Tài liệu Giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam: ... Ebook Giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các đối tác hợp tác quốc tế của Việt Nam Asean là một đối tác quan trọng, các nước Asean đã đầu tư vào Việt Nam từ những ngày đầu sau khi luật đầu tư nước ngoài ra đời (1987) và ngày càng tăng về số lượng về vốn đầu tư và quy mô dự án với sự hội nhập của Việt Nam và khu vực và tham gia kí khung hiệp định về đầu tư Asean thì triển vọng , mức độ ảnh hưởng của các nước Asean là rất lớn và có tính chiến lược lâu dài. Trước tình hình đó việc nghiên cứu tìm hiểu về đất nước Asean phân tích những thành công và những trở ngại để đưa ra những chính sách góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Asean.
KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
Phần I. Những vấn đề lý luận chung của các nước ASEAN vào Việt Nam.
Phần II. Kinh tế mốt số nước ASEAN
Phần III. Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam.
Trước khi vào bài viết này em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thuý Hồng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Chương I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ASEAN
1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
ASEAN (The Association of South East Asian Nations – HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam ¸) được thành lập ngày 8-8-1967 gåm 5 nước thành viên: Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái lan. Bối cảnh lịch sử lúc đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đang phát triển đến mức cao độ đẩy Mỹ vào thế ngày càng thất bại nậng nề, sau Tết Mậu thân phải từng bước xuống thang chiến tranh, chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá. Điều đó đã đặt các nước Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức mới về chính trị, kinh tế trước sức ép bên trong và bên ngoài. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tập hợp nhau dưới hình thức một tổ chức để đối phó với những thách thức mới là có thực và quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngoài 5 nước sáng lập, năm 1984, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh, Brunei Darussalam đã trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức này vào 8-1-1984. Đến ngày 28-7-1995, Việt Nam được kết nạp vào ASEAN và sau đó 2 năm, ngày 24-07-1997, Myanma và Lào đã trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9. Cuối cùng vào đúng ngày 30-04 - ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, tại Hà Nội, trong Hội nghị Bộ trưởng của các nước ASEAN đã kết nạp Cămpuchia làm thành viên thứ 10 của ASEAN. Thuật ngữ “ASEAN 10” đã được dùng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1999, Đông Timo đã được tách ra từ Inđônêxia, vì vậy có thể coi ASEAN hiện nay có 11 thành viên.
Các nước ASEAN đều nằm ở khu vực Đông Nam Á, trừ Lào, đều tiếp xúc với biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển du lịch. Diện tích của các nước ASEAN là 4.604.866 km2, chiếm trên 3% diện tích thế giới. Đông Nam Á là một trong những khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên như: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở Inđônêxia, Brunei, Việt Nam; thiếc trữ lượng lớn tập trung ở Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia; đồng có nhiều ở Philippin; vàng tập trung ở Philippin và Inđônêxia…
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 30% tổng diện tích tự nhiên, khí hậu nóng ẩm quanh năm, ASEAN là một vùng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây nhiệt đới như lúa gạo, cao su thiên nhiên, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cọ dầu… Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo; Inđônêxia và Việt Nam là 2 trong 4 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Về lâm nghiệp, các nước ASEAN có tiềm năng lớn về rừng với nhiều loại gỗ quý, dược liệu và các loài thú quý hiếm. Về ngư nghiệp, với vị trí gần biển và hệ thống sông, ngòi kênh rạch chằng chịt, các nước ASEAN có nhiều tiềm năng về khai thác, nuôi trồng thuỷ sản: Philippin có trữ lượng cá đứng thứ 11 trên thế giới; Thái Lan là 1 trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN. Khu vực ASEAN có 500 triệu dân, diện tích rộng 4,5 triệu km2, tổng GDP là 737 tỉ USD và tổng kim ngạch ngoại thương là 720 tỉ USD (2001). Kể từ trước khi chính thức gia nhập với tư cách thành viên đầy đủ năm 1995 tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN tại Brunei, Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng các nước ASEAN tại Singapore (1993) và Thái Lan (1994) cũng như một số cuộc họp khác của ASEAN. Từ đầu năm 1994, Việt Nam được mời tham gia vào một số dự án hợp tác chuyên ngành của ASEAN trên 5 lĩnh vực đã được hai bên thoả thuận: khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin, môi trường, y tế và du lịch. Hiện nay Việt Nam đã tham gia hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ASEAN với tư cách thành viên đầy đủ. Việt Nam tham gia Khu Mậu Dịch Tự Do ASEAN từ năm 1996. , cao ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok). Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên nguyên thuỷ và 5 hội viên gia nhập sau này là
Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Cơ cấu tổ chức hiện nay của ASEAN là kết quả của một quá trình hoàn thiện từng bước, song song với việc phát triển của tổ chức ASEAN trong gần 30 năm qua.Khi mới thành lập vào năm 1967, bộ máy ASEAN còn rất giản đơn, bao gồm 4 đầu mối/cơ chế chủ yếu: Hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), một Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) để điều phối các công việc thường nhật của ASEAN giữa các Hội nghị AMM. Các Uỷ ban chuyên trách và các Uỷ ban thường trực gồm các chuyên gia và quan chức trên các lĩnh vực cụ thể và Ban thư ký Quốc gia ở mỗi nước thành viên để thay mặt nước mình thực hiện các công việc cuả Hiệp hội và phục vụ các cuộc họp của ASEAN.
Sau một quá trình hoàn thiện, với mốc quan trọng nhất là các quyết định của 4 Hội nghị Cấp cao ASEAN các năm 1976, 1977, 1987 và đặc biệt là vào 1992, cơ cấu tổ chức chung của ASEAN cũng như chức năng của từng bộ phận đã từng bước được hình thành và củng cố. Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau:
Các cơ quan hoạch định chính sách
Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước/chính phủ ASEAN (ASEAN Summit)
Còn gọi là Hội nghị Cấp cao ASEAN và là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Xing-ga-po năm 1992 quyết định những Người đứng đầu chính phủ ASEAN họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó để đề ra phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và đưa ra quyết định về các vấn đề lớn. Từ sau Cấp cao ASEAN lần thứ 5, giữa các cuộc họp Cấp cao chính thức 3 năm một lần, hàng năm đều họp Cấp cao không chính thức.
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM)
Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN .Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 2 tại Kua-la Lăm-pơ năm 1977, những người đứng đầu chính phủ ASEAN nhất trí rằng các Bộ trưởng liên quan có thể tham dự AMM khi cần thiết. AMM và AEM có trách nhiệm báo cáo chung lên những Người đứng đầu chính phủ ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN .
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM)
AEM được thể chế hoá tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 2 năm 1977 tại Kua-la Lăm -pơ (Ma-lai-xi-a). Cũng như AMM, AEM họp chính thức hàng năm. Ngoài ra AEM có thể họp không chính thức khi cần thiết nhằm chỉ đạo các mật hợp tác kinh tế trong ASEAN . AEM có trách nhiệm phải báo cáo công việc lên cho những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN tại các Hội nghị Cấp cao.
Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xing-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.
Hội nghị Bộ trưởng các ngành:
Trong những thập kỷ đầu, Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Đến nay, ASEAN đã chính thức có cơ chế Hội nghị Bộ trưởng tài chính (AFMM) và Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải (ATM) và các hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Khoa học công nghệ và môi trường, Lao động, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, v.v...
Các hội nghị cấp Bộ trưởng hoặc tương đương khác
Trên một số lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục, luật pháp, đầu tư, du lịch.... có thể tiến hành các Hội nghị cấp Bộ trưởng hoặc người đứng đầu của các Ngành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
Hội nghị liên tịch các Bộ trưởng (Join ministerial meeting-JMM)
JMM được thành lập tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 ở Ma-ni-la, 1987. Hội nghị liên tịch các Bộ trưởng được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các nganhf và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN . JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng kinh tế ASEAN , dưới sự đồng chủ tịch của Chủ tịch AMM và Chủ tịch AEM. JMM có thể được triệu tập theo yêu cầu của Bộ trưởng Ngoại giao hoặc của Bộ trưởng kinh tế. JMM được triệu tập lần đầu tiên tại Ku-ching (Ma-lai-xi-a) 2/1991 để trao đổi ý kiến về vai trò của ASEAN trong APEC.Gần đây, còn có thêm hình thức JMM giữa các Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế và Tài chính.
Tổng thư ký ASEAN
Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa.Tổng thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn lớn hơn theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN 1992: khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN , nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN.Tổng thư ký ASEAN chịu trách nhiệm trước Hội nghị Cấp cao ASEAN; Các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN khi đang họp và trước Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN giữa các kỳ họp. Tổng thư ký ASEAN , cũng chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký được tham dự các cuộc họp Tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) với các quan chức cao cấp ASEAN và các Tổng giám đốc ASEAN ; và thông báo kết quả các kỳ họp liên Hội nghị AMM và AEM.
Cuộc họp các quan chức cao cấp ( Senior Officials Meeting-SOM)
SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM)
SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
Cuộc họp các quan chức cao cấp khác
Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về tài chính, giao thông vận tải, môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM)
Cơ chế họp JCM được lập ra theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 1987 tại Manila. JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN , SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN . JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và
1.2. Các uỷ ban của ASEAN
Uỷ ban thường trực ASEAN ( ASEAN Standing committee-ASC)
ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. ASC cũng xem xét các đề nghị về chương trình hợp tác SEOM và 5 uỷ ban hợp tác chuyên ngành nêu ra, và thông qua các nước thành viên ASAN là điều phối viên chuyển cho các nước đối thoại hoặc các tổ chức quốc tế đa phương để tìm vốn tài trợ cho những đề nghị được coi là có triển vọng nhất.
Các uỷ ban hợp tác chuyên ngành.
Hiện nay có 6 uỷ ban hợp tác chuyên ngành hay còn gọi là uỷ ban phi kinh tế (non - economic Committees) về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá và thông tin, môi trường, phát triển xã hội, kiểm soát ma tuý và các vấn đề về công chức. Các uỷ ban này xem xét và kiến nghị những vấn đề liên quan đến hợp tác của ASEAN về việc triển khai, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu trên lĩnh vực cụ thể mà uỷ ban phụ trách. Chủ tịch của uỷ ban được luân phiên giữa các nước thành viên. Mỗi uỷ ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể.
1.3. Các ban thư ký ASEAN
Ban thư ký ASEAN
Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN .Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư tại Xing-ga-po năm 1992 đã thoả thuận tăng cường Ban thư ký ASEAN để nó có thể thực hiện hữu hiệu hơn các hoạt động của ASEAN . Theo thoả thuận, Ban thư ký ASEAN sẽ có một cơ cấu mới và chức năng, trách nhiệm rộng lớn hơn trong việc đề xuất, khuyến nghị, phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN; chuẩn bị kế hoạch, chương trình, phối hợp, thống nhất và quản lý tất cả những hoạt động hợp tác đã được thông qua; phối hợp tiến hành các cuộc đối thoại của ASEAN với các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như đối với bất cứ bên đối thoại được phân công, và quản lý các quỹ hợp tác của ASEAN.
Ban thư ký ASEAN quốc gia
Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
1.4. Các cơ chế hợp tác với các nước thứ ba
- Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng (PCM) là hội nghị được tiến hành ngay sau hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với thành phần tham dự gồm các ngoại trưởng ASEAN và ngoại trưởng của 10 nước đối thoại ( Mỹ, Nhật Bản, Canađa, Ôxtrâynia, Niu Dilân, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ)
- ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật bản, Hàn quốc, Niu-Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn độ . ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pa-kis-tan.
Các nước đội thoại là những nước đối tác quan trọng nhất của ASEAN. Những vấn đề quan tâm chung của ASEAN và các bên đối thoại là những vấn đề về thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, tài trợ cho các dư án hợp tác, cải thiện các phương tiện vận tải và liên lạc, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ. Mỗi nước ASEAN được phân công làm “Nước Điều phối viên” chịu trách nhiệm phối hợp và quản lý các mối quan hệ với từng bên đối thoại
Hội nghị các nước ASEAN và bên đối thoại được triệu tập dưới sự đồng ý của chủ tịch quan chức cấp cao của nước điều phối và nước đối thoại. Kết quả cuộc họp được nước điều phối báo cáo cho ASC.- Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba
Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bruxen (Bỉ), Canbera (Ô-xtrây-li-a), Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), London (Anh), Ôttaoa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sing-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu-di-lân). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC .
2.Một số nguyên tắc hoạt động chính
Sau ba thập kỷ tồn tại và phát triển, các nước thành viên ASEAN đã từng bước cùng xây dựng và khẳng định các nguyên tắc chính làm cơ sở cho quan hệ trong nội bộ các nước thành viên và giữa các nước này với các nước khác trong và ngoài khu vực. Những nguyên tắc đó đã được phản ánh trong nhiều văn kiện được ASEAN thông qua, trong đó nổi bật là các nguyên tắc sau:
2.1. Các nguyên tắc nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Bali năm 1976, là:
Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thân thiện;
Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
2.2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội
2.1. Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN.
2.2. Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu nghèo đều bình đẳng với nahu trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ tọa các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A, B, C của tiếng Anh.
2.3. Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xinhgapo tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.
