Lời nói đầu
Đại hội VI đã mở ra một lối đi mới cho nền kinh tế Việt Nam là bước ngoặt đánh dấu sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà Nước. Từ đây các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển và bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và trước pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có điều kiện để hoạt động và phát triển nhưng cũng tạo ra sự c
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty Sứ Gốm Thanh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế, đòi hỏi ở các doanh nghiệp phải có những chính sách chiến lược đúng đắn, kịp thời thì mới có thể trụ vững được. Vì vậy, ngày nay vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm là nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để có được những điều này, trước hết doanh nghiệp cần có được đội ngũ lao động có trình độ, có trách nhiệm, hăng say làm việc và có ý thức gắn bó lâu dài với công ty.
Để thu hút, khai thác mọi tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh việc tạo động lực lao động cho người lao động là hết sức cần thiết.
Nhận thức được điều này trong thời gian thực tập tại công ty Sứ Gốm Thanh Hà đi sâu vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và kết hợp với vốn kiến thức được trang bị trong trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty Sứ Gốm Thanh Hà.”
Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty Sứ Gốm Thanh Hà.
Chương II: Thực trạng về tạo động lực lao động tại công ty Sứ Gốm Thanh Hà.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tạo động lực lao động tại công ty Sứ Gốm Thanh hà.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo TS.Vũ Kim Dũng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Em xin cám ơn ban lãnh đạo, các chú bác phòng tổ chức công ty Sứ Gốm Thanh Hà đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập tại công ty.
Chương I
Giới thiệu tổng quan về Công Ty Sứ Gốm Thanh Hà
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Sứ Gốm Thanh Hà là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 154/QĐUB ngày 28/2/1997, tiền thân là Xí Nghiệp Sứ Thanh Hà thuộc Sở Công Nghiệp Tỉnh Vĩnh Phú nay là Sở Công Nghiệp Tỉnh Phú Thọ. Xí Nghiệp Sứ Thanh Hà được xây dựng trên diện tích 20000m2 là trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ dân dụng với công suất thiết kế 5.000.000 sản phẩm/năm. Năm 1980, mặc dù việc xây dựng cơ bản chưa hoàn thành nhưng Xí Nghiệp vẫn được đưa vào sản xuất. Thời kì này xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăndo hệ thống máy móc cũ kỹ, lỗi thời, thiếu đồng bộ, cơ cấu sản phẩm sản xuất theo kế hoạch đã làm cho chất lượng sản phẩm thấp kém, giá thành sản phẩm cao dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của Sở Công Nghiệp Tỉnh Vĩnh Phú và sự nỗ lực của ban lãnh đạo xí nghiệp, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu doanh nghiệp đã dần chuyển hướng sản xuất: từ nhiệm vụ sản xuất sứ dân dụng sang sản xuất vật liệu chịu lửa, chịu axít chuyên cung cấp cho chà máy hoá chất, phân bón, các công trình xây dựng lò cao, nồi hơi, sản xuất xi măng, đá vôi… Cùng với sự đầu tư thích đáng vào khoa học kỹ thuật, phát huy thế mạnh vùng nguyên liệu, sản phẩm ngày càng được cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng nâng cao, giá thành hợp lý, sản phẩm của xí nghiệp dần được thị trường chấp nhận. Trong nhiều năm liền (93, 94, 95, 96, 97) sản phẩm gạch chịu lửa, chịu axít liên tục đạt tiêu chuẩn quốc gia, được tặng huy chương và giấy khen của Sở Công Nghiệp và Bộ Công Nghiệp. Năm 1992, với phương châm không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm, chủ động trong sản xuất kinh doanh đồng thời khai thác nhu cầu thị trường, xí nghiệp đã mở rộng liên doanh, liên kết với trường Đại Học Bách Khoa, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới Việt Nam để cho ra đời sản phẩm mới: vật liệu bảo ôn cách nhiệt bằng nguyên liệu trong nước thay thế hàng ngoại nhập. Sản phẩm mới ra đời đạt chất lượng cao được thị trường chấp nhận, tiêu thụ với khối lượng lớn và ổn định, tạo sức mạnh cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Năm 1995 để hội nhập vào công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo những thuận lợi mới trong kinh doanh, doanh nghiệp đã đổi tên thành công ty Sứ Gốm Thanh Hà Phú Thọ theo quyết định số 1685/QĐUB ngày 8/9/1995 của UBND tỉnh Vĩnh Phú ( nay là tỉnh Phú Thọ). Doanh nghiệp tiến hành khảo sát, thăm dò thị trường, tính toán tìm kiếm nguồn tài trợ, lập luận chứng đầu tư xây dựng một nhà máy mới chuyên sản xuất gạch ốp lát cao cấp. Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng diện tích 25.400m2 tại phố Phú Hà- phường Phong Châu- thị xã Phú Thọ, là một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của thị xã. Vị trí này rất thuận lợi về mặt giao thông thuỷ bộ, cách ga Phú Thọ 800m, nằm sát bờ nam sông Hồng tiếp giáp với đường bộ 11A đi Trung Hà- Hà Nội là điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, nhà máy nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ gốm cao cấp, cách mỏ nguyên liệu chính 4km, cách mỏ kaolin Hữu Khánh và trường thạch La Phù 50km, cách mỏ Tal 30 km, cách Krơlin Hà Lộc 8km. Công suất thiết kế nhà máy 1.000.000 m2/năm, thiết bị máy móc đồng bộ theo dây chuyền công nghệ do hãng SacMi(Italia) cung cấp.
