Tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương: ... Ebook Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
227 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
NGUYỄN VĂN DUY
.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Hùng
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Văn Duy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn GVC. TS. Phạm Văn Hùng đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầày, cô giáo Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng tất cả các thầy cô giáo Ttrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Kế hHoạch và Đầu tTư tỉnh Hải Dương, Sở Công tThương, Ban Qquản lý dự án các kKhu công nghiệp, UBND Thành phố Hải Dương và các doanh nghiệp các đã cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng với lòng biế t ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân hoàn thành chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Văn Duy
MỤc lỤcMỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 33.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương năm 2006- 2008 4038
Bảng 33.2: Tình hình lao động tỉnh Hải Dương năm 2006- 2008 4341
Bảng 33.3: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) 4745
Bảng: 4.1: Số doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương 2006 - 2008 6058
Bảng 44.2: Số vốn bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2006 – 2008 6260
Bảng 44.3: Số lao động của các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương 2006 – 2008 6563
Bảng 44.4: Doanh thu của các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương 2006 – 2008 6664
Bảng 44.5: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương 2006 – 2008 6765
Bảng 44.6: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo đơn vị hành chính 6967
Bảng 44.7: Doanh nghiệp điều tra năm 2009 chia theo ngành và thành phần kinh tế 7169
Bảng 44.8: Trình độ của chủ các doanh nghiệp điều tra 7573
Bảng 44.9: Trình độ của chủ các doanh nghiệp điều tra chia theo các địa phương 7674
Bảng 44.10: Tổng tài sản của các doanh nghiệp tính đến hết 2008 7876
Bảng 44.11: Tổng tài sản của các doanh nghiệp tính đến hết 2008 chia theo địa phương 7977
Bảng 44.12: Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp năm 2009 8179
Bảng 44.13: Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp năm 2009 chia theo địa phương 8280
Bảng 44.14: Thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2008 8482
Bảng 44.15: Thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2008 chia theo địa phương 8583
Bảng 44.16: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp năm 2008 8886
Bảng 44.17: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp năm 2008 8987
Bảng 44.18: Tổng thuế của các doanh nghiệp đóng góp năm 2008 9088
Bảng 44.19: Tổng thuế của các doanh nghiệp đóng góp năm 2008 chia theo địa phương 9189
Bảng 44.20: Tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp năm 2008 9290
Bảng 44.21: Tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp năm 2008 9391
Bảng 44.22 Ma trận SWOT phát triển Doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 104102
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN
Công nghiệp
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐP
Địa phương
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc dân
HTX
Hợp tác xã
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
KTTT
Kinh tế thị trường
KT-XT
Kinh tế - xã hội
NGO
Tổ chức phi chính phủ
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TLSX
Tư liệu sản xuất
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TPKT
Thành phần kinh tế
TSCĐ
Tài sản cố định
TSLĐ
Tài sản lưu động
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VAT
Thuế giá trị gia tăng
WTO
Tổ chức thương mại quốc tếthế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Phần I1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lực doanh nghiệp nói chung là sự tổng hòa giữa nguồn lực hữu hình có thể chi phối trong kinh doanh như nhân tài, vật lực và nguồn lực vô hình như thời gian, thông tin và kiến thức. Việc doanh nghiệp có giành được chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường hay không không chỉ phụ thuộc vào quy mô, số lượng của nguồn lực doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học trong phân bố nguồn lực. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng có xu thế quốc tế hóa, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều phải đối mặt với các cuộc chiến kinh tế trên thế giới. Việt Nam tham gia Ttổ chức Tthương mại thế giới thì các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không nằm ngoài cuộc chiến kinh tế trong bối cảnh bão giá, lạm phát và suy thoái toàn cầu.
Hải Dương được tái lập tỉnh từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Đây là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đông Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy, Hải Dương có rất nhiều thuật lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, và các điều kiện khác để phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. nhà.
Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của tỉnh Hải Dương đã phát triển mạnh về quy mô, số lượng và có sự biến đổi tiến bộ về chất. Các doanh nghiệp này giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh nhà. Điều này được minh chứng qua sự đóng góp vào tăng trưởng GDP của tỉnh ngày một cao. Hàng năm, các DNNVV đã thu hút hàng vạn lao động, giải quyết việc việc làm mới, góp phần ổn định trị an xã hội, cải thiện và đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho dân cư. Như vậy, việc phát triển DNNVV Hải Dương không những đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo ra sựư ổn định về mặt xã hội thông qua việc tạo việc làm cho lao động trong tỉnh, giảm khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thì các DNNVV ở tỉnh Hải Dương đang đương đầu với những tồn tại như năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu, ít vốn, sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp còn thấp, v.v …. Các vấn đề này không chỉ đơn thuần những là bài toán sống còn đối với các DNNVV mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều câu hỏi đang được các nhà hoạch hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khoa học đi tìm lời giải cho việc thúc đẩy phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đáp ứng cho hiện tại mà cả trong tương lai để Việt Nam tiến tới là một nước công nghiệp vào năm 2020.
Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của các DNNVV cũng như thách thức đang đặt ra đối với loại hình doanh nghiệp này, chúng tối tiến hành thực hiện đề tài: "Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình phát triển các DNNVVdoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệpDN này trên địa bàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các vấn đề phát triển DNNVVdoanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Đánh giá thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó cóơ cơ sở khoa học để trả lời các câu hỏi đang đặt ra:
- Quy mô DNNVV phát triển như thế nào là hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 201008 – 2020?
- Sự đóng góp kinh tế và khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm của các DNNVV trong tỉnh Hải Dương?
- Tại sao các DNNVV vẫn tồn tại mô hình quản lý theo gia đình, có cần thiết đổi mới mô hình quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới?
- Các nhân tố vốn, công nghệ, trình độ quản lý, môi trường đầu tư thì nhân tố tố nào là then chốt, quyết định đến sự phát triển DNNVV trong giai đoạn 201008 – 2020?
- Trách nhiệm của các DNNVV với vấn đề bảo vệ môi trường?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ phát triển theo quy mô; mô hình quản lý DNNVV; các yếu tố tác động đến sự phát triển DNNVV; sự đóng góp của các DNNVV về kinh tế, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.
* Về không gian
Nghiên cứu tình hình phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
* Về thời gian
Khảo sát thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ giai đoạn sau đổi mới, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia hội nhập Ttổ chức Tthương mại thế giớiquốc tế (WTO) đến nay.
Phần II2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
* Phát triển
Thuật ngữ “phát triển” đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức quá quen thuộc. Tuy nhiên cho đến nay chưa thể nói được rằng khái niệm “phát triển” đã được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn. Có thể hiểu “phát triển” dưới một số góc độ sau:
- Phát triển là xu hướng tự nhiên, đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hay mỗi quốc gia.
- Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất kỳ nơi đâu trong một quốc gia hay trên cả hành tinh đều được trường thọ, đều được thỏa mãn các nhu cầu sống, đều có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt mà không phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, đều có đủ tài nguyên cho một cuộc sống sung túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, đều được hưởng quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực.
Theo chúng tôi, phát triển là một quá trình vận động đi lên. Phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và có tính xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, khái niệm phát triển cũng phải được lý giải sự thay đổi của sự vật hiện tượng theo quá trình biến đổi không ngừng hoàn thiện về mọi mặt.
* Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế
- Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của sự phát triển nói chung. Tuy nhiên, phát triển kinh tế không phải là mục đíịch tự thân và cũng không thể là vô hạn, nó phải phục vụ, thúc đẩy để đạt được các mục tiêu chung của sự phát triển.
- Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.
- Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống, điều kiện vật chất và tinh thần của người dân bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.
Đối với một quốc gia, quá trình phát triển phải nhằm đạt tới các mục tiêu nhất định, tiêu biểu cho mức sống vật chất, tinh thần cho người dân quốc gia đó. Các mục tiêu này được cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống, vật chất như lương thực, nhà ở, năng lượng, vật liệu, điều kiện sức khỏe và đời sống tinh thần như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, v.v... Như vậy, có thể thấy rằng muốn phát triển kinh tế xã hội trước hết phải có tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế là việc tăng thêmmở rộng sản lượng quốc gia, đây là tiềm năng của một nước, và sự tăng lên không ngừng GDP (tiềm năng thực). Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ và quy mô của chỉ tiêu GDP. Tăng trưởng kinh tế nói lên mức độ thành đạt trong việc sử dụng, chế biến các tài nguyên thành của cải và dịch vụ xã hội, thường được biểu hiện bằng mức tăng của GDP (hay GNP).
Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế, nó chỉ là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Bởi vì, trong một số trường hợp, tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến những tổn thất về môi trường, những tổn thất chưa được tính vào GDP. Đây là những tổn thất làm giảm phúc lợi của người dân, cùng với những yếu tố khác như dân số tăng nhanh, tính công bằng trong phân phối thu nhập xã hội kém, v.v.. Vì vậy, điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
* Phát triển kinh tế bền vững
Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn với những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những bước phát triển tích cực, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người. Đến thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ đã tạo ra năng suất lao động cao. Vì vậy, chất lượng sống được nâng cao. Những của cải được tạo ra ngày càng nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Đây là cơ sở biện chứng của sự phát triển nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và văn minh tri thức. Chính sự phát triển này đã làm nảy sinh một số vấn đề như tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng quá mức của cải, tài nguyên; thiên tai, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm chất lượng sống, đe dọa cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai.
Thực tại, con người phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với tự nhiên, khoa học, công nghệ, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phương chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình phát triển của mình. Vấn đề bức xúc là con người phải tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn đề về dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Lựa chọn duy nhất là phát triển với sự kết hợp cùng một lúc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, đó là phát triển bền vững hay còn gọi là phát triển toàn diện.
Phát triển bền vững (Sustainable Development) là thuật ngữ mới xuất hiện lần đầu năm 1987 trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và Pphát triển thế giới (World Committee of Enviroiment and Development – WCED). Theo WCED thì “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Cụ thể hơn, Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của thế hệ tương lai.
Cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tồn tại, phát triển và cải thiện điều kiện sống của mình. Nhưng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải duy trì được tính đa dạng và khả năng tái sinh của tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta phải biết bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Muốn có một cuộc sống hạnh phúc, ổn định để phát triển, con người phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, biết xây dựng và phát triển một nền kinh tế sinh thái bền vững. Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải bảo đảm kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên hợp lý nguồn thiên nhiên không tái tạo được và việc phát triển công nghệ sạch. Bền vững về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường là sử dụng các tài nguyên không tái tạo được trong phạm vi có thể khôi phục được về số lượng và chất lượng bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên) và môi trường xã hội (sức khỏe, cuộc sống, lao động và học tập) của con người không bị các hoạt động từ con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường trong sạch... Xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội được chăm lo.
Phát triển bền vững là một phạm trù bao hàm các nội dung về kinh tế, xã hội và môi trường, được toàn thế giới quan tâm. Dấu ấn đầu tiên là Hội nghị Stockholm (Sweden) năm 1972, tiếp theo đó Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janerio (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Jonhannesburg (Nam PhiSouth Africa) năm 2002 đều là những hội nghị về phát triển bền vững, với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới. Tại các hội nghị này, cộng đồng quốc tế đã thông qua tuyên bố Rio về môi trường và phát triển gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chương trình hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới. Sau các hội nghị, nhiều quốc gia đã xây dựng chương trình phát triển bền vững riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước mình.
