LỜI MỞ ĐẨU
Hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng phát triển đã mang đến cho các Ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là m
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường Ngân hàng bán lẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thẻ trong kinh doanh Ngân hàng hiện đại, các Ngân hàng thươg mại Việt Nam đã sớm triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ như VCB, ACB... Thực tế cho thấy, nguồn lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán này chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu nhập của các Ngân hàng thương mại. Đứng trước xu thế phát triển hiện đại của lĩnh vực kinh doanh thẻ đầy mới mẻ và hấp dẫn, với lợi thế là người đi sau có cơ hội học tập kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – Techcombank đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng. Techombank đã bước đầu gặt hái được những thành công. Tuy vậy, còn không ít khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường thẻ.
Nhằm góp phần phát triển hơn nữa nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đồng thời làm tăng uy tín, tạo dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, và nâng cao sức cạnh tranh của Techcombank trong thời gian sắp tới, thấy được tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Techcombank, em đã chọn đề tài : "Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank".
Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có ba chương :
Chương I : Thẻ Ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại.
Chương II : Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank.
Chương III : Một số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - TechcombankCHƯƠNG I.
THẺ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
1.1. THẺ NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ:
a.Khái niệm:
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các hình thức giao lưu hàng hoá và các hình thức tiền tệ ngày càng phát triển, hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân hàng ra đời, phát triển để phục vụ cho nhu cầu hàng hoá, thanh toán và cất trữ xã hội. Cũng trong thời gian này, khoa học kỹ thuật thế giới có những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực thông tin, viễn thông quốc tế. Đặc biệt là sự ra đời, phát triển của tin học. Máy vi tính đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng đưa ra và hoàn thiện phương thức thanh toán của mình. Trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của các hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng và văn minh trên thế giới. Chiếc thẻ thanh toán đầu tiên ra đời vào năm 1949 mang tên Dinners Club do một doanh nhân người Mỹ tên là Frank Mc Namara sáng chế. Sự xuất hiện của thẻ Diners Club khởi đầu cho nhiều loại thẻ mới ra đời như Amex (American Express) ra đời năm 1958, Bank Americard, sau này là thẻ Visa phát hành năm 1960, JCB xuất phát ở Nhật năm 1961, Master Card ra đời năm 1966 với tên Master Charge do hội thẻ liên ngân hàng ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới.
Mặc dù thẻ ngân hàng ra đời khá lâu nhưng khái niệm về thẻ thì vẫn chưa thống nhất. Về tổng quát, thẻ có thể được hiểu như sau: “Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thể đối với cơ sở chấp nhận thẻ”.
b. Đặc điểm cấu tạo:
Hiện nay, loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều là thẻ từ, còn thẻ thông minh thì mới được sử dụng rất ít do giá thành sản xuất cao. Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng ta làm quen với thẻ từ.
Hầu hết các loại thẻ thanh toán hiện nay đều được làm bằng nhựa cứng (plastic) có hình chữ nhật với kích thước đã được chuẩn hoá quốc tế 54mm x 84mm dày 1 mm, có 4 góc tròn, thẻ có ba lớp, màu sắc có thể thay đổi khác nhau tuỳ ngân hàng phát hành tuỳ theo quy định thống nhất của mỗi tổ chức thẻ. Trên hai mặt của thẻ có những dấu hiệu riêng khác nhau, cụ thể như sau:
Mặt trước của thẻ:
Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế (nếu là thẻ quốc tế), đồng thời thể hiện loại thẻ: Visa, Master, Amex, Jcb, Diners Club…
Tên tổ chức (ngân hàng) phát hành thẻ: nằm phía trên bên trái thẻ.
Biểu tượng của thẻ:
*Đối với thẻ Visa: có hình chim bồ câu đang bay in chìm ở góc bên phải thẻ, phía dưới là phù hiệu Visa gồm có 3 đường kẻ ngang màu xanh tím, màu trắng và vàng nâu, chữ Visa màu vàng chạy ngang đường kẻ trắng.
*Đối với thẻ Master: biểu tượng gồm 2 phần:
*Hologram (chi tiết nhận dạng): là ảnh nổi ba chiều có in hình ảnh quả địa cầu giao nhau với các lục địa, phàn hình nổi lazer naà có thể thấy được và có vẻ như di chuyển khi nghiêng thẻ.
Phù hiệu MasterCard nằm trên 2 đường tròn đỏ và vàng giao nhau.
*Đối với thẻ Amex: có biểu tượng người lính La Mã đội mũ sắt.
*Đối với thẻ JCB: có biểu tượng chữ JCB được lồng trong 3 đường gạch song song liền với nhau với màu sắc khác nhau.
Số thẻ:
Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Đối với thẻ Visa thường có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4.
Đối với thẻ Master Card gồm có 16 số, bắt đầu bằng số 5.
Đối với thẻ Amex luôn có 15 số, bắt đâù bằng số 37 hay 34.
Đối với thẻ JCB có 16 số, chia làm 4 nhóm, bắt đâù bằng số 35.
Ngày hiệu lực của thẻ (Valid Date hoặc Good thru): là thời hạn mà thẻ được lưu hành.
Họ và tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng, thường viết theo lối Anh - Mỹ: tên trước họ sau.
Một số đặc điểm riêng khác: chẳng hạn sau ngày hiệu lực thẻ có in ngày kí hiệu loại thẻ, số CIA của ngân hàng phát hành.
Mặt sau của thẻ:
Giải từ tính: dải màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên của mặt sau của thẻ, chức các thông tin: số thẻ, PIN (mã số bí mật), ngày hiệu lực, hạn mức tín dụng. Riêng thẻ thông minh có một con chíp (vi mạch) lưu trữ thông tin về người cầm thẻ và tài khoản của anh ta. Chúng cũng lưu giữ chi tiết tối đa được tới 200 giao dịch được thực hiện gần nhất.
Băng chữ ký: Trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ. Khi lập hoá đơn thanh toán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng chữ ký này được làm tự một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản mọi sự cố gắng tẩy xoá, sửa đổi trên bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ, không thể dùng tay cạy lên được.
Các phần khác: điện thoại dịch vụ khi có thắc mắc sử dụng thẻ.
c.Phân loại thẻ:
Theo chủ thể phát hành:
Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ được ngân hàng phát hành cho khách hàng để sử dụng tài khoản của mình hoặc khoản tín dụng do ngân hàng cấp để thanh toán hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Thẻ được các tổ chức phi ngân hàng phát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ do ngân hàng phát hành như Amex, JCB.
* Theo hạn mức tín dụng:
Thẻ vàng (gold card): Là loại thẻ phát hành cho những đối tượng uy tín, khả nang tìa chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lơn. Loại thẻ này có những đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng, đặc biệt là thẻ có hạn mức tín dụng cao (trên 5000USD) hơn thẻ thường.
Thẻ thường (standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang tính chất phổ biến được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. Hạn mức tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng quy định (thường khoảng 1000USD).
* Theo phạm vi sử dụng:
Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành và sử dụng thanh toán ở trong nước, giao dịch bằng đồng nội tệ.
Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong粄nước phát hành, được sử dụng để thanh toán trong và ngoài lãnh thổ nước đó hoặc thẻ được phát hành ở nước ngoài nhưng sử dụng thanh toán trong nước. Thẻ thanh toán bằng đồng ngoại tệ mạnh.
* Theo công nghệ làm thẻ:
Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được làm trên kỹ thuật khắc chữ nổi, các thông tin cần thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó lưu giữ được ít thông tin và thẻ dễ bị làm giả , hiện nay những loại thẻ này không còn được sử dụng nữa.
Thẻ băng từ: Thẻ có băng từ lưu giữ thông tin. Nhược điểm của nó là chứa đựng ít thông tin, chỉ mang được những thông tin cố định, thông tin chưa được mã hoá do vậy kém an toàn và dễ làm giả.
Thẻ thông minh: Thẻ có gắn chíp điện tử để lưu giữ thông tin, có thể lưu giữ tối đa 200 giao dịch gần nhất, và có độ an toàn cao, khó làm giả do thông tin được mã hoá.
*Theo tính chất thanh toán:
Thẻ tín dụng (credit card): còn gọi là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả, trong đó chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng.
Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị những khoản giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và dồng thời ghi có ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ.Thẻ ghi nợ có 2 loại: thẻ online và thẻ offline.
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ vào số tiền ký quỹ.
* Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán:
Thẻ cá nhân: Thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng⺛đủ điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của bản thân minh và có thẻ phát hành thêm thẻ phụ.
Thẻ cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó.
1.1.2 Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ:
a. Chủ thẻ:
Là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể là một cá nhân riêng lẻ, hay đại diện cho một tổ chức hay công ty nào đó có nhu cầu sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân, một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ và phaỉ trả phí cho Ngân hàng phát hành thẻ.
b. Ngân hàng phát hành thẻ:
Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được phép phát hành thẻ. Ngân hàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế phôi thẻ để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho kháchh hàng, mở và quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm về thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán hàng bằng thẻ.
c. Đơn vị chấp nhận thẻ:
Là đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ욱 là đơn vị đoợc ngân hàng uỷ quyền cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ khi chủ thẻ có nhucầu rút tiền mặt.
d. Ngân hàng thanh toán:
Khác với Ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán chỉ là tổ chức thực hiện thanh toán thẻ, nếu chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế thì phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tê.
e. Ngân hàng đại lý thanh toán:
Là ngân hàng đợc ngân hàng thanh toán chọn thực hiện một số dịch vụ thanh toán thẻ thông qua Ngân hàng đại lý thanh toán vưói cơ sở chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt cho chủ thẻ.
f. Tổ chức thẻ quốc tế:
Là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đồng thời là trung tâm cấp phép và xử lý thanh toán của các thành viên.
1.1.3 Tiện ích của thẻ:
a. Đối với nền kinh tế:
Việc thanh toán qua thẻ đã tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn và có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tạo lập niềm tin của dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt việc thanh toán bằng thẻ làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông qua đó giúp giảm các chi phí vận chuyển, phát hành tiền, thậm chí chống việc sử dụng tiền giả trong nền kinh tế.
Tăng cường hoạt động lưu thông tiền trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả.
Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm như: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế ngầm, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành chính sách kinh tế tài chính quốc gia.
b. Đối với chủ thẻ:
Sử dụng thẻ đem lại sự thuận tiện trong tiêu dùng. Với kích thước nhỏ gọn của thẻ, khách hàng không phải mang theo một khối lượng tiền lớn mà vẫn thoải mái mua sắm ở mọi nơi, kể cả trong nước hay nước ngoài. Ngoài ra với máy rút tiền tự động 24/24h được lắp đặt ở các nơi công cộng sẽ giúp họ linh hoạt trong việc tiêu dung. Thẻ có thể rút tiền mặt bất kì lúc nào, ngay cả ngày lễ hay ngoài giờ làm việc. Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mở rộng khả năng tài chính vượt khỏi giới hạn thu nhập của mình.
c. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:
Khi tham gia thanh toán thẻ lợi ích mà các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra:
Thứ nhất, với việc chấp nhận thẻ, góp phần làm tăng doanh số bán hàng, tăng thu nhập.
Thứ hai, việc chấp nhận thẻ thanh toán sẽ giúp cho các đơn vị đa dạng hoá phương thức thanh toán, giảm các chi phí không cần thiết như: chi phí kiểm đếm tiền mặt, kiểm tra tiền giả.
Thứ ba, được hưởng các chương trình chăm sóc khách hàng của ngân hàng, từ đó tăng cường mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
d. Đối với ngân hàng:
Dịch vụ thanh toán thẻ mang lại một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân hàng thông qua các khoản phí dịch vụ. Và thẻ ngân hàng còn có vai trò là một tấm đệm an toàn khi nó bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời như hoạt động kinh doanh trên tài khoản vãng lai (current account). Đây có thể gọi là sự hỗ trợ chéo có hiệu quả cho ngân hàng. Hơn nữa, sự ra đời của thẻ ngân hàng góp phần làm phong phú thêm các loại dịch vụ thanh toán, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt, khi các ngân hàng nhận làm đại lý cho tổ chức quốc tế thì khi đó ngân hàng đã thực hiện một bước hội nhập với cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, số dư tiền gửi trên tài khoản của khách hàng xin phát hành thẻ tạo cho ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động để cho vay.
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
Tổng quan nghiệp vụ kinh doanh thẻ bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản: phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Tuỳ vào đặc thù hoạt động và tình hình tài chính của mỗi tổ chức phát hành thẻ nên quy trình nghiệp vụ chi tiết của mỗi loại thẻ là không giống nhau, nhưng nhìn chung nó đều dựa trên những qui định chung như: khi thực hiện nghiệp vụ phát hành thì phải thẩm định, khi thực hiện hạch toán sẽ ghi Nợ trước Có sau.
1.2.1 Các nghiệp vụ kinh doanh thẻ:
a. Nghiệp vụ phát hành thẻ:
Việc phát hành thẻ của một ngân hàng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý của Nhà nước sở tại, đồng thời phải tuân thủ theo những quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Bên cạnh đó, những quy tắc mà ban giám đốc ngân hàng phát hành đưa ra cũng đóng vai trò quan trọng.
Phát hành thẻ có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại là phát hành thẻ mới và phát hành lại. Cả hai loại này đều được thực hiện theo quy trình sau:
Chủ thẻ
Chi nhánh
phát hành
Trung tâm thẻ
(1)Chủ thẻ gửi hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ đến chi nhánh phát hành thẻ.
(2)Sau khi thẩm định hồ sơ, trình giám đốc chi nhánh xét duyệt, gửi đến trung tâm thẻ để yêu cầu phát hành.
(3)Sau khi kiểm tra 溯ác dữ liệu nhận được trung tâm thẻ sẽ tiến hành mã hoá các thông tin cần thiết, xác định mã số cá nhân của chủ thẻ, rồi gửi đến chi nhánh phát hành.
(4a)Khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, chi nhanh phát hành bản fax xác nhận đã nhận đủ thẻ và mã số cá nhân.
(4b)Chi nhánh phát hành thông báo cho khách hàng đến nhận hoặc gửi bảo đảm cho khách (nếu có yêu cầu từ phía khách hàng).
b. Nghiệp vụ thanh toán thẻ:
Nghiệp vụ thanh toán thẻ bắt đầu khi chủ thẻ tiến hành mua bán, giao dịch tại các cơ sở chấp nhận thẻ, máy rút tiền tự động ATM và ngân hàng đại lý. Khác với nghiệp vụ phát hành chỉ do ngân hàng phát hành thực hiện, nghiệp vụ thanh toán thẻ có sự tham gia của hầu hết các thành viên trên thị trường thẻ, gồm các bước sau:
Chủ thẻ
Ngân hàng phát hành
Cơ sở chấp nhận thẻ
Ngân hàng thanh toán
Tổ chức thẻ quốc tế
Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý.
Cở sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ như: logo, biểu tượng của thẻ quốc tế, băn chữ ký, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ, nếu hợp lệ cơ sở chấp nhận thẻ sẽ cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng.
Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý gửi hoá đơn thẻ cho ngân hàng thanh toán.
Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyền dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trong trường hợp thẻ quốc tế).
Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán.
Tổ chức thẻ quốc tế báo Nợ cho ngân hàng phát hành.
Ngân hàng phát hành thanh toán Nợ cho Tổ chức thẻ quốc tế.
Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ.
Chủ thẻ thanh toán Nợ cho ngân hàng phát hành; hoặc ngân hàng phát hành sẽ ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành.
Quy trình này áp dụng cho thẻ quốc tế, còn đối với thẻ nội địa quy trình thanh toán cũng tương tự như vậy nhưng không có sự tham gia của tổ chức thẻ quốc tế.
1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh thẻ:
a. Rủi ro trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ:
Đơn phát hành thẻ với các thông tin giả mạo: Đơn xin phát hành thẻ của khách hàng có các thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, khi thẩm định nếu ngân hàng không phát hiện ra sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sẻ dụng thẻ mà không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.
Thẻ giả: Những thẻ này được làm căn cứ vào các thông tin có được từ chứng từ giao dịch thẻ, hoặc từ thẻ bị mất cắp, thẻ bị thất lạc. Đây là loại rủi ro nguy hiểm nhất mà các tổ chức thẻ rất quan tâm và có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng phát hành vì theo tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ phải chịu trách nhiệm với mọi giao dịch mang mã số ngân hàng phát hành thẻ.
Thẻ mất cắp, thất lạc: thẻ bị mất cắp, thất lạc mà chủ thẻ chưa kịp thông báo cho Ngân hàng phát hành để khoá thẻ sẽ gặp rủi ro nếu tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng và Ngân hàng phát hành không chịu trách nhiệm.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ gửi: Ngân hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện, nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường đi, do vậy thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ thực không biết. Rủi ro này Ngân hàng phát hành phải chịu.
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Ngân hàng phát hành thẻ nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ này. Rủi ro xảy ra khi thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ đích thực không biết. Mọi tổn thất do giao dịch phát sinh trên thẻ này Ngân hàng phát hành phải chịu.
Thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại: Rủi ro xảy ra khi Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu qua thư, fax dựa trên các thông tin giả mạo như: loại thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực.
Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ: khi thực hiện giao dịch, nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều hoá đơn thanh toán nhưng chỉ giao một hoá đơn cho chủ thẻ kí. Sau đó nhân viên này giả mạo chữ kí của chủ thẻ và nộp những hoá đơn đó cho Ngân hàng thanh toán đòi tiền.
Sao chép, tạo băng từ giả:Các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ, chúng mã hoá tạo ra các thẻ giả. Cách thực này khá tinh vi, rất khó phát hiện và gây tổn thất lớn cho ngân hàng phát hành thẻ.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi thẻ được sử dụng nhưng không được thanh toán.
Ngoài những rủi ro nêu trên còn có các rủi ro do: lộ PIN, hệ thống máy móc bị trục trặc, Đơn vị chấp nhận thẻ vượt quá hạn mức giao dịch mà không xin phép.
b. Rủi ro về môi trường pháp lý:
Nhìn chung rủi ro này thường chỉ xảy ra đối với những quốc gia đang phát triển và mới tham gia vào lĩnh vực hoạt động thẻ do hệ thống băn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh. Nhất là khi luật trong nước chưa thống nhất với thông luật quốc tế, các quy định cũng chưa có chuẩn mực chung dẫn đến việc các ngân hàng sẽ rất lúng túng khi áp dụng và rủi ra xảy ra là điều khó tránh khỏi.
c. Rủi ro về kinh tế:
Thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định, các chính sách về thu nhập cũng như các chính sách về thuế nhập khẩu thường có những thay đổi, đã làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả và khả năng hoàn trả của chủ thẻ cũng như hiệu quả của việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị ngành thẻ.
d. Rủi ro về chính trị:
Các hệ thống chính trị khác nhau sẽ có tác động đến hệ thống kinh tế khác nhau dẫn đến khả năng có thẻ xảy ra rủi ro, đặc biệt là mối quan hệ với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Bất cứ một lệnh cấm nào có hiệu lực đối với nước có liên quan đều ảnh hưởng và có thể gây ra rủi ro.
e. Rủi ro về xã hội:
Đây là rủi ro rất khó khắc phục bởi nó là vấn đền trình độ dân trí và khả năng nhận thức của người dân như: vấn đề bảo mật thông tin thẻ, bảo quan thiết bị giao dịch tự động đặt tại các nơi công cộng. Đặc biệt về phía ngân hàng, do chưa nhận thức hết được trách nhiệm, quyền hạn cũng như trình độ xử lý nghiệp vụ kém thì việc dẫn đến sai sót, vi phạm cố tình hay vô ý là khó tránh khỏi.
f. Rủi ro về kĩ thuật và công nghệ:
Rủi ro ngày càng trở nên phức tạp theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Bất kì một sự cố trục trặc nào của thiết bị đều gây ra những tổn thất to lớn, rồi sẽ gây ra hiệu ứng đôminô bởi nó có thể làm nghẽn mạch cả hệ thống. Và càng nghiêm trọng khi mạng thanh toán được kết nối toàn cầu thì mức độ ảnh hưởng của nó không thể lường được.
Mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Mà rủi ro lại luôn tồn tại song với lợi nhuận. Vì vậy để gia tăng hiệu quả kinh doanh thẻ thỉ phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tối đa để có sự ổn định trong kinh doanh và cơ hội phát triển.
1.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng thương mại:
a. Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng:
Việc phát hành và chấp nhận thẻ thanh toán mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng, cho sự phát triển của xã hội mà đặc biệt là cho sự thuận tiện của khách hàng. Với nhu cầu đòi hỏi tất yếu của khách hàng, của thị trường, việc đáp ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ này là phương tiện mang lại sự phát triển thành công và bền vững cho ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Một hình thức dịch vụ đem lại hiệu quả cao.
Với những đặc điểm của thị trường và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng do: dân chúng vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch. Khi việc thanh toán bằng thẻ phát triển, thay thế thói quen dùng tiền mặt thì thị trường thẻ sẽ phát triển rất nhanh. Đây là cơ hội để các ngân hàng tham gia và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.