Tổng số vốn đầu tư:
Thiết bị: 54 tỷ VNĐ
XDCB : 10 tỷ VNĐ.
Tổng : 64 tỷ VNĐ.
Sau một thời gian khẩn trương thi công xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị, với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công ty, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia Italia nhà máy đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Từ tháng 9/1999 nhà máy cho ra đời những sản phẩm gạch lát nền cao cấp mang nhãn hiệu TH cung cấp cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu vào những năm tiếp theo. Từ năm 1988 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có bước tăng trưởng cao, bảo toàn và phát triển được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, thường xuyên lo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nhiều người đang được đào tạo tại chức tại các trường đại học. Công ty luôn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước có liên quan.
II. Tình hình chung của công ty
1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty
a. Cơ cấu tổ chức
Công ty Sứ Gốm Thanh Hà được tổ chức chặt chẽ, thống nhất- các đơn vị trong công ty có mối quan hệ mật thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Biểu hiện qua sơ đồ tổ chức công ty như sau (trang bên).
Bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm:
Giám đốc công ty.
Phó giám đốc
Các trưởng phòng ban chức năng,
Quản đốc các phân xưởng.
Tổ trưởng các tổ.
Chế độ quản lý và điều hành của công ty được thực hiện trên nguyên tắc phân hoặc uỷ quyền.
Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất, là đại diện pháp nhân của công ty- chịu trách nhiệm về luật pháp, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp việc thứ nhất cho giám đốc, được giải quyết các công việc do giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Các trưởng phòng ban chức năng : chịu trách nhiệm về công tác của phòng, được uỷ quyền khi vắng mặt.
Quản đốc các phân xưởng: có nhiệm vụ quản lý điều động và chịu trách nhiệm mọi việc trong phân xưởng, báo cáo tới phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, được uỷ quyền cho các tổ trưởng khi vắng mặt.
Tổ trưởng các tổ : có quyền điều hành công việc trong tổ, phân công trực sản xuất, bố trí nghỉ theo qui định, bảo quản thiết bị, an toàn vệ sinh bảo hộ lao động, giám sát chất lượng công việc của công nhân các ca làm việc, tính lương và chia lương cho công nhân.
b. Chức năng, nhiệm vụ của công ty :
Công ty Sứ Gốm Thanh Hà Phú Thọ là đợn vị chuyên sản xuất kinh doanh gạch lát nền với thiết bị của hãng SacMi (Italia) công nghệ Tây Ban Nha là những hãng hàng đầu trong lĩnh vực này nhằm:
Tạo điều kiện việc làm, đảm bảo đời sống ổn định cho 245 cán bộ công nhân viên trong công ty.
Góp phần làm phong phú thêm thị trường gạch lát nền của Việt Nam.
Phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty là:
Sản xuất kinh doanh các loại gạch lát nền.
Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm.
Hỗ trợ và tham gia các công trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phú Thọ và tỉnh Phú Thọ.
