Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội

Lời mở đầu Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, nghành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới để phù hợp với kỷ nguyên của tin học và xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới là “ điện tử hoá nền kinh tế”, lấy việc ứng dụng thương mại điện tử làm nòng cốt, xu hướng ấy thể hiện ở việc hình thành các ngân hàng điện tử (Virtual Banking, Internet Banking, E-Banking, Online Banking,..) và được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là những mô hình ngân hàng hiện đại có nhiều ưu điểm

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn so với mô hình ngân hàng thương mại truyền thống, đối với Việt Nam, việc ứng dụng thương mại điện tử còn rất nhiều hạn chế, ngân hàng điện tử đang trong thời kỳ hình thành, còn chưa thông dụng đối với mọi thành phần trong xã hội, tuy nhiên, việc hình thành ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và của bản thân các NHTM trong thời kỳ mới. Nắm được sự cần thiết đó, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một mô hình ngân hàng mới “ Ngân hàng điện tử”. Tuy nhiên việc tiến hành đang còn gặp rất nhiều khó khăn như : Không nắm rõ ngân hàng điện tử hoạt động ra sao; các bước hình thành, nên áp dụng các nghiệp vụ gì ban đầu, do vậy, qua quá trình thực tập tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, nhận thức được những khó khăn này, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội” . Kết cấu của chuyên đề : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, chuyên đề gồm 3 chương : Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử. Chương II : Thực trạng quá trình điện tử hoá tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Do thời gian thực tập có hạn, trình đội cũng như kiến thức bản thân còn hạn chế, hơn nữa đề tại này lại có nhiều vấn đề phải bàn, nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ ngân hàng và bạn đọc, để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử I -Khái niệm về ngân hàng thương mại. 1-Khái niệm . Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với lịch sử và phát triển của nền sản xuất hàng hoá, như vậy, ngân hàng thương mại là một sản phẩm đặc biệt của nền kinh tế hàng hoá, đồng thời là một trong những nghành công nghiệp lâu đời nhất. Xem xét quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại, từ các hoạt động ban đầu là đổi tiền; nhận tiền gửi; cho vay và chi trả hộ, cũng như phát triển theo quy mô và nghiệp vụ như nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là phát hành các tín phiếu chứng nhận về tiền gửi được dùng để thanh toán chi trả gần giống như giấy bạc ngân hành hiện nay, nhìn chung ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng và nhiệm vụ, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế, nhưng ở đây đặt ra vấn đề là những yếu tố trên luôn luôn thay đổi , thực tế rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng, và ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh(các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác, do vậy cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng đang cung cấp: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngược lại, một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu, ở nước ta theo luật các tổ chức tín dụng (1/10/1998) : “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Hay luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam ghi : “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” 2- Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1-Trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: một là : Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; hai là : Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền tiết kiệm. Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng, điều tất yếu là tiền sẽ ở nhóm thứ hai chuyển sang cho nhóm thư nhất nếu cả hai cùng có lợi, như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó lại là quan hệ tín dụng, hoặc không thì chỉ là quan hệ cấp phát vốn hoặc là hùn vốn. Việc quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp với thời gian, không gian, quy mô làm cản trở các quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính, do việc chuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch, tăng thu nhập cho người tiết kiệm, nhờ đó mà khuyến khích tiết kiệm, giảm phí tổn cho người đầu tư, làm khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư nên giải quyết được các mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp, gánh chịu rủi ro và sử dụng các nghiệp vụ kỹ thuật để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. 2.2-Tạo phương tiện thanh toán. Tiền-vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện lưu trữ, nó trở thành tiền giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy rằng nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu. Theo những quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận, thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông(Mo), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn…. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có dùng để mua hàng và dịch vụ, do đó bằng việc cho vay(hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay, khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền cho vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi ) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác, từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng). 2.3-Trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia, thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…. Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Ngoài ra các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng ngày càng đạt được hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng, vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại ngày càng được các nhà quản lý áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. II- Sự hình thành và phát triển ngân hàng điện tử 1-Sự hình thành ngân hàng điện tử 1.1-Khái niệm về ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử (E-Banking) hay còn gọi là ngân hàng trực tuyến (Online Banking), ngân hàng mạng (Internet Banking) là một hình thức ngân hàng mà các dịch vụ khách hàng của nó được thực hiện một cách tự động thông qua mạng Internet, và nguyên liệu chính được sử dụng là tiền điện tử (E-Money). Tiền điện tử (Electronic money, Digital Casch, E-casch) là phương tiện biểu hiện giá trị, là sự biểu hiện dưới dạng số hoá của tiền tệ. * Theo định nghĩa của Uỷ ban Châu Âu thì tiền điện tử là một loại tiền: + Được chứa đựng trong các thiết bị điện tử như thẻ điện tử hay bộ nhớ máy tính. + Được chấp nhận như là phương tiện trong thanh toán. + Được phát hành với mục đích chuyển cho người sử dụng để phục vụ như một sự thay thế cho tiền mặt (tiền giấy, tiền xu,…). + Được phát hành để thực hiện thanh toán điện tử cho những thanh toán có giá trị giới hạn. Tiền điện tử (E-money) theo như định nghĩa là một hình thái tiền tệ cho phép khách hàng sử dụng phương tiện truyền thông điện tử để tiếp cận với hệ thống thanh toán. Như vậy tiền chính là thông tin (Infomation) được chuyển giao giữa các thiết bị điện tử giúp cho quá trình thanh toán. Mạng Internet là một hệ thống các máy tính được kết nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Mạng cho phép các thành viên trao đổi thông tin, dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ truyền thông, thư tín điện tử, thương mại điện tử…... Như vậy, ngân hàng điện tử theo như định nghĩa thực chất là việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tượng của ngân hàng điện tử là các khách hàng sử dụng máy tính cá nhân có nối mạng, toàn bộ các nghiệp vụ đều được thực hiện tại nhà hay bất kỳ nơi nào có kết nối Internet mà trong đó các nghiệp vụ hoàn toàn được tự động hoá, không cần đến sự tham gia của các nhân viên ngân hàng. 1.2-Sự hình thành ngân hàng điện tử. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực ngân hàng, tài chính và thương mại. Có nhiều quan điểm về nghành công nghiệp ngân hàng sẽ tận dụng được cơ hội thuận lợi do sự phát triển của công nghệ thông tin mang lại hay lại phải đấu tranh để duy trì vai trò cơ bản (principa role) của nó trong nền kinh tế. BillGates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, bậc thầy trong lĩnh vực công nghệ tin học, trong buổi gặp gỡ các quan chức ngân hàng Châu Âu (EU) năm 1994 cho rằng các ngân hàng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ để tồn tại trong thời gian tới. BillGates cho rằng : “ Các ngân hàng cũng như loài khủng long, đứng trước nguy cơ của sự lỗi thời và có thể sẽ bị tuyệt chủng”. Một số nhà ngân hàng đã cảm thấy bị xúc phạm bởi câu nói có vẻ như phi lý này của Bill, một số khác lại coi đó như một hồi chuông cảnh báo, một sự thách thức cho giới ngân hàng, hoặc là vươn lên làm chủ công nghệ mới để cung cấp các sản phẩm tài chính và thương mại điện tử trong thế kỷ 21, hoặc bị gạt ra bên ngoài để phục vụ như một kênh bị động cung cấp các thông tin du lịch thông qua công nghệ mà sự phát triển phụ thuộc vào các nghành khách, những nghành có thể sẽ không còn sử dụng các kênh ngân hàng truyền thống. Sự hình thành của ngân hàng điện tử là tất yếu khách quan, cũng giống như các ngân hàng thương mại truyền thống, nó xuất phát từ sự phát triển của tiền và các hình thức thương mại. Tuy nhiên không thể thiếu một nguyên nhân nữa để ngân hàng điện tử ra đời đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghệ thông tin là nhân tố quyết định sự phát triển của tiền tệ và các hình thức thương mại, tạo tiền đề cho ngân hàng điện tử ra đời. - Internet cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Cái mà người ta gọi là cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ đơn giản là triển khai thêm một công nghệ nữa mà là sự đảo lộn cơ bản trong cách sản xuất và tiêu dùng, thế giới đã biết đến hai cuộc cách mạng công nghiệp : Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được theo đuổi đến năm 1840, sinh ra ở nước Anh với sự phát minh ra máy hơi nước do James Watt năm 1776, lần đầu tiên người ta đã thành công trong công việc biến nhiệt thành chuyển động mà ứng dụng đầu tiên là chiếc máy kéo sợi bông bằng hơi nước, và trước năm 1830 đã xuất hiện đường sắt đầu tiên, do vậy nước Anh trong những năm 1780 và năm 1860 là khoảng thời gian người dân nước Anh vừa trở nên đông đúc và giầu có hơn, từ một tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn 0,5% đã tăng thêm mức tăng trưởng 2%. Cuộc cách mạng thứ hai là phát minh ra điện của Thomas Edison mở ra năm 1882 ở Mỹ, lần này với những nhà máy điện đã làm cho mức tăng trưởng của nước Mỹ lên tới 4%, đối với công chúng thăm triển lãm quốc tế năm 1881, điện chỉ là chiếc máy khâu hay chiếc xe điện nhỏ do hãng Siemens chế tạo. giúp tới thăm triển lãm, nhưng điều quan trọng hơn là đã mở ra những cơ sở công nghiệp lớn và làm việc theo dây chuyền. Và chúng ta đang ở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần ba, là một cuộc cách mạng về công nghệ điện tử và Internet, nguồn gốc của Internet là hệ thống máy tính của Bộ quốc phòng Mỹ, gọi là mạng ARPAnet, một thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác khoa học trong các công trình nghiên cứu quốc phòng. Như vậy, mạng Internet nguyên thuỷ được thiết kế nhằm mục đích phục vụ việc cung cấp thông tin cho giới khoa học nên công nghệ của nó cho phép mọi hệ thống đều có thể liên kết với nó thông qua một cổng điện tử. Theo cách đó, ngày nay có hàng ngàn máy tính cũng như hệ thống dịch vụ thư điện tử...... đã trở thành thành viên của Internet với khoảng 1 tỷ trang Wed, 375 triệu người dùng mạng Internet đang phát triển với tốc độ bùng nổ. Theo thống kê của báo Internet commrce thì cứ sau 150 ngày số lượng người truy cập Internet lại tăng gấp đôi, Internet thực sự trở thành một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Nhờ có công nghệ kỹ thuật số và Internet, năng suất lao động của người Mỹ kể từ thập kỷ 90 đã tăng 2,5% hàng năm. Cuộc cách mạng Internet đã trở làm thay đổi cơ bản trong cách sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế. Internet tạo ra một không gian tại đó mọi người có thể gặp gỡ trao đổi thông tin, các doanh nghiệp có thể quảng cáo và bán hàng hóa của mình các ngân hàng có thể phục vụ khách hàng mà không cần giao dịch trực tiếp với khách hàng (hình 1). Kênh phân phối của các tổ chức tài chính Kênh phân phối ngoài Kênh phân phối trong Giao dịch thông qua Phương tiện truyền thông Giao dịch trực tiếp Kênh hỗ trợ Kỹ thuật Thông qua Email Kênh viễn thông Kênh điện tử Tự phục vụ -Nhân viên tiếp thị -Ngân hàng hội viên -Các chi nhánh -Quầy giao dịch - Máy rút tiền tự động ATM - Điện thoại - Internet Hình 1 : Internet một kênh phân phối của ngân hàng Internet được gọi là kênh phân phối điện tử, kết hợp với kênh viễn thông và hệ thống tự phục vụ ( ATM ) tạo nên kênh phân phối kỹ thuật ( Technical chanel ). Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển thì kênh phân phối sử dụng các thiết bị kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống phân phối dịch vụ khách hàng, trong đó kênh Internet hay Ngân hàng điện tử là không thể thiếu được khi thương mại điện tử phát triển. Sự phát triển của thương mại điện tử Với những ưu điểm của nó, chưa bao giờ Internet lại trở thành một công cụ thương mại hữu hiệu như hiện nay. Những chuyên gia về thị trường từng mơ ước có thể đến riêng từng khách hàng để chào bán hàng của mình thì giờ đây Internet đã giúp họ thực hiện ước mơ đó. Đây là cách tốt nhất để phục vụ khách hàng có một số nhu cầu nhất định. Chỉ cần nhấn vài lệnh trên bàn phím và đợi vài giây là khách hàng có thể vào cửa hàng mà mình ưu thích. Mua sắn trên mạng cũng giúp người tiêu dùng tự tin hơn vì họ có thể tự so sánh giá cả của các cửa hàng khác nhau và mua sắm với giá rẻ nhất. Quảng cáo và bán hàng trên Internet Nhà nước thực hiên các chính sách Hình 2 : Mô hình tổng quát giao dịch thương mại điện tử Có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại điện tử, tuy nhiên chủ yếu thông qua hai hình thức chính là thanh toán trung gian và thanh toán qua ngân hàng. Hình thức thanh toán qua ngân hàng được trình bày tổng quát như hình 2, toàn bộ qua trình đặt hàng, mua hàng và thanh toán được thực hiện trực tuyến qua mạng trên Internet. Theo đó, ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong thanh toán điện tủ, thiếu nó, thương mại điện tử không thể thực hiện được. Vì vậy, sự xuất hiện của thương mại điện tử tất yếu dẫn đến sự ra đời của một ngân hàng trên mạng (Online Banking) hay ngân hàng điện tử (E-Banking). Như vậy, thương mại điện tử phát triển làm xuất hiện nhu cầu về thanh toán trực tuyến qua ngân hàng, đó là cơ hội tiềm tàng để các ngân hàng điện tử ra đời và phát triển. Ngược lại, sự ra đời của ngân hàng điện tử thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, quyết định đến sự phát triển và thành bại của thương mại điện tử. Sự phát triển của tiền tệ và các tổ chức tài chính phi ngân hàng . Cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng cơ bản dựa trên sự thay đổi trong kênh phân phối của các tổ chức tài chính. Sự xuất hiện của kênh phân phối điện tử lại là kết quả của cuộc cách mạng về khái niệm tiền tệ. Trong nền kinh tế trao đổi hiện vật, khả năng chi trả cho hàng hoá và dịch vụ được phản ánh bằng hàng hoá trao đổi trung gian như cái rìu, thuốc lá, lưỡi câu… sau đó, tiền tệ bằng kim loại ra đời và được tạo bởi kim loại đá quý. Tiếp theo là sự xuất hiện của tín tệ. Tín tệ là một loại tiền được chấp nhận trong thanh toán nhưng bản thân nó không có giá trị, tín tệ được phát hành bởi hệ thống ngân hàng, bao gồm tiền giấy và tiền xu. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, khả năng chi trả, thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ của mỗi cá nhân đơn giản được phản ánh bằng con số trong bản ghi tài khoản khách hàng tại ngân hàng. Điều này dẫn tới một khái niệm mới là tiền điện tử (E-Money, E-Cash) hay tiền số hoá (Dital Cash) mà bản chất của loại thông tin này là thông tin (Information) được chuyển giao giữa các thiết bị điện tử để thanh toán trong nền kinh tế. Cách hiểu mới về tiền tệ này đã dẫn đến cuộc cách mạng điện tử của các tổ chức tài chính. Cạnh tranh giữa ngân hàng và phi ngân hàng. Sự xuất hiện của tiền tệ điện tử đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán dựa trên loại tiền mới này. Nhận thức được thị trường tiềm năng này, hàng loạt các công thành viên tài chính (ngân hàng và phi ngân hàng) cạnh tranh nhau trong việc cung cấp các loại tiền điện tử này, mỗi công ty có một loại tiền điện tử riêng và có phương thức thanh toán riêng và có phương thức thanh toán khác nhau. Theo Banking Policy Report trong năm 1997 đến năm 2000 có khoảng 3700 tỷ USD đã được đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho thương mại điện tử. Cuộc chạy đua giữa bản thân hệ thống các ngân hàng và đặc biệt là giữa ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng trong việc cung cấp các phương tiện thanh toán (tiền điện tử), diễn ra ngày càng quyết liệt. Các ngân hàng trước đây hoàn toàn nắm giữ quyền kiểm soát về tiền tệ, tuy nhiên cho đến cuối năm 1995, sự phát triển của tiền điện tử đã nằm ngoài kiểm soát của hệ thống ngân hàng, mà đúng hơn là ngân hàng trung ương (Mỹ, Anh,..).. như CyberCash, DigiCash, và First Virtual Holdings là 3 công thành viên mạnh nhất về cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử trên mạng vào thời điểm cuối năm 1995 và đầu năm 1996, cả ba công thành viên đều cung cấp những dạng tiền điện tử khác nhau và đều muốn đáp ứng cho khách hàng sự thuận tiện và an toàn trong thanh toán. Đối với các nhà ngân hàng thì áp lực cạnh tranh lớn nhất không phải từ phía các nhà ngân hàng mà từ các hiệp hôi tín dụng, nhà môi giới chứng khoán, đặc biệt là các nhà cung cấp thẻ tín dụng phi ngân hàng như American Express, Discover… theo thống kê của Internet Banking và Security : Hiện nay ngân hàng chỉ giữ 20% tài chính của hộ gia đình so với 34% của 20 năm trước, quản lý 30% ký quỹ của các tổ chức kinh doanh so với 7 năm trước là 42%. Những nhà cung cấp thẻ tín dụng phi ngân hàng tấn công vào phần khách hàng của ngân hàng và nắm giữ luôn 25% thị phần so với năm 1994 họ chỉ chiếm được 5%. Thực tế là các ngân hàng đã đi chậm hơn so với các tổ chức phi ngân hàng trong việc cung cấp các phương tiện thanh toán cho thương mại điện tử. Việc suy giảm thị phần này đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang mất đi vai trò trung gian tài chính của mình, chức năng cơ bản của ngân hàng là trung gian thanh toán trong nền kinh tế, nhưng chức năng này đang bị cạnh tranh mạnh mẽ, đe doạ tới sự tồn tại của các hệ thống ngân hàng. Câu hỏi ở đây sẽ đặt ra là : Điều gì sẽ xảy ra khi những ngân hàng có những chức năng như các tổ chức phi ngân hàng, nhưng các tổ chức này lại có nhiều thuận lợi hơn các ngân hàng do sự chuyên môn hoá trong công nghệ thanh toán, điều gì sẽ xảy ra nếu như những công ty tin học viễn thông hàng đầu như Microsoft, Netscape, IBM,…..liên kết với các hiệp hội tín dụng phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính có tính chất toàn cầu. Rõ ràng, các ngân hàng đã mất đi vị trí độc quyền là trung gian tài chính của mình và nguy cơ bị tụt hậu về công nghệ như Billgate đã cảnh báo là khó tránh khỏi, nếu như các ngân hàng không tự đổi mới hay nói cách khác là để tồn tại và phát triển, ngân hàng buộc phải làm một cuộc cách mạng, mà thực chất của cuộc cách mạng này là sự phát triển của công nghệ thanh toán, hướng tới thanh toán trực tuyến qua mạng Internet để phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử, hay cuộc cách mạng này chính là sự hình thành nên các ngân hàng điện tử. Tóm lại, dưới sự phát triển của công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và thương mại điện tử, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính thì việc hình thành ngân hàng điện tử là tất yếu và khách quan, hơn nữa, với sự thuận lợi về uy tín, kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, sẽ là cơ hội để các ngân hàng mở rộng thêm kênh phân phối trên mạng. Tuy nhiên để đạt được nhưng mục tiêu trên, các ngân hàng phải mất nhiều thời gian và chi phí. 2- Lợi ích của ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử có rất nhiều lợi ích đối với khách hàng, nền kinh tế cũng như đối với bản thân ngân hàng, theo đó, ngân hàng điện tử có những lợi ích (ưu điểm) sau : * Lợi ích đối với khách hàng bao gồm : An toàn và hiệu quả. Thanh toán bằng thẻ tín dụng phức tạp hơn nhiều so với thanh toán qua ngân hàng điện tử, ngân hàng điện tử bằng hệ thống thanh toán (BIPS) có tính bảo mật cao, khách hàng không phải khai thông tin về cá nhân và thẻ tín dụng, do đó rất an toàn, hơn hẳn so với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và thư tín dụng. Ngân hàng điện tử thích hợp với mọi hình thức thương mại điện tử, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng ở mọi mức độ và không bị giới hạn bởi số lượng tiền thanh toán như đối với thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tiếp cận mọi lúc, mọi nơi. Với hệ thống kết nối mạng thường trực, khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng 24/24 giờ, vào tất cả các ngày và tại bất cứ địa điểm nào về các loại sản phẩm, dịch vụ, các thủ tục, cách thức vay, trả nợ hay các dịch vụ tư vấn về đầu tư chứng khoán… Khả năng tiếp cận với ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào rất có ý nghĩa đối với những người không có thời gian đến ngân hàng vào giờ hành chính, đối với cả các doanh nhân thường phải đi xa hay sinh viên du học… thì đây là hình thức lý tưởng vì họ có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử ở bất cứ nơi nào trên thế giói có kết nối. Khả năng tự kiểm soát cao. Đối với ngân hàng truyền thống, khách hàng cảm thấy họ không tự kiểm soát được tài khoản của mình. Ngược lại, ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng có thể thường xuyên theo dõi và kiểm soát được tình hình tài chính của mình. Tiết kiệm thời gian, chi phí và các thao tác giao dịch. Khách hàng không còn phải mất thời gian xếp hàng chờ đợi để thực hiện các giao dịch với ngân hàng, công việc này có thể được thực hiện hoàn toàn thông qua máy tính tại nhà hay tại công thành viên. Đặc biệt, ngân hàng điện tử giúp giảm chi phí giao dịch cho khách hàng một cách đáng kể. Nếu trước đây, trong giao dịch ngân hàng truyền thống, khi khách hàng muốn biết về số dư tài khoản của mình thì phải trả gấp 2 lần so với việc sử dụng máy rút tiền tự động ATM, gấp 5 lần nếu sử dụng Home Banking (ngân hàng qua điện thoại) và gấp 10 lần khi sử dụng ngân hàng điện tử. Khách hàng được hưởng lãi suất vay rẻ hơn nhiều so với lãi suất của ngân hàng truyền thống, nguyên nhân chính là do chi phí giao dịch của ngân hàng điện tử nhỏ, hơn nữa ngân hàng điện tử huy động được nhiều nguồn vốn rẻ hơn thông qua các dịch vụ của mình, đặc biệt là dịch vụ thanh toán. Khách hàng muốn tham gia thanh toán trực tuyến qua ngân hàng đều phải mở tài khoản tại ngân hàng đây sẽ là nguồn vốn rẻ nhất mà ngân hàng có được. * Lợi ích đối với các ngân hàng. Thông qua hoạt động của các ngân hàng đang phát triển, người ta đã rút ra 5 điều nổi trội do ngân hàng điện tử mang lại như sau : Là cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó sẽ tiếp cận nhanh chóng với nhiều thị trường khác nhau bởi tính chất của loại hình này là không phụ thuộc vào không gian, thời gian, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trong hoạt động ngân hàng. Khả năng nhạnh bén trong việc thu nhận, xử lý nguồn thông tin giúp cho người quản lý và điều hành kịp thời hạn chế những rủi ro thường do các phương thức hoạt động truyền thông gây ra. Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ cao hơn rất nhiều. Cung cấp thêm nhiều hình thức dịch vụ cho khách hàng như tư vấn đầu tư, các sản phẩm dựa trên thẻ thông minh (Smart Card-base) tạo điều kiện tăng nguồn vốn, tăng cường tốc độ quay của nguồn vốn, giúp tăng doanh thu ổn định cho ngân hàng thông qua phí dịch vụ ngân hàng, dần dần thay cho nguồn thu từ tín dụng vốn có rủi ro cao. Có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, khách hàng thấy chủ động hơn trong việc kiểm soát tài chính của mình, do vậy các ngân hàng có cơ hội củng cố, duy trì và phát triển các mối quan hệ khách hàng mới. Gọn nhẹ trong tổ chức hệ thống dịch vụ, năng suất lao động tăng lên, không phải đầu tư xây dựng thêm văn phòng giao dịch mới, nhân lực gọn nhẹ, các chi phí liên quan đến giao dịch trực tiếp với khách hàng như giấy tờ, hợp đồng,..giảm đáng kể, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận ngân hàng. . 3- Mô hình hoạt động và các nghiệp vụ của ngân hàng điện tử. 4.1-Mô hình hoạt động Xác định rõ mô hình hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và quản lý một ngân hàng điện tử, mô hình hoạt động còn được sử dụng để đánh giá, xếp hạng sự phát triển của ngân hàng. Nhìn chung, tất cả các ngân hàng trực tuyến đều có chung một mô hình, dù đó là ngân hàng lớn hay nhỏ, ngân hàng ở các nước đang phát triển hay phát triển. Mô hình hoạt động của ngân hàng qua Internet được xác định dựa trên ba cơ hội khác nhau mà công nghệ (Internet) có thể đem lại cho các ngân hàng đó là : - Như một phương tiện cung cấp thông tin khách hàng. - Như một kênh giao dịch chính thức, giống như đối với các chi nhánh giao dịch và rút tiền tự động ATM. - Như một công cụ để cải thiện mối quan hệ khách hàng. Với ba cơ hội trên mà Internet mang lại cho ngân hàng, có thể chia mô hình ngân hàng điện tử thành ba kênh cơ bản : Kênh cung cấp thông tin, kênh giao dịch, và kênh cải thiện mối quan hệ khách hàng. Trong mỗi kênh lại có các nghiệp vụ tương ứng, trong đó, kênh giao dịch bao gồm các nghiệp vụ chính, hai kênh còn lại cung cấp các nghiệp vụ bổ trợ cho việc ra quyết định thực hiện các nghiệp vụ chính trong kênh giao dịch. Mô hình hoạt động và các nghiệp vụ của ngân hàng điện tử được mô tả như sau: Mô hình hoạt động (các nghiệp vụ) Kênh cung cấp thông tin (nghiệp vụ bổ trợ) Kênh giao dịch (Các nghiệp vụ chính) Kênh cải thiện quan hệ K/H (N/V bổ trợ) Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Hình 3 : Mô hình hoạt động (nghiệp vụ) của ngân hàng ảo. Để so sánh mức độ phát triển của ngân hàng khác nhau, người ta chia mỗi kênh thành 3 cấp độ khác nhau. Cấp độ 1 được gọi là cấp độ cơ bản (basic level). Với cấp độ này, ngân hàng chỉ có thể mô phỏng lại hoạt động của nó cùng với các phương tiện truyền thông khác trên mạng, nó mở ra một phương thức hoạt động mới, tuy vậy lại chưa khai thác hết tiềm năng của phương tiện mới này, nói cách khác, cấp đọ 1 là cấp độ ban đầu, các chức năng sử dụng mang tính giới thiệu, cấp độ này thường gặp ở các ngân hàng trực tuyến mới thanh lập. Cấp độ 2 được gọi là cấp độ trung gian, ở cấp độ này một số lợi thế của Internet được khai thác tốt hơn để cung cấp tốt hơn các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên các dịch vụ dựa trên các lợi thế của công nghệ này chưa ảnh hưởng nhiều đến cách thức hoạt động truyền thông của ngân hàng. Ngược lại, cấp độ 3 là cấp độ khai thác cao nhất mọi ưu thế của công nghệ, cấp độ này đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và mở ra cơ hội cho giao dịch thương mại điện tử. Sau đây là nội dung cơ bản của các kênh trong mô hình ngân hàng điện tử, mỗi phần nội dung đều có số liệu minh hoạ, các số liệu này được rút ra từ cuộc khảo sát hơn 1200 ngân hàng có hoạt động trên mạng năm 2001 tại Mỹ. Kênh cung cấp thông tin: Các ngân hàng sử dụng Internet như một công cụ cung cấp thông tin bao gồm một số nghiệp vụ bổ trợ được phân chia theo các cấp độ như sau : ở cấp độ 1 hay cấp độ cơ bản, kênh thông tin của ngân hàng giống như một cuốn sách điện tử, nó cung cấp mọi thông tin liên quan đến ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng. ( 100% các ngân._. hàng được khảo sát đều cung cấp những thông tin này). Cụ thể cấp độ cơ bản bao gồm các hệ thống thông tin như sau : Hệ thống thông tin về ngân hàng : Thông tin về lịch sử phát triển của ngân hàng, các thông tin liên hệ đến ngân hàng như địa chỉ, số điện thoại fax, giờ làm việc…. của trụ sở và các chi nhánh, vị trí các máy rút tiền tự động.. Hệ thống thông tin dịch vụ khách hàng : Bao gồm các thông tin về c dịch vụ khách hàng, hướng dẫn và đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ như thẻ tín dụng, hướng dẫn xin vay, thông tin lãi suất,.. các loại phí, kỳ hạn, chế độ ưu đãi, quyền lọi và nghĩa vụ của khách hàng đối với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Qua khảo sát cho thấy các ngân hàng nhỏ thường ít đưa thông tin về lãi suất và các loại phí do khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn. Hệ thống thông tin tài chính như : Thông tin thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và hoạt động của nền kinh tế; các bài báo , bài phân tích tài chính và tổng quan nền kinh tế được viết bởi các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, mục này nhằm cung cấp thông tin ra quyết định đầu tư cho khách hàng đồng thời tạo uy tín cho ngân hàng, các ngân hàng lớn thường có một tạp chí riêng, được xuất bản hàng tháng và được phổ biến trên trang chủ của mình. Hệ thống thông tin tuyển dụng : Bao gồm thông tin về cơ hội việc làm, các điều kiện về tuyển dụng, chế độ lương bổng, trợ cấp. Và mẫu đơn xin việc, mục này thường thấy ở các ngân hàng lớn, là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả. Cấp độ 2 hay cấp độ trung gian so với cấp độ trước có thêm các mục sau : Cung cấp các công cụ tìm kiếm thông tin cho khách hàng (70%). Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin cần thiết chỉ sau vài giây sau khi gõ vào một số từ khoá quan trọng, giúp khách hàng tiết kiệm về mặt thời gian, ví dụ : khách hàng muốn biết về thông tin tiền gửi 3 tháng, chỉ cần gõ vào khung tìm kiếm ba chữ “lãi suất, 3”. Cung cấp các bản báo cáo thường niên, qua đó khách hàng có thể nắm được tình hình tài chính của ngân hàng. Giúp nâng cao uy tín của ngân hàng.(70% các ngân hàng được khảo sát đều có mục này). Giải đáp các câu hỏi thường gặp, đồng thời cũng có thể trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (60%). Cuối cùng là mục liên kết đến các trang Web khác có liên quan. Chỉ khoảng 50% các ngân hàng được khảo sát có công cụ này, lý do là các ngân hàng muốn trang Web của họ là điểm dừng chân cuối cùng của khách hàng, tuy nhiên đối với một số ngân hàng lớn, đây lại là công cụ cạnh tranh có hiệu quả do khách hàng có thể so sánh các ngân hàng khác nhau. Cấp độ cao nhất (cấp độ 3), việc cung cấp thông tin chủ yếu tập trung vào các đánh giá của khách hàng về trang Web của ngân hàng và thảo luận theo nhóm để trao đổi về các vấn đề mới đặt ra. Có rất ít ngân hàng sử dụng phương thức này, trong đó có 24% ngân hàng lớn, 10% các ngân hàng trung bình và 4% các ngân hàng nhỏ. Kênh giao dịch : Với chức năng này, trang Web của ngân hàng đóng vai trò như một cửa sổ giao dịch, khách hàng có thể thực hiện tất cả các nghiệp vụ có thể trên kênh giao dịch. ở cấp độ thấp nhất, khách hàng có thể thực hiện một số nghiệp vụ thông thường của ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm, thẻ tín dụng (và các loại thẻ khác), các khoản vay và đầu tư…. Kết quả khảo sát các ngân hàng cho thấy rằng các đơn xin đầu tư gần với các giao dịch thực tế nhất lại chiếm tỷ trọng thấp nhất 20%; các đơn xin vay và mở thẻ tín dụng chiếm 40%; đơn xin mở tài khoản thanh toán tương đối phổ biến (80% trong các ngân hàng được khảo sát). ở cấp độ thứ 2, Internet đã đóng vai trò tích cực hơn, ở đây, mỗi trang chủ của ngân hàng trên mạng Internet đã được xem như một cửa sổ giao dịch, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thông thường như đối với các ngân hàng truyền thống : Nghiệp vụ thông thường nhất là kiểm tra tài khoản thanh toán(100%),mặc dù nghiệp vụ này rất phổ biến nhưng vẫn được xếp vào cấp độ thứ hai là vì nó tiếp cận đến nguồn dữ liệu khách hàng của ngân hàng, các dữ liệu này mang tính bảo mật cao, chỉ có những khách hàng có mã khoá (password) được ngân hàng cung cấp khi mở tài khoản mới có thể sử dụng được. Một số ngân hàng còn cho phép khách hàng của mình tiếp cận với các thông tin trên tài khoản tiền gửi hay các khoản vay, đầu tư…. Khách hàng có thể nắm được thông tin về tình trạng của các tài khoản này, cùng với việc kiểm tra các tài khoản cá nhân, khách hàng có thể theo dõi được tình hình chi tiêu của mình thông qua bản báo cáo chi tiêu do ngân hàng lập một cách tự động sau mỗi giao dịch của khách hàng. Các nghiệp vụ khác thường thấy ở cấp độ này như chuyển khoản (bao gồm chuyển tiền giữa các tài khoản của một khách hàng và chuyển khoản giữa các khách hàng) và nghiệp vụ thanh toán hoá đơn trong thương mại điện tử. Theo khảo sát, 60% ngân hàng không thu phí các nghiệp vụ này, số ngân hàng còn lại (40%) chỉ thu phí thanh toán hóa đơn. Đặc điểm của các nghiệp vụ này là thường được sử dụng bởi các cá nhân. Nghiệp vụ rút tiền mặt : Khi khách hàng cần sử dụng tiền mặt, khách hàng có thể rút tiền tại tất cả các chi nhánh của ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự động, một ưu điểm của ngân hàng điện tử là khách hàng có thể thanh toán cũng như rút tiền ở khắp mọi nơi trên thế giới với điều kiện các ngân hàng này cũng phải hoạt động trên mạng, một số ngân hàng còn cho phép khách hàng rút tiền tại các máy rút tiền tự động của nước ngoài, số tiền này sẽ được tự động quy đổi sang ngoại tệ theo tỷ giá hiện thời. Một công cụ thường thấy ở cấp độ trung gian là chương trình hướng dẫn sử dụng (demo) các nghiệp vụ cơ bản, chương trình này sẽ thực hiện một cách tự động các bước của một nghiệp vụ nào đó để làm mẫu cho khách