Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái

Tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái: MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Kinh doanh là một khâu không thể thiếu của quá trình sản xuất. Công ty sản xuất ra sản phẩm không thể bán trên thị trường thì công ty không thể phát triển được. Ngược lại nếu hàng hoá được bán ra trên thi trường nhanh chóng sẽ thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất cũng như trong toàn bộ công ty. Tổ chức quá trình kinh doanh một cách chuyên nghiệp hợp lý bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cả về giá trị sử dụng và giá cả hợp lý. Qua đó taọ ... Ebook Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra công ăn việc làm và mở rộng thị trường của sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển kinh doanh trên thị trường sản phẩm cơ khí ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu bức thiết của tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường lĩnh vực cơ khí ở Việt nam, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.Thực tế kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cơ khí trong thời gian qua đã cho thấy nhiều bất cập cần phải được giải quyết. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng kinh doanh để đề ra biện pháp nhằm phát triển hoạt động này taị công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam nói riêng và ở tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí nói chung trở nên cần thiết và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp là “Giải pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam –Hâm Thái” 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, tôi thực hiện với mục đích: Bên cạnh việc đưa ra những vấn đề lí luận cơ bản nhất về kinh doanh, tôi còn phân tích thực trạng kinh doanh ở công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam –Hâm Thái, đồng thời đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái. 3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài tốt nghiệp này đôí tuợng nghiên cứu nhứng lý luận chung về thực trạng kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng kinh doanh từ năm 2003 đến nay tại công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và tổng kết thực tiễn kết hợp trừu tượng hóa. Qua đó rút ra kết luận cần thiết 5. Đóng góp của đề tài Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh, từ đó đề ra giải pháp vi mô dưới góc độ của doanh nghiệp, ngoài ra còn có một số giải pháp vĩ mô. Đồng thời khái quát hóa một số lý luận cơ bản về kinh doanh 6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm: Mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh ở doanh nghiệp cơ khí Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm Thái Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm Thái Kết luận CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí 1. Tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí ở doanh nghiệp cơ khí 1.1. Khái quát về kinh doanh sản phẩm cơ khí 1.1.1. Đặc điểm của các sản phẩm cơ khí Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí… Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí bao gồm: động học, tĩnh học, sức bền vật liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động, thủy lực, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt động lực học. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực áp dụng những khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và hóa học. Với một mức độ nhỏ, cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử - một mục tiêu viễn cảnh của nó là tạo ra một tập hợp phân tử để xây dựng được những phân tử và vật liệu bằng con đường tổng hợp cơ học. Hiện nay dựa trên các tiến bộ của khoa học công nghệ, các phương pháp chế tác trên toàn thế giới đã không ngừng được cải tiến. Các công cụ máy móc điều khiển bằng máy điện toán kỹ thuật số (CNC), việc thiết kế và chế tác có trợ giúp của máy tính (CAD, CAM), tự động hóa các chức năng với các bộ điều khiển chương trình logic (PLC) là những phát minh đã làm thay đổi một cách mạnh mẽ các phương pháp sản xuất ra các loại sản phẩm của thời đại ngày nay. 1.1.2. Khái quát về phát triển kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Kinh doanh bao gồm hai loại: Sản xuất kinh doanh hoặc kinh doanh dịch vụ. Đặc trưng cơ bản của sản xuất kinh doanh là chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Đây là đậc điểm nổi bật của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí. Kinh doanh sản phẩm cơ khí là khâu bảo đảm cho các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phụ tùng… cho sản xuất, một điều kiện không thể thiếu được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Phát triển kinh doanh là việc tăng cường đầu tư các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh sinh lời. Phát triển kinh doanh các sản phẩm cơ khí có tác dụng to lớn trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và chính xác các đối tượng lao động và một phần tư liệu lao động để các doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục. Kinh doanh các sản phẩm cơ khí còn góp phần bảo đảm cho sản xuất ngày càng nhiều những sản phẩm có chất lượng tốt, hiện đại, văn minh và với các dịch vụ thuận lợi kịp thời. Thông qua hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng lớn sản phẩm, đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, kinh doanh ra ngoài phạm vi quốc gia, tức là phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa có tác dụng to lớn, tiếp thu nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành, sản phẩm phải có mẫu mã đa dạng, phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có nguồn hàng lớn và phải giao hàng đúng hạn, cũng như phải nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.2. Vai trò của việc doanh sản phẩm cơ khí đối với các doanh nghiệp cơ khí Kinh doanh là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối, một bên là tiêu dung. Nó cung ứng những vật tư, hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời đồng bộ, đúng chất lượng, sản lượng, chính xác với quy mô ngày càng mở rộng. Kinh doanh các sản phẩm cơ khí là khâu bảo đảm các máy móc; thiết bị; nguyên vật liệu phụ tùng cho sản xuất; một điều kiện không thể thiếu được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Phát triển kinh doanh các sản phẩm cơ khí có tác dụng to lớn trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và chính xác các đối tượng lao động và một phần tư liệu lao động để các doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững không thể dựa vào chuyện may rủi hoặc nhờ vào những mánh khóe, thủ đoạn mà tuỳ thuộc vào nguồn lực tổ chức của nhà qủan trị doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp các chức năng quản trị như: quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân lực là những chức năng không thể thiếu, song trong nền kinh tế thị trường chức năng quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân lực không đủ đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏi chức năng khác - chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường - đó chính là quản trị kinh doanh để phát triển kinh doanh. Với khả năng nghiên cứu thị trường một cách sắc bén trong mối quan hệ mật thiết với trình độ và nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động phát triển kinh doanh, tìm ra các sách lược nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó kết nối doanh nghiệp với khách hàng, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận. Kinh doanh có tác dụng lớn thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong sản xuất, thúc đẩy nhu cầu. Kinh doanh là khâu nối liền giữa các quá trình sản xuất với quá trình sản xuất, giữa quá trình sản xuất với quá trình tiêu dung. Đối với quá trình sản xuất, thông qua những việc cung ứng những loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mới, hiện đại. Kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các loại vật tư kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại công nghệ để nâng cao năng suất lao động trong sản xuất và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, tiên tiến, hiện đại. 2. Nội dung phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí đối với các doanh nghiệp cơ khí Chiến lược được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Chiến lược kinh doanh không phải là những đường hướng vô định mà luôn hướng đến các mục tiêu, mục đích nhất định với nghiã là kết quả chung, khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp càn đạt được trong tương lai. Những mục tiêu chiến lược đó có thể là mục tiêu định tính, mục tiêu định lượng hay là cả hai. Trong nghành công nghiệp cơ khí, đây là ngành ưu tiên của nền kinh tế. Giá trị tổng sản lượng ngành cơ khí tăng trung bình 22% /năm trong thời kỳ 2003-2006, và tỷ trọng của ngành cơ khí trong giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp tăng từ 7% - 9% trong 5 năm gần đây. Có thể khái quát đặc điểm chung của ngành cơ khí Viêt Nam hiện nay là: Quy mô của các doanh nghiệp chưa lớn, chủ yếu vẫn ở mức vừa và nhỏ. Trong các doanh nghiệp, máy móc chưa được sử dụng hết công suất và tỉ lệ máy móc, thiết bị công nghiệp quá hạn sử dụng chiếm đa số. Đồng thời, quá trình sản xuất các phụ tùng và linh kiện khép kín, ít liên quan đến các ngành công nghiệp khác. Do thiếu quan tâm đến quản lý chất lượng nên sản phẩm được sản xuất ra tương đối đơn giản theo những thiết kế cũ của nước ngoài với hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Chính vì nhứng hạn chế đó chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn. Có thể khái quát thực trạng chiến luợc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua ở 3 điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, các phương pháp sản xuất chưa phải đạt mức tối ưu. Không ít doanh nghiệp bắt chước mẫu mã sản phẩm từ bên ngoài hay sử dụng lại thiết kế của các đối thủ cạnh tranh. Số ít doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, tiếp thị hay đào tạo chuyên nghiệp. Điều này có căn nguyên từ một thực tế là các doanh nghiệp của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi chậm thay đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh từ trọng tâm lợi thế dựa tên giá lao động rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa vào chi phí thấp, đa dạng hoá sản phẩm và quy trình độc đáo. Thứ hai, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ít nỗ lực trong việc tạo ra vị thế cạnh tranh dài hạn dựa trên sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo sau bán hàng. Điều này làm giảm hình ảnh thương mại của doanh nghiệp trước các đối thủ cùng ngành ở cả thị trường trong và ngoài nước. Một doanh nghiệp mà cấu thành giá trị của những sản phẩm được đóng góp nhiều hơn từ những đơn vị gia tăng thuộc phía dịch vụ chăm sóc khách hàng và marketing... sẽ cho phép thành công hơn khi đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thứ ba, rất ít doanh nghiệp trong hệ thống doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam xây dựng được thương hiệu Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh gồm các bước sau : 2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh Thực chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là kết hợp các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp - thế mạnh và điểm yếu với các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp - cơ hội và các nguy cơ để tìm ra các chiến lực chính của doanh nghiệp. 2.1.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài nhằm xác định các thời cơ cũng như các nguy cơ và tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ hội của doanh nghiệp có thể là: Sự ổn định về an ninh chính trị; hệ thống luật pháp tốt; sự phát triển kinh tế; hệ thống cơ sở hạ tầng tốt; thu nhập dân cư ổn định và ngày càng cao; tiến bộ kỹ thuật; triển vọng tham gia các tổ chức thương mại quốc tế; chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước được hoàn thiện… Các nguy cơ của doanh nghiệp có thể là: Khủng hoảng tài chính tiền tệ; đầu tư nước ngoài giảm sút; quản lý hàng nhập khẩu chưa chặt chẽ; nạn hàng giả; hàng nhái còn phổ biến; mức độ cạnh tranh gay gắt không lành mạnh; nhu cầu khách hàng đòi hỏi ngày càng cao; tốc độ phát triển kinh tế chưa ổn định và chưa vững chắc; xuất khẩu hàng hoá còn nhiều khó khăn …. 2.1.2. Phân tích các yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp Các yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố tích cực tạo ra thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài các yếu tố tích cực còn có các yếu tố không tích cực làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc phân tích này là tìm ra các điểm lợi thế và điểm hạn chế của doanh nghiệp Các yếu tố thế mạnh của doanh nghiệp: Vị trí địa lý thuận lợi, đội ngũ cán bộ quản lý năng động, mạng lưới kinh doanh được phân bố hợp lý, sự ủng hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp… Các điểm yếu của doanh nghiệp là: Kinh nghiệm xuất nhập khẩu còn thấp, hệ thống phân phối hàng hóa còn chậm, chưa thông suốt, hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu… 2.1.3. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ hội Với mục đích là phối hợp các thế mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp với các nguy cơ và cơ hội bên ngoài của doanh nghiệp một cách thích hợp Phối hợp điểm mạnh và cơ hội, qua đó các doanh nghiệp sử dụng các điểm mạnh của mình để khai thác tối đa các cơ hội từ môi trường bên ngoài. Phối hợp điểm mạnh và nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp nhằm hình thành chiến lược lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó có hiệu quả với các nguy cơ đe dọa từ các yếu tố ngoại vi. Phối hợp mặt yếu và cơ hội hình thành chiến lược tận dụng các cơ hội từ các yếu tố bên ngoài để khắc phục vượt qua các mặt yếu của bán thân doanh nghiệp. Phối hợp điểm yếu và nguy cơ sẽ hình thành chiến lược phòng thủ, cố gắng đạt mục tiêu, giảm thiểu các yếu tố ,nế tránh được các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. 2.2. Tổ chức thực hiện chiến lược và hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp 2.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh Quản trị theo chiến lược ở các doanh nghiệp bao gồm ba giai đoạn : giai đoạn hình thành chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược và đánh giá điều chỉnh chiến lược Tổ chức thực hiện chiến lược là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản trị chiến lược nhằm huy động sự tham gia của các nhà quản lý cùng toàn thể cán bộ công nhân viên để biến ý tưởng thành hiện thực Quá trình thực hiện chiến lược bao gồm: 2.2.1.1. Duyệt xét mục tiêu, điều kiện môi trường và chiến lược đã chọn Mục tiêu là cái đích hay kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong kinh doanh, là cơ sở để lựa chọn chiến lược kinh doanh vì thế cần xem xét mục tiêu có phù hợp với điều kiện môi trường hay không thông qua các yêu cầu khi xác định mục tiêu như tính hợp lý, tiên tiến, nhất quán. 2.2.1.2. Đánh giá điều chỉnh và đảm bảo nguồn lực Muốn thực hiện chiến lược thành công cần có nguồn lực phù hợp. Chính vì thế cần xác định nguồn lực công ty về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện chiến lược có hiệu quả. 2.2.1.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức Hoạt động này đóng vai trò hết sức quan trọng, cần chú ý đến các yếu tố tạo cơ sở cho cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động. Đó là chuyên môn hóa hoạt động, phân bổ quyền hạn làm quyết định và phạm vi của nhóm công tác. 2.2.1.4. Triển khai và thay đổi chiến lược Chiến lược luôn linh hoạt để phù hợp với những thay đổi của môi trường. Vì thế trong quá trình triển khai chiến lược, cần theo dõi những thay đổi của môi trường để có những quyết đinh chiến lược phù hợp. Để quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh thành công cần quán triệt một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, các kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phải được hoạch định rõ ràng, có mục đích đúng đắn, đảm bảo tính nhất quán phù hợp với mục tiêu chiến lược. Thứ hai, các kế hoạch phải được phổ biến đến tất cả mọi ngườicó liên quan và phải có sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của họ. Thứ ba, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải bảo đảm đầy đủ các nguồn lực cần thiết (vốn, nhân lực, kỹ thuật…) trong suốt quá trình thực hiện. Thứ tư, thực hiện công tác ghi chép theo dõi quá trình thực hiện, dự báo, phát hiện sớm các biến động để chủ động điều chỉnh các hoạt động có liên quan, đảm bảo chiến lược thực hiện có hiêụ quả. 2.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp cơ khí Trong các doanh nghiệp cơ khí, kinh doanh bao gồm các hoạt động sau: 2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa (hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau: Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp? Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ. Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ… Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên cái mà doanh nghiệp có sẵn. Sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hỏi. 2.2.2.2. Tổ chức sản xuất để bán hàng Tổ chức sản xuất để bán cho khách hàng tức là doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất như: tạo nguồn hàng, đảm bảo đủ nguyên vật liệu để sản xuất, tổ chức tiếp nhận, phân loại, sản xuất, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất (có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông. 2.2.2.3. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức (kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng… Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng… song nó cũng có những nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn… Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụ này, các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một số lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian… Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 2.2.2.4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và hoạt động xúc tiến bán hàng. Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình ảnh, cách thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia vào hội chợ, triển lãm… 2.2.2.5. Tổ chức họat động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến tâm lý của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: Sự chú ý – quan tâm hứng thú – nguyện vọng mua – quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệ thuật của ngừơi bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả… và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng như: bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử… 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược Các nhà quản trị coi đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược là giai đoạn cuối cùng nhằm bảo đảm sự thành công của doanh nghiệp trong hiện tại và trong cả tương lai. Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chiến lược để xác định thành tích của mỗi người, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp thúc đẩy sự cố gắng thực hiện các mục tiêu đề ra. Thông qua đo lường các kết quả để chấn chỉnh kịp thời và cung cấp những thông tin phản hồi phục vụ cho hoạch định chiến lược ở các chu kỳ tiếp theo. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, kiểm tra đánh giá bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tiến hành trưóc trong và sau khi thực hiện chiến lược kinh doanh. Nội dung kiểm tra đánh giá và điều chỉnh bao gồm Thứ nhất, xác định nội dung kiểm tra đánh giá là dựa trên những mục tiêu mà chiến lược đặt ra chúng ta sẽ xác định nội dung kiểm tra đánh giá. Nội dung kiểm tra đánh giá có thể bao gồm: thị phần trên thị trường công ty đạt được, tỷ lệ trang thiết bị, máy móc được tăng cường. Thứ hai, đề ra các tiêu chuẩn định lượng và định tính. Các tiêu chuẩn định lượng là doanh thu, lợi nhuận, ngoài ra còn có những tiêu chuẩn định tính do một số mục tiêu và kết quả không thể đo lường một cách trực tiếp. Thứ ba, định lượng các kết quả thu được. Thực hiện đánh giá dưới dạng chỉ tiêu định lượng để có khả năng đo lường được. Tuy nhiên còn có các tiêu chuẩn định tính, cần lượng hóa các tiêu chuẩn định tính thông qua hệ thống điểm số theo thang bậc để đánh giá, kiểm tra dễ dàng. Thứ tư, đối chiếu so sánh giữa kết quả thu dược vơí tiêu chuẩn để đánh giá chiến lược và tìm ra nguyên nhân, đây là một trong những nội dung then chốt của công tác kiểm tra đánh giá chiến lược. Đó là phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chiến lược bị sai. Trên cơ sở phân tích vì sao có sự sai lệch giữa thực hiện với chiến lược mới có thể đề ra các biện pháp hành động đúng đắn. Chiến lược lập ra trong điều kiện dự đoán về môi trường kinh doanh, ước tính các nguồn lực thực hiện và dựa trên ý chí chủ quan của người soạn thảo, bởi vậy khi những cơ sở trên thay đổi đòi hỏi phải điều chỉnh chiến lược. Quản trị chiến lược là phương pháp quản trị năng động và liên tục, vì vậy có thể phải điều chỉnh cả cơ cấu tổ chức, nguồn lực các biện pháp thực hiện kiểm tra đánh giá và cả mục tiêu chiến lược.Do đó các hoạt động xây dựng , thực hiện đánh giá và điều chỉnh chiến lược phải được thực hiện liên tục không bao giờ kết thúc. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí hiện nay Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Chính vì thế chúng ta cần xem xét các yếu tố đó, để xem xét nhân tố nào thúc đẩy, nhân tố nào kìm hãm để có thể phát triển, mở rộng hoặc hạn chế khắc phục những hậu quả có thể xảy ra. 3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1. Nhu cầu thị trường Thị trường của doanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ vuả doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và cần được thỏa mãn. Nhu cầu của khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mọi kế hoạch kinh doanh, tổ chức, hoạch định chính sách của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu khách hàng. Do đó việc điều tra, phân tích nhu cầu thị trường phải được coi là một trong các công tác quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. 3.1.2. Trình độ tiêu chuẩn hóa Nhân tố này có ý nghĩa qua trọng trong việc phát triển tổ chức sản xuất kinh doanh. Nó đòi hỏi tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị truờng phải tuân theo tiêu chuẩn thống nhất. Tiêu chuẩn này không những là cơ sở để nhà nước thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp,mà còn là cơ sở để thực hiện mối liên hệ sản xuất của các doanh nghiệp có liên quan . Chẳng hạn, quan hệ giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ chuyên môn hóa bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu và chế biến nguyên liệu. 3.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhân tố công nghệ của ngành Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chi phối việc lựa chọn mức độ phát triẻn kinh doanh. Chẳng hạn, sản phẩm của ngành cơ khí thường có kết cấu phức tạp, thông qua việc phân tích những nhân tố ấy, cho phép tạo thành cơ sở khoa học để ra quyết định đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp cho phù hợp. Trong thời đại hiện nay, công nghệ đang là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, công nghệ đang ngày càng trở nên không thể thiếu trong tiến trình phát triển của nhân loại. Đối với công ty, việc phân tích kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh. 3.1.4. Các nhân tố kinh tế và các quan hệ kinh tế Các nhân tố kinh tế giữ vai trò quan trọng, vì chúng trực tiếp tác động đến cung cầu, giá cả, sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng thông qua: Sức tăng trưởng kinh tế, tạo đà phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh ; giá cả các loại sản phẩm trong nền kinh tế; lạm phát và khả năng tiêu dùng là ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu tiêu dung; các chính sách kinh tế, tài chính, tín dụng nhà nước… Ngoài ra, việc mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là một xu thế khách q._.uan .Việc tham gia các quan hệ liên kết kinh tế, tác động trực tiếp tới việc xác định phương hướng và nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc liên kết kinh tế, sẽ tạo điều kiện tăng khả năng của doanh nghiệp nhờ việc tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Việc tăng khả năng này không chỉ là việc xác định các khâu yếu trong dây chuyền sản xuất, mà còn hỗ trợ nhau về vốn, năng kực nghiên cứu và phát triển mà còn tăng khả năng sản xuất ra các sản phẩm mới, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh. 3.1.5. Chính trị và luật pháp Sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố này thể hiện qua các chính sách của Đảng và nhà nước về chính trị, đường lối phát triển kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước như: - Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh xem thị trường cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển - Mở rộng quyền hạn và nâng cao tính độc lập chủ động của các doanh nghiệp trong họat động kinh doanh - Xây dựng một hành lang pháp lý vừa bảo vệ vừa quản lý tốt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp - Các dự án của nhà nước về phát triển ngành cơ khí 3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 3.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp Để có thể tổ chức quá trình kinh doanh, thì doanh nghiệp phải có vốn, nhưng đối với sản phẩm cơ khí thì nguồn vốn phải lớn thì mới đảm bảo kinh doanh liên tục được. Việc đầu tư trang bị ban đầu rất lớn, bao gồm hệ thống kho bãi, nguồn hàng nhập, phương tiện vận tải. Ngoài ra nguồn vốn lưu động cũng phải ở mức rất cao vì các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ cho các doanh nghiệp khác nên chậm trả và chiếm dụng vốn là vấn đề cần quan tâm. 3.2.2. Khả năng của doanh nghiệp Do tác động của khoa học công nghệ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng luôn thay đổi, chính điều này tạo nên cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các thời cơ, cơ hội kinh doanh. Phản ánh chúng trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi thơì kỳ. Trong quá trình ấy, phải đánh giá đúng khả năng hiện có và có thể có cuả doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng của doanh nghiệp thực hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Khả năng các yếu tố của quá trình sản xuất (nhân tài, vật lực), khả năng của các tài sản hữu hình và tài sản vô hình…Trong mô hình cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đánh giá đúng khả năng cạnh tranh cuả mình. Nghiã là, xuất phát từ những yêu cầu của thị trường về thị trường về số lượng chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng các sản phẩm, cần xem xét các đối thư cạnh tranh có thế lực nhất, xem các doanh nghiệp có lợi thế yếu tố gì. 3.2.3. Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật Trong sản xuất kinh doanh, con ngươì là lực lượng sản xuất quan trọng, đối với các sản phẩm cơ khí chính xác, CNC cần có các thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật hiện đại và công nghệ phức tạp từ khâu nhập dến khâu bảo quản và vận chuyển . Do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề thường xuyên vận hành các thiết bị, đảm bảo đúng quy trình và quy phạm kỹ thuật. 3.2.4. Lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp đầu tư mở rộng kinh doanh. Lợi nhuận là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí và các khoản thuế phải nộp. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của một công ty. Để đánh giá chất lượng của một công ty nên kết hợp các chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu khác như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản … 3.2.5. Nhân tố nhân sự Một công ty luôn đòi hỏi phải được tổ chức sao cho hợp lý nhất, vừa thông thoáng gọn nhẹ vừa phải chặt chẽ, các bộ phận phải phối hợp nhịp nhàng vơí nhau. Công ty phải có đội ngũ nhân viên giỏi, có kinh nghiệm. Sự thành công của công ty phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của công ty, do đó công ty cần chú trọng đến việc tuyển dụng, phải nêu ra những tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng. Một đội ngũ nhân viên có nền tảng kiến thức tốt, kỹ năng xử lý tình huống tốt, tác phong làm việc nhanh nhẹn và đoàn kết sẽ là chìa khóa thành công trong mọi công trong mọi công việc của công ty. Vì thế, công ty cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên tốt, một bộ máy lãnh đạo chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức hợp lý là yêu cầu tất yếu cho quá trình phát triển cũng như hoạt động của công ty. Tóm lại, qua những gì được trình bày ở trên, chúng ta thấy được vai trò cũng như sự cần thiết của việc phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí. Của công ty Goldsun đối với sự tồn tại và phát triển của công ty nói riêng và thị trường cơ khí nói chung.Chúng ta cũng thấy được chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí.Và chúng ta cũng đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí ở các doanh nghiệp cơ khí. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam-Hâm Thái 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái: Căn cứ vào luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân ngày 26.11.2002; căn cứ vào luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp; căn cứ vào Bảng đăng ký đầu tư và Hồ sơ đính kèm do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Hâm Thái - Phiêu Ngu - Thành phố Quảng Châu - Trung Quốc nộp ngày 18.9.2003 và nộp bổ sung ngày 2.10.2003 Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và đầu tư ngày 9.10.2003; Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã chứng nhận đầu tư: Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Hâm Thái - Phiêu Ngu - Thành phố Quảng Châu có trụ sở đặt tại : Đoạn 1 - Đường Bình Sơn - Quốc Đạo -105 khu khai thác phát triển công nghiệp - Thị trấn Chung Thôn- Khu Phiêu Ngu - Thành phố Quảng Châu - Trung Quốc. Người đại diện: Ông Đàm Phương - Tổng Giám Đốc công ty - Quốc tịch Trung Quốc. Hộ chiếu số: G11331602. Thường trú tại: Phòng 302 khu A đường Tâu Phở - Khu đô thị mới Lạc Khê - Phan Ngư - Quảng Châu - Trung Quốc. Thành lập tổ chức kinh tế để đầu tư theo hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Đăng ký kinh doanh với các nội dung sau Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái. Tên giao dịch: Goldsun Vietnam Mould& CNC Machinery company limited. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản Ngân Hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tổng số vốn đầu tư: 200000(Hai trăm nghìn) USD Mỹ. Trong đó vốn ghóp để thực hiện việc cung cấp với mục tiêu sản xuất, gia công lắp ráp máy móc thiết bị, linh phụ kiện và chi tiết cơ khí ngành công nghiệp là 200000 USD Mỹ, do công ty TNHH Khoa học và kỹ thuật Hâm Thái- Phiêu Ngu- Thành phố Quảng Châu góp 100% bằng tiền mặt. Tập đoàn sản xuất khuôn mẫu và thiết bị CNC GoldSun- Quảng Châu- Trung Quốc là 1 tập đoàn thống nhất. chuyên sản xuất các thiết bị chính xác, tự động hóa. Thiết bị CNC phục vụ cho ngành cơ khí khuôn mẫu nói riêng và cơ khí nói chung. Tổng công ty có địa chỉ tại Phiêu Ngu- Thành Phố Quảng Châu gồm: 15000 m2 nhà xưởng và 900 m2 phòng trưng bày sản phẩm. Hiện có 1585 cán bộ công nhân viên, trong đó 396 có trình độ trên đại học; 5 người có bằng tiến sĩ và 8 người là thạc sĩ. Công ty được Sở Khoa học thành phố Quảng Châu công nhận là Trung tâm nghiên cứu và chế tạo các thiết bị CNC mới cuẩ thành phố. Bình quân mỗi năm, tập đoàn GoldSun cho ra đời 3- 5 sản phẩm mới. Công ty sản xuất khuôn mẫu vầ thiết bị CNC GoldSun đã được cấp bằng chứng nhận là: “Tập đoàn khoa học kỹ thuật tiêu biểu” của Quảng Châu. Đồng thời, các sản phẩm của tập đoàn đã được cấp giấy chứng nhận tổ chức chất lượng ISO 9001. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Trung Quốc, giấy chứng nhận CE. Công ty cùng Học viện chế tạo tự động hóa đại học khoa học tự nhiên Hoa Nam, Học viện khoa học kỹ thuật thực nghiệm Phan Ngu - Quảng Châu xây dựng lên một môi trường dạy; học; thực hành trên các thiết bị cơ khí CNC rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tập đoàn GoldSun còn có mối quan hệ mật thiết và lâu dài với các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới như: Siemens(Đức); Farue (Nhật); Mitsubishi (Nhật). Với phương châm hoạt động là không ngừng học hỏi và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong và ngoài nước. Cùng với việc coi trọng chất lượng sản phẩm, tập đoàn GoldSun rất chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khách hang mua sản phẩm của công ty, Công ty sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến để lắp ráp; vận hành và hướng dẫn sử dụng. Các sản phẩm của công ty được bảo hành trong 12 tháng và bảo trì dài hạn. Trong thời gian bảo hành nếu có bất kỳ sự cố nào, công ty sẽ lập tức xử lý sự cố qua điện thoại; fax; hoặc cử nhân viên kỹ thuật đến tận nơi để sửa chữa (tùy vào trường hợp cụ thể). Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, mạng lưới khách hang đã trải rộng khắp từ Bắc tới Nam với hơn 1000 sản phẩm máy các loại. Do đó để tiện phục vụ nhu cầu sản xuất và giải quyết nhanh chóng các sự cố thiết bị, bên cạnh các văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tập đoàn GoldSun đã thành lập công ty GoldSun Việt Nam tại Hà Nội. Không chỉ ở công ty mà ở tất cả các văn phòng đại diện, tập đoàn luôn có kỹ sư Trung Quốc thường trực 24/24. Với phương châm hoạt động của công ty là: Chất lượng sản phẩm và sự ổn định lâu dài cho thiết bị. Hoạt động dưới tư cách là văn phòng đại diện và từ năm 2003 thành lập công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái, sau 4 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành một trong những công ty có uy tín nhất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất; gia công lắp ráp máy, thiết bị. linh phụ kiện và chị tiết cơ khí ngành công nghiệp, đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, sau hơn một năm Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những cơ hội công ty gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cần có những định hướng đúng đắn để mở rộng và phát triển, cải thiện hoạt động kinh doanh tạo ra phương pháp mới để tiếp cậ nhanh thị trường và nhu cầu khách hang, thiết lập mạng lưới kinh doanh phù hợp để công ty có thể tồn tại và phát triển. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái 1.2.1. Chức năng của công ty Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị thương mại. Chính vì thế, chức năng của công ty là sản xuất, gia công, lắp ráp, kinh doanh máy, thiết bị, linh phụ kiện và chi tiết cơ khí ngành công nghiệp phục vụ cho việc sản zuât trong nước và xuất khẩu. Cụ thể là: Thiết kế, chế tạo các loại khuôn mẫu; gia công các chi tiết cơ khí chính xác và khuôn mẫu trên máy phay CNC, máy tiện CNC; sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa; thiết kế các sản phẩm kỹ thuật theo ý tưởng của khách hàng; huấn luyện, tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ CAD, CAE, CAM- CNC; mua bán các loại máy phay, tiện CNC, chuyển giao công nghệ thiết kê. Chế tạo khuôn mẫu cho các công ty có nhu cầu. 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Thứ nhất, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các thiết bị chính xác, tự động hóa, thiết bị CNC phục vụ cho ngành cơ khí khuôn mẫu nói riêng và cơ khí nói chung. Thứ hai, thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng với các tổ chức trong nước cũng như ngoài nước. Mọi hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đều được xác định và kiểm soát chặt chẽ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Thứ ba, trong phạm vi quản lý của công ty, công ty càn bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của nhà nước. Thứ tư, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong công ty, công ty cần tạo động lực làm việc cho người lao động, nộp các khoản bảo hiểm cho nhân viên. Có những biện pháp bảo đảm an toàn cho người ao động trong quá trình họ làm việc, bảo đảm giờ giấc làm việc cho nhân viên. Tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái. Thứ năm, công ty có nghĩa vụ nộp cho nhà nước Việt Nam các loại thuế theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Thứ sáu, giáo dục cán bộ, công nhân viên trong công ty thấu hiểu trách nhiệm và quyền hạn. Mình vừa là người cung ứng cho khâu sau, vừa là khách hàng của khâu trước đối với chính đồng nghiệp của mình trong cùng một công ty. 1.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận trực thuộc công ty 1.3.1. Hệ thống tổ chức của công ty Địa chỉ liên hệ: Tại Quảng Châu- Trung Quốc Địa chỉ: RM 210. TIANAN HI-TECH VENTURE CENTER NO.730. YINGBIN ROAD. PANYU. GUANGZHOU. P. R CHINA. Điện thoại: 0086.20.22883383 Fax: 0086.20.22883381 Email: Maket@goldsun_cn.com Tại Hà Nội Công ty GoldSun Việt Nam Mould& CNC Machinery Địa chỉ: Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình- thôn Thân Mỹ- xã Mỹ Đình- Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.7854282 Fax: 04.7854283 Email: Goldsunhanoi@vnn.vn Website: Hệ thống tổ chức của công ty hoạt động có hiệu quả là một trong những bộ phận quan trọng của quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Hiệu quả của các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp lý của việc tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp. Nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy doanh nghiệp, Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái đã tổ chức bộ máy. Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam-Hâm thái Giám đốc Phòng hậu cần vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh nội địa Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phó giám đốc Sản xuất Phó giám đốc kinh doanh 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận tiêu thụ Bộ máy hoạt động của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái được tổ chức theo nguyên tắc chức năng. Theo nguyên tắc này các chức năng, nhiệm vụ được chuyên môn hóa cho từng bộ phận trong bộ máy. Qua đó, tạo điều kiện nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên. Đồng thời giảm bớt đi gánh nặng cho giám đốc công ty vì mỗi công việc đã được giao cho từng phòng ban và bộ phận. Ban giám đốc Ban hành các quy định, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách kinh doanh, tổ chức cán bộ. Quy định phương thức phân phối, thu nhập, mức dự trữ, mức đầu tư, quy mô đầu tư. Phòng tài chính kế toán Giúp cho ban giám đốc việc thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty. Theo dõi việc bảo toàn phát triển vốn kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng. Hàng tháng lên bảng cân đối, lập báo cáo, cấp phát lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Phòng kỹ thuật Đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa nhập xuất theo yêu cầu của công ty. Chủ động xây dựng kế hoạch bảo dưỡng cho tất cả các thiết bị ở công ty. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán thiết bị máy móc. Tổ chức lắp ráp, vận hành và hướng dẫn sử dụng các snr phẩm khi khách hàng đến mua sản phẩm. Khi sản phẩm có sự cố. sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến tận nơi sửa chữa với phương châm: Khách hàng ở trong tỉnh Quảng Châu, trong vòng 24h sự cố sẽ được giải quyết. Khách hàng ở Trung Quốc trong vòng 48h, và ở các quốc gia khác là 15 ngày Phòng hậu cần vật tư sản xuất Có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, theo dõi kiểm tra các hoạt động nhập xuất nguyên vật liệu trong tháng. Đăng ký tiến hành kiểm kê nếu phát hiện nguyên vật liệu tồn đọng nhiều hoặc kém phẩm chất thì tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất hướng giải pháp hợp lý, tránh tình trạng cung ứng vật tư không kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay tồn đọng quá nhiều không sử dụng hết. Phòng kinh doanh trong nước Đề xuất cho ban giám đốc về việc kinh doanh của công ty về chiến lược, chính sách mặt hàng và giá cả. Điều tra về thị trường nội địa, tốc độ tăng trưởng kinh tế để xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt kết quả cao. Đồng thời thực hiện các giao dịch, buôn bán với các thị trường trong nước, tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Thực hiện các giao dịch, buôn bán với các thị trường nước ngoài. Tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 1.4.1. Về mặt hàng kinh doanh Việt nam đang trong giai đọan phát triển với nhu cầu về máy móc kỹ thuật, linh kiện và chi tiết cơ khí có chất lượng tốt, giá thành hợp lý để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả. Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái đã phục vụ và đáp ứng rất nhiêu mặt hàng với các mặt hàng được tiêu thụ mạnh nhất như: Máy cắt dây, Máy xung, Máy điêu khắc Bảng 2.1: Tình hình bán một số mặt hàng chủ lực của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Máy cắt dây 5.512 6.136 12.752 2.Máy xung 1.876 2.352 3.120 3.Máy điêu khắc 1.832 2.280 3.183 Tổng 8.720 10.868 19.055 Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh - Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái Qua bảng ta thấy rằng, công ty cần đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của công ty có hơn 100 chủng loại, tuy nhiên sản phẩm chính trên thị trường Việt nam chỉ có dưới 10 sản phẩm là được thị trường chấp nhận, có lượng tiêu thụ khá mạnh. Do đó công ty cần chú ý nghiển cứu nhu cầu thị trường cũng như tiềm năng của công ty có thể đáp ứng để có thể tăng nhanh thị phần của công ty trên thị trường. 1.4.2. Kết quả kinh doanh của công ty Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái (đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2007 I Doanh thu 11.640 21.425 28.563 Doanh thu kinh doanh 11.640 21.425 28.563 II Khoản giảm trừ 1. Chiết khấu bán hàng 0 0 0 2. Hàng bán bị trả lại 0 0 0 3. Giảm giá hàng bán 0 0 0 III Tổng chi phí trong kỳ 9.560 17.890 24.396 1. Giá vốn hàng bán 9.082 16.735 22.977 2. Chi phí bán hàng 912 656 849 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 175 274 305 4. Chi phí tài chính 111 224 265 IV Tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh 2.080 3.535 4.167 V Thu nhập khác 0 280 860 1. Chênh lệch mua bán chứng khoán 2. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản 540 3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản 280 320 4. Lãi tiền gửi VI Tổng lợi tức chịu thuế 2.080 3.815 5.027 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái Qua những bảng số liệu phản ánh về cơ cấu tài sản và tình hình nguồn vốn ta thấy được từng bước tăng trưởng trong doanh thu của công ty. Ở năm 2004, sau một năm hoạt động, chuyển từ văn phòng đại diện thành Công ty TNHH một thành viên. Công ty đạt doanh thu là hơn 11 tỷ VND. Toàn bộ hoạt động doanh thu đạt được là nhờ vào nhập khẩu các sản phẩm của tổng công ty ở Quảng Châu - Trung Quốc là chính. Đây là thời kỳ công ty tự củng cố vị trí của mình và bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sản xuất và gia công. Bắt đầu từ năm 2005, với việc trực tiếp đi vào sản xuất, do gặp phải một số khó khăn về lao động cũng như vốn nên doanh thu giảm một chút so với năm 2004. Nhưng công ty được hưởng ưu đãi. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, theo luật thuế xuất khẩu. thuế nhập khẩu, và theo Nghị định số 149/2003/NĐ- CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Nên đến năm 2006 và đặc biệt là năm 2007, bên cạnh việc nhập khẩu sản phẩm phát triển thì việc sản xuất và gia công cũng có những thành tựu đáng kể, doanh thu đạt được của năm 2006 là hơn 21 tỷ VND và doanh thu của năm 2007 là hơn 28 tỷ đồng, với những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho nhà máy cơ khí Nhật Quang, công ty cổ phần Ô tô An Bình, công ty TNHH Công nghiệp Hà Thái… Đây là tiền đề để từ đây, công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái ngày càng phát triển và lớn mạnh. 1.4.3. Tình hình kinh doanh theo địa bàn kinh doanh của công ty Mỗi doanh nghiệp cần có nhiều địa bàn tiêu thụ sản phẩm. Ở công ty Goldsun trụ sở chính tại Hà Nội, và 2 văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và Bình Dương đó cũng chính là nơi mà sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên không chỉ ở các địa bàn khác mà ở ngay trên các địa bàn này đều có những thuận lợi, khó khăn riêng. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa bàn giúp cho nhà quản trị đưa ra được những nhận định và đề xuất các giải pháp cụ thể tăng doanh số bán trên thị trường. Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm cơ khí theo khu vực kinh doanh của công ty Goldsun Việt Nam. Đơn vị tính: Triệu đồng Địa bàn kinh doanh 2004 2005 2006 Khu vực miền Bắc 8.730 11.012 10.712 Miền Đông Nam Bộ 1.746 2.831 6.427 Đồng bằng SC Long 1.164 1.887 4.285 Nguồn : Phòng kinh doanh-Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái Nhìn vào bảng ta thấy sản phẩm được tiêu thu mạnh nhất vẫn tập trung ở khu vực miền Bắc. Vì vậy công ty cần có những biện pháp duy trì và phát triển những thành công trong hoạt động bán hàng ở khu vực này. Ở khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long doanh thu còn kém, do đó công ty cần khắc phục những tồn tại, yếu kém dể tăng doanh thu. 1.4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Doanh thu Chênh lệch tuyệt đối Tốc độ tăng giảm 2003 8.752 2004 11.640 2.888 132% 2005 15.732 4.092 135% 2006 21.425 5.693 136% 2007 27.986 6.561 131% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái Biểu đồ 2.1: Doanh thu trong giai đoạn 2003 - 2007 Qua bảng ta thấy rằng, doanh thu bình quân của công ty tăng tuyệt đối là 4.808.500.000 tỷ VND/năm. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu hàng năm là: 33,5%. Tuy nhiên, qua tính toán cho thấy tốc độ tăng doanh thu có xu hướng chậm lại trong hai năm cuối. Chính vì thế công ty cần nghiên cứu các nhân tố làm tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm để đề xuất các giải pháp ngăn chặn. 1.4.5. Tình hình kinh doanh theo phương thức tiêu thụ sản phẩm 1.4.5.1. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán hàng qua kho Phương thức bán hàng qua kho là phương thức mà công ty đầu tư xây dựng hệ thống kho, cửa hàng để tổ chức hoạt động bán hàng thông qua việc công ty mua hàng trong và ngoài nước nhập về kho; cửa hàng… Sau đó qua hoặc không qua chọn lọc, đóng gói, lắp ráp… để bán cho khách hàng. Ưu điểm của phương thức bán hàng qua kho là: Thứ nhất, công ty trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng có nhu cầu nhỏ lẻ; giúp công ty nắm được sự thay đổi biến động cung cầu, giá cả hàng hóa mình đang kinh doanh từ đó kịp thời xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Thứ hai, công ty có điều kiện áp dụng tốt hơn cấc loại hình dịch vụ: pha chế, ghép đồng bộ sản phẩm, lắp đặt, hướng dẫn khách hàng… nhờ đó nâng cao được trị giá hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Hạn chế: Thứ nhất, công ty phải đầu tư vốn vào xây dựng, thuê mướn cơ sở vật chất phục vụ cho thương mại, nếu quản lý không tốt việc tái cấu trúc lại hoạt động thương mại sẽ khó khăn hơn loại hình kinh doanh khác. Thứ hai, chi phí kinh doanh bán hàng cao hơn so với các hình thức kinh doanh thương mại khác: chi phí bốc dỡ, bảo quản, chi phí duy trì bộ máy và cơ sở vật chất kỹ thuật bán hàng. Chính vì những nhược điểm như vậy nên ở công ty GoldSun Việt Nam, các sản phẩm cơ khí được bán thông qua hình thức bán thẳng. 