Giải pháp ổn định kinh tế cho người sau cai nghiện

Lời nói đầu Ma tuý và công tác cai nghiện ma tuý đang là vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước thì hiện tượng ma tuý ở Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh. Vì vậy, công tac cai nghiện ma tuý và giải quyết việc làm cho người nghiện là hết sức cần thiết. Thực hiện công tác này làm cho người nghiện trước hết ổn định chính cuộc sống của họ, giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng và xã hội . Tạo cho họ sự độc lập tron

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp ổn định kinh tế cho người sau cai nghiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh tế tránh bị lôi kéo bởi những đối tượng xấu. Đồng thời, đây cũng là biện pháp nhằm giảm đói nghèo cho toàn xã hội. Chính vì thế mà em chọn đề án nghiên cứu có tên là: Giải pháp ổn định kinh tế cho người sau cai nghiện. Em xin chân thành cảm ơn cố giáo TS Vũ Hoàng Ngân người đã giúp em thực hiện tốt đề tài này. Người viết Đoàn Mạnh Dũng Phần I Cơ sở lý luận 1. Các khái niệm liên quan Để thực hiện bài viết này đồng thời để hiểu thêm những mới quan hệ, ta cần biết những khái niệm cụ thể về thất nghiệp, ma tuý, việc làm. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thế tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành, còn những người thất nghiệp là những người trang độ tuổi lao động, có khả năng lao động không có việc làm và có nhu cầu làm việc và tìm việc làm. Việc làm là những hoạt đông có ích mang lại lợi nhuận cho bản thân người thực hiện công việc đó. Đồng thời, những hành động đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. ở nước ta hiện nay, hầu hết những người nghiện ma tuý trước đó là thất nghiệp hoặc không đủ việc làm. Giữa thất nghiệp và nghiện ma tuý luôn có mối quan hệ xác định . Thông thường, n gười nghiện ma tuý sẽ không đảm bảo yếu tố mức khóc và sự minh mẫn để thực hiện công việc được giao. Dẫn đến việc người lao động hạ sinh thaí, đuổi việc. Từ đó, dẫn đến đời sống của người lao động không ổn định gây nên tâm lý bất ổn trong cuộc sống của họ. Làm cho họ dễ dàng sa ngã hơn vào con đường nghiện ma tuý. Ma tuý không chỉ tác động vào mặt xã hội , mà ngay cả khía cạnh tình cảm thì người nghiện thường bị xã hội xa lánh. Điều đó, cũng tác động làm cho họ không thể dễ dàng cai nghiện khi họ muốn, cũng như khó thể nào hoà nhập được. 2. Các quy định cụ thể của Nhà nước về vấn đề cai nghiện Ma tuý. Nhà nước ta luôn mong muốn và tạo cơ hội cho người nghiện ma tuý có thể quay lại lao động có ích cho bản thân và xã hội và điều độ được cụ thể trong điều 25 và điều 26 của bộ luật về phòng chống ma tuý nói rõ. Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý, chế độ cai nghiện tập trung hoặc chế độ cai nghiện tại gia đình đối với cá nhân. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ các h oạt động cai nghiện ma tuý. Điều 25 đồng thời, các cơ quan, tổ chức địa phương có trách nhiệm hỗ trợ kiển tra giám sát hoạt động cai nghiện ma tuý tại địa phương- điều 27. Đây là mối quan tâm của Nhà nước đối với người nghiện nhằm giúp họ có thể nhanh chóng quay trở lại vơí cuộc sống thông thường. Để họ có sự trợ giúp về điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội đi hoà nhập với cộng đồng như điều 32 quy đinh. Để cụ thể hoá hơn nữa, Quyết định 150/200 - TTg Bộ lao động thương binh xã hội với các bộ ngành. Để thực hiện công tác phòng chống và cai nghiện ma tuý.Qua đó, bộ lao động phối hợp với các cán bộ đưa những cá nhân lập hồ sơ đưa đi các trại cai nghiên, đồng thời xác nhận cho từng địa phương từng địa bàn quản lý. Kiểm tra, giám sát thông qua các