Lời mở đầu
Việt nam,một quốc gia đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã giành được những thành tựu đáng kể.Một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công đó phải kể đến sự thành công trong việc tận dụng lợi thế của một quốc gia đi sau trong quá trình phát triển.Để khai thác triệt để lợi thế này hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã được mở ra và đạt được nhiều mục tiêu kinh tế quan trọng.
Song song với chủ trương mở cửa của nền kinh t
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Điện máy - Xe đạp - xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạt động kinh doanh nhập khẩu từng bước tháo gỡ được nhiều vướng mắc,khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.Thông qua hoạt động nhập khẩu,các ngành sản xuất trong nước có những cơ hội phát triển vượt trội hơn quá trình phát triển của nó.Từ việc nhập khẩu thu hút công nghệ máy móc thiết bị kết hợp với các nguồn lực sẵn có trong nước,sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm,hạn chế các tệ nạn xã hội đưa nền kinh tế việt nam đi lên từng bước vững chắc.Xuất phát từ những vấn đề trên và qua quá trình nghiên cứu thực tập tại cơ sở em xin chọn đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Điện máy- xe đạp- xe máy”.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương1:Một số vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
Chương2:Thực trạng qui trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Điện máy-Xe đạp-Xe máy.
Chương3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Điện máy-xe đạp-xe máy.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu hàng hoá
I. Vai trò và các phương thức nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1. Khái niệm
Nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế.Nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong và bên ngoài của một quốc gia.
Thực chất ở đây,nhập khẩu là việc mua hàng từ các tổ chức kinh tế các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái sản xuất vơí mục đích thu lợi nhuận.Nó gắn liền khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn trong khuôn khổ nền sản xuất của một quốc gia.
Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và tiêu dùng trong nươc đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối nâng cao năng xuất lao động,bảo vệ nền sản xuất trong nước giải quyết sự khan hiếm của thị trường nội địa.
Tiêu chuẩn hiệu quả của nhập khẩu là thực hiện sự đổi mới trọng điểm về trình độ của nền sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng xuất lao động xã hội tăng chất lương và hạ giá thành sản phẩm.Vì vậy việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước phát triển góp phần tích luỹ nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội nói chung và đảm bảo lợi ích cho mỗi doanh nghiêp nói riêng.
2.Vai trò
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành nên nghiệp vụ xuất nhập khẩu,là bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia.Nó tác động trực tiếp tới sản xuất và đời sống thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế thế giới.Nó tác động tích cực tới đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh nền kinh tế của mỗi quốc gia về sức lao động,vốn,cơ sở hạ tầng,tài nguyên và khoa học kỹ thuật.Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay,các nước không ngừng tham gia vào các tổ chức chung để mở rộng buôn bán quốc tế,phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển,do đó sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng hoàn thiện và nâng cao.Khi đó vai trò của hoạt động ngày càng có ý nghĩa quan trọng việc phát triển và ổn định của mỗi quốc gia cũng như khu vực,cụ thể biểu hiện ở những điểm sau:
Trước hết nhập khẩu là cơ sở để bổ xung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu.Ngoài ra nhập khẩu còn làm đa dạng các loại hàng hoá về chủng loại và quy cách thoả mãn nhu cầu trong nước.
Nhập khẩu tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ xã hội phá bỏ tình trạng độc quyền của sản xuất kinh doanh trong nước phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thương trường trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhập khẩu còn có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng hoá xuất khẩu,tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia xích lại gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế,hội nhập với thị trường trong và ngoài khu vực.
Nhập khẩu tạo ra sự liên đới giữa nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới,tạo điều kiện cho phân công lao động hợp tác quốc tế,phát huy lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở lợi thế so sánh của chuyên môn hoá sản xuất,đưa nền kinh tế quốc gia có điều kiện hội nhập với nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Tuy nhiên việc phát huy hết vai trò của nhập khẩu còn phụ thuộc vào đường lối,phương hướng,quan điểm của mỗi quốc gia.Việt nam trước đây trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp,quan hệ kinh tế chỉ thu hẹp trong phạm vi các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa,các quan hệ nhập khẩu chủ yếu diễn ra dưới các hình thức viện trợ hoặc mua bán theo nghị định do đó nó không kích thích được hoạt động thương mại quốc tế nói chung và nhập khẩu nói riêng phát triển.Sự tham gia quá sâu của nhà nước đã làm mất đi tính linh hoạt , uyển chuyển của hoạt động nhập khẩu.do đó không phát huy được những vai trò của nó trong cơ chế cũ là những doanh nghiệp nhà nước .Đứng trước được hoàn cảnh đó đại hội đảng lần thứ 6(1986)đảng đã mạnh dạn đưa nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.Đây là bước ngoặt đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới,các hoạt động xuất nhập khẩu cũng bắt đầu phát huy vai trò mạnh mẽ của nó.Thực tế đã chứng minh một cách rõ ràng sự năng động của nền kinh tế thị trường cũng như khẳng định vai trò của thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đến nền kinh tế nước ta.
