Lời nói đầu.
1.tính cấp thiết của đề tài.
Môi giới chứng khoán là một nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán. Khởi thuỷ của các công ty chứng khoán là các nhà tài chính trung gian giúp khác hàng mua bán các giấy tờ có giá và các nhà tài chính này hoạt động độc lập không thuộc một tổ chức nào. Khi mà thị trường các giấy tờ có giá phát triển đến một trình độ cao hơn đó là thị trường chứng khoán thì nó đòi hỏi các nhà trung gian tài chính này phải tập họp lại hoạt động theo tổ chức và công
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty chứng khoán ra đời.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy phôi khai từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên thị trường chính thức đi vào hoạt động đánh dấu bằng việc đi vào hoạt động hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán đó là TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh(tháng 7/2000) và TTGDCK Hà Nội(tháng 3/2005). TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh đi vào hoạt động được hơn 5 năm, 5 năm là khoảng thời gian không dài đối với quá tình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp đặc biệt là đối với các công ty chứng khoán. Tuy nhiên 5 năm cũng là khoảng thời gian đủ để nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong những kết quả đạt được thì một thành công lớn nhất rong 5 năm qua đó là góp phần đào tạo được qua thực tiễn một đội ngũ các nhà môi giới, phân tích, tư vấn hiểu nghề, biết việc để hỗ trợ, tư vấn có hiệu quả vào quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư cũng như vào quyết định ra nhập thị trường chứng khoán của một số doanh nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề đạt được thì còn tồn tại rất nhiều hạn chế mà trong đó lợi nhuận của các công ty chứng khoán thu được từ nghiệp vụ môi giới còn rất thấp, chưa xứng đáng là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các công ty chứng khoán. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này, đó là do: Việc các công ty chưa có một đội ngũ nhân viên môi giới chuyên nghiệp nên chưa thu hút được khách hàng; hay việc các công ty chứng khoán rơi vào cuộc chiến giảm mức phí môi giới để tạo sự cạnh tranh và một nguyên nhân khác là thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, hệ thống văn bản pháp quy thiếu đồng bộ…. Những vấn đề này làm cho nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương nói riêng chưa thực sự phát triển. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam” để làm báo cáo chuyên đề thực tập.
2.đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Viết Nam cũng như việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra những yếu tố tác động tới hoạt động của các công ty chứng khoán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môI giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
3. phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hoạt động sản suất kinh doanh của công ty trên cơ sở các báo cáo tài chính, các định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng. Đề tài đã đưa ra các cơ sở lý luận trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn để rút ra những kết luận và những đề xuất chủ yếu.
4. kết cấu của đề tài.
Ngoài phần giới thiệu chung thì đề tài gồm ba chương :
Chương 1: Khái quát hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và thu thập tài liệu, tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức nên báo cáo không tránh khỏi những sai lầm trong hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy đề báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
KháI quát HOẠT ĐỘNG MễI GIỚI CỦA CễNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. CễNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khỏi niệm cụng ty chứng khoỏn
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường . Mục tiêu của việc hình thành thi trường chứng khoán khoán là tạo nên kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.Thị trường chứng khoán không giống như các thị trường hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường là các chứng khoán - một loại hàng hoá đặc biệt. Với loại hàng hoá này người mua người bán không trực tiếp có thể mua bán do chứng khoán là loại hàng hoá chỉ có giá trị chứ không có giá trị sử dụng nên không thể đánh giá cũng như nhận xét được loại hàng hoá này có thực sự là tốt hay xấu. Do vậy công ty chứng khoán ra đời làm trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán bởi vì chỉ có các công ty chứng khoán với đội ngũ nhân viên có đủ năng lực trình độ, có khả năng phân tích sẽ đứng ra kết nối giữa người mua và người bán. Để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có hiệu quả, trật tự và công bằng thì không thể thiếu sự có mặt của công ty chứng khoán- một thành viên không thể thiếu của thị trường chứng khoán.
Nguồn gốc ban đầu của công ty chứng khoán bắt nguồn từ các nhà môi giới cá nhân hoạt động độc lập. Lúc này, khi mà thị trường chưa phát triển, số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, các nhà môi giới độc lập có thể đảm nhận việc trung gian giữa người mua và người bán. Khi mà thị trường chứng khoán phát triển, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng nhiều, chức năng và hoạt động giao dịch của nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của công ty chứng khoán là sự tập hợp của các nhà môi giới riêng lẻ
Như vậy Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán nhằm thu phí. Công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán cấp phép thành lập hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực chứng khoán, có tư cách pháp nhân và phải đáp ứng đầy đủ các quy định về nguồn vốn đối với từng nghiệp vụ hoạt động và thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập. Như vậy thực chất công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực chứng khoán với các nghiệp vụ chính là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn phát hành.
Theo quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 của bộ trưởng Bộ tài chính thì “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp.”
Theo điều 65 của Nghị định 144/NĐ-CP về Chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Công ty chứng khoán được thực hện các nghiệp vụ:
Môi giới chứng khoán;
Tự doanh chứng khoán;
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
Ngoài ra công ty chứng khoán còn được thực hiện các dịch vụ lưu ký chứng khoán và dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Cũng theo điều 66 của NĐ 144 thì để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán thì công ty chứng khoán cần đáp ứng các điều kiện đó là:
Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.
Có mưc vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau:
+ MôI giới chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng Việt Nam;
+ Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 22 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam;
Trong trường hợp công ty xin cấp giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh mà công ty được cấp phép.
Giám đốc, Phó giám đốc(Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tự doanh.
Trên thực tế, một công ty chứng khoán không nhất thiết phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ vừa nêu nhưng một nghiệp vụ tiêu biêu biểu thể hiện rõ bản chất của công ty chứng khoán đó là nghiệp vụ môi giới và nó trở thành nghiệp vụ cơ bản mà hầu hết các công ty chứng khoán đều tham gia.
1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán
1.1.2.1. Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán.
Chia theo hình thức tổ chức hoạt động thì hiện nay công ty chứng khoán có ba loại hình đó là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.
Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, các thành viên góp vốn gọi là các cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình. Dựa trên số lượng cổ phần nắm giữ mà Đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc. Giám đốc(Tổng giám đốc có thể là thành viên hội đồng quản trị nhưng cũng có thể là người được thuê ngoài). Giám đốc chịu trách nhệm trước Hội đồng quản trị trước tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo loại hình công ty này thì hiện nay ở Việt Nam có 7 công ty đó là:
Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn.
Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất.
Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng.
Công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông.
Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH).
Đây là loại hình công ty mà thao đó các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm giới hạn trong số vốn mà họ đã góp. Công ty TNHH có hai loại hình chính là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH nhiều thành viên. Tuỳ vào lượng vốn góp của các bên mà xác định chức Chủ tich hội đồng quản trị.
Ưu điểm của hai loại hình công ty này là có thể huy động vốn dễ dàng thông qua việc bổ xung vốn của các thành viên góp vốn hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu( đối với công ty cổ phần) và phát hành trái phiếu (đối với công ty TNHH).
Theo loại hình công ty TNHH thì hiện nay ở Việt Nam có 6 công ty đó là:
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội.
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đông á
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng á Châu ACB.
Công ty hợp danh.
Là loại hình công ty có từ hai thành viên góp vốn tạo nên. Tuỳ vào số vốn góp của các bên tham gia mà xác định thành viên ban giám đốc. Thành viên tham gia vào việc điều hành công ty được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về những nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tìa snả của mình. Ngược lại các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong giới hạn phần vốn góp của mình vào công ty.
Theo loại hình công ty này thì hiện nay ở Việt Nam chưa có công ty chứng khoán nào.
1.1.2.2.Theo hình thức kinh doanh.
Nếu phân chia theo tiêu thức này thì có 6 loại công ty chứng khoán :
Công ty môi giới: Loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là thành viên củaSở giao dịch chứng khoán. Công việc kinh doanh chủ yếu cảu công ty môI giới là mua và bán chứng khoán cho khách hàng của họ trên Sở giao dịch chứng khoán mà công ty đó là thành viên.
Công ty đầu tư ngân hàng: Loại công ty này phân phối mới được phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và bán lại cho công chúng theo giá tính gộp cả lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty này còn được gọi là nhà bảo lãnh phát hành.
Công ty giao dịch phi tập trung: Công ty này mua bán chưng khoán tại thị trường OTC.
Công ty dịch vụ đa năng: Những công ty này không bị giới hạn hoạt động ở một lĩnh vực nào của ngành công nghiệp chứng khoán. ngòi 3 dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, uỷ nhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC. Sự kết hợp giữa các sản phẩm và kinh nghiệm của công ty sẽ quyết định cơ sở các dịch vụ mà họ có thể cung cấp cho khach hàng.
Công ty buôn bán chứng khoán: Là công ty đứng ra mua bán chứng khoán với chi phí do công ty tự chịu, công ty này pahỉ cố gằng bán chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào. Vì vậy loại công ty này hoạt động với tư cách là ngừi uỷ thác chứ không phải là đại lý nhận uỷ thác.
Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: Đây là loại hình công ty mà theo đó công ty này nhận chênh lệch giá qua việc mua bán chứng khoán, do đó họ còn được gọi là nhà tạo lậo thị trường, nhất là trên thị trường giao dịch OTC.
Các công ty chứng khoán là đối tượng quản lý của các nguyên tắc, quy chế do Uỷ ban chứng khoán nhà nước ban hành. Các quy chế này chi phối kinh doanh của các công ty chứng khoán, kiểm soát họ trong mối quan hệ của các công ty chứng khoán.
1.1.3.Vai trò của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một thành viên không thể thiếu của thị trường chứng khoán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa đóng via trò là nhà đầu tư trên thị trường cho chính mình lại vừa là tổ chức trung gian giúp kết nối giữa người mua và người bán, giữa tổ chức phát hành và các nhà đầu tư và hơn nữa nó còn cung cấp các dịch vụ nhằm “bôi trơn” thị trường giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn và trở thành kênh huy dộng vốn dài hạn cho nền kinh tế. Với các chủ thể khác nhau tham gia thị trường thì công ty chứng khoán đều có những vai trò khác nhau:
1.1.3.1.Đối với tổ chức phát hành.
Mục tiêu của các tổ chức phát hành khi tham gia thị trường chứng khoán là huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Vì vậy thông qua hoạt động bảo lãnh phát hnàh, đại lý phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy dộng vốn phục vụ các nhà phát hành.
