A.Lời mở đầu
Trung xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và nhiều loại cây khác. Bên cạnh đó, vị trí địa lý đã tạo ra cho chúng ta các nguồn tài nguyên đa dạng như: Đất sét, cát trắng, đá, các mỏ quặng, than, thêm vào đó là nguồn lao động dồi dà
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o của nước ta. Vì vậy, trong quá trình phân công lao động quốc tế, Việt Nam tham gia xuất khẩu chủ yếu các hàng nông sản và các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, lắp ráp các linh kiện điện tử. Trong đó hàng thủ công, mỹ nghệ là mặt hàng ngày càng chiếm vị trí quan trọng và được đánh giá cao trong các mặt hàng xuáat khẩu của Việt Nam.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vốn có lịch sử phát triển rất lâu đời. Bằng khối óc thông minh và bàn tay khéo léo của mình từ ngàn xưa, ông cha ta đã tạo ra biết bao nhiêu sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của kinh tế xã hội, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn giữ được vị trí của nó, vẫn duy trì và phát triển cho đến nay. Không phải ngẫu nhiên mà mặt hàng này được nằm trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Ngoài ý nghĩa kinh tế đó là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân. Thôn qua hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm tinh xảo, độc đáo chứng ta đã giới thiệu được với bạn bè thế giới về đời sống văn hoá của con người Việt Nam giúp cho họ hiểu rõ hơn về chúng ta để chúng ta tôn trọng, giữ gìn và phát huy nguồn tài sản quý giá mà ông cha ta để lại.
Đề tài này đề cập đến các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU. Với vốn hiểu biết hạn chế của mình, em xin mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
B.Nội dung
I.Cơ sở lý luận
1-Khái niệm về hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài thu ngoại tệ. Qua đó có thể đẩy mạnh hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phổ biến nhất mà các doanh nghiệp (DN) trên thế giới áp dụng. Nó có rất nhiều lợi thế với DN và đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
2-Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu.
2.1.Các hình thức:
-Xuất khẩu: bán hàng ra nước ngoài.
-Tạm xuất khẩu: là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước, bán lại cho người nước khác, không qua chế biến. Cũng có thể hàng không về trong nước mà nhận từ nước ngoài rồi giao lại ngay cho người mua hàng ở nước khác.
-Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất và kinh doanh bán hàng trực tiếp cho người mua nước ngoài hoặc mua hàng trực tiếp từ người sản xuất hay kinh doanh nước ngoài không qua trung gian. Phần lớn hàng ở thị trường thế giới là qua xuất nhập khẩu trực tiếp (trên 2/3 kim ngạch).
-Xuất khẩu gián tiếp và nhập khẩu gián tiếp: là xuất khẩu, nhập khẩu qua trung gian thương mại.
-Tạm xuất, tái nhập: hàng đưa ra khỏi nước mình rồi lại đưa hàng đó về nước. Thí dụ như máy bay, tàu thuỷ đưa đi sửa chữa rồi lại đưa về nước, hàng đưa đi triển lãm ở nước ngoài xong lại mang về nước.
Các loại hàng này được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
-Tạm nhập, tái xuất: hàng cho phép đưa vào nước mình, sau đó lại phải mang ra như hàng của nước ngoài đưa vào triển lãm hội chợ, hay tàu biển đưa vào sửa chữa xong rồi lại mang ra. Các hàng này được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.
-Chuyển khẩu: Hàng mua ở nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu. Thường thì hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Người kinh doanh chuyển khẩu trả tiền cho người xuất khẩu và thu tiền của người nhập khẩu hàng đó, thường khoản tiền thu lớn hơn tiền trả cho người xuất khẩu.
Xét về đường vận động của hang hoá thì tái xuất và chuyển khẩu giống nhau. Chỗ khác nhau là: kinh doanh chuyển khẩu chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận tải, chở hàng nước ngoài từ cửa khẩu (cảng, ga) này đến cửa khẩu biên giới khác.
2.2.Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu là mũi nhọn quyết định quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá thương mại. Các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn đều là những nước xuất khẩu vượt trội so với các nước khác thể hiện qua:
-Xuất khẩu làm cho các DN giảm bớt sự trì tệ, tăng tính năng động và phản ứng nhạy bén hơn với sự thay đổi chiến lược để vượt xa các đối thu cạnh tranh làm cho nền kinh tế năng động hơn.
-Xuất khẩu làm cho các DN khai thác được các lợi thế và biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Điều này làm góp phần tăng thêm cơ cấu kinh tế và công nghệ… thúc đẩy sản xuất và phát triển.
