Lời Mở đầu
Dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường vì nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập xã hội mà còn góp phần quan trọng trong chiến lược xuất khẩu thu ngoại tệ, tích luỹ vốn, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới, với làn sóng chuyển dịch sản xuất công
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp dệt may sang các nước đang phát triển mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng đang chịu sức ép cạnh tranh lớn về thị trường trong và ngoài nước và các chính sách thuế khoá, chính sách nhập khẩu của thị trường ngoài nước, về các nước sản xuất dệt may xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ kỹ thuật hiện có so với các nước khác, về năng suất lao động. Một trong những nguyên nhân nổi cộm làm cho sức ép cạnh tranh lớn về thị trường của hàng dệt may Việt Nam đó là chúng ta chưa tự túc được nguyên liệu mà phần lớn phải nhập khẩu. Hiện nay nhu cầu bông xơ là 60.000 tấn/năm, sản xuất bông xơ trong nước mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, còn lại 90% phải nhập khẩu. Nếu tự sản xuất bông xơ cung cấp cho ngành dệt may thì rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu và như vậy giá thành sản phẩm dệt may sẽ giảm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa việc tự túc được nguyên liệu cũng sẽ tiết kiệm được một lượng ngoại tệ lớn cho quỹ dự trữ ngoại tệ, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra phát triển cây bông trên quy mô lớn thu được hiệu quả về mặt môi trường sinh thái như: phủ xanh đất canh tác, chống xói mòn, chống rửa trôi,....
Như vậy việc phát huy nguyên liệu bông có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ cho ngành dệt may Việt Nam mà còn đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Hơn nữa chúng ta có đủ các điều kiện thuận lợi về khoa học công nghệ, tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng để có thể phát triển cây bông một cách có hiệu quả. Từ sự phân tích trên, em nhận thấy việc đưa ra các giải pháp để phát triển nguyên liệu bông là cần thiết cho sự thành công của chương trình quy hoạch nguồn nguyên liệu bông để trong tương lai đến năm 2010 về cơ bản chúng ta tự túc được nguyên liệu bông cho ngành dệt may. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: "Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010".
Về nội dung, đề tài được chia làm 3 phần, mỗi phần là một chương trong đó:
Chương I: Sự cần thiết phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển nguyên liệu bông giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2001.
Chương III: Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt nam đến năm 2010.
Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cô chú ở cơ quan thực tập cùng sự cố gắng của bản thân. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu của đề tài tương đối rộng và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mong cô giáo hướng dẫn và các cô chú ở cơ quan thực tập nhận xét, phê bình để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Đoàn Hiệp
Chương I
Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt nam đến năm 2010
I. Đặc điểm ngành dệt may việt nam
1. Trong các ngành công nghiệp Dệt- May là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Dệt may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Hiện nay ước tính có khoảng gần 1.200 doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành và hành chục ngàn cơ sở nhỏ khác (tính với mọi thành phần kinh tế), thu hút một lực lượng lao động gần 1.600.000 người. Theo chiến lược phát triển ngành dệt may sẽ tăng lên tương ứng là 3.000.000 và 4.000.000 người, đó là chưa kể đến một lực lượng lao động khá lớn thu hút vào lĩnh vực phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm (ước tính lượng lao động này hiện nay khoảng 70.000 người,năm 2005 khoảng 180.000 người và năm 2010 khoảng 450.000 người).
Dệt may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất bởi vì: để hoàn tất một sản phẩm dệt may, người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có nhiều khâu mang tính chất thủ công. Ngay từ khâu thiết kế mẫu, trước kia khi chưa có máy móc thì mọi công việc đều phải làm bằng tay nhưng ngày nay đã có những hệ thống hỗ trợ thiết kế chuyên dụng thì vai trò của con người cũng không hề giảm sút.
Chẳng hạn trong việc giác sơ đồ, nếu để cho máy giác tự động thì hiệu quả chỉ từ 70 - 80% nhưng nếu dựa trên bản giác của máy mà sắp xếp lại thì hiệu quả có thể lên tới 85 - 90% (thường thì không có hiệu quả 100% vì các chi tiết sản phẩm thường rất đa dạng, không thể sắp xếp kín mặt vải được). Trong thực tế, một số nhà máy sau khi tạo mẫu giấy rồi còn giác lại trên cơ sở mẫu giấy nhằm tiết kiệm vải. Tiếp theo là công đoạn cắt và may. Các công đoạn này quyết định chất lượng sản phẩm nên chúng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong quá trình sản phẩm đang ở trên dây chuyền sản xuất, mỗi công nhân phụ trách may một số chi tiết nào đó của sản phẩm, sau đó đến cuối dây chuyền thì các phần ghép lại với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, toàn bộ quá trình này luôn luôn được giám sát bởi một nhân viên kỹ thuật (KCS). Nếu lô hàng đó là gia công thì sau khi sản xuất xong nó còn phải được kiểm định và chấp nhận của khách hàng. Có thể nói các dây chuyền dệt may có quy trình khép kín, phân công cao đến từng chi tiết, từng khâu của sản phẩm vì vậy nếu bị nghẽn ở khâu bất kỳ nào đều gây ảnh hưởng đến khâu tiếp theo cho nên công nhân ở các khâu phải có trình độ kỹ thuật đồng đều từ khâu đầu đến khâu cuối trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy sự có mặt của con người là rất quan trọng không những thế ở một số khâu nào đó, chỉ có con người mới có thể giải quyết được ví dụ như ở khâu là sản phẩm may. Do vậy điều này tạo nên một nét đặc trưng của ngành, đó là sử dụng rất nhiều lao động.
Trong 1.600.000 lao động trong ngành dệt may hiện nay có tới 80% là lao động nữ, lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là do sản phẩm đòi hỏi có tính thẩm mỹ cao nên cần sự khéo léo,cần mẫn mà lực lượng lao động nữ ở nước ta khá dồi dào, cần cù và sáng tạo. Hơn nữa lao động trong ngành dệt may không đòi hỏi phải đào tạo trình độ quá cao, giá lao động rẻ vì vậy phát triển ngành dệt may là hết sức quan trọng và cần thiết để giải quyết công ăn việ làm cho hàng triệu lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và tạo đà cho quá trình phát triển của đất nước.
2. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
Nguyên liệu cho ngành dệt may có thể chia thành hai nhóm chính theo nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
*Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên.
Nguyên liệucó nguồn gốc tự nhiên như: bông, tơ tằm,... đây là nguyên liệu trong nước có thể sản xuất được và hiện đang sản xuất(bông được tập trung sản xuất ở các vùng phía nam đó là vung Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, và ở phía bắc chiếm tỷ lệ ít tập trung ở Thanh Hoá và Sơn La ). hiện nay chúng ta có đủ các điều kiện như: thuận lợi về koa học công nghệ, tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng để có thể phát triển cây bông một cách có hiệu quả. Tuy nhiên cây nguyên liệu bông còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu như: điều kiện tự nhiên; các vấn đề khoa học kỹ thuật của trông bông …
Về điều kiện tự nhiên: Về khí hậu( cây bông ưa điếu kiện khí hậu khô nóng, ở nước ta có các vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cho vùng trồng bông đó là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long). Về đất đai cây bông thích hợp các loại đất như: Đất nâu đỏ, đất đen, đất ba zan, đất phù xa, đất xám chưa bị rửa trôi…Về địa hình từ20-60 phù hợp nhất cho cây bông sinh trưởng và phát triển, tránh được hiện tượng rửa trôi và ngập úng khi mưa lớn.
Về điều kiện khoa học kỹ thuật như: giống, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bông và do đó aqnhr hưởng lớn đến năng suất chất lượng bông.
Cho nên ngay từ ban đầu cần phải đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật như nghiên cứu các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để quy hoạch thành vùng nguyên liệu bông tập trung, quy mô lớn, năng suất cao; nghiên cứu gia giống bông tốt năng suất cao, các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch chế biến bông một cách khoa học và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.tạo điều kiện mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, số lượng, chất lượng bông tiến tới tự túc được nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên này đáp ứng nhu cầu ngành dệt may trong nước và tiến tới xuất khẩu. Tuy vậy do nhiều yếu tố khách quan, nguồn nguyên liệu này hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu lượng nguyên liệu sử dụng của toàn ngành dệt may Việt Nam, còn nguyên liệu nhân tạo hiện đang phải nhập khẩu hoàn toàn.
Việc phần lớn nguyên liệu dệt may Việt Nam hiện nay vẫn phai nhập khẩu là một nghịch lý từ lâu nay chưa được tháo gỡ,nếu được sản xuất trong nước thì dệt may Việt Nam chủ động hơn, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Công ty bông và Công ty dâu tằm đang xây dựng quy hoạch phát triển khu vực nguyên liệu bông tơ tằm đáp ứng cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Còn nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nhân tạo phổ biến nhất hiện nay là các chế phẩm từ công nghiệp hoá dầu.
*Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nhân tạo.
Nguồn nguyên liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi phải kể đến là sơ sợi tổng hợp và hoá chất thuốc nhuộm gắn liền với công nghiệp hoá dầu. Các nguyên liệu này hiện nay phải nhập khẩu hoàn toàn.
Sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam đã tạo tiền đề cho sản xuất nguyên liệu dệt may từ sơ sợi tổng hợp và hoá chất thuốc nhuộm cho ngành dệt tại Việt Nam. Ngành dệt may cần phối hợp với Tổng cục dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty hoá chất Việt Nam trong việc nghiên cứu sản xuất các loại hoá chất thuốc nhuộm cho ngành dệt đón đầu sự phát triển của công nghiệp hoá dầu Việt Nam. Dự kiến các nhà máy sản xuất hoá chất thuốc nhuộm cho ngành dệt sẽ được xây dựng gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp hoá dầu tại Việt Nam.
3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của hàng dệt may.
*Thị trường hàng dệt may.
Thị trường hàng dệt may là thị trường có dung lượng lớn, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều có nhu cầu và nhu cầu lại phụ thuộc vào thu nhập, trình độ văn hoá, yếu tố tâm lý, thị hiếu của các tầng lớp dân cư và là loại thị trường hết sức năng động, mang tính quốc tế hoá cao. Điều đó được thể hiện:
- Thị trường hàng dệt may phụ thuộc theo trình độ văn hoá và thu nhập của dân cư.
Hàng ngày tất cả mọi người đều sử dụng đến các sản phẩm may mặc với các chủng loại hết sức phong phú, từ quần áo, các loại vải, các sản phẩm dệt được dùng cho việc mặc cũng như thưởng thức nghệ thuật và đồ dùng hàng ngày được sản xuất từ nguyên liệu dệt (như sản phẩm các loại, các sản phẩm trang trí nghệ thuật,...) cùng các loại quần áo hết sức đa dạng với nhiều tính năng tác dụng khác nhau được con người sử dụng trong suốt thời gian trong ngày.
Nhu cầu về hàng dệt may chịu ảnh hưởng của thu nhập khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về sản phẩm dệt may cũng tăng lên rất nhanh và hàng ngày càng đa dạng và phong phú về sản phẩm.
Người ta cần các bộ quần áo phù hợp với từng thời gian trong ngày, phù hợp với công việc cũng như các yêu cầu về nghỉ ngơi. Bởi vậy cả về trước mắt và lâu dài, thị trường hàng may mặc sẽ tiếp tục tăng lên, yêu cầu về chủng loại cũng như chất lượng của nó cũng ngày một đa dạng hơn.
- Thị trường hàng dệt may chịu ảnh hưởng các nhân tố lịch sử truyền thống, đặc điểm dân tộc, tâm lý, tập quán, thị hiếu của con người.
Sản phẩm dệt may chịu ảnh hưởng yếu tố lịch sử, truyền thống, đặc điểm dân tộc, mỗi một dân tộc đều có một tín ngưỡng, một phong tục và truyền thống riêng rất khác nhau nên quan niệm về cái đẹp, tính thẩm mỹ và chuẩn mực ăn mặc có khác nhau. Chính vì vậy cùng một sản phẩm có thể tiêu thụ ở thị trường này rất tố nhưng sang thị trường khác nếu không có sự thay đổi cho phù hợp thì có thể sẽ không tiêu thụ được. Đặc biệt vấn đề thị hiếu và tâm lý của con người có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tạo nên nhu cầu của mỗi con ngươì đối với sản phẩm dệt may, nhất là các sản phẩm dệt may đặc trưng. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố này là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các sản phẩm dệt may, bởi nó đảm bảo khả năng cạnh tranh thành công của sản phẩm trên thị trường.
* Đặc điểm về sản phẩm dệt may.
Sản phẩm dệt may rất đa dạng về chủng loại tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng (tuỳ vào phong tục tập quán, văn hoá,giới tính, thu nhập, điều kiện địa lý, khí hâu,... có những nhu cầu khác nhau về trang phục).
