Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định: ... Ebook Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngành may mặc Việt Nam là ngành sản xuất có truyền thống lâu đời với đội ngũ lao động dồi dào và có khả năng sáng tạo cao. Sản phẩm của ngành may mặc mang đậm bản sắc dân tộc,nét văn hóa truyền thống. Sau hơn 20 năm đổi mới,hiện nay ngày may mặc là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt và mang lại thu nhập quốc dân ngày càng cao. Tuy nhiên ngành may mặc còn gặp nhiều khó khăn như công nghệ còn thấp kém, nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu nhiều từ ngoài nước,… và sự cạnh tranh gay gắt của các nước trên trường quốc tế như Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là 1 trong những đơn vị trực thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam, luôn là 1 trong những đơn vị có thành tích cao đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam.Sau hơn 200 năm thành lập công ty đã có nhiều bước biến chuyển lớn, song hiện tại vẫn là nơi tạo những nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động trong và lân cận tỉnh Nam Định, có vị thế vững chắc và nhận được nhiều bằng khen. Tổng công ty Cổ Phần Dệt may Nam Định là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá trực thuộc Tổng Công ty mayViệt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mình những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh, đồng thời trong xu thế của thị trường luôn luôn biến đổi không ngừng và gay gắt. Mong muốn của bản thân em muốn góp một số ý kiến để Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Việt Nam em quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định” để làm đề tài thực tập của mình . Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của em được kết cấu thành 3 chương như sau Chương I : Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định Chương III : Chương III : Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH 1. Thông tin chung về Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định Tên tổng công ty Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH Tên giao dịch Quốc tế: NAM DINH TEXTILE GARMENT JOINSTOCK CORPORATION. Tên viết tắt tiếng anh : NATEXCORP. Biểu tượng của Tổng Công ty : Địa chỉ trụ sở chính : 43 Tô Hiệu – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định Điện thoại : 03503. 849586, 03503. 849749 Fax : 03503. 849750 Email : Natexcorp@hn.vnn.vn Website : www.natexcorp.com.vn 1.1/ Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi, len, chỉ khâu, chăn, khăn bông, quần áo may mặc các loại; - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ giấy và bìa; - Sản xuất kinh doanh và mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may - Kinh doanh bất động sản, siêu thị; cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh thương mại (kiốt, trung tâm thương mại); - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi; sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê thiết bị xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; - Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; - Xử lý nước thải. - Đại lý vận tải, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển hàng hoá bằng ôtô, bằng xe container, dịch vụ kho vận, xếp dỡ hàng hoá, bến bãi đỗ xe ôtô; - Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hàh nội địa và các dịch vụ du lịch khác; - Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm); - Mua bán máy tính, máy văn phòng, phần mềm máy tính. Các hoạt động có liên quan đến máy tính, thiết kế các hệ thống máy tính, các dịch vụ có liên quan đến máy tính, bảo dưỡng, sửa chữa, cài đặt máy tính, máy văn phòng, đại lý dịch vụ bưu chính viễn thông; - Kinh doanh dịch vụ văn hoá thể thao, khai thác sân vận động, bể bơi, kinh doanh nhà thi đấu thể thao, nhà biểu diễn văn hoá - nghệ thuật và các hoạt động thể thao giải trí khác. - Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Về nguyên tắc Công ty mẹ sẽ ký những hợp đồng dịch vụ với các Công ty cổ phần con và các Công ty liên kết nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của nhóm các Công ty, ngoài ra các Công ty con với tư cách là những pháp nhân độc lập có toàn quyền lựa chọn những ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm; đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả mục tiêu chung của toàn Tổng công ty. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định Công ty cổ phần Dệt Nam Định tiền thân là nhà máy Sợi Nam Định do một người Pháp thành lập năm 1889. Đến năm 1954 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định; đến tháng 06 năm 1995 được đổi tên thành Công ty Dệt Nam Định, tháng 07 năm 2005 được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định, là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển đi lên của ngành Dệt may cũng như tiến trình hội nhập mà Việt nam đã cam kết, Công ty tiếp tục thực hiện Quyết định số 547/QĐ-BCN của Bộ Trưởng bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt nam Định thành Công ty cổ phần . - Quyết định số 831/CNn- TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc đổi tên Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định thành Công ty Dệt Nam Định; - Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Dệt Nam Định thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt nam Định; - Quyết định số 547/QĐ-BCN ngày 13/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Nam Định 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định 3.1 . Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY NAM ĐỊNH Công ty con ( Các công ty cổ phần ) Công ty mẹ Công ty liên kết Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị C.quan Tổng giám đốc Ban kiểm soát Các phòng chức năng Đơn vị HT phụ thuộc 1.Cty CP DV thương mại 2.Cty CP nhuộm 3.Cty CP Động Lực 4.Cty CP chăn len 5.Cty CP may III 6.Cty CP may IV 7.Cty CP Dệt Mỹ Thuận 8.Cty CP SXKD tổng hợp 1.Cty CP may I 2.Cty CP Bông miền Bắc 3.Cty Dệt Tiến Lợi 4.Cty CP Dệt may Hồng Việt 1.Phòng kĩ thuật đầu tư 2.Phòng xuất nhập khẩu 3.Phòng KD – Thị trường 4.Phòng kế toán 5.Phòng TCHC 6.Phòng khám đa khoa 7.Phòng bảo vệ nhân sự 1.Nhà máy Sợi 2.Nhà máy Dệt 3.Nhà máy may II 4.XN phục vụ đời sống 5.CN Hà Nội – Hải Phòng 6.CN Hà Nam 7.CN TP . HCM 8.CN Đà Nẵng 3.2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định * Công ty mẹ Là Tổng Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước, bao gồm bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các Công ty con, các Công ty liên kết và có quyền lợi, nghĩa vụ đối với các Công ty này theo điều lệ của Công ty mẹ trên và tuân thủ các quy định của pháp luật. a./ Bộ máy lãnh đạo * Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Dự kiến Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty thời hạn không quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. * Ban kiểm soát: Dự kiến bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều lệ của Tổng Công ty cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty mẹ theo quy định tại Điều lệ của Công ty mẹ. Để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát dự kiến không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc trong ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. * Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty và điều hành hoạt động của Tổng Công ty. a. Các phòng ban chức năng: Các phòng ban gồm: Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh- thị trường, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khám đa khoa, Phòng bảo vệ- quân sự. Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. b. Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo Tổng Công ty giao. c. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các đơn vị, các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt, Nhà máy May II, Xí nghiệp phục vụ đời sống và các Chi nhánh chuyên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo phân công của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ngoài các đơn vị hiện tại, Tổng Công ty sẽ thành lập các đơn vị mới dựa trên nhu cầu phát triển và mở rộng. * Công ty con Công ty con được định nghĩa là các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh có số vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Công ty mẹ (nắm giữ tỷ lệ 51% trở lên), hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty sẽ bao gồm 08 Công ty con đều là Công ty cổ phần và Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định có cổ phần chi phối. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể có những Công ty con được thành lập mới (Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định), cụ thể: - Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại - Công ty cổ phần Nhuộm - Công ty cổ phần Động Lực - Công ty cổ phần Chăn Len - Công ty cổ phần May III - Công ty cổ phần May IV - Công ty cổ phần Dệt Mỹ Thuận - Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Tổng hợp - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định (dự kiến) * Công ty liên kết: Là Công ty mà Công ty mẹ góp vốn không chi phối vào các Công ty liên kết và các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh. Các Công ty liên kết dự kiến sau cổ phần hoá là 04 Công ty, bao gồm: - Công ty cổ phần May I - Công ty Bông miền Bắc - Công ty Dệt Tiến Lợi - Công ty cổ phần Dệt may Hồng Việt - Công ty Dệt May Vạn Điệp - Công ty Dệt May Hải Dương - Công ty dệt May Thanh An 4.Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định 4.1/ Đặc điểm về sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty đa dạng với các nhóm mặt hàng : Sợi 100% Cotton , 100% PE, 100 % Visco, T/C, C.V.C, T/R chi số từ Ne 7 – Ne 60 đạt tiêu chuẩn chất lượng cao , phục vụ trong nước và xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu vải dệt thoi cũng như dệt kim. - Vải 100% cotton, 100% Visco, T/C , C.V.C , T/R Filament … tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa , carô nhuộm sợi trước … có khổ rộng từ 80cm đến 180cm, đủ tiêu chuẩn may mặc trong nước và xuât khẩu . - Các loại khăn ăn , khăn bông dệt từ sợi xe , sợi đơn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu - Hàng may mặc cho người lớn , trẻ em có các kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú, hợp thời trang, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu . Sản phẩm của công ty được quản lý chất lượng qua Tiêu chuẩn ISO 9002, nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “ hàng Việt Nam chất lượng cao “ .Đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản , Hồng Kông,Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ … 4.2/ Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ Do sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú cho nên khách hàng của tổng công ty rất nhiều chủng loại : a/ Về khách hàng và thị trường trong nước : Trước tiên là phải kể đến các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước sử dụng các sản phẩm của công ty để làm nguyên liệu trong sản xuất tạo nên các thành phẩm như :sợi, vải,... rất có uy tín ở trong nước và tạo nên được các hợp đồng lâu dài và bền vững. Thứ 2 là các sản phẩm của công ty được đưa đến tay người tiêu dùng trong nước. Mặc dù bị rất nhiều các đối thủ cạnh tranh nhưng sản phẩm của công ty vẫn có vị thế nhất định như về các sản phẩm áo sơ mi, áo rét, quần hộp, ... vẫn đủ sức cạnh tranh về kiểu dáng cũng như giá cả. Tuy nhiên đây không phải thị trường thu được nhiều nguồn lợi nhuận b/ Về khách hàng và thị trường nước ngoài : Xuất khẩu hiện nay là một trong những ưu thế lớn của tổng công ty và thu được nguồn lợi nhuận cao. Công ty luôn duy trì được các hợp đồng quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Đặc biệt là các mặt hàng là sản phẩm của ngành may mặc được các thị trường Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ rất ưa chuộng.Các sản phẩm về khăn mặt cũng được tiêu dùng nhiều ở Nhật cũng như Mỹ và Canada. Do một số bất ổn về tình hình kinh tế của đất nước trong năm qua nên hiện tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang chủ động tạm dừng để chờ thời cơ tạo nên những bất lợi trong các hợp đồng quốc tế của doanh nghiệp.Tuy nhiên công ty luôn có những bạn hàng thân thiết luôn tin tưởng và luôn có những hợp đồng dài hạn giúp công ty ổn định sản xuất lâu dài . 4.3/ Tình hình về lao động Tổng số lao động hiện nay: 4.463 người (Nữ = 3.002 người; Nam = 1.461 người) Trong đó: - Trình độ đại học: 172 người - Trình độ cao đẳng: 107 người - Trình độ trung cấp: 133 người - Công nhân kỹ thuật: 756 người - Lao động hợp đồng dài hạn: 2.736 người Hiện nay Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định đang có đội ngũ lao động lành nghề , có tay nghề cao được đào tạo cơ bản từ các trường dạy nghề Dệt may trong thành phố .Hơn hết đó là sự kết hợp giữa đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm và đội ngũ lao động trẻ tạo nên tinh thần lao động hăng say trong Công ty, luôn đáp ứng được thời gian làm việc một cách hợp lý, đủ số lượng lao động trong các ca làm việc, đúng tiến độ với các đơn hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty còn có đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo và có kinh nghiệm lâu năm, luôn giải quyết được các vấn đề về trang thiết bị, sự cố máy móc và dây chuyền làm cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra thông suốt. Họ còn giúp vận hành tốt những thiết bị công nghệ cao mới nhập về làm tăng hiệu quả sản xuất cho toàn công ty. Công ty luôn có chế độ ưu đãi hợp lý với toàn bộ lao động, lương của cán bộ công nhân viên và người lao động thường xuyên được cân nhắc và thay đổi hợp lý. Hàng năm có các dịp khen thưởng cho lao động giỏi, có được nhiều thành tích, có những cuộc tổ chức đi thăm quan du lịch nhằm động viên tinh thần, có những ngày nghỉ ngơi hợp lý sau quá trình lao động vất vả. 4.4/ Đặc điểm về sử dụng đất đai ,công nghệ và trang thiết bị Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định được thành lập từ thời Pháp và tồn tại đến bây giờ cho nên công ty vẫn còn tồn tại nhiều trang thiết bị cũ , lỗi thời và hiệu quả sử dụng không được cao.