Tài liệu Giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam: ... Ebook Giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A, PHẦN MỞ ĐẦU.
1, Tính cấp thiết của đề tài.
Đối với nước ta, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức là cơ hội lớn để đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất đi lên xã hội chủ nghĩa. Nếu như không biết tận dụng cơ hội này để đổi mới cách nghĩ cách làm, nâng cao năng lực nội sinh, bắt kịp tri thức của thời đại, thì không thể đi tắt đón đầu và sẽ tiếp tục tút hậu xa.
Vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm, bản chất và xu hướng phát triển của kinh tế tri thức đồng thời tìm hiểu thực trạng, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước xu thế phát triển của kinh tế tri thức, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
2, Nhiệm vụ của đề tài:
- Luận giải những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức.
+ Khái niệm của kinh tế tri thức
+ Đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
- Đánh giá thực trạng về nền kinh tế tri thức của Việt Nam.
+ Những việc đã làm được.
+ Những việc có thể làm nhưng chưa làm được.
+ Triển vọng từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
+ Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế và chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Thứ hai, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
+ Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
+ Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
B, NỘI DUNG
I, Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tri thức .
I.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế tri thức.
I.1.1. Khái niệm.
ë ViÖt Nam, tõ cuèi nh÷ng n¨m 90 cña thÕ kû tr−íc, chñ ®Ò “kinh tÕ tri thøc” ®· ®−îc ®Ò cËp, bμn b¹c réng kh¾p, ®Æc biÖt lμ trong giíi c¸c nhμ nghiªn cøu, c¸c nhμ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, c¸c nhμ qu¶n lý… “Kinh tÕ tri thøc” ®· ®−îc nh×n nhËn d−íi nhiÒu gãc ®é kh¸c nhau, víi nh÷ng chiÒu kÝch, tÇm møc, ph¹m vi… kh¸c nhau. Trong kh«ng Ýt héi nghÞ, héi th¶o, bμi vë, s¸ch b¸o vμ c¶ c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc, ng−êi ta ®· bμn ®Õn nhiÒu ®Þnh nghÜa kh¸c nhau vÒ kinh tÕ tri thøc, tuy nhiªn trong c¸c v¨n b¶n chÝnh thøc cña §¶ng vμ Nhμ n−íc ta, ch−a cã v¨n b¶n nμo nªu ra ®Þnh nghÜa vÒ kinh tÕ tri thøc. MÆc dï vËy, trong sè nh÷ng ®Þnh nghÜa vÒ kinh tÕ tri thøc ®−îc bμn ®Õn, d−êng nh− cã mét ®Þnh nghÜa næi lªn vμ ®−îc c«ng nhËn bëi nhiÒu ng−êi. §ã lμ ®Þnh nghÜa do OECD vμ APEC nªu ra n¨m 2000, ®Þnh nghÜa r»ng: “Kinh tÕ tri thøc lμ nÒn kinh tÕ trong ®ã sù s¶n sinh ra, truyÒn b¸ vμ sö dông tri thøc lμ ®éng lùc chñ yÕu nhÊt cña sù t¨ng tr−ëng, t¹o cña c¶i, t¹o viÖc lμm trong tÊt c¶ c¸c ngμnh kinh tÕ”. §Þnh nghÜa nμy nhÊn m¹nh viÖc sö dông tri thøc trong tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc kinh tÕ. NhiÒu ng−êi cho r»ng sù xuÊt hiÖn cña kinh tÕ tri thøc ®¸nh dÊu sù chÊm hÕt cña x· héi c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i lÊy “t− b¶n” lμm h¹t nh©n, vμ b¸o hiÖu sù ra ®êi cña x· héi hËu c«ng nghiÖp lÊy “tri thøc” lμm h¹t nh©n.