Sản phẩm dệt may có tính thời trang cao và nhãn hiệu sản phẩm (thương hiệu) là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý của người tiêu dùng (mẫu mã, kiểu dang, màu sắc,chất liệu sản phẩm phải đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo gây ấn tượng của người tiêu dùng) cho nên sản phẩm thay đổi theo mốt. Người tiêu dùng cảm nhận nhãn hiệu hàng hoá như một phần thực chất của sản phẩm và việc đặt nhãn hiệu sản phẩm có thể tôn cao giá trị cho sản phẩm.
4. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt - may
4.1. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt
Công nghiệp dệt bao gồm cả kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất là ngành có kỹ thuật công nghệ phức tạp, nhiều công đoạn, lợi nhuận thấp,, phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường... Do đó đòi hỏi phải có vốn lớn đầu tư theo khu vực, gần thị trường tiêu thụ, gần nơi cung cấp lao động có trình độ, có tay nghề....Hiện nay đa số sản phẩm của ngành dệt Việt nam vẫn chưa đáp ứng được cho may xuất khẩu, phần lớn nguyên liệu cho may xuất khẩu đều phải nhập khẩu, do đó cần phải cung cấp, đầu tư phát triển công nghiệp dệt theo hướng bên cạnh các đầu tư mới có kỹ thuật công nghiệp hiện đại cần phải đầu tư theo chiều sâu, thay thế và cải tạo, nâng cấp các thiết bị hiện có để có thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam trên thị trường trong và ngoài nước. Các khu vực phát triển công nghiệp dệt thường bố trí gần các đầu mối giao thông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần nguồn cung ứng lao động có trình độ, có tay nghề nhưng cũng thường tách khỏi khu dân cư tập chung vì chất thải của ngành gây ô nhiễm môi trường.
4.2. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư cho ngành may
Ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động, ở khu vực nông thôn, công nghệ đơn giản, vốn đầu tư ít (máy móc thiết bị sử dụng trong ngành may không phải là công nghệ quá phức tạp, nguyên liệu đầu vào giá trị không quá lớn nên lượng vốn đầu tư vào ngành may có thể thấp hơn so với ngành khác. Tỷ suất đầu tư cho 1 chỗ làm việc chỉ cần 8 - 10 triệu đồng. Hơn thế nữa, kháu hao giá trị máy móc thiết bị vào sản phẩm cũng rất nhanh, trong vòng 1 năm trung bình có thể quay vòng vốn được 3 - 4 lần), không gây tác động xấu tới môi trường, mặc dù trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng nhưng phí gia công thấp... Do đó ngành may thường được phát triển rộng khắp. Tại các khu vực phụ cận hoặc cài răng lược với các khu vực công nghiệp dệt, gắn liền với các khu dân cư tập chung của các thành phố, thị xã, thị trấn dọc theo các trục lộ giao thông chính để có thể tạo thêm việc làm và sử dụng lực lượng lao động tại chỗ của các địa phương
Thu nhập của ngành dệt may bình quân thấp so với các ngành khác nên lao động ở thành phố ít vào làm việc tại các nhà máy may, lao động chủ yếu là từ nông thôn ra yêu cầu tiền lương thấp
5. Ngành công nghiệp dệt may là ngành có tính tập trung cao.
Dệt may là ngành sản xuất công nghiệp có tính chuyên sâu, hợp tác rộng, khả năng liên hợp lớn thể hiện bởi số lượng các đơn vị tham gia vào việc tạo sản phẩm cuối cùng. Do yêu cầu của chuyên môn hoá, hợp tác hoá nên công nghiệp may thường có tính tập trung cao theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung.
Việc hình thành các khu công nghiệp, khu vực công nghiệp dệt may theo lãnh thổ tạo môi trường ứng dụng cho tiến bộ kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị, chuyên môn hoá, hợp tác hoá tăng năng suất lao động, hạ giá thành, đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với nước ngoài và tổ chức sản xuất hợp lý, hiệu quả.
II. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông
1. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về mặt kinh tế.
1.1. Nhu cầu nguyên liệu bông
Nước ta là nước đông dân, nhu cầu bông xơ nguyên liệu ngày càng tăng nhưng lại dựa chủ yếu vào nhập khẩu.Nếu không nghiên cứu và tổ chức trồng bông thì nước ta vĩnh viễn sẽ là nước nhập khẩu bông.
Hiện nay nhu cầu bông xơ là 6 vạn tấn/năm, sản xuất bông xơ trong nước cung cấp khoảng 10% nhu cầu còn lại 90% bông xơ vẫn phải nhập khẩu. Nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 ước tính là 80 vạn tấn, năm 2010 là 120 vạn tấn. Nếu tự sản xuất trong nước sẽ tiết kiệm được quỹ dự trữ ngoại tệ mạnh trong nhập khẩu bông xơ (lấy giá bông xơ bình quân nhiều năm là 1600USD/tấn) năm 2005 là 118,26 triệu USD và năm 2010 là 267,84 triệu USD để có điều kiện đầu tư cho các ngành phân phối khác. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì nhu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nữa. Như vậy, trồng bông đã có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và ổn định không giống như một số nông sản khác rất khó khăn về thị trường tiêu thụ.
1.2. Tài nguyên đất đai, cơ cấu cây trồng,lao động được sử dụng có hiệu quả và hợp lý.
Trồng bông tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, đây là vấn đề rất cần thiết để giải quyết một phần lao động dư thừa ở khu vực nông thôn.
Thu nhập thực tế trên đơn vị diện tích cacnh tác có cây bông cao hơn so với việc trồng các loại cây trồng khác trong cùng điều kiện.
Việc áp dụng mô hình trồng bông xen cây họ đậu, cây ngô,... vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ tăng độ phì đất canh tác và giữ cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sâu hại bùng phát thành dịch bệnh. Mặt khác, việc trồng xen canh làm cho bà con nông dân an tâm để đưa một số loại cây trồng mới vào hệ thống canh tác tại địa phương.
1.3. Đơn vị kinh doanh bông có lãi tạo điều kiện tái đầu tư cho sản xuất.
Các đơn vị kinh doanh có lãi tạo điều kiên tái đầu tư cho sản xuất và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển bông.
Theo kết quả đIều tra từ các đơn vị kinh doanh bông thì cứ sau 5 năm thực hiện dự án đối với nông dân trồng bông thu được tổng giá trị từ bán bông hạt cho Nhà nước tăng từ 290,0 tỷ đồng lên 1.576,8 tỷ đồng (tăng 5,5 lần) và sau 10 năm tăng lên 3.571,2 tỷ đồng (12,3 lần).
Đơn vị sản xuất bông có lãi cho 1 kg là 2.262 đồng/kg có điều kiện mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh.
2. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về mặt xã hội.
Phát triển cây bông đến năm 2010 sẽ giải quyết việc làm cho 350.000 lao động trong nông nghiệp và hàng ngàn lao động ngành công nghiệp chế biến, tăng thời gian sử dụng lao động góp phần làm giảm lượng lao động thất nghiệp trá hình ở nông thôn, giúp người nông dân quen dần sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tâm lý gắn bó quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Hơn nữa phát triển nguyên liệu bông tạo ra những cơ sở chế biến công nghiệp tại các tỉnh và các địa phương. Khi có điều kiện sẽ mở ra nhiều ngành công nghiệp chế biến khác từ sản phẩm bông như kéo sợi, dệt, may để tăng giá trị sản phẩm đa dạng hoá sản phẩm nâng cao trình độ dân trí.
3. Sự cần thiết phải phát triển nguyên liệu bông xuất phát từ hiệu quả về môi trường.
Đưa cây bông vào hệ thống phát triển lên 230.000ha năm 2010 (nhờ nước trời 37%, có tưới 63%) luân xen canh với cây trồng khác góp phần tăng hiệu quả kinh tế và phủ xanh đất canh tác, chống xói mòn, chống rửa trôi bề mặt, hình thành hệ canh tác nhiều tầng trong nông nghiệp,góp phần cải tạo theo hướng tốt hơn hệ môi trường sinh thái.
Tạo việc làm ổn định có thu nhập cho đồng bào các dân tộc nhằm xoá đói giảm nghèo và hạn chế hiện tượng du canh du cư, đốt phá rừng làm rẫy ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy việc phát triển nguyên liệu bông theo hướng tập trung có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 là hết sức cần thiết nó không những đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả cao cả mặt xã hội và môi trường.
Hơn nữa việc nghiên cứu và phát triển bông đã có tiền đề phát triển. Chúng ta đã giải quyết được một số vấn đề trong kỹ thuật và kinh tế, nông dân đã nhận ra hiệu quả kinh tế của trồng bông. Ngành bông đã có một hệ thống từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất bông, chế biến tiêu thụ bông xơ tạo điều kiện để ngành bông phát triển. Nước ta có đủ an ninh lương thực lâu dài để dành đất phát triển bông.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguyên liệu bông.
1. Điều kiện tự nhiên.
* Về khí hậu:
Cây bông có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng do đặc điểm sinh lý của loại cây này, nên yêu cầu sinh thái khá chặt chẽ, tùy theo giống bông mà vụ khác nhau, giữa các vùng, từ đó kéo theo ảnh hưởng đến hệ thống canh tác trên loại đất ở vùng đó. Cây bông ưa kiểu khí hậu khô nóng, hàu hết các nước trồng bông có kết quả tốt đều là những nước có vùng khí hậu lục địa, khô nóng ít mưa, có điều kiện đầu tư thủy lợi như: ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, úc, Braxin, Pakistan... Đặc điểm của vùng bông lớn trên thế giới là trồng trên vùng đất ít mưa, thuận lợi cho bông nở quả, nhiều nắng thuận lợi cho bông tích lũy năng suất cao, có tưới thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Với điều kiện như nước ta là vùng nhiệt đới ẩm thích hợp cho sau bệnh trên cây bông phát triển quanh năm, nên phải hết sức coi trọng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để giảm bớt tác hại.
ở nước ta các vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cho cây bông phát triển tốt đó là: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long rất phù hợp cho cây bông sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
* Điều kiện đất đai:
Cây bông là cây nông nghiệp ngắn ngày nhưng có bộ rễ ăn sâu và khá phát triển. Nếu có tầng đất canh tác dầy trên 50 cm, độ phì cao thì cây bông sẽ có năng suất cao. Là cây ưa loại đất thành phần cơ giới đất nước nhưng phải tơi xốp, có độ hổng lớn, vừa giữ nước, vừa thoát nước tốt. Các loại đất thích hợp trồng bông như: đất đen và nâu đỏ trên đất bazan, đất phù sa, các loại đất xám chưa bị rửa trôi... Các loại đất trên tập trung ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Điều kiện địa hình:
Độ dốc thích hợp cho cây bông sinh trưởng và phát triển là từ 20 - 60. Các vùng trồng bông nước ta như: Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có độ dốc từ 30 - 80 phù hợp cho cây bông sinh trưởng và phát triển, tránh được hiện tượng rửa trôi và ngập úng khi mưa lớn.
Bảng 1: Yêu cầu về khí hậu thời tiết và đất cho việc trồng bông
Chỉ tiêu
Rất thích hợp (S1)
Thích hợp (S2)
ít thích hợp (S3)
Không thích hợp (N)
1. Khí hậu thuỷ văn
- Nhiệt độ TB(0C)
- Đỉnh mưa (tháng)
- Tổng lượng BQ trong 5 tháng (mm)
25-30
8,9
1000 - 1300
22 – 25
6,7
800 – 1000
18 - 22
10,11
< 800
< 18
11
2. Đất
- Loại đất
- pHKCl
- Al (mg/100g đất)
- Mùn tầng mặt
- Độ dốc (độ)
- Tình trạng ngập lụt
Đất đen
Nâu thẫm
Bazan
> 6
< 3
Giàu
3 - 8
Không
Nâu đỏ
Trên Bazan
Phù sa
5 – 6
< 3
Giàu
0 - 3
Không
Đất xám
4 - 5
< 3
Trung bình
8 - 15
Ngập ít
Bạc mầu
< 4
< 3
Nghèo
> 15
Ngập nhiều
Tổng số
181.200
2.171.400
1.058.000
3.410.000
2. Các vấn đề khoa học kỹ thuật của trồng bông.
Các vấn đề kỹ thuật của trồng bông như: giống bông, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến bông có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của nguyên liệu bông.
2.1. Về giống.
Hạt giống tốt là một trong những điều kiện quan trọng để cây bông phát triển tốt và cho năng suất cao. So với giống bông thường thì giống bông lai cho năng suất cao hơn rất nhiều có thể đạt tới 4 tấn/ha, hạt giống lai có khả năng chịu phân bón cao, có thể bón tăng 1,5 - 2 lần lượng phân thường dùng mà không bị ốp như các giống bông thường. Bón nhiều phân cây bông cho năng suất cao hơn rõ rệt và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng đáng kể. Đặc biệt là giống lai số 7 có khả năng kháng rấy rất mạnh, 2 giống lai số L18 và L19 kháng rầy yếu hơn nhưng nếu được sử lý thuốc nội hấp Gaucho cũng chống được rầy từ 80 - 90 ngày đầu,cho nên không cần phải phun thuốc trừ rầy mà nhờ vậy đã duy trì hệ thiên địch rất phong phú và hiệu quả là trong suốt vụ không xảy ra sịch sâu xanh phá hoại hoa quả bông.
