LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin, mọi thành tựu của công nghệ được áp dụng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và có chất lượng. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng cho mình trên thị trường, mở rộng thị trường sản phẩm, Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong những Công ty
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển Thị trường bánh mềm Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có truyền thống, uy tín, nó được phát triển trong khoảng thời gian dài và là một công ty lớn ở Miền Bắc. Trong những năm qua do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, nhưng thông qua đó các doanh nghiệp sẽ có động lực để phát triển. Có nhiều cách khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh và một trong những biện pháp mà công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu lựa chọn đó là đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất mới, một trong số đó là dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp Cutstard Cake. Tuy nhiên, dù đã đầu tư và đưa vào sản xuất nhưng thị trường bánh mềm Hải Châu vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Sau một thời gian thực tập ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường bánh mềm Hải Châu”. Đề tài của em kết cấu gồm 3phần chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Phần 2: Thực trạng thị trường bánh mềm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường bánh mềm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên bài chuyên đề thực tập còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô và các anh chị trong công ty để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trần Thị Phương Hiền cùng các anh chị trong Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, đặc biệt là phòng Kinh doanh thị trường của Công ty đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionery joint stock company
Tên viết tắt: hachaco.jsc
Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: (04) 8624826 Fax: 04 8621520
Email: pkhpt@fpt.vn
Website:
Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Mã số thuế: 01.00114184
Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công Ty Mía Đường I - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Công ty thành lập ngày 2/9/1965 theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc tách ban Kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho nhà máy Hải Châu.
Theo quyết định số: 1355 NN – TCCB ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&CNTP, nhà máy Bánh kẹo Hải Châu được bổ xung ngành nghề kinh doanh và được đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Căn cứ quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 20/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 30/12/2004 Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập thống nhất đổi tên công ty Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu.
- Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2
Trong đó - Khu A: 18.000m2 , gồm:
+ Khu nhà điều hành của công ty
+ XN Bánh quy kem xốp
+ XN Kẹo
+ XN gia vị thực phẩm
+ hệ thống kho
- Khu B: 15.000 m2 , bao gồm:
+ XN Bánh cao cấp
+ Hệ thống kho
- Khu vực mở rộng: 20.000 m2
- Khu tập thể 4 tầng: 2.000 m2
- Ngoài ra khu vực đất chưa sử dụng: 7.600m2
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, bao gồm:
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại.
+ Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
+ Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
1.1 Ngành nghề kinh doanh hiện nay
+ Bánh kẹo.
+ Bao bì thực phẩm.
+ gia vị, Mì ăn liền.
+ Các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Hoạt động thương mại và dịch vụ tổng hợp.
+ Văn phòng nhà xưởng cho thuê.
Là một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất Bánh, kẹo, thực phẩm với hơn 40 năm khong ngừng phát triển, liên tục đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với quy mô phát triển ngày càng cao. Trong nhưng năm gần đây (2001-2007) Công ty tiếp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng Hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc… Và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng: bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh , bột canh I-ốt các loại với gần 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao.
Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% năm, doanh thu sản phẩm hàng hoá trên 160 tỷ VNĐ/năm, tăng trên 350% so với năm đầu mới đầu tư. Tổng sản phẩm bánh, kẹo, bột canh các loại hiện nay gần 20.000 tấn/năm.
Để cùng hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường, Công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình ISO 9000:2000, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty đã ngày càng đổi mới hơn về phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm tỷ trọng 20% lực lượng lao động , công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế biến thực phẩm.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm của Công ty tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế công nghiệp Việt Nam hàng năm đều được tặng thưởng Huy chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, Công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: 1 Huân chương Kháng chiến, 5 Huân chương Lao động, 3 Huân chương Chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác:
Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Ngành - Thời kỳ đổi mới.
Sơ đồ sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức
CN
Hà
Nam
Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Ban kiểm soát
Phòng
tổ chức
Phòng
Hành
chính
bảo vệ
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
Tài vụ
Phòng
đầu tư
XDCB
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
kinh
doanh
thị
trường
XN
Bánh
Cao
cấp
XN
Gia
vị
TP
XN
Kẹo
CN
Hà
Nội
CN
Nghệ
An
CN
Đà
Nẵng
CN
TP
HCM
CN
Việt
Trì
CN
Hải
Dương
XN
Quy
kem
xốp
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu
(Nguồn: Phòng tổ chức)
2. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP bánh kẹo Hải Châu
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia làm 4 giai đoạn:
Thời kỳ đầu thành lập (1965-1975)
Ngày 2/9/1965, cùng ngày vẻ vang của đất nước, Bộ Công Nghiệp thay mặt Nhà nước cắt băng khánh thành Nhà máy Hải Châu theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ về việc tách ban Kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho nhà máy Hải Châu.
- Vốn đầu tư ban đầu: Do chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được số liêu ban đầu.
- Năng lực sản xuất:
- Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền mỳ nhanh (mỳ trắng bán cơ giới), năng suất từ 1- 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5 -1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500 -800 kg/ca sau nâng lên 1tấn/ca. 2 dây mỳ vàng, 1,2 - 1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca.
+ Sản phẩm chính: mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa.
- Phân xưởng bánh 1: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 2 máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca.
+ Sản phẩm chính: bánh quy (hương thảo, quy dứa, quy bơ, quýt).
Bánh lương khô phục vụ quốc phòng.
- Phân xưởng kẹo: gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền khoảng 1,5 tấn/ca.
- Số cán bộ công nhân viên: bình quân 850 người/năm.
Thời kỳ 1976-1985
Thời kỳ này, nhà máy Hải Châu đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường:
Năm 1976 Bộ Công Nghiệp thực phẩm cho phép sát nhập giữa nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng Sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng:
- Sữa đậu nành: công suất 2,4-2,5 tấn/ca
- Bột canh: công suất 3,5-7 tấn/ca.
Năm 1978, nhà máy thành lập phân xưởng mỳ ăn liền, công suất mỗi dây chuyền:2,5 tấn/ca. Đến năm 1998 không sản xuất mỳ ăn liền nữa và dây chuyền bánh quy Đài Loan được di chuyển sang thay thế dây chuyền mỳ ăn liền.
Năm 1982 , nhà máy đã đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp thủ công với công suất 240kg/ca.
- Số cán bộ công nhân viên bình quân thời kỳ này: 950 người/năm.
Thời kỳ 1986-1991
Nhà máy bắt đầu chuyển sang kinh doanh, tự bù đắp chi phí và chuyển dần sang cơ chế thị trường. Các mặt hàng nhà máy sản xuất như mỳ ăn liền, bánh các loại, bột canh… ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm mạnh với một số mặt hàng, công nghệ và bao bì sản phẩm thua kém một số mặt hàng cung loại, buộc nhà máy phải có xu hướng thay đổi thích hợp.
Năm 1989, tận dụng mặt bằng của phân xưởng sấy phun, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia với công suất 200 lít/ngày. Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan, đây là một dây chuyền tương đối hiện đại công suất từ 2,5-2,8 tấn/ca. Sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đến nay là một trong những sản phẩm chủ đạo của công ty.
- Số cán bộ công nhân viên bình quân thời kỳ này: 950 người/năm.
Thời kỳ 1992-2007
Nhà máy thực hiện chủ trương sắp xếp lại sản xuất, thành lập công ty bánh kẹo Hải Châu ( theo quyết định số 1355NN-TCCB/QĐ ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&CNTP). Thời kỳ này công ty đẩy mạnh sản xuất vào các mặt hàng truyền thống ( bánh keo, bột canh), mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Năm 1993, đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh kem xốp hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ
- Năm 1994, đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 500 kg/ca. Dây chuyền có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm như bánh kem xốp, bánh quy.