3. Các phương thức nhập khẩu hàng hoá
Trong thực tế do thực tiễn đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh,do tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế cùng với sự sáng tạo của các doanh nghiệp kinh doanh,xuất nhập khấu ,mối quan hệ kinh tế chính trị của các quốc gia…đã tạo ra nhiều hình thức kinh doanh nhập khẩu khác nhau.
a. Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp,giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình.Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập hàng theo yêu cầu của bên uỷ thác và nhận một phần thù lao gọi là phí uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác có những đặc điểm sau :
- Doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (bên nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn ,không phảỉ xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng hàng nhập khẩu chỉ đứng ra đại diên cho bên uỷ thác để tìm ,giao dịch với bạn hàng nước ngoài khi có tổn thất .
- Các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhập khẩu chứ không được tính doanh số , không được tính doanh thu .Các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng , một hợp đồng mua bán hàng hoá với bên nước ngoài , một hợp đồng với bên uỷ thác.
b. Nhập khẩu tự doanh
Nhập khẩu tự doanh chính là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp.Hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ thị trường trong và ngoài nước,tính toán đầy đủ chi phí bảo đảm kinh doanh nhập khẩu có lãi đúng phương hướng chính sách luât pháp quốc gia cũng như quốc tế.
Đặc điểm cơ bản của nhập khẩu tự doanh là:
Doanh nghiệp được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được đồng thời cũng chịu mọi rủi ro xảy ra đối với hàng hoá bởi doanh nghiệp phải tự bỏ vốn mình ra chịu mọi chi phí giao dịch nghiên cứu thăm dò giao nhận lưu kho…cho đến cả chi phí quảng cáo tiêu thụ hàng hoá chịu thuế nhập khẩu thuế giá trị gia tăng cho nên hoạt động này phải được xem xét kĩ lưỡng từng bước từ nghiên cứu thông tin về thị trường cho đến kí hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
Doanh nghiệp được tính kim ngạch xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính vào doanh thu của doanh nghiệp.
Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập hợp đồng với bên nước ngoài.
II. Quy trình nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường trong mua bán quốc tế là một loạt các thủ tục kỹ thuật được đưa ra giúp cho các nhà kinh doanh thương mại có đầy đủ thông tin để từ đó đưa ra các quyết định chính xác và xây dựng chiến lược kinh doanh xác định rõ mặt hàng chiến lược có hiệu quả kinh tế cao nhất.Nghiên cứu thị trường là cả một quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích các thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề thị trường.Vì vậy nghiên cứu thị trường giúp cho nhà kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Để nắm vững các yếu tố,hiểu rõ các qui luật vận động của thị trường nhằm điều chỉnh kịp thời hoạt động của mình.Các nhà kinh doanh phải nghiên cứu thị trường .Nghiên cứu và nắm vững xu hướng biến động của thị trường là bước chuẩn bị là điều kiện là tiền đề cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất.Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì nghiên cứu thị trường gồm các công đoạn sau:
1.1. Nhận biết thị trường
Mục đích của việc nhận biết sản phẩm nhập khẩu là lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có lợi nhất.Muốn vậy các doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi sau:
-Thị trường trong nước đang cần mặt hàng gì?Các doanh nghiệp phải xác định mặt hàng cùng nhãn hiệu ,mẫu mã,quy cách,phẩm chất,giá cả số lượng hàng hoá đó.
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó ở trong nước ra sao?Mỗi loại mặt hàng đều có thói quen tiêu dùng riêng điều đó thể hiện ở thời gian tiêu dùng thị hiêú tiêu dùng và quy luật biến đổi của quan hệ cung cầu của mặt hàng đó trên thị trường.