Thông qua hình thức bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán sẽ giúp tổ chức phát hành các công đoạn từ việc tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn phương thức xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hoá, tư vấn phát hành. Khi tham gia thị trường chứng khoán không phải tất cả các công ty đều có được chiến lược kinh doanh hợp lý, thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành công ty chứng khoán giúp tổ chức phát hành xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh hợp lý. Và cũng thông qua hình thức bảo lãnh phát hành thì công ty mới chắc chắn được là thu được vốn theo đúng dự định. Không những thế, công ty chứgn khoán còn giúp doanh nghiệp bình ổn giá chứng khoán sau khi phát hành trong giai đoạn đầu.
Một nguyên tắc hoạt động căn bản của thị trường chưng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua một tổ chức trung gian - đó là các công ty chứng khoán. Tổ chức phát hành đến với các công ty chứng khoán để chào bán chứng khoán cảu mình phát hành ra và ngược lại các nhà đầu tư lại đến các công ty chứng khoán để có thể mua bán các chứng khoán phục vụ mục đích riêng của mình.
1.1.3.2.Đối với các nhà đầu tư tham gia trên thị trường.
Không phải nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường chứng khoán cũng hiểu biết sâu rộng về thị trường chứng khoán. Khi tham gia thị trường các nhà đầu tư phảI chấp nhận sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, để có thể tối đa được lợi nhuận trong mức rủi ro mà mình có thể chấp nhận được thì không phảI nhà đầu tư nào cũng có thể biết được. Hơn nữa chứng khoán không giống như các loại hàng oá thông thường khác, không thể nhận biết được sự tốt xấu qua việc cầm nắm, nhận biết bởi vì chứng khoán là loại hàng hoá chỉ có giá trị chứ không có giá trị sử dụng. Do đó khi tham gia thị trường nàh đầu tư sẽ đối mặt với rât nhiều rỉu ro tiềm ẩn. Rủi ro đó có thể là xuất phat từ phía các nhà đầu tư nắm giữ những chưng khoán không có độ an toàn cao, mức sinh lời không cao…. Và những rỉu ro này có thể xuất phat từ chính thị trường mà nhà đầu tư không thể lường trước hết được. Vởy làm thế nào các nhà đầu tư khi tham gia thị trường có thể giảm thiểu được rủi ro mà vẫn đạt được mục tiêu sinh lợi, câu trả lời là các nhà đầu tư nên tìm đến các công ty chứng khoán bởi vì chỉ có các công ty chứng khoán với những đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực trình độ, có khả năng phân tích và nhận định thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.
Thông qua các hoạt động như môI giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiêu chi phí giao dịch, giảm thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Với các laọi hang hoá thông thường, việc mua bán trung gian sẽ là tăng chi phí cho cả người mua và người bán. Nhưng đối với thị trường chứng khoán, nơI diễn ra ác hoạt động mau bán đối với những loại hàng hoá đặc biệt thì nguyên tắc tung gian sẽ làm giảm chi phí, công sức và thời gian tìm kiếm của các nhà đầu tư khi phảI tìm kiếm được loịa chứng khoán phù hợp với mục đích của mình.
1.1.3.3. Đối với thị trường chứng khoán.
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán bao gồm các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các tổ chức tàI chính trung gian. Khi tham gia thị trường, các cong ty chứng khoán có hai vai trò chính.
- Thứ nhất, các công ty chứng khoán góp phần tạo lập giá cả chứng khoán và đIều tiết thị trường. Theo nguyên lý nền kinh tế thị trường thì giá cả của các hàng hoá tren thị tường phả do thị trường quyết đinh, hay nói cách khác là do cung cầu quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra được mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì các nhà đầu tư không được trực tiếp tham gia vào thị trường. Trên thị trường sơ cấp, thông qua hoạt dộng tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán sẽ đưa ra mức gia khởi đIểm đầu tiên cho loại chứng khoán đó trước khi thực hiện chào bán rộng rãi ra công chúng, nó trở thành mức gia tham chiếu của chứng khoán đó. Trên thị trường thứ cấp, các công ty chứng khoán tham gia thị trường với cả hai tư cách là nhà đầu tư và là nhà tài chính trung gian. Với tư cách là nhà đầu tư trên thị trường, thì các công ty chứng khoán là các nhà đầu tư lớn trên thị trường, việc mua bán của các công ty chứng khoán sẽ ảnh hưởng phần nào tới giá cả của chứng khoán thông qua hoạt động tạo lập thị trường.
Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia đều tiết thị trường. Nhờ đó sẽ bảo vệ được các nhà đàu tư khi tham gia thị trường và giảm thiểu rủi ro. Khi tham gia bảo lãnh phát hành các công ty chứng khoán cam kết sẽ giúp tổ chức phát hành bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu. Để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã giành những tỷ lệ nhất định các giao dịch đểt thực hiện vai trò bình ổn thị trường.
- Thứ hai: các công ty chứng khoán có chức năng cung cấp các dịch vụ nhằm bôi trơn thị trường. Khi tham gia thị trường, các công ty chứng khoán cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch như các hợp đồng cầm cố, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng ứng trước tiền bán chứng khoán, tiền nhận cổ tức và cung cấp các dịch vụ khác như thực hiện lưu ký chứng khoán cho khách hàng, thay mặt tổ chức phát hành chi trả tiền cổ tức/trái tưc cho các cổ đông. Tất cả các dịch vụ này đã góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khoán và cho thị trường.
1.1.3.4.Đối với các cơ quan quản lý thị trường.
Các công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. Thông qua việc lưu ký chứng khoán, số lượng tài khoản mở tại các công ty chứng khoán các cơ quan quản lý thị trường nắm bắt được thị trường và có biện pháp quản lý. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống pháp luật, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp và các công ty chứng khoán cần công khai minh bạch trong hoạt động. Các thông tin mà công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về các chứng khoán niêm yết, thông tin về tình hình lưu ký chứng khoán, về số lượng tài khoản mở tại các công ty và thông tin về các nhà đầu tư....Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và từ đó tìm ra các biện pháp nhằm điều tiết thị trường.
Như vậy các công ty chứng khoán là tổ chức tài chính trung gian trên thị trường, có vai trò rất quan trọng đối với thị trường, đối với các nhà quản lý và nhất là đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động được hơn 5 năm, thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thông tin còn thiếu thì việc tham gia của các công ty chứng khoán trên thị trường là điều tất yếu khách quan và cần có cơ chế khuyến khích đối với tổ chức trung gian này. Những vai rò này được thể hiện qua các nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
1.1.4.Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán
1.1.4.1.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
MôI giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán là đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch chứng khoán thông qua cơ chế giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó của chính mình.
1.1.4.2.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình. ở nghiệp vụ này các công ty chứng khoán đóng vai trò là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu lợi cho chính công ty và tự gánh chịu mọi rủi ro từ việc đầu tư của chính mình.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên thị trường giao dịch tập trung ( Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán), hoặc trên thị trường phi tập trung( Thị trường OTC ),…Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự lệnh giao dịch của các khách hàng và được ưu tiên thực hiện sau lệnh của khách hàng. Trên thị trường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hoạt động thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tại các thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Trong hoạt động này, công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số chứng khoán à thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá.
Trong hoạt động môi giới thì công ty chỉ thưc hiện mua bán hộ khách hàng để được hưởng phí hoa hồng còn trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán kinh doanh chứng khoán bằng chính nguồn vốn của công ty mình. Điều này đòi hỏi công ty chứng khoán phải có nguồn vốn lớn, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn có khả năng phân tích và nhận định thị trường, có khả năng tự quyết cao và nhất là tính nhạy cảm trong công việc.
1.1.4.3.Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chưc phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết và giúp bình ổn giá chưng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Nhờ nghiệp vụ bảo lãnh phat hành của công ty ahứng khoán mà tổ chức phát hành sẽ chắc chắn thu được vốn từ đợt phát hành và có kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành thông qua sự tư vấn của công ty chứng khoán. Qua hoạt động này công ty chứng khoán sẽ thu được phí bảo lãnh.
1.1.4.4.Nghiệp vụ tư vấn đầu tư.
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Trong hoạt động tư vấn, công ty chưng khoán cung cấp thông tin, cách thức đầu tư , thời điểm đầu tư và quan trọng nhất là loại chứng khoán đầu tư phù hợp với khách hàng của mình. Thông thường hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán luôn gắn liền với vác hoạt động nghiệp vụ khác như môi giới, bảo lãnh phát hành.
1.1.4.5.Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng.
Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn nhưng ở mức độ cao hơn vì trong nghiệp vụ này, khách hàng uỷ thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận. Dựa trên nguồn vốn uỷ thác của khách hàng, công ty thực hiện đầu tư cào các chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Trước khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư thì khách hàng và công ty chứng khoán phải ký một hợp dồng quản lý. Hợp đồng quản lý phải quy định rõ các đIều khoản cư bản như: số tiền nhận uỷ thác, mục tiêu đầu tư, giới hạn quyền hạn, trách nhiệm của công ty và phí quản lý mà công ty được hưởng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh ngoài hợp đồng thì phải xin ý kiến của khách hàng bằng văn bản và phải thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra công ty cần tách rời hoạt động này với hoạt động tự doanh và hoạt dộng môi giới, tránh sử dụng vốn của khách hàng sai mục đích để kiếm lợi cho mình.
1.1.4.6.Các nghiệp vụ khác.
Nghiệp vụ tín dụng.
Đây là một hoạt động thông dụng tại các thị trường chứng khoán phát triển. Các nghiệp vụ này bao gồm co vay ký quỹ, cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước tiền cổ tức.
Khi mà khách hàng có ý định mua bán chứng khoán nhứng không đủ tiền ký quỹ, công ty chứng khoán có thể thực hiện cho khách hàng vay cầm cố những loại chứng khoán mà khách hàng đang nắm giữ để khách hàng có đủ tiền mua chứng khoán. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoánứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn đã thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số chênh lệch cùng với lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty có quyền sở hữu số chứng khoán đã mua. Trong thời gian cầm cố chứng khoán thì khách hàng không được giao dịch số chứng khoán đó, trong trường hợp khách hàng muốn bán chứng khoán đó thì khách hàng phải thực hiện hợp đồng giải toả số chứng khoán đó và chỉ được bán số chưng khoán đó để trả nợ. Số tiền thu được từ việc cầm cố chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được sử dụng để mua chứng khoán chứ không được sử dụng vì mục đích gì khác.