- Năm 1996, công ty liên doanh với Bỉ thành lập công ty liên doanh sản xuất sôcôla, Sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu ( 70%).Đến năm 1998 do sản phẩm không đi được vào thị trường Việt Nam, hoạt động không hiệu quả vì vậy liên doanh nghỉ hẳn không sản xuất nữa.
Cũng trong năm này công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức:
+ Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2400 kg/ca.
+ Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200 kg/ca.
- Năm 1998, đầu tư mở rộng dây chuyền bánh quy Hải Châu, nâng công suất lên 4 tấn/ca, đồng thời di chuyển sang vị trí của phân xưởng mỳ ăn liền ( khu B của công ty).
- Năm 2001 đầu tư mở rộng nâng công suất dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức) từ 1 tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuất sôcôla có năng suất rót khuôn 200 kg/giờ.
- Năm 2003 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan) đây là dây chuyền hiện đại, tự động cao. Công suất thiết kế 375 kg/giờ.
- Cuối năm 2004, công ty tiến hành chuyển đổi sang hoạt độngtheo mô hình công ty cổ phần ( theo quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNN) từng bước tháo gỡ những tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang.
Với công nghệ và năng lực sản xuất sẵn có, công ty tập trung sắp xếp lại cơ cấu lao động, tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý hơn, tiếp tục cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, phương thức hạch toán mới.
- Tháng 10/2005 công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động, đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động. Với việc tự động hoá khâu bao gói dây chuyền sản xuất bột canh đã làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.
3. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty
3.1. Đặc điểm về sản phẩm
- Sản phẩm của công ty là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại nguyên vật liệu rất khó bảo quản như: đường, sữa, bơ, trứng, các loại phụ gia…
-Bánh kẹo là sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, mùa cưới xin, ngày hội… Nó có chu kỳ sống ngắn, chủng loại phong phú có thể dễ thay thế lẫn nhau, đặc điểm này đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hoá danh mục sản phẩm của mình, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác.
- Sản phẩm của công ty có khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập thấp và trung bình.
Sau đây là một số loại sản phẩm của công ty:
+ Bánh các loại: Bánh Hương Thảo, bánh Hướng Dương, bánh Hải Châu, lương khô, bánh quy kem, bánh quy bơ và bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ sôcôla các loại…
+ Kẹo các loại: kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sữa cứng sôcôla, kẹo tango, kẹo mềm sôcôla…
+ Bột canh các loại: Bột canh thường, bột canh Iốt, bột canh cao cấp.
+ Kinh doanh vật tư nguyên vật liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
+ Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, ca cao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,…
Trong đó bơ, bột mỳ, sữa bột, váng sữa và các nguyên liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng tìm tòi nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp.
Do vậy, vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dung vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế để đưa vào sản xuất.
Sau đây là bảng định mức nguyên vật liệu cho 1 tấn bánh, 1 tấn kẹo, 1 tấn bột canh:
Bảng 1.1: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bánh
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng
(Kg)
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng
(Kg)
I. Vật liệu chính
II. Vật liệu phụ
Bột mỳ
700
Tinh dầu
3
Đường
250
Phẩm mầu
0,4
Dầu ăn
95
Phụ gia khác
6,6
Bơ sữa
45
Bột nở
3
(Nguồn: phòng KHVT)
Bảng 1.2: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1tấn kẹo
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng (kg)
cơ cấu vật liệu
Khối lượng(Kg)
1. Vật liệu chính
2. Vật liệu phụ
Đường
580,84
Muối
2
Glucoza
400,39
Tinh dầu
1,6
Shortening
44,25
Vani
0,489
Sữa béo
41,5
Lêcithin
1,095
( Nguồn phòng: KHVT)
Bảng 1.3: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bột canh iốt
Nguyên liệu
Khối lượng(Kg)
Muối tươi
700
Mỳ chính
250
Đường
60
Hạt tiêu
6
Tỏi
4
Iốt
0,2
- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng NVL
NVL
Tồn đầu kỳ
Nhập
trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Tỷ trọng(%)
Muối
30,135
8746
27,82
15,91
Mỳ chính
17,2
3,121
17,47
5,67
Đường
20
4.567,92
30
8,30
Hạt tiêu
6,24
74,91
7,15
0,13
Tỏi
3,16
49,94
2,32
0,09
Iốt
17,3
2479
11,24
4,54
Glucôza
25,1
1163,2
26,34
2,11
Sữa, Bơ
12
504,2
5,2
0,92
Dầu ăn
7
809,9
3,14
1,47
Bột mỳ
67,34
5.67,71
71,1
10,86
Tinh dầu
2,5
30
2,54
0,06
Phẩm màu
0,26
3,41
0,12
0,01
Bột nở
2,1
25,85
3,15
0,05
Phụ gia
4,6
56,27
6,23
0,10
Shortening
6,7
128,56
11,6
0,23
Vani
0,11
1,42
0,47
0,00258
Lecithin
0,21
3
2,12
0,00578
Than
38,13
27,049
5,58
49,20
Khác
…..
…..
…..
0,317
Tổng
260,085
54.973,875
233,590
100
( Nguồn: phòng KHVT)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy các nguyên vật liệu tồn kho lớn hầu hết là nguyên vật liệu nhập ngoại để đảm bảo cho sản xuất trong dịp lễ tết nên công ty chủ động dự trữ, tránh những rủi ro về tình hình giá cả có thể tăng trong dịp này sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của công ty.
- Công tác quản lý kho
Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho trực tiếp quản lý, hệ thống thiết bị kho để quản lý bao gồm: xe đẩy vận chuyển, cân, thiết bị chống cháy nổ. Nguyên vật liệu được nhập đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo hoá đơn kèm theo phiếu nhập kho. Nguyên vật liệu được bố trí theo nguyên tắc hợp lý, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, những nguyên vật liệu đã hết hạn sử dụng được loại bỏ.
- Công tác cấp phát nguyên vật liệu
Công việc cấp phát được tiến hành theo hình thức cấp phát hạn mức. Hàng tháng, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất về khối lượng, chủng loại vật tư dùng để sản xuất cũng như có kế hoạch sản xuất dự trữ gối đầu nguyên vật liệu từ đó cấp phát xuống từng phân xưởng theo sơ đồ sau:
Nguồn
cung ứng
(Trong và
ngoài
nước)
Kho chuyên dùng
Kho tổng hợp
Phân xưởng
SX
- Bánh 1
- Bánh 2
- Bánh 3
- Kẹo
- Bột canh
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
Để tiết kiệm nguyên vật liệu, công ty luôn khuyến khích bằng vật chất đối với những cá nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong công tác sử dụng nguyên vật liệu,
Nhận xét: Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng phần lớn là nguyên vật liệu nhập ngoại dẫn đến chi phí sản xuất cao, do đó giá thành sản phẩm cao, điều này không có lợi cho việc cạnh tranh của công ty. Vì vậy trong thời gian tới,công ty cần phải có chính sách định mức hợp lý hơn và tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước có cùng chất lượng thay thế nguyên liệu nhập ngoại để giảm chi phí.
Công tác quản lý kho tốt và việc cấp phát nguyên vật liệu hợp lý giúp cho việc sản xuất của công ty luôn đúng tiến độ.
3.3. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị sản xuất
Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của Công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại, hiện nay Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1 dây chuyền sản xuất bánh kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh.
