Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Đây chính là kết quả của sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới hai vấn đề xã hội và môi trường. Sự tăng nhanh về thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị sản xuất hàng hoá đã làm cho chúng ta lầm tưởng về một sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội để rồi tiếp tục gây ra sự cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường và gây gia tăng k

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng cách giàu nghèo. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tăng trưởng và phát triển, qua đó thấy được sự nguy hiểm của việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đem lại. Trước tình hình này, một loạt những Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức nhằm xác định cho nhân loại một con đường phát triển nhằm đáp ứng sự phát triển toàn diện của xã hội. Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, quan điểm về “phát triển bền vững” đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, là đề tài của các cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu và là một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi quốc gia. Ý niệm “phát triển bền vững” nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở các lĩnh vực khác, nhất là môi trường. Phát triển mà làm huỷ hoại thiên nhiên, phát triển mà chỉ dựa vào những tài nguyên có thể cạn kiệt là một sự phát triển không bền vững. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển có lồng ghép, phối hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chỉ đạo trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bài học thực tiễn quý báu đã trải qua như: việc phá các khu rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa đã làm cho vùng này trong những năm qua phải gánh chịu tình trạng lũ lụt nặng nề, hay như việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc trừ sâu nhập lậu từ Trung Quốc về, kể cả những thứ bị cấm dùng do độc hại đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng con đường phát triển bền vững dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Trong những năm qua, nhờ phát huy tốt lợi thế của đất nước, con người tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thuỷ sản đã thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng thông qua xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực này. Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trong vùng đã tăng lên rõ rệt, tình trạng đói nghèo giảm hẳn. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong vùng không còn nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để những mục tiêu này trở thành thực tế chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đưa ra những nhìn nhận khách quan và qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hợp lý, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản của vùng. Trong thời gian thực tập tại Vụ kinh tế Nông nghiệp – Bộ kế hoạc và Đầu tư, nhận thức được sự cần thiết phải phát triển bền vững, cũng như vai trò quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015”. Bài viết sẽ được nghiên cứu trên phương pháp chính là: dựa trên những quan điểm, lý luận về phát triển bền vững và vai trò của nuôi trồng thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bài viết sẽ đi vào phân tích những kết quả đạt được trong thời gian qua, so sánh và đối chiếu với các tiêu chí của phát triển bền vững, qua đó đánh giá và đưa ra nhận xét về tình hình thực tế, đồng thời căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước để đưa ra những giải pháp cụ thể và kiến nghị. Bố cục của đề tài sẽ được chia thành 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản. - Chương II: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007. - Chương III: Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015. Để hoàn thành bài viết này, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên viên Vụ kinh tế Nông Nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là chú Chu Văn Tý đã tạo điều kiện cho em tìm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Em cũng cảm ơn thầy giáo Th.S Phạm Xuân Hoà đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Tuy nhiên do lượng thời gian có hạn, lượng kiến thức của bản thân về thực tế còn ít. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và phê bình thẳng thẳn của các thầy cô giáo trong khoa để thực hiện tốt hơn những đề tài sau này. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I. Vai trò của ngành Thủy sản đối với phát triển Kinh tế - Xã hội. 1. Một số khái niệm liên quan. Trong suốt thời gian dài phát triển của đất nước ta, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với sông nước, với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả lưới. Ngay từ thưở khai sinh, con người đã biết đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của chính mình. Theo thời gian, nghề cá ngày càng phát triển khẳng định tầm quan trọng của mình, không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân ven biển mà còn là ngành kinh tế đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Ngành Thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Theo điều 2 của Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành Thủy sản hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là: Lĩnh vực khai thác thủy sản. Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sinh. Lĩnh vực chế biến thủy sản. Nuôi trồng thủy sản có thể được hiểu là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ và ương nuôi các loài thuỷ sản để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Căn cứ vào môi trường nuôi - trồng người ta chia thành 3 bộ phận chính: 1.1. Nuôi thủy sản nước ngọt. Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 5‰. Một số loại hình nuôi thủy sản nước ngọt: Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ: Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai, rô phi, tra, basa,…là những đối tượng ổn định trong nghề nuôi thủy sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân đạt hơn 3tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao hầm, với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hoặc mới tạo ra như cá trôi Ấn Độ (rohu), mrigala, cá chép lai ba máu …đang được phát triển nhanh. Nuôi cá mặt nước lớn. (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa): Hình thức nuôi lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v… Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và các vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thủy sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, baba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. 