MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng về mọi mặt của đời sống. Du lịch là một trong những hình thức nghỉ ngơi tích cực và phổ biến nhất, được trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống con người với khát vọng muốn khám phá những miền đất mới, những thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, phong tục tập quán và truyền
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống các dân tộc khác nhau. Chính vì vậy mà du lịch ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân - là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên vùng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, hệ thống giao thông thuận tiện, Hải Dương vốn là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa quý giá, đó là những điểm di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hội truyền thống, những làn điệu chèo xứ Đông nổi tiếng, những danh nhân văn hóa, tên tuổi rạng ngời trong sử sách.... Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng tạo ra cho Hải Dương những thắng cảnh, rừng núi, hang động kỳ thú, những làng quê trù phú, những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Do đó có thể nói tiềm năng du lịch tỉnh phong phú, đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp vừa mang tính lịch sử, vừa mang giá trị văn hóa.
Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, dân cư đô thị cũng đang có xu hướng tăng lên về số lượng và mức sống. Nhu cầu du lịch cũng theo bộ phận dân cư này tăng lên đáng kể. Điều này đang đặt ra một thách thức và cơ hội lớn cho du lịch tỉnh Hải Dương. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, du lịch Hải Dương cần khai thác nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng của tỉnh để tạo ra cho thị trường những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và có sức hấp dẫn du khách, kể cả những nhóm du khách có sở thích riêng biệt.
Trong những năm gần đây du lịch Hải Dương đã từng bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thu hút dược nhiều khách du lịch dặc biệt là khách quốc tế, kết quả đạt được của ngành du lịch Hải Dương vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng về du lịch mà Hải Dương đang có. Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, lý luận để phát triển du lịch tỉnh hải Dương là một điều rất cần thiết. Với lý do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020” cho chuyên đề thực tập của mình, nhằm đưa ra được cái nhìn tổng quát về du lịch Hải Dương và đóng góp phần nhỏ của mình trong việc phát triển du lịch tỉnh Hải Dương. Chuyên đề thực tập của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Một số lý luận về phát triển du lịch.
Chương II: Thực trạng ngành du lịch tỉnh Hải Dương trong những năm qua
Chương III: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập này, em đã may mắn nhận được rất nhiều sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình. Em xin được thông qua lời mở đầu này gửi lời cảm ơn tới Th.S. Trần Thu Thuỷ và các cán bộ trong ban Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: Th.S. Phạm Xuân Hoà. Cuối cùng do trình độ của người viết còn non trẻ nên bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Các khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch.
a). Khái niệm về du lịch.
- Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch, và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên du lịch là một ngành tổng hợp của nhiều ngành chuyên biệt.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của nội dung kinh doanh du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội. Và để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế như vậy thì không những đẩy mạnh giao lưu sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và du lịch góp phần ổn định nhà nước trong thời kỳ mở cửa.
- Ngay từ những ngày đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đề mang ý nghĩa du lịch.
* Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ dưỡng chữa bênh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa xã hội kèm theo việc tiêu thụ trong du lịch.
b). Khái niệm về khách du lịch.
- Theo các tổ chức quốc tế về khách du lịch.
+ Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia: Năm 1937 League of Nations đưa ra khái niệm “Khách du lịch nước ngoài” la bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cứ trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất la 24h.
Theo định nghĩa này tất những người được coi là khách du lich là: Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức khoẻ v.v…Những người khởi hành để gặp gở trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao , công vụ…Những người khởi hành vì mục đích kinh doanh.
+ Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức Chính thức về Du lịch – IUOTO: Định nghĩa này có 2 đặc điểm khác với định nghĩa trên đó là:
Sinh viên và những người đến học tập ở các trường cũng được coi là khách du lịch.
Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp: hoặc la họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian vợt quá 24 giờ; hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian dưới 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục đích du lịch.
+ Định nghĩa của tiểu ban về các vấn đề kinh tế - xã hội trực thuộc liên hiệp quốc: Năm 1978 đưa ra định nghĩa “về khách viếng thăm” quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất nước (gọi là khách du lịch chủ động), tất cả những người từ một nước đi ra nước ngoài viếng thăm (gọi la khách du lịch thụ động) với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm.
Khách du lịch nội địa là công dân của một nước(không kể quốc tịch)
hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất la 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để trả thù lao tại nơi đến.
+ Định nghĩa của hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: Khách du lịch quốc tế là người đi thăm một đất nước khác với mục đích thăm quan, nghỉ ngơi, giả trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không dược làm gì để trả được thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.
- Khái niệm về khách du lịch của việt nam.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi gu lịch trong phạm vi lãnh thổ việt nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch .
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ
2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó.
2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao đọng tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình: Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trinh du lịch thì chúng ta có thể tông hợp các thành phận của sản phẩm du lịch theo các nhom cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;
Dịch vụ thăm quan, giải trí;
Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy ,việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển được.Trên thực tế không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Vi vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự giao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và tư đó ảnh hương đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch.
3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch có những vai trò nhất định
- Đối với xã hội : Thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi sức khỏe cho nhân dân. giữ gìn được bản sắc dân tộc, khơi gậy tinh thần của người dân hướng về cuội nguồn và tái tạo lại được nhiều di tích lịch sử, nhiều làng nghề truyền thống. Phát triển du lịch tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, các miền và giữa các quốc gia. Hơn nữa phát triển du lịch có thể tái sản xuất sức lao động tạo công ăn việc làm, đặc biệt không những tạo công ăn việc làm cho những lao động trực tiếp phục vụ du lịch mà còn tạo việc làm thêm cho những người dân sống ở xung quanh khu du lịch (lao động gián tiếp phục vụ du lịch) và trong một chừng mực nào đó nghỉ dưỡng ở khu du lịch có thể hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
- Đối với kinh tế : Đóng góp phần quan trong vào tổng sản phẩm quốc dân, làm tăng GDP của tỉnh và nâng cao mức thu nhập cho người dân. Phát triển du lịch góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung. Phát triển du lịch cũng đóng vai trò quan trong việc phát triển ngành dịch vụ, đóng góp vào thu nhập cũng như là nâng cao chất lượng cho ngành dịch vụ. Ở một mức độ nào đấy phát triển du lịch có liên quan mật thiết với các vai trò của con người như lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội và nó góp phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động, mặt khác đảm bảo sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Đối với sinh thái : Góp phần bảo vệ môi trường như: việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người, khách đi du lịch vừa kết hợp tìm hiểu, nghỉ ngơi và có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên. Một mặt đảm bảo tối ưu sự phát triển du lịch, mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng góp phần trong việc bảo vệ hệ thống rừng sinh thái, các loài động thực vật. Nêu cao được trách nhiệm cũng như tình yêu của con người đối với các loài động vật quý hiếm…
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH.
1. Yếu tố khách quan.
1.1. Địa hình và khí hậu.
a). Địa hình: Địa hình là một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trong nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi v.v…Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo…thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.
b). Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hoà thường khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiêu do cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện sau: Số ngày mưa tương đối it vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nước biển ôn hoà (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió.
1.2. Động, thực vật.
a). Động vật: Động vật cũng là một nhận tố để góp phần thu hút khách du lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và lập vườn bách thú.
b). Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa v.v..Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao v.v…
1.3. Tài nguyên nước.
Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm…vừa tạo điều kiện đẻ điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. Những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng là: Cộng hoà liên bang Nga, Bungari, Cộng hoà Séc, Pháp, Ý, Đức v.v…
1.4. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch. Nếu tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khí cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa; Khách du lịch phải rut ngắn thời gian lưu trú lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều.
Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phương tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.
1.5. Tài nguyên nhân văn.
Giá trị văn hoá ,lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch.
Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút được khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.
Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các nước điều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch.
Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hut được đa số khách du lịch với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của các nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được khách tới thăm và điều trở thành trung tâm du lịch văn hoá.
1.6. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước.
Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước.Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu như ở đó luôn sảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm sấu đi tình hình chính trị và hoà bình, từ đó sẽ không thu hút được khách du lịch. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch như: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản sứ đối với một số dân tộc nào đó ( thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại bệnh dịch như tả, sốt rét v.v…Các nhân tố này đều ảnh hưởng một cách độc lập tới sự phát triển du lịch .Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn.
1.7. Điều kiện về kinh tế.
