Phần mở đầu
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài
ý nghĩa lý luận
Ngày nay hoạt dộng xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt dộng thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt dộng xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, chuyể đổi kinh tế đất nước đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hiện nay, hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, nội dun
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy Xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty XNK với Lào (Vilexim), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngày càng phong phú. Hoạt động này không dừng lại ở những hành vi mua bán đơn lẻ mà, mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong vằ bên ngoài nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm vừa qua cả về kim ngạch và cơ cấu cũng như thị trường, song còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Phân tích hoạt động kinh doanh hàng hoá xuất khẩu nông sản thời gian gần đây có thể rút ra được những kết luận làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp.
ý nghĩa thực tiễn
Đối với Việt nam, ngày nay hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .Thực tiễn cho thấy kể từ khi Việt nam tiến hành mở cửa nền kinh tế,đặc biệt là với chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp gần đây, đã có những tác động hết sức tích cực đến mọi mặt của hoạt dộng xuất khẩu nước ta. Trong đó phải kể đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản-một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam có thể kết luận rằng: lĩnh vực nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nhìn lại quá trình phát triển trong nông nghiệp và trong hoạt động xuất khẩu nông sản qua hơn 10 năm đổi mới, tuy đạt được nhiều thành công, song chúng ta phải thừa nhận rằng: bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn chế trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã có những quan tâm đầu tư nhất định, nhưng những tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản vẫn chưa được phát huy. Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chưa có những kế hoạch dài hạn mang tính chất chiến lược cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh taị công ty xuất nhập khẩu với Lào(VILEXIM), tôi nhận thấy mặt hàng xuất khẩu nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp này, trong những nqua khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu mặt hàng này khá cao.Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định của mình, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩumặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM) để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận chung đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM.
- Qua phân tích đánh giá ở các phần trên, đề tài sẽ đưa ra một số giả pháphục vụà kiến nghị nhắm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM ).
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các số liệu từ năm 1997 đến năm 2002.
4. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài được chia làm ba chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM
Em xin cám ơn sâu sắc đối với thầy giáo Nguyễn Thừa Lộc và thầy Nguyễn Anh Tuấn cũng như Giám đốc công ty xuất nhập khẩu với Lào-Nguyễn Khánh Kiền cùng các bác, các anh, chị trong phòng xuất nhập khẩu IVđã tận tình chỉ bảo em trong thời gian thực tập tại công ty.
Mặc dù đã rất cố gắn nhưng đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đống góp ý kiến của các cô giáo, thầygiáo cùng bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 22 tháng 4 Năm 2003
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phi Đoàn
Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Khái niệm và vai trò của hoạt động
xuất khẩu
1. Một số lý thuyết về thương mại Quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Trao đổi hàng hoá, dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Thương mại quốc tế có tính sống còn vì một lý do cơ bản là ngoại thương sẽ cho phép mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể sản xuất trong nước.
Tiền đề để xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày càng tăng thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng .
Đã có nhiều quan điểm khác nhau về thương mại quốc tế của các trường phái và các nhà kinh tế thế giơí.
Theo chủ nghĩa trọng thương: Mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng thì phải tăng khối lượng tiền tệ, bằng cách tăng cường buôn bán với nước ngoài. Lý thuyết này còn cho rằng lợi nhuận thu được là kết quả của sư3j trao đổi không ngang giá và lừa gạt giữa các quốc gia. Do vậy chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương mại quốc tế chỉ có lợi cho một bên và gây ra thiệt hại cho bên kia. Nói cách khác, quốc gia nào xuất khẩu nhiều thì có lợi, còn nhập khẩu nhiều thì có hại. Do đó cá nhà kinh tế theo trường phái này cho rằng chính phủ các nước nên tạo điều kiện trợ giúp cho hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thông quaviệc điều chỉnh buôn bán, hoặc có thể tăng cường nhập khẩu nêu như qua đó đẩy mạnh được xuất khẩu, cán cân thương mại vẫn nghiêng về phía xuất khẩu.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam – Smith: Theo ông thì thương mại quốc tế giữa các nước với nhau phải dựa trên lợi thế tuyệt đối của từng nước làm cơ sở. Mỗi nước có lợi thế khác nhau nên sản xuất ra những sản phẩm khác nhau và đem trao đổi cho nhau thì các bên đều có lợi.
Thương mại quốc tế còn bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các nước, nên mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà mình có điều kiện sản xuất để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác từ nước ngoài là một việc rất có lợi.
Quy luật lợi thế tương đối của David – Ricardo: Năm 1817, Ricardo đã chứng minh rằng chuyên môn hoá quốc tế sẽ có lợi cho một nước và ông gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh.
Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất,coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối( hay co hiệu quả ản xuất sop sánh cao nhất ) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các laọi sản phẩm, thì các quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các lọai hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất các loại hàng mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chung bất lợi nhất.
Nguồn gốc của thương mại quốc tế còn do sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hộicủa hàng hoá tạo ra.
Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các mặt hàng mà người ta phải từ bỏ để làm ra thêm một đơn vị mặt hàng nào đó.
Chi hpí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm racác mặt hàng khác nhau. Sợ chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết định phương thức thương mại quốc tế. Phương thức đó được minh hoạ bằng quy luật lợi thế tương đối.
Nhà kinh tế Thuỵ Điển Heckscher – Ohlin đã phát triển quy luật lợi thế trên dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật,đó là việc tính toán các yếu tố đầu vào để xác định sản phẩm đầu ra có giá thành hạ nhất.Nừu những nước có ưu thế về nguồn lực như lao động, đất đai, tài nguyên thì những sản phẩm chuyên môn hoá sử dụng ưu thế này sẽ có giá thành rẻ, do đó họ kinh doanh sẽ có hiệu quả.
Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có buôn bán. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống hệt nhau, buôn bán vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích.
Có thể nói, nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời của nền sản xuất TBCN mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất đóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước.
2. Khái niệm, vai trò của hoạt động xuất khẩu.
2.1. Khái niệm
Xuất khẩu là việc buôn bán hàng hoá, dịch vụ với một một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tề đối với một quốc gia hay đối với cả hai.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương, nó đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là việc mua bán trao đổi hàng hóa trong nước. Khi trao đổi vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, các nước đều nhận được lợi ích nhiều hơn, họ bắt đầu quan tâm và mở rộng hoạt động này.
Xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến hàng hóa sản xuất; từ máy móc thiết bị cho đến các thiết bị công nghệ kỹ thuật cao; từ hàng hóa hữu hình cho đến hàng hóa vô hình. Hoạt động này diễn ra trong phạm vị rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian.
Mỗi quốc gia có những thế mạnh riêng, bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế. Vì vậy, để có thể khai thác được lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau. Thực tế cho thấy nếu quốc gia nào thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế thì sẽ không bao giờ có cơ hội để vươn lên, củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân.
2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Vai trò đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu hàng hoá nhằm mục đích liên kết những người sản xuất nước này với người tiêu dùng nước khácthể hiện qua các điểm sau:
- Thông qua hoạt dộng xuất khẩu, các quốc gia có điều kiện xích lại gần nhau hơn.
- Thông qua hoạt dộng xuất khẩu các quốc gia có cơ hội trao đổi thành tựu khoa học, phương thức quản lý, công nghệ sản xuất,…
- Thông qua hoạt dộng xuất khẩu góp phần tạo nên sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia,tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế.
- Kích thích khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia.
Vai trò của xuất khẩu đối với mỗi quốc gia
- Xất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu .
Sự tăng trưởng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào bốn yếu tố là: Vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ 4 yếu tố này đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển. Để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các quốc gia có thể sư dụng các nguồn như:
+ Nguồn thu từ hoạt dộng xuất khẩu
+ Nguồn đầu tư nước ngoài.
+ Nguồn vay nợ, viện trợ
+ Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch
Thực tiễn cho thấy việc huy động vốn thông qua kêu gọi đầu tư và thông qua vay nợ hay bằng con đường viện trợ đrất khó khăn đối với các nước đang phát triển. Thêm vào đó là các ràng buộc về chính trị ...Chính vì thế nguồn vốn cho nhập khẩu quan trọng nhất mà các quốc gia này nên và có thể tạo ra là thông qua hoạt động xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế quốc gia.
Lý thuyết về lợi thế so sánh của Đavid-Ricardo cho đến nay vẫn còn đúng cho các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia đang phát triển, thậm chí vẫn còn đúng đối với các nước phát triển trong các lĩnh vực xuất khẩu công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, xuất khẩu vốn,…Các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia đang phát triển có thể phát huy được lợi thế của minh trong các hoạ động xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, các mặt hàng có lợi thế về tài nguyên. Ngày nay các quốc gia này đang có xu hướng khai thác thêm các lợi thế trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Tuy nhiên xuất khẩu sản phẩm ở dạng thô hoặc qua sơ chế ở các nước này vẫn là hoạt động thu nhiều ngoại tệ hơn cả. Các quốc gia này hầu hết đều tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế nhất.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngoại
+ Một khi mặt hàng xuất khẩu nào đó phát triển tì ngay lập tức nó kéo theo các ngành sản xuất phụ trợ cho ngành hành đó cùng phát triển theo. Do vậy cơ cấu sản xuất vì đó mà thay đổi theo. Ví dụ: Khi hoạt động xuất khẩu hàng nông sản phát triển thì nó kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất khác như: Ngành sản xuất phân đạm, ngành vận tải, ngành sản xuất các hoá chất bảo vệ thực vật, ngành chế tạo máy nông nghiệp… Hoặc như ngành dệt phát triển thì các ngành nghề khác như: nghề trồng đay, nghề nuôi tằm, nghề trồng bông…cũng phát triển theo. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngoại có thể được nhìn nhận theo hướng sau:
+ xuất khẩu các sản phẩm của quốc gia cho nước ngoài.
+ Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước khác cần làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng ngoại, thúc đẩy sản xuất phát triển .
+ Thông qua xuất khẩu hàng hóa của quốc gia sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá, chất lượng…đòi hỏi quốc gia phải tổ chức lại sản xuất, luôn luôn đổi mới công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
- Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.
