LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân…. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành dệt may Việt Nam đã và đang gặp những vấn đề cần khắc phục như chất lượng tăng trưởng của ngành thấp, vốn đầu tư xây dựng không hiệu quả, mất cân đối giữa hai ngành Dệt và May…Trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành Dệt May hiện nay là tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, sự phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Điều đó là do ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành DMVN chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu của ngành dệt may trong nước. Những tồn tại và hạn chế của ngành CNHT đã làm cho ngành DMVN chưa phát triển một cách tương xứng so với tiểm năng thực sự của ngành.
Trong khi đó, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020 là trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; từng bước đưa ngành Dệt May thoát khỏi tình trạng gia công sản xuất.
Do đó, để đạt được mục tiêu đã định, thì việc nghiên cứu thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May Việt sẽ đóng góp một vai trò quan trọng. Nó phù hợp với yêu cầu thực tế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như yêu cầu của sự phát triển ngành dệt may.
Từ yêu cầu thực tế đó và mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành CNHT ngành DMVN trong giai đoạn hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề đó, sau quá trình thực tập tại Vụ Công Nghiệp, thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, em đã quyết định lựa chọn đề tài
“ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020”
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn ngành công nghiệp hỗ trợ ngànhdệt may Việt Nam qua đó xem xét thực trạng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam, những tồn tại, hạn chế của ngành. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.
Đây là kết quả của quá trình thực tập và nghiên cứu với việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hệ thống hoá và phương pháp suy luận logic.
Trên cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia là ba chương, cụ thể như sau:
Chương I: Một số lý luận về công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS- TS Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY
1.1. Khái niệm chung về công nghiệp hỗ trợ
1.1.1. Khái niệm chung.
Công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) là một khái niệm khá mới đối với Viêt Nam. Gần đây khái niệm công nghiệp hỗ trợ đã bắt đầu được đề cập đến ngày càng nhiều với cách nhìn nhận ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của ngành công nghiệp của đất nước.
“ Công nghiệp hỗ trợ” là một từ tiếng Anh – Nhật được các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành thuật ngữ chính thức. thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nhật vào khoảng giữa những năm 1980. Và được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ năm 2003 bắt đầu từ khi Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn I ( 2003 – 2005) đề xuất việc soạn thảo quy hoạch tổn thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ như là một biện pháp cấp bách để xúc tiến đầu tư nước ngoài.
Hiểu theo nghĩa rộng thì CNHT là toàn bộ các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho sản phẩm.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm trung gian, các linh kiện, phụ tung và công cụ có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định.
Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung gian có thể bao gồm nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận chi tiết lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác, thuốc nhuộm, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế,… Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DN nhỏ và vừa. Những sản phẩm trung gian là một loại yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất công nghiệp. Do tính phức tạp của mối liên hệ sản xuất giữa các ngành công nghiệp, việc xác định loại hình CNHT của một ngành nào đó cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Mỗi ngành công nghiệp đều phát triển theo chuỗi giá trị riêng biệt, song đều có một điểm chung là được hình thành từ sự liên kết giữa 2 khu vực: khu vực thượng nguồn (upstream) và khu vực hạ nguồn (downstream). Trong đó, khu vực thượng nguồn thường được gọi là CNHT, làm nền tảng cơ sở để phát triển khu vực hạ nguồn. Ngược lại, khu vực hạ nguồn là ngành công nghiệp chính, chỉ có thể phát triển khi khu vực thượng nguồn phát triển, và khi khu vực hạ nguồn đã phát triển sẽ tạo “động lực” thúc đẩy phát triển khu vực thượng nguồn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Việc phát triển CNHT là một vấn đề rất phức tạp trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Với các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, khi các nguồn lực còn hẹp, qui mô các ngành kinh tế còn nhỏ bé, việc giải quyết bài toán quan hệ giữa phát triển CNHT và khu vực hạ nguồn lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Do đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển CNHT sẽ tạo lập luận cứ khoa học nhằm lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp thích hợp, cụ thể:
Một là, thị trường của khu vực hạ nguồn: Khả năng đảm bảo sự tương thích giữa qui mô của các ngành hỗ trợ và khu vực hạ nguồn phải đủ lớn để tạo ra thị trường ổn định phát triển có hiệu quả các ngành hỗ trợ. Nếu khu vực hạ nguồn có qui mô nhỏ, sản xuất những sản phẩm có chủng loại đa dạng và sản lượng không lớn thì khối lượng sản xuất của các ngành hỗ trợ cũng sẽ nhỏ, do đó, giá thành chế tạo sẽ tăng cao. Điều này sẽ vấp phải sự từ chối của chính khu vực hạ nguồn trong nước và gặp khó khăn khi muốn xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ ra nước ngoài.
Thêm vào đó, cần chú trọng đến khả năng đảm bảo yêu cầu về chủng loại, chất lượng và thời hạn cung ứng các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành hạ nguồn vì thông thường, yêu cầu của các DN ở khu vực hạ nguồn rất khắt khe do họ phải đảm bảo những cam kết với khách hàng, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu.
Hai là, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ: Đây là nhân tố quan trọng không chỉ đối với các ngành công nghiệp nói chung mà còn cả với CNHT nói riêng do tính chất thường xuyên thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới. Vì thế, một mặt, việc áp dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các ngành hỗ trợ ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” sự phát triển khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới, góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn; mặt khác, việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới ở khu vực hạ nguồn yêu cầu CNHT phải nghiên cứu và chế tạo những vật liệu, phụ liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp.
Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho phép “làm các bên có cung và có cầu gần lại với nhau” và giảm thời gian giao dịch giữa họ. Điều đó cho phép mở rộng không gian tổ chức quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và khu vực hạ nguồn.
Ba là, nguồn lực tài chính. Việc giải quyết mối quan hệ giữa CNHT và khu vực hạ nguồn cũng chính là việc giải quyết mối quan hệ liên ngành công nghiệp. Đầu tư vào các ngành hỗ trợ bất lợi hơn so với đầu tư vào khu vực hạ nguồn do khối lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn đầu tư dài, độ rủi ro trong đầu tư cao. Từ đó cho thấy việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển công nghiệp và chính sách huy động các nguồn lực ấy có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo đảm các ngành CNHT phát triển có hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện để thấy được vai tṛ cũng như tác động của nó đến sự phát triển của ngành CNHT. Mối liên hệ giữa FDI và CNHT có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước khi có FDI, nhiều công ty trong nước đã sản xuất sản phẩm và CNHT cung cấp cho các công ty lắp ráp, gia công sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNHT sẽ phát triển mạnh hơn nếu đựơc tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các DN FDI. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty CNHT phải tỏ ra có tiềm năng cung ứng linh kiện, nguyên phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập.
Giai đoạn 2: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều DN trong nước ra đời trong các ngành CNHT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của ngành công nghiệp chính thông qua các DN FDI. Những DN này sớm hình thành sự liên kết với DN FDI để được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
Giai đoạn 3: Sau một thời gian hoạt động của DN FDI với qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, tạo ra thị trường ngày lớn cho CNHT, nhiều công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư.
Như vậy, mối liên hệ giữa CNHT và FDI có thể được hiểu: chừng nào các công ty nước ngoài không thấy Chính phủ đưa ra các chính sách cụ thể và dài hạn để phát triển CNHT theo hướng giai đoạn 1 và 2 cũng như không tạo điều kiện môi trường kinh doanh ổn định như giai đoạn 3 thì môi trường thu hút FDI ở nước đó sẽ không được đánh giá cao.
Bốn là, mức độ bảo hộ thực tế. Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa. Chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá của một đơn vị sản phẩm cuối cùng. Tỷ lệ này nói lên mức bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong nước.
Năm là, các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia. Việc bảo đảm quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và khu vực hạ nguồn không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần được thực hiện trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải cân nhắc thận trọng việc quyết định mức độ đầu tư vào khu vực CNHT trong nước. Khuynh hướng cần tránh là đầu tư khép kín theo kiểu khu vực hạ nguồn cần gì thì đầu tư phát triển khu vực hỗ trợ sản xuất cái đó.
Trong phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế quốc tế. Với nguồn lực to lớn về tài chính, khoa học và công nghệ, các tập đoàn này có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng rãi với chiến lược phát triển và thương hiệu thống nhất, các bộ phận trong mạng lưới đó được chuyên môn hoá hợp lý nhằm khai thác lợi thế ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực, có những chi nhánh chuyên sản xuất một số loại chi tiết, bộ phận nhất định cung cấp cho các chi nhánh khác ở phạm vi khu vực, thậm chí toàn cầu. Trong việc hoạch định chiến lược phát triển các ngành CNHT, cần có các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và kết hợp hợp lý giữa sản xuất trong nước với các chi nhánh của các tập đoàn xuyên quốc gia ấy.
Sáu là, cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển CNHT. Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện trên hai mặt chủ yếu. Một mặt, quan điểm của Nhà nước về phát triển CNHT trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực CNHT như chính sách nội địa hoá, chính sách đầu tư phát triển CNHT, chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và khâu sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên cứu khoa học và công nghệ ở khu vực CNHT.
