Tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-Chi nhánh Cầu Giấy: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đem lại nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội,trải qua gần 8 năm hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro bất cập có thể xảy ra bất kỳ l... Ebook Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-Chi nhánh Cầu Giấy
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-Chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc nào, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ(L/C).Do vậy vấn đề hạn chế rủi ro xảy ra luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng Thương mại nói chung và của ngân hàng thuơng mại cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy nói riêng trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy biến động.Việc để rủi ro xảy ra sẽ làm tổn hại nghiêm trọng không những về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy”.Với mong muốn thông qua đề tài này sẽ giúp tôi bổ sung thêm được kiến thức về ngành ngân hàng và hy vọng sẽ góp phần hệ thống lại các giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy nói riêng và ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội nói chung.
Kết cấu của đề tài gồm:
Mục lục.
Lời cam kết.
Danh mục các bảng biểu.
Danh mục các từ viết tắt.
Lời cảm ơn.
Lời mở đầu.
Chương 1: Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ và khái quát về ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy .
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán và rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ(L/C) tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội (HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
Lời kết.
Danh mục các tài liệu tham khảo.
Nhận xét của cơ quan thực tập.
CHƯƠNG 1
RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (HBB) –CHI NHÁNH CẦU GIẤY
1.1.Một số vấn đề về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.
1.1.1.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C).
1.1.1.1.Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C).
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(Documentary letter of credit – L/C) là sự thoả thuận,trong đó ngân hàng mở thư tín dụng(ngân hàng bên nước mua hàng)theo yêu cầu của người mua hàng ,cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi ,người bán hàng)hoặc chấp nhận hối phiếu người bán ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
1.1.1.2.Quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C).
* Các bên tham gia trong phương thức tín dụng thư chứng từ(L/C):
Người mở thư tín dụng là người mua hàng (sau khi được thông báo hàng của người bán hàng “đã sẵn sàng để giao”).
Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua hàng, ngân hàng này cấp tín dụng cho người mua hàng.
Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán hàng hay là người hưởng lợi chỉ định .
Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Bảng 1:Trình tự L/C chứng từ
Ngân hàng nước xuất khẩu (thông báo L/C)
Ngân hàng nước nhập khẩu(mua h àng) mở L/C
Người xuất khẩu kiểm tra L/C (khi đã mở)
Người nhập khẩu
Tầu
6
2
5 3 1 7 8
Hợp đồng
Giao hàng
4
Sau khi người bán báo cho người mua: “hàng sẵn sàng để giao”.
Người nhập khẩu mở thư tín dụng trả tiền cho người xuất khẩu qua ngân hàng của mình theo thoả thuận trong hợp đồng về thời hạn nhất định,trong thư mở L/C đó liệt kê các chứng từ phải có.
Ngân hàng mở L/C (ở nước nhập khẩu)lập thư tín dụng gửi ngân hàng đại lý,thông báo đã mở L/C (ở nước nhập khẩu hay nước khác).
Ngân hàng (nước xuất khẩu) thông báo mở L/C cho người xuất khẩu.
Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng.Nếu không thì yêu cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh cho phù hợp với hợp đồng
Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng cho tàu để giao cho người nhập khẩu (nếu L/C sai thì yêu cầu người mua và ngân hàng điều chỉnh).
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi ngân hàng bộ chứng từ theo chỉ định ở L/C để xin thanh toán (trong bộ chứng từ có vận đơn).
Ngân hàng nước xuất khẩu (thông báo L/C) chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C và ngân hàng ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ: phù hợp thì thanh toán, không phù hợp thì không thanh toán, trả lại chứng từ cho người xuất khẩu để sửa chữa, sau đó chuyển cho người mua hàng.
Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu, nhận tiền hoặc nhận văn bản chấp nhận thanh toán (nguời mua ký hối phiếu trả sau) và chuyển chứng từ cho người nhập khẩu.
Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì trả tiền, nếu không hợp lệ có quyền không thanh toán với ngân hàng và người bán.
Qua sơ đồ trình tự mở thư tín dụng chứng từ nêu trên, ta có thể thấy rõ 4 bước (sau khi nhận thông báo “hàng sẵn sàng để giao”)
Mở L/C và thông báo cho người xuất khẩu (1,2,3) biết nội dung.
Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ (4).
Người bán chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng và người mua kiểm tra (5,6,7).
Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì trả tiền ,nếu không thì từ chối trả tiền (8)
1.1.1.3.Thư tín dụng và các loại thư tín dụng.
1.1.1.3.1.Thư tín dụng.
* Khái niệm: Thư tín dụng là trách nhiệm của ngân hàng tiến hành trả tiền theo lệnh của người mua và lấy từ tài khoản của người mua(nhập khẩu) để trả cho người xuất khấu số tiền hàng đã giao khi người xuất khẩu trình đủ chứng từ
* Đặc điểm: Thư tín dụng xuất phát và trên cơ sở hợp đồng mua bán nên phải thống nhất với hợp đồng,nhưng lại độc lập với hợp đồng này.
* Nội dung chủ yếu trong thư tín dụng chứng từ:Gồm có những điều khoản như sau:thời hạn hiệu lực,thời hạn trả tiền,thời hạn xuất trình ,thời hạn giao hàng ,những nội dung về hàng hoá,vận tải giao nhận hàng,chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình và sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng.
1.1.1.3.2.Các loại thư tín dụng.
Xét theo các điều kiện,chia ra các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế như sau:
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ(irrevocable letter of credit)( được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế):L/C này không thể bị huỷ hoặc bị ngân hàng của người nhập khẩu sửa đổi trong thời hạn hiệu lực nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu.Thư tín dụng không huỷ bỏ là trách nhiệm của ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải bảo đảm thanh toán số tiền hàng trả cho người xuất khẩu.
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ,có xác nhận(confirmed irrevocable L/C):là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác xác nhận bảo đảm trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C,không phụ thuộc vào việc có nhận được hay không số tiền hoàn trả của ngân hàng mở L/C.Dù người mua hàng bị phá sản L/C vẫn có giá trị thanh toán.Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.loại L/C này là đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ ,miễn truy đòi(irrevocable without recourse L/C):khi người xuất khẩu đã được trả tiền,thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi tiền lại bất kể trường hợp nào.
Thư tín dụng chuyển nhượng được(transferable L/C):
- Là thư tín dụng không thể huỷ bỏ.
- L/C cho quyền người hưởng lợi thứ nhất được yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyể nhượng toàn bộ hay một phần tiền L/C cho một hay nhiều người khác.
- Chỉ được chuyển nhượng một lần
- Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi chịu.
Thư tín dụng tuần hoàn(revolving L/C):là thư tín dụng không thể huỷ bỏ.Sau khi sử dụng hết thời hạn hiệu lực thì L/C lại tự động có giá trị như cũ,cho tới khi nào tổng trị giá hợp đồng thực hiện đủ.
Có 3 loại L/C tuần hoàn:
- Tuần hoàn tự động.
- Tuần hoàn hạn chế.
- Tuần hoàn bán tự động.
Thư tín dụng giáp lưng(back to back L/C):Người xuất khẩu nhận được L/C mở cho mình,dùng L/C này thế chấp mở một L/C khác cho một người khác hưởng,với nội dung tương tự L/C nhận được,L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
Thư tín dụng đối ứng(reciprocal L/C): Được sử dụng trong phương thức đổi hàng,có thể trong gia công, đề phòng bên đối phương không giao hàng,không trả tiền.Khi nhận được L/C loại này,người xuất khẩu muốn L/C có hiệu lực thì phải mở L/C trị giá tương đương cho người mở L/C trả tiền cho mình.
Thư tín dụng dự phòng(stand_by L/C): để đề phòng trường hợp người xuất khẩu nhận L/C mà không giao được hàng.
