Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- BÙI MỸ ANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình n

doc154 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2009 Học viên Bùi Mỹ Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Khoa sau đại học Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, một số cơ quan ban ngành, các đồng nghiệp và bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Cục thống kê tỉnh Hòa Bình, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện và một số phòng ban khác của huyện Tân Lạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Cho tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2009 Học viên Bùi Mỹ Anh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục đồ thị vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới 24 2.2 Số lượng bò thịt giết mổ trên thế giới 25 2.3 Tình hình nhập khẩu thịt bò trên thế giới 27 2.4 Tình hình xuất khẩu thịt bò trên thế giới 28 2.5 Một số chỉ tiêu sản xuất của bò vàng và bò lai Zê bu. 36 2.6 Năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam 38 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện 50 3.2 Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây 52 3.3 Hệ thống giao thông của huyện năm 2008 54 3.4 Hệ thống thủy lợi của huyện Tân Lạc năm 2008 55 3.5 Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2006-2008 57 4.1 Bãi chăn thả và diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chủ yếu 73 4.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá về nguồn thức ăn của các hộ điều tra 77 4.3 Đối tượng mua bò 86 4.4 Tỷ lệ hộ thường xuyên biết về thông tin giá cả bò trên thị trường 87 4.5 Tình hình thu nhập bình quân của hộ 89 4.6 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo các phương thức chăn nuôi 91 4.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo vùng sinh thái 93 4.8 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của hộ theo cơ cấu giống 95 4.9 Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi bò thịt của hộ 99 4.10 Cán bộ thú y và tỷ lệ đàn bò được tiêm phòng 105 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1 Biến động đàn bò của huyện Tân Lạc và toàn tỉnh từ 2000 đến nay 69 4.2 Cơ cấu bò theo mục đích chăn nuôi của huyện Tân Lạc 70 4.3 Cơ cấu về gióng bò của huyện Tân Lạc 71 4.4 Quy mô chăn nuôi bò của hộ theo vùng sinh thái 74 4.5 Quy mô chăn nuôi bò của hộ theo mục đích chăn nuôi 76 4.6 Cơ cấu phương thức chă n nuôi bò theo vùng sinh thái 79 4.7 Tình hình tiêm phòng của các hộ chăn nuôi 82 4.8 Phương pháp phối giống cho bò cái 84 4.9 Địa điểm bán bò của hộ 85 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt nói riêng là một bộ phận chính trong hệ thống canh nông của người nông dân. Nó có vai trò thiết thực trong các hộ gia đình và đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho rất nhiều người. Nếu phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp người dân tăng thu nhập nhanh, khắc phục cơ bản sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên một cách nặng nề, đặc biệt các xã vùng cao miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao nói riêng, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt nước ta hiện nay chưa đạt mức chăn nuôi tiên tiến, quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt ở các huyện vùng cao. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động phát triển sản xuất sản phẩm này nữa là mối quan ngại của người dân khâu tiêu thụ sản phẩm. Tân Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, có diện tích tự nhiên là 523Km2, trong đó có một diện tích đáng kể để chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. Điều kiện khí hậu tương đối phù hợp với việc phát triển các giống vật nuôi. Vị trí của huyện nằm trên trục đường giao thông chính (quốc lộ 6, đường 12A, đường Hồ Chí Minh), gần các thị trường lớn như TP.Hoà Bình, Hà Đông, Hà Nội... Đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để huyện phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Bên cạnh đó, điều kiện xã hội có một thế mạnh lớn về nhân lực giá nhân công rẻ, người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở các xã vùng cao. Một trong những khó khăn lớn của người dân là lựa chọn sản phẩm sản xuất, tìm đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất tại địa phương. Những tồn tại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế so sánh của đại phương. Vì vậy, vấn đề phát triển chăn nuôi bò thịt là vấn đề mà cả người dân và lãnh đạo địa phương rất quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu thực trạng chăn nuôi bò thịt và tiêu thụ sản phẩm của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt tại địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển chăn nuôi bò thịt. - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Tân Lạc. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Tân Lạc trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Những vấn đề thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói chung và bò thịt nói riêng. + Phân tích thực trạng tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm bò thịt huyện Tân Lạc. + Những giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt . - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt tại huyện Tân Lạc từ đó đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và tiêu thụ sản phẩm này trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chăn nuôi bò thịt 2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế. Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là tỷ lệ tăng phần trăm hay mức tăng tuyệt đối hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. 2.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế và phát triển bền vững Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng, phù hơn về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là sự tăng lên bền vững về các tiêu chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý niệm về sự tiến bộ, bởi vậy phát triển nghĩa là sự tăng trưởng cộng với sự thay đổi về cấu trúc và thể chế liên quan đến mục đích hay mục tiêu chủ định nào đó. Như vậy, phát triển nhìn chung được coi như đồng nghĩa với sự tăng trưởng, tuy nhiên tăng trưởng mới chỉ là điều kiện cần, song chưa phải là điều kiện đủ vì nó chỉ đề cập đến việc tăng lên về phúc lợi kinh tế mà chưa nói đến các phúc lợi xã hội. Chúng ta có thể tạo ra được những thay đổi, nhưng sự thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng mới chỉ là tiền đề cho sự phát triển, không phải bất kỳ sự thay đổi nào cũng có sự phát triển. Đánh giá sự phát triển cần phải xem xét vấn đề một cách toàn diện. Các giải pháp phát triển không chỉ chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người. Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số lượng và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng. - Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác… - Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một ngành sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý… Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính sách, tổ chức…, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển. 2.1.2 Phát triển chăn nuôi bò thịt 2.1.2.1 Khái niệm về chăn nuôi bò thịt - Khái niệm chăn nuôi bò thịt Bò thịt là một loại tài sản có giá trị của nông dân. Trước kia khi máy móc chưa phát triển bò được dùng làm sức kéo còn phổ biến, là đầu cơ nghiệp của nhà nông. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của bò trong khâu làm đất, nhu cầu sử dụng thịt bò làm thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao, con bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của người nông dân và chăn nuôi bò với mục đích lấy thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Các sản phẩm của chăn nuôi bò thịt được tiêu thụ rộng khắp ở mọi nơi. Người nông dân ngày càng chú trọng phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, điều đó thể hiện thông qua việc họ đầu tư nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực cho chăn nuôi, vận dụng các kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò thịt tiên tiến như kỹ thuật cải tạo đàn bò, lựa chọn giống bò có năng suất và chất lượng cao, kỹ thuật chăm súc đàn bò, kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi. Quy mô, cơ cấu đàn bò và phương thức chăn nuôi theo xu hướng tăng số lượng, chất lượng và chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ngày càng cao tại các nông hộ, các hợp tác xã, các trang trại. Là sản phẩm hàng hóa nên bò thịt không khỏi ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố thị trường như giá cả, cạnh tranh, thị phần tiêu thụ... Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. Chăn nuôi bò thịt có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi bò cái sinh sản đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín. Trong quy trình chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú trọng chăn nuôi bò cái sinh sản. Trong chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú ý lựa chọn chất lượng bê giống khi nuôi thịt. Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt là cơ sở đảm bảo phát huy tối đa đặc tính di truyền của bò giống để có năng suất cao và chất lượng thịt tốt. Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò thịt gồm trọng lượng bê dưới 12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng tuổi, trọng lượng thịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thải vỗ béo. Trong quá trình nuôi bò với mục đích lấy thịt, nếu bê đủ tiêu chuẩn giống có thể được chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản. 2.1.2.2 Nội dung của phát triển chăn nuôi bò thịt Phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất lượng đàn bò thịt, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn bò, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là: - Tăng quy mô tổng đàn bò thịt trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng; - Tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng cách áp dụng giống mới có tầm vóc to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt sẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực. - Đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn. - Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp, phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế và thế mạnh của từng vùng. Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người. - Phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. - Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số lượng và ngược lại. Với những giống bò thịt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được. Việc phát triên nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong chăn nuôi. Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi bò thịt là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là hệ thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản phẩm như chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm ... Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi bò thịt cao, thu nhập của người chăn nuôi bò thịt tăng lên, đời sống của người chăn nuôi bò thịt được cải thiện. Trong chăn nuôi bò thịt, hiệu quả kinh tế thu được từ phần chênh lệch tiền thu bán sản phẩm trừ đi chi phí trong quá trình nuôi và được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng thu nhập của hộ, thu nhập ròng/100kg thịt tăng, thu nhập ròng/công lao động, thu nhập ròng/đồng vốn bỏ ra, thu nhập ròng/tổng thu nhập từ chăn nuôi bò thịt. Phát triển chăn nuôi bò thịt, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người. 2.1.2.3 Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt Bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày thì cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, bình quân một năm bò sử dụng 9.125kg cỏ tươi/con (25kg/ngày/con) [1], đó là những loại thức ăn gia súc rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua, nhưng lại có khả năng tăng trọng khá cao. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến diện tích đồng cỏ phù hợp, bảo đảm thức ăn cho đàn bò. Tùy theo giống, giai đoạn tuổi và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng mà bò có mức tăng trọng khác nhau. Các giống bò ngoại hướng thịt có khả năng tăng trọng 1 ngày đêm khoảng 1000g hoặc cao hơn. Thực tế cho thấy, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với một số loại vật nuôi khác với cùng một mức đầu tư. Tuy nhiên, nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của bò dài hơn các vật nuôi khác. Bò là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày và sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác, ... là những loại thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối với động vật có dạ dày đơn. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò thịt không tạo ra sự cạnh tranh lương thực giữa người và gia súc khác như là chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lương thực hạn chế, chúng ta vẫn có thể chăn nuôi bò thịt nếu biết khai thác hợp lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các thức ăn sẵn có của địa phương. Đặc điểm trên là một thuận lợi đối với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo không có cơ hội đầu tư nhiều thức ăn tinh, khoáng chất cho chăn nuôi bò thịt. Trên quan điểm phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề ”nóng” mà các quốc gia trên thế giới quan tâm, thì việc tận dụng các nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò lại càng quan trọng. Nếu những phụ phẩm này không được tận dụng làm thức ăn cho gia súc thì sẽ bị thối rữa và gây ô nhiễm môi trường. Nếu các loại phế phụ phẩm và rơm lúa để đun nấu (như đang làm ở nhiều vùng đồng bằng), hoặc đốt đi lấy một ít tro bón ruộng như một số nơi đã và đang làm, thì sẽ thải vào khí quyển một lượng CO2 khổng lồ, góp phần phá hủy tầng ozôn đang hết sức mỏng manh. 2.1.2.4 Vai trò của ngành chăn nuôi bò thịt Thứ nhất: Chăn nuôi bò thịt cung cấp thực phẩm quý cho con người Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm được tạo ra ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng luôn có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Thịt bò là một loại thực phẩm cao cấp, protein của thịt bò chứa nhiều axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con người, thịt bò còn nhiều các loại khoáng và vitamin ”Trong 100g thịt bò có 21g protein, 3,8g lipit, 1860mg lysin, 564mg methionin, 243mg tryptophan, 3,1g sắt và chứa khoảng 17,1kcal” [2]. Ngoài ra, thịt bò có giá trị cảm quan cao, được nhiều người ưa chuộng thông qua màu sắc, hương vị, độ mềm, độ ngọt,.. . Vì vậy thịt bò là loại thực phẩm không thể thiếu được, đặc biệt trong nhu cầu hiện nay khi thịt mà càng ngày càng được sử dụng ít hơn trong bữa ăn của con người. Thứ hai: Chăn nuôi bò thịt cung cấp phân bón và tận dụng sức kéo cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Nhiều nơi nước ta hiện nay đã sử dụng máy móc trong khâu làm đất và vận chuyển, tuy nhiên ở những vùng nông thôn nghèo người dân không thể đầu tư được máy móc nông nghiệp và những vùng đồi nói có địa hình khó khăn cho cơ giới hóa thì việc sử dụng trâu bò vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cày bừa đất. Ở các vùng sâu, vùng xa và những nơi mà đường sá chưa được cải tạo, việc chuyên chở phân bón, nông phẩm, hàng hóa chủ yếu vẫn dùng sức kéo của trâu bò. Ngoài sức kéo, bò còn cung cấp một lượng phân đáng kể cho trồng trọt. Phân bò tuy giá trị dinh dưỡng (NPK) không cao như phân của một số động vật khác, nhưng số lượng lớn nên lượng NPK tổng số của phân bò vẫn lớn hơn phân lợn và có ý nghĩa rất lớn để nâng cao độ tươi xốp của đất. Thời gian phân hủy chậm nên bón phân bò cây trồng luôn luôn có dinh dưỡng trong chu kỳ sống. Mặt khác phân trâu bò giá rẻ, rất phù hợp với điều kiện của nông dân, nhất là nông dân nghèo, phân bò có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó. Do đó mặc dù ngày nay phân hóa học rất phổ biến nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn không thể thiếu phân chuồng, trong đó có phân bò. Bên cạnh đó, bò thịt còn cung cấp sản phẩm cho một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thịt bò khô, xúc xích, các sản phẩm chế tác từ da bò.., Thứ ba: Chăn nuôi bò thịt tạo thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế nông hộ: Trong thực tế người nông dân kết hợp đồng thời nhiều mục đích trong chăn nuôi bò thịt, thường là vừa cày kéo vừa sinh sản lại vừa bán bò thịt. Chính sự kết hợp nhiều mục đích trong chăn nuôi đã làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt của nông dân. Ngoài vai trò cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây trồng như đã đề cập ở trên, chăn nuôi bò thịt còn góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp (trong thời kỳ nông nhàn), tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân. Vì vậy, chăn nuôi bò thịt đã góp phần tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân, hạn chế nông dân vào các thành phố để kiếm việc làm, giảm những vấn đề xã hội có thể xảy ra. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp nông dân có thêm thu nhập như tiền cày kéo thuê, bán bò thịt, nông dân có cơ hội cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Khoản thu nhập này góp phần trang trải các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, nhu cầu tiết kiệm hay đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất. Thứ tư: Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Chăn nuôi bò thịt có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với các quốc gia có tiềm năng về đồng cỏ. Đối với Việt Nam đất đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích canh tác bình quân thấp và ngày càng giảm, thu nhập ngành trồng trọt thấp, bấp bênh. Trong khi đó ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt nói riêng với các ưu thế như trên thì ngày càng phát triển ngày càng tăng. ’’Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt” [7]. Các nghiên cứu cho thấy, trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được 14 con bò, tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được 50 triệu đồng tiền cỏ (nếu trồng lúa chỉ thu được 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và góp phần xoá đói giảm nghèo. Nói tóm lại, phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa góp phần phát triển kinh tế hộ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát huy được thế mạnh của từng vùng kinh tế, làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định vững chắc. 2.