Giải pháp phát triển Bảo hiểm con người tại PJICO trong thời gian tới

Tài liệu Giải pháp phát triển Bảo hiểm con người tại PJICO trong thời gian tới: Lời mở đầu Nhu cầu an toàn với con người là tất yếu và vĩnh cửu. Từ bao đời nay con người dù làm gì cũng chỉ với mục đích để bảo vệ và duy trì cuộc sống của mình, cuộc sống lại luôn đặt ra những rủi ro cho dù con người dù đã tìm mọi cách để tránh né nhưng vẫn phải đối diện, bảo hiểm ra đời là một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Bảo hiểm là một cách của tài trợ rủi ro ngoài các biện pháp kiểm soát rủi ro, là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ... Ebook Giải pháp phát triển Bảo hiểm con người tại PJICO trong thời gian tới

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển Bảo hiểm con người tại PJICO trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ro của các cá nhân và tổ chức Được học chuyên ngành bảo hiểm và thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã giúp em hiểu nhiều vấn đề thực tế về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt Nam để định hướng tốt hơn cho công việc sau này. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị Phòng Bảo hiểm con người – Công ty PJICO em đã tìm hiểu được một số vấn đề liên quan đến bảo hiểm con người phi nhân thọ và nhận thấy tình hình khai thác nghiệp vụ này tại PJICO có một số vấn để nên chưa đạt được kết quả như khả năng có thể đạt được. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển Bảo hiểm con người tại PJICO trong thời gian tới”. Hi vọng qua đây sẽ đóng góp một số ý kiến giúp công ty sẽ nâng cao được kết quả hiệu quả kinh doanh bảo hiểm con người, chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm con người Chương II: Thực trạng triển khai bảo hiểm con người tại PJICO trong những năm gần đây. Chương III: Giải pháp phát triển bảo hiểm con người trong thời gian tới tại PJICO. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Chính đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do thời gian tìm hiểu chưa nhiều cùng sự hạn chế về nhiều mặt mà chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cô đóng góp để hoàn thiện chuyên đề nhằm đạt được mục đích như trước khi thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm con người 1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm con người. 1.1.1. Sự cần thiết khách quan. Con người luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ, các rủi ro này do nhiều nguyên nhân nhưng khi xảy ra sẽ ít nhiều gây khó khăn và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Đã có nhiều biện pháp được đưa ra để hạn chế tối đa những tác động xấu mang lại, và bảo hiểm là một trong số đó. Bảo hiểm có hai bộ phận là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, bảo hiểm con người (BHCN) là một phần của bảo hiểm thương mại. Về thực chất bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) – một chế độ trong BHXH đều là BHCN và xuất hiện từ khá sớm, do những tính chất riêng mà nó không thể giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của con người vốn rất đa dạng và phức tạp. Những hạn chế có thể kể ra là: BHXH giới hạn đối tượng hưởng chỉ tập chung ở người lao động, tuy nhiên còn tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước và ở từng thời kỳ khác nhau mà giới hạn về phạm vi người lao động là khác nhau. Như vậy dù cho thế nào thì các đối tượng khác như người già hay trẻ em sẽ không được áp dụng. BHXH giới hạn tối đa ở 9 chế độ tương ứng với 9 nhóm rủi ro là chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp tàn phế, trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Nếu gặp phải các rủi ro hay tai nạn khác ngoài giờ thì người lao động sẽ không được bảo hiểm. Mức hưởng của BHXH là thấp, số tiền để chi trả cho người lao động được trích từ quỹ BHXH không cao và tối đa bằng tiền lương. Khi xã hội càng phát triển, đời sống ngày càng cao thì con người càng có điều kiện và nhu cầu để chăm sóc bản thân và gia đình. Vì vậy BHCN trong bảo hiểm thương mại (BHTM) ra đời nhằm cung cấp các sản phẩm bổ sung cho BHXH, BHYT nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. BHCN trong BHTM có thể triển khai ở những khu vực kinh tế chưa thực hiện BHXH, có thể bù đắp thêm những tổn thất mà BHXH không đáp ứng được hoặc mới khắc phục được một phần, và có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của con người. BHCN là một trong 3 loại hình của BHTM, là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe của con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng đến cuộc sống con người 1.1.2. Tác dụng của BHCN. Bảo hiểm nói chung và BHCN nói riêng có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và xã hội, đây là lý do mà bảo hiểm sẽ càng ngày càng phát triển, một số tác dụng chủ yếu của BHCN: Góp phần ổn định đời sống nhân dân, là chỗ dựa tinh thần cho người được bảo hiểm. Góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động. Phí thu được của người tham gia bảo hiểm, ngoài việc dùng để bồi thường, chi trả và dự phòng; khi nhàn rỗi sẽ là nguồn vốn đầu tư hữu ích góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. BHCN là công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm trong các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm góp phần chống lạm phát. Góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng vốn đầu tư cho giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế hoạch… 1.2. Đặc điểm của bảo hiểm con người. Trong BHTM nếu theo đối tượng bảo hiểm, người ta thường chia làm 3 loại BHCN, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. So với 2 loại còn lại BHCN có khá nhiều điểm khác biệt. Do đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe nên trong BHCN không có khái niệm “giá trị bảo hiểm” và không sử dụng thuật ngữ “số tiền bồi thường” mà thay bằng “số tiền chi trả” hay “chi trả bảo hiểm” Trong BHCN, số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm, tuy nhiên khác với bảo hiểm tài sản STBH ở đây không bị giới hạn bởi giá trị bảo hiểm BHCN không áp dụng “nguyên tắc thế quyền” và “nguyên tắc đóng góp” mà áp dụng “nguyên tắc khoán”, theo đó việc xác định STBH dựa trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Thông thường người tham gia bảo hiểm sẽ lựa chọn STBH phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu tài chính trong tương lai, với công ty bảo hiểm việc chấp nhận STBH là bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty và số lượng người tham gia bảo hiểm. Đồng thời theo nguyên tắc này việc xác định số tiền chi trả bảo hiểm cũng được tính toán dựa trên thỏa thuận của hai bên do không xác định được giá trị thiệt hại thực tế. 1.3. Phân loại bảo hiểm con người Có rất nhiều cách phân loại dựa trên các tiêu thức khác nhau, thông thường và phổ biến hiện nay là dựa vào rủi ro bảo hiểm, khi đó BHCN được chia làm 2 loại: Bảo hiểm nhân thọ: là loại hình bảo hiểm bảo đảm cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của con người bao gồm hai sự kiện sống và chết. Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) được chia làm 3 trường hợp: + Bảo hiểm trong trường hợp sống: loại này chỉ chi trả cho người tham gia bảo hiểm một số tiền trợ cấp hay số tiền bảo hiểm nếu đến một thời điểm nào đó được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm vẫn còn sống. + Bảo hiểm trong trường hợp tử vong: chi trả cho người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm STBH nếu người được bảo hiểm bị chết trước tại một thời điểm đã được ấn định hoặc chết vào bất kỳ thời điểm nào tùy thuộc vào sự cam kết trong hợp đồng. + Bảo hiểm hỗn hợp: chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm số tiền trợ cấp hay STBH nếu người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm sống đến một thời điểm quy định hay chết trước tại một thời điểm ấn định trong hợp đồng. Bảo hiểm con người phi nhân thọ: là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các rủi ro như bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Đặc điểm của loại bảo hiểm này là không liên quan tuổi thọ của con người. Đặc điểm của BHCN phi nhân thọ là: + Hậu quả của những rủi ro mang tính thiệt hại vì rủi ro ở đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, thai sản liên quan đến thân thể và sức khỏe của con người + Người được bảo hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó, công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những người có độ tuổi quá thấp hoặc quá cao. Vì những đối tượng này có tình trạng rủi ro phức tạp, xác suất rủi ro cao, việc kiểm soát và quản lý rủi ro khó thực hiện. + Thời hạn của BHCN phi nhân thọ ngắn hơn BHNT và thường là 1 năm. + Các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ như bảo hiểm tai nạn lái phụ xe thường được triển khai cùng bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới… 1.4. Các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ. BHCN được triển khai rất đa dạng và linh hoạt tùy theo điều kiện từng nước, ở từng thời kỳ khác nhau và giữa các công ty bảo hiểm. Điều này được giải thích vì tính linh hoạt của BHTM và mục tiêu lợi nhuận của nó, tuy nhiên cũng sẽ có một khung pháp lý chung của mỗi nước, vì thế ở đây chỉ đưa ra một số nghiệp vụ phổ biến: 1.4.1. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 là nghiệp vụ BHTM mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) khi người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đổi lại người được bảo hiểm (hay người tham gia bảo hiểm) phải nộp phí bảo hiểm khi họ ký hợp đồng. + Đối tượng bảo hiểm: mọi công dân Việt Nam từ 16 đến 70 tuổi và người nước ngoài đang học tập công tác tại Việt Nam, loại trừ các đối tượng là những người đang bị bệnh thần kinh, những người đang bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên. + Phạm vi bảo hiểm: Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn xảy ra tại Việt Nam do: Một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của Người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể Người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp làm cho Người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật thân thể. Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống hành động phạm pháp. Trường hợp Người được bảo hiểm tham gia các cuộc thi đấu có tính chất chuyên nghiệp như đua xe, đua ngựa, bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván, đua thuyền... khảo sát, thám hiểm; khi xảy ra tai nạn chỉ được bảo hiểm với điều kiện Người được bảo hiểm đã yêu cầu và thoả thuận đóng thêm phí bảo hiểm theo quy định riêng của từng công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm nếu: - Người được bảo hiểm vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, của chính quyền địa phương, hoặc của các tổ chức xã hội khác, vi phạm luật lệ an toàn giao thông. - Hành động cố ý tự gây ra tai nạn của Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp. - Người được bảo hiểm sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý và các chất kích thích tương tự khác. - Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi được xác nhận đó là hành động tự vệ. - Cảm đột ngột trúng gió, bệnh tật, sảy thai, bệnh nghề nghiệp, những tai biến trong quá trình điều trị bệnh và thai sản. - Ngộ độc thức ăn, đồ uống. - Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của cơ quan y tế. - Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ. - Các hoạt động hàng không (Trừ khi có tư cách là hành khách), các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của các lực lượng vũ trang. - Chiến tranh, nội chiến, đình công. + Thời hạn bảo hiểm: thường là 1 năm, tuy nhiên cũng có trường hợp trong một vài tháng tùy theo nhu cầu và sự thỏa thuận giữa các bên tham gia bảo hiểm. + STBH và phí bảo hiểm căn cứ vào biểu phí do bộ Tài chính quy định, số tiền bảo hiểm thường là có nhiều mức để người tham gia dễ dàng trong lựa chọn; phí bảo hiểm căn cứ vào số tiền bảo hiểm, xác suất thống kê số vụ tai nạn, chi phí 1 vụ tai nạn bình quân, chi phí quản lý… và đóng 1 lần Bảng 1: Biểu phí và số tiền bảo hiểm tai nạn con người -STBH: tối đa 100 triệu đồng/người/vụ - Biểu phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm (Tỷ lệ % trên số tiền bảo hiểm) Từ 1 triệu đến 20 triệu 0,28 Từ trên 20 triệu đến 50 triệu 0,42 Từ trên 50 triệu đến 70 triệu 0,56 Từ trên 70 triệu đến 100 triệu 0,75 1.4.2. Bảo hiểm tai nạn hành khách: Có một nghịch lý là khi các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng được cải tiến và hiện đại, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng nâng cấp và hoàn thiện thì tai nạn giao thông không hề giảm mà có xu hướng gia tăng cả về số vụ cũng như tính chất nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông và là vấn đế bức xúc của toàn xã hội. Bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời là rất cần thiết để giảm thiểu tới mức thấp nhất những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Ở rất nhiều nước trên thế giới loại hình bảo hiểm này được áp dụng theo hình thức bắt buộc + Đối tượng bảo hiểm: là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách đi trên các phương tiện giao thông kinh doanh chuyên trở hành khách Tuy nhiên hành lý, tài sản, hàng hóa của hành khách mang theo, các lái phụ xe và những người đang làm việc trên các phương tiện vận chuyển không thuộc đối tượng bảo hiểm Nghiệp vụ này ở nước ta được áp dụng theo hình thức bắt buộc nên phí bảo hiểm được tính vào giá cước vận chuyển nên mỗi tấm vé được coi là một giấy chứng nhận bảo hiểm + Phạm vi bảo hiểm: là các rủi ro do thiên tai tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành khách gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm. Thiên tai bao gồm thời tiết xấu, bão lốc, lũ lụt, sụt nở đất đá…gây thiệt hại cho phương tiện chuyên chở, do đó gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của hành khách. Tai nạn bất ngờ: đâm va, cháy nổ, lật nghiêng do sự cố kỹ thuật của chính phương tiện hoặc do phương tiện khác đâm vào… Các rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm: Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật… Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra. + Thời hạn hiệu lực của bảo hiểm: là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là thời