d. Tính lỏng của tài sản.
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của tài sản nhanh đến mức nào, chi phí chuyển đổi nhỏ đến bao nhiêu. Tài sản có tính lỏng càng cao thì càng được ưa chuộng. Tính lỏng của tiền gửi ngân hàng là rất cao vì tiền gửi ngân hàng hoàn toàn có thể chuyển sang tiền mặt khi đáo hạn theo yêu cầu của nhà đầu tư, khi chưa đáo hạn, tiền gửi ngân hàng vẫn có thể chuyển sang tiền mặt với chi phí thấp.
Trong một thị trường chứng khoán phát triển và được tổ chức tốt, việc bán chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và chi phí thấp. Tuy nhiên với các thị trường chứng khoán mới ra đời, kinh nghiệm tổ chức, quản lý còn yếu thì việc bán chứng khoán thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với việc rút tiền gửi ngân hàng.
1.2.5.10.3 Yếu tố về thị trường.
Ngoài các yếu tố cơ bản kể trên còn các yếu tố cũng ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của CTCP như lạm phát, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng, tình hình chính trị xã hội ...
Chương 2
thực trạng huy Động vốn của Công ty cổ phần trên
thị trường chứng khoán việt nam
2.1 Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần ở việt nam.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần.
Cho tới năm 1954, các doanh nghiệp ở Việt nam không nhiều, trong đó một phần khá lớn thuộc sở hữu của Tư bản Pháp. Khi hiệp định GIƠNEVƠ được ký kết, Việt Nam bị tách thành 2 miền với tiềm lực và môi trường thể chế khác nhau. Sự chia cắt và khác biệt về chính trị tồn tại hơn 20 năm, nhưng sự khác biệt về mặt kinh tế thì còn tồn tại lâu hơn.
+ ở miền Bắc, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được cải tạo XHCN theo hướng: tư nhân, cá thể đưa vào HTX, HTX dần chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước.
+ ở miền Nam, theo mô hình kinh tế thị trường, số doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sau khi Việt Nam thống nhất, chính sách kinh tế cũng được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986, đã có chính sách đổi mới, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn tồn tại lâu dài trong xã hội. Từ đây, mở ra một hướng phát triển mới cho Công ty cổ phần phát triển. Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp ban hành, qui định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của 4 loại hình doanh nghiệp:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Công ty cổ phần.
+ Công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra còn có Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi luật riêng.
Khối Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách ...
CTCP là loại hình doanh nghiệp có vị trí quan trọng, tuy hiện nay sự phát triển của CTCP chưa cao, đóng góp cho nền kinh tế chưa lớn, nhưng CTCP sẽ là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong tương lai gần.
Bảng 1: Đóng góp của CTCP so với toàn khối doanh nghiệp
Tỷ lệ phần trăm (%) so với toàn khối Doanh nghiệp
Số Công ty
Lao động
Nguồn vốn
Doanh thu
Nộp NSNN
Công ty cổ phần
4,5
6,1
5,3
4,7
2,1
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
Sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, Công ty cổ phần đã khôi phục dần dần sức mạnh và phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Đặc biệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho CTCP phát triển, số lượng Công ty cổ phần được thành lập không ngừng tăng. Năm 2001 số lượng Công ty cổ phần được thành lập tăng gấp đôi từ 757 lên 1.595 công ty.
Bảng 2: Số lượng Công ty cổ phần.
Số Công ty cổ phần
năm 2000
năm 2001
năm 2002
Công ty cổ phần
có vốn Nhà nước
305
470
557
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
452
1125
2272
Tổng cộng
757
1595
2829
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
Công ty cổ phần đã góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Lao động ở Công ty cổ phần có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể, hộ gia đình. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn Xã hội, nhưng lao động ở Công ty cổ phần lại tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước và đóng góp cho tăng trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động ở Công ty cổ phần gó phần cải thiện và nâng cao mức sống chung toàn Xã hội, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
Tính đến 1/1/2003, Công ty cổ phần góp Ngân sách NN khoảng 2.400 tỷ đồng, tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho Xã hội. Cụ thể ở bảng dưới đây.
Bảng 3: Đóng góp của Công ty cổ phần cho nền kinh tế quốc dân
Lao động có
(người)
Nguồn vốn có
(tỷ đồng)
Thuế và các khoản đã nộp NSNN (tỷ đồng)
2000
2001
2002
2000
2001
2002
2000
2001
2002
CTCP có vốn NN
61872
114266
143899
11645
29049
43416
534,5
1087,9
1284,5
CTCP không có vốn NN
43588
87509
139913
23748
23403
32537
291,3
545,7
1051,3
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
Giai đoạn 2000 – 2001, một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh CTCP đã đạt được như sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động của Công ty cổ phần.