1.1.3. Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế
Ngành CNHT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chính. Nếu được phát triển một cách hợp lý, nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chính, tạo nên sự phát triển theo chiều sâu cho nền công nghiệp. Mặt khác, nếu nó kém phát triển, thì sẽ là một rào cản rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của ngành công nghiệp chính. Do đó có thể nói, CNHT có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Vai trò ấy thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, CNHT là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm của khu vực hạ nguồn. CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp, gia công và những công ty sản xuất các thành phẩm cuối cùng khác phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ tăng lên làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa kể đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì vậy, CNHT thiếu sẽ làm giá trị gia tăng thấp đi, ngành công nghiệp chính thiếu sức cạnh tranh.
Thứ hai, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng (broadening) vừa chuyên sâu (deepening).
Thứ ba, phát huy ảnh hưởng của tác động “lan toả” trong phát triển hệ thống công nghiệp. Hệ thống này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tạo thành các cụm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Do vậy, sự phát triển của một ngành công nghiệp trong hệ thống đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành này cũng phát triển theo sao cho đáp ứng được yêu cầu của thời kì mới.
Thứ tư, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút lao động dư thừa, đặc biệt là trong những ngành sử dụng nhiều lao động thủ công, giản đơn như dệt may, chế biến nông sản…
Thứ năm, mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Từ những nhận định trên có thể thấy CNHT phải phát triển mới thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong những ngành sử dụng nhiều máy móc hiện đại. Tỷ lệ của chi phí CNHT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNHT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.Tuy nhiên, cũng không phải CNHT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trường hợp FDI đi trước và kéo theo các công ty khác (kể cả công ty trong và ngoài nước) đầu tư phát triển CNHT, do đó có sự quan hệ tương hỗ 2 chiều giữa FDI và CNHT.
Thứ sáu, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp, góp phần đẩy mạnh thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu.
Thứ bảy, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo chiều sau và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Theo quan niệm của M. Porter năm 1990, khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp là khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Khả năng này được hình thành bởi 4 yếu tố, bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện cầu, (3) các ngành CNHT và các ngành liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành. Cả 4 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành “mô hình kim cương Porter” nhằm để chỉ khả năng chịu “va đập” của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt. Trong đó, mối quan hệ 2 chiều giữa các yếu tố được thể hiện qua mô hình sau:
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp
Điều kiện cầu
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành
Các ngành CNHT và các ngành liên quan
Nguồn: Trung tâm thông tin kinh doanh và thương mại
1.2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
1.2.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Nó đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại…Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may cũng được sử dụng trong ngành kinh tế khác như vải kỹ thuật dùng để lót đường, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ô tô, làm vật liệu lọc vật liệu chống thấm. Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.
Bất cứ một ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ đều phải dựa trên một nền tảng vững chắc, cũng như có một mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp cả theo chiều dọc và chiều ngang. Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau:
Sản xuất nguyên liệu
à
Kéo sợi
à
Dệt vải
à
Nhuộm, in vải
à
Cắt may
à
Phân phối hàng may
Trong chuỗi giá trị trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là khu vực thượng nguồn, hay đây cũng chính là các ngành CNHT và có liên quan chặt chẽ đến ngành may. Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may được gọi là khu vực hạ nguồn và là “động lực” thúc đẩy khu vực thượng nguồn phát triển.
Để có được một sản phẩm dệt may cuối cùng cần trải qua rất nhiều các công đoạn trong sản xuất tạo nên thành một chuỗi giá trị của ngành. Theo hình trên ta thấy chuỗi giá trị của ngành dệt may bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ sản xuất xơ đến khéo sợi dệt vải nhuộm in hoa, hoàn tất cắt và may.
Hình 1.2: Quy trình sản xuất hoàn tất sản phẩm dệt may.
Nguồn: Quy hoạch phát triển DMVN đến năm 2020
Nếu tạo ra được mối liên hệ hữu cơ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động lớn lao vào việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm DMVN trên thị trường trong nước và thế giới.
1.2.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may.
1.2.2.1. Ngành sản xuất nguyên liệu.
Ngành sản xuất nguyên liệu cung cấp các nguyên liệu tự nhiên như bông len, tơ sợi để xe sợi, chỉ. Ngành này thường là lợi thế của các nước có điều kiện khí hậu thích hợp với sự phát triển của cây bông, đay và những ngành trồng dâu nuôi tằm.
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây 4-5 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử[đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước Công nguyên). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần phục của dân đối với vua. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng con đường tơ lụa.
Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, sau đó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir. Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi sớm có nghề dâu tằm.
Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ 6 người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm.
Ngày nay các nước có ngành sản xuất nguyên liệu dệt may phát triển chủ yếu là các nước Mỹ la tinh,Trung Quốc, Ân Độ. Trong đó Brazil là nước cung cấp bông sợi lớn thứ 5 thế giới.
1.2.2.2. Ngành cơ khí.
Ngành cơ khí cung cấp các trang thiết bị máy móc cho ngành dệt may và các sản phẩm dầu khí đốt tự nhiên để vận hành máy móc, hóa dầu tạo thành sợi tổng hợp.
Ngành cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may. Cơ khí hóa ngành dệt may với các máy móc hiện đại sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, chất lượng sản phẩm dệt may được nâng cao, tiết kiệm lao động và chuyên môn hóa quá trình sản xuất sản phẩm dệt may.
Đặc biệt, ngành dệt đang có những định hướng mới trong việc áp dụng những sản phẩm vải, nhưng không phải là quần áo, được gọi là vải kỹ thuật. Đây là lĩnh vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất. Dự kiến các sản phẩm vải kỹ thuật sẽ có mức tăng trưởng gấp đôi so với các sản phẩm dùng để may quần áo và chiếm khoảng hơn 50% toàn bộ sản phẩm dệt. Quá trình sản xuất các sản phẩm vải kỹ thuật đòi hỏi máy móc hiện đại đắt tiền và công nhân có trình độ cao. Hiện tại lĩnh vực này tập trung ở những nước phát triển với trình độ công nghệ và máy móc hiện đại, tiên tiến.
1.2.2.3. Kéo sợi.
Đây là giai đoạn từ các nguyên liệu thô ban đầu bằng các phương pháp hóa dầu để tạo thành các sản phẩm nguyên vật liệu phuc vụ cho dệt may như chỉ, sợi và vải , mà nhiều nhất là tơ sợi tổng hợp. Công đoạn này do các công ty may đảm nhiệm. Có nhiều loại tơ sợi khác nhau. Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo. Do Hiệp định sợi đa phương được các nước công nghiệp phát triển ký với vài nước đang phát triển năm 1974 cho phép giảm dần dần thuế quan đối với hàng dệt và xóa bỏ thuế quan vào năm 2002-2005 nên Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất sợi và hàng dệt.
1.2.2.4. Ngành dệt vải.
Đây là quá trình dệt sợi thành tấm vải, cung cấp nguyên liệu cho ngành may. Đặc điểm nổi bật nhất của ngành này là thu hút một lượng nguồn nhân lực rất lớn, tỷ trọng lợi nhuận rất cao tương đối phù hợp với các nước đang phát triển.
1.2.2.5. Nhuộm, in vải.
Trong ngành này có chuỗi dài các công đoạn sản xuất ướt, đòi hỏi nước, hóa chất và các năng lượng đầu vào. Do đòi hỏi của lĩnh vực may thời trang nên ngành này rất phong phú theo yêu cầu về chất liệu, màu sắc của vải.
1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành CNHT ngành dệt may.
1.3.1.Thị trường.
Như đã nói ở trên, ngành CNHT có vai trò sản xuất các sản phẩm trung gian hỗ trợ cho việc sản xuất một sản phẩm cuối cùng. Như vậy nếu có sự tương thích đủ lớn thì sự phát triển của ngành công nghiệp chính sẽ tạo ra thj trường ổn định phát triển có hiệu quả các ngành hỗ trợ.
Đối với ngành dệt may, nếu như ngành may có quy mô nhỏ, sản xuất nhưng sản phẩm có chủng loại đa dạng và sản lượng không lớn thì khối lượng sản xuất bông, vải, sợi...sẽ nhỏ, giá thành sẽ tăng cao. Điều ấy dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm của ngành hỗ trợ. Làm cho các ngành hỗ trợ kém phát triển. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may, đặc biệt là dệt may xuất khẩu. Do đó để ngành hỗ trợ phát triển tương xứng, đáp ứng được nhu cầu của dệt may trong nước thì cần một chính sách đầu tư đồng bộ, liên kết chặt chẽ giữa các DN hỗ trợ và DN khu vực hạ nguồn. Đảm bảo được chất lượng sản phẩm hỗ trợ và thị trường tiêu thụ.
1.3.2.Vốn.
Việc đầu tư vốn vào khu vực hỗ trợ ngành dệt may bất lợi hơn so với khu vực hạ nguồn do khối lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn dài, mức độ rủi ro cao. Do đó việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may và chính sách huy động phát triển các nguồn lực ấy có vai trò rất to lớn trong việc bào đảm các ngành CNHT ngành dệt may phát triển có hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên nhiêu liệu của ngành dệt may.