gian bắt đầu từ lúc hành khách bước chân lên phương tiện và kết thúc khi hành khách rời khỏi phương tiện một cách an toàn tại bến, ga hoặc sân bay cuối cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng hợp lý hoặc chờ lên phương tiện tiếp khi đi liên vận vẫn được tính vào thời hạn bảo hiểm. Nếu khách tự ý hoặc vô ý rời bỏ cuộc hành trình, rời bỏ hoặc lạc mất phương tiện chuyên chở thì coi như chấm dứt thời hạn bảo hiểm. + STBH: được ấn định chung cho mỗi loại phương tiện hay một số loại phương tiện. Vì đây là nghiệp vụ bắt buộc nên người tham gia không có quyền lựa chọn số tiền bảo hiểm mà được quy định chung. Ví dụ nếu đi máy bay là 20.000$/hành khách, ô tô là 30 triệu đồng/hành khách… + Phí bảo hiểm: cũng vì áp dụng theo hình thức bắt buộc nên phí bảo hiểm được tính vào giá vé. Đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách bán vé cũng là người thu phí, và phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như số tiền bảo hiểm, loại phương tiện vận chuyển, độ dài tuyến đường chuyên chở và đặc điểm tuyến đường hoạt động của phương tiện vận chuyển 1.4.3. Bảo hiểm trợ cấp phẫu thuật nằm viện. Khi bị ốm đau bệnh tật nếu bị nặng sẽ phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật, khi tình trạng này diễn ra thì ngoài việc phát sinh thêm các chi phí y tế đang ngày càng đắt đỏ là làm cho người bệnh phải ngừng lao động hoặc không còn khả năng lao động. Vì thế sản phẩm bảo hiểm này ra đời để hỗ trợ, khắc phục những khó khăn khi con người phải nằm viện hoặc phẫu thuật và góp phần bổ sung cho các loại hình BHYT và BHXH + Đối tượng bảo hiểm: thường là tất cả những người từ 1 tuổi (12 tháng) đến 65 tuổi và những người trên 65 tuổi đã được bảo hiểm liên tục ít nhất là từ năm 60 tuổi. Những người thường không được nhận bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm: Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, ung thư, phong. Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 80% trở lên. Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật + Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm bao gồm những rủi ro sau đây xảy ra đối với Người được bảo hiểm: ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn, thai sản phải nằm viện hoặc phẫu thuật. Chết trong trường hợp đang nằm viện hoặc phẫu thuật. Công ty bảo hiểm sẽ từ chối chi trả với các trường hợp sau: Điều dưỡng, an dưỡng. Nằm viện để kiểm tra sức khoẻ hoặc khám giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật hoặc thương tật. Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm. Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của Người được bảo hiểm mà không liên quan tới điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy định. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả. Kế hoạch hoá sinh đẻ. Những bệnh đặc biệt và bệnh có sẵn trong năm đầu tiên (12 tháng) được bảo hiểm kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm trừ trường hợp có quy định riêng Người được bảo hiểm mắc các bệnh: Tâm thần, phong, giang mai, lậu, sida, sốt rét, lao và bệnh nghề nghiệp. Rủi ro xảy ra do Người được bảo hiểm: Cố ý: Vi phạm pháp luật, tự gây thương tích, tự tử. Say rượu, sử dụng ma tuý. Chiến tranh. Phạm vi bảo hiểm này thường được quy định rất cụ thể và tùy điều kiện mỗi nước mà có thể thay đổi cho phù hợp + Thời hạn bảo hiểm: thường là 1 năm kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm, trừ khi có những thỏa thuận khác với công ty bảo hiểm + Biểu phí và STBH: được quy định chung do Bộ Tài chính ban hành, thường có nhiều mức để người tham gia dễ dàng lựa chọn Bảng 2: Biểu phí và số tiền bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật (Ban hành kèm theo quyết định số 466/TC-BH ngày 02/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Số tiền bảo hiểm ( phổ cập) Trường hợp bảo hiểm ST I ST II ST III ST IV ST V ST VI ST VII ST VIII ST IX ST X 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000 10.000.000 Trợ cấp nằm viện Tối đa 0,3%STngày x 60 ngày/năm 180.000 360.000 540.000 720.000 900.000 1.080.000 1.260.000 1.440.000 1.620.000 1.800.000 Trợ cấp phẫu thuật Tối đa 100%STBH/năm 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000 10.000.000 Trợ cấp mai táng Trường hợp NĐBH chết trong bệnh viện 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 Phí bảo hiểm: Phí cơ bản/người/năm: Quy định theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm (ST) đã chọn ĐỐI TƯỢNG TỶ LỆ BH TRÊN SỐ TIỀN BH TỪ ST I ĐẾN ST X A. Người lớn: Lứa tuổi trung bình trong hợp đồng bảo hiểm: 16 đến 30 tuổi 0,52% 31 đến 40 tuổi 0,65% 41 đến 50 tuổi 0,78% 51 đến 60 tuổi 1,04% 61 đến 70 tuổi 1,43% Trên 70 tuổi 1,95% B. Con cái: 01 đến 05 tuổi 0,71% Trên 05 tuổi 0,39% 1.4.4. Bảo hiểm học sinh. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm rất phổ biến ở nước ta được bắt đầu thực hiện từ 1986 bởi Bảo Việt, thực tế triển khai khá phù hợp và hiệu quả + Người được bảo hiểm: là tất cả mọi học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học sinh học nghề Đối với học sinh khối nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, người thừa hưởng tiền là cha, mẹ, người nuôi dưỡng của Người được bảo hiểm. Đối với học sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học sinh học nghề, người thừa hưởng tiền bảo hiểm là: cha, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc vợ (chồng), con của Người được bảo hiểm. + Phạm vi bảo hiểm: Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn xảy ra do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của Người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp làn cho Người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể. Phạm vi bảo hiểm bảo hiểm mở rộng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp. Không thuộc phạm vi bảo hiểm: Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma túy… Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (trừ những người được bảo hiểm ở tuổi vị thành niên) Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả… Chiếm tranh, phóng xạ… + Thời hạn bảo hiểm: thường là 1 năm + Số tiền bảo hiểm: được ấn định theo nhiều mức để người tham gia có thể lựa chọn để phù hợp với hoàn cảnh tài chính của mình + Phí bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm: về nguyên tắc cũng giống như bảo hiểm tai nạn con người 24/24 và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật bởi vì đây cũng là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp cả tai nạn và sức khỏe 1.4.5. Bảo hiểm du lịch. Hiện nay hoạt động du lịch đang trở nên rất phổ biến, cũng như mọi hoạt động khác du lịch cũng tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ, để đối phó với những rủi ro trong hành trình du lịch gây ra những khó khăn về mặt tài chính nên bảo hiểm du lịch ra đời Bảo hiểm du lịch thường nhắc đến 3 sản phẩm là bảo hiểm du lịch trong nước, bảo hiểm cho người Việt Nam du lịch nước ngoài và bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam (ở từng quốc gia và từng công ty khác nhau sẽ có các sản phẩm khác nữa). Với mỗi sản phẩm sẽ có đối tượng bảo hiểm là khác nhau, nhưng bảo hiểm du lịch có một số đặc