Kinh tế ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển du lịch, nếu một quốc gia có tiềm năng về du lịch nhưng không có hoặc không đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút được nhiều khách du lịch. Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành luôn luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới. Đặc biệt phải có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch.
2. Yếu tố chủ quan.
2.1. Về tổ chức quản lý.
- Quản lý ở góc độ vĩ mô bao gồm: Cấp Tung ương và cấp địa phương.
Cấp Tung ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc chính phủ có liên quan đến vấn đề du lịch.
Cấp địa phương: chính quyền địa phương, sở du lịch.
Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dưới dạng luật); các chính sách (ví du các chính sách lớn về kinh tế như tỷ giá hối đoái, giá cả …) và các cơ chế quản lý.
- Ở góc độ vi mô đó là sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch. Các tổ chức này ảnh hưởng từ việc chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác.
2.2. Các điều kiện về kỹ thuật.
Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch ( của một cơ sở một vùng hay một đất nước) và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cử hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch ( có thể là một cơ sở du lịch, có thể là một khu du lịch). Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quá tài nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng …Đối với ngành du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vân tải. Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện. Nó được xây dựng phục vụ dân địa phương, sau nữa là phục vụ khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong một chuẩn mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
2.3. Về ý thức của người dân.
Đối với người dân sống ở khu du lịch thì ý thức của họ cũng ảnh hương tới sự phát triển du lịch. Hiện này ở một số khu du lịch đang mắc phải các hiện tượng như trộm cắp, cướp dật, ăn xin…tiền và một số hành lý của khách du lịch, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch và hoạt động phát triển du lịch. Khách du lịch không chỉ đến để tận hưởng những phong cảnh đẹp hay nhưng ẩm thực về du lịch mà họ còn đến để thưởng thức nhũng nét văn hoá đặc sắc của vùng du lịch. Vì vậy, ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng xây dựng nét văn hoá trong lòng khách du lịch. Đặc biệt hơn nữa nếu người dân chưa nhận thức được các di sản văn hoá ở khu vực nơi họ sinh sống rất có thể chính họ lại là những người tàn phá các di sản đó, đều này cũng gây ảnh hưởng sự phát triển du lịch.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG.
1. Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Hải Dương.
1.1. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam
Hải Dương nằm trong vùng kinh tế tăng trưởng, nối giữa biển và đồng bằng. Đây là một mối liên hệ quan trọng nhất là trong việc có thể tác động thành một trung tâm dịch vụ du lịch chung cho Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, là tỉnh giàu tài nguyên du lịch và có khí hậu ôn hòa nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, thu nhập và du lịch còn bé.
Hải Dương là vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó đã có 127 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt tài nguyên tự nhiên đa dạng phong phú như: khu danh thắng Phượng hoàng, làng Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, khu di tích danh thắng Côn Sơn Chí Linh đã đem lại cho Hải Dương những tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo.
Với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho phép Hải Dương có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa hấp dẫn và độc đáo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, vì vậy cũng như chiến lược phát triển du lịch của cả nước trong thời gian tới tỉnh Hải Dương cần phải có chiến lược cụ thể để khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn, từ đó góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh và cả nước đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
1.2. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Hải Dương đã có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng ngành Thương mại - Du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng GDP của tỉnh. Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế của Hải Dương trong những năm qua có thể khảng định rằng du lịch Hải Dương không phải là một ngành mũ nhọn của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, dưới góc độ tiềm năng thì Hải Dương có điều kiện về tiềm năng để phát triển du lịch, nếu được sự quan tâm và đấu tư của tỉnh trong tương lai du lịch Hải Dương sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng mà Hải Dương đang có. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng.
2. Tài nguyên du lịch Hải Dương.
Tài nguyên du lịch Hải Dương khá phong phú và đa dạng có sức th hút lớn đối với khách quốc tế. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Phần lớn đất đai của Hải Dương thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ở phía Đông Bắc có hai huyện miền núi, tuy không rộng lớn nhưng có cảnh quan đa dạng. Vùng Chí Linh núi đồi trùng điệp, cao không quá 700m, rừng cây xanh tốt, rất thuận tiện cho việc xây dựng những công trình văn hóa. Vùng Kinh Môn có nhiều núi đá vôi với những hang động kỳ thú, nơi còn di tích của con người từ thời đại đồ đá mới. Cách đây hàng nghìn năm dân tộc ta đã quan tâm đến hai vùng cảnh quan đặc biệt này Côn Sơn, Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trên bản đồ như một danh lam cổ tích. Động Kình Chủ, động Tâm Long từ thời Trần được tôn tạo thành chùa, đến thế kỷ 17, Kình Chủ trở thành động nổi tiếng của đất nước, nơi để lại bút tích của nhiều danh nhân thời đại.
Hải Dương là tỉnh đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, môi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du khảo đồng quê, tham quan nghiên cứu khoa học. Các tài nguyên du lịch tự nhiên thường được gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn. Sự phân biệt sau đây chỉ là tương đối. Tiêu biểu:
a). Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân
Thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn An, một người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam: có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Giếng soi...
Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử.
b). Khu di tích danh thắng Côn Sơn
Thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội 70 km.
Nơi đây là tập hợp của nhiều chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang. Nơi đây là nơi lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử.
- Giếng Ngọc: nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước xanh, mát uống vào thấy dễ chịu, từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước giếng được các nhà sư dùng là nước cúng tế ở chùa.
- Bàn Cờ Tiên: Từ chùa Côn Sơn lên khoảng 600 bậc đá là lên đến đỉnh núi Con Sơn (cao 200 m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh cả vùng rộng lớn.
- Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi người đến thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống chân núi là 1 tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm’ nghỉ ngơi ngắm cảnh và suy tư việc nước.
c). Khu vực núi An Phụ (Kinh Môn)
Một dãy núi nổi lên như một chóp nón khổng lồ, mờ ảo, vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương. Núi có nhiều những rừng cây thiên nhiên. Đỉnh núi cao 246m. Từ đỉnh núi ta có thể nhìn thấy một cách bao quát về đồng bằng của Hải Dương, nhìn thấy sông Kinh Thầy uống khúc, khu vực núi đá vôi Kinh Môn nên thơ. Trên đỉnh núi là đền thờ An SInh Vương Trần Liễu tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An phụ Sơn Từ, với hai giếng nước mang đầy cổ tích... Mới đây Bộ Văn hóa đã cho xây dựng một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điều nung bằng gốm, bậc lên bằng đá... Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho việc núi An Phụ có một sức hấp dẫn đối với du khách.
d). Khu hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham
Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như một hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông lúa của thung lũng Kinh Môn. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thủy hữu tình, phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nham Thiên. Khu núi đá vôi Dương Nham là Động kính chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng chống quân Nguyên, vùng núi đá vôi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ - cảnh đẹp tại khu vực này rất hấp dẫn với du khách.
e). Khu Lục Đầu Giang - Tam phủ Nguyệt Bàn
Đã là khu vực sông trải dài sát với hệ thống di tích của Kinh Bắc (đã được giới thiệu khá nhiều trong bài thờ “Bên kia sông Đuống”). Trên khúc sông này có khu vự._.c bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than...
f). Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà
Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây vải tổ. Giống vải ở đây ngon và rất có giá trị với khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách sinh động (rượu vải, vải khô...). Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất rộng bám quanh dòng sông Hương (Thanh Hà) khá thi vị.
g). Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh)
Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây đã từng có năm miếu nhỏ trên 5 đỉnh quả núi được tôn tạo từ thời Nguyễn. Công trình mang tính cổ xưa.
h). Khu rừng Thanh Mai (bến Thắm)
Một vùng rừng Thanh Mai gắn liền với những đền chùa một trong những quê hương của Trúc Lâm Tam Tử.
i). Làng Cò (Chi Lăng) Thanh Miện
Thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò: cò trắng; cò lửa; cò bộ; cò ruồi; cò đen; cò hương; cò nghênh; cò ngang; cò diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới ba bốn ngàn con Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két, Le le... cùng trú ngụ nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
j). Thiên nhiên của nền văn hóa lúa nước
Dường như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bến nước hoặc những bến sông luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt.
k). Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi
Đây là mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phố Hải Dương.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
a). Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
- Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng:
Qua nghiên cứu cho thấy các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian chính là động lực, thế mạnh của Hải Dương để phát triển du lịch. Vùng đất này đã để lại rất nhiều những dấu tích lịch sử, văn hóa, từ thời dựng nước đến lịch sử cận hiện đại hết sức sống động.
