Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng

LỜI MỞ ĐẦU Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của Việt Nam cũng như của các nước khác trên toàn thế là một sự đối nghịch không thể che giấu, sự bất bình đẳng giữa các vùng miền , giữa người với người ngày càng được nới rộng. Người giàu thì ngày càng giàu hơn mà người nghèo thì ngày càng nghèo đi, trong khi có nơi được sử dụng những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, cuộc sống sung túc các nhu cầu được đáp ứng liên tục và kịp thời thì một bộ phận dân cư tập trung ở các vùng nông thôn

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, miền núi thì đang phải tiếp tục sống với cảnh thiếu nước thiếu điện,... những yêu cầu căn bản của cuộc sống, họ sống lạc hậu với đất nước hơn năm mươi năm thì với thế giới hơn cả trăm năm. Vì vậy cần thiết phải có sự tham gia hỗ trợ tác động từ phía nhà nước để điều tiết, giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng này để có thể đảm bảo an ninh chính trị cũng như phát triển kinh tế của đất nước một cách toàn diện và bền vững. Điện là một trong những yêu cầu căn bản đó của cuộc sống hiện nay, điện là động lực là điều kiện không thể thiếu cho tất cả mọi hoạt động và sự phát triển của một xã, huyện, tỉnh hay một dân tộc. Thế nhưng còn rất nhiều xã vùng sâu vùng xa của đất nước vẫn chưa thể được sử dụng điện, vì vậy em đã quyết định tìm hiểu nghiên cứu thực trạng lưới điện ở các vùng này, mà cụ thể ở đây là “giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng”, một tỉnh miền núi phía bắc nước ta có địa hình phức tạp và có đặc điểm chính trị an ninh quốc phòng rất đáng được quan tâm. Là một sinh viên Khoa Kế hoạch và Phát triển em không mong muốn gì hơn là được tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam từng bước đưa đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế đến xã hội, đảm bảo bước đi vững chắc vươn tầm tới các nước trên thế giới theo như lời Bác Hồ đã dạy. Báo cáo chuyên đề thực tập này là sự vận dụng đầu tiên giữa kiến thức đã học trong nhà trường, tác phong làm việc của một doanh nghiệp và tư duy logic của bản thân vào một vấn đề thực tế. Do kinh nghiệm chưa có nhiều nên trong quá trình phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề còn nhiều sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị trong Tổng công ty điện lực miền Bắc để sự hiểu biết của em về vấn đề được hoàn chỉnh và trọn vẹn, từ đó có thể giúp ích được sự phát triển của nước nhà nhiều hơn nữa. CHƯƠNG MỘT SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ĐẾN CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG 1.Vai trò của năng lượng điện đối với phát triển kinh tế. Trong xã hội hiện đại sự ứng dụng sức điện đã trở thành cơ sở vật chất không thể thiếu trong các ngành kinh tế quốc dân và trong đời sống con người. Nhưng khoảng thời gian loài người nắm được sức mạnh điện thì chưa lâu lăm: Thời xưa tất cả các công việc của con người trong sản xuất, cuộc sống đều được làm bằng sức người, sức của súc vật như trâu bò, ngựa… rồi tiến lên là nhờ vào sức gió, guồng nước với quy mô nhỏ. Theo nhịp độ phát triển của xã hội các công việc này dần được thay thế bởi các công cụ bằng máy hơi nước, máy móc thiết bị chạy bằng điện lúc này mới bắt đầu xuất hiện những khu sản xuất có quy mô lớn trong nền kinh tế, phục vụ cho nền công nghiệp cận đại. Ứng dụng của điện trong 100 năm trở lại đây thực sự là động lực không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, xây dựng quốc phòng, trong đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Nó quan trọng như vậy là vì nó có những đặc điểm mà các động lực khác không thể có được, nó vừa có thể tập trung vừa có thể phân tán, do vậy mà có thể cung cấp đủ cho từ những máy vài mã lực cho đến những máy vài nghìn mã lực, có thể cung cấp cho mọi máy móc không kể xa hay gần nơi phát điện từ đó giúp các nhà máy không bị hạn chế bởi điều kiện của địa phương, nơi sản xuất không nhất thiết phải đặt cạnh nơi cung cấp nguyên liệu. Mặt khác điện lực còn có đặc điểm ưu việt đó là dễ dàng thuận tiện chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng… thỏa mãn mọi đòi hỏi của nơi dùng, dễ quản lý và điều hành. Ngày nay công nghiệp điện đang ngày càng phát triển nhanh từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, sản xuất điện bắt đầu sử dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời những nguồn năng lượng vô hạn, điều này sẽ càng thúc đẩy sản xuất và tạo phúc lợi cho nhân loại. 1.1.Điện là cơ sở kỹ thuật của ngành công nghiệp “Để tiến hành công cuộc xây dựng kinh tế mới chúng ta cần có cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật đó chính là điện, chúng ta nên đứng trên cơ sở đó mà xây dựng tất cả”. Lê Nin đã nói như thế khi người giải thích tác dụng của công nghiệp điện trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ lời của Lê Nin ta có thể thấy được tính chất quan trọng của điện trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Để có thể làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề này, trước hết chúng ta nói về máy móc. Mọi người đều biết rằng dùng máy móc để sản xuất không những nhanh hơn sản xuất thủ công nghiệp, mà còn sản xuất được các sản phẩm đẹp đẽ và chắc chắn hơn. Lấy việc kéo sợi và dệt vải làm mà xét, nông thôn chúng ta đều dùng các guồng tay và máy dệt đạp chân để làm các việc đó, chị em phụ nữ phải ngồi liền từ sớm đến tối, không rời một bước một ngày một người nhiều lắm chỉ kéo được từ 7-8 lạng sợi hoặc dệt được 2m vải khổ hẹp, hơn nữa khi kéo ra to nhỏ không đều, cuộn sợi chặt lỏng khác nhau dẫn đến mặt vải thô nhiều nốt sần. Nếu làm bằng máy thì khác hẳn một công nhân loại thông thường có thể trông 600-800 con suốt hoặc 24-32 máy dệt tự động sản xuất cùng một lúc. Một ngày 8h trung bình kéo được 226kg bông hoặc 226m vải. Sợi vải vừa mịn vừa bền, giá cả cũng vừa phải, đem so sánh 2 cách làm thủ công và máy móc thì thực là một trời một vực. Còn rất nhiều ví dụ khác có thể nói lên rằng lợi ích to lớn của máy móc trong sản xuất công nghiệp, tuy nhiên nếu không có động lực thì máy móc cũng trở thành vật chết. Một trong những động lực chủ yếu và cơ bản nhất của máy móc là điện lực. Điện lực ngoài việc dùng làm động lực ra còn có thể xúc tiến tiến tự động hóa sản xuất, nâng cao kỹ thuật chế tạo, tăng thêm các loại sản phẩm cải thiện chất lương sản phẩm. Thông thường các nhà máy liên hợp gang thép cỡ lớn từ bước lấy quặng đến thép cần mười mấy vạn kw, nhà máy phân đạm sản lượng hàng năm khoảng 50000 tấn cần 40000kW, dệt 100.000 con suốt cần 6000kW. Tất cả các ngành công nghiệp hiện đại đều sử dụng đến điện rất rộng rãi, vả lại trình độ cơ giới hóa càng cao, tự động hóa càng cao thì nhu cầu về điện lại càng nhiều, cho nên điện được goi là động lực của Công nghiệp, chỉ có cung cấp thật dồi dào điện thì sản xuất công nghiệp mới có thể phát triển nhanh. 1.2.Điện lực là điều kiện kỹ thuật quan trọng không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp. Cải tạo kỹ thuật công nghiệp tức là đưa nền sản xuất nông nghiệp tiến dần tới cơ khí hóa, điện khí hóa và hóa học hóa. Điều này tương đương với việc chúng ta cần đưa máy móc thiết bị thay thế sức lao động nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng. Quá trình này sẽ giúp cho tăng năng suất lao động, giảm hao hụt khi làm bằng tay. Theo đó một loạt những thay đổi trong bộ mặt nông nghiệp, nào là máy bơm nước, máy xay sát, hàng rào điện…những ứng dụng của điện trong sản xuất sẽ đáp ứng được yêu cầu của người nông dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đặc biệt trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Trong chăn nuôi gia súc giúp giảm nhiều sức lao động, hơn nữa gia súc nuôi béo, lại có thể nâng cao chất lượng lông, da, sữa. Không những thế nó giúp người nông dân chuyển đổi ngành nghề khi rỗi băng cách sản xuất phụ ví dụ như mở các xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng cưa điện, chế biến thực phẩm…. Do đó điện khí hóa, cơ khí hóa càng được đẩy mạnh thì trình độ văn hóa, tri thức khoa học của nông dân cũng theo đó mà tăng không ngừng, khiến cho lao động có tính chất nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp, tiêu diệt sự phân biệt công nhân – nông dân, thành thị - nông thôn. Từ đó thay đổi bộ mặt nông thôn, cổ vũ lòng tin cho nông dân vào Đảng, chính quyền xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh và phát triển. 