Tuy hiÖn nay ViÖt Nam ch−a x©y dùng mét chiÕn l−îc ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc, gièng nh− mét sè n−íc kh¸c trong khu vùc vμ trªn thÕ giíi, song mét sè v¨n b¶n chÝnh thøc cña §¶ng vμ Nhμ n−íc ta ®· kh¼ng ®Þnh c«ng cuéc c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ n−íc ta rÊt coi träng vËn dông c¸c yÕu tè cña kinh tÕ tri thøc. V× vËy, nhiÒu nhμ nghiªn cøu vμ nhμ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch cho r»ng qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc vμ qu¸ tr×nh ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ë n−íc ta cã mèi g¾n kÕt chÆt chÏ víi nhau. NghÞ quyÕt Héi nghÞ Trung −¬ng 7 Kho¸ VII cña §¶ng ta ®· chØ râ: “C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ lμ qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi c¨n b¶n, toμn diÖn c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh, dÞch vô vμ qu¶n lý kinh tÕ, x· héi tõ sö dông lao ®éng thñ c«ng lμ chÝnh sang sö dông mét c¸ch phæ biÕn søc lao ®éng cïng víi c«ng nghÖ, ph−¬ng tiÖn vμ ph−¬ng ph¸p tiªn tiÕn, hiÖn ®¹i, dùa trªn sù ph¸t triÓn cña c«ng nghiÖp vμ tiÕn bé khoa häc- c«ng nghÖ, t¹o ra n¨ng suÊt lao ®éng x· héi cao”. §Þnh nghÜa nμy ®· nªu râ møc ®é (c¨n b¶n, toμn diÖn), ph¹m vi (s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô vμ qu¶n lý kinh tÕ, x· héi), ph−¬ng tiÖn (c«ng nghÖ hiÖn ®¹i), c¬ së, tøc lμ chç dùa (c«ng nghiÖp vμ c«ng nghÖ), môc ®Ých trùc tiÕp (n¨ng suÊt lao ®éng x· héi cao) cña c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ë n−íc ta, nh»m ®¹t môc tiªu n−íc ta c¬ b¶n trë thμnh mét n−íc c«ng nghiÖp vμo n¨m 2020.
B¸o c¸o chÝnh trÞ t¹i §¹i héi lÇn thø IX cña §¶ng ®· nhËn ®Þnh: “ThÕ kû 21 sÏ tiÕp tôc cã nhiÒu biÕn ®æi. Khoa häc vμ c«ng nghÖ sÏ cã b−íc tiÕn nh¶y vät. Kinh tÕ tri thøc cã vai trß ngμy cμng næi bËt trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn lùc l−îng s¶n xuÊt”. ChiÕn l−îc ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi giai ®o¹n 2001-2010 cña n−íc ta ®−îc th«ng qua t¹i §¹i héi IX cña §¶ng ®· x¸c ®Þnh: “Con ®−êng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ cña n−íc ta cÇn vμ cã thÓ rót ng¾n thêi gian, võa cã nh÷ng b−íc tuÇn tù, võa cã b−íc nh¶y vät. Ph¸t triÓn nh÷ng lîi thÕ cña ®Êt n−íc, tËn dông mäi kh¶ n¨ng ®Ó ®¹t tr×nh ®é c«ng nghÖ tiªn tiÕn, ®Æc biÖt lμ c«ng nghÖ th«ng tin vμ c«ng nghÖ sinh häc, tranh thñ øng dông ngμy cμng nhiÒu h¬n, ë møc cao h¬n vμ phæ biÕn h¬n nh÷ng thμnh tùu míi vÒ khoa häc vμ c«ng nghÖ, tõng b−íc ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc”. VÊn ®Ò cèt lâi vμ thiÕt thùc ë ®©y lμ lμm râ mèi quan hÖ hai chiÒu gi÷a c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ nÒn kinh tÕ quèc d©n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc. Cã m¹nh d¹n ®i ngay vμo ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc míi cã kh¶ n¨ng thay ®æi ph−¬ng thøc vμ ®Èy nhanh tèc ®é c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, thùc hiÖn ®−îc c¸c môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi ®Õn n¨m 2020. Hay nãi c¸ch kh¸c, ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc t¹o ®iÒu kiÖn cho viÖc thùc hiÖn c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ “rót ng¾n” ë n−íc ta. Ng−îc l¹i, viÖc thùc hiÖn c¸c b−íc ®i vμ môc tiªu cña qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ t¹o ra kÕt cÊu h¹ tÇng kü thuËt vμ h¹ tÇng x· héi cho ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc, t¨ng thªm ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc.