Hằng năm cùng với sự phát triển nhanh của các ngành hàng xuất khẩu là sự tăng lên về số lượng người lao động tham gia trong lĩnh vực này. Hoạt động xuất khẩu đã và đang thu hút nhiều người lao động nhất
- Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
Để đánh giá uy tín của một quốc gia người ta thường dựa trên 4 yếu tố đó là: GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Hoạt động xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho quốc gia, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán. Cao hơn nữa xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia là cơ sở cho việc đảm bảo về thanh toán cho đối tác trong trao đổi, mua bán. Từ đó làm tăng uy tín trong kinnh doanh. Mặt khác qua xuất khẩu, hàng hoá của quốc gia sẽ đi vào thị trường thế giới, khuếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ nước ngoài. Xuất khẩu mở rộng thêm các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinh tế của quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại có thể thấy như: Quan hệ tín dụng, quan hệ đầu tư, vận tải quốc tế …đến lượt nó các quan hệ này lại tạo tiền đề cho xuất khẩu hàng hoá phát triển.
* Vai xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tanh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hoá trên thị trường thế giới. Chính vì yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị…để tự hoàn thiện mình.
Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, nhà quản lý có thể tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các đối tác.
Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp.
3. Một số hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Xuất khẩu là những hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả đột biến, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu đỏi hỏi phải tuân thủ luật lệ quốc gia và Quốc tế, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho đơn vị. Với việc đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhằm phân tán rủi ro, doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn các hình thức xuất khẩu khác nhau. Hiện nay việc xuất khẩu có một số hình thức sau:
3.1 Xuất khẩu trực tiếp (hay xuất khẩu tự doanh): Là hình thức doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu của nhà nước, trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm không qua các đơn vị trung gian. Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương, tổ chức sản xuất giao hàng và thanh toán tiền hàng.
Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc, đàm phán với khách hàng. Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ sản phẩm của mình làm ra nên có quyết định nhanh chóng, chính xác về giá cả, thời hạn giao hàng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn lớn và rủi ro cao.
3.2 Xuất khẩu ủy thác: Là hình thức các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp nên phải nhờ các doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ. Ưu điểm của hình thức này là người đứng ra xuất khẩu chịu rủi ro thấp và trách nhiệm ít, phù hợp với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường xuất khẩu .
3.3 Xuất khẩu gia công: Là hình thức doanh nghiệp trực tiếp hoặc ủy thác cho Công ty ngoại thương nhập toàn bộ nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm sau đó trả lại thành phẩm cho nước ngoài và nhận thù lao. Trong phương thức này mỗi bên đều có thể là bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức này là là không phải bỏ vốn kinh doanh, đạt hiệu quả kinh tế chắc chắn, rủi ro ít, thanh toán đảm bảo. Nhưng đòi hỏi phải làm nhiều thủ tục nhập và xuất, đội ngũ cán bộ xuất khẩu phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Lợi nhuận của phương thức xuất khẩu này không cao.
3.4 Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là phương thức kinh doanh trong đó xuất khẩu được kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương, mục đích của xuất khẩu không phải là để thu ngoại tệ mà để thu hàng hóa. Nhưng hàng hóa thu về thường là những hàng hóa trong nước không sản xuất dược hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghhiệp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3.5 Xuất khẩu theo Nghị định thư: Là hình thức xuất khẩu hàng hóa được ký kết theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu đãi như khả năng thanh toán nhanh, chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện kế hoạch của mình.
3.6 Phương thức tạm nhập để tái xuất: Là hình thức xuất trở lại nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu. Hàng hóa đi từ nước tái xuất sang đến nước nhập khẩu mà không qua chế biến. Tiền hàng được nước tái xuất thu của nước nhập khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu.
3.7 Xuất khẩu thông qua hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm là thị trường hoạt động định kỳ được tổ chức vào một thời điểm nhất định. Tại đó người xuất khẩu có thể trưng bày hàng hóa và các thành tựu về kinh tế, kỹ thuật, khoa học... nhằm mục đích quảng cáo mở rộng khả năng tiêu thụ. Từ đó, các chủ thể kinh doanh có thể tiếp xúc, giao dịch với nhau và ký hợp đồng mua bán.
3.8 Xuất khẩu theo phương thức đấu giá Quốc tế: Là hình thức bán hàng xuất khẩu đặc biệt được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định, tại đó sau khi xem xét hàng hóa những người mua được tự do trả giá. Cuối cùng hàng hóa sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Trên thực tế những hàng được đem đấu giá thường là những mặt hàng có tiêu chuẩn như: hoa quả, hương liệu...
3.9 Xuất khẩu theo phương thức đấu thầu Quốc tế: Là phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó người nhập khẩu công bố trước về điều kiện mua hàng và người xuất khẩu báo giá mình muốn bán. Người nhập khẩu sẽ chọn hàng của người xuất khẩu nào bán giá rẻ nhất và có các điều kiện phù hợp hơn cả. Người nhập khẩu là người thầu, người xuất khẩu là người dự thầu. Thủ tục đấu thầu gồm các bước: chuẩn bị thu nhập báo giá, khai mạc lựa chọn khách hàng và ký hợp đồng.
3.10 Xuất khẩu thông qua sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế cho nhau. Trước hết khách hàng ỷu nhiệm cán bộ và nộp tiền bảo đảm ban đầu cho khách hàng, khách hàng ký vào phần cuống cho người môi giới đồng thời giữ lại hợp đồng, đến hết hạn khách hàng trao lại hợp đồng cho người môi giới này thanh toán ở phòng thanh toán bù trừ.
ở trên là những phương thức xuất khẩu áp dụng hiện nay trên thị trường thế giới. ở nước ta hiện nay mới chỉ vận dụng các phương thức xuất khẩu đơn giản nhất như: xuất khẩu trực tiếp; xuất khẩu gia công; xuất khẩu theo nghị định thư; tạm nhập tái xuất ...
II. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Nghiên cứu thị trường để lựa chọn mặt hàng và đối tác.
Công tác nghiên cứu thị trường là quá trình timg kiếm thu thập, xử lý các thông tin có liên quan đến thị trường. Công tác này bao gồm: Tìm hiểu nhu cầu thị trường để nận biết mặt hàng có thể xuất khẩu; Nắm rõ những đặc điểm cơ bản của thị trường để lựa chọn thị trường; Lựa chọn khách hàng và đối tác.
Tìm hểu thị trường để nhận biết mặt hàng xuất khẩu.
Đây là bước đầu tiên cần thiết để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham gia vào thị trường Quốc tế thì cần xác định những mặt hàng mình sẽ kinh doanh.
Để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp phải dự đoán xu hướng biến động của thị trường, những cơ hội, thách thức mà mình sẽ gặp phải, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trong lựa chọn mặt hàng xuất khẩu thì việc nghiên cứu thị trường Quốc tế là quan trọng nhất. Thị trường Quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Số lượng và cơ cấu nhu cầu của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm sản của doanh nghiệp cũng như sự biến động của các yếu tố đó theo không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường Quốc tế của doanh nghiệp. Số lượng và cơ cấu nhu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu một cách chính xác và tỉ mỉ.
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn xuất khẩu các mặt hàng sau:
+ SWYG (Sell What You Got): xuất khẩu những mặt hàng mình sản xuất.
+ SWAB (Sell What people Actually Buy): xuất khẩu những mặt hàng mà thị trường cần.
+ GLOB (sell the same things GLOBally disregarding national frotiers) xuất khẩu những mặt hàng giống nhau ra thị trường thế giới không phân biệt sự khác nhau về văn hóa - xã hội, phong tục tập quán và biên giới quốc gia.
Ngày nay, xu hướng xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường cần và xuất khẩu những mặt hàng tương tự nhau sang tất cả các thị trường là phổ biến. Còn xuất khẩu những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất được chỉ ở một số lĩnh vực sản phẩm kỹ thuật cao, thiết bị toàn bộ, máy bay tàu vũ trụ.
Nắm vững những đặc điểm cơ bản của thị trường, lựa chọ thị trường phù hợp.
Mỗi quốc gia, khu vực thị trường đều có những nét riêng biệt,đặc thù về văn hoá, chính trị, kinh tế. Vì vậy nắm rõ các đặc điểm về hệ thống luật pháp, điều kiện chính trị, kinh tế các chính sách về thương mại, thu hút đầu tư, chính sách đối với hàng nhập khẩu, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường, giá cả, các sản phẩm cạnh tranh cùng loại, các sản phẩm thay thế… Tuy nhiên, doanh nghiệp thường không hoạt động trên toàn bộ thị trường đã được nghiên cứu mà chỉ hoạt động trên một hoặc một số đoạn thị trường đã được phân đoạn theo các tiêu thức khác nhau.
Để tiếp cận thị trường nước ngoài có thể áp dụng một trong hai phương thức sau:
- Tiếp cận thụ động: Là việc doanh nghiệp đáp ứng lại nhu cầu của thị trường nước ngoài không theo một kế hoạch định trước. Doanh nghiệp chỉ thực hiện các đơn đặt hàng khi được nhà nhập khẩu đề nghị. Cách tiếp cận này không mang tính hệ thống và định hướng rõ ràng, do đó làm cho hoạt động Marketing Quốc tế ít nhiều mang tính rời rạc.
- Tiếp cận chủ động: Là việc lựa chọn thị trường được thực hiện theo một kế hoạch dự kiến trước nhằm đảm bảo thâm nhập chắc chắn và lâu dài vào các thị trường mới. Trong trường hợp này, chi phí phải bỏ ra sẽ cao hơn nhưng doanh nghiệp sẽ bù đắp lại bằng lợi nhuận dài hạn.
Để mở rộng thị trường, có hai chiến lược khác nhau đó là chiến lược tập trung và chiến lược phân tán.( bảng 1).
Bảng 1 : Các chiến lược mở rộng hị trường
Chiến lựoc tập trung (Quốc tế hóa từng phần)
Chiến lược phân tán (Quốc tế hóa toàn cầu)
- Chỉ thâm nhập sâu vào một số ít thị trường nước ngoài .
- Mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng một lúc sang nhiều thị trường nước ngoài khác nhau. Khó xâm nhập sâu vào một thị trường.
- Dễ tập trung được các nguồn lực của doanh nghiệp, việc chuyên môn hóa sản xuất và tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạtđược ở mức độ cao.
- Hoạt động kinh doanh bị dàn trải, sản phẩm khó tiêu chuẩn hóa.
- Hoạt động quản lý trên các thị trường dược thực hiện dễ dàng.
- Hoạt động quản lý trên các thị trường phức tạp.
- Tính linh hoạt trong kinh doanh kém
- Tính linh hoạt trong kinh doanh cao.
- Rủi ro trong kinh doanh lớn
- Có thể hạn chế được rủi ro.