Nếu những giống bông này được nhân rộng vào gieo trồng sẽ cho năng suất cao mà rất ít phải phun thuốc hoá học. Số lần phun thuốc bình quân là dưới 1, kể cả các lần phun do nhầm lẫn, các lần phun theo thói quen của nông dân. Đây cũng là cơ sở thuận lợi để thu hút nông dân vào trồng bông lai tăng năng suất và diện tích trồng bông.
2.2. Quá trình sản xuất bông.
Bao gồm: chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sử lý sau thu hoạch. Trong mỗi khâu đều có quy trình kỹ thuật rất khoa học và việc thực hiện ở mỗi khâu đều có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông.
* Chuẩn bị đất: chọn những loại đất có chất đất,độ dốc và khí hậu phù hợp cho cây bông phát triển. Sau khi có được đất phù hợp lại cần có kỹ thuật chế biến đất để gieo trồng như: dọn các mương tưới tiêu thật tốt, chuẩn bị các phương án tưới và rút nước kịp thời. Đào các mương tiêu xung quanh ruộng, chú ý các lỗ nhiễm mặn phải đào sâu để cắt các mạch nước ngầm, các lô khác dọn mương tiêu xung quanh khu dân cư và đào rãnh thoát nước ra mương tiêu.
Cày đất độ sâu 15cm, sau đó bừa và rạch hàng, đảm bảo mặt bằng, đất phải tơi đều, không còn cục lớn, rạch hàng sâu khoảng 15cm theo đúng khoảng cách 50 - 55 cm.
ở thời vụ 1 (gieo 15 tháng 9), do còn mưa nhiều nên rạch hàng theo độ dốc, không cắt lô ở các thời vụ khi chuyển sang mùa nên khi băt đầu cày đất phải chuẩn bị để cắt lô, phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) và sửa hàng ngày. Chia lô theo rãnh, không quá 15m, tuỳ theo độ dốc mà cắt lô và làm hàng theo kiểu làm thuốc lá (cuối lô phải có rãnh tưới tiêu sâu hơn rãnh hàng bông)
* Gieo trồng: gieo trồng bông theo đúng thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
- Về thời vụ: thường gieo vào mùa khô và mùa mưa
- Về kỹ thuật gieo: khoảng cách hàng, khoảng cách gieo, lượng hạt gieo
Khoảng cách luống bông là 105 - 110 cm, rạch hàng khoảng cách 50 - 55cm, rải phân vào đáy rãnh, cứ bỏ phân một rãnh bỏ không rải một rãnh. Chú ý dùng cuốc lấp thật kỹ phân sau đó tạo luống bằng cách vun đất 2 bên, đỉnh luốn là rãnh rải phân. Sau khi lên luống xong bề rộng luốngbằng phẳng, rãnh luống rộng 30cm, chiều cao phải đạt 30cm so với đánh rãnh luống. Gieo 2 hạt/hốc (hạt giống đã xử lý Gaucho 5gr/kg) phải gieo thêm 100 - 150 bầu/100m2 để dặm sau này, lưu ý phải bảo quản và chăm sóc trong vòng 25 ngày.
Sau khi gieo tưới đủ ẩm để cho bông mọc (tưới 1/2 luống, giữ nước 4 -5 giờ cho vừa thấm lên mặt luống sau đó rút hết nước), không được tưới quá ngập và giữ nước quá lâu. Lượng hạt giống gieo là 10kg/ha
* Chăm sóc:
- Phân bón lót: ít nhất là 200kg phân hữu cơ đã hoải mục + 20 kg uree + 15 kg SA + 10 kg DAP + 50 kg phân lân nung chảy + 15 kg KCl. Trộn đều và rải đều vào các đáy rãnh, sau đó lấp đất và sửa luống gieo (có thể bón tăng lượng phân chút ít, nhưng phải lấp đất thật sâu và kỹ tránh để hiện tượng bông sót phân và chết, hạt gieo phải cách phân bón 10 - 15cm)
- Phân bón thúc: lần 1 khi cây được 50 - 55 ngỳa tuổi tức là sau khi bắt đầu lai hoa,lần 2 khi cây 70 - 80 ngày tuổi nên bón DAP + 5kg KCl.
Phun phân vào đúng thời điểm theo tình hình sinh trưởng của cây bông theo từng lô, không phun phân, nước, thuốc một cách tự do, không có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Chăm sóc:
Tỉa để lại 1 cây/hốc, sau mọc 5 - 7 ngày, nhổ các cây cỏ mọc trong gốc cây, tỉa bỏ 2 - 3 lá gốc và các cành đực, khi cây bông được 40 ngày tuổi bỏ các lá nách, cành nách thường xuyên,lưu ý hạn chế thương tổn cho cây. Ngắt đầu cành quả khi cành có 4 quả (tầng dưới), 3 quả (tầng giữa), 2 quả (tầng trên), ngắt ngọn thân chính khi cây đã có 17 - 18 cành quả.
Phun thuốc trừ sâu bệnh kịp thời theo đúng sự hướng dẫn.
* Thu hoạch:
Tổ chức thu hoạch phải theo từng đợt (dứt điểm trong ngày). Ngay sau khi thu hái phải phơi bông ngay, không để bông tươi còn nằm trong bao quá một buổi.
* Chế biến sau khi thu hoạch:
Chế biến sau khi thu hoạch là công đoạn cuối cùng của sản xuất bông bao gồm cán bông hạt, kéo sợi và ép dầu hạt bông. Đây là công đoạn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bông. Nếu công nghệ hiện đại, công nhân có tay nghề cao thì chất lượng bông tốt mới đáp ứng được yêu cầu của ngành dệt may và như vậy có tác động ngược trở lại làm giá bông tăng lên, tiêu thụ tốt, người trồng bông có lợi nên khuyến khích phát triển cây bông.
Trên đây là ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đến việc phát triển cây bông. Như phân tích ở trên thì suốt quá trình sản xuất bông đều phải tuân theo quy trình kỹ thuật rất khoa học. Việc các quy trình kỹ thuật này có tác động rất lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng cũng như việc mở rộng diện tích cây bông. Chính vì vậy để phát triển cây bông cần phải có đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật từ đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cho đến người nông dân. Người nông dân là người trực tiếp sản xuất bông vì thế cần phải hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng bông như: làm đất gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch.... để có thể đưa kỹ thuật đã được nghiên cứu vào áp dụng trong thực tế một cách có hiệu quả.
3. Sự biến động của thị trường bông và những chủ trương chính sách của Nhà nước.
* Sự biến động thị trường bông trong và ngoài nước:
Sự biến động giá cả có tác động trực tiếp đến đơn vị kinh doanh bông cũng như người nông dân. Nếu giá cả nhích lên sẽ tạo một không khí mới cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bông. Đó là thu nhập cho người trồng bông được cải thiện kích thích sản xuất nhưng nếu giá bông xuống thấp thì có tác động ngược lại. Ví dụ như cuối tháng 4 năm 2001 đến cuối năm 2002 giá cả bông xơ thị trường trong nước và thế giới xuống quá thấp, tác động trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm bông và đến người sản xuất
* Về cơ chế chính sách của Nhà nước.
Để ngành bông phát triển với tốc độ cao nhất với những bước đi chắc chắn và bền vững phụ thuộc rất lớn vào những chính sách thoả đáng và đồng bộ như các chính ._.sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư sản xuất giống, trồng chế biến bông và các sản phẩm phụ,phát triển mô hình kinh tế trang trại trồng bông, xây dựng quy hoạch các vùng trồng bông, đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, các cơ sở chế biến, đầu tư khuyến nông như tín dụng ưu đãi, không tính thuế VAT đối với hạt giống sản xuất trong nước.... Đó là những điều kiện thuận lợi để cho ngành bông phát triển. Ngoài ra việc đưa ra giá sàn đối với thu mua bông bảo đảm trung hoà lợi ích giữa người sản xuất với các nhà thu mua.
Chương II
Đánh giá tình hình phát triển nguyên liệu bông ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001.
I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông ở nước ta giai đoạn 1990 - 2001.
1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ bông trên thế giới.
Về tình hình sản xuất bông trên thế giới.
Có hơn 80 quốc gia trồng bông trên thế giới, với sản lượng bông sơ sản xuất hàng nămkhoảng 20 triệu tấn. Tổng diện tích trồng bông đạt 30 triệu ha, bao gồm cả diện tích bông trồng nhờ nước trời và bông có tưới nước. Năng suất bông xơ trung bình vụ 2000/01 đạt 605tạ/ha, nước cao nhất là Isael: 1.685kg/ha, Syrya;1.414kg/ha, úc: 1.407kg/ha… Những nước có năng suất thấp là Modambic: 56kg/ha, Indonexia: 168kg/ha, Senegal: 215kg/ha…
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ tổng sản lượng bông trên thế giới niên vụ 2000/2001 tăng 0,39% so với niên vụ 1999/2000. Chủ yếu tăng ở một số quốc gia sản xuất chính như Mỹ (55000 tấn), Trung Quốc (523000 tấn) và Braxin (174000 tấn).
Bảng 2. Biến động sản lượng bông trên thế giới.
(Đơn vị:1000 tấn)
Quốc gia
Niênvụ 1999/2000
Niên vụ 2000/2001
Tăng(+), giảm(-)
Trung Quốc
Mỹ
ấn Độ
Pakistan
C.H Uzbekistan
Braxin
Thổ Nhĩ Kỳ
Nước khác
Toàn thế giới
3.823
3.694
2.652
1.872
1.128
675
791
4342
18.986
4.355
3.749
2.460
1.764
936
849
762
4.184
19.060
+523
+55
-192
-108
-192
+174
-29
-157
+74
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Sở dĩ có sự tăng mạnh sản lượng bông ở Châu á (cụ thể là Trung Quốc) là do ở Đông Nam á, thị trường gần gũi của Trung Quốc, công nghiệp dệt may đang được phục hồi dần từ cuộc khủng hoảng tài chính trong vùng. Thị trương nội địa của Trung Quốc với ngành dệt lụa truyền thống nổi tiếng cũng hòa nhập cùng xu hướng phát triển chung. Braxin cũng nhận thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng này và đã mở rộng diện tích trồng, cùng với thời tiết thuận lợi, tổng sản lượng tăng trung bình mỗi năm từ 20 - 30% góp phần vào sự tăng chung của sản lượng toàn thế giới.
1.2. Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới.
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu tiêu thụ thế giới niên vụ 2000/2001 giảm nhẹ so với niên vụ 1999/2000 (khoảng 0,2%) cho dù niên vụ trước mức tiêu thụ tăng 7,68%.
Nền kinh tế Đông Nam á đang được phục hồi dân với mức tiêu thụ tăng, trong đó Inđônêxia đang có tiềm năng là nước nhập khẩu lớn nhất trong vùng. Và Việt Nam đang cố gắng đạt được mức nhập khẩu 10 năm trước đây. Cùng với Trung Quốc, ấn Độ và Pakistan, các nước vùng Đông Nam á đang góp phần làm tăng và ổn định thị phần bông Châu á trên thế giới.
Bảng 3. Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới.
(Đơn vị 1000 tấn)
Quốc gia
Niên vụ 1999/2000
Niên vụ 2000/2001
Tăng (+), giảm (-)
Toàn thế giới
Trung Quốc
ấn Độ
Mỹ
Pakistan
Đông Nam á
Thổ Nhĩ Kỳ
EU
Nước khác
20.003
4.834
2.939
2.230
1.666
998
1.219
1.049
5.068
19.957
5.008
2.874
2.025
1.698
1.109
1.089
1.081
5.073
-46
+174
-65
-205
+32
-111
-130
+32
+5
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
1.3. Tình hình xuất khẩu và biến động giá cả.
*Tính biến động giá cả bông trên thị trường thế giới.
Giá thành sản suất bông hạt của các nước trên thế giới phổ biến từ 0.2 –0.3 USD/kg. Những nức có giá thành cao là: ấn độ (0.45 –0.54USD/kg), Tây ban nha (0.54 USD/kg), Côlômbia(0.38-0.40USD/kg), Bzazin (0.26 –0.31USD/kg), Tháilan (0.34USD/kg),…Các nước có giá thành thấp là Achentina (0.22-0.24USD/kg), Isael(0.26USD/kg), Pakistan (0.22 –0.26USD/kg), Namphi (0.27USD/kg), Mỹ và Trung quốc không công bố giá thành bông hạt.