Còng nh− vËy, ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc cã quan hÖ kh¨ng khÝt víi ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ thÞ tr−êng ®Þnh h−íng XHCN. Kinh tÕ tri thøc mang l¹i chÊt l−îng, n¨ng suÊt, hiÖu qu¶ vμ søc c¹nh tranh cao cho kinh tÕ thÞ tr−êng, vμ kinh tÕ thÞ tr−êng cëi më c¶ trong n−íc vμ víi thÕ giíi qua viÖc chñ ®éng héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ lμ khung khæ thuËn lîi cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc.
XÐt trong ®iÒu kiÖn thùc tÕ cña n−íc ta hiÖn nay, gi÷a c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n−íc víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc vμ ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ thÞ tr−êng ®Þnh h−íng XHCN cã mèi quan hÖ t−¬ng t¸c, thóc ®Èy lÉn nhau chÆt chÏ.
I.1.2. §Æc ®iÓm cña kinh tÕ tri thøc.
I.1.2.1 Lao động cơ bắp từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, nhưng lao động cơ bắp không mất đi.
Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của con người. Bởi vậy, ngay khi có con người, hoạt động sản xuất của họ đã có hai phần: lao động cơ bắp và lao động trí tuệ. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học, công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong qúa trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể ớ các thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay, ở các nước phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và được kết tinh trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm đó, nguyên vật liệu, năng lượng, lao động cơ bắp chỉ tạo thành từ 10% - 20% giá trị sản phẩm.
Không chỉ như vậy, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động, mà của cả một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, những nhà công nghệ...
Sự thay đổi đó là xu thế khách quan, mang tính tiến bộ và ngày càng mở rộng. Nó làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động cơ bắp mặc dù vẫn là nhưng thứ không thể thiếu trong nền sản xuất xã hội, nhưng ngày càng mất giá.
Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, do thông tin và tri thức ngày càng trở thành nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu, nên cơ cấu đầu tư để phát triển lực lượng sản xuất có những thay đổi rất lớn. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm số tiền chi vào việc sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng 20% GDP, trong đó, chi phí cho giáo dục chiếm 10% GDP. Ngày càng có nhiều giá trị gia tăng kinh tế do trí tuệ tạo ra.
I.1.2.2 Yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất
Trong nền kinh tế tri thức, mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành tư liệu sản xuất có sự thay đổi rất lớn.
Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong các nền kinh tế trước, đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên, trong nền kinh tế tri thức, đối tượng lao động ngày càng là sản phẩm của lao động, của khoa học, công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Do vậy, đó sẽ là một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên, không phụ thuộc một cách tiên quyết vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên con người với năng lực trí tuệ cao.
Lao động quá khứ được kết tinh trong máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Liên quan tới những nhân tố này, trong nền kinh tế tri thức, có hai điểm đáng chú ý. Một là, hàm lượng trí tuệ trong những nhân tố đó ngày một gia tăng, Hai là, nhiều máy móc do lao động quá khứ đã được vật hoá thực hiện. Khi tính đến hai sự kiện đó, chúng ta thấy dường như vai trò của lao động sống có sự suy giảm tương đối. Nhưng, nếu xét tới sự phát triển thẳng tiến của sản xuất, lao động sống vẫn có giá trị quyết định - "quyết định" không phải theo nghĩa chiếm tỷ trọng lớn so với lao động quá khứ khi tạo ra sản phẩm ở chu kỳ mới, mà theo nghĩa không có lao động sống và mọi lao động vật hoá không thể phát huy vai trò của mình trong quá trình sản xuất. Máy móc hiện đại như thế nào chăng nữa cũng do con người làm ra và vận hành, cải tiến nó. Mặt khác, trình độ của máy móc, thiết bị, trình độ trí tuệ được kết tinh trong chúng lại đóng vai trò quyết định hiệu quả của lao động sống, quy định xu hướng vận động của chính lao động sống. Chỉ trong chừng mực đáp ứng nhu cầu đó, chu kỳ sản xuất tiếp theo mới có sự phát triển tương ứng với xu thế khách quan của lực lượng sản xuất.