1.2. Nuôi thủy sản nước lợ. Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển. Ở đây, nước lợ được hiểu là môi trường nước có độ mặn thay đổi theo mùa. Đối tượng nuôi các loài tôm chủ yếu: Tôm sú (P.monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P.indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis) và một số loài như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá chình… Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 1.3. Nuôi trồng động thực vật nước mặn. Nuôi thủy sản nước mặn. Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá gió, cá hú, cá cam…), nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…). Trồng rau câu, rong sụn. Những tỉnh trồng rau câu chủ yếu là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương miền Trung và Nam Bộ. 2. Đặc điểm ngành Thủy sản. 2.1. Ngành Thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập. Ngành Thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất độc lập do có những điều kiện hoạt động sau: Có đối tượng lao động riêng. Có công cụ và phương pháp lao động riêng. Có lực lượng chuyên môn hóa thể hiện đó là một nghề nhất định. 2.2. Là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp và phức tạp. Ngành Thủy sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như ngành sản xuất Nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống dưới nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có những chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản, có môi trường sống riêng theo từng loài, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, đi đôi với việc khai thác các nguồn thủy hải sản tự nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi. Như vậy về mặt sản xuất thì ngành vừa mang tính công nghiệp vừa mang tính chất nông nghiệp và việc quản lý sản xuất trong ngành thủy sản mang tính chất hỗn hợp. Ngành Thủy sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi khai thác có tính chất nhanh hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường sống nhanh bị giảm sút và biến đổi. Điều này đòi hỏi sản xuất thủy sản phải được tổ chức liên hoàn, khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, từ việc khai thác, nuôi trồng cho đến việc chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. 3. Vai trò và vị trí của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của ngành Thủy sản được khẳng định trong Nghị quyết của Chính phủ ngày 15/6/2000 về “ Một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp ” với vai trò là Ngành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất trong nền Nông nghiệp của Việt Nam, sản lượng thủy sản đạt 3 đến 3,5 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩu vươn lên hàng đầu khu vực Châu Á. Mặt khác, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 1995 – 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong tổng giá trị GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9%(năm 1995) lên 3,4%(năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. 3.1. Tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Là một đất nước đang phát triển, con đường thuận lợi để đưa Việt Nam tiến lên trở thành một nước công nghiệp là phải phát huy những lợi thế của đất nước. Trong đó, ngành Thủy sản là một trong những ngành khai thác lợi thế so sánh hiệu quả nhất. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành Thủy sản đã có những bước tiến kô ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thủy sản thời kỳ 1991 – 2000 đã hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành Thủy sản đang chuyển dân từ sản xuất mang nặng tính công nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp Xây dựng Dịch vụ Nông – Lâm – Thủy sản Tổng số Riêng Thủy sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản. Bảng 1: Giá trị của ngành Thuỷ sản trong cơ cấu xuất khẩu. 3.2. Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Từ đầu những năm 1980, ngành Thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành Thủy sản mới chỉ quan hệ với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001 quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành Thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003 xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam vào 4 thị trường chính là: Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng, sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành Thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực thế giới. 3.3. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thủy sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mỗi mặt hàng thủy sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức trung bình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thủy sản. Có thể nói ngành Thủy sản có đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 3.4. Góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Ngành Thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành Thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy mỗi năm tăng thêm hơn 100.000 người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành Thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 2%/năm. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở quy mô là hộ gia đình nên đã thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như: vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm…chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm đến hơn 90%. Thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế lớn của ngành về phát triển thủy sản, với sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế và của Nhà nước, nhiều cơ sở hạ tầng của ngành đã được xây dựng và cải tạo. Những cơ sở này thường được hình thành ở những vùng chài ven biển hoặc những địa phương làm nông nghiệp có mức sống thấp, bước đầu đã tạo những nguồn lực vật chất thiết yếu như vốn, công nghệ, thông tin, tàu bè, cảng cá, hệ thống thủy lợi…, tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những hộ nghèo có cơ hội tham gia phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo. II. Vị trí của nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu ngành. 1. Vai trò của nuôi trồng thủy sản. 1.1. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và thương mại quốc tế thủy sản. Là một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực và Quốc tế, nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp từ hai nguồn chính là khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong xu thế hạn chế khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường như hiện nay, nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp từ nuôi trồng cũng đảm bảo sự ổn định và phù hợp với nhu cầu của thế giới nhờ thực hiện tốt công tác khuyến ngư và phát triển giống mới. Như vậy nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn, góp phần phát triển thương mại thủy sản. 1.2. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Cùng với nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản hàng năm tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Nuôi trồng thủy sản là nghề được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước, giải quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó, do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi diện tích từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống dân cư. 1.3. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. Việt Nam với dân số đông thứ 2 Đông Nam Á và có tốc độ tăng dân số trên 1,3%/năm, đã trở thành một thị trường tiêu thụ thủy sản tiềm năng. Trong giai đoạn hiện nay, mức sống của người dân đang dần được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao, giàu protein, có lợi cho sức khỏe ngày một tăng. Khi mà khai thác đang có xu thế chững lại và tập trung cho xuất khẩu thì nuôi trồng thủy sản trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường nội địa. 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những biện pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp – Nông thôn nói chung, trong toàn nền kinh tế nói riêng. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng có hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi trồng thủy sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và đặc biệt là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành Dịch vụ và Công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thủy sản. Như vậy, phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tiến tới một cơ cấu lành mạnh hơn, tiến bộ hơn. 1.5. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của nuôi trồng thủy sản trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng có giá trị cao trên thị trường thế giới, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, là nguồn lực cơ bản cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Nuôi trồng thủy sản góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, hạn chế các tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan. Đây là những điều kiện quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nước ta. 2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.1. Giới thiệu tổng quan về các tỉnh Bắc Trung Bộ. Điều kiện tự nhiên: Bắc Trung Bộ là một phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn dài từ nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể xã hội. Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và KTTĐ miền Trung, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường sắt bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29)nối Lào với biển Đông, có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An…) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông bắc Thái Lan, Myanma… Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng với các vùng trong nước và quốc tế. Tài nguyên phong phú và đa dạng: - Đất: 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi; đất dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng sử dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị. Tổng quỹ đất 5117,4 ngàn ha, đã sử dụng 2791,2 ngàn ha (54,4%), chưa sử dụng 2362,2 ngàn ha (45,6%). Đất nông nghiệp 693,3 ngàn ha (13,5%). - Rừng: Lâm nghiệp quản lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134737 m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa. Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng song chủ yếu là rừng nghèo. Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể 204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh doanh nghề rừng. - Biển: có 670km bờ biển, 23 cửa sông nhiêu bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực 5000 tấn…) - Nước: Tổng trữ lượng nước mặt 154,3 km3/năm (18,29km3/ năm/ người) song phân bố không đồng đều theo thời gian nên gây lũ và hạn cục bộ. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Lịch sử trải qua nhiều biến động phức tạp, từng là phên dậu chống ngoại xâm, nơi có nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đồng thời gánh chịu sự tàn phá nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh, con người phải chống chọi thiên nhiên khắc nghiệt tạo nên tính cách: kiên cường, khẳng khái, thông minh, cần kiệm, giàu lòng vị tha, yêu nước, sản sinh nhiều nhân tài, đóng góp nhiều cho cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Dân số bằng 13,3% cả nước, tốc độ tăng trưởng trên tốc độ trung bình cả nước (2,26%) trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước nên đời sống của người dân còn thấp. Có 50,4% dân số trong tuổi lao động, 25 dân tộc, dân tộc ít người chiếm 9,4%, chủ yếu phân bố ở phía Tây, đời sống nghèo, mù chữ nhiều. Mật độ dân cư 186 ng/km2, tỷ lệ đô thị hóa xấp xỉ 12%, nông thôn chiếm 88% dân số, có 3 thành phố, 7 thị xã và 61 thị trấn. Tỷ lệ biết chữ 7,87% bằng mức trung bình cả nước. Dân số trung bình Diện tích (km2) Mật độ(người/km2) Bắc Trung Bộ 10668,3 51552 207 Thanh Hoá 3680,4 11136 330 Nghệ An 3064,3 16499 186 Hà Tĩnh 1306,4 6027 217 Quảng Bình 847,9 8065 105 Quảng Trị 625,8 4760 131 Thừa Thiên - Huế 1143,5 5065 226 Nguồn: Niên giám thống kê 2006. Bảng 2: Dân số các tỉnh Bắc Trung Bộ. Có 4,9 triệu lao động, sản xuất chưa phát triển, lao động gia tăng 3,1%/năm, sức ép việc làm lớn, hàng năm hàng chục ngàn người ra khỏi vùng lập nghiệp. Trong lao động, có 35,7% trẻ song học vấn không cao, trình độ tay nghề kém, thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ lệ thất nghiệp 5,96%, phần lớn là nông thôn. Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp chiếm đến 73,4%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chỉ có 26,6%, năng suất lao động thấp. Mức thu nhập thành thị gần 2 lần nông thôn, số hộ rất giàu 0,57%, giàu 1,17%, dưới trung bình 26,07%, nghèo và rất nghèo 24,88%. 2.2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản xét trên cả mặt diện tích nuôi trồng và nguồn lợi về giống loài. 2.2.1Về diện tích nuôi trồng. Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh đều có ranh giới hành chính giáp với biển Đông. Vùng đặc quyền kinh tế trên biển có diện tích khá rộng, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích mặt biển cao so với các vùng khác trong nước. Khu vực Bắc Trung Bộ có tổng diện tích mặt nước tiềm năng để nuôi trồng thuỷ sản là 144.858 (ha) với diện tích mặt nước nuôi trồng là 50.515 (ha). Vùng Bắc Trung Bộ chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng đã chiếm một tỉ lệ lớn về diện tích tiềm năng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Bảng số liệu sau sẽ giúp chúng ta so sánh tỷ lệ diện tích mặt nước tiềm năng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng với cả nước: Vùng/ Khu vực Mặt nước (ha) tiềm năng NTTS Mặt nước (ha) NTTS Tổng Lợ/mặn Nước ngọt Tổng Lợ/mặn Nước ngọt TOÀN QUỐC 1.852.061 891.308 960.753 971.490 629.914 344.576 Bắc Trung Bộ 144.858 39.045 105.813 50.815 17.820 32.995 Nguồn: Bộ Thuỷ sản. Bảng 3: Diện tích mặt nước và diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Bắc Trung Bộ cũng rất phong phú về diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bắc Trung Bộ rất đa dạng và chằng chịt trong đó có các sông lớn như: sông Mã, sông Hồng...Đây là nguồn cung cấp các loài thuỷ sản nước ngọt rất đa dạng, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa và một phần cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, lượng nước trên những sông ngòi này phân bổ không đều theo không gian và theo các mùa trong năm. Vì vậy để phát huy tốt lợi thế này, ngành và các địa phương cần có quy hoạch tốt hệ thống thuỷ lợi, góp phần khai thác tốt những tiềm năng về mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. 2.2.2 Về giống loài thủy sản. Nằm trong vùng nhiệt đới, ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên, Bắc Trung Bộ có nhiều lợi thế về giống loài. Theo đánh giá, Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều loại thuỷ sản nước ngọt, lợ quý hiếm, có thể nuôi trồng được nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa với vị thế địa lý nằm gần các thị trường tiêu thụ lớn, khả năng giao lưu hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không đều rất thuận lợi, tạo cho ngành kinh tể thuỷ sản ở đây có những điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Vùng Bắc Trung Bộ cũng sở hữu một hệ sinh thái biển đa dạng, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Qua khảo sát và nghiên cứu của Bộ Thuỷ sản cùng với sự phối hợp của các chuyên gia trong vùng năm 1996, đến nay đã phát hiện được khoảng 9.000 loài động vật và thực vật biển, trong đó: Thực vật nổi có 537 loài và biến loài; rong biển có 653 loài, 24 biến loài và 20 dạng; cỏ biển có 15 loài; cây ngập mặn có 77 loài; động vật nổi có 660 loài...Như vậy nếu tỉnh bình quân theo chiều dài bờ biển thì mỗi cây số chứa đựng gần 3 loài. Tuy nhiên trong đó cá tạp chiếm tỷ lệ khá cao và những loài này không phân bổ đều mà thường tập trung trong những vùng đa dạng về sinh cảnh và nơi ở, và những nơi có điều kiện sống thuận lợi (những vùng nước nông biển). Do đó, để phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng và bảo vệ, phát triển các giống loài và môi trường cư trú của chúng, đặc biệt là các khu rừng ngập mặn, các đai cỏ biển và rong tảo, các rạn san hô. 2.2.3 Về điều kiện thời tiết và khí hậu. Nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển tốt nhờ khí hậu Á nhiệt nóng ẩm và có pha một chút ôn đới. Tài nguyên khí hậu quan thực sự quan trọng, đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản giống như một món quà tặng của tự nhiên cho con người ở đây. Chế độ thuỷ văn ở hầu hết các sông, đặc biệt là vùng hạ lưu của sông đều thích hợp cho nhiều loài thuỷ sản sinh sống và phát triển, tạo thành một vùng sinh thái đặc trưng về nhiệt độ, dòng chảy, tính chất thuỷ lý hoá và nguồn thức ăn tự nhiên cho thuỷ sinh vật. Độ phì nhiêu kinh tế của các loại hình thuỷ vực, ao, hồ, ruộng…là khá cao, có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Độ phì nhiêu kinh tế bao gồm độ phì nhiêu tự nhiên do đất phong hoá lâu đời mà có và độ phì nhiêu nhân tạo do con người tạo ra khi cải tạo vùng nước, bón thêm các loại phân xanh, phân chuồng, phân vô cơ…làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, các thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Người lao động của vùng đều biết nuôi trồng thuỷ sản như một nghề truyền thống và hơn nữa, trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã được coi là một nghề chính, có khả năng làm giàu. Lao động nông ngư dân với kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. III. Sự cần thiết của việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 1. Khái niệm về phát triển bền vững. Để hiểu rõ được khái niệm phát triển bền vững chúng ta cần nhìn nhận lại 2 khái niệm mà nhiều khi sự phân biệt chúng không thật sự chính xác, đó là: Tăng trưởng kinh tế và Phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất khi nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân đầu người. Như vậy, bản chất của ._.tăng trưởng là phản ảnh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển bền vững cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ảnh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường, dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh duỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân,…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Như vậy tăng trưởng và phát triển có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng là một phương tiện cơ bản để có thể đạt được phát triển nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ bản chất của sự phát triển. Tăng trưởng thể hiện sự tiến bộ về kinh tế còn phát triển là sự tiến bộ toàn bộ về mặt kinh tế xã hội, văn hóa, môi sinh. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự biến đổi về chất lượng của nền kinh tế và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ Xã hội của các quốc gia. Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là “…Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững của một xã hội có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nhất định trên ba phương diện kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường như sau: Sự bền vững về kinh tế: Có tăng trưởng của GDP và GDP/người cao. Những quốc gia có thu nhập trong thời gian trước càng thấp thì tăng trưởng ngày càng phải cao. Trong điều kiện hiện nay, nước có thu nhập thấp phải có tăng truởng GDP/người khoảng 5% mới có thể xem là bền vững về kinh tế. Nếu tăng trưởng thấp hơn thì nền kinh tế đó là không bền vững. Có GDP, GDP/người không thấp hơn mức trung bình hiện nay của các nước đang phát triển thu nhập trung bình. Nếu tăng trưởng GDP cao nhuưng mức GDP/người thấp thì coi như chưa đạt mức bền vững. Cơ cấu GDP lành mạnh nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định lâu dài. Tỷ lệ đóng góp của Công nghiệp và Dịch vụ trong GDP phải cao hơn Nông nghiệp. Sự bền vững về xã hội: Được đánh giá qua một số tiêu chí như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các tiêu chỉ giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa. Sự bền vững về môi