1.4.5.2. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán thẳng Đây là hình thức bán hàng mà công ty thực hiện điều chuyển thẳng hàng hóa nhập khẩu (sau khi làm thủ tục hải quan) ngay từ khi công ty có cơ bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa hợp lệ. Hàng nhập khẩu về cảng hoặc sân bay được giao luôn cho người mua. Ưu điểm của phương thức bán thẳng Thứ nhất, phương thức này chủ yếu phục vụ cho doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu lớn. Đồng thời công ty không có điều kiện thuận lợi để thực hiện các dịch vụ thương mại để gia tăng giá trị hàng hóa bán, vì vậy giá bán rẻ hơn so với các hình thức khác. Thứ hai, công ty không cần phải đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật và công người phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại Thứ ba, khách hàng thường là người có nhu cầu lớn, nhờ đó doanh thu từ hoạt động thương mại tăng nhanh. Thứ tư, trong nhiều trường hợp, khách hàng có thể trả tiền một phần hoặc toàn bộ kho của công ty khi đã có bộ chứng từ nhập khẩu hoàn chỉnh (Ở thời điểm hàng hóa chưa về Việt Nam), nhờ đó mà công ty có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn, giảm chi phí kinh doanh. Với những ưu điểm như thế nên các sản phẩm của công ty chủ yếu được bán thông qua hình thức này. 2. Tình hình thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái 2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty 2.1.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây quá trình đầu tư vào nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các nguồn lực, vốn lưu động hết sức to lớn. Với nhận thức sâu sắc rằng để phát triển công nghiệp thì cần phài có máy móc thiết bị, linh kiện và chi tiết cơ khí có chất lượng tốt, giá thành hợp lý để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất một cách có hiệu quả. Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái đã phục vụ và đáp ứng các mặt hàng: các lại máy CNC; máy cắt dây CNC; máy gia công trung tâm; máy phay CNC; máy tiện CNC; máy xung ZNC; máy điêu khắc kim loại; máy bắn lỗ CNC; máy cắt Plasma; máy cắt tia nước; dây chuyền mạ kim loại; lò tôi cao tần - trung tần; máy quét 3D, máy đo 3D; máy thúc ngang; máy cán ren; dây chuyền thiết bị phun bi, phun cát; thiết bị uốn ống CNC ; các loại máy công cụ; máy phay chop; máy phay vạn năng; máy khoan cần; máy tiện ngang; máy tiện cỡ lớn; máy mài phẳng; thiết bị thực nghiệm dành cho giảng dạy và các loại thiết bị cơ khí khác. Ngoài ra, công ty còn cung cấp: Cải tạo nâng cấp thiết bị: Máy cắt dây, máy xung, máy phay CNC, tiện CNC… Cung cấp linh phụ kiện thiết bị: thước điện tử, buli, bầu lọc dầu Cung cấp các phụ kiện làm khuôn mẫu như: dao, dụng cụ đo đạc, thiết bị đánh bong, in nhãn mác… Cung cấp các loại dung dịch gia công như: dầu làm mật, bánh dầu (máy xung, máy cắt dây…); kem đánh bong(máy đánh bóng khuôn…) 2.1.2. Phân tích nguồn lực của công ty Cơ sở vật chất của công ty Công ty có trụ sở chính đặt tại khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình – xã Mỹ Đình – thành phố Hà Nội với diện tích mặt bằng hơn 3000m2 bao gồm khu nhà xưởng và văn phòng, và 2 chi nhánh được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, được thiết kế và xây dựng khang trang rộng rãi đáp ứng yêu cầu kinh doanh . Trang thiết bị máy móc hiện đại, tuy nhiên việc sử dụng chưa phát huy hết được hiệu quả đáp ứng được tốc độ mở rộnh và khả năng đáp ứng của công ty. Về nguồn nhân lực Công ty hiện có 42 cán bộ bao gồm giám đốc và các kỹ sư có tay nghề cao được tổng công ty cử sang, số còn lại đều đã tốt nghiệp đại học. Nhìn chung đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên của công ty đều được đào tạo cơ bản và năng động.Tuy nhiên số lượng nhân viên còn ít, kiến thức về các sản phẩm cơ khí chính xác, CNC (không kể các kỹ sư) còn thấp, thiếu kinh nghiệm thực tế về kinh doanh và điều hành quản lý làm ảnh hưởng đến khả năng trên thị trường. Về nguồn vốn kinh doanh Vốn điều lệ thấp, chính vì thế quy mô hoạt động của công ty còn rất nhỏ bé. Công ty khó có thể mở rộng, phát triển các hoạt động dịch vụ theo kế hoạch đề ra. Về công tác điều hành Công tác quản trị điều hành có những bước tiến rõ rệt thể hiện qua các kết quả sau: Đến năm 2007 công ty đã triển khai và có doanh thu ở hầu hết các hoạt động kinh doanh, văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã bắt đầu có lãi từ năm 2004 và 2005, đã nghiên cứu chỉnh sửa hoạt động của các phòng nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến hoạt độnh kinh doanh, lên kế hoạch và bước đầu xây dựng văn hóa kinh doanh cuả công ty, chú trọng công tác đào tạo và đánh giá cán bộ, hoạt động có bài bản, chiến lược và kế hoạch thống nhất, rõ ràng , hệ thống các văn bản điều hành đảm bảo vận hành thông suốt mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên một số quy trình dịch vụ chưa được bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh để đáp ứng tóc độ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh các dịch vụ. Trình độ công nghệ của công ty Trong những năm gần đây, công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nâng cao trình độ công nghệ. Tuy nhiên theo nhận xét của các chuyên gia, trình độ công nghệ của công ty vẫn ở mức trung bình do nhiều nguyên nhân. Trình độ công nghệ được phản ánh qua bốn thành phần sau: Thành phần kỹ thuật Nhìn một cách tích cực, công ty có thành phần kỹ thuật tương đối khá ,bởi thời gian qua đã tập trung vào đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất ,thay thế những dây chuyền sản xuất cũ để theo kịp trình độ thế giới Thành phần con người Yếu tố con người của công ty được đánh giá ở mức trung bình. Kiến thức chủ yếu có được bằng kinh nghiệm, khả năng đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, tiếp cận thiết bị hiện đại còn nhiều hạn chế. Khả năng tự đào tạo của công ty rất yếu nên không nâng cao được chất lượng lao động. Thành phần thông tin Qua nghiên cứu, trình độ thông tin của công ty được đánh giá nằm ở giai đoạn làm quen, thu nhập và phân loại, các giai đoạn cao hơn như phân tích tổng hợp, đề xuất chiến lược chưa triển khai được, lượng thông tin nghèo, khai thác trong nước là chủ yếu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20456.doc