Lãi
Lỗ
Số lượng
% cty lãi
Tổng mức
lãi
(tỷ)
Lãi bình quân 1
cty
(triệu)
Số
lượng
% cty
lỗ
Tổng
mức
lỗ
(tỷ)
Lỗ bình quân 1 cty
(triệu)
CTCP có vốn NN
năm 2000
265
86,89
607
2289
34
11,15
57
1673
năm 2001
405
86,17
1415
3495
52
11,06
20
388
năm 2002
504
90,48
2026
4019
40
7,18
59
1482
CTCP không có vốn NN
năm 2000
300
66,37
228
760
140
20,97
50
359
năm 2001
632
56,18
378
598
316
28,09
94
297
năm 2002
1314
57,83
733
558
639
28,13
129
202
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
Qua bảng trên ta thấy, CTCP có vốn Nhà nước ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ có lãi tăng từ 86,89% năm 2000 lên 90,48% năm 2002. Nguyên nhân chính là do Chính phủ gần đây đã có những động thái tích cực về cơ chế tài chính, chính sách thuế để tạo điều kiện cho các CTCP kinh doanh có hiệu quả phát huy hơn nữa, còn với các CTCP hoạt động yếu kém, không hiệu quả thì một số đã bị giải thể, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức.
Ngược lại, CTCP không có vốn Nhà nước lại suy giảm hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ công ty có lãi giảm từ 66,37% năm 2000 xuống còn 57,83% năm 2002. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã tác động không nhỏ đến các CTCP ngoài quốc doanh. Thực tế đa số các CTCP ngoài quốc doanh có qui mô nhỏ, do đó khi thị trường trong nước và khu vực biến động lớn như năm 1997, rất nhiều CTCP loại này đã sa sút trong kinh doanh, một số bị phá sản.
2.1.2 Phương thức huy động vốn của Công ty cổ phần ở Việt Nam.
2.1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần
Đơn vị: tỷ đồng
năm 1999
năm 2000
năm 2001
năm 2002
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
CTCP có vốn Nhà nước
6461
2711
8471
3174
22647
6402
34493
8923
CTCP không có vốn NN
13121
2582
20292
3456
17998
5405
20523
12014
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
a. Nguồn vốn góp ban đầu: Để có vốn ban đầu dùng xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty, đa số phải dùng tiền tự có, huy động ở gia đình, bạn bè. Thực tế ở Việt Nam, các Công ty cổ phần thường có qui mô nhỏ. Số liệu cụ thể được cho ở bảng sau.
Bảng 6: Qui mô nguồn vốn của Công ty cổ phần.
Qui mô (tỷ đồng)
< 0,5
0,5 đến 1
1
đến
5
5
đến
10
10
đến
50
50
đến
200
200
đến
500
> 500
CTCP có vốn Nhà nước
năm 2000
6
15
91
63
87
35
3
5
năm 2001
18
17
117
81
160
61
8
8
năm 2002
21
16
114
89
204
91
11
11
CTCP không có vốn NN
năm 2000
48
36
196
60
76
22
5
9
năm 2001
197
128
444
139
160
45
6
6
năm 2002
277
265
993
313
326
79
12
7
Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần luôn thay đổi. Sự thay đổi này nhằm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.
b. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 gây ảnh hưởng to l._. giao dịch các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung hay còn gọi là sở giao dịch chứng khoán.
ở Mỹ, người ta tính toán được rằng giá trị các chứng khoán giao dịch trên TTCK phi tập trung lớn gấp nhiều lần giá trị các chứng khoán giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. ở một số nước, cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK đứng ra tổ chức TTCK phi tập trung.
Hiện nay, Việt nam rất cần TTCK phi tập trung bởi các lí do:
i) Kể từ khi xuất hiện công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức được hình thành. Số lượng công ty cổ phần đến nay là khá lớn nhưng số CTCP đủ điều kiện niêm yết trên TTCK tập trung là rất nhỏ, số CTCP không đủ điều kiện niêm yết rất cần vốn. Đấy là chưa kể trong thời gian đến 2005, Nhà nước có chủ trương đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp laị khoảng 2.500 DNNN với số vốn trên sổ sách khảng 30.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp cần có môi trường để giao dịch các loại chứng khoán là con số đáng kể.
ii) Theo Luật Doanh nghiệp, việc phát hành chứng khoán ra công chúng được điều chỉnh theo luật pháp về chứng khoán và TTCK, nhưng Nghị định về chứng khoán và TTCK chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng của các CTCP sẽ niêm yết tại TTGDCK. Do đó, phần lớn việc phát hành chứng khoán của CTCP chưa được quản lý.
iii) Đang tồn tại thị trường “ngầm” hoạt động song song với thị trường giao dịch tập trung, tuy nhiên hoạt động của thị trường “ngầm” chứa đựng tính rủi ro cao, nếu phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến TTCK tập trung.
Việc tổ chức TTCK phi tập trung đang trở thành một yêu cầu cấp bách, hoạt động của TTCK phi tập trung sẽ tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa được niêm yết, tạo nên “sân chơi” hợp pháp cho các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, cho các CTCP không thích hoặc không đủ điều kiện niêm yết tại TTGDCK. Từ đó tạo một kênh huy động vốn mới cho các CTCP mà giảm được các điều kiện niêm yết chặt chẽ của TTCK tập trung.
3.2.2 Hình thành các Quĩ đầu tư chứng khoán.
Đến cuối năm 2003, có 8 Quĩ đầu tư nước ngoài hoạt động với tổng vốn khoảng 400 triệu USD như: Quĩ Veil (Viet nam Enterprise Investment Limited) của công ty quản lý quĩ Dragon Capital, Quĩ Frontier của công ty quản lý Finansa, Công ty quản lí quĩ MeKong Capital ...