trường: Trong quá trình sử dụng các yếu tố chất lượng môi trường sống của con người, như sự trong sạch của không khí, nước, đất, không gian vật lý, cảnh quan…không được làm giảm chất lượng các yếu tố xuống dưới cho phép theo các quy định của Nhà nước hoặc của xã hội. Chật lượng các yếu tố môi trường sau sử dụng không được nhỏ hơn chỉ tiêu quy định. Lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng thay thế. Lượng thay thế phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng. 3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. Như chúng ta đã thấy, phát triển bền vững đang là một xu thế tất yếu, một sự lựa chọn sống còn của mọi quốc gia. Đây là con đường duy nhất giúp con người thoát khỏi những rủi ro về mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường, mà hầu hết trong đó, cần phải thực hiện đồng loạt trên mọi lĩnh vực, mọi thành phần của nền kinh tế. Vì vậy không có lý do nào Ngành Thủy sản nói chung và hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng cần phải phát triển bền vững, đặc biệt khi hoạt động của nuôi trồng thủy sản gắn liền với môi trường sinh thái và con người. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cũng bắt nguồn từ chính đặc điểm hoạt động và vai trò của nó đối với sự phát triển. Theo dự báo, đến năm 2025 dân số thế giới sẽ đạt tới con số 8,5 tỷ người trong đó có tới 83% sống ở các nước đang phát triển. Với cách thức phát triển như hiện nay có lẽ nạn đói sẽ vẫn là một mối đe dọa thường xuyên đối với nhiều người, và khả năng cung cấp lương thực thực phẩm của trái đất sẽ không đáp ứng được một cách lâu dài và đầy đủ cho những nhu cầu ngày một tăng. Khí hậu ngày một khắc nghiệt, đất đai dành cho nông nghiệp không còn nhiều và bị thoái hóa, bức xạ tử ngoại gia tăng do tầng ô-zôn bình lưu bị mỏng đi. Ngay lúc này đây năng suất ở các vùng sản xuất lương thực lớn đã và đang bị giảm sút. Một thách thức đặt ra cho trái đất là phải đảm bảo một cách bền vững khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm đang ngày một gia tăng. Với vai trò là ngành cung cấp thực phẩm chủ đạo cho dân cư, ngành Thủy sản đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải duy trì và có những biện pháp đảm báo sự phát triển của mình một cách bền vững. Sự tổn thất về đa dạng sinh học đang tiếp diễn trên toàn thế giới và ở cả Việt Nam, chủ yếu là do sự phá hủy, làm ô nhiễm môi trường sinh sống và do hoạt động khai thác quá khứ. Chỉ trong chưa đầy ½ thế kỷ tập trung khai thác, nhiều nguồn tài nguyên đã ở trong tình trạng báo động, có nguy cơ bị cạn kiệt và biến mất vĩnh viễn, trong đó có tài nguyên sinh vật, một dạng tài nguyên có khả năng tái tạo. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã làm thay đổi lớn đến môi trường sống của trái đất hiện tại và nhiều thế hệ mai sau. Qua khảo sát và phân tích, tuy mới ở trong giai đoạn đẩu của sự phát triển, ngành Thủy sản Việt Nam những năm qua nhìn chung đã khai thác tới trần các tiềm năng thiên nhiên về nguồn lợi thủy sản ở mức bền vững. Thậm chí ở một số vùng gần bờ đã khai thác quá giới hạn cho phép 10 – 12%, dù chỉ chiếm diện tích 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng phải chịu áp lực khai thác rất cao, chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển. Nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước. Số lượng loài động vật thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế bị đe dọa đã tăng 9 lần so với trước năm 1990, hiện có trên 240 loài. Tỉ lệ thủy sản chưa trưởng thành khai thác được trong một mẻ lưới chiếm 25 – 40% sản lượng khai thác, trong khi tỷ lệ cho phép chỉ lả 15%. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên ở các thủy vực thuộc các tỉnh phía Bắc và miền Trung hầu như cạn kiệt, đối với Nam Bộ sản lượng khai thác được hàng năm chỉ còn 50% so với trước năm 1975. Diện tích rừng ngập mặn đã thu hẹp khoảng 40 – 45% sovới trước năm 1954. Tỷ lệ rạn san hô giàu giảm từ 35% xuống còn 5 – 7%. Hậu quả của việc khai thác quá mức đã làm giảm thiểu sự đa dạng sinh học của vùng nước Việt Nam, dẫn tới năng suất của một số nghề khai thác hải sản đã giảm từ 30 – 60% so với trước năm 1986. Trước tình hình đó, cần phải hạn chế và đi đến giảm dần cường lực khai thác các nguồn lợi nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Và một trong nhứng biện pháp là đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để giảm dần tổng sản lượng khai thác. Nuôi trồng thủy sản sẽ là một hướng đi hữu hiệu trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học vủa môi trường nước, duy trì và tái tạo tốt các nguồn giống có giá trị cao. Điều này tất yếu cũng đòi hỏi nuôi trồng thủy sản phải phát triển một cách bền vững. Một lý do khác cũng khẳng định sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đó là vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề này đang rất được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, là trọng tâm của phát triển bền vững. Môi trường trong nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa to lớn bởi nuôi trồng thủy sản sản xuất trực tiếp trên môi trường, lợi dụng và phát huy những lợi thế của môi trường để nâng cao năng suất. Các yếu tố của môi trường được nuôi trồng thủy sản tận dụng như những đối tượng sản xuất và tư liệu sản xuất. Hiện nay nuôi trồng thủy sản đã sử dụng nguồn nước, các khu rừng ngập mặn, các bãi cát, các nguồn gen… trong môi trường để tiến hành nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú và các loại cá. Hàng loạt nguy cơ đối với môi trường có thể xảy ra nếu khi nuôi trồng thủy sản chúng ta chỉ hướng tới mục tiêu kinh tế mà quên mất môi trường. Điều này sẽ dẫn tới sự suy giảm hệ gen, cạn kiệt và làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt, thu hẹp các khu rừng ngập mặn. Bên cạnh đó chất lượng môi trường cũng bị ảnh hưởng xấu do việc sử dụng thức ăn và chất hóa học trong quá trình nuôi trồng. Như vậy nuôi trồng thủy sản có tác động rất lớn đến môi trường. Ngược lại, nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào môi trường. Chất lượng môi trường, sự ổn định của môi trường tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng của ngành này. Như vậy, sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đối với môi trường có ý nghĩa hai chiều: một mặt phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản sẽ là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường, tránh cho môi trường bị khai thác, sử dụng quá mức, trở thành nơi chứa rác thải của nền sản xuất. Mục tiêu bảo vệ môi trường sẽ được xem xét ngang hàng và hợp lý với mục tiêu tăng trưởng. Mặt khác, phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản hướng tới môi trường làm cho chất lượng môi trường được cải thiện sẽ là nền tảng cho sự phát triển của nuôi trồng thủy sản bền vững một cách lâu dài và ổn định hơn. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cũng xuất phát từ thực tế của hoạt động này trong những năm qua. Quan điểm phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tới nhưng kết quả đạt được là chưa nhiều. Trong khi đó xu hướng thủy sản thế giới đang ngày một biến đổi, đưa đến cho ngành những cơ hội mới và cũng là những thách thức, rủi ro mới. nếu tự ban thân ngành Thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng không tự nhận định một cách đúng đắn về mục tiêu phát triển bền vững và có những bước đi vững chắc từ bây giờ thì sẽ khó có được những kết quả ổn định trong tương lai. Trên đây là mốt số những lý do cơ bản nhất cho thấy sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn tới. Sự phát triển bền vững không phải là ý muốn chủ quan của một ngành, một đất nước, mà đã trở thành xu thế của thời đại, là đòi hỏi của cá nhân hiện nay. IV. Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 1. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Trên thế giới, nuôi trồng thủy sản đã phát triển qua một thời gian dài và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên cùng với đó là những khó khăn gặp phải mà nó chính là những bài học kinh nghiệm quý báu để cho những quốc gia, vùng kinh tế nào muốn phát triển tốt nuôi trồng thủy sản vận dụng. Để việc áp dụng những mô hình, những kinh nghiệm này một cách hiệu quả nhất thì cần phải chọn cho mình một quốc gia có nhiều nét tương đồng, mà gần chúng ta nhất chính là Trung Quốc. Là một trong số 9 quốc gia đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất châu Á. Đây cũng là quốc gia có quy mô dân số lớn nhất Thế giới, dự báo đến năm 2025 sẽ là 1,6 tỷ người. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước, đồng thời duy trì vị thế đứng đầu khu vực về thủy sản, những năm qua ngành Thủy sản Trung Quốc đã đẩy mạnh nuôi trồng, hạn chế khai thác nhằm đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển của mình. 2. Kinh nghiệm từ các vùng khác trong nước. Để việc áp dụng những bài học kinh nghiệm từ các vùng trong nước để phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, chúng ta cần chọn một vùng có nhiều điều kiện tương đồng về khí hậu, con người ... mà phù hợp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng này được thiên nhiên ban tặng nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với một đường bờ biển dài, khí hậu ôn hoà nuôi trồng thuỷ sản của vùng trong những năm qua đã phát triển rất nhanh, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Tuy nhiên, song song với những kết quả đạt được này là sự phát triển quá mức, không có định hướng cụ thể đã làm cho môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nặng, số lượng nguồn gen bị giảm đáng kể... Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ được một số bài học kinh nghiệm từ sự phát triển ở đây. Chính do sự theo đuổi về tăng trưởng kinh tế, nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua hậu quả về lâu dài đã gây ra điều này. Mặt khác, sự quản lý thiếu đồng bộ của các cán bộ lãnh đạo, công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém đã không định hướng đúng đắn cho người dân ở đây về con đường phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chương II: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2001 – 2007. I. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007. 1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng. 1.1. Sử dụng diện tích nuôi. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ khắp các tỉnh trong vùng trên cả 3 loại hình nước ngọt, nước mặn, nước lợ,... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2001 là 30,600 nghìn ha (năm 2000), 2002 là 36,3 nghìn ha (tăng 18,62%), năm 2003 tăng lên 39,8 nghìn ha (tăng 9,64%), năm 2004 tăng lên 45,5 nghìn ha (tăng 14,07%), năm 2005 tăng lên 48,4 nghìn ha (tăng 6,37%), năm 2006 tăng lên 50, 0 nghìn ha (tăng 3,3%) và năm 2007 tăng lên 52 nghìn ha (tăng 7,4%). Kết quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong những năm qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng tăng lên đáng kể. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có tổng diện tích chuyển đổi là 13.279 ha (3,52% diện tích chuyển đổi của cả nước), trong đó từ đất trồng lúa là 8.749 ha (chiếm 65,9%), từ cát là 836 ha, từ đất làm cói 708 ha, từ đất làm muối 295 ha, từ đất hoang hoá và đất khác là 2.691 ha. Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích chuyển đổi lớn nhất trong vùng với 3.659 ha, trong đó có 2.429 ha từ đất trồng lúa, 600 ha từ đất cát. Các tỉnh Nghệ An chuyển đổi 3.635 ha (từ lúa 2.800 ha) chủ yếu chuyển sang nuôi thuỷ sản nước ngọt, Thừa Thiên Huế chuyển đổi 2.123 ha, Thanh Hoá: 1.888 ha, Quảng Bình 1.187 ha. Từ đó, chúng ta thấy được sự chuyển đổi diện tích sản xuất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là nhanh, nhưng có một số tỉnh do công tác chỉ đạo còn yếu kém, khâu quy hoạch còn chậm nên người dân không có định hướng rõ ràng như ở Thanh Hoá, Quảng Trị. Chúng ta có thể thấy rõ sự tăng nhanh về diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh Bắc Trung Bộ qua bảng số liệu sau: Đơn vị: Nghìn ha. 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 30,6 36,3 39,8 45,4 48,4 50 52 Thanh Hoá 10,6 12 12,2 12,9 13,0 13,0 13,0 Nghệ An 12,2 13,7 14,7 17,4 18,8 19,3 19,8 Hà Tĩnh 2,8 3,5 4,6 5,4 6,1 6,7 7,0 Quảng Bình 1,4 2,0 2,1 2,7 3,1 3,9 4,3 Quảng Trị 0,9 1,2 1,6 1,9 2,2 2,2 2,5 Thừa Thiên - Huế 2,7 3,9 4,6 5,1 5,2 5,3 5,4 Nguồn: Niên giám thống kê. Bảng 4: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh Bắc Trung Bộ. 1.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của các tỉnh Bắc Trung Bộ liên tục tăng, năm 2001 sản lượng là 28.109 tấn, năm 2002 tăng lên 388.818 tấn (tăng 38,1%), năm 2003 đạt 53.317 tấn (tăng 37,7%), năm 2004 tăng lên 57759 tấn (tăng 8,38%), năm 2005 tăng lên 65.508 tấn (tăng13,4%), năm 2006 đạt 71.883 tấn (tăng 9,73%) và năm 79.502 tấn (tăng 10,6%). Trong suốt giai đoạn 2001 – 2007, tốc độ tăng trưởng về tổng giá trị sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực đều tăng cả về sản lượng và tốc độ. Tuy nhiên trong những năm đầu của thời kỳ này thì tốc độ tăng nhanh hơn hẳn những năm sau. Từ đây ta có thể thấy được sự tăng trưởng ban đầu này chủ yếu là do mở rộng diện tích nuôi trồng tạo nên là chủ yếu hay đây chính là sự tăng trưởng theo chiều rộng. Trong những năm cuối của giai đoạn thì tốc độ tăng trưởng chậm hẳn, chính là do diện tích nuôi trồng đã đến giới hạn nên sự tăng trưởng bây giờ là phụ thuộc vào năng suất. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả để có thể thúc đẩy sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho giai đoạn tiếp theo. Đơn vị: Tấn. 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 28109 38818 53317 57759 65508 71883 79502 Thanh Hoá 12448 15401 16714 17427 19143 21123 23089 Nghệ An 8335 11352 18378 19771 22101 24008 25568 Hà Tĩnh 3120 4743 7236 7686 9569 10489 10639 Quảng Bình 1995 2658 3678 4226 4962 5297 5514 Quảng Trị 744 1422 2310 3002 3437 3715 4136 Thừa Thiên Huế 1467 3242 5001 5647 6296 7251 10556 Nguồn: Bộ Thuỷ sản. Bảng 5: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2. Đối tượng nuôi trồng. Căn cứ điều kiện tự nhiên, chế độ thời tiết, khí hậu thuỷ văn, tình hình thị trường, khả năng đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng, nguồn cung cấp con giống, trình độ khoa học công nghệ,... các địa phương đã xác định đối tượng nuôi đa dạng. Bên cạnh các đối tượng truyền thống, nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu được đưa vào nuôi và tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu như: cá chép lai, cá rô phi dòng GIFT, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi, nhóm cá chép Ấn Độ, cá bỗng, cá he, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá mùi, cá bống tượng, cá tra, cá basa, cá song, cá giò, tôm càng xanh, tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, nghêu, ngọc trai, điệp, ốc hương, bào ngư, cua, ghẹ và một số loài cá nhập nội khác,... 2.1. Nuôi thủy sản nước lợ. Đối tượng nuôi nước lợ chiếm tỷ trọng lớn nhất là tôm sú và các loài tôm nước lợ khác như tôm he, tôm rảo, tôm chân trắng và một số loài tôm bản địa khác. Ngoài tôm ra còn có nhiều đối tượng khác được phát triển nuôi cho sản lượng khá cai như nhuyễn thể, rong biển. Tôm nước lợ trong đó tôm sú được xác định là đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta được nuôi khắp các tỉnh ven biển. Ngoài các vùng triều có nguồn nước lợ cung cấp tương đối thường xuyên, tôm nước lợ còn được nuôi ở các vùng chuyển đổi từ đất trồng cói, làm muối, đất hoang hoá, bãi cát ven biển, đất trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh, đất hoang hoá, đất vườn... Phương thức nuôi phong phú, đa dạng: nuôi chuyên canh tôm, nuôi luân canh tôm – lúa, nuôi tôm – rừng, với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi quảng canh, nuôi hữu cơ... Các tỉnh Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi tôm năm 2005 là 12.390 tấn, tăng hơn năm 1999 là 11.025 tấn, gấp 8,1 lần so với năm 1999. Tuy vậy năng suất tôm nuôi ở đây không cao, năm 2005 năng suất bình quân là 905 kg/ha, trong đó tỉnh Quảng Trị có năng suất nuôi tôm bình quân lớn nhất các tỉnh khu vực này là 1.487 kg/ha. 2.2. Nuôi, trồng thủy sản nước mặn. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn trong đó chủ yếu là cá biển ở Bắc Trung Bộ trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh. Nuôi cá biển phát triển chậm, sản lượng nuôi cả vùng năm 2005 là 135,1 (nghìn tấn), bao gồm nuôi cá trong lồng bè, nuôi trong ao nước mặn. Nuôi cá lồng trong biển chủ yếu phát triển với quy mô nông hộ, quy mô nhỏ. Phương thức nuôi phổ biến trong lồng lưới, quy cỡ lồng lưới là 3x3x3 m. Đối tượng nuôi chủ yếu là các giống loài cá song, cá giò, cá hồng Mỹ, cá tráp, cá vược, cá chẽm...Việc nuôi cá lồng chủ yếu vẫn là thu gom giống từ tự nhiên, cho ăn bằng thức ăn là cá tạp tươi sống do vậy dể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, hiệu quả nuôi không cao. Đầu tư cho nuôi cá biển tương đối lớn, dễ gặp rủi ro, mặt khác nuoi cá biển chủ yếu là tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn cá tươi, sống (ăn gỏi) nên thị trường hẹp; cá đông lạnh giá bán thấp, chính vì vậy nghề nuôi cá lồng biển phát triển chậm, không tương xứng với tiềm năng về mặt biển hiện có. Lượng cá biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển mạnh trong những năm qua thể hiện trong bảng số liệu sau: Đơn vị: Tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Bắc Trung Bộ 96,4 107,8 119,2 128,2 131,3 135,1 Thanh Hoá 24,2 27,3 31,3 35,0 38,1 40,2 Nghệ An 21,2 26,2 30,3 32,7 32,6 34,1 Hà Tĩnh 15,6 15,4 16,2 15,9 14,3 13,7 Quảng Bình 12,7 15,1 17,2 18,3 19,2 20,7 Quảng Trị 8,9 10,2 10,0 11,2 10,9 10,3 Thừa Thiên Huế 13,8 13,6 14,2 15,1 16,2 16,1 Nguồn: Bộ Thuỷ sản Bảng 6: Sản lượng cá biển khai thác các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.3. Nuôi thủy sản nước ngọt. Nuôi thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh khắp các tỉnh trong Vùng, hình thức nuôi nuôi đa dạng như nuôi trong ao hồ nhỏ, nuôi trong lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi luân canh xen canh thuỷ sản – lúa... Đối tượng nuôi phong phú, trong đó có nhiều đối tượng nuôi tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho thị trường tiêu dùng trong nước, một số đối tượng nuôi tạo nguyên liệu quan trọng cho chế biến xuất khẩu. Vùng Bắc Trung Bộ nuôi chủ yếu là cá rô phi, bởi vì cá tra và cá ba sa thích hợp hơn với điều tự nhiên ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá rô phi là một trong những loài cá ăn tạp, thích ứng rộng trong môi trường nước ngọt, nước lợ, dễ nuôi, tốc độ tăng trưởng khá nhanh, thịt thôm ngon, không có xương dăm. Giá cá rô phi tương đối cao, sản phẩm có thị trường xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới nên nuôi cá rô phi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kích cỡ cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu yêu cầu từ 500gr/con trở lên. Cá rô phi thành thục sinh dục sớm, cá đực trưởng thành muộn và có kích cỡ lớn hơn cá cái. Vì vậy để nuôi cá rô phi đạt kích cỡ lớn thương phẩm và xuất khẩu thì phải nuôi toàn cá đực được tạo giống bằng phương pháp sử dụng hooc môn chuyển đổi giới tính quần đàn. Phong trào nuôi cá rô phi đơn tính đực được nuôi trong ao, trong lồng, trong bè, hồ chứa tạo sản phẩm hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng tại vùng và bước đầu đã cung cấp nguyên cho chế biến xuất khẩu. Sản lượng cá rô phi của vùng Bắc Trung Bộ năm 2005 là 4357 tấn trên tổng sản lượng cá rô phi của cả nước là 600.388,5 tấn. Sản lượng cá nuôi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng nhanh trong những năm qua.Sản lượng cá nuôi của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2001 là 20.524 tấn tăng lên đến 48.770 tấn, thể hiện tốc độ phát triển nhanh về sản lượng tạo lợi thế phát triển bền vững cho vùng. Đơn vị: Tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Bắc Trung Bộ 20524 26234 36744 39666 44885 48770 Thanh Hoá 7472 9450 10135 11092 12716 13865 Nghệ An 8185 9952 16523 17880 19827 21308 Hà Tĩnh 2097 2752 4821 4493 4800 5255 Quảng Bình 1422 2042 2506 2511 3136 3341 Quảng Trị 690 1151 1214 1776 1784 2071 Thừa Thiên - Huế 657 888 1545 1913 2621 2930 Nguồn: Bộ Thuỷ sản Bảng 7: Sản lượng cá nuôi các tỉnh Bắc Trung Bộ. Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rõ được sự tăng nhanh về sản lượng cá rô phi của toàn vùng, thể hiện sự tận dụng tốt lợi thế so sánh của vùng là có khí hậu nóng ẩm, có nhiều ao hồ nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá rô phi. Qua đó, chúng ta cần phải phát huy hơn nữa lợi thế này nhằm đưa mặt hàng cá rô phi là một trong những mặt hàng của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 3. Công tác sản xuất giống. Do sự phát triển về nuôi trồng thuỷ sản trong vùng và các vùng khác trong nước, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng những trung tâm sản xuất giống lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đó. 3.1. Tình hình sản xuất giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn. Đối tượng tôm nuôi nước lợ chủ lực là tôm sú, ngoài ra còn có các loài tôm bản địa, tôm rảo cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm nhằm bổ sung và làm đa dạng hơn đối tượng nuôi. Trong mấy năm vừa qua, các trung tâm trong vùng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống tôm rảo, tôm chân trắng và đang có chủ trương phát triển nuôi ở những vùng mà nuôi tôm sú không thuận lợi. Tôm sú giống ở đây thường được vận chuyển cung cấp cho hầu hết các vùng nuôi tôm nhờ vậy phong trào nuôi tôm phát triển rất nhanh. Trong các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ sản xuất tôm giống chủ yếu là: Hà Tĩnh sản xuất được 140 triệu tôm giống, Nghệ An sản xuất được 165 triệu tôm giống về cơ bản đáp ứng được nhu cầu nuôi tại địa phương. 3.2. Sản xuất giống cá nuôi nước ngọt. Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi thuỷ sản đã mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân và rất được quan tâm. Phong trào chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thuỷ sản phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương và chủ yếu là nuôi cá nước ngọt với các đối tuợng truyền thống thuộc họ cá chép. Trong những năm qua, nhu cầu cá giống nuôi nước ngọt tăng nhanh, đặc biệt là cá giống cho vùng chuyển đổi như cá rô phi đơn tính ở phía Bắc và cá tra, cá basa ở phía Nam. Vì thế số lượng trại giống và sản lượng giống cũng được tăng lên. 4. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội của nuôi trồng thủy sản. 4.1. Hiệu quả Kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn lợi cho quốc gia, nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho đông đảo người dân nông thôn. Nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được các hộ gia đình đa dạng hoá loài nuôi quá đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng chuyển đổi từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển đa dạng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực còn góp phần hài hoà giữa khai thác với bảo vệ nguồn lợi, làm cho người dân giảm bớt tình trạng khai thác thuỷ sản quá mức và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tạo thu nhập ổn định hơn, đặc biệt là người nghèo. Nông dân các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu làm nông là chủ yếu nên thu nhập trên một 1 ha đất nông nghiệp là rất thấp. Từ khi chuyển sang nuôi trồng con số này đã tăng lên nhiều lần. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số sau đây: Tổng doanh thu trên 1 ha đạt trung bình trên 30 triệu đồng, trong khi đó nếu sản xuất lúa 2 vụ với năng suất 7tấn/ha chỉ cho doanh thu là 10,5 triệu/ha. Mặt khác, nuôi thuỷ sản nước ngọt mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao, khoảng 25%. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo triền miên, nhiều hộ gia đình còn tạo được khoản tích luỹ đáng kể cho mình. Đặc biệt, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho vùng. Điển hình, trong khu vực là tỉnh Nghệ An trong những năm qua nuôi trồng thuỷ sản đã có bước chuyển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,3%, năm 2005 sản lượng tôm nuôi đạt 1.500 tấn, gấp 15 lần so với năm 2000. Từ những vùng đất hoang hoá, trồng lúa màu kém hiệu quả đến nay đã trở thành vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ kỹ thuật nuôi tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu về nguyên liệu phục vụ cho chế biện xuất khẩu. Các dự án đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích cho nông ngư dân, nâng cao mức sống và tạo nhiều việc làm cho họ. Năng suất nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh trong các vùng dự án bình quân đạt gần 2tấn/ha. Năng suất nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm đạt 5,5tấn/ha, doanh thu bình quân đạt 60-70 triệu đồng/ha, tạo ra mức lợi nhuận hàng năm từ 20-30 triệu đồng/ha. Sự thay đổi ngành nghề đã tạo nên nét mới trong lao động sản xuất, gắn kết với thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Tình trạng, Tỉnh ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước đã dần thay đổi với việc dám làm, dám đương đầu với rủi ro, nhiều nông ngư dân đã trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp có trình độ kỹ thuật cũng như kiến thức về kinh tế. Các nghề dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển tương xứng như thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, sản xuất giống, đã thực sự làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ độc canh cây lúa sang các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. 4.2. Hiệu quả xã hội. Đánh giá trên góc độ xã hội, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra nhiều tích cực cho sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực đã giảm nhanh, không còn tồn tại các hộ thiếu ăn triền miên đã tạo nên một môi trường xã hội ổn định. Các vấn đề an sinh xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn, tuổi thọ của người dân ở đây đã được nâng cao, công tác giáo dục phát triển. Trẻ em sinh ra đều được đến trường, tỷ lệ học sinh bỏ học không còn nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ sự tác động của nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đến xóa đói giảm nghèo là rất mạnh mẽ, trong thời gian vừa qua rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản. Qua mẫu điều tra 5 xã của 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ta có kết quả sau: Loại hộ 2003 2004 2005 2006 2007 1. Vùng chưa chuyển đổi Hộ giàu 7.98 10.00 10.98 11.36 11.93 Hộ trung bình 57.02 58.04 60.04 62.18 63.54 Hộ nghèo 35.00 31.96 28.98 26.46 24.53 2. Vùng đã chuyển đổi Hộ giàu 16.55 17.55 18.4._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34833.doc
Tài liệu liên quan