LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây xu hướng nền kinh tế toàn cầu là hội nhập và phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi quốc gia. Từ khi nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, kinh tế nước ta có một sự chuyển đổi rõ rệt. Để hòa mình vào sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, Việt Nam đang cố gắng hết sức mình để có những bước đột phá trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy các do
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp phải tạo cho mình một chỗ đứng thật vững chắc trên thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo cho mình những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường.
Chất lượng sản phẩm rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn phải thực hiện nghiên cứu quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Những lợi ích của chất lượng đem lai cho doanh nghiệp và cho xã hội là rất lớn, nó đã được doanh nghiệp đảm bảo ngay từ khâu mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào…trong quá trình sản xuất phải có hệ thống máy móc dây truyền thiết bị tiên tiến hiện đại, với sự tham gia của đội ngũ cán bộ công nhân viên đẩy đủ năng lực và sự nhiệt tình với công việc.
Như vậy với tiềm lực mà doanh nghiệp có được là rất cần thiết cho đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp . Lợi ích của xã hội cũng đi theo đó, nhân dân ngày càng được sử dụng nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt, xã hội có những đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có thể tham gia hội và phát triển với thị trường thế giới.
Vì vậy, chất lượng là yếu tố hàng đầu đối với các doanh nghiệp nhằm khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Qua quá trình học tập tại trường , thời gian nghiên cứu thực tập tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội, em đã chọn đề tài: "Giải phấp nhằm nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty cơ khí Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
- PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
- PHẦN II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU.
- PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI.
Vì thời gian thực tập có hạn cùng với kiến thức còn hạn chế, nên bản chuyên đề của Em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn thêm của thầy cô giáo Nguyễn Thị Thảo cùng sự chỉ bảo của các cô chú trong phòng tổ chức Công Ty Cơ Khí Hà Nội để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI.
I. Thông tin chung về công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội, tiền thân là nhà máy công cụ số 1, được khởi công xây dựng ngày 15/2/1955 và khánh thành vào ngày 12/4/1958. Trải qua hơn 45 năm xây dượng và phát triển, đến nay công ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, sử dụng con dấu riêng theo quy dịnh của nha nước.
- Tên thường gọi: Công Ty Cơ Khí Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company.
- Tên viết tắt: HAMECO.
- Giám đốc: Chủ tịch HDQT kiêm Tổng Giám Đốc – Kỹ sư Lê Sỹ Chung
- Tài khoản số: 710A – 00006 tại Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Địa chỉ giao dịch: 74 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân -Hà Nội.
- Điện thoại: (844) 8584416 - 8584354 - 8584475.
- Fax: (844) 8583268
Email: hameco@hn.vnn.vn
Website:
Giấy phép kinh doanh số: 1152/QĐ - TCNSĐT cấp ngày 30/10/1955
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp chế tạo đối với công cuộc phát triển đất nước, ngày 62/11/1955 Đảng và Chính Phủ đã quyết định cho xây dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại do Liên Xô viện trợ, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ cung cấp cho tất cả các ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Đó là nhà máy cơ khí Hà Nội, tiền thân của Công ty cơ khí Hà Nội ngày nay, được khởi công xây dựng trên khu đát rộng 51000 m2 thuộc xã Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội. Sau gần 3 năm xây dựng, ngày 12/4/1958 nhà máy cơ khí Hà Nội đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời đứa con đầu lòng của ngành cơ khí.
Xuất phát điểm với 582 cán bộ công nhân viên, trong đó có 200 người chuyển từ quân đội sang, được tổ chức bố trí thành 6 phân xưởng và 9 phòng ban gồm xưởng mộc, xưởng đúc, xưởng rèn, xưởng lắp ráp, xưởng cơ khí, xưởng dụng cụ, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao động, phòng bảo vệ và phòng hành chính quản trị.
Cho đến nay trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cơ khí Hà Nội đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ và cũng gặt hái được nhiều thành tích to lớn, Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm tắt qua các giai đoạn.
