Giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới

Lời mở đầu Công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Việt Nam diễn ra trong lúc toàn cầu hoá và khu vực hoá, đang trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Do vậy, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển nền kinh tế của mình song song với việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII và IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế, từng bước chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, quyết tâm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, phục vụ cho phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Trước sự đảo lộn của thị trường truyền thống đầu những năm 90, ngoại thương Việt Nam đã có những bước chuyển căn bản, kịp thời và hiệu quả. Tính đến cuối năm 2001, nước ta đã có quan hệ buôn bán với 176 nước và vùng lãnh thổ, đã kí kết hiệp định thương mại với 66 nước và thoả thuận ưu đãi thuế quan MFN với 77 nước, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ , Nhật bản, Trung Quốc và EU. Đặc biệt, Việt Nam đã kí kết và phê chuẩn hiệp định thương mại với Mỹ, mở đường vào thị trường rộng lớn nhất thế giới này và cho việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc mở rộng quan hệ thương mại với EU là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, nhằm đưa ngoại thương Việt Nam ra khỏi tình trạng hụt hẫng do mất thị trường truyền thống. Nhờ vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực, mở ra cục diện mới cho nền kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và trên thế giới. Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với EU (22/10/1990). Đặc biệt việc kí kết Hiệp định buôn bán hàng dệt may (15/12/1992) và Hiệp định hợp tác với EU (17/7/1995), đã nâng mối quan hệ Việt Nam - EU lên một tầm cao mới. Nhằm khôi phục và mở rộng thị trường do khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; thị trường SNG chưa phục hồi được; thị trường Mỹ vừa mới hé mở, thì việc lựa chọn thị trường EU là rất hợp lí để đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cũng như thúc đẩy sản xuất hàng hoá của Việt Nam. Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm 20% thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác. Dựa vào những lợi thế tương đối, Việt Nam chủ trương xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như nông lâm thuỷ sản, hàng dệt may, giày da… sang thị trường này. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường EU. Đây sẽ là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng cho ngành thuỷ sản Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Ngoài những thành tựu đạt được trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU thì vẫn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực cố gắng trong sản xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Với vốn kiến thức có hạn của một sinh viên sắp ra trường, thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác, luận văn chỉ đề cập đến xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới. Trong luận văn, em có tham khảo một số ý kiến của các tác giả và một số sách báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này để nội dung đề tài thêm phong phú. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau: -Chương một: Vị trí, vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. -Chương hai: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. -Chương ba: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới. Vì chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế và khảo sát thực tiễn nên kết quả đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Đinh Công Tuấn và các thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khoá luận này. Chương I Vị trí, vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng tài nguyên biển phong phú về dầu khí, thuỷ sản, dịch vụ, hàng hải, du lịch… Đặc biệt, thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Bước sang thời kỳ đổi mới, các doanh nghiệp thuỷ sản không còn được bao cấp nữa trong khi bị mất đi thị trường truyền thống là các nước xã hội chủ nghĩa. Lúc này, những yếu kém của các doanh nghiệp trong ngành càng ngày càng bộc lộ rõ. Công nghệ lạc hậu, sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, xuất khẩu lệ thuộc chủ yếu vào thị trường Nhật bản… Kinh tế thế giới ngày nay đã đạt đến sự phát triển cao dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và chịu ảnh hưởng không nhỏ của xuất khẩu. Trên con đường đổi mới kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển khách quan này. Từ đó Việt Nam nhận thức được những tiềm năng quí giá của đất nước chính là yếu tố quan trọng để góp phần phát triển kinh tế và sớm đưa Việt Nam hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục đích này, Đảng và nhà nước cùng các cơ quan hữu quan đã đề ra những chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển, tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam. 1. Nguồn lợi thuỷ sản. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Châu á, có bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) trải qua 13 vĩ độ, từ 8023’ Bắc đến 21039’ Bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng trên 1 triệu km2. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn, có cư dân sinh sống như Côtô, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quốc, Côn Đảo… là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Đồng thời, các đảo này sẽ trở thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cho việc khai thác hải sản và làm nơi trú đậu cho tàu thuyền trong mùa mưa bão. Biển Việt Nam còn có nhiều Vịnh, đầm phá, cửa sông… như Vịnh Hạ Long, phá Tam Giang… và trên 4000 ha rừng ngập mặn. Đó là những khu vực đầy tiềm năng cho việc phát triển giao thông, du lịch đồng thời cũng thuận lợi cho việc triển khai nuôi trồng thuỷ sản. Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế cao. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển của toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn. Trong đó, sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Ngoài cá biển, Việt Nam còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên khác như trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc, cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm. Hàng năm, biển còn có thể cho phép khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ. Bên cạnh đó, rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi,vích, tổ yến, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai… Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho phép khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác của cả nước, tiếp đó là vịnh Bắc Bộ 16,0%, biển miền Trung 14,3%, Tây Nam Bộ 11,9%, các gò nổi 0,15%, cá nổi đại dương 7,1%. 