2. Về nguồn nhân lực của công ty:
Nhân lực là một trong những điểm mạnh của công ty Sứ Gốm Thanh Hà với đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, đội ngũ công nhân lành nghề, dày dạn kinh nghiệm đã gắn bó với công ty trong nhiều năm luôn đáp ứng được những yêu cầu trong ngành sản xuất.
Về số lượng lao động: Số lượng lao động của công ty tương đối ổn địn
Bảng: Số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm
Năm
Trước 1995
1995- 1998
1998 đến nay
Người
132
244
245
(Nguồn: báo cáo hàng năm của phòng tổ chức)
Số cán bộ công nhân viên của công ty kể từ khi thành đến trước năm 1995 là 132 người.Năm 1995, do công ty mở rộng sản xuất nên có sự thay đổi lớn về nhân lực tăng 112 người, tăng gần 2 lần tương đương 85%. Năm 1998 đến nay công ty có sự thay đổi không đáng kể về nhân sự.
Về cơ cấu lao động:
+ Theo giới tính:
Nam: 65%.
Nữ: 35%
Do đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty là ngành sản xuất gốm sứ nên cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cũng mang đặc thù của ngành. Có đến 65% là nam giới tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất, 35% là nữ giới chủ yếu làm ở các phân xưởng đóng bao và trong dây chuyền, bộ phận văn phòng.
+Theo trình độ học vấn:
Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ
Đại học
28
11,4%
Cao đẳng
8
3,2%
Trung cấp
43
17,5%
Công nhân kỹ thuật
91
37.1%
Lao động phổ thông
75
30,8%
(Nguồn báo cáo hàng năm của phòng tổ chức)
Do đặc điểm của ngành sản xuất yều cầu những công nhân có tay nghề, hiểu việc, tận tụy với công việc nên cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của công ty như bảng trên là tương đối phù hợp với mặt bằng chung của ngành và khả năng chi trả lương của công ty.
+ Theo thâm niên công tác:
Bảng: Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
Số năm
Số người
Dưới 5 năm
65
Từ 5 năm đến 10 năm
78
Từ 10 năm đến 15 năm
45
Trên 15 năm
82
(Nguồn : báo cáo hàng năm của phòng tổ chức)
Công ty Sứ Gốm Thanh Hà Phú Thọ có tiền thân là Xí Nghiệp Sứ Thanh Hà cùng hoạt động trong lĩnh vực gốm sứ nên phần lớn cán bộ công nhân viên là những người đã gắn bó lâu năm với công ty, họ có thâm niên làm việc cao. Điều đó tạo thuận lợi cho việc sản xuất của công ty bởi lẽ công nhân viên đã nắm vững được qui trình sản phẩm, yêu cấu của sản xuất, đảm bảo an toàn trong sản xuất.
+ Theo chức danh, nghiệp vụ
Bảng: Cơ cấu lao động theo chức danh, nghiệp vụ
Chức danh
Số lượng
Tỷ lệ
Cán bộ quản lý
17
6.9%
Cán bộ kỹ thuật
7
2.8%
Cán bộ kinh doanh
10
4%
Công nhân sản xuất
211
86.3%
(Nguồn báo cáo hàng năm của phòng tổ chức)
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ
Hiện nay công ty Sứ Gốm Thanh Hà đang sử dụng công nghệ sản xuất gạch ốp lát của Italia, là công nghệ nổi tiếng trên thế giới. Hiện tại tất cả các nhà máy của Việt Nam và trong khu vực điều sử dụng công nghệ do các hãng sản xuất thiết bị của Italia cung cấp. Thiết bị, công nghệ được chế tạo hoàn chỉnh có độ chính xác và tự động hoá cao. Mỗi công đoạn sản xuất được vận hành, quản lý, theo dõi bằng hệ thống máy vi tính và toàn bộ hệ thống nối mạng hoàn chỉnh. Do vậy công tác quản lý chất lượng luôn đảm bảo ổn định.
Về cơ sở vật chất của công ty bao gồm :
Khu tập kết nguyên liệu.
Khu văn phòng, nhà ăn ca , nhà khách ,thí nghiệm in lưới .
Đường nội bộ .
Hệ thống thiết bị đã đầu tư :
+ Khu chế biến nguyên liệu gồm : cầu cân, hệ thống 2 máy nghiền nguyên liệu,
Hệ thống bể chứa hồ, bơm 2 xylanh, máy xấy phun và xylo chứa nguyên liệu.