Giá thành bông xơ phổ biến ở mức 1.2 USD/kg. Nước có giá thành thấp nhất là Achentina( 0.98USD/kg), Pakistan(0.65 –0.71USD/kg), Thailan (0.98 USD/kg), úc có giá thành phổ biến từ 1.08 –1.3 USD/kg, còn Mỹ có giá thành từ 1.2 –1.62 USD/kg, cá biệt lên đến 2.1USD/kg.
Về giá bông trên thế giới, trong 10 năm qua khá biến động, năm 2002 là năm giá bông thấp nhất, có lúc xuống dưới 1 USD/kg. Tính trung bình 10 năm, giá bông đạt 1.5 USD/kg, lúc cao nhất đạt gần 2USD/kg.
Theo ICAC (Uỷ ban tư vấn bông quốc tế), với giá bán bông như hiện nay, hầu hết các nước sản xuất bông đều bị thua lỗ. Nhiều nước đã có hỗ trợ tích cực à có hiệu quả cho ngành sản xuất bông. Cũng theo ICAC, có đến 59% sản lượng bông thế giới hiện nay là nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, với mức trung bình là 31 xuMỹ/kg xơ (gần năm triệu đồng Việt Nam/tấn ). đán kể nhất là Mỹ, trong tổng số hơn 180tỷ hỗ trợ cho nông nghiệp trong 10 năm kể từ năm 2002, thì hỗ trợ cho ngành bông là 47 tỷ, như vậy một năm ngành sản xuất bông Mỹ được hỗ trợ trung bình là 4.7 tỷ USD. Nhờ chính sách hỗ trợ này mà Mỹ đã thị phần xuất khẩu dưới 25%/năm lên gần 40% ở năm 2002. Về nguyên nhân dẫn đến giá bông thấp, Ngoài lý do suy giảm kinh tế toàn cầu, còn có nguyên nhân do chính sách hỗ trợ của chính phủ nêu trên. đIều đáng lưu ý là chỉ những nước có tiềm năng kinh tế như Mỹ, Trung quốc,…mới có chính sách này, và đây là những nước sản xuát bông lớn. Còn các nước nghèo, sản xuất bông không hiện đại, năng suất thấp, cho nên việc sụt giảm giá sẽ làm giảm diện tích và sản lượng bông ở các năm sau.
*Tình hình xuất khẩu bông trên thế giới.
Dự tính niên vụ 2002/2003, Mỹ sẽ tăng xuất khẩu lên 32000 tấn so với niên vụ trước và vẫn chú trọng vào các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Inđônêxia. úc cũng vẫn là một trong những quốc gia xuất khẩu chủ yếu với mức tăng 41.000 tấn dù cho sản lượng có bị giảm do thu hẹp diện tích trồng bông cũng như giảm năng suất do mưa lớn ở vùng trồng bông chủ yếu. Trong khi đó, các nước khối Pháp ngữ và cộng hòa Uzebekistan lại giảm lượng xuất khẩu 12 - 13% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, các nước trong khối này vẫn tiếp tục là nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu và là đối thủ đáng kể của Mỹ và một số quốc gia xuất khẩu chính khác.
Bảng 4. Tình hình xuất khẩu bông trên thế giới.
(Đơn vị 1000 tấn)
Quốc gia
Niên vụ 1999/2000
Niên vụ 2000/2001
Tăng(+), giảm(-)
Toàn thế giới
Mỹ
C.H Uzbekistan
úc
Khối Pháp ngữ
EU
Xiri
Tuốcmennistan
Nước khác
5.927
1.470
893
699
792
335
207
147
1.359
5.734
1.502
784
740
699
346
229
147
1.287
-193
+32
-109
+41
-93
+11
+22
-30
-72
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Bảng 5: Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu bông xơ trên thế giới giai đoạn 1990 - 2001
Năm
DT (1000ha)
NS (bông xơ) (kg/ha)
SL (1000tấn)
NK (1000tấn)
Tiêu thụ (1000tấn)
XK (1000tấn)
Giá bán (USD/tấn)
1990
33.154
572
18.964
6.757
18.854
6.528
1.457
1991
34.786
599
20.837
6.423
19.014
6.231
1.051
1992
32.630
551
17.979
5.948
18.998
5.647
969
1993
30.709
546
16.767
6.121
18.864
5.920
1.245
1994
32.175
581
18.694
6.759
18.710
6.281
1.680
1995
35.935
564
20.267
6.077
18.993
6.134
1.570
1996
33.817
577
19.512
6.397
19.443
5.945
1.415
1997
33.731
591
19.935
5.780
19.235
5.912
1.286
1998
32.960
561
18.491
5.545
18.883
5.247
1.045
1999
32.309
588
18.998
6.256
20.003
5.927
859
2000
31.579
604
19.074
5.986
19.957
5.734
1.054
2001
32.543
585
19.038
6.048
19.661
5.849
1.124
Nguồn: Thị trường và Thương mại thế giới.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thị trường bông trong nước.
2.1. Các giai đoạn phát triển
Quá trình trồng bông ở nước ta đã có gần nửa thế kỷ kinh nghiệm với những thành công và thất bại. Nửa thế kỷ là khoảng thời gian tương đối dài, đó là những bài học quý giá để tiếp tục phát triển ngành trồng bông. Sự phát triển của trồng bông được chia làm 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn từ 1954 - 1975: chủ yếu phát triển bông vụ khô ở các tỉnh phía Bắc. Đã hình thành một số trại khảo cứu về cây bông như Trại bông Gia lâm (Hà Nội), Trai bông quỳnh lôi Thai Bình), Trại nghiên cứu bông Định Tường(Thanh Hoá). Cây bông lúc đó được trống tập trung ỏ nông trường Tô Hiệu(SơnLa) bằng giống bông Quầy Vịt được du nhập từ Trung Quốc và trồng phân tán trong nông dân các dân tộc Miền núi chủ yếu là bông cỏ. Bông Luồi được trồng vụ Đông xuân ở các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung tại các nông trường quốc doanh. Nhà nước muốn phát triển bông nhưng không giải quyết được về mặt kỹ thuật như giống và sâu hại bông, cùng với cơ chế tập trung, bao cấp kìm hãm cho nên không thành công. Từ năm 1970 đến năm 1975 cây bông trồng tập trung ở phía Bắc coi như không còn nữa.
* Giai đoạn 1976 - 1994: Mở rộng phát triển bông ở các tỉnh phía Nam. Chủ trương sản xuất bông vụ khô với quy mô lớn, đề ra các chủ trương trồng bông phải gắn liền với thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa. Tổ chức sản xuất vẫn tập trung vào các nông trường với cơ chế bao cấp. Giai đoạn này vẫn không thành công do không giải quyết được sâu hại bông và giống cho năng suất quá thấp.
* Giai đoạn từ năm 1995 trở lại đây: ngành trồng bông đã mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là nhập các giống bông lai có năng suất cao, chống sâu bệnh vào gieo trồng. Về phòng trừ sau bệnh, áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp (IPM). Trồng bông có hiệu quả kinh tế, cây bông bước đầu cạnh tranh được với các cây trồng khác cùng thời vụ với nó nên bông có khả năng phát triển mạnh. Năm 2001, diện tích bông đạt 31.150 ngàn ha, năng suất đạt bình quân 12,9 tạ/ha/vụ, có những hộ đạt năng suất cao trên 2 tấn/ha/vụ.
Trồng bông vụ mưa ở những vùng không tưới, trồng xen với các cây như ngô, đậu đỗ là thành công lớn về mặt kỹ thuật, hạn chế sâu bênh, giúp mở rộng diện tích bông ở những vùng không tưới nước mà vẫn đạt năng suất khá cao.
Trồng bông vụ khô, có tưới nước với các giống bông kháng sâu, bệnh có năng suất cao. Hiện đã và đang thành công ở nhiều vùng như Đồng bằng Sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đang mở ra triển vọng mới cho phát triển trồng bông ở nước ta.
Hiện nay, chúng ta đã sản xuất được hạt giống bông lai kháng được sâu xanh cho năng suất cao. Về tổ chức thu mua - chế biến của ngành bông có tiến bộ rõ rệt tạo điều kiện để mở rộng diện tích trồng bông.
2.2. Tình hình sản xuất bông trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất bông ở các vùng trồng bông chính trong nước
Những năm gần đây, các giống bông lai F1 kháng rầy, kháng một số bệnh hại, có tiềm năng năng suất và phẩm chất tốt, phù hợp với một số vùng trồng bông chính trên nhiều loại đất có địa hình khác nhau, và cùng với tiến bộ khoa học mới về giống, về bảo vệ thực vật, về bố trí cây trông theo phương thức luân, xen canh, gối vụ, về phân bón và một số biện pháp canh tác, về tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và cải thiện hệ thống chính sách đối với người trồng bông, đã mở ra triển vọng cho phát triển bông công nghiệp ở các tỉnh trong các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Vùng Đông Nam Bộ:
Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước đất đỏ nâu, đất sỏi cơm trồng bắp lai vụ 1 và trồng bông vào vụ 2, năng suất bông có thể đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha.
ở Đồng Nai bông được trồng hầu hết ở các huyện Thống Nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh. Đã bắt đầu hình thành một số vùng tập trung có quy mô 1500 - 2000 ha ở Xuân Lộc, Thống Nhất. Những năm gần đây, diện tích trồng bông ở Đồng Nai có xu hướng giảm. Năm 1998 đạt 6627 ha, năm 1999 Đồng Nai 3395 ha, đến năm 2000 còn 1325 ha. Nguyên nhân do tình hình giá cả tiêu thụ bông giảm sút, công tác thu mua khó khăn do phải nâng cao chất lượng.
ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Bông được trồng chủ yếu ở 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. Diện tích trồng ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 1998 đạt 1800 ha, năm 1999 và 2000 đều đạt diện tích 1100 ha. Tuy nhiên năng suất bông của tỉnh có chiều hướng tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, canh tác, thời vụ...
ở Bình Phước: Bông được trồng chủ yếu ở huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Hồng Phú và Bù Đăng. Bông ở đây được trồng xen kẽ và diện tích ít so với các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên diện tích bông ở Bình Phước từ năm 1996 đến nay có xu hướng tăng: năm 1996 là 140 ha, năm 1997 là 307 ha, năm 1998 là 860 ha, năm 2000 là 700 ha.
Vùng Đông Nam Bộ hầu hết bông được trồng luân canh trên đất trồng bắp vụ 1 và xen canh với cây đậu nành vào vụ 2, năng suất tương đối ổn định 1,2 - 1,5 tấn/ha. Đã bắt đầu hình thành một số vùng tập trung có quy mô lớn 1.500-2000ha ở Thống nhất, Luân lộc, các vùng đất đỏ, đất nâu đen, sỏi cơm trồng bông rất thích hợp, diện tích này còn rất lớn, đang trồng bắp vụ 1 hơn 30.000 ha có thể trồng bông vào vụ 2. Tiềm năng của vùng này về đất trồng bông còn rất lớn, nếu chọn dùng đất vụ 1 trồng bắp và vụ 2 trồng bông thì có thể đưa diện tích lên 40.000 - 50.000 ha mà không tranh chấp với các loại cây trồng khác.
* Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Bông ở Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở Nam Bình Thuận (Đức Linh, Hàn Thuận Bắc), Ninh Thuận và Phú Yên.
Ngoài phương thức tròng như vùng Đông Nam Bộ còn có thể trồng xen canh trong vườn cây cao su mới trồng trong thời gian cao su chưa khép tán hoặc xen canh với đậu vụ 1 năng suất đạt 8 - 10 tạ/ha (vụ bông 1999 - 2000) do vùng này có lượng mưa ít, khô hạn. Tuy nhiên so với cách trồng vụ 2 thì cây bông có hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt. Tiềm năng đất đai vùng này cũng còn rất lớn. Diện tích bông ở Bình Thuận năm 1998 đạt 2.666 ha, năm 2000 đạt 2.600 ha, ở Ninh Thuận năm 1998 đạt 1.338 ha, năm 2000 giảm xuống còn 700 ha, ở Phú Yên diện tích có tưới đông xuân là 600 ha, vụ mưa là 1500 - 2000 ha (năm 2000).
* Vùng Tây Nguyên.
Bông được trồng tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, một phần ở phía nam tỉnh Gia Lai và phía nam tỉnh Lâm Đồng là vùng tiềm năng đất đai còn rất lớn, năng suất bông tương đối cao và ổn định hơn so với các vùng khác.
Hiện tại, bông mới được trồng ở một số huyện của tỉnh Đắc Lắc như huyện Cưjut, Buônđôn, Krôngpack, Eakan, Không Buck: Năm 1998 diện tích bông toàn tỉnh đạt 6.673 ha, đến năm 2000 đạt 9.138 ha. Cây bông trông ở đây phát triển tốt, cho năng suất khá và ổn định do có tiềm năng đất bazan, đất nâu đen rất tốt, rất phù hợp với trồng bông. Trong những năm tới, tập trung phát triển bông ở vùng Tây Nguyên sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.
* Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 1990 đến năm 1991, bông được trồng thử ở nông trường Đông Hải (Bạc Liêu), nông trường Vân Thời (Cà Mau), một phần ở An Giang mỗi năm không quá 50 ha.
Diện tích trồng bông lớn nhất vào năm 1992 đạt 119 ha (An Giang đạt 112 ha) năng suất bình quân là 5 tạ/ha. Năm 1993 còn lại 36 ha ở An Giang, năng suất 4 tạ/ha. Năm 1994 diện tích bông là 80 ha trong đó An Giang là 70 ha, năng suất 9,2 tạ/ha. Năm 1995, diện tích đạt 118 ha, năng suất bình quân 4,1 tạ/ha. Từ năm 1996 đến nay, bông không được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mặc dù đây là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai và khí hậu phù hợp với cây bông. Tuy nhiên với cây bông người nông dân ở đây vẫn còn mới lạ do họ có thói quen và kinh nghiệm trồng lúa hơn là với cây bông. Hơn nữa, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng lúa trọng điểm trong chương trình lương thực thực phẩm của Nhà nước. Do vậy, trogn những năm qua, bông chưa được phát triển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhưng hiện nay việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, cây bông có cơ hội góp phần vào chủ trương thay thế một phần diện tích sản xuất lúa hiện nay.
Bảng 6: Diện tích năng suất sản lượng bông theo các vùng
(1994 - 2001)
Đơn vị: DT: ha, NS: tạ/ha, S.L bông: tấn
Chỉ tiêu
Đông Nam Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐBSCL
Đ.Nai
B.Phước
BR-VT
N.Thuận
B.Thuận
Đăklăk
Gia Lai
An Giang
1. Diện tích
1994
4.766
400
-
1.648
-
960
70
1995
6.384
706
-
2.350
-
2.200
80
1996
5.293
140
1.700
1.818
410
1.413
1997
5.942
307
600
601
1.100
2.695
1998
6.627
860
1.800
1.338
2.666
6.673
1999
3.395
611
1.100
1.600
1.800
7.235
82
2000
1.325
700
1.100
700
2.600
9.138
833
2001
3.960
598
1.296
1248
1761
10.370
954
2. Năng suất
1994
5,43
4,65
-
6,68
-
5,77
8,8
1995
8,11
3,02
-
7,23
-
5,91
3,9
1996
7,37
7,57
6,47
1,75
6,10
6,96
1997
9,83
7,56
15,0
6,06
6,93
10,10
1998
10,56
10,00
8,33
6,73
8,25
10,50
1999
10,50
10,00
11,8
6,50
8,90
11,5
11,5
2000
12,05
12,05
11,8
11,4
10,4
10,46
10,46
2001
13,15
13,07
10,34
10,67
11,47
11,24
10,6
3. S.lượng bông hạt
1994
2.586
186
-
980
-
984
61,43
1995
5.177
213
-
1.700
-
2.723
31,5
1996
3.902
106
1.100
318
250
7.000
1997
5.839
232
900
364
762
10.240
1998
7.000
860
1.500
900
2.200
9.560
1999
3.565
611
1.298
1.040
1.608
8.320
95
2000
1.524
1.643
1.300
800
2.700
9.558
871
2001
5.207
769
1.339
1.331
2.019
11.655
1.011
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Năng suất, sản lượng ngành bông thu mua được, không kể 7 - 10% sản lượng do tư thương tranh mua)
2.2.2. Tình hình sản xuất bông trong phạm vi cả nước
Đây là giai đoạn mà các vấn đề nghiên cứu khoa học đã có nhiều tiến bộ rõ rệt,nghànhg bông đã chuyển giao được nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như:giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác,thời vụ,bố trí vung sản xuất bông thích hợp và có hiệu quả. Những năm vừa, diện tích bông không ngừng được mở rộng, sản lượng bông ngày càng tăng, năng xuất được nâng cao.
* Về diện tích: năm 1994 cả nước có 7610 ha bông công nghiệp, ba năm liên tục(từ năm 1995 điến năm 1997) diện tích bông cầm chừng trên dưới 11000ha.năm 1998 đạt 19964ha, tăng 77.5% so với năm 1997, năm 1999 đạt 17705ha bômg giảm 11.3%so với năm 1998 do bị ảnh hưởng của bão lụt, đến năm 2000 diện tích bông tăng trở lại đạt 22600ha tăng 27.6% so với năm 1999, năm 2001, 2002 diện tích tăng lên tương ứng là 14.7% và 21.6%. trong đó năm 2002 diện tích đạt 31504ha.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng diện tích do thay đỏi giống bông (86% được trống bằng giống bông loại F1, năng suất cao được sản xuất tròng nước), các địa phương tham gia trực tiếp việc tổ chức sản xuất bông, nghiên cứu các mô hình tổ chức quản lý việc trồng bông phù hợp cho từng địa phương. Trên cơ sở nông dân sản xuất bông là chủ yếu, các doanh nghiệp kinh doanh bông làm dịch vụ cung cấp giống, vật tư cho sản xuất bông, thu mua và chế biến, mô hình trang trại trồng bông được áp dụng tạo ra vùng trồng bông lớn, khối lượng đồng đều. Hộ nông dân được hỗ trợ, giống kỹ thuật cho sản xuất bông đã tạo điều kiện cho việc sản xuất.thời tiết tương đối thuận lợi.
* Về năng suất.
Nhìn trung năng suất cả bông cả nước không ngừng được tăng lên từ 4.7tạ/ha năm 1990, năm 1991 đến năm 1993 trung bình đạt 7.3tạ/ha. Năm 1994 năng suất giảm xuống còn 5.67tạ /hanhưng năm 1994 đã lên được 10.48tạ /ha, năng suất bông từ năm 1994 nay không ngừng được tăng lên từ năm 1994- năm 2002 năng suất bình quân là 8.7tạ /ha.
Các địa phương đạt năng suất bông cao điển hình là ở Đông Nai năng suất bình quân đạt 10tạ/ha.Ba huyện xuân lộc, thống nhất,vĩnh cửu, năng suất bình quân đạt 12tạ/ha. Trong nhiều năm gần đây, nhiều gia đình nông dân đạt 27-30tạ/ha.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng năng suất bông do. Những tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng như: chuyển đổi mùa vụ thích hợp ;làm giảm phá hoại của sâu bệnh; đưa nhiều giống bông mới gia sản xuất có khẳ năng kháng rầy, chất lượng tốt như M456 –10,Mcu9…đặc biệt gần đây là loại giống bông F1VW36h, C118…cho năng suất cao, tại một số địa phương hàng trăm ha bông đạt 20-25tạ/ha (ĐắcLắc), những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết bình thường các giống bông cho năng suất từ 12-15tạ/ha.
Xây dựng và mở rộng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong bảo vệ thực vật cho bông hạn chế sự phat triển sâu bệnh cho cây bông, đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt.
Sử dụng phân bón hợp lý đã có nhiều tiến bộ kỹ thuậ về thời kỳ bón phân, loại phân sử dụng để nâng cao năng suất bông ở các vùng khác nhau.
Đọi ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông phối hợp địa phương để chọn đất, tập huấn kỹ thuật hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong suốt thời vụ sản suất nên nông dân tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật trồng bông.
* Về sản lượng.
Nhìn chung từ năm 1994 đến nay sản lượng bông trong cả nước không ngừng tăng lên so với năm1994(4615tấn), sản lượng bông năm 2002 tăng 7 lần. Cụ thể: năm 1995 sản lượng 8840 tăng 83% so với năm 1994, năm 1996 do thời tiết không thuận lợi do đó sản lượng bông giảm 21% so với năm 1995. Trong hai năm tiếp theo sản lượng tăng đột biến năm 1997 tăng 62.3%, năm 1998 tăng 79.8%, do ảnh hưởng bão lụt năm 1999 sản lượng giảm 10% so với năm 1998. Từ năm 2000 đến nay do diện tích và năng suất bông được nâng cao nên sản lượmg bông tiếp tục được tăng nhanh: năm 2000 tăng 18%, năm 2001 tăng 37.41%, năm 2002 tăng 16%.
Nhìn chung diện tích và sản lượng bông tăng khá cao bình quân 16%/năm
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng bông từ năm 1990-2002.
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng hạt (tấn)
1990
1.603,6
4,7
752,2
1991
11.624
7,0
8.172
1992
15.620
7,2
11.229
1993
6.330
7,6
4.804
1994
7.610
5,67
4.615
1995
11.755
7,2
8.440
1996
10.774
6,2
6.666
1997
11.245
9,6
10.820
1998
19.964
9,7
19.460
1999
17.705
9,4
17.485
2000
22.600
9,2
20.700
2001
25.916
10,98
28.452
2002
31.504
10,48
33.000
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Để thấy được dõ nét hơn tình hình sản suất bông trong nước, dưới đây ta tìm hiểu tình hình sản suất bông trong hai niên vụ vừa qua:
Qua báo cáo tổng kết của Công ty bông Việt Nam
*Niên vụ 2001/2002 diện tích trồng bông đạt 25.915ha trong đó vụ mưa đạt 23.333ha, vụ khô đạt 2.582ha (tăng so với vụ 2000/2001 là 67,33%). Niên vụ 2001/2002 có những vấn đề cần quan tâm:
Chú trọng đến phát triển bông có tưới nhằm thực hiện định hướng tăng nhanh tỷ trọng bông vụ mưa có tưới bổ sung cuối vụ và bông vụ khô tưới tiêu chủ động trong tổng diện tích trồng bông.
Năng suất bông trên tất cả các địa bàn đều được cải thiện hơn các năm qua, bình quân chung toàn Công ty trong vụ mưa 2001/2002 đạt 10,98 tạ/ha. Đặc biệt trên địa bàn xã Cư Jut đạt 15 tạ/ha.
Đạt năng suất cao ngoài yếu tố thời tiết, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi vụ bông vừa qua. Ngoài ra còn có phần ứng dụng tốt và thực hiện đồng bộ các khoa học tiến bộ kỹ thuật về giống, mật độ cây, dinh dưỡng, sử dụng chất điều khiển sinh trưởng cây, phun KNO3 qua lá, sử lý đúng các biện pháp phòng chống bệnh xanh lùn ở những cây có nguy cơ lây nhiễm nặng, hệ thống khuyến nông nâng cao hơn về chất lượng hoạt động, có chính sách cơ chế đầu tư cho nông dân rõ ràng (tổng đầu tư hơn 20 tỷ đồng, bình quân 857.000đ/ha) đã góp phần tích cực vào tăng năng suất bông.
Đây là năm đạt sản lượng bông hạt nhất (sau năm 2002) từ trước tới nay, tất cả các vùng trồng bông đều tăng sản lượng. Cả nước đạt 25.904 tấn (vụ mưa) và 2.548 tấn vụ kho, sản lượng cả niên vụ đạt 28.452 tấn bằng 223,85% so với niên vụ 2000/2001, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm đầu tiên thực hiện chiến lược tăng tốc của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng bông niên vụ 2001/2002 vẫn chưa thật tốt, nhất là còn tình trạng lẫn dây nilon vào bông do chưa "triệt" được việc nông dân dùng bao nilon đựng bông và dây nilon để dùng bao hàng.
* Niên vụ 2002/2003
Niên vụ 2002/2003 đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay, diện tích trồng bông tăng hơn 20%, sản lượng tăng 16% so với niên vụ 2001/2002, thực hiện được yêu cầu về tăng trưởng của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đạt được kết quả đó do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Trong điều kiện có sự biến đổi khắt khe về thời tiết trên diện rộng của vụ mưa năm 2002/2003, năng suất giữ được bình quân 10,47tạ/ha là thành công lớn của tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là tăng mật độ cây lên trên 3 vạn, có nơi trên 4 vạn đã giữ cho năng suất cao ở các địa bàn Tây Nguyên.
Lực lượng khuyến nông được tổ chức chặt chẽ, có nề nếp, tâm huyết với nghề mặc dù đơn giá tiền lương bị ảnh hưởng trực tiếp của giá bông thấp nhưng lực lượng này vẫn phát huy hết trách nhiệm, đóng góp vào kết quả sản xuất chung.
Chú trọng phát triển bông có tưới ở các địa bàn trọng điểm Gia Lai, duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận - Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, sớm hình thành vùng tập trung sản xuất nguyên liệu tập trung trên quy mô lớn. Sự thành công của 3 vùng trọng điểm là những bài học thiết thực để thực hiện định hướng tăng nhanh tỷ trọng bông vụ mưa có tưới để bổ sung cuối vụ và bông vụ khô tưới tiêu chủ động trong tổng diện tích gieo trồng bông.
Thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện về công tác chất lượng bông, từ nhận thức đến đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Chất lượng bông được quan tâm đúng mức của các cấp quản lý Công ty càng ngày chúng ta càng thấy rõ hơn yêu cầu chất lượng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đối với nguyên liệu bông và đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó đến nay chất lượng bông xơ đã được cải thiện cơ bản độ đồng đều trong từng lô hàng xuất ra được khách hàng chấp nhận, yên tâm sử dụng bông sản xuất trong nước.