Bên cạnh đó việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành hỗ trợ cũng là một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện. Với sự gia tăng của vốn FDI vào ngành công nghiệp dệt may, đồng thời nhiều DN hỗ trợ cũng ra đời và phát triển chủ yếu phục vụ cho hoạt động chính của ngành dệt may, cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may phát triển. CacsDN hỗ trợ sẽ hình thành mối liên kết với các DN FDI để chuyển giao công nghệ và phát triển một cách nhanh chóng. Khi các DN hỗ trợ của dệt may phát triển thì sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư cho dệt may. Như vậy nhà nước cần phải có chính sách sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý, tạo điềuk iện cho các DN hỗ trợ dệt may phát triển. Đó là cách hợp lý nhất để tiếp tục thu hút được lượng đầu tư FDI đối với ngành.
1.3.3. Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.
Đây là nhân tố quan trọng không chỉ với ngành dệt may mà còn cả với CNHT của ngành. Do tính chất khoa học công nghệ thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng để theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Vì vậy việc áp dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào các ngành hỗ trợ cho ngành dệt may có tính chất dẫn dắt sự phát triển của ngành dệt may, nhờ việc tạo ra những chất liệu vải mới, đa dạng hóa các sản phẩm dệt may, làm thay đổi căn bản trong thiết kế và tạo sản phẩm mới ở ngành dệt may. Ngược lại, sự phát triển của ngành may mặc đòi hỏi ngành hỗ trợ phải không ngừng phát triển để tạo ra những nguyên nhiên liệu mới, đáp ứng nhu cầu của ngành. Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mai điện tử làm cho mối liên hệ giữa ngành coongn ghiệp dệt may và ngành CNHT trở nên gần nhau hơn. Giamr tối thiểu thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy được sự phát triển của cả ngành dệt may lẫn ngành hỗ trợ.
1.3.4. Các chính sách của nhà nước với phát triển CNHT.
Quan điểm của nhà nước về phát triển CNHT ngành dệt may trong đinh hướng phát triển chung của ngành dệt may cả nước tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu của ngành CNHT dệt may. Mặt khác các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực CNHT như chính sách nội địa hóa, chính sách đầu tư phát triển ngành nguyên liệu, cơ khí... phục vụ ngành dệt may, chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm bông, tơ sợi...và mức độ đầu tư của nhà nước vào nghiên cứu khoa học công nghệ, tất cả quyết định sự phát triển của ngành hỗ trợ dệt may.
1.3.5. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu.
Ngành công nghiệp dệt may không phải là một ngành riêng lẻ, mà nó có một chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, mối liên hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên mật thiết. Việc đảm bảo quan hệ giữa ngành dệt may và các ngành hỗ trợ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà cần thực hiện trong phạm vi khu vực và thế giới. Điều đó buộc mối quốc gia phải cân nhắc mức độ đầu tư vào ngành hỗ trợ trong nước, không những chỉ dệt may trong nước cân gì thì ngành hỗ trợ mới sản xuất cái đó. Mà cần mở rộng xuất khẩu các sản phẩm hỗ trợ dệt may, và tăng cường tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may để tạo được lợi thế cho các mặt hàng hệt may xuất khẩu.
1.4. Kinh nghiệm của các nước trong phát triển CNHT dệt may.
CNHT đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp chính. Thực tế các nước phát triển trên thế giới từ lâu đã rất đầu tư chú trọng phát triển ngành CNHT để ngành CNHT làm cơ sở cho việc phát triển ngành công nghiệp chính. Có thể rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ sự phát triển CNHT dệt may của các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Nam Phi...
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Công nghiệp dệt may của Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất một số loại sản phẩm dệt may, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Quá trình phát triển công nghiệp dệt may của Trung Quốc được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa ngành dệt và may, Trung Quốc đã coi ngành dệt là ngành hỗ trợ chủ đạo cho ngành may, và sự phát triển của 2 ngành công nghiệp này là đồng hành, song song cùng tồn tại, sự tăng trưởng của ngành này là nền tảng cho ngành kia. Ngành dệt của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1870. Từ năm 1870 cho đến 1940 là giai đoạn đầu phát triển ngành dệt. Trong giai đoạn này, ngành dệt phát triển với tốc độ thấp, nguyên liệu tự cấp với chất lượng thấp, thiết bị nhập khẩu. Hầu hết các nhà máy dệt là của tư nhân được bố trí ở dọc bờ biển hoặc đường bộ để thuận tiện cho hoạt động chuyên chở và giao thương.
Giai đoạn 2: tính từ năm 1949 đến cuối thập kỉ 70. Để đáp ứng nhu cầu may mặc của nhân dân Trung Quốc, Chính phủ đã hết sức cố gắng mở rộng năng lực ngành dệt. Đến cuối năm 1978, sản lượng sợi hoá học sản xuất ở Trung Quốc đạt 280000 tấn, sản xuất vải trước hết được ưu tiên cho nhu cầu thị trường nội địa. Do vậy, Trung Quốc đã có các chiến lược ngắn hạn phát triển ng._.ành dệt như là một trong những hàng hoá tiêu dùng.
Giai đoạn 3: cuối những năm 70, Chính phủ Trung Quốc đã ra các quyết sách nhằm phát triển kinh tế đất nước theo hướng mở cửa thị trường quốc tế. Kể từ đó đến nay, ngành dệt Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc và có sự thay đổi đáng kể. Chủ sở hữu được đa dạng hoá, khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển rất mạnh. Năng lực sản xuất gia tăng đáng kể, đồng thời ngành dệt cũng được củng cố thêm nhờ đổi mới công nghệ và sản phẩm dệt đã có khả năng cạnh tranh. Cũng trong giai đoạn này, khi CNHT đã có một cơ sở vững chắc thì ngành may của Trung Quốc cũng có những bước khởi sắc. Cùng với hàng dệt, kim ngạch xuất khẩu hàng may tăng đáng kể (bảng 1)
Sau nhiều năm vừa cải cách vừa thực hiện, Trung Quốc đã xây dựng được ngành dệt hoàn hảo, có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, trở thành ngành CNHT đắc lực đáp ứng mọi nhu cầu của ngành may trong quá trình thâm nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Để xây dựng được ngành dệt mạnh như vậy, bên cạnh chiến lược phát triển ngành theo từng bước vững chắc, Nhà nước Trung Quốc cũng đã có những biện pháp hỗ trợ như:
Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu: năm 1986, hoàn trả thuế trung gian và VAT, năm 1988 hoàn trả thuế gián tiếp luỹ tiến ở các khâu, hình thành các quĩ hỗ trợ tín dụng nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật,…để khuyến khích các DN dệt may đổi mới năng lực và hiện đại hoá công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và có những chính sách ưu đãi đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể ngày 11/10/1996 “qui định về khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài” đã giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các DN ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các DN mới thành lập ở đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài, hoàn trả thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư…
1.4.2. Kinh nghiệm của Nam Phi
Từ năm 1994, Nam Phi đã đầu tư 1 tỷ USD để nâng cấp và hiện đại hoá ngành công nghiệp dệt, may mặc và giày dép, giúp ngành này có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhu cầu của thị trường Nam Phi ngày càng phản ảnh tính phức tạp của một thị trường phát triển. Ngành dệt may của địa phương đã không ngừng lớn mạnh để cung cấp cho thị trường một loạt các sản phẩm, từ sợi tự nhiên, sợi nhân tạo, đến dệt, xe sợi, dệt kim, nhuộm…
Nhờ áp dụng những tiến bộ công nghệ, ngành dệt địa phương đã phát triển thành một ngành dựa chủ yếu vào thiết bị sản xuất, trong đó sản xuất sợi nhân tạo chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Mặc dù có quy mô tương đối nhỏ, ngành công nghiệp dệt của Nam Phi đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trên thị trường thế giới:
- Nhà sản xuất sợi Sans Fibres cung cấp 80% chỉ khâu (may) sử dụng trong ngành may mặc trên thế giới)
- Nhà máy dệt vải Gelvenor Textiles cung cấp hơn 50% nhu cầu của thế giới về vải may dù (parachute fabrics
- Nhà sản xuất quần áo vét House of Monatic đã cung cấp cho thị trường Anh sản phẩm thứ 1 triệu
Một số nhân tố khiến cho việc đầu tư vào ngành dệt may và giày dép tại Nam Phi trở nên hấp dẫn hơn. Nam Phi có hiệp định thương mại với EU và Mỹ theo đó Nam Phi được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 17,5%. Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu dệt may của Nam Phi đã tăng 62% kể từ khi được hưởng ưu đãi theo đạo luật AGOA. Nam Phi cũng được hưởng ưu đãi về thuế mà các nước SADC dành cho theo Hiệp định Thương mại tự do SADC, thực hiện hoàn toàn vào năm 2008.
Nam Phi có lợi thế về nguyên liệu thô (sợi tự nhiên).
- Bông: Nam Phi sản xuất 40000 tấn bông một năm. Sợi bông cũng có thể nhập từ các nước SADC để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ.
- Da: Nam Phi có đủ nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất bất kỳ loại giày dép nào. Da bò, đà điểu, cá sấu sông Nile, da thú rừng, dệt và nguyên liệu nhựa PVC … có thể mua tại địa phương một cách dễ dàng.
