1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển được thì những nhu cầu cần thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là ngành cung cấp. Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông thôn.
Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng nhữn
124 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2008) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2007 sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD [20].
Nông nghiệp vẫn là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam vài thập kỷ tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không hề bị coi nhẹ mà còn có nhiều nét mới, đặc sắc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân nông thôn.
Đối với Bắc Giang, từ một tỉnh thuần nông xuất phát điểm thấp, diện tích tự nhiên không lớn nhưng đã xây dựng được vùng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn nhất miền Bắc; nuôi trồng thuỷ sản trở thành thế mạnh đang được khai thác có hiệu quả, số lượng đàn gia súc, gia cầm nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước, năm 2008 tổng đàn gia cầm của tỉnh đứng thứ 02, tổng đàn lợn đứng thứ 06 toàn quốc [12].Điều quan trọng hơn cả là người dân có cuộc sống ổn định và chung tay xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá.
Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Yên trong nhiều năm nay với nhiều kết quả thu được đáng khích lệ. Cùng với việc xây dựng được một số vùng sản xuất chuyên canh về cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây lương thực, các xã trong huyện đã xây dựng được 79 cánh đồng cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, với tổng diện tích gần 400 ha. Phần lớn nông dân ở các xã đã được tiếp cận với phương thức canh tác mới, phát triển lúa hàng hoá, thâm canh cây công nghiệp, khoai tây sạch bệnh, từng bước xây dựng vùng rau an toàn và rau chế biến. Toàn huyện cũng đã phát triển đàn bò được 19.000 con, trong đó tỷ lệ sind hoá đạt 40%. Tỷ lệ nạc hóa trong đàn lợn cũng đạt 35%. Cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, giao thông thuận lợi người dân trong huyện dễ dàng vận chuyển, trao đổi hàng hoá [4].
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động chưa cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Mặt khác diện tích dất nông nghiệp đang giảm dần nhường chỗ cho phát tiển các khu, cụm công nghiệp và phát triển vào các mục đích phi nông nghiệp khác dẫn đến nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và nhân dân trong huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất đai để bố trí sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến cần được chú trọng phát triển. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, phế thải sinh hoạt và sản xuất chưa được xử lý tốt...
Trước tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn trên để đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của nông dân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Việt Yên trong những năm qua, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong những năm tới nhằm góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân..
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Việt Yên
- Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Việt Yên.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện đạt hiệu quả cao và bền vững..
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những cây trồng vật nuôi phát triển trên địa bàn huyện
- Những vấn đề kinh tế, chính sách và kỹ thuật trong nông nghiệp
- Các chủ thể kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện liên quan đến phát triển nông nghiệp của huyện.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
- Luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện làm cơ sở đề ra định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp huyên Việt Yên đạt hiệu quả cao và bền vững trong những năm tới...
* Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu điểm taị một số xã, cơ sở, chủ thể kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên
* Phạm vi thời gian:
- Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009
- Số liệu được thu thập để phân tích: số liệu đã công bố thu thập trên các tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo qua các mốc giai đoạn, nhất là trong 3 năm gần đây (2006– 2008). Số liệu mới được điều tra thu thập chủ yếu trong năm 2008.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp (agriculture) theo nghĩa hẹp được hiểu là các hoạt động liên quan đến việc trồng cấy và đầu tư canh tác trên đất nhằm mục đích sản xuất ra sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Như vậy đối tượng chính của của nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm loại cây trồng được thuần hóa canh tác trên đất. Tuy nhiên, ở nước ta khái niệm nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm: Nông lâm, ngư nghiệp, các hoạt động chăn nuôi (cattle-breeding) bao gồm cả nuôi trồng thủy sản. Vì thế đối tượng của nông nghiệp được mở rộng sang cả các loại vật nuôi trên cạn và dưới nước. Các đối tượng này là những sinh vật sống, tiến hóa trong lịch sử đa phần được con người chọn lọc và cải tạo theo mục đích mà con người mong muốn. Khác với ngành sản xuất khác, các đối tượng của ngành nông nghiệp cần phải được cấy và phát triển trên đất trong điều kiện sinh trưởng phát triển của các quuy luật tự nhiên. Vì thế mà nông nghiệp luôn gắn chặt với điều kiện về đất đai và khí hậu thời tiết ở mỗi vùng, địa phương cụ thể [30].
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (như thuốc lá, cocaine..) [1].
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm [1].
Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay đều trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hoá của loài người và sự gia tăng về dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, nền nông nghiệp chủ yếu là săn bắn hái lượm. Khi loài người tích luỹ được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra đời, nền nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau đó, do sức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông nghiệp định canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy, nền nông nghiệp du canh và du cư vẫn tồn tại đến ngày nay ở một số vùng do một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người thực hiện. Từ nền nông nghiệp định canh theo hướng quảng canh chuyển sang nông nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tự cung và tự cấp sang nông nghiệp hàng hoá là những xu hướng cơ bản của sự phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước đang phát triển [1].
2.1.1.2 Tăng trưởng và phát triển, phát triển kinh tế
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính trên đầu người. Tăng trưởng thường được áp dụng để đánh giá chung cho ngành kinh tế, vùng sản xuất, ngành sản xuất nông nghiệp ... [17].
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: sự tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển [17].
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội [17].
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [17].
2.1.1.3 Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" [7].
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [7].
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững [7].
2.1.1.4 Phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển nông nghiệp: Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiêp: “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng do chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một quốc gia có tăng trưởng nông nghiệp nhưng không có phát triển nông nghiệp” [7]
- Phát triển nông nghiệp bền vững:
Theo GS. TS Đỗ Kim Chung, GS.TS Phạm Vân Đình, 1997, 2009 cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (FAO, 1992). Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hoà ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thoả mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai [7].
Nông nghiệp bền vững là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp thoả mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm giảm khả năng thoả mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21, 2004). Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học...). Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển [7].
Nền nông nghiệp bền vững được đánh giá bằng những đặc trưng khác nhau, tuy nhiên có thể gom lại thành các đặc trưng chủ yếu sau: 1) Năng suất (Productivity): Trước tiên phải là nền nông nghiệp có năng suất cao. Điều đó có nghĩa là trên một đơn vị nguồn lực dùng trong nông nghiệp, sẽ thu được nhiều hơn sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Tuỳ theo, mức độ phát triển hàng hoá của nền nông nghiệp, mà chỉ tiêu hiện vật hay giá trị sẽ chiếm vị trí quan trọng. Năng suất còn được hiểu không những bao gồm về lượng mà còn về chất của sản phẩm thu được trên đơn vị nguồn lực. 2) Hiệu quả (Efficiency): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực. Đôi khi, có thể đạt năng suất mà chưa thật sự đạt hiệu quả. Hiệu quả là phần thu được sau khi trừ đi chi phí. Cần tính toán đầy đủ các khoản chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cả hiển thị và chi phí ẩn khi tiến hành sản xuất-kinh doanh nông nghiệp. Cần tính đủ các lợi ích đo đếm được và cả các lợi ích không đo đếm được từ nông nghiệp. Nền nông nghiệp bền vững sẽ luôn đem lại hiệu quả cao. 3) Ổn định (Stability): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng và phát triển. Sự thay đổi về cơ cấu của nền nông nghiệp, hoàn thiện tổ chức, và thể chế thị trường cần sự ổn định. Càng ổn định, nông nghiệp càng bền vững. Ổn định không có nghĩa là giữ nguyên trạng thái cũ mà vẫn có sự thay đổi theo xu hướng chung, thể hiện tính quy luật của sự phát triển. 4) Công bằng (Equity): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân bố, quản lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thụ lợi ích thu được từ nền nông nghiệp. Do vậy, vấn đề công bằng trong nền nông nghiệp bền vững bao gồm sự giảm bớt chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong dân cư, giữa các dân tộc thiểu số và đa số, giữa nam và nữ, giữa thế hệ hôm nay với thế hệ mai sau [7].
* Nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững: Để có sự phát triển nông nghiệp bền vững cần phải có các yếu tố sau (Malcom Gillis, 1983):
+ Có hệ thống chính trị ổn định, đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người dân vào việc ra quyết định trong quản lý và sử dụng tài nguyên nông nghiệp.