- Măt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm.Bất cứ một loại sản phẩm nào đều có một chu kì riêng.Nắm được mặt hàng mà doanh nghiệp dự định kinh doanh đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của nó từ đó xác định các biện pháp cần thiết để nâng cao doanh số bán hàng và thu được nhiều lợi nhuận
- Tình hình sản xuất của mặt hàng đó trong nước như thế nào?Muốn kinh doanh có hiệu quả thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm đến quan hệ cung cầu về mặt kinh doanh.Vấn đề mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải quan tâm xem xét ở đây là khả năng sản xuất thời vụ,tốc độ phát triển của mặt hàng đó ở trong nước .
- Việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu không những chỉ dựa vào tính toán ước tính và những biểu hiện cụ thể của hàng hoá đó mà còn dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán các xu hướng biến động của giá cả trên thị trường trong và ngoài nước để từ đó có cơ sở để thương lượng nhằm đạt tới điều kiện mua bán ưu thế hơn.
1.2. Dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
- Để tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước cũng như thị trường mà doanh nghiệp định mua mặt hàng nhập khẩu đó thì doanh nghiệp cần nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó có những phương án kinh doanh thích hợp đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp .
- Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên phạm vi một thị trường nhất định ,trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.Dung lượng thị trường không ổn định mà nó thay đổi tuỳ vào tình hình do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau.
- Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách hàng kể cả lượng dự trữ,xu hướng biến động của từng thời điểm các vùng,các khu vực trên từng lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.Cùng với công việc nắm bắt khả năng cung cấp thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm tính chất khả năng sản xuất hàng thay thế,khả năng lựa chọn hàng mua bán.
Một số vấn đề được quan tâm nắm bắt trong khâu này là thời vụ của sản xuất (cung)và tiêu dùng(cầu)của hàng hoá đó trên thị trường thế giới để có những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn đảm bảo cho việc nhập khẩu có hiệu quả.Các nhân tố lam cho dung lượng thị trường biến động có thể chia làm 3 loại căn cứ vào thời gian ảnh hưởng của chúng đối với thị trường.
- Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường thay đổi có tính chất chu kỳ.Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất lưu thông phân phối hàng hoá.Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả thị trường hàng hoá trên tgế giới.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học kỹ thuật các biện pháp chính sách của nhà nướcvà các tập đoàn tư bản lũng đoạn,thị hiếu người tiêu dùng ,ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng hoá thay thế hoặc bổ xung.
- Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ đột biến về cung câù,các yếu tố tự nhiên như thiên tai hạn hán lụt lội động đất…Các yếu tố chính trị xã hội như đình công chiến tranh.
- Nắm được dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc để đề ra các quyết định kịp thời chính xác,nhanh chóng chớp thời cơ giao dịch nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.3. Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế.
Trên thị trường hàng hoá thế giới giá cả chẳng những phản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá.Việc xác định đúng đắn giá cả hàng hoá trong nhập khẩu có ý nghĩa rất to lớn.Cụ thể nó sẽ làm giảm chi tiêu ngoại tệ trong hoạt động nhập khẩu.Giá cả trong hoạt động nhập khẩu là giá cả quốc tế,giá này có tính chất đại diện đối với loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới.Giá đó phải là giá của thông thường không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào thanh toán bằng ngoaị tệ tự do chuyển đổi .Khi xác đinh giá cả cho hàng hoá mà doanh nghiệp có ý định nhập khẩu từ thị trường có quan hệ giao dịch , doanh nghiệp có thể tham khảo giá xuất khẩu từ thị trường có giao dịch ,doanh nghiệp có thể tham khảo giá xuất khẩu loại hành hoá đó đi các nước song cần chú ý tới giá cước vận chuyển khi tham khảo.
Xu hướng biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường trong nước nói riêng rất phức tạp,có những lúc theo chiều hướng tăng có những lúc theo chiều hướng giảm,và có những lúc xu hướng trở nên ổn định nhưng xu hướng này có tính chất tạm thời.Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả mỗi loại hàng hoá trên thị trường thế giới trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình trạng thị trường loại hàng hoá đó để từ đó có những đánh giá chung đúng ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến xu hướng vận động của giá cả hàng hoá.
2. Các bước giao dịch đàm phán trước khi ký kết hợp đồng
2.1.Hỏi hàng
Hỏi hàng là một lời thỉnh cầu bước vào giao dịch xuất phát từ phía người mua để yêu cầu người bán cung cấp những thông tin về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.