2.Hệ thống lưới điện. 2.1.Định nghĩa và phân loại. Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng ta tạo nên. Các điện tích có điện tích âm( như là electron hay còn gọi là điện tử) và dương( như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau và khác dấu thì hút nhau, các lực tương úng là lực đẩy và lực hút. Điện thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ(độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng và nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện. Vì vậy hệ thống lưới điện được hiểu là hệ thống các đường dây dẫn độ dẫn điện cao có nhiệm vụ truyền tải điện từ các máy phát điện ở các nhà máy điện tới những nơi tiêu thụ điện. Người ta phân chia hệ thống lưới điện ra làm 3 hệ thống lưới điện phân theo cấp điện áp, bao gồm: Lưới điện cao áp: cấp điện áp 110kv trở lên Lưới điện trung áp: cấp điện áp từ 0.4kv đến 110kv Lưới điện hạ áp: cấp điện áp dưới 0.4kv Thông thường đường dây điện hạ áp được dùng để truyền tải điện đến các hộ gia đình, dùng để sản xuất và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Lưới điện trung áp dùng để truyền tải điện đến các khu công nghiệp nhằm đảm bảo đủ điện để cung cấp cho máy móc thiết bị có công suất lớn trong các nhà máy, còn đường dây cao áp dùng để truyền tải điện từ nơi cung cấp điện tức là các nhà máy phát điện tới các trạm biến áp của các tỉnh, đường dây này có tác dụng truyền tải điện đi xa là chủ yếu. 2.2.Nhân tố ảnh hưởng 2.2.1.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hệ thống lưới điện. Ngành điện: Hệ thống lưới điện hoạt động dưới sự quản lý của tập đoàn điện lực Việt Nam EVN(Viet Nam Electricity), dưới sự kiểm soát của Bộ Công thương và định hướng của chính phủ. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chính phủ sẽ đưa ra chiến lược và tầm nhìn cho cả đất nước, theo đó các ngành các cấp sẽ tiến hành xây dựng và phát triển lĩnh vực mình đảm nhiệm để phấn đấu đạt mục tiêu trên. Ngành điện lực với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước có nhiệm vụ đi tắt đón đầu tạo nền tảng tương lai cho các ngành sản xuất vật chất khác bước theo thì càng phải có những bước chuẩn bị kỹ càng. Cứ 5 năm một lần các cơ quan ngành điện cùng với chính phủ xây dựng quy hoạch tổng thể ngành điện, dựa trên tầm nhìn chiến lược của cả đất nước trong thời gian tiếp theo. Như vậy ngành điện đóng vai trò quyết định sự sắp xếp phân bố của hệ thống lưới điện trên toàn quốc, việc phát hiện các khu vực phát triển tiềm năng, các vùng dân cư có đặc điểm kinh tế chính trị đặc biệt và xu hướng phát triển của đất nước sẽ quyết định cách sắp xếp này và quyết định sự tăng hay giảm tốc độ phát triển của nước ta trong những giai đoạn tiếp theo. Ngành điện mà cụ thể là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ngoài việc quyết định cách bố trí hệ thống lưới điện còn là chủ thể quản lý trực tiếp hệ thống lưới điện này, việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư xây dựng mới lưới điện ở các vùng kinh tế mới, kinh tế trọng điểm của các tỉnh và ở các vùng sâu vùng xa được thực hiện hàng năm, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn sẽ được giữ lại một phần để thực hiện đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống lưới điện xuống cấp. Việc đầu tư nâng cấp và sửa chữa này sẽ được thực hiện thông qua các dự án hàng năm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các tổng công ty ở ba miền Bắc - Trung - Nam, các dự án này sẽ góp phần mở rộng hệ thống lưới điện, đưa điện đến từng xã, thôn bản. Chính quyền địa phương: Với vai trò là cơ quan quản lý toàn bộ mọi hoạt động trên địa bàn vì vậy mà chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và phát triển hệ thống lưới điện. Nếu như quy hoạch tổng thể ngành điện được chính phủ duyệt chủ yếu bao gồm các đường dây lưới điện cao áp và một phần trung áp thì chính quyền địa phương lại có quyền quyết định hệ thống đường dây trung áp và hạ áp trên địa bàn dựa trên quy hoạch tổng thể đó. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể ủy ban nhân dân tỉnh thành phố sẽ xây dựng sơ đồ hệ thống đường dây trung áp và hạ áp phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Từ đó chính quyền địa phương sẽ có kế hoạch kịp thời hỗ trợ ngành điện trong quá trình triển khai các dự án điện trên địa bàn, cụ thể là dành quỹ đất cho ngành điện để xây dựng các trạm biến áp , cột điện…đồng thời triển khai kế hoạch di dân về các vùng kinh tế mới, nơi các dự án sẽ đưa điện tới, mặt khác còn cần phối hợp công tác đầu tư xây dựng đường liên huyện liên xã phù hợp với kế hoạch phát triển tỉnh phù hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện. Mặt khác do sự thay đổi liên tục của mọi mặt của cuộc sống mà các cơ quan chính quyền địa phương khó lòng dự báo được chính xác mà hệ thống đường dây trung áp và hạ áp đã được xây dựng không phù hợp với sự phát triển của địa phương, lúc này chính quyền địa phương sẽ yêu cầu sự hỗ trợ của ngành điện, hai bên sẽ đưa ra nhưng phương án cụ thể để hỗ trợ địa phương và sửa đổi sơ đồ phát triển cho phù hợp sự phát triển của địa phương cũng như sự phát triển chung của toàn đất nước. Rõ ràng là rất nhiều công việc cần phải giải quyết của chính quyền địa phương, nhưng chính nó cũng sẽ là mấu chốt quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống lưới điện, đảm bảo kịp thời gian, nhanh chóng đưa điện đến người dân đến nơi sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu của cả đất nước trên con đường phát triển. 2.2.2.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và bảo dưỡng hệ thống lưới điện. Khi người ta nói đến sự phát triển thì không thể không đề cập ba nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Hệ thống lưới điện cũng bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố này trong quá trình xây dựng. Nhân lực: Hệ thống lưới điện được xây dựng và phát triển thông qua các dự án, các dự án lại thường được thực hiện ở vùng sâu vùng xa hoặc các vùng kinh tế mới, các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh, do vậy mà yêu cầu nguồn nhân lực cho quá trình xây dựng đòi hỏi cả về chất và lượng. Đối với các dự án triển khai tại các vùng sâu vùng xa đường dây lưới điện cần lắp đặt kéo dài đến vài trăm km cần một lượng công nhân điện không hề ít, không những thế dự án thường được diễn ra đồng thời trên nhiều tỉnh thành phố do vậy mà số lượng công nhân hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công thậm chí gây lãng phí thất thoát do các giai đoạn dự án bị chậm trễ, máy móc làm việc không hết công suất. Ngược lại đối với các dự án được tiến hành tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, nơi có mật độ kinh tế cao, phạm vi nhỏ nhưng hệ thống lưới điện rất phức tạp cần đội ngũ công nhân có tay nghề cao, tìm ra đường dây nào là phù hợp với công suất của các máy móc trong khu vực đó, cách kết nối nào là thuận tiện cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Chính đội ngũ công nhân này là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và lắp đặt đường dây lưới điện, là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng và sự an toàn của hệ thống lưới điện đối với nơi mà nó được sử dụng. Trong quá trình sử dụng hệ thống đường dây điện này khó lòng tránh khỏi hư hỏng cần thiết phải có đội ngũ sửa chữa và bảo dưỡng tuy nhiên