hàng, chỉ có 11% ngân hàng sử dụng công cụ này. ở cấp độ cao nhất, mọi hoạt động giao dịch của ngân hàng đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, nếu như ở 2 mức độ trên đối tượng phục vụ chủ yếu của ngân hàng là khách hàng cá nhân thì mức độ thứ 3, ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng và to lớn trong việc hỗ trợ cho thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp phát triển, có thể tìm thấy ở đây các nghiệp vụ hỗ trợ các doanh nghiệp như mở và thanh toán theo hình thức thư tín dụng (L/C); mở các hợp đồng bảo lãnh, ở cấp độ này, hầu hết mọi ngân hàng cung cấp phương tiện thanh toán điện tử (Ecash) cho khách hàng để sử dụng trong thanh toán thương mại điện tử, trong hơn 120 ngân hàng được khảo sát thì chỉ có 20 ngân hàng thực hiện và đạt đến cấp độ này, trong đó ngân hàng đầu tiên đạt được là First Bank, ngân hàng này hoàn toàn không có các chi nhánh mà hoàn toàn giao dịch trên mạng Internet. Kênh cải thiện quan hệ khách hàng: Các ngân hàng sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời duy trì và củng cố các mối quan hệ khách hàng đã có. ở mức độ thấp nhất, thư điện tử (Email) được ngân hàng sử dụng để giữ liên lạc, giải đáp và thông báo các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng biết một cách thường xuyên, đồng thời qua thư điện tử này (email) khách hàng cũng có thể trao đổi, góp ý kiến về các sản phẩm dịch vụ này, các ý kiến này được tổ chức và phân loại theo chủ đề, từ đó ngân hàng có cơ hội tự động hoá trong việc phản hồi thông tin khách hàng, các ngân hàng lớn, phần trả lời khách hàng được tụ động hoá rất cao. ở mức độ trung gian, các ngân hàng thường đưa ra một số nghiệp vụ mang tính chất tư vấn như sau : Nghiệp vụ tư vấn động vì các nghiệp vụ này hoàn toàn được thực hiện một cách tự động theo ý muốn của khách hàng, một ví dụ điển hình là công cụ tính toán (Calculator advise), công cụ này cho kết quả đầu tư sau khi khách hàng đưa vào thông tin cần thiết, kết quả có thể là số tiền thu được sau một khoảng thời gian nhất định với các phương án đầu tư khác nhau ( cụ thể là lãi suất khác nhau..), một số công cụ khác như : công cụ lập kế hoạch (Planner), quản lý ngân quỹ (Microsoft Money, Intuit’s Quicken..) khách hàng có thể sử dụng trực tuyến trên trang chủ của ngân hàng hoặc tải về máy tính cá nhân của mình để thực hiện không cần nối mạng, các công cụ này đều rất hữu ích cho việc ra quyết định tài chính của khách hàng. Nghiệp vụ quản lý tiền mặt (Cash management) chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, nghiệp vụ này thường được các chuyên gia tài chính của ngân hàng thực hiện, theo đó ngân hàng đóng vai trò như một nhà tư vấn tài chính, giúp các doanh nghiệp quản lý tiền mặt, lập kế hoạch tài chính và tư vấn đầu tư….. Tính đến cuối năm 2001, đã có 30% các ngân hàng hoạt động trên mạng cung cấp dịch vụ này. Cấp độ cao hơn, liên quan đến việc các ngân hàng thu thập các thông tin và nhu cầu từ phía khách hàng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, ở cấp độ này có rất nhiều công nghệ hiện đại được sử dụng (như hội thảo trực tuyến), để thu hút khách hàng. Tuy nhiên có rất ít ngân hàng đạt đến trình độ này. Tổng thể mô hình ngân hàng trực tuyến là một khối lượng thống nhất trong đó kênh giao dịch cũng như các dịch vụ của nó đóng vai trò trung tâm, hai kênh còn lại mang tính bổ trợ và cung cấp các thông tin phân tích giúp khách hàng ra quyết định đầu tư cũng như thực hiện các quyết định này ở kênh giao dịch, giữa các kênh đều có sự liên kết với nhau giúp khách hàng thực hiện dễ dàng các nghiệp vụ ở các kênh khác nhau, tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp có biên giới giữa các kênh này là không rõ ràng, có sự xen kẽ về chức năng giữa các kênh. 4. Mô hình thanh toán của ngân hàng điện tử. Sự phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển công nghệ thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng, kể từ khi ra đời đến nay đã có nhiều mô hình thanh toán được các ngân hàng đưa vào sử dụng như : Thanh toán điện tử vô danh, thanh toán điện tử hữu danh và hệ thống thanh toán BIPS (Bank Internet Payment System). Tiền điện tử vô danh (Anonymous e-money) là một loại tiền điện tử được ngân hàng tạo ra bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt, gọi là tiền vô danh vì nó không chứa đựng thông tin về người sử dụng và do đó không có sự liên quan giữa người sử dụng với tiền của anh ta, người bán và ngân hàng hoàn toàn không biết người đang thực hiện đặt hàng và thanh toán. Tiền điện tử hữu danh(Identified e-money), là loại tiền trong đó chứa đựng những thông tin về khách hàng, với loại tiền này, ngân hàng có thể theo dõi được quá trình thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng hoàn toàn được bảo mật đối với người bán, mô hình này được phát triển bởi trường đại học Nam califonia và được một số tổ chức tài chính sử dụng như NetBank năm 1996-2002. Xét về khía cạnh an toàn, hai mô hình thanh toán được coi là có mức độ bảo mật cao nhất là mô hình thanh toán tiền điện tử vô danh và hệ thống thanh toán mạng ngân hàng (BIPS), trong bài viết này chỉ đề cập đến hai mô hình trên. 4.1 Mô hình thanh toán tiền điện tử vô danh (Anonymous e-money). E-cash là một loại tiền điện tử vô danh đầu tiên được phát triển bởi Digitalmoney và được ngân hàng Mark Twain Bank giới thiệu vào năm 1995, sau đó Ecash được các ngân hàng lớn như DeutscheBank AG và Frankfurt đưa vào sử dụng từ tháng 10/1997, quá trình thanh toán của loại tiền này như sau : Để thanh toán được, trước tiên khách hàng phải mua tiền điện tử của ngân hàng bằng chương trình “ví điện tử” (electronic purse software) được cài đặt sẵn trong hệ thống máy tính, thông qua chương trình này, khách hàng tạo ra những đồng tiền trắng, kèm theo số seri đã được mã hóa rồi gửi tới ngân hàng để xin xác nhận. Ngân hàng sử dụng chương trình đặc biệt gọi là “Blind signature” xác nhận lên những đồng tiền đó, đồng thời trừ tiền trên tài khoản của khách hàng bằng đúng số tiền phát hành rồi gửi lại cho khách hàng, khách hàng giải mã và lưu giữ số tiền này trong ví điện tử. Thực tế, ngân hàng không biết số seri của những đồng tiền này do chúng đã được mã hoá, điều đó đảm bảo tính vô danh của loại tiền này. Khi cần thanh toán, khách hàng gửi Ecash cho người bán (kèm số seri), người bán lập tức gửi số tiền này cho ngân hàng của mình để thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, ngân hàng của người bán kiểm tra tính hợp lệ của số tiền này với ngân hàng phát hành, sau đó ghi có cho khách hàng của mình nếu số tiền này là hợp lệ và thông báo cho người bán là quá trình thanh toán đã được thực hiện, cuối cùng, người bán gửi hàng hoá dịch vụ cho người mua. Toàn bộ quá trình thanh toán này được thực hiện trực tuyến và được thể hiện ở hình 4. 1. Người mua gửi tiền trắng + mã số đến ngân hàng yêu cầu mua Ecash. 2. Ngân hàng của người mua xác nhận rồi gửi Ecash lại cho người mua. 3. Người mua giải mã rồi dùng tiền này để mua hàng hoá. 4. Người bán gửi Ecash đến cho ngân hàng của mình. 5. Ngân hàng người bán kiểm tra và thanh toán với ngân hàng phát hành. 6. Ngân hàng người bán thông báo và ghi có cho người bán. 2 3 Người mua (Consumer) Người bán (Dealer) 6 4 1 Internet 6 Ngân hàng của người mua Ngân hàng của người bán Hình 4 : Mô hình thanh toán điện tử Ecash thực chất là một dòng thông tin, do đó nó có thể sao chép và sử dụng lại (double spending). Để tránh hiện tượng này, ngân hàng phát hành ghi lại toàn bộ các seri của các đồng tiền đã được thanh toán, sau đó được sử dụng để đối chiếu trong các thanh toán tiếp theo, nếu thấy trùng seri, thanh toán sẽ không thực hiện được, như vậy, mỗi Ecash chỉ được sử dụng có một lần. ưu điểm : Mô hình này có ưư điểm là an toàn gần như tuyệt đối, ngân hàng và người bán không thể biết được thông tin từ phía khách hàng vì không có sự liên hệ giữa Ecash với khách hàng. Nhược điểm : Mô hình thanh toán này có 4 nhược điểm cơ bản sau : Khách hàng cần phải cài đặt chương trình này trong máy, việc cài đặt chương trình này nhiều khi phức tạp đối với những người không có kỹ năng về máy tính, hơn nữa vì là tiền điện tử vô danh được chứa đựng trong ổ cứng của máy tính nên khi ổ cứng bị hỏng thì tiền cũng mất theo, không lấy lại được vì ngân hàng không biết số hiệu của khách hàng. Chi phí cho một lần giao dịch là khá cao, nguyên nhân là do tất cả các bên đều phải cùng đồng thời kết nối trực tuyến để thanh toán, do đó mô hình này không phù hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ (micro payments, pico payment) như trả tiền mua báo, vé xem phim. Để đảm an toàn, ngân hàng cần phải ghi lại các số hiệu của các đồng tiền đã thanh toán, do đó khối lượng dữ liệu này ngày càng lớn dần lên, làm chậm tốc độ thanh toán do phải so sánh quá nhiều với các số hiệu. Phải có sự phát triển đồng bộ giữa các ngân hàng trong hệ thống, nếu các ngân hàng không đồng thời đổi mới công nghệ thực hiện thanh toán trên mạng thì quá trình thanh toán có thể không thể thực hiện được, do vậy, mô hình này rất tốn kém đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do những nhược điểm của nó (lớn nhất là không phù hợp với các giao dịch có giá trị nhỏ), mô hình này đang dần dần được hoàn thiện bởi một số tổ chức tài chính như Ecash, Internet Cash. 4.2 Mô hình thanh toán BIPS. BIPS (Bank Internet Payment system) là sản phẩm của tập đoàn công nghệ và dịch vụ tài chính viết tắt là FSTC (Financial Services Technology Consortium) thành viên ban đầu bao gồm các ngân hàng lớn (Citibank, Mellonbank, Glenview State bank) và các tổ chức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới (Compaq, GlobeSet, NCR..), đây được coi là mô hình thanh toán tốt nhất dành cho hệ thống ngân hàng hiện nay, mô hình này được giới thiệu vào tháng 10 năm 1998 và được các ngân hàng trong tập đoàn sử dụng rất thành công. Tổng quan hệ thống : Như đã trình bày ở phần trên, nhược điểm của hệ thống thanh toán tiền điện tử là phải có sự đồng bộ trong công nghệ thanh toán của các ngân hàng, một ngân hàng cho phép thanh toán trên mạng, tuy nhiên nó lại gặp khó khăn là các ngân hàng khác chưa cho phép thanh toán trực tuyến thông qua mạng Internet, sự ra đời của hệ thống thanh toán mạng ngân hàng BIPS đã khắc phục được nhược điểm trên, nó cho phép tận dụng tối đa hệ thống thanh toán hiện thời của ngân hàng. BIPS cung cấp cho khách hàng của ngân hàng một cách tiếp cận đơn giản, an toàn và hiệu quả với hệ thống thanh toán hiện thời thông qua mạng Internet, BIPS bao gồm các bộ phận cần thiết để tiếp nhận và xử lý thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau thông qua hệ thống thanh toán hiện thời, quá trình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS được thực hiện như sau : Người mua nối mạng vào trang Web của người bán để mua hàng, sau khi chọn hàng (bấm chọn mặt hàng trên trang Web), hoá đơn thanh toán hiện ra, yêu cầu khách hàng chọn lựa phương thức thanh toán theo BIPS và điền vào những thông tin cần thiết như số lượng hàng cần mua, số tài khoản, địa điểm giao hàng..v..v. sau đó gửi hoá đơn kèm theo chữ ký điện tử (đã được mã hóa) đến ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán. (Khi người mua chon phương thức thanh toán qua BIPS hoá đơn tự động thêm thông tin về ngân hàng của người bán và số tài khoản của người bán tại ngân hàng này). Nhận được hoá đơn yêu cầu thanh toán của người mua, BIPS kiểm tra chữ ký điện tử của khách hàng, nếu đúng là khách hàng của mình, ngân hàng tiếp tục kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán, nếu đủ tiền để thanh toán, BIPS tự động lựa chọn kênh thanh toán thích hợp (chuyển tiền, thanh toán bù trừ qua mạng SWIFT hay trực tiếp qua mạng Internet) để thanh toán với ngân hàng của người bán, sau đó, BIPS gửi thông báo cho khách hàng là quá trình thanh toán đã được thực hiện, ngân hàng người bán ghi có vào tài khoản của người bán rồi gửi giấy báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng cho người mua. Toàn bộ quá trình thanh toán trực tuyến qua ngân hàng được mô tả như hình 5. 