1. Giai đoạn 1958-1965.
Đây được coi là giai đoạn đạt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của nhà máy sau này. Với nhiệm vụ chính là sản xuất và chế tạo các máy cắt gọt kim loại như máy khoan, tiện, bào.. với sản lượng từ 900-1000 cái/ năm. Giai đoạn này do mới thành lập, trình độ cán bộ công nhân viên còn non kém, tay nghề chưa cao, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn tới việc tổ chức sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Song bằng tinh thần vượt khó và lòng nhiệt tình lao động của cán bộ công nhân viên nhà máy đã thực hiện thắng lợi kế hoạhc 5 năm.
2. Giai đoạn 1966-1975.
Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhà máy phải sơ tán đến 30 địa điểm khác nhau. Mặc dù vậy, nhà máy vẫn hoàn thành nhiệm vụ đề ra sản xuất máy công cụ K125, B665, T630, EV250… và sản xuất bơm xăng đèn gồm, ống phóng hoả tiễn C36 phục vụ cho kháng chiến.
3. Giai đoạn 1976-1989.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiệm vụ của nhà máy lúc này là khôi phục sản xuất, cùng cả nước xây dựng chủ nghiã xã hội. mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ cơ khí giao cho. Trong giai đoạn này nhà máy liên tục thực hiện thắng lợi các kế hoạch 5 năm ( 1975-1980; 1980-1985). Năm 1978 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, nhà máy đã đạt được giá trị tổng sản lượng tăng 11,67%, giá trị sản phẩm chủ yếu tăng 16,47% với những thành tích đó nhà máy được Chính phủ trao tặng cờ thi đua xuất sắc. Đến năm 1980, nhà máy đổi tên thành nhà máy chế tạo công cụ số 1.
4. Giai đoạn 1990-1994.
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý đã đạt nhà máy trước những thử thách mới gay go và phức tạp, bắt buộc ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phải có những bước đi vững chắc và đúng hướng. Với giàn máy thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu, sản phẩm manh mún đơn chiếc, số lượng lao động giảm từ 3000 xuống còn 2000 người. Bên cạnh đó tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã đẩy công ty vào tình trạn hết sức khó khăn. Thế nhưng công ty đã tìm cho mình những giải pháp và hướng đi đúng đắn, dần dần vượt qua khó khăn và phát triển đi lên. Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và có lãi, thành công này có ý nghĩa to lớn đối với toàn thể cán bộ công nhân viên, là bước đầu tự khẳng định mình trong điều kiện cạnh tranh thị trường.
5 . Giai đoạn 1995 đến nay.
Với sự quan tâm của Bộ công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, việc tổ chức quản lý của công ty dần đi vào ổn định, đã từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm thiết bị cho nhà máy đường, nhà máy giấy, các trạm trộn bê tông tự động… mới đây là một số máy công cụ làm theo đơn đặt hàng của thị trưởng Mỹ.
Đến 28/10/2004 theo quyết định số 89/2004/QĐ-BCN công ty đã đổi tên thành công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội ( gọi tắt là Công ty cơ khí Hà Nội).
III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Kim khí Hà Nội có chức năng " Tổ chức kinh doanh cung ứng các loại kim khí theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và theo hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ có hiệu quả các nhu cầu kinh tế an ninh, quốc phòng và các hoạt động văn hoá xã hội của nền kinh tế quốc dân, trên địa bàn Tổng công ty phân công và theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, thống nhất quản lý những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ ngành hàng ở đơn vị theo chỉ đạo thống nhất của Tổng công ty"
Công ty Kim khí Hà Nội có những nhiệm vụ mua bán bảo quản kim khí, tiến hành sản xuất và các hoạt động dịch vụ phục vụ các nhu cầu về kim khí cho các đơn vị tiêu dùng và sản xuất thuộc địa bàn Hà Nội và trong cả nước. Cụ thể là công ty có trách nhiệm xác định tổng hợp nhu cầu kim khí trên địa bàn Hà Nội, điều tra xác định và đề xuất với Tổng công ty trong việc khai thác nguồn kim khí. Trực tiếp bán kim khí cho các nhu cầu của các đơn vị kinh tế và đơn vị trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ điều chuyển kim khí có các công ty vật tư khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Thái... Bên cạnh đó, công ty còn chịu trách nhiệm dự trữ vật tư đặc biệt cho Tổng công ty.