Lựa chọn thị trường xuất khẩu có thể tiến hành bằng hai phương pháp:
- Phương pháp mở rộng: Phương pháp này nghiên cứu sự tương đồng giữa các cơ cấu thị trường để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sang các khu vực thị trường có mức độ tương đồng cao nhất. Một khi đã tìm ra được những nhóm nước có đặc điểm tương tự nhau thì những thông tin về tiềm năng thị trường của một hay một số nước trong nhóm sẽ được sử dụng để đánh giá các nước khác.
- Phương pháp thu hẹp: Việc lựa chọn thị trường được bắt đầu từ tổng số các thị trường quốc gia hoặc liên kết khu vực hiện có. Phương pháp này được tiến hành một cách có hệ thống hơn và đảm bảo không bỏ sót các cơ hội thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.
Lựa chọn khách hàng và đối tác.
Việc lựa chọn bạn hàng phải tuân thủ nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thông thường, khi lựa chọn bạn hàng, các doanh nghiệp thường chú ý trước tiên đến mối quan hệ thuyền thống, các khách hàng có thói quen nhập khẩu lớn, ổn định và có khả năng bảo đảm tin cậy trong thanh toán, sau đó là những bạn hàng của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Các bạn hàng thường được phân theo khu vực thị trường, dựa vào sản phẩm và doanh nghiệp lựa chọn để buôn bán Quốc tế và các quốc gia đối tác ưu tiên. Chẳng hạn, bạn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu dày dép, dệt may của Việt nam là Liên minh Châu âu (EU), bạn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu là các nước thuộc Châu á...
2. Công tác giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
2.1 Giao dịch
Đây là bước khởi dầu quan trọng cho công tác đàm phán và ký kết hợp đồng sau này. Hiện nay trên thị trường đang thịnh hành nhiều phương thức giao dịch đa dạng, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật giao dịch riêng. Các doanh nghiệp thường căn cứ và mặt hàng xuất khẩu, đối tượng và thời gian giao dịch, năng lực của người giao dịch để tiến hành lựa chọn phương thức giao dịch cho phù hợp. Các phương thức gioa dịch cơ bản hiện nay bao gồm: Giao bdịch trực tiếp, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại sở giao dịch, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
2.2 Đàm phán
Đàm phán trong hoạt dộng xuất khẩu là quá trình trong đó diễn ra sự trao đổi giã doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài về điều kiện mua bán một lọai hàng hoá nào đó để đi đến thoả thuận, nhất trí của hai bên. Do hoạt động xuất khẩu có đặc thù riêng là phải giao dịch với người nước ngoài nên khâu đàm phán có sự ảnh hưởng đến sự thành công hay thua thiệt của mỗi giao dịch.Vì thế, địa điểm và phương thức giao dịch, con người tiến hành giao dịch … đều rất quan trọng.
2.3 Ký kết hợp đồng
Sau khi giao dịch, đàm phán có kết quả dẫn tới ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị ở Việt Nam trong quan hệ với nước ngoài.
- Điều kiện ký kết hợp đồng:
+ Cần có sự thỏa thuận thống nhất, mọi việc thay đổi đều thực hiện trên văn bản, hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, phản ánh đúng nội dung đã được thỏa thuận.
+ Đề cập đến mọi vấn đề tránh áp dụng tập quán để giải quyết nhưng vấn đề mà bên kia không đề cập tới.
+ Đại diện ký hợp đồng phải có đủ thẩm quyền.
+ Ngôn ngữ dùng để ký kết là thứ ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo.
+ Ký kết trên cơ sở luật lệ thương mại Quốc tế, nếu xảy ra vấn đề tranh chấp và kiện tụng trong hợp đồng sẽ lựa chọn trọng tài giải quyết.
3. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi ký kết doanh nghiệp phải thực hiện hợp đồng đó, đây là công việc phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật Quốc tế. Đối với Việt Nam, nó được thực hiện thông qua các bước sau:
Đăng ký hợp đồng với các phòng cấp giấy phép của Bộ thương mại, xin hạn ngạch (nếu có).
Mở tờ khai xuất khẩu với cơ quan hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, đăng ký kiểm hóa với cơ quan hải quan.
Liên hệ với các Công ty vận tải để chuyên chở hàng hóa.
Làm các chứng từ xuất khẩu và thủ tục thanh toán tiền hàng với khách hàng thông qua ngân hàng, các phương tiện thanh toán tùy theo hợp đồng đã ký kết, có thể là séc, hối phiếu hay thư tín dụng (L/C).
Cụ thể ta có sơ đồ sau
Sơ đồ 1: Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Yêu cầu mở và kiểm tra L/C
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Thuê phương tiện vận chuyển
Giải quyểt tranh chấp nếu có
Làm thủ tục thanh toán
Giao hàng lên tàu
Làm thủ tục hải quan
Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Đây là trình tự công việc chung nhất cần phải tiến hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế thì tùy theo thoả thuận của các bên mà người xuất khẩu có thể bỏ qua một hoặc một vài công đoạn.
E Giục mở và kiểm tra th._.ư tín dụng (L/C)
Trong hoạt động buôn bán Quốc tế, việc sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C đã trở lên phổ biến hơn cả do những lợi ích của nó mang lại . Sau khi người nhập khẩu mở L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra cẩn thận, chi tiết các điều kiện trong đó xem có phù hợp với hợp đồng không. Nếu L/C không phù hợp hoặc có sai sót gì thì cần phải thông báo cho người nhập khẩu biết để kịp thời bổ sung, sửa chữa.
E Xin giấy phép xuất khẩu
Trong một số trường hợp, hàng xuất khẩu trong hợp đồng thuộc danh mục các mặt hàng Nhà Nước quản lý, doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại.
E Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Để thực hiện các cam kết trong hợp đồng, người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Các công việc đó bao gồm:
- Thu gom, tập trung thành lô hàng xuất khẩu .
-Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu. Tùy theo yêu cầu của hợp đồng và tính chất của hàng hóa mà có cách đóng gói thích hợp như đóng gói thành các hòm, bao, kiện, thùng, contener....
- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo thông tin cần thiết về hàng hóa cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
E Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Trước khi tiến hành xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa về số lượng, trọng lượng, phẩm chất... để phát hiện ra các sai sót, thiếu hụt nhằm giữ uy tín với bạn hàng. Nếu hàng hóa là động, thực vật sống thì phải kiểm tra khả năng lây nhiễm bệnh. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: ở các cấp cơ sở và ở cửa khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và nhà sản xuất.
E Thuê phương tiện vận chuyển
Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc ủy thác cho một Công ty thuê tàu. Ai sẽ là người đứng ra thuê tàu phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên ủy thác thuê tàu và bên nhận ủy thác là hợp động ủy thác thuê tàu. Có hai loại hợp đồng ủy thác thuê tàu là hợp đồng ủy thác thuê tàu cả năm và hợp đồng ủy thác thuê tàu chuyến. Nhà xuất khẩu căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa để lựa chọn hợp đồng thuê tàu cho thích hợp.
E Mua bảo hiểm hàng hóa
Hàng hóa trong mua bán Quốc tế chủ yếu được chuyên trở bằng đường biển nên thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Công việc này được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi Công ty mua bảo hiểm cần chú ý đến các điều kiện bảo hiểm và lựa chọn Công ty bảo hiểm có uy tín.
E Làm thủ tục hải quan
Hàng hóa xuất khẩu khi đi qua biên giới quốc gia phải làm thủ tục hải quan. Công việc này gồm ba bước:
- Khai báo hải quan: doanh nghiệp xuất khẩu phải khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hóa (tên hàng, số lượng, chất lượng...)đồng thời xuất trình các giấy tờ kèm theo như giấy phép xuất khẩu, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết...
- Xuất trình hàng hóa.
- Thực hiện thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan được tiến hành ở nước xuất khẩu, tại cảng đi, thủ tục này thể hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu.
E Giao hàng lên tàu
Trong bước này, doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:
- Lập bảng và đăng ký hàng chuyên trở.
- Xuất trình bảng đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan quản lý cảng để nắm vững ngày, giờ xếp hàng.
- Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng ra cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó, đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn hoàn hảo sau đó lập bộ chứng từ thanh toán.
E Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là bước cuối cùng của thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu không có sự tranh chấp, khiếu nại. Trong buôn bán Quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau:
-Phương thức chuyển tiền: Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người xuất khẩu ). Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
-Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng của mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó.
-Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C): Là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán Quốc tế, là sự thoả thuận trong đó một ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với qui định trong L/C.
* Giải quyết tranh chấp nếu có
Trong các bước thực hiện hợp đồng trên nếu xảy ra tranh chấp ở khâu nào thì doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, hai bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau là tốt nhất, hạn chế tới mức tối đa việc đưa ra tòa án để xét sử.
4. Đánh giá, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu
Đánh giá và điều chỉnh hoạt động xuất khẩu là một yêu cầu không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp khi sau mỗi hợp đồng xuất khẩu thực hện xong. Thông qua đánh giá, doanh nghiệp có những cơ sở cho việc định ra các chỉ tiêu mới, rút ra các bài học kinh nghiệm, tìm hiểu các nguyên nhân làm nên những hạn chế và từ những hạn chế rút ra bài học. Tìm cách điều chỉnh cho phù hợp hơn cho những thương vụ sau.
Để đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu ở một doanh nghiệp người ta thường xem xét các chỉ số tổng hợp về xuất khẩu, tổng lợi nhuận xuất khẩu, tổng chi phí xuất khẩu
Yêu cầu của công tác đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu phải đươc thực hiện thường xuyên, và phải thực sự rút ra được bài học kinh nghiệm
III. hiệu quả hoạt động xuất khẩu- Nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp và nhân tố ảnh hưởng
1.1. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghiã nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, các yếu tố cần thiết của doanh nghiệp để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhấtđịnh. Hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ các hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu: “Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động xuất khẩu.’’
Do đó đánh giá hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết thông qua đó có thể nắm bắt được tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cũng là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực có sẵn. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu theo đó sẽ là đại lượng so sánh giữa chi phí thu mua, sản xuất hàng hoá trong nước và giá trị ngoại tệ thu về từ việc xuất khẩu hàng hoá đó.
Hiệu quả kinh doanh còn được đánh giá trên hai nặt, đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế là cơ bản và có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là những lợi ích kinh tế đạt được sau khi đẵ bù đắp các khoản chi phí về lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được những chỉ tiêu đó.