Hải Dương là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Trên địa bàn tỉnh có 1098 di tích lịch sử văn hóa được kiểm kê đăng ký bảo vệ với 127 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di tích này được trải rộng trên toàn tỉnh. Nhiều di tích có giá trị và đưa vào khai thác phục vụ du lịch tiêu biểu như; quần thể di tích văn hóa Trần Hưng đạo và di tích Kiếp Bạc, khu di tích thắng cảnh Côn Sơn. Các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu tại Hải Dương có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đặc biệt tại Hải Dương các di tích văn hóa lịch sử đều gắn liền với các lễ hội.
Hải Dương là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Mặc dầu Hải Dương hiện nay so với thừa tuyên Hải Dương thời Lê Sơ hay tỉnh Hải Dương khi mới thành lập, năm Minh Mệnh 12 (1831) diện tích chỉ còn 1.661 km2 bằng 50% diện tích cũ với 11/18 huyện ban đầu, đồng thời bị hai cuộc chiến tranh gần đây tàn phá nặng nề cùng với những biến động của thiên nhiên xã hội, số diện tích hiện còn cũng không nhỏ so với tổng số di tích của quốc gia đã được đăng ký trong đó có những di tích được xếp hạng vào hàng đặc biệt quan trọng. Hiện nay Hải Dương có 1098 di tích được kiểm kê đăng ký, bảo vệ theo quy định của pháp lệnh, 127 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, bằng 4% số di tích được xếp hạng của cả nước. Trong số những di tích đã được xếp hạng có 47 đình; 28 chùa; 19 đền; 4 miếu, nghè; 1 nhà thờ; 1 cầu đá; 4 di tích về lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 4 lăng mộ, 1 văn miếu; trong đó có 2 di tích xếp vào hàng đặc biệt quan trọng là Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Cụ thể là;
Huyện Chí Linh : 8 di tích được xếp hạng quốc gia
Huyện Nam Sách : 9 di tích
Huyện Thanh Hà : 9 di tích
Huyện Kinh Môn : 11 di tích
Huyện Kinh Thành : 3 di tích
Huyện Than Miện : 7 di tích
Thành phố Hải Dương : 6 di tích
Huyện Gia Lộc : 14 di tích
Huyện Tứ Kỳ : 4 di tích
Huyện Ninh Giang : 5 di tích
Huyện Bình Giang : 9 di tích
Huyện Cẩm Giàng : 11 di tích
- Các làng nghề
Hải Dương là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: sản xuất giầy, trạm khắc kim hoàn, trạm khắc gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm (làm bánh kẹo) hàng thêu ren và tơ tằm.
+ Làng nghề chạm khắc gỗ, đồ kim hoàn là nghề mang tính truyền thống gia truyền, tập trung ở một số làng như Đồng Giao, thợ kim hoàn với những mặt hàng gia công nổi tiếng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm phát triển kinh tế nông thôn.
+ Làng nghề bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang). Làng nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà ra thế giới. Với quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút đông đảo lao động trong vùng.
+ Làng nghề đóng giầy da (Hải Dương)
Nghề đóng giầy ở Hải Dương có tín nhiệm cao, các nghệ nhân làng nghề Hoàng Diệu có mặt hầu khắp mọi nơi trên cả nước. Hải Dương nghề đóng giầy da đang trên đà mở rộng phát triển nhờ có một số điều kiện thuận lợi như nhu cầu tiêu dùng cao, yêu cầu vốn đầu tư không nhiều, người lao động khéo tay...
+ Làng nghề làm vàng bạc ở Châu Khê (Bình Giang)
ở Châu Khê có nghề làm vàng bạc lâu đời. Những thợ làm vàng bạc ở đây thường phục vụ trên một địa bàn rộng đặc biệt với kinh đô Thăng Long xưa.
+ Làng nghề làm thợ mộc (cúc Bồ Ninh Giang)
Thợ mộc ở Cúc Bồ vốn nổi tiếng trong tỉnh và trong cả đồng bằng Bắc Bộ. Những người thợ ở đây khi chuyển đến những vùng khác cũng tạo dựng lên được những làng mộc mới. Các đình chùa nổi tiếng ở Hải Dương hầu như đều có bàn tay thợ mộc của làng nghề này.
+ Nghề làm gốm
Nghề làm gốm đã được phát triển rộng rãi ở Hải Dương từ rất lâu đời, nổi tiếng là gốm Chu Đậu (Nam Sách) và gốm Cậy (Bình Giang). Do địa hình sông nước trên thềm đất sét nên đã từ lâu người Hải Dương khá quen thuộc với nghề làm gốm. Nước men của gốm Chu Đậu có một đặc thù khá riêng biệt và khá nổi tiếng nhất là đối với những người sành chơi của Hà Nội ngày xưa.
+ Nghề thêu ren (Tứ Kỳ)
Người Hải Dương vốn có truyền thống khéo tay: đan lát, thêu thùa. Nghề thêu ren ở Xuân Nèo từng đã làm nên những sản phẩm của các mặt hàng thêu ren xuất khẩu của nước ta.
+ Nghề chạm khắc đá ở Kình Chủ (Kinh Môn)
Việc phát triển làng nghề và nghề đã tạo ra hình thái mới trong việc sắp xếp lao động, và giữ gìn phát triển được nghề truyền thống ngay trên quê hương, vừa tạo việc làm có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn nghề trồng lúa chẳng những thế những làng nghề truyền thống trên còn là tiềm năng du lịch to lớn của Hải Dương, là đối tượng độc đáo có sức thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy đầu tư cần phải theo kế hoạch để duy trì các làng nghề, biến chúng thành điểm tham quan hấp dẫn. Mặt khác, cần nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù của Hải Dương để phục vụ du khách.
b). Tài nguyên văn hóa phi vật thể
Tài nguyên văn hóa phi vật thể thực chất là sống ký sinh trên các tài nguyên văn hóa vật thể. Các trò chơi, lễ hội thường được diễn ra trên các trung tâm văn hóa của từng thời kỳ mà còn ở giai đoạn cổ xưa chính là các đình, đài, đền, miếu.
- Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương
Lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân văn, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch cao, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Lễ hội là một hình thức văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống của mỗi dân tộc gắn với các di tích lịch sử, thường là 1 phần trong các chương trình thu hút, quảng bá của khu du lịch.
Không thể tách rời nội dung lễ hội ra khỏi các di tích, cũng như không thể tách rời nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi các chương trình du lịch. Vì vậy cần khai thác di tích lịch sử với lễ hội truyền thống như một loại hình du lịch văn hóa chuyên đề gắn với các tour du lịch.
+ Lễ hội Côn Sơn (Chí Linh)
Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một trong ba vị sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, nhà chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn, hội xuân từ 16 - 32 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 13 của phái Trúc Lâm Hội thu từ 15 - 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi khách thập phương đến với lễ hội tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng.
+ Hội đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo - Chí Linh).
Là Trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18 - 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt suất đời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thủy binh trên sông Lục Đâu. Khách về dự hội rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo.
+ Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm - Ninh Giang)
Theo truyền thuyết đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua được bình an, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bến đò Tranh, Ninh Giang, Hải Dương để cúng thần sông, cầu bình an. Ngoài nghi thức lễ bái, hội có lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn.
+ Hội đền Yết Kiêu (Yết Kiêu - Gia Lộc)
Còn gọi là Đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì, Hải Dương thờ Yết Kiêu là tướng tài của Trần Hưng Đạo. Hạ Bì là quê hương ông, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 15 tháng giêng âm lịch để ghi nhớ công lao của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có đánh cờ, bơi, đánh đáo đĩa. Hội có bơi chải, bơi triềng đình làng.
+ Lễ hội Đền Cao (An Lạc - Chí Linh)
Lễ hội Đền Cao mở 3 ngày từ 22 - 24 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt tán lọng đều được sắm sửa ở đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về Đền Cao và làm lễ dâng hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trước là đội cồng và kỳ lân tiếp sau đó có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh em họ Vương. Kiệu thứ hai rước ông anh cả là Vương Đức Minh. Kiệu thứ ba rước ông Vương Đức Xuân, kiệu thứ tư rước ông Vương Đức Hồng và thứ năm là rước bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu. Ngoài ra còn có kiệu rước Thành hoàng làng. Đoàn rước xuất phát từ đền Cả qua đền Bến Cả, đền Bến Tràng rồi dừng lại ở Đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp hương. Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về Đền Cả. Cảnh diễn ra náo nức.