Thư tín dụng thanh toán dần dần(deferred payment L/C):Là L/C không thể huỷ bỏ,ngân hàng mở L/C cam kết với người thanh toán dần dần cho đủ toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định trong L/C.
1.1.1.4. Ưu nhược điểm của phưong thức tín dụng chứng từ(L/C).
Ưu điểm:
Đối với người nhập khẩu:
Nhà nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ đúng quy định trong L/C và bộ chứng từ được ngân hàng phát hành kiểm tra hộ với mức trách nhiệm cao nhất.
Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi yêu cầu của họ được thực hiện.
Đảm bảo nhận được hàng hoá đúng số lượng,chất lượng như trong L/C, đồng thời có thể tận dụng được tín dụng ngân hàng trong trường hợp ngân hàng cho phép.
Đối với người xuất khẩu:
- Được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trước khi hàng hoá đến tay người nhập khẩu.
- Được ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán.
- Có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng,khi mà người xuất khẩu cho người nhập khẩu trả chậm(sử dụng hối phiếu có kỳ hạn),nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình hối phiếu tại bất kỳ ngân hàng nào cũng được thanh toán.Và trong trường hợp là L/C không huỷ ngang thì sẽ đặt trách nhiệm thanh toán lên ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận:lúc này người xuất khẩu là người được an toàn lớn nhất.
Đối với ngân hàng phát hành,ngân hàng thông báo,ngân hàng xác nhận,ngân hàng chỉ định:Phương thức này mang lại thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng vì phí dịch vụ cao hơn so với phương thức khác, đồng thời giúp tằn cường mối quan hệ đối với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.
Song phương thức này không phải là không có nhược điểm của nó.
Nhược điểm:
Đối với người nhập khẩu:
Phương thức này chỉ căn cứ vào chứng từ.Nếu nhà nhập khẩu có gian lận(giả mạo chứng từ)không đúng pháp luật thì nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán.
Nếu có sự thay đổi trong hợp đồng thì sẽ làm mất thêm thời gian giao dịch và mất thêm chi phí.
Trường hợp hàng hoá có thể đến nơi mà vẫn chưa nhận được chứng từ thì nhà nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí lưu kho,lưu bãi.
Đối với người xuất khẩu:
Nếu có sự thay đổi trong hợp đồng thì sẽ gây phiền hà và tốn kém chi phí.
Đối với L/C huỷ ngang có thể bị ngân hàng phát hành sửa đổi hay bổ sung bất kỳ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ.
Đối với ngân hàng phát hành:
Rủi ro liên quan đến tín nhiệm khách hàng,nếu nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán mà trước đó nhà nhập khẩu lại được ngân hàng cho vay tín dụng do tín nhiệm….Lúc này ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu khi người nhập khẩu mất khả năng thanh toán.
Do nghiệp vụ ngân hàng:như thiếu những chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ mà vẫn thanh toán.
Rủi ro do tính chất của hàng hoá:Trong trưòng hợp nhà nhập khẩu không bán được thì ngân hàng sẽ phải lấy hàng hoá của nhà nhập khẩu và khi đó sẽ dẫn đến việc xem hàng hoá đó là gì? để thực hiện việc thu hồi vốn:
+ Xem xét nhà nhập khẩu có đúng là chủ của lô hàng này không.
+ Hàng hoá này có thuộc loại tốt và có bán được không.
+ Hàng hoá này có giá như thế nào và có hay biến động không.
+ Nếu có sự thông đồng của người xuất khẩu và người nhập khẩu để lừa ngân hàng:hàng không giao và lợi dụng sự tín nhiệm của ngân hàng đối với nhà nhập khẩu(không bắt cầm cố).
Đối với ngân hàng chỉ định:Trong trường hợp thanh toán trước cho nhà xuất khẩu thì sau này nếu có sự cố gì đối với nhà xuất khẩu thì ngân hàng chỉ định phải tự chịu.
Đối với ngân hàng xác nhận:
Nếu ngân hàng phát hành trục trặc không đủ khả năng thanh toán cho ngân hàng xác nhận khi mà ngân hàng xác nhận đã thanh toán cho nhà xuất khẩu rồi.
Nếu ngân hàng xác nhận kiểm tra không kỹ bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình mà vẫn thanh toán thì sẽ không đòi được tiền của ngân hàng phát hành.
1.1.2. Rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ(L/C).
1.1.2.1.Khái niệm về rủi ro nói chung.
Rủi ro là điều không lành,không tốt xảy đến bất ngờ,là khả năng gặp nguy hiểm,thiệt hại…
Theo định nghĩa của từ điển Wikipedia: Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, tổn thất không lường được trước có thể phát sinh từ một tiến trình hay từ một sự kiện.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nhiều nhất.Do ngân hàng là tổ chức tài chính có quan hệ mật thiết với nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.Bất kỳ một sự thay đổi nào của các thành phần kinh tế cũng kéo theo sự tác động dây chuyền đối với ngân hàng.Vì vậy nhận thức đúng đắn và đầy đủ về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một vấn đề thiết yếu cấp bách để từ đó giúp đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2.2.Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.
Trong thanh toán quốc tế,phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) là phương thức được sử dụng nhiều.Tuy nhiên trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức này rất lớn và rất dễ xảy ra rủi ro.Vì vậy để có thể hạn chế và quản lý được rủi ro đòi hỏi phải phải phân loại được rủi ro,biết đựơc nguyên nhân và hiểu được biểu hiện của nó để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro hiệu quả cho ngân hàng.
1.1.2.3.Rủi ro đối với các bên trong thanh toán tín dụng chứng từ.
Tuy phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức tối ưu và an toàn nhất,nhưng không có nghĩa là không có rủi ro xảy ra cho các bên.Trong phương thức tín dụng chứng từ có rất nhiều loại rủi ro,vì vậy để có thể đánh giá mức độ rủi ro của các bên,ta nên xem xét trong phạm vi từng loại rủi ro,cụ thể như:
Rủi ro kỹ thuật(rủi ro tác nghiệp).
Đây là loại rủi ro thường gặp nhất trong thanh toán thư tín dụng.Rủi ro này tuy không gây thiệt hại lớn về mặt vật chất nhưng ảnh huởng đến uy tín và chất lượng của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Đối với ngân hàng mở L/C.
Nếu ngân hàng mở không thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn quy định tại điều 13 UCP 500 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro trên chính bộ chứng từ có lỗi đó. Đó là trường hợp:
Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ,hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận.
Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 07 ngày làm việc của ngân hàng.
Đã chuyển giao chứng từ cho người mở hoặc làm mất,không trả chứng từ cho nhà xuất khẩu nguyên vẹn như khi họ xuất trình hoặc không giao chứng từ cho bên thứ 3 do phía xuất trình chỉ định.
Đối với ngân hàng thông báo:
Rủi ro ngân hàng gặp phải đó là khi thông báo phải một L/C giả ,và ngân hàng sẽ chịu rủi ro khi quyết định không thông báo L/C mà gửi quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cách chậm trễ.
Khi ngân hàng gửi đi một bộ chứng từ sai sót mà không phát hiện ra lỗi của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro do việc sửa đổi chứng từ và thanh toán chậm.
Đối với ngân hàng chiết khấu:
Rủi ro xảy ra khi ngân hàng chiết khấu kiểm tra xem xét không kỹ trong việc gửi chứng từ đòi tiền cho khách hàng:gửi sai địa chỉ theo chỉ dẫn của L/C,dẫn đến làm thất lạc chứng từ hoặc làm chậm trễ thì ngân hàng có thể sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất xảy ra đối với nhà xuất khẩu.
Đối với ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhân cùng với ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.Vì vậy ngân hàng xác nhận có nhiệm vụ kiểm tra và định đoạt tình trạng bộ chứng từ do khách hàng xuất trình.Rủi ro mà ngân hàng gặp phải ở đây là nếu đã thanh toán cho người hưởng thụ rồi trong khi bộ chứng từ có vấn đề thì sẽ không đòi bồi hoàn được từ phía ngân hàng phát hành.