2.3. Các nguyên tắc khác
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn bản, không chính thức, song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
3. ASEAN và Việt Nam
Với 40 năm phát triển ngày càng vững mạnh, Hiệp hội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các hoạt động của mình. Không những làm cho mỗi nước thành viên trong Hiệp hội phát triển tốt hơn mà ASEAN còn được đánh giá là khu vực phát triển năng động trên thế giới. Tuy nhiên trên con đường đi đến những thành công đó, không phải là không vấp phải những khó khăn và những kết quả nhiều khi không như mong muốn. Trước hết phải nói đến đó là việc các nước thành viên còn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng, ít quan tâm đến lợi ích chung của ASEAN. Vì vậy mà chúng ta cần phải chỉ cho họ thấy rằng ủng hộ ASEAN là rất có lợi, ASEAN sẵn sàng tìm mọi cách vì lợi ích của mọi thành viên
Khó khăn thứ hai, đó là sự cạnh tranh. Chúng ta đã nói nhiều đến điều này, thảo luận trong các chương trình nghị sự. Ví dụ, chúng ta có thể làm 1 đôi giày với giá là 5 USD, trong khi đó, ở các nước khác phải mất 8 USD. Chúng ta có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá. Nếu bạn sản xuất giày ở Việt Nam, bạn có thể xuất khẩu sang các nước ASEAN khác như: Campuchia, Lào và Thái Lan… Gần đây, chúng ta biết rằng, các nhà sản xuất hàng dệt may và quần áo đã đến các nước Trung Đông và Ai Cập để sản xuất quần bò và áo khoác. Như vậy là các nước Đông Nam Á đang mất dần đi sự cạnh tranh.
Khó khăn thứ ba, đó là sự hợp tác giữa các nước ASEAN. Điều này là rất quan trọng vì nó có thể làm cho ASEAN mạnh lên và tốt lên. Để ASEAN vượt qua được khó khăn và thử thách nêu trên, chúng ta đang xây dựng và thực hiện Hiến chương ASEAN. Các nước ASEAN sẽ xây dựng một thị trường thống nhất và thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Hiến chương ASEAN sẽ như một quy định chung và các nước thành viên cần phải thực hiện theo quy định đó.
Cùng với những tồn tại đó còn có nhiều thành tựu to lớn mà ASEAN đã đạt được, trong đó Việt Nam cũng có một vai trò khá quan trọng trong việc xây dựng khối ASEAN phát triển thịnh vượng và vững chắc như ngày nay.Việt Nam đã giúp ASEAN xây dựng những quy định chung, tích cực tham gia vào tất cả các hội nghị và có những đóng góp rất lớn vào những quyết định chung của khối ASEAN.
Việt Nam đã tham gia ASEAN tròn 12 năm. Phát huy vai trò và vị thế đã được khẳng định trong 12 năm qua, Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia tích cực và có những đóng góp thực chất vào các vấn đề lớn của Hội nghị, có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai phát triển của ASEAN. Thêm vào đó, Việt Nam còn là một cầu nối hữu hiệu cho ASEAN thâm nhập vào Trung Quốc - nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới
Việt Nam đã kiên trì thúc đẩy việc triển khai thực hiện các chương trình và kế hoạch hành động chính của ASEAN nhằm hình thành Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển và xóa đói giảm nghèo, cũng như duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình khu vực do ASEAN khởi xướng.
Việt Nam ngày nay là một thành viên không thể tách rời của ASEAN với những đóng góp có hiệu quả và thiết thực vào các sang kiến và chương trình của ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đi đầu trong trong lĩnh vực cải cách chính sách và kinh tế trong số các nước thành viên mới của Hiệp hội ở khu vực Đông Dương. Thêm nữa, Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc hoạch định định hướng tương lai của ASEAN không kém gì các nước sang lập tổ chức này ban đầu
Việt Nam đã hoàn thành vai trò là nước điều phối viên cho sự hội nhập của ngành hậu cần trong Hiệp hội, mà cốt lõi của nó là Chiến lược hội nhập của ngành này sẽ được ký tại Hội Nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 39 được tổ chức tại Manila, Philippines. Tiếp đó, Việt Nam là nước điều phối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam đóng vai trò chính trong Nhóm tầm nhìn ASEAN-EU, thông qua việc đưa ra các khuyến nghị nhằm thiết lập một đối tác kinh tế toàn diện ASEAN và EU, trong đó có Khu vực thương mại tự do ASEAN-EU (FTA). Ba tháng trước đây, các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Cao uỷ thương mại EU đã đồng ý tiến hành các vòng thương thảo về khu vực tự do này, và Việt Nam được cử làm đồng chủ tịch phía ASEAN trong liên Uỷ ban ASEAN-EU về FTA.
Ngoài những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng những điều khoản cụ thể của Hiến chương ASEAN, đoàn Việt Nam cũng chủ động thúc đẩy những vấn đề Việt Nam quan tâm như thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, thúc đẩy thực hiện Tuyên bố của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).Trong hợp tác giữa ASEAN và các bên Đối thoại, Việt Nam cùng với các nước ASEAN thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các cơ chế và diễn đàn như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Phần II.
KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
KINH TẾ THÁI LAN
1 Lịch sử hình thành
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, đông bắc tỉnh, Tứ Xuyên Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập vương quốc Phật giáo Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15).
Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.
Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.
Trước năm1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 10 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập kỷ 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.
Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.
1.2 Điều kiện tự nhiên
Với diện tích 514,000 km2(tương đương diện tích Việt Nam+ Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam do vậy đất canh tác ở hầu hết các vùng trong cả nước có độ màu mỡ thấp do bị mưa rửa trôi. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm.
Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
2.Thái Lan qua các thời kỳ kinh tế khác nhau
2.1. Trước năm 1967
2.1.1 Khái quát về kinh tế
Trong số các nước thuộc ASEAN-5, Thái Lan chưa bao giờ là nước thuộc địa, nhưng thay vì phải có những chính sách độc lập thì nền kinh tế Thái Lan lại phụ thuộc nặng nề vào phương Tây, những nước kiểm soát ngặt nghèo về hàng hoá và thương mại.
Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu.Nền kinh tế manh mún được hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc quyền sở hữu tư nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc quyền sở hữu của nhà nước.Bước vào giai đoạn này, Thái Lan mong muốn trở thành một nước công nghiệp hiện đại nhưng đồng thời lại phải đối mặt với những khó khăn như :
Tài nguyên thiên nhiên không mấy phong phú(tài nguyên rừng có giá trị
nhất là gỗ tếch lại bị các công ty nước ngoài khai thác bữa bãi nên trữ lượng còn lại không nhiều). Khoáng sản chủ yếu là thiếc và một số loại khác nhưng trữ lượng lại không lớn.
Dân số Thái Lan phát triển một cách nhanh chóng vào khoảng trên chục
triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là khoảng 13.000.000 người nhưng đa số hoạt động trong ngành nông nghiệp(82%).Chất lượng lao động không cao, số người lao động có học vấn rất ít.Vào đầu thập niên 60 cả Thái Lan chỉ có ba trường đại học, trong đó chỉ có hai trường có khoa đào tạo kỹ sư cơ khí và các ngành khoa học kinh tế. Thu nhập bình quân đầu ngườu chỉ đạt 85%/năm, khả năng tích lũy và huy động vốn trong nhân dân rất hạn chế.
Những năm 60, Thái Lan là nước nông nghiệp với 90% lao động làm nông nghiệp và nông nghiệp đã đóng góp 50% GDP của Thái Lan, đặc biệt gạo là một trong một số ít ngũ cốc đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Thái Lan. Hơn 70% số hộ nông dân Thái Lan là hộ nông nghèo. Mặc dù cuộc khủng giữa dầu mỏ xảy ra khoảng những năm 1973 nhưng nền kinh tế Thái Lan vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt bình quân 7,6%/năm trong khoảng từ năm 1967 đến 1996.