Mặc dù trên thị trường đã có 13 CTCK bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đầu tư và các công ty phát hành, tuy vậy chưa xuất hiện một Quĩ đầu tư chứng khoán (QĐTCK), một định chế trung gian đầu tư quan trọng trên TTCK. Việc thiếu các quĩ đầu tư chứng khoán càng được nhắc đến thường xuyên khi giá chứng khoán có những biến động bất thường, khi thị trường trong thời kỳ “ảm đạm”. Lúc này, các QĐTCK - một nhà đầu tư có tổ chức – có vai trò quan trọng để bình ổn thị trường. Nếu muốn giá chứng khoán phản ánh trung thực tình trạng của tổ chức phát hành thì nhà đầu tư phải có đủ trình độ hiểu biết, có khả năng phân tích để đưa ra những đánh giá sát thức tế làm cơ sở cho quyết định đầu tư hợp lí. Quyết định đầu tư cũng như mức giá mua bán của các QĐTCK mang hàm lượng thông tin đã xử lí với chất lượng rất cao sẽ nâng cao tính ổn định và hiệu quả của thị trường.
Hiện nay ở Việt nam số người tham gia giao dịch trên TTCK rất ít, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đối với những nhà đầu tư này, hiểu biết về chứng khoán và TTCK rất hạn chế, nên việc mua bán trên thị trường chịu tác động mạnh của yếu tố tâm lí.
Khác với đầu tư cá nhân, việc đầu tư của QĐTCK có mục tiêu đầu tư dài hạn, đa dạng hoá đầu tư, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả nhờ qui mô vốn lớn và sự am hiểu kinh doanh. Do đó sẽ thu hút được sự tham gia của rộng rãi công chúng vào TTCK. CTCP tăng được khả năng phát hành thành công chứng khoán trên TTCK với đề án kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả và được khuyến khích hơn khi niêm yết trên TTCK. lấy ví dụ: Quĩ Viel đã đầu tư vào CTCP cơ điện lạnh, CTCP đồ hộp Hạ long, CTCP chế biến hàng xuất khẩu tỉnh Long an với tỷ lệ khá cao trước khi các công ty này tiến hành niêm yết trên TTCK.
Với khó khăn về vốn, kinh nghiệm quản lý, có thể thực hiện liên doanh với các công ty quản lí quĩ nước ngoài để thành lập QĐTCK. Để khuyến khích, Nhà nước cần cho phép QĐTCK được hưởng ưu đãi thuế cao hơn, cụ thể:
+ Miễn thuế TNDN đối với QĐTCK (mức ngang với nhà đầu tư cá nhân).
+ Việc bán lại cổ phần do nhà nước nắm giữ nên ưu tiên trước hết cho QĐTCK.
3.2.3 Đơn giản các điều kiện niêm yết.
Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, mới đầu điều kiện niêm yết trên TTCK không nên quá chặt chẽ. Chỉ nên chú ý tới các điều kiện cơ bản đảm bảo tính an toàn cho các nhà đầu tư như: tình hình kinh doanh có lãi trong 2 năm, tình hình tài chính lành mạnh, ban giám đốc có kinh nghiệm quản lý, có phương án sử dụng vốn huy động hợp lý... Còn các điều kiện khác nên giảm bớt.
Điều quan trọng trong giai đoạn hiện nay chính là sự công khai thông tin của CTCP trong quá trình hoạt động. Chỉ có công khai thông tin mới giảm bớt sự bất ổn của TTCK, nhà đầu tư sẽ thấy rõ được tiềm năng của các CTCP từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Đảm bảo được điều kiện này, chỉ số chứng khoán VN index mới thật sự phản ánh được sự biến động của thị trường.
3.2.4 Phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu.
Thời gian qua, trên TTCK Việt nam giao dịch trái phiếu mới chỉ dừng ở trái phiếu kho bạc và trái phiếu NHTM. Để thật sự phát huy hiệu quả của một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế nói chung và CTCP nói riêng cần phải phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu.
Bảng 18: Giá trị trái phiếu giao dịch (làm tròn)
đơn vị: 1 tỷ đồng
Năm
Khối lượng giao dịch
tốc độ tăng trưởng
2001
70,7
2002
121,5
172%
2003
2.496,3
2.054,5%
Tổng
2.688,5
Nguồn: Tạp chí chứng khoán, thời báo Kinh tế và tổng hợp của tác giả.
Qua bảng trên ta thấy, năm 2001 khối lượng trái phiếu giao dịch mới chỉ có 70,7 tỷ, đến năm 2002 tăng lên 121,5 tỷ gấp 1,7 lần năm 2001. Đột biến trong năm 2003, khối lượng giao dịch đạt 2.496,3 tỷ, gấp 20,5 lần năm 2002.
3.2.5 Giảm chi phí phát hành để giảm chi phí vốn cổ phiếu thường mới.
Chí phí phát hành có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chi phí vốn cổ phiếu thường mới của CTCP. Với mức chi phí vốn cổ phiếu mới hợp lý so với chi phí nợ vay, CTCP hoàn toàn có thể lập kế hoạch huy động vốn trên TTCK.