I.1.2.3 Lao động quản lý dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp
Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định. Trước kia, người sản xuất và người quản lý là một, song cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tách rời giữa người sản xuất và người quán lý ngày một gia tăng, sự khác biệt phát triển thành sự đối lập gay gắt. Giờ đây, chính sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, ở trình độ trí tuệ hoá cao quá trình sản xuất, đã và đang diễn ra sự xích lại gần nhau giữa người lao động sản xuất và nhà quản lý. Trong nền kinh tế tri thức, ở không ít trường hợp, người sản xuất và người quản lý hội tụ trong một cá thể mà ở đó, mặt quản lý ngày càng có ưu thế hơn mặt laođộng trong việc tạo ra sản phẩm.
Những thay đổi ấy làm cho những yếu tố tạo ra giá tri mới được kết tinh trong sản phẩm thặng dư mà biểu hiện dưới hình thức giá trị là giá trị thặng dư cũng không hoàn toàn như cũ. Giá trị thặng dư được tạo ra không còn chỉ do lao động sống của người công nhân trực tiếp sản xuất, mà còn do lao động vật hoá, do lao động quản lý... Lao động quản lý nói ở đây bao gồm cả lao động quản lý của các chuyên gia quản lý (khi đó, họ thuộc về người lao động theo nghĩa hiện đại của từ này) và lao động quần lý của người sở hữu tư liệu sản xuất nếu họ tham gia quản lý doanh nghiệp. "Quản lý" lại là loại hình lao động phức tạp, nó là "bội số của lao động giản đơn" như C.Mác nói.
Trí tuệ tự nó mang tính xã hội rất cao và thậm chí, còn mang tính nhân loại. Do vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trí tuệ, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xã hội hoá, quốc tế hóa rất cao của nó.
I.1.2.4 Nội dung và tính chất mới của vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất
Tri thức hiện nay đang được coi là nguồn lực kinh tế chủ yếu. Các nhân tố sản xuất truyền thống là đất đai, lao động và tư bản không biến mất, nhưng tầm quan trọng của nó không còn như cũ. Một điều quan trọng hơn rất nhiều là tri thức tạo ra được cơ chế lợi nhuận tăng dần, trong khi các yếu tố sản xuất truyền thống (đất đai, vốn, lao động), như chúng ta đã biết, lại tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Đó là một xu hướng thực tế, bới chính công nghệ thông tin - một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức đã trở thành phương tiện giải phóng các tiềm năng sáng tạo và tri thức tiềm ẩn trong mỗi người, thành công cụ "khuếch đại sức mạnh của não giống như công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp khuếch đại sức mạnh của cơ bắp " (Brad de Long). Bắt đầu từ giữa những năm 80 của thế kỷ XIX, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đã tuân theo cơ chế lợi nhuận tăng dần, đó là khu vực công nghệ cao. Các nền kinh tế phát triển như các nước OECD đang phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức. Sản lượng và việc làm được mở rộng rất nhanh ở các ngành công nghệ cao. Trên 50% GDP của các nền kinh tế OECD là dựa trên tri thức (Candie Stevens).
Sở hữu trong nền kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là sở hữu trí tuệ. Trong nền kinh tế đó, trí tuệ là nguồn lực cơ bán nhất của quốc gia. Ai nắm được trí tuệ, có khả năng điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội theo mục tiêu và lợi ích của mình. Trong khi đó, như đã đề cập trên đây, tri thức mang tính xã hội hoá, quốc tế hóa cao. Theo Joseph Stigliz, nhà kinh tế học Mỹ được nhận giải Nobel năm 2001 đồng thời là cố vấn kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới, thì tri thức và thông tin là loại hàng hoá đặc biệt, nó hoàn toàn khác các loại hàng hoá thông thường khác: nó thuộc về không phải của một cá nhân nào đó, mà thuộc về quyền sở hữu của toàn xã hội, là một hàng hoá xã hội và hơn thế nữa, nó thực sự là một hàng hoá mang tính toàn cầu.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất, quyết định lợi thế so sánh của một nước. Nếu doanh nghiệp nào nắm được quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Thí dụ: Nhờ luôn tạo ra các bộ vi xử lý trước một thế hệ, lợi nhuận của hãng Intel trong nhiều năm là 23% doanh thu. Cũng với cách thay đổi luôn như vậy lợi nhuận của hãng Microsoft đạt 24% doanh thu vào năm 1994. Lợi nhuận cao như thế tuy không thể tồn tại mãi, nhưng có thể duy trì trong nhiều năm, như hãng Intel duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong một thập kỷ. Như vậy, quy luật bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận bị cản trở, không thể phát huy tác dụng mạnh mẽ. Bởi vì, tiền đề để quy luật này hoạt động là môi trường cạnh tranh tự do hoàn háo, nhưng trong nền kinh tế tri thức, việc bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ đã làm tăng tính độc quyền, khiến cho người nắm quyền chiếm hữu đối với tri thức thu được lợi nhuận siêu ngạch.