Phát triển bền vững ở Việt Nam đã trở thành quan điểm của Đảng, đường lối, chính sách của Nhà nước được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Sự phát triển lâu dài và ổn định chỉ có thể đạt được dựa trên một sự cân bằng nhất định của ba mặt: kinh tế - xã hội – môi trường. Trong một thời kỳ cụ thể, người ta có thể ưu tiên phát triển một mặt nào đó, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên đó chỉ có giới hạn. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hầu như tất cả các nước đều coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một với quan điểm :: tạm thời chưa chú trọng đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Như vậy, phải chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội và sự suy thoái môi trường. Sau khi đạt được trình độ phát triển kinh tế cao, sẽ có điều kiện để khắc phục dần dần sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong xã hội và làm trong sạch lại môi trường. Ở nhiều nước, cái giá phải trả để tăng nhanh nhịp độ kinh tế là sự mất cân bằng về xã hội, sự đói nghèo của một bộ phận dân cư, sự thất học của một số trẻ em, sự mở rộng các khu nhà ổ chuột ở đô thị, tỷ lệ thất nghiệp cao. Về mặt môi trường là mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao, sự cố môi trường ngày càng gia tăng, các dòng sông bị ô nhiễm vì nước thải, bầu trời bị ô nhiễm vì khói bụi công nghiệp...
Từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn đó, con người đã cảnh giác và tìm chiến lược phát triển mới :: coi các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là ba yếu tố cấu thành của xã hội. Đối với Việt Nam, khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp... thì các điều kiện ban đầu cho phát triển bền vững là phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, củng cố sức mạnh quốc gia, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chỉ khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thì mới có thể xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân mới được cải thiện và mới có được những điều kiện và nguồn lực cho phát triển bền vững.
* Doanh nghiệp nhỏ và vừa (NNVV)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu đơn giản nhất là qui mô sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa. Tiêu chí qui mô sản xuất kinh doanh được cụ thể hóa bởi các chỉ tiêu thống kê xác định, ví dụ dựa vào số lao động trong doanh nghiệp: doanh nghiệp nhỏ có số lao động dưới 100 người, doanh nghiệp vừa có số lao động từ 101 đến 1000 người, doanh nghiệp lớn là có số lao động lớn hơn 1000 người. Tại Philippin, tiêu chí phân loại căn cứ vào tổng số vốn: doanh nghiệp nhỏ có tổng số vốn dưới 15 triệu peso (tương đương 375.000 USD), doanh nghiệp vừa có tổng số vốn từ 15 triệu peso đến 60 triệu peso (tương đương từ 375.000 USD đến 1,5 triệu USD)
Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại doanh nghiệp được thực hiện theo Công văn số 681/CP-KNT do Chính phủ ban hành ngày 20 tháang 6 năm 1998. Theo tiêu chí này, các DNNVV phải có số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người.
Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nnghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Trong đó có định nghĩanêu "DNNVV là cơ sở sản xuất ,, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ". Theo tiêu chí này, cả nước ta hiện có khoảng 120.000 DNNVV, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp. Nếu căn cứ vào tiêu chí vốn thì DNNVV chiếm 87,53% DNNVVdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% doanh nghiệp tư nhân, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty TNHH, 74,54% công ty cổ phần). Hàng năm, DNNVV tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, giải quyết việc làm cho khoảng 700.000 lao động/ năm (Nguyễn Đình Cung và cộng sự, Hào, Thái, Thái, & Thanh, 2000).
Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP (ngày 30/06/2009) về trợ giúp phát triển DNNVV có nêu định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Cụ thể về vốn doanh nghiệp nhỏ được xác định đến dưới 20 tỷ đồng (ngành thương mại dịch vụ, dưới 10 tỷ đồng); doanh nghiệp từ 20 đến 100 tỷ đồng (ngành thương mại dịch vụ, từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng).
Như vậy, tùy theo mục tiêu nghiên cứu và điều kiện thực tế ở mỗi địa phương có các loại hình đóng trên địa bàn, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà các nhà nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí phù hợp, xác định các chỉ tiêu thống kê cụ thể để phân loại doanh nghiệp. Trên cơ sở các định nghĩa phổ biến trên và kết quả nghiên cứu các tiêu chí xác định DNNVV tác giả sẽ trình bày rõ hơn ở phần tiếp theo của luân văn.
* Doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những tế bào trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp phải quan tâm đến địa vị và tác dụng của bản thân từ mọi góc độ đóng góp đến nền kinh tế. Mục tiêu mà doanh nghiệp luôn quan tâm hơn bao giờ hết là lợi nhuận và kỳ vọng hiệu quả sản xuất ngày càng cao, do đó doanh nghiệp mới hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vào nền kinh tế, xây dựng Tổ quốc. Để thu được lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp phải nắm chắc được mối quan hệ biện chứng vừa đối lập, vừa thống nhất giữa cạnh tranhg và hợp tác trong lúc bố trí nguồn lực và trong mối quan hệ hai chiều với những yếu tố kinh tế liên quan, phải biết cố gắng phấn đấu theo cả hai phương hướng, có như vậy mới có thể giúp danh nghiệp trở nên hưng thịnh. Quyết sách của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế thị trường là thuộc loại hình tự chủ. Vì vậy, trong lúc xử lý mối quan hệ với các yếu tố kinh tế phải biết căn cứ vào nguyên lý kinh tế học, tìm mọi cách để biến cái không thể thành cái có thể, khống chế trong một phạm vi nhất định, khiến cho cái tiêu cực có thể thích ứng được với cáci tích cực và điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏnghiệp nhỏ và vừa một mặt phải tuân thủ theo những pháp lệnh của Chính phủ, tự giác tiếp nhận sự kiểm tra đôn đốc của các cơ quan chức năng như công thương, thuế vụ. Chính phủ là một nhà đầu tư quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tích cực, chủ động lợi dụng được những chính sách phát triển tiền vốn sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
* Phát triển DNNVV với bảo vệ môi trường
Phát triển các DNNVV thu hút một số lượng khá lớn lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động tại chỗ, giảm sức ép môi trường lao động dư thừa, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội. Mặt khác, phát triển các DNNVV sẽ khai thác hiệu quả về tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, hạn chế những ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Phát triển loại hình doanh nghiệp này theo hướng tập trung trên một địa bàn đã được quy hoạch sẽ tạo nên một khu vực kinh tế phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng sản phẩm có liên kết trong chuỗi ngành hàng, hạn chế rủi ro trong điều kiện biến động giá cả thị trường thế giới. Do các DNNVV nằm trong vùng quy hoạch nên việc quản lý và tính trách nhiệm bảo vệ môi trường có tính xã hội hóa cao.
2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừaDNNVV
Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các DNNVV hoạt động trong môi trường chính sách và pháp thích hợp sẽ đóống góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vai trò và tiềêm năng phat phát triển của các DNNVV như sau:
+ Các DNNVV có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và các loại máy móc, thiết bị công cụ và các linh kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp này cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế. Tỷ trọng GDP cung cấp cho nền kinh tế của các DNNVV có xu hướng ngày càng tăng. Nếu năm 1999 tỷ trọng GDP của các DNNVV chỉ chiếm 8,01% thì đến năm 2008 khoảng 28%.
+ Nhiều DNNVV có thể tạo ra công ăn, việc làm cho số lượng lớn người lao động. Ở những nước khác ,, các DNNVV là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc làm nhất và năng động nhất. Rõ ràng đây là nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ở các khu đô thị hoặc những người đang sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếm việc làm. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người đang thất nghiệp, phụ nữ và những người tàn tật. Năm 2002, cả nước tạo ra được 1,42 triệu việc làm mới thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút 79,1% tổng số chỗ việc làm. Hàng năm khu vực doanh nghiệp này thu hút hàng chục vạn lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. Theo số liệu ước tính năm 2006 khu vực DNNVV tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và chiếm từ 25%-26% lực lượng lao động trong cả nước. Tuy nhiên, do khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế nên xét trên tổng số lao động trong các DNNVV chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng số lao động xã hội hiện nay.
+ Các DNNVV có thể phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính được huy động trong nước và các nguồn nguyên liệu, vật liệu hoặc các sản phẩm trung gian có sẵn trong nước. Hiện nay, Nnhà nước có chủ trương bán, khoán, cho thuê và cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Chủ trương này có tác dụng thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của mọi người dân bằng việc mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc thành lập mới các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến thời điểm tháng 6/2008, cả nước đã có trên 125 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 240 nghìn tỷ dồng, đưa tổng số doanh nghiệp trong cả nước lên tới gần 190 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 398 nghìn tỷ đồng. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 52% số doanh nghiệp thành lập mới với 50% tổng số vốn đăng ký so với cả nước.
+ Các DNNVV có thể đóng góp vào nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến các vùng dân cư khác nhau, nhờ đó giảm bớt được khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùung khác nhau trên toàn quốc. Phát triển các DNNVV sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đó cũng là lý do cơ bản để Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV cũng như kinh tế trang trại và phát triển các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn nước ta. Các DNNVV có thể đóng góp đáng kể vào viêc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm sản xuất hàng hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Các DNNVV có thể bổ trợ cho các ngành công nghiệp lớn, cung cấp đầu vào cho các ngành này và tạo ra sự cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn quốc. Với quy mô vốn và lao động không lớn, các DNNVV dễ dàng được thành lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy, các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, DNNVV chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% tổng doanh số bán lẻ trong các ngành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Các DNNVV đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.
+ Các DNNVV tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia. Mặc dù trong thời gian qua, mối quan hệ này mới chỉ được xác lập bước đầu qua việc cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng phụ và thành lập mạng lưới vệ tính phân phối sản phẩm, song đây là một hướng phát triển mới, hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển của các DNNVV nói riêng và sự._. phát triển chung của nền kinh tế.
Tóm lại, vai trò của các DNNVV là vô cùng to lớn, có vị trí trong nền kinh tế quốc dân. Việc chú trọng phát triển các DNNVV ở nước ta là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay thì việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV là điều rất cần thiết.
2.1.3 Các nhân tố tác động tới quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừađặc điểm cơ bản của các DNNVV
2.1.3.1 Các nhân tố bên trong
Nhóm nhân tố này là những nhân tố phản ánh năng lực bên trong của doanh nghiệp, bao gồm nhân tố vốn, lao động ,, công nghệ, năng lực của chủ doanh nghiệp và các nhân tố văn hóa kinh doanh, tinh thần kinh doanh, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp,.....
* Về vốn kinh doanh
Vốn là nhân tố, là nguồn lực quan trọng đối với sự ra đời và phát triển DNNVV ở Việt Nam. Nguồn vốn đối với các DNNVV chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ ngân hàng, bạn bè, người thân trong gia đình… Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức là hiện tượng thường gặp đối với các DNNVV ở Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sự canh tranh ngày càng khốc liệt thì đòi hỏi nhu cầu về vốn cũng khác trước. Các DNVVNDNNVV cần có lượng vốn đủ lớn để đầu tư công nghệ, đổi mới thiết bị máy móc tiên tiến phù hợp vào sản xuất kinh doanh, nhằm thay thế lao động thủ công, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và thế giới. Như vậy, nhân tố vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là yếu tố quyết định ra đời và phát triển của DNNVV ở Việt Nam.
