Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch 1.1.1. Các quan niệm về du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Thuật ngữ "du lịch" trở nên rất thông dụng. Trong ngôn ngữ nhiều nước thuật ngữ này bắt ngu

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn từ tiếng Hy Lạp "tornor" với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này đã được Latinh hoá thành "Tornus", và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp: "tour" nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn "tourisme" là người đi dạo chơi; trong tiếng Nga là "typuzm"; trong tiếng Anh có các từ liên quan: "tour" là chuyến du lịch; "tourism" để chỉ các tổ chức du lịch, "tourists" là khách du lịch. Cho đến nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng du lịch là một hoạt động của loài người, đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cùng với tiến trình phát triển của nhân loại, hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện. Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc biệt của cá nhân hay một nhóm người nào đó. Ngày nay, nó mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Mặc dù có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "du lịch". Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do góc độ nghiên cứu khác nhau, do sự khác biệt về ngôn ngữ, do tính chất phức tạp của hoạt động du lịch, do trình độ phát triển của hoạt động du lịch có sự chênh lệch theo thời gian, theo không gian... Nhìn chung, cùng với quá trình phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch ngày càng phát triển toàn diện và theo đó nhận thức về khái niệm "du lịch" của con người cũng ngày càng thống nhất và đầy đủ hơn. 1.1.1.1. Quan niệm trước đây về du lịch Khái niệm "du lịch" có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên thiên... và du lịch mới chỉ là một hiện tượng tự phát của các cá nhân. Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu từ cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai, ngành thủ công nghiệp xuất hiện và tách ra khỏi ngành nông nghiệp truyền thống. Và cho đến giai đoạn phân công lao động lần thứ ba của xã hội loài người, khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời chiếm hữu nô lệ thì hoạt động kinh doanh du lịch trở nên rõ nét hơn. Vào đầu thế kỷ 17, đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông, và đây chính là nguyên nhân làm cho du lịch phát triển mạnh mẽ - các cuộc hành trình của khách du lịch trở nên dễ dàng hơn. Đến thế kỷ 19, hoạt động du lịch cũng chủ yếu mới mang tính tự phát, khách du lịch vẫn còn tự tổ chức và đảm bảo các nhu cầu của mình trong các chuyến đi. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài như vậy, do nhiều lý do: trình độ phát triển của hoạt động du lịch, do sự nhìn nhận của xã hội về du lịch, do sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế xã hội còn khiêm tốn... nên nhận thức về du lịch còn chưa đầy đủ. Trong thực tế thì du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, tầng lớp quan lại quý tộc... Người ta quan niệm du lịch là một hoạt động mang tính văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải quyết và những nhu cầu hiểu biết của con người. Du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được chú trọng đầu tư để phát triển. Mãi cho đến khi du lịch trở thành hiện tượng đại chúng, nhu cầu du lịch trở nên phổ biến hơn thì bắt đầu nảy sinh hàng loạt các vấn đề về việc đảm bảo các sinh hoạt cho khách du lịch trong thời gian họ tạm thời sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, dẫn đến việc xuất hiện các nghề mới phục vụ nhu cầu khách du lịch như kinh doanh khách sạn, hướng dẫn du lịch... Hàng loạt các cơ sở kinh doanh du lịch cùng các tổ chức du lịch ra đời. Và cho đến giữa thế kỷ 20, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, tạo điều kiện ổn định về môi trường kinh tế chính trị, hoạt động du lịch mới thực sự trở thành một ngành kinh tế và có vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày càng phong phú. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch thì việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về du lịch, vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết. 1.1.1.2. Quan niệm khoa học về du lịch Trong lịch sử phát triển lý thuyết về khoa học du lịch, đã tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau, chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch. Năm 1811, tại Anh đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch: Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Định nghĩa này xem xét hoạt động du lịch dưới góc độ động cơ, và chưa phản ánh hết các hoạt động du lịch bởi giải trì là một trong những động cơ đi du lịch. Năm 1930, ông Glusman, người Thuỵ Sĩ cho rằng: Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không cư trú thường xuyên. Du lịch gắn với nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan tới sự di chuyển của họ. Với các cách tiếp cận trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch. Theo GS.TS Hunziker và GS. TS Krapf, Thuỵ Sĩ: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời. Định nghĩa này là thành công trong việc mở rộng và bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch, tuy nhiên vẫn có hạn chế khi chưa phản ánh hết các hoạt động du lịch (VD: hoạt động trung gian). Định nghĩa này được Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học du lịch (IAEST - International Association of Scientific Experts in Tourism) chấp nhận làm cơ sở cho môn khoa học du lịch nhưng cần phải tiếp tục hoàn thiện. Theo từ điển bách khoa quốc tế về du lịch (Le Dictionnaire international du tourisme, Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch): Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công việc liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch... Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ. Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch, không phản ánh nó như một hoạt động kinh tế. Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, 1963 với mục đích quốc tế hoá đã đưa ra định nghĩa sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa, Canada 06/1991: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm. Định nghĩa này xem xét hoạt động du lịch có góc độ khách du lịch, do vậy chưa phản ánh đầy đủ nội dung của hoạt động du lịch. Trong Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng 06/2005, tại điều 4 thuật ngữ "du lịch" và "hoạt động du lịch" được hiểu như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định; Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch. [15, tr2]. Định nghĩa này xem xét du lịch như là một hoạt động, xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Định nghĩa của Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐHKTQD Hà Nội đã đưa định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch thế giới và tại Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [8, tr19]. Định nghĩa này đã phản ánh đầy đủ nội dung và bản chất của hoạt động du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế, nhiều học giả lồng ghép cả hai nội dung trên, tức du lịch là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế xã hội phát sinh từ hoạt động di chuyển. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội. Ngày nay, hoạt động du lịch đã được nhìn nhận như là ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội... và ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội. 1.1.2. Phân loại hoạt động du lịch Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính hệ thống khi quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch. Có thể có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại hoạt động du lịch. Căn cứ vào mục đích và nội dung của chuyến đi du lịch được phân thành những thể loại cơ bản sau: - Du lịch văn hoá: Mục đích chính là sử dụng các chuyến du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cá nhân về các lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước du lịch. - Du lịch thể thao: Đây là loại hình du lịch xuất phát từ nhu cầu tham gia thi đấu hoặc cổ vũ cho các cuộc thi đấu thể thao. - Du lịch tôn giáo: Nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của các tín đồ tôn giáo, vào những kỳ lễ tôn giáo các tín đồ sẽ thực hiện các cuộc hành hương về các thánh địa tôn giáo để thực hiện các nghi lễ tôn giáo đặc biệt. - Du lịch chữa bệnh: Đây là loại hình du lịch nhằm cải thiện tình hình sức khoẻ về thể chất và tinh thần cho du khách thông qua điều kiện đặc biệt của các điểm đến về môi trường tự nhiên, về các chuyên gia giỏi, về cơ sở vật chất kỹ thuật hay về công nghệ y tế. - Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. - Du lịch công vụ: Mục đích chính của chuyến đi là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác: tham dự hội nghị, hội thảo, các triển lãm... - Du lịch thương gia: Mục tiêu chính của chuyến đi là nhằm mục đích kinh tế: tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng... 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quá trình phục vụ nhu cầu của khách du lịch có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau, do vậy sự hình thành và phát triển du lịch chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố, khách quan lẫn chủ quan, trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta hãy xem xét một số nhân tố chủ yếu: 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch (TNDL) là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. TNDL có thể chia làm hai nhóm: - Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDL tự nhiên chính là môi trường sống của hoạt động du lịch. Các thành phần của tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với hoạt động du lịch bao gồm: + Địa hình: Với hoạt động du lịch điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình. Sự tiếp nhận hình dạng bên ngoài của tự nhiên gọi là phong cảnh, khách dulịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng. Những địa hình có giá trị cao về mặt du lịch là địa hình vùng núi, địa hình karst và địa hình ven bờ. + Khí hậu: Khí hậu là chỉ tiêu quan trọng có liên quan trực tiếp tới trạng thái tâm lý - thể lực của con người, khí hậu càng ôn hoà thì chất lượng của khu vực dành cho du lịch và nghỉ ngơi càng tốt lên. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động tham quan du lịch và chất lượng các dịch vụ du lịch. Tính mùa vụ trong du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. + Nguồn nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Tài nguyên nước có ý nghĩa trên nhiều mặt khác nhau đối với hoạt động du lịch. Nước cần cho sinh hoạt hàng ngày của du khách, một số nguồn nước đặc biệt (nước khoáng, nước biển) có giá trị an dưỡng và chữa bệnh, tài nguyên nước cũng là môi trường để tổ chức các hoạt động du lịch thể thao nước (câu cá, lặn biển, đua thuyền...). + Động, thực vật: nguồn tài nguyên động - thực vật cùng với quang cảnh sống động, hài hoà của nó là môi trường hấp dẫn để tổ chức các hoạt động tham qua du lịch, du lịch săn bắn thể thao và du lịch nghiên cứu khoa học. - Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo, bao gồm: + Các di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc: là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Những di tích này không chỉ chứa đựng giá trị văn hoá vật chất, mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần. + Các lễ hội: lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt mỏi, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Khách du lịch tham dự các lễ hội là gắn chặt vào kết cấu của đời sống quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ. + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: mỗi dân tộc đều có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa đối với du khách là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, trang phục dân tộc... Khách mong muốn được gặp gỡ, được quan sát, được đối thoại để hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của các nền văn hoá khác, để nuôi dưỡng lại các nền văn hoá ấy, đồng thời cũng là đề không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình. + Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác: đó là các trường đại học, các thư viện nổi tiếng, các triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao, các liên hoan âm nhạc... Chúng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu, để thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước mà họ đến thăm một cách sống động. Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Quy mô, tính chất, sức hấp dẫn và tính mùa vụ của hoạt động du lịch trên một vùng lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất và mức độ giá trị của nguồn TNDL. TNDL có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành cấu trúc và chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. 1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội - Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, và đây cũng chính là nguồn nhân lực lao động trong du lịch và các lĩnh vực hoạt động sản xuất và dịch vụ gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Đồng thời, cũng chính họ lại là nguồn khách du lịch. - Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Sự phát triển nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm xuất hiện nhu cầu du lịch và mở rộng những nhu cầu du lịch, cũng như làm ra đời hoạt động du lịch, và sau đó chi phối sự phát triển của hoạt động du lịch. - Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: đó là nhu cầu về hồi phục sức khoẻ và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần của con người. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu du lịch quyết định cấu trúc, tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phát triển của ngành du lịch. - Cách mạng khoa học kỹ thuật: tác động tới hoạt động du lịch trên nhiều góc độ. Trước hết, cách mạng khoa học kỹ thuật là những tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Khi khoa học công nghệ hiện đại được sử dụng, lao động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng, nhưng cường độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên tương ứng và đòi hỏi con người cần phải được phục hồi sức khoẻ thông qua con đường nghỉ ngơi du lịch. Dưới một góc độ khác, cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện CSHT cho xã hội và CSVCKT của ngành du lịch. - Quá trình đô thị hoá: Đô thị hoá là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, là một xu thế phát triển tất yếu và có những đóng góp to lớn cho việc cải thiện điều kiện sống về phương tiện vật chất, văn hoá... Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là làm biến đổi các điều kiện sống tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và việc thông qua các chuyến du lịch để trở về với thiên thiên là một xu thế tất yếu. - Điều kiện sống: du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định, trong đó mức thu nhập của người dân là yếu tố then chốt. Cùng với việc tăng thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác được cải thiện thì quá trình nghỉ ngơi giải trí sẽ tăng lên tương ứng. - Thời gian rỗi: Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc. Quỹ thời gian rỗi của mỗi người sẽ là giới hạn độ dài về mặt thời gian dành cho các chuyến du lịch của chính họ. Ngày nay, người lao động có tổng số ngày nghỉ chiếm khoảng 1/3 thời gian trong năm, đây là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch. - Các nhân tố chính trị: du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hoà bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hoà bình và hữu nghị. Và đó cũng chính là lý do mà nhân loại đã chọn khẩu hiệu cho "năm du lịch quốc tế" vào năm 1967 là "Du lịch là giấy thông hành của hoà bình". 1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật - Cơ sở hạ tầng (CSHT) nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Bản chất của du lịch là di chuyển, do vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Thông tin liên lạc là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin giữa khách du lịch, các nhà cung cấp. Trong CSHT phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống điện, nước phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của khách. Như vậy, CSHT là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Ngày nay, sự hoàn thiện của CSHT còn được coi là một hướng hoàn thiện chất lượng phục vụ du lịch, là phương thức cạnh tranh giữa các điểm du lịch, giữa các quốc gia. - Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT): đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Sự đa dạng, phong phú trong nhu cầu của du khách đòi hỏi CSVCKT du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau: các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống; thể thao, giải trí… Chúng tồn tại một cách độc lập tương đối nhưng lại có một quan hệ khăng khít: tính đồng bộ của hệ thống phục vụ du lịch góp phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch. Do vậy, việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT du lịch. 1.1.3.4. Nguồn nhân lực Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển, vị trí trung tâm của con người càng được nhấn mạnh. Các yếu tố của nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Du lịch là một lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ có nhiều đặc thù. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị của sản phẩm du lịch. Sản phẩm còn có một đặc điểm khác là quá trình sản xuất và tiêu dùng trùng khít nhau về mặt không gian và thời gian, chất lượng phục vụ du lịch không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm du lịch mà còn phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách du lịch, và sự đánh giá của du khách luôn phụ thuộc rất lớn vào trạng thái tâm lý của họ khi tiếp xúc với nhân viên phục vụ. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quả khai thác CSVCKT du lịch, TNDL. 1.2 VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.2.1 Du lịch với kinh tế. Du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước, nhưng hầu hết các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế, và theo thời gian thì những nhận thức đó ngày càng được khẳng định và nhìn nhận đầy đủ hơn. Trước hết, du lịch tham gia tích cực vào quá trìnhn tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm GDP. Đối với hoạt động du lịch nội địa, du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập, tác động tích cực tới việc cân đối cấu trúc thu nhập và chi tiêu của nhân dân giữa các vùng. Đối với hoạt động du lịch quốc tế thì du lịch còn được coi là nguồn thu ngoại tệ quan trọng có tác dụng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch quốc tế còn là kênh thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua các chuyến du lịch các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ họi làm ăn, đồng thời bản thân du lịch cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư đầy hấp dẫn. Du lịch quốc tế góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt chính sự phát triển của du lịch đã là động lực chính trong việc mở rộng các tuyến giao thông quốc tế. Nhiều quốc gia đã chọn du lịch là một hướng mở cửa nền kinh tế: Thái Lan, Singapore… Du lịch quốc tế cũng chính là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà. Du lịch là một ngành kinh tế đem lại tỷ suất lợi nhuận cao bởi vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, do vậy phát triển du lịch là hướng đi chiến lược nhằm tăng tỷ trọng khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch còn góp phần phát triển cân đối cơ cấu vùng của nền kinh tế bởi du lịch đòi hỏi phải có sự thay đổi trên nhiều mặt ở những vùng có TNDL, hầu hết đó đều là các vùng sâu, vùng xa. Phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như giao thông, xây dựng… và hoàn thiện CSHT của xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch quá tải sẽ tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế và tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch, sự phát triển đó của nền kinh tế sẽ thiếu tính ổn định và bền vững. 1.2.2. Du lịch với chính trị - xã hội. Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới, thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hoà bình và hữu nghị. Hoạt động du lịch giúp cho du khách hiểu biết hơn vế đất nước, con người, lịch sử… của đất nước mình đến thăm. Trên cơ sở đó giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc vì hoà bình và sự phồn thịnh của nhân loại. Đối với xã hội, du lịch trước hết có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động cho người dân. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện gặp gỡ, gần gũi nhau hơn và qua đó mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Cũng thông qua những chuyến du lịch, khi được tiếp xúc với các danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hoá lịch sử, con người thêm hiểu và yêu quê hương đất nước. Du lịch có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước. Du lịch cũng còn là một phương thức nâng cao dân trí, "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", qua mỗi chuyến du lịch, du khách lại tăng thêm hiểu biết và vốn sống, làm cho tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo thống kê của WTO năm 2000 trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng (chiếm 10,7% tổng số lao động). Du lịch góp phần làm giảm sự tập trung căng thẳng ở những trung tâm dân cư: các tài nguyên thiên nhiên thường nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi phải có sự đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, văn hoá… và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó. Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống bởi các món đồ thủ công mỹ nghệ luôn là những mặt hàng lưu niệm hấp dẫn. Du lịch còn là phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… 1.2.3. Du lịch với văn hoá. WTO đã lấy chủ đề của năm du lịch đầu tiên của thiên niên kỷ là : "Du lịch - một công cụ hữu của giao lưu văn hoá giữa các nền văn minh". Chủ đề năm du lịch thế giới năm 2001 đã nhấn mạnh tác dụng văn hoá xã hội của du lịch, chỉ ra mối quan hệ giữa du lịch với văn hoá, làm cho toàn thế giới nhận thức đúng đắn hơn về văn hoá du lịch và tác dụng của nó để thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững. Mỗi dân tộc đều có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những yếu tố văn hoá truyền thống đó được tích tụ từ lâu đời. Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hoá với nhau. Thông qua các hành trình du lịch, những giá trị văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc sẽ được tôn vinh, những yếu tố văn minh trong nền văn hoá nhân loại càng kích thích những nét độc đáo của văn hoá dân tộc, sự giao thoa đó làm cho nền văn hoá nhân loại cũng như nền văn hoá của mỗi dân tộc ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Du lịch cũng là hoạt động góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, nguồn thu từ du lịch văn hoá sẽ được tái đầu tư để phát triển các làng nghề, để tôn tạo các di tích. 1.2.4. Du lịch với môi trường. Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực quan sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều đó có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường. Với nhiều quốc gia, sự phát triển du lịch là cơ hội tốt để cải thiện tiêu chuẩn sống của dân cư thông qua việc cải thiện hệ thống cung cấp nước, nguồn năng lượng, những điều kiện vệ sinh không phù hợp, những hiểm hoạ bệnh tật… Nguồn thu từ du lịch cũng là nguồn vốn quan trọng để cải thiện và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những cơ sở trên, nhằm mục đích kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên, theo sáng kiến của WTO, Liên hiệp quốc đã chọn năm 2002 là "Năm quốc tế du lịch sinh thái". 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG. 1.3.1. Thành phố Hồ Chí Mính liên kết hợp tác phát triển du lịch. Thành phố (TP) Hồ Chí Minh có ưu thế về vị trí địa lý: là cửa ngõ quốc tế đón khách du lịch và là đầu mối giao thông đường bộ và trung chuyển khách du lịch của phía Nam: từ Đồng bằng sông Cửu Long đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và ngược lại. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 -2010 đã xác định TP Hồ Chí Minh là Trung tâm dịch vụ của vùng du lịch số 3. Do đó sự liên kết phối hợp với ngành du lịch các địa phương trong vùng sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho mỗi bên: thế mạnh của TP sẽ hỗ trợ công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và đem khách du lịch đến các địa phương; đồng thời, TNDL của mỗi địa phương sẽ góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch liên kết TP với các tỉnh. Sự hợp tác liên kết phát triển du lịch được xác định theo các nội dung chủ yếu sau: - Thứ nhất: Phối hợp xây dựng và khai thác các tour tuyến. Trong những năm qua, sự phối hợp phát triển du lịch g._.iữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh thành trong cả nước đã được thể hiện cụ thể nhất là các tuyến du lịch đến các địa phương. Ngoài các tuyến điểm truyền thống tại Nha Trang, Đà Lạt.. nhiều tuyến, điểm du lịch mới được thiết kế trong vòng chục năm trở lại đây đang trở thành các sản phẩm hấp dẫn và được ưa thích: Hòn Rơm - Mũi Né (Phan Thiết); đường mòn Hồ Chí Minh và thăm chiến trường xưa; du lịch sông nước trên sông Tiền, sông Hậu… và đặc biệt có tuyến được mở do sự phối hợp giữa nhiều quốc gia như tuyến du lịch đường thuỷ TP Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Siêm Riệp, tuyến du lịch tầu biển Vũng Tàu- TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo - Thái Lan. Sự phối hợp xây dựng và khai thác các tour tuyến đã làm đa dạng , phong phú thêm sản phẩm du lịch và qua đó thúc đẩy ngành du lịch TP và các tỉnh trong vùng ngày càng phát triển. - Thứ hai: Liên kết hợp tác trong lĩnh vực đầu tư. Trên lĩnh vực này, Tổng công ty du lịch Sài Gòn đã có vai trò rất lớn trong việc hợp tác với các địa phương. Đến nay Saigon Tourist đã liên doanh với hơn 10 tỉnh thành trong cả nước để xây dựng các khách sạn lớn và các khu du lịch tại các địa phương (khu du lịch Sài Gòn - Phú Quốc tại Phú Quốc, khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né tại Phan Thiết..). Tổng số vốn đầu tư của Saigon tourist lên tới trên 1000 tỷ đồng, thu hút hàng ngàn lao động tại các địa phương, doanh thu năm 2000 đạt hơn 76 tỷ đồng, nộp ngân sách 5 tỷ 675 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp du lịch của TP cũng đầu tư xây dựng tại một số địa phương giàu tiềm năng như: Lâm Đồng, Phan Thiết, Nha Trang… Các hoạt động đầu tư này đã tạo cơ hội cung cấp nhiều việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ nhân viên du lịch, đóng góp ngân sách và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương. - Thứ ba: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên lĩnh vực này, TP Hồ Chí Minh là nơi có khả năng cung cấp đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Nam. Ngoài một số trường đại học, cao đẳng có khoa đào tạo về du lịch, TP còn có 2 trường đào tạo nghề về du lịch cuang cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch của TP và các tỉnh bạn. Sở du lịch TP Hồ Chí Minh cũng đã hợp tác với các cơ sở đào tạo, với các tổ chức trong nước và quốc tế để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngành du lịch TP và các tỉnh thành phía Nam. - Thứ tư: Hoạt động tuyên truyền quảng bá. Các liên hoan du lịch "Gặp gỡ Đất phương Nam", "Lễ hội trái cây Nam Bộ".. là nơi gặp gỡ giao lưu giữa các tỉnh nhằm giới thiệu khả năng phong phú của mỗi điạ phương, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau và tạo điều kiện, cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, tiếp xúc liên kết mở rộng kinh doanh, thu hút khách du lịch đến địa phương mình. Song song với các sự kiện du lịch được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, trong quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, ngành du lịch TP đã tham gia các sự kiện, các lễ hội văn hoá lớn của các tỉnh thành. trong khu vực như: lễ hội đua voi Buôn Đôn (Đaklak), đua ghe ngho (Sóc Trăng)…để cùng quảng bá du lịch. Những thuận lợi mang lại từ sự liên kết phối hợp với phát triển du lịch của TP và các tỉnh thành là không thể phủ nhận được và là động lực thúc đẩy phát triển du lịch chung của toàn vùng. Tuy nhiên công tác tuyên truyền quảng bá các sự kiện du lịch giữa TP với các địa phương thời gian qua chưa được tổ chức chặt chẽ, và thiếu thông tin cung cấp từ Ban tổ chức của các địa phương làm cho việc xây dựng, chào bán tour của các doanh nghiệp du lịch bị hạn chế. Hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch nổi tiếng vào mùa cao điểm thường quá tải, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nâng giá tùy tiện và cắt giảm dịch vụ, chất lượng phục vụ kém… Chưa có sự liên kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch lâu dài và quy mô lớn giữa thành phố với các địa phương nhằm khai thác thế mạnh hệ thống cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm: Hoạt động liên kết đầu tư của du lịch TP với các địa phương còn mang tính tự phát hoặc riêng lẻ vì mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp, chưa có sự phối hợp đồng bộ trên quy mô lớn của toàn ngành như: liên kết phối hợp đầu tư chung, hoặc phân vùng đầu tư tại các địa phương để giao cho các đơn vị kinh doanh du lịch theo thế mạnh của từng đơn vị. Qua những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, trong tương lai cần có một số chiến lược hợp tác lâu dài, toàn diện hơn giữa du lịch TP Hồ Chí Minh và các địa phương ở nhiều cấp, Sở, Ban, Ngành và trên nhiều lĩnh vực : đầu tư, xây dựng sản phẩm mới, khai thác các sự kiện lễ hội, tham gia hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước để xúc tiến quảng bá sự phát triển chung của du lịch toàn vùng. 1.3.2 Hà Tây phát huy tiềm năng văn hoá lễ hội để phát triển du lịch. Hà Tây vốn là vùng đất cổ. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của lịch sử đã hun đúc, sàng lọc và lưu giữ cho hậu thế nhiều giá trị đặc sắc của các tầng văn hoá cổ,. trong đó nổi bật nhất là hệ thống các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc và các lễ hội, hàng năm có đến trên 700 lễ hội diễn ra trên mảnh đất quê lụa. Nhận thức rõ phát triển văn hoá là nền tảng của tinh thần xã hội để đảm bảo nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, nhận thức rõ những tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch, để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân dân Hà Tây đã thực hiện chủ trương phát huy tiềm năng văn hoá để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hà Tây đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW V ( khoá IX), thông qua triển khai chương trình số 61 - Ctr/TU của Tỉnh uỷ về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc", qua đó tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh. Công tác bảo tồn di sản văn hoá đặc biệt được coi trọng và đã thành công với chất lượng cao ở nhiều di tích (chùa Mía, đình Tây Đằng..). Đặc biệt, việc tu bổ các di tích được tiến hành trên cơ sở khoa học, trước khi can thiệp trực tiếp vào di tích tỉnh đã mời các nhà khoa học có uy tín tiến hành xây dựng hồ sơ cho di tích.Việc tu bổ sẽ tiến hành trên cơ sở tôn trọng nguồn gốc nguyên bản của các hiện vật, kết hợp giữa việc nghiên cứu và sử dụng các vật liệu và phương pháp truyền thống với ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Nguồn vốn đầu tư tu bổ các di tích được hình thành từ hai nguồn quan trọng là ngân sách Nhà nước, ngoài ra tỉnh còn làm tốt công tác huy động quan trọng là ngân sách Nhà nước, ngoài ra tỉnh còn làm tốt công tác huy động sự đóng góp của nhân dân và khách thập phương. Tỉnh đã xác định các lễ hội chính là cơ hội tốt để thu hút khách du lịch, việc tổ chức các lễ hội phải quan tâm tới điều kiện sinh hoạt của du khách, sản phẩm du lịch lễ hội sẽ là sản phẩm du lịch chủ đạo trong hướng phát triển