+ Khu chế biến men: gồm hệ thống cân định liệu, 3 máy nghiền men, hệ thống
bồn chứa men.
+ Hệ thống điện: đường điện 35KV, MBA 1000KVA
+ Khu chứa dầu và hệ thống bơm cấp nguyên liệu
+ Máy nén khí và hệ thống ống dẫn hơi
Hiện nay hệ thống những thiết bị trên chưa được sử dụng hết công suất.
Ngoài ra tình trạng máy móc dây truyền của công ty cũng không còn được tốt. Nhiều thiết bị đã phải thay thế do đó không đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền. Điều này cũng gây khó khăn trong việc hạ giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất.
Sau đây là sơ đồ công nghệ sản xuất gạch CERAMIC của công ty Sứ Gốm Thanh Hà:
Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch CERAMIC
Chế biến nguyên liệu làm xương Chế biến men màu
Sấy phun tạo hạt
Bể chứa và khuấy
Sàng rung, khử tạp chất
Sàng rung, khử tạp chất
Kho thành phẩm
Kiểm nghiệm
Nung đốt
Lưu trữ
Tráng men, in hoa
Tạo hình, sấy khô
Kho chứa nghuyên liệu thô
Bể nước
Kho chứa nguyên liệu thô
Cân định lượng
Cân định lượng
Băng tải
Nghiền mịn
Sàng rung, khử tạp chất
Nghiền ướt
Bình chứa Inox
Bình chứa men
Xi lô chứa nguyên liệu
4. Về công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm
Lãnh đạo công ty đã xác định công tác tiêu thụ sản phẩm là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Muốn duy trì ổn định và phát triển sản xuất, nguồn vốn lưu động phải được luân chuyển nhanh, đạt hiệu quả cao thì sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ và thu tiền đầy đủ. Do công ty luôn chú trọng tới công tác thị trường. Bên cạnh việc duy trì đội ngũ cán bộ tiếp thị có đủ năng lực, trình độ giao tiếp, nắm bắt và phân tích những diễn biến của thị trường từng khu vực từng thời điểm để đưa ra những chính sách hợp lý nhằm động viên klhuyến khích các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty, công ty còn phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí cán bộ trực tiếp cùng tổng đại lý triển khai công tác bán hàng và các chế độ của công ty tới tận đại lý cấp II và cửa hàng bán lẻ sản phẩm, đồng thồ công ty đã có sự quan tâm đúng mức tới các tổng đại lý để luôn lắng nghe, giải quyết nhanh chóng, thoả đáng những nhu cầu, thắc mắc của khách hàng, tạo nên mối quan hệ thân thiết cùng chia sẻ khó khăn, thuận lợi của hai bên.
Hiện nay công ty có mạng lưới đại lý được phan bổ khắp trong cả nước như sau:
2 tổng đại lý tại TPHCM phụ trách khu vực 18 tỉnh phía nam
1 tổng đại lý tại thành phố Đà Nẵng phụ trách khu vực 12 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
25 tổng đại lý phụ trách các khu vực phía bắc
Bên cạnh đó công ty thực hiện chế độ tiền lương khoán kết hợp với từng khu vực thị trường, gắn kết quả bán hàng và thu tiền của từng nhân viên. Đây là động lực thúc đẩy tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm trong năm qua. Đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Bắc. Thêm nữa là công tác quảng bá giới thiệu thương hiệu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng, công ty đã đi sâu nghiên cứu lựa chọn phương pháp quảng cáo tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế của mình để tiến hành, do vậy công tác quảng cáo luôn đạt hiệu quả cao mà chi phí thấp có thể nói chắc chắn rằng hiện nay sản phẩm gạch men Thanh Hà đã có vị trí trên thị trường cả nước và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Trong năm 2003, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng công tác bán hàng, thu tiền luôn thực hiện tốt, nhất là công tác thu hội công nợ tồn đọng của các đại lý. Sản lượng tiêu thụ đạt cao, sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó và hiện nay công ty mới chỉ đáp ứng được 70%-75% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở miền Bắc, 40%-45% của miền Trung còn miền Nam thì không đáp ứng kịp. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu triển khai mẫu mã sản phẩm đã được tăng cường. Phòng kế hoạch kinh doanh đã kết hợp với phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm làm tốt công tác chế thử cho ra nhiều mẫu mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong cả nước, nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tuy nhiên công tác kinh doanh trong những năm qua cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần được khắc phục mà cụ thể là:
Việc đi sâu nghiên cứu thị trường, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng đôi khi còn lơi lỏng, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ còn chưa cao. Đặc biệt công tác triển khai bán hàng chậm, giải quyết công việc chưa dứt khoát để một số tổng đại lý còn dây dưa, nợ đọng tiền hàng làm ảnh hưởng tới công tác chung của công ty (khu vực Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Phòng).