+ Có hệ thống kinh tế phù hợp, bao gồm khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế công, phát triển hài hoà, kinh tế công hỗ trợ và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững.
+ Có hệ thống sản xuất-nông nghiệp phù hợp, gắn liền với lợi thế so sánh của từng vùng, từng quốc gia, đảm bảo tăng năng suất, hiệu quả và phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển.
+ Có hệ thống công nghệ phù hợp bao gồm công nghệ hiện đại, kết hợp hài hoà với công nghệ bản địa, làm nền tảng cho xây dựng các giải pháp bền vững và lâu dài.
+ Có hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan hệ bền vững về thương mại và tài chính. Do đó, sự hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nền nông nghiệp phát triển bền vững hơn.
2.1.2 Vị trí nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp của mỗi nước [7].
Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Xã hội ngày càng phát triển, thực phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, càng đòi hỏi phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nông sản phát triển. Quy mô, chất lượng, thời điểm cung cấp nguyên liệu từ ngành nông nghiệp quyết định nhiều đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến [7].
Ở nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nó còn là nguồn thu nhập về ngoại tệ đáng kể góp phần đầu tư cho tái sản xuất mở rộng chính ngành nông nghiệp. Tùy theo lợi thế so sánh của mình, nông nghiệp có thể xuất khẩu các sản phẩm nông sản hàng hóa, thu ngoại tệ để có thể mua sắm hàng hóa đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân [7].
Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và vốn cho ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đén khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành khác, đặc biệt là ngành công nghiệp [7].
Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vì thế, nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp ổn định về vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ, cũng như các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp... [7].
Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của nông nghiệp ngày càng được coi trọng. Ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, môi trường, văn hóa và chính trị và xã hội. Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận dân cư nông thôn, gắn với các truyền thống văn hóa của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa của nông nghiệp bao gồm các hoạt động của nông nghiệp chứa đựng và giữ gìn văn hóa vật thể và phi vật thể. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi quốc gia [7].
Ở nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng là điểm khởi đầu cho công cuộc đổi mới kinh tế. Mặc dù, tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ yếu và quan trọng của mọi giai đoạn phát triển xã hội. Tỷ trọng GDP của nông nghiệp giảm từ 39,2% năm 1991 đến 33,6 năm 1995 và 22,1% năm 2008 [23]. Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm để cho hơn 85 triệu dân sinh sống và nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng công nghiệp tạo điều kiện thực hiện CNH- HĐH đất nước.
2.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp nước ta cũng như nông nghiệp các nước trên thế giới muốn phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao đều phải nắm vững những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp như sau::
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời lại chịu nhiều tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế con người, phải nhận thức cho được quy luật sinh học và quy luật tự nhiên để cho sinh vật phát triển theo hướng có lợi cho con người. Trong quá trình phát triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng những vấn đề sau đây: Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiế với quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật, thời gian lao động không ăn khớp xen kẽ vào thời gian sản xuất, từ đó sinh ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng về cả số lượng và chất lượng so với đầu vào [7].
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong công nghiệp, đất đai chỉ đóng vai trò là nơi xây dựng nhà xưởng, kho tằng và làm mặt bằng sản xuất. Còn trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thông thường, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế, số lượng và chất lượng đất đai qui định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả sản xuất. Do đó, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý quỹ đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai [7].
- Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn. Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất đất đai qui định. Đất với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tế- sinh thái riêng. Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Từ đấy, cần phải bố trí sinh vật phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa gắn liền với phát triển tổng hợp [7].
- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi trên thị trường. Trong công nghiệp, gần như sản phẩm sản xuất ra được đưa toàn bộ vào thị trường. Trái lại, trong nông nghiệp, sản phẩm sản xuất ra vừa được người tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường. Sản phẩm tiêu dùng nội bộ bao gồm các sản phẩm giữ lại đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình nông dân, làm giống để cho vụ sản xuất tiếp theo. Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các sản phẩm cho người tiêu dùng, các ngành công nghiệp trong nước và các sản phẩm xuất khẩu. Vì thế, nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trường. Các kênh này đan xen theo các mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều. Từ đây, cần thấy rõ các luồng đi của sản phẩm nông nghiệp, tác động vào các khâu thị trường trọng yếu để có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Ở mỗi khâu của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và tiêu dùng đều phải coi trọng một cách đúng mức. Đó là yêu cầu tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa [7]
- Cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nông sản mang tính thời vụ. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên cung cấp nống sản hàng hóa và cầu về đầu vào của nông nghiệp mang tính thời vụ. Đặc điểm này làm cho có sự biến động lớn về giá nông sản cũng như vật tư nông nghiệp giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ. Thông thường giá nông sản chính vụ thương thấp hơn giá nông sản lúc đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tư nông nghiệp lúc chính vụ (như giá phân bón ở thời kỳ chăm sóc cây trồng) thường cao hơn lúc đầy vụ hay sau vụ sản xuất. Trong nông nghiệp, người sản xuất phải trải qua hàng vụ, hàng năm, thậm chí dài hơn đối với cây trồng vật nuôi có thời gian kiến thiết cơ bản dài mới đưa ra thị trường sản phẩm người tiêu dùng cần. Tính muộn của cung nông sản đòi hỏi phải có sự dự tính, dự báo chính xác về giá cả và thị trường của nông sản hàng hóa, nhất là khi sản xuất và marketing các sản phẩm cây lâu năm và gia súc phải nuôi lâu năm. Tính thời vụ trong cung nông sản và cầu về vật tư nông nghiệp đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản hàng hóa lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường linh hoạt mềm dẻo với sự tham gia của thành phần kinh tế, Chính phủ cần có chính sách đầu vào và đầu ra phù hợp [7]
- Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, vốn, lao động...cho công nghiệp mà nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Mối liên hệ này thể hiện cả ở khoa học và công nghệ áp dụng trong các ngành sản xuất. Chúng có tác dụng như đòn bẩy để cho cả công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Vì thế mọi chiến lược phát triển kinh tế nói chung, của công nghiệp và nông nghiệp nói riêng đều phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ [7].
- Nông nghiệp Việt Nam nói chung và phát triển nông nghiệp ở Việt Yên ngoài việc nắm vững và vận dụng những đặc điểm nêu trên cần chú đến những đặc điểm riêng biệt đó là: Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa. Mỗi vùng có đặc điểm kinh tế- sinh thái và lợi thế so sánh riêng có, tạo tính đa dạng của nền nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao cần lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp phù hợp. Đồng thời chú trọng nông nghiệp nước ta thuộc loại “đất chật người đông” và dân số nông thôn phân bố không đồng đều, trình độ dân trí chênh lệch giữa các vùng, các địa phương. Mặt khác nông nghiệp nước ta nói chung và nông nghiệp ở Việt Yên đang trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua tuy đã được thành tựu đáng kể trong nông nghiệp, song nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và chưa phát triển, năng suất lao động thấp, đời sống của cư dân nông thôn còn nghèo [7]. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nông nghiệp Việt Nam tuy đã đạt thành tựu đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, nhưng cả nước vẫn còn 17,2% số hộ nghèo. Trong đó, 90% số hộ nghèo sống ở nông thôn. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở các vùng Đông Bắc (22,3%), ._.Tây Bắc (33,4%), Bắc Trung bộ (25,6%), duyên hải Nam Trung bộ (22,3%), Tây Nguyên (24,9%). Các vùng Đông Nam bộ (8,88%), Đồng bằng sông Cửu Long (14,2%) và Đồng bằng sông Hồng (9,8%) tuy tỷ lệ hộ nghèo ít hơn nhưng số tuyệt đối về người nghèo lại cao hơn. Do đó giảm nghèo vẫn là một nội dung quan trọng của phát triển nông nghiệp [23].
2.1.5 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tùy theo mỗi quốc gia, mỗi vùng mà các nhân tố có những ảnh hưởng khác nhau đến quá trình phát triển nông nghiệp, các nhóm nhân tố chủ yếu đó là:
- Tài nguyên nông nghiệp của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, khí hậu), tài nguyên tài chính (tích lũy của nền kinh tế, mức tiết kiệm của cư dân), tài nguyên xã hội (vốn xã hội) ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền nông nghiệp. Tài nguyên nông nghiệp qui định lợi thế so sánh về nông nghiệp của mỗi vùng và quốc gia, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp [7].
- Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Mức bình quân về tài nguyên (thí dụ, diện tích đất nông nghiệp/đầu người), ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. Quy mô dân số còn ảnh hưởng đến cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp. Do đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng tài nguyên vào sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cấu trúc dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít người, thì trình độ phát triển nông nghiệp khác với vùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số. Mỗi dân tộc, gắn liền với kiến thức bản địa, giá trị văn hóa khác nhau. Các yếu tố này đều liên quan đến sự phát triển nông nghiệp khác nhau [7].
- Thế chế chính sách của chính phủ can thiệp vào nền nông nghiệp. Các chính phủ vì những mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau, đã có các chính sách, cách can thiệp khác nhau vào nền nông nghiệp để thỏa mãn các mục tiêu của quốc gia đó. Do đó, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp.
- Mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển ở trình độ cao hơn [7].
- Cầu trên thị trường và hệ thống thị trường cũng là nhân tố trực tiếp làm cho nông nghiệp phát triển. Tín hiệu thị trường giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng có các ứng xử quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền nông nghiệp vào sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường [7].
- Khoa học và công nghệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Khoa học và công nghệ luôn trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp. Quá trình sinh học hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng nông nghiệp và do đó, làm cho nông nghiệp phát triển [7].
- Nền kinh tế càng hội nhập, thị trường càng mở cửa thì nền nông nghiệp càng phát triển. Đó chính là lý do mà các nước tham gia tổ chức thương mại thế giới [7].
- Thế chế chính trị và sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nền chính trị càng ổn định thì nền nông nghiệp càng phát triển [7].
2.1.6 Xu hướng phát triển nông nghiệp của các nước trong khu vực
Các nước Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, trong thập kỷ cuối của thế XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, đã phát triển nông nghiệp của mình theo một số xu hướng sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Chú trọng tăng trưởng nông nghiệp để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích tạo ra thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân. Tỷ lệ cư dân sống bằng nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân nông thôn [7].
- Phát triển nông nghiệp tập trung cho an ninh lương thực và giảm nghèo đói. Những thập kỷ trước qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ cung về lương thực đối với các nước phát triển và thế giới nói chung. Nông nghiệp được coi là cứu cánh trong việc tạo ra việc làm ở nông thôn và anh ninh lương thực cho các quốc gia. Kinh nghiệm khủng hoảng lương thực năm 2007 và 2008, đã chứng minh rằng nếu nông nghiệp không phát triển thì an ninh lương thực quốc gia bị đe doạ. Đối với đa số người nghèo, tài sản duy nhất mà họ có sức lao động. Do đó phát triển nông nghiệp tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho chính bản thân họ. Khi an ninh lương thực được đảm bảo, người nghèo ở nông thôn có điều kiện để tìm kiếm thêm việc làm cả trong khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn [7].
- Tăng năng suất và đa dạng hóa nông nghiệp. Trong tương lai, phần lớn các nước châu Á khó có thể đạt được mức tăng sản lượng nông nghiệp như mức đã đạt được trong quá khứ. Vì vậy, sự bền vững của tốc độ tăng trưởng hiện tại phải đạt được trong mối quam tâm về đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và đa dạng hóa cây trồng. Đối với năng suất lúa, các nước châu Á có thuận lợi là được áp dụng thành quả nghiên cứu của thế giới và điều kiện địa phương thông qua Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và các viện nghiên cứu quốc gia [7].
- Tăng cường áp dụng công nghệ phù hợp và đẩy mạnh công tác khuyến nông. Công nghệ mới là động cơ quan trọng cho sự tăng trưởng nông nghiệp. Cách mạng xanh giúp Ấn Độ giải quyết vấn đề lương thực, hay lúa lai ở Trung Quốc đã làm tăng năng suất lúa. Gần đây, nhiều nước ở Nam và Đông Á đã chú trọng vào nghiên cứu khuyến nông. Đầu tư cho khuyến nông ở khu vực nông này bằng khoảng một phần ba so với các nước phát triển [7].
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển thị trường, phát triển khu vực sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Trên góc độ chính sách, một bên là quan hệ khăng khít giữa tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp hóa một bên là phúc lợi gia đình, chú trọng tạo động lực kích thích phát triển nông nghiệp hàng hóa và các hoạt động phi nông nghiệp, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho các hộ gia đìng nông thôn. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo lối vào cho thị trường và nguồn cung ứng thành thị. Phát triển hệ thống tín dụng ở nông thôn có khả năng đáp ứng vốn cho phát triển nông nghiệp ở nông thôn. Những yếu tố đó cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nông nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp [7].
2.2 Tình hình và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Phát triển nông nghiệp ở Hà Lan
Hà Lan đã được mệnh danh là "nước đất trũng", có 1/4 diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, cộng thêm vùng đất trũng cao hơn mực nước biển khoảng 1m, thì có tới 1/3 diện tích lãnh thổ chịu sự uy hiếp thường nhật của nước mặn xâm nhập và nước sông gây ngập úng. Từ thế kỷ 13, người dân Hà Lan đã học được cách đào mương sâu để tiêu nước đọng, khai phá vùng bình nguyên thấp thành loại đất lấn biển (polder). Hàng ngàn cối xay gió tràn ngập đất nước là minh chứng về lịch sử tiêu úng của Hà Lan trong quá trình đấu tranh chống nạn hồng thuỷ [19].
Đất đai Hà Lan hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Hà Lan đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới [19].
Hà Lan là nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới như: hoa tươi cắt, cây cảnh trong chậu, cà chua, khoai tây, hành tây, trứng gà còn vỏ, pho mát khô, sữa đặc, bánh ca cao... Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nông nghiệp thế giới. Hiệu suất đất ở Hà Lan cao hơn hẳn mọi nước trên thế giới. Nền nông nghiệp Hà Lan được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới với: Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao, diện tích nhà kính lớn nhất thế giới. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tối ưu hoá, tạo ra những thành công về nông nghiệp [19].
Để đạt được những thành tựu trên, bí quyết thành công của nền nông nghiệp Hà Lan là:
Phát huy lợi thế so sánh của đất nước, biết khai thác nguồn lực về tài nguyên thế giới, xây dựng và kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất hướng tới tối ưu hoá, đảm bảo ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao
Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước ngoài. Một thí dụ khác là về khoai tây, vốn là một loại "thực phẩm bình dân" của thế giới, giá cả bình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn, vỏ nhẵn bóng được coi là " lương thực thứ hai " được thế giới ưa chuộng, từ đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến thức ăn nhanh [19].
Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao [19].
Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, cà phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn [19].
Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học-công nghệ.
Kết cấu hạ tầng là cơ sở vật chất của kỳ tích nông nghiệp Hà Lan, đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững. Mảnh đất Hà Lan phải hứng chịu những uy hiếp của thiên tai khắc nghiệt. Mỗi thế kỷ, Hà Lan đều chịu đựng 1 đến 2 lần tập kích cực lớn triều cường. Các dòng sông cũng thường gây ngập úng. Để phòng chóng thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ đã quy định những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở mức hiếm có trên thế giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất " 1 vạn năm 1 lần ", tiêu chuẩn an toàn các để sông có tần xuất " 1250 năm 1 lần ". Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô, bình quân 4000 Eurô/ha năm [19].
Quỹ đất ít Hà Lan đã áp dụng công nghệ "dùng vốn thay đất". Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết kiệm đất (thậm chí có nơi không dùng đất ), lại có thể khống chế hoàn toàn điều kiện tự nhiên [19].
Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan được xếp vào những nước hàng đầu thế giới, đặc biệt là thành tựu tạo giống và nhà kính, với phương thức đầu tư tập trung vốn và chất xám, theo hướng đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu suất cao [19].
Sức sống mãnh liệt của trang trại nông nghiệp gắn với các tổ chức mạnh của nông dân, được vận hành trong một cơ chế thông thoáng, hiệu quả
Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình theo chế độ tư hữu. Tính ưu việt của mô hình này trong trang trại là giảm được "giá thành giám sát". Chuyên môn hoá cao độ là đặc trưng nổi bật của trang trại gia đình ở Hà Lan, đây là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đảm bảo hiệu suất sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà Lan hơn hẳn nhiều nước khác trên thế giới [19].