Rủi ro xảy ra đối với công ty chứng khoán là chứng khoán thế chấp có thể bị giảm giá tới mức giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay ký quỹ. Vì vậy khi cấp khoản vay cầm cố, công ty chứng khoán phải có những nguyên tắc riêng để đảm bảo thu hồi vốn và tránh tập trung quá mức vào một khách hàng hay một loại chứng khoán nhất định như việc quy định hạn mức tối đa mà một hợp đồng được phép vay cũng như tỷ lệ cầm cố so với giá trị của chứng khoán tại thời điểm thực hiện cầm cố. Nghiệp vụ này thường đi kèm với nghiệp vụ môi giới trong một công ty chứng khoán.
Lưu ký chứng khoán.
Là việc lưu trữ bảo quản chứng khoán hộ khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán mà khách hàng mở tại công ty. Đây là quy đinh bắt buộc trong giao dịch chứng khoán bởi vì các chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung hay thị trường OTC là hình thức giao dịch dưới các bút toán ghi sổ( nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi chứng khoán( nếu chứng khoán phát hành dưới hình thưc chứng khoán vật chất). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán công ty sẽ thu được phí lưu ký, phú gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán. Việc lưu ký chứng khoán là hình thức bắt buộc đầu tiên trước khi công ty thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch tập trung hay thị trường OTC. Sau khi thực hiện lưu ký chứng khoán hộ khách hàng công ty lại tiến hành tái lưu ký tại Trung tâm lưu ký Quốc gia.
Quản lý cổ tức thay khách hàng.
Thông qua nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán cũng thực hiện luôn việc nhận cổ tức/trái tức hộ khách hàng từ tổ chức phát hành. Khi thực hiện lưu ký hộ chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải tổ chức theo dõi tình hình thu lãi chứng khoán khi đến hạn để thu hộ rồi gửi báo cáo cho khách hàng
Ngoài các nghiệp cụ kể trên, công ty chứng khoán còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như cho vay chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, kinh doanh bảo hiểm...
1.2.nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
1.2.1.Khái niệm môi giới chứng khoán.
Việc giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán không phải được thực hiện bởi những người đầu tư mà do những người môi giới trung gian thực hiện.
Đầu tư chứng khoán với hai đặc trưng cơ bản: Một là, giá trị vốn đầu tư nhỏ và không hạn chế có thể chỉ một vài trăm ngàn, một vài triệu đồng và cũng có thể hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ. Hai là, đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao và thực hiện đầu tư rất đơn giản. Do đó, số người tham gia thị trường chứng khoán rất đông, mỗi thị trường có hàng triệu người, hàng chục triệu người tham gia. Với con số hàng chục triệu người tham gia như vậy, trong đó sự hiểu biết về thị trường là rất khách nhau, có những người là những chuyên gia, ngược lại cũng có rất nhiều người sự hiểu biết tối thiểu để lựa chọn chứng khoán và thời cơ đầu tư cũng không có. Giao dịch trên thị trường chứng khoán phải thông qua môi giới trung gian là nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người, đảm bảo lợi thế ngang bằng trong giao dịch.
Như vậy “môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó”.
Người trung gian môi giới chứng khoán là những người._. hoạt động chuyên nghiệp trên thị trường, họ có khả năng nhận biết giá trị hiện tại và khả năng trong tương lai của từng loại chứng khoán, cũng như xu thế chung toàn thị trường. Hoạt động của họ ngoài trung gian giao dịch mua bán chứng khoán cho người đầu tư, họ còn là nhà tư vấn. hướng dẫn người đầu tư và người phát hành thực hiện đầu tư và phát hành chứng khoán một cách hiệu quả.
Người môi giới chứng khoán là những chuyên gia tài chính, họ có khả năng phân tích tình hình kinh tế – tài chính ; phân tích đánh giá tình hình thị trường hiện tại, và nhận dịnh xu hướng tương lai, họ am hiểu và nắm vững pháp luật. Người môi giới không đơn giản chỉ là người trung gian giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, họ còn là người tư vấn, giải thích đúng đắn mọi đặc điểm, tình hình và khuynh hướng biến động giá của mỗi loại chứng khoán, họ có những lời khuyên “giá trị bằng vàng” cho người đầu tư. Người môi giới là người có uy tín trên thương trường, họ luôn tự giác tuân thủ luật pháp và luôn luôn tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.
ở đây chúng ta xem xét hoạt động môi giới là một hoạt dộng kinh doanh của công ty chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu hậu quả kinh tế do hoạt động đầu tư của mình.
1.2.2.Phân loại môi giới chứng khoán.
Người môi giới trên thị trường chứng khoán có hai loại: Nhứng người trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, họ là nhân viên của một công ty chứng khoán và một loại là nhà môi giới hoạt động độc lập không thuộc một công ty chứng khoán nào. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai loại môi giới này:
- Thứ nhất là môi giới thừa hành hay môi giới giao dịch : Đó là thành viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc và hưởng lương của CTCK và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các lệnh mua bán cho các CTCK hay khách hàng của Công ty trên sàn giao dịch. Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành và có thể là từ văn phòng Công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện .
- Thứ hai là môi giới độc lập hay “môi giới hai đô la” : Chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các CTCK thành viên khác của SGDCK. Sở dĩ có điều này là vì tại các sơ giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một CTCK gửi tới nhiều lúc quá tải mà các nhân viên môi giới của Công ty này không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó vắng mặt. Lúc đó CTCK sẽ “hợp đồng” với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định. Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phiếu) nên người ta gọi quen thành “môi giới hai đô la”.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ tồn tại một loại nhà môi giới là môi giới uỷ nhiệm hay môi giới thừa hành mà không tồn tại môi giới 2 đô la. Các nhà môi giới này trực thuộc một công ty chứng khoán. Một nhân viên của công ty chứng khoán muốn trở thành một nhân viên kinh doanh chứng khoán thì họ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Người môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ - CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán phải có giấy phép hành nghề do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp: “Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán được cấp cho các cá nhân khi đáp ứng các điểu kiện: có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do UBCKNN cấp; không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự...”( điều73). “Người hành nghề môi giới chứng khoán không được: làm giám đốc hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán; làm việc cho hai hay nhiều công ty chứng khoán...”(điều74). “Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn 03 năm, kể từ ngày cấp; chứng chỉ hành nghề được gia hạn khi nhân viên hành nghề đạt được yêu cầu trong kỳ thi sát hạch lại do UBCKNN tổ chức”(điều 75).
1.2.2.Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán.
1.2.2.1.Đối với nhà đầu tư.
Góp phần làm giảm chi phí giao dịch.
Trên các thị trường hàng hoá thông thường người mua người bán phải trực tiếp gặp nhau để thẩm định chất lượng hàng hoá và thảo thuận giá cả, điều này đòi hỏi người mua và người bán mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để có thể tìm được các đối tác và loại hàng hoá phù hợp với mục đích của mình. Trên thị trường chứng khoán, cả người mua và người bán đều mua bán một loại hành hoá đặt biệt đó là các chứng khoán. Loại hàng hoá đặc biệt này chỉ có giá trị chứ không có giá trị sử dụng như các loại hàng hoá thông thường khác nên các nhà đầu tư không thể thẩm định được loại hang hoá này thông qua việc quan sát hay cầm nắm mà họ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để thu thập xử lý các thông tin, chi phí để tham gia các lớp học đào tạo kỹ năng phân tích và quy trình giao dịch trên thị trường. Thị trường chứng khoán nơi diễn ra các hoạt động mua bán của hàng triệu người thậm chí hàng chục triệu người, các giao dịch diễn ra theo từng phút, từng giây, điều này đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia thị trường cần đặc biệt nhanh nhạy nắm lấy cơ hội. Điều này khiến các nhà đầu tư phải tiến hành thu thập và xử lý các thông tin về chứng khoán từ nhiều phía.
Đặc trưng của thị trường chứng chứng khoán là lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, điều này đỏi các nhà đầu tư phải thận trọng khi tham gia thị trường. Sự hiện diện của các nhà môi giới - các trung gian tài chính trên thị trường là cầu nôi giữa người mua và người bán giúp họ giảm thiểu chi phí giao dịch. Như vậy vai trò của nhà môi giới chứng khoán là tiết kiệm chi phí giao dịch xét theo thứng khâu và trên tổng thể thị trường, giúp nâng co tính thanh khoản cho trường.
Cung cấp các thông tin và tư vấn cho khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần ảnh hưởng tới giá cả của chứng khoán. Các nhân viên môi giới thay mặt công ty chứng khoán cung cấp cho khách hang các thông tin liên quan đến tình hình thị trường, các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết và các thông tin liên quan khác có liên quan đến chứng khoán. Dựa trên các thông tin này, các nhà đầu tư tiến hành phân tích và đưa ra các quyết đinh về việc mua bán chứng khoán cũng như giá cả sao cho hợp lý. Người môi giới luôn là người nắm bắt được các thông tin cập nhật về chứng khoán bởi vì nhà môi giới có các mối quan hệ rộng rãi, hơn nữa họ lại là người biết cách tiếp cận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành sàng lọc trước khi cung cấp chho khách hàng. Do vậy thông tin mà nhà đầu tư có được do nhà môi giới cung cấp có giá trị “bằng vàng”.
Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường đều có những hiểu biết sâu rộng về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mỗi nhà đầu tư đều có thế mạnh riêng về từng khía cạnh. Với cùng thông tin mà nhà môi giới cung cấp cho các nhà đầu tư thì mỗi người lại có cách hiểu khác nhau, điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đầu tư của mình. Các nhà môi giới là các chuyên gia tài chính, họ có kiến thức sâu rộng, có khả năng phân tích thông tin cũng như có những nhận định về tình hình biến động của thị trường nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn tin tưởng răng nhà môi giới có đủ kiến thức để trở thành nhà tư vấn riên cho mình. Khi mà thị trường chứng khoán đã phát triển, hàng hoá phong phú và đa dạng và khi đó vai trò của nhà môi giới lại càng trở nên quan trọng. Ngoài việc tư vấn cho khách hàng loại chứng khoán đơn thuần theo nhu cầu của khách hàng mà họ còn đề xuất kết hợp các chứng khoán đơn lẻ trong một danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng.