4 Hệ thống thanh toán hiện thời : Mạng, bù trừ, SWIFT.... Ngân hàng của người bán Ngân hàng của người mua 5 3 Internet Người bán (Dealer) Người mua (Consumer) 1 2 Internet Hình 5: Mô hình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS. 1. Người mua yêu cầu mua hàng, thông báo là sẽ thanh toán qua ngân hàng. 2. Người bán trình hoá đơn kèm theo số tài khoản tại ngân hàng người bán. 3. Người mua trình hoá đơn cho ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán. 4. BIPS thanh toán với ngân hàng người bán thông qua hệ thống thanh toán hiện thời. 5. NH người bán báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng. Nhìn chung các giao dịch (thanh toán, chuyển khoản, ..) giữa các khách hàng và ngân hàng (BIPS) được thực hiện qua các bước sau : BIPS Ngân hàng của người mua Người mua Khách hàng của BIPS 1-Soạn yêu cầu thanh toán, ký nhận thanh toán Gửi hoá đơn yêu cầu thanh toán đến ngân hàng qua Internet Nhận thông báo (yêu cầu không hợp lệ hoặc không đủ tiền thanh toán..) 3-Tiếp nhận và xử lý yêu cầu thanh toán 4-Kiểm tra tính hợp lệ (chữ ký điện tử, xác nhận của khách hàng). -Kiểm tra tài khoản. + Không hợp lệ : Gửi thông báo cho K/H. + Hợp lệ, chuyển bước 6. 6- Chọn kênh thanh toán thích hợp, định dạng lại yêu cầu thanh toán. -Gửi yêu cầu thanh toán Gửi thông báo cho K/H. Hệ thống xử lý thanh toán (NH, NHNN) Thực hiện thanh toán Khách hàng của BIPS Nhận thông báo đã thực hiện thanh toán ưu điểm của hệ thống BIPS : BIPS mang lại rất nhiều ưu điểm cho khách hàng và cho cả bản thân ngân hàng và đối với bản thân ngân hàng nhà nước Việt Nam, tuy nhiên, có thể tóm tắt một số lợi ích sau : ưu điểm lớn nhất là có thể sử dụng được hệ thống thanh toán hiện thời, BIPS kết nối với các hệ thống thanh toán như thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, thanh toán qua mạng SWIFT.. cho phép khách hàng dễ dàng giao dịch với các khách hàng của ngân hàng có hệ thống thanh toán khác với BIPS, đây sẽ còn là ưu điểm lớn nhất của BIPS khi công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng chưa hoàn toàn đồng bộ. An toàn : BIPS thoã mãn được mọi yêu cầu về bảo đảm an toàn của khách hàng và của ngân hàng, hệ thống đảm bảo an toàn của BIPS gồm có : Xác nhận điện tử (digital cetificates) : công cụ để nhận biết khách hàng của ngân hàng. Chữ ký điện tử (digital signature) mã khóa cá nhân(provate key ) và mã khoá công cộng (Puplic key): các công cụ này được đính kèm với mọi thông điệp, được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp gửi đi từ phía khách hàng hay ngân hàng. Mỗi thông điệp có một chữ ký điện tử riêng nó phản ánh nội dung của thông điệp và được mã hoá. Bất cứ một sự thay đổi nào trong nội dung của thông điệp đều bị phát hiện. Chi phí thấp. Chi phí cho một lần thanh toán rất thấp, khách hàng chỉ phải trả tiền nối mạng, không phải trả tiền dịch vụ thanh toán như đối với một số phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy BIPS thoả mãn được các nhu cầu thanh toán vi mô ( micro peyment ) trong thương mại điện tử. Hơn nữa, BIPS không giới hạn mức tiền thanh toán trong mỗi lần giao dịch, khách hàng có thể thanh toán những khoản tiền lớn (macro peyment ) mà vẫn đảm bảo an toàn. ỉ Hiệu quả cao. Quá trình xử lý thanh toán từ việc tiếp nhận thông điệp, lựa chọn kênh thanh toán, thực hiện thanh toán đến phản hồi thông tin khách hàng, tất cả đều được BIPS thực hiện hoàn toàn tự động. Do đó năng suất lao động được nâng cao, bộ máy nhân công gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí lao động và chi phí giao dịch trung gian.... Tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận ngân hàng. Với những ưu điểm trên, sự ra đời của BIPS đã thật sự là một mốc son trong chặng đường phát triển của Ngân hàng điện tử. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới hiện đã và đang nghiên cứu và áp dụng mô hình này. III. Tình hình phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới. 1.Tình hình phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới . Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đối với các ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển đã trở thành một kênh không thể thiếu trong hệ thống kênh phân phối dịch vụ tài chính. Uy tín, năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của các ngân hàng này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động trên mạng. Chính vì vậy, ngày nay Internet không chỉ là một kênh bổ sung như trước mà nó được coi là một kênh bán hàng chính thức của khách hàng. Mỹ được coi là nước đi tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế cho khách hàng qua Internet . Theo công ty dữ liệu quốc tế IDC ( International Data Corp ), ở Mỹ hiện đã có trên 15 triệu người sử dụng e- banking với con số ngân hàng cung cấp dịch vụ này lên đến khoảng 100.000 ( chiếm 10% ). Trong đó, có khoảng 50 ngân hàng đã đạt đến cấp độ cao nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính qua mạng. netb@nk là một ngân hàng điện tử điển hình của Mỹ đang có khoảng 66.000 tài khoản khách hàng với lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống khác. Trong vòng một năm từ 1998 đến 1999, tài sản của ngân hàng này tăng gấp ba lần, lên đến 1,3 tỷ USD. Cũng theo IDC, thị phần của hệ thống ngân hàng trong thanh toán thương mại điện tử, tại Mỹ đã tăng lên rất nhanh : từ 6% năm 1998, 42% năm 1999, lên đến 49% năm 2000, dự đoán đến năm 2003, con số này là 70%. Tiếp sau Mỹ trong ứng dụng Internet vào ngân hàng là các nước châu Âu mà điển hình là Anh và Đức. Anh được coi là nước có số người sử dụng mạng nhiều nhất châu Âu ( 39% dân số ), hiện có khoảng 11.000 ngân hàng cung cấp dịch vụ qua Internet. Châu á, tuy đi sau nhưng lại có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. theo một nghiên cứu tiến hành cuối năm 2000 của NetValue, tỉ lệ phần trăm số hộ gia đình châu á kết nối Internet đang tăng nhanh và có xu hướng bắt kịp với Mỹ và Châu Âu, đặc biệt tại ba quốc gia Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. NetValue nhận xét, người dân châu á mặc dù chỉ mới tiếp cận với Internet nhưng họ lại là người tiêu dùng một số lượng giao thức lớn hơn người sử dụng Internet ở Mỹ hay Châu Âu. Mua sắm trên mạng và gởi thư là hai lĩnh vực Châu á có khối lượng tương đương Mỹ. Số người sử dụng Internet ở Hàn Quốc là 34.5% trong đó có 15% số người sử dụng dịch vụ E-Banking. ở Singapore 47,5% số hộ kết nối Internet ( Chỉ sau Mỹ ) trong đó là 10 % có giao dịch thanh toán. Hội đồng tiền tệ của Singapore đã đặt ra kế hoạch là đến năm 2008 thì các ngân hàng và các thương nhân trên quốc đảo này sẽ bắt đầu áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên phạm vi toàn quốc. Hình thức thanh toán trên được gọi là “Hệ thống thanh toán điện tử” . Với hệ thống này theo luật pháp Singapore thì các thương nhân và các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc phải chấp nhận tiền điện tử. Việt Nam chính thức bắt đầu hoà nhập với cộng đồng Internet năm 1998, tuy nhiên cũng đã có những bước tiến đáng kể. Theo ước tính của VDC, Việt Nam hiện có 11.000 thường xuyên sử dụng Internet. Hiện đã có một số chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đã thiết lập các trang chủ và bắt đầu đưa ra nhiều chương chình thu hút khách hàng trên mạng như ngân hàng Thương Mại cổ phần á châu ( ABC ), ngân hàng phát triển châu á (ADB) và Citibank. Chỉ có hai ngân hàng trong nước có trang Web riêng là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng kỹ thương Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại cả hai trang Web này mới chỉ cung cấp các thông tin thông thường mang tính giới thiệu và cung cấp cho khách hàng khả năng kiểm tra tài khoản cá nhân. Nhìn chung các ngân hàng tại Việt Nam chưa có các giao dịch trên mạng, nguyên nhân chính là do thiếu hệ thống cơ sở pháp lý về thanh toán tiền điện tử và chữ ký điện tử, hiện tại trang web của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đang sửa chữa để có khả năng giao dịch trên mạng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7/2003. 2 . Xu hướng phát triển ngân hàng điện tử trong tương lai. Hiện nay, cuộc cách mạng CNTT đang chuyển sang giai đoạn thứ năm, giai đoạn trí thức với sự bùng nổ của cách mạng Internet và mạng không dây WAP, di động thế hệ thứ 3, nền kinh tế thế giới dịch chuyển mạnh mẽ theo hai hướng : Sự bùng nổ của thương mại điện tử, và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, đây là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng CNTT. Internet giờ đây đã trở nên rất phổ biến trên thế giới, việc truy cập Internet được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, trước đây chỉ những người có máy tính cá nhân mới truy cập được Internet thì tại thời điểm này đã có hàng triệu người có thể tiếp cận được thông tin, Việt Nam đã thử nghiệm và đưa vào hoạt động hệ thống truy cập Internet thông qua vô tuyến và đã có nhũng bước thành công bước đầu, dự định này sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn quốc vào cuối năm 2005. Sự phát triển của Internet hiện tại và trong tương lai sẽ tạo ta cuộc đổ bộ lên Internet của các tổ chức tài chính, một ngân hàng không thể tồn tại được nếu nó không đáp ứng được khách hàng về nhu cầu thanh toán trực tuyến, trước đây, ngân hàng còn bị cản trở thường xuyên do đường truyền thấp thì ngày hôm nay, với sự xuất hiện của thế hệ thông tin thông tin di động (3G), các ngân hàng hoàn toàn có thể cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tài chính hoàn hảo, khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động để thanh toán cũng như theo dõi các cuộc hội thảo về tài chính của ngân hàng. Nhìn chung, trong một tương lai không xa, lĩnh vực tài chính và ngân hàng sẽ phát triển sôi động nhất với sự xâm nhập của Internet trên toàn thế giới mà xu hướng đó là sự toàn cầu hoá hệ thống tài chính ngân hàng, một ngân hàng sẽ bị loại bỏ ra khỏi cuộc đua tranh nếu không đáp ứng được nhu cầu của hệ thống, đây cũng chính là thách thức đối với hệ thống ngân hàng ở các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam, nhận biết được xu thế và thách thức đó, ngân hàng thế giới (Wold Bank) đang tích cực viện trợ đầu tư vào hệ thống ngân hàng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhằm đưa hệ thống này hoà nhập với hệ thống tài chính ngân hàng thế giới. Chương II Thực trạng quá trình điện tử hoá tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. I - Khái quát về ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. 