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Hà Lan, tổ chức Hợp tác xã và các Hiệp hội ngành nghề của nông dân đã đóng góp vai trò quan trọng [19].
Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tố chất nông dân mang bản sắc Hà Lan: căn cơ, giỏi buôn bán, năng động và sáng tạo.
Lịch sử phát triển đất nước đã tạo cho người Hà Lan nói chung, và nông dân Hà Lan nói riêng những bản lĩnh rất đặc thù với những tố chất rất đáng quý, đó là " tài nguyên " quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo nền nông nghiệp hàng hoá Hà Lan phát triển bền vững [19].
Người Hà Lan thông thạo và có năng khiếu buôn bán, nông dân Hà Lan chịu đựng gian khổ, tương thân tương ái, có đầu óc sáng tạo, biết tôn trọng kỷ luật. Hà Lan có nền giáo dục nông nghiệp rất phát triển. Giáo dục nghĩa vụ ở Hà Lan bắt đầu từ năm 1901, trong đó mọi nông dân, kể cả con em người làm thuê đều được học phổ thông miễn phí [19].
Hiệu lực cao của quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách
" Kỳ tích " nền nông nghiệp Hà Lan có quan hệ trực tiếp đến vai trò của Nhà nước. Các quyết định và chính sách về nông nghiệp đều có sự thống nhất cao, được nghiêm túc chấp hành. Nhà nước chủ trì kinh tế đối ngoại nông nghiệp, xúc tiến mở rộng thị trường quốc tế. Ưu tiên tài trợ sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng. Chính phủ rất quan tâm đến các chính sách cơ cấu và bảo vệ môi trường [19].
2.2.1.2 Phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc
Trung Quốc hiện có 1,3 tỷ dân, trong đó số dân sống ở các vùng nông thôn rất đông (900 triệu người), chiếm 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với tiến trình cải cách mở cửa (1978 - 2008), nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững [8].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đã tăng nhanh sản lượng lương thực, từ 305 triệu tấn năm 1978 lên 502 triệu tấn năm 2007, bình quân đầu người từ 318,7 kg lên 381 kg; thịt từ 9,1 kg lên 52 kg; thủy sản từ 5,5 kg lên 36 kg (đất canh tác chỉ chiếm 9% diện tích lãnh thổ); Thu nhập bình quân đầu người của người nông dân từ 134 nhân dân tệ lên 4.140 nhân dân tệ; tỷ lệ người nghèo ở nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 14,79 triệu người năm 2007 [8].
Để đạt được những thành tích trên, nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã trải qua những giai đoạn cải tiến và hoàn thiện cơ chế quản lý. Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng và tích cực cơ cấu kinh tế nông thôn. Toàn bộ 04 ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi phải phát triển toàn diện, mạnh hơn. Công tác đầu tư cho nghiên cứu chính sách nông nghiệp, thị trường, giá cả cũng như ứng dụng KHCN vào sản xuất được chú trọng. Cơ cấu lao động nông thôn cũng có sự chuyển dịch rất mạnh: 226 triệu lao động nông thôn chuyển sang chế độ làm thuê trong các xí nghiệp hương trấn hoặc các ngành dịch vụ khác. Sự nghiệp công cộng ở nông thôn phát triển nhanh và có những thay đổi sâu sắc. Kết cấu hạ tầng cơ bản hoàn thành như, 95% số thôn có đường bộ tới trung tâm, 98,7% số thôn có điện,...[8].
Đánh giá về thành tựu của Trung Quốc trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân, ông Jikun, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, chính sách về chiến lược trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc khẳng định: "Trong 30 năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2008, kinh tế Trung Quốc phát triển gấp 16 lần so với năm 1978. Đáng chú ý là, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng; có sự dịch chuyển mạnh lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhờ đó, thu nhập của nông dân cũng được cải thiện" [8].
Trong định hướng phát triển đến năm 2020, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, Trung Quốc ban hành chính sách tập trung vào một số vấn đề: Tiếp tục kiện toàn thể chế kinh tế nông thôn, thực hiện nhất thể hóa phát triển kinh tế - xã hội thành thị và nông thôn; tích cực xây dựng nền nông nghiệp hiện đại; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; thúc đẩy cân bằng về dịch vụ công giữa thành thị và nông thôn, hình thành hệ thống sản xuất nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường...Ðây là một "chuyển biến lớn" trong chính sách, là lối mở để nông dân lập nên những nông trại quy mô lớn, với công nghệ canh tác hiện đại, hạn chế tình trạng di cư ra thành thị, bỏ đất hoang hóa. Chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc không cho phép các công ty mua đất từ nông dân được sử dụng vào mục đích khác ngoài nông nghiệp. Việc kéo dài hợp đồng giao quyền sử dụng đất cho nông dân từ 30 năm lên 70 năm sẽ tạo sự năng động trong quản lý đất đai, thúc đẩy việc hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, thiết lập mạng lưới tài chính nông thôn hiện đại, cân bằng sự phát triển giữa nông thôn và khu vực thành thị, cải thiện vấn đề dân chủ ở nông thôn. Cùng với chính sách thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cải tiến hệ thống thuế ở nông thôn, từng bước giảm dần và tiến tới bỏ thuế nông nghiệp. Năm 2006, Trung Quốc đã xóa bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp. Quyết định này mỗi năm giúp giảm khoản đóng góp của nông dân Trung Quốc hơn 130 tỷ Nhân dân tệ [8].
Đặc biệt, từ tháng 1/2007, Trung Quốc luôn dành những chính sách ưu tiên để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hàng loạt các biện pháp hữu hiệu đã được thực hiện nhằm khuyến khích sức sáng tạo, năng động của nông dân. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc đã chi 62 tỷ nhân dân tệ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung vào các dự án cải tạo giao thông, xây dựng hệ thống điện, xây dựng các chợ tiêu thụ nông sản và củng cố chính quyền cơ sở nông thôn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã chi khoảng 36 tỷ nhân dân tệ vào các lĩnh vực như: Hỗ trợ sản xuất lương thực, văn hoá, y tế và giáo dục, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn; chi 2,6 tỷ USD cho công tác dồn điền đổi thửa...[8].
2.2.1.3 Phát triển nông nghiệp Thái Lan
Người Thái có chiến lược phát triển nông nghiệp khá độc đáo, dựa trên nền nông nghiệp chất lượng cao, sức cạnh tranh mạnh. Với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, nông nghiệp Thái Lan trong nhiều thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Thái Lan đã tập trung phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xem đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng tại nông thôn, qua đó đã tạo được sự vững mạnh và ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân. Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, hướng tới phát triển bền vững. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường; Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời khôi phục những khu vực tài nguyên có nguy cơ suy thoái; Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ hợp lý đất canh tác. Về kết cấu hạ tầng, Chính phủ Thái đã có chiến lược xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thu lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp; Chương trình điện khí hóa nông thôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, chú trọng phát triển cơ giới hóa nằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp trong nước sản xuất, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng 1- 3 năm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi, nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông sản, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước, nhất là các nước có công nghiệp phát triển. Nhờ có chính sách nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á [11].
2.2.1.4. Nông nghiệp Nhật Bản
Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của một nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, Nhật Bản đã đề ra một chiến lược phát triển khôn khéo và hiệu quả, tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản thu về ngoại tệ để nhập thiết bị, máy móc phụ vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo năng suất lao động cao cho nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (tơ tằm, dệt may..), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn [11].
2.2.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
2.2.2.1 Thành tựu
Trong những năm qua nhờ quá trình thực hiện công cuộc "Đổi mới", nông nghiệp, nước ta liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu về phát triển nông nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ Đổi mới nhất là từ năm 2000 đến nay đã góp phần nhanh chóng thúc đẩy quá trình phát triển bền vững nông nghiệp kết quả đó được thể hiện trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2008 cho thấy những thành tựu nổi bật chủ yếu sau đây:
a. Nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực được đảm bảo; xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng nhanh.
Giai đoạn 2000-2007, mỗi năm nước giảm gần 72 ngàn ha đất nông nghiệp (riêng đất lúa bình quân mỗi năm giảm 41 ngàn ha) để phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên gây thiệt hại, giá vật tư trong nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, nhưng tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản vẫn được duy trì và phát triển với giá trị gia tăng đạt bình quân 3,71 %/năm, giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 5,24%/năm [2].