Như vậy, đến với các nhà môi giới các nhà đầu tư không chỉ được cung cấp các thông tin có giá trị mà các nhà đầu tư còn được nghe những lời tư vấn của nhà môi giới để từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Đến với các nhà môi giới, các nhà đầu tư trông đợi những lời khuyên và giúp mình hực hiện các công việc như : Mua loại chứng khoán nào; Cho họ biết khi nào nên mua chứng khoán, khi nào bán chưng khoán thì hợp lý và cho họ biết những gì đang diễn ra trên thị trường. Để đưa ra được các lời khuyên khách hàng, nhà môi giới phải tiến hang xem xét các chỉ tiêu tài chính( như chỉ số P/E), tình hình thị trường cũng như nhóm ngành mà các công ty niêm yết đang hoạt động để từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả chứng khoán.
Cung cấp cho khách hàng các dich vụ tài chính giúp khách hàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu vì mục đích của họ.
Nhà môi giới nhận lệnh của khách hàng và thực hiện giao dịch cho họ. Quy trình đó bao gồm các công việc: nhận lệnh của khách hàng, thực hiện giao dịch, xách định kết quả giao dịch và chuyển kết qủa giao dịch đó tới khách hàng cũng như các thông báo về số dư tài khoản tiền mặt, số dư chứng khoán được phép giao dịch và thông báo thường xuyên tới khách hàng để từ đó đưa ra các khuyến cáo và cung cấp thông tin. Hơn thế, nhà môi giới cần nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu tài chính của khách hàng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro để từ đó đưa ra các khuyến nghị và các chiến lược phù hợp.
1.2.2.2.Đối với công ty chứng khoán.
Thông qua các lời khuyên của nhà môi giới tới khách hàng dẫn đến các giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thu được phí. Hoạt động của nhân viên môi giới đưa lại nguồn thu nhập lớn cho các công ty chứng khoán. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những thị trường phát triển, 20% trong tổng số những nhà môi giới đem lại 80% nguồn thu từ hoa hồng cho ngành. Chính đội ngũ nhân viên này góp phần tăng tính cạnh tranh cho công ty, thu hút khách hàng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của công ty.
1.2.2.3.Đối với thị trường.
Góp phần phát triển các dịch vụ và hàng hoá trên thị trương
Khi thực hiện vai trò trung gian giữa người mua và người bán có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và phản ánh với các tổ chức cung cấp các hàng hoá, sản phẩm dịch vụ. Hoạt động môi giới có thể được coi như là một khâu thăm dò nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá đang có mặt trên thị trường, để từ đó đúc kết ra các nhu cầu khách nhau để từ đó cung cấp các ý tưởng thiết kế sản phẩm, dịch vụ theo thị yếu cảu khách hàng và nhờ đó đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường.
Góp phần hình thành nền văn hoá đầu tư.
Trong những nền kinh tế mà môI trường đầu tư còn thô sơ, người dân chưa có thói quen sử dụng đồng tiền nhàn rỗi của minh để đầu tư vào các tài sản tài chính để kiếm lời mà chỉ biết đến gửi gửi tiền tại các quỹ tiết kiệm của các ngân hàng, hay chỉ biết cất trữ trong các két an toàn trong khi nhu cầu vốn trong nền kinh tế là rất lớn. Để thu hút công chúng đầu tư, nhà môi giới tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và đáp ứng với các nhu cầu của họ. Nhà môi giới cần thuyết phục họ rằng đâu chỉ gửi tiết kiệm là an toàn và đồng tiền tiết kiệm sinh lời rất thấp, có các hình thức đầu tư khác hấp dẫn hơn thế với các mức sinh lời cao hơn đó là tham gia vào thị trường chứng khoán. Đề làm được đIều này, nhà môi giới cung cấp cho họ các kiến thức cơ bản về thị trường cũng như các thông tin cập nhật chứng khoán giúp các nhà đầu tư tiêm năng có được cái nhìn tổng quát về thị trường trước khi họ ra một quyết định đầu tư. Hoạt động của môi giới chứng khoán đã thâm nhập sâu rộng vào cộng đồng các doanh nghiệp và góp phần hình thành nên “nền văn hoá đầu tư.”
Không chỉ góp phần hình thành nên nền văn hoá đầu tư, hoạt động của các nhà môi giới chứng khoán còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các các công ty chứng khoán nhờ sự cạnh tranh. Để thành công trong nghề môi giới chứng khoán, nhà môi giới cầm thu hút được nhiều khách hàng mới, giữ chân được khách hàng cũ và không ngững gia tăng được số tài sản mà các nhà đầu tư uỷ thác cho mình. Để làm được đIều đó, các nhà môi giới phải không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháo luật và của công ty. Chính điều này đã không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán bởi vì theo quy luật của thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại được thì doanh nghiệp phải cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.
1.2.3.Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán.
Môi giới chứng khoán là một nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán. Nghiệp vụ môi giới có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút khách hàng và tạo dựng hình ảnh của công ty. Môi giới chứng khoán là một nghề đặc biệt với những nét đắc trưng sau:
Nghề môi giới là một nghề đòi hỏi lao động cật lực và phải được trả thù lao xứng đáng. Nghề môi giới có thể nói không biết trước được thời gian làm việc, bởi vì nếu nhà đầu tư có yêu cầu gặp gỡ thì nhà môi giới cũng phải bố trí thời gian để gặp gỡ. Buổi gặp gỡ có thể diễn ra tại công ty hay tại nhà của khách hàng nhưng cũng có thể diễn ra tại các quán cafê, quán ăn…Và trong mọi hoàn cảnh thì nhà đầu tư vẫn phải tìm ra cách giao tiếp thích hợp nhất để có thể lôi kéo được khách hàng và như vậy nhà môi giới yêu cầu được trả thù lao xứng đáng phù hợp với công sức mà họ bỏ ra.
Nghề môi giới chứng khoán đòi hỏi người môi giới cần có những phẩm chất như: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử trong các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng.
Với nghề môi giới chứng khoán thì nỗ lực cá nhân là yếu tố quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của các công ty trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện các lệnh của khách hàng.
1.2.4.Quy trình hoạt động môi giới.
1.2.4.1.Quy trình hoạt động môi giới của Nhân viên môi giới khi gặp gỡ khách hàng.
Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng.
Trước khi thực hiện mua bán chưng khoán qua hoạt động môI giới thì khách hàng phảI mở tàI khoản giao dịch tại công ty. Khách hàg được các nhân viên môI giới hướng dẫn các thủ tục mở tàI khoản. Có thể kháo quát quy trình mở tàI khoản của khách hàng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhân viên môi giới gặp gỡ khách hàng mở tài khoản;
Bước 2: Nhân viên môi giới khách hàng điền vào Giấy yêu cầu mở tài khoản và ký hợp đồng giao dịch, sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh đối với khách hàng là tổ chức, kiểm tra sự khớp đúng và tính hợp lệ;
Bước 3: Nhân viên môi giới cấp số hợp đồng, số tài khoản( theo dúng quy định mà không trùng với số đã cấp) và viết, ký thẻ giao dịch;
Bước 4: Tập hợp hồ sơ khách hàng (Hợp đồng, Giấy yêu cầu mở tài khoản, bản sao Giấy CMND, thẻ giao dịch);
Bước 5: Phó trưởng phòng môi giới kiểm soát và ký;
Bước 6: Trưởng phòng môi giới kiểm tra, ký duyệt Giấy yêu cầu mở tài khoản và Hợp đồng;
Bước 7: Nhân viên môi giới chuyển thẻ tài khoản, Hợp đồng cho khách hàng;
Bước 8: Nhân viên môi giới lưu hồ sơ của khách hàng và khai báo trên hệ thồng máy nội bộ.
Sau khi giúp khách hàng mở hợp đông giao dịch chứng khoán, nhân viên môi giới hướng dẫn nhà đầu tư nộp tiền ký quỹ và giải đáp các thắc mắc cũng như những yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng.
Khi nhận lệnh của khách hàng, nhân viên môi giới có trách nhiệm kiểm tra số dư tài khoản tiền và chứng khoán cho khách hàng để xem nhà đầu tư có đặt mua bán vượt quá số tiền hay số chứng khoán mình có hay không. Nếu phiếu lệnh hợp lệ, nhân viên môi giới có trách nhiệm nhập lệnh của khách hàng vào hệ thông giao dịch của thị trường. Trong trường hợp lệnh của khách hàng không nhập kịp trong đợt giao dịch thì phải thông báo cho khách hàng và trả lại phiếu lệnh cho khách hàng.
Ngoài việc nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng,nhân viên môi giới còn phải nhận lệnh của khách hàng qua điện thoại, fax, hay hệ thồng máy điện tử….tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường.
Bước 3: Thực hiện lệnh của khách hàng.
Khi phiếu lệnh được kiểm tra hợp lệ và nhập thành công vào hệ thống máy nội bộ cua công ty thì nhân viên môI giới có trách nhiệm thực hiện lệnh của khách hàng vào hệ thống của thị trường.
Trên thỉtường giao dịc tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng được chuyển đến Sở giao dịch tập trung. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất trên thị trường tuỳ theo phương thức khớp giá của thị trường. Trên thị trường OTC cũng thực hiện tương tự.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh.
Sau khi thực hiện nhập lệnh xong trên cơ sở số lệnh được khớp do Sở giao dịch chứng khoán chuyển tới, công ty chứng khoán có trách nhiệm lập thông báo kết quả giao dịch và gửi tới khách hàng.
Bước 5: Thực hiện thanh toán bù trừ giao dịch.
Việc thanh toán bù trừ các giao dịch dựa tên số tài khoản của các công ty chứng khoán tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Đối với việc thanh toán bù trừ về chứng khoán do Trung tâm lưu ký quốc gia thực hiện thông qua hệ thống tàI khoản lưu ký tại Trung tâm.
Bước 6:Thanh toán và giao nhận chứng khoán.
Bước này được thực hiện bởi hệ thống máy nội bộ của công ty, nó tự đối chiếu và thực hiện ghi nợ hay ghi có đối với tài khoản chứng khoán và thực hiện ghi có hay ghi nợ đối với tài khoản tiền mặt.
1.2.4.2. Quy trình hoạt động môi giới của Nhân viên môi giới khi là đại diện cho khách hàng khi giao dịch
- Bước 1: Nhân viên môi giới nhận lệnh từ khách hàng theo các hình thức: nhận lệnh trực tiếp tại công ty, từ các đại lý hoặc nhận lệnh từ xa qua Fax hoặc qua điện thoại.
- Bước 2: Nhân viên môi giới ghi số lệnh, giờ nhận lệnh. Sau đó nhập lệnh vào hệ thống Ibroker, đối chiếu thông tin về khách hàng và kiểm tra số dư.
- Bước 3: Nhân viên môi giới duyệt lệnh theo hình thức uỷ quyền.
