Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) H. Bình Lục - T.Hà Nam

Tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) H. Bình Lục - T.Hà Nam: ... Ebook Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) H. Bình Lục - T.Hà Nam

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) H. Bình Lục - T.Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời mở đầu CHƯƠNG I: NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC NHẤN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG I.Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng và khách hàng của ngân hàng 1.Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng 1.1.Khái niệm nguồn vốn tín dụng 1.2.Vai trò nguồn vốn tín dụng 1.2.1. Đối với ngân hàng 1.2.2. Đối với khách hàng 1.3.Chức năng nguồn vốn tín dụng 1.4. Phân loại nguồn vốn tín dụng 2.Tổng quan về khách hàng của ngân hàng 2.1.Quan niệm khách hàng của ngân hàng 2.2. Phân loại khách hàng của ngân hàng 2.3.Đặc điểm khách hàng của ngân hàng II. Các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng 1. Về phía ngân hàng 2. Về phía khách hàng 3. Các nhân tố khác III. Sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng 1. Đối với khách hàng 2. Đối với ngân hàng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM I. Giới thiệu sơ lược về huyện Bình Lục và chi nhánh NHNN&PTNT Bình Lục 1.Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Bình Lục 2.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 2.1.Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh 2.2.Chức năng và nhiệm vụ chi nhánh 2.2.1.Nhiệm vụ 2.2.2.Chức năng 2.3. Các khách hàng chính của chi nhánh 2.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh 2.4.1.Phòng tín dụng 2.4.2.Phòng kế toán ngân quỹ 2.4.3. Phòng hành chính 2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006-2008. 2.5.1.Về công tác huy động vốn 2.5.2.Về công tác cho vay. II.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh từ 2006- 2008. 1.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 1.1.Về phía hộ gia đình. 1.2. Với doanh nghiệp. 1.3. Các tổ chức khác. 2. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh 2.1. Những mặt đạt được 2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 2.2.1. Những mặt tồn tại 2.2.2.Nguyên nhân. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM I.Quan điểm và định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 1.Quan điểm về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 2. Định hướng định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục II. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh * Về phía ngân hàng. * Về phía khách hàng . III.Một số kiến nghị với cơ quan chức năng 1.Với NHNN&PTNT Việt Nam 2.Với NHNN&PTNT Bình Lục 3.Với Tỉnh, Huyện KẾT LUẬN Lời mở đầu Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bước đầu việc sản xuất kinh doanh của người dân càng trở nên khó khăn hơn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó cùng với sự kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO đã khiến cho nền nông nghiệp nước ta đã gặp nhiều khó khăn do tập tục canh tác lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng chưa cao nên càng gặp nhiều trở ngại mà đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là những người nông dân. Đối với nước Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ phát triển ở các ngành và trong từng khu vực không đều nhau. Trong đó vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất nước. Hay nói cách khác vốn là đòn bẩy, là chìa khoá để giải quyết mọi khó khăn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng. Bình Lục là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, dân trí còn chưa cao nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất không đạt được nhiều hiệu quả. Ngưòi dân canh tác chủ yếu theo lối truyền thống, dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế rất chậm. Cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, vì vậy nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp là vấn đề cần thiết cho hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong khu vực để họ có thể sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ vào sản xuất giải quyết khó khăn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam nói chung và kinh tế Huyện Bình Lục nói riêng. Nguồn vốn tín dụng không những đem lại lợi ích cho người dân mà còn đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngân hàng, nhận thức rõ được vai trò của nguồn vốn tín dụng là sự sống còn đối với chi nhánh vì vậy, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ ngân hàng đã đưa ra những giải pháp mới đồng thời bổ sung sửa đổi cho phù hợp các giải pháp trước đây dựa trên sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân có thể tiếp cận được dễ dàng với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, và các dịch vụ tiện ích của ngân hàng Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng NHNN & PTNT Huyện Bình Lục- Tỉnh Hà Nam”. CHƯƠNG I : NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG. I. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng và khách hàng của ngân hàng. 1. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng. 1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng. Vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là vốn tự có hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân vay theo những hình thức thích hợp để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ hoặc để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng. 1.2.Vai trò nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn tín dụng có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội. Đây là nguồn vốn lớn của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình, nói cách khác nguồn vốn tín dụng là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển. Nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng với nền kinh tế nói chung, đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình nói riêng và ngay đối với chính bản thân các ngân hàng. 1.2.1.Đối với Ngân hàng. Trước hết, nguồn vốn tín dụng là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ tài chính đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Nguồn vốn đó giúp ngân hàng thực hiện và mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng …. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn tín dụng của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt cho hoạt động và phát triển của nó. 1.2.2. Đối với khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã thực sự đem lại lợi ích cho các khách hàng của ngân hàng, nhất là các khách hàng là cá nhân – các hộ sản xuất kinh doanh. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều hộ có khả năng sản xuất kinh doanh, có lao động, biết cách làm và tính toán hiệu quả, trong đó có nhiều hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh… Nhưng hầu hết các hộ này đều thiếu vốn hay nguồn vốn không đủ, cho nên họ phải đi vay các tổ chức tín dụng. Bởi vậy nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp cho các hộ này giải quyết được những khó khăn do thiếu vốn gây nên. Khi có vốn họ có thể mua sắm trang thiết bị máy móc, có chi phí để mở rộng sản xuất- kinh doanh, nếu quy mô càng lớn thì sản lượng càng cao, tỷ trọng hàng hoá càng nhiều giúp họ có nhiều ưu thế trong các cuộc cạnh tranh. Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội cũng không ngừng tăng lên. Các cá nhân có xu hướng tăng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống của mình, tuy nhiên không phải lúc nào các họ cũng có đủ khả năng về tài chính để chi trả ngay cho các nhu cầu đó. Do đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể giúp họ giải quyết được những nhu cầu về tiêu dùng của mình. Đối với doanh nghiệp Nguồn vốn tín dụng là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp . Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh hoặc giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp các cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. Nguồn vốn tín dụng còn là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện trong cho vay tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra ngân hàng có thể cung cấp vốn cần thiết cho các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nâng cao trình độ của công nhân viên. Vì vậy tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tóm lại thông qua nguồn vốn tín dụng các ngân hàng đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ có thế nguồn vốn tín dụng còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà nguồn vốn tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự quá trình tăng trưởng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua các khoản cho vay nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tạo ra cho các ngân hàng thu nhập và lợi nhuận giúp cho các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. 1.3. Chức năng nguồn vốn tín dụng. - Nguồn vốn tín dụng nhằm nâng cao trình độ dân trí, đời sống văn hóa. Nhờ có nguồn vốn tín dụng đã giúp cho nhiều khách hàng có điều kiện tiếp xúc với những nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp họ có thể nắm bắt được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn, cũng như trong nước và quốc tế. Qua đó giúp người dân nâng cao khả năng hiểu biết và khả năng sản xuất kinh doanh. - Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu, lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. ngân hàng cũng chính là các doanh nghiệp nhưng có điểm khác đó là hàng hoá của các ngân hàng đó là nguồn vốn tín dụng, vì vậy càng nhiều khách hàng sử dụng hàng hoá của ngân hàng thì doanh thu của ngân hàng càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. - Nguồn vốn tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà nguồn vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế - Bên cạnh đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và đồng thời giải quyết nạn thất nghiệp. Các ngân hàng thực hiện chức năng này thông qua các khách hàng của mình, bằng cách cho khách hàng của mình vay vốn tín dụng để họ có thể gia tăng sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất, điều đó giúp người lao động có công ăn việc làm giảm thất nghiệp cho xã hội. - Ngoài ra nguồn vốn tín dụng còn tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. - Nguồn vốn tín dụng con góp phần thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ngành. 1.4. Phân loại nguồn vốn tín dụng.    - Phân loại theo thời hạn khoản vốn vay.   + Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn là nguồn vốn ngân hàng cho khách hàng vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. + Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay vốn tín dụng đem lại. - Theo mục đích sử dụng vốn. + Cho vay sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn vốn cho khách hàng của ngân hàng vay nhằm mục đích tài trợ cho vốn lưu động của khách hàng, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Các khoản vay này tạo ra lợi nhuận cho khách hàng và cũng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cho nên cho vay nguồn vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh yêu cầu trước tiên là khoản vay đó phải mang lại lợi nhuận. + Cho vay tiêu dùng. Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng mua sắm phương tiện đi lại, các tiện nghi sinh hoạt cần thiết như nhà cửa, xe máy và các tiện nghi sinh hoạt khác. Khách hàng muốn vay nguồn vốn tín dụng này đòi hỏi phải có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh do chi phí quản lý các khoản vay này lớn và rủi ro trong hình thức cho vay này tương đối cao. - Nguồn vốn tín dụng cho vay phân loại theo đối tượng khách hàng. Thông qua cách phân loại này các NHTM phân chia khách hàng của mình thành các đối tượng khác nhau, từ đó lập ra các kế hoạch cũng như các chiến lược khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng. + Nguồn vốn cho vay khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn tín dụng cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục vụ. Đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn. Tuy nhiên số lượng khách hàng loại này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới. + Nguồn vốn cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cung như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này. Tuy nhiên tuỳ vào mỗi mục đích quản lý khác nhau mà mỗi ngân hàng có thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích đó. - Phân loại theo hình thức đảm bảo. + Nguồn vốn tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không cần phải áp dụng bất cứ một biện pháp bảo đảm tiền vay nào như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Cho vay dưới hình thức này đòi hỏi người vay phải có độ tin cậy cao đối với ngân hàng. Cấp tín dụng theo hình thức này có độ rủi ro rất cao vì không có nguồn thu nợ thứ hai. Ngân hàng được quyền lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm đồng thời cũng luôn chuẩn bị những biện pháp hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi cho vay không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng luôn lựa chọn những khách hàng trung thực trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng tài chính để cho vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay. + Nguồn vốn tín dụng có tài sản bảo đảm. Là việc cho vay của ngân hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Phân loại nguồn vốn tín dụng theo tính chất và đăc điểm sủ dụng vốn. + Nguồn vốn tín dụng lưu động. Là nguồn vốn được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhằm lưu thông hàng hoá, mở rộng sản xuất kinh doanh. + Nguồn vốn tín dụng cố định. Là nguồn vốn tín dụng cung cấp nhằm hình thành nên vốn cố định của doanh nghiệp hoặc cá nhân để thực hiện sản xuất kinh doanh. 