* Về công nghệ
Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong các DNNVV là nhân tố ảnh hưởơng trực tiếp đến năng sxuất lao động ,, chất lương sản phẩm ,, đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và quyết định đdến sư tồn tại của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ,, các DNNVV muốn tồn tại và phát triển ,, mở rộông thị trường trong nước và thế giới thì không thể không đổi mới trang thiết bị ,, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cao vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số yếêu tố đdang hạn chế việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại củua các doanh nghiệp:
+ Một trong những thách thức đó là thiếu các nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo để có thể tạao điều kiệên cho các sinh viên và công nhân Việt Nam tiếp thu công nghệ mới. Bởi vậy kinh phí dành cho giáo dục phổ thông và hướng nghiệp ở ta còn thấp hơn một số nước trong khu vực.
+ Như đã đề cập ở phần trên, cCác doanh nghiệp còn thiếu sự tiếp cận cần thiết với thị trường vốn trong và ngoài nước và với các khoản tín dụng trung và dài hạn để đầu tư mua sxắm thiếêt bị mới, công nghệẹ ,, kinh nghiệm chuyên môn và đào tạo công nhân
+ Có lẽ điều quan trọng nhất là , vViệc khắc phục nhữưng trở ngại và cản trở đối với việc chuyển giao công nghệ còn tồn tại trong khuôn khổ chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam cần được thực hiệên sớm như :: Các quy định hạn chế rất nghiêm ngặt trong Luật Dân sự về các hợp đòồng chuyển giao công nghệ đã ngăn cản tấât cả các công nghệ cao màa Việt Nam dang cần; Việc quy định chuyển giao công nghệ phải do Bộ Khoa học công nghệ và Mmôi trường phê duyệt cho từng trường hợp (việc phê duyệt có khi mất tới 12 tháng mà khoảng thời gian này có thể làm cho công nghệ sắp chuyển giao trở lên lạc hậu vào thời điểm hợp đồng được phê duyệt)….
* Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động
+ Đa số các DNNVV của nước ta hiện nay vẫn tổ chức theo mô hình quản lý theo mô hình " gia đình". Đặc biệt mô hình này thể hiện rõ nhất ở các DNNVV ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Các doanh nghiệp tư nhân, công ty THHH. Những người quản lý cũng như lao động trong các doanh nghiệp này là những người trong cùng gia đình, hoặc cùng huyết thống hay là những người thân quen.
+ Về trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp thì phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý đều chưua được đào tạo cơ bản, thiếu kinh nghiệm quản trị và kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường.
+ Về người lao động thì lao động làm việc trong các doanh nghiệp là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn học vấnhóa thấp, hoặc chỉ được đào tạo qua các lớp ngắn hạn tại các doanh nghiệp … Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường sử dụung lao động theo hình thức thời vụ hoặc hợp đồng gia công với các hộ dân cư. Số liệu điều tra về trình độ của người lao động trong các DNNVV trên cả nước cho thấy :: chỉ có 15% lao động có trình độ đại học trong đó chỉ tập trung vào DNNN, cCông ty TNHH vàa công ty cổ phần.
+ Thu nhập của người lao động trong các DNNVV vẫn còn ở mức thấp và không ổn định. Mặc dùu mức thu nhập nàay cao hơn so với làm nông nghiệp nhưng vẫn thấp hơn so vơi các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra lao động vẫn chưa được hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội ,, bảo hiểm y tế, nghỉ chế độ, ….
* Về hình thức sở hữu
DNNVV có cả hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc động doanh là DNNVV.
2.1.3.2 Các nhân tố về chính sách và hội nhập kinh tế
* Quan điểm và định hướng phát triển DNNVV
2.1.4 Các nhân tố tác động tới quá trình phát triển DNNVV
2.1.4.1 Quan điểm và định hướng phát triển DNNVV
Đảng và Nhà nước đang theo đuổi chính sách phát triển kinh tế theo nhiều thành phần, chính sách mở cửa, hội nhập tạo thuận lợi cơ bản cho DNNVV tiếp tục hình thành và phát triển. Gần đây, chủ trương phát triển DNNVV tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết lần thứ IV, VI của Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VIII, Nnghị định 90/2001/CP. Như vậy, phát triển DNNVV là chủ trương nhất quán trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nước ta đang tiến hành công cuộc CNH- HĐH đất nước. Cùng với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới, Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục dành cho các DNNVV sự quan tâm đặc biệt, đề cao vai trò của các doanh nghiệp này nhằm huy động mọi nguồn lực, thế mạnh của khu vực này cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Chiến lược CNH – HĐH nền kinh tế đang được thực hiện tạo tiền đề cơ bản cho chính sách kinh tế hướng tới việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Ttrong các nguồn lực trong nước thì nguồn lực còn nhàn rỗi trong nhân dân chưa được huy động vẫn còn rất lớn, cần tìm mọi cách huy động vào quá trình phát triển kinh tế. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển.
Hiện nay, vẫn còn một số quan điểm chưa thuận lợi cho DNNVV phát triển. Trước hết, đó là nhận thức chưa đầy đủ của các ngành các cấp, các địa phương về vai trò, vị trí của DNNVV trong CNH – HĐH nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung. Một số người còn chưa tin vào tiềm năng thế mạnh của DNNVV trong kinh tế thị trường, hoặc còn thiên về xu hướng phát triển doanh nghiệp lớn mà chưa chú ý đến khía cạnh như hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, huy động vốn trong dân cư và các vấn đề xã hội khác. Cùng với đó, một bộ phận dân cư chưa thật sự tin tưởng vào chủ trương nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân của Đảng và Nhà nước ta. Đây là nhận thức cần khắc phục trong thời gian tới nhằm phát huy được sức mạnh của DNNVV cho phát triển kinh tế.
*2.1.4.3 Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô đối với DNNVVDNNVV
Khu vực DNNVV là khu vực rất phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các nước đó đều có chính sách riêng, khuôn khổ luật pháp riêng và rõ ràng cho DNNVV, có cơ quan Nhà nước chuyên soạn thảo chính sách đối với DNNVV. Trong những năm qua, thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đã có dịp tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm phát triển DNNVV với các nước trong khu vực, trao đổi về nhu cầu hợp tác, đào tạo cán bộ, cũng như các kỹ năng tư vấn hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa có khung chính sách thích hợp cho loại hình DNNVV. Một số cơ quan quản lý, cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp, một số địa phương đã tự ban hành tiêu chí để xác định DNNVV tùy theo mục đích hoạt động của các tổ chức và cơ quan đó. Đến nay Chính phủ mới ban hành Nghị định 90/CPp năm 2001 định nghĩa về DNNVV làm cơ sở cho việc phân loại, nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách vĩ mô liên quan DNNVV. Tuy nhiên, đã xuất hiện nay, có một số hạn chế chủ yếu sau đây:
- Chính sách ưu đãi đầu tư: Nhà nước đã ban hành Lluật Kkhuyến khích Đđầu tư trong nước, trong đó có các lĩnh vực, vùng ưu tiên cho các nhà đầu tư. Chính sách ưu đãi đầu tư thể hiện thông qua việc miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiêp, các ưu đãi về tín dụng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tiếp cận được với các chính sách ưu đãi đầu tư này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cả văn bản luật và các chính sách của Nhà nước, mặc dù quan điểm của Đảng và Nhà nước là đảm bảo sự phát triển bình đẳng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
+ Về chính sách đất đai: nhiều DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở các thành phố và các trung taaâm công nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu quy hoạch các khu công nghiệp tập trung dành riêng cho DNNVV và chưa có chính sách cụ thể rõ ràng về đất đai cho hoạt động sản xuất của các DNNVV.
+ Về chính sách công nghệ: các DNNVV gặp phải những khó khăn liên quan đến thông tin như: không hiểu kỹ về đối tác, nhất là đối tác nước ngoài; không biết xuất xứ của công nghệ của nước ngoài cũng như các thông tin để đánh giá sự phù hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực nói chung và kỹ năng của người lao động nói riêng cũng là yếu tố quan trọng để có thể tiếp thu được công nghệ chuyển giao. Chính sách csủa Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở những phương hướng, chưa có chính sách, chương trình thật cụ thể cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nhiều khi không có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV cũng như các DNNVV với nhau trong chuyển giao công nghệ còn yếu. Ngoài các chính sách vĩ mô về công nghệ vẫn còn mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, Nhà nước luôn khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhưng chế độ khấu hao tài sản đối với các doanh nghiệp lại không phù hợp. Các chính sách thuế, ưu đãi về vốn cũng chưa thực sự khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ.
- Chính sách lãi suất và tín dụng của các ngân hàng: cùng với chính sách đất đai và chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính tín dụng là một chính sách quan trọng đối với sự phát triển của các DNNVV. Trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như đóng góp của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế.
Hiện nay các thủ tục vay tín dụng của các ngân hàng nhìn chung còn quá phức tạp. Việc thiếu các quy định về đăng ký tài sản cá nhân là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc thế chấp, cầm đồ khi vay mượn. Ngoài ra các thủ tục thế chấp này vẫn có nhiều điểm chưa hợp lý như quy định về công chứng, đánh giá tài sản,…
Một thực tế đó là các ngân hàng thương mại không muốn cho các DNNVV vay vì khối lượng vốn vay nhỏ, độ tin cậy thấp, các ngân hàng không đủ cán bộ để quản lý các khoản vay nhỏ này. Ngoài ra, các DNNVV lại thường gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản, lập dự án để vay vốn… Do vậy, đa số các DNNVV thường phải huy động vốn trong khu vực tài chính phi chính thức với lãi suất cao, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Chính sách thuế: Hệ thống thuế hiện nay đã được cải cách theo hướng đơn giản hoá đdể dễ thực hiện, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế và đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh được. Tuy nhiên, các chính sách thuế hiện hành vẫn còn phức tạp, còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp và tỷ suất thuế cao, chưa khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn mà mục tiêu chủ yếu là tăng thu trong ngắn hạn.
- Chính sách xuất nhập khẩu và tỷ giá: Về chính sách tỷỉ giá Việt Nam theo đuổi một tỷ giá ổn định so với đồng đô la Mỹ. Điều này cũng tạo ra một số thuậạn lợơi cũng như khó khăn nhất định cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên chính sách tỷ giá này nhìn chung là phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Về điều hành xuất nhập khẩu, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua có một số điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các DNNVV. Cụ thể là việc thay đổi thường xuyên trong chính sách mặt hàng xuất khẩu khiến nhiều doanh nghiệp không xoay chuyển kịp. T trong xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp, đặc biệt là thủ tục hải quan chưa thuận lợi cho cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động ủy thác. Điều này đã làm cho chi phí xuất nhập khẩu cao, các doanh nghiệp không được tiếp cận trực tiếp với bạn hàng nước ngoài nên khó nắm bắt chính xác và kịp thời về nhu cầu và thị hiếu của thị trường xuất khẩu.
- Chính sách cạnh tranh và bảo vệ thị trường: Thị trường Việt Nam tuy có dân số lớn nhưng lại là một thị trường nhỏ do thu thập của người dân vẫn còn thấp. Ngoài ra, thị trường Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hóa nhập lậu, hàng giả, nhất là hàng tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến các DNNVV vì đó là thị trường của các doanh nghiệp này. Các biện pháp tăng cường khả năng cạnh tranh và giải quyết hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
*2.1.4.2 Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, trong đó có các DNNVV. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia khối và tổ chức như ASEAN, APEC, WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực và quốc tế khác. Đây vừa là một thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội rất lớn và là một điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DNNVV. Đó là việc các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài để thu nhận thông tin, phát triển công nghệ, tăng cường hợp tác cùng có lợi, mở rộng thị trường đầu vào và thị trường xuất khẩu. Còn thách thức đó là cùng với quá trình hội nhập thì sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Nếu không vượt qua được thách thức đó thì các DNNVV sẽ khó tồn tại ngay cả trên chính thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới.
