Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những chịu các áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hang, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống nhân hang Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam như nơi rửa tiền của các

pdf76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động bất hợp pháp. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng, chống rửa tiền và Nghị định này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngân hang. Điều này thể hiện quyết tâm chống rửa tiền của Việt Nam trong bối cảnh hệ thống thanh tra, giám sát ngân hang còn yếu, tình trạng tham nhũng diễn ra tinh vi, mức độ sử dụng tiền mặt cao và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn. Tuy nhiên, với những hạn chế của khung pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền cùng những thách thức cho ngành ngân hang Việt Nam trước thềm hội nhập đòi hỏi Nhà nước và ngành ngân hang phải nhanh chóng có giải pháp để đương đầu với vấn nạn rửa tiền và thực hiện chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất. Đây chính là lý do để hình thành Luận văn này với nội dung nghiên cứu tập trung vào “Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam” xoay quanh chủ yếu ba vấn đề chính đó là: hoàn thiện khung pháp lý phòng, chống rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng hoạt động rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng với những nguy cơ rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu chính là đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là hoạt động 2 rửa tiền, hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và phạm vi nghiên cứu được tập trung vào hệ thống ngân hang Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã kết hợp phương pháp phân tích lý thuyết các văn bản, tài liệu và sử dụng phương pháp thống kê số liệu có lien quan đến hoạt động rửa tiền dể tiến hành phân tích những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp để phòng chóng rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Các giải pháp được đưa ra trong Luận văn tập trung vào ba mảng chính là: hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp để hạn chế nạn rửa tiền,và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho cuộc chiến chống rưa3 tiền. Các giải pháp này được phân loại phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đó là nhóm giải pháp về phía Nhà nước, về phía ngân hang Nhà nước và về phía các ngân hang thương mại. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước mang tính chất dài hạn nhằm tạo lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và một môi trường kinh tế thích hợp. Nhóm giải pháp về phía Ngân hang Nhà nước và các ngân hang thương mặi được sử dụng trong ngắn hạn như những công cụ tác nghiệp và có thể được vận dụng ngay. Tuy nhiên việc xem xét và lựa chọn giải pháp nào còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và đặc điểm riêng có của từng ngân hang. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn gồm ba phần: Phần 1: Phần mở đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu và trình bày sơ lược về nội dung nghiên cứu. Phần 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài,bao gồm ba chương: - Chương 1: Khái quát về hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền - Chương 2: Hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền tại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp phòng,chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam Phần 3:Phần kết luận chung qua quá trình nghiên cứu. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN 1.1. Khái quát về hoạt động rửa tiền Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới mẻ, nó cũng xưa như chính tội ác. Từ ngàn xưa, nhũng kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che giấu nguồn gốc của các đồng tiền tội ác nhằm xoá sạch dấu vết các hành động tội phạm của họ. Ngày nay, do sự bành trướng của nạn tham nhũng tại nhiều quốc gia, nạn buôn bán mà tuý và buôn lậu vũ khí trên toàn cầu với doanh số mỗi năm ước lượng đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô la Mỹ, thêm vào đó là các tổ chức khủng bố quốc tế với khả năng tài chính và nhu cầu cung cấp tiền cho mạng lưới khủng bố trên toàn thế giới rất lớn đã khiến cho việc rửa tiền trở thành một dịch vụ béo bở cho một thị trường ngày càng rộng lớn. Hoạt động rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi hơn, khéo léo và với kỹ thuật cao cấp hơn. Không những nó giúp cho những “ông trùm” thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, ngang nhiên trở thành những ông chủ giàu có, lương thiện mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển các mạng lưới khủng bố tại nhiều quốc gia, mang lại những hậu quả khó lường đối với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Do đó, rửa tiền đang là một mối đe dọa nguy hiểm đặt ra cho toàn thế giới, đòi hỏi sự hợp tác cũng mang tính chất toàn cầu của các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn hiểm họa này. Hiện nay và trong tương lai gần, nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc xây dựng pháp luật, kiểm soát tài chính và nhất là các công cụ để chống rửa tiền có hiệu quả. Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu sẽ làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam đối mặt nhiều hơn nữa các hành vi rửa tiền ở cấp độ tinh vi hơn. Đây là một trở ngại và thách thức đáng kể trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc nhận thức được những tác hại nghiêm trọng từ hoạt động rửa tiền và xây dựng khung pháp lý trong phòng, chống rửa tiền là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 4 1.1.1. Khái niệm rửa tiền Trên thế giới có rất nhiều khái niệm rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Theo Liên Hiệp Quốc, dựa vào công ước Vienna (1988) và công ước Palermo (2000), khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là “Việc sử dụng (nghĩa là với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháp luật”. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp”. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: “Rửa tiền là hoạt động mà bọn tội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội phạm”. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 do Chính phủ ban hành thì khái niệm rửa tiền được định nghĩa như sau: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; - Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; - Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”. 5 1.1.2. Nguồn gốc của tiền “bẩn” Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là tiền, cũng có thể gọi đây là tiền “bẩn”. Sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác như: thẻ tín dụng, bất động sản, các khoản đầu tư hợp pháp, ... Nguồn gốc của tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau: - Buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán, trao đổi như rượu, thuốc lá, … - Tiền tham nhũng, nhận hối lộ; - Tiền có do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước để biết trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch, ... nhằm trục lợi; - Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng vòng; - Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; - Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền có được do trốn thuế. Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu). 1.1.3. Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham gia vào quá trình rửa tiền với mong muốn hợp pháp hóa tiền và tài sản có được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm về ma túy, tài chính, tham nhũng, lừa đảo, mại dâm, buôn bán vũ khí,... 6 Có thể xếp những người rửa tiền làm bốn nhóm: Nhóm thứ nhất, những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…); Nhóm thứ hai, những người tham nhũng; Nhóm thứ ba, những người muốn tránh thuế; Nhóm thứ tư là các tổ chức khủng bố. Tất nhiên, các nhóm trên không hoàn toàn biệt lập, tham nhũng, tội phạm và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau. Ví dụ, các quan chức thì cần có người để rửa tiền tham nhũng, tiền nhận hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ cho các hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn thuế. Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như Mỹ và cộng đồng Châu Âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, luật Ngân hàng các nước này quy định: mọi nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận các khoản tiền gửi lớn đều phải có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng khai báo nguồn gốc tiền, chủ sở hữu thực, ... phục vụ thông tin phòng, chống rửa tiền. Nhân viên nào không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên, nếu phát hiện ra các khoản tiền bất hợp pháp, cơ quan pháp luật hoàn toàn có thể truy tố họ về một trong các tội rửa tiền vì mất cảnh giác, không thực hiện nghĩa vụ quy định cho dù họ không biết đây là tiền có nguồn gốc tội phạm và như vậy, họ cũng bị quy kết tham gia vào quá trình rửa tiền. 1.1.4. Độ lớn của rửa tiền trong nền kinh tế Việc đo lường mức độ rửa tiền của một quốc gia như thế nào nhằm đánh giá tính nghiêm trọng khi có nhu cầu phân tích lại là một vấn đề không đơn giản. Có nhiều cách đo lường trực tiếp hoặc gián tiếp để ước lượng số lượng tiền được rửa ở một nền kinh tế nào đó. Ta có thể xem xét hai cách tiếp cận như sau: 7 Thứ nhất là cách tiếp cận vĩ mô. Đây là cách đo lường phổ biến vào những năm 1980, họ ước lượng hoạt động của kinh tế ngầm chiếm bao nhiêu phần trăm của GDP và thông qua đó phỏng đoán mức rửa tiền. Công cụ thường dùng là quan sát sự dịch chuyển bất thường nhu cầu xã hội theo thời gian, hoặc là sự tăng vọt hay giảm thuế đột ngột. Cách tiếp cận thứ hai là tiếp cận vi mô. Cách này thường ước lượng gộp thông qua các hoạt động tội phạm được phát hiện, các kênh thông tin đường phố (street knowledge). Thông thường thì các thống kê mức độ rửa tiền công bố với một biên độ dao động khá rộng tính bằng phần trăm GDP. Chẳng hạn như những kết quả công bố gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF1, số lượng tiền được rửa ở Úc khoảng 4% - 12% GDP, ở Đức là 2% - 11%, ở Ý là 10% - 33%, Nhật là 4% - 15%, Anh là 1% - 15% và ở Mỹ là 4% - 33%. Ở Việt Nam chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên một nghiên cứu công bố gần đầy về hoạt động không chính thức của kinh tế Việt Nam làm chúng ta lo ngại. Nghiên cứu của Stoyan2 và cộng sự cho rằng hoạt động phi chính thức của Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Trong đó, các hoạt động phụ của hộ gia đình ở nông thôn chiếm 24%, hoạt động kinh doanh và dịch vụ không khai báo ở thành thị là khoảng 10,5% và hoạt động không khai báo khác là 10%. Như vậy chúng ta thấy dù ít hay nhiều thì hoạt động rửa tiền ở Việt Nam có thể tồn tại và nếu tính quy đổi theo tỷ lệ phần trăm nào đó đối với hoạt động kinh tế ngầm theo nghiên cứu của Stoyan nêu trên thì Việt Nam cũng có cơ sở quan tâm và nghiên cứu đến chủ đề này khá phức tạp và khó đo lường này. 1.2. Quy trình rửa tiền Một quy trình rửa tiền tiêu biểu thông qua hệ thống ngân hàng thường bao gồm 3 giai đoạn sau: 1 Peter J. Quirk, “Money Laundering: Muddying the Macroeconomy”, IMF Working Paper 96/66. 