- Sản xuất trồng trọt: Diện tích gieo trồng lúa giảm 466.000 ha nhưng sản lượng tăng thêm từ 2000- 2007 là 3,3 triệu tấn. Đến 2007, tổng sản lượng cây có hạt (lúa và ngô) đạt 40,09 triệu tấn (tăng 5,56 triệu tấn so với năm 2000); an ninh lương thực được đảm bảo (bình quân lương thực/đầu người tăng từ 420 kg năm 2001 lên 470 kg năm 2007); mỗi năm nước ta còn xuất khẩu được 4,18 triệu tấn gạo, với kim ngạch 1,03 tỷ USD [2]
- Sản xuất các cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả tiếp tục được mở rộng về diện tích, tăng nhanh cả sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đến nay đã xây dựng được các vùng nguyên liệu: lúa gạo cao sản xuất khẩu (trên 1,0 triệu ha), cao su (trên 500 nghìn ha), cà phê (490 nghìn ha), chè (120 nghìn ha), sắn (400 ngìn ha), mía đường (300 nghìn ha), hồ tiêu (53 nghìn ha), bông vải (17 nghìn ha); cây ăn quả (trên 700 nghìn ha)…[2].
- Sản xuất chăn nuôi: Chăn nuôi công nghiệp theo mô hình gia trại, rang trại đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong vài năm gần đây diễn biến phức tạp và xảy ra trên diện rộng, nhưng chăn nuôi vẫn phát triển với tốc độ khá cao 7-8%/năm. Sản lượng thịt hơi năm 2007 đạt 4,6 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2000. Sản xuất thức ăn công nghiệp tăng mạnh (đến nay có 241 nhà máy, tổng công suất 7,8 triệu tấn, tăng hơn 38% so với năm 2001) [2].
- Sản xuất thuỷ sản: Liên tục tăng trưởng với tốc độ cao 8-12%/năm. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 cả nước đạt 1,05 triệu ha, tăng so với năm 2000 trên 515 nghìn ha (tăng 96,3%). Về khai thác, số tàu thuyền tăng nhanh, trong đó có số lắp máy công suất lớn để vươn ra khai thác xa bờ; hạ tầng phục vụ khai thác (như hệ thống thông tin tàu trên biển, các cảng cá, khu neo đậu, khu tránh bão, hậu cần nghề cá...) được quan tâm đầu tư; việc quản lý hoạt động tàu ngày càng đi vào nề nếp. Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, năm 2007 đạt 4,1 triệu tấn (tăng hơn 2 lần so với năm 2000), riêng sản lượng nuôi đạt 2,1 triệu tấn (tăng gần 4 lần so với năm 2000) [2].
- Lâm nghiệp: Diện tích rừng tăng từ 11,31 triệu ha năm 2000 lên 12,86 triệu ha năm 2007; trong đó, rừng đặc dụng 2,110 triệu ha, rừng phòng hộ 5,130 triệu ha, rừng sản xuất 5,579 triệu ha. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tiếp tục được quan tâm thực hiện. Bước đầu ngăn chặn được tình trạng phá, đốt rừng; chất lượng rừng được nâng lên, tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt 38,5%. Sản lượng khai thác gỗ tăng từ 2,4 triệu m3 năm 2001 lên 3,6 triệu m3 năm 2007 (trong đó gỗ rừng trồng năm 2007 chiếm trên 90%). Bên cạnh việc giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng, nhiều nơi đã khai thác kinh doanh tổng hợp (du lịch sinh thái); phát triển chế biến lâm sản, tạo nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người làm rừng [2].
- Diêm nghiệp: Việc đầu tư nâng cấp các đồng muối hiện có được quan tâm, đồng thời, đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất muối công nghiệp. Nhiều cơ sở đã áp dụng công nghệ sản xuất muối sạch gắn với đầu tư công nghiệp chế biến muối. Năm 2007, diện tích các đồng muối có 12.200 ha, sản lượng 920 nghìn tấn (tăng 320 nghìn tấn so với năm 2000); chất lượng muối được nâng lên [2].
Trong cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có thị trường, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Do được ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới (nhất là giống), nên hầu hết các cây trồng, vật nuôi đều đạt năng suất và chất lượng cao hơn các năm trước. Chúng ta đã có 90 giống cây trồng, vật nuôi được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lên 35%. Năm 2007 so với năm 2000, năng suất lúa cả năm tăng 7,5 tạ/ha, ngô tăng 9,5 tạ/ha, đậu tương tăng 2,5 tạ/ha, lạc tăng 4 tạ/ha, mía tăng 103 tạ/ha, chè tăng 18 tạ/ha, cà phê tăng 4 tạ/ha, cao su tăng 4 tạ/ha,... Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng năm 2000 bình quân là 58kg/con thì năm 2007 đã đạt 65,7 kg/con; sản lượng sữa bò lai cũng tăng từ 3.100 kg lên 3.900 kg/con/chu kỳ (10 tháng) và với bò thuần (HF) tăng từ 3.800 kg lên 4.700 kg/con/chu kỳ…[2].
- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng tăng. Nếu năm 2002 giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 17 triệu đồng/ha, năm 2007 đạt khoảng 29,9 triệu đồng/ha/năm; Nhiều mô hình sản xuất năm 2007 đạt giá trị sản xuất cao. Giá trị sản xuất 2 vụ lúa cao sản năm 2007 đạt khoảng 40 triệu đồng, chuyên rau màu trên 120 triệu, cây ăn quả đạt khoảng 70 triệu đồng/ha (cây đặc sản 150-200 triệu/ha); 1 vụ lúa 1 vụ tôm 45-50 triệu, chuyên nuôi cá 300-500 triệu đồng/ha/năm,... Xuất hiện nhiều cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, một số huyện đạt trên 50 triệu đồng (Chợ Mới An Giang đạt 92 triệu đồng/ha); một số tỉnh đạt bình quân trên 40 triệu đồng/ha (Hải Dương, An Giang...) [2].
Giá trị xuất khẩu các loại nông lâm, thuỷ sản tăng bình quân 16,8%/năm, riêng năm 2007 đạt 12,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một số sản phẩm có thị phần lớn và vị thế cao trên thị trường thế giới, gồm: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản [2].
b. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, công nghiệp chế biến được tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Trong chăn nuôi giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn. Trong nuôi trồng thủy sản đã áp dụng nhiều giống sinh sản nhân tạo có giá trị kinh tế cao, đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong lâm nghiệp nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống mới có tốc độ sinh trưởng cao hơn đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15- 20 m3/ha/năm [2].
Giai đoạn 2000- 2007, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản tăng trưởng bình quân 14,8%/năm, chiếm 28% cơ cấu giá trị sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp cả nước. Cơ khí hoá nông nghiệp có bư._.riển mạnh và cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.
Cần khuyến khích giúp đỡ và quản lý tốt các cơ sở sản xuất cá giống (xã Hồng Thái, Hương Mai...). Các cơ sở cần phải đăng ký chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh đầu tư để tạo diện tích nuôi trồng hiện có và tăng cường con giống có giá trị kinh tế. Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo cảnh quản phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. Dự kiến đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Yên là 1.205 ha, đến 2020 là 1.350 ha.
4.3.2.2 Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất
Nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cần đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất. Trong những năm vừa qua, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được huyện Việt Yên hết sức chú trọng, thu được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới cần chú ý:
- Trong trồng trọt: Cần đẩy mạnh những mô hình sản xuất đạt 50 - 100 triệu đồng/ha/năm để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn và tăng giá trị sản lượng trên 1 ha đất canh tác. Chú ý áp dụng các mô hình đa dạng hoá cây trồng trên đất lúa, đẩy mạnh sản xuất rau màu vụ đông, mô hình chuyển ruộng trũng cấy 1 vụ bấp bênh sang nuôi cá theo công thức sản xuất lúa – cá hoặc lúa – cá - rau cần, mô hình trồng hoa, cây cảnh, mô hình trồng rau an toàn và thực hiện công nghệ cao.
Mở rộng quy mô áp dụng biện pháp phủ nilon trong kỹ thuật trồng lạc đông đang được áp dụng ở một số địa bàn của tỉnh.