1-Quá trình hình thành và phát triển. Thành lập ngày 26-4-1957 theo Nghị Định 117/TTG của thủ tướng chính phủ, có tên giao dịch BIDV, là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, kể từ khi thành lập cho tới năm 1981, ngân hàng được mang tên là NH Kiến Thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính với nhiệm vụ chủ yếu là nhận vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước để tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật của nhà nước. Ngày 27/7/1957 chi nhánh ngân hàng kiến thiết Hà Nội (tiền thân của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội ) được thành lập nhằm đáp ứng những yêu cầu trước mắt cũng như nhu cầu lâu dài. Đến nay sau 44 năm hoạt động với nhiều giai đoạn phát triển , chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanh và cơ cấu bộ máy tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn theo hướng phục vụ sự nghiệp kiến thiết thủ đô, thông qua hình thức cấp phát vốn ngân sách nhà nước do các công trình dự án thuộc kế hoạch nhà nước. Sau năm 1991, ngân hàng cấp phát vốn thông qua hình thức tín dụng, tới năm 1995 thì ngân hàng được phép phát triển kinh doanh theo chức năng của một ngân hàng thương mại (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư). Từ ngày 1/1/1995 ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nói riêng thật sự hoạt động như ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có nhiệm vụ huy động nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành cho vay các hoạt động cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế dân cư. Hiện nay ngân hàng hoạt động như một ngân hàng TM với đặc thù là lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cũng như khách hàng truyền thống là các đơn vị thuộc khối xây lắp. 2-Mô hình tổ chức. Để thực hiện chức năng mới của mình , chi nhánh có bộ máy tổ chức với 21 đầu mối gồm 14 phòng ban tại trụ sở chính số 4B Lê Thánh Tông và 3 chi nhánh trực thuộc tại các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Cầu Giấy. Các chi nhánh có 2 phòng kinh doanh và kế toán ngân quỹ. Riêng tại chi nhánh Đông Anh, Thanh Trì có thêm phòng giao dịch. Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có 19 đầu mối, hơn 300 cán bộ công nhân viên, mô hình tổ chức của chi nhánh bao gồm : 3 chi nhánh khu vực, 8 phòng ban trong đó có 8 phòng ban chức năng, 8 phòng trục tiếp kinh doanh và 2 phòng giao dịch dưới sự chỉ đạo của ngân hàng ĐT&PT Vi._.Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chủ yếu sử dụng hệ thống truyền thông Dail up, tốc độ truyền từ 2400 -> 9600kb. Hệ thống này có tốc độ truyền rất chậm do bản thân tốc độ của thiết bị và của hệ thống đường truyền (qua dây điện thoại) ở Việt Nam có chất lượng rất kém và không an toàn. Hiện tại, việc ứng dụng Internet vào ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức tra cứu thông tin và cập nhật các tiện ích cho các nhân viên công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Chưa có trang Web riêng mà công chúng có thể truy cập như một trang Web thông thường. 6.2.2. Các nguyên nhân khách quan. Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến dự án ngân hàng điện tử của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Hiện tại, Việt Nam hầu như không có những công nghệ tiên tiến đã được sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu Singapore. Việt Nam vẫn còn sử dụng các công nghệ quá cũ trong mạng thông tin viễn thông. Việt Nam vẫn còn sử dụng các công nghệ quá cũ trong mạng thông tin viễn thông. Mặc dù lĩnh vực xương sống quan trọng nhất trong ngành viễn thông đã sử dụng công nghệ cáp quang, nhưng các mạng thứ yếu vẫn thấy ở bên ngoài các thành phố lớn, chất lượng của hệ thống dây điện thoại là rất thấp. Do đó không có sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp từ phía Tổng Công ty bưu chính Viễn thông. Đây là hậu quả của tình trạng độc quyền của Tổng Công ty bưu chính Viễn thông trên thị trường viễn thông Việt Nam. Đó là tình thế khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam nói chung và của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nói riêng. Những khó khăn của về cơ sở hạ tầng ngành viễn thông Việt Nam đã hạn chế khả năng của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Nếu hạ tầng cơ sở ngành viễn thông không được cải thiện, nó sẽ không phù hợp việc triển khai những hệ thống công nghệ thông tin yêu cầu mạng kỹ thuật số. Khó khăn này không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng ĐT&PT Hà Nội mà còn làm giảm tốc độ truy cập của khách hàng trong tương lai. Về môi trường pháp lý cho hệ thống thanh toán điện tử. Để thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng đi vào cuộc sống, cần phải có một môi trường pháp lý chặt chẽ. Môi trường pháp lý này phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán, đồng thời bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong giao dịch thương mại điện tử. Chưa có các tổ chức xác nhận và công nhận chữ ký điện tử cũng như chưa có các tổ chức đứng ra giải quyết tranh chấp trong giao dịch thanh toán TMĐT. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam chưa phát triển và làm hạn chế hoạt động của các ngân hàng trên mạng Internet. Về chính sách khuyến khích sử dụng Internet của Nhà nước. Việt nam chưa quan tâm đến chính sách khuyến khích sử dụng Internet một cách đúng mức. Chưa tạo môi trường thuận lợi cho Internet phát triển. Chi phí sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay cao hơn gấp nhiều lần so với ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Các dịch vụ sử dụng Internet còn quá ít. Nội dung các trang Web lại sơ sài, chất lượng không cao nên chưa có sức lôi cuốn độc giả... Tất cả các điều trên đã khiến cho số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay không nhiều. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ người sử dụng Internet cũng như chưa chú ý đến việc phổ cập Internet trong đại bộ phận dân chúng. Do đó khái niệm Internet đối với dân chúng còn xa lạ, hoặc có thể biết nhưng ít có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận. Thực trạng trên làm hạn chế số lượng khách hàng trên mạng của ngân hàng. Về thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của dân chúng. Người Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Theo nhận định của ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 15 nước sử dụng tiền mặt nhiều nhất trên thế giới. Thanh toán qua ngân hàng mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, tổng Công ty, doanh nghiệp Nhà nước, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng thanh toán. Dân chúng không có thói quen mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Đây cũng là yếu tố làm hạn chế số lượng khách hàng của ngân hàng điện tử ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong tương lai. Chương III Một số giải pháp thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. I-Định hướng phát triển của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đến năm 2010. Mục tiêu chiến lược của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 là: Phải thực sự trở thành NHTM lớn, hiện đại giữ vai trò chủ đạo và chủ lực cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho đầu tư phát triển khu vực công nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực hiện đường lói phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; mở rộng hoạt động kinh doanh toàn diện một cách vững chắc, an toàn, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của lĩnh vực công nghệ thông tin đối với ngân hàng. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã có một chiến lược phát triển công nghệ thông tin hướng tới hoà nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, định hướng phát triển của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội là: Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng (CIS); chuyển đổi từ hệ thống hướng tài khoản sang hệ thống hướng khách hàng, thay thế chứng từ giao dịch trên giây bằng giao dịch hệ thống thông tin; Chuyển đổi từ xử lý ngoại tuyến sang xử lý trực tuyến; thay đổi hệ thống xử lý theo chi nhánh theo hệ thống xử lý tập trung, cung cấp cho khách hàng khả năng thực hiện giao dịch tại tất cả chi nhánh và tại nhà. Thay đổi một hệ thống thủ công sang hệ thống máy tính hoá hoàn toàn; chuyển từ một môi trường không đồng nhát sang môi trường chuẩn hoá, đồng nhất sang môi trường chuẩn hoá, đồng nhất và có tính tích hợp cao. Tử năm 2001, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng trong khuôn khổ dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng và hệ thống thanh toán Việt Nam,... những dự án như thương mại điện tử (E- Commerce), ngân hàng tại gia (Home Banking), ngân hàng điện tử (E - Banking Virtual Banking, Online Banking) sẽ được triển khai. II- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. 1. Giải pháp về nghiệp vụ ban đầu sẽ được triển khai. Các nghiệp vụ khách hàng của một ngân hàng trực tuyến phục thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực công nghệ của ngân hàng, môi trường pháp lý cho thanh toán điện tử, mức độ phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu của khách hàng... Trong giai đoạn đầu, do thương mại điện tử chưa phát triển, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chỉ nên đưa ra một mô hình ngân hàng điện tử ở cấp độ 1 và có thể có một số nghiệp vụ đơn giản ở cấp độ 2. Mô hình ban đầu chủ yếu nhằm mục đích giới thiệu và giúp khách hàng làm quen với ngân hàng ĐT&PT Hà Nội và các dịch vụ của nó. Theo đó, mô hình ban đầu của ngân hàng điện tử tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội sẽ được tổ chức thành 3 kênh: Kênh cung cấp thông tin, kênh giao dịch; và kênh cải thiện quan hệ khách hàng. Nội dung nghiệp vụ của 3 kênh này như sau: Kênh cung cấp thông tin gồm: - Hệ thống thông tin về ngân hàng bao gồm: thông tin về lịch sử phát triển của ngân hàng; các thông tin liên hệ với ngân hàng như địa chỉ; số điện thoại, fax giờ làm việc... của trụ sở, các chi nhánh, các công ty con; vị trí các máy rút tiền tự động. - Hệ thống thông tin dịch vụ khách hàng: bao gồm các thông tin về các dịch vụ khách hàng, hướng dẫn và đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ như thẻ tín dụng, hướng dẫn xin vay,... thông tin về lãi suất, các loạ phí, kỳ hạn, chế độ ưu đãi, các quyền và lợi ích của khách hàng đối với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. - Hệ thống thông tin tài chính như: thông tin thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và hoạt động của nền kinh tế; thông tin về hoạt động của các chi nhánh thông qua tạp chí ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. - Hệ thống thông tin tuyển dụng: bao gồm thông tin về cơ hội việc làm, các điều kiện tuyển dụng, chế độ lương bổng, trợ cấp... và mẫu đơn xin việc. Kênh giao dịch gồm các nghiệp vụ: Nghiệp vụ mở tài khoản: Cho phép khách hàng có thể thực hiện việc mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Nghiệp vụ xem tài khoản: Chỉ những khách hàng có mã khoá được ngân hàng cấp khi mở tài khoản mới có thể sử dụng được. Nghiệp vụ này cho phép khách hàng tiếp cận tới các thông tin trên tài khoản tiền gửi hay các khoản vay, đầu tư,... và