Kinh doanh thẻ- Tạo hình ảnh tốt về một ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thương mại điện tử.
Sự phát triển của thương mại điện tử có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thương mại điện tử đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Có một thực tế là: với sự lớn mạnh của Internet, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, cùng những bước tiến nhanh của thương mại điện tử, các ngân hàng truyền thống đang đứng trước thách thức cạnh tranh bởi việc áp dụng thương mại điện tử của các tổ chức phi tài chính như hệ thống siêu thị, cửa hàng, thậm chỉ cả những nhà sản xuất cũng bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chính như thẻ mua hàng tín dụng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm. Các công ty này có lợi thế về mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng, giá cả tín dụng cạnh tranh do bù vào lợi nhuận bán hàng mà có, đồng thời thủ tục cấp tín dụng cũng đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tại Việt Nam, xu thế phát triển của thương mại điện tử đã bắt đầu đặt hệ thống ngân hàng trước một nhu cầu mới. Các ngân hàng trong nước sẽ phải phát huy mọi nội lực, tích cực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ để tiếp cận với xu thế mới mẻ này. Các ngân hàng cần phải tối ưu hoá hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh truyền thống đồng thời phải hiện đại hoá để có thể đứng vững, phát triển và đáp ứng được yêu cầu của thương mại điện tử. Một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong thanh toán điện tử chính là dịch vụ thẻ ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Thu hút được một lượng khách hàng lớn.
Với mạng lưới hoạt động khá rộng lớn, trên toàn quốc: năm thành phố lớn và các tỉnh thành trong cả nước. Các ngân hàng sẽ thu hút thêm được một lượng khách hàng lớn nếu triển khai dịch vụ thẻ. Hiện nay, khi mở tài khoản các nhân để hoạt động, rất nhiều khách hàng đã đề cập đến dịch vụ thẻ, coi đó như một nội dung thiết yếu để thuyết phục khách hàng. Sự hài lòng thuận tiện cho khách hàng hiện có là nhân tố thúc đẩy việc thu hút thêm khách hàng mới. Thông qua dịch vụ thẻ, khách hàng sẽ biết đến các dịch vụ khác của ngân hàng và như vậy lượng khách hàng tiềm năng của các sản phẩm quan trọng khác sẽ lớn hơn.
Kinh doanh thẻ - Mở rộng mạng lưới dịch vụ trong toàn quốc cũng như trên thế giới.
Thông qua việc phát hành thẻ sẽ giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụ khắp trên toàn quốc cũng như trên thế giới. Với những phương thức phục vụ khách hàng tiên tiến như dịch vụ gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi (qua hình thức Debit Card, ATM) hay dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Như vậy, bằng việc phát hành và thanh toán thẻ đã giúp mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Hiệu quả về mặt kinh tế.
Phát triển dịch vụ thẻ đã, đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu của các ngân hàng, bởi họ còn có được những nguồn lợi hấp dẫn từ chiếc thẻ đa tính năng này.
Số dư trên tài khoản thẻ - Nguồn vốn hấp dẫn: Thẻ được coi là kênh huy động vốn quan trọng trong tương lai với các ngân hàng. Trong quy trình thanh toán thẻ tín dụng, các cơ sở chấp nhận thẻ kí hợp đồng tiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tại ngân hàng thanh toán, điều này làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên và làm tăng trưởng ngân quỹ của ngân hàng. Sự gia tăng vốn quĩ được nhân lên gấp đôi khi chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng. Mỗi tài khoản giao dịch là một khoản vay. Tại ngày đáo hạn, theo sao kê, khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng sẽ làm tăng quĩ tiền mặt thực tế.
Phí dịch vụ thẻ - Nguồn thu nhập cho ngân hàng: Kinh doanh thẻ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả cho hợp đồng sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt ( 4% cho ngân hàng phát hành và tối thiểu 50.000 đồng cho một lần giao dịch), phí giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ tín dụng tại các cơ sở chấp nhận thẻ ( 2,5% giá trị của mỗi giao dịch), phần chiết khấu thương mại và một số các phí khác như: Phí tra soát, phí cấp lại thẻ. Trong những năm gần đây, tất các các khoản thu từ nghiệp vụ kinh doanh thẻ đem lại lại một tỷ suất sinh lời lên tới 20%/năm cho các ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại.
Quảng cáo trên thẻ - Nguồn thu bổ sung: Quảng cáo trên thẻ hay trên máy ATM bằng những logo quảng cáo và màn hình chờ đầy màu sắc sẽ lôi cuốn được sự chú ý của khách hàng trong giao dịch với máy ATM. Vì chủ thẻ chủ yếu rút tiền ở máy ATM khi họ mua hàng hoá và đó là cơ hội cho các nhà quảng cáo bày ra những sự lựa chọn trước mắt khách hàng khi họ rút tiền. Tiếp thị tập trung và sự riêng biệt khiến quảng cao trên thẻ hay trên ATM dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Họ sẽ cảm nhận được thông điệp dành riêng cho mình và chú ý đến nó hơn. Bên cạnh việc thu hút khách hàng, bằng cách liên kết thẻ và hợp tác quảng cáo với các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ được phép thu một khoản tiền lớn nhờ quảng cáo đem lại. Đây cũng là khoản thu để bổ sung cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ.
Kinh doanh thẻ - Tăng cường khả năng cạnh tranh, mang lại hình ảnh mới cho ngân hàng, nâng cao giá trị cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần.
Thị trường kinh doanh thẻ là thị trường cạnh tranh quyết liệt. Tiến trình hội nhập Quốc tế của nền kinh tế Việt Nam diễn ra nhanh chóng. Việt Nam đã gia nhập WTO, đồng nghĩa với nó là sự xâm nhập vào Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, xu hướng vận động mang tính quy luật này đang từng bước thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Việc triển khai tốt nghiệp vụ kinh doanh thẻ sẽ tạo thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tiến trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Cùng với ưu thế này là sự gia tăng về giá trị hình ảnh, về thương hiệu, và rõ rệt nhất chính là nâng cao giá trị cổ phiếu của ngân hàng, mang lại lợi ích kinh tế với cổ đông, và sức mạnh cho ngân hàng.
b. Lợi ích chung đối với hệ thống ngân hàng:
Ngoài những hiệu quả mang lại cho từng ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ còn góp phần nâng cao hình ảnh của hệ thống các ngân hàng thương mại, cũng như góp phần vào quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của toàn hệ thống nói chung.
Như vậy, thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Với tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí củ._.a nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ chịu sự ảnh hưởng của các các yếu tố: kinh tế - chính trị - xã hội – khung pháp lý – trình độ phát triển khoa học công nghệ. Hoạt động kinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, mà bất kì hoạt động tài chính nào đều rất nhạy cảm với những biến động kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia.
Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện lí tưởng cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Ngược lại một nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, lạm phát ở mức cao thì chắc chắn hoạt động thẻ không thể phát triển được.
Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự tăng trưởng sẽ nâng cao mức thu nhập cho người dân, với thu nhập được nâng cao người dân sẽ phát sinh nhu cầu tài chính: chi tiêu, tích luỹ. Từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Còn nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, thì thu nhập của người dân thấp, nhu cầu về tài chính ít, họ sẽ phải dè xẻn trong chi tiêu, nếu có nhu cầu tiết kiệm họ sẽ đầu tư vào ngoại tệ hoặc kim loại quý từ đó gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ.
Các biến động chính trị luôn gắn liền với những tác động kinh tế. Nếu một quốc gia có một nền chính trị ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Còn nếu một nền chính trị bất ổn, luôn ẩn chứa nguy cơ bạo loạn thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Vì thế yếu tố chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố xã hội như: trình độ dân trí, tâm lý, thói quen, các yếu tố về đặc trưng văn hoá cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ. Nếu trong một xã hội hiện đại, người dân có trình độ dân trí cao, ưa thích công nghệ tiên tiến, hiện đại thì chắc chắn hoạt động kinh doanh thẻ trong xã hội đó sẽ rất phát triển. Ngược lại, trong một xã hội mà tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt vẫn tồn tại thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ khó mà phát triển được.
Hoạt động kinh doanh thẻ cũng như các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy các quy định pháp luật cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ. Nếu như một quốc gia có hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, đầy đủ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ, thì sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Trong khi một quốc gia có hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ.
Hoạt động kinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được hỗ trợ bởi máy móc công nghệ. Vì thế nên nếu công nghệ càng tiên tiến hiện đại thì hoạt động kinh doanh thẻ càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Còn ở quốc gia nào trình độ khoa học công nghệ vẫn ở trình độ sơ sài thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Hoạt động kinh doanh thẻ là một dịch vụ tài chính, do đó còn bị ảnh hưởng bởi trình độ phát triển của nền tài chính quốc gia. Với các quốc gia có nền tài chính phát triển thì hoạt động kinh doanh thẻ là hết sức phổ biến và phát triển hết sức mạnh mẽ. Còn ở các quốc gia có nền tài chính kém phát triển, thì hoạt động kinh doanh thẻ vẫn còn xa lạ, và chỉ đang ở dạng tiềm năng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK:
2.1.1 Thành lập và hoạt động.
Ngày 27/9/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-CP trong thời hạn 20 năm. Trụ sở chính được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nước nhà, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên là 99 năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8/10/1997.
Techcombank có các hoạt động chính như:
-Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hang.
-Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tín phiếu và các chứng từ có giá.
Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác cho các khách hàng mà ngân hàng Nhà nước cho phép.
Vốn cổ phần
Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống TechcomBank cả vể chiều rộng lẫn chiều sâu, vốn điều lệ của ngân hang không ngừng tăng lên trong các năm. Những ngày đầu đi vào hoạt động, vốn điều lệ của ngân hang chỉ là 20tỷ thì đến cuối năm 2006 đã đạt 1500 tỷ đồng, đã nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất về vốn điều lệ.
Thị trường hoạt động mục tiêu trong hoạt động của Techcombank.
Thị trường mục tiêu mà Techcombank hướng tới được chia theo những tiêu chí khác nhau.
*Theo khu vực địa lí:
-Miền Bắc: Ngân hang tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình.
Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Khánh Hoà.
Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang.
* Nhóm sản phẩm tín dụng:
Tính dụng tiêu dung: Techcombank tập trung tài trợ cho những nhu cầu về: sửa chữa, mua nhà ở, phương tiện vận chuyển, du học, tư liệu tiêu dung.
Tín dụng hộ cá thể: Vốn lưu động, vốn cố định phục vụ kinh doanh, sản xuất nhỏ, cá thể.