- Bước 4: Trưởng hoặc phó phòng duyệt lệnh vượt mức uỷ quyền cho nhân viên môi giới.
- Bước 5: Nhân viên môi giới truyền lệnh đến đại diện giao dịch của công ty tại sàn.
- Bước 6: Đại diện giao dịch nhận lệnh và nhập vào hệ thống của Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
- Bước 7: Nhân viên môi giới lập xác nhận kết quả khớp lệnh, Thông báo kết quả giao dịch trình Phó trưởng phòng kiểm soát.
- Bước 8: Trưởng phòng ký duyệt Xác nhận kết quả khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch.
Trong quá trình thực hiện giao dịch nhập lệnh thay khách hàng, nhân viên môi giới cần chú ý:
Lệnh của khách hàng không khớp trong đợt giao dịch trước sẽ được hệ thống của TTGDCK tự động chuyển sang đợt tiếp theo cùng ngày nếu lệnh đó khách hàng không thực hiện lệnh huỷ (Trừ lệnh ATO).
Đối với lệnh huỷ, nhân viên môi giới đối chiếu với lệnh gốc và thực hiện huỷ lệnh trong hệ thống Ibroker nếu lệnh đó chưa được khớp hoặc chưa được nhập lệnh vào TTGDCK và nhân viên phải thông báo cho đại diện giao dịch để thực hiên huỷ lệnh tại hệ thống của TTGDCK.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.
1.3.1.Các nhân tố chủ quan.
1.3.1.1.Nhân tố con người.
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của một công ty chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới nói riêng. Những người môi giới có kiến thức, có các mối quan hệ thành công, có những lời khuyên tốt sẽ mang lại những khoản tiền khổng lồ cho công ty. Thành công của nhà môi giới cũng chính là thành công của công ty, nếu họ chiếm được niềm tin của khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với công ty thì công ty càng thu được nhiều lợi nhuận.
Để đạt được hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động môi giới, các công ty chứng khoán nói chung và các nhà môi giới nói riêng phải luôn thực hiện chiến lược cạnh tranh và phải luôn tự làm mới mình để tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó các công ty chứng khoán phải không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới trở thành những nhà môi giới chuyên nghiệp, có kỹ năng, có đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy sức mạnh nghề nghiệp để chiếm được lòng tin của khách hàng từ đó góp phần nâng cao uy tín của công ty và góp phần làm tăng tính hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới.
1.3.1.2.Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại giúp công ty có thể tiếp nhận và xử lý nhanh và chính xác các lệnh của khách hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của công ty chứng khoán. Cơ sở vật chất hiện đại là một nhân tố củng cố niềm tin của các nhà đầu tư bởi vì như thế nhà đầu tư mới tin tưởng rằn lệnh của mình sẽ được thực hiện nhanh chóng kịp thời. Điều này cũng giúp cho nhân viên môi giới có đủ điều kiện để tiếp cận các thông tin mới nhất để thực hiện tư vấn cho khách hàng và dung cấp các dịch vụ tài chính khách phục vụ yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của một công ty chứng khoán bao gồm hệ thống các sàn gio dịch tập trung, hệ thống bảng điện tử, máy chiếu, hệ thống thông tin nội bộ, trang Web của công ty và hệ thống nhập lệnh của phòng môi giới...
1.3.1.3.Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự chuyên môn hoá trong hoạt động của công ty nói chung và tính chuyên môn hoá của nghiệp vụ môi giới nói riêng từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới. Hiện nay trên thị trường chứng khoán tồn tại 3 loại hình công ty chứng khoán đó là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Dù được tổ chức theo mô hình nào thì mỗi loại hình công ty cũng có thế mạnh và điểm yếu riêng. Nừu tính chuyên môn hoá trong công ty được ban lãnh đạo công ty cam kết thực hiện ngay từ đầu, phòng môi giới được tổ chức ở một phòng riêng biệt, tách hẳn nghiệp vụ môi giới ra khỏi các nghiệp vụ khác sẽ giúp cho tính tự chủ, tính chuyên môn hoá trong hoạt động được nâng cao.
1.3.1.4.Công tác kiểm tra giám sát.
Nếu công tác kiểm tra giám sát được thực hiện tốt htì hệ thống bảo mật thông tin của khách hàng được nâng cao bởi vì tính bảo mật cao sẽ là một yếu tố quyết định tính cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Công tác kiểm tra giám sát phải được kiểm tra chặt chẽ từ tất cả các khâu, từ khâu mở tài khoản, nộp rút tiền, thông báo kết quả giao dịch đối với khách hàng đến các khâu nhận lệnh, nhập lệnh của khách hàng. ở từng khâu, công ty cần có các quy trình nghiệp vụ cụ thể mà các nhân viên của công ty đặc biệt là các nhà môi giới phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt để tránh xung đột giữa quyền lợi của công ty với quyền lợi của khách hàng, quyền lợi của các khách hàng khác nhau và nhất là tránh vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán. Thấy được các nhân tố thuận lợi có thể phát huy, công ty chứng khoán và nhân viên môi giới phải không ngừng nâng cao và phát huy những mặt thuận lợi đó. Với những nhân tố có thể ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động của công ty thì công ty phải tìm cách khắc phục để nkhông ngừng nâng cao chất lượng cảu nghiệp vụ môi giới.
1.3.2.Các nhân tố khách quan
1.3.2.1.Thực trạng nền kinh tế
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của nền tài chính quốc gia. Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho mọi sự phát triển của một quốc gia, là tiền đề cho sự phát triển của các trung gian tài chính trong đó một nhân tố không thể thiếu đó là các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán là đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó chỉ phát triển khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển tới một trình độ nào đó. Cũng giống như các nền kinh tế khác, nước ta bước vào giai đoạn đổi mới được 20 năm, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Trong mấy năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế luôn được duy trì ở mức 6- 8% hết sức ấn tượng, đây là tiền đề cho sự ra đời của thị trường chứng khoán. Và kéo theo sự ra đời của thị trường chứng khoán đó là các chủ thể của thị trường đó là các công ty chứng khoán.
1.3.2.2.Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Khi thị trường chứng khoán phát triển đIều tất yếu nó sẽ kéo theo sự phát triển của các nghiệp cụ trên thị trường trong đó có nghiệp vụ môi giới. Sự phát triển của thị trường ảnh hưởng nhiều tới cơ hội phát triển của các công ty chứng khoán.
Thị trường chứng khoán phát triển sẽ kéo theo sự tham gia rất lớn của các nhà đầu tư. Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của nghiệp vụ môi giới. Với sự phát triển của hệ thồng kiểm toán, hệ thống công bố thông tin…góp phần làm tăng độ tin cậy của thị trường, cung cấp các thông tin cần thiết và tin cậy, giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng dẫn đến các lựa chọ đối nghịch và rủi ro đạo đức. Một khối lượng thông tin khổng lồ từ bộ phận nghiên cứu của công ty chuyển đến cho các nhà môi giới sử dụng để cung cấp cho khách hàng của mình theo những yêu cầu cụ thể. Khi đó nhà môi giới sẽ có đủ tri thức để trở thành các nhà tư vấn cho khách hàng.
1.3.2.3.Môi trường pháp lý.
Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty chứng khoán. Hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường trong đó có các công ty chứng khoán. Đồng thời, việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty chứng khoán sẽ tạo lòng tin đối với công chúng đầu tư. ĐIều này là tín hiệu tốt đối với sự phát triển của các công ty chứng khoán.
1.3.1.4.Thói quen đầu tư của dân chúng
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán. Cũng giống như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng vận dộng theo quy luật cung cầu.
ở một thi trường mà thói quen đầu tư của công chúng là phát triển thì ở đó hoạt động đầu tư sẽ sôi động hơn và nghiệp vụ môi giới cũng có điều kiện phát triển hơn.
1.3.1.5.Các nguyên nhân khách quan khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì còn nhiều nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng tới hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán. Nó bao gồm:
Nguyên nhân xuất phát từ Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: Hiện nay vai trò của hiệp hội thể hiện rất mờ nhạt. Điều này một phần nguyên nhân do hiện nay các văn bản pháp luật về chứng khoán chưa quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của hiệp hội. Việc tổ chức việc cấp các chứng chỉ để một cá nhân có thể thực hiện việc kinh doanh chứng khoán hiện nay vẫn do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp, nhưng theo thông lệ của quốc tế thì nhiệm vụ này do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán cấp. Điều này đã làm mất đi chức năng chính của hiệp hội là quản lý các hội viên trong khi hành nghề. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán của chúng ta hiện nay chưa xây dựng được bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực đối với hoạt động của các nhân viên của công ty chứng khoán nói chung và của Nhân viên môi giới nói riêng. Đây chính là kẽ hở khiến nhiều nhân viên môi giới lợi dụng để mang lại lợi ích riêng cho cá nhân mình hoặc cho Công ty mình mà làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng. Hiệp hội cũng chưa đưa ra được các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên môi giới.
Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề thông tin không cân xứng: Do vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Vviệt Nam là một khâu yếu của thị trường. Thông tin là vấn đề sống còn đối với một nhân viên môi giới, họ phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hành phân tích trước khi cung cấp thông tin cho khách hàng và nhất là trước khi thực hiện một sự tư vấn đối với khách hàng. Do thông tin trên thị trường là không hoàn hảo khiến cho nhân viên môi giới gặp rất nhiều khó khăn cho việc thu thập và xử lý thông tin và nếu nhân viên môi giới không có kinh nghiệm, trình độ thấp sẽ dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng.
Nguyên nhân khác xuất phát từ sự phát triển của thị trường tài chính: Vay vốn ngân hàng hiện nay vẫn là lựa chọn hàng đầu của các công ty khi thực hiện việc huy động vốn khiến cho các công ty này chưa mặn mà với TTCK nên hàng hoá trên thị trường chứng khoán hiện nay là quá ít. Hơn nữa thói quen đầu tư của công chúng vẫn chưa thay đổi nhiều, hầu hết nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư đều tập trung đổ về gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, mua bán các kim loại quý hiếm như vàng để cất trữ hay đầu tư vào thị trường nhà đất để đầu cơ...Họ chưa có thói quen đầu tư vào thị trường Chứng khoán điều này khiến cho việc tìm kiếm khách hàng của các nhân viên môi giới gặp rất nhiều khó khăn.