ở các vùng núi hệ thống đường dây rất dài vì thế mà càng cần phải tăng cường đội ngũ sửa chữa điện ở cơ sở để kịp thời sửa chữa phục vụ nhân dân, thiếu những thợ điện cấp cơ sở sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân dân và sự tồn tại của hệ thống điện nơi đây. Vốn và khoa học công nghệ Vốn là một yếu tố quan trọng khi đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án hay sự phát triển của hệ thống lưới điện, hệ thống máy móc kịp thời và phù hợp với địa hình nơi lắp đặt và xây dựng hệ thống điện sẽ là cơ sở để tạo ra hệ thống điện an toàn, bền vững, chất lượng. Chính vì vậy mà hàng năm các công ty điện lực vẫn thường xuyên đầu tư trang thiết bị mới hiện đại phục vụ cho quá trình xây lắp hệ thống điện. Bên cạnh vốn là khoa học công nghệ, khoa học công nghệ luôn luôn chiếm hàng đầu trong việc thúc đẩy quá trình triển khai hệ thống lưới điện, do vậy mà khi công nghệ càng cao thì các công trình ngày càng được xây dựng với kỹ thuật cao hơn trước và thời gian hoàn thành cũng sớm hơn, các công trình xây dựng ngày càng phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đi kèm với nó là chất lượng điện được truyền tải tốt, dịch vụ điện được cải thiện, các vùng hạ nguồn được sử dụng điện thường xuyên hơn thời gian điện bị ngắt đội ngột cũng giảm xuống. Khoa học công nghệ tác động đến mọi mặt của quá trình xây dựng hệ thống lưới điện, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển hệ thống lưới điện, tạo ra nền tảng tương lai của nền kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo. 2.3.Đặc điểm của hệ thống lưới điện. 2.3.1.Thống nhất trên phạm vi quốc gia. Hệ thống lưới điện quốc gia hiện nay nằm dưới sự quản lý của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN, toàn bộ các nhà máy phát điện trước đây đều thuộc sở hữu nhà nước do vậy mà tất cả điện đều được hòa vào lưới điện quốc gia. Hệ thống lưới điện không những đưa điện từ các nhà máy điện đến nhân dân trong vùng và các khu công nghiệp gần đó mà còn đưa điện tới các tỉnh khác, tới các vùng sâu vùng xa, tới các khu kinh tế lớn tiêu tốn nhiều năng lượng do vậy mà hệ thống lưới điện quốc gia được kết nối liền mạch với nhau từ tất cả cả các tỉnh thành phố trong cả nước thành một thể thống nhất dưới sự quản lý của EVN, trong giai đoạn gần đây thực hiện chủ trương phát triển ngành điện đa dạng hóa trong công tác cung cấp điện nên nhiều nhà máy sản xuất điện tư nhân cũng đã xuất hiện, các nhà máy này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền núi nơi có nhiều sông để xây dựng nhà máy thủy điện mini phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện trực tiếp của người dân những vùng này, tuy nhiên lượng điện sản xuất ra lớn hơn nhiều so với lượng điện tiêu thụ tại địa bàn nhà máy mà chi phí xây dựng vốn đã lớn do vậy mà tất cả các nhà máy này điện này cũng đã chủ động bán điện cho tập đoàn EVN, vì vậy mà hệ thống đường dây truyền tải điện của các nhà máy này cũng đã nối vào lưới điện quốc gia. Chính vì vậy một lần nữa ta chắc chắn rằng hệ thống lưới điện là một thể thống nhất, một mặt thực hiện phục vụ nhu cầu tại địa bàn, một mặt sẵn sàng cung cấp cho các địa phương khác trên toàn quốc đảm bảo sản xuất ổn định, góp phần phát triển nền kinh tế. 2.3.2.Hệ thống lưới điện được sắp xếp bố trí trên cơ sở khoa học. Hệ thống điện lưới hiện nay của nước ta được xây dựng trên cơ sở tổng sơ đồ quy hoạch ngành điện, dựa trên định hướng của chính phủ trong những năm tiếp theo về phát triển kinh tế xã hội mà tập đoàn điện lực sẽ xây dựng tổng sơ đồ này nhằm mục tiêu là một trong những cơ sở vật chất quan trọng đi trước một bước để phục vụ nền kinh tế. Trong tổng sơ đồ này sẽ ghi rõ cụ thể đường dây cao áp trên toàn quốc và định hướng sơ bộ hệ thống lưới điện trung áp. Sau đó các tỉnh sẽ dựa vào sơ đồ này để xây dựng hệ thống lưới điện trung áp và hạ áp của tỉnh dựa trên quy hoạch phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Quy hoạch sơ đồ bố trí hệ thống lưới điện là tập hợp tư duy của những tập thể các nhà lãnh đạo được xây dựng kỹ càng từ trên xuống dưới với sự hỗ trợ và phối hợp của nhiều cơ quan chức năng cũng như cơ quan có liên quan để tạo ra bộ khung hoàn chỉnh cho sự phát triển của nền kinh tế, quy hoạch này được xác định dưới nhiều tác động của nội tại đất nước cùng với xu hướng vận động của thế giới do vậy mà nó được nghiên cứu và xem xét rất kỹ trước khi được thủ tướng phê duyệt. Chính vì vậy mà hệ thống lưới điện không bị phát triển theo tự do thiếu sự quản lý, tất cả các hệ thống đường dây điện được xây dựng đã được lên kế hoạch từ trước đến từng xã, thôn, bản trên cả nước, đảm bảo đất nước phát triển nhanh, mạnh, đúng trọng tâm phù hợp với xu hướng của thế giới. 2.3.3.Quy mô và tốc độ phát triển hệ thống lưới điện phụ thuộc vào lượng vốn huy động. Như trên đã phân tích toàn bộ đường dây cao áp và trung áp, hạ áp đã được quy hoạch cụ thể đến từng xã, tuy nhiên để đưa được điện tới từng xã lại là vấn đề khác. Không phải tự nhiên mà ngành điện lại là một ngành độc quyền, nó có thể độc quyền trong truyền tải điện là do chi phí xây dựng, lắp đặt và triển khai đường dây điện tới các hộ gia đình và các khu công nghiệp là rất lớn, chi phí này còn lớn hơn rất nhiều khi muốn đưa điện đến các xã vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Nếu như đầu tư xây dựng hệ thống đường dây tại các khu công nghiệp, khu dân cư có mật độ kinh tế cao thì tập đoàn điện lực hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn nhưng nếu đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn thì sẽ khó mà đạt được hiệu quả kinh tế. Tuy vậy với sự định hướng của chính phủ hàng năm tập đoàn vẫn trích lại một phần thu nhập để đầu tư cho các xã vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo để đảm bảo an ninh chính trị, tăng hiệu quả về kinh tế và xã hội của đất nước. Mặc dù vậy với địa hình ở các khu vực đặc biệt đó và với số vốn không phải là quá lớn nên chỉ có thể đầu tư dần dần vào các xã khó khăn nhưng có khả năng thu hồi vốn tốt nhất, vì thế mà tốc độ phát triển hệ thống lưới điện ở các vùng này còn rất chậm. Điều này chỉ được khắc phục trong những năm gần đây sau khi có sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước dành cho phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Nguồn vốn này khá lớn trung bình mỗi đợt lên tới vài trăm triệu USD, mặt khác nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn dài là điều kiện thuận lợi để tập đoàn điện lực từng bước đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới điện, góp phần kích thích quá trình cơ giới hóa nông thôn, điện khí hóa nông thôn, thay đổi bộ mặt của người dân nơi đây. Do vậy có thể nói rằng tốc độ phát triển của hệ thống điện phụ thuộc lớn vào nguồn vốn mà ngành điện có thể huy động từ bên ngoài, đồng thời phụ thuộc một phần vào kết quả kinh doanh của ngành điện, cả hai công tác này làm tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để hoàn thành hệ thống lưới điện trên toàn quốc. Ngoài ra các hệ thống lưới điện còn có thể được đầu tư nhờ vào nguồn vốn của chính quyền địa phương, một số địa phương có nguồn thu lớn có khả năng sẽ sử dụng một phần nguồn vốn của mình để đầu tư xây dựng trực tiếp hệ thống lưới điện tại các xã trong địa bàn, thông qua sự đồng ý và tư vấn của ngành điện, tuy vậy số vốn này thường nhỏ, không thường xuyên. Rõ ràng là để đạt được chỉ tiêu 100% hộ có điện vào năm 2020 thì ngành điện, chính phủ và chính quyền địa phương cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng nguồn thu, tăng nguồn vốn huy động từ quốc tế để dành cho phát triển hệ thống lưới điện trên toàn quốc. 3. Sự cần thiết phát triển mạng lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 3.1. Giới thiếu tổng quan chung về tỉnh Cao Bằng. Cao Bằng là tỉnh miền núi biên cương phía bắc tổ quốc, có địa hình tương đối hiểm trở lại nằm cách xa các trung tâm lớn của miền Bắc. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72km2, phía Bắc và Đông giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 332km, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286km về phía Bắc theo quốc lộ 3. Nhưng đổi lại, Cao bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phong cảnh trữ tình nên thơ như: thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen .. trong lòng đất lại có nhiều khoáng sản quý hiếm như : sắt , mangan, thiếc , boxit, vàng… có nguồn nước dồi dào thuận tiện cho phát triển thủy điện cùng tài nguyên đất, tài nguyên rừng đa dạng phong phú… Những yếu tố đó đã và đang tạo nên những tiền đề cơ bản để Cao Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội sớm đua Cao Bằng trở thành tỉnh khá, năng động trong khu vực trong tương lai không xa. Trong những năm vừa qua tỉnh Cao Bằng với nỗ lực của mình đã có những bước tiến rõ rệt cả về chất và lượng đưa nền kinh tế tỉnh từng bước vươn lên. Cụ thể trong giai đoạn 2001-2005 kinh tế xã hội Cao Bằng đã có bước phát triển đáng mừng: cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.95%, thu nhập bình quân đạt gần 300USD/ng/năm. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm, 168 xã có lưới điện tới trung tâm xã. Tuy nhiên những kết quả trên vẫn chưa đủ để phản ánh được hết những tiềm năng mà tỉnh Cao Bằng có được, nổi tiếng với tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, cùng với 22 loại khoáng sản bởi lẽ do ở vị trí địa lý không thuận lợi nên về mặt kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém. Dưới sự quan tâm của Đảng và sự cố gắng của chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng trong nhiều năm vừa qua tình hình xã hội của tỉnh được giữ ổn định và ngày càng tăng cường về mọi mặt của đời sống nâng cao lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước Việt Nam đặc biệt là các dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng. Ngành giáo dục và y tế tại tỉnh cũng dần được nâng cao và tăng cường nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân kể cả những hộ nghèo xa trung tâm thị xã. Trước hết phải kể đến sự tiến bộ vượt bậc của ngành giáo dục trong việc vận động người dân đi học đồng thời tăng cường đội ngũ giảng dạy cho tất cả các xã góp phần cùng cả nước đạt thành tích phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2005 toàn tỉnh có 285.310 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động tham gia vào nền kinh tế quốc dân là 277.110 người, riêng lao động khu vực nông thông chiếm 88%. Cơ cấu lao động của tỉnh phân bố không đều số lượng làm việc thường xuyên ở nhóm ngành nông- lâm nghiệp chiếm 76.62%. Tiến độ chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp còn chậm. Vì vậy vấn đề giả quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động ở Cao Bằng được hết sức quan tâm. 3.2.Sự cần thiết phải phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. Một xã, huyện, tỉnh hay lớn hơn là một quốc gia muốn phát triển kinh tế, xã hội và môi trường thì cần phải có sự đầu tư lớn về kết cấu hạ tầng, nó là toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật nền tảng để đảm bảo sự phát triển một cách bền vững. Theo cách tiếp cận dựa vào công dụng trực tiếp người ta chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại là kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế là toàn bộ cơ sở hạ tầng bảo đảm trực tiếp cho phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, gồm mạng lưới giao thông vận tải, mạng lưới cấp thoát nước, điện, khí, mạng lưới bưu chính – viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi… Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ cơ sở hạ tầng bảo đảm trực tiếp cho phát triển xã hội gồm: nhà ở, các cơ sở trường học, y tế, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, công trình công cộng, cơ sở và công trình bảo vệ môi trường… Ở đây kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ là điều kiện để nâng cao và phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy mà khi lập kế hoạch phát triển một vùng kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ được tính toán và xây dựng trước tiên. Trong kết cấu hạ tầng kinh tế các nhân tố trong kết cấu đều có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh, các yếu tố này một mặt tạo điều kiện phát triển các mặt khác nhau của đời sống nhân dân, một mặt tương tác hỗ trợ nhau để phát huy hết khả năng của mỗi yếu tố, ví dụ hệ thống giao thông được xây dựng là điều kiện tốt để xây dựng hệ thống mạng lưới điện, điện được xây dựng sẽ là điều kiện để phát triển thông tin liên lạc, thủy lợi … do vậy mà các yếu tố này thường được tổ chức xây dựng đồng bộ hợp lý tùy thuộc vào địa điểm được đầu tư phát triển. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu phát triển hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc. Trong chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo của nước ta cũng đã chỉ rõ rằng cần phải đầu tư xây dựng đồng bộ và chú trọng đến đầu tư kết cấu hạ tầng tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội giúp các xã nghèo phát triển, nâng cao mức sống và thay đổi nhận thức. Do vậy mà điện với tư cách mà nền tảng của sự phát triển cần phải được đầu tư ở các xã nghèo các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn những nơi mà người dân vẫn chưa được sử dụng điện hay nói cách khác là họ đã thiếu hụt cơ hội phát triển so với những người khác. Các xã nghèo tỉnh Cao Bằng là các xã có thu nhập trung bình của người dân ở mức thấp, có điều kiện tự nhiên không tốt ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của các xã này. Đặc biệt các xã này thường là các xã ở vùng sâu vùng xa, các xã nằm tại vùng biên giới tách biệt với các trung tâm lớn, do vậy mà việc đưa điện đến các xã này gặp nhiều khó khăn, chi phí xây dựng đường dây truyền tải điện vốn đã cao nay càng tăng cao hơn. Chiều dài từ trạm biến áp tới các hộ dân ở vùng sâu vùng xa các xã nghèo thường dài từ 2-3km thậm chí nhiều hộ còn cách trạm biến áp gần 10km do vậy mà đầu tư hệ thống lưới điện vào đây chi phí sẽ rất cao mà số hộ dân được sử dụng lại không nhiều dao động khoảng vài trăm hộ, trong khi đó ở các khu vực thành thị trạm biến áp ngay sát các hộ dân, với một trạm biến áp bán kính cấp điện 3km là có thể cấp điện cho vài nghìn thậm chí vài chục nghìn hộ. Bên cạnh đó các hộ ở đây có thu nhập thấp, lượng điện sử dụng không lớn khiến cho tổng điện thành phẩm bán được các xã nghèo không đủ chi trả cho chi phí bảo dưỡng và đầu tư ban đầu. Tuy nhiên hàng năm ngành điện hay tỉnh Cao Bằng vẫn cố gắng trích một khoản vốn để đầu tư cho các xã này tiến tới 100% các xã trên toàn quốc có điện vào năm 2020 và giảm số hộ không có điện xuống mức dưới 5% theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Rõ ràng là hiệu quả tài chính đã không thể đạt được ở đây nhưng lý do nào mà chính phủ, ngành điện cũng như chính quyền địa phương phải làm như vậy, lý do chỉ có thể ở đây là đặc điểm chính trị của các xã này và mục tiêu phát triển bền vững toàn diện của tỉnh cũng như của cả nước. Thứ nhất, Cao Bằng là một tỉnh nằm ở vị trí phía bắc của tổ quốc liền kề với đất nước Trung Quốc, trên địa bàn của tỉnh cũng như ở các xã có rất nhiều thành phần dân tộc sinh sống, tỉnh có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng. Đồng thời còn có vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh quốc phòng và ổn định chính trị của các dân tộc anh em khu vực phía Bắc. Chính vì vậy mà việc phát triển mạng lưới điện nông thôn của tỉnh Cao Bằng đặc biệt là các xã nghèo không chỉ nhằm phát triển lợi ích về mặt kinh tế mà còn bao hàm cả các lý do về chính trị và an ninh quốc phòng. Cho nên không thể chậm trễ trong vấn đề này mà phải tích cực đẩy nhanh công việc phát triển điện ở các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng nhằm thúc đẩy việc ho._.