Bảng 8: Kết quả sản xuất bông từ niên vụ 2002 đến 2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện nhiệm vụ 2001
Nhiệm vụ 2002
Kế hoạch
Thực hiện
I Vụ mưa
Diện tích
Ha
23.333
26.100
27.942
Sản lượng
Tấn/ha
25.904
28.170
28.000
Năng suất BQ
Tấn/ha
11.10
10.79
10.02
II. Vụ khô
Diện tích
Ha
2.582
4.400
3.562
Sản lượng
Tấn/ha
2.548
6.175
5.000
Năng suất BQ
Tấn/ha
9.86
14.03
14.229
III. Niên vụ
Diện tích
Ha
25.915
30.500
31.504
Sản lượng
Tấn/ha
28.452
34.345
33.000
Năng suất BQ
Tấn/ha
10.98
11.26
10.47
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
2.3. Tình hình thu mua, chế biến và tiêu thụ bông trong nước.
2.3.1. Tình hình thu mua bông.
Trong điều kiện yêu cầu chất lượng bông xơ của nhà máy dệt sợi, trong công tác thu mua nguyên liệu đầu vào đã chuyển hóa lại chất lượng như độ ẩm, phân loại rõ ràng...
Từ năm 1999 đến nay, công ty bông trung ương và địa phương đã đặt ra tiêu chuẩn bông khô và phải được phân loại riêng bông trắng tối và bông vàng đen và sẽ đảm bảo mua hết các loại bông cho dân.
Tại tất cả các điểm thu mua bông vụ mùa 2000 - 2001 đã có máy đo độ ẩm để thu mua bông với chất lượng tốt, tạo lòng tin cho những người nông dân làm tốt. Việc thu mua bông đảm bảo thanh toán đủ cho dân khi bán bông không để xảy ra mua thiếu của dân. Đến nay, công ty bông Đồng Nai đã mua được 520 tấn và công ty bông trung ương đã mua được trên 15.000 tấn bông hạt.
Năm 1999 và 2000, công ty bông trung ương và các dịa phương đã cố gắng tổ chức thu mua phần lớn sản lượng bông hạt theo các hợp đồng đã ký đầu vụ với giá 5.200 đồng/kg năm 1999, 5.500 đồng/kg năm 2000, đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất.
2.3.2. Chế biến bông.
Chất lượng bông xơ không chỉ phụ thuộc vào bông hạt tốt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu chế biến, bắt đầu từ khi vừa thu hoạch xong, xơ chế cho đến chế biến. Bông hạt sau khi thu mua phải chế biến ngay càng sớm càng tốt để giữ chất lượng sợi ít thay đổi, hạn chế kho chứa nguyên liệu. Thực trạng của công nghiệp chế biến bông xơ của ngành công nghiệp bông tính đến năm 2000: Năng lực chế biến bông xơ toàn ngành hiện có 52 máy với tổng công suất khoảng 150 tấn/ngày, trong đó của Công ty bông Việt Nam khoảng 100 tấn/ngày. Thời gian qua, Nhà nước mới chỉ phê duyệt một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bông vừa và tương đối lớn ở Đồng Nai, Đắc Lắc, Ninh Thuận với các thiết bị nhập của Mỹ, ấn Độ.... Các thiết bị này tương đối khá, cho chất lượng bông xơ cao, dây chuyền khép kín nên không bụi. Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ và xây lắp, do đó bông xơ đạt chất lượng bông cấp 1 Việt Nam tương đương bông nhập khẩu nâng được tỷ lệ xơ từ 32- 33% như trước đây lên 37% như hiện nay, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín. Số thiết bị này chiếm khoảng 40% tổng công suất cán bông toàn ngành. Số còn lại là máy nhập của Trung Quốc từ vài chục năm trước hoặc chế tạo trong nước cải tiến từ các mẫu máy nhập khẩu. Số máy này có công suất nhỏ từ 2 tạ đến 1 tấn bông hạt/các/máy. Máy nhỏ có ưu điểm là giá rẻ, dễ di chuyển đến các vùng có sẵn nguyên liệu, nhưng chất lượng bông xơ cán ra không cao, lẫn nhiều tạp chất, bụi bặm cho công nhân. Thông thường, vụ cán bông chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng vì bông cồng kềnh, tốn diện tích kho, dễ cháy và dễ xuống phẩm cấp. Với sản lượng gần 18.000 tấn bông hạt như năm 1998, đã phải cán trong hơn 4 tháng.
Hiện nay, nước ta còn rất hạn chế các thiết bị dây chuyền chế biến bông như: máy cán bông, hút bông từ xa, máy làm sạch bông hạt, máy sấy bông hạt và máy làm sạch xơ. Những dây chuyền chế biến khép kín hiện có tương đối lạc hậu như bộ phận sấy bông hạt, bộ phận tách đá và tạp chất chất lượng thấp, kích thước không phù hợp hiện nay. Vì vậy, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến bông đảm bảo năng suất và chất lượng cao đang là vấn đề bức thiết, là điều kiện cần trong phải giải pháp phát triển nguyên liệu bông phục vụ cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
Bảng 9: Chế biến bông trong năm 2002
Nhà máy
Lượng bông hạt đưa vào chế biến (tấn)
Bông xơ
Chế biến
(tấn)
Hạt bông
thương phẩm
(tấn)
Tổng số
Vụ mưa 01/02
Vụ khô 02/03
Vụ mưa 02/03 chế biến
trong năm 2002
Đắk Lắk
16.150
11.000
750
5.000
5.900
9.100
Tâm Thắng
5.000
5.000
1.825
2.800
Nha Trang
5.825
3.500
1.700
1.000
2.100
3.300
Phan Thiết
4.810
2.100
750
2.000
1.750
2.700
Đồng Nai
4.980
2.300
800
2.000
1.800
2.800
Hà Nội
1.240
40
1.200
140
720
Tổng
39.140
18.940
4.000
16.200
13.815
21.420
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.3.3. Tiêu thụ bông xơ trong nước.
Thị trường tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước là rất lớn. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 máy kéo sợi, trong đó có gần 10 nhà máy kéo s._.bệnh vào những năm tới.
* Giảm sự phụ thuộc của sản xuất bông vào nước trời.
Sản xuất bông có tưới đưa lại năng suất từ 2 - 3 tấn/ha dự kiến năm 2010 diện tích có tưới đạt 63%, còn 37% diện tích vẫn còn phải dựa vào nước trời. Theo những dự báo về khí tượng thì tính chất phức tạp về thời tiết ngày càng trầm trọng hơn. Hiện Elnino và Lanina là những yếu tố cần phải được xem xét kỹ càng trong chương trình khoa học công nghệ, trong đó việc nghiên cứu đồng bộ tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trễ vụ do thời tiết, do cây trồng vụ 1 trễ kéo theo tình trạng thối quả do mưa muộn cuối vụ.
* Hình thành vùng sản xuất lớn.
Mở rộng sản xuất, nhưng muốn có hiệu quả cao phải hình thành các vùng sản xuất lớn. Một khi đã hình thành các vùng sản xuất lớn thì tính chất vùng phải được chú trọng trong đó nổi lên là: sử dụng những loại đất phù hợp; xác định cơ cấu cây trồng có bông nhằm đảm bảo hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến các mục tiêu khác; phải có chương trình phòng trừ sâu bệnh có hệ thống.
* Tạo được tính đa dạng về mặt sản phẩm.
Sản xuất bông nhằm mục đích thay thế nhập khẩu. Nếu đạt được mục tiêu của năm 2010 chúng ta cơ bản tự túc được nguyên liệu cho ngành dệt may. Điều này có nghĩa là chúng ta vừa thỏa mãn được về mặt số lượng nhưng cũng phải đáp ứng được về mặt chủng loại vốn cũng rất đa dạng về mặt nguyên liệu.
Hiện nay, chúng ta mới chỉ sản xuất được bông xơ nhóm trung bình, còn các nhóm khác mặc dù có tiềm năng nhưng chúng ta chưa sản xuất được.
Trong những năm tới, xu thế xuất khẩu hàng dệt may càng được đẩy mạnh. Việc tạo ra nguyên liệu để sản xuất vải cho may xuất khẩu là một thị trường rộng mở có hiệu quả nhưng cũng đầy thử thách.
Sản xuất những giống bông có xơ dài là một trong những yêu cầu của chế biến và tiêu thụ. Điều này không những cho phép tận dụng được nhiều điều kiện về đất đai, khí hậu cũng như trình độ canh tác của người dân, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao không thua kém sản xuất các giống hiện nay. Những tiến bộ nghiên cứu, bông xơ mịn cũng cần được đẩy mạnh.
Cây bông ngoài sản phẩm chính là xơ bông dùng làm nguyên liệu cho dệt may, còn có sản phẩm phụ có giá trị đó là hạt. Hạt bông có lượng dầu,hàm lượng đạm thực vật không thua kém các loại hạt có dầu khác.Do vậy các nghiên cứu cũng phải trú ý tỷ lệ dầu trong hạt bông, hàm lượng đạm trong hạt bông nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất bông.
2.2. Một số nội dung nghiên cứu khoa học chính từ nay đến năm 2010
2.2.1. Tâp trung nghiên cứu lai tạo giống mới (cả giống bông lai và bông thường).
Tập trung nghiên cứu lai tạo giống mới nhằm tạo được những giống bông có năng sất cao,chống chịu sâu bệnh tốt, chất lương phù hợp với nhu cầu của nghành dệt may, nhất là nhu cầu về sợi chất lượng cao cho dệt may xất khẩu. nhanh chóng chuyển gen kháng sâu BT vào các giống bông tốt ở việt nam để tạo nhiều giống bông mới có gen BT kháng sâu bệnh, có năng sất cao, chất lượng tốt.
Xúc tiến nghiên cứu và tiến hành sản xất gióng bông lai f1 nhằm hạ giá thành hạt lai từ 25-30% so với hiện nay. Phải tạo được giống bông phù hơp với từng vùng sinh thái và phải có các đặc điểm sau:
+ Có tính kháng sâu cao( kháng rầy xanh sâu xanh sâu hồng )
+ Có tính kháng bệnh chết cây con vá thối lá, bệnh giác ban...
Nghiên cứu các loại giống cho năng suất cao: 20 - 30 tạ/ha đối với các vùng đất có tưới, 15 - 25 tạ/ha đối với vùng Đông Nam Bộ, 18 tạ/ha đối với vùng Tây Nguyên, 18 tạ/ha (vùng không tưới) và 20 - 25 tạ/ha (đối vói vùng có tưới) ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, 25 tạ/ha đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tỷ lệ bông xơ cao trên 39%, chất lượng xơ bông thỏa mãn nhu cầu của ngành dệt may, bao gồm 3 nhóm chính: xơ dài (29 - 35 cm), xơ trung bình (26 - 29 cm), xơ ngắn (nhỏ hơn 26 cm). Ngoài ra còn có thể sản xuất các loại bông có màu theo nhu cầu.
2.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh.
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bông, chú trọng đến việc duy trì cân bằng sinh học cho việc phòng trừ sâu bệnh trong điều kiện thâm canh cây bông cao.
Kết hợp chặt chẽ với các nhà tạo giống để nghiên cứu đưa ra các giống chống chịu sâu bệnh (rầy xanh, sâu xanh, sâu hồng, bệnh chết cây con, thối lá, mốc xám) ra phục vụ cho sản xuất.
Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh hợp lý (rầy xanh, rệp, sâu xanh, sâu hồng, sâu đo, bệnh cây con thối lá, mốc xám...) để phòng trừ sâu bệnh một cách có hiệu quả.
2.2.3. Nghiên cứu biện pháp thâm canh tăng năng suất.
Nghiên cứu về mật độ phân bón, giống thích hợp cho từng vùng và từng điều kiện sản xuất bông, chú trọng việc nghiên cứu sử dụng phân vi lượng để cung cấp đủ dinh dưỡng trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây bông.
Nghiên cứu sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để điều tiết sự sinh trưởng của cây bông theo hướng nâng cao năng suất cây bông.
Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ cỏ cho cây bông trên những vung bông chính, thiếu nhân công.
Nghiên cứu các mô hình trồng bông có hiệu quả cho từng vùng sản xuất.
2.2.4. Nghiên cứu về mùa vụ.
Trồng bông mùa mưa nhờ nước trời (bông sinh trưởng mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô), sản xuất bông vụ mưa không phải đầu tư công trình tưới nước nên giá thành sản xuất thấp, tận dụng đất đai, có điều kiện mở rộng diện tích. ở các tỉnh phía Nam, mùa mưa có thể sản xuất được 2 vụ: vụ 1 có thể trông ngô, đậu tương, đậu xanh, lạc... vụ 2 trồng bông, ngô, đậu tương, đậu xanh... hầu hết diện tích trồng bông vào vụ 2 (trồng vào mùa mưa, thu hoạch vào đầu mùa khô). Tuy nhiên trồng bông mùa mưa thường gặp thiên tai nên năng suất không ổn định.
