"Những giải pháp quản lý vĩ mô nhằm phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam đến năm 2010."
Phần mở đầu.
Lời nói đầu............................................................................................... 5
-Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................................... 6
-Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài...................................... 6
-Nội dung nghiên cứu...................................................
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vĩ mô nhằm phát triển Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................... 6
Phần I: thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản góp phần trong quá trình
phát triển kinh tế Việt nam.
I. Xuất khẩu hàng hoá- Một bộ phận cấu thành trong
thương mại quốc tế........................................................................................................... 6
1. Khái niệm :....................................................................................................... 6
2. Vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế........................................ 7
3. Vai trò của xuất khẩu..................................................................................... 9
4. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.................... 12
II Vị trí, vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển
kinh tế ở Việt Nam............................................................................................................. 14
1. Đặc điểm nền kinh tế nước ta............................................................................. 14
2. Xuất khẩu thuỷ sản góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế...... 14
2.1 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế........................ 14
2.2 Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................. 16
2.3 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội ............................................. 17
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản. 18
1. Vấn đề cạnh tranh của thị trường quốc tế quốc tế ..................................... 18
2. Môi trường văn hoá......................................................................................... 18
3. Môi trường kinh tế và công nghệ.................................................................... 19
4.Vấn đề chính sách và luật pháp về xuất nhập khẩu.................................. 21
5.Lợi thế địa lý............................................................................................ 22
IV. Thị trường thuỷ sản thế giới và các vấn đề có liên quan
đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản......................................................... 22
1. Đặc điểm ngành thuỷ sản thế giới....................................................................... 22
2. Tình hình buôn bán tiêu thụ thuỷ sản thời gian qua.........................................25
3. Giá cả thuỷ sản thế giới....................................................................................... 28
4. Những vấn đề có liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam.....................31
5. Những vấn đề có liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam..................................32
Phần II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
thời gian qua.
I. Tổng quan ngành thuỷ sản....................................................................................... 35
1. Tiềm năng ngành thuỷ sản................................................................................. 36
2. Sơ lược tình trạng đánh bắt thuỷ sản thời gian qua......................................... 37
2.1 Tình hình sản xuất thuỷ sản. ................................................................... 37
* Kết quả đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản............................................................ 38
* Phân bố địa lý đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.................................... 40
* Nhận xét chung về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.......................................... 41
2.2 Ngành công nghiệp chế biến....................................................................... 42
II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam....................................................... 42
1. Màng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam........................................................... 42
2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.......................................................... 46
3. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam.......................................... 48
4. Giá cả xuất khẩu.................................................................................................. 49
5. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản ........................................... 51
5.1 Số lượng kim ngạch xuấtkhẩu............................................................... 51
5.2 Giá trị và tốc độ phát triển..................................................................... 52
5.3 Hiệu quả xuất khẩu................................................................................ 53
III. Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và
xuất khẩu thuỷ sản .......................................................................................................... 54
1. Những thành tựu đạt được ................................................................................. 54
2. Những mặt tồn tại............................................................................................... 56
Phần III. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản và những giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010.
I Mục tiêu và định hướng phát triển thuỷ sản đến năm 2010..................... 60
1. Những căn cứ xác định mục tiêu.................................................................. 60
1.1 Những quan điểm cơ bản phát triển xuấtkhẩu thuỷ sản . ................... 60
1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản .......................................... 61
1.3 Xu hướng phát triển xuất khẩu thủy sản thế giới................................. 63
2. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010.................................... 64
2.1 Khai thắc phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản mới cho xuất khẩu,
chú trọng đến hàng thuỷ sản chế biến chất lượng cao. ..............................64
2.2 Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, hướng xuấtkhẩu
mạnh vào thị trường EU, Bắc Mỹ , tận dụng tốt thời cơ để mở rộng
thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản VN.................................................... 65
2.3 Tăng nhanh kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản ........................................ 67
2.4 Phấn đấu tăng giá thuỷ sản xuất khẩu................................................ 67
3. Mục tiêu chiến lược.......................................................................................... 68
II . một sô giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam.......................... 73
Đầu tư tăng cường quản lý phát triển nguyên liệu......................................... 73
Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản 78
3. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến hải sản 81
biến hàng thuỷ sảnvà đẩy nhanh tiến độ hội nhập với khu vực và thế giới.
4. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu 83
5. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản 83
Phần Kết luận............................................................................................ 88
Phụ lục 89
Tài liệu tham khảo 94
Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực , điều đó không loại trừ đối với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIIItiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế,thực hiện chiến lược CNH_HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhiên liêụ và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả Ô tô, xe máy , hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 670 triệu USD, đến năm 2001 đã tăng lên 776 triệu đô la chiếm hơn 9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, gạo, dệt may, giầy da và xuất khẩu tịnh lớn thứ 3 sau dầu thô, gạo,và cho đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu là 950 triệu USD . Trong thời gian tới, tuy có sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, nhưng thuỷ sản vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước.
Hơn nữa ngành thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu ngư dân và đảm bảo an ninh xã hội cho đất nước cũng như góp phần thở mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa.Do đó, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nhưng “‘rất nhạy cảm " nên vai trò của quản lý nhà nước là không thể thiếu được.
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới, em đã chọn nghiên cứu đề tài " Những giải pháp nhằm hoàn thiện quẩn lý vĩ mô nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt nam đến năm 2010" .Trong bài viết này em sẽ đề cập đến một vài vấn đề chủ yếu có tính hệ thống giúp chúng ta có tầm nhìn chiến lược về tiềm năng và triển vọng của ngành thuỷ sản Việt Nam trong tương lai cũng như định hướng, giải pháp phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, trình độ viết còn có nhiều hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các chuyên viên và bạn bè để em có những tiến bộ hơn sau này.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của chuyên đề thực tập
- Hệ thống một cách khái quát những vấn đề chính sách vĩ mô ,về lý luận cơ bản về ngoại thương .
- Đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua từ đó rút ra những kết luận.
- Đưa ra phương hướng chiến lược và những giải pháp vĩ mô nhằm tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2010.
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu chuyên đề
Bài viết nghiên cứu hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghiệp chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản mang lại cho đất nước trong những năm vừa qua.
Để hoàn thành tốt bài viết này, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, Phương pháp lô gíc, Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp dự báo, Phương pháp phân tích tổng hợp.
Nội dung nghiên cứu đề tài:
Nội dung nghiên cứu trên 3 vấn đề cơ bản đó là :
Những vấn đề tổng quan xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm gần đây.
Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Xác định mục tiêu, định hướng phát triển thuỷ sản Việt Nam, đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010.
I. Xuất khẩu hàng hoá - Một bộ phận quan cấu thành trong thương mại quốc tế.
1. Khái niệm :
- Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Thực chất, xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại cá tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản suất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cũng rất dễ đưa đến những hậu quả khó lường hết được vì nó phải đối đầu với toàn bộ hệ thống kinh rế của các nước cùng tham gia xuất khẩu. Đây là một hoạt động nằm trong sự kiểm soát của các quốc gia xuất khẩu cùng một loại mặt hàng, do vậy khả năng khống chế của mỗi quốc gia riêng biệt là vô cùng khó khăn.
Xuất khẩu, đó là việc bán sản phẩm hàng hoá sản suất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, đồng thời phát triển sản suất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc buôn bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, bởi vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá được vận chuyển ta khỏi quốc gia và đặc biệt là quan hệ buôn bán với người nước ngoài. Do vậy, các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế hiện hành.
2. Vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế Việt Nam.
Ngoại thương là một khâu quan trọng hoạt động kinh tế đối ngoại cuả một quốc gia. Đầu tiên đó chỉ là sự trao đổi hàng hoá rất đơn giản giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau trên cơ sở giá trị của hàng hoá theo nguyên tắc " hàng đổi hàng " . Hình thức trao đổi này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia.
So với hoạt động thương mại trong nước, hoạt động ngoại thương không chỉ bó hẹp trong nội bộ đất nước mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc tế. Hoạt động buôn bán diễn ra trong sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hoá xã hội, pháp luật...Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản suất và sự xuất hiện nhanh chóng của hệ thống thông tin liên lạc viễn thông quốc tế thì hoạt động thương mại quốc tế( ngoại thương) có thể diễn ra trên khắp hành tinh của chúng ta trong suốt
Chúng ta có thể lý giải một cách rõ răng vể sự cần thiết phải phát triển ngoại thương cũng như nguyên nhân vì sao ngoại thương lại ngày một phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đến như vậy. Đó là vì một quốc gia không bình thường, cũng giống như một cá nhân không thể sống tách khỏi cộng đồng của mình được. Nếu sống riêng rẽ, không có quan hệ với cộng đồng thì chắc chắn cá nhân đó, quốc gia đó sẽ ngày càng bị tụt hậu so với cộng đồng, so với thế giớimà họ đang sống và tồn tại.
Do khả năng có hạn về nguồn lực nên trong cùng một lúc chúng ta không thể có những gì mà chúng ta mong muốn. Vì vậy việc trao đổi buôn bán với bên ngoài sẽ giúp chúng ta giảm được sự hạn chế về nguồn lực, đồng thời phát huy những lợi thế về nguồn lực cần có trong nước một cách chính xác, hiệu quả nhất để tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá đẹp nhất, tốt nhất, rẻ nhất mà nếu như không trao đổi thì chúng ta không bao giờ có được
Bên cạnh đó hoạt động ngoại thương còn làm tăng khả năng thương mại của một quốc gia. Chúng ta đã biết rằng, không phải tất cả các quốc gia có những lợi thế về nguồn lực riêng như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vốn.....hay khoa học kỹ thuật. Chính sự khác nhau lớn về nguồn lực sản xuất đã dẫn đến sự chêng lệch lớn trong chi phí sản xuất ra cùng một loại sản phẩm và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động thương mại giữa các nước với nhau đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hơn thế nữa, ngoại thương phát triển góp phần mở rộng thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người dân thông qua việc trao đổi sản phẩm với các nước trên thế giới.
Hoạt động ngoại thương khác với hoạt động kinh doanh buôn bán nội địa ở chỗ:
- Vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hàng hoá có thể di chuyển đến bất kỳ nơi nào trên thế giớinếu có nhu cầu. Hoạt động ngoại thương chịu sự quản lý và giám sảtcủa các đơn vị hải quan, cửa khẩu của các quốc gia cùng tham gia kinh doanh.
- Đối tượng tham gia hoạt động ngoại thương là các cá nhân, các tổ chức có quốc tịch khác nhau.
- Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ.
- Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững thì không một quốc gia nào có thể tồn tại riêng rẽ,độc lập, mà ngược lại phải có quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Hoạt động ngoại thương có tác dụng thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước, đồng thời là cơ hội để mỗi quốc gia được thể hiện sức mạnh cũng như khả năng tiềm tàng của quốc gia mình, mà nếu như không có trao đổi buôn bán ngoài nước thì chắc chắn khả năng đó sẽ không được thế giới biết đến như một nét đặc thù riêng của mỗi quốc gia.
3. Vai trò của xuất khẩu.
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất khẩu phản ánh một hình thức của mối quan hệ xã hội và sừ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của mỗi quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu đối với nước ta là vấn đề đặt ra cấp thiết bởi vai trò và ý nghĩa quan trọng của nó. Không thể xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mà mang tính tự cung tự cấp bởi sẽ rất tốn kém cả về vật chất và thời gian. Ngay cả những nước giàu có và hùng mạnh như Nhật, Mỹ...cũng không đủ sức thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này.
Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu, mở rộng ngoại thương trên cơ sỏ" hợp tác, bình đẳng, không phân biệt thể chế chính trị xã hội, đôi bên cùng có lợi " như Đại hội VII của Đảng đã khẳng định
Đối với phạm vi quốc gia hoặc trong phạm vi các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta, hoạt động xuất khẩu có vai trò sau:
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước thường dựa vào các nguồn chủ yếu: đầu tư nước ngoài, viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Ngày nay khi Đông Âu tan rã, Liên Xô xụp đổ thì viện trợ là hạn chế còn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đi vay tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau.
Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Trong thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy nhanh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu là để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu. Có thể nói, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu, nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
* Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với chúng ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự " thừa ra" của sản xuất thì xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu sẽ rất chậm.
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cụ thể là:
Xuất khẩu tạo điệu kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu ( gạo, dầu thực vật, cafe...) có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn kỹ thuật , công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước tạo ra một năng lực mới.
Thông qua xuất khẩu, hànghoá củanước ta sẽ tham gia vào cuộc canh tranh trên thị trường thế giớivề giá cả chất lượng. Cuộc canh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh.
* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động tích cực, qua lại phụ thuộc lẫn nhau, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế....mặt khác chính quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
4. Tác động ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại của một đất nước gồm ba bộ phận:
* Ngoại thương : Là những hoạt động xuất khẩu, mua bán và trao đổi hàng hoá.
* Hợp tác về kinh tế:
- Hợp tác đầu tư ( trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Hợp tác khoa học công nghệ( hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề)
* Dịch vụ :
- Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
Các nghiệp vụ này giữ vị trí quan trọng trong kinh tế đối ngoại vì nói tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại
thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức“ cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”. Cán cân này tính riêng kết quả xuất khẩu và nhập khẩu. Kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập trong nước do đó tác độngtrực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Khi cán cân thanh toán có mức xuất siêu sẽ làm cho mức chi tiêu giảm. Như vậy cán cân thanh toán xuất nhập khẩu đã trực tiếp làm tăng hoặc giảm quĩ tiền tệ của một đất nước.
Xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ " đóng cửa" sang " mở cửa", từ thay thế nhập khẩu " sang" hướng vào xuất khẩu". Chiến lược " hướng vào xuất khẩu " về thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với những tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho đất nước góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu.
Với định hướng phát triển nền kinh tế, xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng phải được coi là một chính sách có tầm chiến lược nhằm phục vụ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chính sách xuất nhập khẩu phải tranh thủ tới mức cao nhất nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động thực hiện phương châm phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động thực hiện phương châm phát triển buôn bán với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất trong nước vừa có sản phẩm tiêu dùng trong nước vừa có hàng hoá để xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp. Lớn nhất và quan nhất là biện pháp cải tổ cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là xuất khẩu. Giành ưu tiên cho các ngành có nhiều tiềm năng mang lại thu nhập nhanh và lớn. Đó là các ngành công nông nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tài nguyên thiên nhiên và cần nhiều lao động để xuất khẩu.
Cho đến nay, tuy chưa lâu và cũng chưa nhiều, song chúng ta cũng thấy được những kết quả đáng mững từ chính sách mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nước ta đã từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất bằng những công nghệ, khoa học tiên tiến. Tin tưởng rằng với hướng đi đúng đắn, với những ưu thế của mình và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
II. Vị trí vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
1. Đặc điểm nền kinh tế nước ta.
Việt Nam có tiềm năng tài nguyên biển phong phú: dầu khí, thuỷ sản, dịch vụ hàng hải, du lịch, tài nguyên khoáng sản vên biển....đặc biệt là thuỷ sảnđã và đang sẽ có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, lạch, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh và đầm phá. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ hàng năm có thể khai thác 1,2-1,4 triệu tấn hải sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi. Ngoài ra có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn nhuyễn thể vỏ cứng có giá trị cao như: nghêu, sò, điệp, ốc......
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản rất lớn, có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, trong đó gần 30 vạn ha bãi triều, gần 40 vạn ha hồ chứa, sông suối, 60 vạn ha ao, hồ nhỏ, ruộng trũng. Ngoài ra có hơn 800.000 ha eo, vụng,vịnh biển, đầm phá tự nhiên có thể sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Với những đặc điểm trên, trong tương lai ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế thế giới ngày nay đã đạt đến sự phát triển cao dưới sự tác động mạnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi xuất khẩu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá. Trên con đường đổi mới kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển khách quan này, từ đó nhận thức được tiềm năngquý giá trên là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế đất nước và sớm đưa Việt Nam hoà nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
2. Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.1 Nghành thủy sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Từ lâu thuỷ sản đã được coi là một ngành hàng thiết yếu và đựơc ưa chuộng hàng tiêu dùng ở rất nhiều nước trên thế giới. Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi giúp thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Với 3260 km bờ biển và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu cây số vuông. Mặc dù chưa có đủ điều kiện cần thiết để điều tra và đánh giá đầy đủ các nguồn lợi, đặc biệt là ngoài khơi, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy Việt Nam khai thác được khoảng 1,2-1,4 triệu tấn thuỷ sản. Trong đó ngoài cá còn có khoảng 50-60 nghìn tấn tôm biển, 30-40 nghìn tấn mực và nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao.
- Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng cuả ngành thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế xã hội và nhất là 15 năm qua với mật độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và gía trị xuất khẩu , ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng được xác định rõ là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay.
- Các kết quả trong quá khứ đã cho thấy nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng như thế nào trong việc hỗ trợ công ăn việc làm ở vùng nông thôn. Nó cũng đã chứng minh tiềm năng của ngành thuỷ sản đóng góp cho thu nhập ngoại tệ và thương mại quốc tế.
Những năm qua là giai đoạn tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt, từ khâu tạo nguyên liệu đến tiếp thị. Năng lực sản xuất hiện có đã tạo cho nghề cá nhân dân truyền thống của nước ta trong quá trình đổi mới đất nước, đạt tổng sản lượng tăng 2,13 lần ( Trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 2,45 lần ), giá kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng 49 lần trong giai đoạn 81-94, đưa ngành thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế quốc dân đóng góp 7% GDP, thu hút gần 3 triệu lao động trong cả nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên vùng biển của tổ quốc.
Bảng số 1: Dự tính về GDP và các thành phần.
Các lĩnh vực kinh tế
Tỷ lệ trong
GDP
Mức đóng góp tính bằng
tỷ đô la.
Nông nghiệp( kể cả thuỷ sản)
51,0
8,1
Công nghiệp
20,0
3,2
Thương mại
18,0
2,8
Xây dựng
4,0
0,6
Các ngành khác
8,0
1,3
Tổng cộng
100,0
16,0
Nguồn : Bộ Thương mại, Tổng cục thống kê.
Dự đoán tổng sản phẩm quốc nội địa ngành thuỷ sản đạt 1,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7% GDP của Việt Nam.
Nếu trong GDP, ngành thuỷ sản đóng góp tương đối yếu thuỷ sản thì ngànhđã có sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào nền xuất khẩu. Các xí nghiệp thuộc ngành thuỷ sản nằm trong số các xí nghiệp đầu tiên được hưởng lợi ích đầy đủ từ việc Chính phủ cho phép tự do hóa các xí nghiệp nhà nước. Điều này dẫn đến việc hình thành một trong những ngành xuất khẩu năng động nhất Việt Nam.
Xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực đông, đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 3 của Việt Nam( sau dầu và hàng may mặc). Năm 1999, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 116.000 tấn, tăng 135% so với 1994, đạt kim ngạch xuất khẩu khoản 550 triệu USD. Xuất khẩu đã tăng dần trong những năm gần đây và dự đoán ngành thuỷ sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục là một bộ phận quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam.
2.2 Nghành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành thuỷ sản trong thời gian qua, ._.ngoài sự tăng trưởng đánh dấu bằng những con số nêu trên, có thể dễ thấy những biến đổivề chất thực sự tiềm tàng cho sự lớn mạnh tiếp tục của ngành.
* Nghề thuỷ sản từ tự cung tự cấp đã trở thành một nghề nuôi hàng hoá đáng kể là sản lượng tôm phục vụ xuất khẩu của nước ta đã đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới. Từ chỗ nuôi trồng chỉ phục vụ cho nhu cầu cá tươi nội địa, đến nay ngoài tôm, các thuỷ đặc sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
* Công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thuỷ sản với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn một ngàyđã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
* Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ. Các hoạt động và thành tựu về khoa học công nghệ nổi bật được xây dựng và áp dụng trong 15 năm qua, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hàng năm hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong đánh cá dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả thấp, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ. Trong chế biến, tiếp cận HACCP đưa và chất lượng của cả doanh nghiệp nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.
* Hoạt động hợp tác quốc tế xét cả ba mặt : thị trường xuất khẩu, nguồn. vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng, qua thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đến nay sản phẩm thuỷ sản của nước ta đến nay đã có mặt tại 25 nước với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên thị trường quan trọng.
2.3 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội.
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của các cộng đồng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tăng sự đóng góp của ngành thuỷ sản vào sự phát triển kinh tế và xã hội trong nước, bao gồm ổn định xã hội và an ninh quốc gia.
- Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của nhân dân bằng cách cung cấp cá và hải sản cho tiêu thụ nội địa.
- Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ.
- Đẩy mạnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá ngành thuỷ sản.
Dự kiến toàn bộ số dân dự kiến sống dựa vào nghề cá sẽ tăng lên từ 6,2 triệu người năm 1999 lên 8,1 triệu người vào năm 2005. Hơn nữa thu nhập trực tiếp của người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản dự tính sẽ tăng trung bình 16% một năm trong thời gian nêu trên, trên 1,2 triệu người trong các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản sẽ có thêm thu nhập vào năm 2005. Điều đó có nghĩa là số người được ngành thuỷ sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người.
Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế quốc dân sẽ tăng từ mức hiện nay năm 1998 từ 1,5 tỷ lên 3,5 tỷ USD vào năm 2005. Điều đó có nghĩa mức tăng trưởng được dự kiến cho nền kinh tế nói chung là 8%. Tỷ trọng tương ứng của ngành thuỷ sản trong GDP quốc dân sẽ đóng góp của ngành thuỷ sản đối với ổn định xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành thuỷ sản ở các vùng nông thôn.
Cũng như sự đóng góp của ngành thuỷ sản với mục tiêu dinh dưỡng quốc dân cũng được tăng cường. Dự kiến cung cấp cá và các sản phẩm thuỷ sản toàn nước sẽ từ mức hiện nay là khoảng 11,5 kg lên 13,5 kg một đầu người vào năm 2005. Mức tămg trưởng này có tính đến nhu cầu dinh dưỡng của số dân sẽ tăng mà dự kiến sẽ tăng khoảng 1 triệu người ở Việt Nam vào những năm 2005.
Việc đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hoá nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng cường năng lực của ngành này. Bằng cách đó sẽ tăng sự đóng góp của ngành đối với xã hội. Hiện đại hoá và phát triển sẽ giúp thiết lập các ngành công nghiệp mới và những ngành công nghiệp đã hoàn thiện tại các vùng ven biển mà sẽ nâng cao vai trò của ngành thuỷ sản đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt được các yếu tố của môi trường kinh doanh, xu hướng vận động và tác động của nó đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ hải sản việc nghiên cứu môi trường kinh doanh lại càng quan trọng và kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp và phong phú hơn nhiều thương mại trong nước.
1. Môi trường quốc tế.
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của mọi quốc gia được hoà nhập cùng nhau và cùng phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là việc gia tăng của thu nhập quốc dân của mọi tầng lớp dân, dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng mọi mặt hàng, trong đó có mặt hàng thuỷ sản. Những quốc gia tiêu thụ hàng hoá hải sản chính là các quốc gia có mức sống cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông...thường nhập khẩu một số lượng lớn thuỷ hải sản để chế biến thành những món đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Những năm gần đây thị trường tiêu thụ hải sản trên thế giới có nhiều biến động theo sự biến động của nền kinh tế, do đời sống ngày càng được nâng cao, một bộ phận lờn người thành thị trở nên giàu có, họ chuyển sang tiêu thụ thuỷ đặc sản cao cấp làm cho sản lượng tiêu thụ thuỷ sản tiếp tục tăng, khu vực châu á đang là thị trường nóng hổi về thuỷ sản; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn về thuỷ sản thì nay đã trở thành nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn, ngày 1/7/ 2001 Hồng Kông đã được trao trả
Trung Quốc, vốn dĩ Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường lớn về thuỷ sản và sự kết hợp này sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành một thị trường mới có tiềm năng to lớnvề thuỷ sản ở Châu á, cùng với sự tăng trưởng vượt bực về kinh tế của đất nước khu vực Châu á- Thái Bình Dương và Nhật Bản chắc chắn sẽ mở ra khả năng to lớn cho việc xuất khẩu thuỷ sản và đây là một triển vọng cho sự phát triển thuỷ sản trong tương lai.
2. Môi trường văn hoá xã hội.
Môi trường văn hóa được coi là : " Một tổ hợp phức tạp bao gồm nhiều kiến thức; tín ngưỡng luật pháp, nghệ thuật, lý luận và tất cả những thói quen khác mà con ngưòi đã thu nhận được là vì thành viên của một xã hội”. Vùng ảnh hưởng của một nền văn hoá có thể trải ra nhiều nứơc hoặc nhiều vùng.
Như đã biết thị trường được xây dựng trước hết bởi khách hàng. Khách hàng và hành vi ứng xử của họ trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá xã hội ( từ cách sống cách chi tiêu, lựa chọn sản phẩm .....) cũng như các đối thủ cạnh tranh và cách sử dụng của họ chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá mà họ hoạt động. Đối với các doanh nghiệp ngoại thương, do khách hàng là những ngưòi có quốc tịch khác nhau và do mỗi nền văn hoá có đặc trưng riêng tác động lên các thành viên trong xã hội, do vậy nhu cầu thị hiếu, thói quen, tập quán, tiêu dùng......ở các nứoc khác nhau. Bởi vậy nghiên cứu thị trường hết cần phải nghiên cứu các tham số của môi trường này bao gồm : dân số, xuhướng vận động của dân số, thu nhập và phân phối thu nhập, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, nền văn hoá.....và trong kinh doanh thuỷ sản cần thiết phải nắm rõ các tham số trên để tạo được tính hiệu quả cao, khai thác hợp lý các nguồn hàng, cung cấp đúng thị hiếu về sản phẩm thuỷ sản cho từng vùng thị trường.
3. Môi trường kinh tế và công nghệ.
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược và thời co kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường công nghệ là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát huy môi trường kinh tế và ngược lại môi trường kinh tế tạo điều kiện và đưa ra những khả năng để phát huy môi trường công nghệ.
Hiện nay nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế và mở cửa ra bên ngoài tự do buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhà nước sẽ phải đương đầu, canh tranh với nhiều đơn vị kinh tế khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp của nước ngoài tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự diễn ra giữa các doanh nghiệp chính yếu tố này đã đặt các doạnh nghiệp này không cần phải nghiên cứu thị trường. Nhưng ngày nay, tất cả mọi vấn đề đều do các doanh nghiệp tự mình giải quyết, nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, định hướng, điều này tạo ra cho các doanh nghiệp quyền chủ động sáng tạo nhiều hơn và làm ăn đạt hiệu quả cao hơn. Các chính sách khuyến khích XK của Nhà nước:
+ Cho vay vốn với lãi xuất thấp.
+ Trợ cấp xuất khẩu .
+ Xây dựng biểu thuế xuất khẩu với các mức rất thấp hoặc không đánh thuế với một số mặt hàng hải sản thấp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn quen với nối làm ăn cũ không thích hợp với tình hình làm ăn thua lỗ và bị giải thể.
Yếu tố tỷ giá hối đoái hiện hành cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nó là một yếu tố kinh tế tác động trực tiếp tới hiệu quả của thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và ngược lại. Có thể nói tỷ giá hối đoái được ví như chiếc gậy vô hình điều khiển hoạt động xuất khẩu .
Yếu tố lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát của chính phủ cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà còn kéo theo nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, bởi vậy mục tiêu của bất kỳ một chính phủ nào cũng là kiểm soát lạm phát và kìm giữ lạm phát ở mức thấp tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh .Chính phủ Việt Nam đã đạt được thành công lớn trong việc kiểm soát lạm phát , chuyển từ lạm phát phi mã (năm 1993) xuống chỉ còn 14-15% mỗi năm, mục tiêu của những năm tới là kìm hãm lạm phát ở mức một con số không còn lo ngại vì vấn đề lạm phát của các doânh nghiệp đã yên tấm sản suất kinh doanh, góp phần thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu ở các nước doanh nghiệp. Ví dụ: Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, TELEX, FAX...... giảm bớt được những chi phí đi lại. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin về thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các ngành sản xuất, gia công chế biến hải sản...... góp phần đưa ra những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có vị trí trên thị trường quốc tế.
4. Môi trường chính trị luật pháp.
Những nhân tố thực môi trường này là những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế có tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay kìm hãm sự phát triển cũng như việc khai thác các cơ hội kinh doanh của các nhà doanh nghiệp ngoại thương.
Nước ta có môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác làm ăn với các doanh nghiệp kinh doanh hàng thuỷ sản tuân theo khuôn khổ luật pháp nhà nước.
Với chính sách đối ngoại “ Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 100 nước thuộc các Châu lục khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở các mối quan hệ ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa Việt Nam và các nứoc đã mở ra cho các doanh nghiệp ngoại thương nước ta nhiều cơ hội kinh doanh đầy triển vọng .
Từ năm 1994 do ảnh hưởng của chính trị ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã khiến nhiều doanh nghiệp ngoaị thương Việt Nam bị mất 2 thị trường lớn này.
Các luật điều chỉnh các quan hệ trong thưong mại quốc tế hành lanh pháp lỳ cho các doanh nghiệp ngoại thương hoạt động. Hiện nay các doanh gniệp ngoại thương vừa phải tuân theo luật trong nước vùa pháỉ tuân theo luật quốc tế. Luật pháp nước ta chưa hoàn chỉnh , cụ thế, chi tiết, bộ luật thương mại đến nay mới được ban hành, dự tính bắt đầu áp dụng từ 1/11/1998 và cần phải được kiểm nghiệm nhiều qua thực tiễn, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương. Hơn nữa, các chính sách , các quy định ....đối với hoạt động xuất nhập khẩu liên tục thay đổi, thêm vào đó tuy đã có những cải cách tích cực nhưng các thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà , quan liêu , mất nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu , đây là dầu hiệu đáng mừng cho các doanh ngiệp thương mại kinh doanh XK thuỷ hải sản.
5. Môi trường địa lý.
Việt Nam có một đường bờ biển dài 3260km, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên các loại động thực vật ( trong đó có hải sản) hết sức phong phú và đa dạng.
Theo số liệu thống kê, có tới 100 loài chim, trên 300 loài thú, 1000 loài cá và trên 500 loài hải sản khác. Có lẽ đây là một thuận lợi lớn cho kinh doanh hải sản nói chung và cho kinh doanh tôm đông lạnh xuất khẩu nói riêng.
Mặt khác, do mức độ công nghiệp chưa cao nên bờ biển Việt Nam chưa bị ô nhiễm. Vì vậy, nguồn hải sản Việt Nam được đánh giá là hợp vệ sinh và rất tốt cho sức khoẻ. Chính điều này đã làm cho việc kinh doanh hải sản của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn, hứa hẹn sẽ tạo những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản.
IV. Thị trường thuỷ sản thế giới và những vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản.
1. Đặc điểm thuỷ sản thế giới.
Đánh giá sơ bộ tình hình thuỷ sản thế giới: Theo thống kê của FAO hiện nay trên thế giới có 179 quốc gia ở đó nhân dân sử dụng thuỷ sản làm thực phẩm. Do điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, phong tục tập quán hay tôn giáo mà mức độ sử dụng thuỷ sản làm thực phẩm của các quốc gia của các dân tộc rất khác nhau. Lượng tỉêu thụ thuỷ sản được tính theo mức độ trung bình là: 13,1kg thuỷ sản/ người/ năm trên toàn thế giới.