- Sợi thực vật: Nam Phi đang triển khai khá thành công các dự án trồng và chế biến sợi tự nhiên, chẳng hạn như cây lanh, cây gai dầu, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên từ ngành công nghiệp ô tô và hàng không (nguyên liệu tự nhiên sản xuất một số bộ phận của ô tô và máy bay không gây ô nhiễm môi trường).
- Len và lông cừu: Nam Phi là nước sản xuất lông cừu (mohair) lớn nhất thế giới và sản xuất len lớn thứ năm trên thế giới.
Ngành dệt Nam Phi có 350 nhà máy, sản xuất 560 triệu mét vuông vải từ bông trồng tại địa phương, sợi polyester sản xuất tại địa phương và sợi nhập khẩu. Giá trị sản xuất vải đạt 12 tỷ rand năm 2005 và 191 triệu đơn vị sản phẩm may mặc, trị giá 11 tỷ rand năm 2005. Xuất khẩu hàng may mặc đạt 1,4 tỷ rand, hàng dệt đạt 2,5 tỷ rand, chủ yếu sang thị trường Mỹ và EU. Sản phẩm may mặc chủ yếu sản xuất tại các tỉnh Western Cape, Kwa-Zulu Natal, Gauteng và Eastern Cape.
Năm 2007, Nam Phi xuất khẩu sản phẩm dệt may đạt 5 tỷ rand. Nhập khẩu dệt may khoảng 14 tỷ rand (Tỷ giá tham khảo 1 usd = 7,5 rand.
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ.
Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho năng lực và kinh nghiệm xây dựng CNHT cho ngành dệt may ở Châu Á. Hiện nay, Ấn Độ đang là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới. Xuất khẩu hàng may đã tăng lên nhanh chóng từ thập niên 1970. Năm 1970-1971, ngành này mới đạt 3,9 triệu USD và tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu chỉ đạt 1,9%. Năm 1980-1981, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 6,96 triệu USD và tương ứng thị phần là 8,2%. Từ năm 1997-1998, kim ngạch đã đạt tới 3776 triệu USD, thị phần 9,6%, cho đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng đáng kể, giúp cho Ấn Độ trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu ngành hàng này. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc đó?
Thứ nhất, do mức lương khá thấp ở Ấn Độ đã tạo nên lợi thế so sánh trong ngành công nghiệp may mặc. Theo thống kê của Vinatex, mức lương trung bình trong ngành dệt may của Ấn Độ hiện là 0,54 USD/h, thấp hơn 6,3 lần so với Hồng Kông, 1,6 lần so với Thái Lan.
Thứ hai, ngành may mặc Ấn Độ có nguồn vải phong phú với chất lượng đa dạng và giá khác nhau, vì vậy đã đáp ứng được mọi yêu cầu cho ngành may mặc. Hàng nghìn loại sợi đa dạng đều có nguồn cung cấp trong nước để thích hợp với sở thích và thời trang của khách hàng.
Thứ ba, ngành may mặc xuất khẩu đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ sau cải cách theo chiến lược định hướng xuất khẩu. Điều quan trọng đối với các nhà xuất khẩu là cần thay đổi sản phẩm để bắt nhịp với xu hướng thời trang, trên cơ sở đó, các qui trình sản xuất được thực hiện sao cho linh hoạt, mềm dẻo trở nên hết sức quan trọng.
Nhìn chung, ngành may xứng đáng là một trong những ngành chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của Ấn Độ. Đó cũng là một trong những ngành có thu nhập ngoại tệ nhiều nhất ở Ấn Độ, chiếm gần 16% lượng hàng xuất khẩu của nước này. Hàng may mặc của Ấn Độ được đánh giá cao tại các thị trường lớn ở Châu Âu, Mỹ, các nước Bắc Âu và Úc. Chính sách tự do hoá nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu thời kì cải cách đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Ấn Độ về năng suất, công nghệ và mẫu mã với các đối thủ Châu Á khá hùng mạnh như Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và ngành CNHT dệt may nói riêng của các nước trên, với các chính sách và giải pháp mà các nước đã áp dụng để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT, có một số giải pháp hay và thích hợp với điều kiện của Việt Nam. Và Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng các chính sách đó một cách linh hoạt và hợp lý. Cụ thể:
- Ở tầm vĩ mô quản lý nhà nước, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển ngành tổng thể và đồng bộ, trong đó định hướng và quy hoạch rõ sự phát triển cảu ngành dệt may nói chung và ngành CNHT nói riêng theo từng giai đoạn và quá trình cụ thể. Qua đó xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể với các cấp các địa phương để tạo một sự phát triển đồng bộ có hệ thống, không chắp vá, nhỏ lẻ gây khó khăn cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp dệt may.
- Tận dụng tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam có được bởi nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp so với các nước khác. Bên cạnh đó quy hoạch khai thác những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng bông, dâu...Khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may, tạo lợi thế cho mặt hàng dệt may xuất khẩu
- Chú trọng đầu tư xây dựng một ngành dệt hoàn hảo, phục vụ tốt cho ngành may trong nước hướng tới xuất khẩu. Trong đó vai trò định hướng và các chính sách của chính phủ rất quan trọng. Thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thuế cho các ngành hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài bằng cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường đầu tư thuận lợi.
CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.
2.1. Đánh giá chung về ngành DMVN hiện nay.
Ngành Dệt - May VN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của Ngành chiếm bình quân trên 9% toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu chiếm 14,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệp. Tuy vậy có thể thấy hiện nay mặc dù có nhiều lợi thế và điều kiện khá thuận lợi song khả năng cạnh tranh của ngành DMVN hiện nay đang rất thấp. Để thấy rõ thực trạng này, có thể đánh giá một số chỉ tiêu:
Điều kiện về cầu: Việt Nam hiện nay có dân số đông, gần 80 triệu người và sẽ tiếp tục tăng lên nữa, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao vào loại cao nhất thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân các hộ gia đinh Việt Nam chi tiêu trên 3% thu nhập cho may mặc. Điều này cho thấy thị trường nội địa đầy tiềm năng với sức tiêu thụ lớn. Thêm vào đó. hiện nay, thị trường trong nước đang ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ đối với hàng dệt may, đây sẽ là động lực thúc đẩy các DN thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm.
Cùng với sự dỡ bỏ hạn ngạch của WTO, thị trường nước ngoài đang đặt ra những tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm không chỉ về mẫu mã, chất lượng mà còn cả dịch vụ đi kèm. Điều này đòi hỏi các DN nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất bao gồm yếu tố cơ bản và yếu tố tiên tiến. Ngành DMVN được coi là có ưu thế: lao động dồi dào, ngành dệt may có truyền thống lâu đời, vị trí địa lý thuận lợi…, đã tạo cho Việt Nam có điều kiện về các yếu tố cơ bản khá đầy đủ. Tuy nhiên, các yếu tố tiên tiến như cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, viễn thông, nguồn nhân lực kỹ thuật cao (các kỹ thuật viên đã qua đào tạo, các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may) lại rất khan hiếm. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho ngành dệt may trong quá trình phát triển lên cấp độ cao, tức là giai đoạn chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, đòi hỏi khả năng cạnh tranh cao hơn.
Điều kiện về chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành: Thời gian qua, trên cơ sở xác định dệt may là ngành công nghiệp chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước đã thiết lập “Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010”. Đây là nền tảng giúp các DN DMVN có hướng đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của DN và đòi hỏi của tiến trình phát triển.
Trong nội bộ ngành dệt may đã xuất hiện nhiều DN có thành tích khá xuất sắc, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động xuất khẩu, điều này đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nội bộ ngành, thúc đẩy các DN cùng nhau vươn lên.
Điều kiện về các ngành CNHT và các ngành liên quan: Ở các nước công nghiệp phát triển, CNHT thường được phát triển đi trước một bước hoặc ngang bằng so với ngành công nghiệp chính. Nhưng thực tế ở Việt Nam, ngành CNHT lại phát triển rất yếu ớt, thể hiện qua việc 70-80% nguyên phụ liệu cho công nghiệp xuất khẩu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
2.2. Các chính sách của nhà nước về phát triển CNHT ngành dệt may.
2.2.1. Quan điểm phát triển ngành CNHT dệt may Việt Nam hiện nay.
Như vậy, từ sự đánh giá các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh ở trên có thể thấy, bên cạnh những cơ hội về thị trường, lợi thế cạnh tranh của ngành DMVN nói chung và lợi thế cạnh tranh quốc gia nói riêng đang bị ảnh hưởng lớn từ sự yếu kém của CNHT, các yếu tố tiên tiến chưa phát triển đúng mức, các DN có cạnh tranh, nhưng sự cạnh tranh này chỉ diễn ra trong nội bộ ngành, còn khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới lại rất yếu.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã có định hướng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển CNHT, nhất là đối với ngành dệt may. Đến nay, CNHT dệt may của Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển với những biểu hiện nổi bật là chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao và chủng loại nghèo nàn, không đáp ứng một cách ổn định và có hiệu quả yêu cầu của các ngành hạ nguồn. Thực tế cho thấy, ngành may xuất khẩu đang phải nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu và gần như toàn bộ các loại hoá chất, thuốc nhuộm từ nước ngoài.