2. Vài nét về ngành thuỷ sản Việt Nam. Việc khai thác các nguồn lợi thuỷ sản để phục vụ những nhu cầu đa dạng của con người như: thực phẩm, đồ trang sức, thuốc… đã có từ lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, trải qua hàng nghìn năm, nghề cá Việt Nam vẫn mang nặng nét đặc trưng của một nền sản xuất tự cung tự cấp và chỉ đóng vai trò một nghề phụ cho dân cư. Mãi cho đến nửa đầu của thế kỉ này, nghề cá vẫn hết sức thô sơ, lạc hậu và chưa được xem như một ngành kinh tế độc lập. Đến ngày 5 tháng 10 năm 1961, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành nghị định 150 CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổng cục thuỷ sản. Đây là thời điểm ra đời của ngành thuỷ sản Việt Nam, được xem như một chính thể ngành kinh tế - kĩ thuật của đất nước, phát triển một cách toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển. Từ khi thành lập cơ quan quản lí nhà nước đầu tiên của ngành và cũng chính là thời điểm ra đời của một ngành kinh tế - kĩ thuật mới của đất nước, đến năm 2003, ngành thuỷ sản đã đi qua chặng đường hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là chặng đường dài với nhiều biến động và thăng trầm. Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể chia thành hai thời kì chính: Thời kì thứ nhất, trước những năm 1980, ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp. Hình thức khai thác những tiềm năng sẵn có của thiên nhiên theo kiểu “hái lượm”. Cơ chế quản lí kế hoạch hoá tập trung kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm khiến chúng ta quen đánh giá thành tích theo tấn, tạ hay bất kể giá trị nào. Điều này dẫn tới sự suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70. Năm Tổng sản lượng thuỷ sản (tấn) Sản lượng khai thác(tấn) Sản lượng nuôi trồng (tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Tổng số tàu thuyền (chiếc) Diện tích nuôi trồng (ha) Số lao động (triệu người) 1991 1.019.000 709.000 310.000 205.000 72.723 491.723 1.860 1992 1.062.163 714.910 347.910 262.234 72.043 489.833 2.100 1993 1.097.830 746.570 351.260 305.630 83.972 577.538 2.350 1994 1.116.169 793.324 368.604 368.435 93.147 600.000 2.570 1995 1.211.496 878.474 333.022 458.200 93.672 576.000 2.810 1996 1.344.140 928.500 415.280 550.100 95.700 581.000 3.030 1997 1.373.500 962.500 411.000 670.000 97.700 585.000 3.120 1998 1.570.000 1.062.000 481.000 776.000 71.500 600.000 1999 1.668.530 1.130.660 537.870 858.600 71.799 626.330 2000 1.827.310 1.212.000 614.510 971.120 73.397 630.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ thuỷ sản Thời kì thứ hai, từ những năm 80 đến nay, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”. Thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra, nhằm tạo nguồn đẩu tư, nhằm tạo ra nguồn đẩu tư để tái tạo sản xuất mở rộng đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể coi là một trong những ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong quá trình đó, từ nghề sản xuất có quy mô nhỏ, ngành đã có vị thế xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Đến năm 1994, ngành đã được Đảng và nhà nước ta chính thức xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn trong năm 1991 . Đặc biệt, nước ta đã đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1998. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 500 triệu USD năm 1996 và tiến tới hai tỷ USD vào năm 2003. So với năm 1980, đến năm 2000, tổng sản lượng tăng gấp 4 lần, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng tới 90 lần. II. Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng trong nền kinh tế Việt Nam. 1. Ngành thuỷ sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế Thuỷ sản được coi là một ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới. Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ưu đãi, ngành thuỷ sản Việt Nam tăng cường khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nhưng cũng cần phải có những chính sách khai thác hợp lí. Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên rộng lớn, ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhất là trong hơn 15 năm qua, với mật độ phát triển kinh tế nhanh chóng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng thời, đó cũng là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Các kết quả cho thấy, nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ăn việc làm ở vùng nông thôn, vùng biển. Nó cũng chứng minh tiềm năng của ngành thuỷ sản, đóng góp cho thu nhập ngoại tệ và thương mại quốc tế của Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ thuỷ sản, trong khoảng hơn 10 năm qua, lao động thuỷ sản cũng đã tăng gấp 10 lần, từ 380 nghìn người vào năm 1980 lên 3.350 nghìn người vào năm 1990. Năm 2000 với tổng sản lượng 1.827.310 tấn thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu đạt 971,1 triệu USD. Những năm qua là thời kì tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt. Ngoài các hoạt động đầu tư, đổi mới quản lí nhằm tạo ra sản phẩm bắt kịp với yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, Bộ thuỷ sản đã cùng các doanh nghiệp đổi mới các hoạt động, xúc tiến thương mại, tiếp thị. Ngành đã chủ động tổ chức đoàn doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, tham gia các hội chợ quốc tế về thuỷ sản để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Bằng cách đó, ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ngay cả thời kì khó khăn nhất như thời kì khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 cũng đạt mức 10%. GDP và các thành phần trong năm 2001 Các lĩnh vực kinh tế Tỉ lệ trong GDP Mức đóng góp (triệu USD) Nông nghiệp (kể cả thuỷ sản) 24,3 70,9 Công nghiệp, xây dựng 36,6 100,3 Dịch vụ 39,1 120,9 GDP 100,0 300,1 Nguồn: Bộ thương mại, Tổng cục thống kê Ngành thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 7% tổng GDP, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm 9 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Dự tính, năm 2020, ngành thuỷ sản sẽ thu hút 4,4 triệu lao động trong cả nước. Nếu trong GDP, ngành đóng góp còn ở mức độ khiêm tốn thì có sự bù đắp bởi việc đóng góp mạnh mẽ vào nền xuất khẩu cả nước. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 1,479 tỷ USD, chiếm 10,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô 3, 501 tỷ USD và dệt may 1, 892 tỷ USD. Các nhà máy thuộc ngành thuỷ sản nằm trong danh sách đầu tiên được hưởng lợi ích đầy đủ khi chính phủ cho phép thực hiện tự do hoá các xí nghiệp nhà nước. Điều này có tác động tích cực tới việc hình thành một ngành xuất khẩu thuỷ sản năng động nhất của Việt Nam. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết: “ năm 2002, ngành thuỷ sản đạt được thành tựu nổi bật, các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch. Tổng sản lượng đạt 2.410.900 tấn bằng 104,82% kế hoạch và tăng 5,4% so với 2001.Trong đó, sản lượng khai thác đạt 1.434.800 tấn, bằng 106,28% kế hoạch sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nội địa đạt 976.100 tấn bằng 102,75% kế hoạch và tăng 9,47%so với 2001. Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng vượt mức 2 tỷ USD, đạt 2.021 triệu USD, bằng 101,05% kế hoạch và tăng 13,07% so với2001. Điều này càng khẳng định vị trí mũi nhọn của thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân. 2. Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành thuỷ sản trong thời gian qua, ngoài sự tăng trưởng đánh dấu bằng những con số nêu trên, sự biến đổi về chất có tác động mạnh mẽ tới sự lớn mạnh của ngành trong quá trình hình thành và phát triển. Nghề đánh bắt và khai thác thuỷ sản ban đầu chỉ tự cung, tự cấp nhưng đến nay đã được nhà nước hỗ trợ để trở thành một ngành kinh tế chủ lực, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, các đặc sản xuất khẩu cũng được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản sẽ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân, góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh vùng biển, biên giới. Công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh, cho đến nay toàn ngành đã có trên 320 nhà máy chế biến công nghiệp. Công suất chế biến theo thiết kế vào khoảng 1000 tấn thành phẩm mỗi ngày, tăng gấp 2,5 lần về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất so với nam 2000. Đặc biệt, đến nay đã có 68 doanh ngiệp được EU cấp code(mã số) xuất khẩu và 75 nhà máy được công nhận áp dụng HACCP(Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) vào thị trường EU và Mỹ. Đây là sự tiến bộ to lớn so với những năm trước đây không có nhà máy nào đáp ứng yêu cầu này. Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ cho nghành thuỷ sản đã được xây dựng và áp dụng trong hơn15 năm qua. Đó là kĩ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ con giống các cỡ. Trong đánh bắt dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ. Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt kết quả khích lệ. Từ cơ chế lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng qua thời kì nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đến nay, sản phẩm thuỷ sản của nước ta đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, có uy tín ở một số thị trường khó tính. 3.Nghành thuỷ sản với vấn đề xã hội Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống của ngư dân, xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư. Đặc biệt, các tài nguyên thuỷ sản, môi trường biển và vùng ven biển của đất nước có tầm quan trọng đối với hàng triệu người dân nông thôn, nhất là với hơn 17 triệu người dân sống ở vùng ven biển và đảo ven bờ Tăng sự đóng góp của ngành thuỷ sản vào sự phát triển kinh tế, xã hội bao gồm ổn định xã hội và an ninh quốc gia. Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của nhân dân, ăng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới và thu ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá ngành thuỷ sản. Hiện nay, dân số Việt Nam có khoảng 78 triệu người, trong đó có khoảng 62,4 triệu người, chiếm 80% số người sống ở nông thôn và 15,6 triệu người chiếm 20% sống ở thành thị. Lao động nghề cá. Đơn vị: 1000 người. Năm 1987 1991 1996 1997 1998 1999 2001 2002 Số lao động 1.270 1.860 3.030 3.120 3.210 3.320 3.450 3.550 Nguồn: T/C Thông tin khoa học và công nghiệp thuỷ sản - số 3/2002. Với hơn 3 triệu người lao động trong toàn ngành chiếm 10% tổng số lao động xã hội, lao động nghề cá nhiều nhất là nuôi trồng thuỷ sản có 2.219.400 người, đánh bắt 435.000 người, chế biến 250.000 người. Số lao động sống phụ thuộc vào ngành thuỷ sản ngày càng tăng. Năm 1999 tăng thêm 2050 người tức bằng 261,41% so với 1987. Dân số nước ta ngày càng đông thì đây là một ngành quan trọng thu hút được nhiều lao động nhất, giảm bớt thất nghiệp cho đất nước còn nghèo và lạc hậu như Việt Nam. Sự đóng góp của ngành thuỷ sản với mục tiêu dinh dưỡng quốc gia cũng được tăng lên. Việc cung cấp cá và các sản phẩm thuỷ sản cả nước tăng từ mức 11,5 kg năm 1999 lên 13,5 kg/người năm 2001. Mức tăng trưởng này có tính đến nhu cầu dinh dưỡng của số dân tăng. Việc đẩy mạnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng cường năng lực của ngành này. Bằng cách đó sẽ tăng sự đóng góp của ngành đối với xã hội. Hiện đại hoá và công nghiệp hoá sẽ giúp thiết lập các ngành công nghiệp mới và những ngành công nghiệp đã hoàn thiện tại các vùng ven biển mà sẽ nâng cao vai trò của ngành thuỷ sản đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. III. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với ngành thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản. Thực hiện tiến trình đổi mới, bằng nỗ lực to lớn, Việt Nam đã phấn đấu vươn lên thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành thành viên tích cực ở khu vực Đông Nam á và trong cộng đồng quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra cho chương trình phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng ta là mở rộng thị trường, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn. Củng cố thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường mới, giảm xuất nhập khẩu qua thị trường trung gian. Thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu. Trong sự phát triển chung đó, ngành thuỷ sản đã có đóng góp quan trọng vào những năm 80, từ mức sản xuất kinh doanh khiêm tốn, đến nay đã vươn lên đứng thứ 15 về sản lượng, thứ 13 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ 3 về sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng. Nhằm đẩy mạnh phát triển thuỷ sản, bên cạnh việc phát huy cao độ nguồn lực bên ngoài, Đảng và nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp tạo thêm nguồn lực cho thuỷ sản phát triển. Văn kiện Đại hội VIII khẳng định vai trò của thuỷ sản trong chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: “ phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản, tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Quản lí tốt, việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tiếp tục điều tra, nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển để có kế hoạch khai thác và bảo vệ chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ. Đến năm 2001, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 60 vạn ha, khai thác khoảng 1, 6 - 1,7 triệu tấn, xuất khẩu thuỷ hải sản 1-1,1 tỷ USD. Ngoài ra, thuỷ sản cũng là một trong những ngành được đầu tư vốn để phát triển mạnh cùng với chè, cà phê, cao su, thịt, sữa… Bộ thuỷ sản đã được chính phủ giao và đang dự thảo nghị định hợp tác quốc tế khai thác thuỷ sản, đó sẽ là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác khai thác trên biển, tạo tiền đề thúc đẩy nghề khai thác xa bờ của Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Đại hội Đảng lần VIII năm 1997 đến 1999, thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 251/1999/QĐ - thủ tướng ngày 2/2/1999 phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005. Chương trình với mục tiêu: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2001 và 2 tỷ USD vào năm 2005; đưa kinh tế thuỷ sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vân đề sinh thái. Gắn chế biến xuất khẩu thuỷ sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thuỷ sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và tích luỹ để tái sản xuất mở rộng; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra trước mắt đối với ngành thuỷ sản là: Phát triển nuôi trồng khai thác, đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. Tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lí nguồn lợi ven biển đi đôi với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu trong tổng sản lượng hải sản khai thác đạt 20 - 25% vào năm 2001 và trên 22% -24% vào năm 2005. Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tầu cá; từng bước đẩu tư đóng mới đội tàu thuyền chuyên môn hoá để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản, cung cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cảng cá, chợ cá để thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến thuỷ sản để tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, cụ thể là: + Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ. Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến phấn đấu đến năm 2002 các cơ sở chế biến thuỷ sản đều được áp dụng hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. + Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, đưa tỉ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 17,5 % hiện nay lên 25% -30% vào năm 2001 và 40%-45% năm 2005. + Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tươi sống từ 4-5% trong tổng sản phẩm xuất khẩu hiện nay lên 10% vào năm 2001 và 14% vào năm 2005. Quyết định nêu rõ các giải pháp để thực hiện, đó là giống thức ăn cho thuỷ sản, thị trường; khoa học công nghệ; đổi mới quan hệ sản xuất; chính sách đầu tư và hợp tác nước ngoài. Kế tục và phát huy tinh thần của Đại hội VIII, Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đưa ra những chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có phát triển kinh tế biển. Dự thảo báo cáo chính trị của Đảng nêu rõ: “phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển, kết hợp mở rộng nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản tiến ra xa biển; khai thác và chế biến dầu khí; phát triển vận tải viễn dương, du lịch và dịch vụ; bảo vệ môi trường và an ninh vùng biển”. Tiềm năng phát triển thuỷ sản ở nước ta là to lớn, cùng với hàng triệu lao động, trong đó một lực lượng ngư dân có truyền thống lâu đời, nay ta đã có thêm một lực lượng lao động và quản lý, các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp mới, tiếp cận với các khía cạnh tiên tiến và hiện đại của nghề cá thế giới. Cùng với việc cho phép khai thác trong vùng biển đặc quyền kinh tế và tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản, thuận lợi cho phát triển nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Các tài nguyên này tuy có tính giới hạn và nhạy cảm với khả năng tái tạo thì cũng đang hứa hẹn làm cơ sở cho nghề cá nước ta tiếp tục phát triển. Thách thức đối với thuỷ sản nước ta là phải có sự chuyển đổi thực sự chủ yếu dựa vào sự thu hoạch của sản phẩm tự nhiên, thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải trở thành một nghề cá thu hoạch chủ yếu từ các sản phẩm đầu tư, có hàm lượng công nghiệp cao hơn cho tiêu dùng trong nước, cho xuất khẩu. Từ đó sẽ có một ngành thuỷ sản có tính cạnh tranh cao, hiệu quả, bền vững, thực hiện các mục tiêu phát triển đề ra và vai trò mà nó được xác định – một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thế kỷ XXI. Chương II Thực trạng và triển vọng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. I. Giới thiệu chung về thị trường EU. 1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kênh phân phối và tiếp cận thị trường EU. Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Liên minh Châu Âu (EU) ra đời với Hiệp ước thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC (European Economic Community) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (Euratom) được kí kết tại Rome bao gồm 6 nước tham gia: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lucxambua. Trong đó, EEC có nhiệm vụ bảo đảm hoà nhập kinh tế, tiến tới một thị trường thống nhất, tạo ra sự lưu thông hàng hoá và con người trong toàn khối. Euratom có nhiệm vụ đẩy mạnh sự sáng tạo, phát triển công nghiệp nguyên tử, bảo đảm cung cấp nguyên liệu và bảo vệ môi trường. Đến năm 1967, Cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC) kí ngày 18/4/1951, EEC và Euratom hợp nhất thành cộng đồng Châu Âu (EC). Trong khi đó, Anh cùng Na uy, Thuy Điển, Đan Mạch, áo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Phần Lan và Ai Len cùng tiến hành thành lập khối “ khu vực mậu dịch tự do Châu Âu” ( EFTA) để đối chọi với EC vào tháng 1 năm 1960. Trong quá trình hoạt động, nếu EC đạt những thành tựu nhất định cả về kinh tế, chính trị thì EFTA bị cô lập trên trường quốc tế. Do vậy, chỉ sau 15 tháng, khi EFTA ra đời Anh, Ai Len, Na Uy, Đan Mạch đệ đơn gia nhập EC. Đến tháng 1 năm 1973, bốn nước này mới được chấp nhận kết nạp vào EC. Sau lần mở rộng này, EC tiếp tục kết nạp thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hi Lạp và sau nữa là áo, Phần Lan. Hiện nay, EU là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, gồm 15 quốc gia độc lập về chính trị ở Tây và Bắc Âu: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Lucxambua, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Đan Mạch, áo, Thuy Điển, Hi Lạp và Phần Lan. EU được quản lí bởi một loạt thể chế chung như Hội đồng chung Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu, Hội đồng liên minh Châu Âu, Nghị viện Châu Âu. Có thể nói, quá trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với những nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển vượt bậc, đạt được những kết quả khả quan về an ninh, chính trị, xã hôi, kinh tế và thương mại trong tiến trình nhất thể hoá. Có thể nói rằng Liên minh Châu Âu đang tiến dần từng bước tới nhất thể hoá toàn diện. Hiện nay, họ đã thực hiện được nhất thể hoá về kinh tế: hình thành thị trường chung Châu Âu, ra đời đồng Euro (1/1/2002), xây dựng và hoàn thiện liên minh kinh tế tiền tệ EMU (European Monetary Unity), tiến tới thực hiện nhất thể hoá về chính trị, an ninh quốc phòng. Như vậy, EU là sức mạnh thị trường hàng đầu thế giới, đồng thời là nhà đầu tư và nhận đầu tư lớn thế giới. Để không bỏ lỡ cơ hội làm ăn, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam phải hiểu rõ thị trường này. Điều này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế - pháp lí mà cần mở ra cả từ lịch sử đến chính trị, văn hoá. Điều này quả là hơi cao, nhưng có lẽ không thể khác nếu muốn ngày càng mở mang công việc làm ăn với EU. Liên minh Châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, bao gồm 15 nước với tổng diện tích 2,361 triệu km2 và dân số hơn 400 triệu người. GNP chiếm 1/4GNP của thế giới, GDP gồm 8000 tỷ USD ( chiếm 30% toàn bộ khối lượng trao đổi hàng hoá, dịch vụ của thế giới năm 2000). Khu vực này là một thị trường lớn về vốn và là một trong ba trung tâm lớn của thế giới về công nghiệp, thương mại và công nghệ cao. Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng Các nước thuộc Liên minh Châu Âu là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh với công nghệ hiện đại và có thu nhập cao. EU là thị trường có sức mua lớn và thống nhất về thuế quan. Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá và dịch vụ. Trên thực tế có rất nhiều loại hàng hoá được ưa chuộng tại Pháp, Bỉ, Italia song lại không được tiếp nhận từ phía người tiêu dùng ở Đan Mạch, Anh, Đức. Tuy có những đi._.ểm khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 15 nước thành viên đều là những quốc gia thuộc khu vực Tây và Bắc Âu. Do vậy, các nước này đều có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân ở đây đều có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Đối với hàng may mặc và giày dép, khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai sản phẩm này, nhiều khi yếu tố thời trang có xu hướng quyết định hơn là yếu tố giá cả. Đối với nhóm hàng giày dép, người tiêu dùng có xu hướng đi giày vải. Hai mặt hàng này liên tục được thay đổi, đặc biệt về mẫu mã và chất lượng. Riêng đối với mặt hàng thuỷ hải sản thì EU thực sự là thị trường khó tính, có tính chọn lọc cao. Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động của môi trường ô nhiễm, do chất phụ gia không được phép sử dụng… Với mặt hàng thuỷ hải sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ dùng sản phẩm đóng gói, ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số, mã vạch. Người tiêu dung EU tẩy chay các loại thuỷ hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahacnoliticus, nhiễm V.Cholerac hay có chứa hàm lượng chất kháng sinh Chloramphenicol cao… Người Châu Âu ngày càng ăn nhiều thuỷ hải sản vì họ cho rằng sẽ giảm béo mà vẫn khoẻ mạnh. Người Châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Họ cho rằng nhãn hiệu nổi tiếng cũng đồng nghĩa với chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vây, trong nhiều trường hợp, mặc dù những sản phẩm này giá đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm nổi tiếng khác cho dù giá có rẻ hơn. Có thể nói, sở thích tiêu dùng của người Châu Âu rất cao, sang. Tuy nhiên, vẫn chia thành ba nhóm tương ứng sau: 1.Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao chiếm 20%. 2.Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình chiếm 68%. 3.Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp chiếm 10%. Đối tượng dùng hàng Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm 2, 3. Về kênh phân phối. Thị trường EU có hệ thống kênh phân phối khá rõ ràng, giống như hệ thống phân phối của một quốc gia bao gồm: Trung tâm Châu Âu, dây chuyền phân phôi, nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Tham gia vào hệ thống này có sự góp mặt của các công ty xuyên quốc gia, các cửa hàng, siêu thị, công ty bán lẻ độc lập… Các trung tâm Châu Âu thu mua toàn bộ sản phẩm trên thế giới và phân phối cho các nhà bán buôn, bán lẻ ở các quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp trên 50 nhà phân phối, hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu làm trung gian giữa các nhà sản xuất và phân phối, kiểm soát 2/3 lượng thực phẩm, hàng hoá của Châu Âu. Hình thức phân phối phổ biến nhất là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Có nghĩa là đối với kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hệ thống hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình, còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và công ty bán lẻ độc lập. Các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống này liên kết chặt chẽ với nhau thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh dựa trên: các hợp đồng kinh tế, quan hệ tín dụng, cổ phần của nhau… Như vậy, hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gôc lâu đời. Để tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải là dễ đối với các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Do vậy, các nhà sản xuất của ta muốn tiếp cận được với thị trường này trước hết cần phải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu chuyên môn. Các nhà nhập khẩu thuỷ sản chuyên môn đóng vai trò quan trọng trên thị trường thuỷ sản EU. Họ thường mua sản phẩm bằng tem riêng của họ và tự lo bảo quản. Một số công ty có phương tiện chế biến và đóng gói lại. Các khách hàng của họ gồm các nhà chế biến và đóng gói hải sản, các nhà bán buôn, bán lẻ, các cơ sở dịch vụ ăn uống nhà hàng. Tiếp cận thị trường Biểu thuế nhập khẩu chung của EU áp dụng cho tất cả các nước EU. EU đưa ra luật kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghĩa là việc nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản phải có giấy phép, văn bản pháp qui về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu bảo quản, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm. Để tránh sự mất ổn định trong thị trường nội bộ do nhập khẩu, EU đã đưa ra biểu giá tham khảo chung cho một số mặt hàng nhất định như : mực ống và mực thẻ. Khi tiếp cận với thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến hệ thống tiêu chuẩn HACCP - hệ thống phân tích xác đinh kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc của EU đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là hàng thuỷ hải sản. Các nước xuất khẩu phải có giấy chứng nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng được EU công nhận. Các sản phẩm nhập khẩu phải ghi rõ họ tên, thành phần… Nếu nước nào được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU (GSP) thì được xem như là việc cạnh tranh hàng hoá ở thị trường này là tương đối thuận lợi. 2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Quyền lợi của người tiêu dùng ở EU được bảo đảm gần như tuyệt đối. Điều này được thực hiện thông qua việc EU tiến hành kiểm tra sản phẩm từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, bãi bỏ việc kiểm tra sản phẩm ở biên giới. Đại diện cho người tiêu dùng Châu Âu là ba tổ chức định chuẩn: -Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn. -Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử. -Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu có nhiệm vụ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia và Châu Âu. Và tất cả các sản phẩm có mặt tại thị trường đều phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, luật và các định chuẩn quốc gia. EU có pháp chế quy định đối với sản phẩm đặc thù: đồ chơi, mỹ phẩm, thực phẩm… bán sang EU phải đáp ứng nghĩa vụ chung về an toàn. EU cũng ban hành lệnh cấm đối với sản phẩm có nghi ngờ về an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng. Ví dụ năm 1997, EU ra lệnh cấm nhập thịt bò từ Anh; sử dụng chất kháng sinh cao trong sản phẩm thuỷ hải sản; năm 1999, EU cấm nhập thịt gà vì nghi ngờ thức ăn của gà chứa chất Đioxin… Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nạn chống hàng giả, EU không cho nhập khẩu các sản phẩm đánh cắp bản quyền. 3. Chính sách thương mại của EU. Chính sách thương mại của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương. 3.1. Chính sách thương mại nội khối. Chính sách thương mại nội khối tập chung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn; điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do di chuyển bốn yếu tố hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động. Để đảm bảo cho việc tự do di chuyển bốn yếu tố này thì giữa các nước thành viên EU đều phải nhất trí áp dụng những biện pháp cụ thể ghi trong hiệp ước về Liên minh Châu Âu nhằm bảo hộ sự cạnh tranh tự do trên thị trường. 3.2. Chính sách ngoại thương. Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó đem lại sự tăng trưởng kinh tế và taọ ra việc làm trong các ngành sản xuất, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác. Do vậy, chính sách phát triển ngoại thương của EU có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động ngoại thương đi đúng hướng để phục vụ mục tiêu chiến lược kinh tế của liên minh. Tất cả các nước thành viên EU cũng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị (Autonomous Commercial) và chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định (Treaty Based Commercial Policy). Tất cả đều được xây dựng dựa trên các nguyên tẵc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách ngoại thương của EU là chỉ đạo các hoạt động thương mại quốc tế của EU. Các nước thành viên EU cùng áp dụng chung chính sách ngoại thương và uỷ ban Châu Âu là người đại diện cho liên minh trong việc đàm phán kí kết các hiệp định thương mại cũng như giải quyết các tranh chấp. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay gồm những chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Ngoài các chính sách trên, EU còn có quy chế nhập khẩu chung. Liên minh Châu Âu chủ trương vừa thực hiện tự do hoá thương mại vừa thực hiện bảo hộ những ngành công nghiệp của mình trước những hành động cạnh tranh không lành mạnh. Chính sách tự do hoá thương mại EU thể hiện ở cắt giảm dần thuế đánh vào hàng xuất nhập khẩu cho đến khi bằng 0, tiến tới xoá bỏ hạn ngạch vào cuối năm 2004, tiến tới xoá bỏ GSP. Hiện nay, EU đã xoá bỏ hạn ngạch cho các thành viên của WTO. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh cho các nước xuất khẩu vào EU . Nó cũng có nghĩa là các nước xuất khẩu vào EU phải có định hướng tiếp cận thị trường theo hướng nâng cao thế thương lượng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU. 3.3. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. EU áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập từ ngày 1/7/1999 đến ngày 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành bốn nhóm với bốn mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của các nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã kí kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng GSP của EU như sau: -Nhóm 1: (sản phẩm rất nhạy cảm) bao gồm phần lớn hàng nông sản và một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng như chuối tươi, chuối khô, quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá… được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất tối huệ quốc (MFN). Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu. -Nhóm 2: (sản phẩm nhạy cảm) chủ yếu là thực phẩm đồ uống, hoá chất, giày dép, xe đạp, ô tô… được hưởng mức thuế suất GSP bằng 70% thuế suất tối huệ quốc. Đây là mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu. -Nhóm 3: (sản phẩm bán nhạy cảm) bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh ( tôm, cua , cá, mực đông lạnh, cá tươi hộp, cá đông lạnh), hàng công nghiệp dân dụng được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm hàng nhập khẩu EU khuyến khích. -Nhóm 4: (sản phẩm không nhạy cảm) chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống, nông sản… được hưởng mức thuế GSP bằng 0% - 10% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế suất khác nhau trong phạm vi chương trình ưu đãi thuế quan. Và đối với các nước đang phát triển thì mức ưu đãi là thấp nhất. 3.4. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá. Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như khoáng sản, thuỷ sản được xem là có suất xứ và được hưởng GSP. Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ ngày 1/7/1999 đến 31/1/2001. Trong việc quản lí nhập khẩu, EU phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm 2). Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào EU thuộc nhóm 2, chịu sự quản lí chặt chẽ, thường phải xin phép trước khi nhập khẩu nhưng sau khi kí hiệp định hợp tác năm 1995 thì được huỷ bỏ. 4. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian gần đây. Liên minh Châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, với hơn 400 triệu dân, chiếm 31% ngoại thương thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1993 - 1998 bình quân là 3%/năm và dự kiến đến 2010 đạt từ 3% đến 5%. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh với công nghệ hiện đại và có thu nhập cao. EU là một thị trường có sức mua lớn và thống nhất về thuế quan. Riêng đối với mặt hàng thuỷ hải sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Các thị trường nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha. Thị trường EU nhập khẩu hai mặt hàng chính là tôm và cá dưới dạng sản phẩm ăn liền (cá hộp, tôm nhúng…) hàng đông lạnh, hàng tươi sống. Liên minh Châu Âu là một trong ba thị trường tôm lớn nhất thế giới, trong đó ba nước nhập khẩu lớn nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và nhập khẩu hàng năm trên 200 nghìn tấn, chiếm 50% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của cả khối. Nhập khẩu tôm của EU tăng khá nhanh và vững chắc từ năm 1990 đến nay. Nếu như năm 1990, EU mới nhập 246 nghìn tấn tôm các loại, trị giá 1.252 triệu USD thì tới năm 1999 đã tăng lên 370 nghìn tấn, trị giá 2.186 triệu USD, gấp hai lần so với năm 1990. Các nước thành viên EU nhập khẩu lớn về tôm năm 1999 là Tây Ban Nha 94 nghìn tấn, Đức 24 nghìn tấn, Italia 41 nghìn tấn, Pháp 73 nghìn tấn. Trong năm 2000, EU đã nhập khẩu các sản phẩm tôm trị giá 2.580 triệu USD. Tại Đức, mặt hàng thuỷ sản bán lẻ chạy nhất là cá đông lạnh, chiếm 25% thị phần, sản phẩm chủ yếu cá cắt thỏi, phile cá, tôm, mực ống đông lạnh và bao bột. Thuỷ sản đóng hộp và rưới nước sốt chiếm 30% thị trường bán lẻ trong đó phổ biến là cá trích hợp, cá ngừ, cá trích mòi và cá thu. Nhìn chung, cá tươi ở Đức sẽ giảm, sản phẩm đông lạnh ngày càng quan trọng do thuận tiện để xử lí và bảo quản. Các sản phẩm cá và các loại thuỷ sản chiếm khoảng 80% lượng thuỷ sản tiêu thụ ở Đức và rất bán chạy. Tại Pháp, thuỷ sản ướp đá làm hồi sinh sản phẩm cá tươi. Tại đây, mạng lưới bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn và cơ chế mua tập trung cao độ đã gây không ít khó khăn cho các nhà cung cấp. Năm 2001, các nhà bán lẻ đã cung cấp 67% số cá ướp đá tiêu thụ ở Pháp, chủ yếu qua các siêu thị. Tại Bỉ, số lượng tiêu thụ cá và thuỷ sản có vỏ tươi, cá hồi biển, cá hồi sống và loài nhuyễn thể chiếm 78%. EU không chỉ nhập khẩu lớn mà còn xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với số lượng lớn. Nhờ có công nghiệp chế biến và tái chế phát triển hiện đại, phần lớn các sản phẩm nhập khẩu đều được chế biến lại để nâng cao giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản của EU hiện nay đạt 8 tỷ USD/năm, trong khi đó, uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác thuỷ sản từ năm 1997 - 2010 nhằm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU là rất lớn. Đây là thị trường khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/43/EEC ban hành tháng 6/1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước xuất khẩu và được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. EU là thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm cư dân có yêu cầu rất khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Có thể tập chung vào hai nhóm chính sau: sản phẩm thuỷ sản cao cấp phục nhu cầu của người Châu Âu bản địa và sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu cộng đồng người Châu á trong đó có Việt kiều. Hàng thuỷ sản nhập khẩu của EU chủ yếu từ các nước Châu á như: Thái Lan, Nhật Bản, ấn Độ, Việt Nam… trong đó Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về nuôi tôm xuất khẩu và cá ngừ, sản phẩm của họ có chất lượng cao, bao gói đẹp, giá cả hợp lí. Tuy nhiên, năm 1993, Pháp và Italia đã tẩy chay đồ hộp thuỷ sản của họ vì phát hiện có vi trùng dịch tả. Ân Độ là nước xuất khẩu mực ống và tôm sang các nước thuộc liên minh Châu Âu, được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu quy định của EU. Nhật Bản là nước xuất khẩu với khối lượng lớn sang EU với chất lượng sản phẩm cao, đa dạng. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản sang EU từ năm 1997 chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999, chiếm 15% thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, EU nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam các mặt hàng tôm đông, mực… Như vậy, cùng với các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU ngày càng tăng khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản. Tuy nhiên, mức độ giá trị nhập khẩu của EU diễn ra chậm hơn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, giá cả thuỷ sản EU là ổn định so với các thị trường khác. Cho nên đây là một yếu tố thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. II. Thực trạng và đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. 1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. Châu á là khu vực khai thác và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, trong đó có Thái Lan, Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia… nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 25 dầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX lên vị trí thứ 13 và đứng vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới hiện nay. Những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng nhanh về kim ngạch và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng như các nước đang phát triển khác ở khu vực Châu á -Thái Bình Dương, xuất khẩu thuỷ sản trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với đất nước. Nếu từ đầu những năm 90, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ có mặt ở 20 thị trường nhưng đến nay sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 60 thị trường khác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đã có được những vị thế khá vững vàng tại các thị trường lớn với yêu cầu rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như thị trường Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1991 – 2000 đạt mức trung bình 20 %/ năm. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 475 triệu USD ( tăng 6,2 lần so với năm 1990) và chiếm tỷ trọng 10,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (2001 - 2002) Thị trường Năm 2001 Năm 2002 Số lượng (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) Số lượng (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) Mỹ 70.930,80 489.034.965 98.664,50 654.977.324 Nhật Bản 76.895,50 465.900.792 96.251,40 537.459.466 Trung Quốc 45.015,40 194.766.308 51.206,40 172.612.220 Hồng Kông 23.164,10 121.952.876 25.969,00 129.324.869 EU 26.659,04 90.745.293 28.612,78 73.719.852 Thị trường khác 132.825,86 415.085.520 157.953,91 454.727.185 Tổng cộng 375.490,70 1.777.485.754 458.657,99 2.022.820.916 Nguồn: Báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản 2001 – 2002. Mỹ, Nhật Bản là hai thị trường giữ vị trí nhất nhì trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Sức tiêu thụ của Mỹ đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam không hề giảm mà tăng lên đáng kể, chiếm 32.38% thị phần khối lượng, tăng 33,93% so với cùng kì năm ngoái, đạt 655 triệu USD. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường truyền thống với nhiều mặt hàng, chiếm 26,57% thị phần, đạt 537,5 triệu USD (2002) tăng 15,36% so với cùng kì năm ngoái. Thị trường Châu á (Trung Quốc và Hồng Kông), lượng hàng tiêu thụ sản xuất theo đường tiểu ngạch cũng khá nhiều, đạt 302 triệu USD , chiếm 14,9% thị phần. Riêng đối với thị trường EU, tuy thị phần không lớn (chỉ chiếm 3,6%) nhưng lại có ý nghĩa quan trọng vì các nước trong thị trường EU luôn yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Nếu được EU chấp nhận thì khả năng xâm nhập vào các thị trường khác của Việt Nam là rất cao. Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này đạt 73,7 triệu USD trong năm 2002, chiếm 3,64% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một tín hiệu tốt lành cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn tới, nhằm giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường khác. Từ khi bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (22/10/1999), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, sau khi Việt Nam kí hiệp định khung với EU, quan hệ thương mại hai bên có sự thay đổi lớn, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào EU thay vì nhập siêu trước đây. Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vào một số loại mặt hàng: giày dép, dệt may, nông sản, thuỷ hải sản, máy móc thiết bị điện… Xét theo ngành, có thể thấy: các mặt hàng chế biến (gồm cả thuỷ sản ) chiếm 65,5%, nguyên liệu thô 7,7%, giầy dép 38.6% và dệt may 21,3%, nhiên liệu và khoáng sản 2,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU trong năm 2001 Đơn vị: triệu USD. Mặt hàng Cà phê Cao su Đồ chơi trẻ em Giầy dép Hải sản Dệt may Thủ công mỹ nghệ Máy tính và linh kiện Sản phẩm gỗ Sản phẩm nhựa Xe đạp và phụ tùng Trị giá 197,99 23,84 27,38 1162,9 116,65 607,6 118,97 7,57 97 27,26 71,11 Nguồn:Tổng cục hải quan. Ngành thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 7% tổng GDP. Dù tỷ trọng vẫn giữ ở mức khiêm tốn nhưng đóng góp mạnh mẽ vào nền xuất khẩu. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt 116,65 triệu USD, chỉ đứng sau giày dép, dệt may, hàng nông sản. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản sang EU vào năm 1997 và vẫn còn đang ở những bước đi đầu tiên rất khiêm tốn. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU còn tương đối nhỏ so với một số thị trường khác. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU năm 1996 đạt 26,9 triệu USD chiếm 96 %; năm 1997 đạt 57,6 triệu USD. Năm 1998, xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU đạt 92 triệu USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này là 89%/năm. Nhưng đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu lại giảm sút so với năm 1998, chỉ đạt hơn 89 triệu USD. Nguyên nhân là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi như thiên tai và thị trường nhập khẩu có quy đinh hạn chế tạm thời. Năm 1995,Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thực phẩm (NAFIQACEN) đã thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất của 62 doanh nghiệp hạng A, 10 doanh nghiệp hạng B, 46 doanh nghiệp hạng C và 6 doanh nghiệp hạng D (không đủ điều kiện). Đến năm 1996, định kì tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất các doanh nghiệp đăng kí xuất hàng vào EU, có 65 doanh nghiệp được đưa vào danh sách trong đó có 27 doanh nghiệp hạng B, 28 doanh nghiệp hạng C. Các doanh nghiệp đều chịu sự giám sát chặt chẽ về nội dung và sẽ hoàn thành việc nâng cấp xong trước thời hạn thanh tra EU vào kiểm tra tháng 2/1997. Theo lời mời của Bộ thuỷ sản, Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã cử ông Eric Poudelet - thanh tra viên của Uỷ ban để tiến hành kiểm tra từ 16/2/1997 đến 24/2/1997. Kết quả là EU đánh giá cao việc phổ biến áp dụng các chỉ thị và quyết định của EU tại Việt Nam. EU cũng công nhận hệ thống của NAFIQACEN - (The National Fisheries Inspection and Quality Assurance Center) trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, nhưng cũng vẫn tăng cường