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò thịt Bò là động vật có chu kỳ sinh học dài hơn các loại vật nuôi khác. Hơn nữa, bò là động vật nhai lại, có đặc điểm sử dụng thức ăn và nhu cầu về dinh dưỡng khác với lợn và gia cầm, ... Do vậy các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò nói chung và bò thịt nói riêng cũng khác với các động vật khác. Một số nhóm nhân tố tác động chủ yếu đến chăn nuôi bò là: (1). Nhóm các yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, đất, nguồn nước, địa hình… có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt, cụ thể: - Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt ở hai góc độ: Thứ nhất: Bò thịt là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó các yếu tố thời tiết, khí hậu có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của đàn bò thịt. Thực tế cho thấy, bò thịt ở các nước châu Âu có năng suất cao hơn các nước châu Á, “Khi di chuyển gia súc đến những vùng có khí hậu khác nhau sẽ làm giảm sức sản xuất, tăng chi phí thức ăn, giảm chất lượng sản phẩm, giảm khả năng chống bệnh, ...” [3]. Khí hậu, thời tiết góp phần vào sự hình thành và phát triển của một số loại bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như dịch tả, tụ huyết trùng ở gia súc nói chung, bò thịt nói riêng. “Để giữ được cơ thể có nhiệt độ ổn định, gia súc phải tìm cách giảm gánh nặng về nhiệt bằng cách giảm lượng ăn vào, đồng thời trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao thì khả năng tiêu hóa sẽ kém đi và sức chống được bệnh tật cũng giảm sút” [3]. Thứ hai: Thức ăn chính của bò thịt là các loại cỏ tự nhiên và một số loại thảo mộc. Những loại cỏ cây này có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng liên quan chặt chẽ tới thời tiết, khí hậu trong năm, thông thường chúng sinh trưởng vào mùa xuân, phát triển mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Tính thời vụ của thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bò. Hơn nữa, “nhiệt độ môi trường cao làm cho khả năng tích lũy chất dinh dưỡng trong cỏ không cao, do vậy dinh dưỡng của gia súc không đảm bảo” [4]. Đây cũng là yếu tố góp phần giải thích về năng suất thấp của bò nhiệt đới. Nắm chắc đặc điểm thời tiết, khí hậu để giải quyết tốt vấn đề thức ăn và khâu chăm súc, công tác thú y cho đàn bò. - Đất đai: Đất đai là nơi diễn ra quá trình chăn nuôi bò thịt, bao gồm diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích cỏ trồng, diện tích chuồng trại. Diện tích, năng suất và chất lượng đồng cỏ quyết định quy mô chăn nuôi bò thịt. Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát triển chăn nuôi bò thịt phải chú trọng đến năng suất và chất lượng đồng cỏ chăn thả. - Nguồn nước: Nước cần cho nhu cầu sống của bò thịt và sự sinh trưởng phát triển của cỏ và các loại thức ăn khác cho bò thịt, “Bò trung bình mỗi ngày cần 30 - 45 lít nước. Trong quá trình làm việc nặng nhọc gia súc luôn bị mất nước thông qua mồ hôi, nếu mất 20% lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4 - 8 ngày nếu không được tiếp nước” [3]. Chất lượng của nước xét trên các đặc tính hóa học, đáng chú ý là độ pH và độ mặn có ảnh hưởng đến vật nuôi. Độ pH của nước có tác dụng gây hưng phấn hoặc ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh, làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống hô hấp. Tuy nhiên nguồn nước cũng là môi trường có thể dễ lây truyền bệnh dịch và. Do vậy, trong việc bố trí khu chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm thịt bò, tiêu huỷ xác chết phải chú ý đến việc quản lý, sử dụng nguồn nước nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh thú y. Tóm lại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với chăn nuôi bò thịt để hiểu rõ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đối với cơ thể gia súc, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lí và có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò thịt. Đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. (2) Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội: Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội bao gồm: - Tổ chức và quản lý sản xuất: Đối với một ngành sản xuất, tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, nhân sự, phương thức sản xuất, cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra,... Sự yếu kém hoặc ách tắc ở bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất. Chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: Hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt tỷ lệ này ở các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ càng cao hơn. Với các tỉnh trung du và miền núi kinh tế hộ chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nhiều nơi chưa thoát khỏi tập quán sản xuất tự cung tự cấp, ở nhiều nơi còn sản xuất tự phát, chưa theo quy hoạch. Điều đó thể hiện trong chăn nuôi bò thịt như quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi rất hạn chế, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Kinh tế trang trại tuy có những bước phát triển, nhưng phổ biến là trang trại gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Việc xác định rõ hình thức tổ chức chăn nuôi sẽ cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất. - Vốn đầu tư: Vốn cho sản xuất là một trong những yếu tố hàng đầu trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong phát triển chăn nuôi bò thịt nói riêng. Trong chăn nuôi bò thịt số lượng vốn cần thiết để xây dựng chuồng trại, mua con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, cho xúc tiến bán sản phẩm, cho tạo dựng các cơ sở chế biến… Đối với đại đa số hộ nông dân nước ta hiện nay, đây là một khó khăn lớn khi tích luỹ từ thu nhập của họ rất thấp để dành cho đầu tư chăn nuôi, hệ số quay vòng vốn và thời gian nuôi bò dài nên không phù hợp với tâm lý của người dân, nhất là người nghèo. Điều này cũng lý giải tại sao ở vùng miền núi, nơi rất có điều kiện để nuôi bò theo lối quảng canh, nhưng rất nhiều các hộ nghèo lại không chăn nuôi bò hoặc chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, giống bò bị thoái hóa, chăm sóc thú y không tốt, thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là cỏ tự nhiên và thức ăn tận dụng khác..., kết quả là số lượng và chất lượng đàn bò thịt thấp, chưa thực sự trở thành những vùng sản xuất hàng hóa. Với thực trạng trên, nông dân rất cần sự hỗ trợ về vốn của nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, ngân hàng và các tổ chức tín dụng để họ được tiếp cận các nguồn vốn kịp thời, giúp hoạt động chăn nuôi được phát triển. Lao động: Lao động trong nông nghiệp nước ta chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo (chủ yếu là người già và trẻ em), nguồn lao động này còn phù hợp với phương thức sản xuất truyền thống, nhưng sẽ không thể đáp ứng được với điều kiện sản xuất cần ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất. “Trong xu thế phát triển, phương thức chăn nuôi bò theo lối tận dụng quảng canh sẽ ngày càng t._.hu hẹp, phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh đang ngày càng phát triển” [5]. Do vậy, lao động trong chăn nuôi bò cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, cắt cỏ, dọn vệ sinh, ... Muốn chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt thì người lao động cần được tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn về kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi bò. Giao thông và cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật chăn nuôi, giúp người dân thuận tiện trong việc mua bán và tiêu thụ, chế biến sản phẩm, giúp người nông dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất tốt. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ phục vụ chăn nuôi như: dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, dịch vụ tín dụng…Đây cũng là thuận lợi cho người thu mua sản phẩm và các tác nhân khác trong nền kinh tế, xã hội. Hệ thống khuyến nông: Khuyến nông là hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế, thị trường nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho người nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò thịt gồm: Các giống bò mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, kiểm tra và khuyến khích các hộ dân trong công tác vệ sinh thú y, chuồng trại... Đối với phát triển chăn nuôi bò thịt, công tác khuyến nông trong những năm qua đã góp phần đưa giống mới cùng các quy trình chăn nuôi tiên tiến đến với người nông dân, thúc đẩy công tác lai tạo giống, giúp cho việc định hướng và xây dựng các vùng chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi bò thịt, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm bò thịt; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (người tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ bò thịt) và được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Người chăn nuôi (Hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã) Người thu gom Người bán buôn Người giết mổ, cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ của sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hóa sản xuất ra bán được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng, và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ bò thịt, cần phân tích và đánh giá được các nhân tố tác động đến thị trường. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường tiêu thụ thịt bò như: - Số lượng, chất lượng bò thịt cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lượng bò thịt bán nhiều có thể dẫn đến cạnh tranh về giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá. Đối với chất lượng bò thịt càng cao (nhiều nạc, màu sắc thịt đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ. - Giá bán của sản phẩm bò thịt và giá của các nông sản khác liên quan: Việc mua bán sản phẩm theo thỏa thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá quá thấp thì không đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi, người chăn nuôi có thể thu hẹp quy mô sản xuất. Ngoài ra, giá của thịt bò còn chịu ảnh hưởng của giá các loại sản phẩm khác liên quan như: giá các sản phẩm thịt lợn, thịt gà. Nếu giá các sản phẩm này càng cao sẽ làm người tiêu dùng chuyển hướng tiêu thụ thịt bò nhiều hơn, người chăn nuôi bò thịt có cơ hội tăng thêm lợi nhuận từ sự tăng giá bò thịt và mở rộng được quy mô chăn nuôi và ngược lại. - Hệ thống thông tin, thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn chưa phát triển. - Hệ thống các cơ sở chế biến và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến, sản phẩm bò thịt có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: thịt bò tươi, thịt bò khô, giò bò, da bò… Thông thường, các khu chăn nuôi bò nằm cách xa với thị trường tiêu thụ, vì vậy cần phải có cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, có thiết bị bảo quản và phải có các phương tiện vận chuyển chuyên dùng. - Các nhân tố khác như: Thu nhập người tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực dân cư thành thị, nông thôn, thị hiếu và tập quán người tiêu dùng về sản phẩm được chế biến từ bò thịt... Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ta phát triển còn chậm, chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trường và không xuất phát từ nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng. Vì vậy đòi hỏi người chăn nuôi phải chú ý đến các nhân tố này để có hướng chăn nuôi thích hợp đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. - Các chính sách của nhà nước: Chính sách kinh tế có vai trò rất quan trọng, nếu chính sách đóng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm nền kinh tế. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa có liên quan đến các vấn đề như: Quy hoạch khu vực đất đai cho chăn thả; hỗ trợ nông dân được tiếp cận vốn ưu đãi kịp thời; Hỗ trợ người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và các dịch vụ khác cho chăn nuôi; Hệ thống thông tin thị trường; Các quy định, quy chế về tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo môi trường sinh thái đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bò thịt... Hiện nay, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách kinh tế nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt như: Chương trình cải tạo đàn bò, chính sách tín dụng lãi suất ưu đãi cho nông dân, chính sách đầu tư cho các viện, trường. Ngoài ra các tổ chức, ban, ngành ở địa phương cũng có một số quy định, biện pháp cụ thể về chăn nuôi bò. Các chính sách, các quy định này đã trở thành một động lực mạnh mẽ để phát triển chăn nuôi bò. Tuy nhiên, thực tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách vĩ mô để chính sách thực sự là một động lực thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển với tốc độ cao hơn. (3) Nhóm các yếu tố về kỹ thuật: - Giống bò thịt: “Trong chăn nuôi, vai trò giống giữ vị trí qua trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi”. Giống bò có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Trong chăn nuôi bò thịt, giống bò phải chọn lọc theo mục đích sản xuất để lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc to, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng. Hiện nay các giống bò thịt đang nuôi dưỡng ở nước ta chủ yếu là giống bò vàng địa phương (bò cóc), tuy có những ưu điểm như có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh sản cao, khả năng chống chịu bệnh tật cao, ... nhưng tầm vóc bé, tỷ lệ thịt xẻ thấp, trọng lượng nhỏ nên năng suất không cao. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, giống bò nội có năng suất, chất lượng vẫn thấp hơn nhiều so với các giống bò cao sản trên thế giới hoặc các giống lai, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giống trong chăn nuôi, một mặt cần cải tạo đàn giống hiện có theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tiến hành lai tạo để tạo ra giống mới phù hợp có chất lượng tốt hơn và năng suất vượt trội, sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội. Vì vậy trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải xây dựng một hệ thống quản lý giống vật nuôi để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống bò thịt; cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả. - Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi bò thịt nói riêng. “Tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng bắt đầu từ khoa học kỹ thuật” [6]. Trong chăn nuôi bò thịt, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện đó là: Quy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống bò tốt có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương; kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với các phương thức chăn thả; kỹ thuật xây chuồng trại cho đàn bò; công nghệ và quy trình chế biến thức ăn gia súc; quy trình và công nghệ chế biến sản phẩm thịt bò. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật chính là phương hướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt: Sức sản xuất thịt của bò trước tiên phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao, mô liên kết và xương giảm thấp và ngược lại. Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt, gồm: Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi…Lượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò thịt lớn, thức ăn chính chủ yếu là cỏ, đặc điểm của loại thức ăn này là giàu chất xơ, nghèo chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển mang tính thời vụ (đặc biệt thiếu vào mùa khô). Để phát triển chăn nuôi bò thịt, vấn đề thức ăn cần quan tâm giải quyết về cả số lượng và giá trị dinh dưỡng, cần chế biến và dự trữ thức ăn cho bò. Hiện nay, thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò, đặc biệt vào mùa khô, thức ăn cho bò thiếu trầm trọng. Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và cả sự cảm nhiễm dịch bệnh. Ứng với mỗi giai đoạn, yêu cầu công tác chăm súc nuôi dưỡng khác nhau. Các giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt có tính kế thừa, để chăn nuôi giai đoạn sau hiệu quả thì chăn nuôi ở các giai đoạn trước cần thực hiện tốt. - Phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến công tác giống, vệ sinh thú y, việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất. Hiện nay có các phương thức chăn nuôi như: Chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo; Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh; Chăn nuôi bò thịt thâm canh. - Công tác thú y: Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc mà còn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Bò thường mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, lao, lở mồm long móng… Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn gia súc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán. Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc là vấn đề hết sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vắccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn bò, khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế sự lan rộng để bảo vệ sản xuất. Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi bò thịt 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới - Về kết quả sản xuất: Chăn nuôi bò thịt phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới, châu Mỹ luôn là châu lục có số lượng đàn bò thịt chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (khoảng 37,1%). Bảng 2.1. Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới (ĐVT:1000con) Quốc gia Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Trung bình Bra xin 207.157 205.886 199.752 -0,61 -2,98 -1,80 Ấn độ 180.837 178.703 176.594 -1,18 -1,18 -1,18 Trung Quốc 90.134 87.548 82.067 -2,87 -6,.26 -4,57 Mỹ 95.438 96.702 97.003 1,32 0,31 0,82 Ắchentina 50.167 50.700 50.750 1,06 0,10 0,58 Ê ti ô pi a 40.390 43.125 43.000 6,77 -0,.29 3,24 Xu đăng 40.468 40.994 41.404 1,30 1,00 1,15 Mê hi cô 28.763 31.163 31.950 8,35 2,53 5,44 Úc 27.782 28.393 28.037 2,.20 -1,26 0,47 Băng la đét 24.900 25.100 25.300 0,80 0,80 0,80 Việt Nam 5.541 6.511 6.725 17,51 3,29 10,40 Thế giới 1.350.178 1.361.540 1.357.184 0,84 -0,32 0,26 Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009 Từ bảng 2.1 cho thấy tổng đàn bò trên thế giới trong những năm qua tăng chậm, năm 2007 là 1.357.183 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 0,26 %. Trong đó Braxin, Ấn Độ là các quốc gia có tổng đàn bò lớn nhất thế giới, năm 2007 Braxin có 199.752 nghìn con (chiếm 14,72% tổng đàn bò thế giới), Ấn Độ có 176.594 nhìn con (chiếm 13,01% tổng đàn bò thế giới). Tuy nhiên số lượng đàn bò của cả 2 quốc gia trên đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn 2005-2007 là 1,8% đối với Braxin và 1,18% đối với Ấn Độ. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và được đánh giá có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điều đó cũng được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân đàn bò giai đoàn 2005-2007 là 10,4%/năm và số lượng đầu con là 6.725 nghìn con năm 2007(chiếm 0,5% tổng đàn bò thế giới). Đây là kết quả bước đầu khi Việt Nam mới tham gia là thành viên chính thức của WTO. Bảng 2.2. Số lượng bò thịt giết mổ trên thế giới (Đvt: 1000 con) Quốc gia Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 TB Trung Quốc 40.659 41.579 44.060 2,26 5,97 4,11 Mỹ 33.311 33.850 33.720 1,62 -0,38 0,62 Bra-xin 39.430 30.374 30.713 -22,97 1,12 -10,93 Ắc hen ti na 14.252 13.403 13.500 -5,96 0,73 -2,62 Ấn độ 12.950 12.510 12.450 -3,40 -0,48 -1,94 Nga 10.672 9.640 9.481 -9,67 -1,65 -5,66 Úc 8.854 8.401 9.081 -5,11 8,09 1,49 Mê hi cô 7.666 7.860 7.969 2,53 1,38 1,95 Pháp 5.270 5.100 5.082 -3,22 -0,36 -1,79 Úc crai na 3.821 3.724 3.740 -2,55 0,42 -1,06 Việt Nam 830 927 1.200 11,69 29,45 20,57 Thế giới 290.652 283.006 287.000 -2,63 1,41 -0,61 Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009 Với số lượng đàn bò như trên, số lượng bò giết mổ hàng năm trên thế giới cũng tương đối lớn, năm 2007 là 287.000 con, cung cẩp cho thị trường 59.852 nghìn tấn thịt (tổng hợp ở bảng 2.2).Trong đó Trung Quốc, Mỹ, Braxin là những quốc gia có số lượng bò giết mổ lớn nhất thế giới. Năm 2007, số lượng bò giết mổ của Trung Quốc là 44.060 nghìn con (chiếm 15,35% số lượng bò giết mổ trên thế giới) và cung ứng 5.849 nghìn tấn thịt. Mỹ có số lượng bò giết thịt ít hơn Trung Quốc nhưng do có năng suất cao nên sản lượng thịt cung ứng lớn (12.044 nghìn tấn thịt tương ứng với 33.720 nghìn con dược giết mổ). Lượng giết mổ của Braxin trong những năm qua rất lớn 10,93% trong giai đoạn 2005-2007. Ngược lại với xu thế đó, số lượng giết mổ của đàn bò Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt 20,57% với tổng lượng bò giết mổ là 1.200 nghìn con, cung cấp được 206 nghìn tấn thịt vào năm 2007. Nguyên nhân chính về xu hướng biến động trên có thể do sự khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian qua và một số dịch bệnh sảy ra trên đàn bò một số nước có quy mô chăn nuôi lớn như bệnh bò điên, tụ huyết trùng và tâm lý của một bộ phận người tiêu dùng thế giới về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao này. Tuy vậy, xu hướng chung về nhu cầu thịt bò của người tiêu dùng thế giới