Đặc biệt hiện tại công ty vẫn đang hoạt động trên khu vực cũ với cơ sở hạ tầng nhà xưởng đã bị lão hóa theo thời gian ( ngoại trừ khu văn phòng đã được sửa sang và xây lại ) . Hiện tại công ty vẫn đang xúc tiến kế hoạch chuyển về khu đô thị mới Hòa Vượng, lúc đó cơ sở hạ tầng sẽ được thay mới hoàn toàn. Tình hình sử dụng đất đai của tổng công ty hiện nay như sau : Tổng diện tích đất đang quản lý: 300.657,83 m2 Bao gồm: - Diện tích được giao: 300.657,83 m2 - Diện tích thuê: m2 Trong đó: - Diện tích nhà xưởng đang sử dụng: 210.460,50 m2 - Diện tích công trình phục vụ và kho tàng 50.283,30 m2 - Diện tích phục vụ văn hoá thể thao: 39.914,03 m2 + Sau khi thực hiện di dời Công ty tới địa điểm mới (theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 13/ 02/ 2004 của Thủ tướng Chính phủ), toàn bộ diện tích đất hiện công ty đang quản lý (trên cơ sở Hợp đồng thuê đất) được triển khai thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định trong toàn bộ thời hạn còn lại của Hợp đồng và sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả trên cơ sở bảo đảm đúng quy định của Luật đất đai, phù hợp với quy hoạch của địa phương và tăng thu nhập cho Ngân sách của Tỉnh, đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty. Về tình hình sử dụng trang máy móc và thiết bị : - NHÀ MÁY SỢI : 110.000 cọc sợi của các nước Trung Quốc, Đức , Ý , Nhật Bản .Sợi được xe trên máy xe “ TWO FOR ONE “ của Nhật Bản. - NHÀ MÁY DỆT : 1.300 máy dệt trong đó + Máy dệt khăn : 400 máy + Máy dệt vải : 900 máy trong đó có 100 máy Dệt kiếm Picanol của Bỉ . - NHÀ MÁY NHUỘM : +Một dây chuyền nhuộm liên tục của Nhật Bản với sản lượng 18 triệu mét/ năm . + Một phân xưởng nhuộm gián đoạn của Ba Lan , Ý , Đức , Nhật + 1 dây chuyền in Hoa của Ấn Độ + Một phân xưởng nhuộm sợi ( Nhuộm BôBin ) của Nhật và Đài Loan - CÁC XÍ NGIỆP MAY : Gồm xí nghiệp may 1 và xí nghiệp may 2 với 1.200 máy may của Công nghiệp của Nhật Bản . 4.5/ Đặc điểm về nguyên vật liệu Do mang tính chất là nhà máy Dệt may trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam nên nguồn nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là Bông, sợi thô, các phụ liệu hỗ trợ ngành may mặc như mace, chỉ thêu, cúc , ... Trong tình hình nước Việt Nam hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên vật liệu ở trong nước, chưa kể phụ liệu là gần 10%. Như vậy nguồn nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu là chính và Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định cũng là 1 trong số đó. Hiện tại nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu nhiều. Bông còn phải nhập nhiều từ Trung Quốc, do vậy luôn bị ảnh hưởng về giá dẫn tới công ty nhiều lúc bị bất lợi khi quyết định giá của sản phẩm khi giá nhập khẩu nguyên liệu bị đẩy lên cao, chưa tính đến trường hợp có những nguyên liệu mà nguồn khan hiếm. Một phần nữa khi điều kiện cơ sở vật chất ngày càng giảm sút thì việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ở 1 địa điểm hợp lý vẫn gặp nhau khó khăn, khi nguồn nguyên liệu còn bị hao hụt , hỏng do kho bị ẩm.Tuy nhiên công tác bảo vệ lại hết sức chặt chẽ, không bị hao hụt về số lượng do mất cắp. 4.6/ Tình hình tài chính của công ty Vốn kinh doanh : 465.667.049.679 đồng. + Phân theo cơ cấu vốn: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 234.473.460.049 đồng - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 231.193.589.630 đồng + Phân theo nguồn vốn : - Nợ phải trả : 329.742.812.530 đồng - Nguồn vốn chủ sở hữu : 135.105.946.158 đồng Sau khi công ty thực hiện cổ phần hóa thì tình hình tài chính của công ty trở nên ổn định và chặt chẽ hơn nhiều. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của mình và ra sức làm cho cổ phiếu ngày càng có giá trị. Sau cơn khủng hoảng của công ty vào 1 vài năm vài trước thì tài chính của công ty ngày càng có dấu hiệu đi lên. Lao động cùng đội ngũ nhân viên được trả lương cao và ổn định theo tháng. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ nguồn lực tài chính của công ty vẫn ổn định tạo tâm lý lao động thoải mái cho toàn bộ công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH 1./ Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2005 đến nay luôn ổn định và có bước phát triển khá cả về lượng và chất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu hằng năm của Công ty đều đạt mức tăng trưởng, cụ thể: * Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong nước 80% và xuất khẩu 20%.Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, EU … * Gía trị sản xuất công nghiệp: Từ 2004 đến 2006 đều có mức tăng trưởng cao trên tổng số vốn đầu tư ( năm 2004: 602,813 tỷ đồng; năm 2005: 615,308 tỷ đồng; năm 2006: 630,950 tỷ đồng). * Doanh thu: Từ 2005 đến 2007 đều tăng (năm 2005: 585,175 tỷ đồng; năm 2006: 593,775 tỷ đồng; năm 2007: 622,049 tỷ đồng). * Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tăng 54,87% ( Năm 2007 so với năm 2005) * Thu nhập người lao động: Từ 2005-2007 tăng bình quân 24,9%/năm, cụ thể (năm 2005 tăng 24,5%; năm 2006 tăng 26,5%; năm 2007 tăng 23,4%). * Một số chỉ tiêu tổng hợp: Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 4 năm 2005,2006, 2007,2008 TT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 1 Tổng tài sản (1) Tr/đ 492.079 465.955 465.667 2 Doanh thu Tr/đ 585.175 593.775 622.049 3 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 7,964 7,133 4,824 4 Vốn kinh doanh (2) Tr/đ 138.501 134.751 129.249 5 Vốn nhà nước (3) Tr/đ 138.501 134.751 129.249 6 Lợi nhuận trước thuế Tr/đ 195 87 302 7 Nộp ngân sách Tr/đ 11.595 11.097 20.540 8 Nợ phải trả Tr/đ 586.343 333.675 329.801 9 Nợ phải trả thu Tr/đ 80.060 77.497 78.498 10 Tổng số lao động Người 7.336 5.263 4.503 11 Thu nhập bình quân Đồng/th 717.290 907.214 1.119.473 Nguồn : Báo cáo kinh doanh - Phòng Kinh Doanh 1.1/ Công tác tiết kiệm chi phí sản xuất : - Tổng công ty ra quyết định về việc rà soát bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu năng lượng, điện – hơi – nước, lao động,... phấn đấu giảm từ 5 -10% tiêu hao để giảm chi phí sản xuất. Thực hiện việc mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng thông qua chào giá cạnh tranh, tính toán mức dự phòng hợp lý nguyên liệu, vật tư, phụ tùng cho sản xuất tránh ứ đọng, tiết kiệm vốn. Quyết định đã được triển khai thực hiện nghiêm túc tại tất cả các đơn vị thành viên - Tiết kiệm điện : Toàn công ty thực hiện tố các giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt. Thực hiện đóng máy giờ cao điểm về điện giá cao không có hiệu quả. Các giải pháp cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật trên các thiết bị, xây dựng quy trình vận hành máy hợp lý, lắp đặt tụ bù tại các trạm biến áp đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tháng 11, tháng 12 năm 2008 toàn Tổng Công ty giảm 1,2 tỷ đồng chi phí điện. Điển hình trong tiết kiệm Nhà máy Sợi đã giảm được trên 60 đồng chi phí điện/ kg sợi. Nhà máy Dệt triển khai chương trình tiết kiệm nguyên liệu, bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý. kết quả riêng về sợi, năm 2008 Nhà máy đã tiết kiệm được 4,789 kg sợi các loại . 1.2/ Công tác Kinh doanh – Thị trường : - Duy trì sản xuất ổn định trên tất cả các công đoạn , điều tiết sản xuất linh hoạt, phù hợp tình hình tiêu thụ - Kịp thời điểu chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp thị trường , thực hiện nghiêm túc các định hướng của cơ quan Tổng giám Đốc trong chuyển dịch mặt hàng Katêsill thành mặt hàng chiến lược, sắp xếp quy hoạch lại mặt hàng theo buồng máy tại nhà máy Dệt; tập trung sản xuất sợi xuất khẩu tại Nhà máy Sợi góp phần tích cực tăng hiệu quả sản xuất Kinh doanh. - Tích cực tiêu thụ sản phẩm, giảm giá hàng tồn kho. thu hồi vốn cho sản xuất, thu hồi công nợ hạn chế không để xảy ra nợ xấu khó đòi - Đảm bảo an toàn kho tàng, hàng hóa , xuất nhập kho đúng quy định 1.3/ Công tác xuất nhập khẩu : - Đã có nhiều biện pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thêm thị trường, thêm khách hàng. Đặc biệt mở rộng xuất khẩu Sợi . - Doanh thu xuất khẩu năm 2008 đạt 7,813 triệu USD tương ứng bằng 143.441 tỷ đồng , so với cùng kỳ năm 2007 tăng 57,10 %. Riêng xuất khẩu Sợi tăng 81% so với cùng kỳ - Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp với khả năng sản