công việc của y tế. Đồng thời, có sự vận động các phong trào khuyến khích cá nhân cai nghiện đông thời bài trừ tệ nạn ma tuý trong toàn xã hội. Các hoạt động trên đều phải được thực hiện chung, thống nhất từ các cấp chỉ đạo. 3. Tại sao phải thực hiện công tác cai nghiện và việc làm ổn định sau cai nghiện. Thực hiện công tác cai nghiện nhằm tránh tình trạng mất ổn định dó có quá nhiều người nghiện. Theo báo cáo con số được thống kê năm 2001 số người cai nghiện là 92.576 (người)tăng 2,5% là 3242 đối tượng so với năm 2000. Đây là các số thống kê, còn thực tế số người nghiện dự đoán là rất lớn. Vì thế việc làm giảm người nghiện thông qua cai nghiện không chỉ mang ý nghĩa số học. Mà thông qua đó sẽ giúp cho việc tuyên truyền phòng chống việc mua bán,tàng trữ ma tuý hiệu quả hơn. Tránh tình trạng số vụ án ma tuý tăng nhanh, riêng tháng 10/2001 xử lý 1199 vụ bắt 1700 đối tượng,trong đó chiếm 90% đối tượng nghiện ma tuý. Vì thế, người nghiện dễ dàng trở thành đối tượng phạm tội ma tuý hơn. Không kể việc người nghiện dễ dàng lây nhiễm những tên nạn xã hội khác. Trong số người nghiện có 502 người là đối tượng nữ đồng thời hầu hết trong số họ là gái bán dâm. Vì thế công tác cai nghiện có ý nghĩa và quan trọng trong việc quản lý tệ nạn người nghiện ma tuý trong cộng đồng. Thực hiện tốt công tác ổn định cho người nghiện sau khi cai sẽ tránh được tình trạng tái nghiện của bệnh nhân. Sau khi cai nghiện , nếu được tạo công việc ổn định đồng thời có được thu nhập đảm bảo sẽ làm giảm được tình trạng tái nghiện. Hiện nay công tác thực hiện đang đạt được những thành công xác định. Nếu như trước đây, năm 1999 tỷ lệ tái nghiện là 87%thì tới năm 2000, trung bình là 60%, tuy nhiên đây chỉ là những con số thống kê được tính với số đã thực hiện cai nghiện tại các trường giáo dưỡng và trung tâm cai nghiện. Thực hiẹn tốt công tác ôn định sau cai nghiện sẽ tạo điều kiện cho xã hội đẩy mạnh phong trào phòng chống ma tuý. Đây là các tệ nạn đồng thời làm giảm bớt số vụ án ma tuý. Do người nghiện gây ra. Thông thường đối tượng ma tuý dễ dàng tham gia vào vụ án ma tuý do họ có mối quan hệ từ trường , đồng thời do họ chính là người nghiện ma tuý. Giảm được vụ án ma tuý, tránh được lượng ma tuý trong xã hội.Tránh sự gia tăng nhanh chóng của người nghiện trong xã hội . Phần II Thực trạng người cai nghiện ở Việt Nam 1. Một số người nghiện ma tuý và công tác cai nghiên. a, Số lượng người nghiện ma tuý có thể thống kê nằm tại các trại cai nghiện và trại giam là 110655, trong số nghiện ma tuý trong trại cai nghiện là 92576 người chiếm 83,6% lượng người nghiện ma tuý. Theo số báo cáo tăng tổng hợp của 21/61tỉnh thành phố đã triển khai điều tra thì hầu hết số ngươì nghiện trong khu vực đều tăng, nổi trội nhất là khu vực Duyên Hải miền trung tăng 11,4%, khu vực đồng bằng Nam Bộ tăng 5,8%. Và đặc biệt là các khu vực thành phố trọng điểm, đêù tăng nhanh như Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7%. Theo thống kê thì số lượng người ở thành phố lớn chiếm tới 38,955 người chiếm 42% cả nước. Đặc biệt là đối tượng nghiện hút trong 35737 đối tượng có đến 63% dưới 30 tuổi, trong đó dưới 18 tuổi chiếm 4%, tức là 1430 người, trong đó 54% nghiện Heroin, đây là dạng ma tuý dễ gây nghiện và thông dụng nhất trên thị trường Qua điều tra cho thây, tình hình nghiện ma tuý còn xâm nhập vào các tàng lớp cán bộ công nhân viên có địa vị trong xã hội như ngành giao thông vận tải có đến 6000 người nghiện hiện tượng trên cũng tồn tại trong các ngành khác nhau, như Hải quan, Thuế... Bên cạnh đó, thành phần đối tượng cai nghiện tại các cơ sở chữa bện khó phức tạp đa số nghiện ma tuý lâu năm, dẫn