Ta có thể diễn đạt khái niệm trên bằng công thức sau:
Số tuyệt đối: H1 = K – F
Trong đó H1: là hiệu quả kinh tế
K: là kết quả của hoạt động kinh tế
F: Là chi phí cần thiết
Số tương đối: H2 = K/F
Trong đó: H2: Là tỷ trọng hiệu quả kinh tế
Từ công thức trên ta thấy rằng, bất kỳ một hoạt động kinh tế nào nếu chi phí bỏ ra nhỏ hơn so với kết quả đã đạt được thì lúc đó hoạt dộng kinh doanh mới có hiệu quả. Hiệu quả này cũng nói lên rằng mục tiêu đã đạt được so với chi phí bỏ ra như thế nào.
Hiệu quả kinh tế có thể phân loại gồm: hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội ; hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp; hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh. Việc phân loại đúng chỉ tiêu hiệu quả có tác dụng hết sức quan trọng trong công tác quản trị của doanh nghiệp.
Trong một chừng mực nào đó thì ranh giới giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh là rất nhỏ và chỉ mang tính tương đối. Sở dĩ như vậy là vì có những chỉ tiêu vừa có thể phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng vừa có thể phản ánh kết quả kinh doanh.
1.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
* Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan bao gồm :
Cơ cấu tổ chức và cách thức tổ chức bộ máy hành chính; Trình độ quản lý ( trong đó quan trọng nhất là cách thức áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất và các đòn bẩy kinh tế); Trình độ người lao động ( có ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, công tác nghiên cứu thị trường, công tác thu mua hàng hoá, công tác giao dịch đàm phán, công tác bán hàng…vv).Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn kinh doanh; Các biện pháp marketing-mix; Mạng lưới kinh doanh …
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ: Đây là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó là yếu tố cơ bản để bảo đảm cho yêu cầu về chất lượng của sản phẩm, giữ uy tín cho doanh nghiệp, quyết định một vấn đề cơ bản của doanh nghiệp là có khả năng xâm nhập và đứng được trên thị trường có những đòi hỏi khắt khe về sản phẩm hay không. Ngoài ra nó cũng có những ảnh hưởng lớn đến năng suất, khả năng lao động của người lao động, và đặc biệt là việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Trình độ quản lý: Sự bố trí hợp lý trách nhiệm của các phòng ban, khả năng phối hợp giữa các phòng ban.Việc đưa ra các quyết định chính xác, đúng thời điểm của ban quản trị cũng như khả năng đàm phán, giao dịch với đối tác..vv. Hoặc như việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế hợp lý nhằm tạo động lực cho người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tự giác, tính sáng tạo. Khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất, hết lòng với công ty, coi công ty như nhà của mình. Hoặc như tạo nên không khí lao động thi đua sôi nổi thường xuyên …vv. Đó luôn là những nhân tố có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp có hay không khả năng nắm bắt các cơ hội, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh mong muốn.
* Hoạt động nghiên cứu thị trường: Thị trường là nơi chuyển giao sở hữu sản phẩm hàng hóa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu với mong muốn của cả hai bên theo thông lệ hiện hành. Từ đó xác định số lượng và giá cả sản phẩm.
Thông qua các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung cầu, thị trường điều tiết đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của thị trường tới hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tham gia nghiên cứu thị trường, tức là nghiên cứu nhu cầu của thị trường về sản phẩm và sự biến động của nó, sự biến động của nhu cầu trong mối quan hệ với giá. Từ đó đưa ra những phương sách tiêu thụ hợp lý nhất nhằm giữ vững và phát triển thị phần của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường đầu vào và thị trường đầu ra một cách kỹ lưỡng cho phép doanh nghiệp chủ động, nhanh nhạy trong kinh doanh. Thị trường đầu ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ các kết quả nghiên cứu ta có thể đưa những quyết định đúng đắn về đầu tư, chiến lược sản phẩm. Thị trường đầu vào là yếu tố quyết định đến chất lượng, giá thành của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài các yếu tố trên đây thì công tác thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu, trình độ của người lao động, cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công cử mỗi thương vụ và do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung.
nhân tố khách quan
- Các chính sách của nhà nước: Chính sách là những sách lược, những biện pháp phát triển cụ thể của nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh doanh một cách khách quan nhằm điều chỉnh và định hướng mọi hoạt động theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối chủ chương của Đảng, tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh và lối sống đòi hỏi. Các chính sách như xuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng... thường được áp dụng để có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biết dựa vào các lợi thế do pháp luật và các chính sách tạo ra, thì sẽ tạo nên những cơ hội làm ăn. Do vậy một lần nữa chúng ta lại khẳng định rằng bộ máy quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh.
- Mức độ cạnh tranh : Mức độ cạnh tranh được xét bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cạnh tranh một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp vươn lên, năng động hơn. Nhưng một mặt khác cũng gây ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp trong công tác thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu.
- Thị hiếu và thu nhập người tiêu dùng
Thị hiếu và thu nhập người tiêu dùng là hai yếu tố cơ bản quyết định đến hành vi mua của người tiêu dùng. Đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới hai yếu tố trên ngay từ khi xây dựng, quyết định phương án sản xuất cho đến khi đưa sản phẩm ra thị trường nhằm bảo đảm tiêu thụ được nhanh.
Thị hiếu người tiêu dùng quyết định khả năng lưu thông của từng loại sản phẩm hàng hóa. Tùy theo từng khu vực thị trường khác nhau mà nhu cầu người tiêu dùng được hình thành theo từng vùng, theo mùa vụ.
Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu thay đổi, thu nhập khác nhau thì mức độ đòi hỏi sản phẩm cũng khác nhau. Thường thì người có thu nhập cao thường đòi hỏi sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, ít quan tâm đến giá cả và rất quan tâm đến mẫu mã sản phẩm. Người thu nhập trung bình tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa với giá vừa phải, chất lượng tốt, có quan tâm đến mẫu mã, bao gói. Người có thu nhập thấp thường dùng hàng rẻ tiền, họ chủ yếu quan tâm đến giá, mẫu mã bao gói ít được họ quan tâm chú ý.
- Sự biến động giá cả thị trường: Đối với các doanh nghiệp, giá cả được xem như là một tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường.
Trong kinh doanh xuất khẩu giá cả luôn được xem xét ở trên hai thị trường khác nhau, đó là giá đầu vào ở thị trường trong nước và giá đầu ra ở thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi giá đầu vào trong nước tăng lên trong khi giá bán ở thị trường ngoài nước lại giảm sút, tuy nhiên ngược lại trường hợp này lại là cơ hội. Chính vì thế yêu cầu vể công tác thu thập, xử lý nhanh thông tin về thị trường là rất cần thiết.
Ngoài ra các yếu tố như: Luật pháp và các thông lệ trong kinh doanh; Điều kiện tự nhiên…cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
2.1. Chỉ tiêu tổng hợp
Tn
Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sk- X+ N
HQkdxnk= ắắắắắắắ
Trong đó: HQkdxk: Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
N: Tổng nhập
X: Tổng xuất
Tn: Tổng thu nhập của doanh nghiệp được sử dụng.
Sk: Tổng thu nhập của doanh nghiệp được sản xuất ra.
Chỉ tiêu này cho biết thu nhập của doanh nghiệp tăng, giảm như thế nào trong thời kỳ tính toán khi có hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu.
2.1.2 Doanh lợi kinh doanh xuất nhập khẩu
Dkdtmqt = Dx * Dn
Trong đó: Dkdtmqt: Doanh lợi kinh doanh thương mại quốc tế
Dn: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu
Dx: Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản kết quả tài chính của hoạt động xuất nhập khẩu thực tế thu được so với những chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở hai chỉ tiêu: Doanh lợi xuất khẩu và Doanh lợi nhập khẩu .
2.2 Các chỉ tiêu riêng của hoạt động xuất khẩu
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (Doanh lợi xuất khẩu)
Dx = (Lx / Cx)* 100
Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu
Lx: Lợi nhuận về bán hàng xuất khẩu ( Tính theo tiền Việt nam ). Lợi nhuận xuất được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận xuất khẩu (Lx) = DT – CP
Trong đó DT là tổng doanh thu; CP là tổng chi phí. Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Nó là tìên đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của chỉ tiêu lợi nhuận người ta còn sử dụng thêm các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu so với vốn
P1 = Ln / V
Trong đó : V : là vốn kinh doanh xuất khẩu
Ln: Lợi nhuận xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh, với một đồng vốn bỏ ra kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đông lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác hiệu quả kinh doanh nói chung và nó cũng thường được sử để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí cũng được tính tương tự như trên. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đạt được hay một đồng chi phí bỏ ra có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về.
2.2.2 Tỷ lệ thu nhập ngoại tệ xuất khẩu
TLtnntxk = ( TNntxk –GTnl ) / GTxknt
Trong đó: TLtnnxk: Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu; TNntxk: Doanh thu từ xuất khẩu tính bằng ngoại tệ ; GTnl: Giá thành của nguyên liệu tính bằng ngoại tệ; GTxknt: Giá thành của hàng hoá xuất khẩu tímh theo nội tệ.
2.2.3. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (Giá thành chuyển đổi xuất khẩu)
Ex = Tc / GTnl
Trong đó: Ex: là tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Tc: Tổng chi phí để mua hàng xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ; GTnl: giá xuất( theo giá FOR) của một đơn vị hàng hoá tính bằng ngoại tệ.
Nế tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái do ngân hàng công bố thì công ty không nên tham gia vào thương vụ xuất khẩu, còn nếu ngược lại thì công ty nên tham gia. Trong trường hợp tỷ suất ngoại tệ bằng tỷ giá hối đoái thì công ty phải căn cứ vào các yếu tố khác như: Mối quan hệ với bạn hàng, hoặc như thiếu vốn ngoại tệ, hay cần tạo công ăn việc làm cho người lao động,..vv. mà công ty quyết định nên tiến hành hay không.
Ngoài ra để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu người ta còn đánh giá thêm các chỉ tiêu như: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động , chỉ tiêu Tỷ lệ lỗ lãi xuất khẩu …
2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.3.1. Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ
L= Mv / Vlđ
Trong đó: L: Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ
Mv: Tổng mức lưu chuyển vốn lưu động trong kỳ ( doanh số bán hàng)
Vlđ: Số dư vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ kinh doanh, số L càng lớn chứng tỏ vốn lưu động chu chuyển nhanh tức là hiệu quả đạt sử dụng đạt được càng cao.