+ Lễ hội đền An Phụ (Kinh Môn)
Cũng gọi là lễ hội Đền Cao (trên núi An Phụ cũng có chùa Tường Vân cổ kính tục gọi là Chùa Cao) được tổ chức vào ngày 1/4 âm lịch, kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu. Việc chảy hội thành tập quán của nhân dân nhiều thế kỷ.
- Các trò chơi
Từ xa xưa người dân Hải Dương đã tạo nên nhiều trò chơi riêng thường diễn ra như các hội thi. Nổi tiếng như sau: u
Lễ hội Kiếp Bạc có trò chơi thủy chiến.
Lễ hội Côn Sơn hát quan họ, đu tiên, lập đàn Mông Sơn.
Lễ hội Đền Sượt (TP Hải Dương) có tục nấu rượu Hoàng Tửu, đánh bệt. Rượu Hoàng Tửu là loại rượu rất độc đáo.
Lễ hội Đình Vạn Niên (Thị trấn Nam Sách) có trò xông hệ.
Lễ hội chùa Hương (Thanh Hà) có thi mâm ngũ quả.
Lễ hội đền Quát có thi bơi chải.
Lễ hội chùa Bạch Hào (Thanh Xá - Nam Sách) có thi nấu cơm.
Lễ hội đền Bia (Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng) có thi bốc thuốc
Lễ hội Đền Cuối (Gia Lộc) thi bày cỗ.
Trong các lễ hội, nổi tiếng nhất là lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Côn Sơn, hai lễ hội này hoàn toàn có thể tổ chức thành những sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh vì chiến thắng chống quân Nguyên thắng lợi là mang tầm quốc tế. Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
Ẩm thực.
Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có những loại cây đặc sản như vải thiều, có vùng sông nước rộng lớn... bởi vậy ẩm thực của Hải Dương cũng có những nét độc đáo riêng biệt, nổi tiếng là:
Rượu nếp cái hoa vàng Kinh Môn, rượu Phú Lộc
Vải thiều Thanh Hà
Dưa hấu Gia Lộc
Bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn TP Hải Dương
Bánh gia Ninh Giang
Giò chả Gia Lộc
Mắm rươi, chả rươi Kinh Môn, Kim Thành
Mắm cáy Thanh Hà
Bánh đa Kẻ Sặt
- Văn nghệ dân gian
Nền văn hóa của đồng bằng sông Hồng đã có tác động lớn đến văn nghệ dân gian của Hải Dương. Các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc còn được lưu giữ trong nhân dân Hải Dương là hát chèo, hát tuồng ở Bạch Lỗi, hát đối ở Gia Xuyên, Gia Lộc, hát trống quân ở Tào Khê - Bình Giang, xiếc ở Thanh Miện, Ninh Giang, múa rối ở Thanh Hào (Thanh Hà), Lê Lợi (Gia Lộc)...
- Truyền thống lao động
Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, Hải Dương có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo tám thơm, nếp quýt... với truyền thống canh tác lâu đời đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang lại giá trị văn hóa truyền thống của làng quê nông thôn Việt Nam.
Trong một vùng trên cơ sở một nền văn hóa lúa nước, nhân dân Hải Dương có một truyền thống lao động về canh tác lúa nước rất có kết quả. Cánh đồng Hải Dương luôn luôn đóng góp vào vựa lúa chung của miền Bắc và cả nước trong mọi thời kỳ. Theo xu hướng của các cuộc cách mạng kỹ thuật mới ở Hải Dương cũng đã cập nhật được các kỹ thuật lao động mới để làm cho việc sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương phát triển.
Những năm đổi mới, mô hình sản xuất nông nghiệp mới cũng được áp dụng một cách mạnh mẽ trên toàn bộ tỉnh. Sự áp dụng này không được máy móc mà nó phù hợp với điều kiện từng vùng trong tỉnh.
Hiện nay việc hình thành những trang trại cũng được phát triển rộng rãi nâng cao mức sống người dân. Nền nông nghiệp cũng sản sinh ra những nền công cụ sản xuất, phương tiện đi lại mang đặc thù từng vùng trong tỉnh. Sự thay thế các quá trình sản xuất tiến bộ áp dụng vào nông nghiệp đã mang lại thành công.
- Các nghi lễ, rước, cưới hỏi, khao vong gắn liền với trang phục.
Đối với những người Hải Dương các tục lệ cưới hỏi, khao vong dường như đã được định hình. Nhưng với tình hình mới các lễ rước nhất là trong các hội dường như đang được khôi phục dần. Tuy nhiên cũng có một bước nâng cao để các lễ rước này vừa mang tính dân tộc lại vừa mang tính hiện đại, đây cũng là dịp trình diễn những trang phục dân gian truyền thống.
Đối với những người có công với đất nước ở từng vùng vẫn có những nghi lễ riêng phổ biến là những nghi lễ tôn vin những người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Đến nay sau kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hải Dương lại có những truyền thống tôn vinh liệt sỹ của những thời kỳ mới.
- Truyền thống hiếu học và đỗ đạt
Người Hải Dương rất tự hào về truyền thống hiếu học, chăm chỉ, thoát khỏi sự nghèo đói bằng con đường học hành. Truyền thống này đã có từ xưa và được ghi nhận bằng rất nhiều di tích như di tích về Chu Văn An, về Đinh Văn Tả, đền thờ Mạc Đĩnh Chi tạo nên bề dày về truyền thống học hành. Có làng như làng Mộ Trạch người ta thường gọi là làng Tiến Sỹ. Có những người thầy thuốc đã đưa sự học hành vào với cuộc sống thực tế một cách nhuần nhuyễn như Tuệ Tĩnh. Trong thời đại hiện nay số lượng những người có học vị cao, có đóng góp với xã hội nói chung thời nào cũng có.
Ghi nhận những thành công này hiện thời còn Văn Miếu Mao Điền đang được tôn tạo, nâng cấp là điểm du lịch rất đáng chú ý.
- Các công trình văn hóa khác
Bên cạnh tôn giáo đa số người theo là Đạo phật thì Đạo Gia tô cũng ghi dấu ấn trong một số công trình kiến trúc mang tính dương đại nổi tiếng có nhà thờ Kẻ Sặt, nhà thờ họ Đại Bái, Sứ Đông Khê.
Trong thời kỳ xây dựng mới những công trình mang tính chất thiết chế văn hóa mới ghi dấu ấn của một giai đoạn lịch sử phải kể đến những công trình bảo tàng tỉnh Hải Dương, nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ HẢI DƯƠNG
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích cách mạng mang giá trị tự nhiên và nhân văn. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch thu hút du khách
1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Hưng Yên, Nam giáp Thái Bình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa: nóng - lạnh rõ ràng (nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 230C).
Địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông đều thuận lợi. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5, cách Hải Phòng 45km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Tây. Phía Bắc của tỉnh có 20km quốc lộ số 18 chạy qua sân bay quốc tế Nội Bài, ra biển qua cảng Cái Lân.
Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển. Hơn nữa, Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sẽ là thuận lợi cho Hải Dương tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hóa với các tỉnh bạn lân cận hoặc xa hơn như các thành phố lớn và xuất khẩu. Đây là 1 lợi thế của vị trí tỉnh Hải Dương, nó không những là lợi thế hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, Hải Dương nằm trong không gian trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, với tiềm năng du lịch nổi trội như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề... Mặt khác, Hải Dương gần vị trí trung tâm du lịch biển Hải Phòng, Hạ Long, có hệ thống đường bộ và đường sông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình
Là tỉnh vừa có vùng đồng bằng vừa có đồi núi tạo cho Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
- Vùng đồi núi của tỉnh chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên bao gồm 13 xã huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp.
- Vùng đồng bằng của tỉnh gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, màu mở phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng úng ngập vào mùa mưa. Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá dày đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc và các trục Bắc Hưng Hải, có khả năng bù đắp phù sa cho đồng ruộng, đồng thời cũng là tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa nội tỉnh cũng như với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi có nhiều cũng gây khó khăn trong việc đầu tư đắp đê điều phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
2.2. Khí hậu, thủy văn
a). Khí hậu
Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Lượng mưa trung bình năm 1500 - 1700 mm, nhiêt độ trung bình năm là 230C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 75 - 80%, tháng 7 có độ ẩm cao và tháng 8 có độ ẩm trung bình 80 - 86%.