IV. Cơ cấu tổ chức của công ty.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý.
* Sơ đồ quản lý tại công Ty
Với các phân xưởng sản xuất và các phương tiện có liên quan, công ty Cơ khí đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ và cho đến nay để bắt kịp với quy mô sản xuất và quản lý mới đem lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, công ty đã đưa ra mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng (sơ đồ ) theo quyết định số 922, 929/ QĐ- TC ký ngày 02/10/2001, 1087/QĐ-TC, thông báo số 615/2001/TB-CKHN/TC.
Qua sơ đồ (Trang Sau) ta thấy sự liên quan chặt chẽ và luôn có sự giám sát từ trên xuống dưới. Nó giúp Công ty luôn đảm bảo thông tin chính xác và cập nhật từ dưới lên trên.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của Công ty; xây dựng phương án đầu tư phát triển, phương án tổ chức sản xuất tổ chức bộ máy…
- Phó Giám đốc Máy công cụ: trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất của xưởng máy công cụ (MCC) trong phạm vi toàn công ty. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt quản lý, tổ chức, sử dụng các tiềm năng lao động, thiết bị và các nguồn lực khác…
- Phó giám đốc sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức, điều hành sản xuất theo đúng tiến độ, kế hoạch đặt ra; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về trách nhiệm của mình trong hoạt động sản xuất…
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật công nghệ và môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm. Trực tiếp quản lý Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý chất lượng sản phẩm.
- Phó Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh Thương mại và quan hệ quốc tế (KHKDTM và QHQT): Trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đối ngoại của Công ty.Ngoài ra còn chỉ đạo xây dựng các phương án đấu thầu, phương án kinh doanh, các mối quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cơ Khí Hà Nội
Phó Giám
đốc sản xuất
Giám Đốc
Thư viện
P.QLCLSP
P. kỹ thuật
P. TCNS
Ban QLDA
Phó Giám đốc
KHKDTM và QHQT
TTHCCTM
Văn phòng
TTXD và BD HTCSCN
P. QTĐS
P.Y Tế
P. KT- TK- TC
VP GDTM
P.VHXH
Phó Giám đốc kỹ thuật
Xưởng MCC
Phó Giám đốc
Nội chính
TT ĐHSX
XNSX và KDVTCTM
TT TĐH
X.Bánh răng
X.Cơ khí lớn
X.Cơ khí lớn
X.GCAL-Nl
X.Đúc
X.Kết cấu thép
- Phó GĐ Nội chính: Trực tiếp điều hành, quản lý, chịu trách nhiệm về các hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản, y tế, bảo vệ. Xây dựng, đề xuất các phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong những lĩnh vực được phân công phụ trách như Phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng Văn hoá…
- Văn phòng: Tập hợp, lưu trữ , quản lý, chuyển thông tin, chủ trì, điều hành các hội nghị theo chức năng của văn phòng…
- Phòng tổ chức Nhân sự (TCNS): Là nơi đưa ra các bản dự thảo về tổ chức nhân sự như việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, tuyển dụng, nội quy, quy chế về lao động tiền lương cũng như các chế độ…
- Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Lập kế hoạch tài chính hàng năm. Làm nhiệm vụ đối với Nhà nước trong việc khai báo, nộp thuế hay thực hiện các thanh toán đúng hạn, thu hồi vốn. Kịp thời báo cáo GĐ về việc huy động, sử dụng vốn, khai thác nguồn vốn hay ghi chép, phản ánh đúng về hoạt động tài chính…
- Ban Quản lý Dự án (QLDA): Nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành cũng như định hướng phát triển của công ty sao cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay…
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động: Là nơi nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, côngnghệ tự động hoá…
- Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sửa chữa, chế tạo mới hay thiết kế lại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và Công ty theo tiêu chuẩn ISO9000 mà công ty đã đạt được.