2.3.2 Chỉ tiêu tốc độ quay của vốn lưu động
K = N/ L
Trong đó: N: Số ngày trong kỳ; L: số vòng quay trong kỳ; K: tốc độ quay
Chỉ tiêu này cho biết số ngày của một vòng quay của vốn lưu động. Số ngày càng nhỏ tức là tốc độ quay vòng của vốn khá nhanh. Ngược lại nó sẽ ta biết việc lưu chuyến vố lưu động của công ty là không có hiệu quả. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cần thiết phải tìm cách nâng cao tốc độ lưu chuyển của vốn lên càng cao càng tốt.
Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh
Hln = Ln / V
Trong đó: Hln: Hệ số sinh lợi của vốn
Ln: mức đạt được lợi nhuận trong kỳ
B: Vốn kinh doanh trong kỳ
Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ một đồng vốn kinh doanh. Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cao.
chương II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào
( VILEXIM )
I. khái quát về Công ty xuất nhập khẩu với Lào
(VILEXIM )
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu với lào (VILEXIM)
1.1 Lịch sử hình thành
Công ty xuất nhập khẩu với Lào có:
+ Tên giao dịch đối ngoại là:Vietnam nationnal import and export corporation with Laos.
+ Tên điện tín: VILEXIM.
Trụ sở chính: P4A đường Giải Phóng .
Tiền thân của công ty là tổng công ty xuất nhập khẩu biên giới (FRONTARIMEX), được thành lập ngày 16/9/1967. Nhiệm vụ của công ty lúc đó là: nhận hàng viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, vận chuyển quá cảnh và chi viện cho cách mạng lào.
Đến tháng 3/1976 Công ty được đổi tên thành tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam ,sau đó lại được đổi thành công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia.tiếp tục nhiệm vụ trên đồng thời tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp với Lào và Campuchia.
Năm 1987 do thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường và sự nghiệp cách mạng lào đã hoàn thành nên công ty xuất nhập khẩu với lào và Campuchia được tách thành hai Công ty là Công ty xuất nhập khẩu với lào và công ty xuất nhập khẩu với Campuchia .
Công ty XNK với Lào (VILEXIM) là một doanh nghiệp nhà nước trược thuộc Bộ thương mại hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quyết định số 82/VNT- TCCB ngày 24/2/1987 của Bộ ngoại thương nay là Bộ thương mại.
1.2 Quá trình phát triển của Công ty.
Có thể chia quá trình phát triển của Công ty thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1987- 1993: Giai đoạn này Công ty mặc dù hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp độc lập nhưng vẫn có sự quản lý, điều hành của Bộ thương mại. Các hoạt động và kế hoạch của xản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn có sự can thiệp của Bộ thương mại cụ thể là thực hiện đúng nhiệm vụ mà Bộ thương mại giao- trực tiếp xuất nhập khẩu với Lào.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến nay, do những đòi hỏi của việc đổi mới nền kinh tế, những hạn chế của cơ chế cũ đã hoàn toàn bộc lộ. Đòi hỏi Công ty muốn tồn tại được thì phải thực sự có sự đổi mới về mọi mặt, trong đó Bộ thương mại đã xác định là cần quán triệt trong việc đổi mới cách quản lý và đổi mới về thị trường. Trong bản báo cáo của Công ty VILEXIM trình lên Bộ thương mại đã nêu kiến nghị “Lào tuy là thị trường truyền thống của Công ty, nhưng không phải là thị trường lớn, sức mua hạn chế. Trình độ tương đương Việt Nam, thậm chí có lĩnh vực còn yếu hơn. Trong khi đó, hàng hoá của các nước khác tràn vào, cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của Công ty. Kiến nghị Bộ thương mại có sự thay đổi về cơ chế quản lý cũng như thị trường để Công ty phát huy hết tiềm năng”.trước tình hình đó ngày 31/3/1993 Bộ thương mại đã ký Quyết định số 332TM/ TCCB cho phép Công ty VILEXIM được phép xuất nhập khảu với tất cả các nước, các thị trường trên thế giới.
Trải quả gần 10 năm đổi mới và hoàn thiện hiện nay Công ty VILEXIM đã trở thành một Công ty khá phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam. Hiện nay Công ty đã có chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Quảng Trị, Viên Chăn (Lào) và đã tham gia hợp tác liên doanh liên kết với các Công ty ở nhiều nước khác nhau. trong kinh doanh Công ty luôn lấy chữ tín làm đầu nên tiếng tăm ngày càng được nhiều khách hàng và bạn hàng biết đến, hiệu quả kinh doanh ngày càng dược nâng cao. Công ty đã và đang ngày càng đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về máy mócc thiết bị, nguyên vệt liệu cho nền xản xuất của đất nước. Có được những thành quả như vâỵ là nhờ Công ty luôn luôn có gắng hoàn thiện về mọi mặt mà trước hết phải kể đến là có một cơ cấu tổ chức hợp lý, một cơ chế quản lý phù hợp.
2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty VILEXIM
2.1 Hệ thống tổ chức.
Về mặt tổ chức Công ty được chia thành 2 khối:
*. Khối văn phòng:
- Ban giám đốc: Được xây dựng trên nguyên tắc là một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc Công ty, do Bộ thương mại bổ nhiệm, dữ vai trò chỉ đạo và điều hành toàn bộ Công ty, chịu trách nhiện trước và Bộ thương mại về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Giữa giám đốc là hai phó giám đốc giúp việc, do Giám đốc đề nghị và được Bộ thương mại bổ nhiệm để giúp việc cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh, trong đó:
+ Một phó giám đốc thường trực thay mặt giám đốc giám sát,điều hành một số lĩnh vực và hoạt động của Công ty tại Hà nội và văn phòng đại diện tại Lào.
+ Phó giám đốc thứ hai thay mặt giám đốc giám sát, diều hành một số lĩnh vực của Công ty tại TP Hồ Chí Minh. Phó giám đốc này phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công việc kinh doanh cũng như về các chế độ chính sách đối với công nhân viên của chi nhánh, thường kỳ phải báo cáo lên Giám đốc.
Các phòng nghiệp vụ gồm:
+Bốn phòng xuất nhập khẩu(phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4)
+ Một phòng kinh doanh dịch vụ
+ Một phòng đầu tư.
Các phòng này được phép kinh doanh xuất nhập khẩu với mọi thị trường, mọi quốc gia trên thế giới cũng như trong nước. Khi tìm được thị trường hoặc khách hàng, các phòng này phải lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc, giám đốc duyệt và đứng ra làm đại diện để ký kết hợp đồng với khách hàng. Các nghiệp vụ cụ thể sẽ do các phòng tiến hành.
Các phòng quản lý gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính: Làm tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty trong từng thời kỳ một cách có hiệu quả, đánh giá chất lượng cán bộ chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động và tiền lương cho từng thành viên trong Công ty.
Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiện các công tác hành chính, quản trị nhằm phục vụ và duy trì các hoạt động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên, tổ chức lưu trữ văn thư, thuê và tuyển lao động…
+ Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ có liên quan đến công tác hoạch toán kế toán, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh theo định kỳ, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ lẩp ra kế hoạch kinh doanh chung cho Công ty và phân bổ kế hoạch cho từng phòng ban, báo cáo lên lãnh đạo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm. Đồng thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn của Công ty.
Khối các đơn vị trực thuộc.
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại Đông Hà - Quảng Trị
Văn phòng đại diện tại Viên Chăn( Lào)
Các đơn vị này hoạt động theo chế độ hoạch toán báo sổ và phụ thuộc khối văn phòng trên.
Ngoài ra Công ty còn có một số kho làm nhiệm vụ quản lý lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt động theo phòng kế hoạch, bao gồm:
Kho Cổ loa, Kho Lò đúc, Thanh trì .
Tháng 12/2001 Công ty đã tham gia liên doanh hợp tác Lào xây dựng nhà máy sản xuất sắt thép xây dựng tại Viên Chăn và đã đi vào hoạt động.
sơ đồ tổ chức Công ty xuất nhập khẩu với Lào
VILEXIM
Giám đốc
Phó giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc thường trực
P. tổ chức hành chính
P. kế hoạch tổng hợp
Kho Cổ loa
P. xuất nhập khẩu 2
P. xuất nhập khẩu 3
P. xuất nhập khẩu 4
Phòng dịch vụ
Phòng đầu tư
Đ.D tại Đông hà
Đ.d tại Viên Chăn
L.D tại ViênChăn
P.kế toán tổng hợp
p. xuất nhập khẩu 1
Chi nhánh tại t P H C M
2.2 Chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của Công ty VILEXIM
Chức năng
Công ty có chức năng xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại vớ CHDCND Lào và các nước trên thế giới. Góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển và hoà nhập kinh tế thế giới.
Ngoài ra Công ty còn có các chức năng sau:
+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
+ xản xuất, gia công các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
+ Liên doanh liên kết, hợp tác xản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
+ Xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, tăng thu nhập, tăng thu ngoại tệ về cho đất nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty VILEXIM
+ Đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan đến kinh tế đối ngoại.
+ Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh cũng như thực hiện các kế hoạch đó theo quy chế hiện hành của nhà nước và pháp luật.
+ Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật, tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết.
+ Trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá giữa ta với Lào và một số nước khác. Thực hiện xuất nhập khẩu đúng ngành hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn nhà nước cấp.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội, nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệi quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng thu ngoại tệ về cho đất nước.
Quyền và nghĩa vụ của Công ty VILEXIM .
Công ty VILEXIM là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có nghĩa là :
+ Được Nhà Nước thành lập và thừa nhận .
+ Có tài sản riêng .
+ Tự chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình .
+ Tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách là một nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quan tài phán .
do vậy công ty có quyền :
+ Chủ động giao dịch và đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá , liên doanh liên kết,hợp tác xản xuất kn với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Công ty được phép vay vốn ở trong và ngoài nước ,được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá theo danh mục hàng hoá đã đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai,tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao.
Có quyền chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
3.1. Đặc đểm của loại hình hoạt động kinh doanh.
Loại hình kinh doanh của Công ty VILEXIM khá đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Trong đó Công ty lấy xuất nhập khẩu làm hoạt động kinh doanh chính( doanh thu từ xuất nhậpkhẩu hàng năm chiếm tới 72%- 75%). Đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhưng đi kèm với nó cũng nhiều rủi ro và thất bại.
Trước hết đó là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm:
+ Rủi ro trong việc chuẩn bị hàng hoá.