Ngoài ra quá trình hội nhập không thể không thể không nói đến sự ảnh hưởng của việc tham gia thị trường vốn và sự phân công lao động quốc tế. Về vốn, chúng ta vẫn xác định vốn trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng cho phát triển kinh tế. Hhiện nay và trong những năm tới, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư trên thế giới ngày càng thiếu. Trong khi đó, các nước trong khu vực và rất nhiều nước trên thế giới tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách hấp dẫn. Việc thu hút vốn ĐTNN vừa tạo thuận lợi nhưng sẽ tăng mức độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Một giải pháp là phải phát triển các DNNVV thông qua tự do hóa việc thành lập doanh nghiệp của mọi công dân và mọi thành phần kinh tế nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Chính điều này đã tạo ra nguồn vốn đối ứng trong nước khi thu hút vốn đàu tư nước ngoài, đây là cơ hội cho DNNVV phát triển.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV của Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc phát triển DNNVV. Đây là loại hình doanh nghiệp năng động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm – một trong những ưu tiên của Nhật Bản sau chiến tranh.
Một trong các chính sách khuyến khích quan trọng với các DNNVV của Nhật Bản trong thời kỳ này đó là khuyến khích mở rộng đầu tư, thành lập mới các DNNVV. Chính phủ và các hHiệp hội tập trung đầu tư lớn nhằm hiện đại hóa các DNNVV. Nguồn tài chính được tập trunghướng vào 4 lĩnh vực cơ bản sau:
- Đầu tư để xúc tiến hiện đại hóa các DNNVV;
- Đầu tư để hiện đại hóa cơ chế quản lý các DNNVV;
- Đầu tư cho hoạt động tư vấn cho các DNNVV;
- Hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNNVV.;
2.2.1.2 Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực. Đóng góp thành công của nền kinh tế Trung Quốc có phần rất quan trọng của các DNNVV. Chính sách khuyến khích các DNNVV của Trung Quốc thể hiện trên các điểm:
- Xác định lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên DNNVV là các ngành, các lĩnh vực giải quyết nhiều việc làm, trong đó tập trung vào khu vực dịch vụ.
- Phát triển DNNVV trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế, đề cao hiệu quả kinh tế. Xác định quy mô thích hợp cho các DNNVV để quản lý và thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Đổi mới quản lý DNNVV, nâng cao trình độ công nghệ cho DNNVV để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Về quản lý các DNNVV: Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban mậu dịch quốc gia trực thuộc Ủủy ban các DNNVV. Đây là một biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất phát từ những bất lợi của DNNVV so với các doanh nghiệp lớn trong cùng ngành.
2.2.1.3 Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV ở một số nước Đông Nam Á
Các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là thành viên của khối ASEAN, có điều kiện KT-XH gần giống với Việt Nam. Vào thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước tỷ lệ nông nghiệp của các nước này đều ở mức cao (từ 55 – 75%) xấp xỉ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhưng đến năm 1990, các nước này đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 1996 tTỷ lệ lao động nông nghiệp giảm nhanh trong những năm 90. Vxuống ví dụ năm 1996, tỷ lệ này ở một số nước như sau:là Philippin 41,7%, Indonesia 44%, Thái Lan 40,4% ( nhưng trong khi đó Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng trên 52,62% ).
Về chính trị, KT – XH mỗi quốc gia trên có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, do chiến lược đầu tư và chính sách kinh tế ở ba nước này tập trung vào công nghiệp lớn nên trong thời gian đầu tuy kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng đã để lại những hậu quả cho nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, từ thập kỷ 80, Chính phủ các nước này đã chuyển hướng kinh tế phát triển mạnh mẽ DNNVV, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng xa thành phố nhằm tạo nên sự phát triển cân đối về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng kinh tế.
Nhận thức được vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế quốc dân nên các nước trên có chính sách hỗ trợ phát triển loại doanh nghiệp này với những nét chung nổi bật như sau:
Thứ nhất: Tạo cơ sở pháp lý đối với DNNVV về vai trò, tiêu chí, cơ chế chính sách đối với DNNVV. Ở Philippin, Indonesia đã được thể chế hóa bằng các đạo luật. Tuy Thái Lan chưa có lLuật về DNNVV nhưng hiện đang thúc đẩy hình thành quan điểm phát triển DNNVV với các chính sách hỗ trợ cụ thể.
Thứ hai: Hỗ trợ về tài chính, đây là vấn đề được các nước quan tâm đối với DNNVV, chủ yếu thông qua hệ thống nNgân hàng, ở Philippin có Ngân hàng DNNVV (SME Bank), Ngân hàng Phát triển (PDB) … Luật năm 1991 quy định bắt buộc dành 10% quỹ tín dụng cho DNNVV. ỞHay ở Indonesia, Nhà nước có chính sách tạo nguồn vốn cho DNNVV bằng các nguồn chính gồm: Đất đai, ngân sách, khoản trích 1 - 5% lợi nhuận của doanh nghiệp lớn, vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) …để hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.
Thứ ba: Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ví dụ ở các nước đdều có Cục hỗ trợ xuất khẩu nhằm giới thiệu mặt hàng của DNNVV ra nước ngoài.
Thứ tư: Hỗ trợ về khoa học – công nghệ, đào tạo, tư vấn thông tin.
Thứ năm: Tạo mối quan hệ hợpiệp tác giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV;
Thứ sáu: thành lập các cơ quan quản lý, đại diện và hỗ trợ tư vấn DNNVV.
2.2.2 Tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV ở một số vùng trọng điểm Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình chung
Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu nhược điểm riêng, song so với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có những ưu điểm sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn có tiềm ẩn trong dân;
- Phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh chóng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ;
- Phát triển DNNVV dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranhg, làm vệ tinh gia công, chế tác cho các doanh nghiệp lớn. Loại hình doanh nghiệp này có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách nhỏ và dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước.
Trong những năm qua, DNNVV đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp khoảng 7% vào ngân sách nhà Nhà nước (, tương đương với mức đóng góp của doanh nghiệp FDI), khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Cụ thể::
- Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNNVV chiếm 17% tổng số doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản, v.v... Hàng năm, DNNVV tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Nhìn chung, quy mô doanh nghiệp nhỏ khoảng 90%, kKhoảng 90% số doanh nghiệp có số công nhân dưới 100 người, bình quân mỗi doanh nghiệp xấp xỉ 45 công nhân; trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm và chủ yếu có nguồn gốc từ các nước Liên Xô cũ, Đông Âu, Bắc Âu, ASEAN; tỷ lệ đổi mới máy móc, trang thiết bị thấp, dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Đa số các DNNVV ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, chiếm khoảng 55%. Đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các DNNVV ngoài quốc doanh chiến chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu điều tra năm 2003, các DNNVV trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp. Bình quân một lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tạo ra 14,6 triệu đồng, trong khi đó doanh nghiệp thương mại dịch vụ là 75,8 triệu đồng. Các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ hoạt động ở các thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do vậy, có quá nhiều doanh nghiệp tập trung trên cùng một địa bàn nên tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
- Trên địa bàn nông thôn, DNNVV chiếm 14%, với số lượng khoảng 40.500 doanh nghiệp, tập trung hầu hết ở 1.631 làng nghề. Hiện nay, 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ, ... do các DNNVV ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một doanh nghiệp nhóm này rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có. DNNVV ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhìn chung, lao động trong các DNNVV ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNNVV ở nông thôn sử dụng 30 lao động, trình độ tay nghề của người lao động cũng rất thấp (, trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%), tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn còn khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạng ngưng trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản rất phổ biến.
Nhìn chung, các DNNVV ở Việt Nam hiện nay đều gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Ở nước ta, quy mô DNNVV còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh rất thấp. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này mang tính chất tự phát, thiếu định hướng, mất cân đối. DNNVV phân bố không đều, tập trung ở Đông Nam Bộ 35,8%, đồng bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%.
- Tổ chức kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này thiếu chặt chẽ, khả năng giải quyết việc làm cho người lao động chưa cao, năng lực và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp rất thấp.
- Khoảng 60% DNNVV không đủ vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động .. Số DNNVV có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, dưới 5 tỷ đồng chiếm 65%, 5 – 10 tỷ đồng chiếm 15%.
- Trên 66,7% DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất.
- Có khoảng 20% DNNVV tiếp cận được thông tin từ các các thương vụ, thông tin mà các DNNVV có được chủ yếu khai thác từ internet, do đó, chất lượng thông tin chưa cao.
- Việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ khoảng 7% tổng doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử, trong đó DNNVV chiếm 33,1%.
- DNNVV cũng rất hạn chế trong việc tiếp thị và khai thác thị trường nước ngoài.
- Bên cạnh đó, sự liên kết hợp tác giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn và với các dự án liên doanh còn thấp.
- Việc phát triển DNNVV còn gặp cản trở từ phía các cơ quan Nnhà nước như thủ tục hành chính nhiêu khquan liêuê, quyền tự do kinh doanh theo pháp luật chưa thực thi đầy đủ, các chính sách trợ giúp doanh nghiệp chưa được quán triệt, sự không nhất quán của một số cơ quan chức năng khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, gây tốn kém,. ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
- Một số chủ trương của Nnhà nước chậm được thực thi do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc do những quy định chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Một số địa phương thì quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc, như về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm đến 30%, điều kiện bảo lãnh vay vốn khó khăn (được bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải có tài sản thế chấp.
- Còn có sự phân biệt giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn mà quy định thưởng kim ngạch xuất khẩu là một ví dụ điển hình. Theo quy định, những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu ở nước ta hiện có tới 30.000 doanh nghiệp, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng rất ít DNNVV đạt được tiêu chuẩn này.
- Trong đấu thầu các DNNVV cũng rất khó đưa ra mức giá chào thầu thấp để thắng thầu do hạn chế về khả năng tài chính và những trở ngại từ phía thị trường.
Trên đây là tình hình chung về phát triển DNNVV của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn tình hình này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển DNNVV ở một số tỉnh tiêu biểu trong nước.
2.2.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt, đối xử so với các DNNN giảm nhiều. Đặc biệt, ở một số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với những năm trước đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh như hiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và điều đó đã trở thành thách thức lớn, thậm chí còn là lực cản trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp giai đoạn hiện nay và những năm tới. Cụ thể:
Về vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, vấn đề “đầu tiên” có ý nghĩa quyết định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc đầu tư vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nhận thức chưa thông thoáng, cho nên bị hạn chế rất nhiều.