Trong rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả.
Đối với ngân hàng phát hành:
Khi phát hành L/C tức là ngân hàng đã thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hành với mức ký quỹ dưới 100%.Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản,trong khi đó ngân hàng phát hành vẫn phải trả tiền cho người huởng lợi theo quy định trong L/C mà không thể đòi bồi hoàn từ phía nhà nhập khẩu.
Đối với ngân hàng xác nhận.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm rõ được khả năng tài chính của ngân hàng mở mà lại đồng ý xác nhận theo yêu cầu của họ và nếu ngân hàng mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán,hoặc bị phá sản thì ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở.
Đối với ngân hàng chiết khấu.
Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu,ngân hàng chiết khấu đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà xuất khẩu từ ngân hàng phát hành L/C.Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng chiết khấu.
Đối với ngân hàng thông báo.
Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi mà ngân hàng thông báo cho vay tài trợ xuất khẩu mà không thu hồi được vốn.Bên cạnh đó trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro,nếu như ngân hàng phát hành không chịu trả tiền cho ngân hàng thông báo mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền rồi.
Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là những thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu khi không có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách hàng.
Trong loại rủi ro này thì hầu như là chỉ xảy ra rủi ro cho ngân hàng phát hành L/C,khi mà ngân hàng không có đủ ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Mặt khác ngân hàng còn phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn.Do vậy nếu không may thanh toán chậm cho ngân hàng phía nước ngoài sẽ là giảm uy tín của ngân hàng,thậm chí còn có thể bị phạt tiền vì lỗi thanh toán chậm.
Rủi ro tỷ giá hối đoái.
Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng ngoại tệ mạnh để đo lường giá trị của hàng hoá.Rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán.
Đối với ngân hàng phát hành L/C:rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải trong trường hợp mà nhà nhập khẩu ký quỹ mở L/C bằng nội tệ và yêu cầu ngân hàng bán ngoại tệ để thanh toán,và nếu như ngân hàng không chuyển đổi ngay nội tệ sang ngoại tệ đến khi đồng nội tệ mất giá thì ngân hàng sẽ bị lỗ.
Một trường hợp rủi ro nữa mà ngân hàng có thể sẽ gặp phải đó là trong trường hợp khi hàng vừa nhập về trong khi đó thì đồng nội tệ trượt giá mạnh so với ngoại tệ,nhà nhập khẩu sẽ không nhận hàng nữa đồng thời không thanh toán bộ chứng từ.
Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình,là ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia. Đây là vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế,vì các bên đối tác thường ở cách xa nhau về mặt địa lý, đôi khi còn ký kết hợp đồng thông qua mạng trực tuyến.Vì vậy khó mà có thể tìm hiểu rõ được về phía đôic tác như về năng lực tài chính,uy tín của đối tác, đạo đức kinh doanh của đối tác ra sao…Trong điều kiện như vậy thì rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng cho đối tác và cả khách hàng.
Đối với nhà xuất khẩu:
Rủi ro đạo đức mà nhà xuất khẩu sẽ gặp phải từ phía nhà nhập khẩu đó là việc nhà nhập khẩu đã nhận được hàng rồi nhưng lại kiếm cớ tìm cách không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần trị giá của hợp đồng. Đôi khi cả ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu đều thông đồng với nhau cố tình kiếm những bất đồng của bộ chứng từ để từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Đối với nhà nhập khẩu:
Do đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) là việc thanh toán hoàn toàn dựa trên bề mặt chứng từ,không liên quan tới hàng hoá.Trong khi đó ngân hàng phát hành chỉ có khả năng và trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của chứng từ xét trên bề mặt mà không thể kiểm tra được tính xác thực của chứng từ,và tình trạng của hàng hoá.Vì vậy nếu như nhà xuất khẩu cố tình giao hàng kém chất lượng,không phù hợp với hợp đồng,hoặc không giao hàng mà vẫn cố tình lập 1 bộ chứng từ giả mạo để đòi tiền thì nhà nhập khẩu sẽ gặp phải rủi ro:mất tiền mà không nhận được hàng,hoặc nhận được hàng kém chất lượng..
Đối với ngân hàng phát hành:
Trong trường hợp phía người xuất khẩu cố tình làm giả giấy tờ để đòi tiền của ngân hàng trong khi đó lại không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng cho người nhập khẩu.
Khi cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều thông đồng với nhau để lừa lấy tiền của ngân hàng.
Trường hợp nữa đó là nhà nhập khẩu cố tình không thanh toán cho ngân hàng trong khi vẫn đủ năng lực tài chính để thanh toán.
L/C cho phép đòi tiền bằng điện ,có thể bị ngân hàng chiết khấu lợi dụng đòi tiền dù bộ chứng từ có bất đồng. Đến khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thấy bất đồng thì đã thanh toán tiền cho ngân hàng chiết khấu rồi.
Đối với ngân hàng xác nhận:
Sau khi đứng ra xác nhận cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu và sau khi thanh toán,rồi quay lại đòi tiền của phía ngân hàng thông báo(hoặc phía ngân hàng phát hành)thì bị từ chối không thanh toán.
Rủi ro chính trị-pháp lý.
Rủi ro chính trị-pháp lý xảy ra khi môi truờng kinh tế,môi trường chính trị-pháp lý của nước đó không ổn định.Một chính sách mới được đưa ra sẽ tạo nên một hàng rào thuế quan và phi thuế quan mới làm cho nhiều loại mặt hàng không được phép nhập khẩu vào nước đó nữa,gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế.Trường hợp hai doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với hình thức thanh toán theo phương thức TDCT,hàng đã được giao và bộ chứng từ cũng đã được lập đầy đủ theo quy định của L/C và đã được gửi tới ngân hàng phát hành.Tuy nhiên rủi ro gặp phải đó là do chính sách hàng xuất nhập khẩu của nước người nhập khẩu có sự thay đổi,mặt hàng đó lại không được phép nhập khẩu vào trong nước nếu không có giấy phép đồng ý của cơ quan có thẩm quyền,làm cho hàng bị giữ lại ở cửa khẩu:và theo thoả tuận đã ký trong hợp đồng thì nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ phải chịu thêm chi phí bến bãi hoặc chi phí lưu kho trong thời gian để chờ xin được giấy phép nhập khẩu cho lô hàng. Đồng thời ngân hàng phát hành cũng sẽ bị ảnh hưởng,nhất là trong trường hợp phát hành L/C ký quỹ dưới 100%.
Bên cạnh đó còn có những rủi ro xảy ra do những nguyên nhân bất khả kháng như: động đất,núi lửa,lũ lụt…cũng sẽ gây tổn thất cho các bên liên quan.
1.1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) đối với ngành ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan.
Sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,nhân viên,sẽ dẫn đến những rủi ro về mặt kỹ thuật trong thanh toán TDCT.Do đặc thù của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C) thì trách nhiệm của ngân hàng là lớn nhất,trong khi việc thanh toán theo phương thức L/C chỉ hoàn toàn dựa vào chứng từ,tách rời hàng hoá và hợp đồng.Do vậy sẽ rất dễ xảy ra rủi ro nếu như cán bộ ngân hàng không vững về chuyên môn,làm không tốt chức năng nhiệm vụ của mình,thiếu trách nhiệm.
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng là vấn đề rất quan trọng.Nếu như khách hàng đến xin mở L/C,hoặc ký quỹ,cho vay thanh toán hàng nhập…mà cán bộ nhân viên ngân hàng lại không xem xét kỹ tình hình tài chính cũng như thẩm tra lại tính pháp lý của khách hàng thì rủi ro sẽ rất cao.Mặt khác cũng có những cán bộ nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng để đưa ra những phân tích giả hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm,không làm đúng quy định,gây thiệt hại cho ngân hàng.
Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khách hàng gặp khó khăn về tài chính,trong kinh doanh dẫn tới không có khả năng thanh toán với ngân hàng,hoặc lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế để ràng buộc ngân hàng vào các hoạt động trái pháp luật.
Do khách hàng không tìm hiểu kỹ về đối tác làm ăn của mình nên dễ dẫn đến bị lừa,gây rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.
Yếu tố trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng sẽ có thể dẫn tới rủi ro,bất lợi không những cho chính bản thân khách hàng mà còn ảnh hưởng đến cả ngân hàng.
Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các nghĩa vụ,cam kết của mình hoặc vì các lý do chính trị,xã hội…nên không thực hiện được,gây tổn thất cho ngân hàng.
Nguyên nhân xuất phát từ môi trường tự nhiên-kinh tế-chính trị-xã hội.
Môi trường tự nhiên-kinh tế-chính trị-xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế.Nếu như môi trường ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển,kéo theo là làm tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng.Ngược lại khi môi trường bất ổn có nhiều biến động sẽ gây ra tác động xấu tới hoạt động của các doanh nghiệp như:bị quốc hữu hoá,các trường hợp bất khả kháng…dẫn đến các doanh nghiệp bị phá sản,không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt độnh thanh toán tín dụng chứng từ L/C nói riêng còn nhiều bất cập và thiếu sót.Thị trường ngoại tệ chưa phát triển mạnh,tỷ giá các loại ngoại tệ thường xuyên có sự thay đổi,thêm vào đó là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển mạnh.
1.2.Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.
Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 23/7/2003 chi nhánh ngân hàng HaBuBank Xuân Thuỷ được thành lập theo quyết định của Hội Đồng Quản Trị ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.
Quyết Định
Điều 1:Thành lập chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.
Điều 2:Chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội là đơn vị trực thuộc Hội Sở Chính,thực hiện hạch toán nội bộ,được phép có con dấu riêng,hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh cấp 2 do Hội Đồng Quản Trị ban hành
Điều 3:Trụ sở chi nhánh Xuân Thuỷ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội được đặt tại toà nhà trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội(H.I.T.C),số 239 đường Xuân Thuỷ ,quận cầu giấy,Hà Nội.
Điều 4:quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,Tổng giám đốc ngân hàng nhà Hà Nội và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này.
Và đến ngày 20/8/2007 chi nhánh Xuân Thuỷ được chuyển đến địa chỉ :căn dịch vụ số 101,lô C ,khu D5,đường Nguyễn Phong Sắc,Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội-chi nhánh Cầu Giấy.Kể từ ngày 22/8/2007 toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của chi nhánh Xuân Thuỷ được giao cho chi nhánh Cầu Giấy.
1.2.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc(kiêm trưởng phòng nguồn vốn-kinh doanh)
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch nguồn vốn-kinh doanh
Phòng tín dụng và đầu tư
Phòng thanh toán quốc tế
Bộ phận văn phòng
Bộ phận quỹ
1.2.3.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
*Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ:
- Sổ tiết kiệm
- ký xác nhận về số dư tài khoản khách hàng.
- ký xác nhận thanh thoán trên chứng từ của khách hàng.
- ký chứng nhận uỷ quyền rút sổ tiết kiệm.
- ký chứng nhận chuyển nhượng sổ tiết kiệm.
- ký xác nhận phong toả tài khoản.
- các yêu cầu tra soát.
- ký đon xin mở tài khoản.
- ký xác nhận trên giấy yêu cầu bán ngoại tệ của TCKT cá nhân.
- ký niêm phong sổ tiết kiệm nhập kho cho việc thế chấp vay chiết khấu.
- ký cho vay chiết khấu sổ tiết kiệm,kỳ phiếu,trái phiếu do HBB và các tổ chức phát hành.
* Phòng TTQT thực hiện các nghiệp vụ:
- Phần việc font office:tiếp xúc khách hàng:
+ Giao dịch với khách hàng.
+ Tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT
+ Tiếp nhận ,kiểm tra hồ sơ,liên hệ với khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ TTQT.
+ Lập báo cáo theo dõi khách hàng(báo cáo chuyển tiền,thư tín dụng...).
- Phần việc back office:
+ Nhận điện chuyển từ bộ phận front office và các chi nhánh.
+ Kiểm soát trước khi điện đi.
+ In báo cáo tình trạng điện hàng ngàychuyển các bộ phận liên quan.
+ Lưu trữ thông tin đường truyền.
+ Kết hợp với các TTV khác để xử lý các bức điện có vấn đề.
+ Tra soát điện,lập điện tra soátvới ngân hàng nước ngoài.
+ Kết hợp với cán bộ phụ trách phòng làm thư viện trên mạng nội bộ.
*Phòng tín dụng và đầu tư có nhiệm vụ:
- Giải thích,hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay của Habubank và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
- Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn và người bảo lãnh nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất các chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng.
- Phân tích ,đánh giá về khách hàng vay vốn ,kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp;phân tích tình hình khả thi,khả năng trả nợ của phương án,dự án vay vốn;kiểm tra,phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay,tính pháp lý ,giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi cần thiết.
- Lập tờ trình thẩm định và có ý kiến cho vay hay từ chối.
- Thông báo cho khách hàng biết về quy định cho vay hay không cho vay của Habubanksau khi có quyết định của Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp.
- Thực hiện thủ tục cho vay.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay.
- Nhận hồ sơ ,kiểm tra và thẩm định các trường hợp gia hạn nợ,điều chỉnh kỳ hạn nợ,chuyển nợ quá hạn,miễn giảm lãi vay...
*Phòng kế hoạch nguồn vốn-kinh doanh:
Đây là đơn vị thuộc bộ Máy tổ chức của HBB(NHTMCPNHN) có các chức năng và nhiệm vụ c._.hủ yếu:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định…; tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách Maketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm; giao kế hoạch cho các đơn vị trong chi nhánh.
- Theo dõi, kiểm tra, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình hoạt động của các đơn vị trong chi nhánh và của toàn chi nhánh.
- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng , thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
- Đầu mối tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, biện pháp phát triển các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng và phát triển sản phẩm huy động vốn
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi rõ lãi xuất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.
- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Trực tiếp quản lý, theo dõi và xây dụng chính sách cụ thể chăm sóc đối với khách hàng là Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiển gửi lớn.
*Bộ phận Quỹ giao dịch.
- Thực hiện việc thu chi tiền và tài sản từng lần theo đúng lệnh hoặc chứng từ hợp lệ.
- Sắp xếp các loại tiền và các loại tài sản khác gọn gàng khoa học theo đúng quy định .
- Thường xuyên kiểm tra,áp dụng các biện pháp chống mối mọt,...chống ẩm và làm vệ sinh trong kho tiền.
- Không thu chi bất kỳ một khoản tiền nào hay tài sản nếu không có lệnh và chứng từ hợp lệ.
- Hàng ngày nhận tiền từ kho tiền do thủ quỹ xuất ra để chọn lọc phân loại tiền sau đó đóng gói,bó,buộc,theo quy định của NHNN,cuối ngày nhập lại số tiền trên.
- Có thể giúp các thủ quỹ đóng gói kiểm đếm nếu khách hàng quá đông hoặc lượng tiền quá lớn.
*Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ:
- Trực tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế , huy động vốn đầu tư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một loại nghiệp vụ Ngân hàng theo sự phân công của HBB.
- Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất về hình thức và kỳ hạn huy động vốn.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để nghiên cứu xây dựng các chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của HBB.
1.2.4.Tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian gần đây.