àn thành công việc điện khí hóa cho các xã nghèo. Thứ hai, các xã nghèo tỉnh Cao Bằng tập trung ở khu vực nông thôn, và trong những năm gần đây ngành nông nghiệp Cao Bằng đã có bước phát triển nhanh đạt được tốc độ tặng trưởng tốt và khá ổn định dẫn đến đời sống nông dân ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng đòi hỏi ngày càng cao. Với mạng lưới điện như hiện nay thì không đủ để cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho những người dân đạt được hiệu quả cao. Thứ ba, muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, để khai thác tối đa tiềm năng, tăng hiệu quả sản xuất của sản phẩm thì các mặt hàng nông lâm hải sản phả được qua chế biến. Nhưng hiện nay ở các xã nghèo các mặt hàng nông sản hầu hết ở dạng thô, do chưa áp dụng trình độ kỹ thuật và máy móc vào việc sản xuất chưa tiến hành cải tạo giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chính vì vậy mà điện về các xã nghèo tỉnh Cao Bằng sẽ giúp cho công nghiệp hóa hiện đại hóa các sản phẩm cây trồng vật nuôi cũng như đưa kỹ thuật và máy móc vào sản xuất để nâng cao hiệu quả của các sản phẩm nông nghiệp. Thứ tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần của đất nước ta cũng như của tỉnh Cao Bằng là một giải pháp chiến lược chứ không phải là giải pháp tình thế. Phải thấy rằng sự tăng trưởng của bất kỳ thành phần kinh tế nào, nông thôn hay thành thị cũng đều góp phần làm phát triển nền kinh tế tỉnh. Do vậy, cần phải bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo tính cạnh tranh và thức đẩy. Tuy nhiên hiện nay giá thành điện của khu vực nông thôn đặc biệt là các xã nghèo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh là rất cao so với thành thị có nơi giá điện gấp hơn 3 lần, đây là điều kiện bất lợi đối với sản xuất ở khu vực nông thôn. Do vậy mà việc phát triển mạng lưới điện là vấn đề cần thiết để giảm bớt thiệt thòi về giá điện hiện nay đối với các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng. Thứ năm, hiện nay vấn đề ô nhiễm về môi trường của tỉnh Cao Bằng đang là vấn đề khá nan giải, trong những năm gần đây thì tình hình thời tiết cũng như khí hậu ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp, các trận lũ lụt thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân này một phần là do biến đổi khí hậu toàn cầu mặt khác là do đồng bào tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng vẫn đốt nương làm rẫy, sử dụng nguồn năng lượng truyền thống như than củi làm chất đốt cho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên của tỉnh, cho nên việc phát triển hệ thống mạng lưới điện về đây sẽ giúp cho người dân nơi đây chuyển sang việc sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng điện để có lợi hơn đối với môi trường. Thứ sáu, hiện nay nền kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường duới sự điều tiết của nhà nước, tính hiệu quả vẫn đặt ở vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế, do vậy mà sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng được giãn cách giữa các vùng, những vùng có lợi thế sẽ có cơ hội phát triển ngày càng mạnh, trong khi các vùng khó khăn thì ngày càng nghèo đi tương đối. Sự bất bình đẳng này cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng xã hội giữa vùng giàu vùng nghèo, người kinh và người dân tộc thiểu số, những người dễ bị tổn thương nhất. Do vậy mà chính phủ với cương vị là cơ quan có nhiệm vụ điều tiết thị trường càng cần phải có điều chỉnh cần thiết, tác động đến các cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ quan tâm tới các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn như trên, thậm chí là quan tâm hơn cả các xã bình thường để hạn chế tối đa bất bình đẳng xã hội, đảm bảo đất nước phát triển toàn diện bền vững .Đặc biệt hơn nữa là đầu tư vào cơ sở hạ tầng cụ thể điện, đây là những cơ sở cần thiết để thay đổi bộ mặt của các xã nghèo, cho phép họ có cơ hội để phát triển kinh tế, sử dụng công cụ tiên tiến hơn, cập nhật thông tin bên ngoài thay đổi nhận thức từ đó có niềm tin vào Đảng chung tay xây dựng quê hương góp phần làm đẹp giàu tổ quốc. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN Ở CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG 1. Đánh giá chung về mạng lưới điện của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn trước đây. Tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua được sự hỗ trợ của chính phủ cũng như nhiều tổ chức khác nhau thông qua các chương trình như năng lượng nông thôn, chương trình 135 nhờ đó mà hệ thống điện và chất lượng điện ở nhiều xã nghèo trong toàn tỉnh đã thay đổi diện mạo. Trong năm 2005 ngành điện đã nâng cấp và đưa vào sử dụng hơn 60km đường dây 35kv, 0,44km đường dây 10kv, 37 trạm biến áp 35/0.4kv với tổng dung lượng 4.391,5kva, 2 trạm biến áp 10/0.4kv tổng dung lượng 475kva. Điện lực Cao Bằng đã tập trung đầu tư cải tạo hệ thống đường dây và trạm biến áp, thực hiện cải tạo và chống quá tải với các phụ tải. Điểm nổi bật là bên cạnh nguồn vốn đầu tư của công ty điện lực 1 và tổng công ty điện lực Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất tranh thủ nguồn vốn của địa phương và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới để xây dựng lưới điện hạ thế tại các xã nghèo vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Riêng năm 2005 ngành đã đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành thêm một máy biến áp 110kv với dung lượng 16000kva để chống quá tải trạm 110kv và các khu vực điện lưới có phụ tải tăng nhanh bằng cách cải tạo các đường dây, trạm biến áp. Hệ thống lưới điện ở vùng sâu vùng xa biên giới nhờ đó cũng dần được cải tạo, một số được xây mới dần đáp ứng nhu cầu của đồng bào nơi đây. Cùng với việc xây dựng lưới điện, ngành đã đầu tư nâng cấp và quản lý khai thác các nguồn phát điện như xây dựng nhà máy thủy điện Suối Củn (thị xã Cao băng) công suất 800kw, thủy điện Nà Tâư huyện Quảng Uyên công suất 500kw … Đặc biệt nhà máy thủy điện Nà Lòa ở huyện Phục Hòa công suất 6000kw đi vào vận hành 4-2006 đã bổ sung nguồn năng lượng tại chỗ, chủ động phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hướng tới mục tiêu đảm bảo cấp điện ổn định cho tỉnh khi mất điện lưới 110kv Thái Nguyên – Cao Bằng, ngành điện cao bằng đã triển khai thi công một số công trình để cấp điện theo lưới 35kv từ Bắc Mê (Hà Giang) sang Bảo Lâm( Cao bằng) và Thất Khê(Lạng sơn) đến Đông Khê (Cao Bằng). Đồng thời ngành cũng đang thi công đường dây 110kv Lạng Sơn – Cao Bằng có chiều dài 141.83km nhằm cấp điện ổn định cho các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Khi những công trình này được đưa vào sử dụng, điện lực Cao Bằng sẽ đảm bảo cung cấp đủ an toàn và liên tục cho khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất – kinh doanh và sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Điện lực Cao Bằng thường xuyên triển khai công tác quản lý kỹ thuật, giảm thiểu và khắc phục sự cố nhanh, đảm bảo duy trì vận hành điện lưới ổn định, liên tục, chú trọng công tác phát triển khách hàng mới, cung cấp điện kịp thời. Đặc biệt đơn vị rất quan tâm đến khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, kinh doanh phục vụ nhằm tăng sản lượng điện công nghiệp, thương mại dịch vụ. Ngoài ra ngành còn chỉ đạo các chi nhánh thường xuyên kiểm tra áp giá điện theo đúng quy định của nhà nước, nhờ đó sản lượng điện của các nhà máy sản xuất điện không ngừng tăng. Năm 2000 sản xuất được 12,6 triệu kwh thì đến năm 2006 đạt 14tr kwh, góp phần cải thiện chất lượng điện lưới cho nhiều xã trong toàn tỉnh. Đến năm 2006 13/13 huyện, thị xã trong tỉnh có lưới điện quốc gia, nếu năm 2000 Cao Bằng chỉ có 78 xã, phường, thị trấn có điện lưới thì đến đầu năm 2006 đã tăng lên 168 xã. Bảng 1:Báo cáo tổng kết tình hình điện tại tỉnh Cao Bằng năm 2005. Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 1 Số huyện có điện lưới số huyện 12 Tỷ lệ % % 92.3 2 Số xã có điện lưới số xã 165 Tỷ lệ % % 95.3 3 Số hộ dân tiếp cận với dịch vụ điện số hộ 83.578 Tỷ lệ % % 83.5 4 Điện tiêu thụ bình quân kwh/hộ/năm 681 5 Giá điện bình quân Đ/kwh 800 Tính tới thời điểm năm 2005 hệ thống mạng lưới điện tỉnh Cao Bằng đã phát triển khá tốt tỷ lệ số hộ huyện và số xã có lưới điện đã tăng lên trên 90%, tuy rằng số hộ có điện mới chỉ đạt được 75%, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của tỉnh là khá thấp và giá điện bình quân vẫn còn cao điều này chứng tỏ hệ thống mạng lưới điện của tỉnh mới đạt được hiệu quả về mặt số lượng chứ chưa thực sự đạt được về mặt chất lượng. Có thể nói rằng với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước, năng động của ngành điện và trách nhiệm của chính quyền tỉnh Cao Bằng, hệ thống điện lưới của toàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thay đổi nhất định, đời sống của một bộ phận người dân đã được cải thiện, nhân dân dần được tiếp cận với điện, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên những thành tựu trên của điện lực tỉnh có được là do tập trung đầu tư vào khu vực thị xã và thị trấn hay những nơi có các ngành công nghiệp phát triển, còn khu vực nông thôn thì chưa được quan tâm, ở đấy chỉ có lưới điện hạ thế và các trạm biến áp nhỏ được kéo đến trung tâm xã để phục vụ nhu cầu thông tin, văn hóa và sinh hoạt của các xã. Đặc biệt đối với các xã nghèo thuộc vùng sâu và quá xa so với các trung tâm mà nguồn lưới điện không thể kéo đến được do vậy mà phải sử dụng các nguồn điện ngoài lưới như máy nổ hay các trạm thủy điện nhỏ để phục vụ nhu cầu tối thiểu của xã và các hộ gia đình nơi đây. Tóm lại về mạng lưới điện tại các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng còn rất kém phát triển và nghèo nàn đã gây cản trở không ít đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng. Do vậy vẫn cần những cố gắng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới nếu như Tỉnh Cao Bằng muốn đẩy nhanh kinh tế tỉnh, hòa cùng với nhịp độ phát triển của cả đất nước và hoàn thành mục tiêu mà Đảng Nhà nước đã giao phó. 2.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hiện nay. 2.1.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. Các hộ gia đình ở xã nghèo tỉnh Cao Bằng có mức sống dân cư thấp, nhận thức chưa cao đi cùng với đó là sinh sống nhỏ lẻ khiến cho đồng bào dân tộc nơi đây chưa có cơ hội được tiếp cận với nguồn điện tuy rằng một số xã điện đã về tới trung tâm xã. Một số xã có điện tới trung tâm nhưng không có đường dây dẫn tới các hộ gia đình trong xã hoặc có nhưng đường dây đã cũ lâu không được sửa chữa cải tạo, khiến cho cuộc sống của bà con nơi đây vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nửa năm được ăn nửa năm nhịn đói. Nhân dân nơi đây không gì khác ngoài mong muốn có điều kiện để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống mặt khác các xã này là các xã nghèo nằm sát biên giới Việt Trung nơi có đặc điểm chính trị an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng đối với đất nước, là nơi cần thiết có sự quan tâm đặc biệt của Đảng nhà nước và chính quyền địa phương cũng như các ngành các cấp. 2.1.1.Hệ thống đường dây điện 2.1.1.1.Lưới điện cao áp Đây là mạng lưới điện 220kv và 110kv, đối với hệ thống điện lưới cao áp của tỉnh Cao Bằng phát triển chậm và hầu hết chỉ được tập trung ở thị xã Cao Bằng và các huyện lân cận những nơi có các khu công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng còn không phát triển vào các khu vực nghèo của tỉnh. Trong những năm trước nhu cầu điện của nhân dân ở các xã nghèo ở vùng nông thôn chưa cần tới sự phát triển của đường dây cao thế đặc biệt là lưới 220kv, vì vậy mà xây dựng đường dây này đến các xã là lãng phí bên cạnh đó việc đầu tư cho các đường dây cao áp và các trạm biến áp là rất tốn kém. Do vậy mà cho đến hiện giờ thì các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có đường dây 220kv và các trạm cao thế nào. Tương tự như vậy đường dây 110kv cho đến nay vẫn chưa được kéo đến các xã nghèo tuy nhiên lưới điện 110kv có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp điện cho các xã nghèo trong tương lai vì vậy mà lưới điện này đang được điện lực Cao Bằng xem xét trong các kế hoạch và dự án đưa điện về nông thôn đặc biệt là các xã nghèo vùng sâu vùng xa của tỉnh. 2.1.1.2.Lưới điện trung áp Lưới điện trung áp (35kv và 10kv ) đây là lưới điện được quan tâm trong vấn đề nâng cao chất lượng của mạng lưới điện hiện nay và được đề cập nhiều trên các diễn đàn cũng như đề cập tới trong các kế hoạch phát triển và quy hoạch điện của các tỉnh. Việc phát triển mạng lưới điện trung thế trong giai đoạn trước nhằm tăng số lượng đường dây trung thế đến các trung tâm huyện và thị trấn sao cho đến năm 2005 không còn trung tâm huyện và thị trấn nào không có điện lưới và đảm bảo được 70% số xã có đường dây trung thế, ngoài ra nâng cấp thêm đường dây trung thế ở nông thôn bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng của đường truyền, giảm tổn thất điện cho khu vực này. Do vậy mà trước đây hệ thống mạng lưới điện trung áp đã được đầu tư tương đối ở tỉnh Cao Bằng tuy nhiên hầu hết đường dây trung áp này lại là đường dây 15kv không phù hợp với sự phát triển của tỉnh cũng như các trạm biến áp được xây dựng gần đây (trạm biến áp 110/35/4). Hệ thống mạng lưới điện trung áp 35 và 10kv đang được sử dụng khá phổ biến và được coi là hợp lý với xu thế phát triển của cả nước do vậy mà hệ thống lưới điện trung áp còn lại ở các xã nghèo rất cần phải được cải tạo và xây mới. Hiện nay đường dây 35kv kéo về các xã nghèo hiện nay có tổng chiều dài 33.8km với 13 trạm biến áp bao gồm cả trạm trung gian và trạm chống quá tải, đường dây 10kv có 14 lô và đường dây với tổng chiều dài là 98.6km và 32 trạm biến áp bao gồm cả trạm biến áp trung gian và chống quá tải, số lượng lưới điện trung áp mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 10% nhu cầu của các xã nghèo hiện nay, đây là hệ thống mạng lưới điện có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới điện ở các xã nghèo, là cơ sở chính để phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các xã trong tương lai do vậy mà với điều kiện như hiện nay thì ngành điện và chính quyền địa phương cần phải cố gắng hơn nữa. 2.1.1.3.Lưới điện hạ áp. Lưới điện hạ áp tại các xã nghèo hiện nay chủ yếu là lưới điện 0.4kv là mạng lưới điện cuối cùng để kéo điện từ nguồn lưới điện đến các xã, các thôn bản và các hộ gia đình nông thôn. Chính vì vậy mà phát triển lưới điện này cũng là việc phát triển mạng lưới điện đưa toàn bộ người dân được tiếp cận với dịch vụ điện hay nói cách khác phát triển hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng thì phải tập trung vào mạng lưới điện hạ áp. Bên cạnh đó đây cũng là mạng lưới đã gây ra nhiều tổn thất về điện năng nhất cũng như sự cố đường dây và nhiều khó khăn trong quản lý. Đến cuối năm 2005 tổng đường dây hạ thế ở các xã nghèo là 50.8km và hơn nghìn công tơ điện chủ yếu được dẫn từ trung tâm các xã đến các hộ xung quanh khu vực đó còn các hộ gia đình ở xa trung tâm xã thì vẫn chưa có đường dây điện kéo tới đó cũng là lý do khiến cho chỉ có 10% số hộ trong tổng số hộ ở các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng được tiếp cận với dịch vụ điện. Bên cạnh đó mạng lưới điện hạ áp hiện tại của các xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sau một khoảng thời gian dài sử dụng và không được sửa chữa nhiều đường dây đã không thể sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn, bên cạnh đó việc lắp đặt hệ thống đường dây điện mới ở trong tỉnh vài năm gần đây có sự thay đổi do vậy mà hệ thống đường dây hiện tại của các xã đã cũ lại không đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của tỉnh trong thời gian tới, chất lượng đường dây cũng như thiết kế đường dây hạ áp không phù hợp với tình