Hiện nay đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất, hoặc thuê đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khá phức tạp. Tất nhiên có một số địa phương tạo điều kiện tương đối thuận lợi, nhưng đó chỉ là số ít. Trước sức ép của thời buổi “tấc đất tấc vàng”, có chủ doanh nghiệp đã phải thốt lên: “Nghĩ đến chuyện xin cấp đất, thuế đất tôi như nhìn thấy trên con đường có những tấm rào không thể vượt qua”. Làm con đường, chỉ cho người ta đích nhưng lại xây rào quá dày, quá cao thì còn nói chuyện gì nữa”. Thực trạng này đang diễn ra và không phải cá bi._.nh lập Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân. Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ cung cấp thông tin của các doanh nghiệp xin vay vốn đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV cho ngân hàng khi ngân hàng có yêu cầu. Việc cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng cá nhân sẽ nhanh, hiệu quả hơn và có thể sẽ làm giảm bớt rào cản về thế chấp, cầm cố, vì ngân hàng cho vay có thể theo dõi được lịch sử thanh toán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi vay thường xuyên hơn. Như vậy, Trung tâm tín dụng sẽ làm tăng dung lượng cho vay đặc biệt là cho vay tín chấp và gián tiếp giúp bên đi vay (doanh nghiệp nhỏ và vừa) tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn.
Quy trình giải quyết phát mãi tài sản cần được phối hợp với các cơ quan chức năng Nnhà nước để thực hiện nhanh chóng, tránh tổn thất cho ngân hàng. Việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc, khi một vụ kiện đưa ra tòa để phát mãi tài sản thế chấp còn quá chậm, thời gian kéo dài hàng năm mới thu hồi được nợ chưa kể gặp phải các trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn, kháng cáo. Thậm chí khi bản đề án đã có hiệu lực đôi khi thi hành còn kéo dài dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản hoặc tài sản xuống cấp, hư hỏng gây thiệt hại cho ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ kế hoạch và đầu tư (1998), “Định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNV&NDNNVV ở Việt Nam đến năm 2010”, Hà nội.
[2] Bộ kế hoạch và đầu tư (2002), “Đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) của đảng vào cuộc sống, T/chí Kinh tế và dự báo”, số 347 (3), tr.1.
[3] Chính phủ (2001), “Nghị định số 90/2001NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNV&NDNNVV”, Công báo, số 48, tr.3194 - 3199.
[4] Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2008), “Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009”, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2007), “Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội.
[6] Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2006), “Báo cáo phân tích kết quả điều tra DN năm 2007 tỉnh Hải Dương”, Hải Dương.
[7] Nguyễn Cúc (1997), “Chính sách hỗ trợ phát triển DNV&NDNNVV ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia”, Hà Nội.
[8] Nguyễn Cúc (2000), “Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNV&NDNNVV ở Việt Nam năm 2005”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hào, Lê Viết Thái, Tô Đình Thái, Hoàng Văn Thanh (5/2000), “Báo cáo nghiên cứu DNV&NDNNVV - Hiện trạng và những kiến nghị giải pháp”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
[10] Lê Đăng Doanh, J.Bentley, Nguyễn Đình Chung, Trần Kim Hào, Tô Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn (1999), “Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNV&NDNNVV tại Việt Nam, Dự án UNIDO-MPI-US/VIE/95/004”, Hà Nội.
[11] Đỗ Lộc Diệp (1991), “Chủ nghĩa tư bản ngày nay”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
[12] Đảng cộng sản Việt Nam (1994), “Văn kiện Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương khoá VII”, Hà Nội.
[13] Đảng cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ VIII”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[14] Đảng công sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2000), “Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII”, Hải Dương.
[16] Đại học kinh tế - Đại học quốc gia TP.HCM (1996), “Tạp chí phát triển kinh tế”, số tháng 10, tr.36.
[17] Nguyễn Hữu Đạt (2002), “Cải cách DNNN trong thập kỷ 90 - Thành công và tồn tại”, T/chí Nguyên cứu kinh tế, số 286 (3), tr.35 - 47.
[18] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện FRIED RICH EBERT STIFTUNG (2001), “Tóm tắt dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNV&NDNNVV ở Bình Dương và Đồng Nai”, Hà Nội.
[19] Nguyễn Đình Hương (2002), “Giải pháp phát triển DNNVV&N ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[20] Phạm Thị An Hoà (2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Học viên CTQG HCM, Hà Nội.
[21] “Kinh tế ngoài quốc doanh thời mở cửa thời kỳ 1991 - 1995 (1996)”, NXB Thống kê, Hà Nội.
[22] Nguyễn Xuân Kiên (2000), “Xu hướng phát triển DNV&NDNNVV ở Bắc Ninh, Tài liệu tham khảo Hội thảo DNV&NDNNVV tại Hải Dương do tổ chức phi chính phủ (Đức) tài trợ”, Hải Dương.
[23] Luật doanh nghiệp (1999), NXB CTQG, Hà Nội
[24] Phạm Văn Linh (2002), “Phát triển kinh tế tư nhân - Thực trạng và giải pháp”, T/chí Kinh tế phát triển, 347 (3), tr.7 - 8.
[25] Dương Bá Phượng (4/2000), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở nông thôn”, T/chí Cộng sản, 590 (8), tr. 7 - 8.
[26] Sở công nghiệp tỉnh Hải Dương (4/2001), “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2010”, Hải Dương.
[27] Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương (5/2006), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài”, Hải Dương.
[28] Sở tài chính vật giá tỉnh Hải Dương (2006), “Báo cáo tình hình DN ngoài quốc doanh”, Hải Dương.
[29] Tỉnh uỷ Hải Dương (4/2000), “Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển DNNVV&N ở Hải Dương”, Tài liệu tham gia hội thảo về DNV&NDNNVV tại Hải Dương, Hải Dương.
[30] Tỉnh uỷ Hải Dương (9/2006), “Chương trình nâng cao nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010”, Hải Dương.
[31] Tỉnh uỷ Hải Dương (2006), “Chương trình giải quyết việc làm tỉn Hải Dương giai đoạn 2006-2010”, Hải Dương.
[32] Tỉnh uỷ Hải Dương (11/1997), “Báo cáo chính trị trình Đại hộ đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII”, Hải Dương.
[33] Tỉnh uỷ Hải Dương (7/2001), “Báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX 5 năm (1996-2000)”, Hải Dương.
[34] Tỉnh uỷ Hải Dương (12/2001), “Báo cáo tham gia ý kiến tại Hội nghị do Ban chỉ đạo chuẩn bị đề án kinh tế tư nhân tổ chức tại Hà Nội”, Hải Dương.
[35] Tổng cục thống kê (1996), “Kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế - hành chính sự nghiệp năm 1995”, tập II, NXB Thống kê, Hà Nội.
[36] Tổng cục Thống kê (2008), “Tư liệu kinh tế-xã hội 64 tỉnh, thành phố”, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
[37] Phạm Ngọc Thước (1999), “DNV&NDNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế, Học viện CTQG HCM, Hà Nội.
[38] Võ Phước Tấn, Đỗ Hồng Diệp (7/2001), “Kinh tế tư nhân - Thực trạng và giải pháp”, T/chí Kinh tế phát triển, 129 (7), tr.46.
[39] Trần Quốc Trung, Nguyễn Linh Chi (2001), “Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tình hình và triển vọng”, T/chí Nghiên cứu kinh tế, 283 (12), tr.56 - 63
[40] Vũ Đức Tuấn (1997), “Vai trò, thực trạng, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của DN nhỏ”, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện CTQG HCM, Hà Nội.
[41] Đỗ Hoàng Toàn, Nghiêm Xuân Đạt, Vũ Trọng Lâm (2000), “Hỗ trợ xuất khẩu cho các HTX và DNNVV”&N, T/chí Nghiên cứu kinh tế, 262 (3), tr.26.
[42] Vũ Huy Toàn (2000), “Chính sách phát triển DNN&V tại Hà Lan, Đức và Italia”, T/chí Nghiên cứu kinh tế, 265 (6), tr.70.
[43] T/chí Thông tin phát triển DNNVV&N (1993), số 1, tr.2.
[44] UBND tỉnh Hải Dương (5/2000), “Báo cáo phân tích đánh giá DNNN, Hải Dương”.
[45] Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (1999), “Chuyên đề về Hải Dương”, T/chí Quê hương, số tháng 11.
[46] UBND tỉnh Hải Dương (2001), “Cải cách thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, Hải Dương.
[47] UBND tỉnh Hải Dương (3/2002), “Báo cáo tình hình SXKD năm 2001 và phương hướng phát triển năm 2002 của các DN trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Hải Dương.
[48] UBND tỉnh Hải Dương (11/2000), “Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Hải Dương đến năm 2010”, Hải Dương.
[49] Nguyen Khac Than (Mar.2000), “Small and Medium Enterprises of Japan: A comparison wWith SMEs of Việt Nam”, IDE-JETRO, No.333.
Phụ lục
`
PhiÕu thu thËp th«ng tin
VÒ doanh nghiÖp
N¨m 2008
Nguyªn t¾c ®iÒn phiÕu:
- §èi víi nh÷ng c©u hái/ môc lùa chän, h·y khoanh trßn vµo mét « m· t¬ng øng víi c©u tr¶ lêi thÝch hîp.
- §èi víi nh÷ng c©u hái/môc ghi th«ng tin/ sè liÖu, h·y ghi th«ng tin/ sè liÖu vµo ®óng « hoÆc b¶ng t¬ng øng.
1. Tªn doanh nghiÖp: ............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
(viÕt ch÷ in hoa, kh«ng viÕt t¾t) M· sè thuÕ cña doanh nghiÖp
% vèn NN
% vèn NN
1
9
M· khu vùc
M· khu vùc
Sè m¸y
Sè m¸y
C¸c « nµy dµnh cho CQ thèng kª ghi
C¸c « nµy dµnh cho CQ thèng kª ghi
- Tªn giao dÞch (nÕu cã):......................................................................
- N¾m b¾t ®Çu s¶n xuÊt kinh doanh:
2. §Þa chØ doanh nghiÖp (Ghi ®Çy ®ñ ®Þa chØ n¬i ®Æt trô së chÝnh cña DN):
- TØnh/TP trùc thuéc Trung ¬ng:...........................................................
- HuyÖn/quËn (thÞ x·, TP thuéc tØnh):
- X·/phêng/thÞ trÊn:
- Th«n, Êp (sè nhµ, ®êng phè):
- Sè ®iÖn tho¹i:
- Sè fax:
- Email:
3. Th«ng tin vÒ ngêi ®øng ®Çu doanh nghiÖp:
- Hä vµ tªn (ViÕt ®Çy ®ñ b»ng ch÷ in hoa): N¨m sinh
- Giíi tÝnh: 1. Nam: 2. N÷:
- D©n téc (NÕu lµ ngêi níc ngoµi ghi d©n téc lµ "Níc ngoµi"):
- Quèc tÞch (NÕu cã 2 quèc tÞch trë lªn, ghi quèc tÞch thêng dïng nhÊt):
- Tr×nh ®é chuyªn m«n ®îc ®µo t¹o: (Theo b»ng/giÊy chøng nhËn tr×nh ®é cao nhÊt hiÖn cã)
1. TiÕn sü (kÓ c¶ tiÕn sü khoa häc).
2. Th¹c sü
3. §¹i häc.
4. Cao ®¼ng.
5. Trung cÊp chuyªn nghiÖp.
6. Trung cÊp nghÒ (d¹y nghÒ dµi h¹n).
7. S¬ cÊp nghÒ (d¹y nghÒ ng¾n h¹n).
8. Cha qua ®µo t¹o chuyªn m«n.
4. Lo¹i h×nh doanh nghiÖp.
- DN nhµ níc Trung ¬ng:................................