Kết luận: Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng tới hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Các nguyên nhân này xuất phát từ cả phía chủ quan của công ty chứng khoán và xuất phát từ cả các nguyên nhân khách quan khác. Hiểu rõ được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động môi giới của công ty chứng khoán, công ty cần tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động môi giới của công ty mình.
chương2
thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam
2.1.Khái quát về công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được thành lập theo quyết định số 126/QĐ- HĐQT - NHCT 1 ngày 01/09/2000 cuả Ngân hàng Công thương Việt Nam theo hình thức công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Công ty chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 16/11/2000.
Tên Công ty: : Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : Incombank Securities Co.,Ltd ( Viết tắt là IBS)
Số giấy phép hoạt động : 07/GPHĐKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Vốn điều lệ :105.000.000.000 (Một trăm lẻ năm triệu đồng )
Trụ sở chính :306 Bà Triệu , Q. Hai Bà Trưng , Hà Nội.
Điện thoại :04.9741764/9741055
Fax :04.9741760/9741053
Website : www.ibs.com.vn
Email : ibs-ho@hn.vnn.vn
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ :153 Hàm Nghi – Q.1 – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08.9140200
Fax : 08.9140201
Email : ibs-ho@hn.vnn.vn
Các đại lý nhận lệnh :
Chi nhánh NHCT Hải Phòng : 36 Điện Biên Phủ- Tp.Hải Phòng. ĐT: 031.859859
Chi nhánh NHCT Bà Rịa – Vũng Tàu: 55-67 Trưng Trắc-TP.Vũng Tàu. ĐT : 064.510.144
Chi nhánh NHCT Đà Nẵng: 172 Nguyễn Văn Linh – T._.ư các thông tin kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.Đó là các thông tin cơ bản có thể ảnh hưởng tới giá của chứng khoán.
Nhân viên môI giới có thể cung cấp thông tin cho nhà đầu tư qua nhiều kênh khác nhau như có thể qua Website, qua email, qua các bản tin và ccác tìa liệ khác, qua đIện thoại, fax…
Bước 4: Bàn bạc thảo luận cùng khách hàng. Nhân viên môi giới cần dành thời gian riêng để gặp gỡ khách hàng để cùng khách hàng bàn bạc, thảo luận về các thông tin về chứng khoán mà khách hàng quan tâm.Bên cạnh đó nhân viên môi giới cũng cần hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các bước mở tài khoản giao dịch và ký quỹ, hướng dẫn khách hàng cách thức ghi lệnh, cách thức đặt lệnh, cách thức sử lý khi khách hàng đặt lệnh vượt quá số tiền mà khách hàng đã ký quỹ….
Bước 5: Đánh giá tình hình, đưa ra các chỉ dẫn và khuyến nghị phù hợp giúp khách hàng ra quyết định mua - bán chứng khoán.
3.2.6.Nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên môi giới.
Đây là một nghệ thuật tìm kiếm khách hàng và giữ khách hàng hiệu quả nhất. Thái độ phục vụ của nhân viên môi giới tạo nên hình ảnh của công ty. Nghề môi giới là một nghề tất căng thẳng, hàng ngày người môi giới phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khách nhau nên đòi hỏi người môi giới phải rất kiên trì, biết lắng nghe khách hàng mình nói và phải biết cách đưa cuộc nói chuyện của mình với nhà đầu tư đi đúng mục đích tránh lệch hướng gây lãng phí thời gian cho cả nhà môi giới và khách hàng.
3.2.7.Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên môi giới.
Trình đọ chuyên môn của nhà môi giới sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của nghiệp vụ môi giới. Nhân viên môi giới phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng phân tích của mình. Như một chuyên gia tài chính, các khách hàng sẽ xem nhà môi giới như một người chỉ dẫn trong các vấn đề về tài chính của họ giống như một vị bác sĩ trong các vấn đề về sức khoẻ. Vì vậy sự hiểu biết chuyên môn của nhà môi giới là đặc biệt quan trọng nó quyết định thành công của một nhà môi giới.
3.2.8.Nâng cao chất lượng các dịch vụ mà môi giới cung cấp.
Để thực hiện tốt vấn đề này, công ty cần tập trung vào một số công việc cụ thể:
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình môi giới chứng khoán, khắc phục những điểm chưa hợp lý trong quy trình.
Thực hiện đơn giản hoá các hình thức nhận lệnh nhưng phải đảm bảo an toàn bí mật cho khách hàng
Triển khai mạnh các dịch vụ nhận lệnh từ xa như qua mail, qua fax, qua điện thoại, qua mạng giao dịch trực tuyến....
Hoàn thiện trang Web cuả công ty để triển khai tốt các dịch vụ trực tuyến. Mối khách hàng sẽ được cung cấp một account riêng để phục vụ cho việc tra cứu trực tuyến số dư tài khoản của mình tại nhà mà không phải trực tiếp đến công ty.
Phân công hoá chuyên nghiệp giữa các nhân viên môi giới trong từng khâu như nhận lệnh từ khách hàng, nhập lệnh vào hệ thống mạng nội bộ của công ty và chuyển lệnh đến sàn giao dịch.
Phối hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chọn gói.
Giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết.
Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình môi giới như quy trình như tiếp thị và tư vấn đầu tư; Quy trình mở và quản lý tài khoản; Quy trình nhận vf thực hiện lệnh và thông báo kết qủa giao dịch; Quy trình hạch toán, kế toán giao dịch; Quy trình quản lý tiền mặt của khách hàng; Quy trình chuyển nhượng quyền nhận tiền bán chứng khoán; Quy trình cho vay cầm cố chứng khoán; Quy trình lưu ký chứn khoán; Quy trình nhận lệnh tại sàn.
Thực hiện giám sát các quy trình để đảm bảo không xảy ra các rủi ro hệ thống.
3.2.9.Hoàn thiện hệ thống mạng lưới nhận lệnh của khách hàng.
Hiện nay côn ty mới chỉ có 5 đại lý nhận lệnh của khách hàng. Tuy khách hàng có thể chuyển lênh từ xa, tuy nhiên có rất nhiều các nghiệp vụ khác yêu cầu phải có mặt của chủ tài khoản như việc mở tài khoản, rút tiền, ký vào các hợp đồng tín dụng. Điều này đòi hỏi công ty phải mở rộng hệ thống chi nhánh hệ thống nhận lệnh của khách hàng ở nhiều nơi để đáp ứng dược các yêu cầu của khách hàng ở mọi nơi.
Công ty có thể tận dụng mạng lưới chi nhánh của ngân hàng mẹ là Ngân hàng Công thương để triển khai các nhiệm vụ đó. Đây là một điều rất thuận lợi bởi vì Ngân hàng Công thương Việt Nam có mặt tại hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước. Dựa vào hệ thống chi nhánh này để triển khai các nghiệp vụ về chứng khoán, nhận lệnh của khách hàng và chuyển lệnh về trụ sở chính hay chi nhánh cấp I. Công ty cần tận dụng các mối quan hệ của ngân hàng mẹ đẻ có thể tăng lượng khách hàng đến mở tài khoản từ đó tăng doanh số giao dịch, thúc đẩy cạnh tranh và tăng thị phần.
Công ty cũng nên phối hợp với Ngân hàng mẹ để triển khai các nghiệp vụ tín dụng mà không phải qua một ngân hàng khác để có thể khai thác được khách hàng của ngân hàng mẹ. Ngân hàng mẹ có thể triển khai các khoản cho vay cho vay mà tài sản cầm cố là các chứng khoán được lưu ký tại Công ty chứng khoán NHCT...Điều này sẽ tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa hai bên và đem lại lợi nhuận cho cả hai.
Hiện nay theo quyết định của UBCKNN các công ty chứng khoán được phép thành lập các chin nhánh, các phòng giao dịch và đại lý nhận lện tại các tỉnh thành phố trong cả nước. Theo quyết định số 78/2000/QĐ-UBCK của Chủ tịch UBCKNN, công ty chứng khoán được thiết lập các phòng giao dịch chứng khoán tại các tỉnh, thành phố có trụ sở chính đã được cấp phép, lựa chọn các công ty tại các tỉnh, thành phố khác nơi công ty không có trụ sở chính hoặc chi nhánh đã được cấp phép , lựa chọn một số pháp nhân làm đại lý nhận lệnh cho công ty. Phòng giao dịch của công ty được phép thực hiện việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhận ký quỹ và chứng khoán lưu ký, nhận và chuyển lệnh về trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty chứng khoán theo hợp đồng cam kết với công ty chứn khoán đó. Đại lý nhận lệnh chỉ được thực hiện việc nhận lệnh, sơ kiểm lệnh và chuyển lệnh về công ty. Đại lý nhận lệnh không có quyền mở tài khoản cho khách hàng. Như vậy ngoài trụ sở chính của công ty và chin nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh và năm đại lý nhận lệnh hiện tại thì công ty có thể mở thêm nhiều đại lý chi nhánh khác để mở rộng phạm vi hoạt động, lôi kéo khách hàng từ đó nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hoạt động môi giới.
Một lợi thế của công ty chứng khoán Công thương so với các công ty chứng khoán khác là công ty mẹ là Ngân hàng Công thương có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, công ty có thể dựa vào mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch này để mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh của khách hàng. Công ty cũng nên nghiên cứu việc mở chi nhánh tại khu vực miền Trung bởi vì đây cũng là một khu vực đầy tiềm năng mà chưa công ty chứng khoán nào khai thác.
Phát triển mạng lưới chi nhánh và phạm vi hoạt động là chiến lược lâu dài của công ty, vì vậy công ty phải nghiên cứu và đưa ra các chién lược thực hiện cụ thể.
3.2.10.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Công ty có một đội ngũ nhân viên giỏi sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Công ty cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để công ty có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh. Công ty cần xây dựng các phương án đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước hình thành đội ngũ chuyên viên môi giới có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ kỹ thuật. Yêu cầu ssặt ra đối với việc đào tạo đọi ngũ nhân viên chuyên nghiệp là phảo đáp ứng được các yêu cầu:
1.Phải được trạng bị các kiến thức chuyên sâu về thị trường. Phải được học đầy đủ và chuên sâu về các nghiệp vụ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, thanh toán và lưu ký, môi giới chứng khoán, phát hành chứng khoán.
2.Có các kỹ năng của một nhà môi giới chuyên nghiệp:
Hiểu rõ khách hàng của mình.
Những nhà môi giới là những người thấy rõ vi trò to lớn của việc tìm ra những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Chỉ khi khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào bạn thì họ mới có thể uỷ thác những cổ phần của họ và khi đó công việc mới phát triển được. Để làm được diều này nhà môi giới cần phải:
- Tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy.