xuất, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt chủ trương của Tổng giám đốc tập trung ký hợp đồng hàng may quần áo về Tổng công ty để có điều kiện, ký với khách hàng đơn hàng lớn, tăng thu nhập và có hiệ quả cao. 1.4/ Công tác kỹ thuật – đầu tư : a./ Công tác kỹ thuật công nghệ . - Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, công tác vệ sinh công nghiệp. Phối hợp với các nhà máy , xí nghiệp thành viên thành viên triển khai kế hoạch sản xuất Sợi, Vải thành phẩm , Khăn ...và công tác tiết kiệm điện, nguyên, nhiên liệu. Bố trí lại các khu vực thiệt bị phù trợ, hợp lý hóa quy trình công nghệ, tiết kiệm lao động,... tiết kiệm các chi phí sản xuất - Phối hợp các đơn vị thành viên triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật công nghệ có hiệu quả : + Thay đổi tỷ lệ pha bông rơi, cho sợi 20/1 cotton OE dùng để dệt khăn tại làng nghề giảm chi phí + Thực hiện chuốt sáp tại Nhà máy Sợi, tách ướt trên máy hồ và chuốt sáp sau hồ nâng cao năng suất máy Dệt + Nghiên cứu thí điểm đưa vào sản xuất thành công các mặt hàng mới, mặt hàng khó, kiểu dệt phối hợp, có mật độ vai như Katêsill 40120; 321177; 3288; 3241; 413; 416; 4039 . . . + Thực hiện công nghệ tiền xử lý theo phương pháp không dùng me rũ hồ trên máy đốt Nhật, dùng nồi nấu khăn thay cho nấu trên thiết bị nấu dạng lỏng và trên máy Giger + Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng sợi, giảm chi tiêu NEPS tại Nhà máy Sợi, phục vụ tiêu thụ và cấp Sợi cho Dệt có kết quả. Chi tiêu NEPS đã giảm so với trước , đảm bảo chất lượng sợi cấp cho Dệt. Tuy nhiên chất lượng sợi chưa đồng đều, chỉ tiêu NEPS còn cao so với chỉ tiêu chung của ngành . b./ Công tác quản lý thiết bị : - Đôn đúc thực hiện kế hoạch tu sửa thiết bị. Tăng cường các biện pháp tu sửa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên do tình hình sản xuất khó khăn, phụ tùng vật tư thay thế hạn chế nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. Các đơn vị đã lựa chọn các phương án sửa chữa, thay thế phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí sửa chữa . c./ Công tác đầu tư xây dựnh cơ bản - Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 : 25,284 tỷ đồng - Nhà máy Sợi lắp đặt và đưa vào sử dụng 2 máy ghép Đức mới, 05 máy con Trrung Quốc mới, lắp đặt 03 máy ống, 01 máy đậu và 07 máy xe Nhật đã qua sử dụng và hệ thống nén khí . - Nhà máy Dệt lắp đặt 02 máy suốt mới, 34 máy Dệt thổi khí của Nhật đã qua sử dụng và hệ thống máy nén khí . - Nhà máy Nhuộm lắp đặt máy sấy cao tần đã qua sử dụng. Cải tạo đường ống cung cấp hơi cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại, tiết kiệm hơi . - Nhà máy Động lực cải tạo lò dầu sang đốt than, sửa chữa hệ thống đường ống, cung cấp hơi, tiết kiệm hơi cho sản xuất . - Nhà máy Chăn lắp đặt dây chuyền kéo sợi len của Trung Quốc . - Xí nghiệp May 3, May 4 lắp đặt hệ thống giác mẫu vi tính. Đầu tư , bổ sung thiết bị may . - Công ty CP Chỉ khâu mở rộng cải tao nhà xưởng đầu tư bổ sung 08 máy đánh suốt chỉ Trung Quốc . - Tiếp tục triển khai Dự án di dời Tổng công ty, đã hoàn thiện san lấp tại khu công nghiệp. Đang triển khai gói thầu nước thải, nước cấp tại khu công nghiệp Hòa Xá . d./ Công tác vệ sinh – An toàn lao động - Định kỳ kiểm tra công tác an toàn lao động – phòng chống cháy nổ. Các đơn vị triển khai huấn luyện an toàn lao động, công tác vệ sinh công nghiệp, cấp phát bảo hộ lao động và bồi dưỡng độc hại toàn công ty . - Kiểm tra, kiểm định thiết bị đo lường và thiết bị áp lực đảm bảo vận hành an toàn . - Tổng số vụ tai nạn lao động năm 2008 : 15 vụ . Trong đó TNLĐ 8 vụ ( Nhà máy Sợi 3 vụ, Nhà máy Dệt 3 vụ, Nhà máy Nhuộm 2 vụ ); 7 vụ tai nạn giao thông trên đường đi làm. ( Nhà máy Dệt 6 vụ, XN may III 1 vụ ). 1.5./ Công tác tài chính kế toán - Cân đối, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, đời sống và đầu tư trong điều kiện ngân hàng giảm hạn mức vay và lãi suất ngân hàng tăng cao. - Mặc dù khó khăn về tài chính rất lớn song bằng nhiều biện pháp luân chuyển vốn vay, tích cực thu hồi công nợ, tăng cường bán hàng tồn kho, đã trả nợ ngân hàng đúng hạn, trả lương công nhân đúng kỳ, đáp ứng cơ bản vốn cho SXKD và đầu tư. Công tác tín dụng công nhân đã vận dụng linh hoạt nên giữ vững được mức hạn vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh . - Công tác hạch toán kế toán đáp ứng yêu cầu về chấp hành chính sách chế độ theo luật kế toán. Báo cáo quyết toán tháng, quý, năm; thanh quyết toán các công trình đầu tư theo đúng quy định . 1.6./ Công tác tổ chức hành chính - Công tác cán bộ : Đã bổ nhiệm giao nhiệm vụ 2 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc đơn vị thành viên đúng quy định, quy trình, cán bộ được bổ nhiệm phát huy tốt năng lực công tác, hoàn thành các nhiệm vụ được giao . - Thành lập Công ty cổ phần Chỉ khâu Dệt May Nam Định đã đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2008. - Tập trung công tác tuyển dụng và đào tạo tại chỗ 432 lao động, đáp ứng cơ bản lao động cho các đơn vị trước biến động lao động chung toàn ngành. Ban hành các quy định khuyến khích hỗ trợ học nghề, tiền lương đối với công nhân mới. Khuyến khích công nhân có tay nghề cao, có thu nhập cao, khuyến khích tiền lương tại các công đoạn có điều kiện sản xuất khó khăn. - Thực hiện sắp xếp tinh giảm bộ máy, giảm lao động gián tiếp, phụ trợ giảm 23 lao động , sử dụng đa dạng các loại hợp đồng ngắn hạn, đã nghỉ chế độ để có hiệu quả hơn . - Xây dựng ban hành các Quy chế hoạt động nội bộ của Tổng công ty : Quy chế hoạt động quản trị, Ban kiểm soát, Ban Điều Hành, Quy chế Tài Chính, Quy chế Tuyển dụng, nâng lương, nâng bậc, tiền lương ... Thành lập các Hội đồng, Hội đồng tiền lương, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng thanh lý, Hội đồng thi đua khen thưởng . - Thực hiện đầy đủ chính sách, chế dộ BHXH, BHYT cho người lao động . - Thực hiện chế độ làm việc 1 tầm, ăn trưa đối với khối gián tiếp và cơ điện ( 8h đến 16h ) phù hợp với xu thế toàn ngành . - Triển khai khôi phục lại chế độ trực lãnh đạo ban đêm đối với các đơn vị Sợi, Dệt, Nhuộm, Động lực để tăng cường công tác quản lý lao động. Kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn trong sản xuất . - Thực hiện áp dụng trách nhiệm xã hội tại các XN May, đáp ứng yêu cầu đánh giá của khách hàng, tạo điều kiện Xí nghiệp và Công ty ký được đơn hàng số lượng lớn, có hiệu quả. Quy trình thời gian làm việc hạn chế làm kéo dài, làm chủ nhật để hạn chế được một phần biến động lao động may, tăng năng suất lao động , cải thiện điều kiện làm việc thu nhập công nhân tăng. - Tổ chức đào tạo 3 lớp tin học và 1 lớp tiếng Anh cho cán bộ kỹ thuật và khối nghiệp vụ trong Tổng Công Ty . 1.7./ Các mặt công tác khác a./ Công tác y tế - Tổng số khám và điều trị : 21.247 lượt người - Tổng số lượt người nghỉ ốm : 7.273 lượt người + Tổng số ngày công nghỉ ốm : 18 . 