Nhờ việc không ngừng cải tiến công nghệ, nhập các trang thiết bị máy móc hiện đại đã giúp công ty từng ngày cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm
Dưới đây là bảng về tình hình trang thiết bị ở công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu:
Bảng 1.5: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
TT
Xí nghiệp
Tên dây chuyền sản
Năm
Nước nhập
1
Bánh quy kem xốp
Dây chuyền bánh 1
1965
Trung Quốc
Dây chuyền kem xốp
1993
CHLB Đức
Dây chuyền phủ sôcôla
1995
CHLB Đức
Dây chuyền sản xuất SCL
2001
CHLB Đức
2
Kẹo
Dây chuyền kẹo cứng
1996
CHLB Đức
Dây chuyền kẹo mềm
1996
CHLB Đức
3
Gia vị thực phẩm
Máy bao gói tự động
2005,2006
Việt Nam
4
XN Bánh cao cấp
Dây chuyền bánh mềm
2002
Hà Lan
Dây chuyền bánh 3
1992
Đài Loan
( Nguồn Phòng tổ chức)
Tính đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá - tự động hoá của thiết bị máy móc trong công ty đạt được như sau:
Bảng 1.6: Tỷ lệ cơ giới hoá tự động hoá của máy móc
XN Bánh quy
Kem xốp
XN
kẹo
XN
Gia vị TP
XN Bánh
Cao cấp
DC
Bánh 1
DC kem
xốp
DC
Bánh 3
DC bánh
mềm
Cơ giới hoá -
tự động hoá
65%
90%
85%
50%
85%
95%
(Nguồn phòng tổ chức)
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ, bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo ( Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm của Công ty.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
- Quy trình công nghệ sản xuất bánh
Trộn NVL
Cán thành hình
Nướng
Chọn
Bao gói
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất bánh
Phối
trộn NVL
Ép
Bánh
Phớt
Kem
Chọn
cắt
Chọn
cắt
Phủ
SôCôla
Làm
lạnh
Bao
gói
- Quy trình sản xuất bánh kem xốp
Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất bánh kem xốp
- Quy trình công nghệ sản xuất kẹo
Phối trộn
NVL
Nấu
Làm nguội
Trộn hương liệu
Đóng gói
Cắt và bao
gói
Vuốt kẹo
Quật kẹo
Sơ đồ 1.5: Quy trình sản xuất kẹo
Rang
muối
Xay
Nghiền
Sàng lọc
Trộn với
phụ gia
Bao gói
Đóng hộp
Trộn với
iốt
Trộn với
phụ gia
Bao gói
- Quy trình công nghệ sản xuất bột canh
Sơ đồ 1.6: Quy trình sản bột canh
3.4. Đặc điểm về lao động
3.4.1. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Đặc điểm nổi bật của ngành sản xuất bánh kẹo là có tính mùa vụ. Xuất phát từ đặc điểm trên nên nguồn nhân lực của Công ty bánh kẹo Hải Châu luôn có sự biến động. Ngoài số công nhân viên chức hợp đồng chính thức vào mùa vụ (đầu năm, cuối năm, dịp lễ, dịp tết, mùa cưới,…) Công ty thường phải ký hợp đồng tuyển thêm công nhân thời vụ, số lượng công nhân tuyển phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Bảng 1.7: Tình hình sử dụng lao động của công ty qua các năm
Phân loại
2004
2005
2006
2007
Số
lượng
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
người
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số LĐ
1072
100
1069
100
852
100
840
100
- Theo giới tính
Nam
316
29,5
359
33,6
283
33,2
267
33,2
Nữ
756
70,5
710
66,4
569
66,8
537
66,8
-Theo hình
thức làm việc
LĐ gián tiếp
172
16,0
142
13,3
111
13,0
97
12,1
LĐ trực tiếp
900
84,0
927
86,7
741
87,0
707
87,9
- Theo trình độ
Đại học
178
16,6
184
17,2
154
18,1
123
15,3
Cao đẳng,
Trung cấp
64
6,0
59
5,5
51
6,0
74
9,2
Công nhân kỹ thuật, PTTH
830
77,4
826
77,3
647
75,9
607
75,5
(Nguồn: phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Do cuối năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nên số lượng lao động của công ty có giảm so với trước.
- Nhìn về mặt giới tính, ta thấy số lượng lao động nữ lớn gấp khoảng 2-2,4 lần so với lao động nam. Điều này là hợp lý vì đặc thù của ngành sản xuất bánh kẹo, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ, không nặng nhọc. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nữ cao cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì lao động nữ có chế độ nghỉ thai sản, nuôi con ốm.
- Lực lượng lao động gián tiếp chiếm khoảng 12,1-16% so với lực lượng lao động của công ty và có xu hướng giảm qua các năm, trong đó số lượng nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng đã có xu hướng giảm xuống. Trong những năm tới, công ty cần tiếp tục giảm lao động gián tiếp, tăng số lượng lao động trực tiếp xây dựng cơ cấu lao động hợp lý để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty về giá.
- Lực lượng lao động trực tiếp tăng, chiếm khoảng 84-87,9%, trình độ lao động của công nhân ngày càng cao, chứng tỏ chính sách phát triển con người của công ty là hoàn toàn hợp lý. Đây là một điểm mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
- Xét về mặt trình độ học vấn của người lao động trong những năm trở lai đây thì số lượng cán bộ công nhân có trình độ đại học, cao đẳng đang tăng lên,đội ngũ nhân viên này tập trung ở các phòng ban của Công ty.
3.4.2. Tình trả lương, định mức và sử dụng thời gian lao động ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
- Về mặt tiền lương: Công ty đã sử dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên nên đã tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau:
+ Trả lương theo bậc và theo sản phẩm cho người lao động
+ trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý
Ngoài ra công ty còn áp dụng các chế độ khen thưởng khác nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Sau đây là bảng thu nhập của lao động từ 2004 đến 2007
Bảng 1.8: Thu nhập của lao động trong những năm gần đây
Chỉ
tiêu
ĐVT
Năm
Tốc độ tăng(%)
1.000 đ
2004
2005
2006
2007
05 so 04
06 so 05
07 so 06
Thu nhập
bình quân
1150
1400
1550
1690
21,74
10,71
9.03
( Nguồn: Phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2005 tăng 250.000đ so với năm 2004, tương ứng tăng 21,74%; năm 2006 tăng 150.000đ so với năm 2005, tương ứng tăng 10,71%; năm 2007 tăng 140.000đ so với năm 2006, tuơng ứng tăng 9,03%69
- Thời gian lao động: Thời gian lao động của mỗi công nhân dài hạn là 45h/1tuần và 12 ngày phép, ốm và 7,5 ngày nghỉ lễ trong một năm.
3.4.3. Về chế độ tuyển dụng và đào tạo của công ty
Hiện nay, ngoài việc tuyển dụng nhân viên theo quy trình tuyển dụng kiểu Âu-Mỹ công ty còn tuyển dụng lao động đã qua đào tạo và có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công ty. Hàng năm công ty còn thực hiện chính sách đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên quản lý và thi lên tay nghề cho công nhân.
Qua phân tích trên, ta thấy tình hình lao động của công ty là tương đối hợp lý về cơ cấu, các nhân viên quản lý đều có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật với tay nghề trung bình là 4/7 nên có thể đáp ứng được công nghệ của công ty. Việc sử dụng thời gian lao động của công ty luôn theo đúng quy định của nhà nước và công tác tuyển dụng của công ty là khoa học và đồng thời cũng mang những nét riêng của mình. Bên cạnh cách tính lương hợp lý, công ty còn áp dụng nhiều hình thức thưởng đã tạo được động lực lao động cho cán bộ nhân viên, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh.