Bắt đầu từ năm 1986 nhờ những sự kiện bên ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế Thái Lan, đã chuyển cơ cấu kinh tế của nước này từ cơ cấu nông nghiệp sang cơ cấu sản xuất hàng hoá và đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế. Ví dụ trong những năm này do đầu tư trong nước không đáp ứng được yêu cấu phát triển nên nguồn vốn FDI đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Thái Lan. Đạt được như vậy là nhờ các chính sách của chính phủ Thái Lan đã liên kết và ảnh hưởng thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như công nghiệp hoá và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan.
2.1.2. Chính sách của Chính phủ
Công nghiệp hoá của Thái Lan được bắt đầu từ giữa thập niên 60 của thế kỷ XX. Quá trình công nghiệp hoá trong giai đoạn đầu này được dựa trên cơ sở của các kế hoạch phát triển kinh tế và phát triển xã hội hơn là kế hoạch công nghiệp hoá. Phát triển kinh tế của Thái Lan dựa trên nền tảng phát triển của khu vực tư nhân và của các xí nghiệp tự do.
- Giai đoạn từ 1926 đến 1957:
Năm 1926 do chính phủ Thái Lan áp dụng mức thuế áp đặt nên đã làm cho nền kinh tế không thể phát triển. Từ năm 1932, Chính phủ đầu tư trực tiếp vào hàng loạt các dự án phát triển công nghiệp.Thay đổi cơ cấu đầu tư trong các ngành công nghiệp, đã chuyển các xí nghiệp từ sản xuất đường sang sản xuất giấy, gỗ dán, túi xách tay v.v…. Khi chiến trach thế giới lần thứ hai nổ ra thì các nhà đầu tư ở các nước Tây Âu đã không còn cơ hội đầu tư vào Thái Lan nên việc đầu tư của Thái Lan chủ yếu là dựa vào những nhà kinh doanh bản địa có gốc Trung Quốc.
Trước năm 1954, thuế suất là một trong những công cụ chủ yếu nhằm tăng nguồn thu cho chính phủ đồng thời cũng được huy động nhằm khuyến khích, hỗ trợ đầu tư. Một dự luật về xúc tiến công nghiệp (POI) được ban hành trong năm 1954 nhằm tạo nên một loạt các doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn hàng hoá trong đó có hàng thực phẩm tiêu dùng trong nước và chế biến các sản phẩm cơ bản. Từ năm 1954, Thái Lan áp dụng biểu thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá và nguyên liệu thô dùng để sản xuất trong nước, đồng thời áp dụng thuế suất cao đối với hàng hoá tiêu dùng xa xỉ . Việc giảm thuế suất nhập khẩu đã kích thích tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Từ năm 1955, Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái nhằm ổn ._.định đồng tiền bản địa và khuyến khích việc đầu tư của cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân. Vì vậy đã dẫn tới việc mất cân đối trong cán cân thanh toán.
-Giai đoạn từ 1957 đến 1967
Năm 1957, các chính sách do Chính phủ Thái Lan ban hành đã bị Ngân hàng thế giới phê phán mạnh mẽ, do các chính sách của chính phủ chưa tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Việc hỗ trợ nhập khẩu không chỉ áp dụng đối với việc bán toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân mà còn đặc biệt khuyến khích bảo trợ các hãng thông qua thuế suất và bảo trợ các sản phẩm cuối cùng trước sự cạnh tranh của các hãng nước ngoài.
Năm 1958, Chính phủ Thái Lan đã ngừng không cấp phép thành lập mới các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế . Năm 1959, ủy ban đầu tư nhà nước được thành lập nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực đặc thù với những ưu đãi sâu sắc. Thêm vào đó là những ưu đãi về thuế suất thông qua việc tăng thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng nhằm bảo trợ hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước.
Năm 1960, Chính phủ Thái Lan ban hành Luật mới thay thế cho Luật năm 1954 trong đó quy định phạm vi mà theo đó chính phủ có thể can thiệp vào quá trình sản xuất. Luật này đã được sửa đổi năm 1962, sau đó được tiếp tục sửa đổi vào năm 1965 và 1968 nhằm tự do hoá hơn nữa các quy định đầu tư và đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Từ năm 1961 trở đi, các chính sách phát triển công nghiệp của Thái Lan được xây dựng và áp dụng thông qua việc thực hiện các kế hoạch. Kế hoạch phát triển 6 năm lần thứ nhất (1961 1966). Đã có rất nhiều các chính sách được áp dụng trong giai đoạn này như chính sách hỗ trợ nhập khẩu, chính sách phát triển hạ tầng cơ sở, chủ yếu do khu vực các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Mặc dù việc thực thi kế hoạch và thực hiện các dự án công nghiệp đều do khu vực tư nhân đảm nhận.
Năm 1962, Chính phủ đã thông qua Luật về hoạt động ngân hàng trong đó đã dành nhiều ưu đãi cho các ngân hàng cổ phần tham gia vào hoạt động cung cấp tài chính thông qua việc mở ra các chi nhành trên toàn quốc để hoạt động có hiệu quả hơn thay vì chỉ tập trung ở Băng Cốc và một số thành phố lớn như trước đây.
Kết thúc kế hoạch 6 năm lần thứ nhất chỉ còn một số ít các xí nghiệp công nghiệp nhỏ còn tồn tại, đó là các nhà máy xay xát gạo, nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Đóng góp vào GDP của FDI chỉ chiếm 0,1% và chỉ tập trung vào ngành công nghiệp cơ bản cho thấy những thành tựu mà Thái Lan đạt được trong kế hoạch 6 năm lần thứ nhất chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2 Từ năm 1967 đến 1997
2.2.1. Bối cảnh lịch sử
Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong thập niên 60.Tuy nhiên, sau 11 năm thực hiện chiến lược đó người Thái đã nhận thấy những tiêu cực của nó.
Thứ nhất, với hy vọng giảm bớt nhập khẩu Thái Lan đã tập trung xây dựng ngành công nghiệp chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.Tuy nhiên, trong thực tế kim ngạch nhập khẩu không hề giảm xuống mà còn tăng lên do phải nhập nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Thứ hai, chiến lược trên liên kết ở mức độ thấp với chương trình phát triển tài nguyên thiên nhiên và kinh tế nông thôn. Do đó, nó đưa tới tình trạng tập trung công nghệ tại Băng Cốc và vùng ngoại vi…Tình trạng đó một mặt làm mất cân bằng sinh thái, mặt khác làm tăng tình trạng bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị do việc đa số nông dân sống ở vùng xa xôi không được hưởng những kết quả của sự phát triển.
Thứ ba, do vốn đầu tư cho công nghiệp phải đi vay nên hàng hóa của Thái Lan sản xuất ra có giá thành cao, thậm chí cao hơn cả hàng hóa nhập từ bên ngoài. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 10/19972 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ ba được ban hành.Theo trào lưu chung của các nền kinh tế trong khu vực ASEAN, Thái Lan chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu. Đây là thời điểm có cả những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn đối với Thái Lan.