-Xuất khẩu là phương thức để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên cơ sở các bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
-Thông qua xuất khẩu các DN có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng tạo cơ hội cho các DN mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài, đồng thời cũng là thách thức với các DN. Các DN muốn tồn tại thì phải đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, DN trong cuộc cạnh tranh này phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
-Xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ để tăng nhập khẩu (NK), tạo nguồn vốn chủ yếu cho NK phục vụ công nghiệp hoá đất nước. XK quyết định quy mô và tốc độ phát triển của NK, góp phần phát triển đều và tăng GDP của đất nước.
2.3.Trình tự thực hiện hợp đồng XK.
-Làm đủ thủ tục hiện hành xin giấy phép xuất khẩu.
-Kiểm tra nội dung xem có phù hợp với hợp đồng không?
-Chuẩn bị giao hàng.
-Thuê tàu (lưu cước, lưu khoang, giữ chỗ – booking)
-Kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hoá.
-Làm thủ tục hải quan.
-Giao hàng (ở cảng, ở ga) cho người vạn tải.
-Mua bảo hiểm hàng hoá (nếu bán CIF)
-Nhận tiền thanh toán (ngoại tệ)
-Giải quyết khiếu nại, trọng tài (nếu có).
3-Đặc điểm của sản phẩm TCMN xuất khẩu.
Hàng TCMN Việt Nam (mây tre, thêu ren, sơn mài, thảm, gốm sứ mỹ nghệ…) của ta chủ yếu được sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. Do tính chất đặc thù của ngành hàng này là sản xuất bằng tay, tỷ lệ làm bằng máy rất ít. Vì vậy nhưng sản phẩm tạo ra tuy độc đáo nhưng năng suất không cao, chất lượng không đều.
Những sản phẩm TCMN không phải là những sản phẩm thiết yếu đối với con người trong việc ăn, mặc, ở, đi lại… Nó chỉ là gia vị cho cuộc sống thêm đầy đủ. Các sản phẩm TCMN có thể phù hợp người này mà không phù hợp với người khác, có thể phù hợp lúc này nhưng không phù hợp lúc khác. Vì thế nó vừa được tiêu dùng rộng rãi, vừa bị bó hẹp trong phạm vi không gian và thời gian. Nó phụ thuộc vào mức sống và thu nhập của từng nước, từng vùng và từng lớp người.
Do tính chất khí hậu khô lạnh làm cho hàng TCMN Việt Nam dễ bị cong, nứt nẻ. Hơn nữa hàng TCMN là mặt hàng dễ mốc, dễ nứt do được làm bằng những chất liệu là thực vật. Và do tính chất hút ẩm cao nên các mặt hàng dễ bị mốc ngay cả trong lúc sản xuất, lưu kho và quá trình vận chuyển, giao hàng ra nước ngoài…
II.Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường EU.
1-Khái quá chung về thị trường EU.
Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trường nếu thiếu sự chuẩn bị. Các nhà xuất khẩu không nên vồ vập với mọi bản chào mua của các doanh nhân Châu Âu và cố khai thác mọi cơ hội kinh doanh có vẻ hấp dẫn. Tỷ lệ xác xuất mà các nhà xuất khẩu thiếu kinh nghiệm gặp may mắn trong cuộc chơi hay bị thất bại ngay từ đầu là khá lớn. Rủi ro có khả năng xảy ra và thực sẽ sẽ xảy ra.
Các nhà xuất khẩu luôn được khuyến cáo nên chủ động và làm chủ tình hình để tự đưa ra được định hướng. Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường Châu Âu trước tiên nên nghiên cứu đánh giá một số thị trường mục tiêu ở Châu Âu, các kênh thương mại và phân phối, đánh giá khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với môi trường cạnh tranh.
2-Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21.28%/ năm). Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%); Hà Lan (11,6%); Anh (11,0%); Bỉ (10,7%); Italia (7,4%); Tây Ban Nha (6,3%); Thuỵ Điển (5,0%); Đan Mạch (4,1%); Phần Lan (0,8%); Hy Lạp (0,5%) và Bồ Đào Nha (0,4%). Riêng thị trường Lucxemboung, đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa xâm nhập vào được.
Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm ăn với các chủ cửa hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần nào quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU được hưởng GSP như hàng của các nước đang phát triển khác. Vì vậy, hàng của ta gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nặmg ký trên thị trường này, như hàng của Trung Quốc, Thái Lan, và hàng của các nước ASEAN khác.