Tín dụng đầu tư cá nhân: Chứng khoán, cổ phần không niêm yết.
Tín dụng công ty: Vốn lưu động, cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
*.Ngành nghề hoạt động:
Sản xuất, gia công hang xuất khẩu: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản.
-Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất, nguyên liệu, dược phẩm, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải.
-Sản xuất: Thực phẩm đồ uống, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa, hoát chất, sản xuất các sản phẩm từ cao su – hoa chất, sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh gốm sứ, sản xuất kinh loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất lắp ráp các sản phẩm, linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm gỗ, nội thất.
Kinh doanh: thương mại, phân phối, đại lí bán buôn, bán lẻ.
-Xây dựng cơ bản: Xây dựng các công trình dân dụng, khu đô thị - khu dân cư, công trình công nghiệp, xây dựng cơ sở hạn tầng, công trình giao thông.
-Dịch vụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, khách sạn – nhà hang.
-Các hoạt động lien quan đến bất động sản: kinh doanh nhà ở, khu đô thị - khu dân cư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
2.1.2 Quá trình phát triển
Từ khi ra đời đến nay, Techcombank có rất nhiều đổi thay, với những mốc lịch sử đáng ghi nhớ.
Năm 1995
-Vốn điều lệ của ngân hang tăng đến 51,495tỷ đồng.
-Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 1996
-Thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội.
-Thành lập phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.
-Tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.
Năm 1998
-Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank 15 Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Năm 1999
-Tăng vốn điều lệ lên 80tỷ đồng.
-Khai trương phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2000
-Thành lập phòng giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
Năm 2001
-Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng.
-Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng Globus cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Năm 2002
-Thành lập chi nhánh Chương Dương và chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội, thành lập chí nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, thành lập chí nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, thành lập chi nhánh Tân Bình tại TP Hồ Chí Minh.
-Là ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.
-Vốn điều lệ tăng lên 104, 435 tỷ đồng. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng.
Năm 2003
-Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@st Acces – Connect 24 (Hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
-Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003 và xây dựng biểu tượng mới cho ngân hàng.
-Đưa chi nhánh Techcombank Chợ Lớn vào hoạt động.
-Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ đồng vào 31/12/2003.
Năm 2004
-Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng vào 09/06/2004.
-Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng vào 30/06/2004, lên 252,255tỷ đồng vào ngày 02/08/2004 và lên 412,7 tỷ đồng vào 26/1½004.
-Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus vào ngày 13/12/2004.
Năm 2005
-Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà, Vũng Tàu.
-Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (TP Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Hàng Đậu, Kim Liên (Hà Nội).
-Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng, 555 tỷ đồng vào 21/07/2005, 28/09/2005 và 28/10/2005.
-Ngày 29/09/2005 khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lí thẻ của Compass Plus.
-Ngày 03/12/2005 nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenenos T2-1 R5.
Năm 2006
-Techcombank đã mở mới trên 30 chi nhánh và phòng giao dịch mới, tăng tổng số điểm giao dịch trên phạm vi cả nước lên con số 80 điểm giao dịch, trải rộng trên khắp 15 tỉnh thành trên cả nước. Các điểm giao dịch mới mở tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển tiềm năng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, ...
-Tháng 01 / 2006 Ngân hàng HSBC mua 10% cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Techcombank. Tháng 2/2006 Techcombank tăng vốn điều lệ lên 830tỷ.
-Ngày 18/12/2006 phát hành thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa đây là một bước phát triển cực kì quan trọng.
Năm 2007
-Khai trương trụ sở mới tại 70-72 Bà Triệu.
-Techcombank đã chính thức ký kết mua bản quyền hợp pháp phần mềm Microsoft và trang bị cho toàn hệ thống.
-Hiện nay Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn (nếu xét theo quy mô vốn điều lệ thì chỉ xếp sau Sacombank và ACB) và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Đặt trụ sở chính tại Hà Nội, sau 13 năm hoạt động kể từ khi thành lập, Techcombank hiện có hơn 80 điểm giao dịch trải khắp các tỉnh thành phố lớn của cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa trong những năm tiếp theo, dự tính đạt 200 chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010. Techcombank hiện có vốn điều lệ khoảng 1500 tỷ đồng (tính đến con số chưa chính thức vào cuối 2006) tổng tài sản đạt 18.000tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) với hơn 1000 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 2-4 năm tới Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lí một tài sản hơn 1,5 tỷ USD.
2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK
2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam:
Năm
Số lượng thẻ phát hành
Ðõn vị: chiếc
Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế
Ðõn vị: triệu USD
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Ðõn vị: triệu USD
1996
360
130
1997
460
100
1998
4.500
1,2
80
1999
2.500
1,1
70
2000
5.000
1,6
75
2001
15.000
2,5
90
2002
40.000
4,1
150
2003
230.000
40
300
2004
560.000
90
470
2005
1.250.000
130
600
T6/2006
3.500.000
320
900
2006
4.000.000
385
945
(Nguồn: www.vnba.org)
Từ năm 1993, thị trường thẻ NHVN mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ VN: 20 NHTM phát hành Thẻ nội địa, trong đó có 8 NHTM phát hành Thẻ Quốc tế, số lượng thẻ phát hành xấp xỉ 4 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3,5 triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng.
Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường VN nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các NH khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Incombank, Thẻ Vạn dặm của NHĐT&PTVN, Thẻ đa năng của NH Đông á, Thẻ Fast Access của NH Kỹ thương, Sài gon Bank Card của NHTMCP Sài Gòn Công thương, ACB e-Card, Citimard của ACB, Vib Values Card của NHTMCP Quốc tế, ATM Lucky của NH Phương Đông,...Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM...
Hệ thống ATM của các NH mỗi năm cũng tăng lên nhanh chóng. Thí dụ như 3 NHTMNN là Incombank, BIDV, Agribank: Trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ Thẻ (năm 2003), mỗi NH này chỉ có từ 25 – 30 máy ATM, nay đã tăng gấp 10 lần so với số lượng máy ban đầu. Hiện nay, số máy ATM của Incombank là 342 máy; của BIDV là 400 máy, của Agribank là 202 máy; Liên minh VNBC do NH Đông á đứng đầu có 350 máy; Liên minh của Vietcombank và 17 NH Cổ phần đã trang bị được 750 máy ATM.
Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các NH tăng 300%/năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngành NH vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với người dân, bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng Thẻ.
Bên cạnh các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng là Visa, Mastercard do Vietcombank, ACB, Eximbank đã phát hành, thời gian qua, thị trường thẻ VN cũng đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ VCB – Amex do Vietcombank phát hành; thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng VN do HSBC và ACB hợp tác phát hành; Thẻ ghi nợ quốc tế bằng đồng VN của ACB; các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do Sacombank, Incombank, VIBBank phát hành, lần đầu tiên đưa ra thị trường đã được nhiều khách hàng lựa chọn. Sắp tới thị trường có thêm sản phẩm Visa và Mastercard được phát hành bởi EAB, MB và Techombank, Agribank ...
Với nhiều tính năng hấp dẫn “chi tiêu trước, trả tiền sau”, có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán; thời hạn miễn lãi từ 15 đến 45 ngày, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, đồng thời sự tác động tích cực của các chương trình xúc tiến mở rộng thị phần mà các NHVN và các tổ chức Thẻ quốc tế đang thực hiện, theo dự báo Hội thẻ NHVN, thời gian tới sẽ có sự đột biến cả về số lượng và đối tượng khách hàng dùng thẻ quốc tế để thanh toán.
Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều NH cũng đã đưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn NH tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thực sự là một bước đột phá mới trong công nghệ thanh toán. Hiện nay, nước ta đã có EAB, Saigonbank phát hành loại thẻ này.
Sự cạnh tranh sôi động giữa các NH về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất, ăn việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của VCB, gửi tiết kiệm bằng thẻ của EAB, thanh toán taxi của ACB hay thanh toán phí bảo hiểm của VCB.
Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của NN cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta.
Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải NH nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những NH đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ ở VN, các NH sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí cho các NH được lợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại NH đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống máy ATM sẵn có. Sự liên kết giữa các NH có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ VN bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các NH tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH.
Trong thời gian đầu hình thành thị trường thẻ tại VN, hệ thống thẻ thanh toán mang tính cục bộ. Thẻ do ngân hàng nào phát hành thì chỉ có thể sử dụng ở máy ATM của ngân hàng đó mà thôi. Nhưng trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, tại Việt Nam đã hình thành liên minh thẻ cho phép hệ thống thánh toán thẻ của các ngân hàng trong cùng liên minh được kết nối với nhau. Hiện nay có 3 liên minh thẻ lớn:
Liên minh thứ nhất: Gồm Agribank, ICB, BIDV, ACB, EAB, Sacombank, SCB và công ty điện toán và truyền số liệu VDC. Liên minh này hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và có tên BankNetVN.
Liên minh 2: Ngân hàng Đông Á và Sài Gòn Bank hoạt động the hình thức hợp tác song phương giữa các ngân hàng.
Liên minh 3: Là liên minh hoạt động sớm nhát và tỏ ra có hiệu quả nhất gồm tới 18 ngân hàng do VCB đứng đầu. Liên minh này tồn tại theo tính chất hiệp hội, liên kết cùng phát triển.
Như vậy, sau 10 năm hoạt động, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước khởi sắc. Doanh số thẻ tăng nhanh qua các năm, số lượng thẻ phát hành cũng gia tăng và ngày càng thu hút được nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, đặc biệt là sự ra đời của thẻ tín dụng nội địa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên doanh số thanh toán thẻ mới chủ yếu thu từ thẻ quốc tế, với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân, khách du lịch nước ngoài. Do đó, thị trường thẻ nội địa vẫn được coi là một thị trường tiềm năng còn nhiều ẩn chứa nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngân hàng.
Việc ra đời 3 liên minh thẻ, kết nối giữa các mạng䛦lưới của các NH là liên minh giữa Vietcombank với 17 NHTMCP, Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet), Hệ thống VNBC là xu thế tất yếu để các NH cùng tồn tại và phát triển, báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốc nhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi. Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh với các NH nước ngoài khi hội nhập ngày càng đến gần.