Xét về mặt pháp lý thư hỏi hàng không ràng buộc trách nhiệm của người mua.Nội dung thư hỏi hàng không cần đầy đủ như một hợp đồng nhưng vẫn phải bảo đảm cơ bản các điều khoản :tên hàng,số lượng,chất lượng,giá cả,thời hạn giao hàng.
2.2. Chào hàng
Chào hàng là một lời đề nghị xuất phát từ phía người bán.Về mặt pháp lý đơn chào hàng là lời đề nghị bước vào giao dịch.Về mặt thương mại đơn chào hàng thểt hiện ý muốn thực sự bán hàng của người bán.
Nội dung của đơn chào hàng đam bảo nội dung của một hợp đồng.Có 2 loại chào hàng chính :Chào hàng tự do và chào hàng cố định.
2.3. Đặt hàng
Đặt hàng là lời đề nghị thực hiện giao dịch xuất phát từ phía người mua và ràng buộc nghĩa vụ người mua.
Về mặt thương mại thể hiện ý đồ muốn mua hàng của người mua chủ yếu sử dụng trong trường hợp quen biết hoặc thị trường thuộc về người bán.
Nội dung của một đơn đặt hàng phải đảm bảo nội dung của một hợp đồng.Có điều khoản yêu cầu về mặt kỹ thuật hoặc gủi kèm theo mẫu hàng(nếu chi tiết)
2.4. Hoàn giá
Thư hoàn giá có thể phát đi từ phía người mua hoặc người bán.Về mặt pháp lý đơn hoàn giá là sự trả lời nhưng chưa phải là chấp nhận hoàn toàn mọi lời điều kiện bước vào giao dịch trước đó.
Về mặt thương mại là sự mặc cả giá và các điều kiện giao dịh đã được đề nghị trước đó.
2.5. Chấp nhận
Là việc một bên chấp nhận thể hiện sự đồng ý hoàn toàn vô điều kiện với mọi nội dung của lời đề nghị do phía bên kia đưa ra.Lời chấp nhận với một đơn chào hàng hoặc đặt hàng cố định coi như hợp đồng đã được ký kết.Trong trường hợp chấp nhận môt đơn chào hàng tự do thì cần thiết phải có sự xác nhận của phía bên kia thì hợp đồng mới được ky kết.
2.6. Xác nhận
Là việc xác nhận lại những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận và thư xác nhận này coi như đồng ý ký kết hợp đồng.Khi chấp nhận đơn chào hàng tự do phải có sự xác nhận lại của bên kia coi như ký kết hợp đồng.
3. Ký kết hợp đồng nhập khẩu.
3.1. Ký kết hợp đồng ngoại thương.
Sau khi các bên đối tác tiến hành giao dịch đàm phán có hiệu quả thì công việc tiếp theo là đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận của những bên đương sự có quốc tịch khác nhau, trong đó bên bán( bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên mua một khối lượng hàng hoá nhất định, bên mua có trách nhiệm trả tiền và nhận hàng.
Trong tập quán quốc tễ, các hợp đồng được lập thành văn bản , đó là một chứng cứ cần thiết về sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán.
Tuỳ từng điều kiện cụ thể của hợp đồng kinh tế ngoại thương có thể ký kết bằng những hình thức sau :
Hai bên ký vào một bản hợp đồng mua bán ngoại thương(bằng một văn bản).
Người bán xác nhận bằng văn bản đơn đặt hàng của người mua.
Trao đổi bằng thư xác nhận những thoả thuận bằng đơn đặt hàng từ trước đây của hai bên.
Trước khi kí kết họp đồng cần có sự thoả thuận kí kết với nhau tất cả mọi điều khoản cần thiết vì khi kí kết rồi thì việc thay đổi một diều khoản nào đó là rất khó khăn và bất lợi.Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo,trước khi kí kết bên đối tác cần xem xét cẩn thận đối chiếu với những thoả thuận đã đạt được trong đàm phán,tránh trường hợp vi phạm hợp đồng bằng những thủ thuật trong quá trình soạn thảo hợp đồng.Hợp đồng cần trinh bày rõ dàng sáng sủa trình bày rõ những nội dung đã thoả thuận,những từ ngữ trong hợp đồng phải đơn nghĩa tránh mập mờ dễ suy luận ra nhiều cách những điều khoản của hợp đồng phải xuất phát từ những đạc điểm của hàng hoá định mua bán,từ hoàn cảnh tự nhiên,xã hội giữa hai bên.người đứng ra kí kết hợp đồngphải là người có thẩm quyền hay được uỷ quyền kí kết hợp đồng từ ngưòi có thẩm quỳên.Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ hai bên cùng thông thạo hoặc thoả thuận theo một ngôn ngữ chung.