hình mới, điều đó càng khiến cho việc truyền tải điện ở các xã không được thực hiện. Bên cạnh đó do sự phát triển của dân cư mà nhiều tuyến thiết kế cũ đường dây nhiều lần vượt ra khỏi đường bộ vượt qua ao hồ, vườn của người dân gây khó khăn cho nhân dân khi sống và làm việc, ngoài ra một số đường dây sử dụng loại dây trần kiểu cũ không bọc cách điện cũng không đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống nơi đây. Đường dây hạ áp tại các xã được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau chủ yếu là do dân tự đóng góp do đó không đảm bảo kỹ thuật trong quá trình vận hành, nhiều tuyến đường đã cũ nát. Dây dẫn trần loại AC-50, AC-35, AC-25, AC-10 được sử dụng chủ yếu ở các xã đa số đều đã tã, đứt các sợi. Mức độ an toàn của hệ thống và thiết bị sử dụng bị ảnh hưởng nhiều do lưới điện quá cũ nát nên không đảm bảo tính chất cũng như yêu cầu của nhiệm vụ của đường dây. Các trục 3 pha AC-50, AC – 35 có chiều dài rất ngắn, còn lại dây dẫn hạ thế do dân tự đầu tư gồm cột tre gỗ dày không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dễ bị hư hỏng thời gian sử dụng ngắn. Còn cần phải nói thêm ở trung tâm các xã tuy đã có điện nhưng đang phải sử dụng hệ thống công tơ điện không đồng bộ thiếu chính xác đang rất cần được thay thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu và xóa bỏ những khúc mắc của một số người dân trong thời gian qua. Các xã nghèo có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung do vậy mà ở các xã có đường dây dẫn điện tới thì chiều dài của đường dây này là quá sức đối với cấp quản lý điện lực của xã, thường các xã thành lập các tổ sửa chữa điện gồm một vài thành viên nên không thể đảm đương hết toàn bộ số đường dây qua xã, mặt khác sự thiếu năng lực của các cơ sở này cũng là một phần khiến cho hệ thống đường dây truyền tải điện ở các xã này xuống dốc trầm trọng, hầu hết các cột điện đều lâu ngày không được cải tạo nâng cấp, các trạm biến áp đã xuống cấp, không có người quản lý dẫn tới tình trạng nhiều nơi có đường dây điện tới xã nhưng không có điện hoặc điện quá yếu không đủ để thắp sáng. Mặt khác ở các xã này hàng năm xảy ra nhiều thiên tai bão lũ nên đường dây điện hàng năm dễ bị hỏng, bị phá hủy, đặc biệt vào mùa mưa. Cứ sau mỗi trận mưa lớn là hàng loạt các công trình đường dây điện lại cần sửa chữa, chi phí sửa chữa thì không ít mà các xã thì không thể tìm đâu ra kinh phí cho các hoạt động này nên đành bỏ đấy. 2.1.2.Chất lượng và hiệu suất của hệ thống lưới điện Bán kính cấp điện các hộ khá lớn, chiều dài từ trạm biến áp đến các hộ trung bình từ 2-3km trong khi dây dẫn nhỏ, phi kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn, 90-95% số hộ được cấp điện không sử dụng hết nhu cầu thực tế do chất lượng điện không đảm bảo, bên cạnh đó việc quản lý do hợp tác xã hoặc ủy ban nhân dân xã quản lý trên cơ sở giao khoán với giá mua điện đầu vào tại trạm với giá 429đ/kwh và giá bán trên cơ sở điện cung cấp do vậy mà khả năng đầu tư tái tạo nâng cấp và quản lý yếu, giá bán điện cao thường lớn hơn 800đ/kwh có nơi lên đến 2400đ/kwh, trong khi ở thành phố và các doanh nghiệp lớn sẽ do điện lực tỉnh cung cấp với giá thấp hơn nhiều. Với tình trạng hệ thống lưới điện xuống cấp của các xã như trên cùng với sự thiếu quan tâm của các đơn vị trực thuộc khiến cho các xã nghèo ở tỉnh Cao Bằng là một trong các xã có tổn thất điện năng lớn trong nước, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn ở mức trên 25% có xã lên đến hơn 30%.Trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng ở thị xã Cao Bằng là 8.48%, trong toàn tỉnh là 9,35% và toàn quốc là 5-7% tốc độ giảm tỷ lệ tổn thất điện năng ở các xã nghèo tương đối lớn nhưng là do tỷ lệ tổn thất điện năng quá cao, tóm lại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang được sử dụng chất lượng điện không đảm bảo với một giá thành cao điều này đang dần tạo ra những bất lợi cho sự phát triển của các xã và sự phát triển chung của toàn tỉnh Cao Bằng. Bảng 2: Tỷ lệ tổn thất điện năng. Năm 2000 Năm 2005 Tốc độ giảm Các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 32.6 25.7 -16% Thị xã Cao Bằng 9.36 8.48 -18% Vùng trung du và miền núi phía Bắc 11.2 8 -14% Cả nước 7.32 5.7 -16% Với tỷ lệ tổn thất điện năng ở mức cao như trên đã làm lãng phí không ít tiền của ngành điện cũng như giảm sút chất lượng điện dành cho các xã nghèo đặc biệt là các xã cuối nguồn, chính vì vậy mà hàng năm ngành điện lực vẫn phải trích ra một khoản tiền không nhỏ để cải tạo lại hệ thống điện giảm tổn thất điện năng hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận và uy tín của ngành điện một cách lâu dài. Nhiều năm gần đây theo sự phát triển của cuộc sống đời sống nhân dân các xã đã có chút thay đổi, số lượng dịch vụ cũng như việc sử dụng nguồn năng lượng điện đã bắt đầu xuất hiện với nhu cầu ngày càng tăng, và thực tế đang chỉ rõ rằng lượng điện được cung cấp cho các xã không đủ đáp ứng với nhu cầu phát triển của các xã được dự báo dưới đây. Bảng 3: Nhu cầu điện ở một số công trình công nghiệp và dịch vụ ở các xã nghèo Công nghiệp Stt Cơ sở Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Xay xát kw/cơ sở 5 5 7 2 Chế biến nông sản nt 5 5 7 3 Cơ khí nt 5 5 10 4 Tiểu công nghiệp nt 5 5 7 Dịch vụ Stt Hạng mục Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Trường học kw/phòng 0.1 0.1 0.2 2 Chợ kw/m2 0.02 0.02 0.03 3 Nhà văn hóa kw/m2 0.02 0.028 0.03 4 Trạm xá kw/giường 0.5 0.75 0.8 5 Cơ sở báo chí kw/m2 0.04 0.048 0.05 6 Bưu điện kw/m2 0.08 0.1 0.11 Các cơ sở sử dụng điện theo thời gian lượng điện sử dụng ngày càng tăng cao trong khi đó lượng điện cung cấp của ngành điện cho các xã nơi đây vẫn chỉ dừng lại ở khoảng 2kwh/ ngày không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ gia đình, hạn chế khả năng phát triển sản xuất của hộ gia đình . Trong mười năm qua chất lượng dịch vụ điện đã được nâng cao rất nhiều nó được thể hiện ở sự tăng tiến về số hộ, số xã được sử dụng điện hàng năm doanh thu của điện lực Cao Bằng. Doanh thu điện thành phẩm của điện lực tỉnh luôn đạt chỉ tiêu và vượt mức, tăng từ 22.4 tỷ đồng năm 2000 lên 60.374 tỷ năm 2006, dịch vụ cơ bản cung cấp cho các khách hàng đã đáng tin cậy hơn rõ rệt đặc biệt là khách hàng ở thành thị và khu vực xung quanh, còn khu vực nông thôn có biến chuyển nhưng chưa thật nhiều. Hiện thiếu hẳn một sự giám sát có hệ thống sử dụng phương pháp thống kê về cắt điện và mức sụt điện áp theo vùng phục vụ và mức điện áp đạt được. Phải nói rằng mặc dù đã có những cải thiện tổng thể về chất lượng dịch vụ trong vài năm gần đây nhưng vẫn cần tiếp tục quá trình hoàn thiện. Trong điều tra gần đây của World Bank về môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng cho thấy 19% các công ty sản xuất được khảo sát, mặc dù đã nối lưới điện nhưng vẫn cho rằng cung cấp điện là một trong những trở ngại lớn đối với việc kinh doanh của hộ. Họ phàn nàn về giá điện, tuy nhiên gần một nửa các công ty khác đánh giá cung cấp điện là một trở ngại thì lý do chính là chất lượng điện cung cấp từ lươi điện không đảm bảo. Các công ty được khảo sát cho biết rằng trung bình hàng năm có khoảng 12 lần mất điện hoặc tăng đột ngột, đối Đối với vùng nông thôn thì chất lượng điện còn ở mức tồi tệ hơn, trong năm tình trạng cắt điện đột ngột yếu điện vẫn thường xảy ra, nhiều tháng trong năm các xã thuộc những khu vực này thay nhau cắt điện luân phiên . Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những nỗ lực lớn và mang tính hệ thống cho giám sát chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng điện năng cung cấp đảm bảo để mọi người dân kể cả thành thị và nông thôn đặc biệt là các xã nghèo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ điện tốt và công bằng. Một loạt các tác động chủ quan lẫn khách quan đang đặt ra sự cấp thiết cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ tích cực và có hiệu quả của nhà nước để đồng bào nơi đây có cơ hội tiếp cận với điện một trong những năng lượng cơ bản và không thể thiếu trong sự phát triển của con người. 