III.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang hai thị trường EU
1-Các giải pháp đối với nhà nước
Hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay được nhà nước xếp và danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Để thúc đẩy cũng như đảm bảo cho các mặt hàng chủ lực được phát triển một cách bền vững, Nhà nước đẫ đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng phát triển
a-Chính sách đối với các làng nghề
Nghề thủ công truyền thống của Việt Nam được duy trì và phát triển chủ yếu là ở các làng nghề. Để các làng nghề duy trì và phát triển hoạt động sản suất – kinh doanh, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu tập chung trên các mặt.
Các làng nghề phải thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh của mình để tranh thủ khai thác các chính sách khuyến khích ưu đãi hiện hành của nhà nước cũng như các chính sách sẽ được ban hành trong tương lai.
Cần phân loại làng nghề với những tiêu chí phù hợp. Trong đó làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống được ưu đãi hỗ trợ với mức cao hơn.
b-Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến thương mại, tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần vận dụng linh hoạt các phương thức bán hàng để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng này theo phương thức bán hàng trả chậm, phương thức gửi bán hoặc đại lý bán hàng ở nước ngoài có sự bảo hành tín dụng xuất khẩu của ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu
c-Chính sách đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ
Hiện nay một phần đáng kể hàng thủ công mỹ nghệ được bán cho khách nước ngoài chủ yếu là khách du lịch tại các cửa hàng miễn thuế thu ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bán thu bằng đồng Việt Nam. Nhà nước cần chính thức công nhận hàng hoá sản xuất trong nước tiêu thuu theo phương thức nêu trên là hàng xuất khẩu tại chỗ và có chính sách khuyến khích thích hợp
d-Chính sách cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Đối với gỗ nguyên liệu khai thác tử rừng tự nhiên được các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao hạn mức cho các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản suất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành địa phương mình quản lý, đề nghị ưu tiên trên giao hạn mức cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ và caỉ tiến thủ tục giao hạn mức để trách phiền hà đối với doanh nghiệp
Đôí với các nguyên liệu khác như song mây, tre, lá……... thì nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Nhà nước tổ chức xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu để cung ứng cho các cơ sở sản suất hàng xuất khẩu như nguyên liệu gỗ, nguyên lỉệu cho các ngành sản suất gốm sứ. Vì các cơ sở sản xuất thường không đủ khả năng vốn và kỹ thuật để đầu tư xây dựng công nghiệp này.
e-Một số vấn đề về quản lý về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
Chính phủ cần thành lập một tổ chức chuyên trách về việc quản lý và hỗ trợ nhằm phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.Đề nghị sớm cho thành lập các Hiệp hội ngành thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
2-Các giải pháp đối với doanh nghiệp
a-Nâng cao chất lượng hoạt động tạo nguồn hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu
*Nguồn sản xuất
Để nâng cao hơn chất lượng sản phẩm công ty phải chú ý các điểm sau ở khấu sản xuất
-Kiểm tra nghiêm ngặt các quy trình công nghệ sản xuất
-Xử lý kỳ nguyên vật liệu cả trước và sau khi sản xuất
-Công ty cần chú ý trọng hơn mức việc nâg cao tay nghề cho công nhân
-Nâng cấp cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất cho các phân xưởng
*Nguồn mua từ các cơ sở sản xuất khác
Đáp ứng được nhu cầu của phía khách hàng về những sản phẩm không phải là do công ty sản xuất ra và bổ xung vào nguồn hàng xuất khẩu kho công ty chưa kịp sản xuất
*Nguồn liên doanh, liên kết
Công ty nên thực hiện các biện pháp liên kết với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước.
b-Đẩy mạnh công tác Marketing.
*Tập trung nghiên cứu thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU.
Nghiên cứu thị trường để phát hiện ra nhu cầu, dung lượng và cơ cấu của nó để từ đó dự báo được thị trường nước ngoài về tổng nhu cầu, tổng mức nhập khẩu cơ cấu sản phẩm, xu hướng tiêu thụ sản phẩm sẽ có trong tương lương. Từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác về thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia làm kinh tế cũng như nhận định của công ty thì nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn và các công ty chưa đáp ứng tối đa nhu cầu này. Vì thế khi mở rộng sự xem xét ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng công ty cần phải nắm đượcd dặc tính của nhu cầu. Nhu cầu đó xuất hiện ở đâu? xuất hiện khi nào? quy mô thị trường là bao nhiêu và có tồn tại bền vững không? Để xác định được tham số này, công ty cần tập trung vào:
-Trào lưu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ xuất hiện trên thị trường.
-Thu nhập của dân cư.
-Tình trạng gia đình.