Bảng 2:Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tổng hợp 6 năm(2002-2007)
Đơn vị:triệu đồng
Cho năm
2007
2006
2005
2004
2003
2002
Tổng thu từ hoạt động kinh doanh
1.582.369
986.246
488.911
311.440
194.020
112.931
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
1.093.217
707.174
371.031
238.562
161.672
90.689
Thu nhập hoạt động thuần
489.152
279.072
117.880
72.878
32.348
22.242
Dự phòng nợ khó đòi
40.557
31.025
14.783
12.412
3.217
1.108
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,86%
0,95%
1,1%
1,41%
0,82%
0,84%
Lợi nhuận trước thuế
448.595
248.047
103.097
60.466
29.131
22.454
Lợi nhuận sau thuế
289.447
185.193
75.190
45.657
19.816
15.269
Cổ tức
40%
32%
25%
15%
14%
11%
Tại thời điểm cuối năm 31/12
2007
2006
2005
2004
2003
2002
Tổng tài sản có
19.357.000
11.685.318
5.524.791
3.728.305
2.686.147
1.685.389
Tổng dư nợ
8.784.000
5.983.267
3.330.218
2.362.641
1.596.105
999.225
Tổng tài sản nợ
8.618.884
9.928.937
5.133.327
3.474.758
2.535.179
1.586.663
Tổng huy động
15.832.000
9.735.102
4.949.003
3.397.386
2.486.552
1.569.008
Vốn điều lệ
1.400.000
1.000.000
300.000
200.000
120.000
80.000
Tổng vốn cổ đông
2.117.475
1.756.381
391.464
253.547
150.968
98.726
(Theo nguồn:Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
Habubank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước đánh giá là ngân hàng hoạt động ổn định, vững chắc và an toàn. Điều này phản ánh rõ nét ở báo cáo tài chính qua các năm hoạt động do công ty kiểm toán có uy tín trên thế giới kiểm toán và đánh giá.
Kể từ khi thành lập ,vốn điều lệ của Ngân hàng đã được tăng qua các thời kỳ như sau:
Bảng 3: Báo cáo tài chính 2006
Vốn tăng lên(triệu đồng)
Được ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận theo
Ngày
50.000
Quyết định số 58/QĐ-NHNN5
18 tháng 03 năm 1996
57.000
Quyết định số 443/1999/QĐ-NHNN5
21 tháng 12 năm 1999
63.170
Quyết định số 424/2000/QĐ-NHNN5
22 tháng 9 năm 2000
70.000
Quyết định số 498/2000/QĐ-NHNN5
5 tháng12 năm 2000
71.044
Quyết định số 87/NHNN-QLTD
5 tháng 2 năm 2002
80.000
Quyết định số 576/NHNN-QLTD
6 tháng 9 năm 2002
120.000
Quyết định số 170/NHNN-QLTD
7 tháng 4 năm 2003
200.000
Quyết định số 45/NHNN-HAN7
11 tháng 2 năm 2004
300.000
Quyết định số 89/ NHNN-HAN7
21 tháng 1 năm 2005
500.000
Quyết định số 73/ NHNN-HAN7
24 tháng 1 năm 2006
900.000
Quyết định số 388/ NHNN-HAN7
24 tháng 5 năm 2006
1.000.000
Quyết định số 819/ NHNN-HAN7
27 tháng10 năm 2006
(Theo nguồn:Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2006)
* Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Cổ Tức.
Lợi nhuận thuần sau thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Ngân hàng là 185.193 triệu đồng (năm 2005 là:75.190 triệu đồng Việt Nam).
Trong năm ,Ngân hàng đã chi trả cổ tức là :86.500 triệu đồng Việt Nam(năm 2005 là:34.000 triệu đồng Việt Nam),lợi nhuận chưa phân phối còn lại là 156.771 triệu đồng Việt Nam vào thời điểm cuối năm.
Bảng 4:Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Lợi Nhuận Để Lại (Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007).
Đơn vị:triệu đồng
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Thuyết minh
2007
triệu đồng
2006 triệu đồng
2005 triệu đồng
Thu lãi tiền gửi và cho vay Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn
II.22
II.23
1.228.776
(845.774)
816.971
(595.144)
407.416
(310.010)
Thu nhập lãi thuần .
Thu từ các khoản phí và dịch vụ.
Chi trả phí và dịch vụ.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán.
Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán.
Thu nhập cổ tức từ hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần.
Thu nhập khác.
II.24
II.24
II.25
II.25
383.002
44.853
(5.436)
1.148
9.726
121.842
1.285
9.361
221.827
36.702
(3.199)
1.367
7.485
114.628
1.056
8.037
97.406
17.375
(1.748)
3.556
_
58.487
1.527
550
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh
497.251
387.903
177.153
Chi phí hoạt động
Chi phí nhân viên
Chi phí khấu hao
Các chi phí hoạt động khác
II.1
II.26
(67.198)
(10.253)
(68.115)
(46.213)
(9.719)
(52.899)
(22.401)
(6.190)
(30.682)
Tổng chi phí hoạt động
(145.566)
(108.831)
(59.273)
Thu nhập hoạt động thuần
Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập tăng trong năm
II.13
489.152
(40.557)
279.072
(31.025)
117.880
(14.783)
Lợi nhuận thuần trước thuế
(40.557)
(31.025)
(14.783)
448.595
248.047
103.097
Thuế thu nhập doanh nghiệp
II.27
(159.148)
(62.854)
(27.907)
Lợi nhuận thuần trong năm
289.447
185.193
75.190
Lãi trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
(mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 VNĐ)
28
2007
VNĐ
2.835
2006
VNĐ
2.379
2005
VNĐ
2.097
Lợi nhuận thuần trong năm
Lợi nhuận để lại đầu năm
289.447
102.358
185.193
70.515
75.190
38.361
Lợi nhuận để lại trước khi phan bổ
Trừ: trích lập các quỹ theo quy định cho năm trước.
Điều chỉnh kết quả quyết toán thuế.
Trả cổ tức đợt cuối cho năm trước.
Trả cổ tức đợt 1 cho năm hiện hành.
Các khoản giảm khác.
391.850
(16.175)
_
(78.400)
(74.100)
(78)
255.708
(13.487)
1.113
(44.500)
(42.000)
(63)
113.551
(8.907)
_
(16.000)
(18.000)
(129)
Lợi nhuận để lại cuối năm
223.079
156.771
70.515
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
1.2.4.1. Về huy động vốn.
Trong năm 2006, măc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt ,bằng các biện pháp hữu hiêụ HaBuBank đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động trong năm như:thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất kịp thời để đảm bảo tính cạnh tranh;áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với Ngân hàng,mở thêm kênh huy động vốn bằng việc mở kỳ phiếu.....
Năm 2006 cũng là năm đầu tiên HaBuBank phát hành giấy tờ có giá trị để huy động vốn trong nước,sau thời gian ngắn(10 ngày) toàn hệ thống đã huy động được 131 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2006
Tổng vốn huy động của HaBubank đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VNĐ,tăng trưởng 98,76% so với năm 2005(tương đương 4.841 tỷ đồng),trong đó huy động từ thị trường liên Ngân hàng chiếm tỷ trọng 49,02%/tổng vốn huy động.Trong năm 2006 HaBuBank vẫm tiếp cận được các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Dự án tài chính nông thôn II-RDFII do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Bảng 5: Báo cáo số dư nguồn vốn qua 3 năm (2005-2007)
Đơn vị:triệu đồng
Số dư nguồn vốn huy động
31/12/2005
%so với tổng nguồn
31/12/2006
%so với tổng nguồn
So 31/12/2005
31/12/2007
% so với tổng nguồn
Tiền gửi tiết kiệm
2.486.367
45%
3.595.212
30,77%
+144,60%
4.725.338
36,25%
Tiền gửi khách hàng
609.908
11,04%
1.371.878
11,74%
+224,93%
1.835.273
12,46%
Huy động LNH
1.806.110
32,69%
4.776.242
40,88%
+236,60%
7.275.932
49,14%
Tổng huy động
4.902.385
88,73%
9.743.332
83,39%
+198,74%
13.836.543
81,16%
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
Bảng 6: Báo cáo cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm(2005-2007)
Đơn vị:triệu đồng
Cơ cấu nguồn vốn
2005
%so với tổng nguồn
2006
%so với tổng nguồn
Tăng trưởng
2007
% so với tổng nguồn
So với 2006
Vốn chủ sở hữu
391.464
7,09%
1.756.381
15,03%
+448,66%
2.679.224
21,01%
152,54%
Tiền gửi của khách hàng
3.096.275
56,04%
4.616.096
39,50%
+149,08%
5.947.226
35,73%
128,83%
Tiền gửi thanh toán,gửi và vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng
1.852.728
33,53%
5.199.006
43,81%
+280,61%
8.325.085
48,97%
160,13%
Các khoản phải trả
184.324
3,34%
193.835
1,66%
+1055,12%
213.045
2,78%
111%
Tổng nguồn vốn
5.524.791
100%
11.685.318
100%
+211,51
17.164.580
100%
146,89%
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
1.2.4.2.Về Sử dụng vốn.
* Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ 60-70% tài sản có của ngân hàng,bao gồm tín dụng cá nhân,tín dụng doanh nghiệp,tín dụng ngắn hạn,dài hạn…
Bảng 7: Tổng dư nợ của HaBuBank cho giai đoạn 2001-2007
Đơn vị:triệu đ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
672.899
999.225
1.596.105
2.362.641
3.330.218
5.983.267
8.784.000
Dư nợ ngắn hạn
545.048
799.380
1.117.273
1.771.980
2.297.850
4.368.115
7.244.812
Dư nợ trung,dài hạn
127.851
199.845
478.832
590.661
1.032.368
1.615.152
1.539.188
(Theo nguồn:Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
Qua bảng trên ta có thể thấy,dư nợ tăng liên tục qua các năm.Năm 2006 dư nợ cho vay đạt 5.938.267 triệu VNĐ;Năm 2007 đạt 8.784.000 triệu VNĐ;Năm 2005 dư nợ cho vay đạt 3.300.218 triệu VNĐ,tăng 967.577 triệu VNĐ (tăng 40%) so với năm 2004,tăng 108% so với năm 2003,tăng 233% so với năm 2002 và tăng 395% so với năm 2001. Để có được thành công như trên là do HABUBANK không ngừng tăng vốn điều lệ, đa dạng sản phẩm ngày càng phù hợp với nhu cầu của khách hàng,nâng cao chất lượng dich vụ và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.
Tính đến 31/12/2006 ,tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6.087,385 tỷ đồng tăng 82,7% so với năm 2005.
Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty Cổ Phần ,TNHH chiếm 59,63%,dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 26,45%
Bảng 8:Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006
Tổng dư nợ đến 31/12/2006
Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp
Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế
+ 70,39% cho vay ngắn hạn.
+ 29,61% cho vay trung,dài hạn
+59,63% công ty CP,TNHH
+9,88% DNNN.
+1,41% DN có vốn đàu tư nước ngoài.
+ 1,06% hợp tác xã.
+ 1,58% tổ chức tín dụng.
+ 26,45% cá nhân,hộ gia đình.
+ 63,51% thương mại.
+ 0,21% nông lâm nghiệp.
+ 3,18% sản xuất và chế biến ,may mặc.
+ 6,17% xây dựng.
+1,02% vận tải và thông tin liên lạc.
+ 25,91% các ngành khác.
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2006)
Bảng 9:Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2007
Tổng dư nợ đến 31/12/2007
Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp
Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế
+ 82,47% cho vay ngắn hạn
+ 17,53% cho vay trung,dài hạn
+ 61,23% công ty CP,TNHH
+ 9,12% DNNN
+ 1,53% DN có vốn đầu tư nước ngoài.
+ 1,02% hợp tác xã
+ 1,93% tổ chức tín dụng
+ 25,17% cá nhân ,hộ gia đình
+ 64.07% thương mại
+ 0,33% nông lâm nghiệp
+ 4,12% sản xuất và chế biến,ma mặc.
+ 7,2% xây dựng.
+ 2,37% vận tải và thông tin liên lạc.
+ 21,91% các nghành khác.
(theo nguồn:Baáocáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2007)
* Hoạt động đầu tư.
- Đầu tư vào thị trường liên ngân hàng và thị trường mở.
Năm 2006,đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng HaBuBank trên thị trường liên ngân hàng.Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trường mở,HaBuBank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng trên các địa bàn mới như :Cần Thơ,Long An,Thanh Hoá...và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều ngân hàng mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 3,2 lần so với năm 2005,đạt 139.086 tỷ đồng,tương đương 526 tỷ đồng/ngày.Ngoài ra HaBuBank cũng tăng cường hoạt động đầu tư kinh doanh giấy tờ có giá trị nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Bảng 10: Báo cáo số dư tài chính năm 2006 Đơn vị:triệu đồng
Vay các TCTD
TG tại TCTD
ĐT trái phiếu
Cho vay CTCTD
Số dư quý 1/2006
3.122.680
1.744.121
1.081.564
174.186
Số dư quý 2/2006
4.354.894
3.513.240
1.411.728
167.753
Số dư quý 3/2006
6.454.420
4.694.220
1.780.440
105.369
Số dư quý 4/2006
4.776.242
3.596.710
1.500.334
62.185
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2006)
Kết quả thu lãi tiền gửi năm 2006 của ngân hàng đạt 422,56 tỷ đồng,tăng 5 lần so với năm 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng,tăng 2 lần so với năm 2005.
- Đầu tư chứng khoán.
Trong năm 2006 công ty chứng khoán HaBuBank đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình va đã được Uỷ ban chưng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau:
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
Lưu ký chứng khoán.
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Môi giới chứng khoán.
Sau 9 tháng đi vào hoạt động ,tính đến 31/12/2006 tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại HaBubank SECURITIS là 1500 tài khoản và tổng giá khớp lệnh là 2000 tỷ VND.
Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của HaBubank SECURITIS là 18,4 tỷ đồng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2006 đạt 3,634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005.Lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ VND,đạt 117% kế hoạch.Ngân hàng đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoai tệ.Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.
* Dịch vụ ngân hàng.
- Bảo lãnh.
Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng ,tăng 72,28%(tương đương 405,5 tỷ).thu nhập từ hạot động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VND,tăng 69% so với năm 2005.
- Thanh toán quốc tế .
Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng trong họat động Thanh Toán quốc tế của HaBuBank.Doanh số TTQT năm 2006 đạt 349,22 triệu USD ,đạt 149% so với kế hoạch đầu năm,tăng 131% so với cùng kỳ năm 2005.
Bảng 11:Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động
Đơn vị:%
Doanh số năm 2006
Chuyển tiền
21%
LC nhập khẩu
63%
LC xuất khẩu
1%
Nhờ thu xuât nhập khẩu
5%
Kiều hối công ty và cá nhân
9%
Bảo lãnh
1%
Doanh số năm 2006/2005
231%
(Theo nguồn: Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh năm 2006)
Ngày 07/04/2006,Công ty chứng khoán HaBuBank chính thức khai trương hoạt động tại 2C Vạn Phúc ,Ba Đình,Hà Nội.Đây là chiến lược phát triển HaBuBank trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh,cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính,ngân hàng chứng khoán.
Mười tháng đầu năm 2007, Habubank tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 30 đến trên 50% ở tất cả các chỉ tiêu hoạt động. Cụ thể: tổng tài sản đạt 19.357 tỉ đồng, tổng huy động đạt 15.832 tỉ đồng, tổng dư nợ 8.784 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế là 391 tỉ đồng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ(L/C) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI(HBB)-CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
2.1.1.Khái niệm thanh toán quốc tế(TTQT).