đến khi cai nghiện thường chống đối cán bộ, gây mất ổn định trật tự trong trại. Đồng thời số đối tượng nghiện ma tuý hay tệ nạn xã hội kép tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn như: Trung tâm Giáo dục dạy nghề phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh có 38% (265/701) giá mại dâm. Tỷ lệ trước cai nghiện ma tuý không ngừng tăng cao, theo thống kê có nước có đến 4799 (em) nghiện ma tuý, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 59% (2817). Đây là thực trạng đáng báo động, vì trẻ em dễ dàng bị lây nhiễm những tệ nạn xấu bởi nay các em được tiếp cận với những mặt trái cuả xã hội mà không có sự giám sát, chỉ bảo chặt chẽ từ phía phụ huynh. Đồng thời qua điều tra số lượng học sinh sinh viên tăng nhanh, nếu như năm 1998 số lượng là: 1601 thì năm 99 là 2492 người lượng tăng tuyệt đối là 891 người, tăng 56% so với năm 1999. Đồng thời hầu hết số học sinh, sinh viên này đều sống tại thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM. Chính vì thế mà công tác cai nghiện trước hết cần phải được quan tâm chính tại những thành phố, đô thị lớn của cả nước. b. Công tác cai nghiện và phục hồi: Theo số liệu báo cáo năm 2000, các địa phương tiếp nhận cai nghiện cho 28126 lượt người, tăng 3,8% so với năm ngoái. Trong đó lượt cai tại trung tâm chiếm 17836 lượt chiếm 63,4%, 10290 lượt được cai tại cộng đồng. Chúng ta chỉ quan tâm đến những đối tượng được cai tại trung tâm, bởi tại đây đối tượng vừa được tiến hành cai nghiện đồng thời vừa được hướng dẫn và dạy nghề nhằm ổn định cuộc sống sau khi cai nghiện. Theo thống kê, trong năm 2000 có 4133 đối tượng được dạy nghề và tạo việc làm chiếm 23% số đối tượng được cai tại trung tâm. Theo thống kê tại 2 trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có đến 13839 lượt được cai nghiện chiếm 42,3%. Đây là thực trạng đáng báo động về số lượng nghiện ma tuý tại các thành phố lớn của cả nước. Trong quá trình thực hiện công tác cai nghiện nhiều địa phương đã triển khai thông tư liên tịch Bộ lao động thương binh xã hội - y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện theo nghị định 20/CP, nhằm đa dạng hoá các loại hình cai nghiện, tăng cường huấn luyện cho cán bộ cai nghiện tại trung tâm và cộng đồng, áp dụng phương pháp cai nghiện mới của tổ chức DAYTOP đem lại hiệu quả rõ rệt. Đồng thời, các trung tâm thực hiện tổ chức sản xuất có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu nhằm tăng đời sống từ 84000/1tháng lên đến 120.000 cho các đối tượng cai nghiện. Sau 7 năm triển khai phục hồi cai nghiện đã xuất hiện nhiều mô hình, kinh nghiệm cai nghiện có hiệu qủa tại các địa phương trên toàn quốc. Việc phản ứng hình thức cai nghiện 3 giai đoạn: cai tất cả tại cộng đồng, tập trung giáo dục tại công trường từ 6 - 12 tháng, quản lý sau cai tại cộng đồng 2 năm đã đem lại hiệu quả cụ thể cho địa phương đó. Đó là biện pháp đáng để học và áp dụng cho nhiều địa phương khác. Trang trại tập trung cai nghiện để các đối tượng tập trung dạy nghề nhằm nâng cao đời sống cho họ trong trại cải tạo. Đồng thời giúp họ hiểu và tử bỏ ma tuý cũng như giúp họ có cuộc sống ổn định trong tương lai. Hầu hết, hiện nay tại các trung tâm các nghề thường được dạy như sau: Đối với những đối tượng là năm giới thì thường công việc mang tính chất chân tay nhiều như: Mộc, hồ... những công việc cho dù đem lại thu nhập không cao như đủ đảm bảo đem lại cuộc sống cho những có ý trí quyết tâm muốn từ bỏ ma tuý để hoà nhập với cộng đồng. Đây là những nghề nhằm giúp họ ổn định trước khi có những công việc tốt hơn trong cuộc sống. Đối với đối tượng cai nghiện là nữ giới, thì những ngành nghề họ được dạy