GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG

Tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG: Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt XK : Xuất khẩu XTXK : Xúc tiến xuất khẩu XTTM : Xúc tiến thương mại DN : Doanh nghiệp ITC : Trung tâm thương mai quốc tế WTO : Tổ chức thương mại thế giới ICC : Phòng thương mại quốc tế TSIs : Các tổ chức hỗ trợ thương mại GATT : Tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại UN : Liên hợp quốc UNDP : Cơ quan điều hành của chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNCTAD : Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển JETRO : Tổ ... Ebook GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức ngoại thương Nhật Bản KOTRA : Tổ chức XTTM và đầu tư Hàn Quốc DEP : Cục XTXK Thái Lan KH : Kế hoạch CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân VPĐD : Văn phòng đại diện WEF : Diễn đàn Kinh tế thế giới DNNN : Doanh nghiệp nhà nước Danh mục các bảng biểu, các hình vẽ đồ thị Chương 1: Hình 1.1 Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của JETRO Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan) Hình 1.6 Khuyến khích XK ở Đông và Đông Nam Á Chương 2: Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007 Hình 2.2 Bộ máy tổ chức sơ thương mại Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn Hình 2.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp xử dụng dịch vụ tư vấn Hình 2.5 Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần Chương 3: Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Hình 3.2 Ma trận cấu trúc thương mại điện tử LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của thế giới đang từng ngày từng giờ phát triển nhanh như vũ bão, cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các thị trường xuất khẩu mới, các tổ chức xuất khẩu mới. Thế giới chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức gay go khi đang có dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, lương thực và có dấu hiệu bị chững lại sau một thời gian dài phát triển quá nóng, nhu cầu thì ngày càng nhiều nhưng việc đáp ứng thì lại có hạn. Nhu cầu cao đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên cục diện toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, đứng trước một thế giới ngày càng phức tạp thì việc gặp nhiều rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy ngoài việc trang bị đầy đủ những thông tin và các biện pháp cần thiết để ứng phó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ hoặc từ phía các tổ chức hỗ trợ để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt tiến tới những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đánh giá được hết tầm quan trọng các công cụ hỗ trợ của nhà nước và còn nhiều lúng túng, do dự khi sử dụng các dịch vụ này. Mặt khác, về phía các cơ quan của chính phủ cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Chậm đổi mới, chậm thay đổi tiến độ là bài học muôn thởu đối với các cơ quan này. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính phủ đã học rất nhiều bài học đắt giá về sự phát triển cúa thế giới, do vậy thay đổi là điều tất yếu nếu không muốn bị bỏ đằng sau cuộc chạy đua toàn cầu. Để làm được điều này thì xúc tiến thương mại là còn đường duy nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, tìm kiếm khách hàng, các cơ hội kinh doanh và hạn chế được các rủi ro trong thương mại, các hoạt động này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu. Có thể nói, hoạt đông xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam còn rất mới mẻ và chưa có nhiều sự đổi mới, việc sử dụng các mô hình XTXK cũ kĩ vẫn còn tồn tại trong bộ máy của chính phủ. Xuất phát từ những vấn đề này cùng sự quan tâm của bản thân tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng”. Nhằm làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về XTXK và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cấu trúc của bài gồm có ba phần: Chương I: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Chương1: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu Khái niệm xúc tiến xuất khẩu Khái niệm xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại – XTTM (trade promotion) được hiểu và định nghĩa nhiều cách khác nhau: Theo Philip Kotler “xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.” Các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ. Theo giáo trình lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của khoa Marketing trường đại học kinh tế quốc dân thì “XTTM là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng. XTTM bao gồm 3 nội dung chính : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng”. Như vậy, tuy các định nghĩa diễn đạt XTTM bằng các từ ngữ khác nhau nhưng nội hàm của XTTM chỉ là một. Đó là họat động thông tin có định hướng khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây là quan niệm truyền thống hay là quan niệm hẹp về XTTM. Cách tiếp cận này coi hoạt động XTTM là một trong bốn “P” của marketing gồm sản phẩm (produc), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động XTTM chỉ có vai trò như một trong bốn tham số khác tác động tới hoạt động thương mại. Những định nghĩa được đề cập trong thời gian gần đây, khi môi trường thương mại đang có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá, đáng lưu ý là định nghĩa của trung tâm thương mại quốc tế ITC, quan niệm này bao trùm hoạt động XTTM cả ở tầm vi mô (doanh nghiệp) lẫn vĩ mô (chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại), cả thời gian trước mắt và lâu dài. Có thể tổng kết quan niệm này như sau: Trước mắt Dài hạn Doanh nghiệp Qúa trình xuất khẩu (marketing XK) Phat triển kinh doanh XK (Marketing quốc tế) Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại XTXK Phát triển XK Quan niệm này được hiểu như sau: XTTM là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Những biện pháp này có thể có tác động hỗ trợ khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp tới phát triển thương mại. Những biện pháp có tác động gián tiếp tới phát triển thương mại nhấn mạnh đến mục tiêu khuyến khích cung cấp hàng hoá dịch vụ cho trao đổi thương mại như những trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu triển khai, những hỗ trợ để tạo ra hay mở rộng công suất sản xuất của các nhà máy, cải tiến năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, những hỗ trợ về công nghệ và phát huy các sáng kiến, những khuyến khích về thúe kháo và đầu tư...Ngoài ra, còn có các hỗ trợ gián tiếp khác như giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp như những đề án phát triển ngành, khu vực, các đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng hay cải tiến hệ thống tài chính của một quốc gia...Những biện pháp có tác động trực tiếp khuyến khích phát triển thương mại thường là các biện pháp tập trung vào việc kích thích nhu cầu, có thể kể tới những nổ lực của một quốc gia trong việc đàm phán kí kết các hiệp định, nghị định thương mại với nước ngoài để từ đó tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của nước họ hay nhưng cố gắng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài... Xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu Dưới góc độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm XTXK, xúc tiến nhập khẩu, XTTM nội địa. Vì vậy, có thể nói XTXK là một bộ phận, một hoạt động cụ thể trong tổng thể hoạt động XTTM. Nhưng trên thực tế, vào những thời kì nhất định, ở những không gian nhất định và trong môi trường kinh doanh cụ thể hoạt động XTXK lại được đống nhất với hoạt động XTTM. Việc dùng XTXK thay cho XTTM là do tầm quan trọng đặc biệt của XK nói chung, hoạt động XTXK nói riêng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, trọng tâm của hoạt động XTTM là phải đẩy mạnh XK làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng XK hằng năm đạt tới 16% thời kì 2001-2005 và nhịp độ tăng trưởng XK hằng năm tăng trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP thời kì 2001-2010 đòi hỏi phải đẩy mạnh XTXK trong phạm vi các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Vào thời điểm hiện nay và trong vòng mười năm tới, hoạt động XTXK vẫn là trọng tâm của hoạt động XTTM ở Việt Nam. Xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu Quan niệm Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Nhu cầu của thị trường là mục tiêu của sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức sản xuất kinh doanh. Cụ thể muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường thì nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu thụ và chỉ tiến hành sản xuất những cái gì mà thị trường cần trong hiện tại hay trong tương lai. Theo Philip Kotler “ marketing là hoạt động nhằm vào việc thoã mãn nhu cầu và mong muốn của con người thông qua trao đổi hàng hoá và dịch vụ”. Tức là mục tiêu của hoạt động marketing là nhu cầu và mong muốn cuả con người còn trao đổi là phương tiện để thực hiện mục tiêu. Như vậy nội dung cơ bản của marketing hiện đại là nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại, phát hiện nhu cầu tiềm năng của thị trường. Điều chỉnh dòng hàng hoá và dịch vụ lưu thông thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ nhằm thõa mãn các nhu cầu đó. Đó là các chính cách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng hay còn được gọi là chiến lược và chính sách marketing hỗn hợp. Nói một cách khác thì marketing là những nổ lực nhằm cung cấp cho người tiêu thụ đúng sản phẩm mà họ cần vào đúng thời điểm, ở đúng nơi mà họ cần với đúng mức giá mà họ chấp nhận. ITC đã giải thích marketing theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với quảng cáo, marketing XK, quản lý marketing, nghiên cứu marketing, quan hệ với công chúng hay xúc tiến bán hàng. Marketing xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với luật thương mại, lĩnh vực phân phối, kênh phân phối, giá cả, phát triển sản phẩm, hội chợ thương mại. Marketing XK là một bộ phận trong tổng thể hoạt động marketing và là một khả năng chiến lược trong marketing quốc tế của một tổ chức hay doanh nghiệp. Marketing XK có thể được coi là một bộ phận của hoạt động XTXK theo nghĩa rộng hoặc có thể đống nhất với XTXK như ITC quan niệm hay bao hàm XTXK trong trường hợp quan niệm XTXK là một bộ phận của marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến ở quy mô doanh nghiệp). Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, quan niệm XTXK theo nghĩa rộng được củng cố và ngày càng trở nên phổ biến. Quan niệm này phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu đẩy mạnh XK của đất nước. Việc tiếp cận marketing XK là hoạt động XTXK ở doanh nghiệp, bộ phận của XTXK chung là thích hợp nhất đối với nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu Xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. XK thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại. Nhưng nếu chúng ta muốn đẩy mạnh XK, đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động XK thì đó lại là chức năng của XTTM mà cụ thế là XTXK. Động cơ để một đất nước tiến hành hoạt động XTXK chính là nhu cầu và yêu cầu của nước đó phải đẩy mạnh XK để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về XTXK như “XTXK là hoạt động được thiết kế để tăng XK của một đất nước hay doanh nghiệp” định nghĩa này không nhắc tới chủ thể của XTXK. Định nghĩa tổng quát nêu rằng “XTXK là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng XK thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động XK”. Ở tầm quản lý vĩ mô, định nghĩa của Rosson & Seringhaus “XTXK của chính phủ là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động XK của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Tất cả các định nghĩa này đều thống nhất rằng mục đích của XTXK là nhằm đẩy mạnh XK. Tất cả các hoạt động có tác động khuyến khích, thúc đẩy XK dù là gián tiếp hay trực tiếp, dù là trước mắt hay lâu dài, đều được coi là hoạt động XTXK. Dựa trên các định nghĩa này, có thể nói hoạt động XTXK không thể tách rời hoạt động XK và nội dung, phạm vi của XTXK rộng lớn hơn nhiều so với xúc tiến bán hàng chỉ là một trong bốn “P” của marketing XK. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK theo phạm vị hoạt động XTXK được phân loại như sau: Xúc tiến xuất khẩu quốc tế Môi trường thương mại thế giới ngày nay đã có những thay đổi căn bản. Xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại; giao lưu quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn; những xu hướng thị trường mới...tất cả đều ảnh hưởng tới hoạt động XTTM ở quy mô thế giới. Các tổ chức kinh tế thuộc Liên Hiệp Quốc, các thể chế kinh tế thương mại toàn cầu và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đều thực hiện xúc tiến thương mại tự do. Tự do hoá thương mại như là một công cụ đảm bảo cho hoà bình và sự phát triển thịnh vượng của thế giới tương lai. Có thể kể tới tổ chức thương mại thế giới WTO, trung tâm thương mại quốc tế ITC, cơ quan chức năng XTTM trực thuộc WTO và UNCTAD, phòng thương mại quốc tế ICC,... Xúc tiến xuất khẩu quốc gia XTXK quốc gia là XTXK có sự tham gia của nhà nước (chính phủ) và các tổ chức hỗ trợ thương mại (TSIs). Hoạt động XTXK của chính phủ nhằm tạo môi trường pháp lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá – xã hội thuận lợi cho hoạt động XTXK và XK, trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK hay cung cấp dịch vụ XTXK...Các TSIs phối hợp hoạt động trong mạng lưới XTTM quốc gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh XTTM cho các doanh nghiệp và các khách hàng có yêu cầu... Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp Việc tham gia vào quá trình XK trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thi trương XK cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra thị trường để tìm kiếm cơ hội bán hàng hay là để phát hiện nhu cầu của thị trường (nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng). Từ đó tìm ra các cách thức, biện pháp để biến các cơ hội bán hàng đó thành hiện thực nhằm mục đích lợi nhuận tối đa. Khi đã thâm nhập thị trường thành công, việc củng cố và mở rộng thị phần, phát triển kinh doanh XK đòi hỏi doanh nghiệp XK phải coi trọng việc triển khai chiến lược. Chính sách nghiên cứu phát triển, chính sách đầu tư, phát triển công nghệ mới, chính sách liên doanh và hợp nhất quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường XK...là mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp. Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu Hoạt động XTXK giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. XTXK hiện đại, với những nội dung hoạt động mới ( nhất là việc xây dựng và thực hiện chiến lược XK quốc gia, các chiến lược XK ngành) sẽ tạo động lực và những nhân tố mới thúc đẩy XK trong môi trường kinh doanh quốc tế ngay càng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế của một nước có thể được tóm gọn trong sơ đồ sau: Cải thiện thu nhập Tạo việc làm Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nước Tăng XK Mua tư liệu sản xuất, nguyện liệu,... XTXK Tăng vốn ngoại tệ Trả nợ nước ngoài Hình 1.1 Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế Theo sơ đồ trên thì việc thực hiện XTXK hay thúc đẩy XK sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, khuyến khích XK sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng như cầu ngoại tệ cho mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời đây là nguồn để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. XTXK giúp cho doanh nghiệp tham gia XK thành công, đảm bảo hiệu quả hoạt động XK và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Tham gia XK trước hết sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đạt được quy mô kinh tế cần thiết, do đó mà tiết kiệm được chi phí, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở cả thị trường nội địa và XK. Thứ hai, thông qua XK doanh nhgiệp thực hiện việc đa dạng hoá thị trường đảm bảo việc phát triển ổn định, tránh những rủi ro có thế phát sinh khi bị phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Thứ ba, tham gia XK doanh nghiệp sẽ cọ xát bằng cạnh tranh khốc liệt, sẽ trở nên mẫn cảm hơn với các đặc điểm văn hoá và cấu trúc của các thị trường để có thể cạnh tranh thắng lợi. Cuối cùng, XK là một trong những khả năng chiến lược marketing quốc tế, từ XK sẽ mở ra các khả năng chiến lược khác như đầu tư, liên doanh,... để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Về cơ bản một doanh nghiệp tham gia XK cần trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình XK như minh hoạ sau: Các giai đoạn của quá trình Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu ở doanh nghiệp xuất khẩu của doanh nghiệp Mở rộng thị trường nội địa Thông tin về thị trường và khách hàng nước ngoài Ý tưởng tham gia xuất khẩu Quan tâm đến xuất khẩu Cơ chế điều hành xuất khẩu Giao tiếp, hậu cần, các nổ lực xúc tiến bán hàng Xuất khẩu thử nghiệm Điều hành của chính phủ, tài trợ xuất khẩu Đánh giá kết quả XK thử Dịch vụ giao hàng và kiểm tra Thích ứng với XK Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu Nhìn trên sơ đồ ta có thể thấy rằng đầu tiên đó là sự thống nhất quan điểm và nhận thức về hoạt động XK trong doanh nghiệp. Thông thường, trong công tác quản trị kinh doanh của mình doanh nghiệp hiếm khi trả lời tất cả các đơn đặt hàng nhận được. Tuy nhiên, những đơn đặt hàng như vậy hoặc những tác nhân kích thích khác vẫn thường xảy ra trên thị trường quốc tế cũng có thể tác động đến nhận thức của doanh nghiệp về XK thậm chí lá mối quan tâm của doanh nghiệp tới XK. Hoạt động quản lí bắt đầu trù tính việc thu thập thông tin về thị trường nước ngoài và phương án khả thi của việc tham gia XK. Tiếp đến doanh nghiệp sẽ xem xét trả lời một số đơn đặt hàng XK, thoã mãn một số khách hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh từ thị trường nội địa sang các nước láng giềng có điều kiện gẫn gũi và có những nét tương đồng về văn hoá. Sau đó doanh nghiệp sẽ xem xét mọi tác động của XK tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu những kỳ vọng đặt ra cho hoạt động XK không đạt được, các doanh nghiệp có xu hướng không tiếp tục XK mà giới hạn hoạt động kinh doanh trong phạm vi thị trường nội địa. Nếu việc đánh giá tích cực, doanh nghiệp sẽ chuyển qua giai đoạn thích ứng với thị trường, Trong giai đoạn này doanh nghiệp XK thường xuyên hơn cho khách hàng quốc tế ở các nước xa hơn và tính đến các yếu tố thị trường quốc tế trong chiến lược kinh doanh của mình. Ở giai đoạn nhận thức về XK, thông tin về thị trường và khách hàng quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi chuyển qua giai đoạn bắt đầu thấy lợi ích của việc XK. Trong giai đoạn XK thử doanh nghiệp phải nghiên cứu xử lý các vấn đề về thông tin hậu cần và xúc tiến bán hàng. Chuyển qua giai đoạn đánh giá kết quả XK thử thì yếu tố có tác động lớn nhất là sự điều hành của chính phủ, tài trợ XK. Do phải trải qua những giai đoạn như vậy nên một doanh nghiệp có thể gặp những điều bất thường cả về cơ hội lẫn rủi ro. Như vậy tác động của các hoạt động XTXK chính phủ là giúp cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội thị trường trong quá trình này và hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trính hoạt động thông thường. Nếu doanh nghiệp tiếp cận được những thông tin cần thiết đó một cách thuận lợi do được sự hỗ trợ, giúp đỡ của XTXK chính phủ doanh nghiệp sẽ có thể chuẩn bị một cách chu đáo cẩn thận hơn, có những quyết định chính xác hơn để thúc đẩy công việc kinh doanh của mình. Ngược lại, nếu không được cung cấp những thông tin cần thiết thì việc không đinh hướng được chiến lược, không có những bước đi vững chắc là điều khó có thể tránh khỏi. Chính mối quan hệ này đã giải thích lý do vì sao cần phải có sự hỗ trợ của XTXK chính phủ và các TSIs để khuyến khích doanh nghiệp tham gia XK. Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK giữ vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạng XK, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. XTXK có chức năng cơ bản là khuyến khích, thúc đẩy XK. Do vậy, hoạt động XTXK có vị trí quan trọng như thế nào là tuỳ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu đạt được của một quốc gia hay một doanh nghiệp đối với mục tiêu XK. XTXK sẽ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với một đất nước vào thời kỳ mà nước đó chủ trương phát triển kinh tế hướng ngoại. Nói cách khác, nước đó muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XK. XTXK giữ vị trí mở đường cho một doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, đồng thời là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Hoạt động XTXK ở một doanh nghiệp chính là hoạt động marketingXK của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động mà một doanh nghiệp cần phải tiến hành khi muốn thâm nhập thị trường quốc tế gồm: Nghiên cứu thị trường XK để tìm ra các thị trường và khách hàng tiềm năng. Nắm bắt được các đặc điểm và xu hướng phát triển của các thị trường, khách hàng tiềm năng đó. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing XK hỗn hợp ( chiến lược bốn “P” ngằm thâm nhập thành công thị trường XK). Nếu không có các hoạt động này (hoặc là doanh nghiệp tự tiến hành, hoặc là doanh nghiệp trông cậy vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức hỗ trợ XK khác) thì doanh nghiệp sẽ không thể XK được. Chính vì vậy, XTXK sẽ khai thông con đường gia nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tiến hành các hoạt động XTXK với mục đích tạo dựng và phát triển thị trường XK cho doanh nghiệp ngày càng củng cố vị trí là một trong những hoạt động chính yếu nhất của doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hoá và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hiện nay. Xúc tiến xuất khẩu chính phủ và mạng lưới xúc tiến xuất khẩu quốc gia Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Định nghĩa, mục đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu chính phủ Định nghĩa: Theo Rosson & Seringhaus “XTXK của chính phủ là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động XK của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Mục đích: XTXK của chính phủ là khuyến khích, thúc đẩy XK của đất nước Đối tượng: Đối tượng tác động của XTXK của chính phủ là các doanh nghiệp, các ngành sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho XK, các thể chế và các tổ chức hỗ trợ thương mại của đất nước, các thị trường và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Vị trí và vai trò của của xúc tiến xuất khẩu chính phủ Vị trí và vai trò của XTXK chính phủ quan trọng đến mức nào là tuỳ vào hệ thống cơ chế quản lý kinh tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội, nhận thức chung của mỗi quốc gia về XTXK. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, XTXK chính phủ chủ yếu giữ vai trò thuận lợi hoá thương mại. Trái lại ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế, XTXK chính phủ có khi lại giữ vai trò quan trọng quyết định đối với việc phát triển XK của đất nước. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, XTXK là lĩnh vực hoạt động còn rất mới và yêu cầu đấy mạnh XK lại rất bức xúc, vì vậy XTXK chính phủ phải giữ một vị trí quan trọng nhất. Chính phủ phải là người tiên phong và giữ vai trò lãnh đạo hoạt động XTXK của đất nước, thống nhất quản lý các hoạt động này, tạo môi trường và mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động XTXK, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK. Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước xây dựng khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động, tạo môi trường thuận lợi như cung cấp các phương tiện hỗ trợ để công tác XTXK thực sự có hiệu quả và có tác động thiết thực tới việc đẩy mạnh XK. Cụ thể: Nhà nước tạo dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý theo cơ chế thị trường điều chỉnh hoạt động XK và XTXK của Việt Nam. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án XTXK và phát triển XK cụ thể của đất nước. Định hướng và phát triển các hoạt động XTXK của cơ quan chính phủ, các TSIs và các doanh nghiệp. Việc quan trọng nhất hiện nay là chính phủ phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược XK quốc gia và chiến lược XK ngành/sản phẩm. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, điều phối hoạt động XTXK của dất nước trong mạng lưới XTXK quốc gia. Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và XK (chính sách tài chính, thuế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng XTXK,...) Nhà xuất khẩu Chuyênmôn hoá Sản xuất và theo chức năng xuất khẩu và vị trí Đại diện thương mại Các tổ chức hỗ trợ thương mại nước ngoài Điều phối hoạt động Chính phủ Cạnh tranh và hợp tác Chiến lược XK quốc gia Chiến lược XK ngành Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK Trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu Chính phủ thành lập các cơ quan thực hiện hoạt động XTXK. Cục XTTM, các trung tâm, các phòng XTTM ở các tỉnh thành, các địa phương, các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài đều trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK. Đây là lực lượng nòng cốt trong mạng lưới XTXK quốc gia. Chính phủ đàm phán và kí kết các hiệp định song phương và đa phương tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho các nhà XK và các sản phẩm XK Chính phủ xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại của các nhà XK. Chính phủ thiết lập hệ thống văn phòng đại diện thương mạiViệt Nam ở nước ngoài và xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm của Việt Nam. Các phái đoàn kinh tế thương mại chính phủ tham quan khảo sát thị trường nước ngoài và tiến hành XTXK ở nước ngaòi và tiến hành XTXK ở nước ngoài. Đón tiếp các phái đoàn kinh tế thương mại của chính phủ nước ngaòi. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại ở nước ngoài. Hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham quan khảo sát lẫn nhau. Chính phủ tham gia đào tạo nguồn nhân lực XK và XTXK của đất nước. Dưới góc độ XK sản phẩm, XTXK của chính phủ phải bao gồm tất cả mọi biện pháp trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích XK sản phẩm được cấu thành trong 4 nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp liên quan tới đầu vào của sản phẩm Nhóm biện pháp liên quan tới đầu ra của sản phẩm Nhóm các biện pháp khuyến khích kinh tế vĩ mô Nhóm các biện pháp khuyến khích mang tính thể chế, tổ chức. Xúc tiến xuất khẩu của các tổ chức hỗ trợ thương mại (TSIs) Hoạt động XTXK của các tổ chức hỗ trợ thương mại gồm những nội dung chính sau đây: Phối hợp hoạt động xúc tiến xuất khẩu với các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại TSIs là một bộ phận cấu thành mạng lưới XTXK quốc gia gồm chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự phối hợp của TSIs với các bộ phận còn lại được thể hiện qua việc hiệp đồng, chia sẻ trách nhiệm và cả quyền lợi XTXK. Chức năng chính của TSIs là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại chuyên môn hoá và thuận lợi hoá thương mại. TSIs cũng tham gia hoà nhập mạng lưới thông tin quốc gia, đảm bảo phân phát và thu nhận thông tin thông suốt và hiệu quả. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, thuận lợi hoá thương mại và xúc tiến xuất khẩu cho khách hàng có yêu cầu Hệ thống các cơ quan hỗ trợ XK rất đa dạng, bao gồm các tổ chức và đơn vị nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp dịch vụ cả nhà nước và tư nhân. Mỗi đơn vị đều có lợi thế cạnh tranh dựa trên sự chuyên môn hoá cao về một hoặc một số dịch vụ hỗ trợ thương mại (nghiên cứu thị trường, marketing XK, thông tin thương mại, dịch vụ tư vấn pháp lý, tài trợ XK, giao nhận, vận tải ngoại thương, dịch vụ mạng, dịch vụ tài chính,..)TSIs cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại cho các doanh nghiệp trên cơ sở chuyên môn hoá cao của tổ chức sẽ góp phần làm giảm chi phí dịch vụ thương mại, đẩy mạnh hoạt động XK. Xây dựng năng lực chuyên môn xúc tiến xuất khẩu Yêu cầu đối với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp là rất lớn và rất đa dạng. Trong đó nhà nước sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển TSIs, nhưng mặt khác TSIs phải nổ lực để có thể đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu hỗ trợ của khách hàng. Bản thân các tổ chức hỗ trợ XK trước hết phải nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia Xk và đảm bảo cạnh tranh trong XK. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu Nhà nước có thể phối hợp với TSIs để đào tạo lực lượng lao động trong các thể chế hỗ trợ hay cho các doanh nghiệp XK. Bản thân các tổ chức có thể tự đào tạo hay cung cấp dịch vụ đào tạo độc lập. Xúc tiến xuất khẩu ở các doanh nghiệp Các doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động XK. Doanh nghiệp phải tự mình tham gia vào quá trình XK và phát triển XK. Những nổ lực của doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung cấp sả._.n phẩm XK đáp ứng theo yêu cầu chất lượng của người mua với giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ là chìa khoá để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Hoạt động XTXK ở doanh nghiệp được xem xét đới với 2 loại đối tượng cụ thể. Đối với doanh nghiệp mới tham gia XK: Những doanh nghiệp mới lần đầu tham gia XK để có thể thâm nhập thị trường quốc tế điều cẩn thiết nhất là phải tiến hành các hoạt động marketing XK sau đây: Nghiên cứu thị trường quốc tế để tìm kiếm các nhà nhập khẩu tiềm năng và các phương thức bán hàng cho các nhà nhập khẩu đó. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được thị truờng mục tiêu và biết được các yêu cầu của thị trường mục tiêu để có các chính sách marketing phù hợp. Xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing hỗn hợp thâm nhập thị trưòng XK gồm: Chiến lược sản phẩm – P1 ( chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm, nhãn hiệu) Chiến lược giá cả - P2 ( tính toán giá thành và định giá cả để thị trường chấp nhận) Chiến lược phân phối – P3 ( công tác hậu cần và việc lựa chọn kênh phân phối) Chiến lược xúc tiến – P4 ( Xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ, triễn lãm ở nước ngoài, đi tham quan và bán hàng thử ở nước ngoài hay xây dựng các catalogue chào hàng,..) Đối với doanh nghiệp phát triển kinh doanh XK Sau khi thâm nhập thành công thị trường nước ngoài và trở thành nhà XK có kinh nghiệm qua nhiều năm tham gia thị trường quốc tế, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển kinh doanh theo chiều sâu. Lúc này ngoài các hoạt động marketing XK, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác (nghiên cứu triển khai. đầu tư quốc tế, liên doanh hợp tác, sáng chế và phát triển công nghệ mới, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm XK,...). Các thể chế thương mại toàn cầu và các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Khi hoạch định chính sách thương mại các nước thường xuất phát từ lợi ích quốc gia và ý muốn chủ quan của nước mình, dẫn đến sự rời xa bản chất của thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thương mại quốc tế. Các thể chế thương mại trên thế giới cũng như các tổ chức XTTM quốc tế hình thành đều nhằm mục đích đảm bảo cho thương mại quốc tế ổn định và lành mạnh, làm động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tiền thân của WTO là tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Ra đời vào năm 1948 nhằm mục tiêu thiết lập những nguyên tắc cơ bản, WTO có một hệ thống luật lệ quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động của thương mại hàng hoá hữu hình, mở đường cho sự phát triển kinh tế kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Tổ chức WTO ra đời thay thế cho GATT có trách nhiệm điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá ( các hiệp định GATT về thương mại hàng hoá) mà cả thương mại dịch vụ (các hiệp định GATs), quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), đầu tư có liên quan tới thương mại (TRIMs). Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) Trung tâm thương mại quốc tế (ITC/UNCTAD/WTO) là đầu mối của hệ thống Liên hợp quốc về hợp tác kỹ thuật với các nước đang phát triển trong lĩnh vực xúc tiến trao đổi thương mại. ITC do hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) lập ra từ năm 1964. Với tư cách là cơ quan điều hành của chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), ITC có trách nhiệm thực hiện các dự án xúc tiến thương mại trung khu vực các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế với sự tài trợ của UNDP, ITC thoã mãn yêu cầu hỗ trợ XK của các nước đang phát triển thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình XTXK cũng như cải tiến nghiệp vụ và các kỹ năng nhập khẩu. ITC cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyên gia về thị trường XK, hỗ trợ để tạo ra các dich vụ cần thiết cho hoạt động này ở các nước đang phát triển. Đối với các nước kém phát triển nhất, ITC cung cấp miễn phí các dịch vụ này. ITC phối hợp với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để thiết kế và thực hiện các chương trình XTXK quốc gia, các dự án xúc tiến troa đổi thương mại nhằm mở rộng XK và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của các nước này. Các hoạt động này bao trùm sáu lĩnh vực chính dưới đây: Phát triển sản phẩm và thị trường Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại Thông tin thương mại Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Quản lý mua sắm quốc tế Đánh giá nhu cầu và xây dựng các chương trình XTXK Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và XTTM khác (phát hành các ấn phẩm về xúc tiến trao đổi thương mại, phát triển XK, marketing quốc tế, mua sắm quốc tế, quản lý nguồn cung. Đào tạo cán bộ ngoại thương, thông tin thương mại và thống kê thương mại, tổ chức các diễn đàn trao đổi, thảo luận cả trên thực tế cả qua các phương tiện điện tử nhằm nâng cao và phổ biến tri thức về XTTM,...) Phối hợp với các tổ chức khác (ITC phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc hệ thống tổ chức Liên hợp quốc về kinh tế thương mại như hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), tổ chức nông lương thuộc liên hợp quốc (FAO). Tổ chức phát triển công nghiệp thuộc Liên hợp quốc (UNIDO) và các tổ chức khác của Liên hợp quốc, các nhân hàng phát triển khu vực và các tổ chức liên chính phủ không thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và các định chế thương mại khác. Phòng thương mại quốc tế (ICC) Được thành lập năm 1919, hiện nay số thành viên của phòng thương mại quốc tế - ICC đã lên tới hàng ngàn doanh nghiệp và hiệp hội ở 130 nước trên thế giới. ICC lá tổ chứuc của giới kinh doanh thế giới, là cơ quan đậi diện duy nhất cho các doanh nghiệp trên thế giới đối thoại với chính phủ các nước và các tổ chức công quyền quốc tế về tất cả các lĩnh vực ở khắp mọi nơi. Nhiệm vụ của ICC là XTTM và đầu tư quốc tế và xúc tiến nền kinh tế thị truờng tự do. ICC thiết lập các quy tắc điều chỉnh trao đổi thương mại quốc tế. Do các thành viên của ICC là những công ty và hiệp hội hoạt động kinh doanh quốc tế, ICC có quyền lực tối cao trong việc đưa ra các quy tắc chi phối kinh doanh vượt biên giới quốc gia. Việc áp dụng các quy tắc của ICC là hoàn toàn tự nguyện, nhưng nhờ những ưu thế đặc biệt mà những nguyên tắc này vẫn chi phối hàng ngàn vụ giao dịch quốc tế mỗi ngày và trở thành một bộ phận không thể thiếu của thương mại quốc tế. ICC cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chủ yếu mà trước hết là dịch vụ trọng tài ngaòi thương do hội đồng trọng tài quốc tế ICC - tổ chức trọng tài đứng đầu thế giới cung cấp. ICC cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cao nhất cho Liên hợp quốc và những cơ quan chuyên môn của UN. Các uỷ ban quốc gia của ICC hiện có mặt ở hầu hết các thủ đô lớn trên thế giới, phối hợp với các hội viên của ICC ở các nước này đối thoại với chính phủ về vị trí, vai trò và những yêu cầu của công đồng kinh doanh theo lập trưởng quan điểm của ICC. Các tổ chức hỗ trợ thương mại quốc tế khác Những tổ chức liên chính phủ có thể kể đến là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO), tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO), tổ chức phát triển kinh tế (OECD), các liên minh kinh tế, các khu thương mại tự do, các tổ chức phi chính phủ các công ty tư vấn, công ty marketing, các hiệp hội ngành hàng quốc tế,...Những tổ chức này cũng đã góp phần không nhỏ trong thuận lợi hoá thương mại quốc tế và đảm bảo sự phát triển ổn định của thương mại quốc tế. trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới và nâng cao phúc lợi cho nhân loại. Thực tiễn xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới 4.1.Nhật Bản Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Nhật Bản Ngoại thương Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945-1949) chưa phát triển do cơ sở kinh tế bị tàn phá nặng nề và chịu sự giám sát ngặt nghèo của Ban chỉ huy quân Đồng Minh (GHQ). Yêu cầu cấp thiết đối với chính phủ Nhật lúc bấy giờ là phải thực hiện XTXK để thoã mãn nhu cầu ngoại tệ mạnh cho việc xây dựng và phát triển nề kinh tế độc lập, tự chủ. Từ tháng 2/1950 trở đi (sau khi không còn sự giám sát của GHQ) chính phủ Nhật đã tăng cường hệ thống pháp luật về ngoại thương theo hướng tự do XK và nới lỏng quản lý nhập khẩu. Đồng thời, một loạt các chương trình XTXK đặc biệt đã được thực hiện trong thời gian 1950-1960 như cải thiện các hoạt động hỗ trợ XK, khuyến khích đặc biệt thông qua hệ thống thuế, tài chính bảo hiểm và kiểm tra XK; Xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm ; Xúc tiến hệ thống quản lý thương mại bảo đảm trật tự và công bằng trong công tác XK,...Chính phủ cũng có các chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đẩy mạnh XK. Chính khu vực này đã đóng góp phần quyết định vào thành quả hoạt động XK của Nhật Bản. Đi đôi với việc thực hiện XTXK ở trong nước, chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh các hoạt động XTXK ở nước ngoài. Mở các cơ quan đại diện của chính phủ ở nước ngaòi. Tổ chức các cuộc triễn lãm và tham gia vào hội chợ thương mại ở nước ngoài, thành lập cơ quan ngiên cứu thị trường nước ngoài. Thành lập JETRO, một tổ chức chuyên môn của chính phủ Nhật Bản để thực thi chính sách thương mại XTXK. Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Tổ chức ngoại thương Nhật Bản – JETRO là tổ chức phi lợi nhuận của chính phủ. Được thành lập năm 1958 trên cơ sở hợp nhất và cơ cấu lại từ tổ chức khôi phục ngaọi thương Nhật Bản (1954), hội đồng hoà giải thương mại Nhật Bản (1953), hội đồng ngoại thương Nhật Bản (1952) và tổ chức nghiên cứu XK Nhật Bản (1951), JETRO là cơ quan chính thức nhà nước thực thi chính sách thương mại của Nhật Bản với nước ngoài với nhiệm vụ chính là XTXK. Sau 50 năm hoạt động trong lĩnh vực XTTM và đầu tư JETRO đã phát triển thành một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh và hiện đại. Có trụ sở chính ở Tokyo, văn phòng ở Osaka và 35 văn phòng khá trên lãnh thổ Nhật bản cũng như 80 văn phòng đại điện ở 58 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phòng kế hoạch Phòng dịch vụ kinh doanh Phòng nghiên cứu quốc tế Trụ sở chính của JETRO ở Tokyo JETRO Osaka Văn phòng hỗ trợ ERIA Hiệp hội các nướcđang phát triển Phòng nội bộ Phòng quốc tế Phong đào tạo và trao đổi quốc tế Thư viện Trung tâm đào tạo học thuật Trung tâm đào tạo phát triển Trung tâm đào tạo khu vực Phòng xúc tiến nghiên cứu Phòng kế hoạch nghiên cứu Phòng XTTM Phòng công nghệ và kỹ thuật Phòng hơp tác kinh tế thương mại Phòng hỗ trợ kinh doanh quốc tế và phòng tài sản sở hữu trí tuệ phòng XTXK và phòng nôngnghiệp Phòng đầu tư Nhật Bản (trung tâm hỗ trợ đầu tư kinh doanh Nhật Bản) Văn phòng kiểm toán nội bộ Các kiểm toán viên Phó giám đốc quản lý Giám đốc Chủ tịch Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của JETRO Nhiệm vụ chính của JETRO là: Cung cấp thông tin thương mại Tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế Cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỏi đáp các vấn đề về tài chính. Xuất bản các tờ tin thương mại hằng ngày, các báo cáo kinh tế và các báo cáo về thị trường nước ngoài, phát hành các ấn phẩm và các tờ rơi giới thiệu các sản phẩm và các ngành nghề Nhật Bản. Xây dựng thư viện JETRO với các loại sách, tư liệu, tài liệu và dữ liệu phong phú về tình hình kinh tế, thương mại và thị trường trong nước và quốc tế phục vụ tốt cho các doanh nghiệp. JETRO xây dựng nhà thiết kế Nhật Bản và hỗ trợ đào tạo các nhà tạo mẫu để XTXK các sản phẩm mới của Nhật Bản. Các biện pháp chính sách xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản Hỗ trợ về thuế và tài chính của chính phủ Nhật bản: Ngân hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản được tổ chức với nhiệm vụ duy nhất là hổ trợ tài chính cho xuất nhập khẩu của các tổ chức tài chính tư nhân Nhật Bản. Ngân hàng XNK Nhật Bản có thể tài trợ hoặc phối hợp với các ngân hàng tư nhân khác đồng tài trợ cho các hoạt động liên quan đến XK cần các nguồn vốn đặc biệt ( hỗ trợ tài chính cho các XK phương tiện vận tải, máy công nghiệp; chiết khấu cho các tổ chức tài chính; cho các chính phủ và công ty nước ngoài vay tiền để nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản,...) Hệ thống giảm thuế thu nhập từ XK được xây dựng thành hệ thống thuế XTXK (đã bị xoá bỏ khi Nhật Bản gia nhập GATT năm 1964) Hệ thống bảo hiểm XK của cính phủ Nhật Bản: Mục đích của bảo hiểm XK là đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của hoạt động XK và các thương vụ khác với nước ngoài thông qua việc bảo hiểm những rủi ro mà các bảo hiểm thông thường không thể bảo hiểm được. Chính phủ Nhật Bản trực tiếp bão lãnh hệ thống bảo hiểm này và mở một tài khoản đặc biệt cho hoạt động bảo hiểm XK. Hệ thống bảo hiểm này được thành lập năm 1950 theo luật bảo hiểm tín dụng XK (bao gồm : bảo hiểm thông thường, bảo hiểm thay đổi giái XK, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm thay đổi tỷ giá hối đoái, bảo hiểm thanh toán XK, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá XK và bảo hiểm quảng cáo ở nước ngoài. Hệ thống kiểm tra XK: Hệ thống kiểm tra XK đã đóng góp rất lớn vào việc cải thiện hình ảnh và chất lượng hàng XK Nhật Bản. Được thành lập theo luật quản lý hàng XK thực hiện từ tháng 10/1948 và sau đó theo luật kiểm tra XK sửa đổi có hiệu lực từ tháng 2/1958 (huỷ bỏ vào tháng 4/1997). Hệ thống kiểm tra XK bao gồm 37 cơ quan kiểm tra có thầm quyền, tiến hành các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra đóng gói bao bì, kiểm tra nguyên liệu để chế tạo sản phẩm và kiểm tra quá trình sản xuất. Xúc tiến thiết kế sản phẩm XK: Ra đời vào tháng 5/1959 , ban thiết kế thuộc bộ nhoại thương và công nghiệp Nhật Bản – MITI đã phối hợp với hiệp hội xúc tiến kiểu dáng công nghiệp Nhật Bản triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thiết kế sản phẩm cho XK bao gồm : Chương trình kiểm tra thiết kế nhằm hạn chế nạn ăn cắp bản quyền thiết kế, chương trình triễn lãm thiết kế hàng XK Nhật Bản, các chương trình XTXK hàng hoá kiểu dáng đẹp,... Kết quả, từ năm 1950 đến năm 1960 XK của Nhật Bản đã tăng lên từ 820 triệu USD lên hơn 4 tỷ USD, tức là tăng lên 5 lần trong vòng một thập kỉ. Các hoạt động XTXK tiếp tục được tăng cường trong thập kỉ 60 đã đưa kim ngạch XK đạt 19,3 tỷ USD năm 1970, gấp 4,82 lầ mức XK đạt được trong năm 1960. 4.2. Hàn Quốc 4.2.1. Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Hàn Quốc Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nền tảng công nghiệp vốn đã yếu kém của Hàn Quốc đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn. Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khi mới bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế, chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc chú trọng vào thay thế Nhập khẩu. Tuy nhiên chíhn sách này đã bộc lộ những mâu thuân về chất: Thị trường trong nước thì nhỏ bé mà nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư công nghiệp lại rất lớn. Khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm chủ yếu đựơc bù đắp bởi viện trợ nước ngoài. Nguồn ngoại tệ quan trọng nhất để Hàn Quốc nhập khẩu là do Mỹ viện trợ. Sang những năm 60 do My thực hiện cát giảm các khoản viện trợ đã buộc chính phủ Hàn Quốc phải tìm nguồn ngoại tệ khác để thay thế. Chính vì vậy chính phủ Hàn Quốc buộc phải chuyển chính sách thương mại từ thay thế nhập khẩu sang XTXK. Chính sách này dựa trên những lợi thế của nền kinh tế Hàn Quốc là ngành công nghiệp nhẹ phát triển, có lực lượng lao động khá dồi dào và được đào tạo tốt. 4.2.2. Những biện pháp chính sách và thành tựu xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Hàn quốc Những biện pháp kinh tế vĩ mô bao gồm các biện pháp chính sách tỷ giá hối đoái, tự do hoá thương mại, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,... Cải cách đầu tiên của Hàn Quốc là “thực tế hoá” tỷ giá hối đoái (phá giá đồng won chỉ còn một nửa so với mức tỷ giá được định quá cao trong thời kì trước). Tíêp theo là cải cách về tài chính nhằm tăng lãi suất tiền gửi chính thức từ 11% lên 30% trong năm 1965. Năm 1967, các nhà hoạch định chính sách đưa ra cái gọi là hệ thống doanh mục không cần cấp giấy phép nhập khẩu, đây là một bước lớn hướng tới một chế độ tự do hoá thương mại. Thời kì này chính phủ cũng bắt đầu khuyến khích đầu tư nước ngoài. Các cải cách về giá cả đã được thực hiện để huy động tiền tiết kiệm trong nước và đẩy mạnh hoạt động XK. Những khuyến khích về thuế: Miễn thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp XK(1962) Giảm 50% thuế thu nhập từ XK(1962 đến 1972) Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu từ và bán sản phẩm cho sản xuất hàng XK được miễn trừ (đến năm 1974 chuyển thành hệ thống giảm thuế) Những khuyến khích tài chính: Hỗ trợ tài chính cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng XK(1961) Các nhà XK có thể dễ dàng đạt được các khoản tín dụng cho Xk với lãi suất ưu đãi (thấp hơn 0.2% sơ với lãi suất cho vay) Thành lập quỹ xúc tiến công nghiệp XK (1964-1969) Hệ thống bảo hiểm XK (1969) Các nhà XK được phép áp dụng các biện pháp trích khấu hao đặc biệt cho tài sản cố định của mình (xoá bỏ năm 1975) Những khuyến khích về mặt thể chế tổ chức: Ban hành luật xúc tiến các ngành công nghiệp XK Hình thành nên tổ chức XTTM và đầu tư Hàn Quốc _KOTRA (1962) Những khuyến khích khác : Ngoài các biên pháp trên chính phủ Hàn Quốc còn áp dụng các biện pháp khác như kết hợp xuất nhập khẩu, hệ thống bùđắp hao hụt và thậm chí cả trợ cấp XK trực tiếp,... để thực hiện đẩy mạnh XK. Những thành tưu của XTXK ở Hàn Quốc: Trong thập kỉ 50, mức tăng trưởng của Hàn Quốc hằng năm chỉ đạt mức 4%. Nhưng từ sau khi bắt đầu thực hiện XTXK tăng trưởng XK danh nghĩa đã nhanh hơn gấp 2 lần, đạt mức trung bình 9,8% năm. Trong thời kỳ 1963-1969 tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 35%, chủ yếu do tăng XK các mặt hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, dụng cụ thể thao,... Thái Lan Nhờ kiên trì thực hiện XTXK và tự do hoá thương mại, trong hơn 40 năm qua, kim ngạch XK của Thái Lan đã tăng từ 193 triệu USD năm 1957 lên 62 tỷ USD năm 2000, tức là tăng gấp hơn 320 lần. Chính sự phát triển XK ngoạn mục này đã góp phân vào sự phát triển kinh tế năng động của Thái Lan cho tới trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng 1997. Cục XTXK Thái Lan (DEP) thành lập vào năm 1952 đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch XK của đất nước này, DEP hiện có 57 văn phòng cả ở trong và ngoài nước, với số lượng cán bộ nhân viên là 644 người. Cơ cấu tổ chức của cục XTXK Thái Lan: Ban thư kí Kiểm soát nội bộ Marketing ngoaị thương Xúc tiến XK Phát triển XK Phòng hoạt động quốc tế Phòng dịch vụ XK Trung tâm TM Thái Lan Phòng phát triển thị trường Phòng hoạt động nội địa Phòng TM khu vực Thái Phòng quảng cáo và công cán TM Phòng kế hoạch hoá XK Trung tâm thông tin TM quốc tế Viện nghiên cứu TM quốc tế Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan) Hoạt động chính của DEP là: Dịch vụ thông tin thương mại: DEP cung cấp các thông tin về thị trường. về sản phẩm về khách hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp theo yêu cầu. Cung cấp các số liệu thống kê thương mại trên mạng. Xây dựng mục tin nhanh về XK trên mạng, các trang web thương mại. Phát triển nguồn nhân lực cho XK: DEP tổ chức các cuộc hội thảo về thương mại quốc tế cho các quan chức chính phủ và giới kinh doanh tư nhân. Mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao về XK, về phát triển sản phẩm, phát triển thị trường cho các đối tượng liên quan. Thuê đội ngũ cán bộ giảng dạy là các chuyên gia cả ở trong và ngoài nước tham gia các chương trình đào tạo. Phát triển XK: DEP tổ chức các cuộc thi và trao phần thưởng về những thiết kế mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm. Tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm. Tổ chức các phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm mới, cập nhật thông tin về xu thế phát triển sản phẩm. Xây dựng hồ sơ các nhà thiết kế, phát triển sản phẩm,... Các dịch vụ chuyên môn: Tổ chức các hội chợ thương mại trong nước và tham gia các hội chợ thượng mại ở nước ngoài. Mời các đoàn nước ngoài vào tham quan và mua hàng. Tổ chức cho các đoàn ra nước ngoài khảo sát và bán hàng. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhằm mục tiêu XK; đảm nhận vai trò cầu nối giữa các nhà XK và khách hang nước ngoài. Kinh phí của DEP: Kinh phí của DEP được hình thành từ 3 nguồn: Ngân sách nhà nước: hằng năm DEP được phân bổ một khoản kinh phí nhất định từ ngân sách nhà nước cho sự vận hành của cơ quan DEP. Quỹ XTTM quốc tế: Quỹ này được hình thành từ việc thu 0,5% trị giá xuất khẩu năm 1981, lại thu tiếp 0,5% trị giá nhập khẩu CIF năm 1990. Quỹ được dùng để hỗ trợ các hoạt động : thu thập và xử lý thông tin thương mại; đào tạo cán bộ và cải tiến mẫu mã sảm phẩm, tổ chức hoặc tham dự các hội chợ triễn lãm, mời và cử các đoàn vào và ra từ nước ngoài và các hoạt động khác. Quỹ đóng góp của khu vực tư nhân. Bài học kinh nghiệm: - Cần tiếp cận XTXK với nghĩa tổng quát là chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu: Trên thực tế, XK đã chứng tỏ là nền tảng để phát triển kinh tế. Nhưng lâu nay, việc phát triển XK thường không được giải quyết ở tầm quốc gia, ớ các quy định liên kết và những vấn đề đa khu vực. Việc hình thành chiến lược XK quốc gia thường được giao phó cho bộ thương mại hay các tổ chức XTTM, chỉ có sự tham gia tối thiểu của các bộ kinh tế chủ chốt và thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo thành công cho một chiến lược XK quốc gia, trước hết phải thay đổi cách nhìn đối với XK. Điều này có nghĩa là XK phải được đặt đúng vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia với trách nhiệm thuộc về nhiều bộ, ngành giới kinh doanh chứ không chỉ là bộ quản lý chuyên ngành. Sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại của Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây là thực tế sinh động chứng minh tính đúng đắn cho cách tiếp cận này. Chiến lược phát triển XK phải được chuẩn bị kỹ lưỡng với sự tham gia tích cực của mọi đối tác liên quan: Nhà nước, các TSIs và các doanh nghiệp. Kinh nghiệm thực tiễn XTXK của các nước cho thấy rằng một chiến lược XK quốc gia thành công phải: Có sự tham gia tích cực và hiệu quả của bộ kinh tế, bộ tài chính, ngân hàng trung ương, bộ công nghiệp, bộ nông nghiệp,...và các nhà xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm. Có sự liên kết vững chắc với chiến lựơc phát triển kinh tế của quốc gia, đặc biệt là mối liên kết trực tiếp với chiến lược đầu tư và chiến lược công nghiệp của quốc gia đó. Phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế và thị truờng thế giới. Trong khâu tổ chức thực hiện chiến lược XK quốc gia, các nước hoặc chú trọng đến việc thành lập một cơ quan điều phối quốc gia hoặc hình thành một tổ chức kỹ thuật chuyên môn đảm bảo liên kết trực tiếp các cơ quan thương mại với các cơ quan khoa học kỹ thuật,... Trong điều kiện nguồn lực quốc gia là có hạn, phải xác định đúng đắn một số ngành công nghiệp XK chiến lược và tập trung mọi nỗ lực của đất nước để phát triển các ngành này. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng một chiến lược XK thành công thường do: Lựa chọn đúng những ngành XK mà đất nước có lợi thế so sánh; làm tốt công tác dự báo thị trường; kế hoạch và chiến lược XK được điều chỉnh hàng năm phù hợp. Ví dự như: Nhật Bản và Hàn Quốc đã chọn ngành dệt may làm xuất phát điểm của mình sau đó tiến tới phát triển các sản phẩm công nghiệp chế tạo ô tô, điện tử như ngày nay. Chìa khoá để XK thành công là luôn có sức cạnh tranh: Trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên toàn cầu hoá, nếu một nền kinh tế, một doanh nghiệp không duy trì được sức cạnh tranh thì khó có thể tồn tại và phát triển. Điều này khác với chính sách bảo hộ một chiều, khi mà các nhà nước thực hiện chiến lược phát triển thay thế hàng nhập khẩu. Có thể nói thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển và chuyển đổi nền kinh tế là cạnh tranh XK yếu cả ở cấp độ nền kinh tế, các doanh nghiệp và các hàng hoá, dịch vụ XK. Trước thách thức này, chính phủ và các tổ chức phát triển XK, các doanh nghiệp cần phải tập trung mọi nổ lực để đổi mới, nâng cấp năng lực công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng trao dồi kiến thức, kỹ năng quản lý,...để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho XK thành công. Ngoài ra cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực công nghệ tức là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các tổ chức của liên hiệp quốc như UNIDO, UNDP, tổ chức thương mại thế giứoi, ITC, các tổ chức XTTM các nước như JETRO, KOTRA,...trong chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đều đề cập tới hỗ trợ, hợp tác và chia xẻ công nghệ với các nước đang phát triển. - Sự thành công của XTXK của một nước phụ thuộc vào điều kiện khách quan của môi trường kinh doanh quốc tế: Một yếu tố khách quan hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công của việc thực hiện XTXK ở một quốc gia, đó là yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế có thể tạo thuận lợi hay gây rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện XTXK của mỗi quốc gia. Ví dụ nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn khủng hoảng về nguyên liệu, lương thực và tiền tệ như hiện nay, thì tất yếu sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, tình trạng lạm phát tăng lên có tác động rất lớn tới việc tăng XK của một nước. Sở dĩ Nhật bản và Hàn Quốc thành công trong XTXK những năm 50 đến 70 cũng một phần do các đối tác thương mại của họ( chủ yếu là Mỹ) không hạn chế nhập khẩu từ các nước. - Các biện pháp khuyến khích của chính phủ: Thực tiễn XTXK của Nhật bản và Hàn quốc cho thấy vào thời kì thực hiện công nghiệp hoá hướng ngoại cho thấy cần phải có những biện pháp chính sách khuyến khích XK để mang lại thành công cho sự phát triển kinh tế. Bảng tóm tắt những biện pháp khuyến khích xuất khẩu ở Đông và Đông Nam Á: Loại chương trình khuyến khích xuất khẩu Các chính sách cụ thể Các biện pháp khuyến khích liên quan đến đầu vào Miễn thuế và thuế quan, hoàn trả thuế đầu vào NK Trợ cấp cho hao hụt được phép Giảm giá đối với đầu vào là dịch vụ công ích Khấu hao nhanh Giảm lãi suất, tiếp cận và ưu đãi tín dụng. Các biện pháp khuyến khích liên quan đến đầu ra Ưu đãi các khoẻn vay dùng cho sản xuất Miễn hoặc hoàn trả thuế trong nước Cho phép quyền nhập khẩu gắn với XK Tín dụng XK. Ưu tiên vay ngoại tệ Trợ cấp bảo hiểm, vận chuyển hàng hoá. Trợ cấp XK trực tiếp Các biện pháp khuyến khích kinh tế vĩ mô Chính sách hối đoái Chính sách tự do hoá thương mại Các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài Các biện pháp khuyến khích mang tính thể chế, tổ chức Khu chế xuất Trung tâm thương mại Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Hình 1.6 Khuyến khích XK ở Đông và Đông Nam Á - Xây dựng một cơ cấu thiết chế xúc tiến xuất khẩu phù hợp: Kinh nghiệm thực tế của các nước đã chỉ ra rằng, muốn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về XK, cần phải thành lập một tổ chức XTXK quốc gia phù hợp trong hệ thống mạng lưới các tổ chức hỗ trợ thương mại của quốc gia. Khi nghiên cứu các tổ chức XTTM Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan có thế thấy rằng tên tuổi của JETRO, KOTRA, DEP đã đi liền với thành công trong XK của các nước đó. Đắc biệt là các TPOs( các tổ chức xúc tiến thương mại) đều là những tổ chức của chính phủ chứ không phải là của khu vực tư nhân. Lý giải cho vấn đề này như sau: Trước hết, là vì các TPOs này được thành lập để xúc tiến các chính sách thương mại quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề lợi ích quốc gia. Với tư cách là tổ chức của chính phủ thực hiện các chức năng nhiệm vụ vủa tổ chức để đẩy mạnh XK của