Hải Dương mang đầy đủ những đặc thù của khí hậu nhiệt đới, gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
Nhìn chung, khí hậu Hải Dương thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và thích hợp với các hoạt động du lịch. Đặc biệt điều kiện khí hậu vào mùa đông, rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng rau xuất khẩu.
b). Thủy văn
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình chảy qua Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên dòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (tháng 5 - tháng 10), mùa cạn (tháng 11 - tháng 4 năm sau).
2.3. Tài nguyên nước
a). Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt tại Hải Dương rất phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Luộc, sông Đuống, sông Kinh Thầy. Ngoài ra, trên lãnh thổ Hải Dương còn có rất nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp địa bàn.
Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm tới 1500 - 1700 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa kho thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
b). Nguồn nước ngầm
Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 cm3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl > 200 mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình 40 - 120m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái
a). Địa chất, thổ nhưỡng
Đất ở Hải Dương được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Vùng đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, vùng đất này nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng, chủ yếu dành cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè.
b). Rừng và hệ sinh thái
Hệ sinh thái: Trong nhiều năm do phát triển kinh tế chưa theo quy hoạch thống nhất, việc khai phá đất chặt phá rừng bừa bãi ở thượng nguồn đã có tác động xấu đến điều kiện sinh thái của Hải Dương. Ngoài ra việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong quá trình canh tác không hợp lý, đồng thời mức độ phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa tăng nhanh, chất thải ngày một nhiều ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, môi sinh.
Nhìn chung hệ sinh thái của tỉnh Hải Dương ngày một bị xâm phạm, tính cân bằng đang bị phá vỡ. Vì vậy, vấn đề trước mắt cần giải quyết đó là: phải có chính sách hữu hiệu bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có và nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn lại. Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ môi trường để duy trì và làm giàu nguồn tài nguyên đất.
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
3.1. Về kinh tế
Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương đã đào tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh. Năm 2007 đạt mức: nông nghiệp 14,89%; công nghiệp 59,28%; dịch vụ 25,83% (năm 2006 tỷ trọng các ngành tương ứng là 16,54%; 59,01%; 24,45%). Trên thị trường hàng hóa lưu thông ổn định, mặt hàng đa dạng phong phú đặc biệt nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường, rất được ưa chuộng đối với khách du lịch. Sức mua xã hội được cải thiện, hàng hóa địa phương sản xuất nhất là hàng nông sản thực phẩm được tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt riêng ngành du lịch trong thời kỳ 2001-2007 đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao (35%), và chiếm tỷ trọng 1,75% GDP của tỉnh Hải Dương năm 2007.
Trong năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.593 tỷ đồng, tăng 2,2%; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 349 tỷ đồng tăng 14,4%. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 7,4%, ngàng chăn nuôi giảm 8,4%. Như vậy năm 2007 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 15.771,8 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 0,6% (trung ương tăng 0, 1%, địa phương tăng 1 8,8%); khu vực ngoài nhà nước tăng 24,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,3%. Phân theo ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng 58,8%; công nghiệp chế biến tăng 19,7%; công nghiệp điện nước giảm 4,3%. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 6.871,7 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân tăng 32,9%; kinh tế nhà nước tăng 21,2%; kinh tế cá thể tăng 18,4% - Phân theo ngành kinh doanh, thương nghiệp có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 85,2%) tăng 19,9%; khách sạn nhà hàng (chiếm 9,2%) tăng 15,6% và dịch vụ-du lịch tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu 12 tháng đạt 340.200 nghìn USD tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 436.809 ngàn USD, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 29.959 ngàn USD tăng 2,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 404.554 ngàn USD tăng 72,2%.
Về hoạt động du lịch: Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có trên 100 di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu như khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng.
Hàng năm, nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn (mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm). Đặc biệt Hải Dương còn nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương, bánh đậu xanh . Những sản phẩm này ngoài việc góp phần tăng thêm còn có ý nghĩa giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Bên cạnh bánh đậu xanh, ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua món ăn rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác có hương vị đặc trưng như ở nơi đây.
3.2. Về xã hội
Theo địa giới hành chính, tỉnh Hải Dương có 11 huyện, 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh với 238 xã, 11 phường, 14 thị trấn. Hiện nay dân số toàn tỉnh là 1683.973 người (đứng thứ 7 cả nước) trong đó số dân nông thông 1.450.138 người (chiếm 86,4%), dân thành thị 233.835 người (chiếm 13,6%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,79%. Tổng nguồn lao động của tỉnh có 933.784 người, chiếm 53,44% dân số.
Mật độ dân số trung bình 1.022 người /km2. Dân cư thường tập trung ở đô thị và các xóm thôn dọc theo các trục giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng tạo thuận tiện cho việc đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế, lưới điện, nước sinh hoạt... Dân tộc chủ yếu sinh sống ở Hải Dương là dân tộc Kinh theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Tính cách của người dân Hải Dương là mang đậm nét đặc trung của vùng văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.
Do kinh tế tăng trưởng ổn định nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều được cải thiện. Đến năm 2007 tỷ lệ hội đói nghèo chỉ còn 4%, toàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữa. Đến nay, tất cả các xã, các phường trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống điện, đường, trường, trạm tương đối hoàn chỉnh. Phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển manh, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa ngày càng mở rộng.
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường
4.1. Giao thông
Hải Dương có mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý với đủ 3 loại hình: đường bộ, đường sông và đường sắt thuận lợi cho việc giao lưu trong và ngoài tỉnh.
a). Đường sắt
Hải Dương có 70km đường sắt đi qua (kể cả 15km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Tuyến Hà Nội - Hải Phòng qua tỉnh 44km, tuyến Kép - Bãi Cháy qua tỉnh 10km, tạo điều kiện tốt cho việc lưu chuyển giữa Hải Dương và các tỉnh khác cũng như trao đổi hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hải Phòng.
b). Đường bộ
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 649 km đường bộ do trung ương và tỉnh quản lý. Các tuyến quốc lộ 5, 18, 183, 37 đã được xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh, khả năng thông xe tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa trong, ngoài tỉnh (trừ quốc lộ 39). Toàn tỉnh có 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 258km, trong đó hầu hết đã được rải nhựa. Đường huyện lộ có 27 tuyến với tổng chiều dài 352km và đã rải nhựa khoảng 75%. Hệ thống đường đến các trung tâm xã cũng như đường nông thôn đã được chú ý đầu tư nâng cấp, tuy vậy so với các tỉnh đồng bằng thì tỷ lệ này chưa cao. Trong tổng số 263 trung tâm phường, xã từ 252 các trung tâm có đường vào, tình trạng đường cấp phối trở lên, còn lại 11 xã vẫn ở tình trạng đường đất.
c). Đường thủy
Hải Dương có nhiều sông, 10 tuyến sông do trung ương quản lý dài gần 300 km, 6 tuyến sông địa phương quản lý dài gần 140 km. Các hoạt động khai thác trên hệ thống sông chỉ mới hình thành theo phương thức tự nhiên, nhiều bến bãi, tàu thuyền chưa được cải tạo, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa và luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạ chế khả năng lưu thông. Hiện nay mới chỉ đảm bảo cho các phương tiện loại 30 tấn hoạt động. Trên địa phận Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó cảng lớn nhất là cảng Cấu Câu có công suất 220 nghìn tấn /năm.
4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác
a).Hệ thống cấp điện:
Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện hệ thống trạm và trên địa bàn của tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy Phả Lại với công suất 1000 KW. Điện thương phẩm cung cấp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt trong các năm qua không ngừng tăng lên. Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiêu thụ điện. Tốc độ tăng điện thương phảm thời kỳ 2001- 2007 khoảng 15 - 16%, trong đó phụ tải công nghiệp tăng 22 – 23% và điện phục vụ chiếu sáng sinh hoạt tăng 15 - 16% bình quân điện năng tiêu thụ 27 kwh /người năm.
b). Bưu chính viễn thông:
Tro._.nh tranh.
- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao. Du lịch phát triển nhanh và bền vững khi các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ. Các phương án phát triển cần có sự phối kết chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự chỉ đạo phối hợp để đưa phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân.
Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia. Vì vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn phát triển tài nguyên môi trường. Hải Dương lại nằm trên trục đường 5 và đường 18, các trục đường này được cải thiện đáng kể nên việc phát triển du lịch ở Hải Dương khá thuận lợi. Mặt khác, Hải Dương được quan tâm về công tác bảo tồn, bảo tàng, tượng đài Trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Trãi... và đang được trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo của Hải Dương. Rõ ràng muốn phát triển du lịch thì việc phối kết giữa các ngành kinh tế là việc bức xúc.
- Phát triển du lịch phải thấu suốt quan điểm: khai thác phát huy có hiệu quả các nguồn lực nội sinh kết hợp với việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư phát triển của trung ương.
- Phát triển du lịch phải đi đối với gắn liền với bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, gìn giữ thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam.
3. Mục tiêu phát triển.
3.1. Mục tiêu tổng quát
Quán triệt quan điểm nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ‘phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
a). Về kinh tế
Phát triển ngành du lịch năng động, nâng cao thu nhập của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân kinh tế thanh toán bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội của địa phương, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại – du lịch.
Các chi tiêu phát triển du lịch (phương án chọn)
+ Khách du lịch:
* Quốc tế: Năm 2010 - 100.000 lượt khách
Năm 2020 - 350.000 lượt khách
* Nội địa: Năm 2010 - 350.000 lượt khách
Năm 2020 - 650.000 lượt khách
* Khách không lưu trú:
Năm 2010 - 600.000 lượt khách
Năm 2020 - 700.000 lượt khác
+ Thu nhập xã hội từ du lịch:
Năm 2010 - 565, 8 tỷ đồng Việt Nam
Năm 2020 - 1.584, 9 tỷ đồng Việt Nam
+ Tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh
Năm 2010 - 2,27%
+ Những sản phẩm du lịch được hình thành mang tính đặc thù Hải Dương đó là lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã có đưa lên quy mô lớn, các sản phẩm có các làng nghề được chuyển thành các sản phẩm du lịch, phát triển công tác dịch vụ trên những điểm dừng chân Chí Linh và Hải Dương, sân golf Ngôi Sao Chí Linh có quy mô 36 lỗ loại III A (loại tốt nhất thế giới)...
b). Mục tiêu về văn hóa xã hội
Du lịch mang nội dung văn hóa sâu sắc, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách chính là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, do vậy quy hoạch phát triển du lịch phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hóa song cũng phải nghiên cứu phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Phát triển du lịch các làng nghề, duy trì những nghề truyền thống, đưa những làng nghề truyền thống trở thành những sản phẩm du lịch, tạo điều kiện để một số lượng lớn người dân có việc làm trong các làng nghề.
Mặt khác mục tiêu xã hội của việc phát triển du lịch Hải Dương là nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động (chỉ riêng góc độ đối với các việc phục vụ, dịch vụ, giao thông đi lại và trong các quan hệ khác).
c). Mục tiêu về môi trường
Phát triển du lịch cần gắn với việc tôn tạo và giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường (tự nhiên và nhân văn).
Cảnh quan là một yếu tố rất lớn trong phát triển du lịch. Cảnh quan không được bảo tồn sẽ ảnh hưởng ngay đến công tác du lịch (kinh nghiệm của thế giới cũng như một số tỉnh trong nước đã thấy rõ điều này).
Môi trường được bảo vệ bao gồm cả yếu tố con người tại các môi trường ấy, các chính sách kèm theo nó và cả của khách du lịch
Các khu du lịch được phát triển một cách cân đối, có quy hoạch và có kế hoạch sẽ tạo ra môi trường bền vững. Ngược lại sẽ phá hỏng môi trường.
d). Mục tiêu hỗ trợ phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương góp phần cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng chiến lược cơ bản để hỗ trợ cho việc xúc tiến, lập kế hoạch, phối kết hợp nghiên cứu thống kê giúp cho sự phát triển của ngành ở tỉnh và trung ương trong thời kỳ tới, đồng thời hỗ trợ các ngành có liên quan khác cùng phát triển.
Muốn có công tác du lịch phát triển thì những yếu tố bên cạnh nó cũng phải được phát triển đồng bộ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đào tạo nhân lực, hệ thống quả lý, cảnh quan... Tất cả những điều đó nói lên mối liên hệ hết sức mật thiết giữa các ngành với ngành du lịch.
4. Các chỉ tiêu cụ thể
4.1. Khách du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương chủ yếu là theo đường bộ thông qua thủ đô Hà nội - trung tâm phân phối khách lớn nhất ở phía Bắc. Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu là khách công vụ, thương mại với mục đích chính là tìm kiếm các cơ hội làm ăn hoặc thực thi công vụ. Trong những năm tới khi quy hoạch du lịch của tỉnh được phê duyệt và từng bước được triển khai thực hiện, cơ sở hạ tầng được nâng cấp mở rộng. Giai đoạn 2008 trở đi do được đầu tư tương đối đồng bộ cho kết cấu hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nên dự kiến lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú sẽ tăng nhanh tương ứng là 100.000 ngàn lượt năm 2010 và 350.000 vào 2020.
Khách nội địa Dự kiến năm 2010 sẽ đón khoảng 350.000 lượt khách đến và lưu trú, 2020: 650.000 lượt khách.
4.2. Thu nhập du lịch
Bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ: bưu điện, y tế...
Trong những năm tới đầu tư vào du lịch để tăng mức chi tiêu của khách. Mức chi tiêu bình quân qua các giai đoạn được tính toán như sau:
(Tỷ giá năm 2002: 1 USD = 15.500 VND)
Giai đoạn
Khách quốc tế
Khách nội địa
§ồng Việt Nam
USD
Đồng Việt Nam
USD
2008-2010
1.085.000
70,0
310.000
20,2
2011-2020
1.246.000
80,0
387.500
25,0
Số liệu hiện trạng của Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương
Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 2010 – 2020 theo số liệu hiện trạng của Sở Thương mại - Du lịch dự báo, nguồn là Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch.
Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương năm 2010 là 17,5 triệu USD, trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ khác tương ứng là: 20%, 25%, 16%, 25% và 14%. Năm 2020 là 56 triệu USD trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ tương ứng như trên là 18%, 22%, 18%, 26% và 16%.
Tổng chi tiêu của khách nội địa đến Hải Dương năm 2010 là 15,4 triệu USD, tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ khác tương ứng là 20%, 20%, 28%, 14% và 18%.Năm 2020 là 56 triệu USD và tỷ lệ chi tiêu tương ứng là 18%, 18%, 28%, 16% và 20%.
4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư
Căn cứ vào số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu xã hội từ du lịch đã nêu sau khi trừ chi phí trung gian (trung bình 30 - 35%), Năm 2010 tổng thu nhập Du lịch của tỉnh Hải Dương là 501,5 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch tỉnh Hải Dương là 264,71 tỷ đồng. Và năm 2020 tổng thu nhập Du lịch là 1.124,475 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch là 743,964 tỷ đồng.
Về nhu cầu đầu tư: Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Hải Dương năm 2010 là 564,541 tỷ đồng, năm 2020 là 1.437,752 tỷ đồng. Để đạt được những chỉ tiêu nhất định, ngành Du lịch Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đào tạo nghiệp vụ, cơ sở sản xuất sản phẩm du lịch, khu vui chơi... giữ vai trò hết sức đa dạng và quan trọng, nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bồ thì quy hoạch sẽ gặp khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đã tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả.
Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 4, 0 cho thời kỳ 2010-2020. Đối với ngành kinh tế du lịch, hiệu quả đầu tư thường cao hơn nên dự kiến tỷ lệ ICOR cho du lịch Hải Dương là 3,0 cho 2010-2020. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung cho nâng cấp, tôn tạo cơ sở hạ tầng còn vốn đầu tư cho xây dựng khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết...
4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động
a) Khách sạn
Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Hải Dương từ nay đến 2020 vấn đề dự báo đầu tư khách sạn lên cao vì phải đúng nếu không sẽ gây thiếu thừa phòng cục bộ gây lãng phí vốn.
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về hệ số sử dụng chung phòng ở Hải Dương tuy nhiên theo xu hướng chung của tổ chức JICA (Nhật Bản) khách quốc tế giai đoạn tới sẽ là 1,9; khách nội địa sẽ là 1, 8 giai đoạn đến 2010 và 2, 0 cho các giai đoạn về sau.