495 ngày công Khám tuyển dụng 432 lao động Kiểm tra vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền phòng chống HIV, Tuyên truyền dịch tiêu chảy cấp. - Tiêm vaccin phòng uốn ván, cho phụ nữ có thai; khám và phát thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp. Bổ sung thuốc cho các nhà máy . - Phục vụ công tác đánh giá SA cho XN May 2 va XN May 3 - Quyết toán BHYT năm 2008 . b./ Công tác Bảo vệ - Quân sự - Công tác bảo vệ an ninh trật tự được duy trì ổn định. Thực hiện tốt công tác bảo vệ trong các dịp nghỉ lễ, Tết, T._.hường xuyên củng cố, tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự, phù hợp với sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo mô hình “ tự quản, tự phòng, tự bảo vệ . “ - Tham gia tổ chức “ Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ “ và ngày “ Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc “ 19/8 .Cùng với phòng PC23 công an Tỉnh và Ban bảo hộ lao động công ty kiểm tra, bảo đảm an toàn công tác phòng cháy chữa cháy ở các đơn vị thành viên. - Công tác PCCC đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên củng cố các biện pháp va tăng cường các phương tiện PCCC. Trong năm đã tổ chưc cho 150 cán bộ công nhân viên các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao được huấn luyện nghiệp vụ PCCC do phòng PC23 Công an Tỉnh giảng dạy. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương. Năm 2008, lực lượng tự vệ Tổng công ty được Ban chỉ huy quân sự Thành phố và UBND Thành phố tặng giấy khen trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang thành phố. Tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, tham gia các hội thi và kiểm tra bắn đạn thật, ném lựu đạn đạt đơn vị khá. Tham gia hội thi mô hình học cụ huấn luyện năm 2008 đạt giải ba. c./ Công tác đời sống và phục vụ sản xuất - Mặc dù giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao nhưng XN Dịch vụ văn hóa thể thao duy trì phục vụ các bữa ăn cho người lao động, đảm bảo chất lượng, định lượng, lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện nếp sống văn hóa tại nhà ăn . 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định 2.1 Về thị trường . 2.1.1./ Thị trường trong nước Việt Nam cũng đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới khiến nền kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng không ít đến các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại thị trường chính của Tổng công ty trong nước là các Sản phẩm về Sợi và Vải, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất dẫn đến lượng hàng trong nước của Tổng công ty cũng bị giảm sút rất nhiều. 2.1.2. Thị trường ngoài nước Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu hàng may mặc VN sang Mỹ và Châu Ây tiếp tục tăng. Tuy nhiên, theo các nhà xuất khẩu VN, trong năm 2009 các đơn đặt hàng từ hai thị trường Âu, Mỹ có thể sẽ giảm, vì VN cũng đang bị ảnh hưởng bởi cuốc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện Mỹ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt Việt Nam , và cũng là thị trường chính và tiềm năng của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, chiếm khoảng 80% thị phần xuất khẩu trong đo Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm khoàng 45% thị phần, nhằm tránh những rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường trên và Tổng công ty có cơ hội để tìm kiếm các thị trường mới, ngoài tìm hiểu văn hóa, nhu cầu cơ bản của các thị trường mới, ban Nghiên cứu và Xúc tiến thị trường đã tìm hiểu và tổng hợp lại 1 số thông tin liên quan đến doanh nghiệp như sau : a./ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã có tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới. Lạm phát và suy thoái kinh tế đang xảy ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Hầu hết các nền kinh tế phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên, hậu quả tác động tới các khu vực và các nước trên thế giới có mức độ khác nhau . Tuy nhiên đối với các nước Châu Phi, do sự gắn kết của thị trường tài chính của các nước này với thị trường tài chính Hoa Kỳ còn lỏng lẻo nên tác động của cuộc khủng hoảng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước này là không lớn . Theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới ( IMF ) , tăng trưởng GDP của Châu Phi (Nam Phi, Ai Cập, Angeri, Marroc, Nigieria, ... ) năm 2008 đạt 5,0% và năm 2009 đạt 4,7%. Xuất khẩu của các nước Châu Phi ước đạt 511,2 tỷ USD trong năm 2008, dự kiến xuât khẩu năm 2009 đạt 530,9 tỷ USD. Nhập khẩu trong năm 2008 đạt 394,6 tỷ USD dự báo sẽ tăng lên 441,8 tỷ USD trong năm 2009. Cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước Châu Phi chủ yếu là các sản phẩm chế tạo, máy móc thiết bị, sản phẩm Dệt may, nông sản, lương thực thực phẩm . . . Đối với các nước Trung Đông ( Thổ Nhí Kỳ, Iran , Kuwait, Arap – Xeut , UAE, ... ) theo IMF kinh tế của các nước này tiếp túc tăng trưởng cao trong năm 2008. Nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn tới gia tăng giá nhập khẩu của Trung Đông. Ước tính cả năm 2008, Trung Đông xuất khẩu 1,093.6 tỷ USD và nhập khẩu 541,5 tỷ USD. Dự kiến ,năm 2009, Trung Đông xuất khẩu khoảng 1,099.8 tỷ USD và nhập khẩu 622.3 tỷ USD. Năm 2009, Chính phủ xác định khu vực thik trường Trung Đông ( Tây Á ) sẽ là thị trường xuất khẩu trọng điểm. Tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng Dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn rất lớn, cụ thể đối với thị trường UAE trong 11 tháng năm 2008, KNXK hàng Dệt may của VN vào thị trường này tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 11 năm 2008 KNXK hàng Dệt may sang UAE đạt 3,9 triệu USD tăng 50,68% so với tháng 10 và 22% so với cùng kỳ . Đối với khu vực Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladet,...) the IMF tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Nam Á giảm từ mức 8.7% năm 2007 xuống còn 7.6% năm 2008 và 6.4% năm 2009. Mặt hàng Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của các nước Nam Á . Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Thuận lợi - Nền kinh tế khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã có những chuyển biến đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô tập trung ở nhiều ngành và lĩnh vực - Nhu cầu thế giới với các sản phẩm xuất khẩu của Châu Phi đang ngày càng gia tăng như xăng dầu, kim loại, khoáng sản ,... - Các nước Nam Á đã thực hiện thành công chính sách thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân và tư nhân hóa ( Ấn Độ , PaKistan ) - Tích cực hội nhập sâu hơn giữa các nền kinh tế trong khu vực và với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong khối GCC ( Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ) - Chính sách tài chính, ngân hàng của các nước Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ cũng ngày càng cởi mở hơn trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài. - Mặc dù giá dầu thô đã giảm ở mức trên dưới 50 USD/thùng nhưng vẫn còn ở mức vao và đem lại 1 khoản thu nhập ngoại tệ lớn đối với các quốc gia ở Trung Đông . Khó Khăn - Bất ổn về chính trị, chiến tranh, cướp bóc, nội chiến và phân biệt chủng tộc vẫn chưa được giải quyết triệt để ( cuộc xung đột Isarel – Palestin, bất ổn tại I-rắc, bạo loạn ở Nigieria, Khủng bố tại Pakistan và Ấn Độ, nội chiến ở Sudan hay Liberia ..) - Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran đến nay vẫn chưa có hồi kết khiến tình hình vẫn còn căng thẳng Qua số liệu ước thực hiện xuất khẩu hàng Dệt may vào thị trường Châu Phi, Tây s và Nam Á năm 2008 đạt 143.925.000 USD, kế hoạch định hướng năm 2009 vào thị trường này là 165.514.000 USD thì đây cũng là điểm đến cho các doanh nghiệp dệt may đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường này . - Các doanh nghiệp Dệt may muốn tìm hiểu thông tin về thị trường này cần chủ động hơn nữa trong việc liên hệ với các Thương vụ tại các thị trường . - Doanh nghiệp cần xác định mặt hàng trọng điểm cho từng thị trường, từng bước xây dựng bàn đạp để mở rộng hoạt động xuất khẩu vào khu vực thị trường này, ví dụ một quốc gia có nhu cầu nhập khẩu hàng Dệt may như : Ăng-gô-la, Kê-nya, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Arập-Xê-út, ... b./ Thị trường Châu Mỹ La Tinh Các nước Mỹ La Tinh bao gồm Aghentina, Venezuela, Chilê, Mehico, Brasil, Uruquay, Peru, Cuba, Colombia .... Kinh tế các nước Mỹ La Tinh đã và đang phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đặc biệt là Mỹ. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh trong hai tháng cuối năm và đặc biệt là trong năm 2009. Nhiều nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã tiến gần đến suy thoái, trong khi tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi lên nay cũng đã bị chững lại. Đa phần các nước Mỹ La Tinh ( kể cả Mexico ) cũng phải điều chỉnh lại chỉ tiêu tăng trưởng GDP đặt ra từ đầu năm . Năm 2008, kinh tế các nước Mỹ La Tinh vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tuy mức độ chậm lại so với mức tăng trưởng của năm 2007. Hầu hết các nước trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới do giá cả một số nguyên liệu, nông sản, thực phẩm, hạt có dầu, nhiên liệu và khoáng sản tăng cao trong năm tháng đầu năm, cộng thêm buôn bán trong khu vực tăng trưởng khá và tiêu thụ nội địa tiếp tục gia tăng là các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn khu vực. Những năm gần đây, Mỹ La Tinh đã thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, họ đã chuyển từ một nền kinh tế hướng nội sang hướng ngoại và đã gặt hái được nhiều thành công. Năm 2008 là năm thứ 3 liên tiếp hầu hết các nước Mỹ La Tinh ( trừ Mexico ) đều đạt thặng dư thương mại, điển hình là các nước : Aghentina, Chile, Venezuela và Brasil. Hiện nay, các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, mỹ nghệ ... và có khản năng cung cấp nhiều nguyên vật liệu như gỗ , nguyên phụ liệu Dệt may.Hàng Dệt may là 1 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào khu vực Mỹ La Tinh, chỉ đứng sau mặt hàng gạo, giày dép và cafê. Các nước nhập khẩu là Chilê, Panama, Peru, Cuba, Brazil. Hàng Dệt may của Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn vào khi vực thị trường Mỹ La Tinh nếu cạnh tranh được về giá với hàng Dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan . . . Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì hàng Dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các nước Mỹ La Tinh năm 2008 đạt khoảng 64 triệu USD Ngoài các thị trường truyền thống nêu trên , Việt Nam còn có thể mở rộng xuất khẩu các hành hóa nói chung và Dệt may nói riêng vào các nước khác thuộc thị trường khu vực như Peru, Paraguay, Venezuela, El Salvador, Uruguay, Colombia, Jamaica, Ecuador, Belize, Barbados. Một số điểm cần lưu ý khi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu tại thị trường Mỹ La Tinh : Thuận lợi - Trong lúc đàm phán Thương mại toàn cầu vòng Doha đang bế tắc, các nước Mỹ La Tinh đã tích cực chủ động triển khai đàm phán các hiệp định và thỏa thuận thương mại khu vực và song phương nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động thương mại và dịch vụ của họ. Chính sách chung của thị trường các nước Mỹ La Tinh cụ thể trong kinh tế đối ngoại thể hiện một xu thế rõ nét là hướng về châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam . - Các nước Mỹ La Tinh đặc biệt là Nam Mỹ có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đối giống ta, họ cũng đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều quốc gia trong khu vực đã coi xuất khẩu là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Đây chính là điểm tương đồng trong chính sách và chiến lược giữa họ và ta . - Các nước Mỹ La Tinh là thị trường tiềm năng, 20 quốc gia với trên 20 triệu km2, chiếm 1/7 diện tích thế giới . - Trong số các nước Mỹ La Tinh hiện nay có 4 nước ta nên tập trung ưu tiên mở rộng quan hệ buôn bán và đầu tư với họ là Mexico, Brasil, Chile và Panama, đây là 4 nước có nền thương mại mở cửa nhất.Chile, Brasil và Mexico là ba nước có vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong khu vực. Panama là trung tâm và cửa ngõ vào các nước Trung Mỹ. Chile là nước có biểu thuế nhập khẩu thấp nhất hiện nay trong khu vực Mỹ La Tinh và họ cũng là nước đã ký nhiều hiệp định thưog mại tự do và Hiệp định kinh tế bổ sung với các nước này. Mặt khác Chile hiện là nước có tập đoàn siêu thị đang hoạt động rất hiệu quả tại hầu hết các nước Nam Mỹ và là của ngõ thuận lợi cho hàng hóa vào các nước như Peru, Bolivia, Aghentina . Khó khăn - Giá cước phí vận tải tiếp tục tăng cao, việc thuê tàu gặp nhiều khó khăn cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt của các nước đến từ Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các nước trong khu vực như Brasil, Mexico và Uruguay. - Ngoại trừ Chile và Mexico, nhìn chung các nước Mỹ La Tinh vẫn tiếp tục áp dụng các chính sách bảo hộ khá chặt chẽ các ngành sản xuất trong nước nhất là một số nhóm các mặt hàng nhạy cảm, trong đó có dệt may, da giày. Họ tiến hành thực hiện kiểm tra hải quan 100% đối với hàng dệt may, giày dép có xuất xứ từ các nước châu Á. Riêng Brasil nhằm hạn chế tốc độ tăng trưởng nhập khẩu các mặt hàng Dệt may, giày dép, đồng thời để bảo hộ sản xuất trong nước các sản phẩm này, tháng 7 năm 2007 chính phủ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ 18 lên 26% và giày dép từ 20 lên 35% - Để đẩy mạnh xuất khẩu Mỹ La Tinh trong thời gian tới về mặt Nhà nước cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn, đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường khu vực . - Khu vực Mỹ La Tinh đa phần đều nói tiếng Tây Ban Nha ( trừ Brasil ) và một số là Bồ Đào Nha ngôn ngữ mà các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hầu như không biết do vậy việc giao dịch cũng bị hạn chế . - Các nước Mỹ La Tinh rất coi trọng quan hệ cá nhân, đặc biệt là quan hệ giữa các lãnh đạo cấp cao . 1.2/ Về thị phần 1.3/ Về mẫu mã, kiểu dáng 1.4/ Về chất lượng sản phẩm Nhận thức được chất lượng sản phẩm là một thứ vũ khí cạnh tranh chủ yếu, nên Công ty đã rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng thông qua việc đầu tư mua sắm thêm máy móc và có kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn trước. Đứng trên một góc độ nào đó giá cả là nhân tố thể hiện chất lượng của sản phẩm, tức hàng hoá nào có giá cao hơn thì sẽ được đánh giá là có chất lượng tốt hơn. Nhưng nếu đứng ở một góc độ khác, giá cả hàng hoá được xác định dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về năng suất lao động, năng suất máy móc đem lại. Hoặc việc đánh giá và nhận định sản phẩm này chất lượng tốt, sản phẩm kia chất lượng không tốt nó còn phụ thuộc vào tính chủ quan, cảm giác của mỗi người. Điều quan trọng là việc đánh giá chất lượng phải dựa trên cơ sở lợi ích thu được từ sản phẩm đó khi bỏ ra một lượng trên nhất định. Do vậy không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng giá cả thấp hơn thì chất lượng sẽ kém hơn.Theo số liệu kết quả khảo sát và trắc nghiệm của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định vào năm 2008 vừa qua. Khi Công ty thực hiện việc phỏng vấn nhóm khách hàng ở một khu vực thị trường thì 90% đánh giá rằng chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long và Công ty may 10 là tốt nhất, và phỏng vấn 100 khách hàng ở một khu vực thị trường khác về sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định thì 85 - 90% đánh giá là chất lượng sản phẩm của Công ty không thua kém gì chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long và may 10. Như vậy tuỳ vào quy mô, lợi thế của mình mà Công ty khai thác từng khu vực thị trường và từng nhóm khách hàng khác nhau. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định sản xuất đa dạng các loại sản phẩm từ Sợi, Vải, Chỉ khâu cho đến thành phẩm là quần áo cho nên yếu tố về chất lượng đang được chú trọng cao. Đặc biệt hiện tại nguồn lực kinh doanh chủ yếu đang là thị trường xuất khẩu, cùng với việc đòi hỏi về chất lượng của thị trường này hiện tại là rất cao cùng với việc rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác cùng xâm nhập vào thị trường. Nếu không chú trọng đến chất lượng hiện tại thì Công ty sẽ dễ dàng bị đánh bật và mất đi những khách hàng tiềm năng đang có . Trong các năm gần đây Sản phẩm của Tổng công ty Dệt Nam Định đang được đánh giá rất cao trên cả thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng Sợi và Vải luôn đạt tiêu chuẩn cao và được xếp vào loại I . 1.5/ Về giá cả Chiến lược giá cả đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp Công ty phải xét tới nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn hàng bán, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, khả năng bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Ngoài ra để giảm giá bán Công ty đã thực hiện được việc giảm giá thành sản phẩm như có trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, thay thế vật liệu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, Công ty đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt như đối với các mặt hàng chủ lực của Công ty như sản phẩm sợi các loại, quần kaki và áo sơ mi xuất sang thị trường Châu Âu như Đức, Pháp . . . đã áp dụng chính sách giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi xâm nhập và thị trường mà ở đó khách hàng chủ yếu là những khách hàng cao cấp, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đối với một số các mặt hàng khác như áo sơ mi Công ty lại có các mức định giá khác nhau đối với mỗi sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng cao cấp và khách hàng bình dân để phù hợp với khả năng thanh toán của họ.Đối với các khách hàng trong nước khi tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn biến hết sức phức tạp, hầu hết các công ty Dệt may đều gặp phải tình trạng chung là số đơn hàng bị giảm rất nhiều cho nên việc nhập mua nguyên liệu như Sợi, Vải bị giảm sút.Do vậy Tổng công ty đã áp dụng chính sách giảm giá kịp thời để duy trì các mối đặt hàng lâu dài với các doanh nghiệp trong nước. Kết quả là trong 3 năm vừa qua do áp dụng chính sách giá linh hoạt Công ty đã tăng được khối lượng bán ra rất lớn đặc biệt là ở thị trường mà mà Công ty mới thâm nhập như Đức, Mêhicô, Japan .Hơn hết công ty vẫn duy trì được các mối nhập nguyên liệu từ các doanh nghiệp trong nước đảm bảo sức sản xuất ổn định và giữ được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vưc. Trong gian đoạn nền kinh tế đầy biến động và phong phú về nhu cầu như hiện nay, giá rõ ràng là một nhân tố phải cân nhắc kỹ. Do vậy thay bằng việc hạ giá sẽ gây cho khách hàng tâm lý không ổn định Công ty đã sản xuất ra một số mặt hàng giá thấp hơn, vừa tạo được tính đa dạng của mặt hàng, vừa đáp ứng được tình hình thực tế, vừa không phá giá, vừa không làm ảnh hưởng đến uy tín nhãn hiệu của sản phẩm. Công ty đã rất thành công trong việc đưa ra chiến lược định giá này. 1.6/Về công nghệ Hiện nay yếu tố công nghệ đang dần trở thành yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may. Nếu như 5 – 10 năm về trước các doanh nghiệp kì cựu có truyền thống luôn vượt trội về hệ thống máy móc được trang bị cả về chất lượng và số lượng thì ngày nay điều đó lại là một vấn đề cần cân nhắc. Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định cũng nằm trong số đó. Được xây dựng và thành lập từ hồi kháng chiến chống Pháp, hầu hết các máy móc của nhà máy được thực dân Pháp mua về và trang bị, Dệt Nam Định đã trở thành nhà máy Dệt lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ với sản lượng sản phẩm cực lớn. Tuy nhiên theo thời gian thì các thiết bị máy móc đã hao mòn, rất nhiều trong số đó đã trở thành lỗi thời và không thể dùng đến nữa. Thị trường lại đang có đòi hỏi cao về cả chất lượng và chủng loại sản phẩm. Nếu như dây chuyền không được nâng cấp và đổi mới thường xuyên thì không thể nào đáp ứng nhu cầu của thị trường được. Hơn hết các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường lại có ưu thế rõ rệt về công nghệ mới, máy móc và thiết bị. Họ luôn chịu đầu tư để có được những máy móc có công suất lớn và đáp ứng được những chủng loại sản phẩm khắt khe trên thị trường. Sức cạnh tranh từ các công ty này là vô cùng lớn. Về phía Tổng công ty đã có những thay đổi không nhỏ khi liên tục nhập về và thay thế bằng các thiết bị và máy móc mới tạo nên nền tảng vững chắc cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp . 1.7/ Về kênh phân phối Trước đây sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra nước ngoài hầu hết theo hình thức may gia công. Chính sách phân phối đối với thị trường may gia công ít được biểu hiện. Trong phạm vi Công ty, các xí nghiệp thành viên nhận kế hoạch và mua nguyên vật liệu sản xuất.Thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng đã được ký kết theo hợp đồng. Các xí nghiệp thành viên thực hiện kế hoach và vận hành thành phẩm tới kho theo quy định. Kênh phân phối ở đây là trực tiếp. Hiện nay Công ty đã chuyển từ hình thức xuất khẩu gia công sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Do đó Công ty đã mở một số văn phòng đại diện ở các thị trường nhằm tìm kiếm các đối tác làm đại lý cho Công ty ở thị trường nước ngoài và một số các tỉnh lớn trong nước nhằm thúc đẩy khối lượng hàng hoá bán ra. ở thị trường nội địa hoạt động phân phối của Công ty chủ yếu thực hiện ở các thành phố như Hà nội, TPHCM, Hải phòng, Đà nẵng, Hà Nam. Trong đó mặt hàng Sợi và Vải mặt hàng chủ lực của Công ty ở thị trường trong nước, hiệ tại rất nhiều doanh nghiệp Dệt và may mặc trong nước đang sử dụng sản phẩm của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định làm nguồn nguyên liệu chính của mình, nên Công ty đã rất chú trọng vào việc thiết lập và mở rộng mạng lưới bán lẻ tại các thành phố trên. Hoạt động phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Do vậy trong 3 năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá mạng lưới tiêu thụ bằng việc áp dụng các kênh phân phối ngắn và dài tuỳ vào từng khu vực thị trường mà xuất khẩu và bán ra.Đối với các thị trường ngoài nước, việc mở rộng kênh phân phối là hết sức cần thiết khi yếu tố cạnh tranh là ngày một gắt gao. Tổng công ty cũng muốn mở rộng thị trường ngày một nhiều lên. 1.8/ Về dịch vụ Có một sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều kiểu dáng mẫu mã, giá cả hợp lý chưa chắc đã thu hút được khách hàng nếu như doanh nghiệp không quan tâm đến dịch vụ và cung cách phục vụ các khách hàng của mình. Ngày nay khách hàng luôn đòi hỏi mua sản phẩm phải kèm theo nhu cầu về dịch vụ của họ phải được đáp ứng một cách đầy đủ. Tạo lập được niềm tin uy tín với khách hàng là một quá trình lâu dài và phải sử dụng đến nhiều yếu tố, khi có được nó chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy để khẳng định thêm lòng tin cho khách hàng. Trong việc kinh doanh Dệt may xuất khẩu, Tổng công ty luôn cố gắng tạo được sự thuận tiện trong phương thức thanh toán, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giao nhận hàng, hoàn thành đúng thời hạn giao hàng, đúng số lượng, chất lượng hàng hóa như trong hợp đồng. Khi công cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn thì vấn đề này càng được Tổng công ty coi trọng. Hiện tại thì số lượng các nhà cung cấp co hạn cho nên nếu ta làm mất niềm tin của khách hàng thì rất khó có cơ hội làm lại vì khách hàng hiện tại có nhiều lựa chọn khác nhau. Dịch vụ của Tổng công ty đối với các khách hàng nước ngoài cũng đang được thay đổi nhiều. 