Về mặt thuận lợi, đây là giai đoạn có mức cạnh tranh quốc tế không đến nỗi gay gắt nên việc tiếp nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các nước tư bản sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác tương đối dễ dàng.Đây cũng là thời điểm chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường quốc là Liên Xô và Mỹ đang ở đỉnh cao nên viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây khác cho Thái Lan cũng như việc mở cửa thị trường phương Tây cho hàng hóa Thái Lan khá rộng rãi, từ đó tạo điều kiện cho chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan phát triển thuận lợi.
Còn về mặt khó khăn, giai đoạn này kinh tế thế giới gặp nhiều những trở ngại do giá dầu mỏ tăng(1973), đặc biệt đối với Thái Lan vì nước này hầu như phải nhập khẩu dầu mỏ hoàn toàn. Số liệu của chính phủ Thái Lan cho thấy, vào đầu những năm 70, mỗi năm Thái Lan tiêu thụ khoảng 16.400 thùng dầu. Riêng năm 1974, chính phủ phải chi tới 700 triệu USD để mua dầu.Trong khi chi phí cho năng lượng tăng cao như vậy thì các nguồn thu của Thái lan lại giảm sút, đặc biệt sau khi Mỹ quyết định chấm dứt các hoạt động quân sự tại Đông Dương và rút quân khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia(1973) và sau đó là rút một phần quân đội Mỹ ra khỏi căn cứ quân sự tại Thái Lan(1976). Những năm trước đó, nền kinh tế Thái lan phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Dưới danh nghĩa giúp đỡ Thái Lan, các nhà đầu tư của Mỹ bỏ vốn vào nền kinh tế Thái Lan và sử dụng những lợi thế tương đối của nước này về đất đai, tài nguyên nhiệt đới, về nhân công và thị trường. Mỹ đã khuyến khích chính phủ Thái Lan:
- Nên dựa vào và khuyến khích tư bản tư nhân để phát triển công nghiệp.
-Hạn chế sự phát triển của bộ phận kinh tế quốc doanh.
-Hạn chế bớt vai trò điều hành của kinh tế nhà nước.
-Cố gắng tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh tư nhân và khuyến khích họ đầu tư vào Thái Lan.
Do mất đi những nguồn thu lớn liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương nên công nghiệp xây cất khách sạn và dịch vụ du lịch bị đình đốn khiến cho hàng vạn công nhân mất việc, dẫn tới đội ngũ thất nghiệp ở Thái Lan lên tới 1 triệu người vào năm 1975. Viện trợ kinh tế Mỹ đã giảm nhiều từ sau năm 1975. Tất cả những điều trên này đã làm thâm hụt cán cân thanh toán trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Thái Lan phải đương đầu.
Như vậy, việc lựa chọn con đường công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan là một lựa chọn mang tính cấp thiết khi mà chiến lược thay thế nhập khẩu đã không còn phù hợp.Dưới đây bài viết xin đi sâu vào nghiên cứu về chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong hệ thống các chính sách về chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Thái Lan.
2.2.2. Chính sách của chính phủ Thái Lan trong thời kì này
Chính sách thương mại
Các quy chế xuất nhập khẩu
Đối với nhập khẩu: Bộ thương mại Thái Lan có quyền phân loại các hàng hóa phải chịu sự kiểm soát nhập khẩu. Các kiểm soát như vậy thường theo hình thức đòi hỏi giấy phép. Hiện nay có nhiều loại hàng hóa đòi hỏi cần phải có giấp phép chặt chẽ như: vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, dược phẩm có tính chất kích thích, các hàng hóa đặc biệt…Các giấy phép này được cấp theo thời hạn cố định và phải trình lên Bộ thương mại.
Có nhiều hàng hóa không thuộc diện kiểm soát theo Đạo luật trên nhưng lại thuộc diện kiểm soát nhập khẩu theo các đạo luật khác và phải có giấy phép của cơ quan chính phủ có liên quan.Việc tăng hay giảm mức thuế nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa chủ yếu là để bảo vệ sản xuất trong nước.
Ngoài ra, để khuyến khích buôn bán đường biển, Thái Lan đã thông qua một đạo luật mà theo đó một số hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu phải được chuyên chở bằng của Thái Lan nếu không phải chịu hai lần cước phí vận tải theo quy định.Chính điều này đã tạo điều kiện cho ngành vận tải biển của Thái Lan phát triển mạnh.
Đối với xuất khẩu: xuất khẩu là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Thái Lan.Vì vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu chỉ có một số loại thuế nhất định.Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn áp dụng nhiều quy định mang tính khuyến khích để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, các thành phần kinh tế được phép xuất khẩu cũng rất đa dạng:các công ty công cộng hoặc trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức kinh doanh nhà nước hoặc tư nhân; các hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân.
Từng thời gian một, Bộ Thương mại Thái Lan lại lập danh sách các hạng mục hàng hóa phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu theo Đạo luật kiểm soát xuất nhập khẩu.Các ưu đãi về thuế quan và miễn thuế được áp dụng cho các tổ chức và công ty kinh doanh đã đạt được tiêu chuẩn theo luật định.
Đối với các hàng hóa xuất khẩu thuộc loại thực phẩm thiết yếu như là gạo, đường, trước hết phải được dữ trữ đủ cho tiêu dùng nội địa rồi mới được xuất khẩu. Đặc biệt là gạo, để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời để kiểm soát được giá gạo trong nước thì các nhà xuất khẩu phải đóng thuế xuất khẩu.
Các tổ chức và công ty xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, ngoài việc phải chịu sự kiểm soát của một số luật riêng như Đạo luật buôn bán gạo, còn phải là hội viên của các hội buôn bán thích hợp có liên quan tới việc buôn bán thứ hàng hóa mà họ muốn xuất khẩu.
Chính sách thị trường
Chính sách thị trường là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Thái Lan.Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với trên 170 nước và xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng như: nông sản, thực phẩm chế biến, đá quý, nguyên vật liệu, các mặt hàng chế tạo, hàng dệt may, hóa chất…Các đối tác thương mại của Thái Lan cũng rất đa dạng,từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển ở nhiều châu lục.Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan vẫn là các nước công nghiệp phát triển như:Mỹ, Nhật Bản, các nước Liên minh EU, sau đó đến các nước ở Đông Bắc Á(Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc), rồi đến các quốc gia trong hiệp hội ASEAN và Trung Quốc...Việc Thái Lan luôn chọn đối tác xuất khẩu lớn là các nước công nghiệp phát triển được giải thích bằng hai lý do.
Thứ nhất, về mặt thị trường, các nước công nghiệp phát triển luôn là bạn hàng truyền thống của Thái Lan, là nơi tiêu thụ chủ yếu các nguyên liệu và các mặt hàng nông sản của nước này. Chính nhờ vào thị trường các nước phát triển này và nhờ vào lợi thế thương mại của mỗi bên mà giá trị xuất khẩu của Thái Lan gia tăng liên tục, đạt tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất trong so sánh với một số nước ASEAN khác.