3.5. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1.9: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty (triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1
Tổng tài sản
52569.2
132317.9
157820.3
166062.6
2
TSCĐvà đầu tư ngắn hạn
44657.8
49210.7
49523.1
50165.5
3
TSCĐ và đầu tư dài hạn
37911.5
83107.2
108297.2
115897.1
4
Tổng vốn
82569.2
132317.9
157820.3
166062.6
5
Nợ phải trả
5567.9
104525.2
135342.9
139014.7
6
Vốn chủ sở hữu
26701.4
27805.7
22477.4
27047.9
7
NVKD
26701.4
27805.7
25678.4
23244.9
Nguồn khác
0
-23
-3201
3803
(Nguồn: Phòng TCKT)
Bảng 1.10 :Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Khả năng thanh toán
0.798
0.471
0.366
0.361
HS nợ
2.092
3.793
3.021
5.139
Số vòng quay
1.810
1.665
1.258
1.159
LN/TS(ROA)
0.0064
0.0034
0.0015
0.0008
LNròng/VCSH (ROE)
0.0187
0.0144
0.0054
0.0036
( Nguồn: Phòng TCKT)
Từ năm 2004 đến 2007 tài sản của công ty không ngừng tăng lên, công ty đã mạnh dạn đầu tư một số dây chuyền sản xuất, trong đó đáng chú ý là doanh thu từ bánh mềm được sản xuất trên dây chuyền Hà Lan, làm cho giá trị tổng tài sản năm 2007 tăng lên 166062.6 triệu đồng tăng 5,2% so với năm 2006. Tài sản được đầu tư thêm bởi nguồn vốn chủ sở hữu và vay ngân hàng. Tuy nhiên vốn kinh doanh của công ty lại giảm, năm 2006 giảm 7,2% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 9,5% so với năm 2006.Vốn chủ sở hữu được bổ xung hầu hết dự án đầu tư và vốn vay ngân hàng. Vốn ít lại được các đại lý mua trả chậm nên công ty thiếu vốn lại càng thiếu hơn bởi vậy công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ đặc biệt là các đối thủ liên doanh với nước ngoài thì nguồn vốn của công ty là rất hạn chế.
Do phát sinh chi phí vay lãi khấu hao, quảng bá tiếp thị sản phẩm mới chưa thâm nhập vào thị trường, sản phẩm chưa đạt công suất thiết kế làm cho doanh thu thấp, chi phí cao, hiệu quả thấp nên các chỉ tiêu có sự biến động.
- Khả năng thanh toán: Chỉ số này của công ty không an toàn, khả năng thanh toán của công ty không có xu hướng tăng mà có xu hướng giảm đi so với các năm trước cụ thể là năm 2006 giảm 40,3% so với năm 2004, giảm 22,29% so với năm 2005, năm 2007 giảm 14,65% so với năm 2006, từ 0,366 xuống 0,361.
- Hệ số nợ: Hệ số nợ của công ty là cao và tăng dần qua các năm. Năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể, vẫn còn rất cao. Điều này chứng tỏ công ty có số nợ cao, do đó chi phí vốn sẽ lớn. Đây là một khó khăn khi muốn hạ giá thành sản phẩm. Công ty mới cổ phần hóa cuối năm 2004 hy vọng sẽ đưa ra được tỷ lệ vốn CHS cao hơn để hạ thấp hệ số nợ xuống mức chấp nhận được.
- Số vòng quay tài sản liên tục giảm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm xuống.
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty là thấp, năm 2005 là 0,0034 giảm 46,87% so với năm 2004 và năm 2006 giảm xuống còn0,0015 giảm 55,88% so với năm 2003. Sang đến năm 2007 lại giảm xuống còn 0,0008 giảm 46,67% so với năm 2006. Ta thấy rằng chỉ tiêu ROA của công ty hiện giờ còn thấp hơn lãi suất ngân hàng do vậy số nợ lớn là cản trở đối với công ty.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này của công ty rất thấp đặc biệt trong mấy năm gần đây chỉ tiêu này không có xu hướng tăng lên. Năm 2004 ROE = 0,0187 năm 2005 chỉ còn 0,0149 và đến năm 2007 chỉ số này hạ xuống mức rất thấp chỉ còn 0,0036, giảm 80%.
Tóm lại, qua mấy chỉ tiêu tài chính cho thấy công ty Hải Châu đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, điều này gây khó khăn lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty, Công ty cần giảm bớt lượng tiền vay nợ nhất là trong tình trạng lợi nhuận/tài sản thấp hơn cả lãi suất ngân hàng cùng thời điểm.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
4.1.1. Tình hình sản xuất
Phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào tình hình sản xuất kỳ trước và tình hình tiêu thụ thực tế sẽ đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng loại mặt hàng và sẽ giao nhiệm vụ cho từng phân xưởng để thực hiện. Cuối mỗi kỳ tổng kết, phòng kế hoạch vật tư sẽ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của từng phân xưởng và có những giải pháp kịp thời để khắc phục nếu có phân xưởng không hoàn thành kế hạch sản xuất.
S._.au đây là bảng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất một số loại sản phẩm của công ty:
Bảng 1.11: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
Đơn vị: Tấn
TT
Sản Phẩm
2006
2007
KH
TH
TH/KH
(%)
KH
TH
TH/KH
(%)
I
Bánh quy
4198
4492
107
5150
5645
109.6
1
Bánh quy
1612
1735
107.6
1935
2202
113.8
2
Hương cam
356
413
116
564
604
107.1
3
Hương Thảo
1324
1345
101.6
1387
1508
108.7
4
Hướng
Dương
448
453
101.1
459
459
100.0
5
Quy canxi
213
240
112.7
325
347
106.8
6
Quy dinh
dưỡng
245
306
124.9
480
525
109.4
II
Kem xốp
1600
1626
101.6
1626
1500
92.3
1
Kem xốp
613
627
102.3
679
629
92.6
2
Kem xốp
sôcôla
400
426
106
514
438
85.2
3
Kem xốp
chay
248
248
100
187
187
100
4
Kem xốp
canxi
339
325
95.9
246
246
100
III
Bột canh
10200
10183
99.8
10200
9131
89.5
1
Bột canh
cao cấp
3150
3591
114
3150
2965
94.1
2
Bột canh
iốt
5022
5000
99.6
5022
4138
82.4
3
Bột canh
ngũ vị
2028
1592
78.5
2028
2028
100
IV
Kẹo
2500
2746
109.8
2150
2334
108.6
1
Kẹo mềm
579
579
100
436
543
124.5
2
Kẹo xốp
778
872
112.1
809
826
102.1
3
Kẹo
caramen
274
298
108.8
125
155
124
4
Kẹo cứng
663
789
119
617
647
104.9
5
Kẹo Thảo
Hương
206
206
100
163
163
100
…..
Tổng cộng
20290
20676
101.9
21126
20656
97.8
(Nguồn: Phòng KHVT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sản phẩm bánh quy, kẹo của công ty luôn vượt kế hoạch. Năm 2006, sản xuất bánh quy đạt 107% và kẹo đạt 109,8% so với kế hoạch sản xuất, năm 2007 bánh quy đạt 109,6% và kẹo đạt 108,6% so với kế hoạch, Đây là những sản phẩm truyền thống của công ty, là thế mạnh cạnh tranh của công ty giúp công ty củng cố vị thế trên thị trường.
Tình hình sản xuất sản phẩm bánh kem xốp, bột canh đang có xu thế giảm. Năm 2006, tình hình sản xuất kem xốp đạt 101.6%, bột canh đạt 99,8% so với kế hoạch.Năm 2007, sản xuất bánh kem xốp đạt 92,3% và sản xuất bột canh đạt 89,5% so với kế hoạch. Đây là hai sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là bột canh, do đó công ty cần phải có kế hoạch sản xuất kịp thời, đúng tiến độ, kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.