cũng không ngừng tăng lên, tổng lượng nhập khẩu thịt bò trên thế giới năm 2008 là 6.834 tấn (với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2008 là 0,41%), thể hiện ở bảng 2.3 Vì vậy, đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt tạo nhiều sản phẩm cho xuất khấu. Cầu về thịt bò lớn nhất là Châu Mỹ, trong đó Mỹ là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới 1.151 tấn (chiếm 15% tổng sản lượng thịt bò nhập khẩu của thế giới vào năm 2008), ngoài ra Nga và Giamaica, Malaixia cũng là các quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu cao. Bảng 2.3 Tình hình nhập khẩu thịt bò trên thế giới ĐVT: tấn Quốc gia Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 TB Hoa Kỳ 1.399 1.384 1.151 -1,07 -16,84 -8,95 Nga 939 1.030 1.137 9,69 10,39 10,04 Gia-mai-ca 678 686 659 1,18 -3,94 -1,38 Ma-lai-xi-a 383 403 408 5,22 1,24 3,23 Ka-giắc-xtan 298 308 295 3,36 -4,22 -0,43  Vê-nê-du-ê-la 54 186 320 244,44 72,04 158,24 Ai Cập 292 293 205 0,34 -30,03 -14,85 Ca-na-đa 180 242 230 34,44 -4,96 14,74 Phi-lip-pin 136 153 159 12,50 3,92 8,21 Ấn Độ 93 103 130 10,75 26,21 18,48  Việt Nam 29 89 140 206,90 57,30 132,10 Thế giới 6.791 7.121 6.834 4,86 -4,03 0,41 Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009 Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế thế giới, khả năng tự đáp ứng nhu cầu thịt bò trong nước và tâm lý tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng thế giới về an toàn vệ sinh thực phẩm, nên trong những năm gần đây một số quốc gia có xu hướng giảm lượng thịt nhập như Mỹ, Giamaica, Ka-giắc-xtan, Ai Cập. Ngược lại, Vê-nê-du-ê-la và Việt Nam có tốc độ nhập khẩu rất cao (132,10% đối với Việt Nam và 158,24% đối với Vê-nê-du-ê-la). Về khả năng xuất khẩu thịt bò trên thế giới được tông hợp qua bảng 2.4 sau: Các quốc gia có khả năng xuất khẩu nhiều nhất phải kể đến đó là các cường quốc chăn nuôi bò thịt như: Braxin, Ôxtraylia, Mỹ, Ấn độ, Niudilân..., tổng lượng xuất khẩu của Braxin là 1.801 tấn năm 2008 (chiếm 23,81% tổng lượng xuất khẩu của thế giới), của Ôxtraylia là 1.407 tấn (chiếm 18,6% tổng lượng xuất khẩu của thế giới). Lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 135 tấn năm 2008 (chiếm 1,8% tổng lượng xuất khẩu của thế giới) nhưng tốc độ tăng xuất khẩu giai đoạn 2006-2008 lên đến 155,36%. Điều đó chứng tỏ nước ta đã và đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới một cách tích cực, khẳng định vị trí của mình trong trường quốc tế, tạo đà phát triển ngành kinh tế này và các ngành kinh tế khác trong tương lai. Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu thịt bò trên thế giới ĐVT: Tấn Nước Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 TB Bra-xin 2.084 2.189 1.801 5,04 -17,72 -6,34 Ô-xtrây-li-a 1.430 1.400 1.407 -2,10 0,50 -0,80 Hoa Kỳ 519 650 856 25,24 31,69 28,47 Ấn Độ 681 678 625 -0,44 -7,82 -4,13 Niu Di-lân 530 496 533 -6,42 7,46 0,52 Ca-na-đa 477 457 494 -4,19 8,10 1,95 Ắc-hen-ti-na 552 534 421 -3,26 -21,16 -12,21 U-ru-guay 460 385 361 -16,30 -6,23 -11,27 Pa-ra-guay 232 196 232 -15,52 18,37 1,43 Cô-lôm-bi-a 31 114 206 267,74 80,70 174,22  Việt Nam 24 84 135 250,00 60,71 155,36 Thế giới 7.517 7.643 7.565 1,68 -1,02 0,33 Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009 - Về phương thức chăn nuôi: Phương thức chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt ở từng nước trên thế giới cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nước. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tổ chức chăn nuôi bò thịt được đầu tư cao theo chiều hướng tập trung và thâm canh. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới vào chăn nuôi một cách triệt để ở tất cả các cung đoạn của sản xuất như công nghệ lai tạo cấy ghép gen, tự động hóa trong chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt và chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thịt bò; kiểm soát chế độ dinh dưỡng nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy năng suất, chất lượng của đàn bò thịt ở các quốc gia này cao hơn các nước đang phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển (chủ yếu ở châu Á và châu Phi), nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hội cờn ở mức thấp nên đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt hạn chế (đầu tư con giống, thức ăn, thú y...). Điều đó kéo theo là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, trình độ chăn nuôi thấp phần lớn theo phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển quy mô đàn bò thịt, nên chất lượng và năng suất đàn bò thịt thấp. Xu thế phát triển chăn nuôi bò thịt trên thế giới theo hướng phát triển chăn nuôi theo kiểu dây chuyền công nghiệp. Nhờ có “giao lưu thương mại”, nhất là ”giao lưu quốc tế” mà việc phát triển chăn nuôi công nghiệp đang dược áp dụng ngày càng rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi bò, hiện nay vẫn còn có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu song song tồn tại ở các nước trên thế giới đó là: Chăn nuôi quảng canh; Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh); Chăn nuôi thâm canh (hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp). Chăn nuôi quảng canh: Nền tảng của chăn nuôi quảng canh trên thế giới là đồng cỏ tự nhiên. Đó là những trang trại chăn nuôi của Nam bán cầu, có những đàn gia súc du mục trên những vùng thảo nguyên rộng lớn. Đó còn là những trang trại lớn ở Bắc Mỹ và Brazin, ngoài ra còn có những trang trại nhỏ của người dân ở Tây Ban Nha. Ở miền Trung nước Pháp và ở Úc hiện nay, cũng vẫn còn một số mô hình chăn nuôi quảng canh như vậy. Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh):Hiện nay ở Mỹ, Canada, châu Âu và một số các nước khác đã phối hợp chăn nuôi quảng canh với sự bổ sung thêm ngũ cốc hoặc thức ăn đậm đặc công nghiệp để tăng năng suất của chăn nuôi quảng canh. Trên toàn thế giới ở trong mọi thời kỳ, chăn nuôi gia đình nông dân thường được phối hợp tốt với sự sản xuất của ngành trồng trọt và sự đa dạng về cây trồng. Kiểu chăn nuôi này thường có nhiều mục đích khác nhau theo hướng kiêm dụng, và để tận dụng thời gian nhàn rỗi (nhất là ở châu Á), nhưng số lượng bò của mỗi gia đình thường không nhiều lắm. Trung Quốc là một nước phát triển kiểu chăn nuôi này và rất hiệu quả, hàng trăm triệu nông dân làm chăn nuôi nhỏ rất thành công và đã áp dụng hài hòa chăn nuôi cổ truyền và hiện đại để khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước . Chăn nuôi thâm canh hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi thường có một số lượng bò lớn, nhưng với số người lao động rất ít và có trình độ cao trong chăn nuôi, vì trang trại chăn nuôi đã được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thể đã sử dụng nhiều khâu tự động hóa ví dụ như: Nhật Bản, Mỹ, Ixraen, Bỉ, Anh..... Kiểu chăn nuôi này rất được phát triển trong những năm gần đây, do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển. Với những tiến bộ kỹ thuật về thú y, di truyền, chọn giống, sinh sản và dinh dưỡng động vật, ... kiểu chăn nuôi công nghiệp ngày càng có nhiều tiến bộ về ý nghĩa kinh tế. - Về công tác giống: Cùng với xu hướng về phương thức chăn nuôi thì công tác giống cũng được chú trọng, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục đích đó các nhà khoa học đã tạo ra được những giống bò thịt có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng lượng cơ thể như: Bò Hereford của Anh (có tỷ lệ thịt xẻ 58-62% trọng lượng cơ thể); bò Santa-Gertrudis của Mỹ (tỷ lệ thịt xẻ đạt 60-66%); bò Charolais và Limousin của Pháp (tỷ lệ thịt xẻ 60-62%)...Các giống bò trên được đưa vào chăn nuôi thực tế và được lai tạo với giống bò địa phương ở nhiều nước trên thế giới. 2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt nam 2.2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi bò thịt (1) Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương - Chương trình Sind hoá (Zêbu hoá): Từ những năm 1960, nước ta đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng các giống bò Zêbu như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman. Vào những năm 70 ngoài các giống bò thịt nhiệt đới ra thì một số bò ôn đới như Limousine, Herefore, Simmental, Santagestrudit .v.v. đã được đưa vào nghiên cứu các công thức lai để tăng cường cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn. - Dự án bò thịt VIE 86/008: 225 Do UNDP tài trợ năm 1989-1992, đã hỗ trợ cho phối giống bằng thụ tinh nhân tạo được khoảng 100.000 bò cái nền địa phương với tinh bò thịt Limousine, Herefor, Charolais, Simmental và có 65.000 bê lai ra đời. Dự án đã trang bị và tăng cường thiết bị kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thuốc thú y cho các tỉnh tham gia dự án. Một số cán bộ tham gia dự án đã được tham quan, thực tập và học tập tại nước ngoài về các khâu giống, dinh dưỡng, đồng cỏ, thú y và quản lý giống cũng như thụ tinh nhân tạo cho bò. - Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò Cr.2561-VN: Dự án khuyến nông cải tạo đàn bò thuộc dự án Phục hồi Nông nghiệp 1995-1997, do kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB Cr. 2561 VN), tổng kinh phí 10 triệu USD trong đó 7,7 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB) và 2,3 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án hỗ trợ phối giống bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò Zê bu và lai tạo bằng phối giống trực tiếp giữa bò đực lai với đàn bò cái địa phương trên 27 tỉnh của cả nước. Riêng chương trình thụ tinh nhân tạo đã tạo được trên 400.000 bê lai Zebu, đã đào tạo 2035 dẫn tinh viên và 5189 khuyến nông viên. - Dự án chăn nuôi bò thịt dưới tán rừng ở xã Cư M'lan (huyện Ea Súp) do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học - Công nghệ (Ðác Lắc) và UBND huyện Ea Súp phối hợp triển khai. Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đến nay đã có thêm 43 mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ea Súp được hình thành từ việc học tập và làm theo mô hình của dự án Cư M'lan. Ðiều này cho thấy hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa mà dự án mang lại, thu nhập của các hộ tham gia dự án cao hơn trước đây khoảng 30%. Ngoài ra, dự án trang bị kiến thức chăn nuôi cho các hộ tham gia, từ đó tạo được niềm tin cho người dân trong vùng để họ sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. (2) Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt: Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngành được Bộ NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân tham gia tích cực. Trên cơ sở các chính sách của Trung ương đến nay đã có 22 tỉnh và thành phố trong cả nước ban hành chính sách khuyến khích và có chương trình phát triển chăn nuôi bò. Nội dung chính của các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau: Giống bò: Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: Bò lai Zêbu, bò cái ngoại hỗ trợ 40% kinh phí mua giống (Bắc Kạn, Yên Bái). Hỗ trợ nuôi bò đực giống: 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu, hỗ trợ kinh phí mua và vận chuyển bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài. Hỗ trợ giống gốc theo Quyết định 125/CP của Chính phủ ban hành năm 1991. Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống, nitơ cho thụ tinh nhân tạo cải tạo đàn bò và lai tạo bò thịt. (Hỗ trợ 50%, 70% và 100% kinh phí thụ tinh nhân tạo bò cho các khu vực I, II và III của Điện Biên…). Thức ăn, đồng cỏ: Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000 đồng/sào cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chương trình chế biến thức ăn thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua (Đồng Tháp, Bình Định). Thú y và phòng bệnh: Hỗ trợ từ 50%-100% tiền mua các loại vắcxin và hỗ trợ 500-1000 đồng tiền công/ mũi tiêm phòng cho bò. Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó khăn và các an toàn khu (Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang...). Vốn vay và lãi xuất ngân hàng: Hỗ trợ 50%-100% lãi suất vay vốn mua bò trong 3 năm (vốn vay 10-20 triệu đồng) để mua bò giống để phát triển chăn nuôi bò thịt cho nông dân ( Đồng Tháp, Quảng Bình...). Đào tạo tập huấn, khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo tập huấn, khuyến nông, tham quan mô hình trình diễn về chăn nuôi bò thịt (Hòa Bình, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang) . Đầu tư, đất đai: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng trang trại sản xuất giống bò thịt không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu tư. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò thịt tập trung thâm canh: cung cấp giống, vỗ béo bò thịt. Hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc. Thị trường: Tổ chức, thành lập và mở các chợ đầu mối mua bán bò giống bò, giới thiệu sản phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò thịt. Tìm thị trường nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc k._.ên cạnh đó tập quán chăn nuôi theo phương thức quảng canh (chiếm 55%) đã làm năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò thịt chưa cao; Hoạt động của mạng lưới thú y có thể đảm bảo được cho công tác phòng chữa bệnh cho bò, nhưng ý thức của người dân về công tác phòng chữa bệnh cho bò chưa cao, hầu hết các hộ dân chưa tự chữa được một số bệnh thông thường cho bò và công tác kiểm dịch chưa chặt chẽ; (4) Thị trường tiêu thụ sản phẩm bò thịt của huyện “đóng”, người dân ít được tiếp cận với các thông tin thị trường chính thức, sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bởi các sản phẩm bò thịt của Trung Quốc và các vùng khác; (5) Việc triển khai một số chính sách cho phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện còn chậm, huyện chưa có chính sách đầu tư chiều sâu cho phát triển chăn nuôi bò thịt. 3. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành chăn nuôi bò thịt của huyện Tân Lạc có rất nhiều cơ hội để phát triển như tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn…, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Lạc hiện nay, trong thời gian tới giai đoan 2010-2015 không thể ứng dụng ngay các quy trình chăn nuôi tiên tiến vào chăn nuôi bò thịt của huyện mà cần phải có sự chuyển đổi dần từng bước. 4. Để đạt được mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tân Lạc trong thời gian tới, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp pháp đã đề ra, đó là: (1) Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, phát triển chăn nuôi thâm canh ở những xã gần trung tâm huyện có lợi thế về vốn đầu tư, thị trường, trình độ dân trí cao nhưng diện tích chăn thả bị hạn chế; (2) Người dân được tiếp cận và áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như: Quan tâm đầu tư cải tạo đàn bò vàng địa phương theo hướng lai với giống bò ngoại; Đảm bảo ổn định và chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò đặc biệt là các vùng chăn nuôi bò thịt tập trung; Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và tăng cường vệ sinh phòng dịch cho đàn bò; Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân thông qua hệ thống khuyến nông với nội dung và phương pháp phù hợp điều kiện thực tế của người dân ở từng khu vực; (3) Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt hàng hóa tập trung trên cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi với quy mô phù hợp, khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu trang trại với quy mô lớn và các hình thức chăn nuôi khác như hợp tác xã, liên doanh liên kết; (4) Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định bằng việc củng cố thị trường trong huyện kết hợp với công tác xúc tiến thương mại xây dựng thị trường ngoài huyện; (5) Xây dựng và thực hiện tốt một số chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi bò thịt. 5.2 Kiến nghị * Đối với Nhà nước - Tăng mức đầu tư vốn ngân sách Nhà nước hàng năm cho chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt như hỗ trợ con giống, chi phí xây chuồng trại cho người nghèo, hỗ trợ công tác cải tạo đàn bò và đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi bò thịt. - Quy định thuế suất nhập khẩu bằng 0% đối với trang thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ cho công tác lai tạo và nhân giống trong chăn nuôi - Có chính sách khuyến khích chuyển phần diện tích đất lâm nghiệp thích hợp sang diện tích đất chăn nuôi bò thịt, chủ trang trại được thuê đất lâu dài để đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt. - Xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm và đặt ra những hình phạt nặng với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích việc hình thành các hệ thống kiểm tra chất lượng có sự tham gia của nhiều bên. * Đối với chính quyền địa phương - Tiến hành quy hoạch tổng thể và tiến tới quy hoạch chi tiết vùng chăn nuôi bò thịt một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt. - Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, từng hộ chăn nuôi. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hiệp hội nghề nghiệp.. chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đến người dân. - Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò thịt lâu dài và bền vững. - Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án trong vùng, đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả. - Tăng cường đầu tư cho trung tâm giống vật nuôi của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng của việc nuôi giữ nguồn gen gốc, cải tạo giống và nhân giống. Trung tâm giống có nhiệm vụ tham mưu cho công tác giống vật nuôi trong tỉnh. * Đối với hộ chăn nuôi bò thịt - Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin trên sách báo, tạp chí, tivi, đài, internet để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò thịt; tiếp cận được các thông tin thị trường có độ tin cậy cao và nâng cao công tác quản lý trong chăn nuôi. - Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. - Quan tâm công tác bảo vệ, cải tạo đồng cỏ chăn nuôi, chú trọng chế biến, bảo quản và bổ sung thức ăn cho bò thịt, đặc biệt vào vụ đông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn (2003), Chính sách phát triển chăn nuôi giai đoạn 1990-2002, NXB nông nghiệp, Hà nội 2. Cục chăn nuôi (2005), Tình hình chăn nuôi bò thịt 2001-2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2015. Hà Nội. 3. Cục chăn nuôi (2006), Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt Việt Nam giai đoạn 2007-2020, Hà Nội. 4. Cục thống kê Hòa Bình (từ năm 2000-2008), Niên giám thống kê từ năm 2000-2008, Hòa Bình. 5. Nguyễn Văn Chung (2006), Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội 6. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội. [6]. 7. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và nhưng kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [5]. 8. Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội 9. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [3]. 10. Lê Văn Thông, Lê Hồng Mận (2001), Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thường gặp, NXB lao động xã hội, Hà Nội. [1]. 11. Nguyễn Văn Thưởng (1999), Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [10]. 12. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò (cao học), NXB nông nghiệp, Hà Nội 13. Nguyễn Hồng Tuấn (2006), nghiên cứu nhu cầu chăn nuôi trâu bò của huyện Tân Lạc, Hội thảo phát triển ngành chăn nuôi huyện Tân Lạc ngày 18/11/2006, Tân Lạc [9]. 14. Phòng nông nghiệp huyện Tân Lạc (các năm 2006, 2007, 2008), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác các năm 2006, 2007, 2008, Tân Lạc. 15. Phòng thống kê (2006, 2007, 2008), Báo cáo số liệu thống kê các năm 2006, 2007, 2008, Tân Lạc. 16. Trạm thú y (2008), Báo cáo tổng kết công tác thú y năm 2008, Tân Lạc. 17. UBND huyện Tân Lạc (các năm 2006, 2007, 2008), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội các năm 2006, 2007, 2008, Tân Lạc. 18. UBND huyện Tân Lạc (2005), Định hướng phát triển huyện Tân Lạc giai đoạn 2006-2010, Tân Lạc. 19. Viện chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [4]. 