2. Tổng quan về khách hàng của ngân hàng. 2.1. Quan niệm khách hàng của ngân hàng. Khách hàng là điều kiện để một ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu không có khách hàng thì những dịch vụ của ngân hàng không có ai sử dụng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể tồn tại. Vì vậy phải có khách hàng là phương châm sống còn của mọi ngân hàng. Do đó phải thu hút đuợc khách hàng và làm thế nào để tạo ra sự thoải mái cho khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là câu hỏi đặt ra cho các ngân hàng từ xưa đến nay. Có rất nhiều định nghĩa nhưng trên cơ sở đặc điểm cơ bản khách hàng ngân hàng là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp…có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó của mình. 2.2. Phân loại khách hàng của ngân hàng. Theo nhu cầu sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể phân chia thành ba nhóm: - Theo nhu cầu sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. + Khách hàng tạo nguồn: Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, ngân hàng muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có vốn. Điều khác biệt là ở chỗ, không như các doanh nghiệp người cung cấp vốn cho ngân hàng chủ yếu lại chính là khách hàng của ngân hàng. Nhóm khách hàng này có thể là các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến cho nên họ gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau: tiết kiệm, kiếm lời,… + Khách hàng sử dụng nguồn : Nhóm khách hàng đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, chiếm từ 80%-90% doanh thu của mỗi ngân hàng. Nhóm khách hàng này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cho những mục đích, kế hoạch khác nhau: như đi vay để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hay cho một dự án mới, cũng có thể là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, mua sắm tài sản ,… + Khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác: Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các dịch vụ tài chính cũng được cung cấp nhiều hơn và tiện ích hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nhày càng tăng của khách hàng. Khi sử dụng các dịch vụ này khách hàng mong muốn có được thỏa mãn những nhu cầu, họ sẽ phải trả phí cho ngân hàng để nhận được dịch vụ về tư vấn, thanh toán, uỷ thác … hiệu quả nhất. - Căn cứ theo quan hệ mua bán. + Khách hàng truyền thống: Đây là nhóm đối tượng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thường xuyên trong một thời gian dài. Ngân hàng nào có càng nhiều khách hàng truyền thống thì tính ổn định càng cao, độ ảnh hưởng trên thị trường càng mạnh và uy tín của ngân hàng càng lớn. Vì vậy các ngân hàng luôn phải tăng cường, củng cố và duy trì mối quan hệ với các khách hàng này. + Khách hàng mới: Là những người mới sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong thời gian ngắn, quan hệ với ngân hàng chưa lâu. Khách hàng mới của mỗi ngân hàng có thể trở thành khách hàng thống nếu ngân hàng tạo cho họ hài lòng về chất lượng các sản phẩm dịch vụ, cho họ niềm tin và chữ tín. Thu hút khách hàng mới là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng. - Theo tiêu chuẩn và tính chất pháp lý: + Khách hàng là pháp nhân: Những khách hàng này bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tổ chức xã hội, chính phủ … Trong đó phần lớn là những doanh nghiẹp sản xuất kinh doanh. Nhóm khách hàng này có nhu cầu rất đa dạng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: nhu cầu tiền gửi, thường xuyên có nhu cầu về tín dụng, nhu cầu thanh toán … Nói chung nhu cầu của họ là khá lớn và tương đối ổn định. + Khách hàng là thể nhân: Khách hàng này chủ yếu là các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, có quy mô bé và nhu cầu nhỏ lẻ và không đồng nhất như nhóm khách hàng ở trên. Tuy nhiên tiền gửi dân cư thường là các món nhỏ lẻ nhưng là một bộ phận quan trọng cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.3. Đặc điểm khách hàng của ngân hàng - Khách hàng vừa là nhà cung cấp đầu vào vừa là người sử dụng đầu ra: Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ. Điều này tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa ngân hàng và các doanh nghiệp thông thường. Để có đầu vào phục vụ hoạt động kinh doanh, ngân hàng tiến hành huy động vốn từ dân cư. Những khách hàng tạo nguồn chính là những người cung cấp cho ngân hàng thông qua khoản tiền gửi, mua kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng. Những khách hàng có quan hệ tín dụng, sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chình khác của ngân hàng là những người tham gia vào đầu ra trong quy trình sản xuất của ngân hàng. Có thể cùng một khách hàng vừa là nhà cung cấp, vừa là người tiêu dùng ở những thời điểm khác nhau. Đặc điểm này thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính của ngân hàng, họ là nhưng người giúp cho đồng vốn của nền kinh tế sử dụng hiệu quả nhất, phân bổ vốn từ những nơi nhàn rỗi tới những nơi cần đầu tư sinh lời. - Khách hàng của ngân hàng tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất dịch vụ: Ngân hàng là một doanh nghiệp dịch vụ, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diến ra đồng thời. Khách hàng là một khâu, một bộ phận quan trọng trong quy trình ấy. Khi tiếp xúc,sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về dịch vụ nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ của nhân viên giao dịch, thời gian giao dịch, sự thể hiện cái tôi của mình, sự hiện đại của công nghệ mà ngân hàng ứng dụng. Điều này đòi hỏi khi xây dựng chiến lược khách hàng đặc biệt coi trọng khâu bán hàng trực tiếp, marketing nội bộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng, đồng thời phải duy trì tốt những mối quan hệ khách hàng – ngân hàng. - Khách hàng của ngân hàng là những người khó tính: Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Họ thuộc các nhóm dân cư khác nhau về mức thu nhập, mức tiêu dùng , vị trí xá hội, địa vị, lối sống, lứa tuổi, thói quen. Có thể cùng một nhu cầu vay vốn sản xuât kinh doanh, nhưng các biểu hiện của họ rất khác nhau khi đặt quan hệ với ngân hàng. Họ mong muốn có lợi nhất cho mình, thời gian thủ tục nhanh gọn nhất nhưng lại muốn giữ bí mật về bản thân, tài sản của họ, tình hình tài chính của doanh nghiệp họ… Điều đó gây khó khăn cho ngân hàng do những quy định đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. II. Các nhân tố ảnh hưỏng tói khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. 1. Các nhân tố từ phía ngân hàng. Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng bao gồm: Chính sách tín dụng, chính sách về giá, công tác tổ chức,chất lượng cán bộ ngân hàng, ... - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng. Một ngân hàng nếu có tầm hoạt động rộng với nhiều chi nhánh điều đó sẽ giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng, ngược lại . - Chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng,... Tất cả các yếu tố đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc tiếp cận của khách hàng với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về vốn thì ngân hàng đã thành công trong việc giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngược lại, nếu như các yếu tố của chính sách đều cứng nhắc không hợp lý, không đáp ứng được những nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng thì ngân hàng đã gây ra những trơ ngại nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt xảy ra giữa các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng thì chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt là hết sức quan trọng. Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Bởi chính sách tín dụng chính là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. - Chính sách về lãi suất. Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Tuy nhiên các ngân hàng không thể hạ lãi suất thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hút khách mà lãi suất cạnh tranh này phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí của về quản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra… - Về tài sản đảm bảo tiền vay. Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo sẽ làm cho các khoản cho vay của ngân hàng trở nên an toàn hơn, nhưng nhiều khi nó lại trở thành những rào cản đối với khách hàng mỗi khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vì vậy yêu cầu về bảo đảm tiền vay như thế nào là hợp lý tạo thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn mà ngân hàng vẫn có thể yên tâm về các khoản cho vay của mình là một bài toán khó giải đối với các ngân hàng. - Công tác tổ chức của ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các chi nhánh ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hang hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng. - Thông tin tín dụng. Thông tin tín dụng là cơ sở cho quá trình thẩm định dự án là cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá của cán bộ thẩm định. Bên cạnh các thông tin do khách hàng cung cấp, khả năng tiếp cận, chủ động thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý, sử dụng các thông tin của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả đánh giá khách hàng là chính xác. Vì vậy yêu cầu thông tin tín dụng phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Do đó ngân hàng cần phải có nhiều nguồn thông tin khác nhau. - Chất lượng nhân sự. Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, vi tính, sự nhiệt tình trong công việc của cán bộ, maketing... Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ tín dụng ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nếu như khách hàng giao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy yên tâm về trình độ nghiệp vụ của cán bộ thì chắc chắn họ sẽ tìm đến với ngân hàng đó. Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp thì cũng không thể đảm bảo sẽ thu hút được khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và điều đó sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Công tác thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất trong quá trình quyết địnhcho khách hàng vay vốn. Thẩm định là việc xem xét đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống, khả năng hoàn trả ngân hàng, kết quả cảu khấu thẩm định có ý nghĩa quan trọng quyết định đến xét duyệt hoặc từ chối cho vay. Trong quá trình thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có chuyên môn, có khả năng phán đoán thị trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng thẩm định sai điều đó có thể ảnh hưởng tới ngân hàng và khả năng vay vốn của khách hàng, khiến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khánh hàng gặp nhiều khó khăn. 2.Về phía khách hàng Bên cạnh nhân tố về phía ngân hàng thì một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng đó chính là bản thân khách hàng. Nhân tố này bao gồm rất nhiều các yếu tố, nhưng chủ yếu là: Mục đích vay vốn, trình độ quản lý,tài sản đảm bảo, thông tin, tư cách đạo đức. - Xuất phát từ nhu cầu, mục đích vay vốn tín dụng của ngân hàng để tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập tăng thì hầu hết nhu cầu của con người cũng tăng theo đó là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, còn đối với những nguòi tham gia sản xuất kinh doanh thì đó là nhu cầu về quy mô sản xuất, thị trường, lợi nhuận không ngừng tăng lên. Đó là đều là những nhu cầu thiết thực và phù hợp trong nền kinh tế hiên nay và nguồn vốn tín dụng của ngân hàng có thể giải quyết đáp ứng được các nhu cầu đó của khách hàng. - Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng: Kh¶ n¨ng qu¶n lý của khách hàng nh»m ®¸nh giá ®­îc khách hàng cã kh¶ n¨ng xoay së trong mäi t×nh huèng hay kh«ng lµ mét ®iÒu cÇn thiÕt ®Ó quyÕt ®Þnh đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng . Người quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh không có khả năng dự đoán được sự biến động về giá cả của thị trường, các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng,… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn lớn khả năng được vay vốn tín dụng của khách hàng. -Tư cách đạo đức khách hàng: Đó là khả năng trả nợ ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay. Đối với những khách hàng đã từng vay vốn của ngân hàng nhưng không thực hiện đúng những quy định của ngân hàng về thời hạn trả gốc, lãi ngân hàng hay đưa ra những dự án giả để vay vốn ngân hàng, sử dụng sai mục đích tín dụng trong hợp đồng. Điều đó sẽ khiến cho ngân hàng mất niềm tin vào nhóm khách hàng này, và khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng làn thứ hai là không dễ dàng. - Tài sản đảm bảo nguồn vốn vay của khách hàng: Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng thì đây là nhân tố quan trọng nhất, gây trở ngại nhiều nhất cho hầu hết các khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Khi khách hàng có đủ số tài sản đảm bảo cho lượng vốn mà khách hàng vay theo yêu cầu của ngân hàng thì khách hàng có thể vay vốn của ngân hàng một cách thuận tiện hơn rất nhiều so với khi khách hàng có số tài sản không đủ, hoặc không có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, khi đó số vố._.n mà họ được vay sẽ không như mong muốn của họ, mà sẽ phụ thuộc vào sự quyết định của ngân hàng. - Hạn chế về thông tin: Hầu hết các khách hàng không kịp cập nhật về những thay đổi trong chính sách của ngân hàng, như những thay đổi về lãi suất hay những nới lỏng về chính sách tín dụng, những đợt khuyến mại lớn của ngân hàng … Chính vì thiếu thông tin về ngân hàng điều đó đã làm cho khách hàng không mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. - Phương án sản xuất kinh doanh, các dự án: Bên cạnh nhân tố quan trọng về tài sản đảm bảo thì các phương án sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lượng