So với sở hữu các giá trị vật chất, sở hữu tri thức có những đặc điểm hết sức riêng biệt: Sở hữu tri thức bao gồm quyền sở hữu công nghiệp (quyền về phát minh - sáng chế, về nhãn hiệu thương mại, bản quyền và các kiểu dáng công nghiệp...), ngày nay còn tính thêm phương pháp gây giống các loài cây, quyền về các hình vẽ, mẫu vẽ, quyền về các bản đồ vẽ địa hình, về các chất bán dẫn... Ngoài ra, còn quyền về bí mật thương mại.
Với tư cách là đối tượng sở hữu, tri thức là một sản phẩm có đặc tính lũy tiến và rất khó kiểm soát. Tri thức là một sản phẩm không bị cạn kiệt khi sử dụng, có thể vô số người cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất phần. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người, một người có thể dùng nhiều lần mà không phái trả thêm tiền. Hơn nữa, càng nhiều người sử dụng càng tăng hiệu quả (như mạng Internet). Người sau có thể kế thừa tri thức của người đi trước để sần xuất ra tri thức mới. Bởi vậy, tri thức cũng là một tài sản khó kiểm soát nhất. Chi phí cho phát triển tri thức rất lớn, nhưng sản phẩm càng về sau càng rẻ. Ví dụ, chi phí cho việc nghiên cứu đĩa chương trình Window đầu tiên tổn phí hết 50 triệu USD, nhưng đĩa thứ hai và các đĩa tiếp theo chỉ tốn 3 USD.
Khác với "lao động" và "vốn", việc sử dụng tri thức không làm nó mất đi và vì vậy, càng nhiều người sử dụng càng đem lại lợi ích nhiều mà không tốn thêm chi phí. Người này sử dụng không làm giảm khả năng sử dụng của người khác, vì vậy, tri thức có tính không cạnh tranh trong sử dụng.
Tri thức có tính không loại trừ với nghĩa là khi truyền bá và chuyển giao tri thức không làm tri thức mất đi, vì vậy, một tri thức được xã hội hoá (nhiều người biết), người ta không thể loại trừ người này sử dụng trong khi cho phép người khác được sử dụng (theo nghĩa tự nhiên của nó). Trên thực tế, người ta có thề thông qua bản quyền để cấm áp dụng.
Tri thức cũng có tính tích luỹ cao. Tri thức và thông tin không bị giảm đi theo thời gian sử dụng (không khấu hao), mà luôn được tích luỹ thêm.
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, dòng tri thức lưu chuyển nhanh khắp thế giới, lợi ích thu được từ tri thức mới không nhất thiết sẽ thuộc về nơi đã phát minh ra chúng, mà tuỳ thuộc vào tri thức và kỹ năng tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhất và gắn kết được toàn bộ các hoạt động của hệ thống tổ chức sản xuất. Thí dụ, Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy Fax, Hà Lan phát minh ra máy CD, nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi vào tay Nhật Bản.
Các tính chất nêu trên của tri thức với tư cách là bộ phận chủ yếu của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế tri thức quy định tính tất yếu phải có hình thức sở hữu tương ứng Dưới một hình thức nào đó, chế độ sở hữu phải mang tính chất xã hội. Tuy chưa phải la xã hội hoá sở hữu với nghĩa đen của từ này, nhưng sự ra đời và ngày càng phát triển của những Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trong những thập kỷ gần đây phần nào do tính tất yếu khách quan đó quy định. Đành rằng giờ đây, ở một số nước rất coi trọng việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng xét về tính chất sở hữu và quản lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó vẫn nằm trong một hệ thống chung, có sự liên kết và hỗ tương nhau rất chặt chẽ, chúng phụ thuộc vả ràng buộc lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể không phải chỉ ở quy mô quốc gia, mà cá quy mô quốc tế. Trong giới hạn của chế độ sở hữu tư nhân, "xã hội hóa về sở hữu”, với nghĩa là số người tham gia vào sở hữu ngày càng táng, quy mô sở hữu ngày càng mở rộng đang là một xu thế phổ biến, nó làm cho việc sở hữu ấy mang tính xá hội (mặc dù vẫn thuộc những cá nhân cụ thể) và tri thức được vận hành vì sự phát triển chung của toàn xã hội, tuy lợi ích trực tiếp thuộc về một số người.