Bảng:Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 1960 đến 1997 về giá trị hàng xuất khẩu thương mại của Thái Lan trong so sánh với một số nước ASEAN (%).
Tên nước
Tăng trưởng trung bình (1960-1997)
Thái Lan
9,8
Singapore
9,2
Malaysia
8,8
Philippines
5,0
Indonesia
4,5
Thứ hai, chính các nước công nghiệp phát triển lại là các thị trường chủ chốt và quan trọng cung cấp các mặt hàng công nghiệp, máy móc, phương tiện và các thiết bị sản xuất thiết yếu mà Thái Lan cần để phát triển sản xuất trong nước.
Các đối tác thương mại quan trọng của Thái Lan hiện nay vẫn là Mỹ, Nhật Bản và EU. Đặc biệt là Mỹ, chiếm vị trí thứ nhất trong buôn bán của Thái Lan với hơn 80% hàng hóa xuất khẩu tới Mỹ là các mặt hàng chế tạo(hàng dệt may, linh kiện máy tính, hàng điện tử, đồ hộp..).Còn với thị trường Nhật Bản và EU, Thái Lan chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng dệt may, cao su, đồ gỗ, hàng thủy sản, các linh kiện điện tử, máy vi tính…
Bảng:Xuất khẩu của Thái Lan tới EU,Mỹ, Nhật từ năm 1984-1991(%).
Trong khi buôn bán của Thái lan với các nước công nghiệp phát triển ngày càng tăng thì buôn bán với các nước đang phát triển vẫn tiến triển rất chậm.Điều này được giải thích bởi nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân về cơ cấu buôn bán trùng lặp giữa Thái Lan và các nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước trong hiệp hội ASEAN(hầu hết đều đi theo con đường công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới). Tuy nhiên từ nửa sau những năm 90 trở lại đây, buôn bán của Thái Lan với các bạn hàng trong Hiệp hội ASEAN có xu hướng tăng lên do những điều kiện ưu đãi về thuế quan mà AFTA mang lại đồng thời đây vừa là thị trường tiêu thụ vừa là nơi đầu tư và nguồn nghiên liệu cho nền công nghiệp hướng ra xuất khẩu của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế và bối cảnh nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.Vì vậy, các nước ASEAN cũng trở thành các đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Thái Lan với tỷ lệ đạt từ 21-24% trong tổng xuất khẩu của Thái Lan những năm gần đây.
Bảng:Xuất khẩu của Thái Lan tới các thị trường chủ yếu,1992-1999(%)
Xuất khẩu tới
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Mỹ
22.49
21.54
20.90
17.62
17.99
19.38
22.34
21.75
EU
21.75
18.87
16.50
15.85
16.92
19.94
18.97
17.59
Nhật Bản
17.51
16.95
16.95
16.57
16.81
15.71
13.72
14.00
Trung Quốc
1.19
1.16
3.04
2.87
3.35
3.03
3.25
3.09
Singapore
8.69
12.00
13.53
13.84
12.11
11.13
8.62
8.56
Malaysia
2.59
2.80
3.66
2.72
3.61
4.31
3.27
3.61
Hồng Kông
4.64
5.27
5.24
5.11
5.81
5.92
5.11
5.22
Đài Loan
1.90
1.99
2.16
2.37
2.55
2.72
3.20
3.49
Indonesia
0.87
0.54
0.97
1.42
1.52
2.39
1.18
1.54
Việt Nam
0.24
0.31
0.56
0.82
0.86
0.94
1.09
0.99
Hàn Quốc
1.64
1.24
1.25
1.40
1.82
1.76
1.15
1.53
Philippines
0.48
0.53
0.49
0.72
1.13
1.21
1.41
1.68
Canada
1.37
1.39
1.25
1.07
1.07
1.09
1.13
1.20
Australia
1.62
1.38
1.41
1.36
1.51
1.62
1.80
2.28
New Zealand
0.09
0.17
0.16
0.16
0.18
0.17
0.22
-
Nước khác
12.93
13.84
12.94
16.10
12.77
12.22
12.92
-
Hiện nay và trong tương lai với sự mở cửa của Trung Quốc và Việt Nam thì Thái Lan đang và sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá do lợi thế về chi phí thấp và giá nhân công rẻ.Tuy nhiên với việc đưa ra các chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, bao gồm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ chi phí lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm làm tăng phần giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng chi phí lao động cao, Thái Lan hy vọng vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh của mình.
Chính sách đầu tư
Ban đầu, chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái nhằm ổn định đồng tiền bản địa và khuyến khích việc đầu tư của cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân, tạo ra sự hấp dẫn về thương mại và đầu tư. Song đã gây những tác động tiêu cực, thâm hụt cán cân thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng gia tăng, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước tương đối cao đã khuyến khích việc vay vốn ngắn hạn nước ngoài với mục đích đầu cơ. Chính điều này đã làm mất kiểm soát của chính phủ, đồng Baht phá giá không thể cứu vãn nổi – là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á.
Sau đó, nhờ chính sách tự do hóa tài chính năm 1993 đã giúp Thái Lan hội nhập khá thành công vào thị trường tài chính quốc tế, dỡ bỏ những trở ngại đối với sự phát trển của các thị trường vốn nội địa. Các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ khoảng 5% những năm 1970 lên 12,6 % năm 1994. Dòng chảy của FI đổ vào rất ồ ạt.
2.3 Kinh tế Thái Lan từ năm 1997 đến nay
2.3.1 Một số nét về tình hình của Thái Lan
Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ 7/1997, nền kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng:mức tăng GDP năm1998 là -10,5%, nợ nước ngoài khoảng 87 tỷ USD, thất nghiệp gia tăng(tới tháng 3/1998 là 2,8 triệu người).Cuộc khủng hoảng đã giúp Thái Lan nhận ra một điều rằng nếu không có một chính sách thương mại đúng đắn với những điều chỉnh cho phù hợp với những tình hình biến đổi thì Thái Lan khó mà duy trì được thế mạnh xuất khẩu của mình.
2.3.2 Chính sách của chính phủ
Nhận thức rõ được điều này, Chính phủ Thái Lan đã vạch rõ những chính sách phát triển thương mại và đầu tư quốc tế sau khủng hoảng, theo đó Thái Lan triệt để tận dụng cơ hội để trở thành một trong năm nước châu Á đóng vai trò nổi bật trên thương trường quốc tế với những yếu tố tích cực sẵn có.
Chính sách thương mại
Thứ nhất, hiện nay Thái Lan vẫn được đánh giá là có năng lực tốt trong sản xuất và chiếm vị trí hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng quan trọng, đặc biệt là gạo(đứng đầu thế giới về xuất khẩu), mía đường(đứng thứ ba thế giới), các loại nông sản , thực phẩm chế biến.
Thứ hai, về mặt địa lý, Thái lan vẫn được coi là trạm trung chuyển, là cửa ngõ thương mại quan trọng đối với nhiều nước.