điểm chung nhất định về phạm vi bảo hiểm + phạm vi bảo hiểm: Tai nạn cá nhân: áp dụng cho các trường hợp chết do tai nạn, thương tật bộ phận hoặc toàn bộ vĩnh viễn Chi phí y tế: bao gồm điều trị y tế, các khoản phụ phí cần thiết trả cho khách sạn và đi lại của bệnh nhân hoặc một người thân của bệnh nhân, các chi phí bổ sung cho việc chuyển bệnh nhân về nhà, và chi phí thêm cho những người đi cùng bị chậm trễ do hậu quả của ốm đau hay thương tật đó Trợ cấp nằm viện: thanh toán cho các chi phí bổ sung nếu người đi du lịch phải điều trị tại bệnh viện Hành lý: là các mất mát hay hư hại đối với hành lý chuyên chở, vật dụng riêng mang theo người do các nguyên nhân hợp lý và xảy ra trong hành trình của chuyến đi. Đôi khi có công ty cũng bảo hiểm cho hành lý bị chậm quá 12h Hủy bỏ hành trình: áp dụng với các trường hợp người được bảo hiểm không thể đi du lịch theo kế hoạch dự định do xảy ra một điều không may nào đó hoặc phải quay về sớm hơn dự định ban đầu, những sự cố thường là ốm đau, thương tật, tử vong và do các sự cố chính trị - kinh tế như bãi công Trách nhiệm cá nhân: bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm đối với các thương tật gây ra cho người khác hoặc tài sản của người khác Các lựa chọn bổ sung: tùy các công ty khác nhau mà lựa chọn bổ sung là khác nhau, nó có thể là sự chậm trễ trong hành trình và các dịch vụ khẩn cấp Loại trừ với các trường hợp sau: Người được bảo hiểm sử dụng ma túy (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ), dùng đồ uống có cồn hoặc vi phạm pháp luật nội quy quy định của cơ quan du lịch hay chính quyền địa phương nơi du lịch Do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay người thừa kế hợp pháp Các tổn thất do bất cứ khuyết tật nào về thể chất và tinh thần; hoặc các bệnh nhất định, có thai, sinh con và bất cứ điều kiện nào xảy ra một cách tự nhiên hoặc nguyên nhân nào tiến triển từ từ + Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: tùy loại khác nhau sẽ có các mức khác nhau cũng như thời gian chuyến đi để người được bảo hiểm lựa chọn phù hợp với quy định hay khả năng tài chính Chương II: Thực trạng triển khai bảo hiểm con người tại PJICO trong những năm gần đây. 2.1. Vài nét về PJICO Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên công ty: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (viết tắt PJICO) Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Joint Stock Insurance Company Trụ sở chính: 532 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Website: www.pjico.com Email: info@pjico.com.vn. Điện thoại: (84.4)7760867 Fax: (84.4)7760868 PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Hiện nay các cổ đông của công ty bảo hiểm con người gồm: Bảng 3: Danh sách các cổ đông và cơ cấu vốn của PJICO Cổ đông Vốn thực góp (VNĐ) Tỷ trọng vốn góp (%) Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 171.360.000.000 51 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33.600.000.000 10 Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 26.880.000.000 8 Tổng công ty Thép Việt Nam 20.160.000.000 6 Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ 10.080.000.000 3 Công ty Điện tử Hà Nội 1.680.000.000 0,5 Các cổ đông thể nhân 65.423.210.000 19,47 Cán bộ công nhân viên 6.816.790.000 2,03 TỔNG CỘNG 336.000.000.000 100 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy; Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên; Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000) Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba; Cho thuê văn phòng; Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô; Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ; Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản; Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức của công ty PJICO ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11 PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT 49 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ 2.1.3. Hoạt động kinh doanh Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu hoạt động đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Nhưng sau khi gia nhập vào thị trường PJICO đã tạo ra một luồng gió mới cho ngành bảo hiểm bởi tính năng động của mô hình và một tư duy kinh doanh mới, trước đó chưa từng có tại các công ty bảo hiểm nhà nước. PJICO gây được tiếng vang trong giai đoạn này vì mang lại cho khách hàng dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao nhờ cạnh tranh lành mạnh và quyền được lựa chọn nhà bảo hiểm – một quyền mà trước đây không thể thực hiện do cơ chế một người bán. Đây là nền tảng cho những phát triển quan trọng sau này Giai đoạn 2003-2005 PJICO được đánh giá là công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm. Từ thị phần khiêm tốn 5,7% năm 2002, đến 2005 PJICO đã đứng thứ 3 trên thị trường với thị phần gần 13%, khoảng cách so với các ._.đối thủ cạnh tranh được thu hẹp đáng kể. Năm 2006 là năm PJICO thực hiện chiến lược kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững thay cho định hướng phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường trong những năm trước. Vì vậy PJICO đã tập trung nguồn nhân lực và vật lực vào những loại hình nghiệp vụ có hiệu quả. Không khuyến bảo hiểm những nghiệp vụ không có lợi nhuận và tỷ lệ bồi thường cao như mặt hàng xá; bảo hiểm vật chất xe Taxi, Contener...làm doanh thu sụt giảm 8,1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 234% so với 2005. Sang năm 2007 do có những thay đổi hợp lý, bắt nhịp tốt với thị trường công ty đã thành công lớn ở một số nghiệp vụ đặc biệt là xe máy, kết quả đã vượt kế hoạch đề ra và tăng 25% về doanh thu so với năm 2006, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, cổ tức và thu nhập cho cán bộ nhân viên đều tăng. Bảng 4: Cơ cấu doanh thu qua các năm (2003 – 2007) Đơn vị: triệu đồng Tên dịch vụ 2003 2004 2005 2006 2007 Thu bảo hiểm gốc 335.643 597.884 726.520 667.627 880.682 Doanh thu nhận tái bảo hiểm 22.295 38.994 38.648 41.341 51.706 Doanh thu nhượng tái bảo hiểm 19.471 35.431 47.903 45.334 50.042 Thu khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 967 3.102 4.111 5.292 6.142 Doanh thu đầu tư 13.946 20.586 23.111 28.572 59.986 Tổng 392.322 695.997 840.293 788.166 1.048.558 (Nguồn: Báo cáo Tài chính có Kiểm toán của PJICO 2003-2007) Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động quan trọng nhất của công ty. Ngay từ khi thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc. Đến nay con số này đã nâng lên trên 80 sản phẩm, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây Với những kết quả đạt được như vậy, công ty đã có một vi trí xứng đáng trên thị trường và hình ảnh đáng nhớ trong tâm trí khách hàng. Biểu 1: thị phần của PJICO trong một số năm gần đây ( Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex) Qua đồ thị có thể thấy vị trí của PJICO tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, từ 2003 đến nay PJICO luôn đứng trong top 4 doanh nghiệp đứng đầu, có năm PJICO đứng thứ 3 trên thị trường sau Bảo Việt và Bảo Minh. PJICO luôn xác định xây dựng được vị trí này đã khó, duy trì lâu dài càng khó hơn khi