- Thật sự thấu hiểu mục tiêu tài chính của khách hàng.
- Hiểu được điều gì làm cho khách hàng ra quyết định như vậy.
- Trở thành người đem lại lợi ích cho khách hàng.
- Theo dõi tài khoản đầu tư của khách hàng và tác động của tình trạng tài chính của khách hàng đối với khả năng kinh tế và tình trạng tâm lý của họ.
- Biết về lối sống riêng của khách hàng
- Giúp đỡ khách hàng hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn.
- Đưa ra những đề nghị mang tính giới thiệu hơn là ra lệnh hoặc bắt buộc
Nói tóm lại tất cả các điều ở trên của hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính đều hướng tới mục tiêu giúp đỡ khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính.
Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.
Môi trường làm việc là đặc biệt quan trọng nếu người môi giới muốn thành công. Những nhà môi giới suất sắc luôn bất chấp mọi hoàn cảnh và luôn tìm đến thành công. Họ luôn tìm cách thay đổi các chiến lược marketing. Môi trường làm việc lành mạnh được tạo nên bởi nhiều yếu tố đó là môi trường kinh tế, văn hoá công ty, môi trường làm việc, khả năng tận dụng thời gian và khả năng của mình và việc tạo ra một nguồn sản phẩm tài chính đa dạng.
- Thứ nhất đó là môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có tác động rất lớn trong hé thống dịch vụ tài chính. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay, làm cho việc bán các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên thị trường trở nên khó khăn. Khi đó người môi giới cũng bị ảnh hưởng trước những biến động đó nhưng họ vẫn tiếp tục bán những sản phẩm tài chính bằng cách thay đổi chiến lược. Họ phải tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn đó, phải tìm ra được xu hướng hiện tại của thị trường để chào ra các sản phẩm tài chính hợp lý.
- Thứ hai đó là văn hoá công ty.
Thái độ của các nhà quản lý tác động trực tiếp tới phương cách mà các nhà môi giới lựa chọn để làm việc. Để thực hiện tốt nghiẹp vụ môi giới bán và duy trì lợi nhuận lâu dài cho công ty, cần phải có sự động viên và ủng hộ của ban quản trị cũng như của các nhà môi giới có kinh nghiệm của công ty. Điều quan trọng đặc biệt đối với một công ty đó là danh tiếng hay uy tín của công ty đó. Nhà môi giới phải làm tất cả để bảo vệ uy tín của công ty. Trong dài hạn những công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững chính là các công ty có chính sách ổn định và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Thứ ba đó là môi trường làm việc.
Có hai khía cạnh của môi trường làm việc đó là thái độ và đạo đức trong công việc. Mỗi cơ quan có những quy định về văn hoá riêng nơi công sở. Môi trường làm việc của người môi giới bị nảh hưởng rất lớn từ phong cách giao tiếp cũng như lề lối làm việc của đồng nghiệp. Những nhà môi giới thường bị ảnh hưởng tiêu cực khi xung quanh toàn những người đồng nghiệp không có trình độ. Vì vậy công ty cần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, có sự quy định chặt chẽ trong đạo đức của nhân viên môi giới.
- Thứ ba là phải biết tận dụng hết thời gian và khả năng của mình.
Một người biết tận dụng thời gian một cách tối đa luôn là một người thành công trong công việc. Biết sắp xếp thời gian hợp lý và tận dụng mọi khả năng cảu mình để đem lại lợi nhuận cho công ty. Một nhà môi giới chuyên gnhiệp họ thường:
+ Làm việc vừa chăm chỉ vừa khôn ngoan.
+ Sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lý.
+ Có tinh thần kỷ luật cao.
- Và cuối cùng là phải tạo ra một nguồn tài chính đa dạng.
Người môi giới phải tự biết tạo ra các nguồn tài chính đa dạng, bởi như thế họ mới đáp ứng dược nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và thu hút được khách hàng khách đến với công ty.
3.Tạo ra sự hứng thú trong công việc.
Bí quyết thứ ba tạo ra sự thành công đó là tạo ra sự say mê trong công việc. Đây là một điều không mấy dễ dàng thực hiện nhưng nó rất quan trọng. Để có thể thực hiện tốt các dịch vụ tài chính, nhà môi giới phải kiên nhẫn và bền bỉ. Lòng kiên nhẫn của một nhà môi giới phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố sau:
Mục tiêu thực sự của công việc.
Xác định nhiệm vụ của cá nhân mình.
Giải quyết các áp lực công việc một cách hiệu quả.
Không ngừng phát triển trình độ chuyên môn.
3.2.11.Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện tại công ty mới chỉ có một phòng giao dịch với 3 máy chiếu, số lượng ghế chỉ đáp ứng được khoảng 70 chỗ ngồi. Trong thời gian qua, lượng khách hàng đến với IBS tăng đột biến, lượng ghế không đáp ứng được nhu cầu, lượng nhà đầu tư đứng để đặt lệnh là rất nhiều, nếu tình trạng này kéo dài sẽ không đáp ứng được nhu cầu, và gây ấn tượng không tốt tới khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần mở rộng phòng giao dịch, tăng lượng ghế , tăng số lượng máy chiếu...để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư.
Việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty và cho phòng môi giới để đáp ứng môi trường làm việc cho nhà môi giới không phải là công việc có thể được thực hiện một cách dễ dàng. Công ty cần phải có một cái nhìn tổng thể để từ đó có chiến lược hợp lý. Những giải pháp để giải quyết vấn đề này có thể là:
- Cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của nhân viên môi giới phải được đặt lên hàng đầu bởi vì như vậy nó sẽ đảm bảo cho hoạt động môi giới được diễn ra chuyên nghiệp.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty sẽ được nghiên cứu triển khai một cách đồng bộ tránh lạc hậu hay trùng lặp với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh vấn đề cơ sở vật chất thì yêu cầu về công nghệ thông tin cũng phải được triển khai hoàn thiện. Việc trước tiên là công ty phải hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng Website riêng của công ty để phục vụ cho việc cung cấp thông tin của nhà môi giới tới các nhà đầu tư đồng thời có thể triển khai các dịch vụ trực tuyến như đặt lệnh trực tuyến, tra cứu trực tuyến... Việc xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin phải đáp ứng được các yêu cầu:
Phải mang tính tiện dụng.
Phải an toàn trong vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong trường hợp đưa vào sử dụng dịch vụ tra cứu tài khoản.
Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm các nguồn dữ liệu khác nhau, hình thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Các thông tin tải nên trang Web phải mang tính đại chúng để có thể trở thành kênh cung cấp thông tin hiệu quả của công ty đến với các nhà đầu tư
Riêng đối với hệ thông thông tin nội bộ phục vụ công tác quản lý tài khoản của khách hàng và thực hiện nhập lệnh trước khi chuyển lệnh vào sàn giao dịch thì phải đáp ứng được việc bảo mật thông tin, hệ thống mạng phải nhanh để đáp ứng nhu cầu nhập lệnh tránh tình trạng nghẽn mạng dẫn đến không thể nhập lệnh cho khách hàng thành công dẫn đến gây thiệt hại cho khách hàng.
3.2.13.Các giải pháp khác.
Ngoài các giải pháp được đề suất ở trên thì để phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Công thương thì còn nhiều giải pháp khác như : việc kết hợp tốt giữa hoạt động tư vấn và hoạt động môi giới; giải pháp mở rộng quan hệ đối ngoại.Trong thời gian tới khi mà nền kinh tế nước ta hội nhập hoàn toàn sẽ tạo ra cơ hội đầu tư rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, công ty cần tạo ra chính sách đối ngoại đúng hướng để khai thác khách hàng là nhà đâuf tư nước ngoài
3.3.một số kiến nghị.
3.3.1.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý.
3.3.1.1.Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý.
Văn bản pháp lý cao nhất hiện nay điều chỉnh về chứng khoán và thị trường chứng khoán là nghị định 144/2003/NĐ-CP của chính phủ. Tuy còn nhiều mặt hạn chế nhưng nghị định đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu quản lý và phát triển thị trường. Bên cạnh nghị định là hàng loạt các thông tư hướng dẫn, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của UBCKNN nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia thị trường và điều tiết các mối quan hệ phát sinh. Nghị định 144 quy định rõ phạm vi hoạt động, điều kiện được cấp phép thành lập và đăng ký kinh doanh cũng như nghĩa vụ phải công bố thong tin của công ty chứng khoán. Nghị định cũng quy định rõ mức vốn để được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới đối với một công ty chứng khoán là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên nghị định mới chỉ quy đinh chung chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của nhà môi giới nên nhiều nhà môi giới đã lợi dụng kẽ hở của luật để mưu lợi bất chính như việc đặt lệnh của mình trước lệnh của khách hàng, giao dịch thái quá để thu phí...Vì vậy xin kiến nghị với UBCKNN một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Cần nhanh chóng hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật chứng khoán trong thời gian sớm nhất để nó trở thành văn bản pháp lý cao nhất quản lý các hoạt động của thị trường chứng khoán và các thành viên tham gia thị trường trong đó các công ty chứng khoán.
Thứ hai: Trong thời gian luật chứng khoán chưa được thông qua thì Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN cần có các quy định cụ thể nhằm khuyên khích hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán cũng như có các chế tài xử phạt đối với các nhà môi giới vi phạm các quy định đó.
3.3.1.2.Có chính sách ưu đãi cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng.
- Thứ nhất: UBCKNN cần tích cực tìm kiếm các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các công ty chứng khoán nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động, cập nhật hoá và hiện đại hoá kiến thức tài chính cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn, phân tích tại các công ty chứng khoán.
- Thứ hai: Khuyến khích các công ty chứng khoán nâg cao năng lực tài chính bằng cách năn mức vốn tối thiểu yêu cầu cho mỗi loại hình dịch vụ chứng khoán.
- Thứ ba: Khuyến khích các công ty chứng khoán mở rộng phạm vi kinh doanh. Các công ty chứng khoán được phép hoạt động tất cả các công việc có liên quan đến chứng khoán nhưng chưa được thực hiện ở Việt Nam như: giao dịch chứng khoán bằng tài khoản tiền gửi, bán khống, cho vay chờ thanh toán, cho vay chứng khoán, lập quỹ đầu tư mạo hiểm, cho thuê tài chính...