Trong thập niên 90, tổng sản lượng thuỷ sản trên thế giới tăng rất chậm, trung bình 0,23%/ năm thấp hơn so với mức bình quân 3% của những năm trong thập niên 80, theo đánh giá khả năng tăng sản lượng thuỷ sản trong tương lai không nhiều, cao nhất cũng chỉ có thể đạt được 105 triệu tấn vào năm 2005.
Bảng số 1.2 : Tình hình sản xuất thuỷ sản thế giới.
( Đơn vị 1000 tấn)
KVSX
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
TSNĐ
11.727
12.682
13.382
13.832
14.622
15.177
16.352
17.200
H.Sản
81.075
81.697
85.635
86.375
82.811
81.748
81.748
84.200
TSL
92.802
94.379
99.016
100.02
97.433
97.433
98.100
101.40
Nguồn : The state of food anh agricuture FAO 1999.
Theo báo cáo của FAO, cuộc họp váo tháng 3/95 của uỷ ban nghề cá (Cofi), cho đến nay sản lượng hải sản đánh bắt đã đạt được thậm chí còn vượt quá mức đánh bắt cho phép nên không thể tăng lên như các thời kỳ trước.
Hiện nay khai thác thuỷ sản vẫn chủ yếu từ biển. Năm 1997 hải sản chiếm 80,9%, còn thuỷ sản nội địa chỉ chiếm 19,1%, năm 1995 khai thác 85% hải sản biển và 15% thuỷ sản nội địa. Nguồn thuỷ sản đang xuống cấp và giảm dần do khả năng đánh bắt quá lớn của các đội tàu và do sự thiếu quản lý trong đánh bắt dẫn đến tình trạng khai thác vô tội vạ nguồn thuỷ sản. Trước tình hình đó, biện pháp cần thiết để giải quyết là qui định lại việc đánh bắt cho hợp lý ở từng quốc gia và trong khai thác cần có sự kết hợp giữa đánh bắt và nuôi trồng, tổ chức đánh bắt cả ở trên biển và trong đất liền.
Thuỷ sản nội địa tăng nhanh từ 13 triệu tấn năm 1993 lên 17,2 triệu tấn năm 1997, đây là lĩnh vực tăng nhanh nhất so với các lĩnh vực sản xuất thực phẩm trên đất liền như chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất sữa trứng của thế giới.
Một đặc điểm của thuỷ sản thế giới trong giai đoạn này là có sự thay đổi về ngôi thứ giữa các quốc gia có tổng sản lượng thuỷ sản lớn nhất trên thế giới.
Bảng số 1.3 : Sản lượng thuỷ sản của các quốc gia lớn trên thế giới
STT
Tên nước
Tổng sản lượng
Trung Quốc
17.5
Pê- ru
8.4
Nhật
8.1
Chi - lê
6.0
Mỹ
5.9
Nga
4.4
ấn độ
4.2
Inđônêxia
3.6
Thái Lan
3.4
Hàn Quốc
2.6
Nguồn : Bộ Thuỷ sản.
Như vậy, Nhật Bản liên tiếp trong hai thập kỷ giữ vị trí số một thế giới đến nay đã bị đâỷ xuống hàng thứ ba và khó lòng trở lại ngôi đầu bảng vì đã cách quá xa sản lượng của Trung Quốc. Liên bang Nga cũng trong hai thập kỷ luôn giữ vị trí số hai ( có một lần giữ vị trí số một năm 1980) nay đang trên đà trượt xuống vị trí thứ sáu.
Trong khi Nhật Bản và Nga xuống dốc thì Trung Quốc, Pê- ru, Chi - lê lại nhanh chóng vươn lên dành vị trí cao nhất. Trung Quốc sau hơn 10 năm‘Cải cách và mở cửa” đã từ vị trí thứ nhất về tổng sản lượng thuỷ sản thế giới và họ giữ vững đến nay. Hơn nữa, càng ngày họ càng bỏ xa các nước đứng dưới, tới
năm 1994 Trung Quốc đạt sản lượng 12 triệu tấn, trong khi kế hoạch từ năm 1995-2005 Trung Quốc đưa ra mục tiêu 20 triệu tấn thuỷ sản, điều bất ngờ là sau 4 năm họ đã đạt 20,7 triệu tấn năm 1998. Mức tăng quá nhanh tổng sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc ( trong khi các cường quốc nghề cá khác lại giảm sút nhanh) đã gây ngạc nhiên lớn cho giới quan sát . Với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,5% về tổng sản lượng. Trung Quốc là một trong ít nước đạt mức tăng cao nhất thế giới từ năm 1994 trở lại đây.
2. Tình hình nhu cầu thuỷ sản trên thị trường thế giới.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy đạm từ thuỷ sản không những đảm bảo lượng Calori cao mà còn có lợi cho sức khoẻ, tránh được bệnh thường thấy do dùng quá nhiều đạm và mỡ từ động vât cạn như thít, trứng, sữa.... Thêm vào đó công nghệ bảo quản chế biến đã làm cho hương vị thực phẩm thuỷ sản ngày càng cao thu nhập bình quân / người tăng. Những lý do đó dẫn đến nhu cầu thuỷ sản tăng mạnh, nó không chỉ tăng ở các nước có tập quán sử dụng truyền thống mà cả ở những nước chuyên dùng các thực phẩm từ gia súc, gia cầm.
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản một số nước
nhập khẩu chính (1000 USD)
Các nước
1994
1995
1996
Nhật
10.668.292
12.085.512
12.831.762
USA
5.573.241
5.999.958
6.024.064
Pháp
2.809.033
2.925.599
2.934.589
Italia
2.458.086
2.689.963
2.643.440
Đức
1.899.729
2.114.472
2.190.892
Anh
1.911.161
1.911.190
1.960.816
Hồng Kông
1.111.983
1.232.207
1.398.181
Hà Lan
843.510
976.627
999.484
Thái Lan
794.423
1.052.297
942.090
Trung Quốc
207.083
438.809
543.769
Singapo
361.582
460.054
680.844
Hàn Quốc
364.738
577.754
543.769
Đài Loan
425.720
458.883
504.853
Thuỷ Điển
499.101
441.149
146.739
Toàn thế giới
39.585.445
43.654.432
45.451.914
Nguồn : Bộ thuỷ sản, Tổng cục thống kê
Ngoài mức tăng về số lượng nhu cầu về thuỷ sản cũng như rất đa dạng, các sản phẩm sơ chế hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc xuất hàng dưới dạng sơ chế sẽ bất lợi về nhiều mặt như : không sử dụng được nhân công trong nước, không tận dụng được hết giá trị sử dụng của mặt hàng, bị ép giá do đó lợi nhuận không cao. Ngườ tiêu dùng hiện đại yêu cầu phải được sử dụng một cách hết sức thuận tiện, tức là phải được làm sẵn . Không cần nấu nướng có thể ăn liền, vừa bổ, dễ bảo quản và vận chuyển. . Không cần nấu nướng có thể ăn liền, vừa bổ, dễ bảo quản và vận chuyển. Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm hạn chế của thuỷ sản là dễ hư hỏng, một lý do khác là người tiêu dùng có quá ít thời gian dùng cho việc bếp núc, sản phẩm được chế biến sẵn như cá hộp, trứng cá, ruốc cá, các sản phẩm khô như mực tôm.... Có thể giữ được đầy đủ hương vị sẵn có của thuỷ sản, được người mua sẵn sàng chấp nhận.
Xong với mức sống ngày càng được nâng cao. Khi mà nhu cầu ăn no mặc ấm, thậm chí ăn ngon mặc đẹp đã được thoả mãn thì nhu cầu ăn chơi sẽ được nảy sinh ở rất nhiều địa điểm tiêu dùng cao cấp và những ngưòi tiêu dùng sành sỏi thì sản phẩm thuỷ sản tươi sống , chế biến theo những món khác nhau mới được họ ưa thích và xu hướng này là không thể bỏ qua, nó đã đangvà sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Dự báo trong thời gian tới sản phẩm tươi sống và đông lạnh sẽ có như cầu cao nhất. Tuy nhiên những nhu cầu về thuỷ sản mới chỉ là vượt khỏi quan niệm tiêu dùng, ngoài ra nhu cầu này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác như dân số, giá cả thế giới và trình độ phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Do đó cơ cấu tiêu dùng thuỷ sản còn chưa đồng đều nếu như không nói là vẫn còn khoảng cách chênh lệch đáng kể giữa các nước, các Châu lục với nhau.
Xét các châu lục thì châu á là nơi có mức tiêu thụ thuỷ sản nhất thế giới, đặc biẹt là hải sản, với ví dụ điển hình là Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu thế giới về nhập khẩu thuỷ sản.
Bảng 2.2 Dự tính dân số và tiêu thụ hải sản ở các Châu lục.
Dân số
Tiêu thụ hải sản
Châu lục
Triệu người
% Thế giới
/ Đầu người
Triệu tấn
Nam á
2.100
33,8
31,4
30,0
Đông á
1.470
24,0
32,6
21,8
Trung Quốc
1.260
20,6
20
11,5
ấn độ
962
15,7
7,0
3,1
Nhật Bản
128
2,1
140,0
8,1
Nơi khác ở châu á
82
1,3
50,0
2,2
Châu Phi
877
14,3
31,9
12,7
Châu Âu
513
8,4
42,9
10,0
Nga
315
5,1
60,0
8,6
Bắc Mỹ
298
4,9
47,2
6,4
Châu Đại Dương
330
<0,1
73,3
1,0
Nguồn Thông tin ngoại thương thuỷ sản
Tiêu thu hải sản ở EU đang tiến tới mức tăng 7 % trong những năm tới. Mặc dù tổng tiêu thụ hải sản gần đây có giảm chút ít. Hy vọng vào năm 2001 mức tiêu thụ sẽ lên tới 5,33 triệu tấn. Pháp là một trong những nước tiêu thụ lớn các mặt hàng hải sản ở Châu Âu: Cá tươi chiếm 51% lượng tiêu thụ , Đông lạnh 21,3%, Cá hộp 18%, Cá khô và cá hun khói 8,9%. Đến năm 2005 mức tiêu thụ hải sản tính theo đầu người tại Pháp hiện nay là 19kg về thuỷ sản nói chung, dự đoán mức tiêu thụ thế giới sẽ khoảng 30 triệu tấn vào trước năm 2005, nhưng mức tăng này sẽ không diễn ra ở các nước Đông Nam á, khu vực có dân số cao mà chủ yếu tăng ở Châu Âu, Châu Mỹ. Ngoài các nước tiêu thụ lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha...Các nước Đông Âu hiện đang tiêu thu một lượng thuỷ sản đáng kể, mặc dù phân bố khá chênh lệch giữa các nước trong khu vực nhưng xét về tổng thể chỉ tiêu 26,3 kg thuỷ sản / người /năm lại tương đối cao so với thế giới. ở Bắc Mỹ lượng tiêu thụ bình quân cũng tăng nhanh do sử dụng nhiều sản phẩm có giá trị cao.