4.1.2. Tình hình tiêu thụ
Bảng 1.12: tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm
Sản
phẩm
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng(%)
SL
(Tấn)
%
SL
(Tấn)
%
SL
(Tấn)
%
SL
(Tấn)
%
05 so
04
06 so
05
07 so
06
Bánh
7685
38,15
7287
38,64
5477
30,67
6025
30,67
-5,18
-24,84
10,01
Kẹo
2275
11,29
1295
6,87
758
4,24
834
4,25
-43,08
-41,47
10,03
Bột
canh
10184
50,56
10278
54,49
11624
65,09
12786
65,09
0,92
13,10
10,00
Tổng
20144
100
18860
100
17859
100
19645
100
-6,37
-3,31
10,00
( Nguồn: PKHVT)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty không được tốt. Cụ thể:
- Bánh và lương khô: là sản phẩm truyền thống là thế mạnh của công ty. Với nhiều chủng loại bánh phong phú có chất lượng đảm bảo, mang hương vị đặc trưng, đáp ứng được nhiều tầng lớp khách hàng, đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, tỷ trọng bánh của công ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sản phẩm bánh của công ty chưa thực sự đa dạng, chưa có một sản phẩm mang tính đột phá. Cụ thể: sản lượng bánh năm 2004 là 7.685 tấn chiếm 38,15%, năm 2005 là 7.287 tấn, chiếm 38,64%, năm 2006 là 5.477 tấn chiếm 30,67%, năm 2007 la 6.025 tấn chiếm 30,67 trong tổng sản phẩm tiêu thụ toàn công ty.
- Kẹo: Là sản phẩm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty, năm 2004 là 11,29%, năm 2005 là 6,78%, năm 2006 là 4,24% và năm 2007 là. Một số năm gần đây, sản phẩm bánh kẹo được cải tiến đáng kể về chất lượng cũng như về chủng loại, Công ty đã chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa vào lưu thông. Công ty đã nghiên cứu tìm tòi nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến không những đã làm tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn tăng sự hấp dẫn về khẩu vị cho người tiêu dùng. Mặc dù công ty đã cho ra nhiều sản phẩm kẹo có hương vị khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ của kẹo vẫn thấp so với các mặt hàng khác. Trên thị trường, Kẹo của Hải Châu vẫn thiếu nét đặc trưng riêng và chưa thể cạnh tranh với những đối thủ nhu Hải Hà, Kinh Đô…
- Bột canh: Là sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm tiêu thụ. Cụ thể: năm 2004 là 50,56%, năm 2005 là 54,49%, năm 2006 là 65,09%, năm 2007 là 65,09%. Sản phẩm bột canh Hải Châu từ lâu đã tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng, do vậy mà tình hình tiêu thụ bột canh khá tốt. Song, hiện nay sản phẩm bột canh đang bị cạnh tranh khá gay gắt bởi các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm này ngày càng nhiều.
Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường
Bảng 1.13 : tình hình tiêu thụ theo địa lý
Thị
trường
2005
2006
2007
Tốc độ tăng(%)
Sản
lượng
(Tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(Tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(Tấn)
Tỷ
trọng
(%)
06 so
05
07 so
06
Miền Bắc
13252,92
70,27
12254,85
68,62
13405,75
68,24
-7,53
9,39
Miền Trung
4999,786
26,51
5018,38
28,1
5589,00
28,45
0,372
11,4
Miền Nam
497,044
2,54
460,76
2,58
510,77
2,6
-3,82
10,9
Xuất khẩu
128,248
0,68
125,01
0,7
139,48
0,71
-2,52
11.6
Tổng
18860
100
17859
100
19645
100
-5,31
10
(Nguồn: Phòng KDTT)
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực địa lý
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, thị trường Miền Bắc là thị trường tiêu thụ chính của công ty, nhưng trong những năm gần đây tỷ trọng tiêu thụ ở thị trường này có giảm sút. Cụ thể năm 2006 chiếm 68,62%, năm 2007 chiếm 68,24% tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ và tốc độ tăng là không cao, đặc biệt là năm 2006 còn giảm sút so với năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này một phần là do ở Miền Bắc công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Hữu Nghị, Kinh Đô..Mặt khác, sản phẩm của công ty còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có thu nhập cao.
Thị trường Miền Trung trong 2 năm trở lại đây có mức tiêu thụ khá cao.
Hai thị trường Miền Nam và Xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với toàn bộ thị trường của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2007 sản lượng tiêu thụ ở 2 thị trường này đã có dấu hiệu tăng đáng mừng. Năm 2007, xuất khẩu tăng 11,6%, thị trường Miền Nam tăng 10,09 so với năm 2006, Đây là một tín hiệu tốt, công ty cần có những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ trên 2 thị trường này.
4.2. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, Hải Châu đã xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường, với khẩu hiệu “ Hải Châu - chỉ có chất lượng vàng” với những sản phẩm đã từ lâu như: bánh quy, lương khô, kẹo, bánh kem xốp,bột canh. Đây là điểm mạnh của doanh nghiệp, có thể đưa ra nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
+ Khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập trung bình và thấp, do đó sản phẩm của doanh nghiệp có giá rẻ và thời gian thu hồi vốn cao.
+ Một số dây chuyền thiết bị đã sử dụng lâu nên làm cho số lượng sản phẩm sai hỏng nhiều, ảnh huởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Ảnh hưởng bởi chi phí đầu tư, lãi vay, khấu hao phát sinh ở những năm đầu sau đầu tư trong khi sản phẩm mới chưa thâm nhập được vào thị trường, máy móc thiết bị vẫn chưa đạt được công suất thiết kế khiến chi phí cao, doanh thu thấp, hiệu quả thấp.
+ Ảnh hưởng của giá vật tư thế giới: tốc độ tăng giá vật tư lớn hơn tốc độ tăng giá bán sản phẩm, hơn nữa nhiều nguyên liệu của công ty nhập khẩu và thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng thị trường ngoại hối cũng rất thất thường nên doanh nghiệp phải chịu rủi ro.
+ Thuế suất cũng là một khó khăn của công ty: Nguyên liệu sản xuất đường kính thuế đầu vào được khấu trừ 5% trong khi thuế đầu ra là 10% cũng làm chi phí tăng lên.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành, ngoài ra còn vấn đề hàng giả, hàng nhái cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm của công ty cũng bị nhiều đối thủ, trong khi công ty chưa có nhiều cải tiến nên sản phẩm chưa có tính nổi trội..
Nguyên nhân chủ quan:
+ Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, công ty cũng đưa vào sản xuất 2 loại sản phẩm mới nhưng chất lượng vẫn chưa ổn định, tiêu thụ chậm, dây chuyền chưa phát huy hết công suất.
+ Trong quá trình sản xuất công ty cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nhưng chưa được giải quyết hết làm ảnh hưởng đến việc tăng năng suất, giảm giá thành.
+ Tiếp thị thị trường chưa được nhạy bén nới thị trường làm cho các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới tiêu thụ chậm, sản phẩm phải tái chế sử dụng cho các sản phẩm phụ khác, tỷ lệ thu hồi vốn thấp.
5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Tồn tại trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước Việt Nam, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu cũng nhiều doanh nghiệp khác gặp nhiều cơ hội cũng như thách thức:
- Cơ hội: Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác, việc mở cửa thị trường giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới và trong khu vực sẽ là động lực cho phát triển, nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra, mặt khác nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao do điều kiện kinh tế mà người dân đã có thu nhập cao hơn, kèm theo đó là nhu cầu tiêu dùng tăng đáng kể.
- Thách thức: Như đã phân tích ở trên, việc hội nhập kinh tế, thông thương cửa khẩu sẽ làm cho các sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường nhiều hơn, bánh kẹo là mặt hàng người Việt ưa dùng nên việc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Hơn nữa công ty công ty cũng đang sản xuất với nhiều loại nguyên liệu nhập ngoại và hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ là một thách thức.
Tồn tại là phải cạnh tranh được trên thị trường và phải làm ăn có lãi, Hải Châu sẽ phải đương đầu với rất nhiều đối thủ, để có thể tồn tại và phát triển chắc chắn Hải Châu phải nỗ lực hết mình mới có thể có vị trí vững chác trên thị trường.
PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁNH MỀM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm qua các năm
Bảng 2.1: Khối lượng tiêu thụ bánh mềm qua các năm
Năm
2005
2006
2007
06 so 05 (%)
07 so 06 (%)
Khối lượng tiêu thụ (Tấn)
47.7
70
142
146,9
202,8
( Nguồn: Phòng KDTT)
Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ bánh mềm tăng rất nhanh, năm 2006 so với năm 2005 tăng 46,9%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 102,8% điều này cho thấy triển vọng phát triển của bánh mềm Hải Châu trong tương lai, khách hàng dần dần đã chấp nhận sản phẩm. Do vậy công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
1.2. Tình hình tiêu thụ của sản phẩm bánh mềm Hải Châu
1.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng
Theo nguồn thông tin từ các cửa hàng bán bánh lẻ, nơi tiếp xúc với khách hàng thì đa số các cửa hàng đều có nhận xét khách hàng lựa chọn sản phẩm để biếu tặng, lượng mua không đều thường tăng trong dịp lễ tết, người đến mua thuộc nhiều loại thành phần khác nhau, chủ yếu là phụ nữ mua để tặng gia đình.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực
Bánh mềm được đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nếu so với các sản phẩm khác: bánh quy, kẹo, lương khô, bột canh, kem xốp thì có thể là rất mới mẻ, vì vậy nên sản phẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm, chỉ khoảng 1%. Do đó sẽ rất là khó khăn cho công ty để nâng cao tỉ lệ của sản phẩm này.
Giữa các khu vực thị trường mức tăng tiêu thụ cao nhất đạt gấp l0 lần năm 2006 nhưng điều này không giúp tăng lượng tiêu thụ của công ty vì khu vực xuất khẩu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên đây cũng có thể là một thành công của công ty trong những năm kế tiếp ở khâu tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.
Bảng 2.2. Sản lượng tiêu thụ tại các vùng thị trường
Khu vực
2006
2007
So sánh
07/06(%)
Sản lượng
(Kg)
%
Sản lượng
(Kg)
%
Miền Bắc
104273
77.80
112029
69.56
107.44
Miền Trung
11463
8.55
15670
9.73
136.70
Miền Nam
8516
6.35
10856
6.74
127.48
Xuất khẩu
647
0.48
6848
4.25
1058.72
Trung tâm
9122
6.81
14400
8.94
157.86
Tổng
134021
100.00
161050
100.00
120.17
(Nguồn: Phòng KDTT)
Ta thấy rằng mặc dù khu vực thị trường được xem là chủ yếu của công ty là thị trường miền Bắc nhưng sản lượng tiêu thụ ở đây lại có mức tăng thấp, khu vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ đạt mức tăng khá lớn, thị trường trung tâm là Hà Nội nơi mà từ trước tới nay bánh trứng của Thái Lan vẫn chiếm thị phần tối đa.
Cũng phải nói rằng bánh kẹo là loại sản phẩm có tính mùa vụ cao, trong những dịp lễ tết thường tiêu thụ tốt hơn. Nếu so sánh thời điểm trước và sau tết thì có thể thấy một điểm đặc biệt khác nhau giữa bánh mềm và các sản phẩm bánh kẹo khác đó là bánh mềm được tiêu thụ nhiều hơn vào thời điểm sau tết mà nguyên nhân điều tra tại một số cửa hàng bán bánh kẹo tại Hà Nội, là do vào thời điểm người dân sử dụng bánh như một loại quà biếu hoặc cũng có thể dùng tại gia đình. Để biếu thường dùng loại sản phẩm cao cấp với xuất xứ từ Thái Lan, Maláiia, Indonessia, một số nước Châu âu…Còn đối với sản phẩm tại nhà, khách hàng thường tiêu thụ các loại bánh bích quy thông thường. Có thể hiểu thêm về tình hình tiêu thụ của bánh mềm Hải Châu qua số liệu sau đây:
Bảng 2.3. Lượng xuất các loại bánh mềm từ tháng 11/2006 đến tháng 3/2007
Loại SP(Loại I)
Lượng xuất
Loại SP(Loại II)
Lượng xuất
BM hộp 150 gr
1505248
BM Hq túi 216 gr
412413
BM hộp 200 gr
1505118
BM hộp 250 gr
362864
BM hộp 300 gr
1115973
BM HQ túi 120 gr
197260
BM Hg túi 144 gr
688003
BM Hq hộp 120 gr
188330
BM Hq túi 160 gr
552678
BM hộp 375 gr
95986
Tổng (Loại I)
5367017
Tulip 160 gr
13699
Tổng (Loại II)
1270541
Tổng
6637558
(TổngI)/Tổng(I+II)*100
80.85
(TổngII)/Tổng(I+II)*100
19.15%
(Nguồn: Phòng KHVT)
Ta thấy rằng 5 loại sản phẩm có mức tiêu thụ lớn nhất đã chiếm hơn 80% tổng lượng tiêu thụ còn 6 loại còn lại chỉ chiếm hơn 19%, mặc dù không phù hợp với quy luật 80/20 của Pareto (80% lượng tiêu thụ sản phẩm do 20% loại sản phảm mang tới) vì số loại sản phẩm ở đây là: 5/11 loại nhưng công ty nên loại bỏ bớt một số loại sản phẩm không hiệu quả vì khi duy trì lượng sản phẩm ấy, công ty phải mất nhiều loại chi phí mà trước hết là chi phí bao bì.
Trong 5 loại sản phẩm chính thì thường là những sản phẩm có trọng lượng nhỏ, điều này phù hợp với khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm tới là người tiêu dùng thu nhập trung bình và cao cũng như cho thấy mức giá mà khách hàng của công ty sẵn sàng trả. Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng có thể công ty nên đưa ra những loại bánh mà khối lượng thấp hơn (ví dụ một gói chỉ khoảng 2-4 cái bánh để có thể dễ dàng mang đi khi đi chơi).
1.3. Tỷ trọng tiêu thụ so với các sản phẩm khác
Bảng 2.4: tỷ trọng tiêu thụ bánh mềm
Năm
DT (Tỷ đồng)
2005
2006
2007
DT bánh mềm
2,97
4,10
8,47
Tổng DT bánh kẹo
149
168
195
tỷ trọng DT bánh mềm / Tổng DT (%)
2,00
2,44
4,34
Từ bảng ta thấy doanh thu bánh mềm qua các năm tăng rất nhanh, đồng thời tỷ trọng doanh thu bánh mềm trên tổng doanh thu cũng tăng. Tỷ trọng DT bánh mềm/Tổng DT năm 2005 là 2%, năm 2006 là 2,44%, năm 2007 là 4,34%. Đây là thành công của doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu bánh mềm. Tuy nhiên doanh thu bánh mềm còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu bánh kẹo, công ty cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu sản xuất sản phẩm và có những chính sách hiệu quả hơn để tăng tỷ trọng doanh thu bánh mềm.