+ Rủi ro trong việc vận chuyển, bảo quản. Đặc biệt là trường hợp những hàng hoá dễ hỏng, thối rữa và phải vận chuyển bằng đường biển. Trong đó phải kể đến các mặt hàng như rau quả tươi, hàng thực phẩm…là những hàng hoá có mức độ rủi ro ẩn tỳ lớn.
Thứ hai là, rủi ro trong khâu thanh toán: Những rủi ro này hoặc xuất phát từ những sơ hở, sai lầm trong việc dao dịch, ký kết hợp đồng. Hoặc xuất phát từ việc khách hàng trả tiền chậm hoặc không chịu trả tiền, do đó làm ứ đọng vốn, giảm vòng ._.nh việc thăm dò, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
+ Bộ phận marketing sẽ thực hiện các công việc thông tin quảng bá cho công ty thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm.Tích cực tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và khu vực.
+ Tranh thủ các cuộc viếng thăm của các tổ chức kinh tế nước ngoài đến việt nam, các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư để quảng bá, tìm kiếm sự hợp tác liên kết, cũng như tranh thủ các cuộc viếng thăm các nước của các quan chức thương mại nước ta để tổ chức cho nhân viên đi theo nhằm thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, tìm đối tác ,tranh thủ giới thiệu về công ty cho các thương nhân nước ngoài.
+ Xúc tiến các hoạt động mở văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch tại những khu vực thị trường trọng điểm, các quốc gia khu vực.
Yêu cầu của công tác thu thập, phân tích thông tin là phải sát thực tế thị trường, tiến hành thường xuyên. Các kết quả phân tích, đánh gía phải là cơ sở cho việc hoạchđịnh các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn của công ty.
3. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là hệ thống các mục tiêu, các chương trình và các giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong xu thế mới của nền kinh tế thế giới, quá trình cạnh tranh Quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt và phức tạp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty. Chiến lược kinh doanh không cứng nhắc và bất biến mà nó luôn được sửa đổi và bổ xung linh hoạt sao cho phù hợp với những thay đổi và phải khai thác được những lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả hơn. Công ty hiện nay cần xác định chiến lược kinh doanh cụ thể của mình bao gồm chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm.
3.1 Hoàn thiện chiến lược thị trường
Sau khi thành lập thêm bộ phận Marketing thương mại thì công tác nghiên cứu thị trường sẽ được quan tâm hơn. Những năm vừa qua, Công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết lợi thế trong mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực. Do đó, cần có chiến lược cụ thể như tăng kim ngạch buôn bán hai chiều: Công ty sẽ xuất khẩu sang các thị trường này các mặt hàng như gạo, Lạc Nhân, Hạt Tiêu ... để đổi lấy các thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp, các loại hóa chất và phân bón. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu Cao Su rất lớn. Vì vậy Công ty cần có kế hoạch chiếm lĩnh dần thị trường này. Các thị trường Nhật, Hàn Quốc Công ty cần tăng hơn nữa kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như Hoa Hồi, Quế, chè, hạt điều...
Thị trường EU là một thị trường khó tính, nên để thâm nhập vào Công ty cần đảm bảo chất lượng hàng hóa. Đây là một điều không dễ dàng đối với hàng nông sản cũng như đối với Công ty. Song nếu Công ty đầu tư đúng hướng, hợp lý thì việc chinh phục thị trường EU là điều có thể thực hiện được.
Thị trường Mỹ cũng là một thị trường mà hiện nay hầu hết các công ty xuất khẩu Việt Nam đang cố gắng thâm nhập, đây là thị trường tiềm năng lớn cho các công ty xuất khẩu. Trong thời gian tới công ty nên có chiến lược cụ thể để nâng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng như: cao su, gạo, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ các loại, hạt điều,... Bên cạnh việc duy trì các thị trường hiện tại, công ty cần mở rộng thêm một số thị trường xuất khẩu như: các nước châu phi trong đó đáng kể nhất là Nam Phi, các nước Trung á, các nước châu Âu ngoài EU
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong tình hình có sự cạnh tranh mạnh như hiện nay, nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ khó có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường. Do vậy nâng cao chất lượng mặt hàng là chiến lược Công ty cần quan tâm. Để làm được điều đó Công ty cần:
Tổ chức thu mua, tạo nguồn hàng đạt hiệu quả.
Để làm được điều này công ty công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thiết lập mối quan hệ tốt với các địa phương cung cấp thường xuyên, khối lượng lớn hàng xuất khẩu cho công ty. Để làm được điều này thì ngay từ đầu mùa vụ, công ty cử người đến các địa phương trao đổi, ký kết hợp đồng trước đồng thời thực hiện hợp tác hai bên cùng có lợi. Cụ thể là công ty sẽ đầu tư, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, phân bón...đổi lại địa phương phải cung cấp hàng hoá cho công ty. Ngoài ra công ty có thể thực hiện đầu tư lâu dài chẳng hạn như đầu tư vào xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, bao gồm: bệnh viện, trạm xá, trường học, đường giao thông ...như vậy sẽ tạo được những ràng buộc về kinh tế gữa công ty và địa phương.
+ Thực hiện chặt chẽ trong khâu ký hợp đồng với các tư thương, trong hợp đồng quy định cụ thể về chất lượng, chủng loại, giá cả, thời gian giao hàng và phưng thức thanh toán. Cách làm này giúp Công ty tranh thủ tận dụng được năng lực, kinh nghiệm của tư thương trong việc mua hàng.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng trong khâu thu mua, chú ý đến khâu bảo quản hàng hóa trong kho.
- Xây dựng thêm một số kho mới nhằm tránh tình trạng hàng hoá phải vận chuyển xa, nhiều chặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Do nguồn hàng xuất khẩu nằm rải rác khắp mọi miền đất nước song hiện tại, Công ty mới có hai chi nhánh tại Chí TP.Hồ Minh và Quảng Trị. Điều này gây khó khăn cho việc thu mua hàng ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Cần nghiên cứu mở rộng chi nhánh tại Đà Nẵng, Vinh, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Buôn Mê Thuột,...tức là việc xây dựng kho hàng phải phân bố ở cả ba miền đất nước.
- Công ty cần tìm đối tác liên doanh, liên kết để: Thứ nhất làxây dựng thêm nhà máy chế biến nông sản hiện đại hơn. Thứ hai là đẩy mạnh công tác thực hiện kế hoạch đầu tư vào các địa phương thành vùng sản xuất chuyên canh phục vụ nhu cầu xuất khẩu như: lạc-Nghệ An, Hà Tĩnh chè-Thái Nguyên, sắn-Phú Thọ. Ngoài ra liên doanh, liên kết còn là hình thức giúp Công ty tăng nguồn vốn rất nhanh đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý vốn trong sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu nông sản
Trong nền kinh tế thị trường không đa dạng hóa sản phẩm sẽ khó có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường. Do vậy đa dạng hóa mặt hàng bên cạnh việc duy trì những mặt hàng xuất khẩu truyền thống tại các thị trường truyền thống kết hợp chuyên môn hóa một số mặt hàng là chiến lược Công ty cần quan tâm.
Các thị trường truyền thỗng như: Lào, Campuchia, philipine, Singapore, Nhật, Hồng Công,...là những thị trường công ty xuất khẩu khối lượng lớn các mặt hàng nông sản ngư: lạc, gạo, đỗ các loại, hạt điều, chè,..vì vậy bạn hàng tại đây đã biết đến sản phẩm và uy tín của công ty. Hơn thế nữa công ty đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, đã có cơ sở bảo quản, chế biến hàng xuất khẩu tại các thị trường này. Do vậy bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ bạn hàng tại đây, công ty nên tiếp tục mở rộng phậm vi chủng loại mặt hàng thêm nữa, cụ thể là tìm thêm các đối tác mới trên thị trường này, tổ chức xuất khẩu các mặt hàng mới mà từ trước đến nay ít xuất khẩu đến. Đây là thị trường trọng điểm của công ty, tuy yêu cầu về chất lượng không cao lắm nhưng một sự thay đổi về giá sẽ tác động đến mức độ tiêu thụ sản phẩm vì vậy công ty nên có chính sách giá thấp, giá ưu đãi với khu vực thị trường này. Chất lượng có thể chỉ cần ở mức bình thường là đủ.
Các thị trường mới như: EU, Mỹ, Austraylia, Canada,..là những thị trường quan trọng có tầm chiến lược của công ty. Đây là những thị trường có mức độ tiêu thụ lớn, khả năng thanh toán cao tuy nhiên đối tác, bạn hàng của công ty ở những thị trường này lại rất khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy cần phải tăng cường công tác nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang các thị trường này, tránh tình trạng bị trả lại sau khi xuất. Đối với các thị trường này công ty cần xuất khẩu thêm những mặt hàng nông sản khác như: hoa quả tươi, vừng mè, hạt điều, chè, cà phê, tỏi, đỗ các loại, gạo, hạt tiêu, ớt cay...đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hơn hẳn các nước khác, đặc biệt là các nước Châu Âu.
4. Tăng cường đầu tư nguồn vốn , đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để phát triển kinh doanh.
Vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất hàng hoá, chất lượng hàng hoá, đến công tác thu mua hàng hoá, đến công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường,…nói tóm lại vốn có tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Chính vì vậy cần có biện pháp để có thể huy động được càng nhiều nguồn vốn càng tốt.Đối với công ty VILEXIM, trong thời gian tới có thể thực hiện các biện pháp sau đây để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, bao gồm:
Vay từ ngân hàng
Hiện nay việc vay vốn tại các ngân hàng đã thuận lợi hơn trước nhiều, công ty có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn với các mức lãi suất khác nhau. Tuy nhiên công ty cần phải tính toán xem nên vay như thế nào đẻ phục vụ kinh doanh có hiệu quả nhất. Hoạt động thu mua tạo nguồn hang của công ty hiện nay vẫn chủ yếu là theo mùa vụ vì vậy cân nhắc hình thức vay ngắn hạn hay dài hạn là việc làm cần thiết. Nguồn vốn càn cho đầu tư xây dựng các cơ sản xuất chế biến hàng hoá, vốn dùng cho liên doang liên kết thì công ty nên vay dài hạn với lãi suất thấp .Hiện nhà nước đã cho phép các ngân hàng được phép tự đặt ra mức lãi suất cho vay, vì thế công ty nên tìm hiếu cặn kẽ ngân hàng nào có mức lãi suất thấp nhất, từ đó tìm kiếm sự hợp tác làm ăn lâu dài.