du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hoá thông tin ngành du lịch chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp địa phương trong tỉnh tổ chức và quản lý tốt các lễ hội, tránh lãng phí, bài trừ các tệ nạn như trèn ép giá cả, móc túi, trong đó đặc biệt quan tâm tới điều kiện giao thồn, ăn nghỉ và các nhu cầu khác của khách du lịch. Khâu tổ chức các lễ hội đã được quan tâm đầu tư, công tác chuẩn bị và thực hiện được tiến hành chu đáo, không chỉ về hình thức mà đã có sự đầu tư công phu về nội dung, do đó đã tạo nên sự hấp dẫn rất cao đối với cả khách du lịch quốc tế và nội địa (riêng lễ hội chùa Hương năm 2004 đã thu hút 356.524 lượt khách). Bên cạnh những thành công đạt được, lãnh đạo tỉnh Hà Tây cũng đã có những đánh giá khách quan, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để đưa các lễ hội văn hoá thực sự trở thành một sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng của tỉnh. Tỉnh đã rút những tồn tại trong việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch: Việc tổ chức các lễ hội đã xảy ra tình trạng nóng vội, chạy theo số lượng dẫn đến tình trạng "lạm phát lễ hội"; tổ chức các lễ hội còn có sự trùng lặp về nội dung, về không gian và thời gian; nhiều lễ hội nội dung còn sơ sài, thiếu tính hấp dẫn… và kết quả là vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa một lễ hội du lịch với lễ hội thực tế. Do vậy, thời gian tới, lãnh đạo tỉnh xác định sẽ trực tiếp chỉ đạo hai đầu mối chính là sở văn hoá thông tin, sở du lịch phối hợp với các ban ngành chức năng và chính quyền các cấp cần phải có những thay đổi trên nhiều mặt để đảm bảo hiệu quả khai thác các lễ hội du lịch: phân công rõ ràng trách nhiệm của các ban ngành trong việc phối kết hợp tổ chức lễ hội; hoàn thiện CSHT; quy hoạch lại hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch; chỉnh trang môi trường cảnh quan; giáo dục tuyên truyền cộng đồng địa phương; tập trung vào một số lễ hội chủ đạo để tránh tình trạng manh mún, xẻ nhỏ lượng khách; tổ chức các lễ hội phải được chuyên nghiệp hoá nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch; tăng cường công tác an ninh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách… Sự quan tâm sát sao và những chủ trương đúng đắn, kịp thời của lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã tạo nên sự hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch lễ hội đã trở thành một hướng đi hiệu quả của du lịch Hà Tây, đã trở thành một sản phẩm có chất lượng, có tính hấp dẫn cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng ngoạn thắng cảnh và tâm linh của khách du lịch. 1.3.3. Liên kết phát triển du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và có khả năng hợp tác phát triển du lịch của 3 tỉnh là rất lớn. Về mặt địa lý, khoảng cách giữa ba tỉnh là rất gần, thuận tiện cho việc đi lại tham quan của khách. Về mặt địa lý, khoảng cách giữa ba tỉnh là rất gần, thuận tiện cho việc đi lại tham quan của khách. Về mặt TNDL, cả ba tỉnh đều có nhiều tiềm năng, đều có di sản văn hoá thế giới, đều có các bãi tắm biển đẹp. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch chung cho cả ba tỉnh, khả năng liên kết giữa các điểm trên địa bàn ba tỉnh trong một chuyến du lịch mang tính khả thi cao. Xuất phát từ những cơ sở đó, lãnh đạo ba tỉnh đã xác định du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, xác định Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam là một điểm đến chung, du khách đến Huế sẽ đến Đà Nẵng, Quảng Nam và ngược lại. Từ cuối năm 2002, được sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch, ba địa phương đã liên kết nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch của mình: đẩy mạnh dự án "Bãi biển Mặt trời mọc" nhằm tạo thương hiệu riêng cho các bãi biển nổi tiếng như Lăng Cô, Non Nước, Cửa Đại…; tham gia tích cực vào dự án "Con đường di sản Miền Trung"; tranh thủ các nguồn lực, tập trung xây dựng các kế hoạch , các dự án để cụ thể hoá bằng những sản phẩm du lịch có chất lượng cao trong tương lai. Ba địa phương đã phối hợp triển khai sản phẩm du lịch sông nước (tuyến sông Hàn (Đà Nẵng) đến cù Lao Chàm (Quảng Nam); tuyến sông Hương - cửa Thuận An - sông Hàn - Sơn Trà - cù lao Chàm - sồn Thu Bồn ..); phối hợp khảo sát, khôi phục và đưa vào khai thác một số làng nghề gắn với hoạt động du lịch, biến lợi thế về các làng nghê thành các tour du lịch… Ngoài ra, một sản phẩm du lịch đặc sắc khác của khu vực là du lịch lễ hội. Các lễ hội dân gian và hiện đại diễn ra hầu hết như quanh năm. Ba tỉnh đã phối hợp trong khi tổ chức quản lý và quảng bá, tiếp đón khách để biến các sự kiện, các lễ hội thành các sự kiện văn hoá du lịch lớn như: Festival Huế, phố đêm Hội An, liên hoan du lịch Đà Nẵng… Ba tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch, phối hợp thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch, chú trọng xúc tiến tại thị trường nước ngoài, xác định dự án"Con đường di sản Miền Trung" là điều kiện tốt để các tỉnh, thành miền Trung và khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam quảng bá điểm đến của mình. Lãnh đạo ba tỉnh cũng nhận ra hạn chế chung của khu vực là hiện nay chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, các địa phương đã có kế hoạch tăng cường phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng lao động du lịch, tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau, liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo du lịch, phối hợp tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động giao lưu gặp gỡ giữa lao động du lịch giữa ba tỉnh… Bằng lợi thế và khả năng, sự liên kết, hợp tác toàn diện giữa ba địa phương đã góp phần quan trọng vào việc đưa ngành của du lịch khu vực phát triển nhanh chóng, đưa Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng , Quảng Nam trở thành một mắt xích quan trọng nhất trong dự án "Con đường di sản miền Trung", đưa du lịch của khu vực trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1990-2004 2.1 Những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch hà nội 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. TNDL tự nhiên của Hà Nội khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi đồn hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm với độ cao trung bình từ 5m đến 20 m so với mặt nước biển. Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm. Đặc điểm địa hình của Hà Nội là không bị giới hạn trong khuôn khổ diện tích đất đai để xây dựng các tổ hợp công trình phục vụ du lịch (nhiều điểm du lịch rất hạn chế trong việc tìm kiếm mặt bằng VD Hạ Long). Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu Hà Nội khá ôn hoà, thuận lợi với điều kiện sống của con người (các chỉ số khí hậu trung bình hàng năm: nhiệt độ 23,50C; độ ẩm 81%, lượng mưa 1.676 mm) và hoạt động tham quan của khách du lịch. Hà Nội có nguồn nước khá phong phú, bao gồm nước chảy trên bề mặt (sông, hồ) và nước ngầm. Địa phận Hà Nội có khá nhiều sông nước chảy qua, trong đó quan trọng nhất là sông Hồng và sông Đuống. Hà Nội là một trong những thủ đô có số lượng hồ ao lớn trên thế giới với tổng diện tích lên tới 3.600 ha mặt nước. Hà Nội được mệnh danh là thành phố "xanh", thành phố cảnh quan nổi tiếng, thành phố của hệ sinh thái hồ, sông. Hà Nội có nguồn nước ngầm khá dồi dào, hiện đang được khai thác để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Với hoạt động du lịch, hệ thống sông hồ, nước ngầm phong phú là nguồn nước quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của du khách. Đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào thuỷ sản phục vụ nhu cầu ăn uống, và cũng là nơi có khả năng triển khai các loại hình dịch vụ thể thao trong nước. Thực vật tự nhiên ở Hà Nội chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn với hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp. Một bộ phận lớn thực vật là hệ thống cây xanh được trồng trên khắp đường phố (đường phố Hà Nội có trên 250.000 cây, bao gồm trên 50 loại cây khác nhau) và các vườn hoa công viên (Hà Nội có trên 30 vườn hoa, công viên với hơn 377 ha thảm cây xanh). Cây xanh Hà Nội còn có một mảng rất đặc sắc – hoa cây cảnh ở các làng hoa đã tạo nên một hồ Tây với không gian văn hoá tràn đầy hương sắc. Cây xanh đã tạo cho thành phố một sắc thái độc đáo, Hà Nội là “thành phố xanh” trong con mắt của bạn bè quốc tế và du khách. Động vật gần đây đã xuất hiện trở lại cùng với việc trồng rừng. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc… 2.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn. “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm” Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là vùng đất cổ, đất đế đô của hầu hết các vương triều. Chính nơi đây đã hình thành nét đặc trưng cô đọng nhất của Văn hoá Việt Nam để rồi lan toả đi cả nước, hình thành nên nét văn hoá Việt giàu bản sắc. Cho đến nay, Hà Nội vẫn được coi là một trung tâm, văn hoá phong phú và đa dạng nhất cả nước. Với gần 1.000 năm văn hiến, Hà Nội đã lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá, tạo nên bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. 2.1.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc Trong cấu trúc tài nguyên nhân văn của Hà Nội thì di tích lịch sử – văn hoá là tài nguyên rất quan trọng. Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 2.000 di tích, đa số các di tích đều có giá trị lịch sử nghệ thuật đặc sắc, một số lớn các di tích này đã được cấp bằng công nhận là di tích quốc gia. So sánh tương quan giữa Hà Nội với các trung tâm của cả nước thì Hà Nội là nơi tập trung các di tích lịch sử với mật độ dày đặc nhất (đến 42,8 di tích/km2, trong khi trung bình của cả nước là 2,2 di tích/km2. Hà Nội có 322 di tích được xếp hạng, chiếm tỷ trọng 19,3% của cả nước), đây là một lợi thế cạnh tranh của du lịch Hà Nội. Các di tích có giá trị của Hà Nội. Hệ thống đền đình, chùa, miếu phủ: Theo thống kê của sở văn hoá Hà Nội và Ban quản lý di tích và danh thắng thì Hà Nội có 697 đình, 12 lăng, 216 đền, 252 miếu, 775 chùa, 66 nhà thờ họ, 32 am, quan… Đây chính là các di tích có giá trị cao về mặt sự tích lịch sử, về đặc điểm kiến trúc, đồng thời đây cũng là những nơi thờ tự tông nghiêm nên ngoài những giá trị vật chất thì chúng còn chứa đựng những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần, là những nơi mà trong tâm thức dân gian cho là thiêng liêng. Văn miếu – Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 năm 1.070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho. Sáu năm sau (1.076), Quốc Tử Giám được xây dựng ngay trên địa điểm này trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam với chức năng giảng dạy đạo Nho. Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là tinh hoa của văn hoá dân tộc, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và truyền thống văn hiến lâu dài của đất nước. Khu phố cổ: Khu phố này có dáng dấp rất đặc trưng: Phố xá chi chít dọc ngang bàn cờ, các ngôi nhà đều có dạng “ nhà ống”. Nhà ống ở khu phố cổ bé nhỏ, bình dị, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Tại đó, người ta mua bán vào mọi thời điểm, đem lại cảnh tượng tấp nập và nhà cạnh nhà, liền mái , liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau đó là một dấu ấn của truyền thống cộng đồng làng xã, một nét đẹp của tâm hồn Việt Nam. Chật hẹp, ồn ào, tấp nập đến mức có phần xô bổ nhưng tất cả những điều tưởng chừng vô lý đấy khi hội tụ về trong phố cổ thì lại tạo nên một sự “hợp lý” đầy bản sắc. Cái hấp dẫn của khu phố cổ kính chính là ở chỗ người xưa đã sắp xếp không gian như một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó nhau để mà tồn tại, sinh sôi… Khu phố cổ góp phần tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị của Hà Nội, một thành phố hài hoà, xinh đẹp, xanh tươi, một thành phố mang nhiều chất nhân văn, điều mà các đô thị trên thế giới đang bị mất dần. Hệ thống các bảo tàng: Hà Nội là thành phố có nhiều bảo tàng nhất cả nước đấy là những cơ quan văn hoá quan trọng, là nơi nghiên cứu, nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật và là nơi cung cấp những thông tin xác thực, khoa học tập trung theo tong chủ đề nhất định. Bảo tàng cũng là nơi bảo tồn văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống… Với khối lượng đồ sộ những hiện vật lịch sử, những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của cha ông lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách hàng. 2.1.2.2. Các lễ hội dân gian: Lễ hội truyền thống của Hà Nội như một bảo tàng bách khoa năng động về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tín ngưỡng và tôn giáo, phản ánh những quá trình lao động, những phong tục và những biến cố xã hội quan trọng của vùng đất thần kỳ. Cũng như hầu hết các lễ hội Việt Nam, lễ hội Việt Nam, lễ hội của Hà Nội thường được tổ chức tập trung vào mùa xuân, đó cũng là mùa chính của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị khai thác về mặt du lịch đối với các lễ hội, càng làm cho sản phẩm du lịch thủ đô thêm phong phú đa dạng và hấp dẫn. 2.1.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi địa phương đều có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá phong tục tập quán hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc hợp có ý nghĩa đối với du khách trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Lối sống văn minh thanh lịch: “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước. Sự giao lưu và hội tụ đã trải qua bề dày lịch sử ngàn năm. Cuộc sống đã chắt lọc, đã tuyển chọn được nâng cao tạo cho Hà Nội một phong cách riêng về một nếp sống hoà hiếu, thanh lịch, sành ăn, sành chơi, thân thiện, cởi mở, hiếu khách… Không xô bồ, vội vã mà thanh cảnh, tao nhã, lịch sự văn minh duyên dáng, tinh tế…đã trở thành nếp thường xuyên hàng ngày, nó thể hiện qua dáng đi, nét mặc, lời nói, nụ cười, ánh mắt… Sự thân thiện, cởi mở của người Hà Nội chính là một môi trường thuận lợi cho công nghiệp du lịch phát triển, là điều kiện hết sức quan trọng để xã hội hoá du lịch. Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống: Sân khấu Việt Nam cũng có một lịch sử khá lâu đời (trên dưới 1000 năm), ngày nay các loại hình sân khấu này ít nhiều đã có sự biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thời đại, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống đặc sắc quý giá. Ngày nay, khách du lịch có thể thưởng thức các loại hình nghệ thuật này trong các nhà hát tại Hà Nội với đầy đủ tiện nghi hiện đại. Các làng nghề thủ công truyền thống: Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài bách nghệ của bốn phương đất nước,. Có thể nói rằng hầu hết các nghề thủ công truyền thống đều có mặt ở Hà Nội. Ngày nay, việc tham quan để tìm hiểu nét đặc trưng trong quy trình sản xuất, mua hàng lưu niệm và tìm hiểu thị trường tại các làng nghề luôn là những hoạt động được khách du lịch ưa thích. Hà Nội có rất nhiều làng nghề phù hợp với việc đón khách du lịch: gốm sứ (Bát Tràng), làng hoa (Nhật Tân, Quảng Bá)…kim hoàn, dệt lụa (Vạn phúc), sơn mài, chạm khảm… Nghệ thuật ẩm thực: “có thực mới vực được đạo” như người xưa nói. Nhưng người Hà Nội có cách ăn riêng, sành điệu trong ăn uống, họ không coi món ăn chỉ là cho no. Cách ăn của người Hà Nội không chỉ có nghĩa vật chất mà hàm nghĩa tinh thần nhiều hơn, mang tính văn hoá cao độ, được nâng lên người dân trong nước như dân gian lưu truyền “ăn Bắc”, mà còn cả với cả bạn bè năm châu bốn bể. Văn hoá ẩm thực là những sản phẩm du lịch hết sức độc đáo của Hà Nội. 2.1.2.4 Các sự kiện đặc biệt. Thủ đo Hà Nội là trung tâm văn hoá kinh tế – chính trị của cả nước, là nơi diễn ra các hội chợ, các cuộc thi đấu thể thao, các sự kiện văn hoá… (ASEM5, SEAGAME). Đây cũng là những sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè thế giới. Bên cạnh mục đích tham gia các sự kiện đặc biệt đó, khách luôn có sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động tham quan du lịch. Ngoài việc thu hút trực tiếp khách du lịch thì các sự kiện này còn là cơ hội rất tốt để quảng bá cho du lịch thủ đô. 2.1.3 Ưu thế của Hà Nội về phát triển du lịch 2.1.3.1 Ưu thế về cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội Hà Nội là thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, đó là một lợi thế lớn để phát triển hoạt động du lịch. - Giao thông vận tải Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với sự hội tụ của nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, và đường sắt + Hệ thống giao thông đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam được phân bố theo đặc điểm của lãnh thổ với hai đầu mối là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với các nan quạt toả đi các tỉnh, do vậy có thể nói rằng muốn đến các tỉnh thành phía Bắc, hay theo chiều ngược lại từ các tỉnh phía Bắc muốn đến các tỉnh phía Nam đều phải qua đầu mối Hà Nội.Từ Hà Nội, toả ra các tuyến đường bộ chính, trong đó quan trọng nhất là quốc lộ 1A, quốc lộ 5. quốc lộ 6. Các tuyến đường này đã tạo nên sự liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với các địa phương khác. Mạng lưới đường bộ tại Hà Nội tương đối phát triển, nội thành hiện có khoảng 300 km đường phố dạng ô bàn cờ với tổng diện tích mặt đường khoảng 2.2 triệu km2, mật độ đường giao thông của thành phố đạt 3.062 km/km2. Hiện công ty khai thác điểm đỗ đang quản lý 131 điểm đỗ xe công cộng với tổng diện tích là 58.804 m2. Về phương tiện, hiện ở Hà Nội có trên 50.000 ô tô các loại và trên 800.000 xe máy. Mạng xe buýt ở Hà Nội với hơn 500 đều xe được đánh giá và hiện đại nhất cả nước, hệ thống taxi hiện có hơn 30 doanh nghiệp tham gia với hơn 700 đầu xe hoạt độn.g. Hiện ở Hà Nội có trên 50 doanh nghiệp cho thuê xe ô tô từ 4 đến 45 chỗ. Hầu hết các loại xe đều đảm bảo về tình trạng kỹ thuật, hình thức và hầu hết đều là các loại xe đời mới sản xuất từ năm 1998 trở lại đây, đảm bảo điều kiện phục vụ khách du lịch quốc tế. Ngoài các dịch vụ đảm bảo cung cấp xăng dầu, sửa chữa bảo dưỡng, thay thế phụ tùng phát triển, đảm bảo kịp thời, thường xuyên và thuận tiện. + Hệ thống giao thông đường sắt: Hệ thống giao thông đường sắt Việt Nam chủ yếu được phân bố theo hướng Bắc - Năm và Tây Bắc - Đông Nam, Hà Nam là ga chính lớn nhất, quan trọng nhất cả nước và có thể đến tất cả các ga khác một cách thuận tiện nhất cả về tuyến đường lẫn thời gian đi tàu. Hội tụ về đây có 05 tuyến đường sắt chính đi TP Hồ Chí Minh; Làos Cai; Đồng Đăng; Hải Phòng; Thái Nguyên; Đường sắt Việt Nam hiện có khoảng 400 đầu máy diezel và một số đầu máy hơi nước 5.000 toa xe với tốc độ trong bình khoảng 50km/m, trong tương lai chúng ta đang có kế hoạch điện khí hoá đường sắt để có thể nâng vận tốc lên trên 100km/m. Từ Hà Nội scó thể triển khai một số tuyến du lịch hấp dẫn bằng đường sắt: Sa Pa, Hạ Long, Lạng Sơn, Bắc Kinh, Côn Minh - Quế Lâm… Hà Nội cũng còn là ga chính trong các tuyến đường sắt liên vận để đưa đón trao đổi khách du lịch quốc tế bằng đường sắt từ Trung Quốc, Nga và các nước Châu Âu với Việt Nam. + Hệ thống giao thông hàng không: Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay, được trực tiếp đưa đón khách quốc tế, có thể nói gần như tất cả khách quốc tế đến Việt Nam đều phải qua hai cửa khẩu này. Hiện nay, các thị trường khách du lịch trọng điểm đều có tuyến hay trực tiếp tới Hà Nội (Pháp, Nhật, Đức, Trung Quốc.Mỹ..) Với du lịch nội địa, từ Nội Bài đều có tuyến bay tới các sân bay nội địa khác. Hiện nay, hàng không Việt Nam vẫn đang độc quyền khai thác các tuyến bay nội địa với mạng đường bay đến 24 thành phố, thị xã trên toàn quốc.Với bên ngoài, hàng không Việt Nam có mạng đường bay đến 31 thành phố liứn thuộc 5 khu vực trên thế giới, ngoài ra còn có khả năng tiếp nhận tất cả các loại may bay và có năng lực chuyển khoảng hơn 3 triệu lượt hành khách/năm, ngoài ra sân bay Gia Lâm là sân bay nhỏ, chỉ có khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ nhỏ, máy bay trực thăng, trong tương lai có thể xây dựng sân bay Miếu Môn trở thành một sân bay quốc tế có khả năng chia sẻ lượng khách quốc tế với Nội Bài. Hiện có 21 hãng hàng không nứôc ngoài tham gia 19 đường bay quốc tế xuất phát từ Nội Bài và hơn 50 schuyến bay đến Nội Bài hàng tuần (xem thêm phần phụ lục số 01). Về phương tiện bay, cho đến đầu năm 2004. Vietnam airlines khai thác 31 may bay bao gồm 4 sBoeing 777, 6 Boeing 767-300, s11 Airbú A 320.Airbus 321, s02 Fokker 70S, 08 ATR 72S, với đội máy bay này, chúng ta hoàn toàn có khả năng khai thác đảm bảo các tuyến bay quốc tế tầm xa. Với 24 văn phòng chi nhánh và hàng chục ngàn đại lý toàn cầu. viêtmam Airlines ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách. Đặc biệt, từ Hà Nội du khách còn có thể sử dụng loại hình dịch vụ taxi bay của Tổng công ty bay dịch vụ Miền Bắc, dùng máy bay trực thăng để tham gia các điểm du lịch từ trên không có thể cảm nhận được sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên mà không loại hình phương tiện giao thông nào có thể mang lại được cho du khách. + Giao thông đường thủy: Giao thông đường thủy mặc dù hiện nay không được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hành khách, nhưng với đặc điểm là thành phố nằm bên bờ sông Hồng, với vị trí trung tâm của đồng bằng bắc Bộ, từ Hà Nội có thể thiết lập các tuyến du lịch đường thủy hấp dẫn nối liền với các địa phương khác: thăm miền biển Đông Bắc (Hạ Long, Cát Bà, Móng Cái, Trà Cổ,…) và các tỉnh phụ cận của đồng bằng sông Hống (Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định,. Thái Bình..) Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của cả nước, là nơi hội tụ của 06 tuyến đường sắt, 08 tuyến quốc lộ. Những đặc điểm đó về mặt giao thông đã tạo nên lợi thế cho Hà Nội trong việc phát triển hoạt động du lịch, Hà Nội trở thành một mắt xích quan trong trong các tuyến tham quan du lịch, dù cho khách du lịch muốn đến điểm nào ở Miền Bắc thì cũng sẽ phải đi qua và sử dụng các dịch vụ du lịch tại Hà Nội. - Các yếu tố hạ tâng khác. Hà Nội nằm trong vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất nước ta cả về nhiệt điện (Phả Lại), cũng như thủy điện (Hoà Bình, và trong tương lai sẽ có thêm Sơn La). sản lượng điện được tăng lên không ngừng đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, trong đó có du lịch. Hà Nội cũng là nơi có điều kiện và khả năng để giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch trê cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặt và nước ngầm. Nếu kết hợp đồng bộ việc sử dụng nguồn điện và các trang thiết bị khoan, bơm, lọc, dẫn nước thì có đảm bảo nguồn nước một cách chủ động và không mấy tốn kém như ở các khu vực khác. Về thông tin liên lạc, Hà Nội vốn là đầu mối thông tin liên lạc lớn nhất cả nước, là nơi tập trung hầu hết trang thiết bị hạ tầng và nguồn nhân lực của ngành. 2.1.3.2. Ưu thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. So với cả nước thì Hà Nội là nơi có mặt nhiều nhà cung cấp, các dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ thể hiện ở phong phú về chủng loại, đầy đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng các dịch vụ. Đây chính là cơ sở để du lịch Hà Nội có thể đa dạng hoá sản phẩm và cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao. - Nhà cung cấp dịch vụ lưu trí: Cơ sở lưu trú ở Hà Nội có nhiều về số lượng, rất đa dạng về phong phú về chủng loại, chất lượng và mức giá cả, có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách khác nhau. Theo thống kê c._.ện pháp khuyến khích, ưu đãi đầu tư, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. - Cải tiến thủ tục hành chính, ưu tiên xét duyệt cấp giấy phép nhanh chóng cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tập trung tất cả các loại "giấy phép mẹ, giấy phép con" về một đầu mối, thực hiện cơ chế "một cửa", rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư để giảm bớt thời gian và phiền hà cho các nhà đầu tư. - Đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án sau khi cấp giấy phép như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bồi thường tài sản cho dân, giấy tờ về quyền sử dụng đất, về giấy phép xây dựng.. rút ngắn thời gian giao đất. - Có chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, miễn giảm thuế thu nhập có thời hạn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch. - Xem xét và điều chỉnh lại các chính sách đất đai và giá thuê đất cho các dự án đầu tư vào những lĩnh vực du lịch, nhất là trong bối cảnh giá đất ở Hà Nội quá cao như hiện nay. - Ưu đãi về xây dựng CSHT, an ninh trật tự để tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn. - Xoá bỏ các đặc quyền, đặc lợi được dành cho một số doanh nghiệp du lịch: hiện nay nhiều doanh nghiệp du lịch thuộc các Ban, Ngành, Đoàn thể… thường lợi dụng danh nghĩa tổ chức để tránh nộp thuế và hưởng các ưu đãi khác. Chính điều đó đã tạo nên sự thống bất công giữa các doanh nghiệp du lịch. Để môi trường kinh doanh du lịch thực sự lành mạnh, mọi doanh nghiệp đều phải được có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau, có như vậy mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch và thị trường du lịch phát triển, mới tạo được lòng tin và cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn chúng ta có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: + Vốn trong nước: từ các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch, từ các đơn vị kinh tế ở các ngành khác muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch, từ nguồn vốn của tư nhân. + Vốn đầu tư nước ngoài: thông qua hình thức liên doanh liên kết với nước ngoài, từ các dự án đầu tư nước ngoài. Đặc biệt ưu tiên các nhà đầu tư là Việt kiều có tâm huyết. Để đảm bảo định hướng phát triển và đẩy mạnh tốc độ thu hút vốn, tốc độ triển khai dự án Sở du lịch Hà Nội và UBND TP Hà Nội cần chủ động tiến hành lập dự án kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau như họp báo, hội chợ du lịch , qua các hội thảo về phát triển du lịch Hà Nội, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng… 3.3.6. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế Hợp tác liên kết trong phát triển du lịch là hết sức cần thiết trong phát triển du lịch bởi hành trình của khách du lịch không chỉ giới hạn trong một điểm đến, một sản phẩm du lịch có thể được tạo nên bởi sự tham gia của nhiều điểm đến khác nhau, mặt khác sự phối hợp cùng nhau giữa các điểm đến trong một chương trình hành động chung sẽ tạo nên sự thống nhất cho sự phát triển du lịch. Hợp tác liên kết với các điểm đến trong phát triển du lịch có nhiều ý nghĩa, bởi sự thống nhất về giá cả, về sản phẩm, về chất lượng, về phương pháp phục vụ, về các dịch vụ hành chính công, về các chiến dịch giảm giá, sự thống nhất trong việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong việc tạo ra các sản phẩm có nội dung phong phú, hấp dẫn …để giúp các điểm đến phối hợp với nhau tốt hơn trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch để cạnh tranh với các khu vực khác. Hợp tác phát triển du lịch Hà Nội được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: + Hợp tác với các địa phương khác theo tuyến hành trình du lịch, theo sản phẩm du lịch: căn cứ vào những đặc thù về giao thông, về đặc điểm tự nhiên, văn hoá lịch sử… Hà Nội có thể hợp tác với một số địa phương trong phát triển du lịch: Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai với sản phẩm "Du lịch về nguồn"; Hà Nội với các tỉnh Việt Bắc trong các chương trình du lịch thăm các căn cứ cách mạng ATK như "Red Tour", "Theo chân Bác"; Hà Nội - Hoa Lư - Huế và một số địa phương khác theo tuyến "Hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam", Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với các chương trình du lịch nghỉ biển "Đông Bắc xanh" hay các chương trình du lịch tham quan kết hợp tìm kiếm khảo sát thị trường "Tam giác vàng"… + Hợp tác vùng theo căn cứ phạm vi địa lý kinh tế: Hà Nội và các tỉnh phụ cận (đồng bằng sông Hồng); Vùng du lịch Bắc Bộ (bao gồm 28 tỉnh thành từ Hà Giang đến Hà Tĩnh) trong đó Thủ đô Hà Nội đóng vai trò trung tâm của một điểm đến thống nhất gồm nhiều tỉnh khác nhau trong một khu vực rộng lớn. Sự phối hợp giữa các địa phương trong khu vực trong một chiến lược phát triển kinh tế xã hội thống nhất luôn có một nội dung quan trọng là phát triển du lịch. + Liên kết cùng một số địa điểm du lịch nổi tiếng của các nước trong khu vực ASEAN để cùng xúc tiến hình ảnh sản phẩm du lịch. Đối với du khách quốc tế, Hà Nội sẽ chỉ là một điểm nhấn của cả một điểm đến thống nhất là khu vực ASEAN. Ngoài ra Hà Nội còn có thể liên kết liên lục với các thành phố lớn khác trên thế giới trong việc phối hợp để gửi và nhận khách du lịch lẫn nhau. 3.3.7. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch Hà Nội phải xuất phát từ quan điểm không chỉ nhắm đến mục tiêu là thị trường khách du lịch trong nước mà còn cả thị trường khách quốc tế. Sản phẩm du lịch này không những hình thành trên cơ sở các nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Thủ đô mà còn phải chú trọng khai thác vị trí trung tâm của Hà Nội trong mối liên hệ liên vùng với các điểm du lịch phụ cận và với cả nước, cả khu vực ASEAN. Sản phẩm du lịch được xây dựng phải là những sản phẩm cao cấp, mang tính đặc trưng cao cho nền văn hoá và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, phải phản ánh được những tinh hoa về giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử và mang bản sắc của thiên nhiên và con người vùng đất đế đô. Với những lợi thế của mình, Hà Nội có thể tập trung vào xây dựng một số loại hình sản phẩm du lịch trọng tâm sau: - Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá, lịch sử: Với bề dày văn hiến ngàn năm hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn giàu có và giá trị bậc nhất cả nước, Hà Nội và các tỉnh phụ cận luôn là khu vực có sức hấp dẫn các đối tượng khách quan tâm tới các giá trị văn hoá, lịch sử. - Du lịch MICE: Hà Nội rất có lợi thế trong việc phát triển trở thành một trung tâm chuyên nghiệp cho những hoạt động triển lãm thành tựu kinh tế - văn hoá - kỹ thuật và hội chợ, trung tâm đăng cai tổ chức các hội nghị của khu vực ASEAN, APEC cũng như của các tổ chức quốc tế. Thị trường khách tham dự hội nghị, các sự kiện kết hợp du lịch là thị trường đầy tiềm năng của du lịch Thủ đô. Thể loại du lịch MICE là một sản phẩm mang tính chiến lược và có tính cạnh tranh cao của thủ đô. - Du lịch tham quan kết hợp tìm kiếm khảo sát thị trường: Hà Nội là một trong những nơi có các hoạt động kinh tế diễn ra năng động nhất cả nước trong đó có hoạt động dịch vụ, điều này đã tạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Vị thế trung tâm kinh tế đã tạo ra lợi thế cho Hà Nội trong việc thu hút và đón tiếp khách du lịch thương gia. - Du lịch lễ hội: Hà Nội là trung tâm của Đồng Bằng Bắc Bộ, cái nôi của văn minh sông Hông với nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc và có giá trị tham quan du lịch cao, nhiều lễ hội có quy mô lớn được xem là quốc lễ (hội Gióng, hội đền Hùng…). - Du lịch nghỉ biển: Hà Nội có khoảng cách khá gần các khu du lịch nghỉ biển, tắm biển giữa những ngày hè nắng gắt là hoạt động không mới nhưng luông giữ nguyên sức hấp dẫn cao đối với người dân Hà Nội và nhất là đối với khách du lịch quốc tế phương Tây đi tránh rét. Từ Hà Nội có thể thiết lập nhiều tuyến du lịch biển hấp dẫn: Cát Bà, Hạ Long… - Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái Hà Nội có thể phát triển theo hai hướng: các khu du lịch sinh thái theo mô hình nhà vườn trang trại; các khu du lịch sinh thái - văn hoá ở khu vực ngoại thành; ngoài ra, từ Hà Nội có thể tìm hiểu nghiên cứu nhiều hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc hữu ở Cát Bà, Hạ Long, Yên Tử, Ba Vì… - Du lịch thể thao: Hà Nội là nơi có nhiều cơ sở thi đấu thể thao hiện đại có khả năng đăng cai các giải thi đấu quốc tế; bên cạnh đó từ Hà Nội khách du lịch ưa thích thể thao cũng có thể tham gia nhiều loại hình thể thao hấp dẫn: thể thao nước, golf, các giải đua xe đạp địa hình… - Du lịch nghỉ cuối tuần: Hà Nội và vùng phụ cận với khoảng cách trên dưới 60km được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều nơi có phong cảnh đẹp, môi trường thiên nhiên trong lành, yên tĩnh rất lý tưởng cho việc tổ chức thể loại du lịch nghỉ cuối tuần: Đồng Mô, Đại La, Tam Đảo, Ba Vì… - Du lịch giải trí, mua sắm: với vị thế trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá và là một đầu mối giao thông quan trọng, Hà Nội rất có lợi thế trong việc tổ chức các loại hình giải trí và trung tâm mua sắm để thu hút khách du lịch. Để thực hiện ý tưởng trên, Hà Nội cần tập trung triển khai một số dự án trọng điểm: + Liên doanh với đối tác nước ngoài xây dựng khu vui chơi giải trí Walt Disney với quy mô lớn đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. + Xây dựng khu đánh bạc dành cho khách du lịch quốc tế, ngoài ra người Việt Nam cũng có thể tham gia nhưng chịu mức vé vào cửa cao, xây dựng hình ảnh một "Lasvegas Châu Á" trong mắt du khách quốc tế. + Nghiên cứu mô hình của Dubai, có cơ chế để đầu tư xây dựng khu mua sắm miễn thuế quốc tế quhy mô lớn, biến Hà Nội trở thành một thiên đường mua sắm của khu vực và của du khách. 