Ngành CNHT trong nước còn non yếu dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thấp và dẫn đến hiệu quả xuất khẩu thấp. Do đó, việc phát triển CNHT đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hoạch định chính sách mà còn của chính các DN ở khu vực hạ nguồn.
Bàn về vấn đề này hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về xây dựng và phát triển CNHT, trong đó nổi bật lên 2 quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, với trình độ hiện tại, Việt Nam nên tập trung phát triển khu vực hạ nguồn, đặc biệt là các ngành gia công nhằm phát huy lợi thế về nhân công, việc phát triển CNHT cần được tiến hành từng bước trên cơ sở sự phát triển của khu vực hạ nguồn. Quan điểm này đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản nêu trong khuyến nghị: “Việc xúc tiến phát triển khu vực CNHT phải được thực hiện theo qui trình 3 bước. (i) Việt Nam cần tiếp tục thu hút số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành gia công hàng may; (ii) khi nhu cầu đối với khu vực CNHT tăng đáng kể, cần tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành CNHT cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các công ty nước ngoài, đồng thời khuyến khích đầu tư trong nước vào các ngành này; (iii) nâng cao nội lực thông qua chuyển giao công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình này, Việt Nam có thể thực hiện đan xen giữa các bước gần giống nhau nhưng không thể đốt cháy giai đoạn…Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được bước thứ nhất, đang tập trung ở bước này nên những biện pháp tăng cường tỷ lệ nội địa hoá và chuyển giao công nghệ khó có thể trở thành hiện thực”.
Quan điểm thứ hai cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng phát triển CNHT, đặc biệt là công nghiệp dệt may hoặc những ngành phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như lắp ráp xe máy, điện tử dân dụng, ô tô…Quan điểm này xuất phát từ tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài về các loại nguyên phụ liệu cho sản xuất sản phẩm, giá trị gia tăng được tạo ra từ sản xuất trong nước thấp kém, kéo theo hiệu quả của sản xuất và xuất khẩu thấp, khả năng sản xuất trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.2.2. Quy hoạch phát triển ngành CNHT ngành dệt may Việt Nam.
Quy hoạch phát triển công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt tại quyết định 42/2008/QĐ- BCT ngày 19/11/2008. Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu đảm bảo cho các DN dệt may phát triển bền vững, hiệu quả. Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD vào năm 2010, 18 USD tỷ vào năm 2015, 20 USD tỷ vào năm 2020, sử dụng 2,5 triệu lao động đến năm 2010, 3 triệu lao động đến năm 2020 v.v...
2.2.2.1. Quy hoạch sản phẩm chiến lược
- Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng vải đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng. Đầu tư sản xuất vải phải lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện với môi trường;
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ;
- Tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị trường. Các DN may cần đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận nguyên liệu giao thành phẩm sang mua đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các DN may như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Đến năm 2015 đáp ứng được 50% như cầu các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp, đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu sản xuất trong nước và sau năm 2020 bắt đầu thực hiện xuất khẩu; phát triển vải dệt đến 2010 đáp ứng trên 30% nhu cầu, đến 2015 đáp ứng khoảng 39% và đến 2020 đạt 40% nhu cầu vải dệt thoi. Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu để giảm dần nhập liệu, tiết kiệm ngoại tệ, tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu
2.2.2.2. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ.
Đối với CNHT dệt may, quy hoạch theo vùng lãnh thổ, ngành này sẽ tập trung vào các nội dung như hình thành 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở phía Bắc, Nam và miền Trung.
Cụ thể quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính:
- Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng
Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất 160.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).
- Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ dệt may và các nhà máy may các sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao. Di dời các cơ sở nhuộm, hoàn tất tại Thành phố Hồ Chí Minh về Khu công nghiệp Long An và các tỉnh lân cận. Đây là khu vực đã phát triển nóng về dệt may trong những năm qua, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về lao động nên không khuyến khích đầu tư mới vào khu vực này để tránh sức ép về lao động.
- Khu vực III: Vùng duyên hải Trung bộ
Lấy Thành phố Đà Nẵng làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một số Khu công nghiệp dệt nhuộm - hoàn tất tại Hoà Khánh (Đà Nẵng), Quảng Trị.
- Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long
Lấy Thành phố Cần Thơ làm trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Trà Vinh.
- Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ
Quy hoạch theo hướng bố trí một Khu Công nghiệp dệt tại Phú Thọ, các nhà máy may bố trí ở các tỉnh. Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm ở Sơn La, Điện Biên.
- Khu vực VI: Vùng Bắc Trung bộ
Quy hoạch theo hướng bố trí các DN dệt may theo trục quốc lộ 1 với một số cụm, điểm công nghiệp tại Bỉm Sơn (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế). Hình thành ba khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Diễn Châu (Nghệ An), Hà Tĩnh, Quảng Trị trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
- Khu vực VII: Vùng Tây nguyên
Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoá các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông... gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.
Quy hoạch đưa ra hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện Quy hoạch. Các DN trong ngành dệt may tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh ngành DMVN “chất lượng-trách nhiệm-thân thiện môi trường” trên thị trường quốc tế. Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn DMVN là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Tập đoàn DMVN có trách nhiệm phát triển đầu tư những dự án dệt may có quy mô lớn.
Theo số liệu của Tập đoàn DMVN, diện tích quy hoạch sản xuất bông đến 2020 trên toàn quốc là 76.000 ha. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên khoảng 32.000 ha, Nam Trung Bộ 27.000 ha, Trung Bô 12.000 ha và miền Bắc trên 2.000 ha.
Về quy hoạch phát triển trang trại: tỉnh Bình Thuận sẽ đầu tư 10 trang trại với diện tích 1.300 ha; Ninh Thuận với 5 trang trại, diện tích 2.800 ha; Đăk Lắk 10 trang trại, diện tích trên 4.500 ha; Gia Lai 12 trang trại, diện tích 3.450 ha; Đắk Nông 7 trang trại, diện tích 2.400 ha;...
Ngoài các chính sách tăng diện tích và trang trại trồng bông, các chính sách đầu tư về công trình thủy lợi trọng điểm cũng được đẩy mạnh như: Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết, khởi công 2009...
2.2.3. Chính sách vốn:
2.2.3.1. Vốn cho đầu tư phát triển
Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành DMVN huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các DN, DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các DN huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông vải có tưới tập trung
2.2.3.2. Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường.
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành DMVN để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nhà nước cho DN Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.
2.2.4. Chính sách nguyên nhiên liệu:
a) Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các DN trong ngành.
b) Xây dựng các DN kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các DN với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
Đặc biệt để giải quyết vấn đề cung cấp bông cho ngành dệt may, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tăng tỷ kệ nội địa hóa, chính sách phát triển nghề trồng bông được áp dụng hợp lý. Mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế sẽ được phát huy cùng sự hỗ trợ của Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông. Đồng thời, Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu, khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất bông.
Chương trình khuyến khích các DN chế biến bông xơ hỗ trợ người trồng bông đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản, xơ chế, hệ thống tưới tiết kiệm để tăng năng suất lao động nhằm tạo bước đột phá trong phát triển cây bông vải Việt Nam.
2.2.5. Chính sách khác.
2.2.5.1. Chính sách đầu tư.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo.
Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi.
2.2.5.2. Chính sách phát triển nhân lực:
Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành DMVN theo các nội dung:
Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).
Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội DMVN và Tập đoàn DMVN là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.
2.2.5.3. Chính sách về khoa học công nghệ.
a) Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.
Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các DN DMVN.
b) Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May.
c) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các DN Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.
d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010.
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.
g) Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt May.
2.2.5.4. Chính sách phát triển thị trường.
a) Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế.
b) Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.
d) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các DN xuất khẩu.
e) Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành DMVN trên thị trường trong nước và quốc tế.
g) Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các DN trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.
2.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành DMVN hiện nay.
Có thể nhận thấy trong thời gian qua Chính phủ đã tập trung chú ý đến sự phát triển của ngành CNHT cho ngành dệt may để tạo sự cân xứng với sự phát triển của ngành. Các chính sách khuyến khích phát triển đã được áp dụng khá đồng bộ. Tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành hỗ trợ phát triển
2.3.1. Ngành nguyên liệu.
Nguyên phụ liệu dệt may hiện nay phần lớn phải nhập khẩu. Theo báo cáo khảo sát giữa CIEM và UNDP về đổi mới công nghệ: ngành dệt may, tuy là ngành mà Việt Nam được đánh giá là có lợi thế so sánh hơn so với các ngành công nghiệp khác do tận dụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề khá, song hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập (khoảng 90% bông, 100% tơ sợi tổng hợp (xơ tổng hợp), thuốc nhuộm, hoá chất và hầu hết thiết bị phụ tùng), trong đó bông và xơ tổng hợp là hai loại nguyên liệu chính của ngành dệt. Sự phụ thuộc quá nhiều các yếu tố đầu vào như vậy không những làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may mà còn gây tình trạng bị động trong điều hành sản xuất, tổ chức các quan hệ liên kết dệt - may, dẫn đến một điểm yếu căn bản của ngành dệt may- “dệt kém nên may phải gia công”, lợi nhuận thu được thấp.