- Trong chăn nuôi: Tăng cường đàn lợn giống có chất lượng cao, khuyến khích nuôi lợn giống đực ngoại, phát triển mạnh dịch vụ truyền tinh nhân tạo. . Chuyển mạnh chăn nuôi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại. Kết hợp các hình thức chăn nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh để tăng trọng lượng lợn xuất chuồng.
Phương thức nuôi tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp với qui mô trung bình cần được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
- Trong lâm nghiệp: Ứng dụng những thành quả về kỹ thuật canh tác trên đất dốc trong sản xuất cây lâu năm và phát triển vốn rừng theo phương thức nông – lâm kết hợp.
- Trong nuôi trồng thủy sản: Tăng cường tập huấn khoa học kỹ thuật, áp dụng các kỹ thuật thâm canh trong nuôi thả cá. Vì vậy, trong tương lai, huyện cần tập trung cải tạo, khai thác triệt để mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, với các giống cá có năng suất cao và chất lượng tốt.
-Trong bảo quản, chế biến: Tập trung đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật trong khâu bảo quản, chế biến. Áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch có quy mô hợp lý, có công nghệ tiên tiến
Củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, bổ sung chính sách đối với khuyến nông cơ sở (xã) để nâng cao hiệu lực của công tác khuyến nông đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ sở và các nhà khoa học trong và ngoài nước liên doanh liên kết với các địa phương, đơn vị, cơ sở của tỉnh trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
4.3.2.3. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông- lâm sản.
Tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện hiện nay khá tốt, sản phẩm ít bị ứ đọng. Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến còn lỏng lẻo, giá cả thị trường nông sản bấp bênh, kênh tiêu thụ chưa được đa dạng, mối quan hệ mua bán giữa hộ nông dân, chủ trang trại với các tư thương còn nhiều tiềm ẩn. Do đó cần phải thực hiện một số giải pháp:
- Để đảm bảo cho các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá tập trung phát triển ổn định, đi đôi với đầu tư phát triển sản xuất cần chú trọng đầu tư phát triển:
+ Hệ thống kho lạnh bảo quản rau quả, kho lạnh bảo quản thịt gia súc, gia cầm, kho lạnh bảo quản thuỷ sản.
+ Các cơ sở sấy, sơ chế rau quả.
+ Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
+ Các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc.
- Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường cho nhân dân thông qua đài phát thanh của huyện, xã về tình hình cung cầu và đưa ra những phân tích mang tính khoa học để các hộ, chủ trang trại đưa ra các quyết định hợp lý trong sản xuất kinh doanh.
- Khuyến khích việc liên kết giữa các thương nhân và các trang trại trong việc cung cấp đầu vào và thu mua đầu ra. Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thông qua hợp đồng pháp lý rõ ràng.
- Huyện cần quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng thị trường và hướng tới xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản hàng hóa thông qua triển lãm, hội chợ, các trung tâm bán và giới thiệu nông sản trong và ngoài nước.
4.3.2.4 Giải pháp về vốn
Vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Huyện cần tăng cường đầu tư vồn từ ngân sách nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, vừa để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện, chúng tôi đề xuất một số giải pháp:
- Vốn ngân sách ưu tiên cho xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng cơ sở sản xuất giống, công tác khuyến nông, trợ giá cước, xây dựng hệ thống nước sạch.
- Khuyến khích tín dụng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông – lâm nghiệp, thuỷ sản. Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá đối với một số sản phẩm chiến lược của tỉnh.
- Ngành ngân hàng thực hiện việc mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung hạn, thời gian thu hồi vốn hợp lý để đảm bảo cho nông dân vay vốn phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và chu kỳ kinh doanh lâm nghiệp.
- Huy động mọi nguồn đóng góp của dân, vốn tự có của các doanh nghiệp, đồng thời quản lý có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
4.3.2.5 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với sự phát triển của các trang trại. Các yếu tố quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống chợ…Đẩy mạnh việc nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá chất lượng cao
Hệ thống hạ tầng của Việt Yên, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã được đầu tư cải thiện nhiều và có những tác động tích cực đến sản xuất, đời sống nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển nông nghiệp ở mức độ cao. Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa làm giảm chức năng phục vụ, thậm chí còn làm cho hệ thống này tác động xấu đến nông nghiệp. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như mương cấp III, xây dựng các khu xử lý rác thải, hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo các cơ sở SXKD trên địa bàn huyện được dùng nước sạch trong sinh hoạt nhất là đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, sơ chế RAT, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Những ngành nghề chăn nuôi, chế biến nông sản có nước thải gây ô nhiễm môi trường cần có sự giúp đỡ hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn để xử lý các nguồn nước trước khi đổ vào ao hồ, sông tưới tiêu chung như hỗ trợ kinh phí xây dựng bể Bioga, bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV...Bên cạnh đó cần phải xây dựng và hoàn thiện các chợ đầu mối nống sản.
4.3.2.6 Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩm
Hàng năm, UBND huyện phải thành lập đoàn kiểm tra việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền xã, thị trấn và các cơ quan quản lý nước về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón giống cây trồng, vật nuôi để sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng liều lượng, thời gian cách ly không đảm bảo, vứt vỏ bao bì nhãn mác một cách bừa bãi ra môi trường xung quanh, sản xuất kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng, đưa giống vào sản xuất không kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật
4.3.2.7 Giải pháp về công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp huyện gặp nhiều khó khăn thời tiết biến động (rét đậm, rét hại, hạn hán) và dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở lợn). Do đó cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Huyện phải sớm xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo sản xuất. Có chính sách trợ giá giống để khắc phục thiệt hại do đợt rét đậm gây ra, có kế hoạch chống hạn và xây dựng lịch bơm, dẫn nước tưới phục vụ gieo cấy lúa vụ chiêm xuân, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống thiên tai, dịch bệnh … có chính sách trợ giá các giống lúa mới, lúa chất lượng cao, hỗ trợ các hộ sản xuất rau chế biến để bán cho các nhà máy chế biến theo hợp đồng đã thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Chủ động các biện pháp phòng trừ dịch bệnh: làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và dự báo dịch bệnh từ đó đã phát hiện và chỉ đạo phòng chống kịp thời, hiệu quả các đối tượng dịch bệnh, không để lây lan vì vậy đã hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thú y, tiêm phòng vacxin đầy đủ và tiến hành khử trùng chuồng trại thường xuyên để giảm thiểu khả năng phát triển bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ những cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi các nguồn lực ngày càng khan hiếm, chất lượng dân số càng đông, nhu cầu về nông sản ngày càng tăng về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Định hướng phát triển đúng đắn là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nông nghiệp của Việt Yên có những đặc điểm, nội dung và tiêu chí khác biệt, do đó cần phải nắm vững thực trạng phát triển sản xuất hiện tại, định hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện và có những giải pháp thiết thực để phát triển.
Nông nghiệp được coi là thế mạnh của Việt Yên trong nhiều năm qua, với những kết quả thu được rất khả quan:
- Sản xuất nông, lâm -nghiệp, thủy sản huyện Việt Yên trong 3 năm qua luôn có sự tăng trưởng, bình quân trong 3 năm, tổng nền nông nghiệp tăng 2,53%. Đến năm 2008, nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao với 96,01%, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng dần, chiếm 0,45% và 3,54%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm- nghiệp, thủy sản tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt 925.895 triệu đồng tăng 404.654 triệu đồng so với năm 2006. Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi có giá trị cao nhất chiếm 50,63%, đây là cơ cấu khá ưu việt so với các địa phương khác trong cả nước. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng và trở thành ngành chiếm cơ cấu lớn nhất, trồng trọt tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng ngày càng giảm, dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp, nhưng giá trị vẫn gia tăng qua các năm.
- Cây lương thực vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống cây trồng của Việt Yên, năm 2008, diện tích nhóm cây này chiếm 81,53% tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn vừa qua, diện tích cây lương thực có xu hướng giảm, nhưng năng suất vẫn tăng đều qua các năm.
- Nhờ áp dụng các công thức luân canh mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên địa bàn huyện đã hình thành những cánh đồng cho thu nhập cao như ở các xã Quảng Minh, Tự Lạn, Nghĩa Trung... Một số cây trồng hàng hoá cho giá trị cao là cây ớt, cà chua bi, rau các loại.
- Mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện tương đối phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân và giải quyết công ăn việc làm.
Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Yên cũng còn gặp nhiều khó khăn khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại do chuyển sang đất phi nông nghiệp, xây dựng các cụm, khu công nghiệp. Tình hình thời tiết diễn biến khó khăn, dịch bệnh bùng phát làm giảm giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn vừa qua, để phát triển nông nghiệp huyện Việt Yên cũng đã thực hiện nhiều giải pháp như: nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, thực hiện phương pháp canh tác lúa mới “3 tăng, 3 giảm”, đưa các giống cây, con mới vào trồng trọt và vật nuôi.
Với mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp đến năm 2020 là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, có năng suất cao, tạo điều kiện chuyển đổi, phát triển một số cây trồng, vật nuôi như: cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau thực phẩm, lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi thuỷ sản tập trung gắn với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nhằm phục vụ cho người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là các điểm dân cư tập trung, điểm dân cư phục vụ khu, cụm công nghiệp rất cần có những giải pháp hợp lý.
Dựa trên thực trạng phát triển nông nghiệp huyện, các giải pháp đã thực hiện thời gian qua, đồng thời qua điều tra một số trang trại và các hộ dân thuộc các xã đại diện cho 3 tiểu vùng địa hình của huyện, chúng tôi đề xuất một số giải pháp, trong đó quan trọng tập trung vào:
- Những giải pháp về qui hoạch: nhằm xây dựng nông nghiệp huyện Việt Yên phát triển theo hướng hàng hóa, với những vùng sản xuất tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất: với diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi sức ép của sự gia tăng dân số càng cao kéo theo nhu cầu về lương thực và thực phẩm càng lớn, tăng năng suất cây trồng vật nuôi là vấn đề đặt ra với nhiều địa phương, do đó cần phải ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
- Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường nông sản: đây là vấn đề khó khăn rất cần có sự quan tâm thỏa đáng của địa phương. Sản phẩm nông sản chủ yếu vẫn chưa được gắn với công nghệ chế biến dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, giá thành không cao. Mối liên kết của “ 4 nhà” còn lỏng lẻo, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Trong tương lai, sản xuất cần có sự phối hợp đồng bộ, phải gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất những giải pháp liên quan tới việc huy động vốn phát triển nông nghiệp, xây dựng các cơ sở hạ tầng, quản lý chất lượng sản phẩm, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
5.2 Kiến nghị
Nhà nước cần có chính sách để đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai, hình thành các trang trại tập trung để mở rộng đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả, RAT và nuôi trồng thủy sản chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư như chính sách miễn giảm thuế cho các trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi năm đầu hoặc cho vay với lãi suất thấp từ nguồn vốn quĩ khuyến nông thành phố đối với các hộ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế của huyện phát triển: phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản...
Chính quyền địa phương cần ưu tiên bố trí kinh phí cho việc củng cố, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống kênh mương cấp III và đường nội đồng, sớm xây dựng cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy tiến độ đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư
Các cơ quan quản lý nhà nước cần có thẩm quyền cần phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, uốn nắn phát hiện những tổ chức cá nhân có vi phạm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất cố tình gây ô nhiễm môi trường
Các hộ nông dân, các chủ trang trại phải nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của pháp luật, các qui trình kỹ thuật trong sản xuất nhất là trong sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng các nguồn nước tưới... để sản xuất ra những sản phẩm an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2009). Khái niệm nông nghiệp,
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/7/2009 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng 7/2009, Hà Nội
3. Báo Bắc Giang (2007). Việt Yên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, số ra ngày 5/7/2007.
4. Báo Bắc Giang (2007). Chuyển động nông nghiệp Việt Yên, số ra ngày 15/8/2007.
5. Báo Bắc Giang (2009). Bắc Giang: Việt Yên nhân rộng những cánh đồng "ba giảm, ba tăng", số ra ngày 15/4/2009.
6. Bùi Chí Bửu (2009) Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức, Báo cáo của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Công nghệ thông tin (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc, số tháng 2-2009.
9. Phạm Khắc Diến (2008), Phát triển nông nghiệp bền vững huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Luận án Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
10. Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2008), Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
11. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2008), Chiến lược phát triển nông nghiệp của một số nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12. Cao Minh Ngọc (2007), Nhìn lại sản xuất nông nghiệp Bắc Giang qua 10 năm tái lập tỉnh, Báo Bắc Giang, số tháng 2- 2007.
13. Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006, phương hướng, nhiệm vụ năm 2007.
14. Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007, phương hướng, nhiệm vụ năm 2008.
15. Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.
16. Phòng Thống kê huyện Việt Yên, Niên giám thống kê huyện Việt Yên các năm: 2006, 2006, 2008.
17. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Tâm (2004), Giáo trình lý thuyết kế toán, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Công Tạn (2008), Một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan
20. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2008). Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam, số ra ngày 8 và 9/9/2008.
21. Tỉnh uỷ Bắc Giang, Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010
22. Tỉnh uỷ Bắc Giang, Nghị quyết số 47-NQ/TƯ ngày 20/9/2009 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
23. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê năm 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.
24. UBND huyện Việt Yên (2006), Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội huyện Việt Yên đến năm 2020
25. UBND huyện Việt Yên (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 - 2010”
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện những năm tiếp theo
26. UBND tỉnh Bắc Giang,Báo cáo thực trạng nông nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2008.
27. UBND xã Minh Đức (2009), Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.
28. UBND xã Quảng Minh (2009), Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.
29. UBND xã Vân Trung (2009), Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.
30. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2008) , Xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại ở Việt Nam, tọa đàm xây dựng tiêu chí nông nghiệp hiện đại, tháng 5 năm 2008.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm đến năm 2020
Xã
Diện tích (ha)
Địa điểm
Quang Châu
5,00
Đồng Âu
TT Bích Động
7,50
Thôn Trung, Đông, Dục Quang
Quaảng Minh
16,00
Khả Lý Thượng, Khả Lý Hạ, Đình Cả
Hồng Thái
1,50
Hùng Thái, Như Thiết, Đức Liễn
Bích Sơn
3,00
Đồn Lương, Vàng, Tăng Quang
Vân Hà
1,00
Khu sau đồng
Việt Tiến
50,00
Thôn 3,4,5,7,8
Ninh Sơn
1,00
Đồng Rèn, Nội Ninh
Phụ lục 2: Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn đến năm 2020
Xã
Diện tích (ha)
Địa điểm
Ninh Sơn
1,00
Nang Nay, Cao Lôi
Việt Tiến
40,00
Thôn 3,4,5,7,8
Vân Hà
1,00
Khu sau đồng
Thượng Lan
1,76
Bói, Kim Sơn
Bích Sơn
2,50
Đồn Lương, Vàng
Trung Sơn
4,00
Ải Quang, Nói, Quả
Hồng Thái
1,50
Hùng Lãm, Như Thiết, Đức Liễn
Quảng Minh
18,30
Khả Lý Thượng, Khả Lý Hạ, Đông Long, Kẻ
Tăng Tiến
0,83
Phúc Long
TT Bích Động
7,50
Thôn Trung, Đông, Dục Quang
Quang Châu
5,00
Đồng Âu
Phụ lục 3: Quy hoạch vùng trồng hoa đến năm 2002
Xã
Diện tích (ha)
Địa điểm
Việt Tiến
1,00
Thôn 9
Bích Sơn
2,00
Thôn Vàng
Hồng Thái
2,20
Hùng Lãm, Như Thiết, Đức Liễn
Quảng Minh
3,00
Cầu Mới
TT Bích Động
2,00
Thôn Trung
Phụ lục 4: Quy hoạch vùng trồng rau an toàn đến năm 2020
Xã
Diện tích (ha)
Địa điểm
Ninh Sơn
45,00
Ninh Động, Cao Lôi
Việt Tiến
30,00
Thôn 3,7,8
Thượng Lan
15,00
Hà Thượng, Kim Sơn
Trung Sơn
15,00
Đồng Dõng, Minh Sơn
Bích Sơn
10,80
Thôn Vàng, Tự
Hồng Thái
25,50
Hùng Lãm, Như Thiết, Đức Liễn
Quảng Minh
65,40
Khả Lý Thượng, Khả Lý Hạ, Đông Long, Đình Cả, Kẻ
Tăng Tiến
20,00
Thôn Thượng Phúc, Long Phúc, Thôn Chùa, Thôn Chằm
TT Bích Động
5,00
Đồng trung bờ bài
TT
Chỉ tiêu kinh tế
Đơn giá (đ/kg)
Loại cây trồng
Lúa
Ngô
Lạc
Khoai tây
Dưa bao tử
SL (kg)
TT (đ)
SL (kg)
TT (đ)
SL (kg)
TT (đ)
SL (kg)
TT (đ)
SL (kg)
TT (đ)
1
Giống (kg)
1.2
16800
0.5
25000
8
144000
35
140000
150000
2
Phân bón
Đạm urê
7000
7
49000
10
70000
3
21000
7
49000
17
119000
3
Supelân
3200
15
48000
20
64000
15
48000
15
48000
25
80000
4
Ka li
14000
7
98000
6
84000
4
56000
6
84000
16
224000
5
Thuốc BVTV(đ)
30000
12000
12000
10000
220000
6
Đầu tư khác
Vôi
15
15000
25
25000
7
Tổng chi phí
241800
255000
296000
331000
818000
Chi công
50000
3.5
175000
4
200000
4.5
225000
4
200000
16
800000
8
Năng suất (kg/sào)
200
800000
120
516000
85
850000
400
880000
650
2795000
9
Lãi dòng
383200
61000
329000
349000
1177000
Phụ lục 5: Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng
(Tính cho 1 sào Bắc bộ: 360m2)
Phụ lục 6: Phiếu điều tra hộ nông dân
1. Thông tin chung về hộ
- Họ tên chủ hộ…………………………………………………………………
- Tuổi………………………….Giới tính………………………………………
- Trình độ văn hóa……………………………………………………………..