Thứ ba, Thái lan có hệ thống pháp luật thương mại tự do theo tiêu chuẩn quốc tế để từ đó có thể tiếp nhận quá trình tự do hóa thương mại.Bên cạnh đó, Thái lan cũng có những điều chỉnh nhằm khắc phục những nhựợc điểm của mình. Đặc biệt là trong những năm gần đây,chính phủ Thái Lan chú trọng tháo gỡ các trở ngại trong quan hệ thương mại với các nước làng giềng. Điều này được thể hiện khi Thái Lan ký kết các hợp tác kinh tế đối với tất cả các nước láng giềng, chẳng hạn như:Tam giác kinh tế phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mê Công. Các biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của Thái Lan sau khủng hoảng tập trung vào:
Ban hành các chính sách tác động lên hoạt động thương mại quốc tế theo
hướng thúc đẩy xuất khẩu.
Trong điều kiện tăng năng suất lao động trong nước sau cuộc khủng hoảng gặp nhiều khó khăn, Chính phủ Thái lan chủ trương một mặt giảm nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tiếp tục tự do hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. So với các nước châu Á bị khủng hoảng khác, Thái Lan ưu thích việc ban hành các chính sách tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy xuất khẩu hơn là các chính sách tác động gián tiếp.Các chính sách cơ bản nhằm tác động lên hoạt động thương mại quốc tế của Thái Lan bao gồm:
Điều chỉnh định hướng xuất khẩu. Bên cạnh các đối tác truyền thống là các nước công nghiệp phát triển, Thái Lan đặc biệt chú trọng tới thị trường các nước đang phát triển thuộc các khu vực như:ASEAN, Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc…, trong đó các nước thuộc khu vực ASEAN và Mỹ Latinh được Thái Lan đặc biệt quan tâm. Để hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường mới, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp như: hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay trong vòng 5 năm đối với các nhà xuất khẩu sang các thị trường mới.
Điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế. Thái Lan tiếp tục đề cao vai trò của khu vực dịch vụ(hiện tại là 50% GDP). Thái Lan xác định 5 ngành dịch vụ được ưu tiên xuất khẩu sau khủng hoảng là các món ăn Thái, văn hóa phẩm, khu giải trí và sân gôn, mỹ viện, chăm sóc sức khỏe và y tế.
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động ngoại thương. Thái Lan chủ trương điều chỉnh cơ cấu tổ chức, phân định rõ chức năng của các trung tâm và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Hiện nay, các trung tâm có nhiệm vụ là theo dõi các thị trường và những vấn đề liên quan đến thương mại.Còn các văn phòng thương mại có nhiệm vụ triển khai các chính sách thương mại của chính phủ Thái Lan ở nước ngoài, đồng thời báo cáo các vấn đề nảy sinh và đề ra các phương án giải quyết.
Tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm
hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ Thái Lan cho rằng, để có thể mở rộng được các thị trường xuất khẩu thì cần có sự điều chỉnh quan điểm về “tự do hóa thương mại song phương” và cần đặt nó song song với “tự do hóa thương mại đa phương”.Trong tình hình hiện nay, khi mà các hiệp định về tự do hóa thương mại đa phương đang gặp nhiều trở ngại và diễn ra chậm so với mong đợi thì việc ký kết các hiệp định về tự do hóa thương mại song phương lại tỏ ra là một sự lựa chọn đúng, tạo điều kiện cho sự phát triển và đồng thời đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định về tự do hóa thượng mại đa phương. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, Thái Lan luôn đẩy nhanh các hoạt động ký kết các hiệp định song phương.
Ở cấp độ khu vực và trong khuôn khổ AFTA, Thái Lan là nước tích cực cổ vũ cho việc đảm bảo tiến trình AFTA được thực hiện đúng hạn.Theo hướng đó, chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như:giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, giảm lãi suất tín dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước.Về thuế quan, Thái Lan đã công bố giảm thuế suất đối với 542 mặt hàng công nghiệp vào giữa năm 2000 từ mức 5%-20% xuống còn 0%-10%.Về rào cản thương mại phi thuế quan, Thái Lan chỉ áp dụng các biện pháp phi thuế quan khi cần thiết để bảo vệ lợi ích trong nước và chỉ điều chỉnh theo các yêu cầu của WTO.
Ngoài ra, tự do hóa thương mại phải kết hợp với bảo hộ hợp lý kinh tế trong nước và gắn với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Chính sách bảo hộ sản xuất đều phải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên hết. Trước hết, phải thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao cạnh tranh của hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa rồi từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Chính sách bảo hộ luôn gắn chặt chẽ với định hướng xuất khẩu và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này được thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế quan. Nhìn chung, mức thuế thấp nhất được áp dụng cho những mặt hàng là đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức thuế cao hơn áp dụng cho các sản phẩm có lợi thế so sánh rõ ràng, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai gần được bảo hộ với mức thuế cao hơn.
Việc hỗ trợ các ngành sản xuất của chính phủ Thái Lan được thực hiện một cách có chọn lọc với mục đích tạo các điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu có lợi cho cạnh tranh.
Đối với các ngành xuất khẩu truyền thống như : dệt may, hàng nông sản,
thực phẩm đông lạnh, đá quý… thì chính phủ tiếp tục hỗ trợ về vốn và công nghệ cho việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh; giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc, giảm thuế VAT. Đồng thời với đó là các chiến lược mới về nông nghiệp được thông qua với các trọng tâm cơ bản là nâng cao năng suất, giảm giá thành, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao, gắn phát triển công nghệ với bảo vệ môi trường
Thái Lan tăng cường xúc tiến việc tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới
bằng việc chuyển mạnh sang các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Thái Lan hy vọng trong những năm tới sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu phần mềm, thiết kế và sản xuất các vi mạch điện tử, các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ.
Như vậy, tự do hóa thương mại, xét cho cùng thực chất là việc đánh đổi lợi ích, là hành động có đi có lại. Khi mình mở cửa thị trường cho bạn hàng thì đổi lại các đối tác nước ngoài cũng sẽ mở cửa thị trường của họ.Điều đó có nghĩa là cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng mở rộng cùng với tiến trình tự do hóa thương mại.Và với việc đẩy nhanh các hiệp định tự do hóa thương mại, Chính phủ Thái Lan đã tận dụng được các cơ hội này để phát triển kinh tế đất nước.
Chính sách đầu tư
Sau cuộc khủng hoảng, nhận thức được những bất cập trong các chính sách thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, mà ít chú ý đến mặt chất lượng tăng trưởng, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều cải cách trong các chính sách được ban hành. Những điều chỉnh chủ yếu mà Chính phủ Thái Lan thực hiện là nhằm xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững. Cụ thể là:
Chính sách tỷ giá hối đoái chuyển từ neo chặt vào đồng USD sang thả nổi có điều tiết và do thị trường quyết định phần lớn.
Duy trì mức lạm phát trong nước không cao hơn mức lạm phát quốc tế; tránh để nền kinh tế phát triển quá nóng hoặc quá lạnh.
Chú trọng phát triển cân bằng, hạn chế thâm hụt và tiến tới cân bằng các cán cân lớn như tài chính, tài khoản vãng lai, xuất nhập khẩu.