có thể theo dõi chỉ tiêu của mình trên tài khoản thanh toán. Bản báo cáo chỉ tiêu do ngân hàng lập một cách tự động sau mỗi giao dịch của khách hàng. Nếu đến năm 2004 môi trường pháp lý đã cơ bản được thiết lập thì ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có thể cung cấp nghiệp vụ chuyển khoản bao gồm chuyển tiền giữa các tài khoản của một khách hàng và chuyển khoản giữa các khách hàng. Kênh cải thiện mối quan hệ khách hàng Mục tiêu của kênh này là thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời duy trì và củng cố các mối quan hệ khách hàng đã có. Trong giai đoạn đầu, ngân hàng có thể sử dụng các công cụ sau: Giải đáp các câu hỏi thường gặp (FAQ): thực chất là một bài viết giải đáp tất cả các câu hỏi mà khách hàng có thể đặt ra về ngân hàng và các dịch vụ của nó. Mục này nhằm cho ngân hàng việc phải trả lời lại nhiều lần cho các khách hàng khác nhau một số câu hỏi thường gặp. Nếu thắc mắc không nằm trong mục này, khách hàng có thể sử dụng thư điện tử hay các mẫu hỏi có sẵn để yêu cầu ngân hàng giải đáp các thắc mắc của mình. NH ĐT&PT Hà Nội nên cung cấp các mẫu hỏi định sẵn cho khách hàng hơn là để khách hàng sử dụng E - mail. Các mẫu hỏi định sẵn có ưu điểm là có thể phân loại các câu hỏi theo chủ đề, như vậy sẽ giúp ngân hàng có thể chuyên môn hoá công việc giải đáp, đồng thời có thể tập trung được thông tin, từ đó có thể bổ sung vào danh mục các câu hỏi thường gặp và đưa ra các dịch vụ tốt hơn đáp ứng yêu cầu khách hàng. NH ĐT&PT Hà Nội cũng nên có mục lấy ý kiến nhận xét của khách hàng bằng các mẫu có sẵn. Mục này rất quan trọng nó giúp ngân hàng tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng mà không cần tốn nhiều chi phí điều tra thị trường. NH ĐT&PT Hà Nội nên cung cấp cho khách hàng các công cụ tư vấn tự động. Cụ thể là công cụ tính số tiền thu được trong tương lai, tính thời gian để thu được một số tiền cho trước... các công cụ này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả nó cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định của khách hàng. Tóm lại, trong giai đoạn đầu khi chưa có kinh nghiệm và môi trường pháp lý cho thanh toán điện tử chưa hoàn thiện, NH ĐT&PT Hà Nội chỉ nên tập trung vào hai kênh là kênh cung cấp thông tin và kênh cải thiện quan hệ khách hàng. ở kênh giao dịch chỉ nên áp dụng những nghiệp vụ đơn giản như mở tài khoản, xem tài khoản cá nhân, và chuyển khoản. Tuy nhiên cũng không nên để trang Web của ngân hàng khi mới ra đời trong tình trạng nghèo nàn về nội dung. Kinh nghiệm của các ngân hàng điện tử khác mới hình thành (NHCT) cho thấy, do quá trình chuẩn bị không kỹ thuật, trang chủ của họ quá nghèo nàn về thông tin, không thu hút được khách hàng. Dẫn đến tình trạng khách hàng chỉ thăm quan một lần và không quay lại. Để tránh tình trạng này, trong giai đoạn đầu ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần phải tập trung mạnh vào kênh thông tin, kênh này không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin về ngân hàng ĐT&PT Hà Nội mà còn cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về nền kinh tế trong nước và quốc tế để khách hàng quen thuộc với trang chủ của ngân hàng và coi đây là một trung tâm tra cứu thông tin về kinh tế. 2. Giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai dự án ngân hàng điện tử tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.. Quá trình hình thành của ngân hàng điện tử tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan hư đã nghiên cứu ở phần trên và đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án này của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Để dự án ngân hàng điện tử của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội hoàn thành đúng tiến độ và sớm đi vào cuộc sống theo em ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: 2.1. Xây dựng lộ trình thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình thực hiện dự án rất cần thiết đối với ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong thời điểm hiện nay. Theo kế hoạch, dự án ngân hàng điện tử phải hoàn thành vào đầu năm 2004, tuy nhiên đến nay dự án này mới chỉ bắt đầu triển khai sang bước thứ hai, trong khi bước 2 và bước 3 cần rất nhiều thời gian (khoảng 3 năm). Để dự án hoàn thành đúng tiến độ đã đặt ra ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần xác định lại các bước đi một cách hợp lý và thực hiện đúng các bước đi này. Theo tôi, quá trình thực hiện dự án trong thời gian tiếp theo nên theo một lộ trình như sau: Bước 1: Hoàn thành xây dựng mạng Backbone trên cả nước vào đầu quý 3 năm 2001. Bước 2: Thực hiện đấu thầu vòng hai trong quý 2 năm 2001. Chính thức triển khai xây dựng trong quý 3 năm 2001. Cơ bản hoàn thành bước này vào cuối năm 2003. Hạn chót phải hoàn thành là cuối năm 2004. Bước 3: Quý 2 năm 2002, xây dựng hệ thống thanh toán BIPS. Đưa vào thử nghiệm vào quý 2 năm 2003. Hạn cuối thực hiện bước này vào cuối năm 2003. Đầu năm 2004, ngân hàng điện tử sẽ đi vào hoạt động, ban đầu sẽ chỉ cho phép áp dụng đối với các tỉnh, thành phố quan trọng do bước hai vẫn chưa triển khai hết trên toàn quốc. 2.2. Giải pháp đối với hệ thống ứng dụng và hệ thống cơ sở dữ liệu. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần phải thay thế toàn bộ hệ thống ứng dụng hiện thời (dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro) bằng một hệ thống ứng dụng mới khắc phục được nhược điểm của hệ thống ứng dụng cũ đồng thời đáp ứng được yêu cầu ngân hàng điện tử. Theo đó, hệ thống ứng dụng mới này phải: + Đáp ứng được tất cả ccs nghiệp vụ hiện có của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội và các nghiệp vụ trong tương lai của ngân hàng điện tử. + Có tính bảo mật cao và có khả năng xử lý với tốc độ cao + Đáp ứng đước nhu cầu chỉ đạo quản lý, và của hệ thống thông tin báo cáo. + Có khả năng đáp ứng cho việc thực hiện cơ sở dữ liệu vừa tập trung vừa phân tán. + Hỗ trợ số lượng lớn người sử dụng. Một hệ thống ứng dụng như vậy phải được xây trên hệ quản trị dữ liệu oracle. Hệ quản trị này được hầu hết các ngân hàng tiên tiến trên thế giới sử dụng vì những ưu điểm của nó. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần phải nghiên cứu hệ thống này và triển khai và áp dụng đối với toàn bộ hệ thống các chi nhánh trên cả nước trong năm 2002. (hiện nay ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã nghiên cứu và triển khai được tại một số đơn vị trọng điểm.) 3. Giải pháp về trang thiết bị. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần rà soát lại toàn bộ hệ thống trang thiết bị của mình, thay thế những thiết bị không đồng bộ, đồng thời nâng cấp hệ thống máy tính để đảm bảo tốc độ xử lý tức thời các nghiệp vụ trong hiện tại và tương lai. 4. Giải pháp về hệ thống mạng. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ cho hệ thống mạng WAN (mạng kết nối toàn bộ hệ thống chi nhánh với trụ sở chính). Hiện tại Việt Nam chưa có dịch vụ viễn thông chủ chốt hình thành nên một mạng WAN hiện đại. Kế hoạch duy nhất của tổng công ty Bưu chính viễn thông là dự án Vinasat cung cấp dịch vụ truyền thông qua vệ tinh vào năm 2003. Trong thời gian trước mắt, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có thể sử dụng cáp quang của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam để kết nối văn phòng tại Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau đó việc mua sắm các thiết bị truyền dữ liệu thích hợp sẽ được tiến hành để chuyển nó thành kênh truyền tiếng nói và dữ liệu. Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội hiện đang xây dựng hệ thống mạng xương sống ( Backbone) theo cách thức trên. Tuy nhiên giải pháp tốt nhất cho tương lai là sử dụng vệ tinh. Tại các quốc gia như Australia và Mỹ, rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet đã thay thế hệ thống cáp quang của họ bằng cách kết nối qua vệ tinh bởi chi phí rẻ hơn (ở Việt Nam đắt hơn do phải thuê vệ tinh) và tốc độ cao hơn. Dựa trên bản chất của vệ tinh ( mỗi vệ tinh có thể phủ sóng tới gần 1/3 trái đất), chỉ có một sự chuyển tiếp từ các trạm phát lên vệ tinh và một từ vệ tinh tới đất. Dữ liệu không cần thiết phải trải qua một lộ trình dài, đây là ưu điểm lớn nhất của công nghệ này so với việc sử dụng công nghệ cáp cùng dải tần . 5. Các giải pháp về nguồn nhân lực. Các cấp lãnh đạo cần phải quyết tâm hơn nữa trong việc thúc đẩy thực hiện dự án, cụ thể là thông qua các văn bản thướng xuyên nhắc nhở đối với các cấp có liên quan đến thực hiện dự án. Đào tạo nhân viên công nghệ thông tin: Đây là đội ngũ nhân viên kỹ thuật những người trực tiếp quản lý điều hành hệ thống ngân hàng điện tử (bao gồm quản lý, điều hành và bảo dưỡng hệ thống máy tính và hệ thống các trương trình ứng dụng đi kèm...) Cần tăng thêm đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin đồng thời đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ này về các mặt sau: + Tăng cường khả năng quản lý và điều hành mạng. + Tăng cường kỹ năng lập trình Web. + Tăng cường kỹ năng bảo dưỡng hệ thống Đào tạo nhân viên khai thác thông tin. ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nên tổ chức và đào tạo một đội ngũ chuyên khai thác thông tin. Đội ngũ này có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho kênh thông tin của ngân hàng điện tử. Các nhân viên của bộ phận này phải am hiểu cả về kinh tế và tin học, đặc biệt là kỹ thuật tìm kiếm thông tin trên mạng. Tổ chức phong phán hồi thông tin khách hàng. Phòng này chủ yếu phục vụ cho kênh 3 (cải thiện quan hệ khách hàng) và có nhiệm vụ chủ yếu sau: Trả lời khách hàng về các thông tin có liên quan đến các dịch vụ của ngân hàng. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới dựa trên hệ thống thông tin thu được từ phía khách hàng. Đào tạo đối với người sử dụng cuối cùng. Phần lớn các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí cho đào tạo các nhân viên kỹ thuật của họ nhưng lại không quan tâm đến việc đào tạo cho người sử dụng cuối cùng cần được đào tạo để có kiến thức cơ bản và có thể tự giải quyết khi gặp những sự cố nhỏ. Toàn bộ nhân viên của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cần được đào tạo về các lĩnh vực sau: + Đào tạo kiến thức tin học văn phòng, kiến thức về Internet và sử dụng các công cụ của Internet (thư điện tử) + Tiếp cận và sử dụng thành thạo hệ thống ứng dụng mới và hệ cơ sở dữ liệu mới ( Oracle) + Đào tạo kiến thức về ngân hàng điện tử. Một số phương pháp khác: Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nên áp dụng một số phương pháp sau để có được một đội ngũ nhân viên có chất lượng cao: + Khuyến khích tự học để nâng cao trình độ bằng cách thưởng cho các nhân viên học thêm vào buổi tối hoặc cuối tuần. + Thanh toán cho nhân viên làm việc ngoài giờ + Khen thưởng và đề bạt nhân viên có thành tích; + Cho phép thực tập và cấp học bổng - tiếp nhận các sinh viên ở các trường Đại học vào ngân hàng để thực tập. Họ có thể trở thành các nhân viên mới thay thế các nhân viên cũ rời bỏ ngân hàng hoặc không phù hợp. + Tổ chức giới thiệu cơ hội nghề nghiệp ở các trường Đại học để tìm kiếm sinh viên có khả năng và mời họ vào làm việc trước khi tốt nghiệp. 6. Giải pháp hỗ trợ. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hệ thống bổ trợ như thanh toán SWIFT, chuyển tiền điện tử và đặc biệt là máy rút tiền tự động trên các tỉnh, thành phố quan trọng làm cơ sở cho việc hình thành ngân hàng điện tử. Hệ thống máy rút tiền tự động phổ biến sẽ khuyến việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, là tiền đề cho các giao dịch của ngân hàng điện tử. Đối với công tác ATM, trong thời gian chênh lệch (thứ 7, chủ nhật, và các thời điểm từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối), chấp nhận có 2 cơ sở dữ liệu là IBS thật (để rút tiền tại quầy) và IBS night (rút thẻ ATM), viết một chương trình đồng bộ hai cơ sở dữ liệu này, chương trình này sẽ thường xuyên kiểm tra giao dịch của 2 cơ sở dữ liệu và sẽ đồng bộ giao dịch vào cả 2 CSDL này, với giải pháp này sẽ giải quyết được vấn đề ở Trung tâm thương mại Tràng Tiền, các giao dịch rút khác chi nhánh cập nhập ngày giá trị đúng ngày nên không có sự sai lệch khi tính lãi cuối tháng. Đối với các chi nhánh sử dụng IBS sẽ chuyển sang chế độ làm việc 365 ngày cho tất cả các chi nhánh, với cách này chỉ giải quyết được trường hợp ngày thứ 7 và chủ nhật, còn khoảng thời gian từ 5 giờ PM đến 9 giờ PM vẫn chưa giải quyết được, về mặt hành chính, giải này không khả thi đối với các chi nhánh tỉnh lẻ khi mở rộng hệ thống. Những khách hàng có tài khoản tại Tràng Tiền, mở riêng tài khoản ATM cho khách hàng tại sở giao dịch I, như vậy cũng cần có chương trình chuyển số dư của khách hàng từ tài khoản thanh toán cho tài khoản ATM tại SGD I. III - Một số kiến nghị 1. Kiến nghị đối với chính phủ. Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để TMĐT cũng như hoạt động của ngân hàng điện tử đi vào cuộc sống - thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng pháp lý, triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như ban hành các chính sách phát triển một cách hợp lý. 1.1. Về khung pháp lý. Chính phủ phải tạo ra một môi trường tin cậy và an toàn cho các giao dịch thông qua việc thừa nhận tính chất pháp lý của các giao dịch TMĐT (hoá đơn chứng từ, thuế...); cung cấp các dịch vụ xác nhập - CA; và xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn. Ban hành văn bản pháp quy về thanh toán điện tử Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc sửa đổi một số điều luật liên quan đến luật thương mại, luật Ngân hàng và các luật liên quan khác để điều chỉnh các mối quan hệ trong việc giao dịch và thanh toán điện tử. Đối tượng tham gia: cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng, ngân hàng Nhà nước, cơ quan xác nhận và công chứng chữ ký điện tử. Phạm vi: về tiền tệ (VNĐ và ngoại tệ, tiền mặt hoặc tiền điện tử); Về phạm vi thanh toán (hàng hoá và dịch vụ, ở trong nước hoặc với nước ngoài); về chứng từ (giấy hoặc điện tử); về dữ liệu (chuyển giao, bảo mật, lưu trữ, khôi phục dữ liệu); xác nhận điện tử; chữ ký điện tử. Các điều kiện pháp lý và kỹ thuật liên quan đến các đối tượng tham gia các hệ thống thanh toán điện tử: Vấn đề tổ chức thanh toán, các loại phí... quản lý thanh toán, báo cáo thống kê, cạnh tranh lành mạnh, tranh chấp và xử lý. Vấn đề miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, đơn giản hoá các thủ tục xác định giá trị tài sản vô hình là các giải pháp kỹ thuật hoặc phần mềm máy tính, chế đô trích khấu hao và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý đối với các thiết bị và phần mềm máy tính..., thừa nhận và có chính sách miễn thuế với nguồn vốn tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử và công nghệ; Để triển khai, Chính phủ cần sớm có văn bản giao trách nhiệm cho ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống các văn bản và hướng dẫn liên quan. Tổ chức xác nhận và công chứng chữ ký điện tử (CA): Nhà nước cần sớm thành lập Trung tâm xác nhận (CA) chữ ký điện tử. Trước mắt giao cho Bọ công an, Bộ thương mại, ngân hàng Nhà nước phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu dự án thử nghiệm kỹ thuật, thành lập Trung tâm cấp xác nhận cho các giao dịch TMĐT và thanh toán điện tử (phối hợp với cơ quan cấp CA quốc tế). Thực hiện việc công chứng chữ ký điện tử và xác nhận đối với các giao dịch TMĐT. Cụ thể, cần có các quy định về. Phạm vi hiệu lực của chữ ký điện tử Thừa nhận tính trung thực và không giả mạo của tài liệu. Các thừa nhận liên quan tới người ký phát chữ ký điện tử. Thoả mãn các điều kiện về chữ ký. Các tiêu chuẩn dành cho các tổ chức xác nhận, việc uỷ quyền, quy trình và hệ thống chấp nhận. Xử lý chữ ký điện tử trong các giao dịch quốc tế. 1.2. Về chính sách ưu đãi đối với sự phát triển công nghệ thông tin. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển TMĐT và internet. Nội dung chủ yếu của các chính sách này như sau: + Chính phủ đi đầu trong việc ứng dụng TMĐT để quản lý tốt công việc của mình, đó là e - government. + Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tối đa hoá về các lợi ích kinh tế - xã hội cho mọi người bán. + Thường xuyên đưa các thông tin và cách khai thác TMĐT phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội. + Đảm bảo kỹ thuật và giảm cước viễn thông, phí truy cập. Xây dựng hệ thống phân phối với cước phí vận chuyển thấp. + Phổ cập hoá Internet thông qua các chương trình đào tạo cấp phổ thông trung học và đại học (miễn phí truy cập) và các chương trình hỗ trợ các tổ chức kinh tế - xã hội khác. + Khuyến khích việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng TMĐT. + Ưu đãi thuế đối với các đơn vị tham gia các chương trình TMĐT và kinh doanh CNTT. + Tự do hoá ngành công nghiệp truyền thông, tránh độc quyền của 1 doanh nghiệp nhằm đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và tương quan giá cả hợp lý so với các nước trong khu vực. Tách dịch vụ Bưu chính ra khỏi viễn thông; 2- Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có những khó khăn nhất định, đó là vị trí đặt máy ATM thường đặt trong trụ sở nên khách hàng hầu hết chỉ giao dịch ATM trong giờ hành chính, chưa thực hiện giao dịch 24/24 giờ, do vậy, ngân hàng ĐT&PT TW cần hỗ trợ thêm về mặt bằng cũng như vị trí đặt máy (chi nhánh Cầu Giấy đã chuyển vị trí đặt máy ra ngoài cổng cơ quan, giúp khách hàng thuận lợi hơn và dịch vụ hiệu quả hơn). Bổ sung nhân lực phục vụ và vận hành ATM có đào tạo chuyên môn vì hiện tại chưa có cán bộ chuyên trách vận hành ATM, bổ sung một số quy trình như - Quy trình quản lý thẻ. - Quy trình hoạch toán, xử lý chứng từ lỗi. -Chưa có quy trình bảo quản, lưu trữ chứng từ, nhật ký máy ATM. 3- Kiến nghị với ngân hàng NHNN Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng đối với tiến trình ra đời của ngân hàng điện tử, là cơ quan trực tiếp giúp đỡ và chỉ đạo triển khai hệ thống thanh toán ngân hàng. trước mắt ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay những công việc sau: + Phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan dự thảo nghị định và các văn bản hướng dẫn riêng về các vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử trình Chính phủ phê duyệt. + Xây dựng phương án phát hành tiền điện tử phục vụ các giao dịch TMĐT. + Xây dựng kế hoạch triển khai cơ sở hạ tầng thanh toán cho TMĐT chung của hệ thống ngân hàng, phối hợp cùng Bộ thương mại, Bộ tài chính trình Chính phủ phê duyệt. + Xây dựng các tiêu chuẩn cho hệ thống TTĐT trong TMĐT; + Phối hợp với Bộ công an, Bộ thương mại, và tổ chức xác nhận quốc tế triển khai Trung tân xác nhận - CA cho các giao dịch TMĐT. + Triển khai thử nghiệm các giao dịch thanh toán điện tử sử dụng công nghệ Internet cho các giao dịch của khách hàng từ xa: trong cùng hệ thống, khác hệ thống và các giao dịch B2C. kết luận Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng ấy. Ngân hàng điện tử là xu thế mới trong ngành công nghiệp ngân hàng. Tuy mới ra đời nhưng Ngân hàng điện tử đã đóng một vai rò quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, Ngân hàng điện tử còn là một khái niệm mới mẻ đối với các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và với ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nói riêng. Xây dựng ngân hàng điện tử ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nó không những đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn, nâng cao lợi nhuận mà còn góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời từng bước hoàn nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng của Internet đối với ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cũng như những khó khăn mà ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đang gặp phải trong quá trình hình thành ngân hàng điện tử em đã chọn đề tài: "Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội". Mong rằng bài viết sẽ góp phần giải quyết được những khói khăn cho ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong quá trình xây dựng Ngân hàng điện tử, đồng thời đem lại những kiến thức cơ bản cho cán bộ công nhân viên ngân hàng ĐT&PT Hà Nội về mô hình Ngân hàng mới này. Do thời gian và nhận thức của bản thân còn hạn chế, ngân hàng điện tử lại là một đề tài mới do đó bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong ngân hàng để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy giáo Lê Đức Lữ và các anh chị trong ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này./. Tài liệu tham khảo Edward W.Reed và Edward K.Giu- Ngân hàng thương mại, 1993. TS. Phan Thu Hà-TS. Lê Thu Thảo (chủ biên),2002 Giáo trình Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê. Minskin - Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,Nxb KHKT 1994. Tạp chí ngân hàng: + Đoàn Thanh Hà - Ngân hàng điện tử, xu thế của thế kỷ 21 - số 4/2000. + Nguyễn Trường Sơn - Yêu cầu mới đối với công nghệ nền TMĐT - số 1/2000 Tạp chí tin học ngân hàng: + Nguyễn Trọng Thược - E - Banking xu thế hội nhập - số 5/2000. + Hoàng Hà và Đức Bảo - Vị thế cho TMĐT - số 5/2000. Tạp chí Internet today: + Internet, "cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba" số 9/2000. + Liên minh Ngân hàng điện tử ASEAN số 11/2000. Tăng cường Quản trị doanh nghiệp tại NH ĐT&PT Việt Nam - chiến lược phát triển công nghệ thông tin - Ngân hàng phát triển Châu á. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, hoạt động tin học các năm 1998, 1999, 2000 của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Bank Internet Payment System (BIS), Specification, Version 1.0, Public Review Draft---August 24, 1998. tại: Electronic Money / Internet Payment Systems - E - Banking Resoure Centure: Payment.html. Eduardo Diniz - Web Banking in USA tạp chí Internet Banking & Commerce số 3/1998. Geoffrey Turk - Money and Currency in the 21st Century - July 1997. Juergen Seitz và Eberhard Stickel - Internet Banking - An Overview tại com/commerce/JIBC/9801 - 8.htm [Pan96] Panurach, P.(1996): Money in Electronic Commerce: Digital Cash, Electronic Funds Transfer, and Ecash. In: Communications of the ACM, trang. Online Banking Services: Journal of internet Banking and Commerce: Keith Lamond - Credit Card Transactions, Real World and Online tại credit _ card. Và các bài viết khác trên các trang Web. + + + Secure Internet Credit Card Payment, - we- ere/sixsteps.html. + + Investment/Banking/Internet_Banking/ +Consumer's Guide to Electronic Payments + + + + + + Các trang Web của các ngân hàng của Mỹ, Anh, Đức... ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29644.doc
Tài liệu liên quan