TTQT là việc chi trả các nghĩa vụ và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế,tín dụng,tài chính,thương mại giữa các tổ chức kinh tế quốc tế,giữa các doanh nghiệp,các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng.
2.1.2.Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
Bảng 12:Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế 3 năm(2005-2007)
Đơn vị:triệu đồng.
Năm
Doanh số L/C nhập
Doanh số L/C xuất
Doanh số TTR
Kiều hối
Bảo lãnh
D/P
2005
9.264,822.51
0
3.097,661.14
459,556.90
46,980.00
0
2006
11.961,538.86
0
2.954,627.67
2.000,910.10
59,4500.00
1.777,264.99
2007
38.252,342.57
1.341,201.12
4.592,513.67
2.469,812.90
400,000.00
4.145,013.37
(theo nguồn:báo cáo kết quả phòng TTQT)
Qua bảng số liệu trên trên ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các nghiệp vụ của ngân hàng với doanh số tăng liên tục qua các năm.Năm 2007 tăng 32.500,597.02 triệu VNĐ(174%) so với năm 2006 và tăng 38.331,863.08 triệu VNĐ(chiếm 298%) so với năm 2005.Năm 2006 tăng 5.831,266.06 triệu VNĐ(45,12%) so với năm 2005.
Bảng 13:Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2005
Đơn vị:triệu đồng
Tg
Doanh số L/C nhập
Doanh số TTR
Kiều hối
Bảo lãnh
Tổng cộng
Jan-05
133,088.18
102,973.32
236,061.50
Feb-05
0.00
209,594.75
209,594.75
Mar-05
285,783.20
172,173.00
457,956.20
Quý I/2005
418,871.38
484,471.07
903,612.45
Apr-05
961,189.12
839,068.52
18,958.00
1.819,215.64
May-05
1.281,600.62
1.083,231.93
5,703.26
2.370,535.81
Jun-05
1.144,504.70
427,790.61
28,258.65
1.600,553.96
Quý II/2005
3.387,294.44
2.350,091.06
52,919.91
5.790,305.41
Jul-05
395,322.50
132,021.00
3,200.37
530,543.87
Aug-05
758,920.00
126,108.01
58,625.00
943,653.01
Sep-05
535,820.00
143,114.10
33,645.28
712,579.38
Quý III/2005
1.690,062.50
258,129.01
95,470.65
2.043,723.25
Oct-05
2.180,302.17
68,710.63
47,954.25
46,980.00
2.343,947.05
Nov-05
1.051,063.82
95,447.03
126,831.25
1.273,342.10
Dec-05
537,228.20
88,026.89
136,380.84
761,635.93
Quý IV/2005
3.768,594.19
252,184.55
311,166.34
46,980.00
4.378,925.08
Cả năm
9.264,822.51
3.097,661.14
459,556.90
46,980.00
(Theo nguồn:Báo cáo kết quả phòng TTQT).
Tổng doanh số cả năm 2005 là:12.869,020.55 triệu VNĐ,trong đó doanh số L/C nhập là:9.264,822.51 triệu VNĐ(chiếm 71,99%);doanh số TTR đạt:3.097,661.14 triệu VNĐ(chiếm 24,07%);Kiều hối đạt:459,556.90 triệu VNĐ(chiếm 3,57%);Bảo lãnh đạt:46,980.00 triệu VNĐ(chiếm 0,37 %).
Bảng 14: Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2006
Đơn vị:triệu đồng
Tg
Doanh số L/C nhập
Doanh số TTR
D/P
Kiều hối
Bảo lãnh
tổng cộng
Jan-06
442,882.82
171,734.29
104,445.50
719,002.61
Feb-06
305,750.00
107,746.70
128,500.02
541,996.72
Mar-06
1.164.080.00
177,682.22
73,329.85
1.410,932.07
Quý I/2006
1.912.652.82
457,163.21
306,275.37
2.676,091.40
Apr-06
962,462.51
152,369.35
145,175.29
1.260,007.15
May-06
841,945.07
221,214.60
170,221.75
265,622.73
1.499,004.15
Jun-06
245,102.50
68,898.13
341,685.52
181,923.88
837,610.03
Quý II/2006
2.049,510.08
442,482.08
511,907.27
592,721.90
3.596,621.34
Jun-06
1.500,800.20
248,140.28
258,058.56
137,071.352
2.144,070.56
Aug-06
314,080.00
32,324.06
99,240.08
228,932.66
59,450.00
680,521.80
Sep-06
1.033,339.80
1.275,400.39
73,487.08
87,937.24
2.470,164.51
Quý III/2006
2.848,220.00
1.555,864.73
430,785.72
453,941.42
59,450.00
5.348,261.87
Oct-06
2.207,684.74
64,950.00
41,948.15
208,476.35
2.523,059.24
Nov-06
1.732,684.32
383,852.58
401,871.70
222,881.44
2.741,290.04
Dec-06
1.210,786.89
50,315.06
390,750.15
216,613.62
1.868,467.72
Quý IV/2006
5.151,155.95
499,117.64
834,572.00
647,971.41
7.132,817.00
Cả năm
11.961,538.86
2.954,627.67
1.777,264.99
2.000,910.10
59,450.00
18.753,791.62
(Theo nguồn:Báo cáo kết quả phòng TTQT)
Tổng doanh số cả năm 2006 là:18.700,286.61 triệu VNĐ,trong đó doanh số L/C nhập đạt:11.961,538.86 triệu VNĐ(chiếm 63,96%);doanh số TTR đạt:2.954,627.67 triệu VNĐ(chiếm 15,79%);doanh số D/P đạt:1.777,264.99 triệu VNĐ(chiếm 9,5%);kiều hối đạt:2.000,910.10 triệu VNĐ(chiếm 10,69%);bảo lãnh đạt:59,45.00 triệu VNĐ(chiếm 0,06%).
Bảng 15: Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2007
Đơn vị:triệu đồng
Tg
Doanh số L/C nhập
Doanh số L/C xuất
Doanh số TTR
D/P
Kiều hối
Bảo lãnh
Tổng cộng
Jan-07
2.567,109.77
134,726.55
46,609.07
331,379.36
3.075,824.75
Feb-07
2.306,353.00
89,875.57
72,765.20
43,527.29
2.512,521.06
Mar-07
3.750,729.80
814,213.95
376,849.51
335,696.87
400,000.00
5.677,490.13
Quý I/2007
8.624,192.57
1.038,816.07
496,223.78
710,603.52
400,000.00
11.269,835.94
Apr-07
2.670,238.03
9,767.60
161,174.27
1.032,764.04
269,604.95
4.143,548.89
May-07
4.322,580.42
43,350.93
1.069,110.68
397,441.95
188,923.06
6.021,407.04
Jun-07
3.931,878.83
111,600.00
116,555.00
493,818.86
230,126.20
4.883,978.89
Quý II/2007
10.924,697.28
164,718.53
1.346,812.95
1.924,024.85
688,654.21
15.048,9073.82
Jul-07
1.289,415.55
257,629.26
815,238.76
113,335.26
2.475,618.83
Aug-07
2.032,518.55
40,358.00
710,052.74
199,120.60
178,368.80
3.160,418.69
Sep-07
2.579,116.87
719,851.60
390,595.15
316,549.78
152,114.53
4.230,227.93
Quý III/20007
5.901,050.97
832,209.60
1.358,277.15
1.330,909.14
443,818.59
7.703,146.71
Oct-07
3.848,153.00
395,340.22
182,481.40
60,143.91
4.486,118.53
Nov-07
3.595,873.49
116,862.66
0.00
253,434.12
3.966,170.27
Dec-07
5.362,375.26
344,272.99
336,404.62
211,374.20
313,158.55
6.567,585.62
Quý IV/2007
12.806,401.75
344,272.99
848,607.50
393,855.60
626,736.58
15.019,874.42
Cả năm
38.252,342.57
1.341,201.12
4.592,513.67
4.145,013.37
2.469,812.90
400,000.00
51.200,883.63
(Theo nguồn:Báo cáo kết quả phòng TTQT)
Tổng doanh số năm 2007 là:51.200,883.63 triệu VNĐ,trong đó doanh số L/C nhập đạt:38.252,342.57 triệu VNĐ(chiếm 74,71%);doanh số L/C xuất đạt:1.341,201.12 triệu VNĐ(chiếm 2,62%);doanh số TTR đạt:4.592,513.67 triệu VNĐ(chiếm 8,96%);doanh số D/P đạt 4.145,013.37 triệu VNĐ(chiếm 8,1%);bảo lãnh đạt:400,000.00 triệu VNĐ(chiếm 0,78%);kiều hối đạt:2.469,812.90 triệu VNĐ(chiếm 4,82%).