2.2.2 Thực trạng kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam:
Thị trường thẻ Việt Nam đang trong thời kì sôi động với sự tham gia của rất nhiều các ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Techcombank bắt đầu gia nhập thị trường thẻ vào năm 2003. Do tham gia vào thị trường thẻ tương đối muộn nên Techcombank có thể học tập được rất nhiều kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt là Techcombank có cơ hội ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên do gia nhập thị trường muộn, nên thị phần mà Techcombank hiện đang nắm giữ là còn khá là nhỏ bé: Tính đến thời điểm hiện tại số thẻ Techcombank phát hành ra mới đạt: 150.000 thẻ chiếm 3.75% tổng số thẻ của toàn thị trường. Hiện tại sản phẩm thẻ đầu tiên của Techcombank: Thẻ ghi nợ nội địa F@st Access, sau đó có thêm F@st Access-I và đầu năm 2007 mới có thêm thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Debit. Vì gia nhập thị trường muộn và ban đầu chỉ có thẻ ghi nợ - loại thẻ được các ngân hàng đi trước phát hành trước đó và đã có chỗ đứng trên thị trường lâu rồi – nên Techcombank phải chịu cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác như VCB, ACB, ICB, EAB, Sacombank … trong đó VCB vẫn luôn là ngân hàng đứng đầu về thị trường thẻ ghi nợ.
a. Hoạt động phát hành thẻ:
Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam khá muộn, nhưng cho đến nay, sản phẩm thẻ F@st Access của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là một trong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường, đã được bình chọn là sản phẩm Sao Vàng Đất Việt năm 2005.
Hoạt động phát hành thẻ của Techcombank phát triển ngày càng mạnh mẽ:
Tính đến 31.10.2006 tổng số thẻ ghi nợ nội địa được Techcombank phát hành luỹ kế là trên 105.000 thẻ. Tính riêng trong tháng 10.2006, Techcombank đã phát hành mới 9.000 thẻ, là tháng “cao điểm” trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank.
Tổng số thẻ phát hành luỹ kế tính đến 31.12.2006 đã đạt gần 130.000 thẻ (con số này vào cuối năm 2005 là 50.000 thẻ). Tổng số máy ATM và POS được Techcombank lắp đặt và triển khai tương ứng là 98 và 2.313. Năm 2006 là năm khởi sắc đối với công tác phát triển các sản phẩm thẻ mới với sự ra mắt thẻ phát hành ngay F@stAccess-i vào đầu năm 2005. Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa tuy mới chính thức được cung cấp trung tuần tháng 12.2006 đã đạt con số phát hành luỹ kế trên 3.000 thẻ.
Đến thời điểm hiện tại số lượng các loại thẻ Techcombank đã phát hành đã đạt mức 150.000 thẻ. Trong 150.000 thẻ có 135.000 thẻ Techcombank F@stAccess, 8.500 thẻ Techcombank Visa.
Bảng Tổng kết tình hình phát hành thẻ của Techcombank
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Lượng thẻ phát hành (thẻ)
17.848
50.566
129.002
Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ (VNĐ)
67.504.239.916
156.175.045.483
345.500.000.000
Số dư tài khoản bình quân (VNĐ)
3.782.173,9
3.088.538,7
2.748.019,41
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ của trung tâm thẻ Techcombank)
Tuy thị phần chỉ chiếm có 3,75% (150.000 trong tổng số 4triệu thẻ của toàn thị trường), nhưng với những con số kể trên thì đây quả là thành công lớn của đối với ngân hàng gia nhập thị trường muộn như Techcombank. Sự thành công này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, người dân cũng quen dần với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Nhu cầu đối với dịch vụ thẻ đã được rất nhiều người quan tâm khi mở tài khoản tại ngân hàng.
Thứ hai: Cùng với VCB, Techcombank đã phát triển thẻ F@st Access – Connect 24 và gia nhập liên minh thẻ của VCB và 16 ngân hàng khác (kể cả Techcombank là 18 ngân hàng). Gia nhập liên minh này giúp Techcombank nâng cao được khả năng thanh toán, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng về dịch vụ thẻ của mình.
Thứ ba: với nỗ lực của toàn thể nhân viên, Trung tâm thẻ Techcombank đã nghiên cứu thị trường cũng như chịu khó đầu tư công nghệ, đã triển khai thành công các sản phẩm thẻ: F@st Access, F@st Access-i và F@st Access Visa Debit.
Hai dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa: F@stAccess và F@stAccess-i với nhiều tính năng hiện đại như: thấu chi, tiết kiệm, thanh toán, truy vấn thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, khách hàng có thể rút tiền và mua sắm tại hơn 700 máy ATM và hàng ngàn POS của Techcombank và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ với Vietcombank.
Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán mang thương hiệu F@st Access theo công văn số 0565/NHNN và số 00621/NHNN của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Thẻ F@st Access là thẻ thanh toán, được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam dựa vào số tiền có trên tài khoản của khách hàng mở tại Techcombank. Đây là loại thẻ nội địa duy nhất hiện nay tích hợp được các chức năng: Rút tiền và thanh toán (tính năng thông thường của thẻ), với tính năng tiết kiệm trong thẻ F@st Saving và tính năng ứng trước tài khoản thanh toán thông qua sản phẩm F@st Advance. Đặc biệt để tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc sử dụng, thẻ F@st Access chia ra làm ba hạng chính: Chuẩn, Vàng và Đặc biệt. Cụ thể về hạng thẻ và mức phí như sau:
Sự khác nhau giữa các hạng thẻ.
Các hạng thẻ
Chuẩn (Blue)
Vàng (Gold)
Đặc biệt (Diamond)
Hạn mức rút tiền tối đa một lần
2.000.000
2.000.000
2.000.000
Hạn mức rút tiền và chuyển khoản tối đa một ngày
10.000.000
15.000.000
20.000.000
Phí phát hành
Thông thường
90.000
110.000
130.000
Nhanh
180.000
200.000
240.000
(Nguồn:Trung tâm thẻ Techcombank)
Biểu phí:
TT
DỊCH VỤ
MỨC PHÍ (VND)
PHÍ DỊCH VỤ THẺ F@ST ACCESS
1
Phí phát hành
1.1
Thẻ chuẩn (Blue)
90,000
1.2
Thẻ vàng (Glod)
110,000
1.3
Thẻ đặc biệt (Diamond)
130,000
2
Phí phát hành nhanh (trong vòng 2giờ, chỉ áp dụng tại địa bàn Hà Nội)
2.1
Thẻ chuẩn (Blue)
180,000
2.2
Thẻ vàng (Glod)
200,000
2.3
Thẻ đặc biệt (Diamond)
240,000
3
Phí cấp lại thẻ
3.1
Thẻ chuẩn (Blue)
60,000
3.2
Thẻ vàng (Glod)
90,000
3.3
Thẻ đặc biệt (Diamond)
110,000
4
Phí cấp lại thẻ nhanh (trong vòng 2 giờ, chỉ áp dụng tại địa bàn Hà Nội)
4.1
Thẻ chuẩn (Blue)
120,000
4.2
Thẻ vàng (Glod)
170,000
4.3
Thẻ đặc biệt (Diamond)
200,000
5
Phí giao thẻ tận nhà cho khách hàng
Phí giao thẻ tận nhà cho khách hàng (trường hợp đăng ký phát hành thẻ online, áp dụng trong phạm vi bán kính 10 km kể từ chi nhánh Techcombank thực hiện việc phát hành đến địa chỉ của khách hàng)
20,000
6
Phí thay đổi hạng thẻ, cấp lại PIN, tra soát khiếu nại
6.1
Thay đổi hạng thẻ
90,000
6.2
Cấp lại PIN
20,000
6.3
Tra soát khiếu nại
9,000
7
Phí thường niên
7.1
Thẻ chuẩn (Blue)
72,000
7.2
Thẻ vàng (Glod)
108,000
7.3
Thẻ đặc biệt (Diamond)
180,000
8
Phí dịch vụ tại máy ATM
8.1
Phí rút tiền mặt tại máy ATM
4,000
8.2
Phí thanh toán hoá đơn
3,000
8.3
Phí chuyển khoản cùng hệ thống Techcombank
9
Phí duy trì tài khoản
(áp dụng khi số dư tài khoản cá nhân xuống thấp hơn số dư tối thiểu tại một ngày bất kỳ trong tháng)
5.000VND/0,5USD/0,5EUR60JPY/1AUD/tháng
Lưu ý:
1. Mức phí trên chưa bao gồm VAT 10%
2. Mức phí tại khoản 7 và 8 hiện chưa áp dụng cho đến khi có thông báo thay đổi của ngân hàng
Vào trung tuần tháng 02/2006, Techcombank đã cho ra mắt thẻ F@st Access-I, một loại thẻ ghi nợ nội địa phát hành với nhiều tính năng ưu đãi dành cho khách hàng. Điểm đặc biệt của F@st Access-I là thời gian chờ đợi cấp thẻ (thẻ thông thường thì thời gian cấp thẻ là từ 5-7 ngày) mà nhận được ngay thẻ. Hệ thống Techcombank sẽ ghi lại dữ liệu về khách hàng căn cứ trên đơn đăng kí định danh thẻ cho khách hàng khai và nộp lại cho ngân hàng. Trong vòng 6 tiếng kể từ khi ngân hàng nhận được Đơn đăng kí dịnh danh thẻ của khách hàng, thẻ sẽ được kích hoạt để khách hàng sử dụng. Như vậy, so với thẻ F@st Access, các thủ tục phát hành F@st Access-I đơn giản hơn rất nhiều. Sự đơn giản ấy nhằm hướng tới mục tiêu:Tạo sự thoải mái thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đến với dịch vụ thẻ của Techcombank. Đặc biệt, F@st Access-i không những mang đầy đủ tính năng của thẻ thanh toán nội địa mà khách hàng còn có thể nộp tiền vaà tài khoản thẻ thông qua hệ thống máy EDC được lắp đặt tại tất cả các quầy giao dịch của Techcombank. Và chủ thẻ được hưởng hạn mức rút tiền tối đa một ngày là 15triệu đồng, ưu đãi về lãi suất ở mức 0.21%/tháng đối với số dư tong tài khoản lớn hơn 8 triệu đồng.
Việc phát triển thêm F@st Access-i bên cạnh sản phẩm F@st Access là một nỗ lực lớn của Techcombank trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng như đa dạng hoá sản phẩm thẻ của ngân hàng. Từ đó, số lượng thẻ phát hành ra tăng lên đáng kể, ngân hàng sẽ càng kiếm thêm được nhiều lợi nhuận từ chi phí phát hành, phí tra soát, phí cấp lại PIN hay thẻ.
Ngày 01/11/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), được thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa card.
Triển khai thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của việc phát hành thẻ thanh toán mang thương hiệu Visa card; Đồng thời phải thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và những quy định theo thông lệ quốc tế.