- DN nhµ níc ®Þa ph¬ng:.................................
- C«ng ty TNHH nhµ níc Trung ¬ng...............
- C«ng ty TNHH nhµ níc ®Þa ph¬ng...............
- Cty CP, cty TNHH cã vèn Nhµ níc > 50%
9 % vèn NNTW: c % vèn NN§P: c
- HTX:...............................................................
- Doanh nghiÖp t nh©n: ..................................
01
02
03
04
05
06
07
- C«ng ty hîp danh:..........................................
- Cty TNHH t nh©n, Cty TNHH cã vèn NN £ 50%
- C«ng ty cæ phÇn kh«ng cã vèn nhµ níc:......
- C«ng ty cæ phÇn cã vèn nhµ níc £50%:.......
9 Nhµ níc cã chi phèi kh«ng? 1 Cã 2. Kh«ng
- DN 100% vèn níc ngoµi:.....................................
- DN nhµ níc liªn doanh víi níc ngoµi:...............
- DN kh¸c liªn doanh víi níc ngoµi
08
09®
10
11®
12
13
14
M· ngµnh kinh tÕ
(CQ thèng kª ghi)
5. C¸c ngµnh thùc tÕ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh n¨m 2008
M· ngµnh VSIC 1993
M· ngµnh VSIC 2007
M· ngµnh VSIC 1993
M· ngµnh VSIC 2007
M· ngµnh VSIC 1993
M· ngµnh VSIC 2007
M· ngµnh VSIC 1993
M· ngµnh VSIC 2007
M· ngµnh VSIC 1993
M· ngµnh VSIC 2007
5.1. Ngµnh SXKD chÝnh:
(Ngµnh SXKD chÝnh lµ ngµnh t¹o ra gi¸ trÞ s¶n xuÊt lín nhÊt. NÕu kh«ng x¸c ®Þnh ®îc theo gi¸ trÞ s¶n xuÊt th× c¨n cø vµo ngµnh sử dụng nhiÒu lao ®éng nhÊt trong doanh nghiÖp).
5.2. Ngµnh SXKD kh¸c (ghi c¸c ngµnh SXKD ngoµi ngµnh chÝnh):
- Ngµnh:
- Ngµnh:
- Ngµnh:
- Ngµnh:
6. Lao ®éng n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: Ngêi
M· sè
§Çu n¨m
Cuèi n¨m
Tæng sè
Tr.®ã: N÷
Tæng sè
Tr.®ã: N÷
A
B
1
2
3
4
Tæng sè lao ®éng thêi ®iÓm
01
Trong ®ã:
Sè lao ®éng ®îc ®ãng BHXH
02
Sè lao ®éng kh«ng ®îc tr¶ c«ng, tr¶ l¬ng
03
Tæng sè L§ chia theo ngµnh SXKD:
M· ngµnh VSIC2007 cÊp 5
- Ngµnh SXKD chÝnh:............................
- Ngµnh SXKD kh¸c:
+ Ngµnh:............................................
+ Ngµnh:............................................
+ Ngµnh:............................................
+ Ngµnh:............................................
7. Thu nhËp cña ngêi lao ®éng vµ ®ãng gãp BHXH, B¶o hiÓm y tÕ, kinh phÝ c«ng ®oµn cña doanh nghiÖp cho ngêi lao ®éng n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M· sè
Sè ph¸t sinh trong n¨m
A
B
1
7.1. Thu nhËp cña ngêi lao ®éng (01=02+03+04)
01
- TiÒn l¬ng, thëng vµ c¸c kho¶n phô cÊp, thu nhËp kh¸c cã tÝnh chÊt nh l¬ng
02
- B¶o hiÓm x· héi tr¶ thay l¬ng
03
- C¸c kho¶n thu nhËp kh¸c kh«ng tÝnh vµo chi phÝ SXKD
04
7.2. §ãng gãp BHXH, B¶o hiÓm y tÕ, kinh phÝ c«ng ®oµn cña doanh nghiÖp cho ngêi lao ®éng
05
8. Tµi s¶n vµ nguån vèn n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M· sè
Sè ®Çu n¨m
Cuèi n¨m
A
B
1
2
tæng céng tµi s¶n (01 = 02 + 08 = 21)
01
A. Tµi s¶n ng¾n h¹n
02
Trong ®ã:
- C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n
03
- Hµng tån kho (tæng sè):
04
Trong hµng tån kho: + Chi phÝ SXKD dë dang
05
+ Thµnh phÈm
06
+ Hµng göi ®i b¸n
07
B. tµi s¶n dµi h¹n
08
Trong ®ã:
I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n
09
II. Tµi s¶n cè ®Þnh
10
1. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh
11
- Nguyªn gi¸
12
- Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ
13
2. Tµi s¶n cè ®Þnh thuª tµi chÝnh
14
- Nguyªn gi¸
15
- Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ
16
3. Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh
17
- Nguyªn gi¸
18
- Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ
19
4. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang
20
tæng céng nguån vèn (21 = 22 + 23 = 01)
21
a. nî ph¶i tr¶
22
b. vèn chñ së h÷u
23
9. KÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh n¨m 2008
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M· sè
Thùc hiÖn
A
B
1
9.1. Doanh thu
1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
1.1. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu
Trong ®ã: ThuÕ tiªu thô ®Æc biÖt, thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ GTGT
theo ph¬ng ph¸p trùc tiÕp ph¶i nép
1.2. Doanh thu thuÇn b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô (04=01-02)
Trong ®ã: - Doanh thu thuÇn b¸n lÎ
- Doanh thu thuÇn dÞch vô c«ng nghiÖp
Doanh thu thuÇn chia theo ngµnh ho¹t ®éng:
+ Ngµnh SXKD chÝnh:
Ngµnh s¶n xuÊt kinh doanh kh¸c:
+ Ngµnh:
+ Ngµnh:
+ Ngµnh:
+ Ngµnh:
2. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh
2.1. Chi phÝ ho¹t ®éng tµi chÝnh
3. Thu nhËp kh¸c
3.1. Chi phÝ kh¸c
9.2. Tæng lîi nhuËn tríc thuÕ (09 = 10 + 11+ 12)
Chia ra: - Lîi nhuËn s¶n xuÊt kinh doanh
- Lîi nhuËn ho¹t ®éng tµi chÝnh (11 = 07-07.1)
- Lîi nhuËn ho¹t ®éng kh¸c (12 = 08-08.1)
9.3. ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp
10. ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ níc n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M· sè
Sè ph¸t sinh ph¶i nép trong n¨m
(Kh«ng tÝnh n¨m tríc chuyÓn sang)
Cuèi n¨m
A
B
1
2
Tæng sè thuÕ vµ c¸c kho¶n phÝ, lÖ phÝ ph¶i nép nhµ níc
01
Trong ®ã: - ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng hµng b¸n néi ®Þa
02
- ThuÕ gi¸ trÞ t¨ng hµng nhËp khÈu
03
- ThuÕ tiªu thô ®Æc biÖt
04
- ThuÕ xuÊt, nhËp khÈu
05
Trong ®ã: ThuÕ xuÊt khÈu
06
11. Thùc hiÖn gãp vèn ®iÒu lÖ (¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t trùc tiÕp cña níc ngoµi)
§¬n vÞ tÝnh: 100USD
M· sè
Vèn ®iÒu lÖ ®Õn 31/12/2008
Vèn thùc hiÖn luü kÕ ®Õn 31/12/2008
M· sè
Vèn ®iÒu lÖ ®Õn 31/12/2008
Vèn thùc hiÖn luü kÕ ®Õn 31/12/2008
A
B
1
2
A
B
1
2
Tæng sè (01=02+06)
01
2. Bªn níc ngoµi
06
1. Bªn ViÖt Nam (02=03+04+05)
02
Chia ra:
- Níc:...............
M· níc
Chia ra:
+ Doanh nghiÖp nhµ níc
03
- Níc:...............
+ Doanh nghiÖp ngoµi nhµ níc
04
- Níc:...............
+ Tổ chức kh¸c
05
- Níc:...............
1.2. Vèn ®Çu t trong n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång.
M· sè
Thùc hiÖn
A
B
1
Tæng sè (01 = 03+06+09+10 = 11+14+15+16+17)
01
Trong ®ã: TiÒn thuª vµ mua quyÒn sử dụng ®Êt
02
A. Chia theo nguån vèn
1. Vèn ng©n s¸ch nhµ níc
03
- Ng©n s¸ch Trung ¬ng
04
- Ng©n s¸ch ®Þa ph¬ng
05
2. Vèn vay cho XDCB vµ mua s¾m thiÕt bÞ.
06
- Vèn tÝn dông ®Çu t cña nhµ níc
07
- Vay tõ ng©n hàng th¬ng m¹i vµ c¸c nguån kh¸c
08
3. Vèn tù cã
09
4. Vèn huy ®éng tõ c¸c nguån kh¸c
10
B. Chia theo kho¶n môc ®Çu t.
1. Vèn ®Çu t x©y dùng c¬ b¶n
11
Trong ®ã: - Vèn x©y l¾p
12
- Vèn thiÕt bÞ
13
2. Vèn ®Çu t mua s¾m tµi s¶n cè ®Þnh dïng cho s¶n xuÊt kh«ng qua XDCB
14
3. Vèn ®Çu t söa ch÷a lín tµi s¶n cè ®Þnh
15
4. Vèn ®Çu t bæ sung vèn lu ®éng
16
5. Vèn ®Çu t kh¸c.
17
C. Chia theo ngµnh kinh tÕ
M· ngµnh KT VSIC
2007 cÊp 2
- Ngµnh:
- Ngµnh:
- Ngµnh:
13. C¸n bé khoa häc vµ ®Çu t nghiªn cøu, ph¸t triÓn khoa häc c«ng nghÖ.
13.1. C¸n bé trùc tiÕp ho¹t ®éng khoa häc c«ng nghÖ cã ®Õn cuèi n¨m 2008
§¬n vÞ tÝnh: Ngêi
M· sè
Tæng sè
Chia theo tr×nh ®é
Cao ®¼ng
§¹i häc
Th¹c sÜ
TiÕn sÜ
Th¹c sÜ KH
A
B
1=2+...+ 6
2
3
4
5
6
Tæng sè
01
Trong ®ã: N÷
02
13..2. Chi phÝ ®Çu t, nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn khoa häc c«ng nghÖ n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M·
Tæng sè
Chia theo nguån
Ng©n s¸ch Nhµ níc
Vèn cña doanh nghiÖp
Vèn tõ
níc ngoµi
Vèn tõ
nguån kh¸c
A
B
1=2+....+5
2
3
4
5
- Tæng chi phÝ cho nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ trong n¨m
01
Trong ®ã:
+ Chi cho nghiªn cøu triÓn khai
02
+ Chi cho ®æi míi c«ng nghÖ
03
13.3. Ho¹t ®éng nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn c«ng nghÖ n¨m 2008.
M· sè
Tæng sè
Chia theo cÊp
Nhµ níc
Bé, ngµnh
C¬ së
A
B
1=2+3+4
2
3
4
- Sè ch¬ng tr×nh, ®Ò tµi nghiªn cøu, dù ¸n ®· triÓn khai vµ tham gia triÓn khai trong n¨m
01
- Sè s¸ng kiÕn, gi¶i ph¸p kü thuËt ®îc ¸p dông trong n¨m
02
14. Mét sè chØ tiªu øng dông c«ng nghÖ th«ng tin.
14.1. Sè m¸y vi tÝnh hiÖn doanh nghiÖp ®ang sö dông cã ®Õn 31/12/2008: ChiÕc.
(Khoanh trßn vµo c¸c ch÷ t¬ng øng trong c¸c c©u hái díi ®©y).