- Phòng Quản lý Chất lượng Sản phẩm (P.QLCHLSP): Nắm vững yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, đề xuất tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Trung tâm điều hành sản xuất (TT ĐHSX): Có nhiệm vụ phân công, lập kế hoạch tác nghiệp, phương án quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập sổ theo dõi vật tư, kỹ thuật, xử lý hay có kế hoạch bổ trợ hay thay thế kịp thời.
- Văn phòng Giao dịch Thương mai (VPGDTM): Giao dịch thương mai, marketing, lập kế hoạch kinh doanh trong ngăn và dài hạn…
V. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm.
1. Đặc điểm về sản phẩm.
Qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty TNHH Nhà Nước(TNHHNN) 1 thành viên đã cung cấp nhiều máy móc thiết bị, phụ tùng cho các ngành, đã sản xuất được gần 2 vạn máy công cụ các loại.
Sản phẩm máy công cụ là sản phẩm truyền thống của công ty, đây là tư liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Do vậy để hoàn thành được sản phẩm này là cả một quá trình, đòi hỏi nỗ lực của ban giám đốc cũng như Toàn thể CBCNV trong toàn công ty, đơn đặt hàng do Giám đốc công ty hoặc các nguồn khác đưa về được phòng ban liên quan xác định tính kỹ thuật, giá tiến độ sản xuất. Hợp đồng sản xuất được chuyển về ban thư ký hội đồng kinh doanh, đến phòng điều độ sản xuất đề ra lệnh sản xuất cho xưởng máy công cụ. Các bản vẽ có thiết kế máy được quay lại. Phòng điều độ sản xuất đến phân xưởng đúc. Sau khi có mẫu và hộp ruột, xưởng đúc tổ chức sản xuất qua kiểm tra của phòng KVS tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Ngoài sản phẩm máy công cụ, trong khoảng 10 năm trở lại đây công ty đã sản xuất thêm sản phẩm thép cán phục vụ cho quá trình xây dựng của đất nước. Tuy đây không phải là mặt hàng then chốt, Công ty chỉ sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trước mắt nhưng đây là mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Do vậy công ty đã cố gắng tìm tòi áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
2. Đặc điểm về lao động
2.1 Cơ cấu nhân sự, Chất lượng lao động.
* Công ty TNHHNN 1 thành viên cơ khí Hà Nội đã giải quyết tốt vấn đề lao động, cố những năm tổng số lao động của công ty lên tới 3000 người( số liệu năm 1980) hiện nay số lượng lao động của công ty giảm xuống còn 823 người (số liệu năm 2005), ta có thể xem xét cơ cấu lao động của công ty theo cơ cấu quản lý hành chính như sau:
Bảng 2: cơ cấu số lượng lao động theo cơ cấu quản lý hành chính.
1
Theo cơ cấu quản lý hành chính
2003
2004
2005
1.1
Cán bộ quản lý
72
68
68
Giám đốc công ty
1
1
1
Phó giám đốc công ty
5
4
3
Trợ lý giám đốc
5
4
3
Trưởng-Phó phòng ban
27
28
28
GĐ trung tâm xí nghiệp, phân xưởng
8
8
8
PGĐ trng tâm xí nghiệp, phân xưởng
26
23
25
1.2
Nhân viên gián tiếp
178
190
191
1.3
Công nhân sản xuất
550
552
564
Sản xuất
380
400
488
Phục vụ
170
148
76
Tổng
800
810
823
2.2 Công tác thù lao cho công nhân viên.
Đi đôi với việc giảm số lượng lao động, công ty luôn quan tâm đến việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên tạo điều kiện cho người lao động ổn định. Nhìn chung mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty trong những năm qua tương đối ổn định, đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của mình.
Ta thấy mức lương trung bình của một cán bộ công nhân viên đã tăng cao tạo điều kiện cho người lao động tham gia tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng quỹ lương của Công ty qua các năm được thể hiện qua bảng dưới dây :
Bảng 3 : Quỹ lương của công ty qua các năm (Đơn vị trđ)
Năm
Tổng quỹ lương
Thu nhập bình quân
2003
2.589
0,466
2004
2.323
0,42
2005
3.431
0,893
Để khuyến khích các cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao công ty đã có chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với những cán bộ công nhân viên có thành tích cao.