Công suất sử dụng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hải Dương nói chung chu cao 65% nam 2007. Thời gian tới lên 75% năm 2010 và 85% năm 2020.
Ngày lưu trú trung bình của khách
Năm 2010: 2, 5 ngày với khách quốc tế à 2, 2 ngày với khách nội địa
Năm 2020 chỉ tiêu tương ứng là 2, 8 ngày và 2, 5 ngày.
b) Lao động
Năm 2007 do chỉ mới thống kê lực lượng lao động làm việc trong khách sạn nên chỉ tiêu lao động trên 1 phòng chua cao: 1, 55 lao động/1 phòng khách sạn (trung bình cả nước 1, 8 lao động / 1 phòng khách sạn). Dự kiến xu hướng vào năm 2010 là 1, 9 lao động trực tiếp / 1 phòng quốc tế và 1.6 lao động trực tiếp / 1 phòng nội địa đến 2020 là 2, 1 và 1,8.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
1.Các giải pháp
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Hiện nay tại các khu di tích, tham quan du lịch khách còn hạn chế mức chi tiêu cũng bởi sản phẩm, đồ lưu niệm còn nghèo nàn. Có thể những giải pháp sau đây để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo cho Hải Dương.
Tập trung đầu tư cho hai lễ hội đền Kiếp Bạc và Côn Sơn sao cho xứng tầm là lễ hội lớn của đất nước (tương đương với lễ hội chùa Hương). Muốn vậy không có nghĩa là không qua tâm tới lễ hội khác mà vẫn có những nguồn vốn riêng biệt song chủ yếu là làm sao cho lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc có những yếu tố chung của toàn tỉnh. Cụ thể là tạo nên các sân chơi như những trò dân gian của toàn tỉnh mà các lễ hội đã có, tạo ra nền văn hóa đặc sắc của riêng Hải Dương. Tổ chức bán hàng lưu niệm mang tính riêng biệt của lễ hội. Nếu như có một sự tập trung, dài ngày ắt hẳn lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành 1 lễ hội rất lớn. Giai đoạn đầu chỉ là khách trong nước, giai đoạn sau sẽ là khách nước ngoài, lễ hội được tổ chức hàng năm và tổ chức lớn vào các năm chẵn.
Phát triển sân golf Chí Linh đồng thời tạo nên khu vui chơi giải trí tại Hải Dương. ở Chí Linh cần tăng cường một số điểm du lịch sinh thái, một số Resort vùng núi. Tạo nên công viên nước Hải Dương, cải tạo hồ Côn Sơn, cải tạo và mở rộng khu vực Đền Kiếp Bạc, bến sông Vạn Kiếp, tạo những nhà thuyền trên khúc sông Lục Đầu Giang...
Tổ chức khu vực nghỉ dưỡng, nghiên cứu tham gia lễ hội vùng An Phụ, động Kình Chủ và hang động Dương Nham, mục đích giữ chân khách.
Tổ chức tuyến du lịch đường sông và những trò chơi trên sông.
Đối với các huyện, các địa phương đã có truyền thống văn hóa và lễ hội cũng cần có những sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của địa phương và vùng lân cận hoặc của tỉnh.
Đưa những sản phẩm của những làng nghề truyền thống Hải Dương thành những sản phẩm du lịch như thêu, ren, vàng bạc, chạm khắc...
Tổ chức các ấn phẩm văn hóa kết hợp du lịch, phát động việc sáng tác những tác phẩm có liên quan đến Hải Dương nhưng có nội dung du lịch đồng thời với việc quảng bá xúc tiến du lịch.
Tổ chức quy hoạch xây dựng có miệt vườn độc đáo như vườn vải Thanh Hà, các quán ẩm thực ven sông Hương (Thanh Hà)...
1.2. Phát triển thị trường du lịch.
Có chiến lược cả về thị trường quốc tế và thị trường nội địa.
- Đối với thị trường quốc tế. Cấn tăng cường trang thiết bị hiện đại các trung tâm nơi đón khách quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các trung tâm trên như: thu, đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch...
Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc thị trường trọng điểm và các nước khác; giảm phí visa đối với khách nước ngoài, kéo dài thời gian visa cho khách để tăng thời gian lưu trú từ đó tăng chi tiêu cho khách.
- Đối với thị trường khách nội địa, cần rà soát lại công tác quy hoạch tại các điểm du lịch theo hướng phát triển thị trường nội địa. Khách du lịch quốc tế và nội địa do khác nhau về phong tục tập quán và thu nhập nên nhu cầu của họ cũng khác nhau khá nhiều. Nếu như khách du lịch quốc tế dành sự quan tâm đến các giá trị văn hoá phi vật thể thì khách du lịch dành sự quan tâm nhiều cho việc thưởng thức những điều mới lạ của điểm du lịch như phong tục và văn hoá ẩm thực. Vì vậy cần có sự định hướng thị trường trong nước hay quốc tế đối với mỗi điểm, khu du lịch có quy hoạch phát triển hợp lý.
- Các doanh nghiệp du lịch cần có chính sách “mềm” hơn đối với khách nội địa, đồng thời có những chương trình giảm giá đặc biệt để kích cầu nội địa.
1.3. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư.
Trong hoạt động kinh tế nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng, để đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết phải có sự đầu tư. Khả năng đầu tư càng cao, càng ổn định thì tính bền vững trong phát triển kinh tế càng được đảm bảo.
Thứ nhất, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là cho đường sắt hiện nay đã quá cũ nát và các tuyến đường bộ dẫn tới các điểm, khu du lịch. Đầu tư cho các khu vui chơi giải trí vì các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách quốc tế do đó không khuyến khích được chi tiêu của họ. Tái tạo lại và khai thác triệt để các điểm du lịch hấp dẫn của Hải Dương. Tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí nhằm thu hút và lưu giữ khách, tăng sức cạnh tranh.
Huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tư phát triển du lịch. Hàng năm, tỉnh xây dựng kế hoạch vốn ngân sách địa phương và khai thác nguồn vốn Trung ương đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh. Thu hút các nguồn vốn khác đầu tư kinh doanh du lịch. Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư du lịch. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đồng thời khuyến khích đầu tư hạ tầng tiến tới xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội.
1.4. Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch.
Giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động du lịch của tỉnh là tổ chức và thực hiện tốt công tác đào tạo lao động du lịch. Thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật Du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hỗ trợ Trường cao đẳng khách sạn và du lịch Hải Dương hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia: Dạy nghề du lịch và các nghiệp vụ hỗ trợ (ngoại ngữ, tin học, kế toán, hướng dẫn du lịch, thuyết minh viên...), từ trình độ trung cấp tiến tới đào tạo cao đẳng, tương đương đại học và sau đại học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo. Phối hợp mở lớp đào tạo để Hải Dương có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
+ Đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ: Đây là lực lượng lao động quan trọng đối với chất lượng dịch vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề đạt trình độ tối thiểu (chứng chỉ đào tạo 9 tháng, bổ túc nghiệp vụ 6 tháng hoặc cấp tốc từ 7 - 10 ngày). Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và có chế độ ưu đãi về quyền lợi (phụ cấp lương, vị trí công tác, các chế độ sinh hoạt...) cho lao động có kiến thức tốt về ngoại ngữ.
+ Đào tạo hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết sâu rộng lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, xã hội khu vực và lĩnh vực mình hành nghề. Ngoài ra, hướng dẫn viên cần nắm vững những kiến thức về môi trường, những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái... Từ đó có những tác động trực tiếp đến khách du lịch hoặc cộng đồng dân cư tại điểm tham quan du lịch trong việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường.
Tăng cường đào tạo lực lượng thuyết minh viên điểm du lịch, người thông thạo địa lý, lịch sử, văn hoá (những câu truyện dân gian, truyền thuyết...), thuần phong mỹ tục của địa phương để tạo cảm hứng cho du khách.
Phối hợp với ngành Văn hoá Thông tin soạn thảo tài liệu, đào tạo tốt lực lượng thuyết minh viên điểm, trước mắt ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, khoa Văn hoá du lịch cho thuyết minh tại các điểm du lịch.
+ Đào tạo cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý là những người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Cán bộ quản lý là người có kiến thức tổng hợp luôn được nâng cao, cập nhật thông tin. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải là người được đào tạo cơ bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên: Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành Du lịch cần phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nhân lực, giảng viên giầu kiến thức ở trình độ cao, không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ở cấp sau đại học cho những cán bộ, giảng viên đã và đang tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch.
Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm. thu hút nhân tài để phục vụ du lịch địa phương. Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch tại các quốc gia có du lịch phát triển.
1.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch.
- Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc doanh nghiệp, người quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Sở Du lịch cần xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình, các đài, báo địa phương và Trung ương thường trú tại Hải dương, chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa bàn trọng điểm du lịch, phối hợp tuyên truyền thường xuyên và có trọng điểm chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch thành phố, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
1.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch.
Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách quốc tế, đặc biệt là phòng cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách đi du lịch kết hợp đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu thị trường. Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện phân loại và xếp hạng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các trọng điểm du lịch; thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ôtô sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Hải Dương bằng phương tiện ôtô cá nhân cũng tăng. Điều này đòi hỏi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe. Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ưu đãi để hướng các chủ đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.
1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
Đánh giá và phân loại các tài nguyên du lịch của thành phố như các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác để hạn chế ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội.
Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải và chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo vệ môi trường. Phấn đấu xã hội hoá việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, từng bước đưa nội dung này vào chương trình giáo dục trong các trường học.
Chú trọng giữ gìn thành phố 'xanh, sạch, đẹp', đặc biệt ở nội thành và các trọng điểm du lịch, kiên quyết xóa bỏ tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin...
Mở rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường du lịch, thông qua các hoạt động hợp tác với các tồ chức du lịch như: WTO, PATA, ASEANTA... hoặc các tổ chức quan tâm đến bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên như: GEF, IUCN, WWF... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch và sản phẩm du lịch.
2. Một số kiến nghị.
2.1. Đối với nhà nước.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với việc cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khách sạn vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của họ. Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn để tạo ra nhiều khách sạn chất lượng cao. Hiện nay ở Hải Dương cũng như Hà Nội, Hải Phòng hầu như các khách sạn lớn là các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế, coi như đây là một đơn vị xuất khẩu vì vậy cần phải được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng cần phải được giảm giá điện, nước thuế kinh doanh để khuyến khích họ phát triển.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành đường sắt, tiếp cận với hệ thống tầu và các dịch vụ đường sắt hiện đại, thuận lợi cho việc phát triển.
2.2. Đối với tỉnh Hải Dương.
Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về vị trí, vai trò của các giá trị di sản văn hoá đối với mọi người dân, nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc xây dựng và bảo vệ các di sản văn hoá; tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá; hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo tồn di sản văn hoá, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương; xác định rõ lộ trình và cơ cấu nguồn kinh phí để thực hiện việc nâng cấp, bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, tập trung trước hết vào các công trình mang tính trọng điểm và chống xuống cấp các di sản văn hoá hiện có, đồng thời gắn việc xây dựng, bảo tồn các di sản văn hoá với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.
Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương cũng cần có các chính sách ưu đãi để thu hút được nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Cần phải có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch như: thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục vay vốn…Cần phải tạo cơ chế thoáng đối với tư nhân trong việc đầu tư xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…Đồng thời trong những năm tới tỉnh cần phải có sự già soát, đánh giá về thực trạng ngành du lịch của tỉnh để có thể phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn; Tỉnh cần phải có những quy hoạch cụ thể đối với việc trồng rừng, cây ăn quả, trồng hoa để tạo cảnh quan và bảo vệ hệ thống thảm thực và động vật của tỉnh. Đồng thời việc xây dựng quy hoạch phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và chính quyền địa phương, giữa các ngành có liên quan. Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ lập quy hoạch.
2.3. Đối với người dân.
Cần phải có những quan niệm đúng đắn về hoạt động du lịch, tham gia tích cực với tỉnh trong việc bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử. Không được lợi dụng hoạt động du lịch để kinh doanh các hình thức hoạt động thiếu văn hóa như: Gái mại dâm, cơ bạc…làm ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của tỉnh. Việc tham gia bán hàng “rong” ở các khu du lịch cần phải chấp hành theo sự chỉ đạo của tỉnh và địa phương, tránh các tình trạng như: sô xát tranh dành khách hàng, tranh dành vị tri bán hàng hay khoanh vùng bán hàng …gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội và cảnh quan du lịch. Bên cạnh đó cần tránh các hiện tượng như: trộm cắp, cướp dật… đồ dùng của khách du lịch gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của khách du lịch.
Đối với người dân sinh sống ở các khu du lịch mang nặng nét văn hoá cần phải thể hiện được tính văn hóa trong cuộc sống hàng ngày như: trong công việc, trong lối sống làng xóm, kể cả trong cách nói chuyện…mục đích là tạo nên tính tò mò của khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của vùng du lịch. Bên cạnh đó người dân cũng chính những hướng dẫn viên du lịch khi khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của làng, xã và của vùng du lịch.
KẾT LUẬN
Hải Dương có trên 1000 di tích được xếp hạng, trong đó có 142 di tích được xếp hạng quốc gia, có di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia như Côn Sơn – Kiếp Bạc; có những lễ hội truyền thống gắn với các phong tục cổ xưa của nền văn minh lúa nước và các truyền thuyết ly kỳ của các vị anh hùng dân tộc; Hải Dương có nhiều di tích gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng, danh nhân văn hóa như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh… Bên cạnh tài nguyên du lịch nhân văn, Hải Dương cũng có thắng cảnh, rừng núi hang động, sông hồ kỳ thú được du khách yêu mến như: Côn Sơn – Phượng Hoàng, An Phụ - Kính Chủ, rừng hồ Bến Tắm, Đảo Cò Chi Lăng Nam… Cũng như nhiều vùng quê Bắc Bộ khác, Hải Dương có nhiều làng nghề truyền thống, nổi tiếng trong và ngoài nước.Bên cạnh đó lợi thế khá lớn của du lịch Hải Dương là có mối quan hệ về vị trí địa lý với các trung tâm du lịch lớn của vùng, của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, Du lịch Hải Dương có bước chuyển biến mạnh về Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Hải Dương ngày càng được tăng cường với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, chất lượng du lịch được nâng cao, số lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày càng nhiều và thu được những kết quả nhất định về kinh tế, song còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chính vì vậy, để du lịch Hải Dương phát triển tường xứng với tiềm năng của nó, tạo được niềm tin và sự hài lòng trong du khách thì cần phải có sự quan tâm rất lớn của nhiều phía: các nhà quản lý du lịch, quản lý kinh tế xã hội, các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch.
Những định hướng, mục tiêu và giải pháp được trình bày trong chuyên đề thực tập này còn chưa thật đầy đủ và cần được sự giúp đỡ bổ sung trong tương lai. Song, những ý kiến đó đã thể hiện một mong muốn đưa Hải Dương từng bước trở thành một điểm đến thức sự hấp dẫn đối với những du khách ham mê du lịch trong và ngoài nước.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn các cán bộ trong ban Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ, Th.S. Trần Thu Thuỷ và đặc biệt em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Th.S. Phạm Xuân Hoà đã chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pháp lệnh du lịch - Số 11/999/DL – UBTVQH 10. Ngày 8/2/99 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Các nghị định 27, 39, 47, 50 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết pháp lệnh du lịch.
Các thông tư 01, 02, 03, 04, 05 của Tổng cục du lịch hướng dẫn chi tiết các Nghị định của Chính phủ.
Non nước Việt Nam – NXB Văn hoá thông tin.
Di tích danh thắng Hải Dương – NXB Văn hoá thông tin.
www.haiduong.gov.vn
Giáo trình kinh tế du lịch – NXB Lao động – Xã hội.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên tôi là: THS.Trần Thu Thủy
Nghiên cứu viên tại Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ - Viện Chiến lược phát triển.
Là cán bộ hướng dẫn thực tập tại Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ cho đợt thực tập của sinh viên Nguyễn Văn Định - Lớp KTPT - K46.
Sau thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ của sinh viên Nguyễn Văn Định tôi có nhận xét về sinh viên như sau
Có tinh thần học hỏi và chịu khó tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ.
Chấp hành tốt nội quy do Viện và Ban đề ra. Tham gia nhiệt tình các công tác chung của Viện và Ban.
Đã hoàn thành xuất sắc Chuyên đề thực tập theo yêu cầu của Viện cũng như của Ban. Trong quá trình thực hiện cũng đã thể hiện được sự sáng tạo.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2008.
Cán bộ hướng dẫn
(kí tên)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34843.doc