Việc sắp xếp cân số lượng, mẫu mã sản phẩm cho một số khu vực khách hàng đôi khi còn lúng túng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Công tác bốc xếp, giao hàng cho các đại lý có thời điểm làm chưa tốt.
Chưa có biện pháp kiên quyết xử lý một số đồng chí cán bộ còn nợ tiền hàng đã mua nhưng còn chậm thanh toán.
5. Về phòng tổ chức
a. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức
Phòng tổ chức lao động của công ty có các chức năng chủ yếu như sau:
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực: Dựa vào các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng phân tích công việc, tình hình nguồn nhân lực hiện tại của công ty để xác định nhu cầu nhân lực cho thời gian tiếp theo.
Chức năng hướng dẫn thực hiện bao gồm: xây dựng các tiêu chuẩn định mức, giao nhiệm vụ cho từng người, từng bộ phận trong phạm vi phòng hay trong công ty theo từng thời gian cụ thể nhằm theo dõi, điều chỉnh, khuyến khích động viên thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề bạt thuyên chuyển, cho thôi việc…
Nhiệm vụ của phòng tổ chức là:
Cụ thể hoá, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, các văn bản pháp qui của nhà nước, đồng thời thu thập ý kiến, nguyện vọng của người lao động kịp thời phản ánh lên cấp trên.
Quản lý hồ sơ cá nhân của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Xem xét thủ tục nhận người: Lý lịch, sức khoẻ, khả năng.
Tổ chức đề đạt theo yêu cầu đào tạo - Tổ chức kiểm tra sau đào tạo.
Làm công tác thi đua, khen thưởng, kỉ luật.
Điều động công nhân, cán bộ theo yêu cầu công việc, năng lực công tác.
Chăm lo sức khoẻ cho người lao động, xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, an toàn vệ sinh lao động.
Duy trì và phát triển nhân lực(đào tạo, bồi dưỡng tổ chức thù lao, khuyến khích, tạo động lực mới trong hoạt động lao động).
Lập sổ lao động, sổ bảo hiểm cho cán bộ, nhân viên trong công ty, giải quyết các chế độ hưu trí, lễ tết, ốm đau, thai sản, hiếu hỉ, các loại hình bảo hiểm khác mà công ty áp dụng.
Thực hiện công tác quân sự, thanh tra, kiểm tra, bảo vệ, bảo hộ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, độc hại.
b. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách công tác quản trị nhân sự
+ Đối với trưởng phòng:
Lập các nhu cầu tuyển dụng, đào tạo…
Sơ tuyển hồ sơ xin việc, tham gia hợp đồng tuyển dụng.
Lập kế hoạch đào tạo năm.
Miêu tả công việc cho nhân viên cấp dưới.
Tổ chức bình bầu khen thưởng, kỉ luật
Tổ chức các lớp học về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Tham gia xem xét các trường hợp kỉ luật.
+ Đối với nhân viên trong phòng:
Quản lý hồ sơ cá nhân CBCNV của công ty chặt chẽ , đúng nguyên tắc.
Giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động nhanh chóng, thuận lợi.
Đề xuất, giải quyết công tác khen thưởng, kỷ luật nghiêm túc đúng chế độ của nhà nước và qui định của công ty.
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội qui, kỷ luật lao động của công ty và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Hoàn thành các phần việc do lãnh đạo công ty yêu cầu .