2.3 Tình hình đào tạo công nhân viên.
- Ngành nghề đang dào tạo:
+ Công ty đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật các nghề tiện, phay, bào, rèn,đúc, nhiệt luyện, công nhân vận hành các máy CNC…
+ Đặc biệt công ty có trung tâm đào tạo hàng đầu về cơ khí, chế tạo máy- đó là Trường Trung học công nghệ chế tạo máy ở 131 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Trường đang đào tạo các hệ sau:
+ Hệ Trung học Kỹ thuật chính quy dài hạn các ngành : Cơ khí , tin học, điện công nghiệp, điện tử, đào tạo nghiệp vụ kế toán, thống kê, tài chính và quản lý sản xuất.
+ Hệ CNKT 3/7 Chính quy dài hạn các nghề: Cơ khí, tin học-máy tính, hàn điện , điện xí nghiệp, điện tử…
+ Hệ công nhân ngắn hạn các nghề: Cơ khí, tin học máy tính, hàn điện, điện xí nghiệp…
+ Các chuyên ngành hẹp ( Điều khiển tự động CNC, NC…) theo yêu cầu của người học.
- Mục tiêu đào tạo
+ Đào tạo nguồn nhân lực (cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề) có năng lực thực hành cao ( thông qua thực tập kết hợp lao động sản xuất tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội ).
+ Đào tạo các ngành nghề truyền thống, đồng thời đào tạo công nhân chuyên sâu các ngành nghề ứng dụng công nghệ cao như:
+ Phát triển công nghệ tin học theo hướng chuyên môn hoá.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận trình độ kỹ thuật tiên tiến.
- Hợp tác quốc tế rộng mở.
Trong năm 2002 Trường nhận được viện trợ của nước cộng hoà Italia cho dự án “ Thành lập trung tâm đào tạo nghề đầu tiên của Italia-Trung tâm ELIS” , để đào tạo 02 ngành trung học kỹ thuật là:
+ Ngành công nghệ bảo dưỡng cơ điện.
+ Ngành công nghệ lắp đặt thiết bị công nghiệp tự động hoá.
Trên cơ sở viện trợ của dự án, Nhà trường có đủ điều kiện để đào tạo theo hướng tiên tiến có chất lượng cao.
3. Quản trị công nghệ kỹ thuật tại công ty.
3.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
- Trang thiết bị tại công ty bao gồm:
+ 01 máy phân tích quang phổ xạ kế
+ 01 kính hiển vi xác định tổ chức kim loại
+ 01 máy xác định C, S
- Các thiết bị kiểm tra độ cứng, kiểm tra không phá huỷ, kiểm tra hỗn hợp làm khuôn phù hợp với các công nghệ nêu trên. Tại mỗi bộ phận nấu luyệncủa phân xưởng Gang và phân xưởng Thép đều đặt một máy phân tích cacbon đương lượng (CE) và 1 cán nhiệt nhúng chỉ thị số.
* Hệ thống vận chuyển trong xưởng đúc.
* Ngoài ra còn một số máy khác như:
Máy làm khuôn và một cát nhựa vỏ mỏng SC-20
Máy phun bi nhỏ TC 300
Máy trộn cát liên tục cường độ cao
Máy giảm kích cỡ cục cát và chà sát sơ cấp
Máy trộn Simpson 11/2G
Các thiết bị nấu luyện
3.2. Đặc điểm về công nghệ.
* Công nghệ làm khuôn cát tươi(1000 tấn/ năm)
- Sử dụng dây chuyền làm khuôn cát tươi trên cơ sở:
+ Máy làm khuôn tự động, dùng khí nén, cỡ hòm khuôn 600 x 500 x cao 200/200(mm), loại máy làm khuôn có hòm.
+ Hệ thống chuyển tải: tự động
+ Làm khuôn bằng hỗn hợp cát – bentonit tươi
+ Dây truyền sử lý cát đồng bộ với dây truyền làm khuôn, tự động điều chỉnh nước, bentonit, cát mới, chất phụ gia.