- Trình độ chuyên môn………………………………………………………...
- Địa chỉ: Thôn………………Xã……………………Huyện…………………
- Số lao động trong gia đình…………………………………………………..
2. Tình hình sản xuất của hộ
a- Trồng trọt
Khoản mục
ĐVT
Cây trồng
Lúa
Ngô
Lạc
Rau
1. Diện tích
2. Năng suất
3. Sản lượng
4. Tổng chi
- Giống
- Phân bón
- Thuốc BVTV
- Công làm đất
- Công gieo trồng
- Công chăm sóc
- Công thu hoạch
5. Giá trị SL
- Thu nhập
b- Chăn nuôi
Khoản mục
ĐVT
Con vật nuôi
Lợn
Bò
Gia cầm
Loại khác
1. Diện tích
2. Sản lượng
- Sản lượng thịt
- Sản lượng sữa
- Sản lượng trứng
4. Tổng chi phí
- Giống
- Thức ăn chăn nuôi
- Thuốc thú y
- Công lao động
- Chi khác
4. Giá trị SL
- Thu nhập
c- Nuôi trồng thủy sản
Khoản mục
ĐVT
Loại thủy sản
Cá
Tôm
Đặc sản
Loại khác
1. Diện tích
2. Sản lượng
4. Tổng chi phí
- Giống
- Thức ăn chăn nuôi
- Thuốc thú y TS
- Công lao động
- Chi khác
4. Giá trị SL
- Thu nhập
Phụ lục 7: Phiếu điều tra trang trại
I. Thông tin chung về trang trại
1/ Họ và tên chủ hộ……………………………….Giới tính……………........
- Tuổi……………………………………………...Trình độ văn hoá………...
- Địa chỉ:
Thôn…………………….Xã………………………..Huyện…………………
2/ Loại hình trang trại
a. Trồng trọt b. Chăn nuôi c. Thuỷ sản d. Tổng hợp
3/ Số nhân khẩu của hộ……………………………………………………...
4/ Số lao động: Trong tuổi………………Ngoài tuổi………………….........
5/ Hiện trạng đất đai
- Tổng diện tích đất trang trại đang sử dụng…………………………………
- Nguồn gốc đất nông nghiệp
+ Được Nhà nước giao:……………………………………………….
+ Thuê thầu thêm:…………………………………………………….
+ Nguồn gốc khác:……………………………………………………
- Phân loại đất nông nghiệp
+ Diện tích đất cây hàng năm:…………………………………………
+ Diện tích đất trồng cây ăn quả:………………………………………
+ Diện tích chăn nuôi:…………………………………………………
+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản:………………………………………
5/ Tổng số vốn đầu tư cho sản xuất bình quân hàng năm:……………………
- Vốn vay ngân hàng………………Lãi suất…………………………………
- Vốn vay tư nhân…………………..Lãi suất………………………………..
- Vốn tự có của gia đình………………………………………………………
II. Tình hình sản xuất của trang trại năm 2008
1. Chi phí sản xuất trung gian………………………………………………
- Trồng trọt:…………………………………………………………………
- Chăn nuôi:…………………………………………………………………
- Nuôi trồng thuỷ sản:………………………………………………………
2. Chi phí lao động:
- Lao động thuê thường xuyên:………………………………………………
- Lao động thuê thời vụ:………………………………………………………
3. Thu nhập chính của trang trại năm 2008:…………………………………
III. Một số câu hỏi khác
1. Ông (bà) có muốn mở rộng quy mô trang trại không?..................................
………………………………………………………………………………..
2. Ông (bà) có được tập huấn kỹ thuật nuôi, trồng trong quá trình phát triển trang trại không?...............................................................................................
...........................................................................................................................
3. Sự giúp đỡ của các cấp chính quyền đối với gia đình……………………..
………………………………………………………………………………..
4. Kiến nghị của trang trại ……………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGUYỄN HỒNG ĐỨC
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH VĂN ĐÃN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Đức
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới thầy TS. Đinh Văn Đãn, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Sau đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Việt Yên, Phòng Nông nghiệp, Phòng thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND các xã Minh Đức, Quảng Minh, Vân Trung, cán bộ, nhân dân và các hộ gia đình, các mô hình trang trại tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả
Nguyễn Hồng Đức
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
CN-XD : Công nghiệp – xây dựng
CNH : Công nghiệp hóa
HĐH : Hiện đại hóa
GTSX : Giá trị sản xuất
KTTT : Kinh tế trang trại
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản
PTNT : Phát triển nông thôn
TBKH : Tiến bộ khoa học
TM-DV : Thương mại – dịch vụ
UBND : Ủy ban nhân dân
SL : Số lượng
VAC : Vườn ao chuồng
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1 Đặc điểm thời tiết khí hậu của huyện Việt Yên 46
3.2 Tình hình biến động đất đai, dân số và kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Việt Yên (2006 – 2008) 48
4.1 Kết quả phát triển nông -lâm nghiệp, thủy sản huyện Việt Yên qua 3 năm (2006- 2008) 57
4.2 Cơ cấu GTSX các nhóm ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản 57
4.3 Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện qua 3 năm (2006-2008) 59
4.4 Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp huyện qua 3 năm (2006-2008) 60
4.5 Cơ cấu GTSX ngành thủy sản huyện qua 3 năm (2006-2008) 61
4.6 Cơ cấu GTSX dịch vụ nông nghiệp huyện qua 3 năm 2006 – 2008 62
4.7 Diện tích các nhóm cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện qua 3 năm (2006- 2008) 63
4.9 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu 64
4.10 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả 65
4.11 Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuôi trên địa bàn huyện qua 3 năm (2006 – 2008) 66
4.12 Diện tích và các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện 67
4.13 Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản 68
4.14 Tình hình phát triển trang trại của Việt Yên năm 2008 73
4.15 Kết quả sản xuất ở một số mô hình trang trại huyện Việt Yên 74
4.16 Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra 78
4.17 Kết quả giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra 79
4.18 Dự kiến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 89
4.19 Dự kiến diện tích, sản lượng, năng suất cây lương thực có hạt 90
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản 58
4.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 59
4.3 Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp 60
4.4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản 61
4.5 Cơ cấu GTSX dịch vụ nông nghiệp 62
4.6 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra 80
DANH MỤC CÁC HỘP
STT
Tên hộp
Trang
4.1. Thu nhập từ kinh doanh trang trại tổng hợp 75
4.2. Canh tác lúa theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng” 85
4.3. Hiệu quả sử dụng giống lúa mới vào sản xuất 86
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09002.doc