vốn mà khách hàng sẽ được vay theo quy định của ngân hàng. Khi các dự án, phương án sản xuất kinh doanh được khách hàng lập và thông qua sự thẩm định của cán bộ tín dụng, nếu khả thi khách hàng sẽ nhận được đủ lượng vốn cần vay, còn ngược lại nguồn vốn mà họ được vay sẽ rất hạn chế. 3. Các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố thuộc về Ngân hàng, khách hàng còn có rất nhiều những nhân tố khác ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. - Môi trường kinh tế: Để khách hàng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì cần thiết phải có một nền kinh tế phát triển ổn định. Tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng, khi đó khách hàng tìm đến với ngân hàng nhiều hơn để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho phù hợp với sự phát triển của thị trường và xã hội. Đặc biệt khi kinh tế phát triển ngân hàng có nhiều cơ hội mở rộng thị truờng hoạt động, vì vậy khách hàng có nhiều khả năng tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng và quan trọng nhất là nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Còn khi kinh tế suy thoái, hay gặp khủng hoảng, khi đó nguồn vốn tín dụng của ngân hàng giảm mạnh, nên nhu cầu vay vốn để duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Bên cạnh đó các yếu tố như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, biến động giá vàng ,… ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng. Ví dụ: Khi lạm phát tăng cao chính phủ sẽ hạn chế đầu tư khi đó lãi suất tại các ngân hàng sẽ tăng, chính vì vậy khách hàng sẽ hạn chế tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Khi đó khách hàng sẽ tìm đến với những nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn. - Môi trường văn hoá – xã hội Môi trường văn hoá xã hội phản ánh nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen tiêu dùng và sử dụng tiền và cất giữ tài sản. Điều đó ảnh hưởng phương thức sản xuất kinh doanh cũng như đến hành vi và nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và ảnh hưởng tới chính khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là yếu tố không kém phần quan trọng quyết định tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. Với những khách hàng nào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng thì khách hàng đó sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, nếu ngân hàng nào hoạt động an toàn hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, thì những ngân hàng đó sẽ được khách hàng lựa chọn và tiếp cận. - Môi trường chính trị - pháp luật. Chính trị ổn định giúp cho ngân hàng phát triển ổn định, người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản xuất tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tăng, các dịch vụ ngân hàng phát triển,chất lượng tín dụng được nâng cao. Vì vậy khách hàng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hơn. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào, pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi thành phần kinh tế, các ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật điều đó giúp cho khách hàng tiếp cận với nguốn vốn tín dụng dễ dàng hơn. - Môi trưòng khoa học công nghệ. Dưới tác động của khoa học công nghệ , phương thức sản xuất phát triển vì vậy người dân có điều kiện mở rộng sản xuất nên nhu cầu tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng tăng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những bước tiến dài, ngân hàng đã áp dụng công nghệ vào các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động cho vay nguồn vốn tín dụng cho khách hàng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Môi trưòng tự nhiên: Bên cạnh các nhân tố trên khách hàng còn phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng như: điều kiện về địa hình, địa lý nơi khách hàng sinh sống hay sản xuất kinh doanh, cơ sơ vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông đi lại,mật đọ phân bố dân cư , bên cạnh đó còn có các yếu tố bất khả kháng như thời tiết, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh…những yếu tố này khi xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn tới khách hàng, từ đó cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, không những vậy khách hàng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn phải chịu tác động của yếu tố mùa vụ. III.Sự càn thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn với cả nền kinh tế. Với những lợi ích to lứon mà nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mang lại,vì vậy cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. 1.Đối với khách hàng Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng tạo điêù kiện cho khách hàng có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Không chỉ vậy còn tạo điều kiện cho khách hàng áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn giúp khách hàng duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới. Ngoài ra nguồn vốn tín dụng của ngân hàng còn giúp khách hàng giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ dân trí 2.Đối với ngân hàng Nguồn vốn tín dụng làm cho lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, vì vậy các ngân hàng luôn cố gắng tăng tìm mọi cách làm tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đối với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mình . Khi nguồn vốn tín dụng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi đó hình ảnh, uy tín của ngân hàng được nâng cao và thị trường cảu ngân hàng được mở rộng điều đó sẽ làm doanh thu của ngân hàng tăng. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao khi số lượng khách hàng sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng tăng. Bên cạnh đó khi khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ giúpcho ngân hàng nhận ra những yếu kém, những tồn tại trong chính sách tín dụng của mình điều đó sẽ làm cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM. I. Giới thiệu sơ lược về huyện Bình Lục và chi nhánh NHNN&PTNT Bình Lục. 1. Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Bình Lục. Bình Lục là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Hà Nam, diện tích tự nhiên 156.663 km2, dân số 153.615 triệu người sinh sống ở 21 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình lục nằm trên quốc lộ 21 nối liền các tỉnh Nam Định, Thái Bình. So với các huyện khác trên địa bàn tỉnh thì Bình lục có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử để lại, cũng như nhiều tỉnh phía bắc nền kinh tế Hà Nam có điểm xuất phát thấp, tách tỉnh từ năm 1997. Nên mặc dù trong những năm qua có nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá, Bình Lục vẫn là một tỉnh nghèo so với mặt bằng bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. 