* Công nghệ làm khuôn FURAN(11000 tấn/năm)
* Công nghệ làm sạch
* Nhiệt luyện vật đúc.
* Quy trình công nghệ sản xuất thép cán của công ty được mô tả theo sơ đồ sau:
Tiêu thụ
Nung cán
Cắt thành từng thỏi
Phù hợp tiêu chuẩn
Thỏi
Nhập kho
thành phẩm
Phôi đúc
-Sơ đồ 2: quy trình công nghệ sản xuất thép
(Bán thành phẩm)
KCS
Thép được sản xuất qua 5 công doạn chính, từ các thỏi quặng qua các khâu chế biến khác nhau như: qua phôi đúc, qua lò nung… thép nguyên chất được tạo thành và nhập vào kho chờ ngay đem tiêu thụ. Ngoài ra trong quá trình sản xuất người ta co thể thu được bán thành phẩm, ta cũng có thể tiêu thụ các bán thành phẩm này cho các đơn vị gia công khác.
Để không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mới các máy móc thiết bị hiện đại hoá xưởng đúc với dây truyền thiết bị đúc gan và thép có chất lượng cao với sản lượng mỗi dây truyền là 600 tấn/năm. Công ty còn xây dựng xưởng cơ khí chính xác, trung tâm ứng dụng công nghệ tự động
* Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm máy công cụ:
Quy trình công nghệ sản xuất loại sản phẩm thép cán dưới đây cho ta thấy: Sản phẩm của công ty muốn hình thành phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều giai đoạn, chỉ cần hỏng ở một giai đoạn nào đó của quá trình sản xuất là sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm chậm tiến độ sản xuất, tăng chi phí thực hiện. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, Công ty khó có khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường mới, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Sơđồ 3: công nghệ chế tạo sản phẩm máy công cụ.
Phối ngẫu
Mẫu số
Nấu
Làm
Cắt ruột
Làm
Rót
Làm
Nấu
Gia công cơ khí
Nhập kho
Lắp ráp
Tiêu thụ
4. Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty.
4.1. Số lượng và chất lượng NVL mà Công ty tiêu dùng.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty Cơ khí Hà Nội luôn quan tâm đến mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là việc cung ứng nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính mà Công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các loại thép phục vụ sản xuất thép cán, máy công cụ và phụ tùng thiết bị. Nguồn nguyên liệu này trong nước rất hiếm, vì vậy Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Bảng 4: Số lượng nguyên vật liệu Công ty nhập hàng năm
Các mặt hàng
Nhập khẩu
Số lượng (tấn/năm)
Đơn giá(USD/tấn)
Thị trường cung cấp
Gang
520
700
Việt Nam
Sắt thép các loại
1200
450
Nga, Triều Tiên, Việt Nam
Tôn tấm các loại
150
350
Các nước Đông ÂU
Que hàn
75
400
Nga
Than cực điện
20
120
TQ, Đông Âu
Năm 2004, công ty nhập khẩu thép các loại phục sản xuất thép cán, máy công cụ và phụ tùng thiết bị từ Nga với tổng giá trị 2.900.000 USD, vượt so với năm 2003 là 15.5%. với tốc độ tăng trưởng sản xuất cao, Công ty đã chủ động khai thác vật tư trong nước và nhập khẩu vật tư từ nước ngoài hỗ trợ thực hiện tiến độ gia công cơ khí. Về chất lượng, vật tư đã được chú trọng kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đi vào sản xuất.
Năm 2005, khối lượng vật tư chi dùng trong năm là: Sắt thép các loại khoảng 3500 tấn; giá trị vật tư mua về trong năm phục vụ sản xuất khoảng 40 tỷ. Phần lớn những vật tư chính đều được chuẩn bị và cung cấp kịp thời cho sản xuất. Công tác nhập khẩu vật tư, thiết bị luôn được công ty quan tâm đặc biệt. Đối với các hoạt động phải dùng vật tư đặc chủng như: thép cây phi lớn làm trục lô ép, thép Inox, thép ống, thép tấm... đều được mua thông qua nhập khẩu. Ngoài ra, công ty còn dùng giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động kinh doanh thương mại và nhập khẩu trực tiếp để chủ động kinh doanh thương mại và nhập khẩu uỷ thác cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn thu cho công ty.