3. Buôn bán thuỷ sản thế giới.
Khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ hay chậm phát triển thời gian qua, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này, một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần khác là do tương quan cung cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra. Dù sao, thị trường thuỷ sản thế giới vô cùng đa dạng và phong phú với hàng trăm dạng sản phẩm được trao đổi mua bán trên nhiều thị trường nước và khu vựckhác nhau. Tuy nhiên có thể phân ra 7 nhóm sản phẩm buôn bán chính trên thị trường thế giới là cá tươi, ướp đông, đông lạnh, giáp xác và nhuyễn thể tươi ướp đông lạnh; cá hộp; giáp xác và nhuyễn thể hộp; cá khô, ướp muối, hun hói; cá và dầu cá và 3khu vực lớn nhập khẩu lớn là Mỹ, Nhật, Tây Âu. Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt trên 52 tỷ đô la vào 1999.
Như vậy là sau 10 năm, xuất khẩu thuỷ sản của thế giới tính theo trị giá xuất khẩu đã tăng 201,6%, mức tăng trung bình hàng năm là trên 13% phản ánh sự phát triển rất năng động của thị trường thuỷ sản thế giới.Một nước xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng đồng thời là nứoc nhập khẩu sản phẩm này, đặc điểm này cũng phản ánh tính chất quốc tế của ngành thuỷ sản. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các khu vực thị trường chính của thế giới như Mỹ, Nhật Bản và EU
Bảng 3.1 Xuất khẩu thuỷ sản thế giới(đơn vị : triệu USD)
Khuvực nước
1980
1989
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Thế giới
15098
17249
31820
32031
3571
38917
40215
41501
47418
5204
% Hàng năm
-
+12.5
+45.8
+0.7
+10.4
+8.2
+3.2
+3.1
+12.5
+8.9
Các nước PT
9218
9862
17237
17131
2012
21186
21656
21181
23185
%trongtổng
số
57.2
57.2
54.2
53.2
56.3
54.4
53.9
51.0
49.4
Các nướcĐPT
5879
7566
14583
14899
15599
17730
18558
20320
23782
% trong tổng
số
43.9
43.9
45.8
46.5
43.7
45.6
46.2
49.0
50.6
Mỹ
993
1162
2441
25324
3019
3281
3582
3179
3229
3383
Thái lan
358
675
1631
1959
2264
2901
3071
3404
4190
4449
Na Uy
974
922
1608
1563
2059
2282
2436
2302
2718
3122
Canada
1088
1356
2219
2051
2269
2168
2085
2056
2182
2314
Đài Loan
1067
1311
1591
1517
1524
1803
2369
2213
2326
Trung Quốc
308
445
1023
1039
1301
1182
1560
1542
2320
2854
Hàn Quốc
677
797
1784
1538
1363
1500
1365
1335
1411
1564
VQ Anh
356.2
362.3
718.2
794.2
962
1121.
1147
868
1180
1195
Pháp
320.3
359
730.8
772.7
931.2
925.6
955.4
821
909.7
983.4
CHLB Nga
300.7
383.9
799.6
718.4
1014
1560
1491
1628
Nguồn: FAO fishery yearbook hàng năm.
Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển trong xuất khẩu của thế giới ngày càng cao, từ chỗ chỉ là khoảng 38-40/ 62-60/100 vào những năm đầu thập kỷ 80 đã thay đổi thành 43/57/100 vào những năm 1989 và từ cuối những 80 đầu những năm 90 là 45/55/100, xuhướng tăng tỷ trọng của các nước đang phát triển trong xuất khẩu cuẩ thế giới thời gian quavẫn còn tiếp tục và năm 1998, lần đầu tiên xuất khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển đã vượt hơn xuất khẩu thuỷ sản của các nước phát triển( 50,6/49,4/100) , xuất khẩu hướng này vẫn tiếp tục cho tới đầu thế kỷ XXI. ĐIều này có nghĩa là nhịp độ tăng xuất khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ nhanh hơn ở xcác nước công nghiệp phát triển.
Không tồn tại ưu thế tuyệt đối cua các nước trong xuất khẩu thuỷ sản cuả thế giới tuy rằng trong số 15 nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới có tới hơn một nửa là các nước phát triển: Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới cho tới 1996 với mức xuất khẩu hàng năm những năm qua là trên 3 tỷ đô la tăng hơn 3 lần so với 1 tỷ đô la xuất khẩu vào những năm 1989. Từ năm 1997, Thái Lan đã thay thế Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số một trên thế giới với mức xuất khẩu 3,4 tỷ đôla 1997.Năm 1989 Thái Lan mới chỉ xuất khẩu 675 triệu đô la hàng thuỷ sản, đến năm 1994 xuất khẩu đã tăng lên 2,2 tỷ đô la, sự thần kỳ diễn ra trong vòng năm năm cuối thập kỷ 80, khi mà xuất khẩu thuỷ sản trung bình hàng năm đạt 27%. Nhịp độ tăng trưởng nhanh tiếp tục trong những năm đầu thập kỷ 90 cho phép Thái Lan vượt Hoa kỳ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới hiện nay. Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn tiếp theo là NaUy, Trung Quốc, Đan Mạch, Đài Loan. Canada, Chinê, Inđônêxia, CHLB Nga, Hàn Quốc.....
Nhìn chung các nước này đều tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản thời gian qua và đóng góp quyết định vào tăng xuất khẩu thuỷ sản của thế giới tuy rằng mức tăng hàng năm có thể rất khác nhau.
* Trong nhập khẩu thuỷ sản của thế giới, nhập khẩu của các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo (85%-86%) nhập khẩu toàn thế giới thời gian qua. Nhập khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng có xuhướng tăng thời gian qua.
Nước truyền thống nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới là Nhật Bản, mức nhập khẩu tăng từ 4,7 tỷ đô la năm 1989 lên10,6 tỷ đô la1994 và đến 1999 nhập khẩu tăng lên 17,8 tỷ đô la chiếm 31,9% nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Như vậy từ năm 1989 đến 1999, nhập khẩu thuỷ sản đã tăng thêm 13,1 tỷ đô la, mức tăng tương đối là 278,7% và mức tăng trung bình hàng năm là 16% cao hơn mức tăng nhập khẩu thuỷ sản trung bình thế giới ( 12%). Nhập khẩu thuỷ sản đứng hàng thứ hai trên thế giới là Hoa kỳ với mức nhập khẩu tăng từ 4 tỷ đôla 1989 lên 7,14 tỷ đôla năm 1999 chiếm khoảng 14% nhập khẩu của thế giới, mức tăng nhập khẩu trung bình. hàng năm đạt 6,8% thấp hơn nhiều so với mức tăng nhập khẩu chung của thế giới.
Các nước phát triển Tây Âu mà đặc biệt là các nước thuộc Liên minh Châu Âu đều là những nước truyền thống nhập khẩu lớn hàng thuỷ hải sản
Bảng 3.2 Nhập khẩu thủy sản thế giới.
(đơn vị : triệu USD)
Khuvực/năm
1980
1989
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Thế giới
15908
18327
35325
35886
39565
43546
45102
44607
51616
56025
%qua các năm
15.21
92.75
1.59
10.25
10.06
3.57
-1.10
15.71
8.54
Cácnước ĐPT
2389
2152
4708
5068
5341
6188
6496
6704
7786
%trongtổng số
15.0
11.6
13.3
14.1
13.5
14.2
14.4
15.0
15.1
Nhật Bản
3114
4744
10657
10127
10668
12085
12831
14187
16140
17853
Trong thế giới
19.6
25.9
30.2
28.2
27.0
27.8
28.5
31.8
31.3
31.9
Bắc Mỹ
2934
4407
5982
6416
6193
6674
6710
7111
7956
8175
Trong thế giới
18.4
24.1
16.9
17.9
15.7
15.3
14.9
15.9
15.4
14.6
Hoa Kỳ
2366
4052
5389
5756
5573
5999
6024
6290
7043
7141
EC
5251
5502
11584
11807
14974
16211
16499
14312
16834
18600
Châu Âu
6786
6418
12811
13044
16375
17693
18068
15658
18382
19646
%thế giới
42.7
35.0
36.3
36.3
41.4
40.6
40.1
35.1
35.6
35.1
Pháp
1131
1040
2243
2195
2809
2925
2934
2518
2796
3221
VQ Anh
1033
944
1577
1627
1911
1911
1906
1626
1880
1910
Hồng Kông
361
1030
988
1111
1232
1398
1377
1642
1827
Thái Lan
23.4
138.3
537.7
726.8
794.4
1052
942
830
815
824
Bồ Đào Nha
98.2
202
457.7
390.5
606
757.8
743.9
627.7
669.9
763.2
Canada
301.6
355.9
593.3
659.2
620.3
675.5
686.9
822
913.4
1034
Trung quốc
95.4
297.7
359.5
207.1
438.8
680.8
576.0
855.7
941.3
Nguồn : FAO fishery yearbook hàng năm.
Trong cơ cấu buôn bán hàng thuỷ sản trên thế giới, có thể nói hàng thuỷ sản tươi và đông lạnh chiếm tỷ trọng áp đảo và ngày càng tăng ( 73,6%) nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới 1999 sau đó là đồ hộp thuỷ sản - 15,9%, thuỷ sản khô, muối, hun khói chỉ chiếm 5,4% trong khi bột cá chiếm hơn 4% buôn bán hàng thuỷ sản còn buôn bán dầu cá là không đáng kể ( 0,9%).
4. Giá cả thị trường thuỷ sản thế giới.
- Giá cả là “ Chiếc phong vũ biển nhạy bén nhất” , là kết quả của sự tác động qua lại giữa cung và trên thị trường thuỷ sản thế giới. Muốn nghiên cứu giá cả trên thị trường phục vụ cho hoạt động kinh doanh, ta lên xem xét các đặc điểm của giá cả thuỷ sản thế giới qua việc đánh giá các nhân tố hình thành và tác động đến nó.
- Giá cả trên thị trường thuỷ sản thế giới tăng giảm liên tục t._.ị thiết bị cấp đông và khoang bảo quản dung tích lớn.
- Công tác khuyến ngư cho khai thác phải tập trung vào việc truyền bá các kỹ thuật cơ bản về xử lý, bảo quản thuỷ sản cho các đối tượng là các chủ tàu và ngư dân trực tiếp khai thác trên biển.
e/ Nhập nguyên liệu thuỷ sản.
-Khuyến khích việc thu hút nguồn nguyên liệu các nước phát triển và các nước trong khu vực nhằm tăng cường nhập nguyên liệu để chế biến tái xuất. Phấn đẩu đạt tỷ trọng nguyên liệu nhập 5-8% vào năm 2010. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để tái xuất.