Thực tế phát triển dệt may cho thấy, nguyên liệu cho công nghiệp dệt của Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, tính từ năm 1997 cho đến nay, trung bình mỗi năm cả nước nhập từ 91 triệu đến 109,7 triệu USD bô._.hỗ trợ tài chính. Khi đó các DN lớn, DN FDI hoặc các nhà sản xuất đóng vai trò như các hạt nhân của liên kết sẽ tham gia liên kết vì nhận được các ưu tiền, hỗ trợ trên; còn các DN nhỏ, các DN trong nước, các DN hỗ trợ đóng vai trò như các vệ tinh trong hệ thống tham gia liên kết vì muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ quản lý và đảm bảo thị trường tiêu thụ của mình.
3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách nội địa hóa.
Một là, thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hoá” với các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Chính sách này, một mặt tạo áp lực trực tiếp tới các nhà sản xuất hạ nguồn tìm và trợ giúp các nhà sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu của mình; mặt khác, không đưa các DN hạ nguồn vào thế bế tắc dẫn đến đình đốn sản xuất, mất thị trường của họ. Chính sách “nội địa hoá” phải được đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các nguyên phụ liệu nằm trong danh sách phải được “nội địa hoá”.
Hai là, thực hiện chiến lược phát triển thị trường nội địa. Nhà nước phải tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN trong nước phát triển thị trường nội địa, quan tâm giải quyết các vướng mắc, tăng cường công tác quản lý thương mại biên giới với Trung Quốc, đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu tại các chợ đầu mối biên giới nhằm làm giảm đến mức thấp nhất có thể hiện tượng buôn lậu trốn thuế. Có chính sách thích hợp để thu hút đầu tư của Trung Quốc trong công nghiệp may mặc cũng như trong phát triển ngành dệt, tạo nguyên liệu cho ngành may phát triển, đồng thời qua đó học tập được kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý của họ. Với ngành may, cần xác lập và tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên ngành. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể của “Chiến lược tăng tốc ngành DMVN đến năm 2010”, cần tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu trong nước.
3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách đầu tư.
Các nước ASEAN đi trước đã thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có lựa chọn để hướng FDI vào CNHT. Họ thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích về thuế, thiết lập các khu thương mại tự do nhằm thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT dệt may có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó góp phần mở rộng quy mô của ngành CNHT dệt may, tức là mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm hỗ trợ dệt may nội địa, mặt khác quan trọng hơn đó là công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao sẽ được chuyển giao vào trong nước, đây mới là động lực chính thức đẩy sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách hữu hiệu về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ … đồng thời, có nhiều chính sách ưu tiên khác, như : giảm mức đầu tư yêu cầu tối thiểu để thu hút đầu tư từ các DN nhỏ và vừa từ nước ngoài ( kinh nghiệm của Thái Lan); hoặc trợ cấp thuế đầu tư, gồm việc miễn thuế trong 5 năm và thuế DN áp ở mức 15 – 30% doanh thu như kinh nghiệm của Malaysia.
Nhà nước cần tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng tinh giản và gọn nhẹ, duy trì cơ chế “một cửa” nhằm tạo sự công bằng và điều kiện thuận lợi trong việc xin giấy phép đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Sửa đổi Luật đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng hơn để thu hút được nguồn vốn đầu tư không những từ nước ngoài như vốn ODA của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn thông qua liên doanh liên kết, mà còn huy động được nguồn vốn từ nhiều nguồn trong nước như: vốn từ ngân sách, vốn từ các địa phương, vốn tự có trong dân, vốn kiều hối từ Việt Kiều cho lĩnh vực này.
Ngoài ra, nên bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển CNHT xuất phát từ thực tế là đầu tư vào khu vực CNHT có những khó khăn và phức tạp hơn đầu tư vào khu vực hạ nguồn. Các chính sách ưu đãi đầu tư này bao gồm: ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu nguyên phụ liệu, về thuế thu nhập DN, VAT…Đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển CNHT, trong đó phải coi đầu tư ngoài Nhà nước và FDI các nguồn đầu tư chủ yếu.
3.3.1.5. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu mở rộng thị trường.
Thị trường là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp để phát triển thị trường tiêu thụ của các sản phẩm hỗ trợ dệt may.
Trong giai đoạn từ nay đến 2015, CNHT DMVN chưa thể tạo ra được thị trường xuất khẩu, do đó cần tập trung vào khai thác thị trường trong nước, đồng thời chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho xuất khẩu ở giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian tới, những Luật thuế cần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt và có hiệu quả như: miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng xuống thấp hơn nữa cho các DN dệt (đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài), hoàn thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu…theo hướng giảm bớt mức độ bảo hộ, tăng cường tính sáng tạo, thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của DN, tận dụng nguyên liệu trong nước để nâng cao tỷ lệ hàng xuất khẩu theo hình thức FOB, xuất khẩu sang thị trường mới, thị trường phi hạn ngạch, khai thác các thị trường còn “bỏ ngỏ”. Để cụ thể hoá giải pháp này, Bộ Thương mại có thể chuyển tất cả tỷ lệ phần trăm của các mặt hàng, những cat. có giá trị tính theo qui đổi đơn giá FOB cao để đạt được hiệu quả tối đa trên từng mét vuông của chủng loại thấp sang nhóm chủng loại hàng tính qui đổi ra mét vuông với đơn giá FOB cao để đạt được hiệu quả tối đa trên một lượng hạn ngạch cố định.
Ngoài ra, Nhà nước có thể trợ giúp các DN CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, thiết kế mẫu mã thời trang nhằm sản xuất những sản phẩm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngành may.
Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích tối đa các DN dệt may trong nước sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nội địa, nhưng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường nội địa.
Có thể áp dụng mức thuế ưu đãi với các loại phụ loại sản phẩm hỗ trợ trong nước phục vụ cho các DN may xuất khẩu để thúc đẩy các DN dệt may sử dụng nhiều hơn các sản phẩm có nguồn gốc nội địa.
Trợ giúp về ngân sách ban đầu cho việc thành lập và hoạt động một số trang web chuyên ngành CNHT dệt may để hỗ trợ việc xúc tiến đầu tư – phát triển và cung cấp thông tin.
Hỗ trợ kết nối giữa các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các DN FDI với các nhà cung cấp nội địa.
Bảo vệ thị trường trong nước thông qua các biện pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.
3.3.1.6. Về chính sách đào tạo cán bộ và nhân lực.
Các ngành CNHT thường có yêu cầu cao về chất lượng lao động, vì thế các giải pháp về giáo dục đào tạo nghề, trình độ quản lý có ý nghĩa quan trọng và là động lực thúc đẩy phát triển CNHT. Nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư cũng như cán bộ quản trị DN dệt may trầm trọng như hiện nay, mặc dù tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho CNHT Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề tối thiểu đạt mặt bằng khu vực.
Mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động.
Khuyến khích các DN lớn, các DN FDI tổ chức đào tạo lực lượng lao động cho mình và các DN khác.
Các trung tâm đào tạo cần xây dựng các chương trình hợp tác với nước ngoài để đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề, đặc biệt là các kỹ sư, công nhân của ngành công nghiệp chế biến dầu khi ( công nghiệp hóa dầu ) và cơ khí, hóa chất. Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nhằm tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh của DMVN.
Một điểm rất yếu của các nhà sản xuất hỗ trợ dệt may là khả năng tiếp cận thị trường và các nhà tiêu thụ, một phần do những hạn chế về marketing và kỹ năng bán hàng, vì thế cần cung cấp các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng, đào tạo các nhà marketing chuyên nghiệp.
Đồng thời ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu là trong khâu thiết kế mẫu mã và xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển hình thức xuất khẩu từ gia công sang FOB, sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có chính sách cụ thể về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động trong ngành may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư, công nhân lành nghề bậc cao do bị thu hút sang các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
3.3.2. Giải pháp đối với các DN trong nước.
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn cho doanh nghiệp.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của DN trong tương lai. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, các DN phải tự thiết lập cho mình những kế hoạch dài hạn, theo đó đưa ra những dự báo về thị trường, về khách hàng, về xu thế thời trang thế giới, vè sự thay đổi của tỷ giá hối đoái...Muốn thực hiện những chiến lược đó một cách có hiệu quả, DN cần tập trung vốn vào đầu tư công nghệ, chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất theo mặt hàng tin học hoá phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với các DN khác trong nội bộ ngành để tăng hiệu suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
3.3.2.2. Nâng cao hoạt động tổ chức sản xuất.
Đây là một vấn đề rất quan trọng mà theo đó đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa ngành dệt và ngành may, tạo thành một khối thống nhất và một dây chuyền sản xuất khép kín, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Đối với ngành may, cần đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi phương thức xuất khẩu từ gia công sang FOB để sử dụng nhiều hơn nguyên liệu trong nước, thúc đẩy ngành dệt phát triển Muốn vậy, ngành may cần đầu tư vào công tác thiết kế thời trang, xây dựng lực lượng đàm phán và tổ chức sản xuất theo phương thức FOB. Còn ngành dệt cần đặt trọng tâm vào các nhà máy nhuộm và hoàn tất vì các nhà máy này sẽ quyết định việc cung cấp vải cho các nhà máy may. Nếu các nhà máy nhuộm và hoàn tất được quản lý tốt, họ sẽ có một lợi thế rất lớn mà không một công ty nước ngoài nào có thể cạnh tranh được. Vải từ nước ngoài sẽ không được nhập khẩu vào bởi các nhà máy này nằm trong lòng thị trường nội địa, cho dù giá có cao hơn một chút nhưng nếu các nhà máy dệt nhuộm trong nước cung cấp đúng chất lượng, đúng tiến độ thì khách hàng vẫn mua vải trong nước.