14.2. DN cã h¹ng môc cô bé (LAN) kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1 ® Sè m¸y kÕt nèi LAN: ChiÕc.
NÕu cã, tr¶ lêi tiÕp c¸c c©u hái díi:
DN cã hÖ thèng an toµn d÷ liÖu kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1
DN cã hÖ thèng an ninh m¹ng kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1
14.3. DN cã kÕt nèi Internet kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1 ® Sè m¸y kÕt nèi Internet ChiÕc.
NÕu cã, DN cã sö dông dÞch vô b¨ng th«ng réng (ADSL) kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1
14.4. DN cã WEB SITE kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1 ® §Þa chØ Website:.......................................
14.5. DN cã giao dÞch TM ®iÖn tö kh«ng? Kh«ng 2; Cã 1 ® §Þa chØ giao dÞch:.....................................
Tæng trÞ gi¸ giao dÞch TriÖu
N¨m 2008 ®ång
14.6. Doanh nghiÖp cã c¸c phÇn mÒm, gi¶i ph¸p CNTT øng dông trong doanh nghiÖp ®îc liÖt kª díi ®©y kh«ng?
PhÇn mÒm qu¶n trÞ doanh nghiÖp (ERP)
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇn mÒm qu¶n lý công tác ®iÒu hµnh v¨n phßng
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇm mÒm phôc vô ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇn mÒm kÕ to¸n
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇn mÒm qu¶n lý nh©n sù
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇm mÒm qu¶n lý kho b·i
1 Cã
2 Kh«ng
PhÇm mÒm kh¸c (ghi cô thÓ):.........................................................................................
14.7. Tæng chi phÝ ®Çu t cho øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cña doanh nghiÖp n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång.
M· sè
Thùc hiÖn
A
B
1
Tæng sè (01 = 02+.....+06)
01
Chi cho phÇn cøng vµ dÞch vô phÇn cøng
02
Chi cho phÇn mÒm vµ dÞch vô phÇn mÒm
03
Chi cho mua, t¹o lËp d÷ liÖu, sè liÖu ®iÖn tö
04
Chi cho ®µo t¹o, øng dông c«ng nghÖ th«ng tin
05
Chi cho c¸c øng dông c«ng nghÖ th«ng tin
06
15. Mét sè chØ tiªu bảo vệ m«i trêng cña doanh nghiÖp.
15.1. §Çu t kinh phÝ, thiÕt bÞ xö lý m«i trêng cña doanh nghiÖp
- Tæng gi¸ trÞ thiÕt bÞ, c«ng tr×nh xö lý m«i trêng cña DN hiÖn cã ®Õn 31/12/2008: TriÖu ®ång
Trong ®ã: Gi¸ trÞ thiÕt bÞ xö lý « nhiÔm. TriÖu ®ång
- Tæng chi phÝ cho công tác bảo vệ m«i trêng cña DN trong n¨m 2008: TriÖu ®ång
Trong ®ã: + Chi phÝ x©y l¾p thiÕt bÞ, c«ng tr×nh xö lý chÊt th¶i cña DN n¨m 2008: TriÖu ®ång
+ Chi thêng xuyªn cho c«ng t¸c b¶o vÖ m«i trêng TriÖu ®ång
15.2. T×nh h×nh xö lý chÊt th¶i cña doanh nghiÖp n¨m 2008.
Lo¹i chÊt th¶i
Khèi lîng chÊt th¶i trong n¨m
H×nh thøc xö lý
(§¸nh dÊu "X" vµo « thÝch hîp)
§¬n vÞ tÝnh
Khèi lîng chÊt th¶i do DN th¶i ra
Khèi lîng chÊt th¶i ®îc DN xö lý
Dïng thiÕt bÞ läc
X¶ ra bÓ l¾ng
Dïng ho¸ chÊt
Ch«n lÊp
§èt
H×nh thøc xö lý kh¸c
Kh«ng xö lý
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
- ChÊt th¶i láng
m3
Tr ®ã: ChÊt th¶i nguy h¶i
m3
- ChÊt th¶i khÝ
m3
Tr ®ã: ChÊt th¶i nguy h¹i
m3
- ChÊt th¶i r¾n
tÊn
Tr ®ã: ChÊt th¶i nguy h¹i
tÊn
15.3. Tổ chức, bé phËn chuyªn m«n t¸c b¶o vÖ m«i trêng:
a. Doanh nghiÖp cã thành lập tổ chức hoÆc bé phËn chuyªn m«n t¸c b¶o vÖ m«i trêng kh«ng
1 Cã
2 Kh«ng
NÕu cã: Sè c¸n bé chuyªn tr¸ch t¸c b¶o vÖ m«i trêng lµ: Ngêi
1 Cã
2 Kh«ng
b. Doanh nghiÖp cã triÓn khai hÖ thèng qu¶n lý m«i trêng kh«ng?
1 Cã
2 Kh«ng
c. Doanh nghiÖp cã chøng chØ chøng nhËn ®¹t tiªu chuÈn ISO 14001 kh«ng?
1 Cã
2 Kh«ng
d. Doanh nghiÖp cã ®îc cÊp giÊy chøng nhËn ®¹t tiªu chuÈn m«i trêng kh«ng?
1 Cã
2 Kh«ng
e. Doanh nghiÖp cã ¸p dông hay thùc hiÖn qui tr×nh s¶n xuÊt s¹ch kh«ng?
1 Cã
2 Kh«ng
16. Ho¹t ®éng c«ng nghiÖp n¨m 2008.
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã c¸c ho¹t ®éng c«ng nghiÖp)
16.1. S¶n phÈm c«ng nghiÖp s¶n xuÊt n¨m 2008.
Tªn s¶n phÈm
M· s¶n phÈm
§¬n vÞ tÝnh
Khèi lîng s¶n xuÊt s¶n xuÊt n¨m 2007
Khèi lîng s¶n phÈm s¶n xuÊt n¨m 2008
Gi¸ trÞ s¶n phÈm xuÊt kho tiªu thô trong n¨m 2008 (Kh«ng gåm thuÕ VAT, thuÕ tiªu thô ®Æc biÖt, thuÕ XK) (triÖu ®ång)
S¶n xuÊt trong n¨m
Tiªu thô trong n¨m
Tån kho cuèi n¨m
A
B
C
1
2
3
4
5
16.2. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp n¨m 2008 (theo gi¸ cè ®Þnh 1994):
TriÖu ®ång
17. Ho¹t ®éng x©y dùng n¨m 2008.
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã ho¹t ®éng x©y dùng).
17.1. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt x©y dùng.
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
M· sè
Thùc hiÖn
A
B
1
Gi¸ trÞ s¶n xuÊt x©y dùng (theo gi¸ thùc tÕ) (01= 02+08)
01
- Gi¸ trÞ s¶n xuÊt x©y l¾p (02 = 03+04+05+06)
02
Chia ra:
- Gi¸ trÞ c«ng tr×nh nhµ ë
03
- Gi¸ trÞ c«ng tr×nh nhµ cöa kh«ng ph¶i nhµ ë
04
- Gi¸ trÞ c«ng tr×nh c¬ së h¹ tÇng
05
- Gi¸ trÞ c«ng tr×nh kho tµng, xëng s¶n xuÊt
06
- Gi¸ trÞ kh¶o s¸t thiÕt kÕ - qui ho¹ch x©y dùng ®îc tÝnh vµo ho¹t ®éng x©y dùng
07
17.2. diÖn tÝch nhµ ë hoµn thµnh n¨m 2008.
§¬n vÞ tÝnh: m2
M· sè
Thùc hiÖn
A
B
1
Tæng diÖn tÝch nhµ ë hoµn thµnh n¨m 2008 (01 =02+05+06+07)
01
Chia ra:
- Nhµ kiªn cè.
02
Trong ®ã: + Nhµ chung c
03
+ Nhµ biÖt thù
04
- Nhµ b¸n kiªn cè
05
- Nhµ khung gç l©u bÒn
06
- C¸c lo¹i nhµ kh¸c
07
18. Ho¹t ®éng th¬ng nghiÖp n¨m 2008 (¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã c¸c ho¹t ®éng: Mua b¸n, ®¹i lý, m«i giíi hàng ho¸, söa ch÷a xe cã ®éng c¬, m«t«, xe m¸y).
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Tæng sè
Chia theo h×nh thøc b¸n
B¸n bu«n
B¸n lÎ
Tæng sè
Trong ®ã:
Siªu thÞ
A
B
C
1
2
3
4
1. Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008
01
C¬ së
2. DiÖn tÝch kinh doanh cã ®Õn cuèi n¨m
02
m2
3. Doanh thu thuÇn
03
TriÖu ®ång
4. TrÞ gi¸ vèn b¸n hµng ra
04
TriÖu ®ång
5. ThuÕ GTGT, thuÕ xuÊt khÈu ph¸t sinh ph¶i nép
05
TriÖu ®ång
6. Chi tiÕt doanh thu thuÇn theo nhãm hµng:
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång.
M· sè
Tæng doanh thu thuÇn
Chia ra
B¸n bu«n
B¸n lÎ
A
B
1
2
3
Tæng sè
01
- L¬ng thùc, thùc phÈm
02
- Hµng may mÆc
03
- §å dïng, dông cô, trang thiÕt bÞ gia ®×nh
04
- VËt phÈm v¨n ho¸, gi¸o dôc
05
- Gç vµ vËt liÖu x©y dùng
06
- Ph©n bãn, thuèc trõ s©u
07
- Ph¬ng tiÖn ®i l¹i (kÓ c¶ phô tïng)
08
- X¨ng, dÇu c¸c lo¹i
09
- Nhiªn liÖu kh¸c (trõ x¨ng dÇu)
10
- Hàng ho¸ ho¸
11
-Söa ch÷a xe cã ®éng c¬, m«t«, xe m¸y
12
19. Ho¹t ®éng dÞch vô lu tró.
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã c¸c ho¹t ®éng: Kh¸ch s¹n, ®iÓm c¾m tr¹i vµ c¸c dÞch vô kh¸c cho nghØ trä ng¾n ngµy).