Như đã trình bày trong chương 1, chi phí vốn cổ phiếu thường mới được tính bằng công thức sau:
Ke = Dt / Po(1 - F) + g
Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi chi phí phát hành giảm, ta thấy chi phí vốn cổ phiếu thường mới cũng sẽ giảm. Thông thường ở các nước có TTCK, chi phí phát hành vào khoảng 8%. Việt nam hiện nay chưa có con số thống kê chính xác nhưng dựa trên các yếu tố như: cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn hóa trong TTCK, con người ... và các yếu tố khác về chính sách tài chính, người ta ước tính chi phí phát hành hiện nay vào khoảng 10%. Chi phí này thật sự là quá cao đối với một TTCK non trẻ. Vấn đề bắt buộc trong thời gian tới là giảm dần chi phí phát hành để giảm chi phí vốn chứng khoán, tạo điều kiện cho CTCP tham gia TTCK.
3.2.6 Giảm chi phí giao địch để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia TTCK.
Cần xem xét bỏ qua hoặc điều chỉnh lại các qui định về phí, lệ phí để tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP khi tham gia TTCK.
Đối với các loại phí nên qui định mức trần đối với từng loại dịch vụ để các chủ thể cung cấp dịch vụ như CTCK, Công ty tư vấn CK ... cạnh tranh với nhau về chất lượng dịch vụ, phí dịch vụ.
3.2.7 Chính sách ưu đãi thuế.
Theo Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ qui định tạm thời về ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Thông tư số 74/2000/TT-BTC ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định 39 nêu trên thì:
+ Miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời gian 3 năm đầu (từ 1/1/2000 đến 31/12/2003) đối với các hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư.
+ Công ty chứng khoán và Công ty quản lí quĩ (CTQLQ) ngoài việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 1 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo.
+ Tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết, ngoài việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết CK lần đầu tại TTGDCK.
+ Nhà đầu tư cá nhân (trong nước và ngoài nước) được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đối với khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu và chênh lệnh mua bán chứng khoán. Thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài là 5%.
Thực tiễn thi hành chính sách ưu đãi tạm thời về thuế đối với TTCK còn mang tính hình thức, không phát huy hiệu quả cao. Theo Thông tư 74 nêu trên, CTCK được miễn thuế 3 năm 2000 – 2001 – 2002 nhưng thực tế đến cuối tháng 7/2000 TTGDCK Tp.HCM mới đi vào hoạt động. Các CTCK phần lớn thành lập và hoạt động bắt đầu từ năm 2001.
Mặt khác, cũng theo theo Thông tư 74, CTCK được miễn thuế giá trị gia tăng (chứ không phải chịu thuế suất 0%) nên thực tế ưu đãi về thuế GTGT cho CTCK dành cho nhà đầu tư được hưởng các dịch vụ của CTCK.
Đối với các CTCP niêm yết, mức ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm kể từ khi niêm yết chứng khoán chưa thực sự khuyến khích các CTCP tham gia niêm yết. Bởi lẽ để được niêm yết, các CTCP phải tốn kém chi phí cho quảng cáo và công khai thông tin, ngoài ra còn rất nhiều chi phí khác phát sinh thêm do thực hiện niêm yết.
Ngoài ra, theo qui định tại Thông tư số 98/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ miễn, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP về thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì đối tượng tham gia TTCK ngoài được hưởng các ưu đãi khác theo qui định của Pháp luật còn được hưởng ưu đãi theo qui định tại Thông tư này. Như vậy, Bộ tài chính có 2 văn bản là Thông tư 74 và Thông tư 98 cùng hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động trên TTCK, điều này gây “lúng túng” cho các đơn vị tham gia TTCK.
Đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng về thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình công ty liên doanh quản lý quĩ đầu tư chứng khoán (ví dụ như VMF – liên danh giữa SacomBank và Dragon Capital). Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ áp dụng thuế suất 20% là khá cáo so với các nước như Trung quốc – 5%, Singapore – 10%.
Đối với nhà đầu tư, ưu đãi cho các nhà đầu tư cá nhân là khá nhiều, trong khi đãi cho các nhà đầu tư cố tổ chức như Công ty quản lí quĩ, Quĩ đầu tư chứng khoán còn quá ít.
Do TTCK là một lĩnh vực mới, vào thời điểm ban hành Nghị định 51/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nên trong danh mục A ngành nghề được hưởng ưu đãi không qui định ngành chứng khoán là đối tượng được hửng ưu đãi, do đó cần có văn bản bổ sung. Từ đó, cần thực hiện:
+ Đưa đối tượng kinh doanh chứng khoán thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật thuế TNDN, mức ưu đãi cần tối đa (miễn 5 năm, giảm 50% trong vòng 9 năm – khoản 2, điều 17, Luật thuế TNDN)
+ Xếp CTCK, Công ty quản lí quĩ vào diện không phải nộp thuế bổ sung theo qui định tại Thông tư 18/2002/TT-BTC ngày 22/2/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2001/NĐ-CP và Nghị định 30/1998/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN.
+ CTCP thực hiện niêm yết được miễn 2 năm và giảm 50% thuế TNDN trong vòng 10 năm kể từ khi CTCP niêm yết cổ phiếu trên TTCK tập trung. Xây dựng mức ưu đãi thuế TNDN đối với CTCP phát hành trái phiếu trên TTCK, mức ưu đãi theo tỷ lệ vốn huy động so với vốn CSH.