Đối với trí tuệ, vấn đề bản quyền chỉ có giá trị trên phương diện pháp lý nhằm bảo đảm lợi ích của chủ thể sáng tạo ra tri thức mới, của phát minh, sáng tạo chứ không làm cho trí tuệ đó mang tính cá nhân. Nó chỉ thuộc cá nhân khi mới sáng tạo ra, sau đó nhanh chóng trở thành của xã hội.
I.1.2.5. Đặc điểm mới của quan hệ tổ chức, quản lý trong nền kinh tế tri thức
Tác động của kinh tế tri thức đối với tổ chức và quản lý rất rộng, trong đó, nổi bật nhất là một số điểm chính sau đây:
Chủ thể và đối tượng quản lý: đại bộ phận là công nhân có học vấn.
Việc áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) vào quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt. Còn về đối tượng chịu sự quản lý, đúng như dự báo của C.Mác "toàn bộ quá trình sản xuất thì biểu hiện ra không phải như là một quá trình phụ thuộc vào tài nghệ trực tiếp của người công nhân, mà với tư cách là sự ứng dụng khoa học trong “lĩnh vực công nghệ" và "biến quá trình sản xuất từ chỗ là quá trình lao động giản đơn thành quá trình khoa học...", "do đó đến một giai đoạn nào đó, guồng máy có thể thay thế công nhân" và "theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khơi động trong thời gian lao động và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà đúng hơn, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất". Vì thế, "lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một loại lao động trong đó con người, trái lại, là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất" và "thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy”.
Như trong bất kỳ nền kinh tế nào, đối tượng quản lý là quá trình sản xuất, nhưng trong nền kinh tế tri thức, quản lý trước hết và chủ yếu là quá trình ứng dụng khoa học trong lĩnh vực công nghệ, trong đó máy móc đã thay thế hầu hết lao động chân tay, còn lao động sống chủ yếu là lao động trí óc kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất.
I.1.2.6. Một phương thức tổ chức sản xuất mới ra đời
Để thích ứng với đối tượng quán lý là công nhân tri thức, sự thay đổi về phương pháp tổ chức công việc đã được tiến hành thử nghiệm:Sản xuất vừa đủ bắt nguồn từ kiểu sản xuất của hãng Toyota (triệt tiêu tồn kho, sản xuất theo đơn đặt hàng, thông tin, báo cáo theo chiều dọc và nhân viên có thể đề xuất ý kiến cải tiến kết quả công việc và chất lượng).
Cơ cấu lại là lý thuyết nhằm vào cắt giảm chi phí và hướng ngoại, liên quan chủ yếu đến đội ngũ cán bộ khung, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra những dịch vụ mới, phối hợp kiểm tra công việc thông qua các mạng nội bộ chứ không còn thông qua cán bộ trung gian.
Quản lý toàn diện chất lượng là lý thuyết phát triển sâu hơn một số điểm của lý thuyết sản xuất vừa đủ như thoả mãn toàn bộ nhu cầu khách hàng và xoá bỏ tình trạng lãng phí.
Nhưng sáng tạo đa dạng về cơ cấu tổ chức đó đều tìm cách đoạn tuyệt với với cái logic của mô hình kiểu Taylor (lợi ích kinh tế nhờ quy mô, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, mỗi nhân viên một phận sự). Chính các phương thức linh hoạt đã tham gia trực tiếp vào quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều mô hình lý thuyết chứng minh rằng, công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho việc cấu trúc lại doanh nghiệp, đặc biệt là khuyên khích phân cấp chức năng, hoặc tăng cường hiệu quả của tính đa năng trong doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, toàn bộ những lựa chọn của doanh nghiệp về chiến lược, tổ chức công việc hay về công nghệ sẽ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, ý tưởng, tổ chức nhân lực triển khai ý tưởng, tổ chức cách thức đùng vật lực (công nghệ) thực hiện ý tưởng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Để kinh tế tri thức phát triển, phương pháp tổ chức sản xuất mới từng bước thay thế phương pháp Taylor trước đây. Đó là việc tổ chức ở cấp kinh tế vi mô, kết nối các Xí nghiệp, Công ty, doanh nghiệp thành mạng lưới.