1.4. Tình hình tiêu thụ so với kế hoạch sản xuất qua các năm
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ bánh mềm so với kế hoạch qua các năm
Năm
2006
2007
KH
TH
TH/KH (%)
KH
TH
TH/KH (%)
Khối lượng (Tấn)
110
134
121,87
135
161
119,25
(Nguồn: Phòng KDTT)
Khối lượng tiêu thụ bánh mềm năm 2006 và 2007 đều vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2006 vượt 21,87so với kế hoạch, năm 2007 vượt 19,25so với kế hoạch, công ty nên duy trì việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra, tuy nhiên nên dựa trên năng lực hiện có để đề ra kế hoạch cho hợp lý, tránh việc vì thành tích mà đặt ra kế hoạch thấp hơn khả năng thực hiện.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bánh mềm
2.1. Đối thủ cạnh tranh
Là một công ty sản xuất trong ngành bánh kẹo, Hải Châu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng như các đối thủ tiềm ẩn, ngoài ngành sẽ tham gia sản xuất bánh kẹo trong tương lai. Để hiểu thêm về những khó khăn từ phí đối thủ cạnh tranh ta có thể thông qua thị phần của công ty trên thị trường bánh kẹo. Thị phần của công ty là rất thấp và thị trường chủ yếu là ở nông thôn. Sau đây là bảng thị phần của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh:
Bảng 2.6 :Thị phần của công ty bánh kẹo Hải Châu so
với một số đối thủ cạnh tranh
TT
Tên công ty
2005
2006
2007
Sản
lượng(tấn)
Thị
phần(%)
Sản
lương(tấn)
Thị
phần(%)
Sản
lượng(tấn)
Thị
phần(%)
1
Hải Châu
7999,0
6,50
7854
6,27
9002
6,62
2
Hải Hà
11936,9
9,70
12210
9,75
13750
10,12
3
Kinh Đô
12552,2
10,20
13458
10,74
14850,2
10,93
4
Hải Hà Koto
4430,2
3,60
4259,4
3,40
4485,4
3,30
5
Biên Hoà
8614,3
7,00
9020,4
7,20
1054,3
7,40
6
Tràng An
3076,5
2,50
3282,7
2,62
3805,8
2,80
7
Lubico
3445,7
2,80
3217
2,57
3398
2,50
8
Quảng Ngãi
3938
3,20
4259,6
3,40
4860
3,58
9
Công ty khác
37533,6
30,50
37671,9
30,07
37734,3
27,76
10
Hàng nhập
ngoại
29534,6
24,00
30051
23,99
33980
25,00
Tổng số
123061
100
125284
100
135920
100
(Nguồn: PKDTT)
Bảng 2.7 : Tốc độ tăng thị phần của công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng(%)
06 so 05
07 so 06
Hải Châu
Tấn
7999
7854
9002
98,19
114,62
Sản lượng ngành
Tấn
123061
125284
135920
101,81
108,49
Thị phần của Hải Châu
%
6,5
6,27
6,62
96,45
105,65
(Nguồn: PKDTT)
Ta thấy thị phần của công ty tăng qua các năm, riêng năm 2006 thị phần giảm do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm này giảm. Thị phần của công ty ngày càng tăng chứng tỏ công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn, đây là một tín hiệu tốt. Qua đó cho thấy thương hiệu bánh kẹo Hải Châu ngày càng được củng cố, đây là điều kiện rất thuận lợi để Bánh mềm Hải Châu có thể phát triển hơn nữa.
Nhìn vào bảng ta cũng thấy công ty có những đối thủ cạnh tranh chính là công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà (Bibica)..
- Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô:
Kinh Đô là một công ty mới ra nhập thị trường nhưng là một công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường. Hiện nay, công ty Kinh Đô chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường (10,9%). Công ty có danh mục sản phẩm lớn với trên 250 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh có mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã hội, bao gói đẹp, bánh của Kinh Đô thường được đựng trong những chiếc hộp trông rất lịch sự thích hợp để biếu tặng. Ngoài ra, công ty còn có sản phẩm bánh trung thu với chất lượng cao, mẫu mã bao gói đẹp, lịch sự, đa dạng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ. Chiến lược kinh doanh của công ty là chú trọng đến kênh phân phối, tăng cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị phần. Công ty Kinh Đô hiện nay còn có những sản phẩm giàu hàm lượng canxi, DHA.. rất được ưa chuộng. Kinh Đô thực sự là một đối thủ cạnh tranh mạnh của các công ty khác trong ngành bánh kẹo.
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, hiện công ty chiếm 10,12% thị phần. Công ty Hải Hà có danh mục sản phẩm đa dạng hơn so với Hải Châu, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng, Công ty có những mặt hàng có tính cạnh tranh khá cao so với sản phẩm Hải Châu như các loại kẹo dẻo ( kẹo gôm, chíp chíp..), kẹo mềm (chew Hải Hà), kẹo cao su, kẹo cứng và các loại bim bim. Ngoài ra, công ty Hải Hà còn có hệ thống kênh phân phối rộng khắp ( khoảng trên 200 đại lý) giúp cho việc phân phối sản phẩm được thuận tiện. Mới đây công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà tung ra sản phẩm bánh Long Pie có phun Socola với mẫu mã kiểu dáng rất bắt mắt, đây lại là một thách thức đặt ra với bánh Mềm Hải Châu. Nhưng Hải Châu lại có sản phẩm bánh kem xốp có ưu thế hơn so với Hải Hà, ngoài ra, công ty Hải Châu còn có 2 sản phẩm truyền thống là bột canh, lương khô hầu như không có đối thủ. Công ty sử dụng nhiều chiến lược về giá, các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán, chính sách phân phối để tiếp tục củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường Miền Nam.
- Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà ( Bibica):
Biên Hoà cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh của Hải Châu. Những năm gần đây, công ty Biên Hoà đã nhập nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến nên sản phẩm của công ty khá đa dạng ( khoảng 180 chủng loại sản phẩm) với nhiều loại mẫu mã bao bì. So với công ty Hải Châu, công ty bánh kẹo Biên Hoà có lợi thế hơn về nguồn cung cấp nguyên vật liêu đầu vào với giá cả và thời gian cung cấp ổn định, chủng loại hàng hoá phong phú hơn, mẫu mã đẹp và sang trọng hơn, giá cả phải chăng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là ở Miền Nam, vì đây là thị truờng gần về khu vực địa lý và sản phẩm của công ty cũng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nơi đây. Công ty Biên Hoà sử dụng công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá và sản phẩm.
Qua phân tích trên, ta thấy cường độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là tương đối cao. Các đối thủ cạnh tranh của Hải Châu đều có những lợi thế nhất định và sử dụng những lợi thế đó một cách hữu hiệu, nếu có thể nghiên cứu thế mạnh của các công ty trên để hoàn thiện mình hơn thì đó là điều rất tốt với công ty . Trong môi truờng cạnh tranh như vậy, việc duy trì và phát triển thị phần của công ty mình là một thách thức lớn đối với cán bộ công nhân viên công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
2.2. Khách hàng
Với nguồn thông tin từ ngiên cứu thị trường, Qua 2000 phiếu điều tra có chia thành các tiêu chí khác nhau: nhóm tuổi, thu nhập, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,việc điều tra được tiến hành tại khu vực Hà Nội.