Sau khi hết hạn ưu đãi thuế, Nhà nước cần xem xét giảm thuế TNDN (hiện phổ biến là 32%) để khuyến khích các CTCP niêm yết trên TTCK, ngoài ra điều này cũng tạo điều kiện làm tăng chi phí nợ vay sau thuế, giảm bớt sức ép về vốn cho hệ thống NHTM.
Như ta đã nói trong chương 1, chi phí nợ vay sau thuế được xác định bằng công thức sau:
Kd (1-T) = e (1 - T)
Khi thuế suất thuế TNDN (ký hiệu là T) giảm, (1 – T) sẽ tăng, giả sử với lãi suất (e) giữ nguyên (=const) thì chi phí nợ vay sau thuế vẫn tăng lên. Đây là yếu tố làm tăng tương đối chi phí vốn của nợ vay sau thuế so với chi phí vốn cổ phần.
3.2.8 Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành chứng khoán.
Như ta đã phân tích ở chương 1, tình trạng thông tin không cân xứng có ảnh hưởng quan trọng đến việc huy động vốn của CTCP trên TTCK, kể cả những công ty niêm yết và các công ty sắp niêm yết.
Hiện tượng thông tin không cân xứng luôn tồn tại, nó được trình bày trong bài báo nổi tiếng của George Ackerloff và được gọi là “vấn đề những quả chanh” – the lemons problem.
Theo quan điểm của Frederic S.Mishkin được trình bày trong cuốn “The Economics of Money, banking, and financial Markets”, có hai giải pháp cho vấn đề lựa chịn đối nghịch là “tự sản xuất và bán thông tin” và “điều hành của Chính phủ để làm tăng thông tin”. Theo cách giải quyết của ông, cần đưa ra các thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép các nhà đầu tư có thông tin đầy đủ về công ty niêm yết. Một cách hiệu quả nhất là thành lập các công ty thu thập và đưa ra thông tin.
Ngoài ra, các trung gian tài chính mà quan trọng nhất là các ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể là một chuyên gia trong việc tạo ra thông tin chính xác về các công ty (thông qua các quan hệ tín dụng), từ đó làm giảm bớt các lựa chọn đối nghịch.
Vì vậy, việc thành lập các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các công ty niêm yết là rất cần thiết để giảm tác động của hiện tượng thông tin không cân xứng.
Chính phủ cũng cần nhanh chóng ban hành qui chế công bố thông tin đối với các công ty niêm yết.
3.3 các giải pháp về phía công ty cổ phần.
3.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, một số công ty niêm yết ngày càng bộc lộ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, hình ảnh các công ty xấu đi trong mắt các nhà đầu tư. Nguyên nhân chính là: các công ty khi chưa niêm yết đã tồn tại sẵn các yếu kém, khi “khoác chiếu áo niêm yết vào”, CTCP bỗng trở thành tâm điểm xoi xét của các nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán, cơ quan quản lý TTCK ... Trong hoàn cảnh như vậy, việc phát hiện ra các tồn tại của CTNY là điều dễ hiểu.
Việc huy động vốn trên TTCK phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP, thực tế, thời gian quan đã chứng minh những thông tin xấu về sản xuất kinh doanh của các công ty đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị giá chứng khoán của các công ty như thế nào. Các CTCP phải thấy được cái gốc của hoạt động tài chính là hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới các CTCP cần phải thực hiện một số điểm chính sau.
Một là, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Mục đích chính của các nhà đầu tư chứng khoán là lợi nhuận, trong đó bao gồm cổ tức và chênh lệnh về thị giá. Khi CTCP sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận đạt được tăng cao, sẽ tạo cơ sở để có mức cổ tức cao.
Hai là, cải tiến và áp dụng công nghệ mới tạo điều kiện để giảm chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành và tăng doanh thu, tăng lưọi nhuận.
Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sử dụng vốn hợp lí sẽ giảm bớt lượng vốn nhàn rỗi không sinh lời, đồng thời tăng vòn quay của vốn, tăng mức sinh lời của 1 đồng vốn.
Bốn là, mở rộng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để tránh rủi ro, tăng lưọi nhuận. Trong kinh tế thị trường, việc hạn chế rủi ro mang ý nghĩa quan trọng. Đa dạng hoá mặt hàng, ngành nghề giúp CTCP tránh được sự suy thoái của một ngành nghề hay loại hàng hoá nhất định, từ đó ổn định được thu nhập doanh nghiệp.
3.3.2 Cải thiện chất lượng chứng khoán.
Để tăng tính hấp dẫn của các nhà đầu tư CK, cần cổ phần hoá ngay một số doanh nghiệp qui mô vốn lớn, kinh doanh hiệu quả, tiềm năng phát triển lớn như ngân hàng, hàng không, đường sắt, điện lực, viễn thông ... Khi nào có sự hiện diện chứng khoán của những doanh nghiệp mạnh thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam thì khi đó quan hệ cung cầu chứng khoán mới sôi động và chỉ số chứng khoán VN index mới là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thông báo số 5870/VPCP-KTTH ngày 26/11/2003 của Văn phòng chính phủ về các giải pháp phát triển TTCK, trong đó có nêu việc tăng chất lượng hàng hoá trên TTCK bằng cách đưa các doanh nghiệp lớn cổ phần hoá vào nêm yết trên TTCK.