2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển NHNN&PTNT huyện Bình Lục. 2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh. Thực hiện Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) tách hệ thống ngân hàng Việt Nam thành ngân hàng 2 cấp: cấp quản lý Nhà nước và cấp trực tiếp kinh doanh. NHNo&PTNT huyện Bình lục trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam được tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Nam Hà, trình độ cán bộ chủ yếu là trung, sơ cấp được đào tạo từ thời bao cấp còn hết sức ngỡ ngàng xa lạ trước cơ chế kinh tế thị trường. cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi: nguồn vốn huy động chỉ vẻn vẹn có hơn 20 tỷ đồng chiếm 40%, tổng dư nợ chưa đầy 50 tỷ đồng chiếm 60% thị phần hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Trong đó: 18% là dư nợ của các DNNN, HTX đang trong tình trạng tan rã, chờ giải thể, sáp nhập và sắp xếp lại do SXKD không có hiệu quả, dư nợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân 41tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ. Trước những khó khăn thách thức tưởng chừng không thể đứng vững và tồn tại, toàn hệ thống NHNN&PTNT nói chung, NHNN&PTNT Bình Lục nói riêng đã định hướng tập trung các hoạt động về thị trường nông nghiệp-nông thôn, xác định người nông dân mãi mãi là người bạn đồng hành của NHNN&PTNT. Chi nhánh đã bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương ở từng thời kỳ để đầu tư đúng hướng. Nguồn vốn tín dụng từ NHNo&PTNT huyện Bình Lục đã phục vụ đắc lực cho chương trình xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn nói riêng trên địa bàn huyện. 2.2.Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh. Được sự ủy quyền của HĐQT ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ,NHNN&PTNT tỉnh Hà Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Bình Lục thực hiện chức năng nhiệm vụ : 2.2.1. Nhiệm vụ - Huy động vốn. + Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Huy động vốn thông qua bán trái phiếu, kỳ phiếu theo quy định của tổng giám đốc. + Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác các nguồn vốn khác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các chương trình phát triên nhà ở, phát triển kunh tế- xã hội, sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tại địa phương. - Cho vay. + Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế bằng VND hoặc bằng ngoại tệ. + Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. - Bảo lãnh:thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài theo quy định của NHNN. - Kinh doanh ngoại tệ ,thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Cung ứng các dịch vụ: Gồm thu chi tiền mặt,mua bán vàng bạc đá quý, dịch vụ thẻ ATM, nhận cất giữ các loại,giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay các TCTC,TCTD, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước khác được NHNo&PTNT Việt Nam chấp nhận. - Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng ,đào tạo cán bộ theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ việc thực hiện nghiệp vụ trên đia bàn hoạt động. - Tổ chức phổ biến hướng dẫn quy chế nghiệp vụ và các văn bản của nhà nước, ngành ngân hàng và liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.2. Chức năng. - Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tổ chức điều hành kinh doanh kiểm tra kiểm toán nôi bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ được giao và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. 2.3.Các khách hàng chính của chi nhánh. - Các hộ gia đình. Bình Lục là một huyện nông nghiệp nên kinh tế hộ gia đình là nhân tố chủ chốt để phát triển kinh tế trong huyện, đây là khách hàng chính của chi nhánh. Các hộ gía đình tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chiếm đa số là các hộ nông dân, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, các hộ chủ yếu là làm kinh tế trang trại, buôn ban nhỏ do vậy các sản phẩm sản xuất ra có hiệu quả kinh tế chưa được cao. Nhưng đây lại là yếu tố vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế huyện Bình Lục. Nó giúp các hộ nông dân có thời gian dần thích nghi và nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, góp phần từng bước thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tại huyện Bình Lục. Về ngành nghề các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tham gia sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú: chăn nuôi, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, …. Bên cạnh đó một số hộ gia đình sản xuất kinh doanh tập trung sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Tuy chỉ tập trung tại các làng nghề truyền thống nhưng các hộ này thường có nhu cầu về vốn cao, thu hút và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong huyện. Đây được coi là thành phần kinh tế chính thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống có từ lâu đời trong huyện. Trong những năm qua hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, do vậy nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng nhanh. Điều đó đã góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Bình Lục. - Các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không tập trung mà phân tán trên các xã của huyện. Các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất lạc hậu. Do trình độ công nghệ quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nên sản phẩm của doanh nghiệp làm ra có sức tranh kém. Bên cạnh đó môi trường sản xuất kinh doanh không thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, bếp bênh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp kém đặc biệt là trình độ yếu kém trong việc lập kế hoạch tài chính , lập dự án sản xuất kinh doanh, năng lực của người lao động thấp. 2.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh. Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh Bình Lục đã triển khai tốt các nội dung Đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Để củng cố chất lượng hoạt động của chi nhánh để phát huy hiệu quả tối đa. - Phòng hành chính - Phòng tín dụng - Phòng kế toán ngân quỹ Sơ đồ tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT huyện Bình Lục GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TCHC GIÁM ĐỐC CẤP 3 TRƯỞNG PHÒNG TD TRƯỞNG PHÒNG KT GIÁM ĐỐC CẤP 3 PHÒNG TCHC PHÒNG KTNQ PHÒNG TD NH CẤP 3 NGỌC LŨ NH CẤP 3 TIÊU ĐỘNG 2.4.1. Phòng tổ chức hành chính. Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị, tuyên truyền, tiếp khách…nhằm mục tiêu xây dựng văn minh, lịch sự, với chức năng nhân lực. Phòng giúp giám đốc quy hoạch xắp xếp và bố trí cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động cũng như đề xuất cho cán bộ đi học tập,tham quan… Nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ.Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản chi nhánh. Đầu mối cho việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ nhân viên.Thực hiện công tác thong tin, tuyên truyền, quảng cáo ,tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. 