Từ đó giảm các khâu trung gian, chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn cho cấp dưới và ngược lại, cũng đòi hỏi người lao động phải có năng lực cao hơn.
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho việc thực hiện các chu trình sản xuất phi tập trung hơn, sự phối hợp giữa các công đoạn sản xuất kinh doanh trở nên mềm dẻo hơn so với thời kỳ trước đây trong nền sản xuất đại trà.
I.1.2.7. Đặc điểm mới của quan hệ phân phối trong nền kinh tế tri thức
Khoảng cách giữa nước nghèo nhất và nước giàu nhất về thu nhập, tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống đã ngày một rộng hơn trong quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức. 20% dân số thế giới hiện đang sống ở những nước có thu nhập cao nhất (hưởng 86% GDP, 82% thị trường xuất khẩu hàng hoá và địch vụ, 68% đầu tư từ nước ngoài trực tiếp, 93,3% mạng lưới viễn thông toàn cầu).Trong khi đó, 20% dân số là những người nghèo khó của thế giới chỉ được hưởng chưa đầy 1% thành quả trên.
Riêng về thu nhập, khoảng cách giữa 1/5 số người giàu nhất và 1/5 số người nghèo nhất tăng từ 30 lần (thập niên 60) lên 74 lần (thập niên 60).
Những nước phát triển mạnh kinh tế tri thức thường có tăng trưởng GDP cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm và đời sống của người lao động được nâng cao. Chẳng hạn, Ôxtrâylia đã có lúc là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới (năm 1998 GDP tăng 4,9%). Một trong những nguyên nhân của thành công trên là Ôxtrâylia đã đi đầu trong ứng đụng công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Vào tháng giêng 1999, trên 48. 000 doanh nghiệp ở Ôxtrâylia đã có các địa chỉ miền riêng với máy chủ là các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), ngoài ra còn 50.000 địa chỉ Web thuộc các trang chủ khác trong các thư mục cửa hàng hoặc khu buôn bán trên mạng. Hiện có hơn 640 ISP đang hoạt động ở Ôxtrâylia. Doanh thu của các ngành công nghiệp thông tin của Ôxtrâylia trong những năm 1995 - 1996 là 47 tỷ USD Ôxtrâylia. Ôxtrâylia hiện chỉ tạo ra 1,2% GDP toàn cầu, nhưng lại tạo ra tới 2,3% giá trị của ngành công nghiệp thông tin toàn cầu. Xuất khẩu công nghệ thông tin đạt 4 tỷ USD Ôxtrâylia một năm.
Tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong GDP của Phần Lan đã tăng gấp 5 lần trong 10 năm qua, và GNP trên đầu người tăng vọt. Đó là do Phần Lan đã đi nhanh vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Phần Lan đạt tiêu chuẩn cao về giáo dục - đào tạo. Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ. Tất cả các trường đều truy cập mạng Internet với tốc độ nhanh. Phần Lan đã đào tạo số cử nhân khoa học và công nghệ gấp 5 lần số cử nhân luật.
Sigapore là một trong những bước đầu tiên hướng đến nền kinh tế tri thức. Năm 1992, kế hoạch IT2000 được ban hành nhằm chuyển Singapore thành một “hòn đảo thông minh". Ngày nay, một nửa số gia đình đã có máy vi tính cá nhân và 1/5 số người dân dùng Internet. Năm 1997, ngành công nghiệp thông tin Singapore có doanh thu 7,3 tỷ USD (không tính các sản phẩm chế tạo và doanh thu của các nhà phân phối), 98% các gia đình Singapore đã truy cập mạng Internet Singapore one mạng kết nối toàn quốc duy nhất trên thế giới.