Chương II
Thực trạng về tạo động lực lao động tại
công ty Sứ Gốm Thanh Hà
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1. Một vài đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong một số Năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
Chỉ Tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
I
Tình hình SXKD
1
Tổng sản lượng (m2)
1.000.621
1.101.145
1.152.675
1.201.000
2
Doanh thu
52.316.000
49.254.000
44.865.000
51.807.000
3
Lợi nhuận trước thuế
1.319.000
37.000
-1.305.000
433.000
II
Tình hình tài chính
A
Tài sản có
74.059.000
71.948.000
73.162.000
59.917.000
A1
TSLĐ& đầu tư NH
18.625.000
21.830.000
30.470.000
34.293.000
1
Tiền
985.000
1.874.000
2.344.000
2.918.000
2
Các khoản phải thu
11.140.000
11.264.000
14.183.000
13.473.000
Trong đó
-Phải thu của khách hàng
10.997.000
11.264.000
14.034.000
13.263.000
-Trả trước cho người bán
52.000
85.000
60.000
59.000
-Phải thu nội bộ
91.000
114.000
89.000
115.000
-Phải thu khác
3
Hàng tồn kho
6.465.000
8.430.000
11.816.000
5.842.000
Trong đó
Nguyên vật liệu
3.510.000
2.992.000
3.816.000
5.842.000
CPSXKD dở dang
20.000
108.000
157.000
432.000
Thành phẩm
2.760.000
5.088.000
7.716.000
1.059.000
Hàng gửi bán
4
Tài sản lưu động khác
A2
TSCĐ&đầu tư dài hạn
55.434.000
50.118.000
42.692.000
35.624.000
1
TSCĐ
54.524.000
47.707.000
40.537.000
33.468.000
2
Các khoản đầu tư dài hạn
3
Chi phí XDCB dở dang
539.000
2.154.000
2.156.000
2.156.000
B
Tài sản nợ và vốn CSH
74.059.000
71.948.000
73.162.000
59.917.000
B1
Nợ phải trả
63.329.000
63.989.000
67.355.000
53.749.000
1
Nợ ngắn hạn
16.933.000
19.743.000
27.121.000
24.767.000
Tr. đó: Vay ngắn hạn
10.778.000
15.088.000
18.999.000
17.958.000
Phải trả người bán
2.770.000
1.079.000
4.811.000
3.505.000
Phải trả khác
3.385.000
3.576.000
3.300.000
3.304.000
2
Nợ dài hạn
43.774.000
42.387.000
38.916.000
28.980.000
Tr.đó: Vay dài hạn
20.564.000
21.278.000
11.500.000
7.380.000
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
23.210.000
31.109.000
27.416.000
21.600.000
Nợ khác
2.622.000
1.859.000
1.318.000
2.000
B2
Nguồn vốn chủ sở hữu
10.730.000
7.959.000
5.807.000
6.168.000
1
Nguồn vốn, quĩ
10.730.000
7.959.000
5.807.000
6.168.000
Tr.đó: vốn kinh doanh
5.688.000
6.216.000
6.216.000
6.216.000
Các quĩ
449.000
601.000
601.000
Lãi chưa phân phối
1.016.000
37.000
-1.305.000
-872.000
Nguồn vốn XDCB
215.000
215.000
215.000
215.000
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ 1999 đến 2003 nhìn chung là tương đối tốt, thể hiện qua tổng sản lượng sản xuất các năm đều tăng từ 1.000.621m2 năm 1999 lên 1.221.819m2 năm 2003, vượt công suất thiết kế 1.000.000m2/ năm. Năm 1999 có thể nói là năm gặt hái nhiều thành công của công ty. Doanh thu đạt trên 53 tỷ VNĐ cao nhất trong các năm và thu về lợi nhuận hơn 1 tỷ VNĐ. Năm 2000, doanh thu của công ty có giảm đi nhưng công ty vẫn thu về một khoản lợi nhuận là 370 triệu VNĐ. Trong năm 2001, công ty Sứ Gốm Thanh Hà đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh: Giá bán sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường tiếp tục giảm; Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam của công ty lại gặp phải rất nhiều khó khăn do mưa bão liên tục, nhiều kho bãi để sản phẩm không kịp sơ tán nên sản phẩm của công ty đã bị ngập trìm trong nước. Tổng số 125.600m2, toàn bộ số sản phẩm này phải xử lý về bao bì, hạ giá bán xuống tới 20% để tiêu thụ, nhưng vẫn còn khó khăn ( giảm giá sản phẩm cho 2 tổng đại lý 1.200.000VNĐ); Do việc đầu tư mua thiết bị của nước ngoài với phương thức thanh toán trả chậm bằng USD. Khi lập dự án, tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam là 12.293 VNĐ/USD, song tỷ giá này luôn biến động tăng lên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành sản phẩm của công ty. Sau khi tính toán,năm 2001, công ty buộc phải vay VNĐ mua ngoại tệ thanh toán một lần với nước ngoài. Tổng số là 1.607.891,45 USD với tỷ giá 14.591 VNĐ/ USD, toàn bộ số tiền trượt giá ngoại tệ được hạch toán vào năm 2001. Đây là những nhân tố cơ bản tác động làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 công ty bị lỗ 1.035 triệu VNĐ. Trước những khó khăn trên, ngay từ khi bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2002 công ty đã áp dụng mọi biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trước hết sản lượng sản xuất luôn đạt từ 115% công suất thiết kế, thường xuyên chú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hợp lý từng khu vực, tăng cường công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm, do vậy sản phẩm tiêu thụ tốt, chiếm lĩnh được thị trường, hiệu quả kinh tế đạt yêu cầu, góp phần khắc phục lỗ của năm 2001. Kết quả năm 2002 số nợ phải trả giảm hơn 10 tỷ VNĐ, vốn chủ sở hữu tăng từ 5.807.000.000VNĐ năm 2001 lên 6.168.000.000 VNĐ năm 2002. Năm 2003 nhờ rút kinh nghiệm của những năm trước công ty đã khôi phục được tình hình sản xuất kinh doanh của mình và kinh doanh đã có lãi. Trong những tháng đầu năm 2004, công ty nhờ nắm bắt được nhu cầu của thị trường đã có hướng sản xuất kinh doanh rất tốt. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết đạt 106% so với sản xuất. Sau đây là báo cáo một số kết quả sản xuất kinh doanh tháng 3 năm 2004:
Báo cáo một số kết quả sản xuất kinh doanh tháng 03/2004
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
KHSX năm 2004
Thực hiện
Tỷ lệ %
3T/2003
T3/2004
4T/2004
CK
KH
1
Giá trị SXCN
Tr.đ
72.370
18.318
6.677
18.044
98
24
2
Doanh thu
“
43.290
10.903
4.824
11.046
101
25
3
SP sản xuất
M2
1.170.000
300.249
109.470
295.282
98
24
4
SP tiêu thụ
“
1.170.000
284.212
131.356
302.637
106
25
5
SP tồn kho
“
38.381
59.237
2. Nguyên nhân
2.1 Nguyên nhân khách quan
Cùng ngành sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước, công ty Sứ Gốm Thanh Hà cũng gặp phải những khó khăn do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nhà nước bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu để hội nhập AFTA vào năm 2006. Trong đó, mặt hàng gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh đã giảm từ 40% năm 2002 xuống còn 20% năm 2003 và 0-5% vào năm 2006. Điều này tạo nên sự cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước.
Thứ hai: Đối với công ty, là một trong những đơn vị của tỉnh Phú Thọ có quan hệ trực tiếp đến công tác nhập khẩu và thanh toán ngoại tệ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định của những đồng ngoại tệ mạnh như Dolla, EURO vì những nguyên liệu chính làm gạch đều phải nhập khẩu từ nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ như: men, màu, phụ tùng thay thế. Trong khi tỷ giá thanh toán giữa VNĐ và các ngoại tệ ngày một tăng cao nhất là từ năm 2001 đã ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty do công ty phải trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ mạnh. Đồng EURO tăng bình quân 20%/năm. Mặt khác qua gần 6 năm đi vào hoạt động máy móc, thiết bị luôn hoạt động hết công suất nên phải sửa chữa, thay thế mới đòi hỏi chi phí cho phụ tùng thay thế ngày một nhiều và hầu hết phải đặt mua của Châu Âu. Bên cạnh đó là giá một số vật tư chủ yếu đều tăng như: dầu, điện, xăng… do vậy chi phí giá thành sản phẩm tăng cao.