Tái định hướng đầu tư nhằm khắc phục những bất hợp lý về đầu tư quá mức các ngành “sốt”.
Nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49% đối với các dự án thông thường và 100% đối với các dự án có trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra đối tác nước ngoài còn được phép điều chỉnh lên 51% trong trường hợp đối tác Thái Lan gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, bộ tài chính Thái Lan cũng bãi bỏ quy định phải có 30% sản phẩm xuất khẩu trở lên mới được hưởng miễn giảm thuế trong các ngành công nghiệp chế tạo.
Thái Lan xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng (gồm 14 ngành), mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Mỹ. Trong nước, Chính phủ Thái Lan cố gắng đảm bảo sự ổn định về chính trị, đầu tư vào việc xây dựng cơ cở hạ tầng một mức thích ứng, ngăn chặn sự gia tăng tiền lương, đảm bảo nguồn cung về nhân viên kỹ thuật và đội ngũ công nhân tay nghề cao, cũng như các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp. Theo họ, một cơ cấu công nghiệp hỗ trợ đa dạng được phát triển tốt sẽ là yếu tố tốt nhất để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa
Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng tăng cường cải thiện môi trường pháp lý để thu hút FDI, trong đó chú trọng cải cách chính sách thu hút FDI theo phương châm “trải thảm đỏ”, đổi mới quy chế quản lý ngoại hối, tăng cường sử dụng công cụ thuế nhằm định hướng cho thương mại và đầu tư.
II.KINH TẾ SINGAPORE
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Xinhgapo và nguyên nhân
Xinhgapo được xem là một trường hợp phát triển thành công thần kỳ trong hơn ba thập niên cuối thế kỉ 20 và là một trong số ít nước của thế giới đã chuyển được vị trí một nền kinh kế đang phát triến sang một nền kinh tế phát triển trong thời kì đó.
Từ sau năm 1965, kinh tế Xinhgapo bước sang một giai đoạn phát triển mới với chiến lược kinh tế đối ngoại, nền kinh tế Xinhgapo đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đó. Kết quả là nền kinh tế Xinhgapo đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể:
Từ 1965- 1995, GNP của Xinhgapo tăng 13,2 lần, bình quân mỗi năm tăng 9%, GDP tăng 13,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 9,2%;
Trong đó năm 1970 so với năm 1965 GNP tăng 1,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,7%, GDP tăng 1,95 lần, bình quân mỗi năm tăng 14,3%;
Năm 1980 so với 1970 GNP tăng 2,29 lần, bình quân mỗi năm tăng 8,6%, GDP tăng 2,37 lần, bình quân mỗi năm tăng 9%;
Tương tự năm 1990 so với 1980 GNP tăng 2,04 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,4%, GDP tăng 1,99 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,1%.
Vậy điều gì đã làm cho nền kinh tế Xinhgapo có được sự tăng trưởng nhanh như vậy? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta cần xem xét 2 yếu tố: các yếu tố bên ngoài tác động đến Xinhgapo và bản thân sự điều chỉnh linh hoạt của Xinhgapo.
Các yếu tố bên ngoài
Trong khoảng thời gian này, các nước tư bản phát triển đang ở giai đoạn thừa vốn nên nhu cầu quốc tế hoá sản xuất, tạo diều kiện cho các nước dang phát triển dễ dàng thu hút vốn đầu tư. Hơn nữa, Xinhgapo lại có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế nên Xinhgapo trở thành địa bàn hấp dẫn nhất thu hút đầu tư trong khu vực.
Chiến lược của Xinhgapo:
+ Chiến lược hướng ngoại: Chính Phủ Xinhgapo thực hiện chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu, ưu tiên cho ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp như: may mặc, kéo sợi, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm… Đến những năm 70 ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn. Đến thập kỷ 80, Xinhgapo phát triển theo hướng những ngành công nghiệp kĩ thuật cao như luyện kim, chế tạo máy thiết bị chính xác cho hàng không, vũ trụ, quang học và y học… Chính phủ cũng co sự ưu đãi đối với những doanh nghiệp đi tiên phong . Xinhgapo chú ý đến ngành công nghiệp lọc dầu , công nghiệp chế biến. Vì vậy, Chính Phủ Xinhgapo đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động và đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Phát triển các ngành dịch vụ, tài chính và thương mại quốc tế, Xinhgapo đã biết tận dụng, khai thác triệt để lợi thế địa lý của mình, trong hoạt động này, cảng Xinhgapo giữ vai trò quan trọng. Cơ quan cảng Xinhgapo(PSA) thành lập năm 1964. Từ chỗ chỉ có ít hải cảng và vài chục chiếc tàu biển, hiện tại Xinhgapo đã có một hệ thống dịch vụ vận chuyển biển gồm vài chục cầu cảng hiện đại, hàng trăm kho tàng, bến bãi và hàng chục nghìn tàu biển đi khắp nơi trên thế giới. Với những cải cách hợp lý, đến năm 1980, Xinhgapo đã trở thành cảng Container số 1 trên thế giới về số lượng Container được bốc dỡ. Đến nay, Xinhgapo còn được biết đến như một trung tâm chung chuyển khổng lồ. Chính Phủ Xinhgapo luôn theo đuổi chính sách “ cạnh tranh để ngỏ” để khuyến khích đầu tư và phát triển nhưng trên lĩnh vực cảng biển và dịch vụ hàng hải thì Xinhgapo độc quyền nắm giữ.
+ Chú ý phát triển ngành dịch vụ du lịch: Ngành du lịch hiện nay trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn của Xinhgapo. Xinhgapo đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ xở hạ tầng khang trang và hiện đại.
+ Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phân loại các ngành nghề nhằm thực hiện công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Có một số ưu đãi cho các ngành:
Công nghiệp mũi nhọn.
Những xí nghiệp sản xuất hàng hướng về xuất khẩu.
Những xí nghiệp mở rộng.
+ Chính sách huy động vốn đầu tư trong nước: Xây dựng quỹ dự phòng trung ương (CPS), quỹ này có được nhờ chính sách tiết kiệm bắt buộc. Mọi người dân đều phải nộp một khoản trong tiền lương của họ vào tiết kiệm cho đến khi 55 tuổi. Và họ được hưởng những lợi ích lớn từ việc tiết kiệm này. Điều đó đã tác động mạnh đến đầu tư trong nước.
+ Nâng cao vai trò của Chính Phủ: Chính phủ Xinhgapo chú trọng phát triển nhân tố con người thông qua tập trung vào những lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Xinhgapo có hệ thống pháp luật nghiêm minh và bộ máy hành chính trong sạch.
Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho nền kinh tế Xinhgapo đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là “đẩy mạnh đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực chiếm lợi thế. Cách làm của Xinhgapo là không vay nợ mà tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài
Và trong sự tăng trưởng đó, không thể không kể đến sự đóng góp của ngành dịch vụ.
2. Sự đóng góp của hoạt động dịch vụ vào kinh tế Xinhgapo
Ngành dịch vụ của Xinhgapo luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP trong giai đo._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2014.doc