2.4.2. Phòng Kế toán – ngân quỹ. Là phòng thực hiện công tác kế toán tài chính tại chi nhánh với công việc cụ thể: - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. - Giải ngân, thu nợ các hợp đồng tín dụng đã phê duyệt. - Lên cân đối tổng hợp các biểu thống kê kế toán báo cáo các số liệu về tỉnh hàng ngày theo định kỳ quy định. - Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ trình NHNN&PTNT duyệt hàng năm. - Thực hiện lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán và các giấy tờ có giá khác của ngân hàng. Bên cạnh đó phòng kế toán ngân quỹ còn trực tiếp thu chi tiền mặt từ kế hoạch và bảo quản tiền trong kho két. Phòng thực hiện các kế hoạch sau: - Thu và chi tiền mặt cho kế hoạch tuỳ theo yêu cầu của kế hoạch. - Theo dõi quản lý chặt chẽ tiền mặt (VND) và các giấy tờ có giá. - Quản lý việc suất nhập kho, bảo quản tài sản trong kho theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn kho quỹ. - Thực hiện công tác kiểm quỹ, kiểm kê cuối ngày. 2.4.3. Phòng tín dụng. - Thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Đó là việc sử dụng vốn để cho vay (dưới hình thức:chiết khấu, cho vay theo dự án, đồng tài trợ, bảo lãnh…theo kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND, hoặc ngoại tệ ). Phòng tín dụng cũng chịu trách nhiệm quản lý về việc chi tiêu của các dự án và kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kĩ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, Bộ, nghành khác và các tổ chức kinh tế , cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm,thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi , đánh giá, sơ kết,tổng kết đề xuất giám đốc. - Thường xuyên phân loại dư nợ,phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. 2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006-2008. 2.5.1.Về công tác huy động vốn. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trong những năm qua với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHNN&PTNT Bình Lục. Với những chiến lược khách hàng, đưa ra những mức lãi suất hợp lý cho từng loại, từng thời gian, từng đối tượng, từng địa bàn, từng mức tiền gửi đồng thời cũng có những quy định linh hoạt trong việc áp dụng các phương thức trả lãi nhằm mục tiêu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Chi nhánh phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn để chủ động cho vay góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng. Cụ thể tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục như sau: Bảng 1:Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng nguồn vốn 157.931 100 201.362 100 269.484 100 1 Theo thời gian 157.931 100 201.362 100 269.484 100 TG không kỳ hạn 28.742 18.21 36.162 17.97 26.229 9.74 TG có kỳ hạn < 12 T 42.236 26.74 48.936 24.30 97.642 36.23 TG có kỳ hạn > 12 T 86.953 55.05 116.264 57.73 145.613 54.03 2 Theo thành phần KT 157.931 100 201362 100 269.484 100 TG dân cư 132.461 83.87 179.567 89.17 214.353 79.54 TG tổ chức kinh tế 18.972 12.01 18.963 50.642 50.642 18.79 TG tổ chức tín dụng 6.498 4.12 2.832 4.489 4.489 1.67 3 Theo loại tiền gửi 157.931 100 201.362 100 269.484 100 TG bằng VNĐ 145.924 92.39 175.823 87.32 246.567 91.49 TG bằng ngoại tệ 12.007 7.61 25.539 12.68 22.917 8.51 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008. Bảng 2 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị: % Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Tổng nguồn vốn 27.49 33.83 Theo thời gian 27.49 33.83 TG không kỳ hạn 25.81 - 27.46 TG có kỳ hạn < 12 T 15.86 99.52 TG có kỳ hạn > 12 T 33.70 25.24 Theo thành phần kinh tế 27.49 33.83 TG dân cư 35.56 19.37 TG tổ chức kinh tế - 0.04 167.05 TG tổ chức tín dụng - 56.41 58.50 Theo loại tiền gửi 27.49 33.83 TG bằng VNĐ 20.48 40.23 TG bằng ngoại tệ 112.7 - 10.26 Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động cuả NHNN&PTNT Bình Lục tăng trưởng ngày càng nhanh: năm 2007 tốc độ huy động vốn tăng 27.49 % so với năm 2006, đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt 269.484 triệu đồng, tăng 33.83 % so với năm 2007. Trong đó: Phân theo thời gian huy động vốn: Tiền gửi không có kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn, và có xu hướng giảm. Ngược lại, nguồn vốn có kỳ hạn tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này một mặt tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn, mặt khác chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra sẽ bị thu hẹp. Nếu đi sâu vào nguồn vốn dài hạn thì lại thấy nguồn vốn tập trung vào 12 tháng đến dưới 24 tháng, tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên hầu như không có, điều đó ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Phân theo thành phần kinh tế, thì nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT huyện Bình Lục chủ yếu là từ dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh, nhất là các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn huyện đa phần là các đơn vị nhỏ bé. Kinh doanh khó khăn, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế, đi vay là chủ yếu không có nguồn tiền gửi. Xét theo loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ đạt trên 95 % , tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể, điều đó cho thấy kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh còn yếu, chưa đủ uy tín với khách hàng. Như vậy, có thể thấy, ngân hàng đã có những bước phát triển rõ nét trong công tác huy động vốn trên địa bàn, nguồn vốn tiền gửi của khách hàng liên tục tăng mạnh, đó là tiền đề cho việc phát triển ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn. 2.5.2.Về công tác cho vay. Bảng 3 : Tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 85.864 100 136.55 100 195.276 100 1. Hộ gia đình 63.391 73.82 92.377 67.64 112.643 57.68 2. Doanh nghiệp 21.463 25 42.158 30.87 79.089 40.50 3.Các tổ chức khác 1.010 1.18 2.017 1.49 3.544 1.82 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008. Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh luôn tăng qua các năm, năm 2007 doanh số cho vay đạt 136.552 triệu đồng tăng 50.688 triệu đồng ( tốc độ tăng là 59.03 % ) so với năm 2006, năm 2008 mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vào cuối năm nhưng doanh số cho vay của chi nhánh vẫn đạt được kết quả tốt so với năm 2007 tăng 58.724 triệu đồng (tốc độ tăng 43 % so với năm 2007 và tăng 127.42 % so với năm 2006). Trong đó chi nhánh xác định nhóm khách hàng chính trên địa bàn hoạt động vẫn là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp trong vùng. Doanh số cho vay hộ gia đình luôn chiếm phần lớn dư nợ cho vay của ngân hàng, nhóm này luôn đạt trên 50% dư nợ cho vay của chi nhánh, năm 2008 đạt 112.643 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57.68 % (tăng 21.93% so với năm 2007), năm 2007 đạt 92.377 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67.64 % (tăng 45.72 % so với năm 2006), năm 2006 cho vay hộ gia đình đạt 63.391 triệu đồng chiếm tỷ trọng 73.82% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện trong vài năm gần đây đã có rất nhiều các doanh nghiệp mới đã ra đời , vì vậy bên cạnh công tác tăng cường cho vay hộ gia đình thì chi nhánh đã chú ý nhiều hơn đến nhóm khách hàng tiềm năng trong tương lai đó là các doanh nghiệp, doanh số cho vay nhóm các doanh nghiệp của ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng nhanh, năm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp của chi nhánh là 21.463 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25 % dư nợ cho vay toàn chi nhánh, đến năm 2007 con số này đã tăng 96.42 % đạt 42.158 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 30.87 %, năm 2008 đã đạt 79.