Trồng bông mùa khô có nhiều thuận lợi: thứ nhất là không bị ảnh hưởng thiên tai, thứ hai là trồng trong điều kiện có tưới cây bông sinh trưởng tốt, năng suất cao, ổn định... Bông vụ khô bố trí trên chân đất: lúa mùa - bông đông xuân hoặc trên đất chuyên màu có tưới vụ đông xuân.
3. Đầu tư phát triển nguyên liệu bông.
3.1. Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất nguyên liệu bông.
3.1.1. Đầu tư sản xuất giống bông lai F1.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển và mở rộng diện tích 4 vùng từ nay đến năm 2010 phải đạt diện tích khoảng 230 nghìn ha với tốc độ phát triển 25 - 30% trong những năm đầu và từ nay đến năm 2005 các giống bông lai chiếm cơ cấu 85 - 90% những năm về sau. Nhu cầu hạt giống tăng để đáp ứng nhu cầu cho nông dân trồng bông, ngoài các giống hiện nay như giống bông lai VN20, VN35,..., còn sử dụng các giống lai có tiềm năng năng suất cao trong tương lai.
Bảng 17: Dự kiến số lượng giống sản xuất và tiêu thụ giai đoạn
2001 - 2005 và năm 2010
Đơn vị:Dt ha; Sl tấn
Năm
2000
2001
2002
2003
2003
2004
2004
2005
2005
2006
2010
2011
Diện tích
SL giống lai
SL giống thuân
31.150
100
27
50.000
170
30
80.000
275
45
100.00
340
60
120.00
390
70
230.00
920
0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Đến năm 2010 lượng giống lai cần là rất lớn trong điều kiện canh tác hợp lý, mỗi ha gieo trồng cần 4 kg hạt giống lai. Nhu cầu hạt giống cần đến năm 2010 (chưa kể dự phòng) là trên 920 tấn hạt giống tương đương với diện tích sản xuất hạt giống cần phải có là 670 ha.
Quan điểm chung: cơ sở sản xuất hạt giống phải được xây dựng trên vùng thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai và dồi dào lao động.
Cần xác định giống bông thích hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái để từ đó bố trí mạng lưới sản xuất hạt giống F1.
Những năm đầu, sản xuất giống bông lai F1: tập trung chủ yếu tạu xi nghiệp giống cây trồng và viện nghiệ cứu bông và có sợi Nha Hố. Khi nhu cầu số lượng tăng có thể sản xuất ngoài dân ở các vùng lân cận. Diện tích của Viện nghiên cứu coa khoảng 270 ha để sản xuất giống. Năng lức sản xuất giống 1 năm 2 vụ là 2 tấn/ha/năm thì Viện Nghiên cứu bông và cây có sợi xí nghiệp giống cây trồng có thể sản xuất, cung cấp cho dân khoảng 540 tấn. Chuẩn bị điều kiện để tổ chức các cơ sở sản xuất giống cho giai đoạn sau.
Những năm tiếp theo cần phải tổ chức thêm các trại giống để sản xuất, bước đầu sản xuất các giống bất dục hoặc lai bình thường với quy mô từ 100 - 200 ha để làm quen với kỹ thuật và quy trình sản xuất nhằm dự phòng các phương án sản xuất khi có nhu cầu lớn.
Các trại giống này nên tổ chức mạng lưới sản xuất đến từng hộ nông dân sản xuất bông giỏi, biết tiếp thu khoa học kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của trại và trại thu mua lại toàn bộ số bông, tổ chức cán và thu hạt để xử lý thành giống. Sản xuất giống theo phương pháp này rất có lợi vì đầu tư Nhà nước sẽ không nhiều nhưng các cơ sở sản xuất giống hạt phải quản lý, giám sát chặt chẽ việc sản xuất giống, không để lọt những giống xấu vào sản xuất.
3.1.2. Đầu tư cho thủy lợi, giao thông.
Tập trung cho đầu tư thủy lợi kết hợp với giao thông để tưới cho bông ở 2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đây là 2 vùng bông có tưới thâm canh cao. Diện tích gần 130 nghìn ha.
* Đồng Bằng Sông Cửu Long:
77.000 ha làm bông vụ khô chuyển từ tưới cho lúa đông xuân sang tưới cho bông. Do đó không cần đầu tư xây dựng mới cho thủy lợi khi chuyển đất lúa đông xuân sang trồng bông mà chỉ cần kiên cố hóa kênh mương.
* Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận:
Gần 40.000 ha bông có tưới. Giải pháp tưới là xây dựng các hồ, đập và các công trình thủy lợi tưới cho bông và các cây trồng khác. Bao gồm các công trình sau:
Hệ thống sông, lòng sông (bắt đầu xây dựng): 1.500 ha được tưới trong đó đã tưới 300 ha.
Hệ thống PhanRí - Phan Thiết: 25.000 ha bông có tưới, thuộc 3 công trình sông Lũy, sông Cà Dây và sông Quao (xây dựng mới hồ sông Lũy).
Hệ thống hồ sông Dinh 3 (xây dựng mới): 4.000 ha bông có tưới.
Hệ thống hồ Tà Pao (xây dựng mới): 8.000 ha bông có tưới
Hệ thồng hồ Tân Giang (Ninh Phước): 25.000 ha bông có tưới.
Mức đầu tư trung bình cho 1 ha canh tác có tưới là 50 triệu đồng, 1 ha gieo trồng có tưới từ 20 - 25 triệu đông.
Lượng nước sử dụng tưới cho bông bằng 1/3 lượng nước tưới cho lúa. Chích mức đầu tư để tưới cho 1 ha gieo trồng bông từ 7 - 10 triệu đồng.
Tổng đầu tư tưới cho vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận khoảng từ 350 - 450 tỷ đồng.
* Các vùng khác:
Diện tích bông có tưới hơn 30.000 ha chuyển đất trông lúa và các cây trông khác hiệu quả không bằng bông ở vung Ajunpa, Bình Định, Phú Yên sang trồng bông vụ khô thâm canh. Xây dựng mới công trình nhỏ, kiên cố hóa kênh mương với tổng đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.
3.1.3. Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ.
Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân.
Tập trung đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
Hoàn chỉnh kỹ thuật công nghê sản xuất bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống, bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất.
Các Viện Nghiên cứu cây bông Nha Hố, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền nam, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền nam, Viện Khoa học nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp và Trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp Miền trung (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nhiệp Việt Nam) phải có chương trình kế hoạch nhgiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông từ giống, canh tác, chế biến, nhất là việc tạo giống bông bằng công nghệ sinh học để có những bộ giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng, cung cấp cho nhu cầu sản xuất.
Cần phải nghiên cứu trong công nghệ chế biến xơ, ép dầu bông tận dụng sản phẩm phụ.
Mỗi năm ngành bông cần 4,5 tỷ đồng cho nghiên cứu và đào tạo cán bộ (trong nước cũng như du học ở nước ngoài).
Triển khai rộng rãi các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với cây bông.
Tăng cường công tác khuyến nông cây bông theo hướng xã hội hóa công tác khuyến nông gồm khuyên nông Nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp (qua nhiều năm tổng kết để mở rộng thêm 1 ha diện tích bông công ty bông phải chi 300.000 đồng, Nhà nước cần xem xét cấp mỗi năm 15 tỷ đồng cho công tác khuyến nông), khuyến nông tự nguyện... để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng bông, chế biến.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phân cấp bông xơ nhằm đảm bảo chất lượng vải từ nguyen liệu bông xơ trong nước, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
3.1.4. Đầu tư ban đầu cho nông dân trồng bông.
Nông dân trồng bông rất nghèo, đang phải lo bữa ăn hàng ngày, không có tích lũy. Đầu tư cho nông dân để giúp cho ngưới nông dân đầu tư thâm canh vào sản xuất bông lai, đạt năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
Cần hỗ trợ giá giống thương phẩm cho nông dân trong thời gian 2 năm, năm thứ nhất 60% và năm thứ (2) 50% theo giá tại thời điểm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho vay đối với người trồng bông theo quyết định số 67/1999-QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, phối hợp với hộ nông dân, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tổ chức tín dụng tiết kiệm, tổ tương hỗ vay vốn để nông dân vay vốn được thuận lợi hơn và sử dụng vốn có hiệu quả, trả được nợ vay.
Ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ưu tiên dành vốn cho vùng phát triển bông nguyên liệu để cho dân vay vốn trồng bông góp phần xóa đói giảm nghèo.
3.2. Đầu tư cho cơ sở chế biến
3.2.1. Công nghệ chế biến.
Cần phải hoàn chỉnh gấp quy trình chế biến bông trước mắt cần nhập một dây chuyền hoàn chỉnh về chế biến và dựa theo những kỹ thuật tiên tiến, từng bước cải thiện hệ thống chế biến sẵn có để nâng cao toàn diện chất lượng xơ trong toàn ngành.
3.2.2. Quy mô chế biến.
Dựa vào sự kiến kế hoạch sản xuất bông 2001 - 2010, cân đối theo sản lượng bông từng vùng và tính chất sản xuất bông có thể bố trí quy mô sản xuất bông như sau:
Cần xây dựng những nhà máy chế biến công suất từ 10 - 30 ngàn tấn/năm. Tùy theo số lượng hàng năm mà mở rộng thêm quy mô nhằm tiết kiệm vốn đầu tư.
Các vùng sản xuất bông sản lượng còn thấp từ 1000 - 2000 tấn/năm thì xây dựng các cụm chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bọ máy móc... công suất thấp từ 10 đến 20 tấn/ngày hoặc trang bị các máy móc nhập đơn lẻ theo dây chuyền và các máy sản xuất trong nước đã cải tiến dựa theo các dây truyền hiện đại.
Đối với các đơn vị sản xuất giống như các trung tâm..., trạm trại giống, nông trường sản xuất giống, thì trang bị nhiều máy công suất thấp hơn 1,2 tấn/các để dễ dàng làm vệ sinh máy nhằm tránh lẫn giống.
Những địa bàn với diện tích trồng bông còn xa cụm chế biến trung tâm thì xây dựng cụm chế biến nhỏ trang bị 2 - 3 máy công suất 1,2 tấn/ca nâng cao hiệu quả chế biến.
3.2.3. Bố trí nhà máy chế biến.
* Nâng cấp các nhà máy hiện có.
Để đảm bảo chất lượng bông xơ trong những năm tới cần đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến hiện có, cụ thể:
+ Nhà máy chế biến bông Đắc Lắc 1
Đặt tại Buôn Mê Thuột: Hiện nay có công suất cán 8.000 - 10.000 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm.
+ Hai nhà máy chế biến bông Đồng Nai.
Nhà máy đặt tại xã Hố Nai 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hiện nay có công suất cán bông 5.000 đến 6.000 tấn/năm, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. Nhà máy dặt tại khu công nghiệp Biên Hòa, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm.
+, Nhà máy chế biến bông Bình Thuận.
Đặt tại khu công nghiệp thị xã Phan Thiết, hiện nay có công suất cán 2.000 - 3.000 tấn/năm, nâng công suất lên 50.000 tấn/năm.
+, Nhà máy chế biến bông Nha Trang.
Đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay có công suất cán bông 3.000 - 3.500 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm.
* Xây dựng mới.
+, Nhà máy cán bông hạt.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:
ở Bình Thuận: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông trong đó 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Tánh Linh và một nhà máy 30.000 tấn đặt tại thị xã Phan Thiết.
ở Ninh Thuận: Xây dựng mới một nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Phan Rang - Tháp Chàm.
ở Bình Định (Quy Nhơn) xây dựng 1 nhà máy cán bông công suất 30.000 tấn/năm.
Vùng Tây Nguyên:
ở Đắc Lắc: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông: Nhà máy cán bông Tâm Thắng (Đắc Lắc 2) đặt tại huyện Cư Jút công suất 15.000 tấn/năm (vào năm 2002, 2003) và một nhà máy Đắc Lắc 3 công suất 15.000 tấn/năm, sau năm 2005 đặt tại Buôn Mê Thuột.
ở Gia Lai: Xây dựng 2 cụm chế biến bông ở Chưsê và An Khê tương ứng công suất 12.000 tấn/năm và 6.000 tấn/năm.
Vùng Đông Nam Bộ:
ở Bình Phước: Xây dựng mới 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm
ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng mới một nhà máy công suất 200.000 tấn/năm. Cụ thể ở Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp.
+ Nhà máy ép dầu:
Xây dựng nhà máy ép dầu Đồng Nai công suất 50.000 tấn/năm.
Xây dựng nhà máy ép dầu tại Bình Thuận công suất 90.000 tấn/năm
Xây dựng 2 nhà máy ép dầu tại Đắc Lắc (đặt tại Buôn Mê Thuột): 1 nhà máy công suất 6.000 tấn/năm và 1 nhà máy công suất 4.000 tấn/năm.