4.2. Công tác quản lý NVL tại Công ty.
Một vấn đề đặt ra cho Công ty lúc này là phải tìm được thị trường thay thế. Đặc biệt thị trường NVL trong nước để Công ty chủ động hơn trong công tác chuẩn bị NVL làm cho quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt, tránh được những thiệt hại do thiếu NVL gây ra.
Sơ đồ 4: Công tác quả lý và sử dụng NVL
Giám đốc chỉ đạo
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng vật tư
Phòng ĐĐSX
Nhập kho vật tư
Kế hoạch cho xưởng máy
Khâu sản xuất
Công tác sử dụng NVL như xác định định mức một cách hợp lý tiết kiệm nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm… đến được ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tế Công ty phải thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ hơn về vật tư, năng lượng và định mức, nâng cao khả năng quản lý kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế công ngệ. Đây là bước khởi đầu cho việc sản xuất sản phẩm, cũng là tiền đề cho việc tiết kiệm vật tư, lao động, hạ giá thành sản phẩm.
5. Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn.
Đối với tất cả các công ty là làm thế nào để có thể huy động nguồn vốn được một cách có hiệu quả tối ưu nhất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty Kim khí Hà Nội là một đơn vị kinh doanh với phần lớn nguồn hàng được phân phối và chịu sự quản lý của Tổng công ty thép Việt Nam là do không có nguồn vốn và ngoại tệ mạnh để có thể giao dịch trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó để đầu tư các cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần có một khối lượng về vốn rất lớn.
Chính vì vậy công ty đã có một chiến lược về vốn để đảm bảo có nguồn vốn đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu trên.
Để có thể tăng nguồn vốn công ty có thể sẽ tham gia liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước.
Giảm lượng hàng tồn kho bằng cách thực hiện bán nhanh chất lượng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh ứ đọng nguồn vốn ở các khâu trung gian không cần thiết.
Sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất tránh lãng phí, tiết kiệm trong sản xuất.
6. Công tác quản trị tiêu thụ tại Công ty.
6.1. Hình thức tiêu thụ sản phẩm.
- Mạng lưới tiêu thụ trực tiếp:
Người tiêu dùng
Người môi giới
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất thông qua người môI giới để đua Sản phẩm của mình đến tay người tiêu dung cuối cùng
- Kênh trực tiếp ngắn:
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Nhà sản Xuất cung cấp luôn sản phẩm đến tay khách hàng.
- Kênh trực tiếp dài:
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Người đại lý
Nhà sản xuất cung cấp cho của hàng đại lý sản phẩm của doanh nghiệp, tư đó đưa đến tay người tiêu dung cuối cùng.
6.2. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty
* Thị trường trong nước:
Đây là thị trường to lớn đặc biệt trong thời gian tới. Hàng năm có hàng trăm nhà máy được xây dựng trong đó có nhiều nhà máy có nhu cầu máy móc công cụ và các loại phụ tùng. Trong mấy năm qua, máy công cụ hầu hết phảI nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn vì vậy công ty Cơ Khí đang cố gắng để đầu tư để dành lại thị trường cho mình. Sản phảm của công ty được tiêu dùng khắp cả nước, khách hàng chính là nhà máy đường, nhà máy xi măng… Hiện tại công ty đang tập trung mở rộng thị trường trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. đây là việc cần thiết, là việc làm quan trọng để công ty co thể đứng vững trên thị trường.
Do yêu cầu của các ngành: Đường, điện, thép, xi măng trong những năm tới là rất lớn
+ 1.5 triệu tấn vào năm 2005 và 3.5 triệu vào 2010
+4-5 triệu tấn thép vào năm 2005-2010, 30 tỷ kw giờ điện vào năm2005 và 60 tỷ kư vào năm 2010
Như vậy đay là một thị trường to lớn, cần rất nhiều thiết bị kết cấu thép. Công ty Cơ Khí Hà Nội đã xác định được nhu cầu này và sẽ lập nhiều hợp đồng với các công ty trên.