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong công tác quản lý sử dụng vốn cần có quan điểm đúng đắn về quan hệ giữa nguồn vón sẵn có của Công ty và nguồn vốn từ bên ngoài : vốn sẵn có là quyết định - vốn bên ngoài là quan trọng. Từ đó, nên hiểu nguồn vốn bên ngoài chỉ là thứ yếu, (nó biến động theo thị trường ), công ty cần khai thác tạo cơ chế cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẵn có của mìnhtức là chú trọng phát huy nội lực là chính.
Hiện nay lượng vốn nhà rỗi trong lực lượng lao động của công ty là rất lớn. Huy động được hầu hết nguồn vốn này công ty có thể phải trả một mức lãi suất hơi cao, nhưng bù lại, công ty có được một số lợi thế như: Thời hạn thanh toán nợ cho cán bộ công nhân viên không khát khe như các ngân hàng, công ty có thể chủ động hơn trong kinh doanh Hơn thế nữa với hình thức vay vốn này công ty có thể huy động một cách tối đa lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên.
Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
Bằng cách ưu tiên cấp vốn kinh doanh cho các mặt hàng kinh doanh có khả năng cho lãi cao, tăng chất lượng hàng xuất khẩu để nâng giá trị xuất khẩu lên. Tổ chức tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu để tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên đôn đốc các phòng nghiệp vụ thu tiền của khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Cố gắng thương lượng với nhà cung ứng thanh toán theo hình thức trả sau…
Ngoài các biện pháp trên công ty có thể thực hiện các biện pháp huy động vốn từ các cách khác như : Vay từ ngân hàng nước ngoài; huy động từ lợi nhuận tích luỹ được của công ty; Thông qua hình thức tín dụng xuất khẩu ( hình thức này thường chỉ có thể thoả thuận được với một số nhà nhập khẩu lớn, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty) ;
5. Nâng cao trình độ người lao động
Con người là yếu tố hàng đầu cho việc thành công hay thất bại của Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách về những kiến thức ngoại thương, hiện nay trình độ quản lý, nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ trong cơ chế thị trường. Do vậy Công ty cần áp dụng hợp lý các hình thức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức cho người lao động để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Để làm được công việc nêu trên Công ty cần triển khai thực hiện các công việc sau:
Bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức quản lý hành chính, thông qua các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ.
Bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý và có hiệu quả..
Chú ý tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đầy đủ và có hiệu quả.
Quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đử các chính sách đãi ngộ, chính sách xã hội,... tổ chức cho công nhân viên trong Công ty đi tham quan theo định kỳ để tạo sự thoải mái đoàn kết trong nội bộ Công ty, để gắn kết cán bộ công nhân viên với Công ty.
Thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả như: kết hợp biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính là thăng chức, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc…biện pháp kinh tế là thưởng phạt nghiêm minh đúng lúc, đúng chỗ, hay áp dụng các hình thức trả lương theo khả năng làm việc, theo sản phẩm...Ngoài ra công ty nên tổ chức các đợt thi đua lao động giỏi. Thực hiện tốt các biện pháp, công cụ quẩn lý này sẽ làm phát huy động lực làm việc hăng say, nhiệt tình và phát huy tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm của người lao động.
II Một số kiến nghị với nhà nước
Tình hình khó khăn trong xuất khẩu nông sản hiện nay không chỉ của riêng Công ty VILEXIM, mà còn là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản hiện nay. Nhà nước cần có những biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản. Theo ý kiến của tôi, Nhà nước cần có những biện pháp sau:
1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các nông sản xuất khẩu
Do quy mô của thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thị trường nông sản lại thường xuyên biến động rất phức tạp. ở Việt Nam các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về thị trường quốc tế rất kém, thông tin thiếu và độ chính xác không cao. Vì vậy, nhiều khi các doanh nghiệp bị động lúng túng trong điều hành xuất khẩu nông sản. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong kinh doanh nông sản xuất khẩu, Nhà nước nên thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, trong đó có trung tâm xúc tiến xuất khẩu nông sản để trợ giúp các nhà sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp các thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tích kiệm chi phí. Việc tập trung nghiên cứu từng thị trường nước ngoài về nông sản là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ tiến tới thiết lập một ngân hàng dữ liệu về từng thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp nếu họ cần đến. Cao hơn, Nhà nước có thể thành lập một hội đồng phát triển ngoại thương về nông sản của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh và tốt hơn những thông tin của thị trường nông sản quốc tế và nắm lấy các cơ hội kinh doanh. Hội đồng này có thể tổ chức các loại hình triển lãm thương mại hàng nông sản ở trong và ngoài nước để thu hút khách quốc tế. Việc trợ giúp đào tạo nhân viên làm công tác thương mại quốc tế hàng nông sản và nâng cao vị trí, hình ảnh các hàng hoá nông sản của Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.
Cước phí dịch vụ viễn thông của nước ta cao hơn so với các nước khác, đặc biệt là cước phí điện thoại cho các cuộc gọi đi nước ngoài và cước phí mạng Internet. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc truy cập thông tin trên mạng, cũng như việc chủ động gọi điện cho khách hàng ở nước ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết thị trường nước ngoài, sự xuất khẩu ngân sách hàng hóa mang tính thụ động của Doanh nghiệp cuãng như Việt Nam nền kinh tế nước ta phát triển, cần có tương hỗ giữa các ngành kinh tế khác nhau. Do đó, cước phí dịch vụ viễn thông của Việt Nam cần nhanh chóng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện trong nước và thị trường.
2. Nhà nước cần có chính sách trợ giúp hoạt động sản xuất nông sản để tạo nguồn hàng nông sản trong nước có chất lượng cao.
Nhà nước nên giúp đỡ người sản xuất nông sản tháo gỡ khó khăn vướng mắc lớn nhất và đang phổ biến hiện nay là thiếu vốn. Do đó đối với một số nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su... Nhà nước trợ giúp nông dân về nguồn vốn ban đầu để họ có điều kiện đầu tư sản xuất. Đây là chính sách trợ giúp hết sức cần thiết vì để tăng diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đòi hỏi phải có những chi phí khá lớn mà nhiều khi nông dân không thể tự trang trải được. Thời gian vừa qua, các chương trình trợ giúp vốn cho nông dân đã được thực hiện, song kết quả thu được còn hạn chế vì việc cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi diễn ra dàn trải, thiếu tập trung. Do đó mỗi hộ chỉ vay được một số vốn ít ỏi không đủ để đầu tư cho sản xuất. Để tháo gỡ khó khăn này, Nhà nước nên:
+ Chỉ định cho một số ngân hàng chuyên phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu và có chính sách ưu đãi với ngân hàng và đối tượng vay của ngân hàng.
+ Có chính sách khuyến khích hơn nữa đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất nông sản xuất khẩu.
Nhà nước nên có chính sách trợ giá cho sản xuất hàng nông sản nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng để đảm bảo cho người trồng nông sản có thu nhập tương xứng.Thu nhập của người trồng nông sản xuất khẩu ổn định sẽ làm cho họ yên tâm đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng nông sản xuất khẩu. Với đặc điểm của nền kinh tế nước ta là sản xuất nông nghệp chiếm hơn 76% dân số, do vậy nâng cao thu nhập cho nông dân là tiền đề cho chính sách toàn dân cùng giàu của Nhà nước ta.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu để cải tạo giống cây trồng, tuyển chọn giống có chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Xu hướng hiện nay trên thị trường thế giới, hàng nông sản đang chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, thì chất lượng nông sản xuất khẩu thấp của Việt Nam thực sự trở thành những bất lợi cho Việt Nam. Để có thể tồn tại và khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản, chúng ta cần phải chuyên sang gieo trồng các giống cây cho sản phẩm chất lượng cao, từng bước hạn chế, loại bỏ dần các giống cây cho sản phẩm chất lượng thấp.
Để đảm bảo chất lượng và khối lượng nông sản xuất khẩu ổn định, Nhà nước nên đầu tư để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao và ổn định. Đi liền với nó, phải đầu tư đồng bộ cả công trình thuỷ lợi, giao thông, hệ thống sơ chế, bảo quản với hệ thống dây chuyên công nghệ tiên tiến. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu tập trung là vấn để cấp bách cần tiến hành, ít nhất là đối với một số loại nông sản xuất khẩu chủ lực. Với các vùng này, Nhà nước nên ưu tiên đầu tư đồng bộ cả về hệ thống kho tàng, sơ chế để bảo quản chất lượng nông sản sau thu hoạch và phục vụ tốt cho công tác thu mua nông sản của nông dân.
Nhà nước bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ cho trồng, thu hoạch, chế biến các nông sản để nông dân yên tâm đầu tư. Chẳng hạn như cung cấp đủ phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc và công cụ sản xuất, hướng dẫn sử dụng các loại dịch vụ chăm sóc nông sản xuất khẩu, dự báo tình hình cung - cầu nông sản trên thị trường thế giới để định hướng cho người sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.
3. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thông qua đầu tư công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu.
Do thiếu vốn và thiếu thông tin, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ít có điều kiện để nâng cấp công nghệ chế biến nông sản. Vì vậy, công nghệ chế biến thường lạc hậu và không đồng bộ, làm cho giá thành cao và chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Để cho các nông sản hàng hoá đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong quá trình chế biến, Nhà nước cần phải hỗ trợ công nghệ chế biến nông sản cho các cơ sở sơ chế, các doanh nghiệp chế biến thông qua chương trình giới thiệu các công nghệ chế biến nông sản mới, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, hỗ trợ để nghiên cứu và cải tiến công nghệ đang áp dụng. Và có các chính sách khuyến khích nâng cấp công nghệ chế biến qua thuế, tín dụng, khấu hao...
Nhà nước cần hỗ trợ việc đào tạo và hướng dẫn hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu để người sản xuất và chế biến hiểu được các yêu cầu chất lượng để đầu tư đúng hướng và tăng cường quản lý chất lượng đồng bộ đối với các nông sản xuất khẩu.
4. Hỗ trợ giá cả cho các nông sản xuất khẩu thông qua việc lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản
Giá cả các nông sản hàng hoá trên thị trường thế giới rất không ổn định, lúc lên lúc xuống thất thường. Vì vậy, việc lập ra các quỹ hỗ trợ để hạn chế bớt rủi ro là thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su...Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản ngoài việc hỗ trợ giá cho hàng nông sản xuất khẩu, còn có nhiệm vụ hỗ trợ về vốn cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu trong những lúc cần vốn thu mua nông sản hoặc đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến nông sản. Chính sách hỗ trợ giá nông sản xuất khẩu có thể thực hiện thông qua lãi suất tín dụng.