2.1.3.Tình hình sử dụng điện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. Đến cuối năm 2005 toàn quốc đạt 94.6% xã được sử dụng điện tổng số hộ được sử dụng lên tới 88%, toàn tỉnh Cao Bằng cũng đã cố gắng và đạt được thành tích đáng khen 168/177 xã có điện về đến trung tâm chiếm 94.9% số xã trong toàn tỉnh, tổng số hộ có điện cũng lên tới 80% tuy nhiên những con số này của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất thấp so với cả nước cũng như là với các tỉnh thành khác, cùng thời điểm này các tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long số hộ dân được sử dụng điện trung bình lên tới 94% trong đó số hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng điện lên tới 83.39%, điều này cho thấy tốc độ điện khí hóa nông thôn ở tỉnh Cao Bằng còn chậm và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng mà cụ thể là những người dân nơi đây. Hiện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hầu như không có điện để sử dụng, một số xã có điện thì số hộ dân được sử dụng điện đạt dưới 60% số hộ trong xã, thực tế cho thấy các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang phải sống gần như cô lập với cuộc sống bên ngoài, những cơ sở vật chất chủ yếu như điện cho phát triển nông nghiệp cũng như tiểu thủ công nghiệp gần như chưa được quan tâm đúng mức, với hiện trạng dưới số hộ có điện chỉ chiếm khoảng 5% số hộ trong các xã nghèo như hiện nay thì khó mà tránh khỏi sự xuống cấp của hệ thống điện nơi đây. Ở các xã nghèo hiện nay lượng điện mà các hộ sử dụng khá khiêm tốn trung bình dưới mức 500kwh/hộ/năm điều này có nghĩa mỗi ngày các hộ sử dụng không quá 2kwh, lượng điện chủ yếu dùng để thắp sáng và chạy quạt, lượng điện sử dụng cho các đồ dùng tiện ích khác trong nhà gần như không có tuy rằng tại các xã này có tới 8% số hộ có tivi, nhìn chung tại các xã phụ tải dành cho tiêu dùng và sinh hoạt trong gia đình chiếm phần lớn trong khi phụ tải dành cho sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ(<10%). Điều này khiến cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng ở đây khó phát triển, trong khi mức độ điện khí hóa ở nơi đây còn chưa cao thì chất lượng điện lại có phần bị giảm sút càng làm cho cuộc sống của nhân dân nơi đây vẫn chưa thực sự thoát khỏi cái nghèo cái tối tăm. Cũng phải nói rằng tình trạng trên diễn ra với chiều hướng xấu như vậy là do chất lượng điện còn thấp, với tỷ lệ tổn thất điện năng lên tới hơn 25% ở các xã nghèo như hiện nay thì các hộ sử dụng điện ở cuối nguồn có mức tiêu thụ điện năng thấp, năng lượng điện không đủ để phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của người dân là điều tất yếu. Quá trình sản xuất bị đình trệ, cuộc sống bị xáo trộn khiến cho nhiều gia đình tuy có lưới điện đến tận nhà nhưng vẫn phải sử dụng máy phát điện hay sử dụng năng lượng mặt trời để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. 2.2.Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 2.2.1.Đánh giá chung. Trong những năm vừa qua điện lực tỉnh Cao Bằng đã có những bước chuyển biến tích cực, sự chủ động trong việc cung cấp nguồn điện cũng như tận dụng các nguồn vốn để mở rộng mạng lưới cung cấp điện trên toàn tỉnh thực sự đáng khen ngợi. Nhờ những thành công như thế mà các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đang dần được tiếp cận với dịch vụ điện, số hộ được sử dụng điện ngày càng tăng trong toàn tỉnh cũng như các xã nghèo, số xã nghèo và số xã được sử dụng điện đang diễn biến với chiều hướng tích cực tuy rằng để 5% số hộ cuối cùng trong toàn tỉnh cụ thể là ở các xã nghèo trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ điện là vô cùng khó khăn. Đa số các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng đều nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia do vậy mà ở tất cả các xã đều nhận được sự hỗ trợ quan tâm của chính phủ trong việc nâng cấp sửa chữa cũng như xây mới điện đường trường trạm, một số xã nghèo đã có đường điện dẫn tới trung tâm xã, tới từng hộ dân trong xã. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng hệ thống lưới điện còn ở mức thấp và chưa được quan tâm đúng mức, những đường dây điện ở các xã hầu như đều xuống cấp tuy rằng được xây dựng và lắp đặt chưa lâu, tỷ lệ hao phí điện năng trên hệ thống đường dây tải điện ở mức cao đang gây lãng phí và gây bức xúc cho nhiều hộ dân ở cuối nguồn, các hộ dân được sử dụng ít điện với chất lượng không cao nhưng phải trả với giá ngang bằng thậm chí lớn hơn ở thành thị. Nhiều nơi chủ yếu sử dụng máy nổ để phục vụ sản xuất còn dùng điện từ đường dây để phục vụ sinh hoạt, khiến cho chi phí của người dân tăng trong khi ngành điện lại thất thu do phụ tải cho sinh hoạt chiếm tỷ trọng quá lớn. Rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh kịp thời và cấp bách để phục vụ người dân tốt hơn, đặc biệt là người dân nghèo, dân tộc thiểu số. Điện là cơ sở để phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thay đổi đời sống văn hóa của nhân dân mặt khác còn có thể thu hút tập trung dân cư định canh định cư, tăng lòng tin của đồng bào nơi đây vào đảng nhà nước nếu nó được sử dụng hiệu quả, với vai trò quan trọng như vậy mà chúng ta bỏ qua thì thực sự là thiếu sót nghiêm trọng. Với số xã được nêu tên ở trên theo tính toán của các chuyên gia ngành điện muốn xây dựng hệ thống mạng lưới điện để đáp ứng sự phát triển của đời sống của hơn 2300 hộ dân nơi đây trong thời gian tới cũng như để phát triển sản xuất thì cần phải có một số vốn tương đối lớn khoảng 170 tỷ VNĐ bao gồm 2 phần trung áp và hạ áp, trong đó phần trung áp cần phải đầu tư xây dựng 329,725km đường dây cấp điện áp 35kv với 84 trạm biến áp với tổng trị giá lên đến hơn 93 tỷ VNĐ, phần hạ áp sẽ bao gồm 313,630km và 14710 công tơ điện để phục vụ người dân với tổng giá trị là 77 tỷ VNĐ, muốn có được như vậy thì cần một kế hoạch phát triển cụ thể và hiệu quả, về nguồn vốn không thể chỉ chờ vào nguồn vốn cấp do ngành điện mà còn cần phải huy động vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và trong thời điểm như hiện nay khi mà Việt Nam vẫn nhận được hỗ trợ này từ các nước phát triển thì đó sẽ là nguồn vốn chính và chủ yếu để xây dựng hệ thống điện nói trên. Bên cạnh đó cần phải có kế hoạch quản lý môi trường nhằm tránh được những tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân trong quá trình tiền chuẩn bị, triển khai và vận hành, tiến hành rà soát đoạn đường sẽ tiến hành lắp đặt, những tình huống xấu có thể xảy ra để có biện pháp phòng trừ và giảm thiểu, ngoài ra cần tạo điều kiện để nhân dân địa phương được tham gia ý kiến đặc biệt là người dân tộc thiểu số để đảm bảo quá trình triển khai được đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao nhận được sự hỗ trợ tích cực của địa phương. do vậy mà cần phải tổ chức các lớp đào tạo cho nhân dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số về phương pháp và cách thức tham gia vào việc lên kế hoạch cho các dự án sẽ được triển khai. Để giải quyết được vấn đề đó cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt và sáng tạo của cơ quan chính quyền đại phương, ngành điện và sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng nhìn những kết quả ở trên thì có thể thấy sự kết hợp này chưa thật sự tốt, bởi lẽ còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là do những nguyên nhân được kể tới sau đây. 2.2.2.Nguyên nhân. 2.2.2.1.Chủ quan. Ngành điện: Để phát triển hệ thống lưới điện tới được các xã nghèo nơi đây cần có một lượng vốn lớn cần huy động, dù rằng đã nhận được nguồn viện trợ ODA hàng năm từ phía các tổ chức quốc tế cũng thông qua chính phủ nhưng từng đó là chưa đủ thậm chí còn khá khiêm tốn, trong khi các tổ chứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25649.doc