3.2. Các điều khoản chính trong hợp đồng.
* Điều khoản về tên hàng :Cần ghi tên thông dụng,tênthương mại và tên khoa học(nếu có).
* Điều khoản về chất lượng: Hợp đồng phải ghi dõ tiêu chuẩn phẩm chất hàng hoá
* Điều khoản về số lượng:Phải ghi rõ đơn vị đo lường được hai bên lựa chọn,quy định cụ thể số lượng hàng hoá giao dịch
* Điều khoản về bao bì, kí mã hiệu:Trong điều khoản này phải quy định loại bao bì,hình dáng,kích thước,số lớp bao bì,chất lượng bao bì,phương thức cung cấp bao bì,giá bao bì.Quy định về nội dung và chất lượng của kí mã hiệu.
* Điều khoản về giá cả:
Đồng tiền tính giá: Có thể dùng đồng tiền nước mua hoặc bán hoặc nước thứ ba nhưng nhất thiết phải là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổi
Mức giá:thường là giá cả quốc tế
Phương pháp tính giá:có một số cách tính giá hợp đồng thương mại như sau:giá cố định,giá qui định sau,giá linh hoạt giá di động giảm giá:bên bán có thể giảm giá cho bên mua nếu như bên mua là khách quen thuộc , bên mua với số lượng lơn, thanh toán nhanh.
*Điều khoản về giao hàng :
Thời hạn giao hàng: điều này cần ghi rõ trong hơpj đồng vì nếu giao hàng không đúng thời hạn rất có thể gây thiệt hại cho người mua.
Địa điểm giao hàng
Phương thức giao hàng.
Thông báo giao hàng: quy định số lần thông báo và nội dung thông báo khi giao hàng xong.
- Những quy địnhkhác về giao hàng.
*Điều khoản về thanh toán:Để điều kiện người mua trả tiền cho người bán cho nên điều khoản này quy định các loại tiền thanh toán,thời hạn thanh toán,địa điểm thanh toán,bộ chứng từ dùng ho thanh toán.Đây là điều khoản rất quan trọng được các bên rất quan tâm nếu lựa chọn được các điều kiện thanh toán thích hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro cho mỗi bên.
*Điều khoản về khiếu nại:Đây là đề nghị , yêu sách do người nhập khẩu đưa ra đổi với người xuất khẩu do số lượng hay chất lượng hàng giao không đúng hoạc do một trong hai bên thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng . trong hợp đồng cần ghi rõ trình tự tiến hành, thời hạn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.
*Điều khoản bảo hành:Quy định thời hạn bảo hành địa điểm bảo hành ,nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành.
*Phạt và bồi thường thiệt hại:Trong điều khoản này quy định các trường hợp phạt và bồi thường,trị giá phạt và bồi thường tuỳ theo từng hợp đồng có thể có riêng điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng,thanh toán…
* Điều khoản về trọng tài:trong điều khoản này có quy định thể thức giải pháp tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên, chọn luật nước nào và trọng tài nước nào để giải quyết tranh chấp .
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Hợp đồng mua bán ngoại thương sau khi đã được ký kết , nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác lập rõ ràng thì các bên tham gia với tư cách là các bên tham gia ký kết sẽ phải tổ chức hợp đồng đó theo nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Mỗi bên tham gia phải tiến hành sắp xếp các công việc phải làm, ghi thành bảng biểu để theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời ghi lại những diễn biến, các văn bản phát đi và nhận được để tiến hành giải quyết và xử lý cụ thể.Quá trình tiến hành thực hiện hợp đồng ngoại thương hết sức phức tạp đòi hỏi phải tuân theo luật lệ quốc gia ,luật pháp và thông lệ quốc tế,đồng thời đảm bảo quyền lợi uy tín của đơn vị kinh doanh.Trong quá trình tiến hành cố gắng không để xảy ra sai xót dẫn đến khiếu nại như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn thương vụ giao dịch.ở đây điều quan trọng yêu cầu đối tác với tư cách là một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của hợp đồng.nếu trong quá trình thực hiện có những vấn đề nảy sinh thì các bên kịp thời trao đổi,bàn bạc để có hướng giải quyết ngay.Về cơ bản việc tổ chức hợp đồng nhập khẩu được tiến hành theo các bước sau :
4.1. Xin giấy phép nhập khẩu
4.2. Mở thư tín dụng
4.3. Đôn đốc người bán giao hàng.