Có thể nói hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy khá đa dạng,bao quát hầu hết các nghiệp vụ TTQT cơ bản.
* Những nghiệp vụ thanh toán cụ thể:
Thanh toán bằng L/C:
Nghiệp vụ thanh toán L/C nhập là chính,ngoài ra cũng có một số giao dịch L/C xuất nhưng không thường xuyên. Điều này ta có thể thấy rõ qua các bảng báo cáo TTQT qua các năm ở trên,trong đó năm 2005 và năm 2006 không có một giao dịch L/C xuất nào,mà chỉ có giao dịch L/C nhập.Nghiệp vụ thanh toán bằng L/C khá đa dạng với L/C trả ngay,L/C trả chậm,L/C xác nhận,L/C đối ứng.Các L/C nhập chủ yếu từ các nước như Nhật Bản,Singapore,Trung Quốc,Hàn Quốc, Đức… Cụ thể:
- Năm 2005 doanh số L/C nhập đạt:9.264,822.51 triệu VNĐ(chiếm 71,99% tổng doanh số TTQT) tương đương với 58 L/c nhập đã được mở.
- Năm 2006 doanh số L/C nhập đạt 11.961,538.86 triệu VNĐ(chiếm 63,96% tổng doanh số TTQT) tương đương với 117 L/C nhập đã được mở,tăng 29,1%(2.696,716.35 triệu VNĐ) so với năm 2005
- Năm 2007 doanh số L/C nhập đạt 38.252,342.57 triệu VNĐ(chiếm 74,71% tổng doanh số TTQT) tương đương với 195 L/C nhạp đã được mở,tăng 219,79%(26.290,803.71% triệu VNĐ) so với năm 2006;tăng 313%(28.987,803.71 triệu VNĐ) so với năm 2005 .Doanh số L/C xuất đạt 1.341,201,12 trệu VNĐ(chiếm 2,62% tổng doanh số TTQT) tương đương với 52 L/C xuất đã được mở.
Thanh toán bằng Nhờ thu:
Nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu là chủ yếu với khối lượng nhờ thu lớn và đều đặn,trong đó chủ yếu là nhờ thu D/P.Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Đức,cụ thể:
- Năm 2005 không có một giao dịch nhờ thu nào cả.
- Năm 2006 thì doanh số nhờ thu đạt 1.777,264.99 triệu VNĐ(chiếm 9,5% tổng doanh số TTQT) ứng với 25 giao dịch nhờ thu nhập khẩu.
- Năm 2007 doanh số nhờ thu đạt 4.145,013.37 triệu VNĐ(chiếm 8,1% tổng doanh số TTQT) ứng với 87 giao dịch nhờ thu nhập khẩu,tăng 133,22%(2.367,748.38 triệu VNĐ) so với năm 2006.
Thanh toán bằng Chuyển tiền:
Tại ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy thì nghiệp vụ chuyển tiền đi là chủ yếu.Cụ thể:
- Năm 2005 doanh số TTR đạt:3.097,661.14 triệu VNĐ(chiếm 24,07% tổng doanh số TTQT) tương đương với 35 giao dịch chuyển tiền đi.
- Năm 2006 doanh số TTR đạt 2.954,627.67 triệu VNĐ(chiếm 15,79% tổng doanh số TTQT) tương đương với 28 giao dịch chuyển tiền đi.Doanh số TTR năm 2006 giảm 143.033.47 triệu VNĐ(4,62%) so với năm 2005.
- Năm 2007 doanh số TTR đạt 4.592,513.67 triệu VNĐ(chiếm 8,96% tổng doanh số TTQT) tương đương với 72 giao dịch chuyển tiền đi,tăng 55,43%(1.637,886.00 triệu VNĐ) so với năm 2006,tăng 48,25%(1.494,852.53 triệu VNĐ) so với năm 2005.
Thanh toán bằng Kiều hối:
Nghiệp vụ giao dịch kiều hối chủ yếu từ các nước như Đức,Nga,Singapore,Đài Loan…
- Năm 2005 doanh số kiều hối đạt 459,556.90 triệu VNĐ(chiếm 3,57% tổng doanh số TTQT).
- Năm 2006 doanh số kiều hối đạt 2.000,910.10 triệu VNĐ(chiếm 10,69% tổng doanh số TTQT),tăng 335%(1.541,353.2 triệu VNĐ) so với năm 2005.
- Năm 2007 doanh số kiều hối đạt 2.469,812.90 triệu VNĐ(chiếm 4,82% tổng doanh số TTQT),tăng 23,43%(468,902.80 triệu VNĐ) so với năm 2006;tăng 437,43%(2.010,256.00 triệu VNĐ) so với năm 2005.
Thanh toán bằng Bảo lãnh.
Nghiệp vụ Bảo lãnh chiếm tỷ lệ nhỏ với khối lượng bảo lãnh thấp và không thường xuyên.Cụ thể như:
- Năm 2005 doanh số bảo lãnh chỉ đạt 46,980.00 triệu VNĐ(chiếm 0,37% tổng doanh số TTQT).
- Năm 2006 doanh số bảo lãnh đạt 59,450.00 triệu VNĐ(chiếm 0,32% tổng doanh số TTQT),tăng 26,54%(12,470.00 triệu VNĐ) so với năm 2005.
- Năm 2007 doanh số bảo lãnh đạt 400,000.00 triệu VNĐ(chiếm 0,78% tổng doanh số TTQT),tăng 573%(340,55 triệu VNĐ)so với năm 2006;tăng 751%(353,02 triệu VNĐ) so với năm 2005.
2.2.Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ(L/C) tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy.
2.2.1.Thực trạng thanh toán L/C nhập khẩu.
2.2.1.1.Thực trạng.
- Năm 2005 doanh số L/C nhập đạt:9.264,822.51 triệu VNĐ(chiếm 71,99% tổng doanh số TTQT) tương đương với 58 L/c nhập đã được mở.
- Năm 2006 doanh số L/C nhập đạt 11.961,538.86 triệu VNĐ(chiếm 63,96% tổng doanh số TTQT) tương đương với 117 L/C nhập đã được mở,tăng 29,1%(2.696,716.35 triệu VNĐ) so với năm 2005
- Năm 2007 doanh số L/C nhập đạt 38.252,342.57 triệu VNĐ(chiếm 74,71% tổng doanh số TTQT) tương đương với 195 L/C nhập đã được mở,tăng 219,79%(26.290,803.71% triệu VNĐ) so với năm 2006;tăng 313%(28.987,803.71 triệu VNĐ) so với năm 2005.
2.2.1.2.Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
2.2.1.2.1. Yêu cầu mở L/C a) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy mở: - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100% - L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện. - L/C phát hành bằng vốn vay của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(HBB)-chi nhánh Cầu Giấy : Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét. b) Yêu cầu mở L/C Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn. c) Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm:- Đơn yêu cầu mở L/C - Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô). - Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) - Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20437.doc