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40.50% ,tăng 87.60% so với năm 2007 và tăng 268.48 % so với năm 2006, trong năm tiếp theo mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng theo định hướng phát triển của chi nhánh vẫn tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh hai nhóm khách hàng chính của chi nhánh thì ngân hàng vẫn còn những nhóm khách hàng khác đó là các tổ chức tín dụng, và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, nhưng do số lượng và quy mô của các tổ chức này còn chưa lớn cho nên doanh số cho vay nhóm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, năm 2006 nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng 1.18 % doanh số cho vay, năm 2007 là 2.017 % , năm 2008 là 1.82 %. Qua những số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ và tốc độ cho vay hộ gia đình chiếm ưu thế, và có thể nói là bao trùm toàn bộ hoạt động cho vay của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục. Bên cạnh đó dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn của chi nhánh liên tục tăng qua từng năm, đối với các tổ chức trong huyện tỷ trọng vay nhỏ không đáng kể so với tổng nguồn vốn tín dụng cho vay Cũng như nhiều ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh, do vậy mở rộng và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của chia nhánh. II.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh từ 2006- 2008. 1.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 1.1.Về phía hộ gia đình. Bảng 4 : Dư nợ cho vay hộ gia đình của chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Phân theo thời gian 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Ngắn hạn 32.874 57.33 61.843 62.68 83.291 73.94 - Trung và dài hạn 24.467 42.67 36.821 37.32 29.352 26.06 2. Phân theo mục MĐ vay 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Sản xuất kinh doanh 57.021 99.44 97.035 98.34 111.739 99.19 - Tiêu dùng 320 0.56 1.629 1.66 904 0.81 3. Theo tài sản đảm bảo 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Có tài sản đảm bảo 34.863 60.79 73.248 74.23 98.757 87.67 - Khồng có tài sản ĐB 22.478 39.21 25416 25.77 13.886 12.33 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Bảng 5: Số hộ vay vốn tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sô hộ vay (người) % Sô hộ vay (người) % Sô hộ vay (người) % 1. Phân theo thời gian 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Ngắn hạn 2.101 71.46 3.173 68.78 3.890 72.03 - Trung và dài hạn 839 28.53 1.440 31.22 1.510 27.96 2. Phân theo mục MĐ vay 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Sản xuất kinh doanh 2.445 83.16 4.323 93.71 5.120 94.81 - Tiêu dùng 495 16.84 290 6.2 280 5.19 3. Theo tài sản đảm bảo 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Có tài sản đảm bảo 2.771 94.25 4.501 97.57 5.110 94.62 - Khồng có tài sản ĐB 169 5.75 112 2.42 290 5.38 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các hộ gia đình ngày càng tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng của chi nhánh, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng và cần thiết cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện sản xuất kinh doanh. Số lượng hộ gia đình có đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 số hộ gia đình được vay vốn của chi nhánh là 2.940 người, nhưng đến năm 2007 với những thay đổi trong chính sách tín dụng với mục đích lấy các hộ gia đình làm trọng tâm phát triển, với nhiều chính sách cho vay vốn ưu đãi, cơ chế thông thoáng. Vì vậy số hộ gia đình có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã tăng 59.60 % so với năm 2006 đạt 4.613 hộ tăng 1673 hộ, năm 2008 số hộ được vay vốn của chi nhánh vẫn không ngừng tăng lên đạt 5.400 hộ ( tốc độ tăng 17.06 % so với năm 2007) , tăng 787 hộ. Bên cạnh đó lượng vốn vay của các hộ gia đình cũng tăng, năm 2006 tổng dư nợ cho hộ gia đình vay chỉ đạt 57.341 triệu đồng, đến năm 2007 con số này đã là 98.664 triệu đồng, nưm 2008 đạt 112.643 triệu đồng tăng 14.16% so với năm 2007, biểu hiện khả năng tiếp cận với từng nguồn vốn tín dụng của các hộ gia đình như sau: Phân theo thời gian vay vốn: Theo thống kê của phòng tín dụng tại chi nhánh đến hết 31/12/2008 tổng lượng vốn các hộ gia đình vay của ngân hàng là 112.643 triệu đồng, trong đó chủ yếu là các hộ vay ngắn hạn 3.890 hộ đạt 83.291 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72.03 %, tôc độ tăng 34.68% và tăng 717 hộ so với năm 2007 ( đạt 3.173 hộ và 61.843 triệu đồng ), năm 2006 số hộ vay là 2.101 hộ và đạt 32.874 triệu đồng, bên cạnh đó số hộ được vay trung hạn và dài hạn cũng đạt được những con số khả quan qua từng năm, năm 2006 chỉ có 839 hộ( đạt 24.467 triệu đồng ) được vay trung hạn thì đến năm 2007 con số này là 1.440 hộ( tốc độ tăng 50.49 %) tăng 601 hộ so với năm 2006và đến năm 2008 là 1.510 hộ( Tốc độ tăng -20.28 % ) tăng 70 hộ so với năm 2007 và 671 hộ so với năm 2006. Phân theo mục đích vay vốn: Theo sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Hà Nam thì trong các năm vừa qua tất cả các chi nhánh của ngân hàng phải hạn chế cho vay tiêu dùng, tập trung cho vay sản xuất kinh doanh. Vì vậy dư nợ cho vay các hộ gia đình của NHNN&PTNT Bình Lục trong các năm qua chủ yếu là cho vay sản xúât kinh doanh năm 2006 ( 2.445hộ )chiếm 99.44 % , năm 2007 chiếm 93.71%( 4.323 hộ), đến năm 2008 số hộ vay vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh là 5.120 hộ chiếm 94.81 %, tăng 797hộ so với năm 2007 và 2.675 hộ so với năm 2006, do chính sách của ngân hàng tỉnh cho nên số hộ gia đình được vay vốn tín dụng của ngân hàng cho mục đích tiêu dùng trong các năm qua liên tục giảm. Năm 2006 có 495 hộ vay, đến năm 2007 số hộ vay cho mục đích này chỉ còn 290 hộ và năm 2008 là 280 hộ. Phân theo tài sản đảm bảo: Hầu hết các hộ gia đình được vay vốn của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay đó, các khoản cho vay đối với hộ gia đình của chi nhánh đều chiếm trên 94 % số các khoản vay, số hộ vay vốn không có tài sản đảm bảo chiếm rất ít chỉ từ 2% - 5 %, hầu như các khoản vay này thường là nhỏ. 1.2. Với doanh nghiệp. Bảng 6 : Dư nợ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22056.doc
Tài liệu liên quan