Bảng 2.8: Một số kết quả điều tra được thống kê qua bảng xử lý dưới đây:
STT
Sản phẩm
Số phiếu trả lời
Tỷ lệ %
1
Bánh trứng Thái Lan
40
28.17
2
Custard Cake của Orion
32
22.54
3
Kumho của Malaisia
8
5.63
4
Jacker của Malaisia
6
4.23
5
Bánh khác
0
0
Tổng
86
60.56
6
Custard Cake của Hải Châu
24
16.90
7
Solite của Kinh Đô
19
14.08
8
Bánh trứng Huế
12
8.45
(Nguồn:Phòng KDTT)
Bảng 2.9: Căn cứ quyết định, tần suất và mục đích mua bánh mềm
của khách hàng
STT
Căn cứ
Tỷ lệ % trả lời của mọikhách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Giá cả sản phẩm
39.5
31.57
2
Chất lượng sản phẩm
45.00
47.00
3
Mẫu mã sản phẩm
16.00
6.14
4
Màu sắc bao gói
4.6
7.14
5
Nước sản xuất
15.00
6.15
STT
Mục đích
Tỷ lệ % trả lời của mọikhách hàng
Tỷ lệ % trả lời củakhách hàng mua BMHC
1
Để ăn sáng
11.1
16.67
2
Để thỉnh thoảng ăn
53.3
58.33
3
Để biếu
15.6
8.33
4
Để ăn khi đói
24.4
16.67
STT
Tần suất mua bánh
Tỷ lệ % trả lời của mọikhách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
1 lần/1 tuần
15.5
16.67
2
1 lần/2 tuần
14.5
16.67
3
1 lần/1 tháng
5.0
0
4
1 lần/3 tháng
5.0
0
5
Không cố định
60.0
66.66
(Nguồn: Phòng KDTT)
Bảng 2.10: Đặc điểm khách hàng mua bánh mềm và khách hàng mua
bánh mềm Hải Châu
STT
Độ tuổi
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Dưới 18
15.7
16.67
2
Từ 18-25
34.3
30.00
3
Từ 26-35
23.2
25.00
4
Từ 36-45
19.6
20.00
5
Từ 46-60
3.5
0.00
6
Trên 60
3.7
8.33
STT
Giới tính
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Nam
43.1
56.33
2
Nữ
56.9
43.67
STT
Nghề nghiệp
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Nghỉ hưu, nội trợ
7.6
3.22
2
HS, SV, đang tìm việc
34.5
19.00
3
Nhân viên
22.3
44.45
4
Kinh doanh
11.00
11.11
5
Nghề khác
24.4
22.22
STT
Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Chưa có gia đình
52.40
50.00
2
Đã có gia đình
29.00
33.33
3
Đã có gia đình và có con
18.6
16.67
STT
Thu nhập
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của
khách hàng mua BMHC
1
Chưa có
19.20
7.33
2
Dưới 1 tr
25.00
17.67
3
Từ 1-2 tr
5.90
8.33
4
Từ 2-3,5 tr
21.4
41.67
5
Từ 3,5-5 tr
21.4
8.33
6
Trên 5 tr
7.10
16.67
(Nguồn: Phòng KDTT)
Qua những số liệu thu được ta thấy rằng lượng tiêu thụ bánh mềm Hải Châu trên thị trường vẫn còn thấp, chủ yếu khách hàng thích sử dụng các loại bánh ngoại mà đặc biệt là bánh trứng Thái, bánh của Orion…
Hải Châu muốn thành công hơn nữa trên thị trường bánh mềm thì Công ty cần thiết phải có những chính sách nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã.. để khuyến khích lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
2.3. Sản phẩm thay thế
Hiện nay, với trình độ Kĩ thuật – công nghệ càng phát triển đã tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm thay thế sản phẩm bánh mềm. Điều đó đã tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế công ty nên chú ý đến khâu đầu tư đổi mới cải tiến kĩ thuật công nghệ sản xuất bánh, có các giả phấp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, phải luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm .
2.4. Nhà cung ứng
Hầu hết nguyên vật liệu sản xuất bánh mềm đều nhập ngoại, chính vì vậy nhà cung ứng có sức ép rất lớn tới công ty, hơn thế nữa tình hình biến động giá cả của thế giới không ổn định chính vì vậy giá cả nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm bánh mềm cũng không ổn định cũng gây khó khăn rất lớn cho công ty. Mặt khác, số lượng người cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm bánh mềm cũng không được nhiều chính vì vậy sự lựa chọn nhà cung ứng của công ty là không nhiều, để có thể khắc phục khó khăn trên công ty nên tìm nguồn nguyên liệu trong nước hoặc có điều kiện xây dựng một cơ sở chế biến nguyên vật liệu ngay tại trong nước thì trong tương lai mới có thể có nguồn nguyên vật liệu ổn định cho sản xuất.
2.5. Các biện pháp mà công ty sử dụng để phát triển thị trường bánh mềm
2.5.1. Chính sách sản phẩm
Để phát triển thị trường, đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm công ty đã đề ra những chính sách sản phẩm:
+ Về chất lượng: đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm trong tương lai, bánh mềm Hải Châu có chất lượng tương đương với bánh ngoại. Vượt trội bánh nội và gây được lòng tin cho người tiêu dùng.
+ Về bao bì: bánh được đóng gói đơn chiếc bằng máy, trên bao bì có ghi đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định, bao bì đẹp, gây được nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng.
+ Về đóng gói: Dùng cho nhu cầu cao cấp: Đóng hộp duplex 06 chiếc, 12 chiếc. Dùng cho nhu cầu phổ thông: Đóng bịch nilon từ 08 đến 10 chiếc/túi. Đảm bảo sự đa dạng cho sản phẩm.
+ Về chủng loại: Bao gồm hai chủng loại:
Có nhân: Nhân cream, nhân mứt quả (nhiều hương vị)
Không nhân: Phục vụ nhu cầu phổ thông (giá rẻ)
2.5.2. Chính sách giá cả
Giá là vấn đề nhạy cảm trong sản xuất kinh doanh, quyết định giá tung sản phẩm ra thị trường là hết sức khó khăn bởi nó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: cạnh tranh, khách hàng…Hơn nữa đây là lần đầu tiên tung sản phẩm bánh mềm ra thị trường do vậy lợi nhuận không phải là mục tiêu thực hiện. Vì vậy phương pháp định giá mà công ty lựa chọn là định giá theo hiện hành, có nghĩa công ty định giá dựa trên giá bán của đối thủ cạnh tranh, cụ thể:
Bảng 2.11: Giá bán một số sản phẩm bánh mềm
Sản phẩm
Giá bán lẻ
Bánh trứng Thái Lan hộp 200gr
30.000
Bánh mềm Hải Châu hộp 200gr
25.000
Bánh trứng Huế 200gr
17.000
2.5.3. Chính sách phân phối
Do đặc điểm của sản phẩm bánh mềm là thời gian bảo quản ngắn nên chính sách phân phối cũng có những điểm khác so với các sản phẩm khác.
Đối với kênh bán buôn: Công ty không thực hiện chính sách bán buôn rộng rãi mà xây dựng mô hình bán buôn qua nhà phân phối chính.
Đối với kênh bán lẻ: được thiết lập do các nhà phân phối trên địa bàn và có sự hỗ trợ của Công ty. Tại Hà Nội có thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đảm nhiệm chức năng là nhà phân phối cho các đại lý cấp II và các đại lý bán lẻ nhằm tăng tối đa thị phần. Công ty cũng chú ý đến quá trình lưu thông sản phẩm trên thị trường và thường xuyên kiểm soát chặt chẽ quá trình này.
2.5.4. Chính sách hỗ trợ khách hàng
Trước hêt là thực hiện chiết khấu cho người bán: bánh mềm là mặt hàng cao cấp, đối tượng tiêu dùng chưa rộng rãi nên phải có mức triết khấu cao, đảm bảo lợi ích hấp dẫn cho nhà phân phối và người bán hàng.
* Chiết khấu cho nhà phân phối là: 5% giá bán buôn.
* Chiết khấu cho đại lý cấp II là : 2% giá bán buôn
* Chiết khấu cho khâu bán lẻ trực tiếp: 1% giá bán lẻ
Ngoài ra còn áp dụng chiết khấu:
* Thưởng cho tốp 10 khách hàng tiêu thụ dẫn đầu trong quý
* Thưởng cuối mỗi năm tài khoá theo doanh thu
Thưởng cuối mỗi năm cho các đại lý =
(DTbánh *1,15+DTkem xốp *1 + DTbánh mềm *1,6)*0,0075
Thứ hai là thực hiện các hoạt động khuyến mại đối với nhà bán buôn, Người bán lẻ cũng như khuyến mại trực tiếp cho người tiêu dùng ( áp dụng trước những dịp có nhu cầu tiêu thụ cao thông qua các đợt bán hàng tiếp thụ, hội chợ…).
Thứ 3 là thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng: như tổ chức các chương trình trưng bày hàng, nhân viên công ty cùng đại lý triển khai các đợt bán hàng tiếp thị, trang bị phương tiện bán hàng cho các nhà phân phối như._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7804.doc