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Thùc hiÖn
A
B
C
1
1. Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008
01
C¬ së
2. Lît kh¸ch phôc vô
- Lît kh¸ch ngñ quªn ®ªm
02
Lît kh¸ch
Trong ®ã: Lît kh¸ch Quèc tÕ
03
Lît kh¸ch
- Lît kh¸ch trong ngµy
04
Lît kh¸ch
Trong ®ã: Lît kh¸ch Quèc tÕ
05
Lît kh¸ch
3. Ngµy kh¸ch phôc vô
(ChØ tÝnh ®èi víi kh¸ch cã ngñ qua ®ªm)
06
Ngµy kh¸ch
Trong ®ã: Lît kh¸ch Quèc tÕ
07
Ngµy kh¸ch
4. Doanh thu thuÇn
08
TriÖu ®ång
- Trong ®ã: - Doanh thu thuÇn buång giêng
09
TriÖu ®ång
- Doanh thu thuÇn tõ kh¸ch Quèc tÕ
10
TriÖu ®ång
5. ThuÕ GTGT, thuÕ XK ph¸t sinh ph¶i nép
11
TriÖu ®ång
6. Ph©n lo¹i chi tiÕt c¬ së lu tró:
M· sè
Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008 (c¬ së )
Sè buång
cã ®Õn 31/12/2008 (buång)
Sè giêng
cã ®Õn 31/12/2008 (giêng)
Sè lît kh¸ch phôc vô trong n¨m 2008 (ChØ tÝnh kh¸ch cã ngñ qua ®ªm) - (Lît kh¸ch)
Sè ngµy sö dông trong n¨m 2008
(Ngµy buång hoÆc ngµy giêng)
Tæng sè
Trong ®ã:
Kh¸ch Q.tÕ
Ngµy buång
Ngµy giêng
A
B
1
2
3
4
5
6
7
Tæng sè
(01=02+09+10+11+12+13)
01
Kh¸ch s¹n (02=03+...+08)
02
- Lo¹i 5 sao
03
- Lo¹i 4 sao
04
- Lo¹i 3 sao
05
- Lo¹i 2 sao
06
- Lo¹i 1 sao
07
- Díi tiªu chuÈn sao
08
Nhµ nghØ, nhµ kh¸ch
09
BiÖt thù kinh doanh du lÞch
10
Lµng du lÞch
11
C¨n hé kinh doanh du lÞch
Lo¹i kh¸c
20. Ho¹t ®éng vËn t¶i, kho b·i n¨m 2008
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã ho¹t ®éng kinh doanh ngµnh vËn t¶i, kho b·i).
A. Ph¬ng tiÖn vËn t¶i cã ®Õn thêi ®iÓm 31/12/2008.
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Số lượng hiÖn cã
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Số lượng hiÖn cã
A
B
1
2
A
B
1
2
1. Ph¬ng tiÖn vËn t¶i ®êng bé
2. Ph¬ng tiÖn vËn t¶i ®êng biÓn
1.1. ¤t« vËn t¶i hàng ho¸: - Sè lîng
01
ChiÕc
2.1. Tµu chë hµng: - Sè lîng
07
ChiÕc
- Träng t¶i
02
TÊn
- Träng t¶i
08
TÊn
1.2. ¤t« vËn t¶i hµnh kh¸ch: - Sè lîng
03
ChiÕc
2.2. Tµu chë dÇu: - Sè lîng
09
ChiÕc
(Tõ 9 ghÕ ngåi trë lªn) - Chç ngåi
04
GhÕ
- Träng t¶i
10
TÊn
1.3. Xe con (díi 9 ghÕ ngåi): - Sè lîng
05
ChiÕc
2.3. Tµu chë kh¸ch: - Sè lîng
11
ChiÕc
- Chç ngåi
06
GhÕ
- Chç ngåi
12
GhÕ
3. Ph¬ng tiÖn vËn t¶i ®êng s«ng
3.1. Tµu chë hµng: - Sè lîng
13
ChiÕc
- Träng t¶i
14
TÊn
3.2. Tµu chë kh¸ch: - Sè lîng
15
ChiÕc
- Chç ngåi
16
GhÕ
B. S¶n phÈn cña ngµnh vËn t¶i n¨m 2008.
Tªn s¶n phÈm
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Tæng sè
Chia ra
§êng bé
§êng biÓn
§êng s«ng
A
B
C
1
2
3
4
1. Hµnh kh¸ch vËn chuyÓn trong níc
01
Ngêi
2. Hµnh kh¸ch vËn chuyÓn ngoµi níc
02
Ngêi
3. Hµnh kh¸ch lu©n chuyÓn trong níc
03
Ngêi Km
4. Hµnh kh¸ch lu©n chuyÓn ngoµi níc
04
Ngêi Km
5. Hµng ho¸ vËn chuyÓn trong níc
05
TÊn
6. Hàng ho¸ vËn chuyÓn ngoµi níc
06
TÊn
7. Hàng ho¸ lu©n chuyÓn trong níc
07
TÊn Km
8. Hàng ho¸ lu©n chuyÓn ngoµi níc
08
TÊn Km
9. Hàng ho¸ bèc xÕp th«ng qua c¶ng biÓn
09
TÊn th«ng qua
Chia ra: - Bèc xÕp hµng xuÊt khÈu
10
TÊn th«ng qua
- Bèc xÕp hµng nhËp khÈu
11
TÊn th«ng qua
- Bèc xÕp hµng néi ®Þa
12
TÊn th«ng qua
Trong tæng sè: Bèc xÕp hµng container
13
TÊn th«ng qua
10. Hàng ho¸ bèc xÕp th«ng q ua c¶ng s«ng
14
TÊn th«ng qua
C. Ho¹t ®éng kho b·i.
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Tæng sè
Chia ra
§êng bé
§êng biÓn
§êng s«ng
A
B
C
1 =2+3+4
2
3
4
1. Sè lîng kho cã ®Õn 31/12/2008
01
chiÕc
2. Tæng diÖn tÝch kho dïng cho kinh doanh cã ®Õn 31/12/2008
02
m2
3. Doanh thu thuÇn dÞch vô kho b·i
03
TriÖu ®ång
4. ThuÕ GTGT, thuÕ xuÊt khÈu ph¸t sinh ph¶i nép
04
TriÖu ®ång
21. Ho¹t ®éng dÞch vô ¨n uèng n¨m 2008.
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã c¸c ho¹t ®éng: Nhµ hµng, Bar vµ c¨ng tin phôc vô ¨n uèng)
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Thùc hiÖn
A
B
C
1
1. Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008
01
Trong ®ã: - Nhµ hµng
02
- QuÇy Bar
03
- QuÇy c¨ng tin
04
2. Doanh thu thuÇn
05
Trong ®ã: - Doanh thu thuÇn hµng ¨n uèng
06
Trong ®ã: - Doanh thu thuÇn hµng chuyÓn b¸n
07
3. TrÞ gi¸ hµng chuyÓn b¸n
08
4. ThuÕ GTGT ph¸t sinh ph¶i nép
09
22. Ho¹t ®éng Du lÞch l÷ hµnh vµ c¸c ho¹t ®éng hç trî du lÞch n¨m 2008.
(¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp cã c¸c ho¹t ®éng: Du lÞch l÷ hµnh vµ c¸c ho¹t ®éng hç trî du lÞch).
M· sè
§¬n vÞ tÝnh
Thùc hiÖn
A
B
1
2
1. Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008
01
C¬ së
Tr.®ã: Sè c¬ së ho¹t ®éng l÷ hµnh
02
C¬ së
2. Lît kh¸ch du lÞch theo Tour
03
Lît kh¸ch
Tr.®ã: - Lît kh¸ch Quèc tÕ
04
Lît kh¸ch
- Lît kh¸ch trong níc
05
Lît kh¸ch
- Lît kh¸ch ViÖt Nam ®i ra níc ngoµi
06
Lît kh¸ch
3. Ngµy kh¸ch du lÞch theo Tour
07
Ngµy kh¸ch
Tr.®ã: - Lît kh¸ch Quèc tÕ
08
Ngµy kh¸ch
- Lît kh¸ch trong níc
09
Ngµy kh¸ch
- Lît kh¸ch ViÖt Nam ®i ra níc ngoµi
10
Ngµy kh¸ch
4. Doanh thu thuÇn:
11
TriÖu ®ång
Tr.®ã: - Lît kh¸ch Quèc tÕ
12
TriÖu ®ång
- Lît kh¸ch trong níc
13
TriÖu ®ång
- Lît kh¸ch ViÖt Nam ®i ra níc ngoµi
14
TriÖu ®ång
Tr. ®ã: C¸c kho¶n chi hé kh¸ch
15
TriÖu ®ång
5. ThuÕ GTGT, thuÕ XK ph¸t sinh ph¶i nép
16
TriÖu ®ång
23. Ho¹t ®éng dÞch vô kh¸c n¨m 2008.
M· sè
Sè c¬ së cã ®Õn 31/12/2008
DiÖn tÝch kinh doanh cã ®Õn 31/12/2008 (m2)
Doanh thu thuÇn
(TriÖu ®ång)
ThuÕ GTGT, thuÕ xuÊt khÈu ph¸t sinh ph¶i nép
A
B
1
2
3
4
Tæng sè (01 = 02+...+08)
01
Chia ra:
- DÞch vô khoa häc vµ c«ng nghÖ
02
- DÞch vô kết quả ®Õn kinh doanh tµi s¶n vµ dÞch vô t vÊn
03
- DÞch vô gi¸o dôc, ®µo t¹o
04
- DÞch vô y tÕ
05
- DÞch vô v¨n ho¸, thÓ thao
06
- DV söa ch÷a m¸y vi tÝnh, ®å dïng c¸ nh©n vµ gia ®×nh
07
- DV phôc vô c¸ nh©n & céng ®éng
08
- Chi tr¶ thëng xæ sè n¨m 2008 (¸p dông cho c¸c ho¹t ®éng KD xè sè): TriÖu ®ång
24. XuÊt, nhËp khÈu dÞch vô n¨m 2008
Trong n¨m 2008 doanh nghiÖp cã xuÊt khÈu (thu) hay nhËp khÈu (chi) dÞch vô víi níc ngoµi kh«ng?
1. Cã 2. Kh«ng
XuÊt khÈu NhËp khÈu
24.1. VËn t¶i
§êng biÓn
§êng bé
§êng hµng kh«ng
Bu chÝnh, chuyÓn ph¸t
24.2. X©y dùng
24.3. B¶o hiÓm
24.4. Tµi chÝnh, ng©n hàng
24.5. M¸y tÝnh vµ th«ng tin
24.6. DÞch vô kinh doanh
24.7. DÞch vô v¨n ho¸, gi¶i trÝ
24.8. PhÝ b¶n quyÒn vµ c¸c dÞch vô kh¸c cha kÓ ë trªn
Ngêi lËp phiÕu:
- Hä vµ tªn:........................................................
- §iÖn tho¹i:.......................................................
- Ký tªn:.............................................................
§iÒu tra viªn
- Hä vµ tªn:........................................................
- §iÖn tho¹i:.......................................................
- Ký tªn:.............................................................
Ngµy.......th¸ng.........n¨m 2009
Gi¸m ®èc/Chñ doanh nghiÖp
(Ký tªn, ®ãng dÊu)
PhiÕu thu thËp th«ng tin vÒ c¸c c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh trùc thuéc doanh nghiÖp n¨m 2008
Tªn c¬ së SXKD trùc thuéc
doanh nghiÖp
M· sè thuÕ
§Þa ®iÓm v¨n phßng giao dÞch
(X·, phêng, huyÖn, quËn, tØnh, TP)
M· tØnh/TP (CQ Thãng kª ghi)
Ngµnh ho¹t ®éng kinh doanh chÝnh
M· ngµnh SXKD
(CQ thègn kª ghi)
Sè lao ®éng cã ®Õn 31/12/2008
(Ngêi)
Doanh thu thuÇn n¨m 2008
(TriÖu ®ång)
VISIC 1993
(cÊp 6)
VISIC 2007
(cÊp 5)
A
B
C
D
E
G
H
1
2
1. C¸c c¬ së trong tØnh
2. C¸c c¬ së ngoµi tØnh
Ngµy.......th¸ng.........n¨m 2009
§iÒu tra viªn
Ngêi lËp biÓu
Gi¸m ®èc/ Chñ doanh nghiÖp
(Ký, ghi râ hä, tªn)
(Ký, ghi râ hä, tªn)
(Ký, ghi râ hä, tªn)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09082.doc