4.4 Thuê phương tiện vận chuyển
4.5 Mua bảo hiểm
4.6 Làm thủ tục hải quan
4.7 Nhận hàng từ phương tiện vận tải.
4.8.Kiểm tra hàng nhập khẩu.
4.9 Làm thủ tục thanh toán.
4.10. Khiếu nại( nếu có )
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hoá.
1. Chế độ, chính sách , luật pháp
Đây là yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện bởi vì yếu tố này thể hiện ý chí của bộ máy nhà nước của một quốc gia, sự thống nhất chung của quốc tế, bảo vệ lợi ích chung của các tầng lớp xã hội.Hoạt động nhập khẩu của các nước được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau bởi vậy hoạt động này chịu sự tác động của chính sách , chế độ quốc gia đó đồng thời nó cũng phải tuân thủ những quy định,luật pháp quốc tế chung.Luật pháp quốc tế buộc các nước có lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong hoạt động nhập khẩu.Do đó tạo sự tin tưởng của hoạt động này.
2. Tỷ giá hối đoái.
Nhân tố này là yếu tố quyết định tới việc lựa chọn bạn hàng, mặt hàng cũng như phương án kinh doanh và quan hệ kinh doanh của không chỉ các doanh nghiệp xuất nhập khấu trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác không tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp. Sự biến động của các nhân tố này sẽ gây ra những biến động lớn trong tỷ trọng nhập khẩu cũng như trong xuất khẩu . Có thể nói trong kinh doanh quốc tế nói chung, trong hoạt động nhập khẩu nói riêng thì việc dự đoán , sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có ý nghĩa hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu .
3. Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước
Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như chiếc cầu nối thông thương giữa hai thị trường tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như sự tác động qua lại giữachúng.Rõ ràng nếu có sự biến động giá cả sự tồn đọng hay giảm về nhu cầu hàng đó tại thị trường nhập khẩu và ngược lại.Cũng vậy thị trường nước ngoài quyết định tới sự thoả mãn nhu cầu trên thị trường trong nước.Sự biến động của thị trường quốc tế về khả năng cung cấp,về sản phẩm mới,về sự đa dạng của hàng hoá,dịch vụ được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động đến thị trường nội địa.
4. Sự ảnh hưởng của sản xuất trong nước và ngoài nước.
Sự phát triển của nền sản xuất , của những doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập ngoại, tạo ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu làm giảm nhu cầu về hàng nhập khẩu . mặt khác , nếu sản xuất trong nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đạt đến một trình độ nhất định thì không thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu sản xuất hoạc nếu sản xuất được thì chất lượng lại chưa đạt đến yêu cầu…lúc đó nhu cầu về nhập ngoại tệ tăng lên.Nói tóm lại sản xuất trong nước dù phát triển hay không cũng ảnh hưởng đến nhập khẩu.Sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài sẽ tạo ra những sản phẩm mới hiện đại thúc đẩy nhập khẩu .
5. Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại gắn liền với chủ thể kinh tế của các quốc gia, sự xa cách nhau về địa lý là đặc điểm nổi bật. Vì vậy, nói đến hoạt động này không thể tách rời hệ thống giao thông vận tải và liên lạc.Là nhân tố đầu tiên tạo niềm tin, uy tín với khách hàng.
6. Các nhân tố thuộc về môi trường của doanh nghiệp.
Sự biến động về môi trường văn hoá, chính trị, xã hội , công nghệ ….luôn bắt doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trong hoạch định chiến lược kinh doanh.
Phong tục tập quán trong tiêu dùng, trong kinh doanh của mỗi quốc gia mỗi dân tộc ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng, hình thức hàng hoá cũng như phương thức kinh doanh nhập khẩu.
ChươngII
Thực trạng quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Điện máy-Xe đạp- Xe máy.
I. Giới thiệu chung về công ty.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty điện máy xe đạp xe máy có tên giao dịch quốc tế TODIMAX,là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại có trụ sở chính tại 229 phố vọng-hà nội,có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập.