-Hình thành các cảng cá tự do tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang và một số địa phương có điều kiện khác để thu hút tàu thuyền nứơc láng giềng và giản hoá thủ tục xuất khẩu nguyên liệu thuỷ sản, kết hợp với các biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu.
Chống thất thoát sau thu hoạch và quản lý thị trường nguyên liệu.
a) Cùng với việc hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá, tiến hành quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hành nghề cho hệ thống nhập nguyên liệu thuỷ sản nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này.
b) Hình thành hệ thống chợ cá nằm trong qui hoạch chung hoặc ngay sát gần khu cảng cá, có đủ các điều kiện để phân loại, bảo quản, thương mại và đầu giá các loại nguyên liệu thuỷ sản.
c) Ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ tối thiểu, bảo đảm vệ sinh và an toàn chất lượng cho nguyên liệu trong quá trình thương mại trên thị trường.
d) Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết, liên doanh, phối hợp sản xuất giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Tăng cường công tác khuyến ngư tập trung vào các chủ hàng, cung cấp kiến thức và hỗ trợ họ đầu tư các biện pháp bảo quản cho ngư dân.
2. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu hàng thuỷ sản .
2.1 Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản
Hàn thuỷ sản thuộc nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt nam và trước đây có lợi thế cạnh tranh khá lớn vì vậy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua . Tuy nhiên , ngày nay lợi thế cạnh tranh này đã giảm đi rất nhiều do chi phí tàu thuyền ngày càng cao , gí lao động tăng lên nhiều trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung , vì vậy để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất , chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu cần có chính sách thuế thoả đáng cho nên việc Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu hàng thuỷ sản từ 15/2/1998 để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản có thể tăng cường cạnh tranh về mặt giá cả . Còn đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì nên hoàn trả 1005 thuế nhập khẩu , và đề nghị Nhà nước nên đầu tư đổi mới trang tiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu thông qua qui định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý để khuyến khíc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị .. Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế có tác động tích cực đối với việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt nam ,khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạnghoá sản phẩm xuất khẩu.
2.2 Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quĩ hỗ trợ sản xuất , xuất khẩu thuỷ sản.
Vấn đề tài trợ xuất khẩu –export financingboa trùm toàn bộ các biện pháp tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản , đây là một trong nhưng yếu tố qyết định thành công của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nhu cầu tài trợ xuấ khẩu bao gồm 1/ tài trợ trước khi giao hàng (vốn cho đầu vào sản xuất chế biến hàng xuất khẩu (mua nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng cần thiết , nhu câudf về vốn này rất quan trọng do đặc điểm của ngành thuỷ sản là sản xuất nguyên liệu có tính thờ vụ cao và nhiêu loại nguyên liệu có tính cần thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu ..) ;2/tài trợ trong khi giao hàng ;3./tín dụng sau giao hàng
Về quĩ hỗ trợ sản xuất xuất khẩu hàng thuỷ sản:
Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam vẫn còn lợi thế so sánh tương đối để phát triển , đặc biêt là hình thức nuôi tôm bán thâm canhcó lợi thế rất lớn vì vậy cần thiết phải thiết lập ra một quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản trong khi chúng ta rất hạn hẹp về mặt kinh phí và có nhiều ngành công nghiệp cần hỗ trợ ? Thực ra ,đã đến lúc Việt nam phải thành lập loại quỹ này nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản .Lý do bởi vì 1/do đặc thù của ngành thuỷ sản như đẵ phân tích ở trên , hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện thiên nhiên , có tịnh chất thời vụ ,rủi do rất lớn và giá cả biến động rất thất thường , nên thành lập quỹ này để ổn định giácho các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản;2/lợi thế so sánh của xuất khẩu thuỷ sản đẫ giảm lớn khi mà nguồn thuỷ sản ven bờ đã cạn kiệt , chi phí tàu thuyền và nhiên liệu cho khai thác hải sản đã tăng hơn 100% soa với cách đây hơn 10 năm ,cơ sở hậu cần nghề cá và cơ sỏ hạ tầng quá yếu kém và lạc hậu ..;3/quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản không cỉ có tác dụng duy trì sự ổn định giá trong sản xuất , chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu , mà còn là những trợ giúp cần thiết ki muốn đổi mới trang thiết bị để nâng cao mức độ chế biến , cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ;4/nguồn tài chính cảu quỹ hỗ trợ này từ đâu? đó là từ ;
a;/Nguồn thu thuế đối với hàng thuỷ sản
b;/nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản ( một phần trong chi phí nghiên cứu triển khai và chi tiêu thụ sản phẩm )
c;/nguồn hỗ trợ phát triển quốc tế
Như vậy ,về phương diện tài chính thì đây thực sự chỉ là một cách phan bổ nguồn lực tài chính hợp lý và hiệu quả hơn .
Tổ chức mạng lưới thị trường ,đẩy mạnh hoạt động xúc xúc tiến hàng thuỷ sản Việt nam trên thị trường thế giới.
Giữ vững thị trường truyền thống, tham gia tích cực thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước Châu Âu. Bắc Mỹ và các thị trường thu nhập cao khác, tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống, coi trọng xuất khẩu tại chỗ và thị trường trong nước; từng bước vươn ra làm chủ một số thị trường thế giới về một số mặt hàng.
a) Tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng hơn nữa mặt hàng xuất khẩu mà Việt nam có khả năng phát triển sản xuất. Kiện toàn hệ thống các tờ tin và mạng thông tin để đáp ứng nhanh nhạy các nhu cầu về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp.
b) Nhà nước phối hợp với các Trường đại học, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tăng cường đào tạo cán bộ marketing chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.
c) Hỗ trợ Hiệp hội Chế biến và Xuât khẩu thuỷ sản Việt nam tăng cường tuyên truyền về hàng thuỷ sản Việt Nam qua các ấn phẩm, tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, trao đổi định kỳ các đoàn thương nhân và quan chức để mở rộng phát triển thêm thị trường và khách hàng.
d) Tăng cường hoạt động để mở rộng các thị trường trọng điểm nhằm hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, giảm bớt ảnh hưởng của biến động tại từng thị trường riêng biệt.
Bảng 3.1 Cơ cấu thị trường dự kiến năm 2010
STT
Thị trường
Tỷ trọng
Giá trị xuất khẩu, tr$US
1
Nhật Bản
32- 34%
640- 680
2
Châu á( kể cả Trung Quốc)
20- 22%
400- 440
3
Bắc Mỹ
20- 22%
400- 440
4
Châu Âu
16- 18%
320- 360
5
Thị trường khác.
8 - 10%
160- 200
Cụ thể đối với từng thị trường:
- Đối với thị trường Nhật Bản: tăng tỷ trọng hàng thuỷ sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, cá ngừ tươi và đônglàm sashimi cũng như tôm tươi sống và đặc sản. Lập văn phòng đại diện Hiệp hội chế biến tại Nhật Bản.
- Đối với thị trường EU: Tiếp tục đẩy mạnh công tác ngoại giao để chính thức đưa Việt Nam vào danh sách 1 xuất hàng vào EU; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm dịch đáp ứng yêu cầu của EU để giữ ổn định thị trường này; Lập văn phòng đại diện Hiệp hội tài Bruxell.
- Đối với thị trường Mỹ: Nhà nước ký kết Hiệp định thương mại giữa hai nước để có cơ chế tối huệ quốc, Bộ thuỷ sản và FDA Mỹ có văn bản công nhận lẫn nhau về kiểm soát và chứng nhận chất lượng trước năm 2005. Phối hợp với Phòng Thương Mại Việt Nam tại Mỹ để mở Văn Phòng đại diện Hiệp hội tại Mỹ.
- Đối với thị trường Trung Quốc': Nhà nước sớm ký kết Hiệp định thương mại, thoả thuận cơ chế thanh toán chính thức với Trung Quốc để đảm bảo an toàn tài chính cho xuất khâủ. Chú trọng mở rộng thị trường chính ngạch với các tỉnh Tây Nam và phía Đông Bắc Trung Quốc. Lập văn phòng đại diện tại Quảng Châu và Côn Minh.
3. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinhhàng thuỷ sản xuất khẩu .
Ngoài việc phấn đấu giảm giá thành để có ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu hàng thuỷ sản thì vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam, Việt nam có thể thấm thía điều này qua vídụ cụ thể là trường hợp Thái lan ,trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất nhất thế giới hiện nay là nhờ viẹc thái lan tập trung mọi nỗ lực của ngành thuỷ sản ,cả tư nhân và nhà nước để cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản khẩu ..Hướng xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới của Nhà nước là phải tăng thị phần ở liên minh Châu âu và Bắc mỹ , nơi mà mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đều được qui tụ trong việc thực hiện trong tiêu chuẩn HACCP .Vì vậy , không có các nào kháclà sự vươn lên cảu các danh nghiệp Việt nam cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật , tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lường hàng thuỷ sản Việt nam .Mặc dù đẫ đật được kết quả 27 doang nghiệp Việt nam được xuất khẩu thuỷ sản sang EU nhưng có điêù thách thức là bất cứ lúc nào EU cũng có thể tuyên bố cấm vận nếu có vi phạm .Thực tế đã xảy ra đối với cấm vận nhập khẩu tôm của ấn độ và Bang la det vào EU vào tháng 8/97 (được giỡ bỏ vào 21/2/98) dù hai nước này đã nằm trong danh sách được xuất khẩu vào EU từ lâu . Ngoài ra còn có nhiều thách thức trở ngại khác trong vấn đề đảm bảo an toàn chất lượng hàn thuỷ sản để có thể đẩy mạnh xuất khẩu :Số các doanh nghiệp đạt các điều kiện tương đương HACCP là quá ít 27/170 hay 16% ;2/ Các doang nghiệp đạt được các điều kiện trên đã phải đầu tư quá lớn mức đầu tư từ 300 ngàn đến 1 triệu USD .. vì vậy, chúng tôi đề nghị:
-Nhà nước cần tăng cường trách nhiệm và thẩm quyển về cơ quan quản lý chất lượng
-Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để các doanh nghiệp Việt nam có đủ điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản nước ngoài
-Các doanh nghiệp Việt nam ,là người trực tiếp thực hiện chất lượng dản phẩm phải khoán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp từ đó nâng cao ý thức đối với việc cung cấp những sản phẩm chất lượngtheo yêu cầu của thị trượng quốc tế.
Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản vững mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực cần có những giải pháp sau:
a/ Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sunh thực phẩm có thể xuất khẩu đi EU và Mỹ. Xây dựng mới thêm 5 cơ sỏ chế biến xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 và 20 cơ sở đến năm 2010, nâng công suất chế biến lên 1000 tấn/ ngày vào năm 2005 và 1500 tấn/ ngày vào năm 2010. Đến năm 2010 có 70-80 doanh nghiệp được xuất đi EU và 70-80 doanh nghiệp xuất hàng đi Mỹ . Đầu tư để xây mới thêm 25-30 xí nghiệp có công nghệ hiện đại cho đến năm 2010.
b/ Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, cuối năm 2005 bắt buộc 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhăm đảm bảo an toàn vệ sunh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
c/ Xây dựng và ban hành và triển khai áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn Nhà nước và Tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sỏ chế biến thuỷ sản xuất khẩu các cảng cá, chợ cá.
d/ Nâng cấp chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thốn bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ cá tại các cảng cá của các tỉnh trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ, hệ thống chợ các đường biên cũng như các chợ cá qui mô nhỏ ở địa phương.
e/ Tăng cường và mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới. Nâng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng năm 2004 lên 25-30% và 40-45% vào năm 2010.
f/ Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nănglực nghiên cứu, triển khai của Trung Tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II thuộc Bộ thuỷ sản đủ khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm và tư vấn cho các doanh nghiệp phảt triển đa dạng hoá mặt hàng.
g/ Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản, trên cơ sở Trung Tâm Kiểm tra Chất lượng và vệ sinh thuỷ sản hiện nay.
4. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu ,vấn đê kết hợp xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế.
Kết hợp việc củng cố vị trí cho các tập đoàn xuất khẩu lớn với việc giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất khẩu thuỷ sản .Thực ra việc kết hợp này sẽ phát huy được lợi thế của các doanh nghiệp trong sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu bởi vì nếu chỉ tập trung hố trợ các tập đoàn lớn thì điều kiện đầu tư ,đổi mới trang thiết bị sẽ tốt hơn và việc đào tạo sẽ tạp trung hơn ..do vậy các tập đoàn lớn có thể trở thành đầu tàu để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản nhưng các tập đoàn lớn thường khó thích ứngtrước ngững biến đổi thất thường và những yêu cầu rất đa dạng và phong phú của thị trường cá biệt nên thường thường các doanh nghiệp nhỏ lại có tính linh hoạt và dễ thích ứng hơn . Hơn nữa, đặc điểm của Việt nam là kinh tế hộ gia đình , các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm đại bộ phận trong ngành thuỷ sản thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên cần thiết để đạt đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hôị .Ngoài ra, đó còn là sự kết hợp xuất khẩu hàng thuỷ sản với nhập máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu . Ngoài việc ký các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hàng thuỷ sản ra nước ngoài có thể ký gửi bán hàng thuỷ sản Việt nam ở nước ngoài hay sử dụng mạng lưới phân phối hàng thuỷ sản nước ngoài làm đại lý , môi giới bán hàng ..Hay việc nghiên cứu triển khai các phương thức bán hàng theo diiệ kiệ CIF thay cho việc bán FOB .. Việc kết hợp xuất nhập và linh hoạt áp dụng các phương thức mua bán hàng quốc tế sẽ mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu thuỷ sản.
5. phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản
Một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu đượcđó là yếu tố con người . Việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản thông qua việc nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho ngư dân , đoà tạo mới và đào tạo lại cán bộ quản lý ,cán bộ kỹ thuật và cán bộ thị trường để có đủ năng lực và thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường có điieù tiết là chìa khoá cho sự thành công của chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới ,bởi vì :các biẹn pháp khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước ngsy csr khi được xác định một cách khoa học và đúng đắn mới chr là một vế của phương trình xuất khẩu , trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng được mọi sự ưu đãi có thể chào bán được các sản phẩm có tính cạnh tranh coa để mở rộng thị trường xuất khẩu lại thuôcj về bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cũng như các nỗ lực chủ quan của họ .Đào tạo nhân lực không chỉ là mối quan tâm ở mức doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của quốc gia cũng như quốc tế . Như vậy phương châm nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư cho việc xây dựng nguồn nhân lứcẽ mang lại hiệu quả . Ngoài ra , trợ giúp kỹ thuật và tài chínhcủa cộng đồng quốc tế là rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực co việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam..
7. Đầu tư.
Để đạt được những mục tiêu sản xuất sản phẩm xuất khẩu trên Nhà nước( trung ương địa phương) cần có chính sách đầu tư phù hợp theo hướng phối hợp các kênh đầu tư xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ, khuyến ngư, đào tạo tín dụng ưu đãi bằng nguồn vốn ở tất cả các cấp ngân sách để phát triển chiến lược sản phẩm , tránh đầu tư dàn trải.
a/ Đầu tư để tạo nguồn nguyên liệu theo các chương trình sản phẩm.
a1.Cơ cấu đầu tư.
- Vốn ngân sách Nhà nước ( trung ương và địa phương).:
+ Xây dựng hệ thống cảng cá, vở bao che chợ cá, đường giao thông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác trong hệ thống cảng cá, chợ cá tại các vùng trọng điểm nghề cá và trung tâm nghề cá lớn.
+ Xây dựng cơ sở hệ thống thuỷ lợi phục vụ thuỷ sản tại các vùng nuôi tập trung bao gồm đê bao, cống, kênh cấp thoát nước cấp 1, các trạm bơm lớn.
+ Xây dựng hệ thống giống quốc gia để bảo vệ giống gốc và phát triển giống lai hoặc nhập nội; nghiên cứu cơ bản về giống và phòng trị bệnh cho thuỷ sản.; kiểm soát môi trường nước, bảo vệ và phục hồi sinh thái môi trường; hỗ trợ nghiên cứu triển khai để áp dụng kỹ thuật mới, nuôi tăng sản bền vững ....Đặc biệt chú trong hoàn thiện các Trung tâm giống nuôi biển: Cát Bà, Nha trang, Vũng tàu; đồng thời xây dựng 6 cơ sở giống nuôi biển ở một số địa phương : Quảng Ninh, Hải phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà.
+ Xây dựng một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đầu tư cho hệ thống thông tin toàn ngành.
+ Dành vốn ngân sách nhập khẩu công nghệ, tập trung vào các công nghệ sản xuất giống cá biển, nhuyễn thể, thuỷ đặc sản, công nghệ nuôi cao sản, công nghệ xử lý môi trường.
- Vốn tín dụng ưu đãi Nhà Nước.
+ Hỗ trợ các thành phần kinh tế cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản: phát triển các trại giống cấp cơ sỏ, kênh thuỷ lợi cấp 2, thiết bị kỹ thuật cho nghề nuôi, nuôi tăng sản, xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp...
+ Hỗ trợ chuyển đổi phương thức nuôi, áp dụng công nghệ mới cho nuôi trồng thuỷ sản qui mô công nghiệp năng suất cao, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn.
a2. Nội dung các hạng mục đầu tư chủ yếu.
- Nâng cấp các trại giống của các địa phương, trước mắt năm 2004 nâng cấp 30 trại, đến năm 2010 sẽ nâng cấp 50% số trại giống hiện có ( 300-350 trại), với suất đầu tư 400.000 $US mỗi trại.
- Nâng cấp và xây dựng mới các vùng nuôi tôm sú công nghiệp: Trước mắt năm 2004 cần cải tạo , nâng cấp 10.000 ha diệntích ao đầm cũ của một số địa phương; đồng thời xây dựng mới khoảng 3.000 ha nuôi công nghiệp và đến năm 2010 cần đầu tư xây dựng thêm 20.000 ha và nâng cấp 30.000 ha.
- Phát triển hệ thống sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thuỷ sản; Nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất thức ăn hiện có, xây dựng mới cơ sỏ sản xuất thức ăn theo công nghệ mới.
Bảng: 5.1 Nhu cầu vốn và nguồn vốn.
(Đơn vị tính : triệu USD)
Nguồn vốn
2004
2005
2005-2010
Vốn ngân sách
30
32
127
Tín dụng ưu đãi
72
105
400
Vốn tự huy động
15
22
90
Vốn FDI
15
23
80
Tổng số
132
182
697
Nguồn: Thông tin Bộ thương mại.
b/ Đầu tư nâng cấp và phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản.
b1. Cơ cấu đầu tư.
- Vốn ngân sách Nhà nước:
+ Hỗ trợ đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng, đào tạo đội ngữ marketing chuyên nghiệp, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các xí nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm và các cơ quan kiểm soát chất lượng.
+ Xây dựng cơ sơ vật chất để hình thành hệ thống thông tin thị trường.
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung Tâm công nghệ Chế biến và Trung tâm Dịch vụ tư vấn Xuất khẩu Thuỷ sản.
'- Vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước.
+ Hỗ trợ việc đổi mới công nghệ, nâng cấp điều kiện sản xuất.
+ Hỗ trợ xây mới hoặc mở rộng cơ sỏ chế biến thuỷ sản chất lượng cao.
+ Hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải công nghiệp.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở nước đá tại các trung tâm khai thác.
+ Xây dựng chợ cá tại các trung tâm khai thác và một số tỉnh trọng điểm .
Bảng : 5.2 . Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư.
Hạng mục đầu tư
Chỉ tiêu
2004
2005
2005-2010
Nâng cấp điều kiện sản xuất nhà máy hiện có:
- Số nhà máy nâng cấp
- Tổng vốn cần có: ( triệu USD) trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi, ( triệu USD)
+ Vốn tự huy động và FDI, ( triệu USD)
30
33
23
10
30
33
23
10
60
90
63
27
Xây dựng mới các cơ sở chế biến:
-Số lượng nhà máy xây mới.
- Vốn cần có ( triệu USD) trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi, ( triệu USD)
+ Vốn tự huy động và FDI, ( triệu USD)
6
12
8,4
3,6
5
10
7
3
20
40
28
12
Tổng cộng vốn tín dụng ưu đãi, ( triệu USD).
31,4
30
91
Nguồn: Bộ Thươngmại
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả nước, ngành thuỷ sản đã và đang triển khai thực hiện nghị quyết Trung Ương VII, cùng với việc tổ chức thực hiện nghị quyết Trung Ương V, chuyển dịch cơ cấu một cách hợp lý và có hiệu quả nhất, nhằm cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng các mặt hàng có giá trị lớn trong xuất khẩu, chuyển đổi từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu thành phẩm , từng bước tiếp cận với các siêu thị khó tính nhất ( như Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ).
Phát triển Khoa học Công nghệ, hình thành một lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá ngành thuỷ sản, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của tích cực của các ngành liên quan.
Tất nhiên muốn thực hiện được các mục tiêu trên, ngoài những cố gắng nỗ lực của ngành, một trong những yếu tố quyết định khác là sự quan tâm và ưu đãi của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ và hiệp lực tích cực của các ngành liên quan.