Các nước lạc hậu không vận dụng được công nghệ mới thường tăng trưởng chậm, thậm chí suy thoái. Bởi vậy, cái gọi là sự phân cách về kỹ thuật số càng rộng và sự phân cực giàu nghèo giữa các nước tiến lên kinh tế tri thức với các nước kém phát triển có khuynh hướng ngày càng ra xa. Sự bất bình đẳng trong phân phối “cái bánh” toàn cầu hóa kinh tế tăng lên.
I.1.2.8. Đặc điểm mới của cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức
Sự thay đổi về đối tượng sở hữu, về tổ chức việc quản lý quá trình sản xuất có tác động rất lớn tới sự chạy đổi cơ cấu của nền kinh tế tri thức. Theo lý luận về kết cấu các ngành (khu vực) sản xuất của kinh tế truyền thống, cơ cấu nền kinh tế bao gồm: ngành sản xuất thứ nhất là nông nghiệp, ngành sản xuất thứ hai là công nghiệp và ngành sản xuất thứ ba là địch vụ. Dịch vụ đang nói ở đây là một khái niệm rộng, bao gồm dịch vụ đối với các ngành sản xuất vật chất và bao gồm các loại dịch vụ đối với đời sống và tiêu đùng của nhân dân (như thương nghiệp, tiền tệ, vận tải, thông tin, thậm chí cả những hoạt động của khoa học, giáo dục, những hoạt động của Chính phủ, toà án... đều được gọi là ngành sản xuất thứ ba). Sự phân loại ngành sản xuất thứ nhất, thứ hai, thứ ba và sự ra đời, sự tiến triển của các ngành đó cung phản ánh một xu thế lịch sử, tức cái sau hơn cái trước - cả về chất lượng và tốc độ. Riêng về tốc độ, chúng ta thấy rằng ngành sản xuất thứ hai có nhịp độ phát triển nhanh hơn so với ngành sản xuất thứ nhất, ngành sản xuất thứ ba có nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn ngành thứ hai. Tình hình thực tế hiện nay của các nước phát triển là tỷ trọng ngành sản xuất thứ ba có thể chiếm tới 66,7% GDP. Dư luận chung hiện nay cho thấy, nhịp độ tăng trưởng của giáo dục và khoa học trong ngành sản xuất thứ ba là hết sức nhanh, vị trí ngày càng quan trọng. Cho nên có thể tách giáo đục, khoa học từ ngành sản xuất thứ ba ra thành ngành sản xuất thứ tư.
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế ( OECD), tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ Hoa Kỳ vào GNP từ 50% tăng lên 80%, trong đó 63% dịch vụ là thuộc dịch vụ kỹ thuật cao. Còn theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, 64% của cải thế giới hiện nay là do “vốn nhân lực" cấu thành. Trên 80% công việc trong các ngành của Hoa Kỳ về bản chất là công việc "lao động trí óc". Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong các yếu tố sản xuất ngày càng tăng, các ngành kinh tế tri thức (những ngành dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ) và cả nhưng ngành truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, được cải tạo bằng ứng đụng thành tựu khoa học và công nghệ) ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu cho nền kinh tế tri thức. Ở những nước công nghiệp phát triển cao (ở Bắc Mỹ và Tây Âu), những ngành chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin đã chiếm khoảng 45% đến 50% GDP. Một số điều trình bày trên đây được rút ra từ nhiều tư liệu khác nhau nhằm giúp bạn đọc có được một ý niệm nào đó về một lĩnh vực mới mẻ đối với nước ta - kinh tế tri thức.
Như vậy các nhà khoa học còn có những khái niệm khác nhau về kinh tế tri thức, nhưng đã có thể thống nhất với nhau về một số đặc điểm cơ bản, đó là:
- Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao;
- Tỷ trọng GDP hoặc tỉ trọng ngành nghề đều có sự chuyển dịch dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động xử lý thông tin là chủ đạo.
- Sản xuất ra công nghệ trở thành sản xuất quan trọng nhất vad tiêu biểu nhất;
- Từ tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, nhất thể hóa chuyển sang tổ chức sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.
- Xu thế toàn cầu hóa, nhất thể các nền kinh tế quốc gia và khu vục tăng nhanh kèm theo hai mặt: cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả;
- Quá trình tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ và quản lý là cốt lõi của quá tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8964.doc