3.3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ.
Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, trình độ công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng và sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Thực tế, trình độ công nghệ của ngành CNHT DMVN hiện nay còn ở mức thấp, năng lực quản lý không cao, vì thế chưa có khả năng sản xuất dược những sản phẩm chất lượng cao, như các loại thuốc nhuộm, các loại xơ sợi tổng hợp, các máy móc thiết bị phức tạp … Do đó, muốn đẩy nhanh sự phát triển của ngànhc ông nghiệp hỗ trợ dệt may, phải quan tâm rất lớn đến việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Trước hết, có thể tiếp tục sử dụng các máy móc thiết bị vẫn còn khả năng sản xuất. Bởi trong những năm tới, chúng ta vẫn chưa có đủ nguồn vốn để có thể đầu tư mới đồng loạt các thiết bị công nghệ tiên tiến. Mặt khác, việc đào tạo cán bộ, công nhân để tiếp thu công nghệ.mới và sử dụng có hiệu quả các thiết bị cũng cần có thời gian. Tất nhiên, việc đầu tư thiết bị công nghệ mới là tất yếu, nhưng nó sẽ được thực hiện từng bước, đồng thời với việc thanh lý các thiết bị công nghệ cũ.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thịt rường. Để làm được điều này, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp:
Cần xây dựng cơ chế tài chính hợp lý hơn và đãi ngộ thỏa đáng đối với những người có năng lực công nghệ hoạt động công nghệ thực sự. Có cơ chế xây dựng, xét duyệt và đánh giá khách quan giá trị của các đề tài nghiên cứu khoa học, các
3.3.2.4. Khai thác thị trường trong và ngoài nước.
Giải pháp này nếu được thực hiện tốt một mặt sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, mặt khác góp phần mở rộng qui mô thị trường khu vực hạ nguồn cho CNHT. Điều quan trọng là DN cần tìm hiểu kĩ thông tin về thị trường mà DN định hướng tới, những rào cản thương mại mới, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, các qui định của Chính phủ, nhất là các thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Trong điều kiện Việt Nam hầu hết là các DN nhỏ và vừa thì làm thế nào để chủ động liên hệ với khách hàng mà không mất nhiều chi phí cho việc tìm kiếm đối tác. Lúc này, việc tăng cường sử dụng thương mại điện tử là rất cần thiết. Hoạt động này nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình không chỉ đối với một nhóm khách hàng, một nhóm thị trường định hướng tới, mà thông qua đó, những khách hàng có nhu cầu có thể tự liên hệ, tìm đến mua sản phẩm dệt may của DN Việt Nam. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao và có tính chất lâu dài đối với chiến lược phát triển của từng DN. Thêm vào đó, các DN nên tìm cách tận dụng tối đa lực lượng Việt Kiều để họ làm đầu mối giao dịch cho mình.
Để mở rộng được thị trường DN phải năm vững và xử lý tốt những yêu cầu của thị trường.
Một đặc điểm là các DN CNHT nói chung, CNHT dệt may của Việt Nam nói riêng ít được các nhà sản xuất, lắp ráp ( đặc biệt là các nhà sản xuất nước ngoài) biết đến, mối liên hệ giữa các nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ dệt may với các DN dệt may trong nước còn rất yếu. Vì thế, để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, các DN hỗ trợ Dệt may cần bắt đầu từ những yếu tố liên quan đến xúc tiến thương mại, cụ thế:
Thành lập các trung tâm tiếp thị nhằm quảng bá hình ảnh DN, tạo điều kiện thuận lợi cho tìm kiếm thị trường và giao dịch với khách hàng, đồng thời làm cầu nối giữa các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về DN để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm khách hàng và các mối liên kết ngang.
Tăng cường quan hệ để mở rộng bạn hàng, nắm lấy một số nhà tiêu thụ lớn, thông qua việc tăng cường thiết lập các mối quan hệ tại các buổi triển lãm hàng hỗ trợ dệt may hoặc tại các trung tâm tiếp thị, đồng thời với việc tận dụng các mối quan hệ cá nhân.
Một yêu cầu rất quan trọng nữa đối với các DN cung cấp sản phẩm hỗ trợ dệt may là cần đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và thời gian giao hàng cho các DN dệt may. Tránh tình trạng chậm trễ và sai thời hạn giao hàng gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và thực hiện hợp đồng từ các đơn hàng lớn của các DN dệt may.
Để thâm nhập thành công và chiếm lĩnh thị phần cao hơn trên thị trường, trước hết các DN cần phải chú ý một số điểm:
Thứ nhất, các sản phẩm cần phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, sản phẩm sao cho đáp ứng được nhiều loại sở thích, thói quen tiêu dùng khác nhau. Điều này đòi hỏi các DN phải luôn cập nhật thông tin và xu thế thời trang của thế giới, rồi từ đó mới đi vào sản xuất.
Thứ hai, cần có sự khác biệt hoá giữa các sản phẩm may của Việt Nam với các sản phẩm may của các đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh giữa các DN trên thị trường quốc tế, vì sản phẩm may của Việt Nam mặc dù có tốt về chất lượng nhưng về thiết kế phải thể hiện được những nét truyền thống, đặc trưng của Việt Nam như kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải, khuy, khoá kéo, bao gói…mới thoả mãn được mức độ tiêu dùng của khách hàng, từ đó mới đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm này hay sản phẩm kia.
3.3.2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT.
Các DN cần chú ý công tác đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên kĩ thuật nhằm nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, đào tạo và sử dụng chuyên viên bán hàng có trình độ, nắm vững luật lệ về xuất nhập khẩu. Trong điều kiện hạn chế của đào tạo trong nước, các DN cần có chính sách đào tạo cán bộ ở nước ngoài kết hợp với hoạt động khảo sát thị trường về lâu dài.
Các DN cũng cần liên kết với các đơn vị , các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước tổ chức các khóa đào tạo các kỹ sư chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bổ sung cho nguồn nhân lực hiện tại. Các DN và nhà trường cùng có các chính sách khuyến khích sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực hỗ trợ dệt may.
Từng DN Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của DN; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của DN dệt may cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp DN có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra DN cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong DN, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào:
Các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của ngành Dệt May:
Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2...với các lớp không chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức.
Đối với công nhân trong DN ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của công nhân và thời gian rỗi việc.
Đối với nguồn công nhân đào tạo mới để cung cấp cho DN cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với DN.
3.3.2.6. Chú trọng đầu tư công tác quảng bá thương hiệu
Bên cạnh việc đảm bảo giá cả phù hợp, chất lượng sản phẩm tốt, kiểu dáng hợp thời trang th́ thương hiệu càng nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì sự thành công của sản phẩm càng lớn. Tuy nhiên, quảng bá thương hiệu phải được xem xét ở 2 góc độ:
Đối với thị trường nội địa: do dân số đông, gần 80 triệu người, tuy vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, nhưng thời gian gần đây đã bắt đầu chấp nhận và cổ vũ cho hàng Việt Nam và thương hiệu Việt Nam, vì vậy, chiến lược của các DN đối với thị trường này là đầu tư ưu tiên cho xây dựng “thương hiệu sản phẩm”, điều này đồng nghĩa với việc phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Đối với thị trường nước ngoài: do người tiêu dùng tại các thị trường này chỉ quen với các nhãn hiệu đã nổi tiếng của các nhà thiết kế và sản xuất thời trang nước ngoài nên các thương hiệu thời trang Việt Nam rất khó thâm nhập. Hiện tại, các DN chưa nên đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài mà nên tiếp tục tập trung đầu tư và phát triển hơn nữa “thương hiệu DN” sản xuất và xuất khẩu có uy tín về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội…nhằm mục tiêu thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài có nhãn hiệu và đẳng cấp cao hơn với đơn đặt hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp. Đó cũng là còn đường mà rất nhiều nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,…đã và đang làm rất thành công.
công nghệ được chuyển giao.
Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các DN vừa và nhỏ phát triển.
Có những ưu đãi đặc biệt đối với các DN FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết phát triển một số DN nội địa phát triển CNHT. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển và đổi mới công nghệ…
Khuyến khích các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ để giúp các DN có cơ hội cập nhật thông tin công nghệ, lựa chọn và xác lập phương án đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện của DN và yêu cầu của thị trường.
3.3.3. Các giải pháp khác.
Tăng cường chuyển giao công nghệ với các nước có trình độ công nghệ cao, có ngành CNHT phát triển mạnh.
