Mục Lục
Lời mở đầu
cc *** bb
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại. Trong các doan
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO - chi nhánh miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung, sử dụng Vốn lưu động là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, cho dù là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp liên doanh thì đều là những đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản xuất, tự chủ về vốn. Để tồn tại phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động đối với Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc cũng như bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào khác. Qua thời gian thực tập Công ty Proconco được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các chị trong phòng ban của Công ty và được sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Phạm Hồng Vân, em đã chọn đề tại: "Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc ".
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu qủa sử dụng Vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình sử dụng Vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc.
Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã nắm bắt và xâm nhập thực tế, củng cố kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường. Với tư cách là một sinh viên thực tập em đã mạnh dạn nêu những nhận xét chung và một vài ý kiến đánh giá về công tác quản lý sử dụng Vốn lưu động của Công ty Proconco - chi nhánh miện Bắc, từ đó đưa ra những phương hướng biện pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
Do thời gian thực tập có hạn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo Thạc sỹ Phạm Hồng Vân và các cô chú, các chị phòng tài vụ của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1
Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1. những vấn đề chung về vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Đối với tất cả các doanh nghiệp, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính chất quyết định để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại qũy tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của qũy là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức là với mục đích tích lũy, không phải với mục đích tiêu dùng như một loại qũy tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh. Song khác với các loại quỹ tiền tệ khác, vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụngvào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động kinh doanh sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như các loại qũy khác, vì mất vốn kinh doanh với các doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh, được ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và các tài sảnlưu thông nhằm phục vụ quá trình sản xuất như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu .. và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ. Còn tài sản lưu thông của doanh nghiệp gồm các sản phẩm chưa tiêu thụ được (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động vận động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh theo các hình thái khác nhau theo từng đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động của vốn lưu động, dưới tác động của hoạt động lao động sản xuất và tác động bên ngoài làm cho giá trị sử dụng của nó tăng lên do có sự kết tinh của lao động sống và chi phí của lao động vật hóa được sử dụng trong qúa trình sản xuất. Quá trình vận động đó được chuyển qua các khâu: Vốn trong dự trữ sản xuất, vốn trong sản xuất và vốn trong khâu tiêu thụ. Qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng nên vốn lưu động có tài chính chu kỳ. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn thì hiệu qủa sử dụng của vốn lưu động càng cao. Muốn quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục thì doanh nghiệp cần có đủ vốn và phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của quá trình sản xuất.
Một đặc điểm nữa của vốn lưu động là giá trị của nó được chuyển dịch một lần, hoàn toàn vào giá trị sản phẩm và được thu hồi khi tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm này cũng khác với vốn cố định và giá trị của vốn cố định được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
1.1.2. Vai trò của vốn lưu động trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của tài chính doanh nghiệp có một vị trí đặc biệt quan trọng, chi phối tất cả các khâu của qúa trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong những hoạt động khác của hoạt động tài chính doanh nghiệp thì hoạt động quản lý hiệu qủa sử dụng vốn nói chung và quản lý hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nói riêng là nội dung trọng tâm nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Trong cùng một lúc vốn lưư doing của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới những hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau đó.
Vốn lưu động tham gia toàn bộ và một lần vào chu kỳ sản xuất, nó là bộ phận cấu thành nên giá sản phẩm, dịch vụ. Do vậy chi phí về vốn lưu động là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm sản xuất hay dịch vụ hoàn thành. Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt đống sản xuất kinh doanh. Do vậy việc quản lý vốn lưu động giúp doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất, đánh giá tác động và hiệu qủa thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra những tồn tại, yếu kém để có biện pháp loại trừ.
Bên cạnh đó vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn lưu động thể sự vận động của vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít sẽ phản ánh vật tư hàng hóa nằm trên các khâu còn nhiều hay ít. Mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chem. Còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí. Do vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá một cách kịp thời của việc mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động có một ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, chính vì thế để có thể quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu qủa người ta ophải phân loại vốn lưu động để dễ quản lý. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động như:
1.1.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động
Theo cách này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế công cụ lao động nhỏ..
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển..
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký qũy ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng..)
Cách phân loại này cho thấy vai trò của sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho có hiệu qủa sử dụng cao nhất.
1.1.3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:
Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt, tồn qũy, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn và các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao như cổ phiếu, trái phiếu..
1.1.3.3. Phân loại theo hệ sở hữu vốn
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp có các thành phần kinh tế khác nhaumà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần,...
Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản tín dụng của khách hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này có thể thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
1.1.3.4. Phân loại theo nguồn hình thành
Nếu xét là nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các nguồn như sau:
Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Nguồn vốn tự bổ xung: Là số vốn do doanh nghiệp tự bổ xung trong qúa trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc vật tư, hàng hóa..
Nguồn vốn đi vay: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc vay bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó.Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.1.4. Các hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Từ các phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về số vốn lưu động mà mình đanh quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm để có biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Tất nhiên việc quản lý trên các mặt, các khâu và từng thành phần vốn lưu động, thế nhưng việc tập chung các biện pháp vào quản lý những bộ phận chiếm tỷ trọng lớn có ý nghĩa quyết định đến việc tăng nhanh vòng quay và tiết kiệm vốn lưu động. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
Vốn lưu động có các biểu hiện dưới hình thái tài sản như:
Tiền mặt: Gồm các khoản tiền trong két và tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt không sinh lãi nên việc giữ một khoản tiền mặt hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời nhưng vẫn phải tận dụng được tối đa khả năng sinh lợi của đồng vốn.
Dự trữ: Để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá... Việc dự trữ này là cần thiết vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tiến hành mua trên thị trường và đảm bảo được tiến độ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc dự trữ lại phát sinh các chi phí bến bãi, nhà xưởng, bảo quản... Chính vì thế việc xác định một mức dự trữ hợp lý là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tính toán sao cho vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa hạ được chi phí đến mức thấp nhất. Do giá cả thị trường cũng ảnh hưởng tới mức dự trữ vì nó có thể đem lại lợi nhuận hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính vì thế khi xác định mức dự trữ phải tính đến nhiều yếu tố như thị trường, chi phí, tiến độ sản xuất kinh doanh..
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Việc giữ quá nhiều tiền mặt là không cần thiết vì khả năng sinh lời của việc giữ tiền mặt không cao. Chính vì thế các doanh nghiệp có thể chuyển sang giữ chứng khoán có tính thanh khoản cao như tín phiếu kho bạc. Ngoài ra nếu doanh nghiệp thừa tiền thì có thể cho vay ngắn hạn hoặc đầu tư góp vốn liên doanh liên kết..
Các khoản phải thu: Đây là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể coi đây là khoản tín dụng thương mại mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng và các đối tác làm ăn kinh doanh.
Việc tồn tại các khoản thu là thực tại khách quan trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các đối tác khi mua hàng chưa có tiền trả ngay và doanh nghiệp cũng chưa thực sự cần tiền thì khoản tín dụng này được nảy sinh. Điều này có lợi cho cả hai bên mua và bán. Bên mua được trả thêm., bên bán thì bán được hàng và giữ được bạn hàng.
Tuy nhiên khoản tín dụng này cũng mang lại một số chi phí từ việc đòi nợ tới các khoản rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải gặp phải. Rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải là vỡ nợ tức là khách háng mất khả năng thanh toán cho khoản tín dụng được hưởng. Vì thế, vấn đề đặt ra là trước khi cấp tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về đối tác của mình, nhất là về khả năng thanh khoản và uy tín của đối tác.
Tài sản lưu động khác:
Tạm ứmg: Là khoản doanh nghiệp chi trước cho người nhận để thực hiện công việc được lãnh đạo Công ty giao.
Chi trả trước: Là khoản chi phí mà thực tế doanh nghiệp đã chi ra nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ.
1.1.5. Nghiên cứu sự biến động của vốn lưu động
Vốn lưu động có sự ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanh, chính vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì thế mà cần phải theo dõi mọi biến động của vốn lưu động để có thể điều chỉnh kịp thời. Có ba khả năng biến động của vốn lưu động:
1.1.5.1. Biến động tăng vốn lưu động
Trường hợp này thì tính ổn định của doanh nghiệp tăng, vì vốn lưu động của doanh nghiệp đang được đảm bảo và tăng lên. Tuy nhiên để trả giá cho sự ổn định này, doanh nghiệp phải hy sinh một phần lợi nhuận do phải bù đắp từ nguồn nợ dài hạn làm chi phí vốn cao lên. Trong trường hợp vốn lưu động tăng do tăng vốn chủ sở hữu thì tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt lên nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí cơ hội vì nếu vốn đó đưa vào đầu tư có thể sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nếu vốn lưu động tăng do đầu tư từ ngoài vào thì doanh nghiệp có thể phải chịu chia sẻ quyền kiểm soát Công ty.