- Thị trưòng thiết bị công nghiệp: Trong thi trường này đối tượng để công ty quan tâm nghiên cứu :
+ phụ tùng máy công cụ
+ phụ tùng máy công nghiệp từ thép và gang
* Thị trường nước ngoài:
Trong thời gian qua công ty đã xuất khẩu được một số sản phẩm sang các nước Tây âu, Italia, Đan mạch như bánh răng, bánh xích.
Công ty có nhiều bạn hàng, đối tác chính nước ngoài như sau:
Bảng 5: Môt số quốc gia là bạn hàng của công ty
STT
Tên
Quốc Gia
Lĩnh vực hợp tác
1
ASOMA
Đan Mạch
Sản phẩm bánh răng, bánh xích các loại
2
TAAG Machinary Losangeles
USA
Máy công cụ các loại
3
Tập đoàn BON GIOA NNI
Italy
Hộp số máy cơ khí
4
DANIENI
Italy
Thiết bị máy móc dây chuyền cán thép
5
SAMYONG Intek Co., Ltd
Hàn Quốc
Sản phẩm đúc
6
ALMAATA machine toolpiant
Liên Xô cũ
Máy công cụ
7
FAM
CHLB Đức
Thiết bị nâng hạ
8
ATLANTIC GULF internationnal PTE
Singapore
Phụ tùng máy công cụ
9
Tập đoàn mía đường MITRPHON
Thái Lan
TB máy móc nhà máy đường
10
Tập đoàn Bounbon
Pháp
Nhà máy đường
11
GE
Canada
Thiết bị máy móc sửa chữa thiết bị điện
PHẦN II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU.
I. Tình hình tổ chức và tiêu thụ sản phẩm.
1. Các sản phẩm sản xuất trong kỳ
Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Nội hiện đang sản xuất và cung cấp các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước:
-Sản phẩm truyền thống: Các loại máy tiện vạn năng T18A, T14L, T360Ax3000, T630x1500, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525, máy khoan bàn K612, máy tiện chương trình hiển thị số T18CNC, máy tiện sứ chuyên dùng CNC.
- Xưởng đúc thép với sản lượng 6000 tấn/năm.
- Xưởng đúc gang với sản lượng 6000 tấn/năm.
- Thép cán xây dựng các loại sản lượng 5000tấn/năm.
- Chế tạo và lắp đặt các thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như:
+ Điện lực ( các trạm thuỷ điện có công suất từ 20- 150KvA; các bơm dầu FO).
+ Xi măng ( máy nghiền, lò quay, lò đứng, lò ghi… cho các nhà máy có công suất từ 4 vạn đến 2 triệu tấn/năm).
+ Đường mía (nồi nấu liên tục, nồi nấu đường, trạm bốc hơi, lô ép, băng tải… cho các nhà máy có công suất từ 500-8000 tấn mía cây/ ngày).
+ Thuỷ lợi ( các bơm có công suất từ 8000-36000 m3 /h, áp lực cột nước từ 4- 10,5m).
+ Giao thông vận tải, dầu khí, khai thác mỏ, lâm sản, chế biến cao su, sản xuất bột giấy…
- Sản xuất và chế tạo các sản phẩm phi tiêu chuẩn với sản lượng 3000 tấn/năm (đường kính tới 6m, dài tới 12m).
- Ngoài ra công ty còn nhận các dịch vụ dạng bảo hành, đại tu, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế, tư vấn bảo quản, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu liên quan đến sản phẩm của công ty.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của công ty sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh gía khái quát tình hnh tiêu thụ: So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch( giá bán cố định) cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Bản 6 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2003 – 2005 thể hiện:
chỉ tiêu
Thực hiện
2003
2004
2005
Số lượng SPHH tiêu thụ tăng so với kế hoạch
15,2%
12,3%
45,3%
Mức tăng (Triệu đồng)
4758500000
5189961000
8636738000
Năm2003 công ty đã ký được một khối lượng hợp đồng với giá trị lớn. Tổng giá trị hợp đồng đã ký trong năm là._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0050.doc