là: May công nghiệp , làm vườn... Những công vịêc đó đòi hỏi sự khéo léo và lòng kiên trì đối với họ. Đây cũng là những bước khởi đầu cho họ tại hoà nhập với cộng đồng. Việc lựa chọn ngành để dạy và hướng dẫn cho các đối tượng cai nghiện không chỉ mang ý nghĩa tinh tế mà còn mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, giúp họ có lòng tin và nghị lực để đấu tranh đấy là đẩy lùi ma tuý. Trong chính các con người họ giúp họ tự tin khi quay trở lại cuộc sống của xã hội. 2. Những thành công đạt được và mối quan hệ của việc dạy nghề vào nhu cầu sử dụng của xây dựng. a. Những thành công đạt được: So với năm 1999 chất lượng cai nghiện phục hồi ở nhiều địa phương có nhiều triển biến rõ rệt, tỷ lệ tái nghiện ở nhiều địa phương đạt tới mức thấp (50%), thậm trí nhiều nơi như Cao Bằng đạt 20%. Đây là bước tiến quan trọng nên chúng ta biết rằng năm 1998 tỷ lệ tái nghiện của cả nước là 72%, nhiều nơi tái nghiện 100%. Rõ ràng, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ cụ thể của Nhà nước tạo điều kiện cho các cá nhân có có hội để làm việc tránh tình trạng tái nghiện. Trong năm 2000 số lượng đối tượng được đào tạo nghề là 4133 đối tượng. Đây là lượng lao động giản đơn, việc tạo cho họ có cơ hội không chỉ nhằm giúp cho họ mà còn giúp đỡ cho toàn xã hội. Chúng ta đã áp dụng đào tạo nghề nhưng hầu hết chúng không phù hợp yêu cầu của toàn xã hội. Bên cạnh những thành công thì những khó khăn cũng xuất hiện, những khó khăn đã tồn tại từ nhiều năm trước chưa được giải quyết triệt để tiếp tục gây khó khăn cho các công tác cai nghiện phục hồi như: cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, kinh phí cai nghiện của địa phương cân đối chỉ đáp ứng 20 -30% theo kế hoạch. Đặc biệt, các tỉnh nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn kinh phí bị chia cắt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện - Nghị định 20/CP chưa sử, tình trạng mua bán tổ chức sử dụng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ ngành tuy có đạt hiệu quả nhưng còn thiết chặt chẽ. Trong năm qua tình hình diễn biến ma tuý tuy hết sức phức tạp khó khăn nhưng với sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đã đạt được những thành công lớn. Đã hạn chế số đối tượng nghiện ma tuý mới phát sinh, nhất là số đối tượng nghiện học sinh, sinh viên. Có 33 tỉnh thành phố tổ chức đạt trên 20 số lượng đối tượng có danh sách quản lý. Cai nghiện toàn quốc vượt 0,72% chỉ tiêu, mục tiêu tại quyết định 150/2000/CD - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đã làm giảm tác hại kinh tế cho các gia đình và xã hội. Nếu ước tính mỗi ngày trung bình người nghiện trên 20.000 thì toàn quốc mỗi ngày tiêu hết 565.000, tổ chức cai nghiện cho 28126 đối tượng tiết kiệm cho Nhà nước gần 10 tỷ đồng. Đồng thời góp phần làm giảm tội phạm giảm đối tượng gây rối trật tự xã hội. Theo thống kê báo cáo các địa phương 50 - 60% đối tượng nghiện có tiền án, tiền sự, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng cai nghiện ma tuý là 35,5% với số lượng 22.109 đối tượng được cai. Việc tiến hành điều trị bệnh cho các đối tượng trên là rất khó khăn. Việc tiến hành cai nghiện làm giảm tỷ lệ phạm tội và số vụ phạm tội trong xã hội. Tại Hà Nội trong 6 tháng tập trung cai nghiện những vụ án giảm còn 28% so với trước khi tập trung cai nghiện. b. Mối quan hệ giữa dạy nghề và việc sử dụng lao động của toàn xã hội. Những đối tượng trong trung tâm cai nghiện được hướng dẫn và sử dụng những ngành nghề mang tính chất giản đơn. Vì vậy, khi ra thị trường lao động, những ngành nghề của họ ít được chấp nhận. Vì thế dẫn tới hiện tượng thất nghiệp của những người sau cai nghiện đanglà thực trạng rất đáng qua tâm của toàn xã hội. Trong trại cai nghiện, các đối tượng được học ngành mộc, nhưng những ngày này nếu đem sử dụng tại thành thị đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao hoặc phải được thành lập theo tổ, đội. Nhưng các đối tượng trên đều không thể đạt được điều đó. Do nhiều nguyên nhân, khách quan là do thời gian họ được dạy quá ngắn từ 6 - 12 tháng, chỉ giúp họ biết qua được chứ không thể giúp họ có trình độ được. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là ban đầu các đối tượng sau cai nghiện không có những mối quan hệ tốt sau khi cai nghiện. Đối với nghề may, do trang bị của các trung tâm qúa cũ, những kiến thức của các đối tượng cai nghiện không phù hợp. Đồng thời, nhà sử dụng không thể tốn thời gian và tiền bạc để thực hiện quá trình đào tạo lại đối với đối tượng trên. Bên cạnh đó, thì hiện tượng đối tượng cai nghiện còn thất nghiệp là do tâm lý lo sợ của các nhà tuyển dụng khi sử dụng lực lượng lao động như trên. Họ lo sợ việc tái nghiện sẽ gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp của họ cũng như những mối quan hệ trong kinh doanh. Do chưa có được đầu ra cho các loại đối tượng tên, giúp cho họ tránh được tâm lý chán nản khi không có việc làm dễ dẫn đến tái nghiện. Giải quyết việc làmcho đối tượng cai nghiện đã, đang và sẽ là vấn đề rất đáng quan tâm không chỉ đối với cá nhân từng đối tượng mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Và đây cũng là lý do chính mà em đi tìm hiểu và đưa ra những giải pháp sau: Phần III Những giải pháp khắc phục 1. Cơ sở hành động. a. Cơ sở hành động chung Tất cả những cá nhân sau khi cai nghiện và được hướng dẫn cho những ngành nghề riêng biệt. Họ muốn hướng dẫn cho những ngành nghề riêng biệt. Họ được sử dụng ng lĩnh vực trong nhữ đã được đào tạo. Nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và cho gia đình của họ. Đây chính là nhu cầu tất yếu của con người, là nhu cầu mong muốn được xã hội chấp nhận họ. Giúp đỡ cho họ hoà nhập trình độ chuyên môn nhưng sau khi cai lại cộng đồng nhanh chóng. Những đối tượng nghiện ma tuý trước kia có thể họ có tr nghiện họ không còn cơ hội được sử dụng đúng ngành nghề. Vì thế, họ cần có thời gian để hôi phục hay hoà nhập với công việc mới. Chỉ có việc làm và làm việc trong môi trường lành mạnh mới có thể giúp họ tránh xa được ma tuý, tránh tình trạng nghiện lại. Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường, tạo tiến đi cho họ hoà nhập lại cộng đồng cần phải có sự giúp đỡ từ phía Hà Nội. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thế nhanh chóng hoà đồng cùng xã hội. Đồng thời, từ phía gia đình và cá nhân trong xã hội cần có những cái nhìn khác về họ. Tránh tình trạng mặc cảm, tự tin của bản thân đối tượng cai nghiện dẫn đến thất bại trong công việc. b. Cơ sở hành động riêng. Đối với những đối tượng sống tại nông thôn. Do cuộc sống tại nông thôn luôn tồn tại những tư tưởng thành kiến nặng nề. Vì thế, việc đối tượng dễ mắc phải trạng thái thiếu tự tin là rất dễ dàng. Cùng với nó là việc thiếu tin tưởng của mọi người xung quanh. Đồng thời, việc sử dụng những ngành đã học ở trung tâm gặp phải những khó khăn như: không có tổ đội, không có người bảo lãnh. Do việc thành lập tổ đội là nét truyền thống đối với việc, ngành nghề như nề, mộc tại nông thôn. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế và phát triển ở nông thôn chưa cao, không thể huy động được lượng vốn để thành lập hay tổ chức đội cho riêng mình. Tất cả điều đó dễ dấn tới tình trạng thất nghiệp cho lại đối tượng này. Đối với đối tượng sống tại thành phố thị trấn. Do nhu cầu sử dụng lao động tại thành thị đòi hỏi chuyên môn và tay nghề cao hơ mà những điều này thì đối tượng cai nghiện chắc chắn không có. Đồng thời, những ngàng nghề họ được đào tạo không thể sử dụng được tại thành thị. Đây là việc đào tạo bất cập cho các đối tượng cai nghiện. Đào tạo cho họ nghề nhưng không biết họ sẽ sử dụng nó khi nào và ở đâu. Chỉ khi người sử dụng chấp nhận họ thì việc đào tạo nghề cho các đối tượng này mới được coi là thành công. Bên cạnh đó, do sống ở môi trường thành thị, những đối tượng cai nghiện phải đấu tranh với những thói quen xấu ở mọi lúc, mọi nơi. Họ cần phải có bản lĩnh và ý chí cao cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của người thân. Hiện nay, tại thành thị tệ nạn ma tuý phát triển rộng rãi, riêng thành phố Hà Nội thống kê được 60 tụ điểm cần xử lý, ngoài ra còn nhiều tụ điểm mang tính thất thường. Với tâm lý chán nản do thất nghiệp thì những đối tượng cai nghiện dễ dàng bị cán dỗ bởi ma tuý. c. Đặc điểm tâm lý của đối tượng sau cai nghiện. Đối tượng sau cai nghiện luôn chịu sức ép to lớn từ chính bản thân họ tạo ra, tạo nên khoảng cách giữa họ và xã hội. Đây là cảm giác tự tin của người nghiện, họ cảm thấy mình có lỗi. Chính điều đó đẩy họ ra xa cộng đồng và xã hội. Để làm giảm cảm giác này, lấy lại tự tin cho họ thì các cá nhân và toàn xã hội cần phải có những chính sách, việc làm nhằm giúp họ hoà nhập. Đặc biệt, là người thân, hàng xóm tránh dùng hành động, lời lẽ gợi lại trong họ những quá khứ mà họ muốn quên. Do tâm lý còn e dè của người sử dụng khi tiến hành thuê lao động. Điều này tạo nên cảm giác không đáng tin đối với người nghiện. Dẫu biết việc sử dụng đối tượng sau cai nghiện đối với nhà sử dụng là sự mạo hiểm. Nhưng cũng phải thấy rằng họ là người lao động, khát khao lao động và muốn tự khẳng định mình với mọi người và toàn xã hội. Để tạo niềm tin lẫn nhau đòi hỏi cả 2 phía cùng phải có thời gian cho sự hợp tác chung và thống nhất. Do nếp sống ảnh hưởng đến tư tưởng và hành động của người lao động là đối tượng cai nghiện ma tuý. Do những thói quen trước đây mà những hành động của người nghiện sau khi cai tác động đến công việc. Cảm giác bị trói buộc khi phải làm việc sẽ bị lấn áp bởi sự động viên từ phía gia đình và việc chấp nhận thành quả lao động của xã hội. Người được cai nghiện ma tuý chỉ có thể trở thành người lao động chân chính khi họ có được sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của toàn xã hội. 2. Các giải pháp. a. Cơ sở sản xuất có sự bảo trợ của công an, của các tổ chức lao động - xã hội địa phương. Những cơ sở này được thành lập theo những ngành nghề mà họ được học tại các trung tâm cai nghiện. Sau đó họ được trả về địa phương và những người này sẽ tập hợp theo nghề mà họ được học. Làm được điều này cần có sự thống nhất trong việc dạy nghề tại các trung tâm cai nghiện. Sau đó, việc thành lập các tổ đội trên sẽ được thành lập bởi những cán bộ của ngành lao động - xã hội địa phương. Cùng với sự giám sát của công an địa phương sẽ tạo nên tính ổn định của tập thể, của đội. Việc có sự bảo trợ của phòng sở lao động, thương binh xã hội và công an địa phương bước đầu tạo được niềm tin cho người sử dụng lao động. Từ đó, họ có thể tiến hành thuê tập thể hay từng cá nhân của tổ đội. Việc tiến hành thành lập đó không chỉ đảm bảo thu nhập trước mắt cho từng cá nhân mà còn để thiết lập thói quen trước khi đưa họ về với cuộc sống cộng đồng và gia đình. Đồng thời, đây cũng là cách giúp cho các đối tượng học tập thêm về tay nghề thông qua việc làm của những người thạo việc. Tạo cơ hội cho họ có khả năng tự đứng vững trong tương lai. Để làm được theo phương án này đòi hỏi địa phương cần có những cá nhân tích cực, thực sự muốn giúp đỡ những đối tượng cai nghiện hoàn lương. Những người sẵn sàng giúp đỡ và chỉ dạy trực tiếp cho họ, giúp họ hiểu biết thêm về công việc từ đó nâng cao được tay nghề, những nghề mộc, nề không chỉ đòi hỏi sức khoẻmà cần có sự nhẫn lại, kiên trì. Vì thế, người dạy họ cần phải có lòng nhiệt tình rất cao. Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng. Không có họ tập thể không thể phát triển đi lên được. Cùng với các thành viên tích cực thì sự phối hợp chặt chẽ giữa công an địa phương và các cán bộ ngành lao động là rất quan trọng. Điều này giúp duy trì sự tồn tại của tập thể. Giúp cá nhân sống trong một tập thể ổn định đoàn kết và có mục tieu hoạt động rõ ràng. Tránh tình trạng đi sai lệch gây hiệu quả xấu cho các đối tượng sau cai nghiện. Việc định hướng đúng hướng đi sẽ giúp cho việc tái hoà nhập cộng đồng của cá nhân được nhanh chóng. b. Xây dựng những hợp tác xã phục vụ như: vận chuyển hàng hoá, bốc xếp tại khu chợ ga... Những hợp tác xã này đều đặt sự giám sát và lãnh đạo của công an phường và chính quyền địa phương. Đây là phương án hiệu quả nhất cho đối tượng cai nghiện không có trình độ hoặc trình độ nghề thấp nhất có thể tham gia lao động. Việc thành lập nhữnghợp tác xã loại này đòi hỏi chính quyền địa phương và công an địa phương có những biện pháp giám sát chặt chẽ đối với từng đối tượng. Đặc biệt giám sát chặt chẽ không chỉ nhằm quản lý đối tượng mà còn nhằm tạo lập uy tín của hợ tác xã đối với khách hàng. Công việc của những hợp tác xã loại này phải có sự tín nhiệm cao giữa chủ hàng và cơ sở. Điều này chỉ có được khi có sự bảo lãnh của các tổ chức chính quyền địa phương. Việc lập nên hợp tác xã dịch vụ đòi hỏi phải có vốn và địa điểm xây dựng cơ sở. Hầu hết những điều đó đều trông mong từ sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Bởi lẽ hầu hết những người nghiện đều thuộc dạng đói nghèo vì thế việc huy động nguồn vốn từ họ là rất khó khăn. Chỉ giải quyết vấn đề này nếu như có sự giúp sức từ các tổ chức từ thiện giúp đỡ họ. Niềm tin của các doanh nghiệp, của ngân hàng cùng sự đảm bảo của phòng lao động xã hội địa phương mới có thể giúp họ được. Thực tế, để thành lập cơ sở vận chuyển bốc xếp cần tối thiểu 25 triệu để mua trang bị vận chuyển cho 20 người. Nếu giải quyết được vấn đề này, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của các ban ngành giúp đỡ thì tạo điều kiện giải quyết luông lén việc làm cho các đối tượng. c. Xây dựng cơ sở dịch vụ mang tính tư nhân, tập trung một số người cùng cảnh làm các nghề như: sửa xe, rửa xe... Những nghề này đòi hỏi các đối tượng cần có ý chí quyết tâm cao và sự giúp đỡ của các cán bộ công an địa phương. Nhằm an ủi và giúp đỡ họ về mặt tinh thần tránh được tâm lý chán nản, dễ bị kích động bởi những đối tượng xấu trong xã hội. Làm những công việc loại này, đòi hỏi đối tượng không chỉ có lòng quyết tâm mà cần có sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình. Tin tưởng và cung cấp cho họ địa điểm và phương tiện cho họ có thể thực hiện được công việc này. Đây là giải pháp mà nhiều đối tượng lựa chọn và đã phần nào thành công qua thực tế. Để làm được một trong những giải pháp trên cần phải thực hiện tốt những yêu cầu chung. 