Hiện nay Chính phủ và UBCKNN có nhiều chính sách khuyến khích các công ty chứng khoán kinh doanh và cung cấp các dịch vụ tài chính trên thị trường. Là lĩnh vực kinh doanh mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kinh doanh chứng khoán (bao gồm: hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) được hưởng các chính sách khá lớn. Quyết định 39/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn một năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo cho các công ty chứng khoán và công ty Quản lý quỹ. Sau khi luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/1/2004, thông tư số 100/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được miễn thuế TNDN 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Thuế suất ưu đãi với hai đối tượng này là 20% áp dụng trong vòng 10 năm kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh; hết thời hạn này, công ty phải chuyển sang nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 28% như các lĩnh vực khác. Các công ty chứng khoán hiện nay chỉ phải nộp một khoản phí thành viên giao dịch với mức 20 triệu đồng/năm/ màn hình nhập lệnh tại TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội
Trên đây là các kiến nghị với UBCKNN về việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam và các chính sách khuyến khích hoạt động của công ty chứng khoán. Tôi mong rằng trong thời gian tới, UBCKNN sẽ có nhiều bước đi quan trọng nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và trong đó có sự phát triển hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán nói riêng
3.3.1.3.Tích cực công tác tạo hàng cho thị trường.
Hiện nay tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đang được tiến hành khẩn trương. Chính phủ và các bộ ngành cần tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ phần hoá với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thí điểm đưa một số doanh nghiệp lớn lên niêm yết trên thị trường để tạo hàng cho thị trường và làm cho trị trường trở nên có tính thanh khoản cao hơn, có nhiều hàng hoá hơn để cho các nhà đầu tư lựa chọn
3.3.1.4.Tích cực tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Việc tuyên truyền kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng là việc làn hết sức quan trọng vì nó sẽ tạo ra nền văn hoá kinh doanh trong đầu tư. UBCKNN phối hợp với các TTGGCK, các công ty chứng khoán, các trường đại học thuộc khối kinh tế có đào tạo chuyên nghành chứng khoán tổ chức các lớp đào tạo cơ bản về chứng khoán, tổ chức các buổi nói chuyện, các buổi toạ đàm.
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Việt Nam với chức năng là cơ quan sở hữu Công ty chứng khoán Công thương nên tạo mọi điều kiện giúp đỡ công ty chứng khoan Công thương về vốn, công nghệ và nhất là giúp công ty mở rộng mạng lưới phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh của công ty thông qua mạng lưới các chi nhánh các phòng giao dịch của mình.
3.3.3.Kiến nghị đối với chính công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể và toàn điện theo hướng tăng dần tỷ trọng của hoạt động môi giới. Tích cực đào tạo lớp các nhà môi giới có năng lực, trình độ, có đạo đức nghề nghiệp; tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật giúp các nhà môi giới thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích đối với các nhà môi giới giỏi, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty để các nhà môi giới tích cực cống hiến trí tuệ và tài năng cho công ty hơn.
Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Công thương ta có thể nhận thấy rằng: mặc dù các công ty chứng khoán đã có những cố gắng nhất định nhưng về căn bản hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán Công thương nói riêng chưa thực sự phát triển, chưa phát triển xứng đáng với bản chất là nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán. Có rất nhiều nguyên nhân cho sự phát triển yếu kém này, đó là các nguyên nhân khách quan thuộc về thị trường, thuộc về các cơ quan quản lý và một nguyên nhân sâu xa hơn cả là các nguyên nhân thuộc về chính công ty. Cùng trong xu thế phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán phải xây dựng lại định hướng phát triển, xây dựng lại các điều kiện cho sự phát triển đó; nhân viên môi giới của công ty phảo klhông ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để trở thành các nhà tư vấn chuyên nghiệp cho các nhà đầu tư góp phần phát triển nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới của công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty và qua quá trình nghiên cứu, em được sự giúp đỡ rất nhiều từ các cán bộ, nhân viên của công ty chứng khoán Công thương và nhất là sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Đăng Khâm , giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Trong nội dung của chuyên đề, em đã đề cập đến các nội dung sau:
1. Lý luận chung về hoạt động của các công ty chứng khoán trong đó có nghiệp vụ môi giới.
2.Giới thiệu chung về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương.
3.Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Công thương, kết quả đạt được, các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của công ty.
3.Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương cũng như các kiến nghị gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và trị trường chứng khoán để giúp nâng cao hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng. Em cũng mạnh dạn đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương-chủ sở hữu của công ty và các kiến nghị tới chính công ty chứng khoán Công thương nhằm phát triển hoạt động môi giới tại công ty.
Với trình độ hiểu biết và thời gian thực tập có hạn, chắc chắn chuyên đè sẽ không thể tránh khỏi những sai lầm trong nhận thức. Em rất mong nhận được các đóng góp và chỉ bảo của thầy, các cán bộ nhân viên trong công ty để gúp em hoàn chỉnh đề tài và giúp em có nhận thức sâu hơn về vấn đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình.
- PGS. Ts. Nguyễn Văn Nam, PGS.Ts. Vương Trọng Nghĩa - Giáo trình thị trường chứng khoán – NXB Tài Chính, năm 2002.
- Ts. Trần Thị Thái Hà - Nghề môi giới chứng khoán – NXB Chính trị quốc gia, năm 2001.
- Minh Đức, Hồ Kim Chung – Hướng dẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán – NXB Trẻ, năm 2000.
2.Văn bản pháp luật.
- Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Quyết định 39/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chính sách miễn thuế cho các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường.
- Quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3, Quyết định của UBCKNN về việc ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán.
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ tài chính .
3.Tạp chí:
- Tạp chí Chứng khoán Việt Nam các số 7 và số 9 năm 2005.
- Tạp chí đầu tư chứng khoán, số 4/2004, 6/2004, 7/2004, 12/2004.
4.Các tài liệu khác.
- Giới thiệu chung về công ty chứng khoán Công thương .
- Báo cảo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, phương hướng và biện
pháp công tác năm 2006.
- Thông báo số 62/TB-CTCK: thông báo kết luận của chủ tịch Công ty chứng
khoán Công thương về Đánh giá tổn kết hoạt động kinh doanh năm 2005 và
chỉ đạo định hướng, nhiệm vụ công tác trong năm 2006.
Mục lục.
Lời mở đầu
1
1.tính cấp thiết của đề tài.
1
2.đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2
3.phương pháp nghiên cứu.
2
4.kết cấu của đề tài.
2
Chương 1: Khái quát hoạt động môi giới tại CTCK
3
1.1.Công ty chứng khoán
3
1.1.1.Khái niệm công ty chứng khoán
3
1.1.2.Phân loại Công ty chứng khoán
5
1.1.2.1. Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán
5
1.1.2.1. Theo hình thức kinh doanh.
7
1.1.3.Vai trò của công ty chứng khoán.
8
1.1.3.2.Đối với tổ chức phát hành
8
1.1.3.2.Đối với thị trường chứng khoán
10
1.1.3.3.Đối với cơ quan quản lý thị trường
11
1.1.4.Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán
12
1.1.4.1.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
12
1.1.4.2.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
12
1.1.4.3.Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
13
1.1.4.4.Nghiệp vụ tư vấn đầu tư.
13
1.1.4.5.Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.
14
1.1.4.6.Các nghiệp vụ khác
14
1.2.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
16
Trang
2.1.Khái niệm môi giới chứng khoán
16
1.2.2.Phân loại môi giới chứng khoán.
17
1.2.2.Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán.
19
1.2.2.1.Đối với nhà đầu tư.
19
1.2.2.2.Đối với công ty chứng khoán.
21
1.2.2.3.Đối với thị trường.
21
1.2.3.Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán.
23
1.2.4.Quy trình hoạt động môi giới.
23
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán.
26
1.3.1.Các nhân tố chủ quan.
26
1.3.1.1.Nhân tố con người
26
1.3.1.2.Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ.
27
1.3.3.2.Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
27
1.3.3.3.Công tác kiểm tra giám sát.
28
1.3.1.Các nhân tố khách quan.
28
1.3.1.1.Thực trạng nền kinh tế.
28
1.3.1.2.Sự phát triển của thị trường chứng khoán
29
1.3.1.3.Môi trường pháp lý.
29
1.3.1.4.Thói quen đầu tư vào công chúng.
30
Chương2:Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam
32
2.1.Khái quát về công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
32
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
32
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và nhân sự
33
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức.
33
2.1.2.4.Cơ cấu nhân sự và chất lượng cán bộ tại IBS.
34
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
36
2.1.4.Các dịch vụ của IBS.
42
2.2.Thực trạng hoạt động môi giới tại IBS
45
2.2.1. Số lượng tài khoản khách hàng mở tại công ty.
46
2.2.2.Tỷ trọng doanh thu của hoạt động môi giới.
47
2.2.3.Thị phần của hoạt động môi giới
49
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán.
50
2.3.1.Nhân tố khách quan.
50
2.3.2.Các nhân tố chủ quan.
53
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương vịêt nam(IBS)
55
3.1.cơ sở lý luận của việc pháp triển hoạt động môi giới tại CTCK NHCTVN.
55
3.1.1.Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
55
3.1.2.Định hướng phát triển của công ty chứng khoán NHCTVN.
56
3.1.2.1.Đánh giá những kết qủa đạt được và những tồn tại, những yếu điểm trong hoạt động kinh doanh của CTCK NHCTVN trong năm 2005.
56
3.1.2.2.Định hướng về chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2006
57
3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NHCTVN.
60
3.2.1. Nâng cao kỹ năng tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng của nhân viên môi giới.
60
3.2.1.1.Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý
60
3.2.2.Nâng cao chất lượng các quy trình nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
63
3.2.3.Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của các nhà đầu tư.
64
3.2.4.Nâng cao kỹ năng tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng.
64
3.2.6.Nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên môi giới.
67
3.2.8.Nâng cao chất lượng các dịch vụ mà môi giới cung cấp.
71
3.2.9.Hoàn thiện hệ thống mạng lưới nhận lệnh của khách hàng
72
3.2.10.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
73
3.2.11.Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
75
3.2.12.Mở rộng mạng lưới nhận lệnh của khách hàng.
77
3.2.13.Các giải pháp khác.
79
3.3.Một số kiến nghị
79
3.3.1.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý.
79
3.3.1.1.Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý.
79
3.3.1.2.Có chính sách ưu đãi cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và của hoạt động môi giới nói riêng.
80
3.3.1.3.Tích cực công tác tạo hàng cho thị trường
81
3.3.1.4.Tích cực tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
81
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam.
81
3.3.3.Kiến nghị đối với chính công ty.
82
Kết luận
83
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHH149.doc
- NHH149 (moi gioi).doc