kiểm tra các xí nghiệp trong danh sách nhập khẩu vào EU và triển khai ứng dụng quản lí kiểm nghiêm theo ISO 9000. Về điều kiện sản xuất, chỉ có 2/7 doanh nghiệp là đủ tiêu chuẩn. Tại quyết định 97-296-EEC ngày 20/4/1997, Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã đưa Việt Nam vào danh sách được phép xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. Đến 1998, Việt Nam chỉ có 40 doanh nghiệp được phép sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Nhưng đến tháng 6/2001, chúng ta có 61 doanh nghiệp và tới nay có 68 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đủ tiêu chuẩn và được đưa vào danh sách qua trọng này. Tháng 11/1997, Bộ thuỷ sản đã gửi công hàn kèm theo báo cáo chi tiết của NAFIQACEN về việc tiến hành theo yêu cầu của Uỷ ban EU, khẳng định Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính tương đương của EU. Bộ cũng cử đoàn cán bộ của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản sang Brusells trực tiếp làm việc với các quan chức và đại diện của một số nước thuộc Liên minh Châu Âu nhằm làm rõ thêm nhiều vấn đề trong báo cáo. Bằng việc làm này, Việt Nam dã tranh thủ được cảm tình của các quan chức có trách nhiệm của EU. Họ nhận xét phía Việt Nam đã cố gắng, nghiêm túc và đồng ý đề nghị Uỷ ban EU công nhận Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản gồm cả nhuyễn thể hai mảnh vào EU. Cũng vào thời điểm năm 1997,Việt Nam đồng thời thực hiện kiểm soát rất chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu vào EU do bị nghi ngờ nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Kết quả 10.068 kg mực nút đông lạnh xuất khẩu sang Italia phải kiểm tra lại và phát hiện có nhiễm Salmonella. Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản đã có văn bản trả lời sẽ huỷ bỏ số lô hàng này và phía Italia đã chấp nhận. Cùng lúc đó, 3500 kg cá phèn phile và 3840 kg mực nang phile xuất khẩu vào Pháp của hai doanh nghiệp (Xí nghiệp đông lạnh Phước Cơ và Agifish) bị phát hiện có tổng vi sinh vật vượt quá giới hạn so với quy định của Pháp và có Colifom phân trong toàn bộ mẫu. Kết quả là Pháp thu hồi toàn bộ bao bì in mã vạch mang tên công ty này. 12.588 kg bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu sang Italia của xí nghiệp Seaprodex cũng gặp phải tình trạng tương tự. Những lô hàng này bị lấy mẫu kiểm tra lại và phát hiện có Salmonella. Biện pháp giải quyết được Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản có văn bản trả lời và đình chỉ việc sản xuất, xuất khẩu mực và bạch tuộc vào EU của các xí nghiệp nói trên. Đồng thời trung tâm cũng thực hiện chế độ kiểm tra gấp đôi các sản phẩm còn lại. Các mặt hàng chính xuất khẩu vào EU bao gồm một số mặt hàng vì EU là một thị trường đa dạng cao với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ sản phẩm. Có thể tập trung vào hai nhóm sản phẩm chính: một là nhóm sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu của người Châu Âu bản địa, hai là nhóm sản phẩm phục vụ vho nhu cầu cộng đồng người Châu á trong đó có Việt kiều. Hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam chủ yếu phục vụ cho nhóm thứ hai. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2002 Nhóm hàng Số lượng (tấn) Kim ngạch ( USD) Bạch tuộc đông lạnh 3194.93 4.379.234 Cá đông lạnh 5398.15 16.448.100 Cá khô 115.60 213.980 Cá ngừ 157.610 2.658.757 Mực đông lạnh 470.940 9.244.725 Mực khô 4.756 114.198 Ruốc khô 2.000 85.065 Tôm đông lạnh 393.106 15.732.795 Các mặt hàng khác 961.997 24.842.998 Tổng cộng 2.861.278 73.719.852 Nguồn: Báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản - 2002. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường EU là cá đông lạnh 5.398 tấn, đạt 16,448 triệu USD chiếm 22,31%. Tiếp đó là mực và bạch tuộc đông lạnh đạt 7.904 tấn, đạt 13,634 triệu USD, chiếm 18,48%. Tôm đông lạnh đạt 3.931 tấn, đạt trên 15,733 triệu USD, chiếm 21,34 %. Ngoài ra, còn có các mặt hàng cá ngừ, mực khô và một số mặt hàng khác. Từ tháng 9/2001, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do EU đưa ra quyết định kiểm tra dư lượng kháng sinh và Chloramphenicol đối với 100% lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Phía Việt Nam buộc phải tiêu huỷ những lô hàng bị nhiễm dư lượng kháng sinh, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp sau những cố gắng thương lượng với phía EU. Tính đến nay, phía Việt Nam có 71 lô hàng bị EU phát hiện, trong đó có 56 lô nhiễm Chloramphenicol, 3 lô nhiễm Furazilidon/Nitrofuran, một lô nhiễm Oxytetracyline. Hàng thuỷ sản nuôi nhiễm 31 lô hàng, hàng thuỷ sản bán và phối chế nhiễm 31 lô và 4 lô không rõ thông tin. Hàng bị nhiễm tập trung nhiều nhất là các doanh nghiệp khu vực miền Nam (49) lô. Những lô hàng bị nhiễm EU không cho nhận về mà yêu cầu phải huỷ ngay, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải trả thêm khoản phí lô hàng từ 7.800 - 8.200 USD. Mặc dù Bộ thuỷ sản đã có văn bản và cử hai đoàn sang làm việc với EU để thông báo những việc ta đã tích cực xử lí và xin nhận hàng bị nhiễm đem về Việt Nam xử lí sẽ ít tốn kém hơn nhưng không được phía EU chấp nhận. Tuy nhiên, việc cử đoang sang làm việc với EU kịp thời đã để lại ấn tượng tốt về quan hệ của ta với EU và họ cho rằng chúng ta cũng tích cực xử lí vấn đề này nên EU chưa đưa Việt Nam ra khỏi danh sách như Trung Quốc. Thị trường EU ngày càng trở nên khó tính, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại không muốn xuất hàng vào thị trường này do tình hình kiểm soát dư lượng chất kháng sinh đặc biệt là Chloramphenicol. Việc đòi hỏi quá đáng của EU về chất kháng sinh trong thực phẩm và quy định cấm hoàn toàn Chloram - Zerotolerance là nội dung tranh cãi trong cuộc họp ngày 24/4/2002 của liên minh các nhà xuất khẩu thuỷ sản tại Bruselles. Ngay cả Mỹ cũng không thống nhất với quy định này của EU. Do vậy, dù thị trường này hiện đang có nhu cầu nhập khẩu lớn và được giá hơn thị trường khác nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều e ngại không dám xuất hàng vào đây. EU tăng thuế nhập khẩu đối với tôm đông lạnh của Việt Nam từ 4,5% lên tơí 10,9% áp dụng từ 01/01/2002 tới 12/12/2004. Đồng thời tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% đối với lô hàng tôm nhập khẩu. Do vậy, các thị trường khác như Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng áp dụng quy định tương tự. Trong khi đó, thuế nhập khẩu từ Madagasca, Senegan, Guana thuộc Pháp sang EU giữ nguyên 0%, Thái Lan thoả thuận giảm thuế nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chín tù 14,4% và 20% xuống còn 10,9% và 16,5%. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng khó khăn cho mặt hàng tôm của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường EU. Tỷ trọng giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam xuất vào thị trường này trong những tháng đầu năm 2003 giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3,56%. Trong khi những năm khác thường ở mức 6 -7%. Tuy vậy, ta vẫn cần phải giữ uy tín để duy trì thị trường EU và tạo cơ hội xuất khẩu sang thị trường khác. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối EU có thể kể đến Anh 13,5%, Ai Len 0,3%, áo 0,4%, Bỉ 17,8%, Đan Mạch 1,1%, Đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0433.doc
Tài liệu liên quan