2 Stoyan Tenev và cộng sự, Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở VN, 2003, NXB Thông tấn. 8 - Đầu tư phân tán (Placement). - Phân tán lòng vòng (Layering). - Hợp nhất (Intergration). 1.2.1. Đầu tư phân tán (Placement) Đây là thuật ngữ nói lên việc phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào trong hệ thống tài chính mà không gây ra sự chú ý của các định chế tài chính và của các cơ quan chức năng. Các tội phạm rửa tiền có thể thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản tiền bẩn thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định - theo đề xuất của tổ chức chống rửa tiền quốc tế mức quy định là 15.000 USD hoặc 10.000 EUR - và thường được thực hiện ở những ngân hàng có các quy chế kiểm soát nội bộ yếu kém, hoặc là những ngân hàng có uy tín thấp. Thậm chí các tội phạm rửa tiền còn thực hiện một cách hoàn hảo các kế hoạch của mình bằng cách chuyển tiền vào những tài khoản của những đối tác mà những hóa đơn thu tiền của các đối tác này sẽ không bao giờ có các hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng. 1.2.2. Phân tán lòng vòng (Layering) Đây là thuật ngữ nói lên một quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch tài chính phức tạp nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp để cuối cùng chúng quay trở lại và trở nên “sạch” hơn. Các kỹ thuật phân tán thông thường là cho vay lại (loan-backs) và tính giá cao (double invoicing): Việc cho vay lại (loan backs) được thực hiện bằng cách các tội phạm rửa tiền sẽ chuyển tiền ra nước ngoài, thường trực tiếp vào những ngân hàng dễ dãi (bank secrecy haven). Cần lưu ý rằng trong giai đoạn này, người chuyển tiền và người thụ hưởng chỉ là một người. Sau đó, họ sẽ tìm cách vay lại từ chính các ngân hàng dễ dãi này, và đương nhiên đồng tiền đi ra từ ngân hàng đã trở nên “sạch”. Kỹ thuật này được thực hiện khá dễ dàng ở những quốc gia chưa thực sự quan tâm đến hoạt động rửa tiền và lúc này sẽ rất khó kiểm soát được các tài khoản này. Đối với việc tính giá cao (double invoicing), tội phạm rửa tiền sẽ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài với giá trị trên hóa đơn cao hơn nhiều lần so với giá trị 9 thực. Khi chuyển tiền thanh toán, các đồng tiền “bẩn” được đưa vào hệ thống ngân hàng một cách hợp pháp và trở nên “sạch” ở nước ngoài. Ngoài ra, các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như Internet banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra. 1.2.3. Hợp nhất (Integration) Đây là thuật ngữ nói lên giai đoạn cuối cùng của việc rửa tiền, là việc tái phân phối trở lại vào nền kinh tế các nguồn tiền không thể lần ra dấu vết được nữa. Giai đoạn này được tiến hành thông qua hàng loạt các hành vi tiêu dùng xa hoa lãng phí, đầu tư bất động sản, các chi tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp và đầu tư tài chính. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm. Ngoài ra, hành vi rửa tiền cũng có thể được thực hiện không thông qua ngân hàng như: - Bất động sản; - Chứng khoán, các công cụ phái sinh; - Thuê mua tài chính; - Bảo hiểm; Nếu xét về mặt không gian, hành vi rửa tiền thể hiện dưới 5 trường hợp: - Trường hợp 1: các nguồn tiền “bẩn” được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp được thu, được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó. - Trường hợp 2: lượng tiền “bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước. - Trường hợp 3: tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở đó hay một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển. 10 - Trường hợp 4: số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư cho quốc gia đó. - Trường hợp 5: lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc gia đang phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi. 1.3. Các phương thức rửa tiền Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng ... Từ thực tiễn phòng chống rửa tiền của nhiều nước có thể mô tả các phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền như sau: - Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm, như đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác để tiêu thụ. - Rửa tiền thông qua việc mua vàng, kim cương, … là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện. - Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu. Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu ... làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định với mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp. - Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính ở các quốc gia này kém phát triển, khả năng quản lý kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm rửa tiền phát triển. - Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”. Tại một số nước, hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do đó, trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không 11 chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm. 1.4. Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế Về mặt phát triển kinh tế, khối lượng tiền rửa sẽ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế qua ba kênh chính như sau. Thứ nhất là làm xói mòn hệ thống tài chính; thứ hai là làm giảm hiệu quả của khu vực kinh tế chính thức và thứ ba là tác động đến khu vực kinh tế nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm chệch hướng các dòng vốn quốc tế. Rửa tiền sẽ làm suy yếu sự phát triển của hệ thống tài chính bằng hai lý do. Lý do thứ nhất, rửa tiền làm xói mòn chính bản thân nội tại của các tổ chức tài chính. Điều dễ dàng nhận thấy mối quan hệ nguy hiểm giữa hành vi rửa tiền và cán bộ phụ trách của các tổ chức tài chính. Một số lượng tiền có nhu cầu được rửa càng cao thì tính nguy hiểm càng lớn thông qua các hành vi tham nhũng và các tìm kiếm đặc lợi khác. Điều này làm thiên lệch các quyết định đầu tư tài chính và dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống tài chính ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Lý do thứ hai, ở các nước đang phát triển, lòng tin của khách hàng đối với hệ thống tài chính là một yêu cầu quan trọng để phát triển hệ thống này qua thời gian, và như vậy, bất cứ một tín hiệu nào mà khách hàng cho rằng những định chế tài chính là gian lận hoặc tiếp tay cho hoạt động gian lận này đều có thể làm suy sụp niềm tin và có thể làm tổn hại đến cả hệ 12 thống. Trong tình trạng tồi tệ, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra vì công chúng sẽ cư xử theo hiệu ứng tâm lý bầy đàn hoặc rút vốn hàng loạt nếu lòng tin này không còn. Bên cạnh tác động đến hệ thống tài chính, rửa tiền còn tác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng của khu vực kinh tế chính thức. Rửa tiền sẽ làm chệch hướng và phân bổ nguồn lực trong khu vực chính thức kém hiệu quả. Theo các báo cáo rửa tiền, phần lớn lượng tiền này được đem đi đầu tư ở những khu vực xem như là “vô trùng” để đảm bảo tính an toàn hơn là suất sinh lợi. Những khoản đầu tư này không những chỉ tạo ra ít hiệu suất cho nền kinh tế mà nó chệch hướng cung và cầu tự nhiên của khu vực chính thức. Thường thì trong khu vực bất động sản, các hoạt động nghệ thuật, đồ cổ, nữ trang và các ngành ô tô đắt tiền được giới rửa tiền quan tâm. Những dấu hiệu bất thường về cung hoặc cầu trong xã hội thường là do các hoạt động bất chính gây ra, và rửa tiền là một hoạt động quan trọng tạo nên sự mất cân đối trong xã hội này. Việt Nam có thể cho chúng ta một dấu hiệu khác thường về bất thường cung cầu trong lĩnh vực bất động sản. Giá bất động sản cao xấp xỉ bằng Nhật Bản, trong khi đó thu nhập thì chỉ bằng 1/20, nghiêm trọng hơn là bất động sản đa số đã có chủ nhưng hầu như lại ít sử dụng thực sự. Trong một nghiên cứu chuẩn bị cho Báo cáo giao dịch và Trung tâm phân tích của Úc3, tổ chức tư vấn dịch vụ Jonh Walker đã sử dụng mô hình Input – Output phân tích kịch bản tác động của việc rửa tiền. Trong một kịch bản trung hoà nhất cho thấy tác động ròng như sau: 1 tỷ đô la của tiền rửa làm giảm đi khoảng 1,13 tỷ giá trị sản lượng, 609 ngàn thu nhập và 25 việc làm. Đây là một tác động thật sự lớn, và thực tế ở các nền kinh tế lớn số tiền được rửa là nhiều hơn chứ không phải dừng lại như kịch bản đã phân tích. Rửa tiền cũng có tác động lên khu vực nước ngoài. Có hai tác động kinh tế chính của việc rửa tiền lên khu vực nước ngoài đối với một nền kinh tế là làm giảm đầu tư nước ngoài và bóp méo giá cả ngoại thương. Việc rửa tiền phần lớn dính líu đến các hoạt động tham nhũng và điều này dẫn đến những khuyến khích sai lệch 3 IMF, International Financial Statistics, “Australia”, 3.2002 13 trong danh mục đầu tư hoặc lựa chọn đầu tư nước ngoài. Chính sự phân bố sai lệch này trong ngắn hạn làm giảm và nản lòng các dòng vốn đầu tư chính thức và hiệu quả. Kết quả này trong dài hạn làm nền kinh tế không tiếp thu được tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như công nghệ, kỹ năng lao động, kiến thức và cả các kênh phân phối quốc tế… điều mà đáng lý ra các nước đang phát triển rất cần đến để bắt kịp các nước phát triển. Ngoài việc làm phân bổ sai lệch danh mục đầu tư, các hoạt động rửa tiền thông qua hoạt động xuất và nhập khẩu sẽ làm bóp méo giá cả ngoại thương. Về mặt lý thuyết, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại và với số lượng lớn có thể dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất nước và tạo ra sự cân bằng giả tạo. Một lúc nào đó, việc rửa tiền hoàn tất hoặc rút ra khỏi một nước đột ngột với số lượng lớn có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng ngân hàng, chưa kể đến những hệ quả như thay đổi tỉ giá hối đoái thực và làm mất cân bằng giữa khu vực hàng ngoại thương và phi ngoại thương. Ngoài những ảnh hưởng về phân bố nguồn lực, hoạt động rửa tiền sẽ là sai lệch các thống kê kinh tế và như vậy sẽ làm cho việc đưa ra các chính sách kinh tế, nhất là chính sách tiền tệ sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được. Và điều quan trọng hơn hết chính là rủi ro về danh tiếng cho quốc gia nếu không kiểm soát được vấn nạn rửa tiền tại quốc gia mình. 1.5. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền 1.5.1. Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF) Vào năm 1989 các nước G-7 đã thành lập lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính, FATF (Financial Action Task Force). FATF được xem như là một công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền. Tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực sau: - Truyền bá các thông điệp về phòng, chống rửa tiền cho các quốc gia trên toàn thế giới; - Theo dõi việc thực thi các khuyến nghị trong phòng, chống rửa tiền do chính FATF ban hành; 14 - Xem xét và công bố những xu hướng biến đổi của hành vi rửa tiền và đưa ra các biện pháp để đối phó với vấn nạn này. Năm 1990, FATF đã cho phát hành 40 khuyến nghị phòng, chống rửa tiền. Đây là những biện pháp cơ bản nhất và được ứng dụng rộng rãi trong phòng, chống rửa tiền. Đến năm 2001, sau sự kiện 11 tháng 09, FATF đã cho ban hành 8 khuyến nghị đặc biệt về phòng, chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Đây được xem là các chuẩn mực quốc tế được biết đến với tên gọi là FATF 40+8. Đến ngày 22/10/2004, khuyến nghị đặc biệt thứ 9 được ban hành với tên gọi là Cash Couriers. Các đề xuất này là tập hợp các quy định toàn diện về phòng, chống rửa tiền cho các chính phủ, các cơ quan lập pháp và hành pháp, các định chế tài chính và các tổ chức kinh doanh nói chung. FATF có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là thành viên tổ chức này. Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ - đại diện cho khoảng 85% dân số thế giới và khoảng 90% đến 95% sản lượng kinh tế toàn cầu - đã thực hiện những cam kết chính trị để thực hiện các khuyến nghị của FATF. Việt Nam vẫn chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên chính thức của FATF. FATF còn có một nhiệm vụ nữa là công bố danh sách những nước và vùng lãnh thổ không cam kết hoặc không hưởng ứng tích cực chống lại nạn rửa tiền. Ngay khi bản danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, 15 nước và lãnh thổ trong danh sách không hợp tác đã nhanh chóng hành động để thực hiện những khuyến nghị của FATF. Đây là một trong những cảnh báo cho những quốc gia nào không có thiện chí trong các nỗ lực hợp tác quốc tế chống lại rửa tiền và khủng bố và tất nhiên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia không phải thành viên này cũng sẽ gặp phải những trở ngại tương xứng. 1.5.2. Các khuyến nghị của FATF Các khuyến nghị của FATF gồm có 40 khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về hoạt động rửa tiền với việc tài trợ cho khủng bố. Bốn mươi khuyến nghị phòng, chống rửa tiền đề cập đến những vấn đề như sau: 15 Thứ nhất, các khuyến nghị đề cập đến hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền như phạm vi của tội phạm rửa tiền (khuyến nghị 1 và 2), các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền (khuyến nghị 3). Thứ hai, các khuyến nghị đưa ra các biện pháp ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố bao gồm: - Các biện pháp nhận biết khách hàng và lưu giữ thông tin được chi tiết hóa từ khuyến nghị thứ 4 đến khuyến nghị thứ 12. - Báo cáo các giao dịch đáng ngờ, từ khuyến nghị 13 đến khuyến nghị 16. - Các biện pháp để ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các biện pháp này nằm trong các khuyến nghị từ 17 đến 20. - Các biện pháp dành cho các quốc gia không tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị của FATF (khuyến nghị 21 và 22). - Các quy định và sự giám sát (khuyến nghị 23, 24, 25) Thứ ba, các biện pháp được đưa ra cho các cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, bao gồm: - Các quy định về quyền lực và nguồn lực của các cấp có thẩm quyền, được nêu trong các khuyến nghị từ 26 đến 32. - Sự minh bạch của các quan chức và các thỏa thuận, khuyến nghị 33 và 34. - Vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền, khuyến nghị 35. - Sự trợ giúp pháp lý lẫn nhau và vấn đề dẫn độ tội phạm rửa tiền (các khuyến nghị từ 36 đến 39). - Khuyến nghị 40 là các hình thức hợp tác khác. Ngoài 40 khuyến nghị trên, FATF còn đưa ra 9 khuyến nghị đặc biệt liên quan đến rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. 1.6. Hoạt động rửa tiền và kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền trên thế giới 1.6.1. Hoạt động rửa tiền trên thế giới Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với quy mô toàn cầu, gây nhiều hậu quả 16 nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiều xì-căn-đan rửa tiền, dính líu đến các quan chức cao cấp, đã gây khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia. Gần đây hơn, liên hệ giữa t._.iền bẩn và các hoạt động khủng bố đã trở thành quan tâm hàng đầu của các cơ quan công lực. Bản báo cáo điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh, cứ ba doanh nghiệp được hỏi, có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm kinh tế. Báo cáo cũng cho thấy công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế “thăm viếng” càng cao, không có lĩnh vực nào là an toàn trước các loại tội phạm kinh tế nhưng rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo hiểm. Nguồn tiền bẩn thường đến từ nhiều hoạt động tội phạm. Tuy nhiên, hiện rất khó để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngoài số liệu thống kê kinh tế thông thường. FATF và Liên hợp quốc dự đoán hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa trên thế giới mỗi năm. Số tiền trên chiếm 2 % - 5 % GDP của toàn thế giới. Hoạt động rửa tiền ngoài khối ngân hàng còn được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, buôn bán kim loại quý hiếm. Ngay cả những nơi như quán bar, nhà hàng, casino, công ty thương mại, kinh doanh ôtô, bất động sản, kinh doanh đồ cổ, các công ty bảo hiểm ... cũng có những hoạt động rửa tiền. Một nguồn tin của Hãng tin Reuters (được báo Tuổi Trẻ đưa lại) chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới có gần 150.000 công ty bình phong (công ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 “thiên đường tài chính” lên đến hàng tỷ USD. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam, số tiền này nhiều gấp sáu lần chi phí cần cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp ba lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong những năm 1970 người ta chỉ thấy có 25 quốc gia được xem là “thiên đường tài chính”, thì hiện nay con số này đã vọt lên đến 63 và khoảng phân nửa trong số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hoặc là các quốc gia 17 thuộc địa cũ. Chỉ riêng ở Anh, số tiền bị chảy máu ra ngoài dao động ở mức 36 - 123 tỷ euro. Công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều “cú hích” do các thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối, nhất là từ đầu thập kỷ 1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược lại, là hoàn toàn tự do. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro), hoặc công nhận USD hay EUR như là nội tệ bán chính thức của họ. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công lực. Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 10 - 15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp ba (từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch. Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước, các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng, hay các công ty chứng khoán, sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy. Thứ tư là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước, ngân hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt để, trong khi đó, ở lĩnh vực này, các cơ quan công lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương hay xuyên quốc gia. Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet. Những trang web “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược... thường được dùng để rửa tiền vì các cơ quan công lực khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai. 18 Tại châu Á, khó khăn để chống nạn rửa tiền là các khoản quỹ “tiền lậu” ở các nước mọc lên dày đặc theo các kênh khác nhau. Thị trường tài chính khu vực ngày càng được sáp nhập và liên kết nhiều thành viên hơn thì khả năng rửa tiền của bọn tội phạm càng lớn, trong hoạt động này gồm cả các tổ chức khủng bố. Mỗi ngày số tiền luân chuyển khắp thế giới về châu Á lên tới nhiều tỷ USD và việc kiểm soát để biệt lập đâu là đồng tiền “bẩn” hay tiền “sạch” quả là rất khó. Ngoài ra, các tổ chức tội phạm hiện cũng rất tinh vi. Chúng rửa tiền dựa trên những công nghệ mới mà các chuyên gia gọi là “hệ thống tài chính di động”. Hệ thống này hoạt động ngầm rất khó phát hiện nhờ có sự móc ngoặc của nhiều mắt xích khác nhau. Có một điều trớ trêu là, nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh hợp pháp thì không thành công, nhưng khi bên bờ phá sản thì lại móc ngoặc được với các tổ chức rửa tiền để hoạt động. Số doanh nghiệp này hiện nay tồn tại không phải là nhỏ, nhất là trong thời điểm cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng. Mới đây, các chuyên gia về tiền tệ của ngân hàng Trung ương Singapore đã ra lời cảnh báo rằng, nếu hoạt động rửa tiền không được kiểm soát tốt thì nó sẽ có tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của khu vực. Hiện nay, rửa tiền và các hoạt động khủng bố trong lĩnh vực tài chính đang gia tăng mạnh ở châu Á. Để đạt được mục đích đưa ra, bọn tội phạm đã không ngần ngại móc nối với nhau để có bằng được đồng tiền bẩn. Khi có đồng tiền bất hợp pháp trong tay, chúng cho xây dựng các công ty ảo. Các công ty này khi hoạt động sẽ tác động xấu tới môi trường kinh doanh. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm còn sử dụng đồng tiền bẩn vào việc tài trợ cho các hoạt động phạm pháp như: khủng bố, buôn bán ma tuý, buôn lậu, ... Một thông báo mới đây của tổ chức Liên Hiệp Quốc cho thấy, số tiền bẩn đã được bọn tội phạm sử dụng vào mục đích khủng bố, tống tiền ngày càng lớn và quy mô hoạt động của chúng ngày càng dày đặc hơn. Trong thời gian gần đây, cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng cường đưa ra các hệ thống giám sát chống rửa tiền ở nhiều nước ở châu Á và Singapore được xem là nơi điển hình để chống lại loại tội phạm này. Một điều cần thấy rõ là, khi hoạt động tài chính của một quốc gia bị tổn thương thì khả 19 năng kiểm soát giá trị của đồng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài có thể gây ra những cuộc khủng hoảng nhẹ về kinh tế. Vì vậy, chống rửa tiền làm trong sạch hệ thống tài chính là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. 1.6.2. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới 1.6.2.1. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại Mỹ Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế … bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra. Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai. 20 Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà không hề lưu giữ hồ sơ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện những giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhân viên của ngân hàng Boston đã không báo cáo và lưu giữ chứng từ của những giao dịch này mặc dù chúng không được loại trừ theo các quy định và luật lệ về tài chính. Đến năm 1985, ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD. 1.6.2.2. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại Anh Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các NHTM với sự phối hợp, tham gia của Cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe,… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra. Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Những trách nhiệm pháp lý dân sự 21 có thể nảy sinh nếu vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng dẫn tại Anh chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới, … cũng phải thực hiện theo những hướng dẫn này. Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật hình sự năm 1993. Bộ luật chống buôn bán ma túy năm 1986 cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma tuý, phong toả chúng và khi có chứng cớ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật hình sự năm 1990 cho phép kết tội những người che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển những tài sản hoặc giúp đỡ người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có. Luật hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của toà án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự. Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của cộng đồng châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền. 1.6.2.3. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại Trung Quốc Hoạt động kinh doanh không chỉ cần đến một hệ thống quản lý thông tin về chống rửa tiền tốt mà cần phải có các biện pháp phòng ngừa và một cơ chế thích hợp. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nổ lực ở nhiều cấp độ nhằm xây dựng một hệ thống chống rửa tiền. Trước hết, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhà nước, Hội nghị cấp Bộ trưởng về chống rửa tiền do ngân hàng trung ương chủ trì đã được tổ chức. Với sự tham gia của 23 cơ quan Chính phủ trong đó có cơ quan tư pháp, an ninh, thương mại, thuế, hải quan, … Hội nghị đã nghiên cứu và đề ra chiến lược, 22 xây dựng các hướng dẫn và chính sách về chống rửa tiền đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc xây dựng các quy các chế và kiểm tra các hành vi vi phạm. Cấp độ thứ hai là hệ thống quản lý chống rửa tiền. Đây là một hệ thống quốc gia do ngân hàng trung ương điều hành. Hệ thống này bao gồm hệ thống kiểm tra các hành vi vi phạm chống rửa tiền tập trung vào lĩnh vực tài chính và một trung tâm theo dõi thông tin chống rửa tiền. Trung tâm theo dõi thông tin là một hệ thống xử lý dữ liệu lớn giúp phát hiện ra các hoạt động rửa tiền và các manh mối giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp thông qua việc thu thập và phân tích thông tin về các giao dịch nghi ngờ và có giá trị lớn do các NHTM báo cáo. Cuối cùng là hợp tác với tổ chức chống rửa tiền quốc tế vì các hoạt động rửa tiền luôn đi kèm với vận chuyển ma túy và khủng bố. Hiện nay Trung Quốc đang nổ lực để tham gia vào Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và các tổ chức quốc tế khác, thiết lập sự hợp tác giám sát song phương và trao đổi thông tin về chống rửa tiền với các nước khác để tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức tài chính và các chủ thể kinh tế trong các hoạt động kinh doanh. Một vài số liệu về hoạt động chống rửa tiền tại Trung Quốc trong thời gian qua như sau: Cục Quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) đã thông báo một số thành tựu ban đầu trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền của nước này. Từ tháng 3 đến cuối năm 2003, SAFE đã lệnh cho các chi cục khu vực tiến hành kiểm tra tính xác thực của các giao dịch ngoại hối của 18.279 công ty và cá nhân. Kết quả phát hiện được 36 trường hợp có các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp với số tiền 20,5 triệu USD. Ngoài ra, SAFE cũng đã chuyển cho cảnh sát 123 trường hợp nghi ngờ có liên quan đến hoạt động rửa tiền với số tiền lên đến 414 triệu USD. Trong đó, 6 trường hợp liên quan đến rửa tiền, trị giá 5,8 triệu USD đã được xử lý. Trong năm 2002 và 2003, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 62 tổ chức chuyên rửa tiền, thu giữ 130 triệu Nhân dân tệ (15,6 triệu USD) và bắt giữ 200 kẻ tình nghi. Theo quy định mới của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), kể từ đầu năm 2003, các tổ chức tài chính phải thông báo cho ngân hàng và các cơ quan chức năng 23 của Chính phủ về tất cả các giao dịch ngoại hối bằng tiền mặt nếu lượng tiền giao dịch vượt quá 10.000 USD. Toàn bộ các giao dịch phi tiền mặt của cá nhân với số tiền trên 100.000 USD và giao dịch phi tiền mặt của công ty với lượng tiền trên 500.000 USD cũng phải được thông báo. Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động chống tham nhũng, kể cả việc cấm sử dụng tên giả để mở tài khoản ngân hàng - sử dụng tên giả là “thủ thuật” mà các quan chức tham nhũng thường sử dụng để “hợp pháp hoá” khoản thu nhập bất hợp pháp. Theo ước tính của PBOC, hàng năm có khoảng 200 tỷ Nhân dân tệ (24 tỷ USD) tiền “bẩn” được “rửa” tại Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng, Trung Quốc cũng như các nước khác trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng rửa tiền ngày càng nghiêm trọng và chống nạn rửa tiền là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. 1.6.2.4. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại Nga Vào tháng 08/2001, Nga đã ban hành Luật về phòng chống hợp thức hóa (tẩy rửa) các khoản thu nhập từ con đường tội phạm và Luật được điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản liên quan đến tài trợ hoạt động khủng bố vào tháng 12/2002. Theo pháp luật này, tất cả các giao dịch vượt quá 600.000 rúp (hơn 20,000 USD) đều chịu sự kiểm soát, theo đó, các ngân hàng cần phải cung cấp cho các cơ quan hữu quan về tất cả các giao dịch tiền tệ và tài sản khác có dấu hiệu đáng ngờ. Năm 2002, Nga rơi vào “danh sách đen” của FATF, danh sách các nước không thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền. Đứng trước tình hình đó, Nga đã thực hiện hàng loạt các biện pháp phòng chống hợp thức hóa các khoản thu nhập bất hợp pháp. Tháng 03/2004, Ủy ban Liên bang Nga về giám sát tài chính, cơ quan chịu trách nhiệm về chống rửa iền ở Nga, về thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tương ứng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật Nga, đã dược chuyển thành cơ quan liên bang về kiểm soát tài chính. Ngân hàng trung ương Nga, cơ quan giám sát sự tuân thủ pháp luật về phòng chống hợp thức hóa các khoản thu nhập bất hợp pháp của hệ thống ngân hàng, đã thực hiện kiểm tra hơn 1000 định chế tài chính và thu hồi giấy phép của một số ngân hàng vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền. 24 Kết luận chương 1 Trong chương này, luận văn đã giới thiệu các khái niệm về rửa tiền, các phương thức và quy trình rửa tiền tiêu biểu cũng như những ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền ngày nay không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực nữa mà luôn có xu hướng mở rộng trên toàn thế giới với khối lượng tiền được tẩy rửa mỗi năm ngày càng gia tăng. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền được FATF đưa ra dưới dạng các khuyến nghị được xem như những tiêu chuẩn để xem xét một quốc gia có thực sự tham gia vào cuộc chiến chống rửa tiền hay không. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, các phương thức rửa tiền cũng ngày càng tinh vi hơn. Chính vì vậy, FATF luôn theo dõi những xu hướng biến đổi của hành vi rửa tiền và đưa ra các biện pháp để đối phó với vấn nạn này. Dù cho hoạt động rửa tiền có xu hướng biến đổi như thế nào thì ngân hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu để thực hiện hành vi tẩy rửa bởi vì khả năng giao dịch rất lớn và đồng tiền qua ngân hàng sẽ trở thành một đồng tiền sạch, từ đó có thể giao dịch đến bất kỳ đâu mà không gây ra bất cứ một sự nghi ngờ gì về tính hợp pháp của chúng. Ngành ngân hàng Việt Nam hiện cũng đang đứng trước vấn nạn này. Thực trạng về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng được tiếp tục trình bày ở chương 2 sẽ cho thấy rõ hơn về vấn đề này. 25 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM 2.1. Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam trong thời gian qua Như đã trình bày trong tiểu mục 1.1.3, ở Việt Nam chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Stoyan và cộng sự về hoạt động không chính thức của kinh tế Việt Nam cho rằng, hoạt động không chính thức của Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Việt Nam là một quốc gia với nền kinh tế đang phát triền, hệ thống tư pháp và tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện, đại đa số người dân có thói quen thanh toán tiền mặt, các vấn nạn chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả, đó là những điểm rất dễ bị “lợi dụng” để tội phạm rửa tiền phát triển. Trên thực tế tại Việt Nam trong các năm qua đã xuất hiện những hoạt động tội phạm có thể xem là rửa tiền. Một số vụ án lớn có liên quan đến rửa tiền đã bị phát hiện trong thời gian qua như sau: 2.1.1. Liên quan đến hành vi lợi dụng việc được mở tài khoản tại NHNN để lừa đảo Năm 1998, một nhân vật người Đức đến NHNN Việt Nam xin mở một tài khoản và nói rằng nếu cho mở tài khoản thì sau một tuần sẽ chuyển vào 100 triệu USD để cho vay trong 30 năm, với lãi suất ưu đãi 2%/năm4. Không ít cán bộ trong NHNN Việt Nam lúc đó, kể cả lãnh đạo, cũng đã phấn khởi theo đuổi việc này. Nhưng sau khi thận trọng xem xét, tìm hiểu, lãnh đạo ngân hàng mới biết được đây là hành vi lợi dụng việc được mở tài khoản tại NHNN để lừa đảo. Theo lời ông Lê Đức Thúy, Thống đốc NHNN Việt Nam: “Tôi cũng đã từng tiếp một số nhân vật vào Việt Nam, được cả người làm trong cơ quan bảo vệ pháp 4 Bảo Minh, Nghị định về chống rửa tiền có thực sự đáng lo ngại, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 19/06/2005 26 luật giới thiệu, nói rằng nếu ký kết hợp đồng tín dụng, họ sẽ cho vay 20 tỷ USD trong 20 năm, lãi suất ưu đãi, sau 10 năm sẽ xóa luôn khoản nợ, chỉ với điều kiện là có 5% “lại quả”. Và các tổ chức tín dụng của ta cũng nhận được nhiều giấy tờ về tín dụng thư, nếu ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán thì sẽ được hưởng một khoản phí rất hấp dẫn. Đó là những hành vi lừa đảo có thể diễn ra ở Việt Nam dưới hành vi tội phạm rửa tiền.” 2.1.2. Vụ án Lê Thị Phương Mai Một vụ án lớn về sản xuất, buôn bán trái phép chất ma túy và rửa tiền xuyên quốc gia liên quan đến 24 Việt kiều Canada đã bị phát hiện bởi cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ phối hợp với cảnh sát Hoàng gia Canada và Interpol Việt Nam. Vụ án đã khép lại nhưng vẫn để lại câu hỏi lớn quanh số tiền 25 triệu USD mà “người Việt thành đạt nhất ở Canada” Lê Thị Phương Mai dự định đầu tư vào Khánh Hòa. Đầu năm 2004, Việt kiều Lê Thị Phương Mai lấy danh nghĩa công ty Viet- Can Resorts & Plantation Inc. (Trụ sở tại 857 Unit 1, Somerset St.West Ottawa, Ontario, Canada) về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Sau đó, Mai và đại diện công ty Viet-Can Resorts & Plantation Inc. đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành liên quan để bàn kế hoạch đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lếch, thuộc huyện Ninh Hòa. Thế nhưng dự án này chưa kịp triển khai thì Lê Thị Phương Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ. Những tài liệu do Interpol Việt Nam thu thập cho biết Mai nằm trong đường dây tội phạm gốc Á đặc biệt nguy hiểm. Trong đường dây này, Ze Wai Wong (48 tuổi, gốc Hoa) phụ trách việc trồng cần sa trong nhà kính, điều chế thành Ecstasy (ma túy tổng hợp), nhập lậu và phân phối ma túy tại Canada và Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp sẽ do Lê Thị Phương Mai (38 tuổi) tiến hành rửa tiền bất hợp pháp. Trong quá trình phối hợp điều tra, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng tiếp nhận một nguồn tin về việc thông qua 8 doanh nghiệp và 1 ngân hàng, tổ chức tội phạm do Lê Thị Phương Mai cầm đầu đã chuyển khoảng 25 triệu USD về Thành 27 phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Mai còn dự định xin thành lập một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cơ quan điều tra cũng tiến hành xác minh về một tổ chức chuyển ngân bất hợp pháp có tên là A.C Transfers có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy từ năm 2000 đến 2004, hàng triệu USD đã được chuyển về Việt Nam và vào thời gian cao điểm, tổ chức này đã chuyển tới 190 ngàn USD/ngày. Vào thời điểm Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ, số tiền 25 triệu USD này chưa đầu tư vào dự án Dốc Lếch tại tỉnh Khánh Hòa. Có thông tin cho biết vào cuối năm 2003 đầu năm 2004, có 11 triệu USD trong số này đã được tổ chức tội phạm của Mai chuyển ra khỏi Việt Nam tới 3 quốc gia châu Á và châu Mỹ. Interpol Việt Nam cho biết đang tiếp tục phối hợp truy lùng 25 triệu USD. 2.1.3. Vụ án tại công ty Xăng dầu Hàng không Trong năm 2005, cơ quan điều tra đã phát hiện dấu vết của tội phạm rửa tiền trong vụ án tại công ty Xăng dầu Hàng không5. Ngày 27/05/2005, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cho biết con số bị can trong vụ án tham ô xảy ra tại Công ty Xăng dầu hàng không thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã lên đến 18 đối tượng. Điều đặc biệt của vụ án này là cơ quan điều tra đã phát hiện ra dấu vết của tội phạm rửa tiền. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, với thủ đoạn lập các chứng từ thanh toán khống tiền cước phí vận chuyển và hao hụt xăng dầu, các đối tượng đã tham ô khoảng 50 tỷ đồng và dùng số tiền này cùng nhau lập công ty cổ phần Nam Vinh. Tiếp đó, các đối tượng lập thêm công ty cổ phần Dầu khí Đông Xuyên (trực thuộc công ty cổ phần Nam Vinh) để xây dựng kho chứa xăng dùng cho máy bay và cho công ty Xăng dầu Hàng không... thuê lại! Nguồn tiền có được từ hành vi tham ô đã chuyển sang “tiền sạch” và sinh lợi. 5 Phát hiện rửa tiền trong vụ án công ty xăng dầu Hàng không, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28/05/2005. 28 Cơ quan điều tra đã yêu cầu công ty cổ phần Dầu khí Đông Xuyên bán kho và thu hồi tiền cho ngân sách được gần 40 tỷ đồng (đạt gần 80% so với tổng số 50 tỷ đồng bị thiệt hại). Đây là vụ án tham nhũng có số tiền thu hồi được lớn nhất từ trước đến nay. 2.1.4. Liên quan đến hành vi mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoài Thông qua văn bản số 1030 ngày 24/11/2005 gửi các tổ chức tín dụng, NHNN đã yêu cầu “đề cao cảnh giác với một số khách hàng mang quốc tịch nước ngoài tới mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoài". Sở dĩ có khuyến cáo trên bởi theo NHNN, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số khách hàng mang quốc tịch nước ngoài tới mở tài khoản cá nhân tại NHTM để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ các ngân hàng nước ngoài gửi về. Sau khi các chủ tài khoản này thực hiện giao dịch rút tiền, một thời gian sau NHTM nhận được thông báo từ nước ngoài gửi về đề nghị thu lại số tiền đã bị rút với lý do giao dịch bị giả mạo. Tuy nhiên, khi liên hệ với chủ tài khoản thì không liên lạc được vì các dữ liệu liên quan cũng đều là giả mạo. Theo Công an Thành phố Hà Nội, đã xuất hiện một nhóm tội phạm người nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích giao dịch, rút ra những khoản tiền mờ ám từ các tài khoản quốc tế. Nhóm tội phạm này có thể mạo danh một cá nhân hay tổ chức quốc tế để lập tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam nhưng đều sử dụng tên tuổi, giấy tờ, điện thoại, địa chỉ liên hệ giả. Ngay sau khi thực hiện trót lọt các giao dịch rút tiền, bọn chúng lập tức hủy những tấm hộ chiếu hay số điện thoại có liên quan khiến các ngân hàng khi nhận được yêu cầu thoái hối khoản tiền đã trả cho khách hàng đều không thể liên lạc được. Đây được coi là một hình thức rửa tiền mới xuất hiện tại Việt Nam. Và còn rất nhiều hành vi rửa tiền của bọn tội phạm trong các vụ án khác như vụ Trịnh Nguyên Thủy, vụ Hùng “xì – tẹc” buôn lậu xăng dầu, … Đó là những vụ án 29 lớn được cơ quan điều tra phát hiện, còn trên thực tế nhiều hoạt động rửa tiền đơn giản hơn nhiều và dễ dàng “qua mắt” các cơ quan chức năng, ví dụ như, các khoản tiền thu được do đánh bạc, bảo kê, mại dâm, ma túy, … có thể được sử dụng đưa vào các nơi kinh doanh sử dụng nhiều tiền mặt như nhà hàng, quán ăn hoặc thông qua việc mua vàng, nhà, đất, cổ phiếu, các loại đá quý, kim loại quý và các chứng từ có giá khác hoặc mua vé số trúng thưởng với giá cao hơn cả giá trị giải thưởng. Như vậy, ta thấy bọn tội phạm rửa tiền có thể hoạt động ở bất kỳ ở lĩnh vực nào, bất cứ hình thức nào, bất cứ nơi dâu và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Qua những vụ án được phát hiện gần dây cho thấy quy mô rửa tiền tại Việt Nam ngày càng lớn với mức độ tinh vi ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có nhận thức đầy đủ hơn về loại tội phạm nguy hiểm này và có những giải pháp để thực hiện một cách hiệu quả nhất ở khâu phòng ngừa hơn là xử lý hậu quả do tội phạm rửa tiền gây ra. 2.2. Hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam 2.2.1. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam Trong báo cáo năm 2000, Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế (INCSR) đã sắp xếp nguy cơ rửa tiền ở các nước trên thế giới vào một hệ thống phân loại gồm có 3 mức: nhóm mức độ lo ngại cao, nhóm mức độ lo ngại trung bình và các nhóm được theo dõi. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có mức độ lo ngại trung bình. Việt Nam trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền do hệ thống thanh tra, giám sát, các hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển. Mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh toán trở nên khó khăn. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, các nhà tài trợ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đòi hỏi Việt Nam phải có pháp luật về chống rửa tiền, nếu không có thì Việt Nam không đạt được các điều kiện để nhận các khoản tài trợ. Ngoài ra, một số nước trong khu vực đã bị FATF đưa vào danh sách “các quốc gia, vùng và lãnh thổ không hợp tác” do thiếu pháp luật về chống rửa tiền, không có đơn vị tình báo tài chính... Chắc chắn 30 mọi người Việt Nam đều không muốn có tên nước mình trong đó, bởi điều này có thể ảnh hưởng xấu tới hình ảnh Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế. Càng đáng lo ngại hơn nữa khi một dạng nền kinh tế ngầm trên thị trường phi chính thức (shadow economy) hiện đang hiện diện mạnh mẽ ở Việt Nam bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng. Đây là một dạng nền kinh tế mà những bất cập trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã làm cho đồng USD và vàng vẫn còn là những phương tiện thanh t._.trên thị trường tài chính và loại tội phạm về môi trường như khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Hệ thống luật pháp phòng chống rửa tiền ở một số quốc gia đã chỉ rõ những hành vi phạm tội cụ thể như: pháp luật Malaysia liệt kê 18 tội danh, Thái Lan 24 tội danh, Úc 180 tội danh, ... - Các định chế tài chính trước hết phải tuân thủ những chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng và các định chế tài chính như là thỏa ước Basel về vốn tự có để cho hoạt động của các ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Theo qui định Basle, vốn tự có của ngân hàng gồm 2 phần: vốn cấp 1 và vốn cấp 2, vốn tự có tối thiểu phải bằng 8% tổng tài sản có rủi ro, vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1. Vốn cấp 1 gồm vốn góp, thặng dư vốn, các quĩ dự trữ, lợi nhuận để lại, phần vốn góp vào các công ty trực thuộc. Vốn cấp 2 gồm dự phòng bù đắp rủi ro, quĩ dự trữ đánh giá lại tài sản, giá trị tăng lên của các trái phiếu có khả năng chuyển đổi, các công cụ vốn lưỡng tính, nợ thức cấp. 61 Ngoài ra, các định chế tài chính còn phải xây dựng những quy trình quản lý rủi ro thích hợp nhằm lưu trữ và phát hiện ra những giao dịch đáng ngờ. - Tăng cường hoạt động phối hợp ở tầm quốc tế nhằm thực hiện một chiến dịch quy mô toàn cầu chống lại nạn rửa tiền. - Thực hiện việc kê khai tài sản của cán bộ công chức nhà nước ở cương vị lãnh đạo một cách triệt để và phối hợp với các định chế tài chính để thiết lập một hệ thống kiểm soát rủi ro nhằm xác định khách hàng có phải là những cán bộ công chức này hay không; thực hiện những biện pháp để xác định nguồn gốc và những tài sản của họ và tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh của các nhân vật này. 3.2.6. Thực hiện phòng, chống tham nhũng có hiệu quả Một trong những nguồn gốc của tiển “bẩn” chính là tiền do tham những. Việc phòng và chống rửa tiền có thể đạt hiệu quả không nếu như ta không xem xét đến vấn đề phòng và chống tham nhũng. Cho đến nay việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí cấp cao, dường như nó trở thành hệ thống. Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng vào năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006. Điều này đã thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này. Tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở đó không thì chưa đủ vì phòng, chống tham nhũng dường như là một “cuộc nội chiến” kéo dài mãi mãi. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hạn chế tham nhũng đến mức thấp nhất. Giải pháp phòng, chống tham nhũng nhìn chung gồm hai nhóm chính là phòng ngừa và xử lý. 3.2.6.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa tham nhũng Thứ nhất, chú trọng công tác giáo dục con người. Đối với người dân, giáo dục cho mọi người, ngay từ nhỏ về đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần kiên quyết đấu tranh 62 Thứ hai, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước như: - Công khai thủ tục hành chính; - Công khai các trường hợp mua sắm tài sản công (kể cả các cuộc đấu thầu, tuyển dụng công chức, thuê mướn lao động...); - Công khai ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước; - Công khai các trường hợp khiếu nại, tố cáo và quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo ấy... Thứ ba, phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Đây là việc đề ra và thực hiện các quy định nhằm giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với việc xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; nói cách khác là, làm cho công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm thu lợi riêng gây thiệt hại đến lợi ích chung. Một số biện pháp cụ thể như: - Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức công khai, dân chủ; - Quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực công tác trước đây của mình; - Quy định những điều công chức không được làm. 63 Thứ tư, quy định về việc kê khai tài sản của công chức. Công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức có vai trò lãnh đạo, quản lý. Tài sản được kê khai bao gồm tài sản có được cả trước và sau khi công chức được tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử. Việc kê khai cần được thực hiện hàng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết. Thứ năm, áp dụng một chế độ đãi ngộ thoả đáng với đồng lương cao tới mức có thể để công chức yên tâm thực hiện công vụ mà không phải lo lắng hay bị câu thúc bởi những nhu cầu của cuộc sống dẫn đến việc tham nhũng. 3.2.6.2. Nhóm giải pháp xử lý tham nhũng Thứ nhất, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng. Thứ hai, thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng do Nhà nước ban hành. 3.3. Nhóm giải pháp phòng, chống rửa tiền về phía NHNN 3.3.1. Ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2005 nhưng cho đến nay NHNN vẫn chưa ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định này. Điều này dẫn đến việc thực hiện không thống nhất giữa các NHTM. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định nhưng vẫn chưa ban hành văn bản cụ thể. Hoạt động phòng, chống rửa tiền cần sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và sự thống nhất thực hiện giữa các cấp nên việc ban hành thông tư hướng dẫn là việc cần thực hiện ngay. 3.3.2. Các giải pháp đối với vấn đề tự do hóa chu chuyển vốn quốc tế Với sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối, thị trường ngoại hối sẽ được tự do hóa đáng kể và hầu như rất ít có sự hiện diện của Chính phủ thông qua các can thiệp có chọn lọc như trước đây. Những nới lỏng như thế là phù hợp với xu hướng hội nhập và không thể không thực hiện cho dù nó sẽ làm phát sinh các hoạt động rửa tiền. 64 Đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Trước mắt do không phải các NHTM nào ở nước ta cũng có hệ thống giám sát đáng tin cậy và các chuyên gia lành nghề phân tích các giao dịch đáng ngờ nên chỉ có những ngân hàng nào đủ chuẩn mới được phép thực hiện các giao dịch này. NHNN nên công bố công khai các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để thực hiện giao dịch trên tài khoản vãng lai. Đối với vấn đề các cá nhân và doanh nghiệp được phép tự do vay, cho vay, đầu tư và trả nợ nước ngoài, tuy đây là chủ trương được nhiều người đồng tình và đã được giới đầu tư đánh giá rất cao nhưng trước hết chúng ta cũng cần phải cảnh giác với hành vi này. Trong thực tế đây là một trong những công đoạn mà các tội phạm thường thực hiện hành vi rửa tiền. Để chống lại rửa tiền cần yêu cầu tất cả vốn đầu tư, lợi nhuận nhất thiết phải được thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại NHTM trong nước được NHNN chỉ định. Các luồng vốn ngoại tệ ra vào Việt Nam đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Mặt khác các vấn đề liên quan đến kế hoạch trả nợ, tình hình thực hiện khoản vay, rút vốn và chuyển tiền phải được phản ảnh thường xuyên trên các báo cáo tài chính và phải được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán có uy tín. Đối với vấn đề phát hành chứng khoán ra thị trường chứng khoán nước ngoài, đây cũng là một xu hướng tích cực và không thể đảo ngược. Các khả năng rửa tiền thông qua phương thức này rất khó được thực hiện vì các phương án để các công ty phát hành chứng khoán ra nước ngoài phải thông qua những quy trình bắt buộc để có thể được xem là cổ phiếu chuẩn phát hành ra nước ngoài. Tuy nhiên những bằng chứng từ các nước trên thế giới cũng cho thấy kênh đầu tư thông qua mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng là một kênh quan trọng để thực hiện hành vi rửa tiền. Giải pháp triệt để cho vấn đề này là tăng cường minh bạch hóa các 65 3.3.3. Giải pháp chống lại hiện tượng đô la hóa Để chống lại hiện tượng đô la hóa, NHNN cần xem xét một số giải pháp sau: - Về chính sách, NHNN phải giảm tỷ lệ đồng đô la trong dự trữ ngoại hối và thay thế chúng bằng những đồng tiền khác mạnh hơn, như là đồng euro chẳng hạn. - NHNN nên xem xét đến vấn đề nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái giữa VND và USD cũng như tiến tới việc thực hiện cơ chế tỷ giá hoàn toàn thả nổi trong tương lai để giảm khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực tế trên thị trường không chính thức nhằm thu hút nguồn vốn đô la trong dân chúng vào ngân hàng. - Việc ổn định tỷ giá hối đoái và giữ mức lãi suất hợp lý sẽ làm cho người dân ít lo sự mất giá của đồng tiền và tránh sự chuyển dịch từ đồng tiền này sang đồng tiền kia. - Việc cho phép các cá nhân được quyền nắm giữ ngoại tệ là phù hợp với những cam kết của lộ trình hội nhập, vấn đề chính là NHNN bắt buộc các cá nhân phải thực hiện việc mở tài khoản ngoại tệ tại một NHTM được phép nhằm kiểm soát được luồng ngoại tệ. 3.3.4. Giải pháp đối với sự phát triển các công cụ phái sinh Giao dịch trên các sản phẩm phái sinh là một trong những hành vi rửa tiền mà FATF đã từng cảnh báo các quốc gia thành viên. Trên thực tế các sản phẩm phái sinh như quyền chọn tiền tệ hay quyền chọn vàng mà các NHTM Việt Nam đang triển khai hiện nay một mặt giúp cho các doanh nghiệp chân chính phòng ngừa các rủi ro kinh doanh nhưng mặt khác lại là cơ hội để các tội phạm rửa tiền tiến hành rửa tiền một cách hợp pháp. Giải pháp cho vấn đề này chính là NHNN phải có các biện pháp can thiệp như khống chế các trạng thái giao dịch mỗi lần không được quá mức quy định hoặc khống chế các mức giá thực hiện các quyền chọn với mức giá trần và giá sàn không vượt quá một biên độ nào đó so với mức giá hiện tại. Quy định này nhằm hạn chế phần nào khả năng các tội phạm rửa tiền sẽ đặt lệnh với bất cứ mức giá nào và gây 66 3.3.5. Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) các năm qua đã hỗ trợ rất nhiều trong việc cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền vừa mới được NHNN thành lập cùng với sự ra đời của Nghị định 74. Tuy chức năng, nhiệm vụ của hai trung tâm này khác nhau nhưng nguồn dữ liệu để khai thác có phần giống nhau, đó chính là các thông tin về khách hàng thực hiện các giao dịch qua ngân hàng. Chính vì vậy, nếu có sự phối hợp hoạt động giữa hai trung tâm này thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn. Cụ thể, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền sẽ sử dụng các dữ liệu sẵn có của CIC để giảm bớt thời gian, chi phí thu thập thông tin ban đầu và đồng thời sẽ cung cấp lại cho CIC những thông tin đã được xử lý về các hoạt động rửa tiền qua ngân hàng nhằm giúp các tổ chức tín dụng ngăn chặn những hành vi rửa tiền thông qua hoạt động cấp tín dụng. Chính vì vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của CIC, NHNN cần thực hiện các biện pháp sau đây: - NHNN cần có quy định bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng phải tham gia trong việc cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu về khách hàng và việc sử dụng thông tin tín dụng phải trở thành một nguyên tắc bắt buộc trong công tác xét duyệt cấp tín dụng. - Hiện tại loại hình thông tin mà CIC cung cấp chủ yếu là các thông tin về diễn biến dư nợ tín dụng, tình trạng dư nợ tín dụng, các đánh giá về quá trình quan hệ tín dụng của các khách hàng. Tuy đã có những tiến bộ nhất định về sự chính xác, đầy đủ và thời gian cung cấp song sự cập nhật đối với những thay đổi của khách hàng còn hạn chế. Do đó, CIC cần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cung cấp thông tin để tạo nguồn thông tin phong phú và đa dạng hơn như: phân tích và đưa ra những 67 - Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CIC và triển khai mạnh mạng internet để thu thập một cách nhanh chóng thông tin trong và ngoài nước nhằm tạo ra bước phát triển mới trong hoạt động này trong thời gian tới. - Ngoài ra, CIC cần có mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan thông tin, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật để làm phong phú thêm thông tin hiện tại. Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong Trung tâm. 3.3.6. Các giải pháp phòng, chống rửa tiền điện tử Tại Việt Nam đã có Luật giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện các giao dịch điện tử cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử. Việc tuân thủ nghiêm Luật cũng góp phần hữu hiệu trong cuộc chiến phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là tiền điện tử sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số các biện pháp khác trong việc phòng chống rửa tiền điện tử là giữ cách nào cho mức tiền giao dịch nhỏ ở mức có thể và phát triển các tiêu chí nhận dạng giao dịch. Các yêu cầu đối với các giao dịch vô danh (không thông qua trung gian tài chính) được đòi hỏi gắt gao hơn. Còn đối với các giao dịch điện tử thông qua hệ thống trung gian, các điều kiện để chuyển các món tiền lớn cũng phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Một giải pháp khác có thể được áp dụng cho các NHTM nhằm ngăn chặn rửa tiền điện tử mà NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam vừa thông báo sẽ áp dụng từ năm 2007. Theo Nghị quyết của Ủy ban thanh toán Châu Âu (EPC Resolution) kể từ ngày 01/01/2007, khi thanh toán tiền hàng theo phương thức TTR bằng đồng Euro cho người thụ hưởng ở khối châu Âu và khu vực kinh tế châu Âu phải có đầy đủ BIC (Swift code của ngân hàng người thụ hưởng) và IBAN (số tài khoản của người thụ hưởng bao gồm tất cả các chi tiết mà ngân hàng nhận cần để 68 Việc hợp tác quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu nhất của các quốc gia trong công cuộc phòng, chống rửa tiền và Việt Nam cũng không thể đơn độc trong cuộc chiến này. 3.4. Nhóm giải pháp phòng, chống rửa tiền về phía các NHTM 3.4.1. Các giải pháp liên quan đến con người Con người là nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào và càng quan trọng hơn nữa khi doanh nghiệp đó chính là ngân hàng. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho thấy, dù các quy định được ban hành có chặt chẽ đến đâu mà con người cố tình vi phạm, làm trái thì hậu quả thật khó lường. Ngoài rủi ro trong hoạt động ngân hàng xảy ra do trình độ nhận thức của nhân viên yếu kém, không nắm bắt được bản chất của vấn đề thì cũng phải kể đến trình độ quản lý con người của cấp lãnh đạo. Do đó một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng con người cần được các NHTM quan tâm đúng mức, cụ thể như sau: - Công tác tuyển chọn cần căn cứ trên đạo đức, chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng phát triển. Trong các yếu tố thì hai yếu tố: đạo đức và khả năng phát triển là quan trọng nhất. Đạo đức tốt quyết định hành vi và mục đích hành động. Khả năng phát triển đáp ứng sự thích nghi với hoạt động đa dạng và luôn phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tồn tại của một ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. - Cần đặc biệt quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, 69 - Thu nhập thấp sẽ dần làm triệt tiêu lòng nhiệt huyết của nhân viên đối với công việc, thậm chí dễ dàng khiến họ đánh mất phẩm chất vì sức cám dỗ của đồng tiền. Chế độ tiền lương, thưởng hợp lý đảm bảo cho nhân viên đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình nhằm hạn chế việc bị mua chuộc hay những hành vi tham nhũng dẫn đến tiếp tay cho bọn tội phạm thực hiện các hành vi rửa tiền. - Chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đầy đủ cả về vật chất cũng như tinh thần đối với các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng là động lực thúc đẩy sự cống hiến, sáng tạo của người lao động cho sự nghiệp phát triển của ngân hàng - Thường xuyên kiểm tra, xem xét những biến chuyển về tâm lý, về cách làm việc cũng như cuộc sống thực tế để kịp thời xử lý, uốn nắn, giúp đỡ. - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khác nhau, không có sự phân biệt và gia giảm đối với bất kỳ đối tượng nào. 3.4.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM. Năng lực tài chính của các NHTM nhìn chung còn yếu. Tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: - Khẩn trương tăng vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. - Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng để lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro. Thứ hai, các ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể cho ngân hàng mình trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của NHNN. Đồng thời, các ngân hàng phải tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi nhân viên phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác. 70 Thứ ba, phải hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro hoạt động của ngân hàng trên cơ sơ hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho các ngân hàng; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro. Thứ tư, nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động; Thứ năm, hạn chế rủi ro từ các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ quốc tế, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng bằng biện pháp cơ bản sau: - Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài, kiểm soát và hiệu chỉnh kịp thời các văn bản nội bộ khi phát sinh các thay đổi, chủ động xây dựng các lộ trình để thực hiện các cam kết theo thông lệ quốc tế. - Hình thành bộ phận chuyên nghiên cứu và phân tích những thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế, từ đó đưa ra các đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và những tác động của nó đến hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ kịp thời điều chỉnh, xây dựng chính sách và định hướng chiến lược phù hợp. - Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tranh thủ ý kiến, bài nói chuyện hoặc lời khuyên cho các cán bộ chủ chốt của ngân hàng theo từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thế giới. Thứ sáu, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại và đồng bộ. Trong số 56 NHTM không kể ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mới chỉ có 8 ngân hàng xây dựng được hệ thống kế toán tập trung hóa tài khoản hoạt động theo phương thức online phù hợp với công nghệ hiện đại. Một số khác hoặc đang tiếp tục triển khai mở rộng hoặc đang triển khai theo lộ trình dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới (WB) tài 71 3.4.3. Hạn chế việc cấp tín dụng bằng tiền mặt Các NHTM hiện nay thực hiện việc cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo quy chế này, việc giải ngân khoản tín dụng cấp cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hơặc chuyển khoản không được quy