Với CTCP, hiệu quả kinh doanh, tiềm năng phát triển là cơ sở để hình thành niềm tin của nhà đầu tư. Để huy động được vốn, CTCP phải chứng minh bằng hiệu quả, hiệu quả kinh doanh phải ổn định.
Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã “ bật đèn xanh” để một số NHTMCP tham gia TTCK ngay trong năm 2004. Quyền Vụ trưởng vụ các ngân hàng (NHNN) đã phát biểu với báo chí rằng quan điểm của NHNN là giúp các ngân hàng tham gia càng sớm càng tốt. Hai đơn vị sẵn sàng niêm yết là Ngân hàng TMCP á châu (ACB) và ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (SacomBank). Động thái này cũng góp phần cải thiện chất lượng của các chứng khoán niêm yết trên TTCK.
3.3.3 Thực hiện minh bạch tài chính - công khai thông tin.
Việc thực hiện tài chính lành mạnh, công bố trung thực kịp thời các thông tin cần thiết về tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP có vai trò rất quan trọng trong thời gian này. Để tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thì bản thâm các CTCP đã niêm yết phải thấy được nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình cho TTCK. Khi đáp ứng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, TTCK sẽ có những phản hồi lại với công ty niêm yết thông quá thị giá cổ phiếu, từ đó công ty có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động của mình.
Hiện nay ở Việt nam do cơ chế quản lí kế hoạch hoá - tập trung cũ đã tồn tại một thời gian dài nên gây sức ì trong tư duy quản lí doanh nghiệp. Các CTCP vẫn còn sợ phải công bố thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là lo sợ lộ bí mật kinh doanh, ngoài ra còn do tâm lí "không quen phơi bày" quá trình sản xuất kinh doanh cho mọi người.
Để giải quyết vấn đề trên, Nhà nước cần phải thực hiện chặt chẽ chính sách thuế, bởi lẽ qua thống kê, mọi lí do ngại công bố thông tin đều "lấp ló" hình bóng của việc gian lận thuế.
3.4 các giải pháp điều kiện
3.4.1 Quản lý chặt chẽ các thị trường: bất động sản, kim loại quí, ngoại tệ.
Bảng 19: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt nam gia đoạn 1991 - 2003.
TT
Năm
Tốc độ tăng giá vàng (%)
Tốc độ tăng giá USD (%)
Tăng trưởng kinh tế
Chỉ số tăng giá
1
1991
88,7
3,1
5,8
67,4
2
1992
-2,3
-0,8
8,7
17,5
3
1993
7,4
0,3
8,1
5.3
4
1994
8.0
1.7
8.8
14.4
5
1995
-3.0
-0.6
9.5
12.7
6
1996
2.5
1.0
9.3
4.5
7
1997
-6.6
14.2
8.8
3.6
8
1998
0.7
9.6
5.8
9.0
9
1999
-0.02
1.1
4.8
6.8
10
2000
-1.7
3.4
6.8
-0.6
11
2001
5.0
3.8
6.8
-0.2
12
2002
19.4
2.1
7.0
4.0
13
2003
26.6
12.2
7.2
3.0
14
5 tháng 2004
0.5
0.2
-
6.3
Nguồn: Nguyễn Đức - Chỉ số giá hàng tiêu dùng đang tăng, Thời báo kinh tế 4/6/2004.
3.4.1.1 Bất động sản.
Hiện nay, ở Việt nam không có sự quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản đất đai. Nguyên nhân chủ yếu là: i) Người đầu cơ đất đai hi vọng giá đất sẽ tăng cao trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ đem lại cho họ một khoản siêu lợi nhuận do chênh lệch giá. ii) giá đất phụ thuộc rất lớn vào mục đích sử dụng đất; do vậy, nếu đượ phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất có giá trị thấp sang loại đất có giá trị cao, và do giá đất để tính tiền sử dụng đất chỉ bằng 10 – 30% giá thị trường, người sử dụng đất sẽ thu được khoản chênh lệch rất lớn. iii) Mặc dù tính thanh khoản của hàng hoá đất đai là thấp, nhưng giao dịch chủ yếu là mua bán trao tay, không thông qua cơ quan đăng ký. Dù vậy, việc mua bán ngầm này diễn ra khá dài, không bị ngăn chặn, xử lí dứt điểm, khiến nhiều người dân lầm tưởng tính rủi ro trong mua bán như vậy thấp, việc nắm giữ đất đai càng trở lên hấp dẫn. iv) Tồn tại nhiều diện tích đất do các cơ quan, đơn vị nắm giữ và được cho thuê kiếm lời. v) Các biện pháp hành chính của Nhà nước trong việc xử lí các sai phạm về đất đai chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc dẫn đến hiệu lực quản lí Nhà nước kém hiệu quả.
Hậu quả: Giá đất tăng cao, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư bất động sản, trong đó chủ yếu là quyền sử dụng đất tăng, dẫn đến một bộ phận lớn vốn của Xã hội được tập trung vào bất động sản, do đó vốn đầu tư cho các hoạt động và tài sản khác (trong đó có chứng khoán) bị thu hẹp.