1.1.5.2. Vốn lưu động ổn định
Đây là trường hợp vốn lưu động trong Công ty ổn định do Công ty ổn định sản xuất kinh doanh để điều chỉnh cơ cấu đầu tư do lợi nhuận không tăng hoặc tăng không đạt tỷ suất lợi nhuận yêu cầu.
Tại mỗi thời điểm, vốn lưu động có một mức yêu cầu để đạt được độ an toàn mà doanh nghiệp càn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì thế cũng có thể trong trường hợp không có biến động gì lớn, doanh nghiệp cũng không mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động vẫn giữ được ổn định. Điều này cũng cho thấy sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.5.3. Biến động giảm vốn lưu động
Khi doanh nghiệp giảm vốn lưu động sẽ làm cho mức an toàn tài chính của doanh nghiêp giảm xuống. Tuy nhiên nếu việc giảm vốn lưu động này vẫn đảm bảo đủ vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó lại có ảnh hưởng tích cực vì khoản tiền được mang đị đầu tư sẽ mang về tỷ suất lợi nhuận cao hơn là để trong quỹ vốn lưu động.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả vốn lưu động trong doanh nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này chúng ta đứng trên quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sao tức là làm sao để chỉ phải bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhất mà thu về được lợi nhuận lớn nhất.
Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có vai trò trong việc đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với vốn cố định, vốn lưu động cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu qủa cao. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết qủa kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng vốn lưu động sử dụng với chi phí thấp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn thuần do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.2.2. Lý do phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề sống còn của doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tự trang trải chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn là duy trì và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa của các yếu tố bộ phận. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1. Vòng quay vốn lưu động
Việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
ắắắ–––––––
VLĐ
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động phản ánh trong một năm vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.2.3.2. Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ
ắắắ–––––Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng vốn lưu động sẽ tăng lên
1.2.3.3. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết
kiệm VLĐ
Doanh thu thuần kỳ phân tích
= –––––
360
x
(Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ phân tích
-
Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ gốc)
Mức tiết kiệm vốn lưu động số vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay vốn lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được vốn lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thời gian 1 vòng
luân chuyển VLĐ
=
360
ắ–––––––ắắ
Số vòng quay VLĐ
Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì vốn lưu động luân chuyển được một vòng, chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động càng nhanh.
1.2.3.4. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu trên, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
ắắắắ––––––––
Giá trị hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả.
Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
ắắắắắ–––––––
Các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khỏan phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điều chỉnh việc sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.4.1. Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt đề cập đến vấn đề quản lý tiền mặt trong két và các khoản tiền gửi ngân hàng và các loại tài sản có tính lỏng cao. Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Vốn tiền mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ hơn các loại tài sản khác vì nó rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát.
Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường là để thực hiện nhiệm vụ thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn dùng để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được nhiều chiết khấu khi mua hàng, làm tăng hệ số khả năng thanh toán.
1.2.4.2. Quản lý dự trữ
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán , đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.
Về cơ bản mục tiêu của việc quản lý tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữ tài sản tồn kho với điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Nếu các doanh nghiệp có mức vốn tồn kho quá lớn thì sẽ làm phát sinh các chi phí như chi phí bảo quản, lưu kho.. .đồng thời doanh nghiệp không thể sử dụng số vốn này cho mục đích sản xuất kinh doanh khác và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này.
Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo nguyên vật liệu trong kho không bị hư hang , biến chất, mất mát.
1.2.4.3. Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả chưa đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ xung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số vốn lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế được mức tối thiểulượng vốn lưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của vốn lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khỏan phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khỏan nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán.
Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để đền bù vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu cầu toà giải quyết.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
VLĐ của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động VLĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLD:
1.2.5.1. Các nhân tố khách quan
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động to lớn của môi trường xung quanh. Khả năng cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp là rất khó khăn, chính vì thế mà khả năng thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường là điều mà mỗi doanh nghiệp phải làm. Chúng ta xem xet các nhân tố ảnh hưởng khách quan đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:
Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá...Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị mất theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt.. . mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống luật pháp, thuế.. .cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan còn có rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tới hiệu quả VLĐ, cũng như tới toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp như :
Xác định nhu cầu VLĐ: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Việc lựa chọn các phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanhh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời hạ giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
Do trình độ quản lý: trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất để có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ đồng bộ và nhịp nhàng với nhau, ngược lại trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất.
Chương 2
Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty LD Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco
chi nhánh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0041.doc