Sau khi nghiên cứu thị trường để đẩy mạnh hơn nữa việc xâm nhập vào các thị trường nói chung và thị trường EU nói riêng công ty phải thực hiện các bước sau:
-áp dụng các biện pháp thích hợp để giữ vững thị trường khách hàng truyền thống. Nghiên cứu hình thành cam kết với khách hàng có quan hệ buôn bán thường xuyên với Công ty nhằm đảm bảo lợi nhuận cho cho cả hai bên khi giao dịch.
-Thường xuyên cải tiến mặt hàng, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá. Tổ chức tốt mạng lưới phân phối, xây dựng hệ thống hỗ trợ bán hàng hợp lý ở thị trường nước ngoài tạo thuận lợi cho việc mua sắm của khách hàng.
-Cần tận dụng tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
-Thường xuyên củng cố mối quan hệ với các cơ quan ngoại giao, thường vụ, văn phòng đại diện, các tổ chức làm công tác đối ngoại và thương mại ở Việt Nam và nước ngoài để tìm kiếm khách hàng.
*Đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức: Quảng cáo, chào hàng qua mạng, tham dự các hội chợ triển lãm.
Để giới thiệu các sản phẩm này công ty nên mở các cửa hàng gần khu vực trường học hoặc có thể có các chương trình tài trợ nhỏ, bổ ích cho các trờng hoặc có thể đăng tin quảng cáo nhỏ kèm những hình ảnh đẹp các sản phẩm của công ty lên trang báo dành cho lứa tuổi này…
Đối với thị trường nước ngoài công ty phải đẩy mạnh việc chào hàng qua mạng Internet.
Riêng với thị trường EU giới thiệu sản phẩm qua quan hệ cá nhân (nhất là được một người có uy tín giới thiệu) có hiệu quả hơn nhiều so với gửi thư chào hàng hoặc gửi mẫu mã, catalogue qua bưu điện.
c. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
* Đa dạng hoá sản phẩm.
Để tiến hành đa dạng hoá sản phẩm công ty cần phải nghiên cứu kỹ về khả năng tài lực, vật lực của công ty, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường với chi phí kinh doanh thấp nhất và phát huy tối đa tiềm lực của công ty.
* Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng của doanh nghiệp. Việc định giá công ty cần phải thu thập đủ các thông tin cần thiết cho các quyết định về giá. Ngoài ra công ty cũng cần xác định mục tiêu của chính sách giá đưa ra là tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường hay vì một mục tiêu khác.
* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Có câu “Biến người biết ta, trăm trận trăm thắng” vì vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh bất cứ công ty nào cũng phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về các mặt để xác định được điểm mạnh, điểm yếu của họ và từ đò có được chiến lược phù hợp cho mình.
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dựa vào các yếu tố:
-Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
-Thị trường của đối thủ cạnh tranh.
-Chính sách Marketing của đối thủ cạnh tranh.
-Giá cả của đối thủ cạnh tranh.
* Hoàn thiện tốt công tác tổ chức trong công ty.
Công tác nên có các chính sách khuyến khích các cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, đặc biệt là có các chính sách thưởng, phạt đích đáng. Thưởng cho những ai sáng tạo ra những mẫu mã đẹp và được khách chấp nhận, cho những ai tìm được khách hàng, đối tác mới… Đồng thời cũng cần có những hình thức phạt đối với những ai làm việc lười biếng, không hoàn thành tốt công việc được giao. Cần có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực nghiên cứu thị trường.
C-kết luận
Với những ưu điểm và điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là một điều cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước. Hiện nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào mặt hàng được hưởng ưu đãi của nhà nước. Đây là một cơ hội thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với những nét độc đáo riêng đã dần dần chiếm được lòng tin từ phía khách hàng EU. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xâm nhập thị trường.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ là mong muốn, khát vọng mà còn là hoạt động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong hầu hết các doanh nghiệp. Trước môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng và bất dịch thì những thành công của doanh nghiệp ngày hôm nay sẽ không có gì bảo đảm chắc chắn rằng nó sẽ thành công trong tương lai. Việc chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp một cách không ngừng và có hiệu quả sẽ góp phần tạo nên các điều kiện thuận lợi lớn cho các bước tiếp theo của doanh nghiệp, thông qua mở rộng thị trường doanh nghiệp cso thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, tăng doanh thu và bảng lợi nhuận.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo hướng Trần Bích Ngọc đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Mục lục
A. Lời nói đầu 1
B. Nội dung 2
I. Cơ sở lý luận 2
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 2
2. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 2
3. Đặc điểm cua sản phẩm TCMN xuất khẩu 4
II. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường EU 5
1. Khái quát chung về thị trường EU. 5
2. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
III. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang hai thị trường EU 6
1. Các giải pháp đối với Nhà nước 6
2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 7
C. Kết luận 11
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0722.doc