mà thị trường ngày càng mở rộng và cạnh tranh đang rất gay gắt 2.2. Tổng quan về thị trường bảo hiểm con người Việt Nam đến 2007. Như đã nói ở trên, về thực chất BHXH và BHYT cũng là BHCN. Trên lộ trình thực hiện BHYT toàn dân ban đầu theo kế hoạch là đến 2010 nhưng thực tế thực hiện sẽ đẩy đến 2014, Nhà nước đã có nhiều biện pháp thúc đẩy và một trong số đó là thực hiện BHYT tự nguyện với đối tượng là đông đảo tầng lớp nhân dân, nên trên thị trường BHCN hiện nay có thể cho rằng có 3 bộ phận là BHNT, BHCN phi nhân thọ và BHYT tự nguyện; dù ít hay nhiều các bộ phận này cũng ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau trong quá trình phát triển. BHYT tự nguyện với sự bảo trợ của nhà nước cùng với các sản phẩm BHCN của các công ty bảo hiểm như bảo hiểm cho các rủi ro tai nạn, bệnh tật; các loại BHNT cung cấp các đảm bảo bổ sung cùng nhau chăm sóc tốt hơn cho người dân Việt Nam. Theo thống kê tại Việt Nam chỉ có khoảng hơn 10% tham gia bảo hiểm, như vậy đây là mảnh đất tiềm năng cho các loại hình bảo hiểm Bảng 5: các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam từ 2005-2007 và dự kiến 2008 2005 2006 2007 2008 (dự kiến) GDP (tỷ $) 53 57 71,5 8,5-9% Dân số (triệu người) 84,2 81,4 85,2 86,3 Thu nhập bình quân ($) 638 720 835 960 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 8,4 6,6 12,63 - (Nguồn: báo cáo kinh tế hàng năm của Chính phủ) 2.2.1. BHCN phi nhân thọ. Ở Việt Nam các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác được thực hiện từ lâu khi Bảo Việt được thành lập và đi vào hoạt động nhưng BHCN phi nhân thọ chỉ được thực hiện từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước như bảo hiểm học sinh (1986), bảo hiểm tai nạn lao động (1987), bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm tai nạn học sinh (1991), trợ cấp nằm viện phẫu thuật(1992)… Từ 1993 sau Nghị định 100CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm cho phép thành lập các công ty bảo hiểm khác nhau ở nhiều thành phần kinh tế thì thị trường có bước phát triển đột phá, thị trường phát triển sôi động với nhiều công ty bảo hiểm, nhiều sản phẩm bảo hiểm ra đời đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của con người. Một loạt các công ty bảo hiểm ra đời như Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PVI… Theo xu hướng chung của các nước đang phát triển, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thường lớn hơn thị trường BHNT và ở Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ các công ty bảo hiểm Việt Nam vẫn chiếm ưu thế (gần 90% doanh số toàn thị trường). Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi vì Việt Nam đã ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) cũng như gia nhập WTO, theo lộ trình đã cam kết thì đầu tiên ngày 10/12/2006 Việt Nam đã dỡ bỏ 4 rào cản về sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, tài sản bảo hiểm bắt buộc, khu vực kinh tế nhà nước và dân cư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện. Ngày 01/10/2007 khi mà BTA được 6 năm và 01/01/2008 theo cam kết khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng mở cửa hoàn toàn để đón các công ty Hoa kỳ và nhiều quốc gia khác cạnh tranh lành mạnh trên cùng một sân chơi Cùng với các công ty bảo hiểm nước ngoài thì nhiều công ty bảo hiểm trong nước được thành lập mới như Bảo hiểm Quân đội, Bảo Nông (trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn)…và nhiều công ty được thành lập trong tương lai gần sẽ khiến thị trường sẽ rất sôi động. Nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khai thác vì đây là nghiệp vụ không những tạo doanh thu ổn định hàng năm cho doanh nghiệp mà qua nó công ty có thể quảng bá cho hình ảnh công ty vì đối tượng bảo hiểm là con người và nó mang tính nhân đạo nhân văn cao cả. Bằng cách làm tốt nghiệp vụ này sẽ là cách tốt nhất làm khách hàng nhớ đến hình ảnh của doanh nghiệp. Doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ qua một số năm toàn thị trường là: Bảng 6: Tỷ trọng và tốc độ tăng của doanh thu BHCN phi nhân thọ so với doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ Năm 2004 2005 2006 2007 Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ (tỷ đồng) 4.800,665 5.485,946 6.357,930 8.359,994 Doanh thu BHCN phi nhân thọ(tỷ đồng) 726,688 837,671 964,165 1.203,157 Tỷ trọng doanh thu phí BHCN phi nhân thọ / doanh thu chung (%) 15,14 15,27 15,16 14,39 Tốc độ tăng trưởng BHCN phi nhân thọ (%) 23,21 15,28 14,47 24,79 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Trong thời gian tới theo dự báo sự cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt giữa các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước cũng như các công ty trong nước với nhau. Và người được hưởng lợi là khách hàng. 2.2.2. BHNT. Theo thống kê chỉ 10 quốc gia công nghiệp phát triển đã chiếm 80% thị phần BHNT toàn cầu, như thế ở các quốc gia phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng BHNT sẽ không được phát triển như bảo hiểm phi nhân thọ. Nhưng ở Việt Nam có một sự khác biệt, từ mốc 1996 khi Bảo Việt bán được hợp đồng BHNT đầu tiền sau đó thị trường có sự phát triển rất mạnh mẽ vào giai đoạn 2000 – 2003 nhưng đã chững lại từ 2004 đến nay. Trên thị trường hiện có 8 công ty BHNT, thị phần của các công ty bảo hiểm nước ngoài chiếm đa số (hơn 60% tỷ trọng), chỉ có Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp của Việt Nam có thể cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Thứ tự các công ty trên thị trường theo thị phần là Prudential, Bảo Việt Nhân thọ, Manulife, AIA, ACE, Prévoir… Nhiều ý kiến cho rằng thị trường BHNT đang ở giai đoạn khó khăn, nhưng nhìn một cách khách quan thì sau hơn 10 năm hoạt động, ngành BHNT đã có bước phát triển tốt. Các công ty trong và ngoài nước đều phát triển nhanh chóng với tốc độ khoảng 30%/năm trong giai đoạn 2000-2004, nhận thức của khách hàng về BHNT đã được cải thiện đáng kể, đây là khởi đầu hết sức thuận lợi của một ngành non trẻ vì 10 năm chưa phải là dài so với lịch sử hàng trăm năm phát triển của BHNT tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Hiện tổng doanh thu phí BHNT chỉ vào khoảng 2% GDP và chiếm 3,6% tiết kiệm dân chúng, tỷ lệ dân tham gia BHNT khá thấp khoảng 5%dân số, trong khi ở các nước phát triển 1/3 dân số tham gia và đóng góp vào GDP thường là 2 con số, như vậy Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, môi trường chính trị và xã hội ổn định thì tốc độ tăng trưởng có vẻ chững lại của BHNT không phải là đáng ngại cho sự phát triển. Cùng với sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm sẽ ngày được cải thiện, chế độ chăm sóc khách hàng được nâng cao…BHNT sẽ phát huy được lợi ích cao nhất với từng cá nhân và toàn xã hội. BHNT và BHCN phi nhân thọ là hai mảng khác nhau của BHCN nhưng nó có cùng đối tượng là con người nên trong quá trình phát triển sẽ ảnh hưởng đến nhau vì khi tham gia vào các đơn vị này thì nhu cầu và khả năng tài chính tham gia BHCN phi nhân thọ sẽ ít đi. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải chú ý trong phát triển các sản phẩm để thu hút khách hàng, làm cho họ sẵn sàng mở “hầu bao” của mình và không đắn đo trong lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm. 2.2.3. BHYT tự nguyện. BHYT tự nguyện được thực hiện từ 1993, chủ yếu là làm thí điểm với 325.869 người tham gia. Đến 1994 sau khi liên bộ Y tế - giáo dục & đào tạo ban hành thông tư 14 hướng dẫn BHYT học sinh thì việc triển khai được mở rộng hơn, đến 1998 đã có 3.688.706 người tham gia BHYT tự nguyện, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1995 đến 1998 là trên 10%, nhưng trong năm 1998-1999 tình hình có chững lại do bội chi quỹ khám chữa bệnh ở nhiều địa phương. Thời điểm này, quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là điều trị nội trú. Từ năm 2000, BHYT tự nguyện bắt đầu tăng trưởng trở lại nhờ nhờ quá trình điều chỉnh chính sách BHYT theo nghị định số 58, đặc biệt là sau khi liên bộ Tài chính – Y tế ban hành thông tư số 77 ngày 07/08/2003, số người tham gia BHYT tự nguyện năm 2003 đạt sấp sỉ 5,1 triệu người, số thu về quỹ trên 173 tỷ đồng. Điểm khác biệt nhất so với mô hình trước đó là chế độ BHYT tự nguyện được triển khai thống nhất trên toàn quốc, quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện gần giống như BHYT bắt buộc, việc chi trả gồm cả ngoại trú, nội trú và chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở. Ngày 01/07/2005, các khoản mục được BHYT chi trả mở rộng hơn với người lao động tự do, việc tham gia BHYT tự nguyện cũng được coi là một nguồn dự phòng cơ bản. Tính đến hết 2004 số người tham gia BHYT tự nguyện đạt hơn 6,4 triệu người. Năm 2006 do tình trạng bội chi quỹ nên đến ngày 30/03/2007 liên bộ Tài chính – Y tế ra thông tư 06 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện với các quy định như phải có 100% thành viên hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi xã phường thị trấn và 10% số học sinh, sinh viên trong danh sách số học sinh, sinh viên của trường tham gia…đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ dư luận đặc biệt là những người bệnh nghèo có thu nhập thấp, nên ngày 10/12/2007 liên bộ phải đưa ra thông tư 14 với những quy định mới trong BHYT tự nguyện theo đó mọi cá nhân đều có thể tham gia loại hình bảo hiểm này. Cùng với thủ tục mua rất đơn giản và cách thức mở như trên dự kiến trong 2008 số người tham gia sẽ đạt khoảng 2,8 triệu người gấp đôi 2007, nếu tính cả số dân ở dạng cận nghèo thì số người tham gia loại hình này sẽ đạt khoảng 13 triệu người với số thu khoảng 2.200 tỷ đồng. Và ước tính trong 2008 nhà nước sẽ phải bù lỗ khoảng 800 tỷ đồng cho 1 triệu người tham gia BHYT tự nguyện. Như vậy trong 2008 và những năm tiếp theo đây sẽ là loại hình sẽ thu hút khá nhiều người tham gia, mặc dù mục đích là khác so với BHTM những nó sẽ ảnh hưởng một phần đến doanh thu của các công ty bảo hiểm vì cơ chế thực hiện là khá giống so với BHCN phi nhân thọ, đặc biệt ở đối tượng là học sinh – sinh viên, những người thu nhập thấp, thủ tục và yêu cầu với đối tượng bảo hiểm cực kỳ đơn giản…các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phải tính đến loại hình này khi đề ra chiến lược kinh doanh hay phát triển sản phẩm của mình. 2.3. Thực trạng khai thác bảo hiểm con người tại PJICO. 2.3.1. Các sản phẩm bảo hiểm con người đang triển khai tại công ty. Cuộc sống và nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, phong phú và luôn thay đổi theo xu hướng ngày càng cao nên đòi hỏi công ty bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng luôn phải đổi mới, phát triển sản phẩm. Hơn nữa trong khi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và chu kỳ sống của sản phẩm bảo hiểm không phải là dài nên đa dạng hóa và phát triển sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay tại PJICO ngiệp vụ BHCN đang triển khai các sản phẩm là: BHCN kết hợp. Nhóm sản phẩm bảo hiểm tai nạn. + Bảo hiểm tai nạn thông thường. + Bảo hiểm tai nạn con người trên 10.000 USD + Bảo hiểm tai nạn thuyền viên. + Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện. + Bảo hiểm tai nạn người lao động ở nước ngoài. Bảo hiểm sinh mạng. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật. Nhóm bảo hiểm học sinh và giáo viên. + Bảo hiểm học sinh. + Bảo hiểm giáo viên. + Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh. Nhóm bảo hiểm du lịch. + Bảo hiểm người Việt Nam du lịch trong nước. + Bảo hiểm người nước ngoài du lịch tại Việt Nam. + Bảo hiểm người Việt Nam du lịch tại nước ngoài. + Bảo hiểm du lịch nước ngoài ngắn hạn. + Bảo hiểm y tế cho chủ thẻ tín dụng. + Bảo hiểm bảo an công chức. Nhóm bảo hiểm tai nạn hành khách. + Bảo hiểm tai nạn hành khách đường sắt. + Bảo hiểm tai nạn hành khách đường sông. + Bảo hiểm tai nạn hành khách đường không. + Bảo hiểm tai nạn hành khách đường bộ. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động. Nhóm loại hình bảo hiểm khác. + Bảo hiểm sinh mạng người vay tín chấp. + Bảo hiểm tai nạn lao động ngành xây dựng. + Bảo hiểm con người kết hợp mức trách nhiệm cao. 2.3.2. Công tác khai thác. Được đánh giá là khâu đầu tiên và quan trọng nhất, vì chỉ khi bán được sản phẩm thì các công ty bảo hiểm mới có thể tồn tại và tiếp tục hoạt động. Vào đầu kỳ phòng chức năng sẽ lập kế hoạch khai thác và phân bổ trực tiếp cho các đại lý cũng như các hỗ trợ cần thiết, các đại lý sẽ xây dựng các biện pháp, sau đó thực hiện các biện pháp triển khai và cuối cùng là đánh giá các kết quả đã làm được Việc khai thác bảo hiểm được PJICO quan tâm nhất trong kinh doanh bảo hiểm gốc và được thống nhất thực hiện, quy trình khai thác BHCN được công ty quy định trong ISO về BHCN và được phổ biến đầy đủ đến toàn bộ nhân viên và đại lý Sơ đồ 2: quy trình khai thác Nhận đề nghị bảo hiểm Thu thập, phân tích thông tin khách hàng, điều tra rủi ro Xem xét, phân cấp Chào phí bảo hiểm Từ chối Khách hàng Theo dõi đàm phám với khách chưa đồng ý khách hàng đồng ý Tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo hiểm Mô tả sơ đồ: Nhận đề nghị bảo hiểm: KTV tiếp xúc với khách hàng, cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm cho khách hàng, sau đó nhận đề nghị bảo hiểm của khách hàng với nhiều hình thức khác nhau, thông tin về yêu cầu bảo hiểm của khách hàng bao gồm tên khách hàng, ngành nghề lao động, số tiền bảo hiểm, số lượng người tham gia dự kiến…Các thông tin trên được khai thác viên (KTV) ghi vào sổ nhật ký khai thác và giấy yêu cầu bảo hiểm. KTV sẽ sửa đổi bổ sung các thông tin khi cần thiết và khuyến cáo khách hàng hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ không có giá trị nếu khách hàng kê khai các thông tin không trung thực trên giấy yêu cầu bảo hiểm và giấy yêu cầu sửa đổi bổ sung Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến khách hàng và điều tra rủi ro: KTV phân tích, tìm hiểu các thông tin liên quan để xác định khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Đây là bước quan trọng để hạn chế thấp nhất rủi ro cho chính công ty bảo hiểm. Xem xét phân cấp: trên cơ sở kết quả phân tích các thông tin liên quan và phiếu điều tra rủi ro, KTV hoặc lãnh đạo đơn vị đánh giá quy mô và mức độ phức tạp của dịch vụ, đối chiếu với quy định phân cấp để tiến hành các bước tiếp theo. Nếu thuộc thẩm quyền của trưởng