định. Trên thực tế, các NHTM thường dựa vào mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng để giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ví dụ, các doanh nghiệp thanh toán tiền hàng nhập khẩu chắc chắn phải thực hiện chuyển khoản ra nước ngoài hoặc doanh nghiệp vay thanh toán tiền hàng trong nước mà nhà cung cấp cũng là doanh nghiệp thì hình thức chuyển khoản vẫn được áp dụng; còn nếu doanh nghiệp vay để thanh toán tiền lương cho người lao động hoặc các cá nhân vay tiêu dùng, mua nhà, mua xe, … thì vẫn thực hiện giải ngân dưới hình thức tiền mặt. Tuy nhiên hiện nay, người đi vay (kể cả tổ chức kinh tế và cá nhân) đều “yêu thích” việc giải ngân bằng tiền mặt bởi nó dễ sử dụng cho nhiều mục đích và tránh được việc kiểm soát của ngân hàng. Việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc phòng, chống rửa tiền mà các ngân hàng đang ra sức thực hiện. Thứ nhất, lượng tiền mặt được giải ngân sẽ góp phần làm tăng lượng tiền mặt trong nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền bởi nó dễ dàng tiêu xài, dễ ẩn danh, các cơ quan chức năng khó kiểm soát. Thứ hai, nhân viên tín dụng sẽ rất khó kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mà còn góp phần hợp thức hóa những khoản tiền “bẩn” khi các dòng 72 Hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành chính thức Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt nên vẫn chưa có một quy định pháp lý chính thức về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, trong khả năng của mình các NHTM vẫn có thể áp dụng một chính sách tín dụng chặt chẽ để quản lý có hiệu quả vốn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Việc hạn chế cấp tín dụng bằng tiền mặt cho khách hàng là một điều các NHTM cần phải quan tâm và hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt như sau: - Giải ngân để thanh toán tiền lương cho người lao động qua thẻ ATM. - Giải ngân thanh toán tiền hàng trong nước (cho cả tổ chức kinh tế và cá nhân) đều phải thực hiện chuyển khoản trực tiếp cho người thụ hưởng. - Ban hành mức phí rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán và hạn chế số lần rút tiền cũng như quy định hạn mức rút tiền trong một ngày. 3.4.4. Ban hành quy trình phòng, chống rửa tiền Để hoạt động phòng, chống rửa tiền đạt kết quả cao nhất thì yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp thực hiện giữa các phòng, ban, các bộ phận trong ngân hàng một cách đồng bộ. Để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của từng bộ phận, từng cá nhân trong ngân hàng, các NHTM nên xây dựng quy trình thực hiện phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng mình. Trên cơ sở khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới cùng với việc chủ động xây dựng một quy trình phối hợp thực hiện riêng có tại từng NHTM, hoạt động phòng, chống rửa tiền tại từng NHTM mới có thể đạt hiệu quả cao. Và như vậy, hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng mới có thể kiểm soát được từ gốc cho đến ngọn. 3.4.5. Thành lập một bộ phận chuyên trách về phân tích thông tin khách hàng Thông tin khách hàng hiện nay được ví như một “mỏ vàng lớn”. Các nhà quản trị rất quan tâm đến việc “khai thác mỏ vàng” này bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh. Các NHTM hiện nay với khối lượng khách hàng giao dịch rất 73 Bọn tội phạm thường rửa tiền qua ngân hàng thông qua hình thức chuyển tiền, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại, hoặc tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản nhằm tránh sự kiểm soát của ngân hàng. Để ngân hàng có thể nhận diện hoạt động rửa tiền thì tất cả thông tin về khách hàng và các giao dịch của khách hàng cần được tập trung về một đầu mối để được xử lý và lưu giữ một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc các NHTM lập một bộ phận chuyên trách về phân tích thông tin khách hàng là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình và qua đó sẽ kiểm soát được nạn rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Để thực hiện phòng, chống rửa tiền theo tinh thần của Nghị định 74, bộ phận phân chuyên trách cần thực hiện như sau: Thứ nhất, thu thập và lưu giữ các thông tin ban đầu của khách hàng. Bộ phận giao dịch trực tiếp sẽ nhập liệu thông tin khách hàng vào hệ thống một cách đầy đủ và cập nhật thông tin nhanh chóng khi có sự thay đổi. Bộ phận chuyên trách sẽ kiểm soát tính tuân thủ của quy trình này để đảm bảo chất lượng thông tin. Thứ hai, bộ phận phân tích thông tin khách hàng sẽ tiến hành phân loại khách hàng và báo cáo cho NHNN về các giao dịch của cá nhân hay tổ chức nếu các giao dịch này vượt mức quy định theo Nghị định 74. Thứ ba, thông qua các thông tin tổng hợp được từ nhiều nguồn (bên trong và bên ngoài ngân hàng), bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và nhận diện những đối tượng có nguy cơ rửa tiền và đưa ra các biện pháp thích hợp hỗ trợ cho các bộ phận giao dịch, bộ phận tín dụng ngăn chặn hành vi rửa tiền qua ngân hàng. 74 Thứ tư, bằng các hình thức đào tạo khác nhau, bộ phận chuyên trách sẽ cập nhật thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm cho các nhân viên ngân hàng thực hiện tốt việc phòng, chống rửa tiền. Kết luận chương 3 Nội dung chương 3 đã trình bày các giải pháp về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các giải pháp được tập hợp và trình bày theo phạm vi và chức năng của các cơ quan Nhà nước, NHNN và các NHTM. Các giải pháp về phòng và chống rửa tiền này không độc lập mà luôn cùng hỗ trợ nhau. Chính vì vậy, để hoạt động phòng, chống rửa tiền có hiệu quả thì nên có sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cùng thực hiện. Hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng chỉ mới là một phần trong hoạt động phòng, chống rửa tiền nói chung nhưng có thể xem đây là phần cơ bản nhất, bởi lẽ đối với bọn tội phạm rửa tiền thì ngân hàng chính là kênh truyền dẫn lớn nhất và nhiều ưu việt nhất. Chính vì vậy để giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng có hiệu quả cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều ngành có liên quan và quan trọng hơn hết chính là việc tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội “sạch”. Dù thực hiện bất cứ giải pháp nào, trong ngắn hạn hoặc dài hạn, yếu tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu. Ý thức về chống rửa tiền phải luôn hiện diện trong mỗi người dân thì việc thực hiện các giải pháp mới có hiệu quả. Đối với người dân Việt Nam, ý thức về hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền hãy còn mới mẻ nên việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về vấn nạn này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm tạo thành một thói quen luôn đề cao cảnh giác trước các hoạt động rửa tiền trong mọi tầng lớp dân cư./. 75 KẾT LUẬN Ngân hàng đóng vai trò là “người gác cổng” của hệ thống tài chính quốc gia. chỉ có sự cảnh giác cao độ của ngân hang mới có thể ngăn chặn và phát hiện hoạt động rửa tiền và cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng thực hiện phòng, chống rửa tiền. Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam đã xuất hiện nhưng hoạt động phòng, chống rửa tiền của ngành ngân hang Việt Nam mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước và ngành ngân hang cần sớm có giải pháp thực thi để đối phó với vấn nạn này. Qua quá trình nghiên cứu, Luận văn xin đóng góp một vài ý kiến cho vấn đề này như sau: Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền thong qua việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền; tạo cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành; trở thành thành viên chính thức của rổ chức FATF và thành lập cơ quan phòng, chống rửa tiền trực thuộc Chính phủ. Thứ hai, tạo môi trường kinh tế phù hợp để hạn chế sự phát sinh của tiền “bẩn” và hoạt động rửa tiền như: Chính sách về thanh toán không dung tiền mặt trong nền kinh tế, phòng chống tham nhũng và xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hang hiệu quả. Thứ ba, chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua việc xây dựng và thực thi các chính sách cũng như các biện pháp mang tính tác nghiệp tại Ngân hang Nhà nước và các ngân hang thương mại như: Đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hang thương mại, xây dựng các quy định, quy trình nhằm phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua ngân hang. Với kiến thức và khả năng vẫn còn hạn chế, tôi rất mong nhận được nhiều đóng góp từ phía Quý Thầy, Cô để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ngân hang Nhà nước Việt Nam (2004), Báo cáo thường niên năm 2004, Hà Nội. 2. Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10. 3. Cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh, các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 06/2005, tháng 03/2006, tháng 06/2006, TP. Hồ Chí Minh. 4. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 do Ngân hang Nhà nước ban hành về việc “Phòng , chống rửa tiền”. 5. Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005 do Ngân hang Nhà nước ban hành về việc “Thành lập trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hang Nhà nước”. 6. Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 do Ngân hang Nhà nước ban hành về việc “Ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. 7. Tạp chí Kinh tế phát triển, các số trong năm 2005, 2006. 8. Tạp chí Ngân hang, các số trong năm 2005, 2006. 9. Thời báo ngân hang, các số báo trong năm 2005, 2006. TIẾNG ANH 10. FATF (1990), The Forty Recommendations. 11. FATF (2001), The Eight Special Recommendations. 12. FATF (2004), The Ninth Special Recommendation. 13. Office of the Comtroller Currency (2002), Money Laundering: A Banker’s Guide to Avoiding Problems, Washington, DC. 14. The U.S Department of State (2001), The Fight Against Money Laundering, Economic Perspective. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0883.pdf
Tài liệu liên quan