Chúng ta tin tưởng chắc chắn vào một ngành thuỷ sản vững mạnh trong tương lai, một ngành thuỷ sản góp phần to lớn đưa nền kinh tế đất nước sánh vai cùng cường quốc năm châu.
Phụ lục I:
Kế hoạch sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu đến 2010
Địa phương
Kế hoạch năm 2004
(1000 USD)
Kế hoạch năm 2005
(100 USD)
Kế hoạch năm 2010
(100 USD)
Tổng số
950000
1100000
200000
Trung Ương
120000
140000
25000
Địa phương
830000
960000
175000
Quảng Ninh
11000
12000
2150
Hải Phòng
10000
11000
1900
Thái Bình
1400
2000
350
Nam Định
4000
4200
700
Ninh Bình
500
600
100
Thanh Hoá
12000
13500
2200
Nghệ An
7500
8200
1500
Hà Tỉnh
8600
8500
1600
Quảng Bình
5000
5600
850
Quảng Trị
4500
5500
900
Thừa Thiên Huế
15000
17200
3100
Đà Nẵng
23000
26500
4700
Quảng nam
4000
5000
700
Quảng Ngãi
9000
11200
2000
Bình Định
8000
11000
2000
Phú Yên
3500
4500
750
Khánh Hoà
65000
75000
14000
Ninh Thuận
8500
11000
2000
Bình Thuận
30000
35000
6300
Bìa Rịa Vũng Tàu
45000
52000
95000
TP Hồ Chí Minh
65000
75000
140000
Tiền Giang
15000
17000
30000
Bến Tre
18000
20000
37000
Trà Vinh
22000
24000
43000
Vĩnh Long
4000
5000
9000
Sóc Trăng
110000
130000
237000
Cần Thơ
75000
90000
170000
Bạc Liêu
55000
63000
115000
Cà Mau
110000
125000
228000
Kiên Giang
35000
40000
75000
An Giang
30000
34000
62000
Đồng Tháp
10000
11500
21000
Long An
2500
3000
5000
Hà Nội
3000
3000
5000
Phụ lục:II
Tổng hợp cung cầu vốn đến năm 2010
(Để thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản.)
ĐVT: Triệu USD
TT
Nội dung
2004
2005
2005-2010
Tổng số vốn
182,8
231,8
850,6
I
Nguồn ngân sách
30
32
127
Xây dựng hệ thống cầu, cảng chợ cá.
16
18
75
XD hệ thống hạ tầng cho nuôi trồng TS.
5,5
6
25
XD và nâng cấp hệ thống giống quốc gia
2
2
10
Nhập khẩu công nghệ mới.
5
5
15
Xây dựng hệ thống thông tin
1,5
1
2
II.
Vốn tín dụngưu đãi của Nhà nước.
107,4
140
509
a.
Nuôi trồng thuỷ sản
72
105
400
Nâng cấp trại giốngcủa các đia phương.
9
14
57
Nâng cấp các cơ sở nuôi hiện có
21
21
63
Xây dựng mới các cơ sở nuôi công nghiệp
42
70
280
b.
Hệ thống chế biến
31,4
30
91
Nâng cấp nhà máy chế biến hiện có
23
23
63
Đầu tư xây dựng nhà máy mới
8,4
7
28
c.
Xây dựng cơ sở nước đá tại các trung tâm khai thác
2
2
8
d.
Xây dựng các chợ cá tại các TT khai thác và một số tỉnh trọng điểm
2
3
10
III.
Nguồn tự huy động và FDI
45,4
59,8
214,6
Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản
30
45
170
Đầu tư cho chế biến
13,6
13
39
Xây dựng cơ sở nước đá
0,9
0,9
2,6
Xây dựng hệ thống chợ cá
0,9
0,9
3
Phụ lục: III
Giá trị sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Năm
1995
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Tổng số
262234
305163
368435
458200
550600
670000
776468
850000
I.KhốiTW
37405
35691
53072
72049
69334
914000
94025
124000
TCTYTSVN
29710
28445
46471
67249
64734
76000
83000
108000
TCTHSBiểnĐông
4564
4543
4200
2400
3100
3100
2825
3000
TCT. TS Hạ Long
3131
2703
2401
2400
1500
1300
2200
2000
Quân đội
11000
6000
1000
II.Khốiđịaphương
224829
269472
315363
386151
481266
578600
682443
725000
Quảng Ninh
2850
2700
3000
3900
4200
6500
10990
11000
Hải Phòng
2000
3200
4600
6270
7000
5230
5900
80000
Thái Bình
550
900
470
650
700
900
1000
4000
Nam Định
1600
1600
2000
2563
3000
2800
3500
35000
Ninh Bình
-
144
183
400
350
600
480
5000
Thanh Hóa
2200
5000
5020
8000
8300
10000
10356
105000
Nghệ An
1800
1200
2000
3620
4000
5000
6500
70000
Hà Tĩnh
-
1550
2140
4050
5100
5800
6300
65000
Quảng Bình
1450
1150
1600
2083
2600
3600
3265
45000
Quảng trị
1000
1200
1700
3100
3600
4000
4000
40000
Thừa thiên Huế
1700
2915
4020
4607
6200
9129
12050
125000
Đà Nẵng
5717
7100
8500
13959
16500
23500
19626
21500
Quảng Nam
2420
25000
Quảng Ngãi
1414
1960
1382
2400
1140
1600
4000
70000
Bình Định
2343
2670
4237
6306
6700
6700
7343
78000
Phú Yên
1200
1060
1265
1073
1700
1263
1500
38000
Khánh Hoà
7173
7300
15237
23000
38053
46000
61242
55000
Ninh Thuận
9000
4000
7000
7238
8654
11500
10000
7000
Bình Thuận
7570
11899
11500
13000
19500
21000
18000
Bà Rịa Vũng Tàu
9432
11339
9515
18000
28000
37000
34000
39000
TP. Hồ Chí Minh
40021
55756
52032
41196
58800
68000
58000
61500
Tiền Giang
6992
6000
8200
6950
7830
8800
13000
10000
Bến Tre
6800
5936
9188
11548
9840
9100
15000
15000
Trà Vinh
7500
5200
6509
6582
7000
5675
8225
6200
Vĩnh long
3700
3900
4000
3000
4000
3250
3800
Sóc Trăng
12063
4422
8336
19667
25000
58000
81125
11500
Cần Thơ
6000
7000
17570
28700
36500
61117
7400
Bạc Liêu
53581
72000
96500
111493
121326
115000
38650
50000
Cà mau
110850
102000
Kiên Giang
19443
20000
17430
24526
28500
36120
30000
22000
An Giang
10000
13600
13000
12000
25000
28000
25100
24000
Đồng Tháp
4000
3300
3000
5000
3857
5000
7500
7000
Long An
11000
7000
3000
1000
1416
1220
2654
2000
Hà Nội
2000
2000
1500
1900
220
2500
2500
3000
Phụ lục: IV
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 1999 đến năm 2005.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 1999
Tăng so với năm 1994
Định hướng năm 2005
Tăng so với 1999
1. Tổng sản lượng thuỷ sản
Tấn
1.220.000
123,49
1,600,000
131,15
2. Xuất khẩu thuỷ sản
-Lượng hàng xuất khẩu
TriệuUSD
Tấn
550
126.000
268,29
255,41
1,000
190,000
181,82
150,79
3. Nộp ngân sách.
Tỷ VNĐ
750
384,62
1,100
146,67
4 Tàu thuyền lắp máy
- Công suất.
Chiếc
CV
62.000
1.100.000
150,31
151,57
70,000
1,460,000
112,90
132,73
5. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Ha
590.000
119,91
780,000
147,46
6. Chế biến đông lạnh.
- Công suất đông lạnh.
- Số lượng nhà máy.
Tấn
T/ ngày
Cái
110.000
800
170
261,60
141,09
166,66
180,000
910
210
163,64
113,75
123,52
7.Chế biến nước mắm
Triệulít
180
142,76
160
106,67
8. Sản phẩm chăn nuôi.
Tấn
34.000
116,67
55,000
161,76
9. Năng lực cầu cảng.
Mét
1.340
115
3,340
250
10. Thu hút lao động nghề cá.
Người
3.000.000
161,29
4,200,000
140
Phụ lục: V
Sản lượng và giá trị các mặt hàng thuỷ sản
xuất khẩu 2001
Tên mặt hàng
Số lượng(T)
Giá trị ( USD)
Tổng cộng
146800
776000000
1.Tổng cộng tôm
72800
431.448.974
Tôm đông lạnh các loại
56643.2
273778846
Tôm sú các loại
14385
146.727.386
Tôm hùm
1529.6
10104461
Tôm mũ ni
114.8
481078
Tôm đất đông lạnh
127.4
357203
2.Mực đông các loại
1880
81.840.526
3.Mực khô các loại
6000
68747854
4.Tổng cộng cá
49200
116102496
Cá đông lạnh các loại
34148.5
82699231
Cá thu đông lạnh
2487.1
8288528
Cá cơm các loại
2945.6
6965910
Cá ngừ đông lạnh
2925.3
6208475
Chả cá
4174.1
5891407
Cá ba sa
425.2
1656978
Cá lưỡi trâu đông lạnh
336.7
1352020
Cá muối các loại
538.1
713184
Cá song
289.5
470868
Cá da đông lạnh
315.4
398980
Cá mú đông lạnh
155.6
274248
Cá chim đen đông lạnh
179.9
278679
Cá lạc
165.4
416368
Bóng cá + Cá cảnh
10.2
18467
Cá sống các loại
70.8
105348
Cá mú sống
32.6
63805
5.Tổng cộng hải sản các loại
41050
107.860.150
1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương- Nhà xuất bản thống kê 1998.
2. Giáo trình Kinh tế phát triển - Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2001.
3. NXB thống kê- Niên giám thống kê năm 1999, 2000,2001, tóm tắt năm 2002.
4. Bộ thuỷ sản - Phát triển kinh tế hải sản và các giải pháp phát triển kinh tế thời kỳ mới 2001.
5. Bộ thuỷ sản - Báo cáo tổng kết hàng năm 1991-2001.
6. FAO - The state of food and agriculture 2001.
7. Thời báo kinh tế Việt Nam các số 1999-2002.
8. Báo đầu tư các số 1999-2002.
9. Trung tâm thông tin thương mại - Bản tin thị trường- các số hàng ngày 1999-2002.
10. Tạp chí thương mại - các số 1999-2002.
11. Tạp chí kinh tế thế giới các số 2001-2002.
1.2 Tạp chí dự báo kinh tế.
13. Báo thương mại - các số 1999-2002.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0546.doc