Tăng cường sự liên minh, liên kết giữa các DN trong nước, để tăng khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài.
Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin chiến lược toàn ngành dự báo nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu để cung cấp kịp thời cho các DN và cơ quan quản lý nhà nước.
Cải cách và phát triển hệ hệ thống giáo dục đào tạo, từ đại học đến đào tạo nghề, tăng cường hợp tác chặt chẽ với cộng đồng DN nhằm cải thiện nguồn cung lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng.
KÊT LUẬN
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam hiện nay, có thể thấy một số vấn đề sau.
Ngành công nghiệp hỗ trợ hiện còn nhiều yếu kém, chưa phát triển tương xứng với ngành công nghiệp dệt may trong nước, không cung cấp đủ nhu cầu nguyên nhiên liệu cho ngành dệt may trong nước. dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam còn rất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu của nước ngoài, làm chi phí giá thành sản xuất tăng cao, khả năng cạnh tranh kém. Gây hạn chế cho sự phát triển của ngành dệt may trong nước.
Hiện nay nhà nước đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Là nước đi sau, nhà nước cần linh hoạt áp dụng các cơ chế chính sách hợp lý, học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển, tận dụng tối đa lợi thế so sánh, đống thơi chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế, các doanh nghiệp dệt may việt nam cũng phải chủ động tận dụng cơ hội hội nhập, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh giúp dệt may Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp boortrowj dệt may nói riêng phát triển bền vững, tiến tới nâng cao kim ngạnh xuất khẩu của ngành, thúc đẩy nên kinh tế phát triển mạnh.
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNHT
Công nghiệp hỗ trợ
DMVN
Dệt may Việt Nam
DN
Doanh nghiệp
DNDMVN
Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam
XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA
Hỗ trợ phát triẻn chính thức
NSNN
Ngân sách nhà nước
VN
Việt Nam
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam – Diễn đàn phát triển Việt Nam, chủ biên Kenichi Ohno.
2. Dự thảo quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020- Bộ Công nghiệp.
3. Quy hoạch phát triển ngành DMVN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020)
4. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
6. Các trang Web của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Vinatex và các trang khác có liên quan.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập ở Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đẩu Tư, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của vụ trưởng và toàn thể đội ngũ CBCC tại Bộ cùng với sự hướng dẫn tận tâm của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung để bài chuyên đề thực tập được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Hoài Thương.
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Đoàn Thị Hoài Thương
MSV : CQ483860
Lớp : Kế hoạch 48A
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Chuyên đề thực tập của em là: “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020”
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong chuyên đề không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Những phần trích dẫn và tham khảo đều đúng theo quy định của Nhà trường. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Đoàn Thị Hoài Thương.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY 3
1.1. Khái niệm chung về công nghiệp hỗ trợ 3
1.1.1. Khái niệm chung. 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. 4
1.1.3. Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế 6
1.2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. 9
1.2.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. 9
1.2.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may. 11
1.2.2.1. Ngành sản xuất nguyên liệu. 11
1.2.2.2. Ngành cơ khí. 12
1.2.2.3. Kéo sợi. 12
1.2.2.4. Ngành dệt vải. 13
1.2.2.5. Nhuộm, in vải. 13
1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành CNHT ngành dệt may. 13
1.3.1.Thị trường. 13
1.3.2.Vốn. 13
1.3.3. Khoa học kỹ thuật và Công nghệ. 14
1.3.4. Các chính sách của nhà nước với phát triển CNHT. 14
1.3.5. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu. 15
1.4. Kinh nghiệm của các nước trong phát triển CNHT dệt may. 15
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 15
1.4.2. Kinh nghiệm của Nam Phi 17
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ. 18
1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng ở Việt Nam. 19
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. 20
2.1. Đánh giá chung về ngành DMVN hiện nay. 20
2.2. Các chính sách của nhà nước về phát triển CNHT ngành dệt may. 21
2.2.1. Quan điểm phát triển ngành CNHT dệt may Việt Nam hiện nay. 21
2.2.2. Quy hoạch phát triển ngành CNHT ngành dệt may Việt Nam. 22
2.2.2.1. Quy hoạch sản phẩm chiến lược 23
2.2.2.2. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ. 23
2.2.3. Chính sách vốn: 25
2.2.3.1. Vốn cho đầu tư phát triển 25
2.2.3.2. Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường. 26
2.2.4. Chính sách nguyên nhiên liệu: 26
2.2.5. Chính sách khác. 27
2.2.5.1. Chính sách đầu tư. 27
2.2.5.2. Chính sách phát triển nhân lực: 27
2.2.5.3. Chính sách về khoa học công nghệ. 28
2.2.5.4. Chính sách phát triển thị trường. 28
2.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành DMVN hiện nay. 29
2.3.1. Ngành nguyên liệu. 29
2.3.2. Ngành kéo sợi. 32
2.3.3. Ngành dệt vải 32
2.3.4. Ngành nhuộm, in. 33
2.3.5. Ngành cơ khí. 35
2.3.6. Ngành sản xuất phụ liệu may. 37
2.4. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành DMVN. 38
2.4.1. Những kết quả đạt được của ngành CNHT ngành DMVN. 38
2.4.2. Những tồn tại của ngành CNHT ngành dệt mayViệt Nam hiện nay. 41
2.4.2.1. Tỉ lệ nội địa hóa thấp. 41
2.4.2.2. Tính cạnh tranh của sản phẩm thấp. 43
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 45
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. 47
3.1. Cơ sở khoa học của các giải pháp phát triển CNHT dệt may đến năm 2020. 47
3.1.1. Cơ hội đối với ngành CNHT ngành DMVN. 47
3.1.1.1. Lợi thế về lao động. 47
3.1.1.2. Lợi thế về thị trường tiêu thụ. 48
3.1.1.3. Lợi thế về môi trường chính sách và vốn đầu tư. 48
3.1.1.4. Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO. 49
3.1.2. Thách thức với ngành CNHT ngành DMVN . 50
3.1.2.1. Thị trường và đối thủ cạnh tranh. 50
3.1.2.2. Yêu cầu chất lượng và trình độ công nghệ. 51
3.1.2.3. Trình độ quản lý và nhân công. 51
3.1.2.4.Thách thức sau khi gia nhập WTO. 52
3.1.3. Định hướng phát triển DMVN đến năm 2020. 54
3.1.3.1. Chiến lược phát triển. 54
3.1.3.2. Mục tiêu phát triển DMVN đến năm 2020. 55
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành CNHT dệt may 56
3.2.1. Định hướng phát triển ngành CNHT dệt may Việt Nam. 56
3.2.2. Mục tiêu phát triển. 58
3.3. Giải pháp phát triển ngành CNHT ngành dệt may Viêt Nam. 59
3.3.1. Giải pháp đối với chính phủ. 59
3.3.1.1. Có định hướng phát triển hợp lý ngành CNHT. 59
3.3.1.2.Tăng cường liên kết giữa các DN. 59
3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách nội địa hóa. 60
3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách đầu tư. 60
3.3.1.5. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu mở rộng thị trường. 61
3.3.1.6. Về chính sách đào tạo cán bộ và nhân lực. 62
3.3.2. Giải pháp đối với các DN trong nước. 63
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn cho doanh nghiệp. 63
3.3.2.2. Nâng cao hoạt động tổ chức sản xuất. 64
3.3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ. 64
3.3.2.4. Khai thác thị trường trong và ngoài nước. 65
3.3.2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT. 66
3.3.2.6. Chú trọng đầu tư công tác quảng bá thương hiệu 67
3.3.3. Các giải pháp khác. 68
KÊT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp 8
Hình 1.2: Quy trình sản xuất hoàn tất sản phẩm dệt may. 10
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất xơ- sợi tổng hợp của Việt Nam 2002- 2008 30
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ của cả nước giai đoạn 2001- 2008 32
Bảng 2.3: Nhu cầu xơ- sợi Polyeste giai đoạn 2001- 2008 32
Bảng 2.4: Số liệu tình hình sản xuất và XNK ngành dệt Việt Nam giai đoạn 2006-2009 33
Bảng 2.5: Nhu cầu hoá chất, thuốc nhuộm của DMVN năm 2001- 2006 34
Bảng 2.6: Tình hình cung cấp thuốc nhuộm của Viẹt Nam năm 2008 35
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất chất trợ của Việt Nam năm 2008 35
Bảng 2.8: Nhu cầu của ngành DMVN đối với các sản phẩm cơ khí năm 2008. 37
Bảng 2.9: Tình hình cung cấp các loại phụ liệu may trong nước 38
Bảng 3.1: Mức lương trung bình của ngành dệt may ở một số nước 48
Bảng 3.2: Năng lực cạnh tranh của CNHT ngành DMVN trong điều kiện hội nhập 53
Bảng 3.3: Dự báo tốc độ tăng trường ngành dệt may đến năm 2020 56
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: 56
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sản phẩm hỗ trợ chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: 58
Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị gia tăng hàng dệt may của một số nước và vùng 42
Biểu đồ 3.1: Lợi thế so sánh ngành DMVN so với các nước 57
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25561.doc