Để quản lí được thị trường bất động sản, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, sửa đổi căn cứ tính thuế đất hiện hành từ xác định diện tích , hạng đất, mức thuế sang diện tích, giá đất tính thuế, thuế suất. Để đảm bảo công bằng, thuế suất được phân biệt giữa các đối tượng sử dụng những diện tích đất khác nhau.
Thứ hai, hiện nay thuế suất chuyển quyền sử dụng đất là 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình, căn cứ tính thuế là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, thấp hơn giá thị trường, nên chưa có tác dụng điều tiết thu nhập một cách công bằng. Do đó cần thay đổi việc sử dụng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành bằng giá thị trường để làm căn cứ tính thuế.
Thứ ba, hoàn thiện qui hoạch chi tiết các thành phố, vùng đô thị để ngăn chặn tình trạng mua bán chờ qui hoạch.
Thứ tư, thành lập tổ chức định giá độc lập để theo dõi và xác định giá đất trên thị trường.
3.4.1.2. Kim loại quí.
Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục có nhiều biến động, một phần nguyên nhân là do giá vàng thế giới tăng, nhưng không thể phủ nhận sự lỏng lẻo trong quản lý giá vàng của cơ quan có trách nhiệm và thói quen tiêu dùng của dân cư. Giá vàng từ khoảng 600 nghìn đồng/chỉ đã có lúc tăng đến 784 nghìn đồng/chỉ, điều này đã làm các nhà đầu tư rút khỏi thị trường vốn để đầu cơ vàng khi TTCK đang trong cảnh “ảm đạm”.
3.4.1.3. Ngoại tệ.
Hiện nay ở Việt nam, Đôla Mỹ vẫn được đông đảo quần chúng dùng làm phương tiện cất trữ, các giao dịch kinh tế còn dùng đồng Đôla làm thước đo giá trị.
Hiện tượng Đôla hoá xuất hiện, mà nguyên nhân được chia thành bốn nhóm chủ yếu sau:
Một là, các nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém và thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng chậm, thiếu bền vững, hệ thống tài chính ngân hàng không mạnh làm giá trị VNĐ giảm sút, người dân mất lòng tin vào đồng nội tệ.
Hai là, các nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém, hạn chế của VNĐ: giá trị thấp, giảm sút, mệnh giá thấp ...
Ba là, các nguyên nhân về tâm lí.
Bốn là, các nguyên nhân gắn liền với tác động tiêu cực của thị trường chợ đen, hoạt độngbuôn lậu ...
Trong bốn nhóm nguyên nhân trên thì nhóm nguyên nhân thứ nhất có vai trò quyết định.
Chính hiện tượng Đôla hoá thời gian qua làm chức năng tiền tệ của VNĐ bị thu hẹp do USD lấn át các mặt: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán.
Với sự biến động của tỷ giá VNĐ/USD từ 14.500VNĐ tháng 5/2001 tăng lên 15.800 năm 2003 đã góp phần chuyển bớt vốn từ đầu tư chứng khoán sang tích trữ ngoại tệ.
Để thu hút vốn từ dân cư vào TTCK, Nhà nước phải có chính sách quản lý tỷ giá hợp lí, giảm khối lượng vốn “chết” trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ, từ đó mới có thể thực hiện được “huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế”.
3.4.2 Nhà nước cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lí.
Tại các nước phát triển, lãi suất trung bình giai đoạn 2000-2003 là: lãi suất tiền gửi 2,25%/năm, lãi suất cho vay 4,25%/năm . ở Việt nam, lãi suất còn khá cao so với mặt bằng chung khu vực và thế giới. Lãi suất tiền gửi năm cuối năm 2003 trung bình là 7,8%/năm, lãi suất cho vay trung bình là 11,4%/năm.
Với mức lãi suất như vậy, các nguồn vốn sẽ chảy vào các NHTM sẽ có lợi hơn là đầu tư vào chứng khoán. Đấy là chưa kể đến độ rủi ro của chứng khoán cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm.
Có thể đưa ra một vòng tròn luẩn quẩn của thị trường tài chính như sau: doanh nghiệp không huy động được vốn trên TTCK nên phải vay ngân hàng, ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải tăng lãi suất huy động, lãi suất tiền gửi tăng lại làm vốn trên thị trường tài chính chảy vào hệ thống NHTM, TTCK thiếu vốn của các nhà đầu tư nên doanh nghiệp không huy động được vốn.
3.4.3 Phát triển dịch vụ tư vấn chứng khoán.
Dịch vụ tư vấn chứng khoán được thực hiện dưới nhiều hình thức như tư vấn phát hành; tư vấn niêm yết; tư vấn tài chính; tư vấn đầu tư chứng khoán ... Để thực hiện dịch vụ tư vấn cần đòi hỏi người tư vấn phải có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng đưa ra những luận điểm thuyết phục, có phong cách giao tiếp ...