đất nước. TPOs được nhà nước tạo mọi điều kiện và trang bị các nguồn lực cần thiết cho hoạt động XTXK. Điều này khác với các tổ chức tư nhân phải tự tìm kiếm và khai thác các nguồn lực cần thiết. Với tư cách là tổ chức của chính phủ, các hoạt động tham gia thực hiện chiến lược quốc gia đều có thế nhận được sự khuyến khích hỗ trợ của tổ chức xuc tiến chính phủ. Kinh phí cho sự vận hành và hoạt động của tổ chức này rất lớn và chủ yếu do ngân sách nhà nước tài trợ. Trong khi các hoạt động của tư nhân phải có thu, dựa vào việc cung cấp dịch vụ có phí mà không phải người hưởng dịch vụ nào cũng có khả năng chi trả. Một tổ chức XTXK quốc gia của chính phủ sẽ điều phối dễ dàng và hiệu quả các hoạt động trong mạng lưới XTTM so với một tổ chức không phải của chính phủ. Đặc biệt trong điều kiện như Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống hoàn thiện các tổ chức XTTM. Bên cạnh các tổ chức XTXK cấp quốc gia của chính phủ còn có các tổ chức XK chuyên môn khác của cả nhà nước và tư nhân hình thành lên một cơ cấu thiết chế XTXK của đất nước. Một cơ cấu thiết chế XTXK của Việt Nam có thể gồm cục XTTM; các tổ chức hỗ trợ chuyên môn khác như các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm XK, các tổ chức vận chuyển, kiểm tra chất lượng, các viện nghiên cứu, các hiệp hội XK, các phòng thương mại,... - Muốn thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu phải đào tạo tốt nguồn nhân lực cho hoạt động này: Kinh nghiệm thành công của các nước Nhật Bản hay Hàn Quốc vào những năm 50 hay 60 của thế kỉ XX cho thấy rằng nguồn nhân lực được giáo dục và đào tạo tốt là yếu tố có vai trò quyết định nhất. Trong điều kiện đất đai có hạn, nghèo về tài nguyên thiên nhiên mà chính phủ của hai nước này đã sớm có chiến lược phát triển con người, thực hiện các biện pháp chính sách khuyến khích giáo dục và đào tạo đúng đắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ về trình độ quản lý và công nghệ của một quốc gia Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Khái quát tình hình xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2007 đạt 568,1 triệu USD, chiếm 75% so với kế hoạch, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm 2007 đạt 757,0 triệu USD đạt 100% KH, tăng 23% so với năm 2006. Trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt 361,1 triệu USD, đạt 78,2% KH, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm 2007 đạt 462 triệu USD, đạt 100% KH, tăng 19,9% so với năm 2006, chiếm tỷ trợng 61% tổng kim ngạch XK. Xuất khẩu dịch vụ 9 tháng đạt 207 triệu USD đạt 70,2% KH, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm đạt 293 triệu USD, đạt 100% KH, tăng 28,3%, chiếm tỷ trọng 39% (xuất khẩu dịch vụ bao gồm: kiều hối, thu đổi ngoại tệ, du lịch, cung ứng tàu biển, bán hàng miễn thuế, tạm nhập tái xuất,...) Họat động XK của khối doanh nghiệp: Có thay đổi so với các năm trước, đặc biệt là khối DN địa phương tốc độ tăng kim ngạch khá hơn so với Dn trung ương và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp địa phương 9 tháng đầu đạt 119,6% triệu USD đạt 95,7% kế hoạch, tăng 50,8% so với cùng ký năm trước. Cả năm đạt 154,5 triệu USD đạt 123,6% KH, tăng 37,3% so với năm 2006. Doanh nghiệp trung ương 9 tháng đạt 136,5 triệu USD đạt 71,5 % KH, tăng 17,9 %. Cả năm đạt 169,5._. hiện và không bền vững dẫn đến việc thực hiện rời rạc hoặc không có khả năng khi gặp những hợp đồng lớn dẫn đến bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh. Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Việc xúc tiến đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu vì đầu tư nước ngoài được coi là yếu tố chủ chốt để phát triển năng lực xuất khẩu đạt tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế. Đầu tư nước ngoài có thể mở ra các thị trường xuất khẩu mới và xúc tác chuyển giao công nghệ và thông tin.Chính vì vậy mà vai trò của FDI đối với xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo dựng năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, cạnh tranh, đóng góp một cách đáng kể vào dòng luân chuyển vốn của quốc gia,... Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường XK do chính phủ đề ra trong năm 2008 tại thành phố Đà Nẵng: Định hướng và giải pháp để thực hiện kế hoạch xuất khẩu 2008 tại thành phố Đà Nẵng: Tập trung thúc đẩy những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn có đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng XK, cụ thể như:dệt may, thuỷ sản, nông lâm sản,.. Nông lâm sản: Theo dự báo về sản lượng và giá thị trường có tăng hoặc đứng ở mức cao, nhóm sản phẩm này tiếp tục gặp thuận lợi. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cafe (đã xuất sang 30 nước) và có chiến lược giữ vững bạn hàng (thị trường kỳ hạn và các bạn hàng chính : Thuỵ Sĩ, Đức, Mỹ,..). Chú ý khai thác thị trường Trung Quốc đối với các loại nông sản như sắn lát, bột sắn,...Khai thác triệt để hiệp định thương mại hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Tranh thủ các hợp đồng của chính phủ và tổng công ty lương thực miền Nam để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Trung Quốc, Indonesia,... Thuỷ sản: Với những cảnh báo của thị trường nhập khẩu về dư lượng thuốc kháng sinh trong thuỷ sản là những việc cần giải quyết dứt điểm, cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu mua, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng lại niềm tin đối với phía Nhật Bản. Tích cực đa dạng hoá danh mục các sản phẩm qua chế biến như: các loại thuỷ sản ăn liền, thuỷ sản chế biến sẵn, đóng gói, nhằm tạo sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Hong Kong cần chú ý các thị trường Hàn Quốc ( hiệp định thương mại hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN_Hàn Quốc) đẩy mạnh các thị trường Nga, Trung Đông, Nam và Trung Mỹ. Dệt may: Đây là mặt hàng năng lực sản xuất của thành phố khá ổn định và có chất lượng, tuy nhiên dưới áp lực cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ và phải chịu cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, do đó cần phải có sự phối hợp giữa Doanh nghiệp với các cơ quan để kiểm soát chống chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, thực hiện đúng quy chế C/O. Chủ động đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Pháp,...gia tăng thị phần tại các thị trường khác (đã xuất khẩu qua 51 quốc gia nhưng giá trị còn thấp) không nên tập trung quá vào thị trường Hoa Kỳ, giảm tải tăng trưởng nóng đối với các mặt hàng thuộc diện giám sát vào thị trường này. Chuyển dần từ việc gia công sản phẩm sang bán thành phẩm. Hàng giày dép: Nhóm này xuất sang 40 quốc gia; các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế, được thị trường Bắc Mỹ ưa chuộng như:giầy thể thao, giày da nam nữ, dép trong nhà,...Chuyển đổi linh hoạt các chủng loại hàng xuất khẩu vào thị trường EU, khai thác thị trường có nhu cầu lớn như Canada, Brazil, Mexico, các nước Nam Mỹ và đông Âu. Hàng thủ công mỹ nghệ- đò gỗ nội thất: Nhóm đồ gỗ đã xuất sang 16 quốc gia, tuy nhiện giá trị chưa cao; nhóm TCMN có đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm kết hợp giữa mây, tre, lá, thuỷ tinh, kim loại sang hơn 40 quốc gia. Cần đẩy hoạt động XTXK, quảng bá sản phẩm qua hội chợ triển lãm và qua internet. Tăng cường mối quan hệ và hoạt động có hiệu quả trong hiệp hội gỗ và lâm sản; Hiệp hội TCMN và cục xúc tiến để liên kết đầu mối nhập khẩu và cung ứng gỗ nguyên liệu, hỗ trợ về XTXK. Nhóm điện, điên tử: Các sản phẩm này chủ yếu của các doanh nghiệp FDI nên rất ổn định về thị trường xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao, xu hướng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Nhóm xuất khẩu dịch vụ: Tập trung phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ như du lịc, tài chính, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lao động. Phối hợp với các ngành thúc đẩy các dự án dịch vụ thu ngoại tệ nhằm phát triển XK dịch vụ. Về chính sách thị trường xúc tiến thương mại: Năm 2008 đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo định hướng của thành phố (dùng tiền thưởng XK để thực hiện XTTM) nhằm mục tiêu duy trì ổn định thị phần tại các thị trường trọng điểm, có sức mua lớn. - Tập trung xây dựng 50 gian hàng của các doanh nghiệp trên cổng giao tiếp thương mại điện tử của thành phố Đà Nẵng. - Quan tâm xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là trong việc đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, coi đây là nguồn lực đột phá để đẩy mạnh xuất khẩu thành phố trong năm 2008 và những năm đến. Về thị trường trong nước Quy hoạch tổng thể mạng lưới thương mại trên địa bàn thành phố đến năm 2020. Tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch trên địa bàn thành phố. - Thực hiện quy hoạch hệ thống mạng lưới chợ theo quyết định 167/QĐ-UB. Xã hội hoá, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ. Tăng cường hoạt động giám sát các chợ của ban quản lý chương trình phát triển chợ thành phố Đà Nẵng. - Tổ chức và phối hợp tổ chưc tốt các hội chợ triển lãm trên địa bàn thành phố, thúc đẩy hoạt động khuyến mãi bán hàng tăng sức mua cảu người dân. - Đẩy nhanh và hiện đại hoá phương thức và công nghệ kinh doanh thương mại phát triển theo hướng văn minh hiện đại, tăng chường công tác quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh doanh siêu thị- trung tâm thương mại. Từng bước tiếp cận thương mại điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng. - Tổ chức lại mạng lưới bán lẻ, đầu tư xây dựng lại các chợ theo chương trình phát triển chợ theo quy hoạch. Tiếp tục giải toả, sắp xếp lại các chợ theo quy hoạch. Tiếp tục chuẩn đầu tư, nâng cấp các chợ.:chợ mới, chợ hàn, chợ cồn, chợ đầu mối theo mô hình chợ vệ sinh, an toàn thực phẩm. - Hỗ trợ tạo mọi điều kiện nhằm thúc đẩy nhanh sự liên kết và hình thành những công ty bán lẻ trên thị trường thành phố, phát triẻn hệ thống phân phối hàng hoá hnư các tổ chức dịch vụ về vận tải, kho hàng, tài chính, bảo hiểm,...để tăng cường chuyên môn hoá và chất lượng dịch vụ. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là chống hàng lậu, hàng giả lưu thông trên thị trường. Tăng cường công tác xúc thương khẩu hội nhập quốc tế Phối hợp triển khai và phổ biến cho doanh nghiệp các thủ tục, luật pháp quốc tế. Thực hiện chương trình xúc tiến TM năm 2008 trong đó tập trung vào các thị trường trọng điểm cho các sản phẩm chủ lực và tiềm năng. Phối hợp với các ngành tập trung xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm thuộc các sản phẩm chủ lực của thành phố. Triển khai khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng lưu niệm và quà tặng về thành phố Đà Nẵng : chương trình du lịch mùa hè, hội chợ hàng việt Nam chất lượng cao,...triễn lãm ở trong và ngoài nước. Khai thác có hiệu quả trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng, tổ chức hội chợ quốc tế tại Đà Nẵng và tiến đến tổ chức hội chợ quốc tế thường niên. Nâng cao chất lượng tổ chức các hội chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông qua các cuộc hội chợ triển lãm tại Đà Nẵng để mời gọi doanh nghiệp đầu tư, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý,...tại Đà Nẵng. Tham mưu xây dựng hệ thống dịch vụ trên tuyến hành lan kinh tế Đông Tây ( gồm các nước trong tuyến). Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về thương mại Đà Nẵng với các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế. Thực hiện nghị quyết 16/NQ-CP. Triển khai chương trình hành động của thành phố sau khi gia nhập WTO. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động thương mại Tăng cường phối hợp tố chức các khoá đào tạo về kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ thương mại, nâng cao nhận thức, hiểu biết về các định chế thương mại quốc tế (WTO,ASEAN,FTA,...)cho cán bộ và doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ mà thành phố đã ban hành, tiến hành đồng thời gải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính giúp nhà đầu tư giảm chi phí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nàh đầu tư tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ưu đãi để mở rộng sản xuất. Phối hợp với các ngành tham mưu thành phố thực hiện tốt việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các mặt hàng chủ lực: thuỷ sản, may mặc, da giày, lốp ôtô, sản phẩm mỹ nghệ,...của thành phố. Khuyến khích phát triển hệ thống thiết kế thời trang, mẫu mã và tổ chức giới thiệu sản phẩm thời trang mới tại hội chợ nhằm khuyếch trương trong nước và xuất khẩu. Thiết lập các mối liên kết vùng nhằm phát triển nguồn nhiên liệu, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vận tải quá cảnh. Tiếp tục phối hợp với các tỉnh bạn liên kết vùng kinh tế trong điểm nhằm thu hút hàng hoá, nguyên liệu trong vùng để chế biến xuất khẩu. Phối hợp với các tỉnh miền Trung liên kết thành một thị trường lớn và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong và ngoài nước nhằm phát triển hành lang kinh tế Đông Tây; hợp tác phát triển các tiểu vùng sông Mêkông và hành lan kinh tế phía Bắc với Trung Quốc.. trong lĩnh vực thương mại. Một số giải pháp chung của chính phủ trong việc đẩy mạnh hoạt động XTXK trong tình hình mới. Các doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (XTTM) đều cho rằng, chất lượng dịch vụ còn ở mức trung bình và tính chuyên nghiệp chưa cao. Theo các DN, hầu hết các hoạt động XTXK thường tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng khách hàng/thị trường để bán hàng hoá mà doanh nghiệp có chứ chưa gắn liền với hoạt động phân phối sản phẩm để tạo ra những sản phẩm độc đáo của riêng mình. Sự bất cập này dẫn đến những tình trạng thị trường nước ngoài mới có danh mà không có thực, sự có mặt của hàng hoá Việt Nam còn mỏng, không vững chắc, không ít trường hợp không duy trì được thị  trường. Hiện nay cả nước mới có 50 địa phương thành lập được Trung tâm XTTM, 14 địa phương còn lại chưa có Trung tâm XTTM mà chỉ có bộ phận chuyên trách cấp phòng đảm nhiệm công tác này tại các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch. Các hoạt động XTTM nhất là xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn bao gồm các hoạt động tình thế tập trung như hội chợ triển lãm, các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, đại đa số các tổ chức thương mại cũng như các doanh nghiệp không có chiến lược hoặc kế hoạch XTTM cụ thể. Nếu có thì những chiến lược và kế hoạch này cũng không được thực hiện một cách đầy đủ. Do vậy, không ít hoạt động XTTM không có mục tiêu cụ thể, tiến hành một cách bị động, không được chuẩn bị rõ ràng, không có trọng tâm và trọng điểm hoặc chưa gắn với những mặt hàng. Yếu kém này đã làm cho công tác XTTM không hiệu quả. Vậy, điều mà các doanh nghiệp mong chờ nhất hiện nay là một hệ thống XTTM chuyên nghiệp, mạnh từ trung ương tới địa phương, trong đó lấy đối tượng khách hàng của mình là các doanh nghiệp làm trung tâm, XTTM phải hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể, phương thức triển khai phải chuyên nghiệp, sáng tạo. Cục XTTM  đã đưa ra 7 giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động XTTM, hỗ trợ DN tăng cường sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào WTO như hiện nay: Một là: đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động được nhiều nguồn tài lực cho XTTM, vừa động viên những người tâm huyết với sự nghiệp XTTM. Sớm ra đời Quỹ XT thương mại – đầu tư – du lịch thay cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Hai là: hoàn thiện hệ thống XTTM, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các Tổ chức XTTM, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của mỗi thành viên vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Trước mắt, ban hành văn bản pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của tổ chức XTTM địa phương, để hoàn chỉnh mô hình này. Ba là: trên cơ sở khảo sát tổng thể hiện trạng về cơ sở hạ tầng cho XTTM, sẽ điều tra khảo sát và xây dựng các dự án hài hoà trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc cũng như của địa phương. Tập trung tài lực xây dựng các Trung tâm HCTL, Trung tâm tổ chức Hội nghị và Sự kiện, Sàn giao dịch…, ngang tầm khu vực và thế giới. Bốn là: tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác XTTM đạt chuẩn quốc tế về kỹ năng XTTM, ngoại ngữ, làm nguồn cội để đảm bảo ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động này. Năm là: hoàn thiện xây dựng chiến lược về XTTM, trong đó xây dựng thị trường, mặt hàng trọng điểm, thị trường, mặt hàng tiềm năng. Mỗi tổ chức XTTM cần có hồ sơ cơ bản, được cập nhật tình hình về từng thị trường, sẵn sàng tư vấn cho các DN. Sáu là: phát triển ứng dụng công nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận, phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, đặc biệt ở các Sở Thương mại, các tổ chức XTTM địa phương. Nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản, kịp thời giải toả trên nguyên tắc công bằng trong thương mại quốc tế. Bảy là: không ngừng mở rộng hợp tác với các Tổ chức XTTM quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, tài lực, đào tạo nguồn lực, chia xẻ kinh nghiệm. Trong đó, cơ chế chính sách được đặc biệt nhấn mạnh, Chính phủ đang có chủ trương thành lập Quỹ  XTTM - Đầu tư – Du lịch thay thế cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Các khoản chi cho chương trình XTTM quốc gia sẽ lấy từ Quỹ này. Hệ thống tổ chức theo hướng chuyên nghiệp – năng động - hiệu quả cũng sẽ đặc biệt được chú trọng. Hơn nữa, để tận dụng tối đa các cơ hội tham gia XTTM cho doanh nghiệp, đồng thời tránh tổ chức trùng lặp các hoạt động, các cơ quan XTTM địa phương cần gửi danh mục kế hoạch hoạt động hằng năm và dài hạn về Cục XTTM để tổng hợp thành danh sách các hoạt động XTTM trên cả nước. Danh mục này được đăng trên website của Cục XTTM để các cơ quan và doanh nghiệp cùng tham khảo. Bên cạnh đó, một giải pháp không kém phần quan trọng được Cục XTTM đặt ra là tiến hành khảo sát, quy hoạch nhằm đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật XTTM trên cả nước, sớm chỉ ra cần phải đầu tư những cơ sở hạ tầng nào, ở đâu, quy mô và mức độ đầu tư đến đâu, khi nào cần đầu tư…. Ngoài ra, việc tăng cường  công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác XTTM; tăng cường liên kết lẫn phối hợp giữa các cơ quan XTTM, hiệp hội, doanh nghiệp; chú trọng công tác hoạch định, xây dựng chiến lược dài hạn về công tác  XTTM; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động XTTM… Giải pháp cụ thể đẩy mạnh hoạt động XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lí Nhìn vào bộ máy tổ chức, quản lí của cục XTTM ở Đà Nẵng chúng ta đều có thể nhìn thấy rằng có quá nhiều các cấp quản lý trung gian trong bộ máy, tuy nhiên các cấp quản lý này lại rời rạc không bám sát vào công việc của từng bộ phận mà chỉ có trách nhiệm điều hành, phân bổ các nguồn tài lực và thông báo nghị quyết của chính phủ cho các bộ phận hoạt động, điều này sẽ dẫn đến một tình trạng rằng do có quá nhiều cấp quản lý nên công việc trở nên loãng, một số người thì quá tất bật với nhiệm vụ được giao phó còn một số người thì quá nhàn rỗi. Thêm vào đó bộ máy quản lý, sẽ trở nên lỏng lẻo, không kích thích được từng cá nhân trong từng bộ phận làm việc, dẫn đến tình trạng nghi kị, ghen ghét công việc lẫn nhau. Do vậy, theo kiến nghị của tôi chúng ta nên bỏ bớt các cấp quản lý như thay vì có hai phó giám đốc chúng ta có thể bỏ bớt một mà thay vào đó là bộ phận kiểm soát viên hoạt động bao trùm lên tất cả các bộ phận, có trách nhiệm giám sát, theo dõi hiệu quả làm việc của từng bộ phận kể cả đối với cấp cao nhất. Mặt khác trong bộ máy tổ chức của chúng ta ở cách tổ chức các bộ phận có thừa mà cũng có thiếu, thừa là thừa quá nhiều các cấp quản lý như đã nói ở trên nhưng lại thiếu trầm trọng các phòng nghiên cứu và cung cấp thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp cả ở trong nước và quốc tế. Có thể nói rằng nhiệm vụ chính của các cơ quan XTTM chính phủ là cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước, tuy nhiên trong các bộ phận của cục XTTM Đà Nẵng chúng ta lại không cho thấy được điều này. Nên nhớ rằng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tìm kiếm thông tin hay cần sự hỗ trợ thì họ luôn mong muốn được nhận một cách dễ dàng nhất với chi phí thấp nhất, trong thời gian sớm nhất và điều cần thiết trước hết là họ biết chỗ mà họ có thể tìm được những thông tin đó là ở dâu. Tuy nhiên với cách tổ chức như hiện nay thì việc đựơc những thông tin này ở Đà Nẵng nói riêng và Việt nam nói chung là quá khó khăn. Bạn không thể để cho một khách hàng hay một nhà đầu tư lớn cứ phải chạy đi chạy lại từ phòng này qua phòng khác để tìm kiếm các thông tin về giá cả, thị trường, sức mua, dân số, quy mô,..., có nghĩa là các văn phòng của Việt nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng hiện nay quá rời rạc, mỗi phòng giữ một thông tin khác nhau và muốn có một thông tin chung hoàn chỉnh về khoảng thời gian nào đó thì luôn nhận được một lời hứa hẹn “lúc nào có chúng tôi sẽ liên lạc sau”. Vô hình chúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế của thành phố và còn làm mất lòng tin của nhiều doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn nhiều sự chênh lệch, do vậy chúng ta có thể thành lập phòng hỗ trợ kinh doanh quốc tế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và phòng hỗ trợ kinh doanh trong nước dành cho các doanh nghiệp trong nước, và các máy móc ở đây nên được kết nối với tất cả các bộ phận cung cấp thông tin để có thể cho ra các kết quả thông tin một cách kịp thời và dầy đủ nhất. Như đã nói ở trên, công nghệ là cái mà chúng ta cần có nhất trong thời điểm hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO và chịu sự tác động trực tiếp của thị trường thế giới. Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì ngoài việc nghiên cứu chúng ta cần phải học hỏi công nghệ của các nhà đầu tư nước, ý nghĩa học hỏi ở dây không có nghĩa là rập khuôn máy móc mà là cải tiến, cách tân, đổi mới do vậy sự cần thiết phải có các bộ phận như nghiên cứu hoặc hợp tác quốc tế là rất quan trọng. Hiện nay ở Việt Nam, mỗi tỉnh thành thiết lập quan hệ với nước ngoài đều có một văn phòng đại diện ở nơi đó. Như Đà Nẵng đã thiết lập văn phòng đại diện với các tỉnh Phukhet, Densavanh ở Thái Lan, Quảng Tây (Trung Quốc), Savanakhet ở Lào, Tokyo (Nhật Bản),...tuy nhiên việc thiết lập các văn phòng như thế này chẵng những không đáp ứng được nhu cầu thông tin trong nước, duy trì những mối quan hệ thương mại lỏng lẻo mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề về chi phí, năng lực và nhân sự. Do vậy giải pháp mà tôi đưa ra là: Đối với những nước có các văn phòng giành cho nước ngoài như hiệp hội các nước đang phát triển ở Nhật Bản, chúng ta có thể tham gia vào với tư cách là một nhà đầu tư hay một thị trường xuất khẩu, đối với những nước không có các văn phòng này nhưng lại có các tổ chức giành cho các doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta cũng có thể tham gia nếu được phép, còn đối với những nước không cho phép có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài thì có thể trao đổi, kết hợp với một vài văn phòng đại diện của các nước khác hoặc các tỉnh khác trong cùng một nước, ví dụ như: văn phòng đại điện Đà Nẵng kết hợp với văn phòng đại diện của tp Hồ Chí Minh tại Tokyo (Nhật Bản); hay thường xuyên trao đổi, đặt quan hệ với văn phòng đại điện của Seun (Hàn Quốc) đang đóng tại Tokyo chẳng hạn. Bằng cách này chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ nước bạn, thu thập được rất nhiều thông tin về tình hình các nước, và cũng có thể tìm thấy được một bạn hàng mới. Ngoài ra, chúng ta cần phải có một sự đầu tư đúng mức trong việc áp dụng hệ thống thông tin thương mại điện tử, để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời cho các doanh nghiệp cần hỗ trợ. Hiện này, cục XTTM ở Đà Nẵng tuy đã có trang web riêng nhưng nội dung ở các trang web hỗ trợ của cục còn quá nghèo nàn và chưa có phần giải đáp thắc mắc trực tuyến cho người sử dụng dịch vụ. Các thông tin, số liệu thống kê trên các trang web này không mang tính cập nhật thường xuyên mà chỉ là những thông tin cũ, không giúp ích được gì nhiều cho các nhà đầu tư mới vào Đà Nẵng. Giao diện của trang web không mang tính chuyên nghiệp, chưa có phần tìm kiếm thông tin nên gây khó khăn cho người đọc trong việc tìm kiếm những thông tin mà họ quan tâm. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống thông tin thương mại điện tử như: website, các văn phòng dịch vụ thông tin điện tử, cổng thông tin kết nối với các tỉnh thành khác,...theo tôi cũng cần phải được quan tâm lưu ý. Nhóm giải pháp về các dịch vụ hỗ trợ: Trong các loại hình dịch vụ hỗ trợ thì dịch vụ đào tạo là loại hình cần phải lưu tâm nhiều nhất và có nhiều sai sót nhất. Do công tác này còn chưa gắn với thực tế mà chỉ được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết đã cũ kỹ và thường là đào tạo không theo đúng chuyên môn của từng ngành. Một điều đáng buồn là, các cuộc tập huấn của chính phủ thường quy định số người tham gia ở mỗi doanh nghiệp, thậm chí ở một số các hội nghị còn có tình trạng điểm danh, do có quá ít doanh nghiệp đến tham dự. Theo tôi kết quả của vấn đề này là do chúng ta chưa có một chương trình cụ thể cho các buổi tập huấn, các cuộc hội thảo, hội nghị. Lẽ ra trước khi diễn ra các cuộc hội thảo này chúng ta phải công bố nội dung sẽ được bàn đến cho các doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước quan tâm được biết, việc làm này cần phải có sự giúp dỡ của các giáo sư, các giảng viên tham gia trong chương trình, và phải nêu rõ hội nghị, hội thảo đó do ai chủ trì, vì mục đích gì, nhằm đến đối tượng nào và ai sẽ là người thuyết giảng. Mặt khac do những chính sách hỗ trợ XK và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta cong chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Mức hỗ trợ còn quá thấp lại không linh đông, chưa hỗ trợ được gì nhiều cho các doanh nghiệp. Nhất là trong tình hình hiện nay, luôn có sự biến động về giá cả thị trường làm cho giá của các mặt hàng, nguyên liệu cũng tăng theo gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, đối với thành phố Đà Nẵng, để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu chúng ta có thể thành lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu riêng của thành phố, nguồn kihn phí của quỹ được thu theo một tỷ lệ nhất định trong trị giá nhập khẩu (ví dụ như ở Thái Lan tỷ lệ này là 0,5%)và tốt nhất là các quỹ này nên có sự liên kết với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố, để có thể hỗ trợ cho DN một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, thành phố có thể thành lập các kênh hỗ trợ qua điện thoại hoặc qua website. Các kênh thông tin này sẽ được kết nối trực tiếp với các bộ phận hỗ trợ thông tin cho DN. Nhóm giải pháp về xúc tiến, khuyến khích xuất khẩu Trong những thời gian gần đây, thành phố Đà Nẵng cũng đã có nhiều chương trình nhằm khuyến khích thu hút các DN tham gia XK. Như mở các hội chợ triễn làm trong nước và quốc tế, cử các phái đoàn tham gia thị sát thị trường nước ngaòi. Tuy nhiên, do có sự hạn chế về nguồn vốn và năng lực quản lý nên các chương trình này còn chưa được hiệu quả lắm. Đôi khi các chuyến đi thị sát trở thành một chuyến du lịch cho các thành viên trong đoàn, còn các buổi hội chợ triễn lãm thì lại thưa thớt khách tham dự lẫn các doanh nghiệp hoặc các mặt hàng trưng bày không có gì mới mẻ. Do vậy, đối với việc tổ chức các buổi hội chợ, triễn lãm chúng ta nên giới thiệu thông báo với các doanh nghiệp trước đó một khoảng thời gian dài, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị. Đồng thời yêu cầu các DN tham gia phải lập danh mục hàng hoá sẽ được trưng bày, có thể hỗ trợ một phần chi phí và thông tin cho các doanh nghệp tham gia và nên có các giám sát viên thường xuyên túc trực ở các sự kiện này. Ngoài ra, để tạo ra dấu ấn riêng cho các sản phẩm của thành phố chúng ta có thể trích một phần kinh phí tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã. Có một điều mà thành phố Đà Nẵng còn rất yếu kém đó là công tác quảng cáo và thông tin quần chúng. Như việc diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế vào tháng trước, công tá thông tin của chúng ta rất chậm chạp, đến gần sát ngày thi mà mọi thông tin vẫn còn rất mù mờ gây rối loạn cho công tác tổ chức, xắp xếp và nhiều vấn đề khác. Vì vậy nên thành lập một ban tuyên truyền riêng của thành phố có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá hình ảnh về sản phẩm, các ngành, các sự kiện nổi bật của thành phố. KẾT LUẬN Việc đề ra các giải pháp trên dựa theo những phân tích về những điểm mạnh yếu của thành phố trong công tác XTTM nói chung và XTXK nói riêng, dựa trên sự so sánh với các hoạt động này ở Thái Lan và Nhật Bản và có ý kiến chủ quan của người thực hiện đề tài này. Một số giải pháp trong bài được đề ra dưới sự đóng góp ý kiến của một số nhân viên đang làm việc trong các cơ quan chính phủ tại sở Công Thương Thành phố Đà Nẵng nhằm làm sáng rõ một vài vấn đề trong công tác quản lý, tổ chức, hỗ trợ và khuyến khích XTXK trong các cơ quan của chính phủ tại thành phố, đồng thời đưa ra một số nhận xét về chủ quan của một số nhân viên trong các doanh nghiệp đã từng được hỗ trợ nên mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho việc nhìn nhận về vấn đề XTXK ở thành phố Đà Nẵng một cách rõ ràng hơn, xúc tích hơn, đầy đủ hơn và có thể gợi trong người đọc một hướng giải quyết khác tốt hơn chẳng hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhà xuất bản lao động –xã hội Hà Nội 2003 Báo cáo xây dựng kế hoạch ngành thương mại - Sở thương mại thành phố Đà Nẵng Giới thiệu thị trường nước ngoài – Bộ thương mại, Cục xúc tiến thương mại 2003 Cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TrungQuốc - uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 2006 Tiếng Anh NHÂN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP MỤC LỤC Chương1: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu Khái niệm xúc tiến xuất khẩu Khái niệm xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu Xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu quốc tế Xúc tiến xuất khẩu quốc gia Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp Vai trò của hoạt động XTXK Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK chính phủ và mạng lưới XTXK quốc gia XTXK của chính phủ Định nghĩa, mục đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu chính phủ Vị trí và vai trò của xúc tiến xuất khẩu chính phủ Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu chính phủ Quản lí nhà nước về xúc tiến xuất khẩu Trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK của các tổ chức hỗ trợ thương mại Phối hợp hoạt động xúc tiến xuất khẩu với các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, thuận lợi hoá thương mại và xúc tiến xuất khẩu cho khách hàng có yêu cầu. Xây dựng năng lực chuyên môn xúc tiến xuất khẩu Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK ở các doanh nghiệp Các thể chế thương mại toàn cầu và các tổ chức XTTM quốc tế Tổ chưc thương mại thế giới (WTO) Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) Phòng thương mại quốc tế (ICC) Các tổ chức hỗ trợ thương mại quốc tế khác Thực tiễn XTXK của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 4.1.Nhật Bản Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Nhật Bản Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Các biện pháp chính sách xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản 4.2.Hàn Quốc Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Hàn Quốc Những biện pháp chính sách và thành tựu của chính phủ Hàn Quốc Thái Lan Bài học kinh nghiệm. Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Khái quát tình hình xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Vài nét sơ lược về sở thương mại thành phố Đà Nẵng Nhiệm vụ và quyền hạn của sở thương mại 2.1.1 Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường: 2.1.2 Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại 2.1.3 Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường: 2.1.4 Về công tác đào tạo: Tổ chức bộ máy Công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Thực trạng XTXK của chính phủ 3.1.1 Chính phủ với việc tạo dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường Chinh phủ với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch XTXK Chính phủ và công tác điều phối hoạt động XTXK Hợp tác XTXK của chính phủ Chính phủ với việc hỗ trợ các doanh nghiệp XTXK Quỹ hỗ trợ XK của nhà nước Các dịch vụ hỗ trợ cụ thể dành cho doanh nghiệp Công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp Việt Nam Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động XTXK của chính phủ Những hạn chế trong hoạt động XTXK 4.1.1 Những hạn chế trong nhận thức về XTXK Những hạn chế trong công tác quản lí Những hạn chế trong các dịch vụ hỗ trợ Những tồn tại trong hoạt động XTXK và nguyên nhân của nó Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Những thay đổi và tác động của nó đối với hoạt động XTXK ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Những bối cảnh mới trong thương mại quốc tế. Tự do hoá thương mại theo WTO Xu hướng thị trường mới Thương mại điện tử Những thách thức mới từ môi trường kinh doanh quốc tế đối với xuất khẩu và XTXK của Việt nam và thành phố Đà Nẵng Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường XK do chính phủ đề ra trong năm 2008 tại thành phố Đà Nẵng 2.1 Định hướng và giải pháp để thực hiện kế hoạch xuất khẩu 2008 tại thành phố Đà Nẵng: Về thị trường trong nước Tăng cường công tác xúc thương khẩu hội nhập quốc tế Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động thương mại Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh Thiết lập các mối liên kết vùng nhằm phát triển nguồn nhiên liệu, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vận tải quá cảnh. Một số giải pháp chung của chính phủ trong việc đẩy mạnh hoạt động XTXK trong tình hình mới Giải pháp cụ thể đẩy mạnh hoạt động XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16103.doc
Tài liệu liên quan