Tiền thân của công ty là cục điện máy xăng dầu trung ương,thành lập theo quyết định số 711-NT ngày 28/9/1966.Đến tháng 1/1971 do đòi hỏi của nền kinh tế ,chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty điện máy đẻ thực hiện chức năng kinh doanh trên toàn quốc về mặt hàng điện máy.
Sau tháng 6/1981 tổng công ty điện máy bị giải thể đồng thời thành lập hai công ty trung ương lớn thuộc bộ thương mại ,đó là:
- Công ty điện máy trung ương đóng tại 163 đại la –hai bà trưng –hà nội.
- Công ty xe đạp xe máy trung ương đóng tại 21 ái mộ gia lâm –hà nội.
Cả hai công ty cùng chịu sự chỉ đạo ủa bộ thương mại cho đến thang 12/1985,hai công ty xác lập thành Tổng công ty điện máy-xe đạp-xe máy.Lúc này thị trường của công ty đã mở rộng ra nước ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh khá đa dạng.
Ngày 22/12/1995,căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 2/2/1995 của chính phủ về viêc thành lập lại tông công ty điện máy ,bộ trưởng bộ thương mại đã ra quyết định 106/TM thành lập công ty Điện máy xe đạp xe máy trên cơ sở giải thể tông công ty.
Đến nay mạng lưới kinh doanh của công ty đã phát triển rộng lớn bao gồm 11 đơn vị trực thuộc trong đó có 3 trung tâm,5cửa hàng và 2 chi nhánh trải từ miền bắc đến miền nam.
1. Chi nhánh điện máy xe đạp xe máy Hà nam ninh,trụ sở 11 quang trung nam định.
2. Chi nhánh điện máy xe đạp xe máy thành phố hồ chí minh,số 6 Phạm ngũ lão-quận 1 thành phố hồ chí minh.
3. Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện máy trụ sở số 5 ái mộ gia lâm-hà nội.
4.Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí 163 Đại la-hà nội.
5.Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 1 trụ sở 229 phố vọng hai bà trưng-hà nội.
6.Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 5 chợ mơ-hai bà trưng-hà nội.
7.Cửa hàng kinh doanh sơn,33 lê văn hưu-hà nội.
8.Cửa hàng điện tử điện lạnh trụ sở 92 hai bà trưng-hoàn kiếm –hà nội.
9.Trung tâm kinh doanh xe đạp xe máy trụ sở 21 ái mộ –gia lâm –hà nội.
10.Trung tâm kho đức giang-thị trấn đức giang.
11.Trung tâm kinh doanh phố vọng 229 phố vọng.
Trải qua thời gian trên 30 năm hoạt động đến nay công ty đã lớn mạnh về mọi mặt quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của công ty,công nhân viên ,nguồn vốn không ngừng tăng cho đến năm 2003,vốn kinh doanh của công ty là 24 tỷ đồng trong đó:
Vốn lưu động là:16tỷ đồng
Vốn cố định là :8 tỷ đồng
1.2. Nhiệm vụ của công ty
Trong mỗi giai đoạn,mỗi thời kỳ ứng với mỗi mục tiêu cụ thể,doanh ngiệp có những mục tiêu cụ thể.Song nhìn chung công ty điện máy xe đạp xe máy có những mục tiêu cụ thể sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu ,kinh doanh trong nước các thiết bị máy móc hàng tiêu dùng,nguyên vật liệu cho sản xuất và xây dựng ,phụ tùng xe máy xe đạp các loại ,đồ dùng điện tử điện lạnh …
- Tổ chức gia công sản xuất các loại hàng hoá ,lắp ráp các loại hàng hoá, lắp ráp bảo dưỡng sửa chữa xe máy và các sản phẩm khác theo nhu cầu sản xuất trong nước nhất là đối với người tiêu dùng.
- Thực hiện các dịch vụ thương mại ,dịch vụ tư vấn ,đại lý bán hàng .
- Thực hiện các hình thức liên doanh ,liên kết ,hợp tác đầu tư san xuất để khai thác hết mọi nguồn lực của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Điện máy-xe đạp- xe máy-Hà nội.
Với quy mô và đặc điểm của công ty nên việc tổ chức kinh doanh ,tổ chức bộ máy quản lý được thực hiện như sau:
Giám đốc công ty.
Phó giám đốc.
Các phòng ban chức năng.
- Giám đốc công ty:Có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành đảng uỷ và tổ hức công đoàn triển khai nhiệm vụ của đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh,tổ chức bộ máy,công tác cán bộ,giải quyết khó khăn và đưa đơn vị vào thế ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34055.doc