Chính thức ra mắt từ ngày 15 tháng 12 năm 2006, Techcombank Visa - Phong cách thời đại mới đã và đang trở thành chiếc thẻ được yêu thích của nhiều Khách hàng. Thẻ Techcombank VISA hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế của Visa, được kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán của khách hàng, sử dụng tại hơn 1 triệu ATM, thanh toán qua internet và hơn 24 triệu điểm thanh toán chấp nhận thẻ Visa ở Việt Nam và thế giới. Riêng tại Việt Nam có 10.000 điểm bán hàng và hơn 1500 máy ATM chấp nhận thẻ Visa, Techcombank Visa còn được chấp nhận thanh toán trên rất nhiều trang thương mại điện tử. Tại Việt Nam, Khách hàng đã có thể thanh toán bằng thẻ Techcombank Visa thanh toán trên trang bán vé máy bay trực tuyến của Pacific Airlines (www.pacificairlines.com.vn), trang web www.chodientu.com.vn. Trong thời gian tới, Techcombank sẽ tiếp tục liên kết với nhiều đối tác khác khác để tăng thêm tiện ích cho Khách hàng, đem lại sự thuận tiện hơn cho Khách hàng trong thanh toán khi mua bán qua mạng.
BIỂU PHÍ PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG THẺ F@STACCESS VISA DEBIT
(Ban hành theo quyết định 04032/2006/QĐ-TGĐ ngày 16/11/2006
của TGĐ N._.mbank hoàn toàn có thể triển khai hiệu quả hình thức kinh doanh này.
Trong tương lai, thẻ ngân hàng không thể chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa nữa, mà sẽ tiến ra thị trường quốc tế. Vì thế, Techcombank cần phải nhanh chóng liên kết với Hiệp hội thẻ của các nướ trong khối ASEAN và các nướ trên thế giới để cùng họ phát triển tiện ích của thẻ mang tính quốc tế. Điều này càng cần thiết hơn khi hệ thống thẻ của VNBC gồm EAB, ICB, MHB… đã kết nối với hệ thống ATM của tập đoàn CUP - hệ thống thẻ lớn nhất Trung Quốc. Với sự liên minh này sẽ giúp các khách hàng có thẻ ngân hàng đa năng không cần phải làm thẻ tín dụng quốc tế, giảm được lượng ngoại tệ phải mang theo mà vẫn thoải mái chi tiêu. Rõ ràng, thẻ càng có nhiều tiện ích sẽ càng có khả năng thu hút sự quan tâm sử dụng của khách hàng.
b Đẩy mạnh việc mở tài khoản cá nhân:
Giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện cho những khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Nên, mở tài khoản cá nhân là rất quan trọng, tạo nền tảng xương sống cho thanh toán thẻ. Vì vậy, Techcombank cần:
Khuyến khích mọi người dân mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng bằng thẻ. Trước mắt cần quảng cáo, tiếp thị rộng rãi đến người dân những tiện ích của việc sở hữu tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đồng thời áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để khuyến khích thêm người mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng.
Thường xuyên duy trì sự hoạt động bình thường và liên tục của những tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Không ngừng nâng cao tiện ích, chất lượng các dịch vụ hoạt động thông qua các tài khoản cá nhân.
c. Đa dạng hoá chủng loại thẻ phát hành:
Đa dạng hoá sản phẩm thẻ không chỉ là mục tiêu theo đuổi của Techcombank mà còn là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại khác trên thị trường thẻ. Nhất là khi tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán, giao dịch của người dân vẫn còn tồn tại thì các ngân hàng kinh doanh thẻ càng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân để thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Thẻ ngân hàng cần磠phải được đa dạng hoá phù hợp với các đối tượng khác hàng để có được những ưu điểm, tiện ích vượt trội so với việc sử dụng tiền mặt.
Khách hàng sử dụng thẻ của Techcombank hiện nay mới chỉ dừng ở: Sinh viên, công nhân viên chức và người đi làm, doanh nhân, người có thu nhập cao. Vì vậy trong thời gian sắp tới Techcombank cần phải hướng tới các nhóm khách hàng tạm thời đang bị bỏ qua đó là: nhóm khách hàng tuổi Teen (từ 15 – 18 tuổi) và những người đi làm có những đặc tính tiêu dùng khác nhau chưa được quan tâm, nên vẫn chưa có những sản phẩm F@stAccess đi vào chi tiết phù hợp. Vì thế trong thời gian sắp tới Techcombank có thể đưa ra một số loại thẻ F@stAccess nữa như:
*F@stAccess 4Teen dành cho nhóm tuổi Teen (15-18 tuổi): Đây là nhóm khách hàng đang ở độ tuổi đi học, tài chính vẫn phụ thuộc vào gia đình, mức chi tiêu vào khoảng 500.000VNĐ/tháng. Nhóm này có nhu cầu chi tiêu chủ yếu: đóng học phí, mua sắm quần áo, vui chơi, quà tăng… Vì vậy sản phẩm thẻ dành cho nhóm này cần là một dang thẻ trả trước chỉ có tài khoản trả mà không có tài khoản cá nhân, có thể la thẻ phụ phát hành từ tài khoản cá nhân của bố mẹ. Thẻ này cần được thiết kế trẻ trung bắt mắt, tiện dụng.
*F@stAccess Active: dành cho đối tượng khách hàng là sinh viên (18-22 tuổi): đây là nhóm khách hàng có mức chi tiêu: 1trVNĐ/tháng. Mục đích chi tiêu chủ yếu là danh cho chi tiêu các nhân: chí phí cho học tập, vui chơi, bạn bè, đặc biệt là luôn thích được ưu đãi, ưu tiên. Sản phảm cho nhóm này nên là sản phẩm liên kết với các trường đại học để phát hành thẻ, và dùng thẻ này để thanh toán cho học phí, hoặc dùng như thẻ sinh viên, thẻ thư viện (có dập nổi tên sinh viên, số chứng minh thư nhân dân hoặc mã số sinh viên.
*F@stAccess Simple: dành cho nhóm công nhân, người lao động (18-45 tuổi): Mức thu nhập thường khoảng 2trVNĐ/tháng. Thẻ phát hành cho nhóm này nên được phát hành dưới dạng liên kết với các doanh nghiệp để trả lương cho công nhân qua thẻ.
Với việc đa dạng hoá chủng loại thẻ Techcombank sẽ hoàn toàn đáp ứng được những khe hở của thị trường thẻ, chiếm lĩnh đoạn thị trường hiện tại chưa bị bao phủ này. Điều này sẽ giúp nâng cao thị phần, uy tín và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.
3.2.4 Nhóm giải pháp thanh toán thẻ:
a. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ:
Hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank là việc: các đơn vị chấp nhận thẻ - các cửa hàng, siêu thị - còn quá ít và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở các trung tâm thương mại lớn, việc đó gây ra hạn chế trong công tác thanh toán. Vì thế, việc mở rộng các Đơn vị chấp nhận thẻ là một nhiệm vụ mang tính chiến lược nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với dịch vụ thẻ ngân hàng.
Trước tình hình thực tế đó, Techcombank càn ra sức liên kết với các cửa hàng, siêu thị nhằm mang lại thuận tiện nhất trong việc thanh toán cho khách hàng cảu mình. Như EAB liên kết với PNJ, khách hàng của ngân hàng khi mua sản phẩm của PNJ bằng thẻ ngân hàng thì được giảm 10% giá trị món hàng. Với nhu cầu học ngoại ngữ lớn như hiện nay, Techcombank có thể đề xuất với một số trung tâm ngoại ngữ lớn, uy tín như: British Council, RMIT hay Language Link … hợp tác song phương với nhau đôi bên cùng có lợi. Các trung tâm đào tạo ngoại ngữ có khối lượng khách hàng lớn, mỗi lớp khoảng hơn 20 học viên, nhiều lớp và liên tục tuyển sinh mới. Techcombank có thể liên kết với các trung tâm này phát hành thẻ và thanh toán học phí qua thẻ hay kết hợp với các hoạt động quảng bá hình ảnh, vì các học viên của các trung tâm ngoại ngữ thường là những khách hàng trẻ có phong cách tiêu dùng hiện đại là đối tượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ thẻ ngân hàng.
Theo các số liệu báo cáo từ Trung tâm thẻ Techcombank, các Đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank phần lớn đặt tại các khách sạn, đại lý du lịch, hay nhà hàng mà chưa có ở các bệnh viện, khu vực sân bay, các siêu thị hay khu vui chơi giải trí. Đây là các địa điểm tiềm năng để Techcombank tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán thẻ trong thời gian sắp tới.
Đặc biệt, Techcombank cần quan tâm hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các nhân viên của Đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, tránh tình trạng trang bị máy nhưng không biết sử dụng thành thạo, hoặc chỉ có môt hai người sử dụng thành thạo, nhưng nếu người đó nghỉ thì số nhân viên còn lại đều chịu. Đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng nếu ko được quan tâm đúng mức thì sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngân hàng và hiệu quả của hoạt động thanh toán.
Quả thực việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ là một hoạt động vô cùng quan trọng để phát triển hệ thống thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong việc chạy đua trên thị trường thẻ cạnh tranh và nhất là trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ sắp tới.
b. Tăng hiệu quả hệ thống ATM:
Mạng lưới thanh toán hiện nay của Techcombank vẫn còn khá mỏng, số lượng ATM của Techcombank còn thấp so với mặt bằng chung, và ngân hàng vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của số máy này.
Thứ nấht: Mặc dù nằmg trong liên minh thẻ của VCB, song với số lượng thẻ phát hành ngày một tăng cao thì lượng máy ATM vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người dân, đặc biệt trong các dịp lễ tết. Từ nhu cầu này đòi hỏi Techcombank cần phải xem xét, đầu tư thêm máy ATM tại các địa bàn đông người giao dịch.
Thứ hai: VN là điểm đến du lịch hấp dẫn, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn Việt Nam là điểm đến trong các chuyến du lịch của họ. Đồng thời số người nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư, nghiên cứu thị trường cũng không ngừng tăng cao. Các đối tượng khách hàng này rất ít khi dùng tiền mặt trong thanh toán. Đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng mà Techcombank cần hướng tới. Trong thời gian gần đây ngoài các điểm du lịch truyền thống như: Hạ Long, Hội An…thì Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Kiên Giang, Quảng Bình và các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang nổi lên như là những điểm sáng du lịch. Techcombank cần nắm bắt cơ hội này để xây dựng các dự án lắp đặt ATM sao cho có hiệu quả.