3. Những yêu cầu chung. a. Từ phía chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các tập thể sản xuất cho các đối tượng sau cai nghiện trong các giải pháp trên. Việc có sự giám sát của cấp chính quyền địa phương tạo được lòng tin bước đầu của cơ sở sản xuất với khách hàng. Thu ngắn khoảng cách giữa nhà sử dụng và các đối tượng lao động kể trên. Sự giám sát của chính quyền làm tăng tính ổn định của tổ chức, tạo dựng được niềm tin cho các đối tượng tham gia tạo niềm vui, hứng thú cho các đối tượng tham gia, và sự tham gia lãnh đạo của các cán bộ sẽ làm công tác quản lý được chính xác rõ ràng tạo được niềm tin đối với các tổ chức cho vay vốn nhằm giúp đỡ cũng như hợp tác trong công việc. Với sự lãnh đạo nhiệt tình và hết sức nghiêm minh sẽ giúp cho các cơ sở đó phát triển. b. Xác lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền địa phương - gia đình các đối tượng. Tạo lập mối quan hệ trên vững chắc sẽ giúp cho việc quản lý và nắm bắt thông tin về các đối tượng được nhanh chóng và chính xác. Hiểu rõ được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các cá nhân sẽ giúp cho việc thực hiện quản lý và điều chỉnh quản lý từ chính quyền là tốt nhất. Đồng thời, thông qua mối quan hệ này, chính quyền cũng truyền đạt được tư tưởng đến từng gia đình. Giúp cho họ hiểu rõ mục đích và mong muốn của xã hội đối với người thân của họ. Tránh tình trạng một số cá nhân cho rằng đây là hình thức bắt ép lao động gây mất lòng tin đối với các đối tượng tham gia lao động. c. Từ phía bản thân đối tượng sau cai nghiện Với các cá nhân họ cần có sự ỗ lực từ chính bản thân họ. Bởi chính điều đó tạo động lực cho họ thực hiện tốt những công việc mà họ đảm nhận. Chỉ khi nào mà họ hoàn thành tốt công việc thì mọi được chấp nhận. Sự nỗ lực đó không chỉ tính bằng ngày mà cần có khoảng thời gian dài, đủ để cho mọi người hiểu họ và chấp nhân. Để có được sự nỗ lực đó thì nguồn an ủi lớn lao sẽ là từ phía người thân của họ. Những người luôn mong muốn họ có được cuộc sống ổn định và hạnh phúc. Người luôn đứng bên họ, giúp cho họ có đủ nghị lực để vượt qua các khó khăn đó. Kết luận Xây dựng một xã hội công bằng văn minh mọi hạnh phúc là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước t a. chính vì vậy, giải quyết ổn định kinh tế cho đối tượng sau. Cai nghiện là mục tiêu chung của toàn xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ làm ổn định và giảm bớt tệ nạ ma còn tạo thêm được 1 lực lượng ld có ích cho toàn xã hội. Đê làm được điều này, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước mình mà còn là trách nhiệm của chính bản thân họ những người nghiện ma tuý. Những người đã từng mắc sai lầm và họ mong muốn được sửa lại những sai lầm đó, chính chúng ta, hãy tạo cơ hội cho họ, giúp họ quay lại với chính mình không chỉ thưc hiện bằng lời nói, mà hành động. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hiểm hoạ ma tuý tốt sẽ làm giám đốc số lượng người mới mắc nghiện. Làm tốt những điều đó sẽ làm cho xã hội ta đất nước ta ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Tài liệu tham khảo - Giáo trình kinh tế lao động - PGS.PTS Nguyễn Phan Đức Thành & PTS Mai Quốc Chánh - Giáo trình phân tích lao động xã hội - TS Trần Xuân Cầu. - Báo cáo tổng kết tình hình công tác 2000 - C17/ Bộ CA - Báo cáo tổng kết năm 2000 - Văn phòng phòng chống ma tuý, - Tạp chía lao động và xã hội - 171 - 173 mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Cơ sở lý luận 2 1. Các khái niệm liên quan 2 2. Các quy định cụ thể của Nhà nước về vấn đề cai nghiện Ma tuý. 2 3. Tại sao phải thực hiện công tác cai nghiện và việc làm ổn định sau cai nghiện. 3 Phần II: Thực trạng người cai nghiện ở Việt Nam 5 1. Một số người nghiện ma tuý và công tác cai nghiên. 5 2. Những thành công đạt được và mối quan hệ của việc dạy nghề vào nhu cầu sử dụng của xây dựng .8 Phần III: Những giải pháp khắc phục 11 1. Cơ sở hành động. 11 2. Các giải pháp. 13 3. Những yêu cầu chung. 13 Kết luận 17 Tài liệu tham khảo. 18 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29532.doc