phòng BHCN thì Tổng Giám đốc ủy quyền để giải quyết các hồ sơ về mặt kĩ thuật như xem xét phí bảo hiểm, thu xếp tái bảo hiểm…nếu vượt thẩm quyền của trưởng phòng sẽ lấy ý kiến của các phòng liên quan và trình lãnh đạo quyết định. Chào phí bảo hiểm: nếu khách hàng yêu cầu chào phí, KTV nghiên cứu các quy tắc bảo hiểm liên quan và chào phí theo quy định Theo dõi đàm phán với khách hàng: KYV sẽ xem xét để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu không thể đáp ứng sẽ tiến hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do, nếu đáp ứng được KTV sẽ tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm. Tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức: khi khách hàng chấp thuận, KTV đề nghị khách hàng hoàn chỉnh thông tin của người được bảo hiểm, tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó làm các thủ tục cần thiết để cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo dõi thực hiện hợp đồng: sau khi đã phát hành và chuyển giao hợp đồng, KTV tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng như thu phí, quản lý hồ sơ khai thác, nộp hợp đồng bảo hiểm gốc cho phòng kế toán hạch toán phát sinh, thông báo tái, báo cáo thống kê hàng năm… Biểu 2: doanh thu phí BHCN của PJICO qua các năm Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn:Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Doanh thu về nghiệp vụ BHCN tăng qua từng năm, những năm từ trước 2001 doanh thu phí tăng rất chậm, sau đó tốc độ tăng đã nhanh hơn đạt khoảng 20%/năm đã khẳng định vị trí của PJICO và đưa công ty đứng thứ 3 trên thị trường BHCN sau Bảo Việt và Bảo Minh PJICO đang triển khai 8 nhóm sản phẩm BHCN và doanh thu cụ thể như sau: Bảng 7: Doanh thu của các sản phẩm BHCN của PJICO từ 2003-2007 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng DT phí BHCN 33.761 50.551 59.850 66.957 78.292 BH học sinh – giáo viên 17.796 27.636 35.597 37.874 39.124 BHCN kết hợp 7.443 9.683 11.143 12.031 16.583 BH tai nạn 5.096 9.021 9.322 11.340 13.515 BH sinh mạng 322 563 694 1.558 2.015 BH trợ cấp phẫu thuật và nằm viện 452 48 86 79 118 BH tai nạn hành khách 364 523 175 224 452 BH trách nhiệm bồi thường cho người lao động 926 1.603 1.185 959 1.923 BH du lịch 568 748 841 1.345 2.531 BHCN khác 794 726 807 1.547 2.031 (Nguồn: Phòng BHCN – Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Qua bảng trên có thể thấy bảo hiểm học sinh – giáo viên luôn là sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cho BHCN tại PJICO với hơn 50%, tiếp theo là BHCN kết hợp chiếm khoảng 20% doanh thu, bảo hiểm tai nạn khoảng 16%...các sản phẩm có xu hướng đều tăng, riêng bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật là giảm đột ngột sau 2003 vì năm đó sản phẩm này công ty bị thua nỗ lớn nên các năm sau việc xét nhận bảo hiểm hạn chế và khá cẩn thận khiến doanh thu giảm mạnh, sau tăng chậm. Nhìn vào bảng ta cũng có thể thấy tốc độ tăng của bảo hiểm học sinh đang giảm xuống, còn các sản phẩm như bảo hiểm du lịch và các bảo hiểm cho các ngành đặc thù trong nhóm bảo hiểm khác đang có xu hướng tăng, điều này phù hợp với thực tế vì dự báo trong vài năm tiếp bảo hiểm học sinh đã bão hòa và bảo hiểm du lịch hay bảo hiểm cho nhóm nghề đặc thù tăng vì đời sống ngày càng cao và phát triển mọi người có điều kiện đi công tác du lịch nhiều hơn, cuộc sống và lao động được quan tâm hơn để thu hút giữ chân nhưng người lao động giỏi 2.3.3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Bảo hiểm là sản phẩm không có tính mong đợi, mặc dù người bán và người mua thực hiện trao đổi nhưng họ đều không muốn tiêu dùng đến sản phẩm này. Để có được mong muốn như vậy thì cả hai bên, đặc biệt là công ty bảo hiểm phải chủ động trong kiểm soát tổn thất, hoạt động kiểm soát tổn thất bao gồm 2 yếu tố là đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng tổn thất là những hoạt động được thực hiện nhằm hạ thấp tần suất của tổn thất, còn hạn chế tổn thất là các biện pháp nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra. Do tính chất riêng mà trong nghiệp vụ BHCN công tác đề phòng hạn chế tổn thất sẽ khác so với bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm. Ở PJICO công tác này được thực hiện triệt để từ khâu khai thác, các KTV luôn nhắc nhở khách hàng của mình nguyên tắc quan trọng của bảo hiểm là “trung thực tuyệt đối”, cùng với đó là các bước tiếp theo quan trọng như: + Yêu cầu giấy khám sức khỏe khi tham gia bảo hiểm của các cơ sở y tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật + Với các khách hàng có số tiền bảo hiểm lớn, sẽ có chế độ đặc biệt hơn là được kiểm tra các thông số về sức khỏe tại các cơ sở y tế mà công ty đăng ký. + Xác minh lại thông tin của khách hàng: Các khai thác viên sẽ phân tích và tư vấn cho khách hàng một kế hoạch nhằm làm hạn chế những kết quả không như mong muốn, sau đó giúp đỡ và tư vấn để họ có thể thực hiện kế hoạch đó Cùng với đó hàng năm công ty luôn dành ra một khoản chi để tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, đại lý trên cả nước nhằm tăng khả năng nắm bắt thông tin, phân tích rủi ro…để có thể giảm thiểu rủi ro cho công ty ngay từ bước khai thác và sau đó là lập ra chương trình quản lý rủi ro để khách hàng có thể thực hiện dễ dàng Bảng 8: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHCN tại PJICO 2003 2004 2005 2006 2007 DT phí (triệu) 33.761 50.551 59.850 66.957 78.292 Chi ĐP- HCTT (triệu) 617,83 1.026.19 903,74 924,01 876,87 STBT trong kỳ (triệu) 19.065 25.426 37.043 41.987 56.162 Tỷ lệ chi ĐP-HCTT/DT (%) 1,86 2,03 1,51 1,38 1,12 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Như vậy khoản kinh phí hàng năm của PJICO dùng để chi cho đề phòng hạn chế tổn thất cho BHCN chiếm khoảng gần 1,5% doanh thu, tuy nhiên về tương đối có xu hướng giảm theo từng năm, đây cũng là một trong các lý do khiến tỷ lệ bồi thường của BHCN khá cao. Mặc dù với BHCN việc này không cấp thiết như bảo hiểm tài sản hay trách nhiệm nhưng cũng rất cần thiết, nếu không tỷ lệ bồi thường sẽ còn diễn biến phức tạp ở PJICO trong thời gian tiếp theo 2.3.4. Công tác giám định & bồi thường. Theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đóng cho công ty bảo hiểm một khoản phí, đổi lại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Để được chi trả bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm tiến hành khiếu nại đòi chi trả đối với PJICO, văn bản khiếu nại là giấy yêu cầu đòi chi trả. Công ty luôn xác định giải quyết khiếu nại một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, hợp lý…đó là biểu hiện cụ thể trách nhiệm của PJICO với khách hàng. Để đạt được mục đích này tức là phải xác định chính xác số tiền chi trả và đầu tiên là việc giám định tổn thất, như vậy giải quyết khiếu nại chính là hai khâu rất quan trọng là giám định tổn thất và giải quyết chi trả. Giám định: đây là công việc của các chuyên gia giám định, các chuyên gia này có thể là nhân viên của các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc được thuê tại các đơn vị giám định độc lập. Nhưng dù thế nào cũng phải thỏa mãn các yêu cầu là ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực; đề xuất được các