3.3.8. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch nhân văn. Vấn đề lập quy hoạch bảo tồn và tôn tạo các TNDL nhân văn không chỉ là bổn phận của Nhà nước, của nhân dân Hà Nội mà còn của cả ngành du lịch đang sử dụng các di tích lịch sử văn hoá làm đối tượng kinh doanh. Bảo tồn tôn tạo các di tích là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của du lịch Hà Nội trong tương lai. Vấn đề đặt ra là làm sao để các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc Hà Nội phát huy được chức năng kinh tế mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ, không phá vỡ không gian cổ kính vốn có của thành phố, để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn đầu tư tôn tạo với thực tế nguồn vốn có khả năng khai thác được, mâu thuẫn giữa lợi ích xã hội về bảo vệ di sản với lợi ích dân cư sở tại về sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trước hết, cần lập hồ sơ khoa học để nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan giá trị của các di tích trên nhiều mặt: lịch sử, kiến trúc, văn hoá, mỹ thuật, địa giới.. - Quy hoạch chi tiết hệ thống di tích lịch sử kiến trúc của Hà Nội, trong đó xác định những di tích đặc biệt giá trị (khu phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long…), những di tích cần được bảo vệ nguyên trạng, phương án chống xuống cấp cho các di tích, nâng cấp CSHT những nơi có di tích…. - Tập trung mọi lỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Trước khi tiến hành cần phải có sự nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ trên mọi phương diện: lịch sử, hiện tại, tương lai của di tích, sự tác động của thời tiết khí hậu, con người …và đặc biệt là xin ý kiến của các chuyên gia giỏi trên thế giới để có các phương án khoa học, sự thận trọng đó là hết sức cần thiết bởi những di sản mà cha ông ta để lại chứa đựng những giá trị thiêng liêng vô giá nhưng lại hết sức mong manh. - Không gian cũng là một phần không thể thiếu của kiến trúc, do vậy cần thận trọng trong việc cấp phép xây dựng các công trình mới ảnh hưởng đến cảnh quan ở những khu vực nhạy cảm. - Cương quyết cưỡng chế phá bỏ những trường hợp lấn chiếm di tích, trả lại không gian cho di tích. - Thống nhất cơ chế quản lý: tình trạng quản lý chồng chéo nhưng không hiệu quả hiện nay cần được thay thế bởi duy nhất một đầu mối quản lý là Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. - Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng và giá trị trên nhiều mặt của các di tích, qua sự hiểu biết đó sẽ hình thành cho người dân Hà Nội, những người đang sinh sống cùng các di tích tình yêu niềm tự hào về các di sản vô giá mà cha ông ta để lại. Chính sự bảo vệ của dân cư sở tại mới là sự bảo vệ quan trọng nhất, trực tiếp nhất có tác dụng nhất. - Tuyên truyền, đào tạo kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch: Sở du lịch Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp lữ hành để mời các chuyên gia đầu ngành tập huấn kiến thức về di tích (sử học, kiến trúc, mỹ thuật, văn hoá…) và giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho hướng dẫn viên, qua đó hướng dẫn viên sẽ có những tác động tích cực tới du khách khi họ tới thăm quan di tích, biến du khách từ những người có nguy cơ xâm hại di tích trở thành những người tham gia bảo vệ di tích dưới nhiều hình thức. - Quốc hội tập trung xây dựng và sớm đưa vào thực thi "Luật bảo vệ sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh". - Xây dựng và không ngừng hoàn thiện, thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý khu di tích, Quy chế quản lý, khai thác danh lam thắng cảnh, Nội quy quy định tại các di tích. - Về nguồn kinh phí đầu tư và tôn tạo, bảo tồn di tích nhu cầu là rất lớn, Hà Nội phải tích cực huy động qua các con đường sau: + Ngân sách Nhà nước cấp + Kêu gọi sự tài trợ của các TP trong nước, các tổ chức cá nhân tâm huyết với Hà Nội + Lập hồ sơ trình UNESCO để xét công nhận khu phố cổ và Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ ngoại tệ mạnh. + Quan hệ với các đại diện các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các thành phố quan tâm đến các giá trị văn hoá Hà Nội. + Từ bán vé thắng cảnh tại các di tích. + Sở du lịch Hà Nội, sở văn hoá thông tin,UBND TP Hà Nội cùng phối hợp lập phương án xin Tổng cục du lịch, Bộ tài chính phê duyệt khoản phụ thu trên doanh thu từ các đơn vị kinh doanh du lịch ở Hà Nội để tạo nguồn kinh phí. + Tổ chức các hội thảo, các sự kiện văn hoá, lập "Bảo tàng cổ vật Thăng Long" trưng bày cổ vật, "Bảo tàng tổng hợp Hà Nội" giới thiệu một cách đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô, nhằm tạo kinh phí từ sự đóng góp tự nguyện của khách mời, từ tiền bán vé. 3.3.9. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch. Sở du lịch Hà Nội cần tăng cường chủ động phối hợp cùng các ngành hữu quan (công an, ngoại giao, hải quan, giao thông vận tải, bưu điện, tài chính, văn hoá, y tế..) trong việc tạo ra cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch cũng như sự tiêu dùng của khách du lịch, đưa hoạt động du lịch vào nề nếp. - Ngành Tài chính cần xem xét xoá bỏ cơ chế hai giá và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn việc thực hiện kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp du lịch phù hợp với Luật du lịch và Luật doanh nghiệp. Giảm mức thuế VAT từ 10% hiện nay áp dụng cho ngành du lịch xuống ngang bằng với mức thuế VAT áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (VD mức thuế VAT du lịch tại Anh hiện nay là 0%, tại Thái Lan là 7%). Có các chính sách ưu đãi đối với việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch: thủ tục đơn giản, lãi suất thấp…Đối với bảo hiểm du lịch, hiện nay quy định bắt buộc mua bảo hiểm cho khách theo tour là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên Bộ Tài chính, Bảo Việt và các cơ quan hữu quan cần xem xét lại mức độ trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm và có quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch. Để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, cần phải có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm du lịch. - Ngành Ngoại giao, Công an, Hải quan cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, không thu lệ phí hoặc thu ở mức thấp nhất, có thể miễn thị thực cho khách du lịch ở một thị trường trọng điểm (Nhật, Trung Quốc, Pháp, Đức, ASEAN..), điều đó nhằm hạ thấp chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và mặt khác nó tác động tới tâm lý của khách. Quy trình thủ tục hành chính cần được tiếp tục cải cách, nâng cao nhận thức của nhân viên, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để tiết kiệm thời gian cho khách, có thể ưu tiên duyệt nhân sự trong 24h, cấp thị thực tại cửa khẩu, miễn lệ phí và thị thực cho khách du lịch tàu biển, dành riêng cửa ưu tiên cho khách du lịch xuất nhập cảnh theo đoàn… Các văn bản quản lý và thủ tục hành chính sẽ được thông báo công khai, kịp thời cho các doanh nghiệp và khách du lịch. - Ngành địa chính cần ưu tiên giải quyết thủ tục cấp đất, phối hợp cùng ngành tài chính ưu đãi giá thuê đất cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành thực hiện Chỉ thị 07/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an và vệ sịnh môi trường tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn TP. Trước mắt cần giải quyết dứt điểm tình trạng bán hàng rong kèo chéo kiêm móc túi khách tại các điểm du lịch, nơi có nhiều khách du lịch nước ngoài xuất hiện như Bờ Hồ, khu phố cổ; tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng và xả rác bừa bãi của người dân, báo động nhất là các cơ sở kinh doanh ăn uống lại không có kế hoạch thu gom rác, thậm chí xả rác trực tiếp xuống lòng sông hồ; tình trạng "taxi dù" thu giá cao quá mức quy định, chở khách đi sai tuyến để tăng giá cước, sửa đồng hồ để tính khống giá cước, đặc biệt ngay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài - "bộ mặt quốc gia", một số taxi tư nhân không đăng ký hoạt động nhưng vẫn kết hợp cùng các "cò taxi" chèn ép khách, cấu kết với các khách sạn tư nhân để ép khách vào ở nơi không phù hợp đã ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia nghiêm trọng. - Phối hợp cùng các ngành chức năng như công an, y tế, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh du lịch có kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, karaoke, massage.. - Phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông, công an và chính quyền địa phương trong việc tạo cơ chế thuận lợi cho các đoàn xe du lịch tay lái nghịch, nhằm tăng khả năng thu hút khách du lịch Thái Lan, Lào… và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua ngả Thái Lan, sớm đưa hành trình xuyên Đông Dương xuyên Á thành hiện thực. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển giao thông đô thị phải kết hợp chặt chẽ với kế hoạch khai thác các điểm tham quan du lịch, ngành giao thông cần có kế hoạch phân luồng giao thông khoa học để tránh tình trạng ách tắc giao thông, ngập úng nước như hiện nay. Đối với Sở giao thông, Sở du lịch Hà Nội cần có kiến nghị ưu tiên xe chở khách du lịch được lưu thông 24/24. - Phối hợp cùng ngành văn hoá, thông tin, thương mại, công an, thể dục thể thao… trong việc tổ chức thành công các sự kiện kinh tế chính trị văn hoá thể thao… nhằm tăng khả năng thu hút khách tới Hà Nội. - Phối hợp với ngành y tế trong việc tăng cường kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm tại các sở kinh doanh ăn uống. - Phối hợp cùng ngành y tế và các cơ quan hữu quan, các tổ chức trong việc phòng ngừa, phát hiện và giải quyết các dịch bệnh. - Phối hợp cùng ngành ngoại giao, thương mại, văn hoá trong việc xúc tiến du lịch Việt Nam tại các nước, có thể thành lập "Nhà Việt Nam", "ngày Việt Nam", các sự kiện văn hoá nghệ thuật tại một số thị trường khách trọng điểm. Đó sẽ là các hoạt động tổng hợp nhằm giới thiệu, quảng bá và cung cấp thông tin tư vấn về hình ảnh hết sức sinh động về đất nước và con người Việt Nam, trong đó có hoạt động du lịch. PHẦN KẾT LUẬN 1. Luận văn đã thực hiện được những công việc sau: Việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cũng như đánh giá đúng thực trạng, tìm ra phương hướng, giải pháp phát triển du lịch Hà Nội nhanh và bền vững là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn sâu sắc. Qua nội dung trình bày, luận văn đã hoàn thành được những công việc sau: - Luận văn đã làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc phát triển ngành du lịch Hà Nội. Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận khoa học về du lịch và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch, các điều kiện tiềm năng để phát triển du lịch Hà Nội qua kinh nghiệm một số địa phương có những điều kiện tương đồng với Hà Nội trong phát triển du lịch luận văn khẳng định ngành du lịch Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển và cần được phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đẩy kinh tế xã hội phát triển, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, trở thành một thành phố du lịch lớn của cả nước và khu vực Đôn Nam Á. Tập trung đánh giá đúng thực trạng hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội, luận văn đã đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (cụ thể là từ năm 1990 đến nay). Luận văn đã phân tích hoạt động của ngành du lịch Hà Nội trên nhiều khía cạnh: thị trường khách, doanh thu, đóng góp ngân sách... - Luận văn đã nêu rõ những kết quả hạn chế cũng như nguyên nhân cụ thể để rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Thủ đô. Trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở xu hướng phát triển của du lịch quốc tế, khu vực quốc gia và Hà Nội, luận văn đã xây dựng phương hướng và các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới. 2. Những đóng góp mới của luận văn. - Hệ thống những căn cứ lý luận về phát triển du lịch trên thế giới nói chung và sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Hà Nội nói riêng trong điều kiện sự nghiệp đổi mới của đất nước đang diễn ra ngày càng rộng và triệt để. - Phân tích một cách hệ thống các điều kiện du lịch Hà Nội trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới, khu vực và du lịch Việt Nam, du lịch Hà Nội đang tồn tại trong thời cơ mới. Đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội trở thành thành phố du lịch kiểu mẫu, trở thành một trung tâm du lịch ở khu vực Đông Nam á là một tất yếu khách quan. - Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi cao nhằm thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển nhanh và bền vững. Đề tài của luận văn có ý nghĩa thiết thực, bổ ích. Nhưng việc phát triển du lịch là một vấn đề phức tạp, liên quan đến sự phát triển chung của trạng thái nền kinh tế cũng như nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác. Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, để đưa Hà Nội trở thành một thành phố du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam á cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn luôn biến động để luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt. 1. Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội (1998), Nghị quyết số 11 về đổi mới phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010, Sở Du lịch Hà Nội. 2. Lê Trung Dũng (1997), Lịch lễ hội, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 3. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. . Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ III BCH TW Đảng khoá IX (về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (2000), "Ngành du lịch Hà Nội trong những năm đổi mới", Du lịch Việt Nam, số 10/2000, tr 30-31. 10. Nguyễn Văn Đính (2000), Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch Hà Nội, Đề tài khoa học cấp bộ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 11. Nguyễn Tứ Lương (1999), Giao thông vận tải - một tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, Tạp chí Giao thông vận tải,số 3-1999, tr 58-59. 12. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2004), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 13. Nghị quyết 45 CP của Chính phủ ngày 26/06/1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch. 14. Nguyễn Vinh Phúc (2004), Hà Nội qua những năm tháng, NXB Thế giới, Hà Nội. 15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI (2005), Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB thế giới, Hà Nội. 17. Tổng cục di lịch Việt Nam (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010, Hà Nội. 18. Tổng cục du lịch Việt Nam (1995), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Tổng cục du lịch Việt Nam (1998), Đề án phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh. 21. UBTV Quốc hội khoá X nước CHXHCN Việt Nam (1999), pháp lệnh xuất nhập cảnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. UBND TP Hà Nội (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội thời kỳ 1997 - 2010 và đến năm 2020, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Hà Nội. 23. UBND TP Hà Nội (1998), Báo cáo thực hiện năm 2010, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội. 24. UBND TP Hà Nội (1995), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, NXB Hà Nội. B. Tài liệu tiếng Anh. 23. Bruno Oxiepka, Patricia (1996), Travel Career Developmen, Wellesley sixth edition. 24. Bunrs Peter and Andreus Holden (1995), Tourism - a new perspective, Prentice Hall, London. 25. Cooper C.Gilbert (1998), Tourism principle and practice, second edition, Longman, Singapore. 26. David W. (1990), Professional travel counselling, Cândian institute of travel cousellors of Ontario. 27. Metelka J.C. (1990), Dictionary of hospitallity, travel and tourism, Wisconsin Stout University. 28. Tourism Policy and International Tourism in OECD Member Countries (1990), Paris. 29. OMT, WTO, BTO (1996), Tourism highights 2000, a special report from World Tourism Organization, 30. OMT, WTO, BTO (1996), International tourism overview, a special report from World Tourism Organization 31. OMT, WTO, BTO (1998), International tourism overview, a special report from World Tourism Organization. 32. OMT, WTO, BTO (2000), Tourism highlights 2000, a special report from World Tourism Organization. 33.Seminar on Japannese tourism (2001), FY 2000 Thailand and Vietnam, ASEAN CENTER. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch 1 1.1.1. Các quan niệm về du lịch 1 1.1.1.1. Quan niệm trước đây về du lịch 2 1.1.1.2. Quan niệm khoa học về du lịch 3 1.1.2. Phân loại hoạt động du lịch 6 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 7 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch 7 1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội 10 1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 11 1.1.3.4. Nguồn nhân lực 12 1.2 VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 13 1.2.1 Du lịch với kinh tế. 13 1.2.2. Du lịch với chính trị - xã hội. 14 1.2.3. Du lịch với văn hoá. 15 1.2.4. Du lịch với môi trường. 16 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG. 16 1.3.1. Thành phố Hồ Chí Mính liên kết hợp tác phát triển du lịch. 16 1.3.2 Hà Tây phát huy tiềm năng văn hoá lễ hội để phát triển du lịch. 19 1.3.3. Liên kết phát triển du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1990-2004 24 2.1 Những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch hà nội 24 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 24 2.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn. 25 2.1.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc 25 2.1.2.2. Các lễ hội dân gian: 27 2.1.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học 27 2.1.2.4 Các sự kiện đặc biệt. 29 2.1.3 Ưu thế của Hà Nội về phát triển du lịch 29 2.1.3.1 Ưu thế về cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội 29 2.1.3.2. Ưu thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. 32 2.1.3.3. Những ưu thế về vị thế trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội 35 2.1.3.4. Lợi thế về vị trí địa lý. 36 2.1.3.5. Lợi thế về nguồn nhân lực 38 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1990-2004. 38 2.2.1. Khái quát hoạt động du lịch Hà nội trước năm 1990 38 2.2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch Hà Nội. 39 2.2.1.2. Kết quả, hạn chế 40 2.2.2 Thực trạng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1990-2004. 42 2.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch Hà Nội. 42 2.2.2.2. Kết quả phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1990-2004 48 2.2.2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1990-2004 58 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI 70 3.1 Xu hướng và triển vọng phát triển du lịch. 70 3.1.1. Dự báo về ngành du lịch những năm đầu thế kỷ 21 70 3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch Việt Nam. 74 3.1.2.1. Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch. 74 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch. 77 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 79 3.2.1. Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch Hà Nội. 79 3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội. 85 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NNGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI. 87 3.3.1. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội 87 3.3.2. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch. 89 3.3.2.1. Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. 89 3.3.2.2. Điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp du lịch. 92 3.3.2.3. Thành lập các Hiệp hội du lịch. 93 3.3.2.4. Thành lập các tập đoàn du lịch. 93 3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch. 94 3.3.4. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. 98 3.3.5. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch. 100 3.3.6. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế 102 3.3.7. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội. 103 3.3.8. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch nhân văn. 106 3.3.9. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch. 108 PHẦN KẾT LUẬN 112 2. Những đóng góp mới của luận văn. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 A. Tài liệu tiếng Việt. 114 B. Tài liệu tiếng Anh. 115 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-45.doc
  • docLA2045.doc
Tài liệu liên quan