20. Viện dinh dưỡng – Bộ y tế (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội. [2]. 21. Các trang Web - Http:// www.google.com.vn - - - [7]. - PHỤ LỤC Phụ bảng 2.1. Số lượng bò thịt một số nước trên thế giới (Đvt: 1000 con) Quốc gia Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bra xin 169.876 176.389 185.347 195.552 204.513 207.157 205.886 199.752 Ấn độ 191.924 189.660 187.422 185.180 182.996 180.837 178.703 176.594 Trung Quốc 104.554 100.929 95.555 93.100 92.207 90.134 87.548 82.067 Ắc hen ti Na 48.674 48.851 48.100 50.869 50.768 50.167 50.700 50.750 Ê ti ô pi a 33.075 35.383 40.639 39.000 38.749 40.390 43.125 43.000 Xu đăng 37.093 38.325 38.183 39.760 39.760 40.468 40.994 41.404 Mê hi cô 30.524 30.621 31.390 31.477 31.248 28.763 31.163 31.950 Úc 27.588 27.721 27.870 26.664 27.465 27.782 28.393 28.037 Băng la đét 23.900 24.100 24.300 24.500 24.700 24.900 25.100 25.300 Tan da nia 16.713 17.037 17.367 17.704 17.472 17.719 17.700 18.000 Việt Nam 4.128 3.900 4.063 4.394 4.908 5.541 6.511 6.725 Thế giới 1.316.041 1.317.252 1.325.985 1.336.349 1.343.905 1.350.178 1.361.540 1.357.184 Nguồn : [7]. Phụ bảng 2.2. Số lượng bò thịt giết mổ một số nước trên thế giới (Đvt: 1000 con) Quốc gia Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 36.134 35.744 36.737 38.871 40.037 40.659 41.579 44.060 Mỹ 37.588 36.577 36.970 36.686 33.759 33.311 33.850 33.720 Bra-xin 31.144 33.500 34.500 35.500 36.500 39.430 30.374 30.713 Ắc hen ti na 12.400 11.584 11.499 12.506 14.296 14.252 13.403 13.500 Ấn độ 14.000 14.100 13.120 12.960 12.985 12.950 12.510 12.450 Nga 12.214 11.591 11.809 12.059 11.723 10.672 9.640 9.481 Úc 8.649 8.979 8.587 9.229 8.779 8.854 8.401 9.081 Mê hi cô 6.976 7.100 7.112 7.190 7.650 7.666 7.860 7.969 Pháp 5.476 5.580 5.777 5.703 5.353 5.270 5.100 5.082 Úc crai na 5.701 4.475 4.741 5.414 4.480 3.821 3.724 3.740 Việt Nam 541 570 580 627 696 830 927 1.200 Thế giới 279.750 275.863 279.662 285.469 287.756 290.652 283.006 287.000 Nguồn : [7]. Phụ bảng 2.3. Sản lượng thịt bò của một số nước trên thế giới (Đvt: tấn) Quốc gia Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mỹ 12298 11982 12427 12039 11181 11243 11910 12044 Bra xin 6579 6824 7139 7230 7774 8592 6887 7049 Trung Quốc 4794 4729 4853 5140 5295 5357 5499 5849 Ắc hen ti na 2718 2461 2493 2658 3024 2980 2800 2830 Úc 1988 2119 2028 2073 2033 2162 2077 2226 Nga 1894 1873 1957 1990 1951 1794 1705 1690 Mê hi co 1409 1445 1468 1504 1544 1558 1613 1635 Pháp 1528 1566 1640 1632 1565 1517 1473 1532 Ấn độ 1442 1452 1351 1335 1337 1334 1289 1282 Ca na da 1263 1262 1295 1203 1504 1464 1327 1279 Viet Nam 92 98 102 108 120 142 159 206 Thế giới + 56755 55773 57236 57593 58561 59493 58758 59852 Nguồn : [7]. Phụ bảng 2.4. Trọng lượng thịt xẻ của bò thịt của một số nước trên thế giới (Tấn/năng suất) Quốc gia Năm Tôc độ tăng trung bình năm (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nhật Bản 4142 4098 4334 4007 4098 4076 4086 4174 0,10 Mỹ 3271 3275 3361 3281 3311 3375 3518 3571 1,15 Ix ra en 3505 3505 3504 3504 3503 3498 3504 3495 -0,04 Bỉ 3305 3266 3275 3223 3334 3245 3281 3346 0,16 Ca na da 3293 3316 3374 3420 3387 3272 3194 3346 0,20 Anh 2904 2980 3041 3072 3066 3157 3203 3314 1,76 Ai xơ len 3057 3058 3030 3047 3105 3240 3226 3279 0,91 Úc 3030 2992 2995 3032 3057 3125 3170 3224 0,80 Hàn Quốc 3066 3185 3326 3217 3228 3183 3172 3202 0,55 Đức 3041 3124 3081 3089 3037 3092 3134 3191 0,62 Việt Nam 1705 1715 1766 1715 1721 1712 1720 1717 0,09 Thế giới + 2028 2021 2046 2017 2035 2046 2076 2085 0,35 Nguồn : [7]. Phụ bảng 2.5. Số lượng và tốc độ tăng đàn bò theo vùng từ năm 2001 đến 2007 Vùng Số lượng đàn bò qua các năm (1000 con) 2001 2002  2003  2004 2005 2006  2007  CẢ NƯỚC 3899,7 4062,9 4394,4 4907,7 5540,7 6510,8 6724,7 Đồng bằng sông Hồng 482,9 502,1 542,3 604,5 685,8 793,0 792,7 Đông Bắc 524,1 543,9 577,8 618,8 675,5 783,0 832,8 Tây Bắc 173,7 182,0 193,5 209,7 224,3 272,1 286,2 Bắc Trung Bộ 849,4 855,9 899,0 990,3 1110,9 1248,1 1280,9 Duyên hải NTB 772,4 793,5 842,1 917,9 1007,3 1199,6 1218,9 Tây Nguyên 439,4 432,5 476,0 547,1 616,9 747,9 756,3 Đông Nam Bộ 437,8 474,8 534,6 599,6 682,1 787,3 867,3 Đồng bằng sông CL 220,0 278,2 329,1 419,8 537,9 679,8 689,6 (Nguồn: Cục thống kê) Phụ bảng 4.1.Số lượng đàn bò huyện Tân Lạc và tỉnh Hòa bình Năm Huyện Tân Lạc Tỉnh Hoà Bình Số lượng (con) Mức tăng (con) Tốc độ tăng (%) Số lượng (con) Mức tăng (con) Tốc độ tăng (%) 2000 4588 0 45923 2001 4854 266 5,80 47459 1536 3,34 2002 5326 472 9,72 50126 2667 5,62 2003 6169 843 15,83 54442 4316 8,61 2004 6910 741 12,01 59114 4672 8,58 2005 7066 156 2,26 64264 5150 8,71 2006 9084 2018 28,56 77747 13483 20,98 2007 9207 123 1,35 81684 3937 5,06 2008 10032 825 8,96 77087 -4597 -5,63 Bình quân 604,889 9,39 3462,667 6,14 Nguồn: Cục thống kê Hoà Bình Phụ bảng 4.2. Bảng tổng hợp điều tra một số chỉ tiêu cơ bản ĐVT: hộ Vùng Các chỉ tiêu Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp Tổng 1. Giống - Bò vàng địa phương 19 17 33 69 - Bò laisind 3 1 7 11 2. Phương thức chăn nuôi - Quảng canh 15 14 15 44 - Bán thâm canh 7 4 20 31 - Thâm canh 0 0 5 5 Phụ lục 4.3. Bảng phân tích SWOT Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu (W) SWOT (1) Điều kiện tự nhiên của huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, (2) Lực lượng lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi bò, (3) Là huyện nông nghiệp nên lượng phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh lớn, (4) Mạng lưới thú y đã được hình thành từ tuyến huyện đến thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phòng chữa bệnh cho bò trên địa bàn, (5). Diện tích đồng cỏ và diện tích đất chưa sử dụng nhiều so với quy mô hiện tại (vùng sâu, vung thượng, vùng cao). (1) Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, (1) Phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng, (2) Chủ yếu là giống bò vàng địa phương, công tác giống chưa được quản lý chặt chẽ, (3) Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng yếu kém, (4) Trình độ kỹ thuật chăn nuôi của nông dân thấp, (5) Sự tác động và hỗ trợ của cơ quan khuyến nông cho chăn nuôi còn rất ít và mới chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng trung tâm huyện, (6) Thiếu vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi bò là hiện tượng phổ biến, nhất là các hộ nghèo, (7) Thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá. Cơ hội (O) Kết hợp S/O Kết hợp W/O (1) Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt của Nhà nước và chính quyền địa phương, (2) Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa đã được đưa vào đề án phát triển huyện Tân Lạc trong giai đoạn 2006-2010 (3) Nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước hiện vẫn chưa được đáp ứng đủ và có xu hướng ngày càng tăng, (4). Có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt được nghiên cứu và công bố, Vận dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và sự quan tâm của chính quyền địa phương để quy hoạch và phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng và số lượng sản phẩm; đưa giống cỏ mới có chất lượng cao vào trồng, chuyển giao và áp dụng công nghệ chế biến thức ăn tăng cường mức dinh dưỡng cho đàn bò. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng tập trung, quy mô lớn; tăng cường công tác phổ biến và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi tiến tiến phù hợp với điều kiện chăn nuôi bò của các hộ dân theo từng vùng sinh thái, cải tạo đàn bò địa phương theo hường laisind để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi, khuyến khích người dân tiếp cận với tín dụng ưu đãi để tăng mức đầu tư chăn nuôi; cần tạo môi liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, người chăn nuôi và các đối tượng bao tiêu sản phẩm. Thách thức (T) Kết hợp S/T Kết hợp W/T (1) Sự cạnh tranh của sản phẩm bò thịt của huyện với sản phẩm các ở các vùng khác trong và ngoài nước, (2) Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt bò cần được đảm bảo, (3) Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi bò thịt, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư, (4) Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng thịt bò. Quy hoạch, phát triển các khu chăn nuôi trên bãi đất rộng nằm xa khu vực dân cư tập trung để đảm bảo môi trường sinh thái trong lành cho người dân. Tận dụng các loại thức ăn sẵn có của địa phương,, hạn chế sử dụng thức ăn có thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; duy trì và phát triển số lượng và chất lượng hệ thống thú y để đảm bảo công tác phòng chữa bệnh cho bò kịp thời, chi phí thấp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm . Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, phát triẻn chăn nuôi những sản phẩm bò thịt mà thị trường cần với quy mô hợp lý. Giúp người dân tiếp cận những thông tin có liên quan đến hoạt động chăn nuôi như: thông tin về giống, dịch vụ chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường.... để họ chủ động, linh hoạt và xác định định hướng khả thi trong phát triển chăn nuôi bò htịt. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN Số…….. Ngày phỏng vấn…/……/………. Tình hình cơ bản của hộ - Họ tên chủ hộ............................Nam (Nữ).....Tuổi...................................... - Dân tộc......................................................................................................... - Trình độ văn hóa........................................................................................... - Trình độ chuyên môn.................................................................................... - Địa chi: Xóm.............................................Xã................................................ - Tình hình nhân khẩu: + Lao động trong độ tuổi............... + Lao động dưới độ tuổi................ + Lao động trên độ tuôi ................ Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin vè tình hình chăn nuôi bò như sau: 1. Hiện gia định có chăn nuôi bò không? Có ‡ ; Không ‡ Lý do vì sao có nuôi (không nuôi)........................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2 - Hiện nay đàn bò của gia đình có bao nhiêu con? ……………Con. Trong đó có: ……………. Con bò cái đang ở độ tuổi sinh sản ( Đã đẻ được 1 lứa trở lên). ……………..Con bò cái dưới 18 tháng tuổi ( 1 tuổi rưỡi). ……………..Con bò cái lai sind đang sinh sản ……………. Con bò đực dùng để làm giống. ……………...Con bò đực vừa dùng để làm giống vừa dùng để cày kéo. …………… Con bê đực dưới 18 tháng tuổi. …………… Con bò đực giống laid sind. …………… Con bê lai sind dưới 18 tháng tuổi. 3 - Hiện nay gia đình đang sử dụng cách nào để phối giống cho bò cái? Nhờ cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò cái…………………. …... ‡ Dắt bò cái đến các hộ có bò đực giống đẹp để cho phối…………………. ‡ Để bò cái tự phối giống với những con bò đực ở trong đàn/thôn/xã…… ‡ 4 – Số bê đẻ ra thường gia đình nuôi sống được bao nhiêu %? Trên 90%..........‡ 70 đến 80%........‡ Dưới 60%........... ‡ 5 - Bê và bò thường chết do các nguyên nhân nào? Dịch bệnh…….. ……. ‡ Nuôi dưỡng không tốt……… ‡ Thời tiết giá rét…….. ‡ Không rõ nguyên nhân…….. ‡ 6 – Gia đình thường cho bò ăn những loại thức ăn nào? Cỏ mọc trong tự nhiên……. ‡ ; Thân cây ngô đã thu bắp… ‡ Cỏ trồng……… ‡ ; Thân cây lạc, cây đậu phơi khô cho ăn dần .. ‡ Thức ăn tinh bột ( Bột ngô, cám gạo, bột sắn) do gia đình làm ra…… ‡ Thức ăn tinh bột ( Bột ngô, cám gạo, bột sắn) mua về. ‡ ; Lá mía.. ‡ Thức ăn hỗn hợp ( Cám hỗn hợp mua ở thị trường)….. ‡ ; Muối... ‡ Rơm lúa (được phơi khô và dự trữ cho ăn dần). … ‡ ; Bột khoáng… ‡ URE được ủ cùng với rơm hoặc chế biến thành bánh dinh dưỡng……… ‡ Thức ăn củ quả: (Củ sắn, Củ khoai lang, Bí ngô…)…………………... ‡ 7. Gia đình chăn nuôi bò theo cách thức nào: Thả tự nhiên trên đồi…………………………………………………….. ‡ Nuôi chăn thả không cho ăn thêm tại chuồng………………………….. ‡ Nuôi chăn thả chăn ăn thêm cở tươi tại chuồng……………………..…. ‡ Nuôi chăn thả có cho ăn thêm thức ăn tinh tại chuồng…………....….. ‡ Nuôi chăn dắt có bổ xung cả thức ăn tinh và cỏ xanh tại chuồng…….. ‡ 8. Theo gia đình những tháng nào trong năm nhiều thức ăn nhất?....................... Những tháng nào trong năm khan hiếm thức ăn nhất?....................................... 9. Theo gia đình có cần thiết phải trồng cỏ để chăn nuôi bò không? Cần thiết…………… ‡ không cần thiết…………‡ (Nếu gia đình cho là không cần thiết) Xin vui lòng cho biết lý do vì sao không cần thiết phải trồng cỏ để làm thức ăn cho bò?........................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 10 - Gia đình có sẵn sàng đổi mới cách chăn nuôi không? Có ........ Không...... Tại sao?.................................................................................................................... .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 11. Gia đình cho biết dịch bênh có thường xảy ra với đàn bò của xóm và các vùng lân cận không?Có ‡ Không ‡ Gia đình có biết đó là dịch bệnh gì không?.............................................................. 12 - Khi bò bị bệnh gia đình thường làm thế nào thế nào? Bán bò ‡ ;Tự mua thuốc về chữa ‡ ; Mới cán bộ thú y để chữa.. ‡ 13. Chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì để ngăn chặn dịch bệnh?.................................................................................................................... ............................................................................................................................. 14. Gia đình tiêm phòng cho đàn bò bao nhiêu lần trong 1 năm?.........vào những tháng nào?.............. Chi phí cho 1 lần tiêm bao nhiêu........................................... 15. Gia đình đã được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò chưa? Rồi ‡ Chưa ‡ Thường do ai tổ chức?......................................................................................... 16. Trong quá trình nuôi, gia đình thường bán bò ở thời điểm nào? Thời điểm có giá bán cao…………………………………....‡ Thời điểm thiếu thức ăn và hay bị dịch bệnh………………..‡ Lúc nào gia đình cần tiền thì gọi nguời để bán ……………..‡ Gia đình thường bán bò bao nhiêu năm tuổi? Duới 1 năm tuổi………………….‡ Giá bán?.................... Từ 1 đến 2 năm tuổi……………. ‡ Giá bán?..................... Trên 2 năm tuổi………….………‡ Giá bán?.................... Gia đình có thường xuyên biết giá cả của bò trên thị trường không? Có...............‡ Không........................ ‡ Nếu có biết thì thuòng biết qua nguồn thông tin nào? Qua người chăn nuôi khác ‡ Qua phương tiện thông tin......‡ Qua những người buôn trâu bò...........‡ Cách định giá bán của gia đình và bà con trong vùng thế nào?.......................... ………………………………………………………………………………………………. 17. – Gia đình thường bán bò cho ai? - Người chăn nuôi khác…………………. ………... …………‡ - Người buôn ở địa phương ( Trong xã hoặc xã khác)............. ‡ - Những người chuyên giết mổ trâu bò trong huyện…..…… ‡ - Những người khác huyện đến mua………………….……….‡ 18 - Những con bò của gia đình chăn nuôi ra có dễ bán không? Rất dễ bán……. ‡ Dễ bán …………. ‡ Rất khó bán ‡ 19. Những khoản chi phí liên quan đến hoạt động chăn nuôi bò thịt của gia đình ?...................................................................................................................... 20. Hiện gia đình và các hộ trong vùng chăn nuôi con gì mang lại thu nhập cao nhất?........................................................................................................................ ................................................................................................................................. 21- Nếu tự đầu tư về vốn, lao động và với điều kiện hiện có gia dình có thể nuôi thêm bao nhiêu con bò?......................con 22. Hiện gia đình và các hộ trong vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong chăn nuôi bò? Thuận lợi…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. Khó khăn …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. 23. Gia đình có kiến nghị hoặc đề xuất gì với chính quyền địa phương và nhà nước để phát triển chăn nuôi bò?............................................................................ ……………………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã cung cấp đầy đủ thông tin để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu ! PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ THÔN/Xà Số…….. Ngày phỏng vấn…/……/………. - Họ tên cán bộ............................Nam (Nữ).....Tuổi................................................. - Trình độ chuyên môn...................................................................................... Địa điểm: Thôn ( Xóm)………………………………………………........... Xã………………………………………………………………………......... 1 - Theo anh (chị) thì loài vật nuôi nào dưới đây phù hợp với điều kiện và khí hậu của địa phương nhất? Lợn ..... ‡ Trâu..... ‡ Bò...... ‡ Dê..... ‡ Tại sao?............................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2 – Anh (chị) cho biết trong những năm gần đây, Số lượng bò thịt của xã ( Thôn) có xu hướng phát triển như thế nào? Tăng lên….. ‡ Giữ nguyên ....... ‡ Giảm đi……‡ Nguyên nhân do đâu?............................................................................................... …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Hiện nay tổng diện tích đất của địa phương là bao nhiêu?................................... Trong đó diện tích đồng cỏ tự nhiên bao nhiêu?.................................................... Diện tích đất trồng cỏ bao nhiêu?............................................................................ Số diện tích có khả năng chuyển sang dùng để trồng cỏ bao nhiêu?..................... 3 – Theo anh (chị) cách chăn nuôi hiện nay có phù hợp với địa phương không? Vì sao?.................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thời gian tới xu hướng của địa phương theo cách chăn nuôi nào? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 4 - Đàn bò của xã thường hay xảy ra dịch bệnh vào thời gian nào? - Vụ xuân ( đầu tháng 2 đến hết tháng 4 âm lịch.).................. ‡ - Vụ hè ( đầu tháng 5 đến hết tháng 7 âm lịch.)...................... ‡ - Vụ thu ( đầu tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch.)................... ‡ - Vụ đông ( đầu tháng 11 đến hết tháng 1 âm lịch năm sau.)..... ‡ 5 – Anh (chị) cho biết công tác thú y có đảm bảo được cho việc tiêm phòng, chữa bệnh cho đàn bò ở địa phương không? Làm tốt........ ‡ Bình thường........ ‡ Bình thường........ ‡ Không tốt.......‡ Nếu cho là không tốt thì đó là những lý do nào?.................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ 6 – Hiện nay tại xã đã có điểm bán thức ăn dùng để nuôi bò chưa? Có nhiều.... ‡ Có ít.... ‡ Chưa có.....‡ 7 - Mong muốn của bà con trong thôn ( xã) về việc trồng cỏ để nuôi bò như thế nào? Rất quan tâm..... ‡ Có quan tâm....... ‡ Không quan tâm... ‡ 8 – Cơ quan chức năng đã hướng dẫn các hộ trong thôn về kỹ thuật chăn nuôi bò chưa? Có nhiều…… ‡ Có ít………. ‡ Chưa bao giờ….‡ 9 – Theo anh (chị) nếu tăng quy mô nuôi lên thì có làm ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác của xã không? Có ………………… ‡ Không………………‡ Nếu có thì ảnh hưởng cụ thể như thế nào?.............................................................. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 10 - Với tư cách là lãnh đạo địa phương, anh ( chị) có kiến nghị gì để có thể phát triến được chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hoá? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã cung cấp đầy đủ thông tin để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu ! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09035.doc
Tài liệu liên quan