biện pháp bảo đảm và phòng ngừa thiệt hại kịp thời đúng quyền hạn; các thông tin về chi tiết sự kiện đã xảy ra cũng như các vấn đề liên quan là tự nguyện và kịp thời. Đồng thời thứ tự các bước cần làm là chuẩn bị giám định, tiến hành giám định, lập biên bản giám định Do BHCN là loại bảo hiểm liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người nên việc giám định thường gắn với các cơ sở y tế Bồi thường: khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong các nghiệp vụ nói chung và BHCN nói riêng thì khách hàng thường gặp các “cú sốc” lớn về tinh thần, bị tai nạn thương tật hoặc xấu nhất là tử vong. Lúc này là lúc công ty bảo hiểm thể hiện năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân văn qua cách xử sự với nạn nhân. Nếu làm tốt công tác này thì đây là cách tốt nhất để tạo một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp bảo hiểm. Nhận thức được điều này, nhất là trong BHCN PJICO đã thực hiện công tác bồi thường rất nhanh chóng và kịp thời mang lại niềm tin cho khách hàng Việc giám định nghiệp vụ BHCN ở PJICO chủ yếu do các bệnh viện thực hiện. Bệnh viện ở đây là các cơ sở y tế hợp pháp được nhà nước công nhận đủ khả năng khám chữa bệnh phát thuốc, PJICO hiện đang ký kết việc khám chữa bệnh cho khách hàng của mình tại một số bệnh viện, họ sẽ tiến hành các thủ tục khám chữa trước khi nhận bảo hiểm với các khách hàng có STBH lớn và sau khi rủi ro xảy ra với các khách hàng nên sẽ có sự bảo đảm nhất định. Tại các bệnh viện, khách hàng của PJICO khi gặp rủi ro sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và các giấy tờ liên quan sẽ là cơ sở để PJICO thực hiện chi trả bảo hiểm. Với các bệnh viện độc lập với PJICO, công ty sẽ có các biện pháp kiểm tra phù hợp để tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm do sự cấu kết giữa người được bảo hiểm và các y, bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh Còn chi trả của nghiệp vụ BHCN do các cán bộ PJICO thực hiện, cũng được tiến hành theo một quy trình rõ ràng và đồng bộ, thống nhất trong bộ ISO BHCN chuẩn và được các cán bộ nhân viên thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ Sơ đồ 3: quy trình bồi thường Nhận hồ sơ Xác nhận điều kiện bảo hiểm Trình bồi thường và phân cấp bồi thường Xác minh bổ sung (nếu có) Từ chối Thanh toán tiền bảo hiểm Ngoài phạm vi Thuộc phạm vi Lưu hồ sơ, thống kê bồi thường Lập hồ sơ đòi bồi thường tái bảo hiểm Mô tả: Nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường: KTV/bồi thường viên (BTV) trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, tiến hành kiểm tra ngay theo quy tắc bảo hiểm và yêu cầu bổ sung nếu thiếu, hồ sơ này gồm giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, các chứng từ điều trị, biên bản tai nạn có xác nhận của các bên liên quan,… Xác nhận điều kiện bảo hiểm: KTV/BTV sẽ có trách nhiệm kiểm tra hợp đồng bảo hiểm và các thông liên quan như thời hạn bảo hiểm, ngày nộp phí…sau đó thông báo tổn thất cho phòng Giám định – bồi thường trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận được thông báo Xác minh bổ sung: nếu người nhận hồ sơ ban đầu là KTV thì BTV kiểm tra hồ sơ, nếu các tài liệu chưa đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu KTV thu thập, xác minh hoặc trình lãnh đạo phương án xác minh độc lập, sau đó tiến hành giao nhận theo quy định Trình và duyệt bồi thường: BTV tính toán xét bồi thường và giấy thông báo giải quyết bồi thường có trình lãnh đạo phê duyệt, trường hợp từ chối bồi thường lãnh đạo cũng phải ký công văn do BTV soạn trả lời khách hàng nêu rõ lý do từ chối Trả tiền bảo hiểm: kế toán hoặc KTV có trách nhiệm trả tiền trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật và chế độ quản lý hiện hành của công ty. Lưu hồ sơ, thống kê bồi thường: từng hồ sơ bồi thường được sắp xếp theo thứ tự danh mục giao nhận hồ sơ và được chuyển cho cán bộ thống kê, lưu trữ để thực hiện thống kê các số liệu theo quy định Trong thực tế thực hiện, các bộ phận giám định – bồi thường của công ty đã thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, hạn chế thấp nhất các sai sót. Nhưng do đây là kết quả của nhiều bước trước đó nên kết quả bồi thường diễn ra phức tạp. Bảng 9: tình hình bồi thường nghiệp vụ BHCN tại PJICO từ 2003-2007 2003 2004 2005 2006 2007 DT phí toàn công ty (triệu đồng) 335.643 597.884 726.520 667.627 880.682 DT phí BHCN (triệu đồng) 33.761 50.551 59.850 66.957 78.292 STBT toàn công ty (triệu đồng) 131.378 281.310 366.022 323.290 328.948 STBT BHCN (triệu đồng) 19.065 25.426 37.043 41.987 56.162 Tỷ lệ bồi thường toàn công ty (%) 39,14 47,05 50,38 48,42 37,35 Tỷ lệ bồi thường BHCN (%) 56,47 50,30 61,89 62,70 71,73 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) PJICO trong vài năm trở lại đây luôn đứng trong tốp đầu các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ lệ bồi thường cao, trong một số nghiệp vụ trong đó có BHCN tỷ lệ bồi thường luôn trên 50%, điều này là rất đáng lo. BHCN có đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên việc giám định hầu như dựa vào kết luận của các cơ sở y tế, khi mà các hoạt động này chưa được giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì việc trục lợi bảo hiểm BHCN như khai tăng chủng loại, số lượng, giá cả thuốc điều trị là phổ biến, hơn nữa các chi phí y tế và điều trị ngày càng tăng. Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ BHCN luôn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung toàn công ty, đặc biệt 2007 là gần gấp đôi. Công ty cần có kế hoạch phối kết hợp với các đơn vị chức năng để kiểm tra phát hiện kịp thời những sai sót nhằm giảm thiểu chi phí cho PJICO và không ảnh hưởng đến các khách hàng chân chính 2.3.5. Đánh giá kết quả khai thác. 2.3.5.1. Những kết quả đã đạt được. PJICO thực hiện khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm khác từ khi thành lập nhưng BHCN được bắt đầu khai thác từ 1997, qua hơn 10 năm khai thác nghiệp vụ này đã có đóng góp nhất định vào sự thành công chung của công. Hiện nay nghiệp vụ BHCN đang được coi là một trong những nghiệp vụ trọng yếu của công ty trong giai đoạn này, nhưng kết quả chưa được như kế hoạch Bảng 10: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2003 – 2007) Đơn vị: triệu đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Kinh doanh BH gốc 329.380 598.884 726.520 667.136 880.682 BH Vận chuyển hànghoá 76.267 75.830 90.518 82.568 83.522 BH Tàu thuyền 61.324 67.369 85.742 84.581 101.476 BH Xe cơ giới 131.325 286.828 343.830 285.736 490.508 BH Con người 33.761 50.551 59.850 66.957 78.292 BH Cháy và tài sản 21.329 46.337 65.991 68.983 74.976 BH Xây dựng lắp đặt 78.568 70.347 78.686 74.429 46.556 BH khác 927 1.622 2.261 3.882 5.352 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Qua bảng trên có thể thấy, doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ BHCN trong tổng doanh thu phí toàn công ty luôn chiến khoảng 9- 10%. Phí thu được qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2003 phí thu là 33.761 triệu đồng thì năm 2004 đã tăng thành 50.551 triệu (tăng 49,73%), đến 2005._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12136.doc