Phần đông dân chúng không am hiểu về công cụ tài chính, thiếu niềm tin vào sự ổn định của một thị trường mới mẻ, chưa hiểu biết rõ về tính thanh khoản, khả năng sinh lời của chứng khoán. Vì vậy, gây cản trở kế hoạch phát hành chứng khoán của những công ty đã niêm yết và làm nản lòng những CTCP đang có kế hoạch niêm yết. Suy đến cùng, quần chúng đầu tư chính la người góp quyết định sự thành công của việc huy động vốn của CTCP trên TTCK, vì họ cũng chính là những người đầu tư cá nhân trên TTCK, là người đầu tư vào Quĩ ĐTCK, là người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại ...
3.4.4 Tăng tính thanh khoản của chứng khoán.
Để tăng tính thanh khoản (một số sách gọi là hoán tệ) cho chứng khoán, cần giảm thời gian thanh toán T+3 hiện nay xuống ít nhất là T+2 và xuống dần đến mức T+1. Khi tính thanh khoản của chứng khoán tăng, thị trường thứ cấp sẽ hoạt động nhộn nhịp hơn, tạo điều kiện cho các CTCP niêm yết hoặc phát hành bổ sung chứng khoán.
Mặt khác, cần xây dựng cơ sở vật chất về thông tin liên lạc đồng bộ cho các TTGDCK, Sở GDCK.
3.5 Các giải pháp khác:
3.5.1 Lạm phát.
Với việc lạm phát tăng cao, cổ tức và giá trị chênh lệch trong mua bán chứng khoán sẽ bị giảm. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ chuyển các nguồn lực tài chính sang đầu tư vào bất động sản, kim loại quí ...
3.5.2 Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
Nếu Chính phủ ban hành chính sách tín dụng ưu đãi có lợi cho CTCP, khi dó CTCP có cơ hội lớn để tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi thông qua các quĩ hỗ trợ phát triển trung ương, địa phương, sự bức xúc về vốn để huy động trên TTCK sẽ giảm đi. Ngoài ra, tín dụng ưu đãi cũng làm giảm sức ép lên hệ thống NHTM và Chính phủ có điều kiện định hướng cho sự phát triển của các ngành nghề được ưu tiên.
Tuy nhiên, cũng cần phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lí đối với các quĩ hỗ trợ phát triển. Cần tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ưu đãi.
3.5.3 Tâm lí nhà đầu tư.
Với sự hình thành và phát triển TTCK Việt nam - kênh huy động vốn mới mẻ - đối với nền kinh tế, các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trên TTCK, do đó các qui luật tâm lí còn có những tác động tất quan trọng đến TTCK.
3.5.4 Thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng.
Do các biến động về chính trị - xã hội trong những thập kỷ trước đây, hiện nay người dân Việt nam vẫn còn thói quen tích trữ của cải dưới dạng kim loại quí, ngoại tệ mạnh ...
3.5.5 Tình hình chính trị xã hội.
Với tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển chắc chắn, CTCP sẽ kỳ vọng nhiều hơn vào sự phát triển của chính mình và có xu hướng mở rộng qui mô, phát sinh nhu cầu tăng vốn.
Kết luận
Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam” trong điều kiện hiện nay là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã làm rõ những luận cứ khoa học, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam. Cụ thể, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ:
Một là, tổng hợp và hệ thống hoá có chọn lọc những lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK. Từ đó thấy được việc huy động vốn trên TTCK là vấn đề then chốt để các CTCP có thể phát triển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hai là, trên cơ sở những lí luận về hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK và tình hình kinh tế Việt nam, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam thời gian qua. Qua đó rút ra những mặt tốt cần phát huy và những mặt chưa tốt còn tồn tại, những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
Ba là, luận văn đưa ra những giải pháp đối với CTCP và cơ chế chính sách nhằm tăng cường huy đông vốn của các CTCP trên TTCK Việt nam trong thời gian tới. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Để đạt hiệu quả tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK, góp phần phát triển một loại hình doanh nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các giải pháp và sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành. Làm đượcc như vậy, Việt nam mới dần hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới về thị trường tài chính, nâng cao dần vị thế quốc gia.
Danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa – Giáo trình TTCK- NXB tài chính (2002)
Lưu Thị Hương – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – NXB giáo dục (2002)
Vũ Duy Hào, Đàm Văn Nhuệ – Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB thống kê (1998)
Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo – NHTM quản trị và nghiệp vụ – NXB thống kê (2002)
Đào Lê Minh – Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK – NXB chính trị quốc gia (2002)
Nguyễn Duy Gia – Một số vấn đề cần biết về TTCK Việt nam – NXB chính trị quốc gia (2003)
Tổng cục thống kê - Thực rtạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2000 đến 2003 – NXB thống kê (2004)
Frederic S.Mishkin – Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – NXB khoa học và kỹ thuật (2001)
Christine Stopp – Hướng dẫn đầu tư vào TTCK – NXB trẻ (2000)
Quốc hội – Luật doanh nghiệp (2000)
Bộ kế hoạch và đầu tư – Tạp chí đầu tư chứng khoán – các số từ năm 2000 đến 2004
Bộ tài chính – Tạp chí tài chính – các số từ năm 2004
Hiệp hội ngân hàng Việt nam – Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ – các số năm 2003
Viện kinh tế học (trung tâm khoa học xã hội và nhân văn) – Tạp chí nghiên cứu kinh tế – các số năm 2003
Thời báo kinh tế các số năm 2004
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0179.doc