3./ Đánh giá khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định : 3.1/ Cơ hội và thách thức 3.1.1/ Cơ hội Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty cổ phần sẽ dễ dàng tăng vốn chủ sở hữu hơn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra công chúng, tạo nguồn vốn thực hiện các dự án kinh doanh lớn trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ ở mức cao, kéo theo nhu cầu về ăn mặc của hơn 80 triệu người dân Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu được mở rộng hơn khi Việt Nam làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cuộc sống đang thay đổi hàng ngày nên nhu cầu về quần áo cách ăn mặc của người tiêu dùng cũng đang thay đổi hàng ngày, thị trường về hàng Dệt may sẽ càng ngày càng được mở rộng lớn hơn, Tổng công ty sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn những thị phần chủ yếu của mình. Việc Việt Nam là thành viên của Tổ chức kinh tế WTO làm cho cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và Tổng công ty cô phẩn Dệt may Nam Định nói riêng sẽ có cơ hội để nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm của mình. Việc tìm kiếm những thị trường mới, khách hàng mới sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Việt Nam cũng đang được chú yếu trên thế giới cho nên việc các khách hàng tìm đến những doanh nghiệp của Việt Nam sẽ ngày càng nhiều lên. Bộ máy tổ chức, quản lý về cơ bản đã có cơ chế vận hành linh hoạt của một mô hình Công ty mẹ- Công ty con trong nền kinh tế thị trường. Sau cổ phần hoá, hệ thống cơ chế vận hành sẽ tiếp tục được củng cố và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. 3.1.2/ Thách thức Sau cổ phần hoá, Ban lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần cần thích nghi với phương thức hoạt động mới của Tổng Công ty trong điều kiện hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trước cổ phần hoá, là một Công ty Nhà nước có uy tín và năng lực tốt, trực thuộc Tập Đoàn Dệt May, Công ty thường được sự quan tâm của Tập đoàn trong chiến lược phát triển kinh doanh, đầu tư cũng như được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sau cổ phần hoá, thách thức đặt ra với Tổng Công ty là sẽ khó tận dụng được những thuận lợi này nữa, vì lộ trình mở cửa các cam kết khi chúng ta ra nhập WTO. Trong những năm qua, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh. Khi chuyển sang mô hình Tổng Công ty cổ phần, việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ khó khăn và hạn hẹp hơn do những quy định thắt chặt trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây là một trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sau cổ phần hoá. Hàng Dệt May sắp tới sẽ có nhiều biến đổi khi vào thị trường Mỹ. Hàng hoá của Tổng Công ty sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trên trường Quốc tế ngày càng gay gắt, nhất là với hàng Dệt May của Trung Quốc - Ấn Độ - Malaysia - Singapo..khi mà Tổng công ty chưa xây dựng được thương hiệu “nổi tiếng” cho mình. Việt Nam đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây là một vấn đề rất khó khăn của công ty mặc dù đấy là cái khó chung của toàn ngành. Hiện tại các đơn hàng đang giảm sút một cách nghiêm trọng, hàng quần áo , khăn mặt đang bị các khách hàng ngoài nước hạn chế và đóng băng. Sợi và Vải bán cho các công ty trong nước cũng giảm mạnh do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng để sản xuất sản phẩm. Tổng công ty Dệt may Nam Định sẽ phải cùng với Tập đoàn Dệt may Việt Nam vượt qua cơn khủng hoảng đầy khó khăn này . 3.2/ Điểm mạnh và điểm yếu 3.2.1/ Điểm mạnh Là 1 trong những doanh nghiệp của Việt Nam có truyền thống lâu đời, tạo được một uy tín lớn mạnh cả trong và ngoài nước, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định luôn luôn đạt được những danh hiệu khen thưởng hàng năm. Tổng công ty luôn có những cố gắng không ngừng mặc dù đã từng trải qua nhiều giai đoạn khó khăn nghiêm trọng. Tổng công ty đang có một đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có tay nghề cao và được đào tạo chuyên sâu. Hơn hết hàng năm luôn có những cuộc chuyển đổi những lao động trẻ tăng thêm bầu nhiệt huyết và không khí làm việc cho Tổng công ty. Tông công ty Cổ phần Dệt may Nam Định đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng là coi trọng thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, Nhờ vậy mà doanh thu của Công ty đạt được và vượt mức các chỉ tiêu đề ra tăng từ 60-70% hàng xuất khẩu, còn lại là doanh thu hàng nội địa. Thành tựu quan trọng nhất mà Công ty đã được đó là chuyển từ hình thức từ Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhà Nước môt thành viên sang Công ty Cổ phần. Điều này đã làm thay đổi phương hướng hoạt động, Chiến lược sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty. Điều này cũng phù hợp với xu thế toàn ngành. Trước tình hình khó khăn chung của toàn nghành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, nhu cầu tăng nhưng sức mua giảm. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới như Nhật Bản và các nước EU, Mỹ và Canada. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Trong 3 năm tốc độ tăng trưởng bình quân là 24%. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 20 nước trên thế giới. trong đó có rất nhiều thị trường lớn và tiềm năng Công ty đang tiếp thụ khảo sát và nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần như Nhật Bản, Các nước phát triển trong khu vực Nam Mỹ. - Chất lượng hàng hoá của Công ty nhất là hàng xuất khẩu được nâng cao, sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng, về chất liệu kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả. Công ty không chỉ tạo được uy tín trên thị trường nội địa mà còn tạo được uy tín trên thị trường thế giới. - Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở vật chất vững mạnh, nhờ vậy Công ty đã nâng cao đươc chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu của khách hàng, đồng thời Công ty đã nâng cao được lợi thế so sánh sản phẩm của mình đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý về trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân có tay nghề cao, có nhiệt huyết trong công việc. Công ty luôn tạo điều kiện thời gian và kinh phí, cử các cán bộ đi học các khoá học về chính trị tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may. Công ty đã tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. -Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. - Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng sang các nước khác nhau, đấy là do Công ty đã duy trì được chính sách thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống. Bên cạnh những thành tựu được trong hoạt động kinh doanh Công ty còn thực hiện tốt chế độ, nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cề thuế, nộp ngân sách nhà nước . 3.2.2/ Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh đang có, hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Đối với các xí n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22356.doc
Tài liệu liên quan