Thứ ba: Chỉ những máy ATM đặt tại Hội sở Techcombank mới được lắp đặt những thùng kín, còn hầu hết các máy ATM tại các siêu thị, trung tâm thương mại … thì chỉ là một cái thùng máy trống không, không có gì bảo vệ à thương nằm trong khuôn viện siệu thị hay trung tâm thương mại… điềun ày sẽ rất bất tiện cho những ai muốn rút tiền hay chuyển khoản nếu như ngoài giờ làm việc của những nơi này. Điều này không phù hợp cho dịch vụ 24/24. Hơn nữa, nới đây lại đông người đi lại, thật nguy hiểm cho những người rút tiền. Ngân hàng nên đầu tư xây dựng hộp bảo vệ và đặt máy ATM ra ngoài khuôn viên của siêu thị hay trung tâm thương mại. Như vậy mới đảm bảo đúng nghĩa Connect 24 - sử dụng thẻ 24/24 giờ.
Thứ tư: song song với việc phát triển mạng lưới ATM thì Techcombank còn có thể tận dụng cơ hội quảng cáo sản phẩm thẻ của mình trên màn hình ATM, để nâng cao hình ảnh của ngân hàng đến với người dân. Hơn nữa, cũng với màn hình ATM, Techcombank hoàn toàn có thể mời các doanh nghiệp liên kết quảng cáo để một mặt thu hút sự chú ý của khách hàng, mặt khác có thể thu phí quảng cáo.
Mặc dù chi phí để đầu tư một máy ATM là khá cao, song với nhu cầu hiện tại của thị trường, thì Techcombank vẫn cần phải mở rộng mạng lưới ATM.
c. Tăng cường kết nối giữa các chi nhánh, các bộ phận của ngân hàng:
Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong thanh toán thẻ là sự thiếu kết nối giữa các chi nhánh, bộ phận của ngân hàng. Kẻ gian dễ lợi dụng tính độc lập, thiếu hỗ trợ trực tuyến của các chi nhánh để gian lận tiền của ngân hàng. Nhất là từ ngày 09/12/2005 với hệ thống phần mềm mới, việc đối chiếu gặp rất nhiều khó khăn do phần mềm thẻ mới chưa cho phép chiết xuất dữ liệu ra để đối chiếu, chương trình triết xuất dữ liệu trong Globus cũ cho ra dữ liệu chưa đầy đủ thông tin, thẻ off us chưa hạch toán vào hệ thống tài khoản ATM do chương trình hạch toán tự động cũ không được sử dụng nữa. Do đó, Techcombank cần tăng cường sự kết nối giữa các chi nhánh và bộ phận hơn bao giờ hết, hỗ trợ nhau hoạt động tốt hơn.
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing:
Hoạt động kinh doanh thẻ có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của chiến lược Marketting. Để xây dựng được một chiến lược marketing hữu hiệu, khả thi, thì ngân hàng cần nhận thức rõ: mục tiêu: luôn hướng tới khách hàng, không chỉ giữ khách hàng hiện tại mà còn thu hút được cả khách hàng tiềm năng. Vì vậy ngoài các chiến lược như đa dạng hoá sản phẩm và chiến lược mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ như đã đề cập ở trên thì để làm sao tốt chiến lược marketing thì cần phải làm tốt thêm các chiến lược sau:
a. Thực hiện chiến lược mức giá phù hợp:
Giá sản phẩm thẻ phản ánh chi phí, đối với ngân hàng: chi phí cung ứng sản phẩm, đối với khách hàng là chi phí để có được sản phẩm đó. Việc xác định mức giá phù hợp, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và chủ thẻ là vấn đề quan trọng.
Thực tế cho thấy, các khoản phí mà Techcombank thu so với các ngân hàng nước ngoài là tương đối thấp nhưng nếu so với EXB, MB, VCB… thì Techcombank phải cân nhắc lại giữa chi phí và kết quả thu được. Tuy chi phí đầu tư vào hệ thống thẻ là khá lớn. Nhưng để người dân phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn cho việc phát hành trước khi sử dụng thì chắc chắn tâm lý e ngại trong việc sử dụng thẻ sẽ xuất hiện. Vì vậy, Techcombank có thể sử dụng chiến lược giảm bớt những khoản phí trức tiếp mà khách hàng dễ nhận ra để thu các khoản phí khác trong thanh toán mà khả năng nhận biết sự chịu phí của khách hàng là không có. điều này cũng không đồng nghĩa với việc khách hàng phải trr thêm khoản phụ phí khi thanh toán bằng thẻ quốc tế tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Để làm cái thiện lối suy nghĩ “Thanh toán thẻ đắt hơn tiền mặt” thì Techcombank cùng với các ngân hàng phát hành thẻ phải yêu cầu các Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu thêm bất kì khoản phụ phí nào. Thực hiện tốt chiến lược này sẽ giúp cho khách hàng giảm được tâm lý e dè khi sử dụng dịch vụ thẻ.
b. Thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh:
Để dịch vụ thẻ có thể đến gần với người dân hơn, Techcombank cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo hơn nữa để người dân biết thêm về những tiện ích của việc sử dụng thẻ. Từ đó có thể thu hút được số lượng khách hàng sử dụng thẻ là lớn nhất, mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên việc lựa chọn loại hình quảng cáo nào còn phụ thuộc vào ngân sách chi cho quảng cáo của ngân hàng cũng như kế hoạch thu – chi, và đặc biệt tính hiệu quả của từng loại hình quảng bá hình ảnh và đối tượng cần hướng tới của chiến dịch quảng bá hình ảnh. Để thực hiện chiến lược này, Techcombank cần tiến hành các hoạt động như sau:
Techcombank luôn phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, phải không ngừng nâng cao tiện ích cho các sản phẩm F@stAccess. Bởi vì khách hàng chính là kênh quảng cáo hiệu quả nhất, tiếng lành đồn xa, vì vậy nếu Techcombank phục vụ thất tốt các khách hàng hiện có thì chính những khách hàng đó sẽ thành “nhân viên” tuyên truyền quảng bá hình ảnh tích cực, hiệu quả cho ngân hàng.
Ngân hàng cần tận dụng đội ngũ giao dịch viên để quảng cáo vì họ luôn là những người tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nắm bắt được tâm lý khách hàng, họ có thể tư vấn các loại hình dịch vụ khi khách hàng cần.
Quảng cáo sản phẩm trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng như panô, áp phích, các chương trình quảng cáo trên TV, đài phát thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thẻ, các buổi hội thảo chuyên đề, nói chuyện về thẻ.
Xây dựng chiến lược quảng cáo hướng tới mọi người dân. Trong đó, Techcombank nói chung và trung tâm thẻ nói riêng cần phải tích cực hơn nữa trong các chương trình tài trợ như các chương trình từ thiện, hay các gameshow trên truyền hình - những chương trình thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Với số lượng người truy cập Internet ngày càng đông thì quảng cáo trên các Website của chính Techcombank và một số Website có thông tin, giải trí có số lượng người truy cập lớn cũng sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Đồng thời cần nâng cấp website giới thiệu về sản phẩm thẻ của Techcombank, không ngừng cập nhật thông tin về tiện ích, hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc trực tuyến.
Trung tâm thẻ Techcombank cần phải khuyếch trương đối với các loại sản phẩm mới như: Khai lộc đầu xuân, mở 1 tặng 1 … và có các chiến dịch PR (Public Relations) chuyên nghiệp.
c. Có chiến lược phân phố hợp lýi:
Thẻ được sản xuất với khối lượng lớn, mạng lưới chấp nhận thanh toán tốt … nhưng phân phối đến các khu dân cư không phù hợp thì sẽ không hiệu quả. Để làm tốt chiến lược này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể trung tâm thẻ Techcombank. Cần phải nghiên cứu thật kĩ sở thích, thói quen, nhu cầu của từng địa phương khác nhau để thiết kế bao gói thẻ sao cho thu hút được người dân ở địa phương đó nhất. Như hiện giờ số lượng thẻ F@stAccess phát hành ở miền Bắc chiếm tới 67% trên tổng số thẻ phát hành. Để tiến vào thị trường thẻ miền Nam thì thiết kế bao gói cần sử dụng những gam màu ấn tượng và quảng cáo cũng như phân phối tại những nơi thu hút được nhiều giới thẻ như Diamond Plaze, Zen Plaza, thương xá Tax… sao cho phù hợp với nhịp sống sôi động của người dân thành phố.
Bên cạnh đó, Techcombank cũng cần liên tục cập nhật những thông tin về chiến lược, sản phẩm, thị trường của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ, xác định lợi thế, điểm yếu của mình để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Con người là chủ thể của xã hội, mọi sự sáng tạo trong cuộc sống đều bắt nguồn từ hoạt động sản xuất của con người và hoạt động kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Thực tế trong quá trình hoạt động, Techcombank đã nhận thấy rằng số nhân sự của mình để có thể phục vụ nhanh chóng cho thanh toán thẻ còn ít, nhiều khi phải điều từ bộ phận khác sang. Cho nên đội ngũ cán bộ đủ mạnh là một yêu cầu cấp thiết của Techcombank, Ngân hàng cần có cả một chiến lược đào tạo trên cơ sở các quy hoạch đã được xác định
Về nội dung đào tạo: cần chú trọng cả về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời đặc biệt coi trọng công tác quản lý giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh thẻ hiện đại.
Các nhân viên phải tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để thích ứng với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như sự phát triển của công nghệ thẻ.
3.2.7 Ứng dụng hoàn hảo công nghệ thông tin:
Thẻ thanh toán là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nên nó hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ của mỗi Ngân hàng thương mại, phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ máy móc kỹ thuật. Chính vì vậy, đầu tư và ứng dụng hoàn hảo công nghệ cho nghiệp vụ thẻ luôn được Techcombank coi trọng. Mặc dù với hệ thống Tranzware mà Techcombank đang sử dụng được coi là rất tiên tiến hiện nay, nhưng đôi khi vẫn gặp phải những sự cố. Để tránh tình trạng này, Techcombank vẫn luôn phải đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là để phục vụ mục tiêu: liên kết hoạt động kinh doanh thẻ của mình với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng Việt Nam khác, cũng như với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng quốc tế trong tương lai.
Việc đầu tư trang thiết bị cần chú ý một số điểm như sau:
Sử dụng đồng bộ hệ thống kỹ thuật thích ứng với những loại thẻ đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của thế giới, vừa phải đảm bảo yêu cầu: tiên tiến hiện đại nhưng vẫn phải phù hợp với khả năng tài chính, vận hành của ngân hàng và sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam.
Xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo sự giao dịch thẻ cho các ngân hàng khác trong liên minh thẻ do VCB cầm đầu.
Xây dựng hệ thống đồng bộ bao gồm: máy đọc, POS, ATM, máy dập thẻ … đảm bảo liên lạc theo kiểu online để đẩy nhanh quá trình thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng.