Tại Cần Thơ, xây dựng nhà máy ép dầu công suất 100.000 tấn/năm
Bảng 18: Xây dựng hệ thống chế biến bông (2001 - 2010)
Các vùng, tỉnh
Nâng cấp
Xây dựng mới
Số lượng
Công suất (Tấn/năm)
Vốn
(Tỷ đ)
Số lượng
Công suất (Tấn/năm)
Vốn
(tỷ đ)
I.Duyên hải Nam Trung Bộ
1.Nhà máy cán bông
-Bình Thuận:
+TP Phan Thiết
+Tánh Linh
-Ninh Thuận (P.Rang, T. Chàm)
-Khánh Hòa (Nha Trang)
-Bình Định (Quy Nhơn)
2.Nhà máy ép dầu: B. Thuận
2
1
1
65.000
50.000
15.000
77
50
27
4
1
1
1
1
1
180.000
30.000
15.000
15.000
30.000
90.000
160
50
30
30
50
60
II.Tây Nguyên
1.Nhà máy cán bông
-Đắc Lắc 1 (Buôn Mê Thuột)
-Đắc Lắc 2 (Tam Thắng)
-Đắc Lắc 3 (Buôn Mê Thuột)
-Chư Sê (Gia Lai)
- An Khê (Gia Lai)
2. Nhà máy ép dầu
-Đắc Lắc (Buôn Mê Thuột)
1
1
15.000
15.000
31
31
4
1
1
1
1
1
48.000
15.000
15.000
12.000
6.000
40.000
139
46
46
27
20
35
III.Đông Nam Bộ
1. Nhà máy cán bông
-Dồng Nai
+Hố Nai
+Biên Hòa
-Bình Phước
-Bà Rịa - Vũng Tàu
2.Nhà máy ép dầu
+Đồng Nai
2
2
1
1
40.000
40.000
20.000
20.000
62
62
31
31
2
1
1
1
30.000
15.000
15.000
50.000
60
30
30
35
IV.Đồng Bằng SCL
1. Nhà máy cán bông
-Cần Thơ
-An Giang
- Trà Vinh
-Vĩnh Long
-Bến Tre
-Sóc Trăng
-Đồng Tháp
2.Nhà máy ép dầu (Cần Thơ)
7
1
1
1
1
1
1
1
1
200.000
100.000
190
50
30
20
30
10
30
20
70
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
3.3. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật.
* Đối với khu vực chế biến
Theo nghiên cứu tính toán thì cứ mỗi một nhà máy cần 4 kỹ sư cơ điện, 10 công nhân, 3 cán bộ quản lý. Như vậy, thống kê lại cần 56 kỹ sư, 60 công nhân và 80 cán bộ quản lý.
* Đối với các vùng trông bông.
Cứ 300 ha cần có 1 cán bộ khuyến nông, nâng tổng số cán bộ cần đào tạo lên 650 người.
Bảng 19: Nhu cầu vốn đầu tư cho đề án phát triển bông đến năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Thị trường
Hạng mục
Vốn đầu tư cần có
Bình quân năm
Nguồn vốn
1
Điều tra quy hoạch
10
1,0
Ngân sách
2
Sự nghiệp khoa học
45
4,5
Ngân sách
3
Khuyến nông
150
15,0
Ngân sách
4
Đào tạo cán bộ mới (CBKT)
8
0,8
Ngân sách
5
Dự phòng hạt giống
80
Ngân sách
6
Đầu tư hạ tầng vùng bông
650
65,0
Ngân sách
7
Hỗ trợ 1% lãi suất dự trữ bông
150
Ngân sách
8
Đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống
27
Ngân sách
9
Đầu tư chế biến:
- Bông xơ
- Dầu bông
920
720
200
92
72
20
Vay
Vay
Vay
10
Vốn cho sản xuất
460
46,0
Vay và huy động
Tổng cộng
2.500
250
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
III. Kiến nghị các chính sách và tổ chức thực hiện
1. Kiến nghị Chính sách
Để ngành bông phát triển với tốc độ cao nhất với những bước đi vững chắc và bền vững cần có những chính sách thoả đáng và đồng bộ bao gồm những nội dung chính sau:
1.1. Đổi mới cơ chế quản lý.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở chế biến bông hạt, từng bước thực hiện cổ phần hoá các xí nghiệp và nhà máy.
Tổ chức lại bộ máy quản lý chi nhánh, gắn bộ máy chi nhánh và chế biến để tạo sự thống nhất, hiệu quả.
Các chi nhánh rà soát và hình thành các trạm sản xuất phù hợp nhằm đảm bảo cho trạm đủ sức quản lý sản xuất trên địa bàn.
Cùng địa phương chỉ đạo xây dựng thí điểm một số mô hình hợp tác xã kiểu mới trồng bông thông qua chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, trên cơ sở đó tổng kết nhân ra diện rộng.
Có các bước đi thích hợp để chuyển Công ty hiện nay sang Công ty TNHH một thành viên theo luật pháp hiện hành.
Bổ sung lãnh đạo Công ty theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Khuyến khích các thành phần kinh tế.
Khuyến khích các thành phần kinh tế và nước ngoài đầu tư sản xuất giống, chế biến bông và các sản phẩm phụ, phát triển mô hình kinh tế trang trại trồng bông bằng các chính sách ưu đãi về thuế, về vay vốn và tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Đầu tư, tín dụng và thuế.
* Đầu tư:
Xây dựng cơ sở nghiên cứu sản xuất giống gốc và giống lai F1, nhập các giống gốc có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất, chất lượng cao.
Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống bông ở các vùng trọng điểm để duy trì các giống bông gốc và sản xuất đủ các giống bông lai F1 cung ứng cho người trồng bông.
Hỗ trợ giống, cho không giống gốc đối với các hộ nông dân tham gia sản xuất giống F1, trợ giá giống cho 3 năm đầu cho nông dân trồng bông. Năm đầu trợ giá 60%, năm thứ hai 50%, năm thứ ba 30%.
Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng bông, đầu tư công trình sử lý nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới.
* Về tín dụng:
Đầu tư theo kế hoạch Nhà nước: xây dựng, nâng cấp đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến. Các danh mục đầu tư này được vay vốn ưu đãi để đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện quyết định số 67/1999/QĐTTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đảm bảo đủ vốn và kịp thời cho người trồng bông vay mua giống, nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất bông hạt, cho các tổ chức cá nhân vay vốn tiêu thụ bông hạt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, liên doanh, phát triển sản xuất giống, sản xuất bông hạt quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu chất lượng cho công nghiệp dệt may.
* Về thuế:
Được áp dụng mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế VAT 5% (hiện nay là 2%) cho thu mua bông hạt. Không đánh thuế VAT đối với hạt giống sản xuất trong nước.
1.4. Về khoa học và công nghệ.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống mới để nhanh chóng có giống bông hạt đạt năng suất trên 3 tấn/ha với nhiều tổ hợp lai, dùng bất dục của Việt Nam.
Các Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nông nghiệp phối hợp với trung tâm nghiên cứu cây bông nghiên cứu lai tạo các giống có tính kháng sâu bệnh cho năng suất, chất lượng cao.
Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ khoa học cho Viện nghiên cứu bông và cây có sợi Nha Hố có đủ năng lực nghiên cứu, tạo giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch khuyến nông hàng năm trong kế hoạch khuyến nông của Bộ nhằm tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ trồng bông, tổng kết những mô hình hộ nông dân trồng bông giỏi để phổ biến kinh nghiệm cho các hộ khác tham quan học tập, nghiên cứu. Tổng kết các mô hình phát triển bông ở các vùng sinh thái Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long để triển khai mở rộng.
Nghiên cứu các mô hình canh tác xen canh, gối vụ để đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng ổn định của một số vùng thâm canh cao ở các vùng đã có các công trình thuỷ lợi.
1.5. Về tiêu thụ và quỹ bảo hiểm cây bông.
* Tiêu thụ:
Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may ưu tiên tiêu thụ bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông hạt trong nước. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp dệt may, chế biến bông hạt và người trồng bông.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thống nhất với UBND các tỉnh thành trông bông công bố giá mua bông hạt tối thiểu (giá sàn) cho người trồng bông ngay từ đầu vụ, đảm bảo lợi ích của người trồng bông có mức thu nhập cao hơn so với cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Chủ tịch UBND các tỉnh có trồng bông chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ bông hạt trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép giá, gây thiệt hại cho người trồng bông.
Ký hợp đồng trước vụ về giá thu mua bông đảm bảo cho người trồng bông có lãi, phân loại bông để thu mua khuyến khích nâng cao chất lượng bông sản xuất ra.
* Về quỹ bảo hiểm trồng bông.
Hàng năm Bộ công nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trích 1 - 2% trị giá nguyên liệu bông xơ nhập khẩu lập quỹ bảo hiểm cây bông.
Lập quỹ bảo hiểm bông xơ theo sản lượng hàng năm. Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho bông xơ giữ trong kho 3 tháng để ổn định sản xuất, mục đích của quỹ này là bảo hiểm cho những rủi ro về mất mùa, về sự biến động giá cả bông trên thị trường.
2. Kiến ngnghị tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về sản xuất nguyên liệu. Phối hợp với các tỉnh để quy hoạch, lập kế hoạch trồng bông lâu dài và từng năm.
Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, công tácnghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm mua hết bông xơ cho các cơ sở chế biến và quản lý Nhà nước về công nghệ chế biến sử dụng bông.
UBND các tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm, quy hoạch các vùng trồng bông, chế biến tiêu thụ bông trong tỉnh.
Tổng Công ty bông Việt Nam cùng với Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng bông, chế biến bông hạt, sản xuất đủ giống lai tốt cung cấp cho sản xuất.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh bông. Lập hiệp hội bông để bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và kinh doanh trong ngành bông.
Kết luận
Cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất bông là 16% năm cả về diện tích và sản lượng nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.600.000 lao động đã có những tiến bộ mới về áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và chế biến bông nên năng suất, chất lượng bông không ngừng được nâng cao, thu nhập được nhiều thắng lợi cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đóng góp nhiều cho thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên thực trạng của ngành công nghiệp bông nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: quy mô sản xuất còn nhỏ, sản xuất lại phân tán, manh mún, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về số lượng và chất lượng (hiện nay mới đáp ứng được 10%). Khoa học kỹ thuật có đổi mới tuy nhiên vẫn còn lạc hậu và chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và chế biến. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thuỷ lợi,.... các cơ sở chế biến còn thiếu thốn và lạc hậu, hạn chế sự phát triển của ngành bông.
Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức để tồn tại và phát triển. Trước ngưỡng cửa hội nhập với mục tiêu chiến lược cần đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp trong đó giải pháp để tiến tới năm 2010 về cơ bản tự túc được nguyên liệu là một trong những giải pháp lớn và quan trọng. Và để đạt được điều này thì Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cùng Tổng Công ty bông Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu bông như: chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất cho trồng bông, đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, khoa học công nghệ, thuỷ lợi, giao thông, đầu tư cho nông dân, đầu tư cho các cơ sở chế biến (xây dựng mới, nâng cấp nhà máy cán bông và ép dầu. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật.
Để thực hiện các biện pháp trên từ nay đến năm 2010 ngành bông cần huy động đầu tư khoảng 1.505 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 605 tỷ, vốn tín dụng đầu tư 600 tỷ, vốn tự huy động 300 tỷ đồng. Để có lượng vốn này cần kêu gọi huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, vốn trong dân và vốn của Nhà nước.
Để đạt được mục tiêu của ngành bông đến năm 2010 thì ngoài việc đưa ra các giải pháp và thực hiện thì cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích ưu đãi như thuế, tín dụng, tiêu thụ,... để ngành bông Việt Nam có những bước đi mạnh mẽ trước ngưỡng cửa hội nhập.
Đề tài đã thu được nhiều thành công song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong cô giáo và các cô chú trong cơ quan cho em lời nhận xét.
Đề tài được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cô chú ở cơ quan thực tập đặc biệt là chú Trần Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Đoàn Hiệp
Tài liệu tham khảo
1. Chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010.
2. Quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010.
3. Báo cáo tổng kết Tổng công ty bông Việt Nam năm 2001/2002 và năm 2002/2003.
4. Giáo trính Kinh tế phát triển
5. Quyết định số 532/ 1999/ QĐ - KHTT của Tổng Công ty Dệt may về giao kế hoạch tiêu thụ bông trong nước 1999 - 2000.
6. Quyết định số 17/2002/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc định hướng và giải pháp phát triển bông công nghiệp thời kỳ 2001 - 2002.
7. Niên gián thống kê các năm
10. Tạp Chí Kinh tế và phát triển
Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép các bài viết và đề tài nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên
Nguyễn Đoàn Hiệp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37045.doc