Thứ ba: Thị trường sản phẩm của công ty đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và rất khó khăn do suất đầu tư cao và chi phí quản lý lớn. Hiện nay, các nhà máy sản xuất gạch ốp lát trong nước đồng loạt tăng sản lượng từ 110.000.000m2/năm lên 135.000.000m2/năm và tiếp tục còn tăng trong thời gian tới. Hầu hết các nhà máy này đều nâng công suất ít nhất từ 3triệu m2/năm trở lên, thì riêng công ty Sứ Gốm Thanh Hà vẫn chỉ có 1.000.000m2/năm, nên không đáp ứng đủ nguồn hàng cũng như kích cỡ chủng loại sản phẩm khác nhau cho khách hàng. Ngược lại với quá trình đó là giá bán sản phẩm gạch ốp lát trong nước liên tục giảm. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát.
Một trở ngại nữa làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là do cước phí vận tải tăng cao. Giá cước vận tải tăng nhưng số lượng sản phẩm vận chuyển trên đầu phương tiện lại giảm đã khiến cho giá bán đến tay người tiêu dùng tăng. Hơn nữa, theo thông báo của ngân hàng công thương Phú Thọ, từ tháng 6 năm 2003 ngân hàng sẽ giảm định mức cho vay vốn lưu động của công ty từ 19 tỷ đồng xuống còn 15 tỷ đồng.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
Có được những kết quả sản xuất kinh doanh như trên, trong những năm qua công ty Sứ Gốm Thanh Hà đã có những phấn đấu, nỗ lực trong mọi lĩnh vực biểu hiện:
Về công tác tài chính-kế toán: Phòng tài vụ của công ty hàng tháng, quí đều có quyết toán tổng kết giúp giám đốc nắm bắt được kịp thời những diễn biến tình hình tài chính, giá thành sản phẩm để tham mưu cho giám đốc đưa ra những quyết sách hợp lý vào những thời điểm phù hợp với sự biến động của thị trường. Đây là thế mạnh giúp công ty vững vàng trước những đổi thay của thị trường.
Về công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm: Lãnh đạo công ty đã xác định công tác tiêu thụ sản phẩm là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Muốn duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh nguồn vốn lưu động phải được luân chuyển nhanh, sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ đầy đủ. Để đạt được điều này công ty luôn duy trì đội ngũ cán bộ tiếp thị có đủ năng lực, trình độ giao tiếp, nắm bắt và phân tích những diễn biến của thị trường từng khu vực, từng thời điểm để đưa ra hững chính sách hợp lý nhằm động viên khuyến khích các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty thực hiện phân công trách nhiệm tới từng cán bộ trực tiếp cùng tổng đại lý triển khai công tác bán hàng và các chế độ của công ty tới tận đại lý cấp II. Ngoài ra, để đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh như trên công ty luôn tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng và các đại lý của công ty trong cả nước để cùng chia sẻ khó khăn, thuận lợi cho hai bên. Tuy nhiên, công tác tiêu thụ sản phẩm cũng còn tồn tại một số khiếm khuyết như: đội ngũ cán bộ tiếp thị của công ty chưa qua lớp đào tạo chuyên nghiệp nào nên nhiều khi còn gặp khó khăn trong xử lý một số việc, việc phối hợp với các bộ phận khác trong công ty chưa được nhịp nhàng…
Công tác khoa học kỹ thuật: Công tác khoa học kỹ thuật được công ty đặc biệt quan tâm. Công tác lập và thực hiện tốt kế hoạch bảo dưỡng thiết bị định kỳ đã phòng tránh được nhiều sự cố trong sản xuất, đồng thời chủ động khắc phục hầu hết các sự cố lớn nhỏ khi xẩy ra. Nhất là sự cố máy ép rất phức tạp, nhưng đã được CBNV phòng kỹ thuật xử lý tốt, bảo đảm an toàn sản xuất ổn định nâng cao tuổi thọ của thiết bị tránh lãng phí cho công ty. Công tác nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhiều phụ tùng thiết bị được sản xuất trong nước thay thế một phần thiết bị nhập ngoại như : Puly, thanh dẫn hướng gạch, dây đai các loại, phụ tùng sản xuất từ nhựa, cao su đã tiết kiệm được nhiều chi phí do không phải thanh toán bằng ngoại tệ, lại chủ động trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công tác vật tư- vận tải: Trong những năm qua công tác cung ứng vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, mỗi loại vật tư chủ yếu có giá trị lớn công ty đều lựa chọn ít nhất 02 đơn vị cung cấp nên giá cả hợp lý, các đơn vị cung cấp buộc phải coi trọng chất lượng và đặc biệt chú ý đến dịch vụ hậu mãi có lợi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0053.doc