Techcombank cũng nên tập trung đầu tư cho Trung tâm thẻ các thiết bị có thể theo dõi, giám sát tình trạng kỹ thuật chung của các thiết bị thuộc hệ thống, còn gọi là các màn hình giám sát trạng thái. Điều quan trọng là phải có cán bộ đủ năng lực để vận hành các trang thiết bị và công việc mang tính kỹ thuật này.
3.2.8 Tăng cường ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh thẻ:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ những năm vừa qua mặc dù số lượng rủi ro xảy ra không nhiều nhưng cũng gây ra cho ngân hàng những tổn thất đáng kể. Điển hình vụ kiện đòi Techcombank bồi thường 30 triệu đồng trong tài khoản bị mất cuối tháng 11/2005. Mặc dù toà đã xử Techcombank thắng kiện do khách hàng làm lộ số PIN nhưng cũng đã phần nào làm ảnh hưởng tới hình ảnh thẻ của Techcombank. Đặc biệt ngày nay với công nghệ phát triển hiện đại thì hiện tượng “skimming” (lấy cắp dữ liệ thẻ) và “fishing” (lừa gạt lấy thông tin cá nhân) ngày càng phổ biến. Do đó Techcombank cần phải có các biện pháp hạn chế rủi ro:
Trước hết, tuân thủ chặt chẽ các quy định của tổ chức thẻ quốc tế về thủ tục phát hành, thanh toán và các quy định có liên quan đến việc quản lý và kiểm soát rủi ro.
Thứ hai, sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ kiểm soát rủi ro như lắp đặt và bảo trì các thiết bị an ninh tại các nơi chấp nhận thẻ.
Thứ ba, chú trọng hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán thẻ đối với các Đơn vị chấp nhận thẻ, đặc biệt là cách nhận dạng thẻ giả mạo.
Phối hợp tích cực với các ngân hàng bạn để thông báo kịp thời cho nhau ác trường hợp lừa đảo và luôn có các buổi thảo luận để các nhân viên trao đổi kinh nghiệm quản lý và kiểm soát rủi ro.
Rủi ro không chỉ xuất phát từ phía ngân hàng mà còn ngay cả chính bản thân khách hàng. Các chủ thẻ hãy tự bảo vệ mình bằng cách như: giữ kín số PIN, không bao giờ gửi các thông tin thanh toán qua mail, cẩn thận với những trang web có thêm chữ “s” đằng sau “http”, lưu lại hồ sơ các giao dịch mà bạn tiến hành, xem lại cẩn thận báo cáo tài khoản hàng tháng và lưu ý phải báo ngay với ngân hàng khi bị mất thẻ, để khóa thẻ kịp thời.
Đây chỉ là những giải pháp mang tính chất ngắn hạn vì diễn biến kinh tế ngày càng phức tạp cũng như sự phát triển công nghệ ngày càng hiện đại. Vì thế cần phải nỗ lực nghiên cứu để tìm ra các biện pháp mới.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Để hoạt động kinh doanh thẻ có thể mở rộng, phát triển và đảm bảo an toàn, ngoài sự nỗ lực hết mình của Techcombank nói chung và Trung tâm thẻ nói riêng thi còn cần có sự trợ giúp của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hiệp hội phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam và Ban lãnh đạo của Techcombank.
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ:
Đối với những nước phát triển, vai trò của nhà nước trong việc điều hành và hỗ trợ phát triển thị trường thẻ là rất lớn. Vì thế xét trên góc độ vĩ mô thì để hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam nói chung, và hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank nói riêng có thể phát triển thuận lợi thì rất cần những tác động từ phía Chính phủ. Hiện nay, mới có “Quy chế phát hành và sử dụng thanh toán thẻ ngân hàng” đi kèm quyết định 371/1999/QĐ-NHNN nên chưa đủ các văn bản pháp lý để điều hành chi tiết nghiệp vụ, nên các ngân hàng kinh doanh thẻ cần sự giúp đỡ của Chính Phủ về một số mặt như sau:
Một là, tạo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
Hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng và hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng nói chung chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nền kinh tế, chính trị, xã hội - những yếu tố vĩ mô – phát triển và ổn định. Vì những yếu tố đó tác động đến tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân. Chính phủ cần có những biện pháp để ổn định kinh tế - chính trị - xã hội như: giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP, kiểm soát được sự biến động của chỉ số giá, ổn định tỷ giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm … nhờ vậy sẽ khuyến khích thêm sự phát triển của ngành kinh doanh thẻ.
Hai là, cần có thêm các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ.
Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, ưu đãi đối với các dịch vụ thẻ. Và chính phủ cũng sẽ là người tiên phong trong việc đưa các khoản chi tiêu từ ngân sách hay giao dịch thanh toán công cộng định kỳ thực hiện qua các tài khoản, chẳng hạn Chính phủ có thể trả lương cho cán bộ hưu trí ở các thành phố qua thẻ, việc này sẽ mang lại rất nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí cho việc trả lương cho nhà nước. Với việc các khoản chi tiêu của của chính phủ được thực hiện thông qua tài khoản thì các khoản chi tiêu không lành mạnh, thiếu minh bạch sẽ dễ dàng bị phát hiện, đồng thời giảm các chi phí hành chính, chi phí giao dịch, tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
Chính phủ cũng cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với các tổ chức cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn nền kinh tế. Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân thanh toán trên 10triệu đồng, tổ chức trên 50triệu động phải thực hiện qua tài khoản.
Ba là, chính phủ cần có chính sach tài chính thích hợp khuyến khích các Ngân hàng thương mại phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng.
Mức thuế thu đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng nên được điều chỉnh giảm xuống đối với các chi nhanh Ngân hàng thương mại đang hoạt động ở các vùng nông thôn nói chung để khuyến khích các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Khoản thuế được giảm đó dành cho đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
Là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mai, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chính sách, chiến lược: tạo môi trường kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại, hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình hoạt động. Vì vậy, để giúp Techcombank thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ hiệu quả và an toàn hơn nữa thì Ngân hàng Nhà nước cần thưc hiện một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ thông tin. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; nhất là trước tình trạng khách hàng không rút tiền mà vãn mất tiền trong tài khoản thẻ thì Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng thẻ cũng như tránh rủi ro cho Ngân hàng thanh toán.
Thứ hai, là nhấn mạnh vai trò điều tiết của Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển các liên minh thẻ và hệ thống Banknet. Banknet là hệ thống giúp các ngân hàng thành viên kết nối ATM, khai thác và chia sẻ tiện ích của các ngân hàng trong cùng hệ thống. Việc tham gia vào Banknet của các ngân hàng sẽ giúp cho người sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam thuận tiện hơn rất nhiều trong việc thanh toán qua các máy ATM, bởi thay vì chỉ sử dụng ATM tại Ngân hàng phát hành, khách hàng có thể sử dụng được tất cả các máy ATM của mọi thành viên thuộc Banknet. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; đồng thời tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng này.
Ngoài ra, với lợi thế là quốc gia đi sau, Ngân hàng Nhà nước cần tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực, trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ, được quản lý, vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình đô cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc. Từ đó sẽ khuyến khích người dân tham gia dịch vụ thẻ nhiều hơn. Đây là vấn đề cần giải quyết sớm để các Ngân hàng Thương mại có nhiều cơ hội phát triển dịch vụ thẻ hơn nữa.
3.3.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội và thanh toán thẻ tại Việt Nam:
Hiệp hội phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam ra đời trên cơ sở nhằm đảm bảo thuận lợi cho ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ cạnh tranh một cách lành mạnh. Nhưng thị trường thẻ đang ngày một sôi động tính cạnh tranh ngày càng ác liệt và có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chính vì thế, để thị trường thẻ phát triển lành mạnh, các ngân hàng tiến hành kinh doanh thẻ hiệu quả thì hội thẻ Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của mình như:
Hội thẻ nên làm đầu mối trong việc quy định một chính sách chiết khấu thống nhất trong hoạt động thanh toán thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ.
Tích cực mở rộng các khoá đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ giữa các ngân hàng có kinh nghiệm với những thành viên mới gia nhập thị trường.
Hội thẻ ngân hàng nên đứng ra tập hợp các ngân hàng thành viên cùng nhau chia sẻ thông tin về hoạt động kinh doanh thẻ, cùng nhau xây dựng các danh sách cảnh báo (Blacklist) để phối hợp với nhau phòng chống và hạn chế rủi ro.
Hội thẻ cũng nên tăng cường cơ chế, chính sách phối hợp xử lý sự cố giữa các ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động thẻ mang tính tập thể vì các sự cố xảy ra có ảnh hưởng chung đến hoạt động thẻ của tất cả các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Đầu tư vào thị trường thẻ là một định hướng và xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hiện đại. Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tài chính Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng đã dần triển khai các hoạt động kinh doanh thẻ. Ngoài ưu điểm không thể phủ nhận như các tiện ích mang lại cho chính chủ thẻ, thị trường thẻ còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, giảm lượng lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.
Nắm bắt được xu thế này, Techcombank đã gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam. Do tham gia vào thị trường muộn, nên Techcombank hiện mới đang ở trong giai đoạn đầu của việc triển khai hoạt động kinh doanh thẻ.
Sau khi tổng hợp lý luận và thực tiễn tình trạng kinh doanh thẻ của các Ngân hàng thương mại với trọng tâm nghiên cứu là Techcombank, chuyên đề đã có những đóng góp nhất định:
Một là, hệ thống hoá lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng cũng như các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh thẻ: Nghiệp vụ phát hành và Nghiệp vụ thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng nêu lên các rủi ro thường gặp trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ.
Hai là, phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank.
Ba là, đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn để hoạt động kinh doanh thẻ phát huy hiệu quả.
Với kiến thức cũng như trình độ phân tích, lý luận còn hạn chế, chắc chắn chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Lê Đức Lữ, và các cán bộ Trung tâm thẻ Techcombank đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Tư “Ngân hàng thương mại”.
Lê Văn Tề “Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam”.
Nguyễn Văn Tiến “Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”.
Peter Rose “Quản trị ngân hàng thương mại”
Nhà xuất bản thống kê “Giao dịch ngân hàng hiện đại – kĩ năng phát triển các sản phẩm dịch vụ”.
Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005 và Báo cáo tình hình phát triển thẻ năm 2006.
Tạp chí Ngân hàng các số phát hành các năm 2005, 2006.
Trang web: www.vnba.org - Hội ngân hàng Việt Nam.
Trang web: www.techcombank.com.vn – Trang chủ của Techcombank.
Trang web: www.vnn.vn
Trang web: www.vneconomy.com.vn
Trang web: www.vnexpress.net
Trang web: www.sbv.gov.vn
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32133.doc