Kết luận
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa có khí hậu đa dạng nên có rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu nông sản chiếm một vai trò quan trọng trong đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phát huy những tiềm năng sẵn có của đất nước,khắc phục những hạn chế, bất cập trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu tạo vốn, làm tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Kinh nghiệm phát triển của các nước Đông á và các nước ASEAN đã chỉ ra rằng: Chỉ bằng con đường xuất khẩu trong đó xuất khẩu nông sản chiếm vị chí quan trọng thì mới có thể thúc đẩy nền kihn tế phát triển, nhanh chóng khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Đầu tư chú trọng cho nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là một việc làm đúng đắn. Nhưng thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản ở nước ta cũng như ở các Công ty hiện nay còn nhiều hạn chế. Song đó là một điều không thể tránh khỏi đối với một đất nước tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế trong một thời gian chưa lâu với các doanh nghiệp quốc doanh chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài. Hy vọng rằng Công ty VILEXIM cũng như các doanh nghiệp khác sớm thóat khỏi những khó khăn vươn lên trong xuất khẩu nông sản góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty
Điều lệ hoạt động của Công ty AGREXPORT Hà nội
Giáo trình Maketing Quốc tế - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-2000
Giáo trình kinh tế học Quốc tế - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-2000
Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-1998
Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương - Trường ĐH Ngoại Thương, XB năm 1994.
7. Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương - Trường ĐH Ngoại Thương, XB năm 1994.
8. Giáo trình KDQT- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-1998
9. Tạp chí: + Nghiên cứu kinh tế + Tuần báo ngoại thương + Kinh tế và dự báo + Kinh tế và phát triển + Nhà nước và pháp luật.
hời báo kinh tế.
ẩm nang nghiệp vụ Xuất khẩu-Nguyễn Cảnh Lịch
ghiệp vụ Xuất khẩu và Đầu tư - PTS Trần Đình áp, PTS Trần Văn Chu, PTS Hoàng Hà
13 Kinh tế Nông nghiệp - PGS. PTS Phạm Văn Đình, TS Đõ Kim Chung- NXB Nông nghiệp 1997
Kỷ yếu khoa học ”Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế XNK và các chính sách hõ trợ khác để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp nông thôn Việt Nam “ - Khoa KT & KDQT, Trường ĐH KTQD Hà nội - năm 2000.
Bảng 2: Giá trị và tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Công ty với một số thị trường giai đoạn 1997- 2001
Đơn vị : Triệu USD
Stt
Năm
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm2000
Năm 2001
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
15,904
100
21,229
100
19,298
100
25,294
100
25,093
100
1
Thị trường Nhật
4,771
30
7,218
34
6,175
32
7,588
30
8,531
34
2
Thị trường Lào
2,385
15
4,670
22
4,053
21
5,059
20
5,019
20
3
Thị trường Singapore
1,272
8
1,698
8
1,351
7
1,821
7,2
1,255
5
4
Thị trường Indonexia
0,795
5
0,955
4,5
1,158
6
1,012
4
0,753
3
Stt
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm2000
Năm2001
Năm2002
Đơn vị
1
Tổng doanh thu
207.419.354
272.354.467
274.315.855
330.000.000
Nghìn đồng
+doanh thu xuất khẩu
115.231.540
121.094.928
121.952.628
122.351.000
Nghìn đồng
2
Giá trị tài sản
3.361.311
3.176.582
3.177.758
3.150.000
Nghìn đồng
3
Số người lao động
117.
120
120
120
Người
4
Nguồn vốn kinh doanh
62.852.340
70.722.698
58.796.740
72.000.000
Nghìn đồng
+Vốn cố định
13.454.360
14.213.700
14.746.704
14.950.000
Nghìn đồng
+Vốn lưu độn
49.397.980
56.508.998
274.137.855
329.340.000
Nghìn đồng
5
Chi phí kinh doanh
266.821.354
271.748.476
66.942.133
71.543.000
Nghìn đồng
6
Lợi nhận hằng năm
598.000
606.000
178.711
660.000
Nghìn đồng
7
Thu nhập bình quân.
710.000
730.000
796.000
840.000
đồng
8
Bố trí cơ cấu vốn
+TS cố định/tổngTS
12,14
4,49
6,73
4,61
%
+TS lưu động /TTS
87,79
94,63
93,26
94,39
%
9
Tỷ suất lợi nhuận
+TSLN/ DoanhThu
0,22
0,22
0,06
0,2
%
+TSLN/ TổngVốn
6,1
6,28
1,65
4,35
%
10
Nộp ngân sách
30 Tỷ
27,78 Tỷ
37,20 Tỷ
42 Tỷ
Bảng 5: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2002
Năm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
Chỉ tiêu
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
43.380.717
92,4
27.207.399
88
66.974.794
94,6
54.834.697
93,2
61.734.428
92,8
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
3.544.712
7,5
3.657.063
12
3.797.904
5,4
3.962.049
6,8
4.765.777
7,1
Tổng tài sản
46.925.429
100
30.864.463
100
70.772.698
100
58.796.746
100
66.500.204
100
Bảng 1: Đánh giá tình hình tài sản của Công ty thời kỳ 1998- 2002 Đơn vị :Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm1997
Năm1998
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch xuất khẩu
6,570
100
6,464
100
10,546
100
11.89
100
11,819
100
1
Hàng nông sản
4,139
63
4,00
62
6,75
64
7,49
63
7,92
67
Ngũ cốc
1,971
30
2,00
31
3,90
37
4,04
34
3,78
32
sản phẩm cây công nghiệp
1,708
26
1,55
24
2,74
26
3,45
29
3,66
31
Hoa quả tươi, sp từ hoa quả tươi
0,460
7
0,452
7
0,105
1
0,47
4
2
Máy nông nghiệp
0,033
0,5
0,032
0,5
0,105
1
0,143
1,2
0,235
2
3
Khoáng sản, quặng
0,394
6
0,52
8
053
5
0,24
2
0,105
0,9
4
Thuỷ hải sản, thực phẩp chế biến
0,986
10,5
0,65
10
1,47
14
1,93
16,2
1,65
14
5
Xuất khẩu lao động
0,230
3,5
0,26
4
0,21
2
0,18
1,5
0,105
0,9
6
Xe máy xe đạp
0,066
1
0,084
1,3
0,13
1,1
0,105
0.9
7
Thủ công mỹ nghệ, gốm sứ
1,018
15,5
0,92
14,2
1,47
14
1,78
15
1,60
13,5
Bảng 3: Mặt hàng và kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời kỳ 1997-2001
Đơn vị: triệu USD
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn theo chỉ tiêu nợ phải tra và vốn chủ sở hữu
Stt
Năm
1999
2000
2001
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
I
Nợ phải trả
19.156.243
62
58.948.464
83,3
45.655.019
77,6
+vốn vay
2.787.760
(Chiếm 14,5%)
29.177.026
(chiếm 49,5%)
17.477.281
(chiếm 38,2%)
II
Vốn chủ sở hữu
11.708.219
38
11.824.233
16,7
13.141.757
22,4
Tổng vốn
30.864.463
100
70.722.698
100
58.796.740
100
Đơn vị : Triệu đồng
Bảng 4: Mặt hàng và giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1997- 2001
Đơn vị: Triệu USD
Stt
Chỉ tiêu
Năm1997
Năm1998
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch nhập khẩu
9,394
100
14,835
100
8,752
100
13,405
100
13,274
100
1
Máy móc thiết bị
3,288
35
4,60
31
3,326
38
3,485
26
3,982
30
2
Nguyên vật liệu, vật tư
2,912
31
4,00
27
1,838
21
6,113
45,6
3,717
28
3
Phương tiện vận tải
1,315
14
1,484
10
0,438
5
0,590
4,4
0,730
5,5
4
Hoá chất, giấy
1,128
12
1,929
13
1,103
12,6
1,810
13,5
1,991
15
5
Kim loại màu
0,47
5
1,038
7
0,753
8,6
0,938
7
1,049
7,9
6
Dược liệu
0,300
3,2
0,520
3,5
0,289
3,3
0,456
3,4
0,558
4,2
7
Hàng tiêu dùng
0.376
4
0,534
3,6
0,464
5,3
0,684
5,1
0,105
3,2
8
đồ điện dân dụng
0,451
4,8
0,727
4,9
0,543
6,2
0,670
5
0,823
6,2
Bảng10: kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty giai đoạn 1997-2001
Đơn vị: Triệu USD
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Tổng kim ngạch xuất khẩu
6,570
100
6,464
100
10,546
100
11.89
100
11,819
100
2
Hàng nông sản
4,139
63
4,00
62
6,75
64
7,49
63
7,92
67
Ngũ cốc
1,971
30
2,00
31
3,90
37
4,04
34
3,78
32
sản phẩm cây công nghiệp
1,708
26
1,55
24
2,74
26
3,45
29
3,66
31
Hoa quả tươi, sp từ hoa quả tươi
0,460
7
0,452
7
0,105
1
0,47
4
3
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản
-3,36%
68,8%
10,96%
5,74%
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng doanh thu
267.419.354
100
272.354.467
100
274.315.855
100
330.000.000
100
1
Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
195.215.389
73
204.265.850
75
202.993.732
74
257.400.000
78
2
Doanh thu từ buôn bán nội địa
48.135.484
18
43.576.715
16
43.890.536
16
37.290.000
11,3
3
Doanh thu tư hoạt động dịch vụ
5.883.225
2,2
7.353.571
2,7
8.229.476
3
7.920.000
2,4
4
Doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết
548.631
0,2
3.630.000
1,1
5
Doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu
3.476.452
1,3
4.357.671
1,6
5.486.317
2
5.610.000
1,7
6
Doanh thu bán hàng nhận nợ theo chỉ tiêu
6.952.903
2,6
3.812.963
1,4
5.760.633
2,1
5.280.000
1,6
7
Doanh thu từ hoạt động tài chính
267.419
0,1
1.419.000
0,43
8
Doanh từ dịch vụ quá cảnh, tạm nhập, tái xuất
3.476.452
1,3
3.812.963
1,4
4.389.054
1,6
5.940.000
1,8
9
Doanh thu hoạt động xuất khẩu lao động
3.209.032
1,2
4.902.380
1,8
3.017.474
1,1
4.950.000
1,5
10
Doanh thu từ các hoạt động khác
802.258
0,3
272.355
0,1
561.000
0,17
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu thời kỳ 1999- 2002
Đơn vị : Nghìn đồng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0527.doc